Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu khả năng bảo quản lạnh tinh trùng lợn móng cái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 72 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Mục lục...................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt.............................................................................................vi
Danh mục bảng ........................................................................................................ vii
Danh mục hình, biểu đồ .......................................................................................... viii
Danh mục các hình .................................................................................................... ix
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ....................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
2.1. Vai trò của lợn đực giống và thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi lợn ở nước ta ...3
2.2. Cơ sở của những nghiên cứu về tinh dịch và tinh trùng lợn ................................4
2.2.1. Cấu tạo bộ máy sinh dục lợn đực......................................................................4
2.2.2. Các tuyến sinh dục phụ .....................................................................................6
2.2.3. Sự tiết tinh dịch ở lợn đực .................................................................................6
2.2.4. Một số đặc tính sinh lý của tinh trùng lợn ........................................................8
2.2.5. Một số chỉ tiêu sinh lý của tinh dịch lợn .........................................................11
2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch .............................................13
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng trong đông lạnh .................16
2.3.1. Khả năng chịu lạnh của tinh trùng ................................................................16
2.3.2 Thành phần môi trường đông lạnh ..................................................................16
2.3.3. Thời gian cân bằng .........................................................................................16
2.3.4. Tốc độ đông lạnh .............................................................................................16
2.3.5. Giải đông .........................................................................................................18
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii



2.3.6. Bảo quản ........................................................................................................18
2.4. Cơ sở khoa học của môi trường đông lạnh tinh dịch lợn ...................................20
2.5. Cơ sở khoa học về quy trình đông lạnh tinh dịch lợn ........................................23
2.6. Tình hình nghiên cứu đông lạnh tinh dịch trong và ngoài nước ........................24
2.6.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................................24
2.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước....................................................................26
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......27
3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................27
3.2. Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................27
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ...............................................................27
3.3.1. Nghiên cứu một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch tươi của lợn Móng
Cái .............................................................................................................................27
3.3.2. Kỹ thuật đông lạnh tinh dịch lợn.....................................................................29
3.4. Xử lý số liệu .......................................................................................................31
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................32
4.1. Một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch tươi của lợn Móng Cái .............32
4.1.1. Màu sắc tinh dịch ............................................................................................32
4.1.2. Lượng xuất tinh ...............................................................................................33
4.1.3. pH tinh dịch .....................................................................................................35
4.1.4. Nồng độ tinh trùng ..........................................................................................37
4.1.5. Hoạt lực tinh trùng ..........................................................................................39
4.1.6. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ...................................................................................41
4.2. Kết quả nghiên cứu về vận tốc chuyển động của tinh trùng ..............................43
4.2.1. Vận tốc chuyển động của tinh trùng theo đường ziczac .................................43
4.2.2. Vận tốc chuyển động của tinh trùng theo đường cong ...................................45
4.2.3. Vận tốc chuyển động của tinh trùng theo đường thẳng ..................................46
4.3. Kết quả nghiên cứu về độ dài đường đi của tinh trùng ......................................48
4.3.1. Kết quả nghiên cứu độ dài đường đi theo đường Ziczac ................................48
4.3.2. Độ dài đường đi của tinh trùng theo đường cong...........................................49

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


4.3.3. Độ dài đường đi của tinh trùng theo đường thẳng .........................................51
4.4. Khả năng sản xuất tinh đông lạnh của lợn đực giống Móng Cái .......................52
4.4.1. Tổng số tinh trùng sống tiến thẳng trong một lần khai thác tinh ...................52
4.4.2. Số lượng tinh cọng rạ sản xuất được trong một lần khai thác tinh ................55
4.4.3. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông ..................................................................56
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................59
5.1. Kết luận ..............................................................................................................59
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................61
PHỤ LỤC ..................................................................................................................64

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
A

Hoạt lực của tinh trùng

ASTT

Áp suất thẩm thấu


C

Nồng độ tinh trùng

DAP

Độ dài đường đi của tinh trùng theo đường trung bình

DCL

Độ dài đường đi của tinh trùng theo đường ziczac

DSL

Độ dài đường đi của tinh trùng theo đường thẳng

K (%)

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

TTNT

Thụ tinh nhân tạo

V

Thể tích của tinh trùng trong một lần xuất tinh

VAC


Tổng số tinh trùng tiến thẳng

VAP

Vận tốc chuyển động của tinh trùng theo đường trung bình

VCL

Vận tốc chuyển động của tinh trùng theo đường Ziczac

VSL

Vận tốc chuyển động của tinh trùng theo đường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Ảnh hưởng của mùa vụ đến chất lượng tinh dịch.......................................7
Bảng 4.1. Màu sắc tinh dịch của lợn đực Móng Cái .................................................32
Bảng 4.2. Lượng xuất tinh của lợn đực giống Móng Cái ........................................34
Bảng 4.3. pH tinh dịch của lợn đực giống Móng Cái ...............................................35
Bảng 4.4. Nồng độ tinh trùng của lợn đực giống Móng Cái....................................37
Bảng 4.5. Hoạt lực tinh trùng của lợn đực giống Móng Cái .....................................39
Bảng 4.6. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của lợn đực giống Móng Cái .............................41
Bảng 4.7. VCL của tinh trùng (µm/giây) ................................................................43
Bảng: 4.8. VAP của tinh trùng (µm/giây) .................................................................45
Bảng 4.9. VSL của tinh trùng (µm/giây) ..................................................................47

Bảng 4.10. DCL của tinh trùng (µm) ........................................................................48
Bảng 4.11. DAP của tinh trùng (µm) .......................................................................50
Bảng 4.12. DSL của tinh trùng (µm) ........................................................................51
Bảng 4.13. Tổng số tinh trùng sống tiến thẳng của lợn đực giống Móng Cái ..........54
Bảng 4.14. Số lượng tinh cọng rạ sản xuất được trên lần khai thác tinh của lợn đực
giống Móng Cái .....................................................................................55
Bảng 4.15. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của lợn đực giống Móng Cái ............57

