Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn in vitro của dịch chiết tỏi trong một số dung môi hữu cơ ứng dụng trong chăn nuôi gia cầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------

-------

PHẠM THỊ MAI PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN
IN VITRO CỦA DỊCH CHIẾT TỎI TRONG MỘT SỐ
DUNG MÔI HỮU CƠ. ỨNG DỤNG TRONG
CHĂN NUÔI GIA CẦM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------

-------

PHẠM THỊ MAI PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN
IN VITRO CỦA DỊCH CHIẾT TỎI TRONG MỘT SỐ
DUNG MÔI HỮU CƠ. ỨNG DỤNG TRONG


CHĂN NUÔI GIA CẦM

CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ : 60.64.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BÙI THỊ THO
TS. NGUYỄN THANH HẢI

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn in vitro
của dịch chiết tỏi trong một số dung môi hữu cơ. Ứng dụng trong chăn nuôi gia
cầm” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, kết quả nghiên cứu
nêu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong
quá trình thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong
luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 9 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Phạm Thị Mai Phương

ii


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn, tôi luôn
nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân. Nhân dịp này, tôi xin cảm ơn
Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Bộ môn Nội - Chẩn - Dược - Độc
chất khoa Thú y, Bộ môn Công nghệ sinh học thực vật khoa Công nghệ sinh học đã
tạo điều kiện cho tôi được theo học chương trình đào tạo sau đại học tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình ông Phạm Văn Thuận chủ gia trại đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực nghiệm tại cơ sở để tôi thực hiện
và hoàn thành đề tài.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Bùi Thị Tho và
T.S. Nguyễn Thanh Hải - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trực tiếp hướng dẫn
khoa học, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, các bạn đồng nghiệp, bạn bè
đã đồng hành, đóng góp công sức, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày 9 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Phạm Thị Mai Phương

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii


Mục lục

iv

Danh mục các từ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục hình

ix

MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục đích của đề tài

2

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1 Những hiểu biết chung về dược liệu

4

1.1.1 Cơ sở khoa học trong nghiên cứu dược liệu học

4

1.1.2 Vai trò và hướng nghiên cứu của dược liệu trên thế giới

5

1.1.3 Vai trò và hướng nghiên cứu của dược liệu ở Việt Nam.

6

1.1.4 Một số thành tựu trong nghiên cứu ứng dụng thảo dược.

6

1.2 Tỏi và các dạng chế phẩm của nó

10


1.2.1 Phân bố và mô tả cây

11

1.2.2 Thành phần hoá học

11

1.2.3 Tác dụng dược lý

13

1.2.4 Cơ chế kháng sinh

14

1.2.5 Ứng dụng trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi

14

1.2.6 Các dạng chế phẩm của tỏi dùng làm gia vị và thuốc

18

1.3 Hiểu biết về vi khuẩn E. coli

20

1.3.1 Giới thiệu chung về vi khuẩn Escherichia coli


20

1.3.2 Đặc điểm về hình thái, nuôi cấy, đặc tính sinh hóa

21

1.3.3 Đặc điểm kháng nguyên và độc tố

22

1.3.4 Cơ chế gây ngộ độc của E. coli

22

iv


1.3.5 Những hiểu biết về khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli
1.4 Một số hiểu biết về bệnh E. coli trên vịt

24
25

1.4.1 Nguyên nhân

25

1.4.2 Triệu chứng


25

1.4.3 Bệnh tích

26

1.4.4 Chẩn đoán: Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích.

26

1.4.5 Phòng bệnh và điều trị bệnh

26

1.4.6 Tình hình nhiễm E. coli trên vịt

26

Chương 2 NGUYÊN LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

28

2.1 Vật liệu thí nghiệm

28

2.1.1 Nguyên liệu

28


2.1.2 Dụng cụ - hóa chất – môi trường

28

2.2 Nội dung nghiên cứu

29

2.2.1 Sử dụng dịch chiết tỏi trong 7 dung môi hữu cơ được chiết xuất
bằng phương pháp ngâm lạnh rồi cô quay chân không.
2.2.2 Ứng dụng tỏi trong chăn nuôi vịt thương phẩm.
2.3 Phương pháp nghiên cứu

29
29
29

2.3.1 Tách chiết dịch chiết tỏi theo phương pháp ngâm lạnh rồi cô quay
29

chân không
2.3.2 Phương pháp xác định mật độ vi khuẩn

30

2.3.3 Phương pháp khảo sát hoạt tính của dịch chiết tỏi trên các chủng
vi khuẩn

31


2.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm ứng dụng tỏi trong chăn nuôi vịt
thương phẩm

31

2.4.1 Phương pháp bổ sung tỏi vào thức ăn

32

2.4.2 Phương pháp cân khối lượng vịt

33

2.4.3 Phương pháp mổ khảo sát năng suất thịt

33

2.4.4

33

Một số công thức sử dụng trong thí nghiệm

2.4.5 Phương pháp tính hiệu quả kinh tế
2.5 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

35
36

v



2.5.1 Thời gian nghiên cứu

36

2.5.2 Địa điểm nghiên cứu

36

2.6 Phương pháp xử lý số liệu

36

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

37

3.1 Tác dụng kháng khuẩn của dịch chiết tỏi trong phòng thí nghiệm chiết
xuất bằng phương pháp ngâm lạnh rồi cô quay chân không trên E. coli
gây bệnh và E. coli kháng thuốc.

37

3.1.1 Kết quả kiểm tra đặc tính cảm quan của các dịch chiết tỏi thu được
trước khi cô quay để đuổi hết dung môi.

37

3.1.2 Kết quả tác dụng kháng khuẩn của các dịch chiết tỏi trong phòng thí

nghiệm chiết xuất bằng phương pháp ngâm lạnh rồi cô quay chân
không đối với E. coli 044 phân lập được từ phân vịt bị tiêu chảy.

