Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Khảo sát các dòng ngô tự phối đánh giá ưu thế lai về tính trạng năng suất và chất lượng ngô rau tại gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.51 MB, 136 trang )

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.

Đặt vấn đề ............................................................................................ 1

2.

Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 2

1.1

Tình hình sản xuất ngô rau trên thế giới và Việt Nam .......................... 3

1.1.1 Tình hình sản xuất ngô và ngô rau trên thế giới .................................... 3
1.1.2 Tình hình sản xuất ngô và ngô rau tại Việt Nam................................... 8
1.2

Tình hình nghiên cứu và sử dụng giốngngô rau trên thế giới và
Việt Nam. ........................................................................................... 13

1.2.1 Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô rau trên thế giới ....................... 13
1.2.2 Nghiên cứu và sử dụng giống ngô rau tại việt Nam ............................ 18
1.3



Ưu thế lai và ứng dụng trong sản xuất ................................................ 19

1.3.1 Khái niệm dòng tự phối và ƯTL ........................................................ 19
1.3.2 Ứng dụng ƯTL trong sản xuất ngô ..................................................... 21
1.3.3 Đánh giá ƯTL về năng suất, chất lượng ngô rau ................................ 22
1.4

Chọn tạo dòng bố mẹ ngô rau ............................................................. 26

Chương2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 31
2.1

Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................... 31

2.1.1 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................ 31
2.1.2 Địa điểm thực hiện thí nghiệm ........................................................... 33
2.1.3 Điều kiện đất làm thí nghiệm ............................................................. 33

iii


2.1.4 Thời gian tiến hành ............................................................................ 33
2.2

Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 33

2.3

Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 34


2.3.1 Sơ đồ thí nghiệm và phương pháp bố trí thí nghiệm ........................... 34
2.4

Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm ...................................... 35

2.4.1 Phân bón ............................................................................................ 35
2.4.2 Thời vụ và mật độ gieo trồng ............................................................. 36
2.4.3 Kỹ thuật làm đất và trồng ................................................................... 36
2.4.4 Chăm sóc............................................................................................ 36
2.5

Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................... 37

2.5.1 Vụ Xuân 2014 (Thí nghiệm 1)và vụ Thu đông 2014 (Thí nghiệm 2) .... 37
2.6

Phương pháp theo dõi......................................................................... 43

2.7

Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 43

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 44
3.1

Kết quả nghiên cứu các dòng ngô rau vụ xuân 2014 ........................... 44

3.1.1 Đặc điểm thời gian sinh trưởngcủa các dòng ngô rau ....................... 44
3.1.2 Các chỉ tiêu sinh lý của các dòng ngô rau ........................................... 47

3.1.3 Chỉ số SPAD của các dòng ngô rau .................................................... 50
3.1.4 Đặc trưng hình thái cây của các dòng ngô rau .................................... 52
3.1.5 Các đặc trưng hình thái bắp của các dòng ngô rau .............................. 54
3.1.6 Đặc tính chống chịu của các dòng ngô rau.......................................... 57
3.1.7 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng ngô rau........ 59
3.2

Đánh giá ƯTL của các THL và dòng ngô rau Vụ thu đông2014 ......... 62

3.2.1 Đặc điểm thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai ngô rau ................. 62
3.2.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai ngô rau ......... 64
3.2.3 Động thái tăng trưởng số lá của các tổ hợp lai ngô rau ....................... 66
3.2.4 Diện tích lá (LA) và chỉ số diện tích lá (LAI) của các THL ngô rau......... 68
3.2.5 Chỉ số SPAD của các THL ngô rau .................................................... 72

iv


3.2.6 Khối lượng tươi, khô và chất khô tích luỹ của các THL ngô rau......... 74
3.2.7 Đặc trưng hình thái cây của các THL ngô rau .................................... 78
3.2.8 Một số đặc tính chống chịu của các THL ngô rau ............................... 81
3.2.9 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các THL ngô rau.......... 83
3.2.10 Năng suất bắp của các THL ngô rau .................................................. 87
3.2.11 Ưu thế lai về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .................. 90
3.2.12 Một số chỉ tiêu về chất lượng bắp bao tử của các THL ngô rau lai......... 94
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 96
1. Kết luận .................................................................................................... 96
2. Đề nghị ..................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98
PHỤ LỤC .................................................................................................. 104


v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐB

Đồng bằng

Hbp

ƯTL thực

HmP

ƯTL trung bình

Hs

ƯTL chuẩn

KNKH

Khả năng kết hợp

LT

Lí thuyết

NS


Năng suất

NSBBT

Năng suất bắp bao tử

NSLT

Năng suất lí thuyết

NSTP

Năng suất thương phẩm

NSTT

Năng suất thực thu

SD

Độ lệch chuẩn

THL

Tổng hợp lai

TP

Thương phẩm


TT

Thực thu

ƯTL

Ưu thế lai

IQF

Idividual quick frozen

MS

Male sterile

OPV

Open pollinated variety

CIMMYT

Trung tâm cải lương ngô và lúa mỳ quốc tế

(Centro Internacional de Mejoramiento de Maiz y Trigo)
BC
QPM

Backcross populations

Quality protein maize

vi


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô rau ở Thái Lan (20002004) ............................................................................................ 5
Bảng 1.2. Giá trị xuất khẩu ngô rau ở Thái Lan (triệu bath) ......................... 6
Bảng 1.3. Xuất khẩu ngô rau của Thái Lan trong thời gian 2002-2004 ......... 7
Bảng 1.4. Các nước chính nhập khẩu ngô rau của Thái Lan năm 2004 ......... 8
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô Việt Nam từ năm 20102013 ............................................................................................. 9
Bảng 1.6. So sánh chất lượng ngô rau đóng hộp của Thái Lan và Việt
Nam ........................................................................................... 11
Bảng 1.7. Sản phẩm thu được từ việc trồng ngô rau ở một số vùng
trồng trong vài năm gần đây ....................................................... 11
Bảng 1.8. So sánh các giống ngô rau được trồng phổ biến tại Thái Lan ..... 17
Bảng 1.9. Giá trị dinh dưỡng của ngô rau từ phân tích 100 gram so với
các loại rau khác......................................................................... 25
Bảng 2.1. Các dòng tự phối ngô rau tham gia thí nghiệm trong vụ
Xuân 2014 .................................................................................. 31
Bảng 2.2. Danh sách các THL và dòng bố mẹ trong Vụ thu đông 2014...... 32
Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng của các dòng ngô rau trong vụ Xuân
2014 ........................................................................................... 45
Bảng 3.2. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các dòng ngô rau trong
vụ Xuân 2014 ............................................................................. 47
Bảng 3.3. Chỉ số SPAD của các dòng ngô rau trong vụ Xuân 2014 ............ 50
Bảng 3.4. Đặc trưng hình thái cây của các dòng ngô rau trong vụ
Xuân 2014 .................................................................................. 52
Bảng 3.5. Các đặc trưng hình thái bắp của các dòng ngô rau trong vụ

