Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Phát triển bền vững làng nghề trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 121 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục từ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục sơ đồ

ix

Danh mục biểu đồ

ix

Danh mục hình


ix

PHẦN I MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

2

1.3

Câu hỏi nghiên cứu


2

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

3

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

4

2.1

4

Cơ sở lý luận

2.1.1 Các khái niệm cơ bản

4


2.1.2 Một số lý luận về phát triển bền vững làng nghề

12

2.2

25

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Phát triển bền vững làng nghề trên thế giới

25

2.2.2 Phát triển bền vững làng nghề ở Việt Nam

31

2.2.3 Bài học kinh nghiệm phát triển bền vững làng nghề huyện Yên Mỹ

34

PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

36

3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu


36

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

36

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

37

iv


3.1.3 Đánh giá chung

44

3.2

44

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin

44

3.2.2 Phương pháp xử lý phân tích số liệu, thông tin

46


3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

47

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

48

4.1.

Tổng quan về các làng nghề nghiên cứu trên địa bàn huyện Yên Mỹ

4.2

Thực trạng phát triển sản xuất kinh doanh của làng nghề trên địa bàn
huyện Yên Mỹ

48
55

4.2.1 Tình hình nhân khẩu và lao động các cơ sở sản xuất trong làng nghề

55

4.2.2 Tình hình cơ sở vật chất và vốn phục vụ sản xuất tại các làng nghề

59

4.2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh


64

4.3

Đánh giá phát triển bền vững làng nghề trên địa bàn huyện Yên Mỹ

69

4.3.1 Phát triển bền vững về kinh tế

69

4.3.2 Phát triển bền vững làng nghề về xã hội

71

4.3.3 Môi trường trong các làng nghề

74

4.3.4 Mối quan hệ giữa phát triển bền vững làng nghề với xây dựng nông thôn mới 75
4.4

Thành tựu và hạn chế trong phát triển bền vững làng nghề trên địa bàn
huyện Yên Mỹ

78

4.4.1 Thành tựu


78

4.4.2 Hạn chế trong phát triển bền vững làng nghề

83

4.5

91

Cơ hội và thách thức cho sự phát triển bền vững làng nghề

4.5.1 Cơ hội cho phát triển bền vững làng nghề huyện Yên Mỹ

91

4.5.2 Thách thức cho phát triển bền vững làng nghề huyện Yên Mỹ

91

4.6

Định hướng phát triển bền vững làng nghề huyện Yên Mỹ

94

4.7

Giải pháp phát triển bền vững làng nghề huyện Yên Mỹ


96

4.7.1 Giải pháp về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp
vừa và nhỏ trong làng nghề

96

4.7.2 Giải pháp tái tạo vùng nguyên liệu truyền thống và xây dựng vùng nguyên
liệu mới

97

v


4.7.3 Giải pháp về công nghệ sản xuất

98

4.7.4 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

99

4.7.5 Giải pháp về phát triển đa dạng mẫu mã sản phẩm

99

4.7.6 Giải pháp cho thị trường cũ và tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới


100

4.7.7 Giải pháp về xây dựng quy hoạch hạ tầng phát triển làng nghề gắn với bảo
vệ môi trường đồng bộ quy hoạch hạ tầng phát triển nông thôn mới

100

4.7.8 Vấn đề môi trường trong các làng nghề cần được quan tâm nhiều hơn bằng
các giải pháp

101

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

103

5.1

Kết luận

103

5.2

Kiến nghị

104

5.2.1 Đối với nhà nước


104

5.2.2 Đối với chính quyền địa phương

104

5.2.3 Đối với các cơ sở sản xuất

105

TÀI LIỆU THAM KHẢO

106

PHỤ LỤC

109

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BQ

Bình quân


CC

Cơ cấu

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

ĐVT

Đơn vị tính

GTGT

Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất

LN

Làng nghề

LNTT

Làng nghề truyền thống

NN&PTNT


Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn

OTOP

One Tambon One Product

PTBV

Phát triển bền vững

QD - TTg

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

TCTT

Thủ công truyền thống

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

USD

Đô la Mỹ


vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Tình hình dân số và lao động huyện Yên Mỹ qua các năm 2012 – 2014 38

3.2

Cơ sở hạ tầng của huyện Yên Mỹ năm 2014

41

3.3

Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Yên Mỹ từ 2012 đến 2014

43

3.4

Nguồn thu thập thông tin thứ cấp


45

3.5

Phân bổ mẫu điều tra các làng nghề trên địa bàn huyện Yên Mỹ

45

4.1

Danh sách các làng nghề trên địa bàn huyện Yên Mỹ, 2013

48

4.2

Thông tin về độ tuổi chủ hộ sản xuất trong làng nghề

56

4.3

Tình hình lao động trong các cơ sở sản xuất

57

4.4

Giá thuê lao động trung bình tại các làng nghề


58

4.5

Tình hình thiết bị máy móc bình quân một hộ ở các làng nghề

59

4.6

Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất của các hộ trong làng nghề

62

4.7

Quy mô vốn bình quân của các hộ sản xuất năm 2014

64

4.8

Chủng loại sản phẩm sản xuất trong các làng nghề

65

4.9

Sản lượng bình quân của làng nghề giai đoạn 2012 - 2014


66

4.10

Doanh thu, thu nhập bình quân các hộ sản xuất làng nghề năm 2014

68

4.11

Giá trị sản xuất làng nghề trên địa bàn huyện Yên Mỹ 2012 – 2014

68

4.12

Một số chỉ tiêu thể hiện hiệu quả trong phát triển kinh tế các hộ sản
xuất trong làng nghề, 2014

