Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo cordyceps militaris (l ex fr ) mới nhập nội ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.43 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------***-------

TRẦN THU HÀ

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT
NHÂN GIỐNG VÀ NUÔI TRỒNG NẤM ĐÔNG TRÙNG
HẠ THẢO Cordyceps militaris (L.ex Fr.) MỚI NHẬP NỘI
Ở VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐOÀN VĂN LƯ

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình của tôi, các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực. Mọi nguồn thông tin sử dụng trong
Luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, Ngày…. tháng ….. năm 2015
ỦY VIÊN THƯ KÝ HỘI ĐỒNG



TÁC GIẢ

TS. Trần Anh Tuấn

Trần Thu Hà

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi
luôn nhận được sự động viên và giúp đỡ về nhiều mặt của các cấp Lãnh đạo, các
tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đoàn Văn Lư - Bộ
môn Rau - Hoa - Quả - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện và hoàn thành luân văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
tập thể các thầy cô trong Ban Đào tạo sau đại học, các thầy cô bộ môn Rau - Hoa
- Quả đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo mọi điều kiện của Ban Giám
đốc Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật và tập thể cán bộ nhân viên trong
Trung tâm đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn.
Tự đáy lòng mình, tôi luôn biết ơn Gia đình và bạn bè đã động viên và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, Ngày…. tháng ….. năm 2015
Tác giả

Trần Thu Hà


iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan....................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ......................................................................................................... iii
Mục lục .............................................................................................................. iv
Danh mục bảng ................................................................................................. vii
Danh mục hình ................................................................................................. viii
Danh mục đồ thị ................................................................................................. ix
Danh mục chữ viết tắt .......................................................................................... x
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 2
3. Yêu cầu của đề tài............................................................................................ 2
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................................. 2
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................................. 2
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 3
1.1. Sơ lược về nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris .............................. 3
1.1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris ...... 3
1.1.2. Sinh trưởng, phát triển của nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris ....... 3
1.1.3. Giá trị dược liệu của nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris ...... 5
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển của nấm Đông
trùng hạ thảo Cordyceps militaris ....................................................... 9
1.2. Cơ sở khoa học của công nghệ nhân giống nấm dạng dịch thể .................... 12
1.2.1. Khái niệm công nghệ nhân giống nấm dạng dịch thể ......................... 12
1.2.2. Điều kiện nhân giống nấm dạng dịch thể ........................................... 13
1.2.3. Tính ưu việt của công nghệ nhân giống nấm dạng dịch thể ................ 14
1.3. Tình hình nghiên cứu, sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps
militaris trên thế giới và ở Việt Nam ........................................................... 15

1.3.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo trên Thế giới... 15
1.3.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo ở Việt Nam ..... 27
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 33
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ................................................................ 33
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 33
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................... 33
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................................... 34

iv


2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 34
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................... 34
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 34
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 34
2.4.1. Thiết kế thí nghiệm............................................................................ 34
2.4.2. Bố trí thí nghiệm ............................................................................... 43
2.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................ 43
2.5. Quy trình chuẩn bị thí nghiệm. ................................................................... 45
2.5.1. Nhân giống cấp 1 nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris ........ 45
2.5.2. Nhân giống cấp 2 nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris
dạng dịch thể .................................................................................... 46
2.5.3. Nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris ................... 46
2.6. Phương pháp xử lý số liệu: ......................................................................... 47
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 48
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng đến sự sinh trưởng, phát
triển hệ sợi nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris trong giai đoạn
nhân giống cấp 1 ......................................................................................... 48
3.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng, phát triển hệ
sợi nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris trong giai đoạn

nhân giống cấp 1............................................................................... 48
3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng, phát triển hệ
sợi nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris trong giai đoạn
nhân giống cấp 1............................................................................... 50
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của pH môi trường, nguồn dinh dưỡng cacbon,
nguồn dinh dưỡng nito, cường độ lắc, tỷ lệ giống cấy đến sinh trưởng,
phát triển hệ sợi nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris trong giai
đoạn nhân giống cấp 2 dịch thể ................................................................... 52
3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng pH môi trưởng đến sinh trưởng, phát triển
hệ sợi nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris trong giai đoạn
nhân giống cấp 2 dịch thể ................................................................. 52
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn cacbon đến sinh trưởng, phát
triển hệ sợi nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris trong giai
đoạn nhân giống cấp 2 dịch thể ......................................................... 55

v


3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng nito tới sinh trưởng,
phát triển hệ sợi nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris
trong giai đoạn nhân giống cấp 2 dịch thể ......................................... 58
3.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ lắc tới sự sinh trưởng, phát
triển hệ sợi nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris trong giai
đoạn nhân giống cấp 2 dịch thể ......................................................... 61
3.2.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ giống cấy đến sinh trưởng, phát
triển hệ sợi nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris trong giai
đoạn nhân giống cấp 2 dịch thể ......................................................... 65
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng cacbon, dinh dưỡng nitơ,
nhiệt độ, cường độ ánh sáng đến sự sinh trưởng, phát triển của nấm Đông
trùng hạ thảo Cordyceps militaris trong giai đoạn nuôi trồng ...................... 68