Xuân 2014 .................................................................................. 55

vii


Bảng 3.6. Một số đặc tính chống chịu của các dòng ngô rau trong vụ
Xuân 2014 .................................................................................. 57
Bảng 3.7. Các yếu tố cấu thành NS hạt và NSLT của các dòng ngô rau
trong vụ Xuân 2014.................................................................... 59
Bảng 3.8. Đặc điểm thời gian sinh trưởng của một số tổ hợp lai ngô
rau trong Vụ thu đông 2014........................................................ 63
Bảng 3.9. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các THL ngô rau
Vụ thu đông 2014....................................................................... 65
Bảng 3.10. Động thái tăng trưởng số lá của các THL Vụ thu đông 2014 ...... 67
Bảng 3.11. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các THL ngô rau trong
Vụ thu đông 2014....................................................................... 69
Bảng 3.12. Chỉ số SPAD của các THL ngô rau Vụ thu đông 2014 ............... 72
Bảng 3.13. Khối lượng chứa tươi và khô của các THL ngô rau Vụ thu
đông 2014 .................................................................................. 75
Bảng 3.14. Đặc trưng hình thái cây của các THL ngô rau trong Vụ thu
đông 2014 .................................................................................. 79
Bảng 3.15. Một số đặc tính chống chịu sâu bệnh hại và khả năng chống
đổ của các THL ngô rau Vụ thu đông 2014 ................................ 82
Bảng 3.16. Khả năng ra bắp, số bắp thực thu và số bắp thương phẩm
của các THL ngô rau Vụ thu đông 2014 ..................................... 85
Bảng 3.17. Năng suất bắp bao tử của các THL ngô rau Vụ thu đông
2014 ........................................................................................... 88
Bảng 3.18. Ưu thế lai về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
của các THL ngô rau Vụ thu đông 2014 ..................................... 93
Bảng 3.19. Chỉ tiêu về chất lượng bắp bao tử của các THL ngô rau

trong Vụ thu đông 2014 ............................................................. 94

viii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Biểu đồ năng suất của các dòng ngô rau tham gia thí nghiệm..... 62
Hình 3.2

Biểu đồ động thái tăng trưởng chiều cao cây của các THL
ngô rau ....................................................................................... 66

Hình 3.3

Biểu đồ động thái tăng trưởng số lá của các THL ....................... 68

Hình 3.4

Biểu đồ diện tích lá của các THL ngô rau................................... 70

Hình 3.5

Biểu đồ chỉ số diện tích lá của các THL ngô rau ........................ 70

Hình 3.6

Biểu đồ chỉ số SPAD của các THL ngô rau ................................ 74

Hình 3.7


Biểu đồ tăng trưởng khối lượng chất khô của các THL ngô rau ...... 77

Hình 3.8

Biểu đồ chiều cao cây cuối cùng, số lá cuối cùng, chiều cao
đóng bắp của các THL ngô rau ................................................... 81

Hình 3.9

Biểu đồ khả năng ra bắp, số bắp thực thu và số bắp thương
phẩm của các THL ngô rau lai (nghìn bắp/ha) ............................ 86

Hình 3.10 Biểu đồ năng suất của các THL ngô rau lai ................................ 90

ix


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây ngô (Zea mays L.) là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn
cầu. Ngô có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề an ninh lương
thực ở mỗi quốc gia trên thế giới nhất là ở các nước kém phát triển (Kham Tom,
2009). Ngô có nguồn gốc từ Mexico thuộc Trung Mỹ, sau đó được phát triển và
trồng khắp châu Mỹ. Theo thời gian, từ khi người châu Âu tìm ra châu Mỹ thì
cây ngô được lan tỏa ra khắp thế giới(José Antonio , 2009).
Ngô được coi là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất thế giới sau
lúa mỳ và lúa nước. Tuy nhiên nếu xét về tiềm năng cho năng suất thì cây ngô
đứng hàng đầu. Từ cuối thế kỷ XVIII đến trước những năm 40, năng suất ngô
trung bình chỉ đạt từ 1,2-1,8 tấn/ha. Nhưng trong hơn 40 năm trở lại đây tốc độ

tăng trưởng về năng suất cũng như sản lượng của ngô đạt ở mức rất cao và sản
xuất ngô đã giữ một vị trí đặc biệt trong nền nông nghiệp thế giới (Trương
Vĩnh Hải, 2013). Ở một số nước thuộc Nam Mỹ và Châu Phi thì ngô còn là
nguồn lương thực chính và không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài
ra ngô còn được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, làm nguyên liệu cho các nhà
máy sản xuất thức ăn giá súc, cho công nghiệp sản xuất cồn, tinh bột, dầu,
glucôza, bánh kẹo.
Trong những năm gần đây, ngô dùng làm thực phẩm phổ biến như ngô
đường vàbắp ngô rau làm thức ăn cao cấp. Ngô rau hay ngôbao tử (baby corn)
là ngô dùng bắptươi hoặc đóng hộp cung cấp cho nội địa hoặc xuất khẩu. Ngô
rau là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như vitamin E, các khoáng
chất và Protein. Ngô rau được trồng rộng rãi và phổ biến ở Thái Lan, Đài
Loan ... và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngô rau thu hoạch vào giai đoạn bắt
đầu phun râu, khi sự tích lũy các chất đồng hóa ở mức cao nhất lúc bắp ngô
non có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Mặt khác, ngô rau là một loại rau ít bị
ô nhiễm vì nó không cần hoặc ít sử dụng thuốc trừ sâu và bắp non được bọc
kín trong lá bi dày. Ngoài ra, cây ngô còn có một lượng thân lá rất lớn trên một
1


