Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất chè của hộ nông dân tại huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.67 KB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
--------- ---------

MA VĂN GIỎI

HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT CHÈ
CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI HUYỆN SƠN DƯƠNG,
TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
--------- ---------

MA VĂN GIỎI

HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT CHÈ
CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI HUYỆN SƠN DƯƠNG,
TỈNH TUYÊN QUANG

CHUYÊN NGÀNH

: QUẢN LÝ KINH TẾ



MÃ SỐ

: 60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học
GS.TS TÔ DŨNG TIẾN

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số
liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và
chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn

Ma Văn Giỏi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ii


LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi tới
GS.TS Tô Dũng Tiến, người đã định hướng, trực tiếp hướng dẫn và đóng góp ý

kiến cụ thể để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và PTNT Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp
giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới UBND huyện Sơn Dương, Phòng
Nông nghiệp và PTNT huyện Sơn Dương, Chi cục Thống kê huyện Sơn Dương,
Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Sơn Dương, UBND các xã Minh Thanh,
Trung Yên, Tân Trào, Bình Yên, Tú Thịnh; Hợp tác xã sản xuất Chè sạch Vĩnh
Tân, Cơ sở chế biến chè VietGap Ngân Sơn Trà và những hộ nông dân sản xuất
chè trên địa bàn nghiên cứu đã cung cấp số liệu, thông tin giúp tôi hoàn thành
luận văn.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của tất cả bạn bè, đồng nghiệp, gia đình
và những người thân đã là điểm tựa về tinh thần và vật chất cho tôi trong suốt
thời gian học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn

Ma Văn Giỏi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn


iii

Danh mục viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục sơ đồ

x

Danh mục biểu đồ

x

PHẦN I MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2


Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1 Mục tiêu chung

3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

3

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1 Đối tương nghiên cứu

3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

3

1.4

4


Câu hỏi nghiên cứu

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

5

2.1

Cơ sở lý luận

5

2.1.1 Lý luận sản xuất chè

5

2.1.2 Lý luận về hiệu quả kinh tế

13

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chè

24

2.1.4 Những khó khăn trong xác định hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất
2.2

chè trên địa bàn nghiên cứu

26


Cơ sở thực tiễn

28

2.2.1 Tổng quan nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong các mô hình sản xuất của hộ
nông dân

28

2.2.2 Tình hình sản xuất chè trên thế giới và Việt Nam

30

2.2.3 Nội dung hoạt động đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam

32

2.3

33

Bài học kinh nghiệm rút ra

PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


34
34

Page iv


3.1.1 Điều kiện tự nhiên

34

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

35

Phương pháp nghiên cứu

47

3.2

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

47

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

48

3.2.3 Phương pháp sử lý số liệu


51

3.2.4 Phương pháp phân tích

51

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

55

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

56

4.1

Tổng quan về sản xuất chè và các mô hình sản xuất chè trên địa bàn huyện
Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

56

4.1.1 Khái quát tình hình sản xuất chè trên địa bàn huyện Sơn Dương

56

4.1.2 Các mô hình sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện

68


4.2

Kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất chè của hộ nông
dân trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

76

4.2.1 Khái quát về các nhóm hộ điều tra

76

4.2.2 Tình hình sản xuất chè của các nhóm hộ điều tra

79

4.2.3 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của các nhóm hộ điều tra

84

4.3

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trong các mô hình
sản xuất chè trên địa bàn huyện Sơn Dương

97

4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trong các mô hình sản xuất chè 87
4.3.2 Phân tích SWOT trong sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn
huyện Sơn Dương


109

Đề xuất định hướng và các giải pháp

112

4.4.1 Định hướng sản xuất chè trên địa bàn huyện

112

4.4

4.4.2 Giải pháp phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất
chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện Sơn Dương
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

113
119

5.1

Kết luận

119

5.2

Kiến nghị

121


5.2.1 Đối với nhà nước

121

5.2.2 Đối với hộ

121

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page v


TÀI LIỆU THAM KHẢO

122

PHỤ LỤC

124

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa đầy đủ

BQ

: Bình quân

CC

: Cơ cấu

DT

: Diện tích

GO

: Giá trị sản xuất

HQ

: Hiệu quả

HQKT

: Hiệu quả

HTX

: Hợp tác xã


IC

: Chi phí trung gian

KQ

: Kết quả

MI

: Thu nhập hỗn hợp

SL

: Số lượng

SNA

: Hệ thống tài khoản quốc gia

SP

: Sản phẩm

SX

: Sản xuất

SX-CB


: Sản xuất chế biến

VA

: Giá trị gia tăng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Tình hình sử dụng dất đai của huyện Sơn Dương