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ xuất hiện màu sắc tinh dịch của lợn đực giống Móng Cái.....33
Biểu đồ 4.2. Lượng xuất tinh của lợn đực giống Móng Cái…………………33
Biểu đồ 4.3. pH tinh dịch của lợn đực giống Móng Cái ................................ 37
Biểu đồ 4.4. Nồng độ tinh trùng của lợn đực giống Móng Cái...................... 39
Biểu đồ 4.5. Hoạt lực tinh trùng của lợn đực giống Móng Cái. ..................... 41
Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của lợn đực giống Móng Cái .............. 43
Biểu đồ 4.7. Vận tốc chuyển động của tinh trùng theo đường ziczac ............ 45
Biểu đồ 4.8. VAP của tinh trùng................................................................... 46
Biểu đồ 4.9. VSL của tinh trùng ................................................................... 48
Biểu đồ 4.10. DCL của tinh trùng lợn Móng Cái .......................................... 49
Biểu đồ 4.11. DAP tinh trùng lợn Móng Cái ................................................ 51
Biểu đồ 4.12. DSL tinh trùng lợn đực Móng Cái .......................................... 52
Biểu đồ 4.13. Tổng số tinh trùng sống tiến thẳng của lợn đực giống Móng Cái .. 55
Biểu đồ 4.14. Số lượng tinh cọng rạ sản xuất được trên một lần khai thác tinh
của lợn đực giống Móng Cái ................................................. 56

Biểu đồ 4.15. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông lợn đực giống Móng Cái ... 58

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Ảnh hưởng của glycerol trong dung dịch NaCl so với nồng độ NaCl trong
dung dịch còn lại khi dung dịch NaCl (0,15M) được đông lạnh (Hiroshi,
1992) ..........................................................................................................17
Hình 2. Sự biến đổi vật lý của tế bào khi đông lạnh ...............................................19
Hình 3. Sự phân bố nhiệt độ trong bình nitơ lỏng ..................................................20

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong thời đại khoa học với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, ngành
nông nghiệp nước ta được chú trọng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực
trong nước, xuất khẩu lương thực ra nước ngoài góp phần cải thiện và nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân. Ngành chăn nuôi lợn là ngành sản xuất quan trọng
của nhiều nước trên thế giới, cung cấp khoảng 40% tổng sản lượng các loại thịt tiêu
thụ hàng năm. Ở Việt Nam, thịt lợn chiếm khoảng 70-80% lượng thịt tiêu thụ hàng
năm. Theo kết quả điều tra sơ bộ của Tổng cục thống kê, tại thời điểm 01/04/2015
tổng số lợn của cả nước có 27,1 triệu con, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giống lợn Móng Cái là giống lợn nội lâu đời có ưu thế là khả năng thích

nghi tốt với khí hậu Việt Nam, mắn đẻ, đẻ sai và nuôi con khéo do đó chúng ta có
thể tận dụng làm nái nền cho quá trình lai tạo, tận dụng ưu thế lai. Đực giống được
nuôi trong các cơ sở nhân giống thuần nhằm tạo ra các con giống thuần chủng. Việc
chăn nuôi lợn Móng Cái là vấn đề rất quan trọng nhằm cung cấp cho thị trường
những giống lợn Móng Cái chất lượng cao và duy trì nguồn giống và Quỹ gen cho
Quốc gia.
Trên thế giới, kỹ thuật đông lạnh tinh dịch lợn đã được nghiên cứu và ứng
dụng trong sản xuất, thành công kỳ diệu về đông lạnh tinh dịch lợn đã đưa kỹ thuật
thụ tinh nhân tạo (TTNT) lên một vị trí mới, đã có những ngân hàng tinh dịch đông
lạnh năng suất cao. Sự hiện diện của các ngân hàng tinh dịch đông lạnh đã giúp cho
việc vận chuyển, trao đổi, mua bán giống trên thế giới trở nên thuận tiện và giảm
nguy cơ lan truyền mầm bệnh. Đồng thời kỹ thuật đông lạnh tinh dịch sẽ góp phần
bảo tồn lâu dài tinh dịch của một số giống địa phương quý hiếm.
Đông lạnh tinh dịch gia súc để kéo dài thời gian sống của tinh trùng là một
thành tựu kỳ diệu của thụ tinh nhân tạo nói riêng và của sinh học lạnh nói chung.
Bằng kỹ thuật đông lạnh, người ta có thể giữ tinh trùng sống hàng chục năm, tiến
tới lập ngân hàng gen cho mỗi quốc gia.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


Để góp phần làm phong phú thêm các kỹ thuật và công nghệ mới trong sinh
sản và thụ tinh nhân tạo lợn, đồng thời áp dụng những kết quả nghiên cứu vào sản
xuất, góp phần duy trì và bảo tồn giống lợn Móng Cái, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu khả năng bảo quản lạnh tinh trùng lợn Móng Cái”. Nghiên cứu là
cơ sở để tìm ra môi trường, phương pháp thích hợp để bảo tồn, lưu giữ được tinh
trùng lợn Móng Cái phục vụ công tác lai tạo giống và tận dụng ưu thế lai của giống
lợn nội.
1.2. Mục tiêu của đề tài

Đánh gía khả năng bảo quản lạnh trong nitơ lỏng (-196oC) của tinh trùng
lợn Móng Cái.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Xác định được các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch tươi của lợn
Móng Cái (màu sắc, lượng xuất tinh, pH tinh dịch, nồng độ tinh trùng, hoạt lực tinh
trùng, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình).
- Xác định được khả năng bảo quản lạnh tinh trùng lợn Móng Cái.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Lợn Móng Cái thuộc lớp động vật có vú (Maminalia), bộ guốc chẵn,
(Artiodactyla), họ Sllidae, chủng Sus, loài Sus domesticus, giống Móng Cái. Lợn
Móng Cái là giống lợn nội được hình thành và phát triển lâu đời ở vùng Đông Bắc
Việt Nam. Có thể xem các vùng Hà Cối (huyện Đầm Hà), Tiên Yên (Đông Triều)
tỉnh Quảng Ninh là nguồn cội của giống lợn Móng Cái. Do đặc điểm sinh sản tốt
nên những năm 60-70 trở đi lợn Móng Cái đã lan nhanh ra khắp đồng bằng Bắc Bộ,
từ sau 1975 giống lợn này được lan nhanh ra các tỉnh miền Trung kể cả phía Nam.
Lợn đực 3 tháng tuổi đã biết giao phối với con cái và trong tinh dịch đã có
tinh trùng, lượng tinh dịch 80 – 100ml.
2.1. Vai trò của lợn đực giống và thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi lợn ở nước
ta
Lợn đực giống có vai trò quan trọng trong việc đưa nhanh tiến bộ di truyền.
Một con đực giống sử dụng trong thụ tinh nhân tạo cho số con đời sau gấp trên 355
lần so với một con nái, và sử dụng phối giống trực tiếp chỉ cho số con đời sau gấp
40,5 lần so với lợn nái. Ảnh hưởng của đực giống đến đời sau không chỉ ở phạm vi
số lượng mà cả ở chất lượng, nhiều tính trạng trội của đực giống thường được biểu

hiện ở đời con như: màu sắc lông, da, thể chất khoẻ mạnh, tính cao sản, sức miễn
kháng với bệnh tật. Một số tác giả đã chứng minh sức sống của đời sau cũng phụ
thuộc vào sức sống của tinh trùng. Do đó chăn nuôi tốt lợn đực giống là một trong
những nhân tố quan trọng trong việc phát triển nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm của ngành chăn nuôi lợn. Hiện nay, với sự kế thừa thành tựu của các lĩnh vực
sinh lý học, di truyền học, dinh dưỡng gia súc…… và kết hợp với thực tế chăn nuôi
lợn nói chung, chăn nuôi lợn đực giống nói riêng đã không ngừng được cải thiện và
hoàn thiện.
Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo ( TTNT ) có những ưu điểm vượt trội sau:
- An toàn dịch bệnh: ngăn ngừa bệnh từ con đực truyền sang con cái và
ngược lại.
- Giảm số lượng đực giống phải nuôi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