71

4.13

Thu nhập bình quân của lao động làm nghề

73

4.14

Đóng góp của Phát triển bền vững làng nghề trong xây dựng nông

thôn mới

77

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

2.1

Sơ đồ thể hiện mối quan hệ của 3 mặt của phát triển bền vững

7

4.1

Các kênh tiêu thụ chủ yếu của các hộ sản xuất trong làng nghề

67

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số biểu đồ

Tên biểu đồ


Trang

3.1

Cơ cấu đất nông nghiệp và phi nông nghiệp năm 2012, 2014

39

4.1

Tình trạng sử dụng bảo hộ lao động trong làng nghề

88

4.2

Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường các làng nghề

90

DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

3.1


Bản đồ địa chính huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

36

4.1

Máy hút bụi cưa tại làng nghề mộc Thụy Lân

81

4.2

Máy thu gom vỏ trấu và ép củi trấu tại làng nghề Trai Trang

83

4.3

Xử lý bột dong không đảm bảo vệ sinh tại làng nghề miến Yên Phú

89

4.4

Ô nhiễm nước thải, chất thải rắn gây ách tắc dòng chảy

94

ix



PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề giữ một vai trò quan trọng trong cộng đồng nông thôn Việt
Nam, trước hết nhằm giải quyết mục tiêu kinh tế sử dụng đầu vào có sẵn, tạo
công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động, thu hút lao động ở địa
phương và lân cận, thu hút vốn cho sản xuất ở làng nghề, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn nâng cao thu nhập dân cư, thu hẹp khoảng cách đời
sống giữa thành thị và nông thôn, giữa nông nghiệp và công nghiệp, hạn chế di
dân thúc đẩy phát triển hạ tầng nông thôn giữ gìn văn hoá bản sắc dân tộc. Sản
xuất ra các sản phẩm không những đáp ứng thị trường trong nước mà còn xuất
khẩu thu ngoại tệ góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác và tạo điều kiện thực
hiện cơ giới hoá trong nông thôn. Trước những bước tiến về mọi mặt của xã hội,
Việt Nam cũng đang dần bắt nhịp với xu thế thời đại. Sự thay đổi đó là do quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sản xuất và dịch vụ. Do đó, sự phát
triển của các làng nghề truyền thống cũng đang chịu tác động một cách khách
quan và chủ quan. Có những làng nghề tồn tại và phát triển mạnh tạo ảnh hưởng
đến kinh tế nông thôn, có những làng nghề lại gặp phải khó khăn đi thậm chí là
mai một. Tuy nhiên, còn rất nhiều làng nghề phát triển ồ ạt, buông lỏng quản lý
dẫn đến nhiều hệ lụy về kinh tế - xã hội, đặc biệt là môi trường làm ảnh hưởng
đến sự phát triển bền vững của các làng nghề.
Huyện Yên Mỹ là một huyện trọng điểm về phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Hưng Yên. Ngoài sự phát triển của các khu công nghiệp lớn, Yên Mỹ còn là
nơi phát triển mạnh mẽ của các làng nghề như: nghề mộc gia dụng ở thôn Thụy
Lân, xã Thanh Long; nghề làm miến dong ở thôn Lại Trạch, xã Yên Phú; nghề
chế biến lương thực xã Trai Trang... Những năm qua hoạt động sản xuất và tiêu
thụ của các làng nghề trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đã thu được
kết quả đáng khích lệ, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp nông thôn. Ngoài việc tăng thu nhập cho các hộ gia đình, làng


1


nghề đã và đang tạo việc làm cho một phần đáng kể lao động tại địa phương.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn được thực hiện theo hướng ly nông bất ly
hương. Tuy nhiên, sự phát triển của các làng nghề đang gặp phải những khó khăn
như thiếu vốn để đầu tư kỹ thuật mới, mặt bằng cho mở rộng sản xuất, thị trường
bấp bênh… ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân và ô nhiễm môi trường,
hay nói cách khác là ảnh hưởng đến phát triển bền vững làng nghề. Nghiên cứu
sự phát triển bền vững của làng nghề đang là vấn đề cấp thiết. Sau đây đề tài
nghiên cứu “Phát triển bền vững làng nghề trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh
Hưng Yên” sẽ làm rõ một phần lý luận và thực tiễn góp phần đóng góp các định
hướng phát triển bền vững làng nghề trong giai đoạn hiện nay và tương lai.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển bền vững làng nghề trên địa
bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, phân tích các cơ hội, thách thức, điểm mạnh,
điểm yếu ảnh hưởng tới phát triển bền vững làng nghề, từ đó đề xuất một số định
hướng, giải pháp phát triển bền vững làng nghề trong giai đoạn hiện nay và
tương lai.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững
và phát triển bền vững làng nghề;
- Đánh giá thực trạng tình hình phát triển bền vững các làng nghề trên địa
bàn huyện Yên Mỹ;
- Phân tích các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu ảnh hưởng đến
phát triển bền vững làng nghề trên địa bàn huyện Yên Mỹ;
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững làng nghề trên địa bàn
huyện Yên Mỹ.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Phát triển bền vững và phát triển bền vững làng nghề dựa trên cơ sở lý
luận và thực tiễn nào?

2


- Thực trạng phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Yên Mỹ những năm
vừa qua như thế nào?
- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nào ảnh hưởng đến sự phát
triển của làng nghề trên địa bàn huyện Yên Mỹ?
- Định hướng; Giải pháp nào phù hợp để phát triển bền vững làng nghề
trên địa bàn huyện Yên Mỹ?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Sự phát triển của làng nghề; Cơ sở sản xuất có nghề tại làng nghề trên các
khía cạnh về kinh tế, xã hội và môi trường.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tình hình phát triển bền vững của các
làng nghề, đề xuất giải pháp phát triển bền vững làng nghề.
- Phạm vi không gian: huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
- Phạm vi về thời gian
Nội dung nghiên cứu sử dụng số liệu liên quan thu thập từ năm 2011 –
2014 đã được công bố.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 08/2014 – 10/2015