38

3.1.3 Kết quả tác dụng kháng khuẩn của các dịch chiết tỏi trong phòng
thí nghiệm được chiết xuất bằng phương pháp ngâm lạnh rồi cô
quay chân không với E. coli có chứa gen kháng thuốc.
3.2 Ứng dụng tỏi trong chăn nuôi vịt thương phẩm

41
46

3.2.1 Ảnh hưởng của tỏi bổ sung vào thức ăn đến khả năng phòng một
số bệnh thường gặp trên đàn vịt CV- Super M.
3.2.2 Ảnh hưởng của tỏi bổ sung vào thức ăn đến năng suất của vịt nuôi thịt

46
49

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

59

1

Kết luận

59


2

Đề nghị

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

61

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Các chữ được viết tắt

Ký hiệu

Ampicillin

Am

Escherichia coli

E. coli

Kanamycin

Ka


Luria Bertani

LB

Microlit

µl

Milligam

Mg

Milligam/lít

mg/l

Millimet

Mm

Tuần tuổi

tt

vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng


Tên bảng

Trang

1.1

Thành phần của tỏi - H.KOCH, L.LAWSWSON (2000)

1.2

Những thay đổi về thành phần trong thời gian lưu trữ chất chiết tỏi

12

(mg/g chất chiết khô)

19

1.3

Thành phần allicin trong tỏi theo thời gian

19

2.1

Tỷ lệ dung môi và tỏi khi chiết

30


2.2

Phân lô theo dõi vịt thí nghiệm và đối chứng

32

3.1

Kết quả kiểm tra độ mẫn cảm của 7 dịch chiết tỏi với E. coli O44
gây bệnh

3.2

40

Hoạt tính kháng khuẩn của 7 dịch chiết tỏi trên chủng vi khuẩn
E. coli top 10 pJET.

3.3

43

Hoạt tính kháng khuẩn của 7 dịch chiết tỏi trên chủng vi khuẩn
E. coli pPSI top 10

3.4

45

Ảnh hưởng của tỏi bổ sung vào thức ăn đến tỷ lệ nuôi sống của vịt

CV – Super M

46

3.5

Kết quả mổ khám bệnh tích vịt chết trong các lô theo dõi

48

3.6

Ảnh hưởng của tỏi bổ sung vào thức ăn đến khả năng tăng trọng
của vịt CV- Super M

3.7

50

Ảnh hưởng của tỏi bổ sung vào thức ăn đến tốc độ sinh trưởng
tuyệt đối của vịt CV - Super M (g/con/ngày)

3.8

Ảnh hưởng của tỏi bổ sung vào thức ăn đến tốc độ sinh trưởng
tương đối của vịt CV - Super M (%)

3.9

54


Ảnh hưởng của tỏi bổ sung vào thức ăn đến năng suất thịt vịt CVSuper M thương phẩm đến lúc 8 tuần tuổi.

3.10

52

55

Ảnh hưởng của tỏi bổ sung vào thức ăn đến hiệu quả kinh tế của
mô hình chăn nuôi vịt CV- Super M thương phẩm

viii

57


DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

1.1

Tỏi thí nghiệm (minh họa)

10


1.2

Vi khuẩn E. coli dưới kính hiển vi điện tử

21

1.3

Cấu tạo vi khuẩn E. coli

21

3.1

Mầu sắc của dịch chiết tỏi trong 7 loại dung môi khác nhau

38

3.2

Hoạt tính kháng khuẩn của 7 dịch chiết tỏi, kháng sinh kanamycin
với E. coli O44 gây bệnh

3.3

38

Hoạt tính kháng khuẩn của 7 dịch chiết tỏi, kháng sinh ampicillin
với E. coli O44 gây bệnh


39

3.4

Hoạt tính kháng khuẩn của 7 dịch chiết tỏi với E. coli O44 gây bệnh

39

3.5

Hoạt tính kháng khuẩn của 7 dịch chiết tỏi, kháng sinh ampicillin
trên chủng vi khuẩn E. coli top 10 pJET

3.6

Hoạt tính kháng khuẩn của 7 dịch chiết tỏi trên chủng vi khuẩn
E. coli top 10 pJET

3.7

43

Hoạt tính kháng khuẩn của 7 dịch chiết tỏi, kháng sinh kanamycin
trên chủng vi khuẩn E. coli pPSI top 10

3.8

42

44


Hoạt tính kháng khuẩn của 7 dịch chiết tỏi trên chủng vi khuẩn
E. coli pPSI top 10

44

3.9

Khối lượng cơ thể vịt qua các tuần tuổi ở lô đối chứng và lô thí nghiệm

51

3.10

Sinh trưởng tuyệt đối giữa lô đối chứng và lô thí nghiệm

53

3.11

Tốc độ sinh trưởng tương đối của lô thí nghiệm và đối chứng

54

ix


MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay chăn nuôi gia cầm nước ta đã và đang phát triển, lớn mạnh không

ngừng, mang lại nguồn thu không nhỏ cho nền nông nghiệp nước nhà. Áp dụng các
biện pháp kỹ thuật vào công tác lai tạo giống mới song song với áp dụng các biện
pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng, chất
lượng thịt mang lại nguồn thu nhập cao cho người chăn nuôi.
Những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi thuỷ cầm
nói riêng phát triển nhanh chóng, cung cấp cho thị trường ngày càng nhiều sản
phẩm. Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ đó, ngành chăn nuôi thuỷ cầm gặp không
ít khó khăn đặc biệt sau đại dịch cúm gia cầm. Từ đó công tác vệ sinh phòng
bệnh ngày càng được chú trọng.
Trong đó, bệnh do E. coli gây ra trên vịt là bệnh phổ biến. Bệnh thường
gặp trên vịt thịt từ 1-8 tuần tuổi với tỷ lệ chết từ 5-15%. Trên vịt đẻ thường gây
chết phôi (vịt sát) (Nguyễn Xuân Bình và cs, 2002).
Do người chăn nuôi, bác sỹ thú y và ngay cả các nhà quản lý cũng chưa
tuân thủ đúng nguyên tắc sử dụng kháng sinh: thuốc kháng sinh sử dụng sai mục
đích (phòng bệnh, kích thích tăng trưởng…), sai liều lượng, liệu trình… Đó
chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kháng thuốc của các vi khuẩn. Hơn nữa
việc sử dụng kháng sinh còn dẫn đến sự tồn dư thuốc trong các sản phẩm có
nguồn gốc từ động vật: thịt, trứng, sữa,… tạo ra các sản phẩm chất lượng kém,
không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
Thực tế cũng chứng minh sự gia tăng các bệnh nguy hiểm khác ở người
như: khối u, ung thư, rối loạn nội tiết, bệnh mạn tính không rõ nguyên nhân,…
Việc sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc thảo dược để khắc phục tồn lưu
trong các sản phẩm chăn nuôi đã và đang tập trung sự chú ý của nhiều nhà khoa
học châu Á. Ưu điểm nổi bật của thuốc đông dược là không để lại chất tồn dư có
hại trong các sản phẩm chăn nuôi.
Kháng sinh thảo dược vừa an toàn với vật nuôi lại vừa thân thiện với môi
1