đơn vị gieo trồng, đây là một khối lượng thức ăn xanh cao cấp cho đại gia súc
đặc biệt là bò sữa và có thể ủ chua làm thức ăn dự trữ cho Vụ thu đông hiếm cỏ
xanh (Nguyễn Phùng Dương, 2007).
Hiện nay, ngô rau rất được thế giới ưa chuộng vì là thức ăn bổ dưỡng và
sạch. Ở Việt Nam, diện tích trồng ngô rau không nhiều, chủ yếu tập chung ở các
đồng bằng (ĐB) ven đô thị lớn như ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long, tại
vùng miền trung cũng đã trồng thí nghiệm ở một số nơi (Nguyễn Bá Lộc và
Nguyễn Thị Quỳnh Trang, 2009). Nguồn ngô rau tươi cũng như đóng hộp mới
chỉ đáp ứng một phần tiêu thụ trong nước ở một số thành phố lớn đặc biệt trong
các khách sạn, nhà hàng. Lượng ngô rau tiêu thụ trong nước phần lớn vẫn qua

con đường nhập khẩu. Tuy nhiên những năm gần đây việc sản xuất ngô rau phục
vụ cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu đã được nhiều cơ sở nghiên cứu,
sản xuất và chế biến quan tâm(Nguyễn Phùng Dương, 2007). Các giống ngô rau
được trồng ở Việt Nam hiện nay đều được nhập nội từ Thái Lan, Trung Quốc...
với giá hạt giống rất cao. Những nghiên cứu về chọn tạo giống ngô rau chưa
được quan tâm và đầu tư nhiều. Tại Lào mặc dù nhu cầu sử dụng giống ngô rau
cao nhưng không có cơ quan nào nghiên cứu và nguồn giống, chủ yếu dùng
giống ngô thông thường và giống nhập nội từ Thái Lan.
Xuất phát từ những thực tiễn trên, để góp phần phát triển các dòng ngô
raucho công tác chọn tạo ra những giống ngô rau mới có năng suất cao, phẩm
chất tốt đưa vào áp dụng trong sản xuất đại trà; chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài“ Khảo sát các dòng ngô tự phối – đánh giá ưu thế lai về tính trạng năng
suất và chất lượng ngô rautại Gia Lâm, Hà Nội”
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của các
dòng ngô rau tự phối trong vụ Xuân 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội
Đánh giá ưu thế lai về chỉ tiêu năng suất và chất lượng của các tổ hợp ngô
lai bao tử và chọn ra một số tổ hợp ngô lai tốt phục vụ sản xuất trong vụ thu
đông 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội.
2


Chương1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1Tình hình sản xuất ngô rau trên thế giới và Việt Nam
1.1.1 Tình hình sản xuất ngô và ngô rau trên thế giới
Sản xuất và tiêu thụngô rau trên thế giới
Sản xuất ngô raucàng ngày càng được mở rộng trên toàn thế giới. Trong đó,
Châu Á là nơi có nhu cầu sử dụng ngô rau cao nhất, bắp non được thu hoạch và
sản phẩm bắp bao tử sử dụng ngay trong nước. Ngô rau không chỉ dùng làm sản
phẩm tươi mà còn được đóng hộp và bảo quản đông lạnh dùng trong nước mà

còn được đem xuất khẩu ra các nước khác trên thế giới. Các nước xuất khẩu bắp
non chính bao gồm Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Zimbabwe, Zambia,
Indonesia, Nam Phi, Nicaragua, Costa Rica, Guatemala,Honduras và thị trường
nhập khẩu ngô rau chủ yếu của các nước trên là Anh, Mỹ, Malaysia, Đài Loan,
Nhật Bản và Úc (Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam, 2014). Tình hình thị
trường thế giới của ngô rau trong từng khu vực trong 10 năm trở lại đây được
tóm tắt như sau:
Bắc Mỹ:
Bắc Mỹ là thị trường nhập khẩu ngô rau lớn nhất thế giới. Các quốc gia
thuộc Bắc Mỹ thường nhập khẩu sản phẩm ngô rau và tiêu thụ trong nước. Bắp
non thường được sử dụng trong các nhà hàng cao cấp và hiếm gặp trong các siêu
thị hay các nhà bán buôn, bán lẻ. Có hai sản phẩm ngô rau được nhập khẩu chủ yếu
là sản phẩm ngô rau đóng hộp (bắp non được ngâm muối trong lọ thuỷ tinh) và sản
phẩm ngô rau đông lạnh nhanh (IQF). Sản phẩm ngô rau đóng hộp và sản phẩm
ngô rau đông lạnh nhanh được Mỹ nhập khẩu từ các nước của Châu Á như Thái
Lan, Đài Loan và Indonesia, tuy nhiên sản phẩm ngô rau đông lạnh nhanh (IQF)
giá cao nên được nhập khẩu ít hơn.

3


Châu Âu:
Châu Âu là thị trường nhập khẩu ngô rau lớn hơn Bắc Mỹ. Sản phẩm ngô
rau chưa đóng gói và đã được đóng gói được nhập khẩu từ một số nước thuộc
Châu Á và Châu Phi vào thị trường Châu Âu ngày càng nhiều. Trong các quốc
gia thuộc Châu Âu, thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn nhất là Vương Quốc Anh.
Anh và các nước trong khu vực nhập khẩu sản phẩm ngô rau sau đó cung cấp,
phân phối tại các siêu thị và được bán buôn, bán lẻ bởi các doanh nghiệp và tư
nhân trên toàn quốc chứ không tập chung chủ yếu tại các nhà hàng như tại Bắc
Mỹ. Ngoài cung cấp cho thị trường trong nước, việc nhập khẩu ngô rau ở dạng

đơn giản (chưa qua đóng gói) sẽ trải qua giai đoạn chế biến và được đem xuất
khẩu sang các nước khác. Tuy nhiên chỉ có một vài nước của Châu Âu xuất
khẩu sản phẩm ngô rau, điển hình là Hà Lan.
Trung Đông:
Trung Đông nhập khẩu ngô rau chủ yếu từ Hà Lan và một số nước thuộc
Châu Âu ở dạng đóng gói sẵn. Nhưng trên thực tế các sản phẩm ngô rau đó có
nguồn gốc từ Châu Á Và Châu Phi. Trong các nước thuộc khu vực Trung Đông,
Ả Rập Xê Út là nước nhập khẩu lớn nhất sản phẩm ngô rau ở dạng đóng hộp.
Châu Á:
Châu Á là thị trường sản xuất và cung cấp sản phẩm ngô rau lớn nhất. Hầu
hết các nước ở Châu Á sản xuất ngô rau và xuất khẩu sang các khu vực khác.
Một số nước nhập khẩu các hộp bắp non để phục vụ cho việc đóng gói và bảo
quản ngô rau như Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia.
Thái Lan:
Thái Lan là nước đã có đóng góp lớn trong việc sản xuất và sử dụng ngô
rau.

