Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

BCTT ĐỀ TÀI: CẢI THIỆN SINH KẾ CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.03 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

CẢI THIỆN SINH KẾ CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN

Mã số: ĐH 2014-TN03-02

Chủ nhiệm đề tài:

ThS. Trần Lệ Thị Bích Hồng

Người tham gia thực hiện: ThS. Hồ Lương Xinh
TS. Bùi Đình Hòa
PGS.TS. Đỗ Anh Tài
ThS. Phương Hữu Khiêm

THÁI NGUYÊN, NĂM 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC
1. TÊN ĐỀ TÀI: Cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số 2. MÃ SỐ: DH2014-TN03-02

trên địa bàn Huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU



Tự nhiên

 Kỹ thuật

Kinh tế;
XH-NV

×

Nông Lâm

4. LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU



Môi
trường





ATLĐ




bản



Ứng
dụng


Triển
khai


Sở hữu

trí tuệ
5. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 24 tháng
Từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015
Giáo dục

 Y Dược



6. CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI

Tên cơ quan: Trường Đại học Nông Lâm
Điện thoại: 0280.3855 564
E-mail:
Địa chỉ: Xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Họ và tên thủ trưởng cơ quan chủ trì: TS. Trần Văn Điền, Hiệu trưởng
7. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Họ và tên: Trần Lệ Thị Bích Hồng

Học hàm, học vị: Thạc sỹ
Địa chỉ cơ quan: Xã Quyết Thắng, TPTN
Điện thoại cơ quan: 0280.3855 564
Di động: 0983640119
E-mail:

Năm sinh: 1980
Đối tượng ưu tiên1: Nghiên cứu
sinh
Địa chỉ nhà riêng: Tổ 15 Phường
Đồng Quang TP. Thái Nguyên
Điện thoại nhà riêng: 02803650482

8. NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

TT

Đơn vị công tác và
lĩnh vực chuyên môn

Họ và tên

1

ThS. Hồ Lương Xinh

Khoa KT&PTNT - ĐHNL

2


TS. Bùi Đình Hòa

Khoa KT&PTNT – ĐHNL

3

PGS.TS. Đỗ Anh Tài

4

ThS. Phương Hữu Khiêm

Nội dung
nghiên cứu cụ
thể được giao
Thư ký đề tài

Tổng hợp và
xử lý số liệu
Đại học Thái Nguyên
Tổng hợp và
xử lý số liệu
Ban KHCN&MT - ĐHTN
Tổng hợp và
Chuyên môn: Kinh tế nông xử lý số liệu

1 Nghiên cứu sinh, ứng viên GS, PGS

Chữ ký



nghiệp, Thương mại quốc tế
9. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

Tên đơn vị

Nội dung phối hợp N/cứu

1. Ủy ban nhân dân huyện Võ
Cung cấp tài liệu, số liệu thứ cấp
Nhai tỉnh Thái Nguyên

Họ và tên người đại diện
Ông Nguyễn Văn Hùng Trưởng
phòng NN và PTNT

10. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC
10.1. Ở Việt Nam

Quá trình phát triển sinh kế hộ nông dân ở nước ta qua các thời kỳ:
* Trong thời kỳ Pháp thuộc: Ở thời kỳ này đại bộ phận nông dân đi làm thuê cho địa chủ, một
bộ phận rất ít nông dân sản xuất hàng hóa nhỏ theo kiểu cổ truyền với kinh nghiệm và kỹ thuật thô
sơ. Trong thời kỳ này Chính Phủ đưa ra chính sách giảm tô cho nông dân, vận động gia tăng sản
xuất thực hiện tiết kiệm nhờ vậy mà sản lượng quy thóc năm 1954 đạt 3 triệu tấn tăng 13,70% so với
năm 1946.
* Từ năm 1955 đến năm 1959: Sau khi niềm bắc hoàn toàn giải phóng, Đảng và Chính Phủ
ta đã thực hiện chính sách cải cách với mục đích ‘‘Người cày có ruộng’’. Năm 1957 cải cách ruộng
đất cơ bản được hoàn thành cải cách ruộng đất đã chia 81 vạn hecta ruộng, 74 nghìn con trâu bò cho
2,1 triệu hộ nông dân. Kết quả là nông dân có đất canh tác, trâu bò để sản xuất đời sống kinh tế có