3


PHẦN II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Phát triển
Trong thời đại ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển:
- Tác giả Raaman Weitz cho rằng phát triển là một quá trình thay đổi liên
tục làm tăng trưởng mức sống con người và phân phối công bằng những thành
quả tăng trưởng trong xã hội (Phạm Xuân Phương, 2003).
- Ngân hàng thế giới đưa ra khái niệm có ý nghĩa rộng hơn bao gồm
những thuộc tính quan trọng liên quan đến hệ thống giá trị của con người, đó là:
Sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do công dân để
củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong các mối quan hệ vói Nhà
nước, với cộng đồng (Phạm Xuân Phương, 2003).
- Phát triển (Development) hay nói một cách đầy đủ hơn là phát triển kinh
tế xã hội (Socio- economic development) của con người là một quá trình nâng
cao về đời sống vật chất và tinh thần bằng phát triển sản xuất, tăng cường chất
lượng các hoạt động văn hoá.
Tuy có nhiều quan niệm về sự phát triển, nhưng nhìn trung các ý kiến đều
cho rằng: Phạm trù của sự phát triển là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần,
phạm trù về hệ thống giá trị của con người. Mục tiêu chung của phát triển là
nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và quyền tự do công
dân của mọi người dân (Ngô Doãn Vịnh, 2003).
Phát triển được chia làm hai loại:
- Phát triển theo chiều rộng: tức là sự tăng của nguồn vốn, tăng lao động và
tăng khai thác tài nguyên.
- Phát triển theo chiều sâu: tức là tăng năng suất lao động, hiệu quả sử
dụng vốn sản xuất nâng cao vơí thước đo tổng hợp năng suất các nhân tố tổng
hợp tăng lên.

4



2.1.1.2 Khái niệm về bền vững
Bền vững là một thuật ngữ nói về khả năng duy trì một sự vật, hiện tượng
xảy ra trong tự nhiên, dưới tác động của các yếu tố xung quanh nó vẫn có khả
năng duy trì và không bị suy giảm trong các thời kỳ.
2.1.1.3 Phát triển bền vững
a) Phát triển bền vững
Lý thuyết phát triển bền vững sớm xuất hiện trong xã hội loài người
nhưng phải đến thập niên đầu của thế kỷ XX, những lý thuyết này mới phát triển,
chuyển hoá thành hành động và cao hơn là phong trào xã hội. Tiên phong cho
các trào lưu này phải kể đến giới bảo vệ môi trường ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Uỷ
ban bảo vệ môi trường Canada được thành lập năm 1915, nhằm khuyến khích
con người tôn trọng những chu kỳ tự nhiên, và cho rằng mỗi thế hệ có quyền
khai thác lợi ích từ nguồn vốn thiên nhiên, nhưng nguồn vốn này phải được duy
trì nguyên vẹn cho những thế hệ tương lai để họ hưởng thụ và sử dụng theo một
cách thức tương tự. Trong báo cáo với nhan đề "Toàn thế giới bảo vệ động vật
hoang dã", tại Hội nghị Paris (Pháp) năm 1928, Paul Sarasin - nhà bảo vệ môi
trường Thuỵ Sĩ đã đề cập đến việc cần phải bảo vệ thiên nhiên. Mối quan hệ giữa
bảo vệ thiên nhiên và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng là mối quan tâm hàng
đầu của các tổ chức quốc tế từ sau đại chiến thế giới II. Các tổ chức này đã phối
hợp chặt chẽ trong việc tìm hiểu diễn biến môi trường tự nhiên, từ đó đưa ra
chương trình hành động hướng các quốc gia phát triển theo mô hình bền vững.
Năm 1951, UNESCO đã xuất bản một tài liệu đáng lưu ý với tiêu đề "Thực trạng
bảo vệ môi trường thiên nhiên trên thế giới vào những năm 50". Tài liệu này
được cập nhật vào năm 1954 và được coi là một trong số những tài liệu quan
trọng của "Hội nghị về môi trường con người" (1972) do Liên hiệp quốc tổ chức
tại Stockholm (Thuỵ Điển) và cũng được xem như là "tiền thân" của báo cáo
Brunđtland (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006).
Thập kỷ 70, thuật ngữ xã hội bền vững tiếp tục xuất hiện trong các công

trình nghiên cứu của các học giả phương Tây, với công trình của Barry
Cômmner "Vòng tròn khép kín" (1971), Herman Daily "Kinh tế học nhà nước

5


mạnh" (1973) và công trình "Những con đường sử dụng năng lượng mềm: về
một nền hoà bình lâu dài" của Amory Lovins (1977). Khái niệm phát triển bền
vững tiếp tục được đề cập và bổ sung với những đóng góp quan trọng thể hiện
trong các tác phẩm của Maurice Strong (1972) và Ignacy Sachs (1975). Đặc biệt
khái niệm này được đề cập toàn diện nhất trong công trình của Laster Brown
(1981) "Xây dựng một xã hội bền vững" (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006).
Thuật ngữ “Phát triển bền vững” lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1980, do
Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên quốc tế (IUCN) công bố. Năm 1984,
Bà Gro Harlem Brundtland khi đó làm thủ tướng Na Uy đã được Đại hội đồng
Liên hợp quốc ủy nhiệm làm Chủ tịch ủy ban môi trường và phát triển thế giới
(WCED) nay còn gọi là ủy ban Brundtland. Năm 1987, trong bản báo cáo
“Tương lai của chúng ta” do ủy ban Brundtland đã công bố PTBV (Sustainable
Development): “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu
cầu hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai” và được thế giới công nhận là khái niệm chính thức (Trương Quang
Học, 2010).
Năm 1992, khái niệm PTBV được tái khẳng định tại Hội nghị thượng đỉnh
trái đất họp tại Ri-ô-đơ Gia-nây-nô (Braxin) họp bàn về phát triển bền vững toàn
cầu, thông qua chương trình nghị sự 21. Hội nghị đã đưa ra 2500 khuyến nghị
hành động của cộng đồng quốc tế về phát triển bền vững. Ví dụ, các đề xuất
giảm các mô hình sản xuất tiêu dùng gây lãng phí; xóa đói giảm nghèo; bảo vệ
nguồn nước, không khí; thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Khái niệm PTBV tiếp
tục được bổ sung, hoàn chỉnh năm 2002, tại Hội nghị Thượng đỉnh về phát triển
bền vững toàn cầu họp tại Giô-han-ne-xbuoc (Cộng hòa Nam Phi) đánh giá 10

