Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng và loại phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất hạt bìm bìm biếc tại bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 114 trang )

MỤC LỤC

Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục hình

ix

MỞ ĐẦU

1

1



Tính cấp thiết của đề tài

1

2

Mục đích và yêu cầu

2

3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1 Nguồn gốc, phân bố

4

1.2 Đặc điểm thực vật học

4

1.3 Thành phần hóa học


5

1.4

Đặc điểm sinh thái

7

1.5 Giá trị chữa bệnh của cây bìm bìm Biếc

7

1.5.1 Công dụng và liều dùng

7

1.5.2 Một số bài thuốc đông y có sử dụng vị thuốc bìm bìm Biếc

7

1.6 Cơ sở khoa học và thực tiễn của bố trí thời vụ trồng

8

1.6.1 Cơ sở khoa học của bố trí thời vụ trồng

8

1.6.2 Một số nghiên cứu về thời vụ trồng


9

1.7 Cơ sở khoa học và thực tiễn về phân bón qua lá

13

1.7.1 Cơ sở khoa học về phân bón

13

1.7.2 Sử dụng phân bón cho cây trồng

16

1.7.3 Cơ sở xác định phân bón lá

17

1.7.4 Kết quả nghiên cứu, sử dụng phân bón lá

20

1.8 Một số nghiên cứu xác định liều lượng phân bón đối với cây dược liệu.

iv

27



1.9 Những kết quả nghiên cứu về cây bìm bìm Biếc

29

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

31

2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

31

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

31

2.3 Nội dung nghiên cứu

31

2.4 Phương pháp nghiên cứu

31

2.4.1 Bố trí thí nghiệm

31

2.4.2 Quy trình kỹ thuật trồng


33

2.5 Các chỉ tiêu theo dõi

35

2.5.1 Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng và phát triển.

35

2.5.2 Các chỉ tiêu theo dõi về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.

35

2.5.3 Mức độ nhiễm sâu bệnh

36

2.6 Phương pháp nghiên cứu và lấy mẫu

36

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

37

3.1 Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất
bìm bìm Biếc.

37


3.1.1 Diễn biến điều kiện khí hậu thời tiết tại thành phố Bắc Giang, tỉnh
Bắc Giang

37

3.1.2 Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến tỷ lệ mọc mầm và thời gian
các giai đoạn sinh trưởng của cây.

39

3.1.3 Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến động thái tăng trưởng chiều
cao thân chính của cây

41

3.1.4 Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến động thái ra lá trên thân
chính của cây

43

3.1.5 Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến chỉ số SPAD

44

3.1.6 Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến chỉ số diện tích lá (LAI) của cây

45

3.1.7 Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến khả năng tích lũy chất khô của cây


46

3.1.8 Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh của cây

48

3.1.9 Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất
của cây

49

v


3.1.10 Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến năng suất của cây

51

3.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất cây bìm bìm

52

3.2.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón đến tỷ lệ mọc mầm và các giai
đoạn sinh trưởng của cây

52

3.2.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến động thái tăng trưởng

chiều cao thân chính của cây

54

3.2.3 Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến động thái ra lá trên thân
chính của cây

56

3.2.4 Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến chỉ số SPAD

58

3.2.5 Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến chỉ số diện tích lá (LAI)
của cây.

59

3.2.6 Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá khả năng tích lũy chất
khô của cây.

61

3.2.7 Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến mức độ nhiễm sâu bệnh
của cây

62

3.2.8 Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến các yếu tố cấu thành
năng suất của cây


63

3.2.9 Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến năng suất của cây.

64

3.2.10 Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến hiệu quả kinh tế

66

KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ

68

1

Kết luận

68

2

Đề nghị

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

69


PHỤC LỤC

73

vi


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

CS

Cộng sự

CT

Công thức

ĐVT

Đơn vị tính

LAI

Chỉ số diện tích lá

N


Đạm

NS

Năng suất

NSCT

Năng suất cá thể

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

NXB

Nhà xuất bản

NXB NN

Nhà xuất bản nông nghiệp

TB

Trung bình


TN

Thí nghiệm

vii


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

3.1

Diễn biến điều khiện khí hậu thời tiết tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

3.2

Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến tỷ lệ mọc mầm và thời gian các
giai đoạn sinh trưởng của cây

3.3

40

Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao
thân chính của cây


3.4

38

42

Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến động thái ra lá trên thân chính
của cây

43

3.5

Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến chỉ số SPAD

44

3.6

Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến chỉ số diện tích lá của cây

46

3.7

Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến khả năng tích lũy chất khô của cây

47


3.8

Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh

48

3.9

Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất

50

3.10 Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến năng suất của cây

52

3.11 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tỷ lệ mọc mầm và các giai đoạn
sinh trưởng của cây

53

3.12 Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến động thái tăng trưởng
chiều cao thân chính của cây

55

3.13 Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến động thái ra lá trên thân
chính của cây

57


3.14 Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến chỉ số SPAD

58

3.15 Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến chỉ số diện tích lá (LAI)

60

3.16 Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến khả năng tích lũy chất khô
của cây

61

3.17 Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến mức độ nhiễm sâu bệnh
của cây

63

3.18 Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến các yếu tố cấu thành năng suất

64

3.19 Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến năng suất của cây

65

3.20 Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến hiệu quả kinh tế

66


viii


DANH MỤC HÌNH

STT
3.1

Tên hình

Trang

Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây

3.2

55

Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến năng suất thực thu của cây
bìm bìm Biếc

65

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình
năm khác nhau giữa các địa phương… Nhờ có yếu tố về địa hình và khí hậu đa
dạng, do đó có thảm thực vật phong phú và nguồn cây làm thuốc dồi dào.
Tuy có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và kinh nghiệm sử dụng
dược liệu làm thuốc từ xa xưa, nhưng hiện tại một số cây thuốc quý chưa được
đưa vào nghiên cứu để đưa ra một quy trình trồng sao cho cây phát triển một
cách tốt nhất và cho năng suất cao, giúp giải quyết sự khan hiếm dược liệu ở Việt
Nam. Trong khi đó, theo số liệu của các cơ quan chức năng, thì trên 50% nguyên
dược liệu của nước ta nhập về từ nước ngoài...
Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng về công dụng làm thuốc của các cây
cỏ hiện có ở nước ta, chúng tôi chọn một loài cây có nhiều giá trị kinh tế, đặc biệt
dùng làm thuốc, đó là cây bìm bìm Biếc.
Cây bìm bìm Biếc có tên khoa học là: Pharbitis nil (L.) thuộc Họ - bìm
bìm - Convolvulaceae; tên khác: Khiên ngưu, Hắc sửu, Bạch sửu, Bìm lam