trường. Kháng sinh thảo dược cũng có hiệu quả điều trị bệnh cao và không gây

tồn dư trong các sản phẩm chăn nuôi. Vì vậy, dược liệu thảo mộc trở thành
nguồn thuốc quan trọng, góp phần vào việc phòng và chữa bệnh cho vật nuôi, với
mục đích sẽ cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm sạch có nguồn gốc
động vật đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong số các dược liệu quí phải kể
đến tỏi - cây thuốc có nhiều tác dụng tốt.
Xuất phát từ những thực tế trên, để tìm ra một giải pháp thay thế các
thuốc kháng sinh truyền thống bằng các kháng sinh có nguồn gốc thảo mộc,
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn
in vitro của dịch chiết tỏi trong một số dung môi hữu cơ. Ứng dụng trong
chăn nuôi gia cầm”.
1.2. Mục đích của đề tài
Đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro của dịch chiết tỏi trong một số
dung môi hữu cơ với E. coli gây bệnh tiêu chảy trên gia cầm và E. coli có gen
kháng thuốc kháng sinh
Thông qua các kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chúng tôi thử
nghiệm sử dụng tỏi để phòng, trị bệnh do E. coli gây ra trên vịt.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa thực tiễn
Sự thành công của đề tài sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng bệnh do E. coli
gây ra trên đàn vịt cũng như tình trạng kháng thuốc trong chăn nuôi hiện nay. Mở
ra một hướng chăn nuôi mới an toàn sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và
sẽ cung cấp thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.
Ngoài ra khi dùng các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên trong phòng và
trị bệnh nói chung, bệnh tiêu chảy nói riêng sẽ góp phần làm phong phú thêm
phác đồ điều trị bệnh do E. coli gây ra trên vật nuôi, hạn chế dùng kháng sinh tổng hợp,
giảm bớt nguy cơ gây hại cho con người, thân thiện với môi trường.
1.3.2. Ý nghĩa khoa học
Để phát triển nông nghiệp an toàn và bền vững, một trong những hướng đi đã
và đang được nhiều nhà khoa học trên thế giới, trong nước quan tâm đó là việc sử
2



dụng các hoạt chất có nguồn gốc từ thảo dược trong phòng, trị bệnh cho người và
vật nuôi trong đó có kháng sinh thảo mộc. Sử dụng các hoạt chất này thay thế dần
các hóa dược và kháng sinh thông thường. Kháng sinh thảo dược sẽ không gây tồn
lưu, không ô nhiễm môi trường và trước mắt cũng chưa thấy hiện tượng kháng
thuốc của vi khuẩn mặc dù chúng đã được sử dụng từ rất lâu.

3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những hiểu biết chung về dược liệu
1.1.1. Cơ sở khoa học trong nghiên cứu dược liệu học
Thiên nhiên ban tặng cho loài người món quà vô cùng quý giá đó là nguồn
thảo dược làm thuốc. Các bài thuốc dân tộc được lưu truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác hình thành nên bề dầy của nền y học cổ truyền. Dựa vào những kinh
nghiệm cổ truyền đã có nhiều tác giả tiến hành những nghiên cứu khác nhau về
Đông dược nhằm tìm hiểu cơ sở khoa học của các bài thuốc trên rồi áp dụng vào
việc phòng trị bệnh cho vật nuôi. Thuốc vừa có tác dụng phòng độc cho vật nuôi
lại vừa có hiệu quả điều trị cao.
Tài nguyên dược liệu của nước ta rất phong phú. Theo Nguyễn Thượng
Dong (2002), Việt Nam có 3.830/10.368 loài thực vật có khả năng sử dụng làm
thuốc. Trong đó có khoảng 300 loài đang được khai thác, trồng và kinh doanh với
số lượng lớn. Bên nhân y, công nghiệp dược sản xuất thuốc từ dược liệu hay hoạt
chất từ dược liệu đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, phát triển rất mạnh.
Trong chăn nuôi, có thể nói lịch sử sử dụng thuốc thảo mộc trong thú y còn
do kinh nghiệm mang tính truyền miệng hoặc áp dụng tương tự như người.
Việc dùng các loại thuốc hóa dược phòng trị bệnh cho vật nuôi: bệnh

truyền nhiễm; nội ngoại khoa; nội ngoại ký sinh trùng tuy có mang lại hiệu quả
cao nhưng cũng gây nhiều tác dụng phụ: đột biến gen, tăng nguy cơ gây ung thư,
gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó nguồn thuốc thảo mộc lại rất phong phú,
dễ kiếm, dễ sử dụng; ít hoặc không độc; giá thành rẻ; Đặc biệt không để lại tồn
dư trong sản phẩm động vật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; ít gây ảnh
hưởng hoặc không gây ảnh hưởng tới môi trường. Song song với những việc
trên, trong lĩnh vực chăn nuôi – thú y cần phải kết hợp với việc tìm ra dạng bào
chế, liều lượng thích hợp cho từng đối tượng vật nuôi để ứng dụng vào thực tiễn.
Tuy nhiên việc nghiên cứu tác dụng dược lý của vị thuốc không đơn giản và
nhanh chóng. Khó khăn này không chỉ đối với nước ta mà là tình hình chung của