- Nâng cao nhanh tiến bộ di truyền cho đời sau, cho phép sử dụng rộng rãi
và phát huy tiềm năng di truyền của những đực giống tốt (Sử dụng tinh dịch bảo
tồn nhiều ngày hoặc tinh dịch đông lạnh).
- Theo dõi quản lý giống chính xác và rõ ràng.
- Rất cần thiết khi áp dụng phương pháp gây động dục hàng loạt.
2.2. Cơ sở của những nghiên cứu về tinh dịch và tinh trùng lợn
2.2.1. Cấu tạo bộ máy sinh dục lợn đực
Cơ quan sinh dục lợn đực có chức năng sản sinh ra các tế bào đực là tinh
trùng và các phần phân tiết. Hệ sinh dục lợn đực gồm:
Dịch hoàn: Mỗi dịch hoàn được bao bọc bởi một sợi (màng trắng), bên
ngoài được phủ bằng một tinh mạc, bên trong được phủ bởi một màng mạch máu.
Hầu hết các gia súc, quá trình sinh tinh trùng cần nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể.
Do đó, các giai đoạn cuối của thời kỳ bào thai, các dịch hoàn nhô ra và phần thành

bụng phía sau phình ra thành bao dịch hoàn. Bao dịch hoàn có nhiều lớp, một trong
những chức năng của nó là điều hòa ôn độ cho dịch hoàn tạo điều kiện cho quá trình
sinh tinh.
Ở lợn dịch hoàn là một đôi hình bầu dục nằm ở hậu môn sau rễ dương vật.
Dịch hoàn nằm trong bao dịch hoàn theo chiều thẳng đứng có đầu trên, đầu dưới và
một bên thân phía trong bị thượng hoàn ôm lấy.
Dịch hoàn là cơ quan có chức năng kép: sản sinh ra giao tử đực và nội tiết tố
- Chức năng sản sinh ra giao tử đực (tinh trùng) thực tế là một hoạt động
ngoại tiết do các ống sinh tinh đảm nhiệm (từ khi bắt đầu thành thục tính) và chúng
liên tục sản sinh ra tinh trùng. Các tế bào dòng mầm (tinh nguyên bào, tinh bào và
tinh tử) được kết hợp với tế bào Sertoli hợp thành biểu mô sinh tinh.
Sau khi được sinh ra, tinh trùng chuyển dần đến dịch hoàn phụ và tiếp tục
thành thục ở đó. Khi giao phối, do các phản xạ hoạt động, sự co rút cơ, tinh trùng
được đẩy ra ngoài cùng với các chất tiết của tuyến sinh dục phụ và bắt đầu hoạt
động mạnh, nhờ đó có tác dụng làm cho tinh trùng có thể di chuyển trong đường
sinh dục của con cái.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


- Sản sinh các hormon Steroid và những hormon có liên quan đến quá trình
sinh lý bình thường của cơ thể lợn đực.
Dịch hoàn phụ hay mào tinh: Là phần ôm lấy dịch hoàn gồm đầu trên, thân,
đầu dưới hay đuôi. Ở lợn dịch hoàn phụ rất phát triển có thể đạt tới 150-200 gam ở
lợn trưởng thành. Đầu trên mào tinh có chứa một số ống sinh tinh. Mỗi ống đều
nằm trong một ngăn của ống mào tinh. Các ống này có lòng ống rộng đường kính to
hơn đường kính của lòng ống sinh tinh. Đến phần thân mào tinh các ống sinh tinh
thẳng tập trung thành ống mào tinh gấp khúc nhiều lần rồi đi xuống đuôi mào tinh
thành ống dẫn tinh đi ra ngoài.

Dịch hoàn phụ giữ vai trò chủ đạo trong quá trình thành thục của tinh trùng.
Dịch hoàn phụ là nơi lưu giữ và hoàn thiện tinh trùng. Tinh trùng sau khi sinh ra ở
lòng ống sinh tinh sẽ chuyển qua phụ dịch hoàn, tinh trùng được hoàn thiện tại đó.
Ở lợn đực thời gian tinh trùng di chuyển qua dịch hoàn phụ khoảng 9-14
ngày (đầu dịch hoàn phụ: 3 ngày, thân: 2 ngày, đuôi 4-9 ngày). Trong quá trình di
trú của tinh trùng trong dịch hoàn phụ, dịch thể từ ống dẫn tinh không di chuyển
theo tinh trùng mà được tái hấp thu tại những cơ quan quanh dịch hoàn phụ.
Ống dẫn tinh: Hai ống dẫn tinh to bằng cọng rạ bắt đầu từ đuôi mà tinh đi
len qua ống bẹn vào xoang bụng, quay về phía sau đi lên cổ bóng đái luồn dưới tiền
liệt tuyến rồi phình to ra thành ống phóng tinh xuyên qua thành niệu đạo đổ ra gò
tinh trên niêm mạc niệu đạo cùng lỗ đổ của nang tuyến. Ống dẫn tinh dẫn tinh trùng
vào đường niệu sinh dục khi phóng tinh.
Thừng dịch hoàn: Thừng dịch hoàn gồm có các động mạch, thần kinh đi
vào dịch hoàn, chúng được cấu tạo bởi mô liên kết, các hệ cơ vòng và cơ dọc với
nhau.
Dương vật: Nằm ở dưới vách bụng được bao bọc bởi dịch hoàn nó được bắt
đầu bằng một trụ, hai đầu bám vào hai mẩu xương ngồi, hướng ra phía trước.
Dương vật lợn đực có một đoạn hình cong chữ S, nó nằm kín trong da, khi giao
phối mới thì ra ngoài. Đầu dương vật có hình xoắn như mũi khoan, cách đầu mút
0,5 – 0,7 cm có lỗ để phóng tinh ra ngoài. Khi giao phối hay lấy tinh, dương vật thò
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