37

3.2

Tình hình dân số và lao động của huyện qua các năm

41


3.3

Tình hình sản xuất kinh doanh của huyện Sơn Dương giai đoạn
2012-2014

44

3.4

Cơ sở hạ tầng của huyện

46

3.5

Thu thập số liệu thứ cấp

48

3.6

Diện tích chè của huyện năm 2014

49

3.7

Lựa chọn mẫu điều tra

50


3.8

Hạch toán chi phí trong sản xuất chè của hộ nông dân

54

3.9

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

55

4.1

Số cơ sở chế biến chè trên địa bàn

58

4.2

Diện tích chè của huyện giai đoạn 2012-2014

61

4.3

Cơ cấu diện tích các giống chè

63


4.4

Sản lượng một số giống chè của huyện giai đoạn 2012-2014

65

4.5

Giá trị sản xuất chè tươi giai đoạn 2012-2014

67

4.6

Địa điểm tiêu thụ sản phẩm của nhóm hộ chế biến

70

4.7

Địa điểm tiêu thụ sản phẩm nhóm hộ sản xuất chè nguyên liệu

73

4.8

Thông tin về các nhóm hộ điều tra

78


4.9

Nguồn vốn cho đầu tư sản xuất chè của các nhóm hộ điều tra

79

4.10

Giá trị tài sản trong các mô hình sản xuất chè

81

4.11

Diện tích, năng suất chè tươi của các nhóm hộ điều tra

82

4.12

Kết quả sản xuất chè của các nhóm hộ năm 2014

83

4.13

Chi phí sản xuất chè của mô hình sản xuất - chế biến

84


4.14

Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất - chế biến chè khô

86

4.15

Chi phí sản xuất trên 1 ha của nhóm hộ sản xuất - bán sản phẩm tươi

87

4.16

Hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất - bán sản phẩm tươi

89

4.17

Chi phí sản xuất của nhóm hộ sản xuất chè sạch VietGap

90

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page viii



4.18

Hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất chè sạch VietGap

91

4.19

So sánh hiệu quả kinh tế giữa các mô hình sản xuất chè của hộ
nông dân tại huyện Sơn Dương

4.20

95

Ảnh hưởng của lượng vốn đầu tư đến kết quả và hiệu quả sản xuất
của mô hình sản xuất chế biến (tính trung bình 1 ha)

4.21

98

Ảnh hưởng của lượng vốn đầu tư đến kết quả và hiệu quả sản xuất
của mô hình sản xuất - bán sản phầm tươi

4.22

99

Ảnh hưởng của lượng vốn đầu tư đến kết quả và hiệu quả sản xuất

của mô hình sản xuất chè sạch VietGap

100

4.23

Ảnh hưởng của trình độ chủ hộ đến kết quả sản xuất chè

102

4.24

Ảnh hưởng của quy mô mô hình đến kết quả và hiệu quả sản xuất chè

106

4.25

Phân tích SWOT trong sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn
huyện Sơn Dương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

109

Page ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số sơ đồ


Tên sơ đồ

Trang

4.1

Hình thức tiêu thụ sản phẩm chè của nhóm hộ sản xuất – chế biến

71

4.2

Tiêu thụ sản phẩm của nhóm hộ sản xuất chè nguyên liệu

74

4.3

Tiêu thụ sản phẩm của nhóm hộ sx theo mô hình HTX chè sạch

76

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số biểu đồ
4.1

Tên biểu đồ

Biểu đồ cơ cấu một số giống chè năm 2014


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Trang
57

Page x


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo số liệu thống kê, xuất khẩu chè của Việt Nam sang các thị trường
trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt 58.041 tấn chè, trị giá 94.707.293 USD. Chè đen
chiếm gần 80% tổng xuất khẩu chè của Việt Nam. Pakistan, Đài Loan và Nga là
những khách hàng chủ chốt của Việt Nam. Dù được xếp trong top 5 quốc gia sản
xuất chè lớn nhất thế giới, nhưng xét về giá trị, do hơn 90% lượng chè vẫn xuất
khẩu thô ở dạng chè rời; ít doanh nghiệp đầu tư vào thương hiệu, đóng gói gia
tăng giá trị cho sản phẩm, nên tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng chè vẫn chưa đạt
kết quả cao (Tổng cục Hải Quan, 2014).
Huyện Sơn Dương là một huyện miền núi thuộc khu vực phía Nam của
tỉnh Tuyên Quang, đất đai thích hợp cho việc trồng các loại cây như chè, mía,
cây nguyên liệu giấy, các loại cây ăn quả như nhãn, vải và chăn nuôi bò thịt. Sơn
Dương là một huyện thuần nông, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu trong đó chè là
cây trồng thế mạnh của địa phương. Diện tích chè thâm canh quy hoạch của
huyện là 1500 ha, năng suất bình quân 9,19 tấn búp tươi/ha/năm. Cây chè được
huyện xác định là cây trồng mũi nhọn, có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao
thu nhập của người dân và xóa đói giảm nghèo trong thời gian trước mắt và lâu
dài (UBND huyện Sơn Dương, 2013).
Diện tích cây chè trên địa bàn huyện đang được mở rộng theo quy hoạch.