4


nhiều nước có nền khoa học tiên tiến vì đối tượng nghiên cứu là cây, động vật
làm thuốc là những sinh vật còn chứa đựng nhiều bí ẩn chưa khám phá được (Đỗ
Tất Lợi, 1999). Do đó việc đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu, khai thác, sử dụng thế
mạnh của thảo dược là hướng đi hết sức đúng đắn, cần thiết hiện nay và trong
tương lai.
1.1.2. Vai trò và hướng nghiên cứu của dược liệu trên thế giới
Thuốc phòng trị bệnh cho người và thú nuôi hầu hết được bào chế từ hai
nguồn: dược liệu và hóa chất. Riêng thảo dược theo thống kê của tổ chức Y tế thế
giới đạt tới 20.000 loài. Việc sử dụng thảo dược hiện không chỉ các nước Á Đông
mà các nước phương Tây cũng tiêu thụ một lượng khá lớn. Ở các nước có nền
công nghiệp phát triển có tới 1/4 số thuốc kê trong đơn đều chứa hoạt chất từ
thảo dược. Riêng ở Mỹ năm 1980 con số thuốc này đã có giá trị 8 tỷ USD. Trong
những năm gần đây xu hướng thế giới dùng thuốc thảo mộc tự nhiên (không tách
hoạt chất) ngày càng nhiều. Hiện có rất nhiều biệt dược, đông dược của Trung
Quốc được tiêu thụ mạnh ở các nước châu Âu. Hiện nay dược liệu có vai trò sau:
+ Dược liệu là nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc bán tổng hợp một số

hóa dược: từ chất diosgenin của củ mài để bán tổng hợp lên thuốc steroid được
sử dụng nhiều trong lâm sàng.
+ Nhiều hoạt chất quan trọng: quinin, morphin, ajmalin, vincaleucoblastin,
emetin, strychnin… đều phải chiết ra từ dược liệu vì chưa tổng hợp được.
+ Dược liệu mở đường cho ngành công nghiệp hóa dược phát triển:
- Biết được công thức của ephedrin hoá dược đã ngưng tụ L-1-phenuy-1acetyl carbinol với methylamin để có ephedrin tổng hợp
- Dựa vào công thức của quinin trong vỏ canh-ki-na để tổng hợp rất nhiều
dẫn chất trị ký sinh trùng sốt rét.
- Dựa vào artemisinin của cây thanh hao hoa vàng, các dẫn chất artesunat,
arteether, artemether được bán tổng hợp cũng để trị ký sinh trùng sốt rét.
+ Từ 1950-1980 thế giới đã thử tác dụng chống ung thư như: taxol (paclitaxe)
của cây Taxus brevfolia Nutt, họ Taxaceae có tác dụng chữa ung thư buồng trứng ở
thời kỳ tiến triển. Năm 1992 ở Mỹ, Canada và Pháp đã sử dụng taxol trên lâm sàng.
Hiện nay người ta đang nghiên cứu tổng hợp các dẫn chất mới từ taxol.
5


1.1.3. Vai trò và hướng nghiên cứu của dược liệu ở Việt Nam.
Với nước ta, dược liệu có một vị trí quan trọng. Nước ta nằm trong vùng
nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho
cây cối phát triển. Rừng chiếm 2/3 diện tích đất tự nhiên. Hệ thực vật đa dạng và
phong phú, hiện cả nước có khoảng 20.000 loài, trong đó có trên 10.000 loài cây
thuốc. Nếu biết cách khai thác, nuôi trồng cây dược liệu một cách hợp lý chắc
chắn sẽ có nhiều đóng góp cho ngành Y - Dược nói chung.
Dân tộc ta cũng như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật và một số nước Đông
Nam Á khác đã có truyền thống chữa bệnh theo lối y học cổ truyền từ lâu đời nên
rất cần dược liệu. Về mặt kinh tế, nhà nước ta đã xếp cây thuốc vào loại cây công
nghiệp cao cấp. Dược liệu hàng năm không chỉ đã cung cấp nguồn hàng cho các
công ty chế biến thuốc trong nước mà còn để cho xuất khẩu như: hoa hòe, quế,
hồi, sa nhân, dừa cạn và các loại tinh dầu: hồi, quế, tràm, bạc hà…

1.1.4. Một số thành tựu trong nghiên cứu ứng dụng thảo dược.
* Trong nhân y
Bên Y tế, việc nghiên cứu cây làm thuốc đã và đang được rất nhiều
trường, viện quan tâm. Do đó những tiến bộ trong công tác nghiên cứu và áp
dụng vào lâm sàng ngày càng phong phú với nhiều mục đích khác nhau. Sau đây
chúng tôi chỉ liệt kê các công trình mới trong phòng, trị các bệnh nguy hiểm: lao,
hủi, ung thư…
Lee I R, Song J.Y, 1992. Nghiên cứu tác dụng của dịch chiết toàn cây
quyền bá – Selaginella tamariscina Beauv trên tế bào ung thư dòng P388 và
MKN 45 invitro. Các tác giả đã cho biết các chất có trong dịch chiết cây bá
quyền có tác dụng làm giảm tế bào sống và làm tăng tế bào chết rất rõ so với lô
đối chứng của tế bào ung thư dòng tế bào P388, còn dòng tế bào MKN 45 chưa
rõ lắm.
Theo A.P.Alineida và cs, 2000. Nghiên cứu tác dụng ức chế sự phát triển
của tế bào lympho và làm giảm tính miễn dịch invivo của cây thuốc bỏng Kalanchoe pinnata.
Theo Phạm Kim Mãn và cs, 2001. Nghiên cứu thuốc panacrin chế từ dịch
6