(Phạm Hoàng Hộ, 2000).
Từ lâu, trong dân gian đã lưu truyền về tác dụng cây bìm bìm Biếc, các
nghiên cứu về dược lý cho thấy bìm bìm Biếc có tác dụng tẩy mạnh, tăng sức co
bóp của ruột và trừ diệt giun. Theo Đông y, khiên ngưu có vị cay, tính nóng, hơi
có độc, vào 3 kinh: Thủ thái âm phế, túc thiếu âm thận và thủ dương minh đại
tràng. Có tác dụng tả thấp nhiệt ở khí phận, trục đờm, tiêu ẩm lợi nhị tiện (đại
tiểu tiện) là thuốc chữa tiện bí, cước khí, chủ trị hạ khí, lợi tiểu tiện, chữa cước
thũng (phù), sát trùng. Trong thực tế, khiên ngưu thường dùng làm thuốc thông
đại và tiểu tiện, thông mật.
Ngày nay, cây bìm bìm Biếc được dùng là thành phần chính trong bài
thuốc thuốc bổ gan rất hữu ích đây là sản phẩm độc quyền của công ty Traphaco
đang được lưu hành trên thị trường.

1



Trên thực tế, bìm bìm Biếc chưa có một công bố nào chi tiết về nghiên
cứu trồng trọt vì thế việc nghiên cứu cơ bản đặc biệt để xây dựng một quy trình
trồng trọt cho cây bìm bìm Biếc là một việc làm rất cần thiết. Xuất phát từ nhu
cầu thực tế muốn phát triển cây bìm bìm Biếc rộng rãi, tạo nguồn nguyên liệu
làm thuốc chủ động trong nước cần được nghiên cứu đầy đủ để đưa ra quy trình
trồng trọt hợp lý làm tài liệu cho công tác chỉ đạo, khuyến cáo, hướng dẫn kỹ
thuật giúp nông dân mở rộng và phát triển sản xuất bìm bìm Biếc đạt hiệu quả
cao.
Mặc dù có nhiều công dụng nhưng loài cây này vẫn chưa được trồng và biết
đến rộng rãi. Bởi vậy, việc nghiên cứu kỹ thuật trồng cây bìm bìm Biếc cho năng
suất cao, chất lượng tốt là một hướng đi tích cực, vừa tạo ra được những bài
thuốc quý từ tự nhiên, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay, vừa đem
lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất do đó tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng và loại phân bón qua lá đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất hạt bìm bìm Biếc tại Bắc Giang”.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
Xác định lượng thời vụ và loại phân bón lá phù hợp cho cây bìm bìm Biếc sinh
trưởng, phát triển tốt, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất của giống bìm bìm Biếc tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
- Đánh giá ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của giống bìm bìm Biếc tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài xác định được thời vụ trồng, loại phân bón lá
cho giống bìm bìm Biếc phù hợp với điều kiện tự nhiện tại tỉnh Bắc Giang.


2


3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trồng bìm bìm rất dễ trồng, cây sinh trưởng nhanh, khỏe tận dụng được
hầu hết nguồn nhân công của gia đình nông thôn. Đề tài thành công là cơ hội để
đưa thời vụ trồng và loại phân bón lá thích hợp trồng giống bìm bìm cho năng
suất cao, chất lượng tốt là một hướng đi tích cực, vừa tạo ra được những bài
thuốc quý từ tự nhiên, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay, vừa đem
lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

3


Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, phân bố
Ở Việt Nam, những loại dây leo có tên là bìm bìm gồm nhiều loài thuộc
chi Calonyclion, Merremia, Pharbitis và Poramia (họ Convolvulaceae). Chi
Pharbitis Choisy có 2 loài, trong đó loài bìm bìm Biếc (Pharbitis nil (L.)Choisy)
được sử dụng làm thuốc. Loài này có nguồn gốc Nam Mỹ, nhưng không rõ được
nhập vào nước ta từ khi nào. Hiện nay, bìm bìm Biếc mọc hoang dại ở các bờ rào
vườn, ven đường đi ở Tam Đảo, thị xã Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên và một số
nơi khác (Đỗ Huy Bích và cs., 2004).
Phân bố rải rác ở phía nam Trung Quốc đến Việt Nam và một số nước
khác ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam, bìm bìm Biếc thường mọc ở vùng núi thấp,
trung du và đồng bằng (Đỗ Huy Bích và cs., 2004).
1.2. Đặc điểm thực vật học
Bìm bìm Biếc là cây dây leo bằng thân quấn. Thân, cành mảnh, có lông rải rác.
Lá mọc so le, có cuống dài, chia 3 thùy, gốc hình tim, đầu nhọn, dài 14 cm, rộng 12
cm, mặt trên nhẵn, màu lục, mặt dưới nhạt, có lông ở gân; gân gốc 5 - 7 cm; cuống dài

5 - 9 cm. Mùa hoa quả chính: tháng 9 - tháng 11(Đỗ Huy Bích và cs., 2004).
Cụm hoa mọc ở kẽ lá, thành xim 1 - 3 hoa to màu hồng tím hoặc lam nhạt;
cuống hoa ngắn, có lông và mang hai lá bắc mọc đối; đài hình chuông, có 5 răng
đều, hẹp nhọn, mặt ngoài có lông; tràng hình phễu có ống dài khoảng 5 cm, 5
cánh hoa hàn liền; nhị 5 không đều, chỉ nhị phồng và có lông ở gốc, bao phấn
hình mũi tên; bầu 3 ô, mỗi ô đựng hai noãn.
Quả nang, hình cầu nhẵn, đường kính 8 mm, bao bọc trong đài đồng trưởng;
hạt 2 - 4 có 3 cạnh, màu đen, mặt ngoài có lông mềm. Hạt gần giống một phần năm
khối cầu. Mặt lưng lồi hình cung, có một rãnh nông ở giữa. Mặt bụng hẹp, gần như
một đường thẳng tạo thành do hai mặt bên. Rốn nằm ở cuối mặt bụng và lõm xuống.
Hạt dài 4 - 7 mm, rộng 3 - 4,5 mm. Mặt ngoài hơi lồi lõm, màu nâu đen (hắc sửu)
hoặc nâu nhạt (bạch sửu). Vỏ cứng, mặt cắt ngang màu lá mạ đến nâu nhạt, ngâm
hạt vào nước vỏ hạt sẽ nứt và tách ra (Đỗ Huy Bích và cs., 2004).
4


1.3. Thành phần hóa học
Theo Đỗ Huy Bích và cs. (2004), thành phần hoá học của hạt bìm bìm Biếc
gồm có:
Hạt bìm bìm Biếc chứa 2% pharbitin, 11% chất béo, acid nilic, lysergol,
chanoclavin, isopeniclavin, elymoclavin.
Pharbitin được cấu tạo bởi acid pharbitic, acid tiglic, acdi nilic (acid 1 - α
- methyl - β - hydroxybutyric), acid d - α - methybuty, acid valeric.
Acid pharbitis bao gồm các acid pharbitis A, B, C, D trong đó có 2 acid
pharbitis C và D là chủ yếu.
Acid

pharbitis

C


bao

gồm

các

acid

ipurolic

(acid

3,11

-

dihydrotetradecanoic) liên kết với 2 phân tử d - glucose, 2 phân tử 1- rhamnose, 1
phân tử d - quinovose.
Acid pharbitis D có cấu tạo giống như acid pharbitis nhưng có thêm 1
phân tử rhamnose.