Bên cạnh một số diện tích sản xuất của Công ty cổ phần chè Tân Trào thì hầu hết
diện tích là của các hộ nông dân. Sản xuất chè của các hộ nông dân hiện nay
đang được tiến hành theo 3 mô hình chủ yếu đó là mô hình sản xuất – chế biến –
tiêu thụ sản phẩm; mô hình bán sản phẩm tươi và mô hình sản xuất chè sạch theo
tiêu chuẩn VietGap. Tuy nhiên, 2 mô hình sản xuất chủ yếu là mô hình sản xuất –
chế biến – tiêu thụ sản phẩm và mô hình bán sản phẩm tươi. Mô hình sản xuất
chè sạch VietGap thực chất cũng giống với mô hình sản xuất - chế biến nhưng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1


đặc điểm khác biệt đó là ở mô hình này quy trình sản xuất được theo dõi chặt
chẽ, các hộ sản xuất liên kết với nhau trở thành Hợp tác xã sản xuất chè sạch, sản
phẩm chè được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGap và có thương hiệu.
Trên địa bàn huyện có 3 Công ty sản xuất chè trong đó Công ty cổ phần
chè Tân Trào và Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Long là 2 công ty có sản
lượng sản xuất chè thành phẩm lớn nhất. Đối với công ty Chè Tân Trào thì phần
lớn nguyên liệu cho sản xuất được giao khoán cho công nhân của các tổ đội sản
xuất, tuy nhiên hiện nay do thiếu nguyên nguyên liệu nên công ty đã mở một số
điểm thu mua chè nguyên liệu của người dân trên địa bàn huyện. Đối với Công ty
chè Thành Long thì nguồn nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất được thu mua từ
người dân nên tính ổn định không cao. Bên cạnh đó, một số công ty chè của Thái
Nguyên cũng mở các điểm thu mua chè nguyên liệu của người sản xuất chè tại
địa phương làm cho giá chè nguyên liệu lên xuống thất thường và chủ yếu phụ
thuộc vào phía người thu mua. Thực tế cho thấy, giá bán của 1kg chè tươi và 1kg
chè khô chênh lệch nhau khá lớn, trung bình là 8 lần. Một vấn đề lớn đặt ra
không chỉ trong sản xuất chè mà còn là của cả ngành nông nghiệp đó là tâm lý
“làm ăn chụp giật” và tâm lý hám lợi của người nông dân khi họ không tuân thủ
các quy trình kỹ thuật trong sản xuất chè, điều này làm cho giá cả chè giao động

thất thường, gây khó khăn về nguyên liệu cho sản xuất cả các công ty, ảnh hưởng
đến thương hiệu chè Việt Nam nhưng xét cho cùng thì người thiệt lớn nhất vẫn là
người nông dân.
Qua khảo sát cho thấy: hiệu quả sản xuất chè hiện nay còn thấp, người dân
gặp nhiều khó khăn trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm, một số hộ đã phá
bỏ một phần diện tích chè để chuyển sang trồng cây trồng khác. Câu hỏi đặt ra là
hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè hiện nay ra sao? Giải pháp nào nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất chè của hộ nông dân trong thời gian tới? Để trả lời những
câu hỏi đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả kinh tế các mô hình
sản xuất chè của hộ nông dân tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất chè của
hộ nông dân tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện
trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế của một số
mô hình sản xuất chè của hộ nông dân;
- Đánh giá hiệu quả của các mô hình sản xuất chè của hộ nông dân trên
địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang;
- Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh tế trong các mô hình
sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện;
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh
tế của các mô hình sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện Sơn Dương,

tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tương nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn nghiên
cứu. Đối tượng điều tra là các mô hình sản xuất chè của hộ tại địa phương.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả
kinh tế của các mô hình sản xuất chè của hộ nông dân, phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất chè của hộ, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu
quả kinh tế sản xuất chè nói chung và trong từng mô hình sản xuất chè của hộ nói
riêng. Trong đề tài xác định mô hình theo cách thức tổ chức sản xuất, trong đó có
ba loại mô hình là sản xuất - chế biến; mô hình sản xuất - bán sản phẩm tươi và mô
hình hợp tác xã sản xuất chè sạch. Đề tài sẽ tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


ba loại mô hình này. Tuy nhiên trong khi đi sâu phân tích cũng sẽ đề cập đến hiệu
quả kinh tế theo quy mô sản xuất và hiệu quả theo trình độ thâm canh trong mỗi
loại mô hình.
+ Về không gian: đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Sơn
Dương, tỉnh Tuyên Quang.
+ Về thời gian: phân tích thực trạng giai đoạn 2012 đến 2014. Định
hướng và giải pháp đề xuất đến năm 2020.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất chè dựa trên cơ sở lý
luận và thực tiễn nào?
- Hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất chè của hộ hiện nay ra sao?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của các mô hình sản
xuất chè tại địa phương?
- Những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả kinh tế cho các mô hình sản
xuất chè trong thời gian tới?

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận sản xuất chè
2.1.1.1 Khái niệm sản xuất, đặc điểm và vai trò của sản xuất chè
a) Khái niệm sản xuất
Định nghĩa về sản xuất được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau
nhưng đều có một nghĩa chung đó là quá trình sử dụng các công cụ lao động tác
động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất. Các nhà kinh tế tân cổ
điển cho rằng: sản xuất là quá trình tạo ra hàng hóa, dịch vụ có thể trao đổi trên
thị trường để thu lợi nhuận. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học Macxit thì
khái niệm sản xuất bao gồm những hoạt động tạo ra của cải vật chất và hoạt động
phân phối lưu thông để đưa sản phẩm vật chất từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.
Cũng có quan điểm cho rằng: sản xuất là hoạt động đặt dưới sự quản lý và chịu
trách nhiệm của một đơn vị thể chế trong nền kinh tế, sử dụng các chi phí về lao
động, tài sản, hàng hóa và dịch vụ để tạo ra hàng hóa và dịch vụ mới. Theo hệ
thống tài khoản quốc gia của Liên Hiệp Quốc thì: “sản xuất là quá trình sử dụng
lao động và máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế để chuyển những chi phí là
vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả hàng hóa
và dịch vụ sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả

năng cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền”
(Tổng cục thống kê, 1993).
Như vậy có thể khái quát: sản xuất là hoạt động có ý thức của con người
bằng việc sử dụng những nguồn lực nhằm tạo ra của cải vật chất và dịch vụ có
khả năng trao đổi trên thị trường nhằm đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Trong
các yếu tố cấu thành quá trình sản xuất thì công cụ lao động là yếu tố mang tính
chất quyết định, sự phát triển của công cụ lao động là nhân tố quyết định sự phát
triển của xã hội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


b) Khái niệm sản xuất chè
Từ những quan điểm về sản xuất ở trên, với phạm vi nội dung nghiên cứu
của đề tài tác giả cho rằng: Sản xuất chè là hoạt động của người sản xuất sử dụng
lao động, máy móc, thiết bị và các nguồn lực cần thiết tác động vào đối tượng lao
động là cây chè nhằm tạo ra những sản phẩm từ chè phù hợp với các mục đích
khác nhau.
Quá trình sản xuất chè có 2 dạng sản phẩm chính là chè tươi và chè khô,
chè tươi thông qua giai đoạn chế biến sẽ thành chè khô và đa số các sản phẩm
sản xuất từ chè đều là chè khô. Chè khô cũng có nhiều dạng sản phẩm khác nhau
phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng cũng như đặc điểm của thị
trường tiêu thụ như chủ yếu là chè xanh và chè đen (Đặng Ngọc Phú,1997).
c) Vai trò và đặc điểm của sản xuất chè
* Vai trò của sản xuất chè
Sản xuất chè ở Việt Nam có từ cách đây rất lâu nhưng chỉ thực sự được
chú trọng sản xuất từ cuối thế kỷ XIX. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, sản
xuất chè của Việt Nam chủ yếu được thực hiện do các đồn điền chè do thực dân
Pháp xây dựng. Sau khi cách mạng tháng 8, các đồn điền chè của thực dân Pháp

sụp đổ, sản xuất chè bị đình trệ, sản lượng và diện tích đều giảm sút. Sau khi
kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi năm 1954, miền bắc tiến lên xây
dựng xã hội chủ nghĩa, nhiều nông trường quốc doanh được thành lập trong đó
có các nông trường chè, chủ yếu các nông trường chè được thành lập ở trung du
và miền núi phía bắc (Đặng Văn Thư, 2010).
Sản xuất chè ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở Tây Nguyên và Trung du
miền núi phía bắc. Chè là cây công nghiệp dài ngày, có giá trị kinh tế cao, là cây
trồng chủ lực trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của một số địa phương. Sản xuất
chè mang lại cả lợi ích về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Về mặt kinh tế, sản
xuất chè góp phần nâng cao thu nhập của hộ gia đình, góp phần phát triển kinh tế
xã hội của địa phương. Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