3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng nguồn dinh dưỡng cacbon đến sinh trưởng,
phát triển của nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris trong
giai đoạn nuôi trồng .......................................................................... 68
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng nguồn dinh dưỡng nito đến sinh trưởng,
phát triển của nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris trong
giai đoạn nuôi trồng .......................................................................... 73
3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ đến sự hình thành, phát triển quả
thể nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris trong giai đoạn
nuôi trồng ......................................................................................... 78
3.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến hình thành, phát
triển quả thể nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris trong
giai đoạn nuôi trồng .......................................................................... 80
3.4. Xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng nấm Đông trùng
hạ thảo Cordyceps militaris mới nhập nội ở Việt Nam ............................. 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 85
1. Kết luận ......................................................................................................... 85
2. Kiến nghị ....................................................................................................... 86
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .......................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 88
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 94

vi


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

Trang

1.1 Thành phần hóa học của nấm Cordyceps militaris ......................................... 8

3.1 Sinh trưởng của hệ sợi nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris cấp
1 ở các ngưỡng nhiệt độ khác nhau ......................................................... 49
3.2 Sinh trưởng của hệ sợi nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris cấp
1 ở các điều kiện ánh sáng khác nhau ...................................................... 51
3.3 Sinh trưởng, phát triển hệ sợi nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps
militaris tại các giá trị pH khác nhau ....................................................... 53
3.4 Ảnh hưởng của nguồn cacbon tới sinh trưởng, phát triển hệ sợi nấm
Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris cấp 2 dịch thể ........................... 56
3.5 Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng nito tới sinh trưởng, phát triển hệ sợi
nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris cấp 2 dịch thể .................... 59
3.6 Ảnh hưởng của chế độ lắc tới sinh trưởng, phát triển hệ sợi nấm Đông
trùng hạ thảo Cordyceps militaris cấp 2 dịch thể ..................................... 62
3.7 Ảnh hưởng của tỷ lệ giống cấy đến sinh trưởng, phát triển hệ sợi nấm
Cordyceps militaris cấp 2 dịch thể .......................................................... 65
3.8 Ảnh hưởng của nguồn cacbon tới sinh trưởng hệ sợi nấm Đông trùng hạ
thảo Cordyceps militaris ......................................................................... 69
3.9 Ảnh hưởng nguồn cacbon đến hình thành, phát triển quả thể nấm Đông
trùng hạ thảo Cordyceps militaris............................................................ 71
3.10 Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng cacbon đến đặc điểm quả thể và
năng suất sinh vật học của Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris ........ 72
3.11 Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng nitơ tới sinh trưởng, phát triển hệ
sợi nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris ..................................... 74
3.12 Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng nitơ đến hình thành, phát triển quả
thể nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris ..................................... 75
3.13 Ảnh hưởng của nhiệt độ tới hình thành, phát triển quả thể nấm Đông
trùng hạ thảo Cordyceps militaris............................................................ 78
3.14 Ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng tới hình thành và phát triển quả
thể nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris ..................................... 81

vii



DANH MỤC HÌNH
Tên hình

Trang

1.1 Hình thái quả thể nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris ................... 5
1.2 Hợp chất Cordycepin, adenosine trong nấm Đông trùng hạ thảo .................. 7
3.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng hệ sợi nấm Đông trùng hạ thảo
Cordyceps militaris ............................................................................... 50
3.2 Ảnh hưởng của ánh sáng tới sinh trưởng hệ sợi nấm Đông trùng hạ thảo
Cordyceps militaris ............................................................................... 52
3.3 Ảnh hưởng của pH môi trường đến sự sinh trưởng, phát triển hệ sợi nấm
Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris cấp 2 dịch thể ......................... 55
3.4 Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng cacbon tới sinh trưởng, phát tiển hệ
sợi nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris cấp 2 dịch thể ............ 58
3.5 Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng nito đến sinh trưởng, phát triển hệ sợi
nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris cấp 2 dịch thể.................. 60
3.6 Ảnh hưởng của cường độ lắc tới sinh trưởng, phát triển hệ sợi nấm Đông
trùng hạ thảo Cordyceps militaris cấp 2 dịch thể ................................... 64
3.7 Ảnh hưởng của tỷ lệ giống cấy đến sinh trưởng hệ sợi nấm Đông trùng
hạ thảo Cordyceps militaris cấp 2 dịch thể ............................................ 67
3.8 Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng cacbon đến hệ sợi nấm Đông trùng hạ
thảo Cordyceps militaris sau 7 ngày cấy giống ..................................... 70
3.9 Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng cacbon đến số lượng mầm quả thể
nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris ........................................ 73
3.10 Hình thái quả thể Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris trên các
nguồn dinh dưỡng nitơ khác nhau ......................................................... 77
3.11 Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris trên các nguồn dinh dưỡng nitơ

khác nhau.............................................................................................. 77
3.12 Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự hình thành quả thể nấm Đông trùng hạ
thảo Cordyceps militaris ....................................................................... 80
3.13 Ảnh hưởng cường độ chiếu sáng tới sự hình thành quả thể nấm Đông
trùng hạ thảo Cordyceps militaris ......................................................... 83

viii


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Tên đồ thị

Trang

1.1

Sản lượng nấm trên Thế giới từ năm 2000 - 2013.................................... 26

1.2

Năng suất nấm của một số quốc gia trên Thế giới năm 2013 ................... 26

1.3

Sản lượng nấm Việt Nam từ năm 2000 - 2013 ........................................ 31

3.1

Ảnh hưởng của chế độ lắc tới sinh trưởng, phát triển hệ sợi nấm
Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris cấp 2 dịch thể ........................... 63


3.2

Ảnh hưởng của tỷ lệ giống cấy đến sinh trưởng, phát triển hệ sợi
nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris cấp 2 dịch thể .................... 66

ix


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1.

CZYA.

: Czapek Yeast Extract aga

2.

ĐTHT

: Đông trùng hạ thảo

3.

FAO

: Tổ chức Nông lương Liên hợp Quốc

4.


KLC

: Khuẩn lạc cầu

5.

OD

: Oxygen Dissolve

6.

PDA

: Potatose dextrose Aga

7.

SARS

: Severe acute respiratory syndrome

8.

SDAY

: Sabouraud Maltose aga plus Yeast Extract

9.