Acid pharbitis C

5


Acid pharbitis D
Hạt chưa chín của bìm bìm Biếc chứa giberelin A3, giberelin A5, giberelin
A20, giberelin A26, giberelin A27, giberelin glucosid.

Sắc tố chứa plonidin 3 - sophorosid - 5 - glycosid.
Hoa bìm bìm chứa peonidin - 3 - sophorosid - 5 - glycosid, peonidin - 3 -[6” (4
- glucosyl - trans - cafeyl) sophorosid] - 5 - glucosid (Đỗ Huy Bích và cs, 2004).
Theo Võ Văn Chi (2012), thành phần hoá học của cây bìm bìm Biếc gồm
có glucosid, nhựa 14,2 - 15,3%.
Theo Đỗ Tất Lợi (2004), pharbitin có thể được biểu thị một cách giản
đơn như sau: Khi thuỷ phân acid pharbitin bằng kiềm hay acid sẽ thu được
các chất sau:

6


1.4. Đặc điểm sinh thái
Cây bìm bìm Biếc ưa ẩm, ưa sáng, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm.
Trong một năm, thân và cành có thể vươn dài đến 10m. Cây có khả năng đẻ
nhánh khỏe từ các chồi ở kẽ lá. Mùa hoa quả kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6. Cây
ra hoa quả nhiều hàng năm. Số cây con mọc từ hạt xung quanh cây mẹ cũng thấy
nhiều. Khi cây bị chặt phá nhiều trong năm, phần còn lại vẫn có khả năng tái sinh
được (Đỗ Huy Bích và cs., 2004).
1.5. Giá trị chữa bệnh của cây bìm bìm Biếc
1.5.1. Công dụng và liều dùng
Theo Võ Văn Chi (2004), hạt bìm bìm Biếc có tác dụng điều trị: Viêm
thân phù thũng, xơ gan cổ trướng; táo bón; giun đũa, sán xơ mít và hen suyễn có
đờm.
Liều dùng: hàng ngày 3 - 4 g, sắc nước uống. Nếu dùng nhựa bìm bìm
Biếc, mỗi ngày 0,2 - 0,4 g.
Chú ý: phụ nữ có thai không được dùng, người ốm yếu khi dùng phải thận
trọng. Không dùng chung với bã đậu.
1.5.2. Một số bài thuốc đông y có sử dụng vị thuốc bìm bìm Biếc
1. Trị chứng phù thũng, bụng đầy, đại tiểu tiện ít:



Khiên ngưu tử tán bột, mỗi lần uống 3 - 4g với nước sôi ấm.



Khiên ngưu tử 120g, Hồi hương 30g, tán bột mịn, mỗi lần 6 - 8g, uống

lúc bụng đói với nước sôi ấm, ngày 1 lần, liên tục trong 2 - 3 ngày. Trị xơ gan
bụng nước hoặc viêm thận mạn bụng nước.
2.Trị giun đũa, giun kim:
- Ngưu lang hoàn: Khiên ngưu tử, Binh lang, Đại hoàng lượng bằng nhau
tán bột mịn. Uống sớm và tối lúc bụng đói 2 - 3 g với nước sôi ấm.
- Khiên ngưu tử, Lôi hoàng đều 10g, Sinh Địa hoàng 3g, tán bột mịn chia
2 lần uống (uống 1 lần trước lúc ngủ), với nước sôi ấm. Trị giun kim.
3. Trị thần kinh phân liệt:
Đại hoàng, Hùng hoàng đều 12g, Hắc bạch sửu 24g, Kẹo Mạch nha 16g.
Các vị tán bột viên thành viên 2g. Ngày uống 4 viên, 1 đợt 15 ngày liền nghỉ 7
ngày, rồi uống tiếp (Đỗ Tất Lợi, 2004).
7


1.6. Cơ sở khoa học và thực tiễn của bố trí thời vụ trồng
1.6.1. Cơ sở khoa học của bố trí thời vụ trồng
Dựa vào yêu cầu sinh thái của cây bìm bìm và điều kiện thời tiết khí hậu ở
địa phương để xác định thời vụ trồng trong vụ đông cho thích hợp.
Theo FAO, muốn xác định thời vụ của cây trồng nào đó cần nắm vững
điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, nguồn nước và yêu cầu của cây trồng đối với
các điều kiện tự nhiên đó. Cụ thể các chỉ tiêu như sau:
Yêu cầu về tích nhiệt trong thời gian sinh trưởng; nhiệt độ thấp nhất của

cây trồng; nhiệt độ tối ưu trong các giai đoạn; hệ số thoát hơi nước của cây
(mm); lượng nước cần (mm); khả năng chịu hạn và ẩm của cây trồng; độ chua
(pH); khả năng mọc trên loại đất và giới hạn địa lý.
Hoạt động quang hợp của thực vật nói chung và cây trồng nói riêng chịu
ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ánh sáng (cường độ
ánh sáng và thành phần quang phổ), thành phần không khí. Mỗi loài cây có yêu
cầu về các yếu tố sinh thái khác nhau để sinh trưởng phát triển và tạo năng suất.
Do đó thời tiết, khí hậu có quyết định rất lớn tới sự phân bố của các loài thực vật
trên trái đất. Các mùa trong năm có chế độ nhiệt, ánh sáng, độ ẩm không khí, ...
khác nhau vì vậy cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển mỗi loài cây trồng
(Hoàng Minh Tấn và cs., 2000).
Đối với thực vật, nhiệt độ có ảnh hưởng đến hình thái, chức năng sinh lý
và khả năng sinh sản. Những thí nghiệm đối với một số cây ăn quả vùng ôn đới
như táo, lê cho thấy khi nhiệt độ xuống thấp thì rễ cây có màu trắng, ít hóa gỗ,
mô sơ cấp phân hóa chậm, ở nhiệt độ cực thích rễ có màu, tầng phát sinh hoạt
động mạnh tạo nhiều gỗ, bó mạch dài, ở nhiệt độ cực hạn cao thì rễ có màu, gỗ
dày cứng và cây chết dần.
Rất nhiều tài liệu đã chứng minh là nhiệt độ thấp ức chế tốc độ vận
chuyển dòng chất đồng hóa trong cây. Tăng nhiệt độ trong giới hạn sinh lý thì tốc
độ vận chuyển các chất cũng tăng lên. Nhiệt độ tối thích cho sự vận chuyển chất
đồng hóa của đa số thực vật là 25 - 300C, trùng với nhiệt độ tối thích của quang
hợp. Nhiệt độ thấp làm tăng độ nhớt của dòng vận chuyển và sau đó làm tăng độ
8