năm việc thực hiện chương trình nghị sự 21 (Trương Quang Học, 2010).
Các hội nghị đều khẳng định: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có
sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển. Đó là: Phát
triển kinh tế, Công bằng xã hội và bảo vệ môi trường và một trong những nội
dung cơ bản nhất là con người, trung tâm của sự phát triển (Bạch Thị Lan
Anh,2010).

6


b) Nội dung phát triển bền vững
Xuất phát từ quan điểm về phát triển gồm hai mặt là phát triển theo chiều
rộng và phát triển theo chiều sâu. Phát triển bền vững cũng thể hiện rõ hai mặt
của sự phát triển, phát triển bền vững là thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa phát
triển theo chiều rộng và chiều sâu. Nội dung của phát triển bền vững được thể
hiện qua mối quan hệ hài hòa 3 mặt của sự phát triển: Phát triển kinh tế; Phát
triển xã hội; Phát triển bền vững môi trường
Phát triển bền vững
kinh tế

PHÁT
TRIỂN
BỀN

VỮNG

Phát triển bền vững
về môi trường

Phát triển bền vững

xã hội

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ thể hiện mối quan hệ của 3 mặt của phát triển bền vững
(Nguồn: Trương Quang Học, 2010)
Phát triển bền vững về kinh tế: Có thể hiểu là sự tiến bộ mọi mặt của nền
kinh tế thể hiện ở quá trình tăng trưởng kinh tế cao, tạo sự ổn định và sự thay đổi
về chất của nền kinh tế, thể hiện quá trình tăng năng suất lao động. Mục tiêu của
phát triển bền vững về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định, đáp ứng được
yêu cầu nâng cao cải thiện đời sống của người dân, tránh được sự suy thoái trong
tương lai, đảm bảo sự phát triển cho thế hệ mai sau (Nguyễn Thị Thanh Hoài,
2012).

7


Điều kiện tiên để đạt được phát triển bền vững về kinh tế là:
+ Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong thời gian dài. Tăng trưởng kinh

tế phải dựa trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ nghĩa là cơ
cấu kinh tế hướng tới phát huy những lợi thế của đất nước và xu thế của thời đại.
Với những quốc gia đang phát triển thì tăng trưởng cần phải giảm tỷ trọng giá trị
sản phẩm của ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp,
dịch vụ, có hàm lượng “chất xám” cao. Thay đổi mô hình sản xuất - tiêu dùng
theo hướng thân thiện môi trường (Bạch Thị Lan Anh, 2010).
+ Tăng trưởng kinh tế phải dựa vào nguồn lực nội tại là chính và phải làm

tăng năng lực nội sinh. Năng lực nội sinh thể hiện ở các tiêu chí: Chất lượng
nguồn nhân lực, năng lực sáng tạo công nghệ, mức độ tích lũy tái sản xuất, mức
độ hoàn thiện và hiện đại của cơ sở hạ tầng, mức tham gia của người dân vào sự
tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế phải phát huy mọi tiềm năng, sức sản

xuất. Thực hiện được các cân đối kinh tế vĩ mô về tài chính, tiền tệ. Nâng cao
khả năng cạnh tranh của nền kinh tế (Bạch Thị Lan Anh, 2010).
Phát triển bền vững về xã hội: Là quá trình phát triển đạt được kết quả
ngày càng cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Đảm bảo các
điều kiện về an sinh xã hội, mọi người đều có cơ hội trong giáo dục, có việc làm,
giảm tình trạng đói nghèo, nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và
tinh thần cho con người.
Để phát triển bền vững về xã hội cần tập trung vào những nội dung sau:
+ Giải quyết việc làm cho người lao động. Gắn mục tiêu tăng trưởng kinh

tế với mục tiêu tạo việc làm cho người dân, giảm thất nghiệp cho các thành phần
kinh tế. Phát triển bền vững về xã hội phải thực hiện xoá đói giảm nghèo, đó là
mục tiêu cần hướng đến, tạo động lực phát triển kinh tế, tạo mặt bằng phát triển
xã hội đồng đều (Bạch Thị Lan Anh, 2010).
+ Ổn định xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Ồn

định xã hội được biểu hiện bằng việc không có xung đột giai cấp, sắc tộc, các
nhóm dân cư. Chất lượng cuộc sống được biểu hiện ở các chỉ tiêu thu nhập bình
quân đầu người, chỉ số hưởng thụ về giáo dục và chỉ số về chăm sóc y tế cho

8


cộng đồng. Các mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn liền việc thực hiện tiến bộ, công
bằng xã hội trong từng chính sách phát triển kinh tế, trong từng vùng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế đi đôi phát triển xã hội, y tế, văn hóa giáo dục - đào tạo và
giải quyết các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người, lấy con người là
trung tâm của sự phát triển (Bạch Thị Lan Anh, 2010).
Phát triển bền vững về môi trường: Là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm
và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có

