Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Phát triển sản xuất cà rốt trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 126 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục các từ viết tắt

vii

Danh mục bảng

ix

Danh mục đồ thị

x

Danh mục sơ đồ

x

PHẦN I MỞ ĐẦU


1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

5

2.1

Cơ sở lý luận của đề tài

5


2.1.1

Một số khái niệm

5

2.1.2

Một số vấn đề về cây cà rốt

6

2.1.3

Vai trò của việc phát triển sản xuất cà rốt

10

2.1.4

Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất cà rốt

14

2.1.5

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cà rốt

15


2.2

Cơ sở thực tiễn của đề tài

21

2.2.1

Phát triển sản xuất cà rốt ở một số nước trên thế giới và Việt Nam

21

2.2.2

Bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu phát triển sản xuất cà rốt ở
một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam

34

2.2.3

Chủ trương, chính sách về phát triển cây rau màu

35

2.2.4

Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan

36


PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU

38

3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

38

3.1.1

Điều kiện tự nhiên

38

3.1.2

Đặc điểm kinh tế - Xã hội

40

iv


3.2

Phương pháp nghiên cứu


52

3.2.1

Phương pháp tiếp cận

52

3.2.2

Phương pháp nghiên cứu

52

3.3

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

56

3.3.1

Nhóm chỉ tiêu đánh giá về điều kiện và quy mô sản xuất

56

3.3.2

Nhóm chỉ tiêu về kinh tế - kỹ thuật cho sản xuất cà rốt


56

3.3.3

Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả kinh tế.

56

3.3.4

Nhóm chỉ tiêu phản ánh sản xuất cà rốt hàng hoá

57

3.3.5

Nhóm chỉ tiêu phát triển sản xuất cà rốt hàng hóa

57

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

58

4.1

Thực trạng phát triển sản xuất cà rốt trên địa bàn huyện Cẩm Giàng

58


4.1.1

Diện tích, năng suất và sản lượng cà rốt của huyện

58

4.1.2

Tổ chức sản xuất

62

4.1.3

Tiêu thụ sản phẩm

67

4.1.4

Hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà rốt trên địa bàn huyện

75

4.1.5

Phân tích SWOT trong sản xuất cà rốt tại huyện Cẩm Giàng

82


4.2

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cà rốt trên địa bàn huyện
Cẩm Giàng

83

4.2.1

Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

83

4.2.2

Các điều kiện sản xuất

84

4.2.3

Quy hoạch phát triển sản xuất cà rốt

87

4.2.4

Cơ sở hạ tầng vùng sản xuất

87


4.2.5

Giống, thời vụ và tập huấn quy trình khoa học kỹ thuật

89

4.2.6

Liên kết trong phát triển sản xuất cà rốt

91

4.2.7

Xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm và phát triển thị trường
tiêu thụ

4.3

92

Quan điểm, định hướng và các giải pháp chủ yếu để phát triển sản
xuất cà rốt trên địa bàn huyện Cẩm Giàng

93

4.3.1

Quan điểm


93

4.3.2

Định hướng phát triển sản xuất cà rốt

94

v


4.3.3

Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cà rốt trên địa bàn
huyện Cẩm Giàng