nhớt của các sợi protein xuyên qua các lỗ rây. Do đó mà làm cản trở tốc độ vận
chuyển của chúng. Ngoài ra nhiệt độ thấp sẽ làm giảm hô hấp của tế bào kèm và
hạn chế cung cấp năng lượng cho tế bào mạch rây. Chính vì vậy mà lúc ra hoa
kết quả, hình thành cơ quan kinh tế nếu gặp nhiệt độ thấp sẽ ức chế dòng vận
chuyển các chất đồng hóa từ lá về cơ quan kinh tế và làm giảm năng suất (Hoàng

Minh Tấn và cs., 2000).
Các nghiên cứu về thời vụ trồng cho thấy xác định thời vụ gieo trồng hợp lý
cho từng giống ở từng vùng sinh thái khác nhau sẽ tạo điều kiện cho cây trồng phát
triển cân đối, tận dụng được mọi điều kiện về chế độ ánh sáng, lượng mưa, dinh
dưỡng,… đồng thời có thể tránh được những khó khăn về điều kiện thời tiết cũng
như các đợt phát sinh của sâu bệnh hại giúp cho cây trồng đạt được năng suất cao.
1.6.2. Một số nghiên cứu về thời vụ trồng
Bên cạnh việc nghiên cứu về giống, phân bón... các nhà khoa học cũng
không ngừng nghiên cứu về quy trình thâm canh cây trồng để cây trồng có thể
đạt được năng suất cao nhất với tiềm năng của giống.
Thời vụ gieo cấy lúa xuân là một vấn đề phức tạp vì thời tiết khí hậu vụ đông
xuân ở miền Bắc nước ta biến động từng năm, năm nào rét trong năm, ấm ngoài
giêng theo đúng quy luật thời tiết thì lúa xuân phát triển tốt, năm nào rét đậm kéo
dài, lúa xuân kém. Năm nào thời tiết ấm đều, không có những đợt rét xen kẽ thì lúa
xuân cũng không được mùa. Kinh nghiệm năm 1987, ấm nhiều, năng suất giảm,
năm 1991 quá ấm, năng suất cũng không cao. Vì vậy nghiên cứu thời vụ gieo cấy
lúa xuân thích hợp tương đối ổn định với biến động thời tiết vụ đông xuân miền Bắc
nước ta là quan trọng. Tập thể các tác giả đã bố trí những thí nghiệm gieo cấy với
thời vụ khác nhau, đã tổng kết biến động thời tiết qua nhiều năm, dùng phương pháp
xác suất thống kê để phân tích (cùng tham gia có đồng chí Phạm Chí Thành) và đã
kết luận là vụ lúa xuân ở miền Bắc nước ta gieo mạ vào trước sau lập xuân (4 - 5/2)
và cấy vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 dương lịch (trước 10/3) là thích hợp, với tuổi
mạ 25- 30 ngày, vừa tránh được rét, vừa tránh được sâu bệnh.
Một nghiên của Vũ Hữu Vui và Trần Trung Kiên (2013) cho rằng, thời vụ
gieo trồng khác nhau có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng, khả năng chống
9


đổ, năng suất và chất lượng thử nếm của giống ngô nếp lai HN88 ở vụ Xuân tại
Thái Nguyên. Cụ thể, thời vụ gieo ngày 9/2 thời gian sinh trưởng dài nhất 99

ngày, thời vụ gieo ngày 21/3 là 90 ngày; khả năng chống đổ của cây tốt ở các
thời vụ trồng 9/2, 19/2 và 1/3; năng suất thân lá giảm dần qua các thời vụ trồng
muộn; năng suất bắp tươi đạt cao nhất thời vụ trồng 19/2 (135,7 tạ/ha), thấp nhất
thời vụ trồng 21/3 (85,7 tạ/ha); chất lượng thử nếm bắp ngô nếp ở thời vụ 9/2 cho
kết quả tốt nhất.
Theo tác giả Đoàn Thanh Nhàn, đậu tương không thể trồng ở miền Bắc
vào tháng 11,12 còn ở miền Nam thì có thể trồng quanh năm. Cụ thể với miền
Bắc thì tác giả cho rằng đậu tương có thể trồng 3 vụ là vụ xuân 15/1-15/3, vụ hè
từ 20/5-15/6, vụ đông từ 20/9-15/10 (Đoàn Thanh Nhàn và cs., 1996).
Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng, phát triển
của một số giống đậu tương trong vụ hè tại Xuân Mai cho thấy: giống CM60 cho
năng suất cao nhất đạt 2,4 tấn/ha và thời gian sinh trưởng dài nhất, giống M103
và TN12 cho năng suất thấp hơn chỉ đạt 1,6 tấn/ha. Càng gieo muộn thì các giống
dài ngày có xu thế rút ngắn thời gian sinh trưởng, còn các giống ngắn ngày có xu
thế ổn định hơn (Trần Đình Long và Andrew James, 2003).
Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất của 2 giống ĐT22 và ĐT140 trên đất đồi gò của huyện Chương Mỹ
vào vụ Xuân cho thấy: Thời vụ trồng thích hợp cho 2 giống đậu tưởng ĐT22 và
ĐT140 là từ 20/2-7/3. Năng suất trung bình 2 giống đạt 22,73 tạ/ha ở thời vụ gieo
ngày 20/2 và đạt 20,43 tạ/ha ở thời vụ gieo trồng ngày 7/3 (Bùi Thị Cúc, 2009).
Theo Lê Minh Tân (2008), các thời vụ gieo trồng khác nhau thì thời gian
gieo đến mọc mầm khác nhau ở giống lạc L14 trong điều kiện vụ xuân trên đất
chuyên màu thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Thời vụ gieo ngày 20 tháng 1 thời
gian gieo đến mọc 25 ngày và tỷ lệ mọc 62,2%, trong khi gieo 9/2 thời gian mọc
là 20 ngày, tỷ lệ mọc là 75,5%. Gieo ngày 19/2 thời gian gieo đến mọc là 16
ngày, tỷ lệ mọc 80,3%, trong điều kiện không che phủ nilon. Trong điều kiện phủ
nilon gieo ngày 20/1 thì năng suất giống L14 đạt 32,33 tạ/ha, gieo ngày 30/1