4


Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô rau ở Thái Lan (2000-2004)
Chỉ tiêu
Diện tích (ha)

2000-2001

2001-2002

2002-2003


2003-2004

24623,2

37179,52

37380,8

34858,24

8

8,2

7

7,2

177,142

177,142

255,221

249,303

Năng suất (tấn/ha)*
Sản lượng 1,000 (tấn)

* Năng suất bắp non cả lá bi

Nguồn: Volkerkleinhenz và Anonymous, 2006

Thông qua bảng số liệu trong 4 năm (2000-2004) ta thấy diện tích, năng suất và
sản lượng ngô rau ở Thái Lan có sự biến động và không ổn định cụ thể là:
Diện tích trồng ngô rau biến động và tăng mạnh trong 4 giai đoạn:
Giai đoạn 2000 - 2001 là 24623,2 ha, giai đoạn 2001-2002 là 37179,52 ha,
tăng 12556,32 ha. Giai đoạn 2003-2004, diện tích còn 34858,24 ha, giảm
2321,38 ha so với giai đoạn 2001-2002. Diện tích đạt nhỏ nhất là giai đoạn
2000-2001. Giai đoạn 2002-2003, diện tích đạt lớn nhất là 37380,8 ha.
Năng suất ngô rau biến động nhỏ và không đều qua các năm.
Giai đoạn 2000-2001 đạt 8 tấn/ha, giai đoạn 2001-2002 đạt 8,2 tấn/ha, tăng
gần 0,2 tấn/ha. Giai đoạn 2002-2003 năng suất đạt 7 tấn/ha, giảm 1,2 tấn/ha so
với giai đoạn 2001-2002. Giai đoạn 2003-2004, năng suất đạt 7,2 tấn/ha, tăng
0,2 tấn/ha so với giai đoạn 2002-2003. Giai đoạn đạt năng suất nhỏ nhất là giai
đoạn 2002-2003 và đạt năng suất cao nhất giai đoạn 2001-2002 .
Sản lượng ngô rau từ năm 1987-1991 tăng từ 64.190-129,647 tấn. Trong
đó, giai đoạn 1989-1990 sản lượng đạt cao nhất 163,501 tấn và giai đoạn 19871988 đạt thấp nhất 64,190 tấn.
Ngay từ những năm đầu của thập kỉ 70 Thái Lan là một trong những
nước của Châu Á đề xuất việc dùng ngô non làm rau và xuất khẩu sang nhiều
nước của Châu Âu và châu Á.Thời gian đầu Thái Lan xuất khẩu ngô rau tươi.
Thời gian sau Thái Lan xuất khẩu sản phẩm ngô rau bằng cách đóng hộp do

5


xuất khẩu tươi gặp không ít khó khăn. Sản lượng ngô rau xuất khẩu tăng
nhanh chóng và đã mang lại một lượng ngoại tệ đáng kể cho đất nước này
thông qua số liệu bảng 1.2.
Bảng 1.2. Giá trị xuất khẩu ngô rau ở Thái Lan (triệu bath)
Nước nhập

khẩu

1989*

1990**

1991**

1992**

1975-1992

Mỹ

0,004

194,9

364,3

293,3

1.661,6

Nhật

2,517

78,6


125,2

109,9

672,3

Đức

0,945

48,1

84,7

87,3

473,8

Úc

-

35,2

83,9

54,2

370,2


Canada

0,29

40

73,7

53,9

298,3

Hồng Kông

1,046

16,6

32,7

37,8

149,3

V.Q.Anh

18,514

14,5


31,8

31

141,5

Singapo

0,922

13,2

34,3

25,1

122,7

-

14,2

20,8

23,6

90,1

Đan mạch


4,365

10,2

17,2

12,4

72,6

Nước khác

4,806

44,8

72,5

80,2

253,4

Tổng

33,409

536,7

981,4


826,1

4.505,6

Pháp

* Ngô rau tươi

** Ngô rau đóng hộp

Nguồn: Pradit Suthipong, 1996

Qua bảng cho thấy:
Từ năm 1975-1992 Thái Lan đạt 4.505,6 triệu bath khi xuất khẩu ngô ra thị
trường bên ngoài, điển hình là Mĩ, Nhật, Úc. Trong đó thị trường cho doanh thu
lớn nhất trong tổng doanh thu là Mỹ (1.661,6 triệu bath), sản phẩm chủ yếu là
sản phẩm ngô rau đóng hộp.
Trong những thập niên gần đây, ngô rau tiêu thụ trong nước và nước ngoài
đã trở thành một đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Thái Lan. Bắp non tươi,
đông lạnh và đóng hộp càng trở nên phổ biến hơn cả ở Thái Lan và ở nước ngoài
được trình bày tại bảng 1.3.

6


Bảng 1.3. Xuất khẩu ngô rau của Thái Lan trong thời gian 2002-2004
Năm

Ngô rau


Giá trị

đóng hộp (tấn) (triệu bath) *

Ngô rau tươi

Giá trị

(tấn)

(triệu bath)

2002

61.413

1643

3954

173

2003

62.830

1645

8444


197

2004

63.473

1675

3853

244

*

1 USD = 39Bath
Nguồn: Volkerkleinhenz và Anonymous, 2006

Trong năm từ 2002 đến 2004, Thái Lan đã thu được hơn 1.700 triệu bath
mỗi năm. Trong số hai sản phẩm, sản phẩm ngô rauđóng hộp được xuất khẩu
với số lượng cao và rõ rệt hơn so với ngô rautươi trong suốt ba năm qua.
Từ sau quá trình sản xuất và chế biến trong nước, sản phẩm ngô rau của
Thái Lan đã xuất khẩu đến nhiều thị trường lớn mạnh trên thế giới. Đã có nhiều
nước nhập khẩu ngô rau từ Thái Lan, điển hình là Hoa kỳ. Năm 2004, Hoa Kỳ là
thị trường nhập khẩungô rau lớn nhất của Thái Lan, chiếm 31,23 % tổng số
lượng xuất khẩu của Thái Lan (Bảng 1.4). Mỹ thích mua ngô rauđóng hộp trong
khi các nước trong khu vực châu Âu thích các sản phẩmngô rau tươi. Khác với
Mỹ,Anh là nước nhập khẩu ngô rautươi lớn nhất của Thái Lan. Tuy nhiên, Thái
Lan cũng có những đối thủ cạnh tranh cao về xuất khẩu ngô rau mà chủ yếu là
các nước thuộc châu Phi như Zimbabwe, Zambia, Kenya vài Sri Lanka thuộc
châu Âu. Điều này đã dẫn đến sự sụt giảm lượng sản phẩm xuất khẩu của Thái

Lan. Trong các nước châu Á, Malaysia là nước nhập khẩu lớn nhất sau đó là
Nhật Bản, Hồng Kông và Singapore. Nhật Bản và Singapore nhập khẩu bắp non
tươi nhiều hơn bắp non đóng hộp, trong khi Hồng Kông thì ngược lại.