chiết lá đu đủ, trinh nữ hoàng cung và bột tam thất trong điều trị ung thư.
Theo y học cổ truyền, hạt sầu đâu rừng Brucea javanica dùng làm thuốc
có tác dụng chữa lỵ, sốt rét, mụn cơm, chai chân, tay. Người ta đã phân lập được
hơn 50 hoạt chất thuộc nhóm quassinoid. Nhưng theo Bao - Ning Su và cs
(2002), khi nghiên cứu tác dụng của chất chiết từ hạt cây sầu đâu rừng tác giả đã
tìm thêm được một chất mới là yadanzio S có tác dụng biệt hóa trên tế bào tiền
tủy bao vây ung thư bạch cầu.
Từ cây Đại (Plumeria rubra Linn var. acutifolia Baill) chiết được chất
fulvoplumierin có tác dụng ức chế vi khuẩn lao ở nồng độ 1-5µg/ml (Vũ Xuân
Quang, 1993).
Tác dụng chống trứng làm tổ của alcaloid từ rễ cây nguyệt quì - Maraya

panicullata L. Fitoterpia, 1988.
Tác dụng trị nấm, Alfonso carotenuto và cs, 1999. Nghiên cứu tác dụng
của các Spirostanol saponin chế từ cây tỏi tây trên nấm Fusarinum culmorum.
Nyunt Phay và cs, 1999. Nghiên cứu tác dụng của fistulosin và fusarinium
của rễ cây hành ta trên nấm Fusarium oxysporum. Với nồng độ 1,62 - 6,5µg/ml của
fistulosin ức chế tổng hợp protein, ức chế nhẹ tổng hợp ARN.
* Trong thú y
Tuy số lượng các công trình nghiên cứu chưa nhiều nhưng kết quả đạt
được đã cho thấy tiềm năng lớn của cây thuốc tự nhiên trong điều trị bệnh thú y
nói chung cũng như điều trị bệnh ngoại ký sinh trùng nói riêng, thảo dược đã
dần khẳng định được những ưu điểm, công dụng đặc biệt. Những công trình
nghiên cứu tìm ra những đặc tính quý báu của thảo mộc cũng như cây thuốc
mới có thể kể ra dưới đây:
Phạm Khắc Hiếu và Phạm Ngọc Viễn 1989, đã điều tra và khẳng định
được 10/40 cây dược liệu chứa kháng sinh thảo mộc ở Việt Nam có tác dụng trị
bệnh thối ấu trùng ong mật. Trong số đó có những cây đang được áp dụng rộng
rãi trong qui trình phòng chống bệnh này do Varroa jacobsoni và Tropilaelaps
clareae - ngoại ký sinh trên ong ý Apis mellifera.
Lê Minh Hoàng và Phạm Khắc Hiếu 2001, đã chọn được một số dược
7


liệu Việt Nam: bạc hà, kinh giới, mần tưới có tác dụng tốt trong phòng trị bệnh
ngoại ký sinh trùng ong. Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài, các tác giả đã
xây dựng được qui trình phòng trị bệnh ngoại ký sinh trùng tối ưu cho các đàn
ong mật nuôi tại tỉnh Đăk Lăk.
Phạm Khắc Hiếu và Lê Thị Ngọc Diệp (1997) cho biết: cây Actiso
(Cynara scolymus L.) chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm, lợi tiểu,
thông mật, bổ gan. Hiện đã chế được thành thuốc áp dụng để hỗ trợ điều trị tăng
sức đề kháng cho vật nuôi.

Phạm Khắc Hiếu và Bùi Thị Tho (1996) theo dõi tính kháng thuốc kháng
sinh và phytoncid của hai loại vi khuẩn E. coli và Salmonella đã cho biết: Các vi
khuẩn này kháng lại thuốc hóa học trị liệu (streptomycin, neomycin,
tetracyclin…) rất nhanh, đồng thời giữa chúng lại có hiện tượng kháng chéo.
Trong khi đó hiện nay chưa thấy E. coli và Salmonella kháng lại phytoncid của
tỏi, hẹ mặc dù cha ông ta đã sử dụng hai loại dược liệu này từ xa xưa và rất
thường xuyên.
Trong phòng thí nghiệm, thời gian để tạo được các chủng vi khuẩn liệu.
Khi tăng nồng độ phytoncid lên 5 lần nồng độ tạo kháng, toàn bộ vi khuẩn đã
kháng lại tỏi và hẹ đã bị tiêu diệt. Trong khi đó đối với các thuốc hóa học trị
liệu, mặc dù đã tăng nồng độ lên 120 lần (thậm chí cao hơn) so với nồng độ
tạo kháng mà vi khuẩn vẫn sống.
Theo Trần Quang Hùng (1995) trong thuốc lá và thuốc lào có chứa các
ancaloid - kiềm thực vật: Nicotin và Nornicotin, chế phẩm nicotin trừ được ngoại ký
sinh trùng thú y và côn trùng hại rau màu và cây công nghiệp. Nicotin nhanh chóng
phân giải trong môi trường nên không gây ô nhiễm môi trường.
Dịch chiết lá thuốc lào khô 0,4%, dịch chiết hạt na 8% trong môi trường
kiềm yếu; dịch chiết củ bách bộ trong môi trường acid yếu trị ve, ghẻ của chó và
bò có hiệu quả cao (Nguyễn Văn Tý, 2002).
Từ cây cà gai leo (Solanum hainanense Hanse) đã tinh chế được hoạt chất
Haina có tác dụng chống viêm (Nguyễn Văn Tý, 2002)
Theo Nguyễn Hữu Nhạ và Hoàng Quang Nghi 1978, dùng cây nghể răm
8


tươi giã nát, sát lên chỗ ghẻ của gia súc ngày 1 - 2 lần hoặc có thể nấu nước nghể
răm tắm cho gia súc chữa ghẻ.
Bùi Ngân Tâm, 2003. Từ cây chè (Thea cinensis) có hoạt chất như cafein,
men oxy hóa theaza ngoài tác dụng thông thường như giải cảm, giải độc, lợi tiểu,
người ta còn phát hiện một giá trị đặc biệt là làm tăng sức đề kháng của trẻ em