ở các vùng và các địa phương. Mặt khác, trồng chè có tác dụng phủ xanh đất
trống, đồi trọc, tạo điều kiện phát triển bền vững. Xuất khẩu chè góp phần thu
ngoại tệ cho đất nước, góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của các sản
phẩm nông sản của Việt Nam (Trần Đức Viên, 2008).
* Đặc điểm của sản xuất chè
Sản xuất chè không giống như hầu hết các cây trồng khác, sự khác biệt đó
là sản xuất chè mang cả tính chất của sản xuất nông nghiệp vừa mang tính chất
của sản xuất công nghiệp. Tính chất sản xuất nông nghiệp thể hiện trong giai
đoạn sản xuất chè tươi, tín chất công nghiệp trong sản xuất chè thể hiện ở giai
đoạn chế biến chè khô. Giữa 2 giai đoạn có mối liên hệ chặt chẽ và không tách
rời nhau, chỉ thông qua quá trình chế biến sản phẩm khô thành phẩm mới tạo ra
sự đa dạng của các sản phẩm từ chè, phù hợp với nhu cầu của thị trường và nâng
cao giá trị của cây chè (Đặng Ngọc Phú,1997).
2.1.1.2 Lý luận về mô hình sản xuất chè

a) Khái niệm, đặc điểm của mô hình sản xuất
* Khái niệm mô hình
Khái niệm về mô hình được hiểu theo đặc trưng của từng ngành khoa học.
Một số quan điểm về mô hình như sau:
“Mô hình là một hình mẫu phản ánh các đối tượng nghiên cứu hiện thực,
khách quan, đúng với bản chất của nó. Mô hình là sự mô phỏng cấu trúc và các
hoạt động của sự vật, hiện tượng được nghiên cứu. Theo cách tiếp cận khác mô
hình cũng được hiểu là hình ảnh thu nhỏ của một sự vật, hiện tượng nghiên cứu,
trình bày” (Nguyễn Ích Tân, 2000)
Mô hình là kiểu mẫu về hệ thống các mối quan hệ hay tình trạng kinh tế
(William D.Nordhaus, 1998).
Mô hình còn được hiểu là hình ảnh quy ước được mô phỏng hóa và thu
nhỏ, trình bày lại cho đơn giản nhưng vẫn mang đầy đủ đặc điểm, tính chất của
sự vật, hiện tượng ban đầu .

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


Dựa vào mô hình mà ta có thể biết được những đặc trưng cơ bản của sự
vật, hiện tượng ban đầu. Dựa vào những đặc điểm trên có thể khái quát về mô
hình: Mô hình là một hình mẫu dùng để mô phỏng hoặc trình bày lại một cách
đơn giản các sự việc nghiên cứu, mô hình phản ánh những đặc trưng cơ bản nhất
và những bản chất vốn có của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu (Dương
Văn Hiểu, 2001).
Mô hình có thể được biểu hiện dưới dạng sơ đồ, lược đồ; thể hiện của mô
hình bằng đồ thị; sự thể hiện của mô hình bằng toán học; sự thể hiện của mô hình
bằng bảng tính hoặc dãy số liệu; sự thể hiện của mô hình thông qua việc mô tả
bằng lời (Nguyễn Ích Tân, 2000).