ra ngoài từ 20- 40 cm tùy theo giống, lứa tuổi và trọng lượng cơ thể.
2.2.2. Các tuyến sinh dục phụ
Tuyến tinh nang : Đây là hai túi tuyến gồm nhiều thùy mà biểu mô của cơ
thể gắn nếp hằn sâu vào bên trong, ở lợn chúng lớn hơn nhiều và kém đặc chắc, có
nang mỏng hơn là phần cuối của ống dẫn tinh, ở lợn tuyến này rất phát triển, nó dài

tới 15-20 cm, nặng xấp xỉ 850g.
Tuyến tiền liệt: Nằm trong bóng đái, thân không lớn, nặng khoảng 80g, các
phần phân tán của nó nặng hơn (khoảng 150g). Tuyến này có nhiều ống đổ vào
đường niệu sinh dục con cái.
Tuyến Cowper: Có tên gọi là tuyến củ hành, là một tuyến lớn, thon dài
18cm, nặng khoảng 400g, nằm dọc theo đường niệu sinh dục phần xoang chậu. Mặt
trên của tuyến cowper được bao bọc bởi phần cơ dày, chất bài tiết của tuyến này
chính là keo phèn, chất này đặc, keo dính, có tác dụng nút cổ tử cung sau khi lợn
đực phóng tinh xong. Tuy nhiên keo phèn là chất không có lợi cho tinh trùng, bởi vì
khi tinh trùng ra ngoài cơ thể, nếu trong tinh dịch có lẫn keo phèn, nó thường bám
và tụ lại nên chóng chết. Do vậy khi làm thụ tinh nhân tạo người ta lọc bỏ keo phèn
ngay sau khi lấy tinh, hoặc bỏ ngay trên phễu khi đang lấy tinh.
2.2.3. Sự tiết tinh dịch ở lợn đực
Khi đã thành thục về tính dục (8-9 tháng tuổi và khối lượng cơ thể 90100kg). Ở lợn đực ngoại người ta có thể cho phối giống trực tiếp hay lấy tinh bằng
tay qua phương pháp nhảy giá.
Theo Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (Thụ tinh nhân tạo lợn ở Việt Nam,
1993) có thể quan sát thấy lợn đực có ba giai đoạn xuất tinh rõ rệt như sau:
- Giai đoạn đầu tiết ra 10-20ml dịch trong suốt không có tinh trùng, chất này có tác
dụng rửa đường niệu sinh dục chuẩn bị cho tinh trùng di chuyển.
- Giai đoạn thứ hai kéo dài 1-2 phút, tiết ra khoảng 100-120 ml, chất này gồm tinh
trùng và các chất phân tiết của các tuyến sinh dục như tiền liệt, tinh nang, cowper.
- Giai đoạn thứ ba là sự bài tiết chủ yếu của các tuyến sinh dục phụ (150-200 ml).
Số lượng tinh trùng ở giai đoạn này ít, giai đoạn này kéo dài 4-5 phút.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Tinh dịch của lợn đực tiết ra là một hỗn hợp của tinh trùng được sản sinh từ
dịch hoàn và các chất tiết của các tuyến sinh dục phụ như tuyến tinh nang, tuyến

cowper, tuyến tiền liệt và urethra của vùng bụng.
Trong tinh dịch, phần quan trọng nhất là tinh trùng, đây là yếu tố chính làm
cho lợn cái có thể thụ thai. Phần quan trọng thứ hai là tinh thanh, tinh thanh là một
hỗn hợp chất lỏng bài tiết từ tuyến sinh dục phụ. Ở các loài gia súc khác nhau tuyến
này phát triển không giống nhau. Ở lợn tuyến niệu đạo và tuyến cowper bài tiết
nhiều, cho nên tinh dịch lợn nghèo tinh trùng và fructoza. Theo Ogiun F.V. (1977)
và Levin K.L. (1980) dẫn từ luận án PTS Nguyễn Tấn Anh (1984). Ở lợn tinh thanh
gồm 56-70% do tuyến tinh nang tiết ra, 15-18% do tuyến cowper tiết ra, 2-3% do
dịch hoàn phụ tiết ra. Tinh trùng trong tinh dịch chỉ chiếm 2-7%.
Sự tiết tinh dịch của lợn đực nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố: giống,
lứa tuổi, chế độ dinh dưỡng và còn bị ảnh hưởng bởi thời tiết, chủ yếu do nhiệt độ
không khí, nhất là nhiệt độ không khí quá nóng (>30oC).
Theo Torahiko II D.A (1994) cho biết ảnh hưởng của từng mùa vụ trong năm
đến chất lượng tinh dịch như sau:
Bảng 2.1. Ảnh hưởng của mùa vụ đến chất lượng tinh dịch
Mùa vụ

Chỉ tiêu
Lượng xuất
tinh
Số lượng tinh
trùng/ml
Tổng số tinh
trùng
Fructoza
mg/100ml

Mùa Xuân

Mùa Hè


Mùa Thu

Mùa Đông

173±63,6

151±46,7

211±76,6

199±76,0

4,50±1,58.108

4,96±1,30.108

4,40±1,30.108

4,86±1,90.108

850,3±249,4.108

896,7±349,0.108

21,0±14,33

14,4±10,10

727,0±287,5.108 723,9±240,8.108

8,3±7,86

8,5±5,32

Theo Milovalop VK (1969) thì tinh thanh trong tinh dịch lợn không góp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


phần vào quá trình thụ thai, nó chỉ giúp cho tinh trùng sống hoạt động nên có thể
dùng tinh trùng pha loãng trong các dung dịch nhân tạo để dẫn tinh cho lợn cái mà
vẫn sinh ra đời con bình thường.
2.2.4. Một số đặc tính sinh lý của tinh trùng lợn
* Sự hình thành tinh trùng:
Tinh trùng lợn chỉ chiếm 2-7% trong tổng số tinh dịch tiết ra nhưng nó có
vai trò vô cùng quan trọng vì chính nó mới quyết định sự thụ thai của con cái. Tinh
trùng được tạo ra từ các tế bào Sertoli ở thành ống sinh tinh. Các ống này chứa rất
nhiều loại tế bào khác nhau trong đó là tế bào mầm hay tế bào sinh dục nguyên
thủy. Vào một thời điểm nào đó, tế bào sinh dục nguyên thủy tăng lên, qua hai lần
phân chia, lần thứ nhất thành tinh bào sơ cấp rồi thành tinh bào thứ cấp có 18 nhiễm
sắc thể thường và một nhiễm sắc thể giới tính (chứa nhiễm sắc thể Y hoặc X). Một
tinh bào thứ cấp tồn tại không lâu rồi phân chia thành hai tiền tinh trùng và hoàn
thiện dần thành tinh trùng. Khi đã được hình thành, tinh trùng chuyển dần từ dịch
hoàn xuống dịch hoàn phụ, trong dịch hoàn phụ tinh trùng tồn tại trong một môi
trường hơi có tính axit nên khả năng hoạt động của chúng bị ức chế. Di chuyển
trong dịch hoàn phụ, tinh trùng được bao phủ một lớp lipoproteit, lớp này nâng cao
khả năng ổn định cho tinh trùng, nó có điện tích âm giúp cho tinh trùng không bị tụ
dính.
Cấu tạo và hình thái tinh trùng lợn:

Tinh trùng lợn có hai phần chính:
-

Đầu tinh trùng là phần chứa các vật liệu di truyền

-

Cổ và đuôi tinh trùng là phần có liên quan đến chức năng vận động.
Đầu: Toàn bộ đầu được bao bọc bởi màng nguyên sinh chất, bên trong có hai

phần cơ bản là nhân và acrosome.
Trong nhân có chứa Chromatin đậm đặc cao độ là DNA liên kết với một
protein đặc biệt (Garner D.L et al., 1987). Nhân chiếm 67%thể tích của đầu và được
nén chặt lại gần như tinh thể. Số lượng nhiễm sắc thể trong nhân tinh trùng là đơn
bội. Nhân tinh trùng không có ARN và protein phihistin.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


Phần trước nhân được bao bọc bằng một acrosome, giống cái túi có hai lớp
màng và bọc sát vào nhân. Acrosome là một lisosome (tiểu thể bào) đặc biệt. Trong
acrosome của tinh trùng có chứa một số enzyme thủy phân, như hyaluronidase,
acrosine..., có tác dụng làm tan rã tế bào hình tia (lớp phóng xạ) của tế bào trứng để
cho tinh trùng có thể tiếp cận dễ dàng với noãn nang trong quá trình thụ thai. Theo
một số tác giả thì chất protide của acrosome dễ bị trương phồng, vì vậy khi bảo tồn
tinh dịch thì acrosome dễ bị phá hủy làm mất khả năng thụ thai.
Cổ: Là sợi rất ngắn hơi eo lại cắm vào hốc ở đáy phía sau của nhân, từ đây
bắt nguồn chín đuôi sợi trục thô kéo dài đến tận đuôi tinh trùng.
Đuôi: Đuôi được chia ra các phần là đoạn giữa, đoạn chính và đoạn đuôi.

Đoạn giữa có chín cặp vi ống dài, hai vi ống trung tâm và được bọc quanh bằng
chín sợi ưa osmi, tất cả tạo thành bó trục. Bó trục được bao phủ bên ngoài bằng một
bọc ti thể xếp theo đường xoắn ốc (lò xo ti thể) và kết thúc tại vòng nhẫn Jensen. Ti
thể có chứa các enzyme oxy hóa và oxy phosphoryl hóa, ty thể được xem là nguồn
phát sinh năng lượng cần thiết cho sự hoạt động của tinh trùng.
Đoạn chính không được bao bọc bằng ty thể mà chỉ có bó trục ở giữa và
những sợi ưa osmi vây bên ngoài. Hệ thống này được bao phủ bởi một vỏ bọc bằng
những sợi chắc. Vỏ bọc này duy trì và ổn định cho các yếu tố co rút của đuôi.
Đoạn đuôi là phần ngắn nhất của đuôi, tận cùng là những sợi trục trung tâm,
nó được bao bọc bởi màng sinh chất, nó cấu tạo như một tiên mao. Bó trục của đuôi
chịu trách nhiệm cho sự vận động của tinh trùng. Bọc ty thể cung cấp năng lượng
dưới dạng ATP cho các tay dynein của các cặp vi ống (các tay dynein có khả năng
phân hủy ATP, giải phóng năng lượng để chuyển động đuôi tinh trùng).
Mỗi cặp vi ống ngoài có hai dãy dynein (ngoài và trong) chĩa về phía cặp vi
ống kề bên. Khi được kích thích bởi ATP, các tay này hoạt động như một cá líp, đi
dọc theo cặp kề bên, làm cho các cặp này trượt lên các cặp khác. Sự hình thành cầu
nối hình tia giữa các cặp vi ống ngoài với vi ống trung tâm chống lại hiện tượng
trượt vừa nêu, làm cho đuôi tinh trùng uốn lượn.
Do các cặp vi ống ngoài trượt liên tục nên sự uốn lượn được hình thành liên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


tục, được lan truyền làm nên sự chuyển động đặc trưng của đuôi tinh trùng (chuyển
động làn sóng). Đây là hiện tượng trượt theo vi ống.
*Hoạt động của tinh trùng
Khi còn trong dịch hoàn phụ, tinh trùng hoạt động rất yếu hoặc không hoạt
động. Khi được giải phóng ra bên ngoài, tinh trùng trở nên hoạt động mạnh do tác
động của dịch tiết do các tuyến sinh dục phụ tiết ra.

Trạng thái hoạt động của tinh trùng thể hiện chất lượng của tinh dịch. Nếu
tinh trùng hoạt động càng mạnh thì chất lượng càng tốt. Tinh trùng có ba hình thức
vận động cơ bản (Nguyễn Tấn Anh, 1985):
+ Vận động tiến thẳng: Đây là những tinh trùng có khả năng thụ thai.
+ Vận động xoay tròn: Những tinh trùng có dạng vận động này thường
không có khả năng thụ thai.
+ Vận động tại chỗ: Thường là những tinh trùng non hoặc là bị dị tật. Những
tinh trùng này cũng không có khả năng thụ thai.
Vận chuyển của một tinh trùng được phân tích thành ba dạng chuyển động
là: vận chuyển theo đường ziczac, vận chuyển theo đường trung bình và vận chuyển
theo đường thẳng.
Với sự phát triển của công nghệ (bằng phần mềm Sperm vision 3.7), người ta
có thể xác định được các dạng chuyển động , tốc độ chuyển động của tinh trùng và
xác định được khoảng cách tinh trùng chuyển độngtrong khoảng thời gian nhất định
đó là khoảng cách, vận tốc chuyển động theo đường ziczăc, theo đường trung bình
và theo đường thẳng.
+ DCL (Distance Curve Line): độ dài đường ziczăc (µm).
+ DAP (Distance Average Path): độ dài đường trung bình (µm).
+ DSL (Distance Straight Line): độ dài đường thẳng (µm).
Tương ứng với mỗi dạng chuyển động trên, người ta cũng đã xác định được
tốc độ chuyển động của tinh trùng ở 3 dạng đường đi là:
+ VCL (Velocity Curve Line): tốc độ chuyển động theo đường ziczăc
(µm/giây).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


+ VAP (Velocity Average Path): tốc độ chuyển động theo đường trung bình
(µm/giây).