10



năng suất đạt 37,0 tạ/ha, gieo ngày 9/2 đạt 35,33 tạ/ha và gieo ngày 19/2 đạt 34
tạ/ha. Từ kết quả nghiên cứu tác giả đã đưa ra kết luận thời vụ gieo trồng có ảnh
hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc L14. Thời vụ gieo ngày
30/1 cho năng suất cao nhất đạt 37,0 tạ/ha.
Nghiên cứu của Trương Công Thắng (2011), các thời vụ gieo trồng khác
nhau trong điều kiện che phủ và không che phủ nilon ảnh hưởng đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất của giống lạc L24 tại Quảng Thành, Thanh Hóa. Thời vụ
trồng ngày 15/8 trong điều kiện che phủ nilon có chiều cao thân chính, chiều dài
cành cấp I, khả năng tích lũy chất khô, số nốt sần hữu hiệu lớn hơn các thời vụ
trồng ngày 15/7; 30/7 và 30/8. Thời vụ trồng 15/8 trong điều kiện che phủ nilon
cho năng suất đạt cao nhất 35,1 tạ/ha.
Khi nghiên cứu 17 giống cải bắp Trung Quốc tại AVRDC ở 3 thời vụ,
nóng khô (gieo trồng tháng 9, 10), nóng ẩm (tháng 7), lạnh khô (tháng 2). Kết
quả cho thấy các giống Wan-chuan, Nylon baitsai (Gung-nung), Black dragontsai
(F1), Nylon baitsai (Guo-Shuei-lu) và Fiberless bai-tsai là những giống có triển
vọng trong mùa khô, năng suất 38,4-41,3 tấn/ha. Hai giống Dai-Tokyo benkana
(F1), 492 Semi-heading bai-tsai (F1) có năng suất cao nhất trong vụ lạnh khô dao
động từ 39,7-42,2 tấn/ha. Trong vụ nóng ẩm, giống Naitive bai-tsai, Fiberless
bai-tsai (F1), 492 Semi-heading bai-tsai (F1) cho năng suất cao nhất 18,1-19,0
tấn/ha. Như vậy, năng suất cải bắp Trung Quốc tăng dần từ vụ nóng ẩm đến nóng
khô và cao nhất ở vụ lạnh khô (AVRDC, 2000).
Thời vụ trồng khác nhau ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng và năng
suất của các giống cải bắp. Đào Xuân Thảng và cs. (2002) khi nghiên cứu về thời
vụ trồng cải bắp cho biết giống cải bắp King 60 khi gieo trồng ở thời vụ 15/9
(TV1) có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với gieo trồng ở thời vụ 15/10
(TV2). Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống King 60 trong
TV1 thấp hơn TV2. Cụ thể khi trồng ở TV1, thời gian sinh trưởng của King 60 là
60-70 ngày còn thời gian sinh trưởng ở TV2 là 65-75 ngày. TV1 King 60 có khối
lượng cây, khối lượng bắp lần lượt là 1,8kg, 1,31kg và năng suất đạt 39,3 tấn/ha


11


trong khi đó TV2 khối lượng cây, khối lượng bắp lần lượt là 1,87kg, 1,42kg và
cho năng suất bắp 42,7 tấn/ha.
Ở cây cải bắp, thời vụ trồng khác nhau thì chất lượng dinh dưỡng, hàm
lượng chất khoáng cũng khác nhau. Theo Hồ Hữu An (1986), thành phần hóa
học của cải bắp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài, giống, thời vụ. Các giống
khác nhau thành phần hóa học khác nhau. Cùng một giống trồng ở hai thời vụ
khác nhau thì thành phần hoá học cũng khác nhau. Giống Mariza khi trồng chính
vụ đường tổng số 2,0 còn khi trồng vụ muộn đường tổng số là 3,4...
Thời vụ chính vụ và vụ muốn ảnh hưởng đến khả năng xuân hóa của các
giống cải bắp: Nhiệt độ trung bình trong thời gian cuốn bắp của các giống cải bắp
sản xuất chính vụ (20,2-21,20C), thuận lợi hơn so với vụ muộn (15,4-170C) nên
các giống chính vụ không có khả năng xuân hóa và tỷ lệ cuốn bắp cao hơn. Đặc
biệt có 2 giống KK-Cross và CB741 khi gặp nhiệt độ thấp có lợi ở vụ muộn (2120C trong thời gian 23 ngày) nên đã có ngồng trong bắp 100%. Riêng giống
Xinghong 9918 đã chuyển qua giai đoạn xuân hóa đạt tỷ lệ 52,8% các cây còn lại
không cuốn bắp và chỉ phát triển các lá ngoài. Đây là các yếu tố ảnh hưởng đến
năng suất và chất lượng bắp thương phẩm (Mai Thị Thu Huyền, 2008).
Theo Vũ Đình Hòa và Phạm Quốc Hoạt (2008), hạt giống dưa chuột CV5
đạt năng suất cao, chất lượng tốt nhất thời vụ trồng thích hợp ở vụ Đông từ ngày
10/9-20/9; ở vụ Xuân 5/2-15/2.
Thời vụ có ảnh hưởng rất rõ rệt đến sinh trưởng, phát triển của cây trạch tả
trong vụ đông năm 2012 tại Yên Khánh, Ninh Bình. Thời vụ cấy sớm (20/9 –
30/10) (TV1 và TV2) trạch tả cũng tận dụng được điều kiện nhiệt độ cao, ánh
sáng mạnh giúp cây sinh trưởng phát triển mạnh hơn hẳn cây trạch tả trồng trong
các thời vụ từ 10/10 – 30/10 (TV3 –TV5). Trồng sớm (20/9 – 30/10) tăng năng
suất từ 4,8 đến 10,5 % so đối chứng (cấy 10/10) nên đã làm tăng đáng kể hiệu
quả kinh tế trong sản xuất trạch tả. Cấy muộn sau 10/10 cây trạch tả gặp điều

kiện nhiệt độ thấp, ánh sáng yếu nên sinh trưởng phát triển chậm, năng suất giảm
từ 10,2 đến 33,5% so với đối chứng. Cấy muộn càng về sau 10/10 cây sinh