* Các loại mô hình
Dựa vào các cách tiếp cận khác nhau và mục đích khác nhau, mô hình có
thể được phân chia thành nhiều loại. Cụ thể là:
- Căn cứ vào góc độ tiếp cận theo quy mô của các yếu tố và phạm vi
nghiên cứu của kinh tế học, mô hình được chia làm mô hình kinh tế vi mô và mô
hình kinh tế vĩ mô. Mô hình kinh tế vi mô là mô hình mô phỏng đặc trưng của
những vấn đề kinh tế cụ thể trong các tế bào kinh tế, các bô phận của nền kinh tế.
Mô hình kinh tế vĩ mô mô phỏng, diễn đạt những đặc trưng, quan điểm cơ bản
nhất về những vấn đề kinh tế chung, về sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Giữa mô hình kinh tế vĩ mô và mô hình kinh tế vi mô có mối qua hệ chặt chẽ tạo
thành một hệ thống mô hình thống nhất, làm cơ sở để ra các quyết định điều tiết
nền kinh tế (Dương Văn Hiểu, 2001).
- Dưới góc độ ứng dụng của mô hình, mô hình được chưa thành hai loại là
mô hình lý thuyết và mô hình thực nghiệm. Mô hình lý thuyết: bao gồm hệ thống
các quan niêm, lý luận được phân tích khoa học hoặc trình bày dưới dạng các
phương trình toán học, các phép tính toán, phương pháp loại suy với các thông
số nhất định, giứp người ta đánh giá, khái quát được bản chất của những vấn đề
nghiên cứu. Mô hình thực nghiệm là dựa trên cơ sở mô hình lý thuyết để mà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


vân dụng, triển khai những vấn đề nghiên cứu trong thực tiễn gọi là mô hình thực
nghiệm (Lê Duy Thước, 1997).
- Dựa vào tính chất thể hiện của mô hình người ta chia mô hình thành mô
hình trừu tượng và mô hình vật vật chất. Mô hình trừu tượng là mô hình mô
phỏng quá trình tưởng tượng các sự vật hiên tượng trong đời sống, kinh tế, xã hôi
dựa trên các yếu tố trực quan, cảm tính. Mô hình vật chất: là hình ảnh thực của

các vật thể nghiên cứu, nó có thể được phóng to hoặc thu nhỏ. Thông qua mô
hình trừu tượng cho phép ta khái quát những vấn đề cụ thể và hoàn thiên hơn của
mô hình vật chất (Nguyễn Ích Tân, 2000)
- Dựa trên phạm vi sản xuất của ngành người ta chia mô hình thành mô
hình riêng ngành và mô hình liên ngành. Mô hình sản xuất riêng ngành là mô
hình mang các đặc trưng riêng có của từng ngành sản xuất như: mô hình chăn
nuôi, mô hình trồng trọt, mô hình nuôi trồng thuỷ sản. Mô hình sản xuất liên
ngành là mô hình kết hợp giữa các ngành sản xuất nhằm phát huy tốt nhất sự hỗ
trợ nhau của các ngành sản xuất trong quá trình sản xuất ra sản phẩm như mô
hình sản xuất nông - công nghiệp, mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp, mô hình
nông - lâm - ngư nghiệp (Lê Duy Thước, 1997).
* Khái niệm mô hình sản xuất
Sản xuất là một hoạt động có ý thức, có tổ chức của con người bằng
những tiềm năng, nguồn lực và sức lao động của chính mình nhằm tạo ra của cải
vật chất đáp ứng cho các nhu cầu của xã hôi. Lịch sử phát triển của xã hôi loài
người chính là sự phát triển của các công cụ sản xuất, đó là yếu tố không thể
thiếu được, cấu thành trong nền sản xuất.
Mô hình sản xuất là một trong các nội dung kinh tế của sản xuất, nó thể
hiện được sự tác đông qua lại của các yếu tố kinh tế ngoài những yếu tố kỹ thuật
của sản xuất. Như vậy có thể hiểu: mô hình sản xuất là hình mẫu trong sản xuất,
thể hiện sự kết hợp của các nguồn lực trong điều kiện sản xuất cụ thể, nhằm đạt
được mục tiêu về sản phẩm và lợi ích kinh tế (Dương Văn Hiểu, 2001).
b) Sản xuất chè của hộ nông dân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


* Khái niệm về hộ nông dân
Cho đến nay, khái niệm về hộ nông dân vẫn được hiểu theo nhiều hướng

khác nhau. Frank Ellis định nghĩa: “Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông
nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức
lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn,
nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu
hướng hoạt động với mức độ hoàn hảo không cao” (Fank Ellis, 1994).
Traianốp lại định nghĩa: “Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ổn định” và ông
coi “hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp”.
Luận điểm trên của ông đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách nông nghiệp tại
nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển (Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013).
Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông
nghiệp và nông thôn (Lê Đình Thắng, 1993).
Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng,
bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn (Đào
Thế Tuấn, 1997). Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động
thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn
nuôi, dịch vụ nông nghiệp và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào
nông nghiệp (Nguyễn Sinh Cúc, 2000).
Như vậy: Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản
xuất chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông.
Ngoài hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông
nghiệp ở các mức độ khác nhau. Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là
một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng.
* Đặc điểm của hộ nông dân
Hộ nông dân được coi là một đơn vị kinh tế cơ sở đặc biệt, hộ nông dân
vừa có những đặc điểm chung của hộ vừa có những điểm khác biệt. Những đặc
điểm của hộ nông dân bao gồm:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10