95

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

102

5.1

Kết luận

102

5.2


Kiến nghị

103

TÀI LIỆU THAM KHẢO

106

PHỤ LỤC

108

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải nội dung

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

BVTV


Bảo vệ thực vất

BCĐ

Ban chỉ đạo

BQ

Bình quân

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CC

Cơ cấu

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

EU

Liên minh Châu Âu

EUROGAP

Quy trình thực hành nông nghiệp tốt của Châu Âu


FAO

Tổ chức nông lương thế giới

FDI

Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

GTSXBQ

Giá trị sản xuất bình quân

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HTXNN

Hợp tác xã nông nghiệp

HACCP

Hệ thống phân tích mối nguy hại và điểm kiểm soát giới hạn

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

KHHGĐ


Kế hoạch hóa gia đình

KHKT

Khoa học kỹ thuật



Lao động

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

ODA

Viện trợ phát triển chính thức

PPP

Sức mua tương đương

QL

Quốc lộ

SXNN

Sản xuất nông nghiệp


SP

Sản phẩm

vii


SL

Sản lượng

TC-KH

Tài chính – Kế hoạch

TT

Thị trấn

UBND

Ủy ban nhân dân

UNEP

Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc

VIETGAP


Quy trình thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam

VJEPA

Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản

viii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng
2.1

Tên bảng

Trang

Diện tích cà rốt của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn vụ Đông 2011-2014.

30

3.1

Hiện trạng sử dụng đất của huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2012 - 2014

42

3.2


Tình hình dân số và lao động của huyện giai đoạn 2012 – 2014

45

3.3

Giá trị sản xuất của các ngành trên địa bàn huyện giai đoạn 2012-2014

51

3.4

Số hộ trồng cà rốt chọn điểm điều tra trong từng xã năm 2014

54

4.1

Tình hình sản xuất Cà rốt của huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2012-2014

58

4.2.

Kinh phí hỗ trợ cho 01 sào cà rốt

63

4.3


Tình hình tiêu thụ Cà rốt

69

4.4

Tình hình liên kết trong tiêu thụ Cà rốt của nhóm hộ điều tra

73

4.5

Sản lượng và thời điểm tiêu thụ cà rốt từ 2012-2014

74

4.6

Khái quát điều kiện sản xuất cà rốt của nhóm hộ điều tra

75

4.7

Khái quát trình độ nhóm hộ điều tra

77

4.8


Giá trị sản xuất cà rốt của nhóm hộ điều tra (tính bq/1 hộ)

78

4.9

Chi phí sản xuất 1 sào Cà rốt (tính bình quân/1 hộ)

79

4.10

Hiệu quả kinh tế của sản xuất 1 sào cà rốt (tính bình quân cho 1 hộ điều tra)