12


trưởng kém, thời gian từ gieo đến thu hoạch quá ngắn làm giảm năng suất và
không mang lại hiệu quả kinh tế (Trần Văn Đạo, 2012).
Hiện nay, chưa có nghiên cứu chính thức nào về ảnh hưởng của thời vụ
gieo trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây bìm bìm.
1.7. Cơ sở khoa học và thực tiễn về phân bón qua lá
1.7.1. Cơ sở khoa học về phân bón
Phân bón là những chất cung cấp dinh dưỡng cho cây hoặc bổ sung độ
màu mỡ cho đất. Chúng là phương tiện tốt nhất để tăng năng suất và cải thiện
chất lượng lương thực. Dùng phân bón sẽ có hiệu quả cao nhất trên các loại đất,
không những đối với loại đất phì nhiêu hoặc đã được cải tạo, mà cả với đất kém
màu mỡ cây cối cũng tăng trưởng tốt hơn.
Phân bón là yếu tố quan trọng và là nguồn cung cấp chủ yếu dinh dưỡng
vô cơ cho cây trồng thông qua quá trình hấp thu của bộ rễ. Nhưng cấu tạo đất
không giống nhau, đất ở mỗi vùng khác nhau. Vì vậy cải tạo đất chính là bổ sung
chất dinh dưỡng vào trong đất để cho cây trồng hấp thu chất dinh dưỡng nuôi
thân cây, lá, hoa quả một cách phù hợp, làm cho cây trồng phát triển tốt và sản
phẩm đạt năng suất cao.
Phân hỗn hợp NPK là loại phân vô cơ được sản xuất nhằm đáp ứng nhu
cầu khác nhau của từng loại cây trồng theo các tỷ lệ cân đối giữa đạm (N), lân
(P), kali (K). Phân hỗn hợp NPK có hiệu quả đối với tất cả các loại cây trồng,
làm cho cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao và sản phẩm có chất lượng tốt.
Các chất dinh dưỡng trong phân hỗn hợp NPK có vai trò quan trọng khác
nhau trong quá trình phát triển của cây trồng.
Đối với thực vật nói chung và cây trồng nói riêng thì Nitơ có vai trò sinh

lý đặc biệt quan trọng đối với sinh trưởng phát triển và hình thành năng suất.
Nitơ có mặt trong rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng có vai trò quyết định
trong quá trình trao đổi chất và năng lượng, đến các hoạt động sinh lý của cây.
Đạm cần cho cây suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây tăng
trưởng mạnh, rất cần cho các cây ăn lá. Đạm (N) là chất dinh cần thiết cho sinh
trưởng và phát triển của cây trồng. Mặc dù hàm lượng trong cây không cao,
13


nhưng nitơ lại có vai trò quan trọng bậc nhất. Thiếu N cây không thể tồn tại. Nitơ
là thành phần quan trọng cấu tạo nên tất cả các axit amin và các axit amin tổng
hợp nên tất cả các loại protein trong cơ thể thực vật. Vai trò của protein đối với
sự sống của cơ thể thực vật là không thể thay thế được. Nitơ có mặt trong axit
nucleic, tham gia vào cấu trúc của vòng porphyril, là những chất đóng vai trò
quan trọng trong quang hợp và hô hấp của thực vật. Nói chung, nitơ là dưỡng
chất cơ bản nhất tham gia vào thành phần chính của protein, vào quá trình hình
thành các chất quan trọng như amino axit, men, nhiều loại vitamin trong cây như
B1, B2, B6,… Nitơ thúc đẩy cây tăng trưởng, đâm nhiều chồi, lá to và xanh,
quang hợp mạnh. Nếu thiếu đạm, cây sinh trưởng chậm, còi cọc, lá ít và có kích
thước nhỏ và hơi vàng. Nhưng nếu bón thừa đạm cũng gây tác hại cho cây trồng.
Biểu hiện của triệu chứng thừa đạm là cây sinh trưởng quá mức, cây dễ đổ ngã,
nhiều sâu bệnh, lá có màu xanh đậm vì diệp lục được tổng hợp nhiều (Trịnh
Xuân Vũ, 1975; Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998; Ekta Khurana and J.S.Singh,
2000; Thomas D. Landis, 1985).
Bón đạm thúc đẩy cây tăng trưởng, đâm nhiều chồi, cành lá, làm lá có
kích thước to, xanh, quang hợp mạnh, tăng năng suất cây trồng.
Tuy nhiên, bón dư đạm làm cho cây phát triển quá nhanh, dễ đổ ngã, ra
hoa chậm, ít hạt, hạt lép, dễ rụng, nhiều sâu bệnh, chất lượng nông sản giảm,
không hiệu quả kinh tế. Ngược lại, thiếu đạm làm cho cây sinh trưởng kém,
giảm hoạt động quang hợp và tích lũy, giảm năng suất nghiêm trọng (Vũ Hữu

Yêm, 1996).
Bón đạm cho cây trồng căn cứ vào nhiều yếu tố như tính chất đất đai, khả
năng cung cấp đạm của cây... Nếu đất có thành phần cơ giới nặng có thể bón tập
trung một lượng đạm lớn ở dạng a môn. Nếu đất có thành phần cơ giới nhẹ thì
cần bón rải ra theo nhu cầu của cây. Bón đạm cần quan tâm đến đặc điểm và tình
hình phát triển của cây trồng trước. Bón lượng đạm không hợp lý có ảnh hưởng
rất nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất cây trồng.
Nếu bón quá nhiều dẫn đến thân lá tăng trưởng nhạnh mà mô cơ giới kém nên

14


cây sẽ yếu và gây nên hiện tượng lốp đổ dẫn đến năng suất giảm nghiêm trọng
(Vũ Hữu Yêm, 1996).
Lân là yếu tố quan trọng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của
cây, nhất là giai đoạn ban đầu. Do đó lân thường được bón lót trước khi trồng.
Lân có vai trò tăng khả năng hút đạm, hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm,
chống lốp đổ, rút ngắn thời gian sinh trưởng một cách hiệu quả, giúp cây tăng
khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
Khi bón đủ lân, biểu hiện trước hết là cây sinh trưởng phát triển tốt, hệ rễ
phát triển, đẻ nhánh khỏe, xúc tiến hình thành cơ quan sinh sản... tiến hành trao
đổi chất và năng lượng mạnh mẽ, xúc tiến các hoạt động sinh lý đặc biệt là quang
hợp và hô hấp... Kết quả là tăng năng suất cây trồng. Ngược lại, thiếu lân sẽ làm
rối loạn quá trình sinh lý, sinh hóa trong cây dẫn đến cây nhỏ, dáng mảnh, lá hẹp,
mặt lá có những chấm nâu, làm giảm năng suất và chất lượng của cây trồng (Vũ
Hữu Yêm, 1996).
Vai trò sinh lý của kali đối với cây là rất quan trọng, kali điều chỉnh các
hoạt động trao đổi chất và các hoạt động sinh lý của cây. Kali có tác dụng điều
chỉnh các đặc tính lý hóa của keo nguyên sinh chất và từ đấy ảnh hưởng đến tốc
độ và chiều hướng của các quá trình xảy ra trong tế bào. Kali điều chỉnh sự đóng