+ Là tập hợp của những người có cùng huyết thống hoặc quan hệ nhân
thân được quy định trong luật pháp.
+ Đa số hộ nông dân sống ở vùng nông thôn.
+ Nghề nghiệp chính và mang lại thu nhập chủ yếu cho hộ là sản xuất
nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp).
+ Là một đơn vị kinh tế đặc biệt, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu
dùng hàng hóa.
Tổng kết những quan điểm của các tác giả về mô hình và mô hình sản
xuất, tác giả cho rằng: Mô hình sản xuất chè của hộ nông dân là những hình mẫu
trong sản xuất chè mà hộ nông dân sử dụng, nó thể thể hiện sự kết hợp của các
nguồn lực trong điều kiện sản xuất cụ thể nhằm đạt được mục tiêu về sản phẩm
và lợi ích kinh tế mà hộ nông dân mong muốn.
* Vai trò của các mô hình sản xuất chè của hộ nông dân
Trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thì trông trọt giữ vai
trò chủ đạo, giá trị của ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu giá trị sản
xuất ngành nông nghiệp của địa phương. Do điều kiện địa hình và đất đai nên
trên địa bàn hình thành hai vùng trồng trọt là vùng trồng chè, trồng cây lâu năm ở
khu vực thượng huyện; vùng trồng mía và cây ra màu ở khu vực hạ huyện. Cây
Chè được xác định là một trong những cây trồng thế mạnh của huyện nên huyện
có nhiều chủ trương và chính sách đầu tư phát triển sản xuất chè trong những
năm qua. Bên cạnh đó, huyện chú trọng quy hoạch phát triển vùng chè nguyên
liệu nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho Công ty cổ phần Chè Tân Trào và
một số công ty, cơ sở sản xuất chè trên địa bàn huyện cũng như các tỉnh lân cận.
Đồng thời khuyến khích mở rộng diện tích chè trong hộ nông dân ở các xã có
trồng chè, nhân rộng các mô hình sản xuất chè có hiệu quả tại địa phương, đưa
các giống chè có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất đáp ứng nhu cầu
nguyên liệu cho các công ty chè (Hội đồng nhân dân huyện Sơn Dương, 2008).
Tùy thuộc điều kiện của hộ mà hộ có những cách thức tổ chức sản xuất

khác nhau, phù hợp với mục đích của mình. Các mô hình sản xuất chè của hộ có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


vai trò rất lớn: góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông
nghiệp, tạo việc làm cho lao động trong gia đình, nâng cao thu nhập và mức sống
của hộ, góp phần phát triển kinh tế hộ, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa
phương, phủ xanh đất trống đồi trọc, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế
trong thời gian trước mắt và lâu dài, tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất của các
công ty chè (Hội đồng nhân dân huyện Sơn Dương, 2008).
c) Phân loại mô hình sản xuất chè
Theo quy mô diện tích: việc phân loại quy mô diện tích trong sản xuất
nông nghiệp phụ thuộc vào từng giống cây trồng, hoặc diện tích nuôi trồng.
Không có một quy mô diện tích chung cho tất cả các giống cây trồng hay diện
tích nuôi trồng thủy sản, việc phân loại quy mô phụ thuộc vào mục đích nghiên
cứu nhưng tuân theo quy luật phân phối chuẩn. Qua khảo sát các hộ sản xuất chè
trên địa bàn huyện cho thấy quy mô diện tích ở các hộ là khác nhau, phụ thuộc
vào điều kiện đất đai và các nguồn lực khác cho sản xuất chè của hộ. Tính trung
bình các hộ sản xuất, diện tích chè trung bình mỗi hộ trung bình mỗi hộ từ 3800
– 4300 m2. Đối với nhóm hộ điều tra, diện tích trung bình là 6400 m2/ hộ, tỷ lệ hộ
có diện tích dưới 6500 m2 chiếm 49,3% tổng số hộ điều tra; số hộ có quy mô diện
tích từ 6500 đến 7000 m2 chiếm 10,45% còn lại là số hộ có diện tích trên 7000
m2. Phân loại quy mô sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện như sau:
+ Quy mô lớn (> 0,72 ha/hộ - tương đương >7000m2)
+ Quy mô vừa (từ 0,41 ha đến 0,72 ha/hộ - tương đương từ 4000m2 – 7000m2)
+ Quy mô nhỏ (dưới 0,41 ha/hộ - tương đương dưới 4000m2)
- Theo cách thức tổ chức sản xuất
+ Sản xuất – chế biến