80

4.11

Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà rốt

81

4.12

Phân tích SWOT trong phát triển sản xuất Cà rốt tại huyện Cẩm Giàng

82

4.13


So sánh quy mô và kinh nghiệm sản xuất của hộ

86

4.14

Cơ cấu vốn đầu tư của các nhóm hộ

87

4.15

Hiện trạng đường giao thông huyện Cẩm Giàng năm 2014

88

4.16

Tình hình sử dụng nguồn cung cấp giống cà rốt của huyện Cẩm Giàng

90

4.17

So sánh tình hình liên kết của các hộ sản xuất cà rốt

91

ix



DANH MỤC ĐỒ THỊ
Số đồ thị

Tên đồ thị

Trang

3.1

Cơ cấu diện tích đất đai năm 2012-2014

43

3.2

Cơ cấu tỉ lệ lao động giai đoạn 2012-2014

44

4.1

Cơ cấu diện tích cà rốt năm 2012 và 2014

60

4.2

Diện tích một số giống Cà rốt chủ yếu


61

4.3

Tiêu thụ rau củ và trái cây trên người dân tại Đức năm 2011

71

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

4.1

Tổ chức Bộ máy ban chỉ đạo sản xuất cà rốt tại huyện Cẩm Giàng

65

4.2

Hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật

98

x



PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông thôn, nông dân luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước ta qua các thời kỳ cách mạng và trong những năm đổi mới. Theo
thống kê năm 2013, trong tổng số 89,7 triệu người dân Việt Nam thì vẫn có 60,7
triệu người sống ở khu vực nông thôn, chiếm hơn 2/3 tổng dân số (Báo nhân dân,
2014). Là đội quân chủ lực của thời kỳ cách mạng, nông dân vốn có truyền thống
yêu nước nồng nàn, tinh thần lao động cần cù sáng tạo, ý thức cộng đồng cao, coi
trọng tình làng nghĩa xóm. Sản xuất nông nghiệp tạo ra hàng hóa nông sản đáp ứng
nhu cầu cuộc sống của mọi thành viên xã hội, cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến, góp phần giải quyết lao động tại chỗ, ổn định tình hình kinh tế xã
hội. Phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới là tiền đề
quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thị trường nông
thôn nước ta rộng lớn và còn rất nhiều tiềm năng phát triển.
Rau củ quả có vai trò quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người Việt
Nam. Rau củ quả là nguồn cung cấp chủ yếu các vitamin, khoáng chất và chất xơ
cho cơ thể. Ngoài ra, một số loại rau củ quả còn là những thảo dược quý giúp ngăn
ngừa và chữa trị nhiều bệnh đặc biệt đối với trẻ em và người cao tuổi. Bên cạnh đó
việc phát triển sản xuất rau củ quả còn đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển
nông thôn và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Những năm gần đây,
nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá, đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu
tiêu dùng rau củ quả ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại, cả ở
thị trường trong nước và nước ngoài đã mang đến những điều kiện thuận lợi để phát
triển ngành này ở Việt Nam. Những cơ hội về thị trường này cũng đồng nghĩa với
việc ngành rau củ quả cần phải có những bước phát triển phù hợp để đáp ứng được
nhu cầu. Chính vì vậy, nhiều chính sách lớn khuyến khích phát triển sản xuất rau củ
quả đã ra đời, trong đó có quy hoạch phát triển sản xuất rau củ quả Việt Nam đến

1



năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 tại Quyết định số 52/2007/QĐ-BNN ngày
05/6/2007 và chính sách hỗ trợ phát triển ngành rau, quả, chè an toàn đến năm 2015
đã được phê duyệt tại Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 là những
yếu tố hết sức thuận lợi cho sự phát triển sản xuất rau trong tương lai.
Trong sản xuất nông nghiệp, cà rốt là loại rau vừa có giá trị dinh dưỡng vừa
có giá trị kinh tế. Từ 3000 năm trước, những người cổ đại đã biết dùng cà rốt trong
các hoạt động của đời sống. Cà rốt có hàm lượng Bêta-carotene nhiều nhất trong
các loại rau củ. Bêta-carotene là thể hoạt động tích cực nhất của carotene, sắc tố
giúp hình thành vitamin A trong thực vật, vì vậy chất này đã được đặt tên từ chữ cà
rốt. Vitamin A giữ vai trò rất quan trọng đối với cơ thể như kích thích sự tăng
trưởng, làm tăng khả năng nhận biết ánh sáng và màu sắc, ngăn ngừa chứng khô da
và mắt, bảo vệ bộ máy tiêu hóa tiết niệu và tăng cường hệ thống, ngăn ngừa nhiễm
khuẩn...Với giá trị dinh dưỡng và các lợi ích từ củ cà rốt, cho nên cà rốt được du
nhập tới nhiều quốc gia trên thế giới và là món ăn ưa chuộng của mọi người dân
không kể giàu nghèo.
Huyện Cẩm Giàng nằm ở phía tây Bắc tỉnh Hải Dương, được tái thành lập
năm 1997. Huyện có diện tích 10.934,3 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 67,4%,
đất chuyên dùng 20%, đất ở 6,9% và đất chưa sử dụng 5,7%. Dân số toàn huyện
hơn 12 vạn người, trong đó người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 50%.
Huyện Cẩm Giàng bao gồm 17 xã và 02 thị trấn (UBND huyện Cẩm Giàng, 2014).
Trên địa bàn huyện có các trục đường giao thông chạy qua như: Quốc lộ 5, QL38,
đường tỉnh lộ 394A, 394B, 394C, đường 95, đường 9 và đường 5B. Về đường sắt
có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy ngang qua địa bàn huyện. Về đường
thuỷ có sông Thái Bình, sông Sặt, sông Cẩm Giàng là những tuyến giao thông
đường thuỷ thuận tiện cho vận chuyển hàng hoá trong huyện và các vùng lân cận.
Huyện Cẩm Giàng cách trung tâm tỉnh Hải Dương 8km và cách Thủ đô Hà Nội 50
km. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có hàng chục khu công nghiệp và các làng nghề
truyền thống.