7


Bảng 1.4. Các nước chính nhập khẩu ngô rau của Thái Lan năm 2004
Nước nhập
khẩu
Hoa Kỳ
Nhật Bản
Anh
Hà Lan
Canada
Úc
Đức
Nước khác
Tổng

Khối lượng nhập
khẩu (tấn)

Tỉ trọng khối lượng nhập khẩu của
các nước(%)

21.029
4820
4229
4201


31,23
7,20
6,28
6,24

3744
3503

5,56
5,20

3280
22.520
67.326

4,876
33,42
100
Nguồn: Volkerkleinhenz và Anonymous, 2006

1.1.2 Tình hình sản xuất ngô và ngô rautạiViệt Nam
Sản xuất ngô tại Việt Nam
Trước đây, sản xuất ngô của Việt Nam còn lẻ tẻ, phân tán và mang tính tự
cung, tự cấp. Các giống ngô được trồng hầu hết là các giống địa phương, giống
do người nông dân để lại sau mỗi vụ thu hoạch nên năng suất thấp và công chăm
sóc lại cao. Vào thập niên 60 của thế kỉ XX, diện tích trồng ngô của Việt Nam
không nhiều (>300 nghìn ha), năng suất chỉ đạt trên 1 tấn/ha, đến đầu những
năm 1980 cũng không có sự dịch chuyển lớn và ở mức 1,1 tấn /ha. Theo các nhà
nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Ngô cho biết, từ năm 2006 trở đi, năng suất

và sản lượng ngô của Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt lớn và biểu hiện
rõ rệt trong 4 năm gần đây nhất (2010-2013) được trình bày tại bảng 1.5 (Thông
tin xã hội Việt Nam, 2013).
Trong 4 năm (2010-2013) diện tích và sản lượng ngô cả nước tương đối ổn
định và đạt năng suất cao. Năm 2010, diện tích đạt 1.126.400 ha, tổng sản lượng
lên tới trên 4.606.800 tấn. Năm 2011, diện tích giảm nhẹ còn 1.121.300 ha,
nhưng tổng sản lượng tăng và lên tới trên 4.835.700 tấn. Năm 2012, diện tích

8


vẫn giảm và đạt 1.118.200 ha, tổng sản lượng lên tới trên 4.803.200 tấn. Năm
2013, diện tích tăng lên tới 1.172.700 ha, nhưng tổng sản lượng cao nhất trong 3
năm và đạt 5.193.500 tấn (bảng 1.5).
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô Việt Nam từ năm 2010-2013
Diện tích

Năng suất

sản lượng

(1000 ha)

(tấn/ha)

(1000 tân)

2010

1.126,4


4,09

4.606,8

2011

1.121,3

4,31

4.835,7

2012

1.118,2

4,30

4.803,2

2013

1.172,7

4,42

5.193,5

Năm


Nguồn: FAOSAT, 2014

Hiện nay, ở Việt Nam đang tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm một số
giống ngô lai có năng suất và chất lượng tốt phục vụ nhu cầu sản xuất như giống:
LVN35, DP5, SC16161, SC184, LVN98, SX2010... Dự kiến Việt Nam sẽ đưa
diện tích ngô lai từ 70% (năm 2002) lên 90% (năm 2005), đạt 4 triệu tấn ngô
trên diện tích 1 triệu ha (Trần Hồng Uy, 2000), đến năm 2010 đạt 6 triệu tấn ngô
trên diện tích 1,2 triệu ha và đưa tỷ lệ sử dụng giống ngô lai lên 96% (Trần
Hồng Uy, 2001).
Có thể nhận thấy trong vòng 20 năm qua diện tích trồng ngô của Việt Nam
có sự thay đổi nhanh về diện tích, năng suất và cơ cấu bộ giống, tuy nhiên diện
tích trồng nhóm ngô thực phẩm chất lượng cao nói chung và ngô rau hay ngô
bao tử nói riêng vẫn còn hạn chế.
Sản xuất ngô rau tại Việt Nam
Tại Việt Nam, sản xuất ngô rautại một số vùng cũng đang phát triển khá
mạnh, ngô raukhông chỉ cung cấp cho thị trường trong nước mà còn cho cả
thị trường xuất khẩu ra bên ngoài. Tuy nhiên, sản xuất ngô rau, đặc biệt là

9


ngô rau lai vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa phổ biến rộng rãi, sản phẩm của
ngô rau chủ yếu cung cấp trong nước. Cách sử dụng phổ biến của ngô rau là
ăn tươi và được chế biến thành các món ăn dùng trong các bữa ăn hàng ngày.
Vậy nên các số liệu về diện tích, năng suất, và sản lượng ngô rau trong nước
không được tổng hợp thường xuyên hay không có số liệu thống kê cụ thể như
sản phẩm ngô lấy hạt.
Ngô rau là một trong những cây trồng lý tưởng cho sản phẩm nông nghiệp
sạch. Đây là một loại rau cao cấp đang được thị trường quốc tế ưa chuộng.

Nhiều khách hàng quốc tế đã quan tâm và đặt mua sản phẩm đồ hộp ngô raucủa
Việt Nam. Kết quả nghiên cứu trong nước cho thấy so với đồ hộp ngô rau của
Thái Lan và Trung Quốc sản xuất được nhập khẩu vào Việt Nam năm 1995, đồ
hộp ngô rau sản xuất theo quy trình công nghệ của Việt Nam hoàn toàn đảm bảo
mọi yêu cầu về chất lượng và cảm quan. Giá thành sản xuất trong nước lại rẻ
hơn. Sản phẩm ngô rau cũng đã được sử dụng nhiều ở trong nước, chủ yếu ở các
đô thị và các khu du lịch(Mai Thị Phương Anh, 1999).
Từ bảng 1.6 cho thấy sản phẩm ngô rau của Việt Nam gần giống với sản
phẩm ngô rau của Thái Lan, chỉ khác nhau ở một số đặc điểm như tổng bắp bao
tử trong hộp của Việt Nam có khối lượng 220(g)/hộp trong khi ở Thái Lan là
225(g)/hộp, độ ăn mòn khác nhẹ và giá bán của ngô rau sản xuất trong nước rẻ
hơn(Mai Thị Phương Anh, 1999).
Trong những năm gần đây, sản xuất ngô rau tại một số nơi với quy mô
không hề nhỏ đã cho thấy tầm quan trọng của việc trồng ngô rauđược tổng hợp
và thể hiện thông qua bảng 1.6.