hiệu quả ô nhiễm môi trường. Phát triển bền vững về môi trường cần thực hiện
các nội dung: Phát triển kinh tế không làm ô nhiễm, suy thoái và huỷ hoại môi
trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khi thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế
nhiều quốc gia đã không quan tâm đến vấn đề môi trường. Họ không chỉ khai
thác làm cạn kiệt tài nguyên mà còn tạo chất thải làm ô nhiễm môi trường, đe doạ
trực tiếp đến đời sống loài người hiện tại và tương lai. Tăng trưởng kinh tế phải
dựa trên cơ sở khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên
nhiên. Phải sử dụng công nghệ tiên tiến để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường
(Bạch Thị Lan Anh, 2010).
Tóm lại, để phát triển bền vững cần thể hiện được: Ổn định nền kinh tế và
tăng trưởng trong thời gian dài; Tăng trưởng kinh tế đi đôi giải quyết các vấn đề
xã hội, bảo vệ cải thiện môi trường và tăng trưởng kinh tế vì con người.
Phát triển bền vững phải đặt trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội,
môi trường tự nhiên trên cơ sở phát triển kinh tế trong một thời gian dài. Các yếu
tố này gắn kết với nhau, làm tiền đề cho nhau. Ngay khi phát triển kinh tế đã phải
tính đến sự bền vững. Tức là không chỉ quan tâm đến tốc độ tăng trưởng, mà còn
phải thực hiện được ba mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường để hướng tới mục
đích cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống vì con người và phục vụ con
người tốt hơn.
c) Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam
Dựa trên nội dung của phát triển bền vững trên thế giới. Ngày17 tháng 8
năm 2004 Việt Nam đã có Quyết định số 153/2004/QĐ - TTg phê duyệt và ban
hành Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của

9


Việt Nam) nhằm phát triển bền vững đất nước trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý
và hài hòa giữa phát trỉển kỉnh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Theo
đó đưa ra những nguyên tắc PTBV ở Việt Nam dựa trên 8 nguyên tắc (Quyết

định số 153/2004/QĐ - TTg):
(1) Con người là trung tâm của phát triển bền vững.
(2) Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn phát triển sắp
tới, đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng để phát triển bền vững, kết hợp chặt
chẽ hợp lý hài hòa với phát triển xã hội, khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ môi trường.
(3) Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải được coi là một yếu tố
không thể tách rời của quá trình phát triển.
(4) Quá trình phát triển phải đảm bảo đáp ứng một cách công bằng nhu cầu
của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai.
(5) Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển nhanh mạnh và bền vững đất nước.
(6) Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền,
các bộ, ngành và địa phương, của các cơ quan doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các
cộng đồng dân cư và mọi người dân.
(7) Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững đất nước.
(8) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ
môi trường với đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội”
Trên cơ sở 8 nguyên tắc, định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam gồm
5 phần (Quyết định số 153/2004/QĐ - TTg):
“Phần 1: Phát triển bền vững - con đường tất yếu ở Việt Nam: Phần này
đã đánh giá thực trạng ở Việt Nam trên các mặt kinh tế xã hội, sử dụng tài
nguyên bảo vệ môi trường. Từ đó xác định mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc
chính và hoạt động ưu tiên nhằm phát triển bền vững.

10


Phần 2: Những lĩnh vực kinh tế cẩn ưu tiên nhằm phát triến bền vững bao gồm:

- Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Thay đổi mô hình sản xuất
và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường.
- Thực hiện quá trình “Công nghiệp hoá sạch”, phát triển nông nghiệp và
nông thôn bền vững.
Phần 3: Những lĩnh vực xã hội cần ưu tiên nhằm phát trỉến bền vững bao gồm:
- Nỗ lực xoá đói giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Tiếp
tục giảm mức tăng dân số và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Định
hướng quá trình đô thị hoá và di dân nhằm phát triển bền vững các đô thị, phân
bổ họp lý dân cư và lao động theo vùng.
- Nâng cao chất lượng giáo dục đế nâng cao trình độ dân trí và trình độ
nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu sự nghiệp phát triển đất nước. Phát triển số lượng,
nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, cải thiện điều kiện lao động
và vệ sinh môi trường.
Phần 4: Những lĩnh vực sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường và kiếm soát ô nhiễm bao gồm:
- Chống suy thoái đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất.
- Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước.
- Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.
- Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển.
- Bảo vệ và phát triển ròng.
- Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp.
- Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.
- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến
đổi khí hậu, phòng và chống thiên tai.
Phần 5: Tổ chức thực hiện phát triển bền vững bao gồm 3 lĩnh vực chính:
- Hoàn thiện vai trò lãnh đạo của nhà nước trong lĩnh vực tổ chức thực
hiện phát triển bền vững.

11



- Huy động toàn dân tham gia thực hiện phát triển bền vững.
- Hợp tác quốc tế để phát triển bền vững.”
Phát triển bền vững lồng ghép các quá trình hoạt động kinh tế, hoạt động
xã hội với việc bảo tồn tài nguyên và làm giầu môi trường sinh thái. Nó đáp ứng
nhu cầu phát triển hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ
mai sau.Với bất cứ một quá trình phát triển nào cũng phải đặc biệt chú ý đến tính
bền vững, có như vậy thì phát triển mới lâu dài và ổn định (Hà Duy Thành và
Nguyễn Khánh Ngọc, 2007).
2.1.2 Một số lý luận về phát triển bền vững làng nghề
2.1.2.1 Lý luận về làng nghề
Từ trước đến nay đã có quan niệm và các nghiên cứu về làng nghề. Có
quan niệm cho rằng: làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều làm
nghề và lấy nó làm nghề sinh sống chủ yếu. Có quan niệm cho rằng: làng nghề là
làng có làm nghề thủ công nhưng không nhất thiết tất cả dân làng đều làm nghề.
Với quan niệm này, rất khó xác định thế nào là làng nghề, bởi vì hầu như ở các
làng, xã ở nước ta đều có nghề thủ công như nghề rèn, nghề đan lát, nghề mộc,
nghề chạm khảm... (Bùi Ngọc Quyết, 2000).
Theo GS. Trần Quốc Vượng quan niệm làng nghề là làng ấy tuy vẫn trồng
trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ, cũng có một số nghề phụ khác, song đã
nổi trội một số nghề cổ truyền tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên
nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường, có ông trùm, có phó cả... cùng một số
thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ,
tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và
sản xuất ra các mặt hàng thủ công (Bùi Ngọc Quyết, 2000).
Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu khác lại đưa ra quan niệm làng nghề gắn
với tiêu chí cụ thể về lao động, thu nhập:
Theo quan niệm: làng nghề là làng ở nông thôn có một (hay một số) nghề
thủ công tách hẳn khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập. Quan niệm này nêu hai
yếu tố cơ bản cấu thành làng nghề, đó là làng và nghề (Dương Bá Phượng, 2011).