2


Với vị trí địa lý như trên, huyện Cẩm Giàng có những lợi thế mà các địa
phương khác không có, điều đó tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội, giao lưu
văn hoá, trao đổi khoa học kỹ thuật với các địa phương trong và ngoài tỉnh.
Chính vì vậy, hướng đi đúng đắn cho sản xuất nông nghiệp của huyện đó là
phát triển sản xuất rau củ hàng hóa ở các nông hộ. Đây được xem là một biện pháp
mang tính khả thi cao, góp phần tích cực vào giải quyết các vấn đề liên quan đến nông
nghiệp, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân. Những năm
qua, việc phát triển sản xuất cà rốt của huyện được xem là một hướng đi đúng, Cẩm
Giàng là một trong hai vùng sản xuất cà rốt lớn nhất tỉnh. Cây cà rốt ở huyện Cẩm
Giàng nói riêng và một số địa phương trong cả nước nói chung đã minh chứng cho thu
nhập hơn nhiều lần so với cây lúa do đó điều kiện sống của người dân cũng không
ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, quá trình phát triển sản xuất hiện đang gặp nhiều bất
cập, hạn chế cần khắc phục như sản xuất đa phần vẫn mang tính tự phát, manh mún,
nhỏ lẻ, chưa hình thành nhiều vùng sản xuất theo hướng chuyên canh dẫn đến nguồn
cung không đáp ứng nhu cầu thị trường, chất lượng sản phẩm chưa thực sự đảm bảo,
việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc hóa học còn thường xuyên phổ biến…
khả năng mở rộng, phát triển sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu vào cao
cùng với cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ và thói quen của người dân trong việc phát
triển sản xuất còn nhiều hạn chế… do vậy khả năng phát triển sản xuất cà rốt phục vụ
chế biến chưa tương xứng với vai trò và tiềm năng phát triển.
Những năm gần đây đã có một số nghiên cứu về sản xuất rau củ nói chung và
cà rốt nói riêng trên địa bàn, song các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào giải quyết các
vấn đề kỹ thuật, còn nghiên cứu một cách toàn diện, đánh giá một cách hệ thống, đề
xuất hướng hoàn thiện phát triển sản xuất cà rốt theo hướng hàng hóa còn hạn chế.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát
triển sản xuất cà rốt trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương".

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cà rốt ở huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải
3


Dương. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất cà rốt ở
địa phương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cà rốt.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ cà rốt trên địa bàn huyện.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cà rốt trên địa
bàn huyện.
- Đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh phát triển sản xuất cà rốt trên địa bàn
huyện Cẩm Giàng trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề về tổ chức sản xuất cà rốt của các hộ dân, các
hợp tác xã nông nghiệp, các cơ quan chuyên môn, các cơ quan quản lý nhà nước và
tình hình tiêu thụ cà rốt của các cơ sở thu gom, các tổ hợp tác và của các doanh
nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Để giải quyết các mục tiêu đề ra, đề tài tập trung nghiên cứu về tình
hình tổ chức sản xuất và giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất cà rốt ở địa phương.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi huyện Cẩm
Giàng, tỉnh Hải Dương.
Về thời gian: Thông tin phục vụ nghiên cứu được thu thập từ năm 2012-2014,
một số nội dung chuyên sâu được khảo sát vào năm 2014, định hướng và giải pháp
cho những năm tiếp theo.