SMAY

: Sabouraud Dextrose aga plus Yeast Extract

10. V/V/M

: Volume/Volume/Minute (Thể tích không khí/thể tích dịch/phút)

11. YMK

: Yeast Magnessium Kali

12. YPDA

: Yeast Potatose Dextrose Agar

x


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) (Cordyceps militaris) là một loài nấm ký sinh
trên côn trùng, từ lâu đã được biết đến như một loại thảo dược quý hiếm và có
nhiều tác dụng trong y học cũng như bồi bổ cơ thể. Trong các sách y học cổ của
Trung Hoa và Tây Tạng, ĐTHT được xem là có sự cân bằng tuyệt vời giữa âm,
dương và có thể chữa được nhiều loại bệnh hiểm nghèo như ung thư, thận và
tăng cường hệ miễn dịch của con người.
Trước đây, ĐTHT chỉ có thể thu thập trong môi trường tự nhiên ở những
điều kiện và thời điểm nhất định. Tuy nhiên,với sự phát triển vượt bậc của khoa
học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp thời gian qua, nhiều quốc gia đã thành

công trong việc nuôi trồng nhân tạo ĐTHT nhằm hạ giá thành và cung cấp đa dạng
các sản phẩm tốt cho sức khỏe con người nhiều hơn. Từ những năm đầu của thể kỷ
20 Trung Quốc, Hàn Quốc đã bắt đầu xây dựng và phát triển công nghệ nuôi trồng
ĐTHT và hiện nay đang là những nước dẫn đầu thế giới về nuôi trồng nhân tạo
loài nấm này.
Ở Việt Nam, ĐTHT là sản phẩm nấm dược liệu được người tiêu dùng ưa
chuộng và tìm mua với giá thành cao, lên đến hàng chục triệu đồng/1kg. Công
nghệ nuôi trồng loại nấm này cũng đã bắt đầu hình thành và phát triển ở Việt Nam.
Tuy nhiên, chúng hiện mới chỉ phát triển nhỏ lẻ, tự phát, với rất nhiều các phương
pháp khác nhau, rất ít các công trình nghiên cứu được triển khai một cách khoa học
và bài bản. Các công nghệ này đang gặp phải rất nhiều rất nhiều vấn đề, trong đó cơ
chất và các điều kiện nhân giống, nuôi trồng không đảm bảm, năng suất và chất
lượng ĐTHT không đạt được như mong muốn, sản phẩm có bề ngoài không bắt
mắt, giá trị dược liệu thấp khiến cho sản phẩm của chúng ta không thể so sánh được
với các nước khác. Hầu hết các sản phẩm nấm ĐTHT trên thị trường Việt Nam hiện
nay đều có nguồn gốc từ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc.
Để giải quyết được những vấn đề tồn tại trên việc thực hiện đề tài “Nghiên
cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng nấm Đông trùng hạ
thảo Cordyceps militaris (L.ex Fr.) mới nhập nội ở Việt Nam” là việc làm rất cần
1


thiết. Kết quả của đề tài không những giải quyết được các vấn đề trong công nghệ
nuôi trồng ĐTHT hiện nay mà còn góp phần làm phong phú, đa dạng sản phẩm
ngành sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu của Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Xây dựng được quy trình kỹ thuật nhân giống nấm ĐTHT Cordyceps
militaris mới nhập nội đạt năng suất và hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện sản
xuất ở Việt Nam.
3. Yêu cầu của đề tài

- Xác định được sự ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng tới đặc điểm sinh
trưởng, phát triển hệ sợi giống nấm ĐTHT trong giai đoạn nhân giống cấp 1.
- Xác định được sự ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng cacbon, nguồn dinh
dưỡng nitơ, pH môi trường dinh dưỡng, cường độ lắc giống, tỷ lệ giống cấy đến đặc
điểm sinh trưởng, phát triển hệ sợi nấm ĐTHT trong giai đoạn nhân giống cấp 2
dạng dịch thể.
- Xác định được sự ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng cacbon, nguồn
dinh dưỡng nitơ, nhiệt độ, cường độ chiếu sáng đến sinh trưởng, phát triển nấm
ĐTHT trong giai đoạn nuôi trồng.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Việc xác định được một số đặc điểm sinh học như đặc điểm hệ sợi, đặc
điểm quả thể nấm ĐTHT ở các cấp giống sẽ là cơ sở khoa học phục vụ cho
những nghiên cứu về nấm ĐTHT tiếp theo.
- Việc đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến khả năng
phát triển của hệ sợi, sự hình thành và phát triển quả thể nấm ĐTHT là cơ sở để
nghiên cứu và xây dựng kỹ thuật công nghệ nhân giống và nuôi trồng nấm
ĐTHT tiếp theo.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển công
nghệ nhân giống nấm ĐTHT và công nghệ nuôi trồng nấm ĐTHT ở Việt Nam nói
riêng, đồng thời góp phần cho sự phát triển hơn nữa của ngành nấm nói chung.