+ VSL (Velocity Straight Line): tốc độ chuyển động theo đường thẳng (µm/giây).

2.2.5. Một số chỉ tiêu sinh lý của tinh dịch lợn
*Màu sắc tinh dịch
Bình thường, tinh dịch mỗi loài gia súc có màu sắc nhất định. Màu sắc của
tinh dịch phụ thuộc vào: giống loài, nồng độ tinh trùng, tạp chất có trong tinh dịch.
Tinh dịch lợn tốt có màu trắng sữa, trắng nước cơm. Còn các tinh dịch có màu xám,
xám xanh, vàng đậm hay vàng xanh... đều là tinh dịch chất lượng kém không sử
dụng trong thụ tinh nhân tạo.
*Thể tích tinh dịch (V,ml)
Thể tích tinh dịch là số ml sau khi lọc bỏ keo phèn trong một lần thực hiện
thành công phản xạ xuất tinh.
Thể tích tinh dịch phụ thuộc vào các yếu tố: giống, loài, độ tuổi, cá thể...
đồng thời nó cũng phụ thuộc vào kỹ thuật khai thác tinh, tần suất lấy tinh và mùa vụ
lấy tinh. Trong tinh dịch lợn có chứa một lượng khá lớn hạt selatin, chiếm 20 -30%
lượng tinh tịch, chúng là sản phẩm của tuyến Cowper, dịch tiết của tuyến này đặc
quánh, trong suốt. Khi xuất tinh, những hạt thể gặp enzyme vegikinase của tuyến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


tinh nang rồi đọng lại thành những tinh thể lớn hơn. Sau đó các thể này hấp phụ
nước và tăng lên về thể tích, người ta gọi đó là keo phèn (Trần Tiến Dũng, 2002) .
Trong giao phối tự nhiên, keo phèn có tác dụng bịt lỗ tử cung, không cho
tinh dịch chảy ra ngoài. Trong thụ tinh nhân tạo cần phải nhanh chóng loại bỏ keo
phèn, nếu không nó sẽ hấp phụ một phần nước tinh và một số lượng lớn tinh trùng.
Vào mùa giao phối trong tinh dịch lợn có lượng selatin lớn hơn mùa không giao
phối. Do đó xác định thể tích tinh dịch cần phải loại bỏ keo phèn bằng cách lọc qua
nhiều lớp vải gạc.

* Hoạt lực của tinh trùng (A, %)
Hoạt lực tinh trùng là tỷ lệ phẩn trăm tinh trùng có hoạt động tiến thẳng so
với tổng số tinh trùng quan sát được.
Tinh trùng vận động qua ba phương thức:
+ Tiến thẳng: Phương vector vận động của tinh trùng ổn định.
+ Xoay vòng: Phương vector vận động của tinh trùng luôn thay đổi.
+ Lắc lư (dao động): Vận động của tinh trùng hầu như không có vector vận
động, không thay đổi vị trí tương đối của chúng. Tinh trùng nằm tại vị trí đó, chỉ có
đầu hoặc đuôi cử động.
Hoạt lực của tinh trùng càng cao chất lượng của tinh trùng càng tốt, khả năng
thụ thai càng lớn, sức chống đỡ bệnh tật của đời sau càng tốt và ngược lại.
* Nồng độ của tinh trùng (C, triệu/ml)
Nồng độ tinh trùng là số tinh trùng có trong 1ml tinh nguyên. Nồng độ tinh
trùng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tinh dịch, là cơ sở để tính
toán liều tinh sản xuất.
Nồng độ tinh trùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, tuổi tác, dinh dưỡng,
khí hậu... Mùa Đông Xuân nồng độ tinh trùng thường cao hơn mùa Hè Thu từ 10-20
triệu/ml đối với lợn nội; 50-100 triệu ml đối với lợn ngoại.
* Tổng số tinh trùng tiến thẳng (VAC, tỷ/lần)
Tổng số tinh trùng tiến thẳng là tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần
xuất tinh. Đây là chỉ tiêu đánh giá tổng quát chất lượng tinh dịch của đực giống. Là
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


tích số của thể tích tinh dịch (V), hoạt lực (A) và nồng độ (C).
*Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K,%)
Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là số tinh trùng có hình dạng bất thường so với tổng
số tinh trùng đếm được trong quá trình kiểm tra.

Theo Milovanov (1962) có hai loại tinh trùng kỳ hình cùng với đó là hai thời
kỳ có thể gây nên kỳ hình ở tinh trùng.
+ Kỳ hình ngay trong quá trình sinh tinh: Tinh trùng kỳ hình sơ cấp, bắt
nguồn từ nguyên nhân có liên quan đến bệnh lý ở cơ quan sinh tinh.
+ Kỳ hình sau khi tinh trùng được bài tiết ra: Tinh trùng kỳ hình thứ cấp, bắt
nguồn từ nguyên nhân có liên quan đến ngoại cảnh hoặc kỹ thuật không đúng trong
khâu xử lý tinh dịch.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam (1959-1976) thì tỷ lệ kỳ hình trong tinh dịch sử
dụng để thụ tinh nhân tạo phải nhỏ hơn 10%.
*Độ pH của tinh dịch
Độ pH được xác định bởi nồng độ ion H+ trong tinh dịch. Độ pH của tinh
dịch liên quan đến khả năng sống và thụ tinh của tinh trùng, pH của tinh dịch tính
toan thì tinh trùng hoạt động yếu, thời gian sống kéo dài. Ngược lại, độ pH của tinh
dịch kiềm tính thì tinh trùng hoạt động mạnh, thời gian sống bị rút ngắn.
Độ pH của tinh dịch giữa các loài gia súc khác nhau và đều có phạm vi giới
hạn nhất định. pH của dịch tiết từ dịch hoàn phụ ở các loài gia súc luôn có tính chất
toan tính, có tác dụng ức chế tới mức thấp nhất sự trao đổi chất của tinh trùng và
kéo dài thời gian sống của tinh trùng. pH của dịch tiết từ các tuyến sinh dục phụ
trung tính hoặc kiềm tính. Vì vậy pH tinh dịch của những động vật có lượng tinh
nhiều, trong đó có dịch tiết của tuyến tinh nang chiếm tỷ lệ cao thì thường có giá trị
kiềm tính. Theo Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Quốc Đạt (1996) pH tinh dịch có tính
kiềm yếu (7,2-7,5).
2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch
*Các yếu tố nội tại
Giống: Các giống khác nhau có phẩm chất tinh dịch khác nhau. Lợn đực nội
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13