10


Bảng 1.6. So sánh chất lượng ngô rau đóng hộp của Thái Lan và Việt Nam
Tên mẫu

Ngô nhập từ

Ngô sản xuất tại

Thái lan

Việt Nam


Nguồn sản xuất

GRAND ASIA

Viện rau quả

Cỡ hộp

15oz

15oz

Khối lượng tịnh (g)

425

425

Khối lượng nguyên bắp (g)

225

220

Bên trong hộp

Tráng thiếc

Tráng thiếc


Thời gian bảo quản

6 tháng

6 tháng

Tình trạng bao bì

Ăn mòn nhẹ

Ăn mòn không rõ

Màu sắc

Vàng sáng

Vàng sáng

Hình thức

Đẹp đều

Đẹp đều

Trạng thái

Dòn

Dòn


Mùi vị

Hơi có vị ngô, ngon

Hơi có vị ngô, ngon

Giá bán lẻ

20 bath=8.800đ

7.500đ

Nguồn: Lê Ngọc Sáu và Nguyễn Công Hoan, 1995

Bảng 1.7. Sản phẩm thu được từ việc trồng ngô rau ở một số vùng trồng
trong vài năm gần đây
Vụ trồng
Hè-2008

Địa điểm
Thừa Thiên-

Diện tích

Sản phẩm

trồng

chính


2000m2

Bắp bao tử

Huế
Xuân-2010

Thừa Thiên-

Sản phẩm phụ
Lá bi, thân lá
xanh: 1,25 tấn/ha

3000m2

Bắp bao tử

Lá bi, thân lá ngô

>3350ha

Rau đậu lành

Lá bi và thân lá

và bắp bao tử

xanh cây ngô

Bắp bao tử


Lá bi, thân lá ngô

Huế
Đông-xuân

An Giang

2012-2013
Xuân-2013

An Giang

30 ha

Nguồn: Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam, 2014

11


Tại Thừa Thiên-Huế, các nhà khoa học đã tiến hành trồng thử nghiệm ngô
rau xen với dưa chuột bao tử. Ngô rau được đem trồng tại vụ này là giống lai F1
như SG 22 và LVN 23. Với mật độ 120000 cây/ha với 4 điểm thuộc 3 xã: Phú
Ốc, Hương Hồ (Hương trà), Thuỷ Thanh (Hương Thuỷ) và Hương Long (thành
phố Huế). Kết quả cho thấy, giống SG 22 đạt 2,4-2,72 tấn/ha, LVN đạt1,28-1,84
tấn/ha còn cho 1,25 tấn thân lá và 0,2 tấn lá bi sử dụng làm thức ăn cho gia
súc(Pradit Suthipong, 1996).
Trong Vụ thu đông xuân 2012-2013 và vụ Xuân 2013, tỉnh An Giang
đãtrồng được 3350 ha cả rau đậu nành và ngô rau hợp đồng với công ty cổ phần
Rau quả thực phẩm An Giang (Thu Trang, 2013)và vụ xuân 2013 đã trồng với

tổng diện tích lên đến 30 ha, với năng suất bắp đạt bình quân 1,8 tấn/ha. Với lợi
nhuận từ 11-12 triệu đồng/ha, cao gấp đôi so với trồng lúa. Đây là một hướng đi
mới và hữu ích cho người nông dân (Sharma và Saikia, 2000).
Sau khi thu hoạch, sản phẩm được chế biến từ bắp non rất đa dạng.khi thu
hoạch xong chủ yếu được dùng tươi, nộm, xào nấu.Ăn ngô rau cung cấp cho cơ
thể vitamin giúp cơ thể tăng sức để kháng và phòng chống một số bệnh do thiếu
vitamin gây ra. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ cao trong bắp non cũng giúp
chống lại các vấn đề về tiêu hóa như táo bón. Chính vì vậy, dùng ngô rau hàng
ngày rất tốt cho cơ thể trên mọi lứa tuổi. Ngoài ra sau khi thu hoạch ngô non,
phần thân lá còn lại là khối lượng thức ăn xanh cung cấp cho gia súc, đặc biệt ở
những vùng nuôi bò sữa. Trong trường hợp thân lá nhiều, gia súc không ăn hết
có thể đem ủ xanh làm thức ăn dự trữ cho gia súc vào mùa đông khi thức ăn
khan hiếm, ủ xanh thân lá giúp chuyển hoá một số chất khó tiêu thành dễ tiêu
giúp gia súc tiêu hoá tốt mà lượng chất dinh dưỡng cung cấp vào cơ thể tăng hơn
so với thức ăn không ủ xanh. Ngoài ra ở những vùng trồng cây công nghiệp ngô
cũng là cây trồng xen, gối rất tốt vừa mang lại lợi ích kinh tế vừa góp phần chống xói
mòn,…(Mai Thị Phương Anh, 1999).

12


Do thấy được lợi nhuận cao do ngô rau mang lại, một số tỉnh đã đưa ra các
quy trình trồng ngô rau như Bắc Giang, Hà Nam, Gia Lâm-Hà Nội. Thực tế đã
có các công ty sản xuất chế biến với mô hình trang trại khép kín nhằm đáp ứng
nhu cầu trong nước và quốc tế, mà chủ yếu là thị trường khó tính nhưng nhiều
tiềm năng như Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á,...ngô rau đang dần chiếm tỉ trọng
trong nước và thế giới trong một tương lai không xa.
1.2Tình hình nghiên cứu và sử dụng giốngngô rautrên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô rau trên thế giới
Trên thế giới, ngô là cây trồng được nghiên cứu tế bào học nhiều nhất. Ngô

có bộ nhiễm sắc thể là 2n=20 (n=10). Các loại đột biến thành tam bột, tứ bội, lục
bội… là do con người lai tạo ra nhưng lại không được dùng cho mục đích
thương mại. Trong đó, sự đột biến làm tăng lượng đường và giảm lượng tinh bột
là yếu tố rất cần thiết trong quá trình tạo ra các giốngngô rau. Khác với các loại
ngô khác, ngô rau không lấy hạt mà lấy phần đã tách lá bi để sử dụng. Phần này
có vị ngọt do có chứa một lượng đường cao. Do vậy, các nhà khoa học đã
nghiên cứu và thấy tại hạt ngô rau có chứa gen quy định đường trong nội nhũ
(allen sugary hay còn được gọi tắt là Su nằm trên nhiễm sắc thể thứ tư). Những
năm sau đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều gen tổng hợp đường và
dùng ít nhất 7 gen để tổng hợp đường trong nội nhũ hạt ngô. Trong đó điển hình
là gen shrunken-2 (sh2). Ngoài đặc điểm về gen quy định lượng đường, một vài
kiểu gen khác đa chức năng vừa là gen chính, vừa là gen phụ ảnh hưởng đến
toàn bộ quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô. Những gen này ảnh hưởng
đến tính trạng số lượng như ngoại hình bắp, hình dáng cây và sức sống, sức nảy
mầm của hạt giống. Về tính trạng chất lượng được quy định bởi gen hương vị và
độ mềm của bắp non. Hương vị được xác định bằng độ ngọt, hương thơm và
được đánh giá qua cảm quan trong quá trình chọn giống(Mai Thị Phương Anh,
1999).