2


Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Sơ lược về nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris
1.1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris
Theo tạp chí STINFO (2015) Đông trùng hạ thảo là tên gọi chung cho
nhóm nấm ký sinh thuộc chi nấm Cordyceps gây bệnh trên côn trùng. Ngoài tên

gọi Đông trùng hạ thảo nó còn được biết với cái tên là Nhộng trùng thảo, Trùng
thảo, Bắc đông trùng hạ thảo...
Chi nấm Cordyceps được xác định có khoảng 400 loài khác nhau ở các
vùng khác nhau trên toàn thế giới (Sung et al., 2007), trong đó ĐTHT Cordyceps
militaris là một trong những loài phổ biến nhất. ĐTHT có phạm vi phân bố trên
toàn thế giới với độ cao từ 0 - trên 2000m so với mực nước biển (Shrestha and
Sung, 2005; Ma et al., 2007) và tập chung chủ yếu ở các vùng Đông Á thường là
các cao nguyên có độ cao 4000 - 5000 m so với mực nước biển như Thanh Hải,
Tứ Xuyên, Tây Tạng, Cam Túc, Vân Nam - Trung Quốc.
Hệ thống phân loại nấm ĐTHT Cordyceps militaris (L.ex) Fr. (1818)
Giới (Kingdom) : Fungi
Ngành (Division): Ascomycota
Lớp (Class): Sordariomycetes
Bộ (Order): Hypocreales
Họ (Family): Cordycipitaceae
Chi (Genus): Cordyceps
Loài: militaris
1.1.2. Sinh trưởng, phát triển của nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris
1.1.2.1. Chu kỳ sinh trưởng phát triển nấm Đông trùng hạ thảo ngoài tự nhiên
Trong hệ thống phát sinh loài, ĐTHT Cordyceps militaris được xem là
loài có đặc điểm tiến hóa nhất của chi Cordyceps trong họ Cordycipitaceae
(Sung et al., 2007). Nó là một dạng kí sinh trên sâu non, nhộng hoặc sâu trưởng
thành của một số loài con trùng thuộc họ ngài đêm.

3


Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris là một loài sinh sản vô tính, sau khi
hệ sợi phát triển thành thục có thể hình thành các bào tử (Basidiomyces). Vào mùa
đông các bào tử nấm ĐTHT sẽ phát tán khắp nơi nhờ gió. Nếu rơi xuống môi trường

cơ chất thích hợp, đặc biệt là ấu trùng chúng bắt đầu nảy mầm hình thành các sợi
nấm sơ cấp. Các sợi nấm sơ cấp một mặt không ngừng phát triển, một mặt tiếp tục
xâm nhập sâu vào cơ thể côn trùng, sử dụng nguồn dinh dưỡng trong cơ thể côn
trùng làm vật chất và năng lượng để sinh trưởng phát dục, cuối cùng nó phân giải
toàn thể cơ thể côn trùng.
Đến mùa hè, khi kết thúc giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng Cordyceps
militaris chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực hình thành quả thể nấm. Quả
thể nấm được mọc ra từ phần đầu, ngực, đuôi của ấu trùng.

Hình 1.1. Chu kỳ sinh trưởng, phát triển nấm Đông trùng hạ thảo ngoài tự nhiên
1.1.2.2. Đặc trưng về hình thái nấm Đông trùng hạ thảo trong tự nhiên
Nấm Đông trùng hạ thảo trong tự nhiên gồm có 2 phần chính: Phần ấu trùng
bị ký sinh và phần quả thể nấm.
* Phần ấu trùng bị kí sinh:Ấu trùng kí sinh thường có hình ovan, thân có 09
vạch ngang, thân có màu tím sẫm, dài khoảng 15 - 20mm, dày từ 5 - 9 mm.

4


* Phần quả thể nấm: Sau khi hệ sợi phát triển thành thục thì hình thành quả
thể nấm nhô lên khỏi mặt đất. Quả thể nấm có màu vàng cam hoặc cam hồng, dài
khoảng tử 20 - 80mm; phần đầu có hình ovan dài từ 1-2 mm, dày từ 2 - 9 mm; phần
thân dài từ 15 - 35 mm, dày từ 1 - 3 mm có màu vàng nhạt.

a) Tự nhiên

b) Nuôi trồng nhân tạo

Hình 1.2 Hình thái quả thể nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris
1.1.3. Giá trị dược liệu của nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris

Đông trùng hạ thảo là một loại nấm dược liệu cổ truyền của Trung Quốc
có giá trị từ hàng ngàn năm nay. Nó có tác dụng phòng chống và chữa trị thành
công một số bệnh nan y như lipit máu, viêm phế quản mạn, hen phế quản, viêm
thận mạn tính, suy thận, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, viêm mũi dị ứng, viêm
gan B mạn tính, ung thư phổi và thiểu năng sinh dục.
Tạp chí STINFO (2015) đã trích dẫn những nhận định Bác sĩ Trần Văn
Năm - Phó viện trưởng Viện Y dược học Thành Phố Hồ Chí Minh về tác dụng
của nấm ĐTHT của như sau:
- Kháng viêm: Đông trùng hạ thảo có khả năng ngăn chặn các hoạt chất có
khả năng gây viêm, gây sốt và gây sốc.

5


- Kháng tế bào ung thư: Dịch chiết của nấm Đông trùng hạ thảo có tác
dụng chống tăng sinh của các loại tế bào ung thư như hạch, gan, đại tràng, tuyến
tiền liệt và vú.
- Chống mệt mỏi và stress: Dịch chiết của Đông trùng hạ thảo có tác dụng
chống mệt mỏi và stress trên chuột.
- Tác dụng lên hệ hô hấp: Ức chế sự tăng sinh của tế bào dịch phế quản,
phế nang làm bít tắc lòng phế quản.
- Chống sợi hóa gan: Đông trùng hạ thảo giảm đáng kể sợi lão hóa ở gan
trên mô hình chuột.
- Chống sợi hóa phổi: Nhóm bệnh nhân SARS sử dụng sản phẩm Đông
trùng hạ thảo có dấu hiệu cải thiện tốt trên phổi so với nhóm không sử dụng.
- Kích thích hệ miễn dịch: Các polysacharide từ dịch chiết Đông trùng hạ
thảo có khả năng điều hòa hệ thống miễn dịch.
Hai thành phần dược liệu chính trong nấm ĐTHT là hợp chất adenosine
(C10H13N5O4) và cordycepin (3′-deoxyadenosine, C10H13N5O3) - một chất tương
tự như nucleoside. (Khan et al., 2010).