4


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về phát triển
Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động
tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn của sự vật. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa đến sự ra đời
của cái mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cũng cho rằng, sự phát triển là kết quả
của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình
diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban
đầu nhưng ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long và cs, 2009).
2.1.1.2 Khái niệm về sản xuất
Theo giáo trình triết học Mác-Lênin (2005): Sản xuất là hoạt động đặc trưng
của con người và xã hội loài người. Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản
xuất tinh thần, và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với
nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và
phát triển của xã hội (Nguyễn Hữu Vui và Nguyễn Ngọc Long, 2005).
Theo giáo trình Nguyên lý kinh tế nông nghiệp: thì sản xuất là quá trình phối
hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản
phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ đầu ra (David Colman & Tre VorYoung, 1994).
Theo giáo trình Phân tích kinh tế nông nghiệp: Sản xuất là quá trình tạo ra của
cải vật chất và dịch vụ. Trong sản xuất con người là lực lượng chủ yếu đóng vai trò
quyết định (Phạm Thị Mỹ Dung và Bùi Bằng Đoàn, 1996).
Tóm lại sản xuất là một quá trình tạo ra sản phẩm, quá trình này tính từ khi bắt
đầu tiến hành sản xuất cho đến khi sản phẩm được tạo ra (Nguyễn Ngọc Long và cs,
2009). Sản xuất nông nghiệp càng phát triển thì thu nhập của người nông dân càng

được nâng cao, thị trường nông sản lưu thông sẽ làm tăng giá trị của các nông sản
5


phẩm, từng bước đưa đời sống của người nông dân ngày càng tốt hơn. Nếu nông
nghiệp vẫn giữ lối sản xuất cũ thì khả năng tích lũy của nông dân hầu như không có,
thu nhập của họ sẽ không vượt qua nghèo khó, đối với quy mô sản xuất của hộ gia
đình nếu như không có chuyên môn hóa, sản xuất mỗi loại một ít, nuôi nhiều loại
vật nuôi thì đời sống cũng như thu nhập của người nông dân rất bấp bênh và khó có
tích lũy.
2.1.1.3 Khái niệm phát triển sản xuất
Như trên đã phân tích thì sản xuất là quá trình kết hợp tư liệu sản xuất với sức
lao động để tạo ra sản phẩm, do vậy phát triển sản xuất được coi như quá trình tăng
lên về quy mô và hoàn thiện về cơ cấu sản xuất.
Trong thực tế muốn thúc đẩy sản xuất phát triển chúng ta luôn đứng trước ba
vấn đề kinh tế cơ bản là: sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Tức
là để sản xuất phát triển thì việc xác định thị trường tiêu thụ và cách phân phối sản
phẩm như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất. Vì vậy, phát triển sản xuất cũng
được coi là quá trình tái sản xuất mở rộng, trong đó quy mô sản xuất sau lớn hơn quy
mô sản xuất trước trên cơ sở thị trường chấp nhận (Bùi Thị Thu Hương, 2004).
2.1.2 Một số vấn đề về cây cà rốt
2.1.2.1 Giá trị của cây cà rốt
Cà rốt có tên khoa học là Daucus carota.L, được phân loại thực vật như sau:
Ngành: Thực vật hạt kín; Lớp:Hai lá mầm; Bộ: Hoa tán Apiales; Họ: Hoa tán
Apiales; Chi: Daucus; Loài: D.carota. Tên nước ngoài: Carrot (Anh) Carrotte
(Pháp), Carrot là tên phiên âm từ tiếng La tinh và tiếng Pháp được di thực vào
Việt Nam. Cà rốt là một chi chứa khoảng 20-25 loài cây thân thảo trong họ Hoa
tán (Apiaceae), với loài được biết đến nhiều nhất là cà rốt đã thuần dưỡng (Daucus
carota phân loài Sativus).
Cây cà rốt có rễ trụ, nhẵn. Lá mọc so le, không có lá kèm; xẻ 2-3 lần, lá có