đối với virus gây bệnh viêm não B Nhật Bản.
Edne Cave 1997, đã công bố về tác dụng ức chế khối u, ức chế miễn dịch
của hạt và lá na.
Theo Brander và cs 1991, đã tìm ra được các hoạt chất của trong hoa cúc
trừ trùng có hiệu quả rất tốt trên ngoại ký sinh trùng và côn trùng, ít độc đối với
động vật có vú.
Trần Quang Hùng (1995), từ hai thập niên cuối của thế kỷ 20 các nhà
khoa học vùng Đông Nam Á đã sử dụng hoạt chất của hoa Cúc trừ trùng để chế
những chế phẩm có hiệu lực cao đối với ngoại ký sinh trùng và côn trùng hại rau
màu (chế phẩm Dilatian chứa khoảng 1% Pyrethrin).
Bùi Thị Tho và cs (2007), đã bước đầu nghiên cứu thử nghiệm tác dụng
trị nội, ngoại ký sinh trùng của một số dược liệu Việt Nam. Chế thử nghiệm được
dạng thuốc mỡ từ cây thuốc cá và hạt củ đậu nồng độ 20% và 30% trị ghẻ chó và
ve, ghẻ của bò có hiệu nghiệm.
Bùi Thị Tho và cs (2009) đã sử dụng dược liệu chứa kháng sinh thực vật
trong phòng bệnh cho vật nuôi với mục đích tăng sức đề kháng phi đặc hiệu và
chống tồn lưu kháng sinh trong chăn nuôi gà thịt.
Cũng nghiên cứu về hoạt chất Pyrethrin, Kate A.W. Roby và Leny
Southm 1998, cho biết Pyrethrin tự nhiên và tổng hợp có tác dụng ức chế hoạt
động của hệ thần kinh làm cho ký sinh trùng bị tê liệt rồi chết.
Một hợp chất khác cũng được các nhà khoa học chú ý nghiên cứu và sử
dụng nhiều là rotenone. Rotenone trong tự nhiên được chiết xuất từ rễ cây thuốc
cá (Derris elliptica Benth) và một số cây khác thuộc họ đậu (Leguminosae) được
sử dụng làm thuốc bảo vệ thực vật, diệt cá tạp trong ao. Sản phẩm chứa rotenone
hoặc kết hợp với các chất khác sử dụng phổ biến với những biệt dược: Chem9


Fish, Cuberol, Noxfire, Rotacide, Rotenone 1% Insecticide, Bonide liquid
rotenone, Pyrethrin spray...
1.2. Tỏi và các dạng chế phẩm của nó

Loài người biết dùng củ tỏi là gia vị và làm thuốc từ thời kỳ đồ đá. Y
học dân gian cổ truyền của các dân tộc cũng có nhiều kinh nghiệm dùng tỏi
chữa bệnh. Các nhà khoa học cũng có hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác
dụng chữa bệnh và các chế phẩm làm thuốc từ củ tỏi ta (hiện nay vẫn tiếp tục
nghiên cứu).

Hình 1.1. Tỏi thí nghiệm (minh họa)
Theo Vũ Xuân Quang (1993). Cây tỏi ta, tên khoa học Allium sativum
Linn, họ hành tỏi (Liliaceae). Cùng với tên tỏi có rất nhiều loại tỏi khác nhau như
tỏi voi, tỏi Trung Quốc, tỏi Pháp, tỏi gấu, tỏi ngọc v.v. Nhưng chỉ có củ tỏi ta là
được ưa chuộng dùng làm gia vị và làm thuốc, không chỉ ở Việt Nam mà trên
toàn thế giới. Vì tỏi ta củ nhỏ, thơm và có nhiều công dụng quý, tiếng Anh gọi tỏi
ta là Garlic để phân biệt với các loại tỏi khác gọi là Leek. Trong tỏi tươi có chất
alliin, nhờ tác dụng của men allinaza sẽ thủy phân thành allixin là chất kháng
sinh bay hơi. Năm 1948 còn phân lập được từ tỏi một chất gọi là allistalin, có
tính kháng sinh giống như allixin. Năm đó cũng phân lập được từ tỏi chất gacxin

10


màu vàng, không độc, có tác dụng với cả vi khuẩn Gram (-) và Gram (+) như:
Bacillus subtilis, Diplocococus pneumoniae, Escherichia coli, Salmonella typhi,
Shigella flexneri, Shigella dysenteriae, Shigella sonnei, Staphylococcus aureus
20gp, Streptococcus haemolytycus.
1.2.1. Phân bố và mô tả cây
Tỏi có nguồn gốc ở Sibêri, hiện nay đang được trồng khắp châu Âu, Á. Ở
Việt Nam, tỏi được trồng khắp mọi nơi và có nhiều vùng trồng tỏi nổi tiếng Lý
Sơn, Phan Rang, Bắc Giang, Hải Dương… Ngoài mục đích làm thuốc, làm gia vị
tỏi cũng là mặt hàng xuất khẩu lấy ngoại tệ. Tỏi là cây thân nhỏ, mọc từ thân củ
lên, cao 20-40cm. Thân giả mang nhiều lá dài hẹp. Giữa củ mọc nên cuống mang