phần cải thiện.
* Từ 1960 đến 1980: Đây là giai đoạn chúng ta tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện tập
thể hóa một cách ồ ạt, xong đây cũng là tập thể thể hiện rõ tính yếu kém của mình, thời kì này kinh
tế nông hộ không được coi trọng. Đây là thời kỳ xuống dốc của nền kinh tế nước ta.
* Từ 1981 đến 1987: Chỉ thị 100CT/TW được ban bí thư trung ương Đảng ban hành, quyết
định chế độ khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động, đây là việc làm có ý nghĩa
trong việc thực hiện quyền tự chủ trong sản xuất hộ nông dân đời sống của nhân dân phần nào được
cải thiện, nhờ vậy mà sản lượng lương thực tăng lên liên tiếp (mỗi năm tăng gần 1 triệu tấn. Năm
1985 đạt 15,875 triệu tấn).
* Từ 1988 đến 2003: Ngày 5/5/1988 Bộ Chính Trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng đã
ban hành nghị quyết 10 về ‘‘Đổi mới quản lý kinh tế bản trong nông nghiệp và nông thôn’’. Thừa


nhận kinh tế hộ là đơn vị kinh tế cơ bản trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn đổi mới.
Hộ gia đình được giao quyền sử dụng đất lâu dài, hộ trở thành đơn vị kinh tế độc lập. Hàng loạt
những chính sách đổi mới đó đã tạo được động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Kết
quả là sản lượng lương thực từ chỗ dưới 18 triệu tấn năm 1984 - 1987 đã đạt 21,5 triệu tấn vào năm
1989 bình quân giai đoạn 1986 - 1990 sản lượng lương thực tăng 13,50% năm. Từ một nước thiếu
lương thực trở thành nước xuất khẩu lương thực, năm 1989 xuất khẩu được 1,4 triệu tấn gạo, năm
1990 được 1,6 triệu tấn gạo, Đến năm 2003 Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên
thế giới sau Thái Lan.
* Từ 2009 đến nay: Dự án kết nối sinh kế cộng đồng nông dân nghèo với thị trường công
nghiệp hướng tới thân thiện môi trường còn có tên gọi khác là “Dự án Lương thực, Thức ăn chăn
nuôi, Nhiên liệu và Sợi cho tương lai xanh tươi hơn (4FGF)”, vì vậy có thể gọi tắt là “Dự án
4FGF”, được thực hiện với thời gian hơn 4 năm, từ 14 tháng 1 năm 2009 đến 31 tháng 3 năm
2013, trong đó các hoạt động hiện trường sẽ kết thúc vào 31 tháng 12 năm 2012.
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài viết đi sâu phân tích về hoạt động sinh kế của
người dân, đặc biệt chú ý đến đời sống của người dân tộc thiểu số. Các tác giả đều cho rằng khái
niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân cũng như từng hộ gia đình.
Hiện nay, các đề tài liên quan đến hoạt động sinh kế và bàn về cách thức để xây dựng mô hình sinh

kế bền vững cũng vô cùng phong phú. Những câu hỏi tại sao, phải làm như thế nào vẫn đang tìm câu
trả lời. Làm thế nào để lựa chọn một sinh kế bền vững, hay nguyên nhân dẫn đến nghèo đói là gì?,…
Trong phạm vi giới hạn, chúng tôi xin tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan sinh kế như
sau:
* Sinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
Đề tài nghiên cứu và đánh giá thực trạng, sinh kế của các hộ dân tái định cư vùng bán ngập của
công trình thủy điện Sơn La. Trên cơ sở đánh giá phân tích, đề xuất một số giải pháp tạo sinh kế
nhằm ổn định sản xuất và đời sống của các hộ dân di chuyển đến nơi ở mới.
- Nghiên cứu đặc điểm văn hóa kiến thức bản địa và chiến lược sinh kế của đồng bào dân tộc


thiểu số tại Đakrong - Quảng Trị (Đại học Nông Lâm Huế)
Đề tài này nghiên cứu về kiến thức bản địa và mối liên hệ của nó với chiến lược sinh kế của
vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đề tài cũng đưa ra những điểm được và chưa được trong việc vận
dụng kiến thức bản địa vào các hoạt động sinh kế, đề cập đến việc xây dựng một chiến lược sinh kế
bền vững để người dân tự xây dựng và phát triển chiến lược sinh kế cho bản thân và gia đình vừa
đảm bảo điều kiện sống hiện tại vừa bảo đảm cho sự phát triển vững chắc cho tương lai.
* Nghiên cứu Phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam (VS/RDE/01) (Trường Đại học Nông
Lâm Huế)
Đề tài này nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển nông thôn bằng cách xây dựng mạng lưới hợp
tác giữa các viện/trường để cùng chia sẻ thông tin và kinh nghiệm. Sự liên kết trong nước, khu vực
và thế giới sẽ làm cơ sở phát triển cho phương pháp tiếp cận hệ thống đa ngành đa lĩnh vực trong
phát triển, nhằm nâng cao năng lực cá nhân về nghiên cứu và đào tạo phát triển nông thôn ở các
trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những kinh nghiệm nghiên cứu đa ngành và liên kết giữa
khoa học tự nhiên và xã hội trong quá trình tìm hiểu hệ thống nông thôn bền vững. Đồng thời, phát
huy kinh nghiệm tiếp cận chính diện trong nghiên cứu như phân tích sinh kế và tư duy hệ thống và
phát huy tính liên tục trong nghiên cứu đối với chính sách và thực thi chính sách về phát triển nông
thôn và tình hình sinh kế ở nông thôn.
* Nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững tại xã Phong Mỹ, miền Trung Việt Nam của trường Đại