13


Với sự đa dạng về kiểu gen, các gen được liên kết lại với nhau, sau đó được
đánh giá và chọn lọc cho ra giống ngô rau ưu tú để sản xuất. Có hai giống ngô
rau được tạo ra trong sản xuất ngô rau là giống tự thụ phấn và giống thụ phấn tự
do. Giống thụ phấn tự do có sức sống cao, sinh sản nhiều, chống chịu sâu bệnh
tốt và khả năng thoái hoá giống ít hơn giống tự thụ phấn. Trong quá trình theo
dõi khi nghiên cứu, các nhà khoa học quan tâm nhiều nhất đến sự đa dạng các
kiểu gen và tần số xuất hiện của chúng. Tần số xuất hiện gen được đặc biệt chú
ý tại ba đặc điểm: Chỉ tiêu số lượng, chỉ tiêu chất lượng và chỉ tiêu khả năng

chống chịu sâu bệnh.
Giống lai là giống hoàn hảo nhất trong chọn giống. Nó được tạo ra do sự
kết hợp của quá trình tự thụ phấn và thụ phấn tự do theo ý muốn của con người.
Giống lai đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của con người về các tính trạng số lượng,
chất lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh. Lai giúp cho năng suất ngô rau
tăng do sự sinh sản nhiều bắp trên một quy mô diện tích không đổi. Sự sinh sản
nhiều bắp do gen thuộc tính trạng số lượng quy định và có thể bị giảm nếu như
các nhà khoa học lai tạo ít, nguồn gen ít phong phú và chất lượng thấp hoặc
trong khâu đánh giá chất lượng rất tốn kém.
Đối với các giống ngô rau có tiềm năng năng suất tốt, khử đực là khâu rất
quan trọng để năng suất ngô rau đạt tối đa. Trong thời gian trồng đến thu hoạch,
cắt cờ được thực hiện khi cây sắp trỗ và chưa nở hoa tung phấn. Tuy nhiên, công
đoạn rút cờ hay cắt cờ rất tốn công và còn làm mất một số lá phía trên làm ảnh
hưởng đến năng suất và chất lượng bắp. Để nâng cao chất lượng bắp và giảm chi
phí đầu tư ban đầu, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu tế bào chất và
nhân hạt phấn trong hệ thống vô trùng để sản xuất hạt ngô lai. Nghiên cứu được
tiến hành với một bên sử dụng các tế bào chất hạt phấn bất dục, một bên không
sử dụng tế bào chất hạt phấn bất dục. Giả thuyết các mẫu không được khử đực
và mẫu được khử đực khác nhau không có ý nghĩa. Trong thời gian nghiên cứu
luôn tiến hành so sánh giữa cây không được khử đực và cây được khử đực của
cùng một giống. Kết quả cho thấy các mẫu không được khử đực có số bắp và
14


trọng lượng bắp lớn hơn đáng kể so với các mẫu được khử đực. Như vậy, giống
có hạt phấn bất dục có lợi thế hơn và các hệ thống này sẽ nâng cao hiệu quả sản
xuất bắp non. Giống bất dục đực (MS), đây là giống có chỉ tiêu đáng kể như
trọng lượng bắp lớn, số bắp mỗi cây nhiều, và tỷ lệ bắp non lớn hơn hơn so với
bắp của cây có khử đực (theo fetile Suwan-2)(Hallauer, 1932). Tóm lại, ngô rau
đã được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới từ rất lâu. Các nước xuất khẩu ngô có

sự nghiên cứu về các giống ngô rau mạnh mẽ hơn các nước nhập khẩu, điển
hình là Ấn Độ và Thái Lan. Sau đây là những nội dung được tóm tắt như sau:
Nghiên cứu ngô rau tại Ấn Độ:
Ấn Độ là một trong những nước sản xuất ngô rau của Châu Á. Các nhà
nghiên cứu tại Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp Ấn Độ cho rằng ngô lai là phù
hợp trong sản xuất. Tuy nhiên để tạo ra một giống ngô rau lai triển vọng đáp ứng
mọi nhu cầu của các nhà nghiên cứu và nhà sản xuất không dễ dàng vì việc lai
tạo rất tốn kém và mất thời gian. Để khắc phục được các khó khăn trên mà vẫn
cho ra giống ngô rau tốt phục vụ sản xuất, các nhà khoa học đã sử dụng ưu thế
lai của các giống sẵn có từ các nguồn gốc khác nhau. Các đặc điểm nổi bật của
các giống được tổng hợp là thời gian sinh trưởng ngắn, sự sinh sản nhiều bắp,
xuất hiện bắp nhiều trong thời gian ngắn và màu sắcbắp bao tử vàng đẹp
(Kumarvà Kalloo, 2000). Trong thời gian nghiên cứu, họ đã tìm ra bốn giống
ngô rau nổi trội nhất là Ganga-11, FH-3104, CHH-72 và HKH-1075 và cho lai
các giống này với nhau tạo ra ngô lai bốn đúng với mong muốn. Giống mới có
tên gọi PEHM-2,3,5 đã được trồng rộng rãi trong sản xuất(Sulahshit, 2006).
Nghiên cứu ngô rau tại Thái Lan:
Nghiên cứu ngô rau tại Thái Lan được thực hiện bởi tổ chức nhà nước và
các tổ chức tư nhân. Các tổ chức này liên kết với nhau để cùng phát triển. Ngoài
ra các tổ chức quốc tế cũng sẵn sàng cung cấp các tài liệu cộng thêm nguồn nhân
lực dồi dào trong nước đã đẩy mạnh nghiên cứu bền vững với ngô rau. Tại Thái
Lan, cải thiện giốngbắp non đã được bắt đầu từ năm 1976 mà ban đầu với phát
triển thụ phấn mở (OPV). Các giống thụ phấn mở có sức đề kháng cao hơn
15


giống tự thụ phấn. Tuy nhiên, hiện nay giống lai phổ biến hơn. Các giống lai cho
dạng bắp bao tử, cao cây, nở hoa, tung phấn đồng đều và thời gian thu hoạch tập
chung hơn. Ngô lai là khởi điểm ban đầu phù hợp nhất để sản xuất bắp non có
chất lượng tốt. Các nhà nghiên cứu tại đại học Kasetsart của Thái Lan đã nghiên