12


Tác giả Nguyễn Văn Đại, Trần Văn Luận (1997) cho rằng làng nghề là
những làng đã từng có từ 50 hộ hoặc từ 1/3 tổng số hộ hay lao động của địa
phương trở lên làm nghề chiếm phần chủ yếu trong tổng thu nhập của họ trong
năm (Nguyễn Văn Đại và Trần Văn Luận, 1997).
Thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ NN&PTNT Hướng dẫn thực hiện
một số nội dung Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ (2006) “về phát
triển ngành nghề nông thôn” quy định “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư
cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa
bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một
hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”.
Qua một số quan niệm trên ta thấy rằng thuật ngữ làng nghề gồm hai yếu
tố làng và nghề. Trong đó: Làng là một tổ chức ở nông thôn nước ta, là sản phẩm
tự nhiên phát sinh từ quá trình định cư và cộng cư của con người, ở đó họ sống,
làm việc, quan hệ, vui chơi, thể hiện mối ứng xử văn hoá với thiên nhiên, xã hội
và bản thân họ; Nghề trước tiên được hiểu là nghề thủ công cụ thể như nghề dệt
vải, nghề đúc đồng, nghề khảm trai, nghề gốm sứ... Lúc đầu nghề chỉ làm phụ
trong các gia đình ở nông thôn, chủ yếu lúc nông nhàn. Nhưng dần dần số người
làm nghề thủ công càng nhiều, tách rời khỏi nông nghiệp và họ sinh sống chính
bằng thu nhập từ nghề đó ngay tại làng quê. Ngày nay ngoài nghề thủ công trên,
các hoạt động cung ứng dịch vụ ở nông thôn cũng được xếp vào nghề và người ta
gọi chung là ngành nghề phi nông nghiệp. Ngành nghề phi nông nghiệp được mở
rộng, bao gồm các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp như: công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống (Bộ nông nghiệp &
PTNT, 1998).
Như vậy, theo cách phân tích như trên có thể quan niệm rằng làng nghề: là
một cụm dân cư như làng, thôn, ấp... (gọi chung là làng) có sản xuất kinh doanh

ngành nghề nông thôn, không phải là nông nghiệp mà số hộ làm nghề và thu
nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao so với làm nông nghiệp.
Tùy theo mục đích nghiên cứu mà chúng ta có thể phân loại làng nghề
theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại chủ yếu:

13


- Cách phân loại phổ biến hay dùng nhất là: phân chia theo lịch sử hình
thành và phát triến của các làng nghề: người ta chia làng nghề thành làng nghề
truyền thống và làng nghề mới.
Làng nghề truyền thống: là những làng nghề đã xuất hiện lâu đời, được nối
tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác hoặc ít nhất cũng tồn tại hàng chục năm. Làng
nghề truyền thống phải có các yếu tố sau: hình thành và phát triển lâu đời; có
nhiều nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề đông đảo; sử dụng nguyên liệu trong
nước là chủ yếu; sản phẩm mang tính truyền thống và độc đáo của Việt Nam, có
giá trị chất lượng cao, vừa là hàng hoá tiêu dùng, vừa là sản phẩm văn hoá, nghệ
thuật, mỹ thuật, thậm chí trở thành các di sản văn hoá của dân tộc, mang tính bản
sắc văn hoá dân tộc Việt Nam; là nghề nuôi sống phần lớn bộ phận dân cư của
làng. Theo quy định trong Thông tư 116/2006/TT-BNN làng nghề truyền thống
phải có nghề đã xuất hiện trên 50 năm, tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn
hoá dân tộc, nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của
làng nghề (Bộ nông nghiệp và PTNT, 2006).
Làng nghề mới: là những làng nghề mới hình thành, đặc biệt là trong thời
kỳ đổi mới, từ năm 1986 đến nay.
- Phân loại theo số lượng nghề của làng người ta chia làng nghề thành làng
một nghề và làng nhiều nghề.
Làng một nghề: là làng mà ngoài nghề nông có thêm một nghề thủ công
chiếm ưu thế tuyệt đối, gần như tất cả mọi người trong làng đều làm nghề đó.
Làng nhiều nghề: là làng mà ngoài nghề nông thì có từ hai nghề thủ công

trở lên hoặc vừa có thêm nghề thủ công vừa có nghề dịch vụ khác.
Sau thời kỳ đổi mới, ở nước ta xuất hiện làng một nghề là chủ yếu. Nhưng
trong những năm gần đây làng nhiều nghề có xu hướng xuất hiện nhiều hơn.
- Phân loại theo ngành nghề người ta chia làng nghề thành làng nghề mang
tính chất đặc thù của nghề đó như: làng nghề chế biến lương thực; làng nghề gốm
sứ; làng nghề rèn; làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề dệt, làng nghề
ươm tơ...