học Khoa học & đời sống Praha - Czech
Nghiên cứu này được thực hiện tại xã Phong Mỹ huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đề
tài này nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn, bảo tồn đa dạng sinh học. Đặc biệt đi
sâu tìm hiểu phương thức sinh kế của người dân, phân tích các nguồn vốn về con người và nguồn vốn tự
nhiên, các khả năng sử dụng nguồn đất sẵn có và nguồn tài nguyên khác: nước, rừng,… tác động đến
hoạt động sinh kế của người dân. Ngoài ra, đề tài cũng vẽ lên một bức tranh về cuộc sống của người dân


qua các chỉ báo về thu nhập, cơ cấu chi tiêu, tình hình giáo dục - y tế, tình hình kinh tế - xã hội tại địa
phương.
* Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân miền núi thôn 1 - 5, Cẩm Sơn, Anh Sơn, Nghệ An
(Đại học Nông Lâm Huế)
Đề tài này phân tích các hoạt động sinh kế của người dân miền núi. Qua đó xem xét và rút ra
những phương thức, tập quán trong lao động sản xuất của người dân nhằm tìm ra một số giải pháp
khả thi cho chiến lược sinh kế bền vững phù hợp với điều kiện của cư dân địa phương.
Đây là những công trình nghiên cứu mới tại Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực, thay
đổi nhận thức của người dân trong vấn đề phát triển kinh tế hộ gia đình. Trên cơ sở đó giúp người
dân thay đổi được nhận thức, tư duy, phương thức, tập quán sản xuất. Tất cả các nghiên cứu trên đây
đều đi từ việc phân tích hiện trạng sinh kế để từ đó đề xuất các can thiệp và giải pháp nhằm phát
triển sinh kế bền vững, cải thiện và nâng cao giá trị sản xuất tại địa phương, giúp người dân ổn định
cuộc sống.
10.2. Trên thế giới.
* Thái Lan: Là một nước trong khu vực Đông Nam Á của châu Á, chính phủ Thái Lan đã
thực hiện nhiều chính sách để đưa đất nước từ lạc hậu trở thành nước có nền khoa học kỹ thuật tiên
tiến. Một số chính sách có liên quan đến việc phát triển sinh kế vùng núi ban hành (Từ 1950 đến
năm 1980).
+ Thứ nhất: Xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Mạng lưới đường bộ bổ sung cho
mạng lưới đường sắt, phá thế cô lập
Các vùng ở xa (Bắc, Đông bắc, Nam…), đầu tư xây dựng đập nước ở các vùng.
+ Thứ hai: Chính sách mở rộng diện tích canh tác và đa dạng hóa sản phẩm như cao su ở

vùng đồi phía Nam, ngô, mía, bông, sắn, cây lấy sợi ở vùng núi phía Đông Bắc.
+ Thứ ba: Đẩy mạnh công nghiệp hóa công nghiệp hóa chế biến nông sản để xuất khẩu như:
Ngô, sắn,… sang các thị trường Châu Âu và Nhật Bản.