1.1.3.1. Hợp chất Cordycepin
Chất Cordycepin lần đầu tiên được tách ra từ Cordyceps militaris năm
1950 do Cunningham và cộng sự thực hiện, sau đó chúng cũng được tìm
thấy ở Cordyceps sinensis và Cordyceps kyushuensis. Hàm lượng
cordycepin có trong nấm Cordyceps ngoài tự vào khoảng 0,006 - 6,36 mg/g
(Phùng Mỹ Trung, vncreatures.net).
Theo Khan et al.(2010) hợp chất codycepin trong nấm ĐTHT có khả năng ức
chế sự phát triển của khối u, kéo dài thời gian sống cho những con chuột được cấy tế
bào Sarcoma S180 và ức chế sự phát triển và di căn của tế bào ung thư ở những con
chuột. Dịch chiết từ nấm ĐTHT ức chế sự phát triển của tế bào máu từ cuống rốn
(human umbilical vein endothelial cells - HUVEC), dòng tế bào mô mềm Sarcoma
gây ung thư ác tính HT1080. Dịch chiết của nấm này cũng giảm metalloproteinase
2(mmp2) biểu hiện gen trong tế bào HT1080. Mới đây người ta cũng đã phát hiện ra

6


một emzym phân giải protein từ các quả thể khô của Cordyceps militaris có khả
năng chống lại tính độc của các tế bào u vú và ung thư bàng quang.
Cơ chế chống ung thư quan trọng nhất của nấm ĐTHT là hoạt hóa lại quá
trình apoptosis (tế bào tự chết) của các tế bào ung thư. Trong một nghiên cứu Park
et al. (2009) quan sát thấy rằng dịch chiết ĐTHT ức chế sự tăng trưởng tế bào bạch
cầu U937 ở người bằng cách làm biến dạng hình thái của tế bào hoặc làm cho tế
bào chết theo chương trình apoptosis (chương trình tự chết của tế bào). Một nghiên
cứu khác cũng chứng minh khả năng ức chế tăng trưởng và gây ra sự chết tế bào
của nước chiết nấm Cordyceps militaris trong điều trị tế bào ung thư phổi A594
(Thakur et al., 2011).
1.1.3.2. Hợp chất Adenosine
Adenosine xuất hiện khá nhiều trong quả thể và được cho là phong phú ở
hầu hết các loài nấm Cordyceps với hàm lượng dao động từ 0,28 - 14,15 mg/g.

Adenosine được cho là có tác dụng điều hòa miễn dịch, bảo vệ tim mạch.
Hàm lượng chất adenosine trong quả thể nấm Cordyceps thu thập trong tự
nhiên là 2,45±0,03mg/g và ở nấm Cordyceps militaris có hàm lượng adenosine
cao hơn Cordyceps sinensis. Hàm lượng adenosine ở Cordyceps sinensis là
1,643±0,03 mg/g, trong khi đó hàm lượng trong sợi nấm Cordyceps militaris
lên men là 1,592±0,03 mg/g gần tương tự Cordyceps sinensis trong tự nhiên
(Phùng Mỹ Trung, vncreatures.net)

Hình 1.3 Hợp chất Cordycepin, adenosine trong nấm Đông trùng hạ thảo
7


Tác giả Hur (2008) cũng công bố kết quả nghiên cứu về thành phần hóa
học của nấm ĐTHT Cordyceps militaris như sau:
Bảng 1.1 Thành phần hóa học của nấm Cordyceps militaris
Hàm lượng

Thành phần

Quả thể
69,32

Hệ sợi
14,03

Aspartic

4,75

0,36


Serine

3,13

0,39

Glutamic

8,79

1,40

Glycine

1,84

0,52

Histedine

1,84

0,46

Arginine

5,29

0,65


Threonine

5,99

0,86

Alanine

5,18

0,98

Proline

6,68

2,99

Tyrosine

3,39

1,27

Valine

3,36

0,65


Methionine

0,18

0,07

Lysine

15,06

2,20

Isoleucine

1,16

0,35

Leucine

1,43

0,46

Phenylalanine

1,15

0,42


Palmitic

24,5

21,5

Palmitoeic

2,3

2,1

Stearic

5,8

5,0

Oleic

6,0

17,7

Linoleic

61,3

33,0


Adenosine (%)

0,18

0,06

Cordycepin (%)

0,97

0,36

Amino acid (mg/g)

Acid béo (%)

8


1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển của nấm Đông trùng
hạ thảo Cordyceps militaris
1.1.4.1. Yếu tố giống
Bản chất của giống sẽ quyết định đến khả năng sinh trưởng phát triển của
giống. Một giống khỏe sẽ sinh trưởng hệ sợi thuận lợi trên các nguồn cơ chất khác
nhau và khả năng hình thành và phát triển quả thể tốt. Mỗi 1 giống lại được xác
định 1 thời gian sử dụng nhất định. Vượt qua thời gian này giá trị sử dụng của
giống sẽ giảm, sức sinh trưởng của giống sẽ giảm, giống bị suy thoái. Thoái hóa
giống đang được xác định là một trong những vấn đề tồn tại lớn nhất trong nuôi
trồng ĐTHT hiện nay. Một số dấu hiệu của các giống ĐTHT bị thoái hóa gồm:

Giảm tỷ lệ sinh trưởng, mật độ sợi thấp, thay đổi màu sắc quả thể, năng suất thấp,
hình dạng và kích thước của quả thể bị biến dạng.
Nghiên cứu của Sung et al. (2006) cho thấy sự thoái hóa về màu sắc quả thể
của các chủng ĐTHT đã được quan sát rõ ràng sau khi cấy chuyển nhiều lần. Các
chủng ĐTHT thoái hóa có hoạt tính dehydrogenase bị giảm, quả thể thay đổi sắc tố
nhưng không thay đổi kiểu gép cặp hoặc dsRNA. Thêm vào đó, các chủng ĐTHT
thoái hóa có thể hình thành quả đảm (synnemata) màu trắng trong khi nuôi trồng
(Wang et al., 2009).
Bản chất của thoái hóa ở các chủng ĐTHT nói riêng và nấm nói chung là do
đột biến DNA (Li et al., 2003). Càng nuôi trồng qua nhiều thế hệ tần số đột biến
DNA càng lớn dẫn đến các tình trạng giống bị thoái hóa và cho tới bây giờ những
gen liên quan đến thoái hóa ĐTHT vẫn chưa được xác định (Zheng et al., 2011).
Ngoài ra hiện tượng thoái hóa giống còn liên quan đến phương pháp phân
lập. Có 3 phương pháp phân lập được sử dụng rộng rãi là phân lập mô tế bào, phân
lập đơn bào tử, phân lập bào tử phức. Nếu các chủng được tạo ra từ bào tử phức
(multi-spores) hoặc mô tế bào, thời gian bị thoái hóa nhanh hơn, có thể sau 1 đến 2
lần cấy chuyển (Shrestha et al., 2004). Để hạn chế quá trình thoái hóa giống nấm
ĐTHT người ta sử dụng các chủng nuôi cấy phân lập từ đơn bào tử. Một vài nghiên
cứu khác cũng chỉ ra rằng thời gian bảo quản giống quá dài cũng là một trong những
nguyên nhân gây nên suy thoái đặc tính sinh trưởng của giống. Sung et al. (2006)
9


chỉ ra thời gian có thể bảo quản các chủng ĐTHT Cordyceps militaris ở 4 - 10°C tối
đa là 6 tháng.
Ngoài ra, vật liệu giống sử dụng khi nuôi trồng nấm ĐTHT cũng có ảnh
hưởng mạnh tới sự sinh trưởng và phát triển của nấm trên cơ chất. Có 2 loại
giống được sử dụng là giống dạng rắn và giống dạng dịch thể. Nuôi trồng nấm
ĐTHT Cordyceps militaris sử dụng giống nấm dạng dịch thể là công cụ mang lại
hiệu quả cao nhất. Shrestha et al. (2006) cho biết giống nấm ĐTHT nuôi cấy trên

cơ chất rắn thường có xu hướng chuyển sang màu vàng, giống trong môi trường
lỏng không có sự thay đổi về màu sắc.
Chất lượng giống dịch thể sử dụng cũng có ảnh hưởng tới năng suất nấm
ĐTHT. Các tác giả cũng khẳng định sản phẩm của giống dịch thể bao gồm pellets
(khuẩn lạc cầu), bào tử đính (conidial), sợi nấm (hyphal). Trong đó pellets được xem
là không phù hợp cho cấy giống với 03 lí do: (1) Lí do đầu tiên và quan trọng là
pellets (khuẩn lạc cầu) không sinh trưởng nhanh như bào tử đính (conidial) hoặc
dung dịch huyền phù sợi (hyphal suspensions) trên cơ chất nuôi trồng. (2) Thứ hai,
pellets (khuẩn lạc cầu) thường không cảm ứng hình thành được mầm quả thể. (3)
Thứ ba, pellets (khuẩn lạc cầu) khó để định lượng thể tích giống cấy.
1.1.4.2. Yếu tố dinh dưỡng
a. Nguồn dinh dưỡng cacbon
Nấm yêu cầu một lượng lớn cacbon trong quá trình sinh trưởng và phát dục.
Dinh dưỡng cacbon cung cấp vật chất cho các quá trình sinh tổng hợp các chất cung
cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào. Hàm lượng cacbon chiếm khoảng
50% trọng lượng khô của quả thể nấm. Nguồn cacbon thích hợp cho sợi nấm phát
triển gồm các monosacharide và polysacharide….Nấm có sự phân biệt khác nhau rất
lớn trong khả năng sử dụng các nguồn cacbon (Trịnh Tam Kiệt, 2012).
Những nghiên cứu đã công bố cho thấy những nguồn cacbon có thể sử
dụng để nuôi trồng nấm ĐTHT là các loại đường, tinh bột… trong đó thích hợp
nhất là những loại có cấu trúc phân tử nhỏ (Shrestha et al., 2012).
b. Nguồn dinh dưỡng nito
Nito là nguyên tố bắt buộc để tổng hợp acid nucleic và protein cấu trúc
10


nên tế bào. Dinh dưỡng nito có thể được lấy từ nguồn nito hữu cơ tự nhiên,
nguồn nito tổng hợp, nguồn nitơ vô cơ là các muối nitrat hay muối amoni.
Gao et al. (2000) cho biết nấm Cordyceps militaris yêu cầu hàm lượng nito
tương đối thấp. Nếu hàm lượng nitơ quá nhiều trong môi trường sẽ làm chậm quá