một số hoa ở đỉnh, bọc trong một mô mỏng. Hoa tỏi màu trắng hay phớt hồng.
Nước ta trồng tỏi vào khoảng tháng 10 - 11 dương lịch trên nền đất tơi xốp,
nhiều mùn. Tỏi củ sẽ được thu hoạch vào tháng 1 năm sau, phơi khô dùng dần.
Bộ phận dùng: ánh tỏi (Bulbus allii). Củ tỏi có nhiều tép. Từng tép tỏi
cũng như cả củ tỏi đều có lớp vỏ mỏng bảo vệ. Tuy nhiên tỏi mồ côi (tỏi cô đơn)
khác với loại tỏi thường khác, mỗi củ tỏi mồ côi chỉ có một tép tỏi. Loại tỏi này
chỉ được trồng ở trên đất đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi, đây là vùng đất được hình
thành do quá trình hoạt động của núi lửa và bồi đắp của cát biển, san hô tạo nên.
Với đặc trưng về thổ nhưỡng, khí hậu nên tỏi mồ côi Lý Sơn có hương vị riêng.
Đây không phải là một giống tỏi chuyên biệt mà do tự nhiên hình thành trong quá
trình sinh trưởng của cây tỏi trên đảo Lý Sơn. Loại tỏi này chỉ có nhiều khi đất
đai cằn cỗi, hạn hán, mất mùa, mỗi sào thu hoạch 600 kg thì chỉ có từ 2-3 nhiều
nhất là 5 kg tỏi loại này. Do khan hiếm, nhưng bù lại tỏi mồ côi lại có hàm lượng
tinh dầu cao, được xem là dược liệu quý có lợi cho sức khỏe người sử dụng.
1.2.2. Thành phần hoá học:
+ Trong tỏi có một ít iốt, protein và tinh dầu. Cứ 100g tỏi sẽ thu được 60 200g tinh dầu. Trong củ tỏi khô có 50 - 60% nước, 2% chất vô cơ, lượng glucid
khá nhiều, có khoảng 10 - 15% đường khử và saccharoza, chủ yếu là
polysaccharid loại fructosan. Ngoài ra trong tỏi còn một lượng nhỏ các vitamin
(A, B1, B2, B3 và C), bình thường củ tỏi chứa 3,7% Allixin.
11


+ Hoạt chất dùng làm thuốc của tỏi là Allixin C6H10OS2. Trong tỏi tươi,
không có Allixin ngay mà chỉ có tiền chất là alliin. Allixin (do alliin thuỷ phân)
là chất lỏng không màu, d=1,112, nD20=1,561, có mùi tỏi mạnh, độ tan trong
nước 2,5% ở 10oC, dễ tan trong benzen và ether.
+ Alliin là thành phần quan trọng nhất về mặt tác dụng sinh học trong ánh
tỏi. Alliin là hợp chất chứa sunfua (S-alky cystein sulfoxid). Alliin là chất kết
tinh không màu, tan trong nước, hầu như không có mùi. Chỉ khi bị thuỷ phân mới
chuyển thành Allixin (alkyl thiosunfinat) có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh.

Alliin là một acid amin, dưới tác dụng của men alliinaza (cũng có trong củ tỏi)
alliin bị thuỷ phân cho ra Allixin. Quá trình thuỷ phân alliin chỉ xảy ra khi gặp
men alliinaza trong môi trường nước. Điều này giải thích tại sao khi sử dụng tỏi
buộc phải nghiền hay giã nát rồi ngâm trong nước cất lạnh. Ngoài ra trong tỏi còn
có một số thành phần quan trọng khác sau:
Bảng 1.1. Thành phần của tỏi - H.KOCH, L.LAWSWSON (2000)
Thành phần

Số lượng (% khi tươi)

Nước

62-68

Carbohydrates

26-30

Protein

1,5-2,1
1-1,5

Amino acid thông thường
Amino acid cysteinessulfoxides

0,6-1,9

γ-glutamylcysteines


0,5-1,6

Lipid

0,5-1,6

Chất xơ

1,5

Toàn bộ các chất sulfur

1,1-3,5

Sulfur

0,23-0,37

Nitrogen
Chất khoáng

0,6-1,3
0,7

Các vitamin

0,015

Saponin


0,04-0,11

Toàn bộ các hợp chất hòa tan trong dầu

0,15 (để nguyên)-0,7 (cắt ra)

Toàn bộ các hợp chất hòa tan trong nước

97

12


1.2.3. Tác dụng dược lý
Theo Vũ Xuân Quang (1993), trong tỏi tươi có chất alliin, nhờ tác dụng
của men allinaza biến thành allixin là kháng sinh chủ yếu gây nên tác dụng đối
với vi khuẩn. Năm 1948 đã phân lập được từ tỏi một chất khác được đặt tên là
allistalin, chất này có tính chất giống như allixin. Ngoài ra còn phân lập được từ
tỏi gacxin là chất kháng khuẩn màu vàng, không độc, có tác dụng đến cả vi
khuẩn gram (-) và gram (+). Nước ép của tỏi tươi có tác dụng với nhiều loại vi
khuẩn gram (-) và gram (+) như sau:
Allixin có hoạt phổ kháng sinh rộng và mạnh, có tác dụng với nhiều loại
vi khuẩn lẫn virus và cả nguyên sinh động vật.
- Với vi khuẩn: có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh với Staphylococcus,
Salmonella, Para Salmonella, vi trùng tả, lỵ, trực khuẩn bệch bạch hầu, vi khuẩn
gây thối…
Hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh cho người và gia súc ở giai đoạn dinh
dưỡng đều bị tỏi tiêu diệt. Tác dụng diệt khuẩn của Allixin rất mạnh. Trong ống
nghiệm Allixin pha loãng ở nồng độ 1/85000, 1/125000 đã đủ sức ức chế sự phát
triển của cầu trùng, Staphylococus, Salmonella,…Cùng trong điều kiện như vậy

chloramphenicol pha loãng ở nồng độ 1/50000 đã không có tác dụng với
Salmonella. Thực tế tỏi còn có tác dụng diệt nhiều loại virus cúm gây bệnh chung
cho động vật và người.
- Với nguyên sinh động vật: Nước tỏi 5% ức chế rất nhanh sự hoạt động
của Amip. Amip co lại thành một khối tròn, mất khả năng vận động và bám vào
thành ruột. Dưới tác dụng của nước tỏi 5% những con Amip còn sống sót cũng
mất hết khả năng sinh sản. Những năm gần đây Trung Quốc dùng tỏi chữa lỵ
amip kết quả đạt tới 80%.
Trong ống nghiệm, nước tỏi 3% đủ diệt các trực trùng lỵ và trực trùng gây
bệnh đường ruột. Trong lâm sàng, dùng tỏi chữa lỵ trực trùng kết quả đạt tới 85%
không kém dùng sunfaguanidin.
- Với gia cầm, gia súc: Tỏi được coi như một vị thuốc bổ, nó có tác dụng
kích thích sự tiêu hóa do làm tăng khả năng tiết dịch vị, dịch mật, dịch ruột. Tỏi
13