cứu và tạo ra nhiều giống ngô rau có chất lượng, điển hình là giống lai Rangsit-1
(năm 1981). Giống Rangsit-1 là giống đầu tiên cho năng suất bắp bao tử lớn,
bắp vàng, các hoa cái được sắp xếp thẳng đều, kháng bệnh sương mai tốt và có
khả băng thích ứng rộng. Ngoài ra, giống Rangsit-1 được đánh giá cao bởi
hương vị tốt. Sau đó đã có nhiều giống lai ra đời và có các đặc điểm nổi bật. Đặc
điểm quan trọng của các giống được trồng phổ biến tại Thái Lan được lựa chọn
và trình bày tại bảng 1.8.
Trong bảng có tất cả 8 giống, trong đó có 6 giống lai gồm G 5414, SG 18
do công ty hạt giống Syngenta sản xuất; pacific 116, pacific 283 do công ty
TNHH hạt giống Thái Bình Dương sản xuất; Uniseeds B-65 của công ty
Unissed; và Kasetsart2 được tạo ra bởi trường đại học Kasetsart. Hai giống thụ
phấn tự do gồm Chiengmai 90 của Bộ Nông Nghiệp Thái Lan và giống Suwan2
của trường đại học Kasetsart. Quan sát các đặc điểm thấy được các giống lai có
nhiều ưu điểm và vượt trội hơn giống thụ phấn tự do, điển hình là giống Pacific
283 cho năng suất cao (năng suất cả lá bi 13,75-15,00 tấn/ha, năng suất bắp bao
tử 2,187-2,5 tấn/ha), chất lượng tốt và khả năng chống sâu bệnh cũng như đổ
gẫy vượt trội.

16


Bảng1.8. So sánh các giống ngô rau được trồng phổ biến tại Thái Lan

Đặc điểm

Các giống ngô rau trồng phổ biến tại Thái Lan
Giống lai
Giống thụ phấn tự do
Pacific
Pacific Uniseeds

Chiengmai
Kasetsart2
Suwan2
116
283
B-65
90

G 5414

SG 181 /

Năng suất cả lá bi (tấn/ha)

11,25-12,50

10,63-15,63

9,38-10,00

13,75-15,00

11,25-11,88

10,00-11,25

5,44-7,50

4,66


Năng suất bắp bao tử (tấn/ha)

1,687-2,375

1,875-2,687

1,687-1,812

2,187-2,500

1,875-2,187

1,750-1,875

0,937-1,250

0,750

6,5:01
2-3

06:01
2-3

5,5:01
3

06:01
3-4


06:01
2-3

5,5:1
2

06:01
2-3

06:01
2

Vàng sang
Tốt
44
3-5

Vàng sáng
Tốt
3-5

Vàng
Tốt
46-48
3-5

Vàng sang
Tốt
45-47
3-5


Vàng
Tốt
52
3-5

Vàng sáng
Tốt
1-3

Vàng
Khá
40-42
3-4

Vàng
Trung bình
40-43
3-5

49

50-52

48-50

47-49

54


51

43-45

45-48

5-6

5-6

6-8

5-7

5-6

5

5-10

5-10

Tốt

Tốt

Tốt

Tốt


Tốt

Tốt

Tốt

Tốt

Tốt
Công ty
Hạt giống
Syngenta

Tốt
Công ty
Hạt giống
Syngenta

Tốt
Công ty
TNHH
Hạt giống
Thái Bình
Dương

Tốt
Công ty
TNHH
Hạt giống
Thái Bình

Dương

Tốt
Công
ty
Uniseed

Tốt
Đại học
Kasetsart

Trung bình
Bộ Nông
nghiệp

Khá
Đại học
Kasetsart

Tỷ giá hối đoái
Số bắp/cây

2/

Màu lõi ngô
Tính đồng nhất của bắp bao tử
Khử đực (DAP)
Chiều dài bắp khi thu hoạch (cm)
Thời gian thu hoạch lần đầu
tiên(ngày)

Khoảng thời gian thu hoạch (ngày)
Kháng bệnh sương mai
Khả năng chống đổ
Cơ quan phát hành

1/

Không khử đực mà đã được tiệt trùng;

2/

Tỷ lệ sản lượng và năng suất với bắp non đã bỏ lá bi
Nguồn: Volkerkleinhenz và Anonymous, 2006
17


1.2.2 Nghiên cứu và sử dụng giốngngô rau tại việt Nam
Ngô rau là cây trồng mới xuất hiện và được nghiên cứu tại Việt Nam từ
năm 1992. Trong khoảng 20 năm nay, các giống ngô rau có mặt tại nước ta
rất ít, chủ yếu là các giống nhập nội như giống Pacific 116, Pacific 283. Ban
đầu, việc nghiên cứu ngô rau được tiến hành từ các giống ngô được thụ phấn
tự do và các giống ngô nhập nội. Sau một thời gian trồng và thu hái cho thấy:
Giống thụ phấn tự do chỉ duy trì các tính trạng hiện có, ít nổi trội, các giống
nhập nội tuy chất lượng tốt hơn nhưng giá hạt giống cao. Chính vì muốn cải
thiện giống cho năng suất cao, chất lượng tốt và giá hạt giống rẻ, ngô rau lai
đã được nghiên cứu và chọn tạo tại nước nhà. Sau một thời gian nghiên cứu,
các nhà khoa học đã trồng thử nghiệm và chọn ra rất nhiều giống ngô rau có
năng suất, chất lượng tốt, đặc biệt là bốn giống mới gồm TSB-2, 9088, DH-49
và LVN23. TSB-2 và 9088 là hai giống thụ phấn tự do của Viện Nghiên Cứu
Ngô, giống có tiềm năng năng suất khá, có tỉ lệ hai bắp cao, chống chịu tốt

với sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất thuận và có kích thước, dạng lõi,
độ mịn tốt, màu vàng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ở dạng tươi và
đóng hộp. DH-49 có nhiều đặc điểm tốt hơn hai giống đầu, đây là giống lai
được nhập nội vào Việt Nam nên giá bán đắt(Mai Thị Phương Anh, 1999).
Giống ngô rau LVN23 là giống ngô rau lai đơn từ 2 dòng tự phối 244/2649 và
LV2D. Giống ngô rau này có nhiều ưu điểm như thời gian sinh trởng ngắn,
chịu được mật độ trồng dày, có tỉ lệ 2-3 bắp/cây, cho năng suất không thua
kém giống nước ngoài. Đây là giống được tạo ra tại Viện nghiên cứu ngô năm
1998 và được trồng rộng rãi trong cả nước trong thời gian dài. Đến nay giống
ngô rau LVN23 vẫn được sản xuất tại một số vùng trong cả nước(Nguyễn
Phùng Dương, 2007).
Trong những năm trở lại đây, với mong muốn chọn tạo ra ưu thế lai ngô
rau mới cho sản xuất. Tại vụ xuân 2007, Trường đại học Nông Nghiệp Hà
Nội (nay là Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam) đã tiến hành nghiên cứu 8
18


×