trình biệt hóa để hình thành quả thể. Trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, tỷ lệ
C/N vào khoảng 4/1 - 6/1 là thích hợp, giai đoạn sinh trưởng sinh thực tỷ lệ thích
hợp từ 10/1 - 15/1. Điều đó lý giải vì sao sản lượng ĐTHT trên côn trùng thấp hơn
trên ngũ cốc.
c. Nguồn dinh dưỡng khoáng
Một số muối khoáng như K+, Mg2+ và Ca2+ ở nồng độ 0,1 g/l có thể làm
tăng năng suất quả thể. Một vài nguyên tố có thể làm tăng hoạt chất sinh học của
Cordyceps militaris (Dong et al., 2012).
d. Vitamin
Vitamin có vai trò trong chu kỳ phát dục của Đông trùng hạ thảo Cordyceps
militaris. Tuy nhiên ĐTHT không có khả năng tổng hợp vitamin cần thiết, vì vậy
trong nuôi trồng người ta thường bổ sung thêm một hàm lượng vitamin nhất định.
e. Hormon
Hormones tác động tới hình thái di truyền và sự phát triển trong nuôi cấy
mô tế bào thực vật. Hormon được xác định là nhân tố môi trường làm thay đổi giai
đoạn sinh trưởng sinh dưỡng đến giai đoạn sinh sản của nấm. Một số hormones
thực vật như 2, 4-D, citric acid triamine, colchicines và các hormones khác có thể
làm tăng kích thích quá trình hình thành quả thể của ĐTHT (Wang et al., 2010;
Xiao et al., 2010).
g. pH môi trường
Đông trùng hạ thảo là loài nấm có xu tính acid, sợi nấm có thể phát triển ở
giá trị pH 6 - 7, ở giá trị pH thấp 3 - 4 hệ sợi nấm phát triển chậm. Giá trị pH tối ưu
cho sự phát triển của sợi nấm ĐTHT là 6 (Park et al., 2001; Sung et al., 2002).
1.1.4.3. Các yếu tố môi trường
a. Nhiệt độ

11


Nhiệt độ là điều kiện quan trọng để nấm ĐTHT sinh trưởng và phát dục.

Nấm ĐTHT thích hợp với các vùng có nhiệt độ trung bình. Nhiệt độ thích hợp
cho sinh trưởng hệ sợi và sinh tổng hợp cordycepin là 18 - 20oC và ở nhiệt độ
trên 30oC cả tăng trưởng của hệ sợi nấm và sản xuất cordycepin đều ngừng lại
(Hung et al., 2009).
b. Độ ẩm và sự trao đổi không khí
Độ ẩm cao 70 - 90% phù hợp cho hình thành quả thể nấm ĐTHT. Độ ẩm
thấp là nguyên nhân dẫn đến môi trường nuôi cấy khô nhanh. Sự trao đổi khí cao
trong môi trường nuôi cấy phù hợp cho sự sinh trưởng sợi, hình thành mầm quả
thể và năng suất sinh khối (Zhang et al., 2010).
c. Ánh sáng
Theo Trịnh Tam Kiệt (2012) ánh sáng có ảnh hưởng tới sinh trưởng
phát triển của hầu hết các loại nấm. Đối với nấm Cordyceps militaris, ánh
sáng có những ảnh hưởng đặc biệt quyết định đến chu kỳ sinh trưởng, khả
năng hình thành và phát triển quả thể nấm. Ánh sáng ảnh hưởng tới chu kỳ
phát triển của nấm ĐTHT thảo ở các mặt: Thời gian chiếu sáng, cường độ
chiếu sáng và loại ánh sáng.
Nghiên cứu của Chen et al. (2011) cho thấy ánh sáng thích hợp nhất cho
sự phát triển của quả thể nấm ĐTHT là 12 giờ chiếu sáng/12 giờ tối với cường độ
chiếu sáng 600 ± 20 lux. Thời gian chiếu sáng dài không có lợi cho sự phát triển
của Cordyceps militaris và giảm hàm lượng cordycepin.
1.2. Cơ sở khoa học của công nghệ nhân giống nấm dạng dịch thể
Theo Liu et al. (2010) giống dạng dịch thể là giống được nuôi trong môi
trường lỏng, ở đó nấm được đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh để có thể sinh
trưởng phát triển mạnh cho sinh khối lớn nhất.
1.2.1. Nhân tố vật lý
1.2.2.1. Nhiệt độ
Một trong những nhân tố vật lý ảnh hưởng lớn đến sinh khối và sản
phẩm đích tạo ra là nhiệt độ. Nhiệt độ ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng và độ hòa
tan oxy của cơ chất trong quá trình lên men. Nhiệt độ liên quan chặt chẽ tới sự
12



ichuyển hóa của hệ sợi và chất sinh ra trong quá trình chuyển hóa. Các giống
nấm khác nhau hoặc cùng loài sẽ phát triển ở các ngưỡng nhiệt độ nhất định. Tác
giả Lin et al.(2006) cho biết quá trình tổng hợp sinh khối gần như tối ưu ở dãy
nhiệt độ từ 25 - 28oC và giảm nhanh ở ngoài khoảng nhiệt độ này, khả năng sinh
tổng hợp polysaccharide ngoại bào là tối ưu ở dãy nhiệt độ 23 - 28°C đối với
nấm Antrodia cinnamomea. Khả năng sinh tổng hợp polysaccharide và tỷ lệ sinh
trưởng của sợi Ganoderma lucidum là từ 30°C - 35°C (Yang and Liau, 1999).
1.2.2.2. Cường độ lắc và tốc độ sục khí
Cường độ lắc và tốc độ sục khí là những nhân tố quan trọng trong sản xuất
sinh khối nấm và các hoạt chất sinh học. Quá trình lắc giúp hòa tan oxi vào dịch
lên men giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa cơ chất, kích thích sự phát triển của
hệ sợi nấm. Tốc độ sục khí ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái của các khuẩn lạc
cầu (Lee et al., 2004)
1.2.2. Nhân tố hóa học
1.2.2.1. pH môi trường
Một trong những nhân tố chính xác định tiềm năng sinh tổng hợp là pH
của môi trường. pH có thể ảnh hưởng đến chức năng của tế bào, sự hấp phụ các
chất dinh dưỡng, hình thái và cấu trúc tế bào, độ tan của muối và trạng thái ion
của cơ chất, hoạt động của enzyme và sinh tổng hợp.
Theo Hui and Yang (2006), pH môi trường ban đầu tối ưu để nuôi sợi
nấm phụ thuộc vào loại môi trường nuôi cấy và loài nấm. Đa số các giống nấm
sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện pH từ 5 - 7.
1.2.2.2. Nguồn đường
Nguồn carbon là một thành phần chủ yếu trong môi trường dinh dưỡng,
đảm bảo sự sinh trưởng của vi sinh vật cũng như khả năng tổng hợp các hoạt
chất sinh học của sinh vật trong môi trường dịch thể. Nguồn cacbon thường
được sử dụng trong nhân giống dịch thể là các loại đường và glucose là nguồn
carbon tốt nhất để tổng hợp các polysaccharide ngoại bào, polysaccharide nội

bào (Pokhrel and Ohga, 2007).