14


2.1.2.2 Đặc điểm của làng nghề
a) Đặc điểm về lịch sử hình thành và tính chất văn hóa
Làng nghề được hình thành đã từ rất lâu. Làng nghề là nơi ở của dân cư ở
nông thôn. Sự hình thành của làng nghề cũng bắt nguồn từ nông nghiệp, sau này
khi đã phát triển mạnh thì tách hẳn ra khỏi nông nghiệp. Tuy nhiên làng nghề vẫn
phải dựa vào nông nghiệp để phát triển do nông nghiệp cung cấp nguyên liệu,
nhân lực, vốn sản xuất chủ yếu, thị trường tiêu thụ của làng nghề. Do sự gắn bó
với nông thôn như thế mà làng nghề chứa đựng những giá trị tinh thần đậm nét,
được phản ánh qua các tập tục, tín ngưỡng, lễ hội và nhiều quy định khác. Những
quy định này hình thành nên hương ước, lệ làng, tạo ra một trật tự trong làng
nghề và những nét văn hóa đặc thù. Các làng nghề truyền thống còn hình thành
các quy ước, luật lệ để gìn giữ bí quyết, bảo tồn nghề. Trong làng nghề, còn
mang rất đậm yếu tố văn hóa phần nào có những yếu tố tâm linh. Do đó, làng
nghề còn là một di sản văn hóa quan trọng cần được bảo tồn và phát huy trong sự
nghiệp phát triển văn hóa dân tộc và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay
(Bạch Thị Lan Anh, 2010).
b) Đặc điểm về sản xuất, kinh doanh
Lao động trong làng nghề chủ yếu là người nông dân địa phương. Sản
xuất trong các làng nghề chủ yếu sử dụng kỹ thuật thủ công. Có một số nghề chỉ

cần công cụ thủ công, thô sơ do chính người thợ có thể tự làm ra. Hiện nay, tuy
đã cơ khí hoá và điện khí hoá từng bước trong công nghệ - kỹ thuật sản xuất
nhưng một số công đoạn không thể áp dụng được, vẫn đòi hỏi phải duy trì kỹ
thuật thủ công. Do đó năng suất lao động ở các làng nghề không cao, chất lượng
sản phẩm không đồng đều. Việc kết hợp giữa công nghệ hiện đại với công nghệ
truyền thống là điều tất yếu trong quá trình phát triển (Dương Bá Phượng, 2011).
c) Đặc điểm về nguyên liệu, sản phẩm
Nguyên liệu để sản xuất sản phẩm làng nghề là những thứ gần gũi và gắn
liền với đời sống dân cư chủ yếu có nguồn gốc từ tự nhiên và có ở nhiều vùng,
nhiều nơi ở nước ta như: gỗ, tre, nứa, giang, trúc, song, mây, đay, cói, xơ dừa, dâu

15


tằm tơ, lá nón, bông chít đến nhựa cây sơn ta, đất sét, cao lanh. Một số nguyên liệu
phải nhập ngoại như diêm sinh, phẩm, bột màu, sơn bóng, chỉ thêu, vỏ trai, vỏ ốc,
men sứ... Những năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề thì một số
nguyên liệu trong nước đã bắt đầu cạn kiệt như gỗ, song, mây... nhiều làng nghề đã
phải nhập khẩu nguyên liệu từ một số nước (Bùi Văn Vượng, 2002).
Sản phẩm làng nghề chủ yếu gồm các nhóm sau đây:
- Sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Nhóm sản phẩm này có giá trị thẩm mỹ
cao, chủ yếu xuất khẩu, do đó thị trường rất rộng lớn. Người lao động làm những
sản phẩm này đòi hỏi trình độ tay nghề cao, được đào tạo bài bản, tích luỹ được
nhiều kinh nghiệm (Bùi Văn Vượng, 1998).
- Sản phẩm tiêu dùng thông thường như: chiếu cói, nón lá, mành mành,
sọt, bồ, vải, may mặc, da giày, đồ gỗ gia dụng; chế biến nông sản thực phẩm như
xay xát, bún bánh, tương, đậu, rượu,... Nhóm sản phẩm này tiêu thụ chủ yếu
trong vùng hoặc trong nước, có một số ít có thể xuất khẩu được, thị trường không
lớn lắm. Nhóm sản phẩm này không đòi hỏi trình độ tay nghề cao nên dễ làm, dễ
truyền nghề (Bùi Văn Vượng, 1998).

- Sản phẩm tư liệu sản xuất thông dụng ở nông thôn như: liềm, hái, dao
kéo, nông cụ, máy móc nhỏ... Những sản phẩm này cũng chủ yếu tiêu thụ trong
vùng hoặc trong nước, cho nên thị trường không lớn lắm. Cũng giống như nhóm
sản phẩm trên, nhóm này không đòi hỏi trình độ tay nghề cao nên dễ làm, dễ
truyền nghề (Bùi Văn Vượng, 1998).
Mỗi sản phẩm được sản xuất tại làng nghề đều chứa những phong cách và
nét sáng tạo của từng người thợ. Đó là điều làm nên tính chất khác biệt của mỗi
làng nghề.
d) Đặc điểm về thị trường tiêu thụ
Vốn hình thành và phát triển từ công đồng nông thôn nên trước tiên làng
nghề phục vụ đông đảo nhu cầu tiêu dùng tại địa phương. Về cơ bản thị trường
tiêu thụ của làng nghề vẫn là thị trường tại chỗ hoặc vùng lân cận nơi có nghề.
Trước xu hướng phát triển hiện nay, thị trường tại chỗ ngày càng nhỏ hẹp ảnh

16


hưởng không nhỏ đến khả năng tồn tại và phát triển của các làng nghề. Việc mở
rộng thị trường là điều tất yếu (Bùi Văn Vượng, 2002).
2.1.2.3 Vai trò của làng nghề
a) Làng nghề góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cẩu kinh tế nông nghiệp
nông thôn theo hưởng công nghiệp hoá hiện đại hoá
Làng nghề có vai trò tích cực góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất
nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao
hơn. Sự phát triển này đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Cơ cấu kinh tế ở
nhiều làng nghề đạt 60-80% cho công nghiệp và dịch vụ, 20-40% cho nông
nghiệp. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn
theo tỷ lệ 30-40-30 là hợp lý (30% làm nông nghiệp, 40% công nghiệp và 30%
làm dịch vụ). Để đạt được cơ cấu này thì cần phải đẩy mạnh phát triển làng nghề