làm tăng hấp thu vitamin B1 theo cơ chế:
Allixin + Thiamin Allithiazin được hấp thu nhanh chóng qua thành ruột.
Với gia súc, gia cầm, ăn tỏi thường xuyên còn có tác dụng kích thích tăng
trọng và đề phòng được một số bệnh: tụ huyết trùng, thương hàn, bạch lỵ…
1.2.4. Cơ chế kháng sinh
Allixin là một kháng sinh thảo mộc rất mạnh là do: nguyên tử oxy hoạt
động có trong phân tử Allixin. Allixin cạnh tranh với axit amin cystein - yếu tố
sinh trưởng và phát triển của hầu hết các vi khuẩn gây bệnh ở người và gia súc.
Vi khuẩn bị mất yếu tố sinh trưởng nên không phát triển được.
* Đặc điểm của kháng sinh Allixin
+ Dễ bị nhiệt và ánh sáng phân hủy, làm mất nguyên tố oxy hoạt động, vì
thế nên mất tác dụng kháng sinh. Nhiệt độ cao, khả năng diệt khuẩn của tỏi càng
giảm. Trong khi chế biến, không cho tỏi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
+ Allixin tinh khiết là một chất không màu hòa tan trong cồn, benzen,

ether, trong nước không ổn định, dễ bị kiềm phá hủy, trong môi trường axit nhẹ ít
bị ảnh hưởng. Khi pha chế thuốc để tiêm hay dung dịch nhỏ mũi tốt nhất nên pha
trong môi trường axit nhẹ.
+ Allixin dễ kích ứng da và niêm mạc. Ta có thể dùng tỏi hay cồn tỏi xoa
bóp ngoài da, điều trị các ổ viêm thời kỳ: sưng - nóng - đỏ - đau.
+ Allixin không bị PABA cạnh tranh, dùng tỏi điều trị các vết thương có mủ.
1.2.5. Ứng dụng trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi
Tỏi có vị cay, mùi hắc, tính nồng nên có tác dụng thông khiếu, tiêu mụn
nhọt, trừ đờm, lợi tiểu, sát trùng. Lâm sàng dùng tỏi trị ho có đờm, cảm cúm, ung
nhọt, viêm phế quản mãn, ho gà, cúm và lỵ trực trùng. Nước ép tỏi pha loãng
1/160 còn có tác dụng với amip thực nghiệm (Enta - moeba inosh kovkii). Tỏi
còn dùng chữa tăng huyết áp, rắn rết cắn.
+ Chữa các chứng viêm đường tiêu hóa: Dạ dày và ruột do vi khuẩn và
Amip gây ra cả thể cấp và mãn tính, đều có kết quả tốt.
+ Chứng liệt dạ cỏ, chướng bụng đầy hơi, táo bón, của mọi động vật nuôi.
+ Chữa các bệnh về hô hấp: Viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do
14


Allixin được bài tiết qua đường hô hấp.
+ Chữa các ổ viêm, áp xe, chín mé, vết thương nhiễm trùng đều cho kết
quả tốt. Nếu so sánh với việc chữa bằng penicillin, tỏi chữa vết thương nhanh
lành hơn.
a, Một số nghiên cứu trên thế giới
Theo New Scientist 2001, các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ đã thử nghiệm
dược tính của tỏi cho nhóm 128 con lợn con sau khi chúng được cai sữa. Sau 5
tuần thí nghiệm, kết quả cho thấy bột tỏi có một tác dụng tích cực lên sự tăng
trưởng, giảm tỷ lệ chết và tiêu chảy.
Nghiên cứu của A.B. Omojola, S.S. Fagbuaro and A.A. Ayeni 2009,
chứng minh bột tỏi bổ sung vào thức ăn có khả năng làm giảm cholesterol, cải

thiện tỷ lệ nước trên thịt heo khi thí nghiệm trên 48 con heo 6 tuần tuổi. Kết quả
này cũng phù hợp với nghiên cứu của Raghuveer Choudhary 2008, khi nghiên
cứu lợi ích của tỏi đối với bệnh máu nhiễm mỡ và xơ vữa động mạch. Ông thấy
rằng tỏi có tác dụng làm giảm cholesterol, tryglicerate, LDL-c trong máu heo thí
nghiệm (p<0,01).
S.P. Cullen, F.J. Monahan, J.J. Callan và J.V. O’Doherty 2005; Y.J. Chen,
I.H. Kim, J.H. Cho, J.S. Yoo, Q. Wang, Y. Wang, Y. Huang 2008, cho biết việc
bổ sung bột tỏi (1g bột tỏi/kg thức ăn) vào khẩu phần heo giai đoạn vỗ béo đã
nâng cao hệ số tiêu hóa và hiệu quả sử dụng thức ăn (p<0,05), đồng thời chất
lượng thịt heo được cải thiện
Một số nhà nghiên cứu thuộc đại học Novi Sad (Serbia) đã nghiên cứu ảnh
hưởng của tỏi trong thức ăn của gà trong 6 tuần và khẳng định tỏi có tác dụng
thúc đẩy tăng trọng của gà.
b, Một số nghiên cứu trong nước
Theo Nguyễn Thị Kim Loan và cs (2007). Bổ sung 0,2 và 0,1% bột tỏi
cho heo từ 30 - 90 ngày tuổi đã làm giảm tỷ lệ lợn con bị bệnh từ 7,17 đến
10,05% trong khi lô đối chứng tỷ lệ này là 18,87%.
Nguyễn Thị Kim Loan và cs (2010) đã thí nghiệm trên heo từ ngày tuổi 30
đến 90, kết quả cho thấy các chỉ số về sức đề kháng trên heo khi cho ăn thức ăn
15


×