mở của khí khổng và dòng vận chuyển của các chất hữu cơ trong bó mạch libe
nên kali có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng năng suất kinh tế và phẩm chất sản
phẩm. Ngoài ra kali còn làm tăng tính chống chịu của cây đối với điều kiện ngoại
cảnh bất thuận như tính chống bệnh, tính chống chịu hạn, chịu nóng...
Thiếu kali cây có biểu hiện hình thái rất rõ là lá ngắn, hẹp, xuất hiện
các chấm đỏ, lá bị khô héo rũ vì mất sức trương. Thiếu kali làm giảm khả
năng chống chịu của cây trồng và giảm năng suất kinh tế rõ rệt (Hoàng Minh
Tấn và cs., 2000).
Kali (K) đóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng, quá trình
đồng hóa của cây, điều khiển quá trình sử dụng nước, thúc đẩy quá trình sử dụng
đạm ở dạng NH4+, giúp cây tăng sức đề kháng, cứng chắc, ít đổ ngã, chống sâu
bệnh, chịu hạn và rét. Do vậy, nếu thiếu kali, thì cây có biểu hiện về hình thái rất
15


rõ như lá hơi ngắn, phiến lá hẹp và có màu lục tối, sau chuyển sang màu vàng,
xuất hiện những chấm đỏ, lá bị khô (cháy) rồi rủ xuống (Trịnh Xuân Vũ, 1975).
Phân bón là một trong các biện pháp kỹ thuật được sử dụng phổ biến
thường xuyên đem lại hiệu quả lớn. Tuy nhiên bón phân phải cân đối để cung cấp
cho cây trồng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời
gian bón phân hợp lý theo từng đối tượng cây trồng, từng loại đất và mùa vụ cụ
thể sẽ đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt.
1.7.2. Sử dụng phân bón cho cây trồng
Hiện nay, Việt Nam là nước sử dụng phân bón tương đối cao so với những
năm trước đây do người dân áp dụng được rất nhiều biện pháp kỹ thuật trong
thâm canh. Theo Vũ Hữu Yêm (2006), Việt Nam hiện là một trong 20 quốc gia
sử dụng phân bón cao nhất thế giới. Mỗi năm nước ta sử dụng 1.202.140 tấn
đạm, 456.000 tấn lân và 402.000 tấn kali trong đó sản xuất lúa chiếm 62%. Song
do điều kiện khí hậu còn nhiều bất lợi cho nên kỹ thuật bón phân mới chỉ phát
huy được 30% hiệu quả đối với đạm và 50% hiệu quả đối với lân và kali.

Hiệu quả bón phân đối với cây trồng tương đối cao do vậy người dân ngày
càng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong tương lai vẫn hứa hẹn sử
dụng một lượng phân bón rất lớn trong sản xuất nông nghiệp mặc dù nước ta chủ
yếu vẫn phải nhập khẩu phân bón (Nguyễn Tất Cảnh, 2006).
Việc sử dụng phân khoáng đã góp phần đáng kể làm tăng nhanh năng suất
cây trồng ở hầu hết các loại đất và cây trồng khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên
trong nền nông nghiệp hiện đại, việc quá lạm dụng phân khoáng cũng đã dẫn đến
những tác động xấu đối với môi trường nói chung và đất nói riêng. Hệ số sử dụng
phân bón của cây trồng ở nước ta rất thấp chỉ vào khoảng 30-50% đối với phân đạm,
20-30% đối với phân lân và 40-60% đối với phân kali (Bùi Đình Dinh, 1995).
Sử dụng phân bón hợp lý làm tăng năng suất và sản lượng cây trồng, tăng
hiệu quả kinh tế là cách thông minh nhất của nhân loại. Giữa năng suất và chất
lượng sản phẩm có mối liên hệ theo phương trình bậc hai. Điều đó có nghĩa là
khi tăng lượng phân bón, năng suất tăng lên và cũng làm tăng chất lượng. Tuy
nhiên khi tiếp tục tăng lượng phân bón hóa học quá ngưỡng đã làm giảm năng
16


suất và chất lượng cây trồng, gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường, nhất là
môi trường đất (HatchM.P, Slack CR ,1970).
Bón phân cũng như những biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau, thường
không chỉ gây ra một tác động trực tiếp dẫn đến một kết quả nào đó mà thường
có nhiều tác động lên các thành tố trong hệ sinh thái và có thể dẫn đến những kết
quả khác nhau. Do đặc điểm của quá trình phản ứng dây truyền và quá trình tiếp
nhận các tác động từ bên ngoài vào các hệ sinh thái mà có thể có những tác động
rất mạnh nhưng không gây ra hiệu quả gì đáng kể, trong khi đó, có những tác
động nhẹ nhàng, nhưng được nhân lên trong phản ứng dây chuyền và tạo nên
những hiệu quả rất lớn. Bón phân hợp lý có thể không cần sử dụng những lượng
phân bón mà có thể đạt được hiệu quả rất cao.
1.7.3. Cơ sở xác định phân bón lá

Từ lâu các nhà khoa học đã chứng minh được rằng cây xanh hút các chất
dinh dưỡng ở dạng khí như CO2, O2, SO2, NH3 và NO2, từ khí quyển qua các lỗ
khí khổng (Nguyễn Hạc Thúy, 2001). Bằng phương pháp đồng vị phóng xạ các
nhà khoa học đã phát hiện ra, ngoài bộ phận lá các bộ phận khác như: Thân,
cành, hoa, quả đều có khả năng hấp thu dinh dưỡng.
Bằng nhiều thực nghiệm khác nhau các nhà khoa học cho thất: Việc phun
các chất dinh dưỡng dạng hòa tan vào lá, chúng được thâm nhập vào cơ thể cây
xanh qua lỗ khí khổng cả ngày lẫn đêm (Trần Đại Dũng, 2004).
Cơ chế đóng mở khí khổng có liên quan đến kích thước dài của lỗ, liên
quan đến ánh sáng, độ ẩm không khí, nhiệt độ, độ ẩm đất, các chất dinh dưỡng và
sức sống của cây, còn liên quan chặt chẽ giữa axit abxiic (ABA), pH dịch bào và
in kali. Lỗ khí khổng có kích thước dài 7-40µm, rộng 2-12µm với số lượng khá
lớn, nếu bón phân qua lá vào thời điểm khí khổng mở rộng hoàn toàn thì đạt hiệu
quả cao nhất (Nguyễn Văn Uyển, 1995).
Trong quá trình sinh trưởng, cây trồng rất cần và thường bị thiếu các chất
dinh dưỡng khoáng cho các nhu cầu thiết yếu để phát triển và tạo ra năng suất,
chất lượng nông sản. Các chất dinh dưỡng khoáng trên, cây có thể lấy một phần