+ Thứ tư: Thực hiện chính sách đầu tư nước ngoài và chính sách thay thế nhập khẩu trong
lĩnh vực công nghiệp nhẹ. Nhà nước cũng thực hiện chính sách trợ giúp tài chính cho nông dân như:
cho nông dân vay tiền với lái suất thấp, ứng trước tiền cho nông dân và cam kết mua sản phẩm với
giá trị định trước,… cùng với nhiều chính sách khác đã thúc đẩy vùng núi Thái Lan phát triển theo
hướng sản xuất hàng hóa. Hàng năm có khoảng 95% sản lượng cao su, hơn 4 triệu tấn dầu cọ do
nông dân sản xuất ra. Song trong quá trình thực hiện có bộc lộ một số vấn đề còn tồn tại: Đó là việc
mất cân bằng sinh thái, là hậu quả của một nền nông nghiệp làm nghèo kiệt đất đai. Kinh tế vẫn mất
cân đối giữa các vùng, xu hướng nông dân rời bỏ nông thôn ra thành thị lâu dài hoặc rời bỏ nông
thôn theo thời vụ ngày càng gia tăng.
* Trung Quốc: Trong những năm qua phát triển rất mạnh trong lĩnh vực đầu tư cho nông
nghiệp nông thôn. Một trong những thành tựu của Trung Quốc trong cải cách mở cửa là phát triển
nông nghiệp hương trấn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, từ đó tăng trưởng với tốc độ cao.
Nguyên nhân của thành tựu đó có nhiều, trong đó điều chỉnh chính sách đầu tư rất quan trọng, tăng
vốn đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp để tạo ra tiền đề vật chất cho sự tăng trưởng trước hết là đầu tư
xây dựng công trình thủy lợi, mở rộng sản xuất lương thực, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn,
nghiên cứu ứng dụng cây trồng ,vật nuôi, vào sản xuất nhất là lúa, ngô, bông.
* Malaysia: Mục tiêu của Malaysia là xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng
hóa có giá trị cao. Vì thế chính sách nông nghiệp của Malaysia tập trung chủ yếu vào khuyến nông
và tín dụng. Bên cạnh đó chính phủ nước này cũng chú trọng tìm kiếm thị trường xuất khẩu nông
sản. Nhờ đó một vài năm gần đây kinh tế nông hộ của người dân nước này có thu nhập cao và ổn
định hơn.
10.3. Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ nhiệm và những thành
viên tham gia nghiên cứu (họ và tên tác giả; bài báo; ấn phẩm; các yếu tố về xuất bản)
1. Bùi Đình Hòa (2009), “Sinh kế cho đồng bao dân tộc Dao trên địa bàn huyện Phú lương ,tỉnh Thái
Nguyên”, Tạp chí, Nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội.

2. Bùi Đình Hòa (2010), “Nghiên cứu vấn đề phân hóa giàu nghèo tại các xã vùng ven thành phố


Thái Nguyên”, Tạp chí KHCN-Đại học Thái Nguyên.
3. Bùi Đình Hòa (2012), “Giải pháp giải quyết việc làm cho nông dân sau thu hồi đất cho dự án Núi
Pháo trên địa bàn xã Hà Thượng-Huyện Đai từ-Tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí KHCN-Đại học Thái
Nguyên.
4. Bùi Đình Hòa (2012), “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo bền vững huyện Ba
Bể -Bắc Kạn”, Tạp chí NN&PTNT.
Hồ lương Xinh, 2011.Nghiên cứu mô hình kinh tế hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các
khu công nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, tạp chí Rừng và Môi trường; 40, 49-52


11. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Việt Nam là một nước đang phát triển, với hơn 90% tỷ lệ người nghèo đang sinh sống
ở các vùng nông thôn hẻo lánh. Đây là những vùng yếu kém, dễ bị tổn thương, cộng đồng
dân cư sống ở những vùng này còn chịu nhiều thiệt thòi, cơ hội tiếp cận giáo dục, thông tin
thị trường còn hạn chế. Do vậy, nông nghiệp bền vững và sinh kế ổn định đóng vai trò quan
trọng trong công tác giảm nghèo và sự phát triển của đất nước. Để giảm số lượng người
nghèo, chính phủ và các cơ quan phát triển ở Việt Nam đã có nhiều nỗ lực phát triển sinh kế
cho người nghèo trong thập kỷ vừa qua và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy rằng vẫn còn rất nhiều những khó khăn, trở ngại không ngừng tác
động đến đời sống thường ngày của đồng bào dân tộc thiểu số như: Thiếu vốn sản xuất, trình
độ kỹ thuật chưa cao, chi phí sinh hoạt cao, chi phí đầu vào lớn,… Hơn thế nữa là hàng loạt
những hệ lụy của những phương thức canh tác không bền vững, sự suy thoái tài nguyên đất,
nước ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, sự gia tăng các hiện tượng thiên tai dưới tác động
của biến đổi khí hậu. Sự cộng hưởng của những yếu tố này tiếp tục đẩy người dân đến tình
trạng đói nghèo.
Đứng trước thực trạng đó hàng loạt những chương trình dự án về sinh kế bền vững