mùi thơm, bẹ khá phát triển, phiến lá xẻ lông chim, càng gần phía đầu càng hẹp. Cụm
hoa mọc thành tán kép, nhỏ; trong mỗi tán hoa, hoa ở chính giữa thì không sinh sản
có màu tía; còn các hoa sinh sản ở chung quanh có màu trắng hay hồng, lá bắc của
6


tổng bao cũng xẻ lông chim, lá bắc của tiểu bao đơn xẻ ba, đế hoa khum lõm. Hạt cà
rốt có vỏ gỗ và có lớp lông cứng che phủ, màng vỏ hạt có tinh dầu, là loại rau ăn củ.
Cây thụ phấn chéo nhờ côn trùng. Ngày nay cà rốt được gieo trồng rộng khắp thế
giới, chủ yếu là khu vực ôn đới, nhiệt độ (khí hậu) mát mẻ từ 16-240c. Cà rốt cũng có
thể trồng ở nhiều vùng nhiệt đới nơi có độ cao trên 700m so với mặt nước biển và
vùng cận nhiệt đới trong mùa đông. Chúng có nguồn gốc từ khu vực Bắc Phi, Tây
Nam Á và Châu Âu với nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, đỏ và tím đỏ.
Cà rốt được sử dụng phổ biến như một loại thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng
chất cho cơ thể. Cà rốt có thể sử dụng ở dạng súp, nước ép hoặc ăn sống trực tiếp. Cà
rốt có lượng Beta-carotene nhiều nhất trong các loại thực phẩm. Bêta-carotene là thể
hoạt động tích cực nhất của carotene, sắc tố giúp hình thành vitamin A trong thực vật,
vì vậy chất này đã được đặt tên từ chữ cà rốt. Vitamin A giữ vai trò rất quan trọng đối
với cơ thể như kích thích sự tăng trưởng, làm tăng khả năng nhận biết ánh sáng và màu
sắc, ngăn ngừa chứng khô da và mắt, bảo vệ bộ máy tiêu hóa tiết niệu và tăng cường hệ
thống, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.... Ngoài ra, trong cà rốt cũng chứa rất nhiều vitamin B,
C, D, E và K, canxi, phốtpho, kali, natri, một lượng nhỏ khoáng chất và protein.
Bên cạnh giá trị thông dụng hàng ngày là một loại thực phẩm thì cà rốt còn
được biết đến với vai trò là một loại dược phẩm quý, có rất nhiều công dụng trong y
học như: Beta carotene trong cà rốt có tác dụng chống ung thư trong thời kỳ sơ khởi,
khi mà các gốc tự do tác động để biến các tế bào lành mạnh thành tế bào bệnh. Beta
carotene là chất chống ôxy hóa, ngăn chặn tác động của gốc tự do, do đó có thể giảm
nguy cơ gây ung thư phổi, tụy tạng, vú và nhiều loại ung thư khác. Nghiên cứu tại
Đại học Massachsetts với 13.000 người cao tuổi cho thấy nếu họ ăn một củ cà rốt mỗi
ngày thì có thể giảm nguy cơ cơn suy tim tới 60% (Trần Thị Hòa, 2010). Ngoài ra, cà

rốt cũng giàu chất xơ, rất tốt cho đường tiêu hóa, súp cà rốt để hỗ trợ việc điều trị
bệnh tiêu chẩy, đặc biệt là ở trẻ em.
Tốt cho gan: Cà rốt được coi là thực phẩm giải độc, trị mụn vì nó làm sạch
gan, giúp giảm mật và chất béo trong gan. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cà rốt, sử dụng
dài ngày sẽ gây hiện tượng thừa vitamin A, gây vàng da và hại gan.