13


1.2.2.2. Nguồn nito
Nito là nhân tố cần thiết trong sinh tổng hợp enzyme nấm trong cả quá
trình chuyển hóa sơ cấp và thứ cấp. Các nguồn nito thường được sử dụng trong
quá trình nhân giống dạng dịch thể là ammonium, ion Na+ hoặc dạng hữu cơ như
amoni acid, protein.
1.2.2.3. Một số nhân tố khác
Để tăng khả năng tổng hợp của các hợp chất sinh học trong nuôi cấy nấm
dược liệu, nhiều nghiên cứu đã sử dụng một số chất kích thích như acid béo, chất
có hoạt tính bề mặt, giàu thực vật và dung môi hữu cơ. Những hóa chất này có
tác dụng gián tiếp đến tính thẩm thấu của màng tế bào bằng việc làm tăng tính
linh động của màng tế bào hoặc tác động trực tiếp đến khả năng sinh tổng hợp
enzyme trong quá trình hình thành sản phẩm, do đó ảnh hưởng đến sản phẩm
đích (Vladimir, 2011).
1.2.3. Tính ưu việt của công nghệ nhân giống nấm dạng dịch thể
1.2.3.1. Ưu điểm của sản xuất giống sử dụng công nghệ nhân giống dạng dịch thể
Kawai et al. (1995) sử dụng giống dịch thể để nghiên cứu thời gian hình
thành quả thể nấm Hương (Lentinus edodes). Kết quả nghiên cứu cho thấy sử
dụng giống dịch thể cho phép rút ngắn được thời gian ươm sợi và thời gian hình
thành quả thể nấm từ 120 ngày xuống còn 90 ngày. Kwon et al. (2009) cũng
khẳng định trong môi trường lỏng, sợi nấm sinh trưởng mạnh, nhanh chóng cho
sinh khối sợi với chất lượng phù hợp.
Liu et al. (2010) khẳng định phương pháp nhân giống dạng dịch thể khác
với phương pháp nuôi cấy giống truyền thống. Nuôi cấy trên môi trường rắn, sử
dụng các nguyên liệu có chứa nhiều lignocellulose, quá trình thường mất từ 2 - 3
tháng mới cho quả thể nấm. Nuôi cấy trên môi trường lỏng cho tiềm năng năng

suất cao hơn trong một thời gian ngắn hơn và tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn.
ThS. Cồ Thị Thùy Vân (2014) trong báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu
quy trình nhân giống nấm ăn và nấm dược liệu dạng dịch thể cũng khẳng định
giống dịch thể so với giống trên cơ chất rắn (mùn cưa, bông hạt, lõi ngô, đại
mạch, kê, thóc…) có chu kỳ phát triển nhanh hơn, tuổi giống đồng đều, thao tác
14


cấy giống vào nguyên liệu nuôi trồng đơn giản, khi cấy giống vào giá thể nuôi
trồng sợi nấm khôi phục nhanh, khả năng hấp thụ dinh dưỡng và tốc độ lan sợi
mạnh. Trong điều kiện thuận lợi thì nuôi sợi trong môi trường lỏng khoảng 7
ngày là có thể sử dụng được, khi cấy sang nguyên liệu nuôi trồng có thể rút ngắn
được 1/2 đến 2/3 thời gian ươm sợi, giá thành chủng giống thấp. Hơn nữa sản
xuất nấm sử dụng công nghệ nhân giống dịch thể tạo điều kiện cho việc mở rộng
quy mô sản xuất do hệ số nhân giống lớn, trang thiết bị sẩn xuất đồng bộ với quy
mô 100, 200 hoặc 500 lít.
1.2.3.2. Một số hạn chế của sản xuất giống dạng dịch thể
- Sản xuất giống dịch thể không áp dụng được một cách đại trà cho tất cả
loại nấm và ở mọi cơ sở nuôi trồng nấm. Bởi:
+Sản xuất giống dịch thể yêu cầu đầu tư cơ sở vậ chất, trang thiết bị hiện
đại và đồng bộ.
+ Giống dịch thể phải được sản xuất và sử dụng trong một hệ thống khép
kín từ khâu sản xuất giống tới khâu nuôi trồng mới.
+ Công tác bảo quản, vận chuyển giống dịch thể khó khăn do giống trong
môi trường dịch.
+Yêu cầu nguồn nhân lực có trình độ quản lý và trình độ kỹ thuật cao do
phải vận hành dây chuyền sản xuất lớn.
1.3. Tình hình nghiên cứu, sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps
militaris trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo trên Thế giới

1.3.1.1. Tình hình nghiên cứu về nhân giống, nuôi trồng nấm nấm Đông trùng hạ
thảo Cordyceps militaris
a. Tình hình nghiên cứu về nhân giống nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps
militaris trên môi trường cơ bản
Môi trường cơ bản là môi trường thạch được sử dụng để nhân giống gốc
hoặc giống cấp 1 (mother spawn). Những nghiên cứu về nhân giống Cordyceps
militaris trên môi trường cơ bản là các nghiên cứu về dinh dưỡng, các yếu tố ngoại
cảnh như nhiệt độ, ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của hệ sợi nấm.
15


×