đang là một mối quan tâm đặt lên hàng đầu hiện nay của con người. Nó là điều kiện cần thiết
cho quá trình phát triển, nâng cao đời sống của con người nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi
về chất lượng môi trường tự nhiên. Trên thực tế đã có nhiều chương trình, tổ chức, dự án hỗ
trợ cho cộng đồng để hướng đến mục tiêu phát triển ổn định và bền vững. Thực tế cho thấy
việc lựa chọn những hoạt động sinh kế của người dân chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiều yếu
tố: Điều kiện tự nhiên, xã hội, yếu tố con người, vật chất, cơ sở hạ tầng,… Việc điều tra,
đánh giá hiệu quả các hoạt động sinh kế giúp chúng ta hiểu rõ được những phương thức sinh
kế của người dân có phù hợp với các điều kiện của địa phương hay không, các hoạt động
sinh kế đó có bền vững, phát triển lâu dài và ổn định không.
Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên là một huyện miền núi còn gặp rất nhiều khó khăn,
cơ sở hạ tầng yếu kém, thu nhập thấp chưa đáp ứng đươc các nhu cầu về đời sống vật chất,
tinh thần của người dân. Việc tìm hiểu, phân tích các hoạt động sinh kế của người dân tộc
thiểu số trên địa bàn, là cơ sở thiết lập các can thiệp của các dự án xóa đói giảm nghèo sẽ
góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập và phát triển sản xuất nông nghiệp cho người
dân tộc thiểu số trong huyện nói riêng cũng như người dân tộc thiểu số trên cả nước nói


chung.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Cải thiện sinh kế cho người
dân tộc thiểu số trên địa bàn Huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên”.
12. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng các hoạt động sinh kế của người dân tộc thiểu số tại địa bàn nghiên cứu,
phân tích đóng góp về cơ cấu thu nhập từ các hoạt động sinh kế của người dân tộc thiểu số tại địa
phương và phân bổ thời gian giành cho các hoạt động sinh kế của họ. Trên cơ sở đó đề xuất được
các giải pháp phát triển sinh kế, thúc đẩy sản xuất nông.
Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích được thực trạng hoạt động sinh kế nông nghiệp của người dân tộc thiểu số tại địa
phương

- Nghiên cứu được cơ cấu thu nhập sinh kế từ các hoạt động sinh kế của người dân tộc thiểu số
tại địa phương
- Phân tích được thời gian giành cho các hoạt động sinh kế của người dân tộc thiểu số tại địa
phương.
- Đề xuất được các giải pháp phát triển sinh kế, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp cho người dân
tộc thiểu số tại địa phương.
13. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
13.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng là những hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên cùng với các
hoạt động sinh kế của họ.
13.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được thể hiện trên các khía cạnh giới hạn về nội dung và giới hạn về thời gian nghiên
cứu.

- Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung vào phân tích các hoạt động sinh kế nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi),
thuộc vốn tự nhiên trong khung sinh kế.
Trong hoạt động sinh kế gồm:


+ Hoạt động về phi nông nghiệp: Dịch vụ (chế biến thực phẩm, xay sát,…), kinh doanh buôn
bán, làm thuê, ...
+ Hoạt động về nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp

+ Cơ cấu, tỷ lệ thu nhập từ các hoạt động sinh kế của người dân tộc thiểu số tại địa phương
được ước tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) mà hoạt động sinh kế đó đạt được khi giả định rằng tổng số
là 100%.
+ Thời gian giành cho các hoạt động sinh kế của người dân tộc thiểu số tại địa phương trong
vòng một năm (12 tháng), được tính bằng số tháng giành toàn bộ thời gian cho hoạt động sinh kế
hay một phần thời gian cho hoạt động sinh kế.

- Phạm vi về thời gian nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện liên tục trong 2 năm từ 2014 đến 2015. Cụ thể như sau:
+ Tháng 1 – tháng 5/2014, thực hiện thảo luận nhóm để thu thập thông tin về phân tích sinh kế
tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên;
+ Tháng 5 – tháng 10/ 2014 tiến hành thực hiện điều tra nông hộ bằng phiếu điều tra;
+ Tháng 10/2014 đến tháng 3/2015 thu thập và tổng hợp số liệu;
+ Tháng 3/2015 đến tháng 12/2015 tiến hành xử lý và phân tích số liệu trên PivotTable.

14. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
14.1. Cách tiếp cận
14.2. Phương pháp nghiên cứu và các hoạt động phục vụ nghiên cứu đề tài:
Câu hỏi nghiên cứu.
+ Các hoạt động sinh kế của người dân bao gồm những hoạt động gì?
+ Những nguồn vốn sinh kế mà người dân có được trong hoạt động sinh kế?
+ Những yếu tố nào tác động đến hoạt động sinh kế của người dân tộc thiểu số?
+ Hiệu quả của các hoạt động sinh kế mang lại cho người dân tộc thiểu số?


+ Thu nhập của người dân từ các hoạt động sinh kế như thế nào?
+ Những khó khăn người dân tộc thiểu số gặp phải trong hoạt động sinh kế?
+ Giải pháp khắc phục những khó khăn trong hoạt động sinh kế để nâng cao đời sống người
dân.

Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
+ Thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn
thường có trong các báo cáo khuyến nông hoặc các tài liệu đã công bố. Các thông tin này thường
được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng dự án,…
Trong phạm vi nghiên cứu này, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sử dụng để có được

các số liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai từ UBND huyện, cán bộ
khuyến nông, cán bộ nông nghiệp, các trưởng ban trong huyện. Các báo cáo của các dự án liên quan.
Và các số liệu thống kê của FAO, Tổng cục Thống kê ……Áp dụng phương pháp này, chúng tôi đã
thực hiện các công việc sau đây:
Thu thập các văn kiện, chương trình dự án, báo cáo đánh giá, các tài liệu liên quan về các hoạt
động sinh kế và sinh kế.
Thu thập các tư liệu số liệu có sẵn từ các cơ quan trong huyện;
Thu thập từ các bản đồ, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
- Thu thập số liệu sơ cấp
Là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kì tài liệu nào.
Người thu thập có được thông tin thông qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng những
phương pháp khác nhau để thu thập thông tin số liêu cần thiết.
Lựa chọn địa điểm nghiên cứu:
Chúng tôi tiến hành lựa chọn 6 xã ở huyện Võ Nhai vì đây là những khu vực có nhiều đồng
bào dân tộc thiểu số sinh sống.


1. Sảng Mộc
2. Thượng Nung
3. La Hiên
4. Lâu Thượng
5. Bình Long
6. Liên Minh
Chọn mẫu điều tra: Chọn 300 hộ dân tộc thiểu số của các xã trong khu vực nghiên cứu để điều
tra, những hộ được điều tra là những hộ đại diện cho 2 xã là vùng cao, 2 xã vùng thấp và 2 xã vùng
gò đồi, mỗi vùng chọn ra 100 hộ dân tộc thiểu số để điều tra chọn mẫu.
- Các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
Trong đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây để thu thập số liệu sơ
cấp:
a) Phương pháp thảo luận nhóm

b, Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi (phiếu điều tra)
c, Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc
Đây là phương pháp phỏng vấn được tiến hành bằng câu chuyện khá cởi mở có tính chất trao
đổi giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong
nghiên cứu với công cụ là bảng kiểm. Xây dựng được bảng kiểm kê bao gồm các vấn đề cần nghiên
cứu, để tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc.
d, Phương pháp quan sát trực tiếp
Để ghi nhận con số, sự kiện và những hành vi của bà con nông dân và lý giải những kết quả
đánh giá liên quan đến đề tài.
Phương pháp này được sử dụng để quan sát, ghi chép các hiện tượng, sự kiện thực tế tại hiện
trường, đồng thời để có thể giải thích một số vấn đề liên quan có được khi sử dụng các phương pháp
khác.
- Phương pháp xử lý phân tích số liệu
+ Sử dụng các phương pháp phân tích số liệu thông thường.
+ Các thông tin số liệu thu thập trong phiếu điều tra được nhập vào máy tính trên phần mềm
EXCEL, rồi tiến hành xử lý, phân tích, tính toán số liệu trên PivotTables dựa trên sự phân tích, kết


nối giữa các chỉ tiêu đã xác định trong nội dung nghiên cứu và một số biến của hộ gia đình như:
thôn, học vấn, dân tộc, thành phần kinh tế hộ (nhóm hộ), giới tính,...
15. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
15.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Võ Nhai
tỉnh Thái Nguyên
Chương 3: Một số giải pháp cơ bản nhằm cải thiện sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa
bàn huyện.
Các nội dung, công việc
Thời gian (tháng)

Cá nhân, tổ chức
Sản phẩm
(bắt đầu, kết thúc)
cần được thực hiện
thực hiện
1 Thu thập số liệu thứ cấp Thu được số liệu 1/2014 – 5/2014 Trần Lệ T Bích Hồng
phục vụ cho đề tài
Hồ Lương Xinh
Đỗ Tuấn Khiêm
Đỗ Anh Tài
Bùi Đình Hòa
2 Thu thâp thông tin sơ cấp Thu được số liệu
Trần Lệ T Bích Hồng
thông qua phiếu điều tra phục vụ cho đề tài
Hồ Lương Xinh
5/2014 – 10/2014 Đỗ Tuấn Khiêm
Đỗ Anh Tài
Bùi Đình Hòa
3 Tổng hợp số liệu điều tra Xỷ lý số liệu phục vụ 10/2014 – 3/2015 Trần Lệ T Bích Hồng
bằng phần mền chuyên đề tài
Hồ Lương Xinh
dụng
3/2015 – 12/2015 Đỗ Tuấn Khiêm
Đỗ Anh Tài
4 Tổng hợp dữ liệu và viết Đề tài hoàn chỉnh
Bùi Đình Hòa
đề tài
16. SẢN PHẨM
16.1. Sản phẩm khoa học
TT