17


từ trong đất, nhưng phần lớn phải do người nông dân cung cấp cho cây trồng
bằng các loại phân bón khác nhau.
Khoa học và thực tiễn đã xác định rằng: Cây không chỉ hấp thu các chất
dinh dưỡng qua rễ mà còn hấp thu qua lá, đây là cơ sở khoa học cho việc bón
phân vào đất và trên lá.
Biện pháp cung cấp dinh dưỡng trên lá có ưu điểm: rút ngắn quá trình di
chuyển của các chất dinh dưỡng ở trong cây, vì dinh dưỡng hấp thu qua rễ cũng
chuyển tới lá để tham gia vào quá trình quang hợp, tổng hợp các chất; do được sử
dụng trên lá mà nhiều loại hợp chất thiết yếu phức tạp như amino axit, Vitamin

(A, C, D…) cây vẫn có thể hấp thu được, nhờ đó mà nâng cao được hiệu quả
kinh tế của việc bón phân; hơn thế diện tích lá của cây lại nhiều gấp hàng chục
lần diện tích rễ cây. Tuy nhiên, hình thức hấp thu dinh dưỡng qua lá của cây có
hạn chế về số lượng có thể hấp thu vào mỗi thời điểm, vì phụ thuộc vào dạng,
nồng độ và pH của dung dịch dinh dưỡng và tuổi của lá cây trồng. Trong đó,
nồng độ dung dịch phân bón sử dụng có khả năng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
của phân bón lá. Nồng độ thấp gây tốn công sử dụng, nồng độ quá cao có thể gây
hại cho bề mặt lá và cây.
Phân bón lá là các loại phân bón được sử dụng dưới dạng dung dịch để
tưới hoặc phun trực tiếp lên cây nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng
thông qua thân, lá. Trong thành phần của phân bón lá tùy đặc điểm của phân bón
được sản xuất, bên cạnh các chất dinh dưỡng khoáng đa lượng (N, P, K...) còn
thường chứa các chất trung, vi lượng ( Ca, Mg, Si, Zn, Cu, Bo, Mo...) và các chất
cần thiết khác, nhằm đảm bảo cung cấp đủ và kịp thời dinh dưỡng khoáng, theo
yêu cầu cân đối của cây trồng, tạo khả năng sử dụng hiệu quả phân bón, tăng sức
đề kháng và chống chịu cho cây để đạt năng suất cao phẩm chất tốt. Trong một
số loại phân bón lá còn có thêm các chất kích thích sinh trưởng thực vật, hay các
vi sinh vật hữu ích…tạo khả năng kích thích sinh trưởng, tăng khả năng đâm
chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu quả, kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm…
Vì vậy sử dụng phân bón lá đặc biệt cần thiết và có hiệu quả cao khi: Việc
hấp thu dinh dưỡng qua rễ của cây trồng bị hạn chế (vì lý do nào đó); Cây trồng
ở giai đoạn có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt cao (giai đoạn hình thành sản phẩm
18


của các loại rau…) hay trong điều kiện bất thuận của thời tiết (rét, hạn, ngập úng,
thiếu ánh sáng…) hay sinh trưởng bất thuận của cây trồng (rễ, lá… bị tác động
xấu). Sử dụng phân bón lá đúng và có hiệu quả không chỉ có tác dụng làm tăng
năng suất, chất lượng nông sản như phân bón qua rễ mà còn có thể đem lại hiệu
quả kinh tế rất cao trong đầu tư phân bón cho sản xuất, do có chi phí mua phân

bón này thường không cao.
Bón phân qua lá có những lợi thế hơn bón qua đất, như: (i) Hiệu quả đối
với cây rất nhanh, chỉ sau vài giờ đã thấy thể hiện, cho nên chúng ta có thể cung
cấp dưỡng chất kịp thời cho cây; (ii) Trong điều kiện cây gặp khó khăn trong
việc hút chất dinh dưỡng qua bộ rễ, như gặp hạn, đất có vấn đề, bộ rễ bị bệnh,
cuối giai đoạn sinh trưởng bộ rễ bị già cỗi…, phương pháp phun/xịt phân lên lá
sẽ khắc phục được khó khăn trên và cung cấp kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của
cây; (iii) Hiệu quả sử dụng phân bón qua lá rất cao, có thể lên tới 90 - 95%, trong
khi lượng bón qua đất chỉ được cây sử dụng khoảng 40 - 50%.
Phân bón được xác định gồm những đa lượng (N, P, K); trung lượng (S,
Ca, Mg) và vi lượng (Fe, Mn, Zn, Cu, Mo, B); tùy cây tùy đất mà có thể có một
số chất khác như Na, Si, Co, Al… Mỗi chất dinh dưỡng có tác dụng riêng biệt
trong đời sống cây trồng. Nói chung, đất chứa gần đầy đủ các loại dinh dưỡng
trên, thường chỉ thiếu về số lượng cây sử dụng được; khi đất thiếu chất nào đó
hoặc tuy đất có đủ chất đó, nhưng do điều kiện ngoại cảnh bất lợi (hạn, úng, phèn
mặn…); do tình trạng của cây không khỏe hoặc bị bệnh không hút được chất đó,
cây sẽ thiếu chất đó; lúc này vai trò của phân bón qua lá càng trở nên quan trọng
để cây phát triển bình thường và cho năng suất cao. Nhiều loại phân bón qua lá
chứa cả các chất kích thích sinh trưởng, các emzim, vitamin, acid amin…, cũng
có loại chứa những chất trên có hiệu quả, nhưng những chất này không phải là
phân bón, trường hợp có tác dụng thì tựa như vitamin B12, như nhung sâm đối
với người (Vũ Cao Thái, 1996). Tác dụng tăng năng suất và hiệu quả kinh tế của
bón phân qua lá đã được chứng minh bởi khá nhiều tài liệu, nhiều kết quả thí
nghiệm, thực nghiệm ở trong cũng như ngoài nước, đối với nhiều loại cây trồng
như lúa, ngô, rau quả, cà phê, cao su… Nhận xét chung của Vũ Cao Thái (1996):
19


×