có phẩm chất tinh dịch thấp hơn nhiều so với giống lợn ngoại. Thể tích tinh dịch
của các giống lợn nội thường biến động từ 50 - 200 ml, mật độ tinh trùng 1,5 - 10
tỷ. Các giống lợn ngoại tương ứng là: 150 - 300 ml/ lần xuất, C=170 - 1500 triệu, 16
- 90 tỷ và gấp 9 - 10 lần so với các giống lợn nội.
Độ tuổi:Tuổi của lợn đực có ảnh hưởng rõ rệt tới phẩm chất tinh dịch. Lợn
đực giống 7 - 10 năm tuổi, hoạt động sinh dục của chúng bị giảm, mất phản xạ tinh
dục và phẩm chất tinh dịch rất kém. Lợn đực già, tinh hoàn nhỏ lại, quá trình tạo
tinh trùng chậm trễ, 4 chân yếu, con vật không muốn giao phối. Tình trạng này càng
tiến triển nhanh khi sử dụng quá sức, thức ăn kém và nuôi dưỡng không hợp lý.
Giai đoạn có phẩm chất tinh dịch tốt nhất là 12 - 30 tháng tuổi đối với các giống lợn
nội và 2 - 3 năm tuổi đối với các giống lợn ngoại. Vì vậy ở các cơ sở nhân giống
lợn, người ta chỉ sử dụng lợn đực không quá 2 năm để phát huy và khai thác chất
lượng tinh tốt khi lợn đang ở thời kỳ sung sức. Ở các cơ sở chăn nuôi thương phẩm
và các vùng nuôi lợn nái sinh sản để sản xuất lợn con nuôi thịt, hiện nay một số nơi
vẫn còn sử dụng lợn đực giống quá già (lớn hơn 6 - 7 năm tuổi) để phối hoặc thụ
tinh nhân tạo là một sai lầm về kỹ thuật, gây ra nhiều tổn thất cho sản xuất chăn
nuôi lợn.
*Các yếu tố ngoại cảnh
Dinh dưỡng: Nhất là tiêu chuẩn ăn và tỷ lệ đạm trong khẩu phần có ảnh
hưởng trực tiếp đến phẩm chất tinh dịch. Khẩu phần ăn phải có 120 - 130g protein
tiêu hóa/ ĐVTA. Nếu tỷ lệ protein <100g/ ĐVTA thì lượng số tinh trùng xuất ít (50
- 60ml), mật độ tinh trùng loãng: 20 - 25 triệu/ ml. Lợn đực ăn không đủ nhu cầu
dinh dưỡng sẽ có hiện tượng miễn cưỡng phối giống, tinh dịch không có thể tinh
trùng, hoặc tỷ lệ tinh trùng kị hình cao. Thiếu các chất khoáng (Ca, P, Na) hay thiếu
các sinh tố (A, E) đều làm tăng tỷ lệ tinh trùng kị hình tuyến sinh dục bị teo và con
vật mất phản xạ sinh dục. Trái lại khi cho ăn quá mức nhất là quá thừa năng lượng,
lợn đực trở nên quá béo, phát sinh loạn dưỡng mỡ, con vật ể oải, nằm lỳ. Trong
trường hợp này cần điều chỉnh tiêu chuẩn khẩu phần ăn cho thích hợp, đồng thời sử
dụng hợp lý lợn đực giống mới có thể phục hồi chức năng sinh dục.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 14


Chế độ sử dụng hay tần số khai thác tinh: Lợn đực giống sử dụng quá
nhiều dẫn đến kiệt quệ và chất lượng tinh kém. Trái lại, khi sử dụng ít quá, lợn có
cơ hội tích lũy các chất dinh dưỡng dưới dạng mỡ, gây nên hiện tượng béo và tích
mỡ dưới da, dẫn tới phản xạ kém và chất lượng tinh kém. Do vậy, sử dụng lợn đực
giống nên đúng và thích hợp với từng cá thể.
Trạng thái sức khỏe lợn đực giống: Trạng thái sức khỏe có ảnh hưởng đến
năng suất và phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống (Leman và Rodeffer, 1976).
Khi lợn đực giống bị ốm hay sức khỏe yếu, chúng không muốn nhảy giá hay khả
năng phóng tinh kém, chất lượng tinh giảm. Do vậy lợn đực giống nên được kiểm
tra và theo dõi sức khỏe thương xuyên để có chế độ phối giống thích hợp.
Các yếu tố khí hậu, nhiệt độ và ánh sáng: Thời tiết khí hậu và các yếu tố
nhiệt độ, ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến phẩm chất tinh dịch. Những tháng nóng
phẩm chất tinh dịch kém hơn những tháng mát. Nghiên cứu của Nguyễn Tấn Anh
(1971) cho thấy vào mùa đông từ tháng 12, 1,2 tổng số tinh trùng/ lần xuất của lợn
Landrace nuôi tại Hà Nội đạt tương ứng là 55,4; 39,1 và 40,7 tỷ trong đó đạt 27,3 28,7 tỷ tương ứng các tháng thứ 8, 9; đặc biệt tháng nóng nhất tháng 6 và 7 số tinh
trùng giảm xuống còn có 16,2 - 20,6 tỷ. Theo J. Signorel (1868) đã chứng minh
rằng nhiệt độ trung bình 17 - 18ºC thuận lợi cho quá trình sinh tinh hơn là 25ºC. Tỷ
lệ thụ tinh cũng tăng lên ở những lợn nái được thụ tinh với tinh dịch thu từ những
con lợn đực nuôi ở nhiệt độ < 20ºC. Thời gian chiếu sáng trong ngày cũng ảnh
hưởng đáng kể, nhất là khi kết hợp với nhiệt độ cao. Mazzri (1968) nhận thấy lợn
đực nuôi ở 15ºC nếu thời gian chiếu sáng 10h/ngày thì lượng tinh xuất 200ml, số
tinh trùng là 67,7 tỷ/lần xuất. Nếu chiếu sáng 16h/ngày thì lượng tinh xuất tăng lên
339 ml, nhưng số tinh trùng xuất chỉ 47,8 tỷ (tức nồng độ tinh trùng loãng hơn).
Nếu nuôi ở nhiệt độ 35ºC, thời gian chiếu sáng 16h/ngày sẽ gây tác hại xấu đến
phẩm chất tinh dịch hơn nữa. Vì vậy cần phải căn cứ vào độ dài chiếu sáng trong
ngày của các mùa trong năm mà điều chỉnh thời gian chiếu sáng để không kéo dài