Số lượng
0
0
0

Sách
Sách chuyên khảo
Sách tham khảo
Giáo trình

Báo, Báo cáo
Bài báo đăng tạp chí nước ngoài
Bài báo đăng tạp chí trong nước
Bài đăng kỷ yếu hội nghị, hội thảo quốc tế

Số lượng
0
02
0

16.2. Sản phẩm đào tạo
Loại
Số lượng

Nghiên cứu sinh

Cao học
02


Đề tài sinh viên NCKH+KLTN
02

16.3. Sản phẩm ứng dụng (tên sản phẩm, số lượng và yêu cầu khoa học đối với sản phẩm, địa chỉ
ứng dụng)


TT

Tên sản phẩm

1

Cải thiện sinh kế cho

Số
lượng
1

Yêu cầu khoa học

Địa chỉ ứng dụng

Đưa ra một số giải pháp giúp Thái Nguyên và các

người dân tộc thiểu số

người dân tộc thiểu số pháp triển tỉnh Miền núi phía

trên đia bàn huyện Võ


nông nghiệp bền vững ổn định và Bắc

Nhai tỉnh Thái Nguyên

nâng cao thu nhập.

16.4. Sản phẩm khác
17. HIỆU QUẢ (giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội)
- 02 học viên cao học chuyên ngành Phát triển nông thôn làm luận văn thạc sĩ khoa học
nông nghiệp và 04 sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp.
- Đề tài sẽ chọn được một số giải pháp hiệu quả giúp người nông dân đặc biệt là người dân
tộc thiểu số hướng đi ổn định, bền vững để sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống
.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho học viên, sinh viên và giảng
viên ngành kinh tế, ngành phát triển nông thôn trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy.


18. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ

Tổng kinh phí: 70.000.000 đồng
Trong đó:
Ngân sách Nhà nước: 27.000.000 đồng; Từ nhà trường: 0; Các nguồn KP khác: 43.000.000
đồng.
Nhu cầu kinh phí từng năm:
- Năm 2014: 35.000.000 đồng. Trong đó: NSNN: 11.000.000 đồng; Các nguồn khác: 24.000.000
đồng
Từ nhà trường: 0 đồng
- Năm 2015: 35.000.000 đồng. Trong đó: NSNN: 16.000.000 đồng; Các nguồn khác: 19.000.000
đồng

Từ nhà trường: 0 đồng
Dự trù kinh phí theo các mục chi (phù hợp với nội dung nghiên cứu)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn kinh phí
Gh
i
ch
Thời gian Tổng
TT
Khoản chi, nội dung chi
ú
thực hiện kinh phí

I

II

Chi công lao động tham gia trực tiếp
thực hiện đề tài
Chi công lao động của cán bộ khoa
học, nhân viên kỹ thuật trực tiếp tham
gia thực hiện đề tài
Chi công lao động khác phục vụ triển
khai đề tài
Chi mua nguyên nhiên vật liệu

Văn phòng phẩm, in ấn, dịch tài liệu
Quản lý chung của cơ quan chủ trì
Nghiệm thu cấp cơ sở
Chi khác liên quan trực tiếp đến đề tài

Tổng cộng

KP từ
nhà
trường

KP từ các
nguồn
khác

1/2014 –
12/2015

35.000

13.000

0

23.000

1/2014 –
12/2015

30.000

10.000

0


18.000

5.000

3.000

0

5.000

10.000

3.000

0

6.000

10.000

3.000

0

6.000

25.000

11.000


0

14.000

7.000

2.000

0

4.000

9.000

3.000

0

3.000

2.000

2.000

0

2.000

2.000


2.000

0

2000

5.000

2.000

0

3.000

70.000

27.000

1/2014 –
12/2015
1/2014 –
12/2015

Chi mua vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu,
tài liệu, tư liệu, số liệu, sách, tạp chí
tham khảo, tài liệu kỹ thuật, bí quyết 1/2014 –
công nghệ, tài liệu chuyên môn, các 12/2015
xuất bản phẩm, dụng cụ bảo hộ lao
động phục vụ công tác nghiên cứu.
III Chi khác

Công tác phí

KP từ
NSNN

1/2014 –
12/2015
1/2014 –
12/2015
1/2014 –
12/2015
1/2014 –
12/2015
1/2014 –
12/2015

43.000


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Phần 1. Đánh giá mức độ hoàn thành của đề tài so với đăng ký
1. So sánh mục tiêu đăng ký với kết quả đạt được
Mục tiêu đăng ký trong thuyết minh

Stt

Kết quả đạt được

Đánh giá thực trạng các hoạt động sinh kế Đánh giá được các mục tiêu
đề ra theo thuyết minh

của người dân tộc thiểu số tại địa bàn nghiên

1

cứu, phân tích đóng góp về cơ cấu thu nhập từ
các hoạt động sinh kế của người dân tộc thiểu
số tại địa phương. Trên cơ sở đó đề xuất được
các giải pháp phát triển sinh kế, thúc đẩy sản
xuất nông.