để tạo việc làm tại chỗ là rất cần thiết (Nguyễn Đức, 2007).
b) Các làng nghề tạo ra khối lượng hàng hoá phong phú, đa dạng phục vụ
cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
Làng nghề phát triển có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế ở địa phương. Sẳn
phẩm làng nghề là nhân tố thức đẩy phát triển sản xuất hàng hóa ở nông thôn. Tỷ
trọng hàng hóa mà các làng nghề đem lại cao hơn so với các làng thuần nông.
Với số lượng ngành nghề phong phú, đa dạng và với số lượng lớn các cơ sở, các
hộ sản xuất nên các làng nghề đã tạo ra sản phẩm hàng hoá phong phú và đa
dạng về chủng loại, khối lượng lớn, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong
nước. Ngoài ra sản phẩm của các làng nghề còn đóng góp quan trọng làm tăng
kim ngạch xuất khẩu. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nước ta đã có mặt rất
nhiều nước trên thế giới, đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn
nhất, vượt kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng khác (Nguyễn Đức, 2007).

Từ năm 1996 đến nay kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
của nước ta tăng nhanh. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nước ta đã có mặt rất
nhiều nước trên thế giới, đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn

17


nhất, vượt kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng khác. Năm 2006 kim ngạch
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt 630,4 triệu USD. Năm 2007, kim ngạch
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt khoảng 750 triệu USD, tăng 19% so với
năm 2006. Khác với các sản phẩm khác, giá trị thực thu xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ trên thực tế rất cao (95-97%) do sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên
liệu có sẵn trong nước (Bộ công thương, 2008).

Trong năm 2014, giá trị kim ngạch xuất khẩu của hàng TCMN Việt
Nam đã tăng 8% so với năm 2013, đạt 1,6 tỷ USD, chiếm 1,5% thị phần thị

trường thế giới. Các mặt hàng mây tre lá, gốm sứ của Việt Nam đã được
xuất khẩu sang Mỹ, Đức, Nhật, Pháp, Anh; đồ gỗ đã có mặt tại thị trường
Nhật, Mỹ, Đức, Pháp, Thụy Điển, Hàn Quốc…(Báo công thương, 2015).
Đối với Việt Nam, xuất khẩu TCMN có vai trò quan trọng đóng góp
vào giá trị gia tăng kinh tế cho mỗi địa phương nói riêng và cả nước nói
chung.
c) Làng nghề góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, thu hút
vốn nhàn rỗi trong dân cư.
Phương thức sản xuất của làng nghề chủ yếu bằng phương pháp thủ công,
không đòi hỏi cao về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ hay trình độ ngoại ngữ. Do
đó phát triển làng nghề tạo việc làm cho nhiều lao động. Trước hết là trong gia
đình, trong làng xã, ngoài ra còn thu hút được nhiều lao động từ các địa phương
khác. Mặt khác, làng nghề phát triển sẽ hình thành các nghề khác, các hoạt động
dịch vụ liên quan, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút thêm nhiều lao động.
Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội,
an ninh trật tự, bởi vì hạn chế được vấn đề di dân từ vùng này sang vùng khác, từ
nông thôn ra thành thị. Vì vậy, vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn, nông
dân nói riêng là mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của nước ta. Kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006
cho biết làng nghề đã thu hút một lượng lao động lớn với 256.000 hộ tham gia
thường xuyên, với số lao động là 655.000 người (Tổng cục thống kê, 2008).

18


Khác với sản xuất công nghiệp và một số ngành khác, sản xuất của các hộ
ở làng nghề đa số không đòi hỏi số vốn đầu tư lớn mà chủ yếu quy mô nhỏ, cơ
cấu vốn và lao động ít nên rất phù hợp với khả năng huy động vốn và các nguồn
lực vật chất của các gia đình.
d) Cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, góp

phần thay đổi bộ mặt nông thôn và xây dựng nông thôn mới
Thu nhập bình quân của lao động làng nghề phi nông nghiệp cao hơn
khoảng 3-4 lần thu nhập của lao động nông nghiệp. Từ đó ta thấy rằng phát triển
làng nghề sẽ tạo điều kiện để giảm dần khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa
thành thị và nông thôn, ở những nơi có làng nghề phát triển tỉ lệ hộ khá và giàu
thường cao hơn, tỉ lệ hộ nghèo thấp hơn hẳn so với những vùng thuần tuý sản
xuất nông nghiệp. Phát triển làng nghề cùng với việc tăng thu nhập tạo điều kiện
nâng cao đời sống của người dân, không chỉ vật chất mà cả văn hoá, tinh thần
(Jica và Bộ NN&PTNT, 2002).
Làng nghề phát triển đẩy mạnh nhu cầu xây dựng nhà xưởng, đường xá,
hệ thống cấp điện, nước, bưu điện... khi người dân có thu nhập cao, có điều kiện
đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời người dân có nhu cầu và điều
kiện trao đổi hàng hoá, mua sắm các tiện nghi sinh hoạt, xây dựng nhà cửa sẽ
hình thành trung tâm giao lưu buôn bán. Những trung tâm này ngày càng đựơc
mở rộng và phát triển, tạo nên một sự đổi mới trong nông thôn. Góp phần thúc
đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới (Lê Xuân Tâm, 2014).
e) Gìn giữ, bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc và đẩy mạnh phát triển du
lịch làng nghề
Do các làng nghề và làng nghề truyền thống là nơi kết tinh và phát triển
các giá trị văn hoá, văn minh lâu đời của dân tộc, là nơi lưu giữ những giá trị vô
giá cho hậu thế. Ngày nay càng có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong nước
và quốc tế. Du lịch làng nghề là một sản phẩm mới, góp phần quảng bá văn hóa
nước nhà đến du khách quốc tế (Lê Xuân Tâm, 2014).

19


×