quá 10h/ ngày. Chuyển lợn đực giống từ vùng này sang vùng khác: Khí hậu từ vùng
này sang vùng khác có chênh lệch đáng kể về nhiệt độ, độ ẩm, áp lực khí quyển,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


thời gian chiếu sáng và thành phần thức ăn... thì lợn đực có thể tạm thời mất hoạt
động sinh sản, chỉ sau khi gia súc quen dần môi trường sinh sống mới thì hoạt động
sinh dục của chúng mới trở lại bình thường (V.l.Andrivski, 1971). Tính tình một số
lợn đực giống Yorkshire nhập từ Nhật vào khu vực thành phố Hồ Chí Minh có tinh
dịch loãng và chất lượng tinh trùng không tốt (Châu Châu Hoàng, 2002). Một số lợn
đực giống Móng cái đưa vào Nghệ An trong thời gian có gió Tây Nam (gió Lào)
thì khả năng thụ tinh kém (Nguyễn Tấn Anh, 1997)...đã chứng minh điều đó.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng trong đông lạnh
2.3.1. Khả năng chịu lạnh của tinh trùng
Khả năng chịu lạnh của tinh trùng là tỷ lệ sống sót của tinh trùng sau khi giải
đông, điều này phụ thuộc vào giống, độ tuổi lấy tinh, mùa vụ lấy tinh…
2.3.2 Thành phần môi trường đông lạnh
Môi trường đông lạnh bao gồm: chất có năng lượng, chất đệm, chất chống
đông, chất điện giải… Tỷ lệ tinh trùng sau đông lạnh và giải đông phục thuộc vào
các thành phần trên, nếu việc pha chế môi trường không hợp lý sẽ giảm hoạt lực,
tăng tỷ lệ chết của tinh trùng.
2.3.3. Thời gian cân bằng
Tinh trùng sau khi ra ngoài cơ thể rất dễ bị sốc nhiệt do sự chênh lệch giữa
nhiệt độ trong cơ thể và nhiệt độ môi trường ngoài cơ thể. Chính vì vậy cần thiết
phải hạ nhiệt độ từ từ để tinh trùng làm quen với nhiệt độ thấp. Tác giả Ditto (1992)
cho biết: Thời gian cân bằng khoảng 3-5h ở nhiệt độ 50C để tinh trùng làm quen với
nhiệt độ thấp.
2.3.4. Tốc độ đông lạnh

Tốc độ làm lạnh quá nhanh sẽ gây tổn hại tới tinh trùng vì nó gây ra siêu
lạnh, thể vẩn và nước lưu giữ trong tế bào. Điều đó gây ra đông lạnh ngoại bào và
sau đó đông lạnh nội bào. Tốc độ làm lạnh chậm sẽ gây ra tập trung nồng độ cho cả
dung dịch ngoại bào và dung dịch nội bào và sẽ làm rối loạn tế bào, đây được coi là
ảnh hưởng của dung dịch. Tốc độ làm lạnh tối ưu là tốc độ làm giảm tối đa cả đông
lạnh nội bào và ảnh hưởng của dung dịch.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


Tốc độ làm lạnh tối ưu này khác nhau không chỉ theo loại tế bào mà còn theo
các yếu tố như các thành phần của thể vẩn tế bào và loại chất chống đông băng.
Chẳng hạn dung dịch đường saccharide được đông lạnh nhanh (đông lạnh từ 2 đến
4 phút, 50C xuống -790C), cho hoạt lực tinh trùng sau giải đông cao hơn so với đông
lạnh chậm (đông lạnh 45 phút, từ 50C xuống -790C), vì đã ngăn cản được ảnh hưởng
của dung dịch. Môi trường pha loãng có nồng độ glycerol từ 5 đến 7% được đông
lạnh nhanh (đông lạnh từ 3 đến 5 phút, từ 50C xuống -1300C) cho hoạt lực tinh
trùng cao hơn so với đông lạnh chậm (đông lạnh từ 20 đến 40 phút, từ 50C xuống 790C) (Hiroshi, 1992).

Hình 1. Ảnh hưởng của glycerol trong dung dịch NaCl so với nồng độ NaCl
trong dung dịch còn lại khi dung dịch NaCl (0,15M) được đông lạnh
(Hiroshi, 1992)
Đông lạnh chậm: Nước ngoại bào đóng băng, nước nội bào thoát ra ngoài,
tế bào tinh trùng mất nhiều nước và teo lại.
Đông lạnh nhanh: Khi không đủ thời gian để nước nội bào thoát ra khỏi tinh
trùng, nên nước ngoại bào và nước nội bào cùng đóng băng ở dạng tinh thể, các tinh
thể nước giãn nở sẽ làm méo hoặc vỡ màng tế bào tinh trùng.
Đông lạnh rất nhanh: Khi nước nội bào không kịp thoát ra ngoài và do tốc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 17


độ đóng băng rất nhanh, nước nội bào và nước ngoại bào không kịp kết tinh dạng
tinh thể mà xảy ra hiện tượng thuỷ tinh hoá. Kích thước của tất cả các tinh thể nước
nội bào và ngoại bào đều rất nhỏ ở dạng li ti nên không có sự giãn nở về thể tích,
giữ được áp suất thể tích đẳng trương. Do đó, tinh trùng vẫn giữ nguyên hình thái
và cấu trúc.
2.3.5. Giải đông
Tinh cọng rạ được giải đông trong nước ấm. Nhiệt độ và thời gian giải đông
phải đồng thời đáp ứng được hai yêu cầu là “đánh thức” tinh trùng đang ở trạng thái
tiềm sinh trở sang trạng thái hoạt động và không làm ảnh hưởng đến hoạt lực của
tinh trùng. Do đó, cần phải giải đông nhanh, nhiệt độ giải đông phải đảm bảo để
tinh trùng không phải chịu đựng pha kết tinh hoá đồng thời không phá vỡ cấu trúc
của tinh trùng.
2.3.6. Bảo quản
Các loại chất bảo quản đông lạnh thường được sử dụng trong trữ tế bào:
Glycerol; DMSO (Dimethyl sulfoxide); 1,2-Propanodiol (Propylene glycol); 1,2Ethalnediol (Ethylene glycol). Chất bảo quản đông lạnh có thể thấm qua màng tế
bào một cách bị động; có khả năng hoạt động thay thế nước; chỉ độc với tế bào ở
nồng độ cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 18


×