2. Nội dung đăng ký đề tài so với kết quả đạt được
Stt

Nội dung đăng ký trong thuyết minh

Kết quả đạt được

1

Điều tra sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội tại địa bàn nghiên cứu

2

Các nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc Đã điều tra số liệu trên địa
bàn nghiên cứu, tổng hợp
thiểu số trên địa bàn huyện Võ Nhai
và xử lý số liệu

2


- Thực trạng hoạt động sinh kế của người dân Đã điều tra thực trạng hoạt
động sinh kế qua 90 hộ hộ
tộc thiểu số
dân trên địa bàn 3 xã Sản
Mộc, La Hiên, Bình Long.

4

- Đánh giá các hoạt động sinh kế để rút ra Từ thực trạng sinh kế đã đã
đánh giá các hoạt động
những ưu nhược điểm của các hoạt động sinh
sinh kế và đưa ra được ưu
kế
nhược điểm

5

- Đề xuất được các giải pháp cải thiện sinh kế Đã đưa ra một số giải pháp
cụ thể
phù hợp và thiết thực giúp các hộ dân tộc thiểu

Đã tiến hành thu thập số
liệu thứ cấp, tổng hợp số
liệu và đã có kết quả phân
tích


số tại địa phương thoát nghèo và vươn lên trong
cuộc sống


3 . Sản phẩm khoa học đào tạo
Stt

Sản phẩm khoa học đăng ký

Kết quả đạt được
02 bài báo đăng tại tạp chí
Khoa học và công nghệ Đại

1

02 bài báo đăng tạp chí trong nước

học Thái Nguyên, Tập 145
số 15 năm 2015 và Tập
148 số 03 năm 2016
02 học viên khóa 20 chuyên
ngành Phát triển nông thôn

2

02 học viên cao học

thực hiện luận văn thạc sĩ
và đã được cấp bằng thạc
sĩ.

Phần 2: Đánh giá giá trị khoa học và tính ứng dụng của kết quả nghiên cứu
1. Tính mới của đề tài

Đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên về thực trạng sinh kế tại 3 xã Sản Mộc, La
Hiên, Bình Long trên địa bàn huyện Võ Nhai do trường Đại học Nông Lâm thực
hiện.
2. Tính ứng dụng
Đề tài đã đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động
sinh kế tại địa bàn nghiên cứu để người dân tộc thiểu số thoát nghèo, ổn định cuộc
sống góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.


Phần 3: Đánh giá hiệu quả đạt được của đề tài
1. Đóng góp về kinh tế xã hội
Kết quả nghiên cứu của đề tài có tính khả thi cao, các giải pháp có thể áp
dụng vào trong sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp hộ dân tộc thiểu số tự
vươn lên thoát nghèo.
2. Đào tạo nguồn nhân lực
-

Nâng cao năng lực nghiên cứu của giảng viên và học viên tham gia đề tài
nghiên cứu

-

Đề tài góp phần đào tạo 02 học viên cao học

-

Đề tài đã chỉ ra những ưu, nhược điểm của các hộ dân tại địa bàn nghiên cứu

3. Thông tin
02 bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên.

4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
-

Đề tài đã điều tra được thực trạng sinh kế, đánh giá được các nguồn lực sinh
kế, tìm hiểu phương thức sinh kế của người dân tộc thiểu số trên địa bàn
nghiên cứu.

-

Đề tài đã điều tra được kết quả sinh kế để đưa ra những ưu, nhược điểm trong
từng hoạt động sinh kế.

-

Đề xuất được giải pháp có hiệu quả áp dụng trên địa bàn nghiên cứu

4.2. Đề nghị
-

Để giúp người dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững ta cần phải có các chính
sách hỗ trợ phát triển kinh tế giúp đồng bào phát triển sản xuất.

-

Tiếp tục điều tra số liệu để chỉ ra được nhiều hơn những nhược điểm về hoạt
động sinh kế giúp người dân ổn định sản xuất nâng cao thu nhập.




×