+ Sản xuất – bán sản phẩm tươi
+ Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè
- Theo trình độ thâm canh
+ Mô hình thâm canh
+ Mô hình bán thâm canh (Nguyễn Thị Phương Hảo, 2012).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12


2.1.2 Lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế
a) Khái niệm hiệu quả, hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt
động kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức và năng lực quản lý kinh doanh của các
doanh nghiệp. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội là đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực sản
xuất xã hội ngày càng trở lên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả kinh tế đòi hỏi
khách quan của mọi nền sản xuất xã hội. Dưới góc độ nghiên cứu khác nhau,
phạm trù hiệu quả đang được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Khi nước ta
chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước thì việc xác định rõ bản chất và có quan niệm
thống nhất về hiệu quả kinh tế là vấn đề không những có ý nghĩa quan trọng về
mặt lý luận mà rất cần thiết trong hoạt động thực tiễn. Nó giúp các cơ sở xác định
đúng đắn các mục tiêu và giải pháp nâng cao HQKT (Nguyễn Tiến Dũng, 2015).
Có nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là
một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, phương thức
quản lý và các nguồn lực tự nhiên (Ngô Văn Hải, 1996).
Quan điểm khác lại cho rằng: Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu tổng hợp nhất về
chất lượng của sản xuất kinh doanh, nội dung của nó là so sánh giữ kết quả đã đạt

được với chi phí bỏ ra (Lê Thụ, 1993).
Hiệu quả của sản xuất xã hội được tính toán và kế hoạch hoá trên cơ sờ
những nguyên tác chung đối với nền kinh tế quốc dân bàng cách so sánh các kết
quả của sản xuất với cho phí hoặc nguồn dự trữ đã sử dụng. Theo tác giả Culinốp
thì: “hiệu quả sản xuất là tính kết quả của một nền sản xuất nhất định. Chúng ta
sẽ so sánh kết quả với chi phí cần thiết để đạt kết quả đó. Khi lấy tổng sản phẩm
chia cho số vật tư được hiệu suất vật tư. Tổng sản phẩm chia cho số lao động
được hiệu suất lao động” (Nguyễn Trần Quế, 1995).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13


Tính đến nay các nhà kinh tế học đã tranh luận và quan tâm nhiều về
HQKT và nó trở thành một phạm trù rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường.
HQKT được xem xét dưới nhiều góc độ và quan điểm khác nhau, trong đó có hai
quan điểm kinh tế cùng tồn tại:
- Quan điểm kinh tế truyền thống:
Quan điểm này cho rằng hiệu quả kinh tế là phần còn lại của hiệu quả sản
xuất kinh doanh sau khi đã trừ đi chi phí, nó được đo bằng các chỉ tiêu lãi hay lợi
nhuận. Nhiều tác giả cho rằng HQKT được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu
được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị
sản phẩm. Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là mức sinh lời của đồng vốn. Nó
chỉ được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh.
Các quan điểm truyền thống trên khi xem xét HQKT đã coi quá trình sản
xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong
khi đó, hiệu quả là chỉ tiêu quan trọng không những cho phép ta xem xét kết quả
đầu tư mà còn giúp chúng ta quyết định nên đầu tư cho sản xuất bao nhiêu, đến
mức độ nào. Trên phương diện này quan điểm truyền thống chưa đáp ứng được

đầy đủ. Mặt khác, quan điểm truyền thống không tính đến yếu tố thời gian khi
tính toán thu chi cho một hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, các hoạt động
đầu tư và phát triển lại có những tác động không những đơn thuần về mặt kinh tế
mà còn cả về mặt xã hội và môi trường, có những phần thu và những khoản chi
khó lượng hóa thì không thể phản ánh trong quan điểm này.
- Quan điểm của các nhà tân cổ điển về HQKT
Theo các nhà kinh tế tân cổ điển như Luyn Squire, Herman Gvander Tack
thì hiệu quả kinh tế phải được xem xét trong trạng thái động của mối quan hệ
giữa đầu vào và đầu ra. Thời gian là nhân tố quan trọng trong tính toán HQKT,
dùng chỉ tiêu HQKT để xem xét trong việc đề ra các quyết định cả trước và sau
khi đầu tư sản xuất kinh doanh. HQKT không chỉ bao gồm hiệu quả tài chính
đơn thuần mà còn bao gồm cả hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Chính vì

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14


×