7


Ngăn ngừa nhiễm trùng: Sử dụng sống hoặc cà rốt luộc nghiền nát đắp lên các
vết thương trên da để sát khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Như vậy, có thể thấy củ cà rốt tuy bé nhỏ nhưng lại tiềm ẩn trong nó một giá
trị rất lớn lao mà khoa học vẫn chưa khám phá hết được. Nếu biết tận dụng loại thực
phẩm này với các đặc tính như trên, chắc chắn chúng ta sẽ nâng cao tình trạng sức
khỏe cũng như phòng ngừa được hầu hết các bệnh do thiếu vitamin A.
Với những ưu thế vượt trội trên, cà rốt ngày càng có vai trò quan trọng trong
cơ cấu giống cây trồng trên thế giới cũng như là ở Việt Nam.
2.1.2.2 Một số yêu cầu về sinh thái đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của
cây cà rốt
Cà rốt là loại cây có nguồn gốc ôn đới nên được trồng chủ yếu vào vụ đông và
đông xuân ở các tỉnh miền Bắc nước ta và ở Lâm Đồng.
Những yếu tố về môi trường có thể tác động bao gồm: ảnh hưởng của đất,
không khí, sinh vật. Những điều kiện trong đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây
là nước, không khí, cấu trúc đất, nhiệt độ đất, PH, chất độc, muối và thiếu chất
khoáng. Những yếu tố không khí gồm: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí, gió,
nồng độ CO2 và khí gây ô nhiễm. Những yếu tố sống cạnh tranh với cây cà rốt là
cỏ dại và những cây trồng cùng giống, cùng loài, khác loài, sâu bệnh….Tất cả các
yếu tố ngoại cảnh này đều tác động đến quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất
và chất lượng cà rốt.
a)Yêu cầu về nhiệt độ

Cây cà rốt có nguồn gốc từ vùng ôn đới, trồng nhiều vào vụ đông ở miền Bắc
nước ta. Nhiệt độ thích hợp với cây cà rốt là từ 16-240, để đạt năng suất cao yêu cầu
nhiệt độ là 20-220, nhưng cà rốt cũng có thể chịu được nhiệt độ cao bất thường tới 25270 . Tuy nhiên, nếu nhiệt độ thường xuyên cao hơn 250C cây sinh trưởng kém, các
mạch gỗ trong củ phát triển mạnh, nhiều xơ và hàm lượng carotene thấp, nên năng
suất cà rốt đạt cao nhất khi trồng chính vụ vào tháng 9-10 và thu hoạch vào tháng 1-2
năm sau (Trần Thị Hòa, 2010).
b) Yêu cầu về nước
Cà rốt cần nhiều nước và có nhu cầu đối với nước trong suốt quá trình sinh
8


trưởng và phát triển. Nếu thiếu nước ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất của củ, cây
nhanh bị già cỗi, nhiều xơ, củ nhỏ, nhánh phân nhiều, không đạt tiêu chuẩn xuất
khẩu, giá thành hạ. Thừa nước cũng làm giảm phẩm chất của củ, hàm lượng đường,
muối hòa tan trong củ giảm, lõi cà rốt chóng to, củ dễ bị nứt, dễ phụ và sâu bệnh phát
triển nhiều (Trần Thị Hòa, 2010).
Nhu cầu nước của cà rốt thay đổi tùy theo giống, điều kiện khí hậu, thời vụ
trồng và thời gian sinh trưởng, độ ẩm đất thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển là
60-70%. Các giai đoạn khác nhau nhu cầu nước của cây cũng khác nhau:
- Thời kỳ nảy mầm hạt cần rất nhiều nước, để hạt trương lên và nảy mầm, cà
rốt cần 100% nước so với trọng lượng hạt. Vì vậy sau khi gieo cần giữ ẩm và che đậy
cho hạt nhanh nảy mầm.
- Thời kỳ cây con: Do bộ rễ cây còn yếu và chưa ăn sâu vào đất nên cây cần được
cung cấp nước đầy đủ. Vì vậy cần tưới nước đều đặn cho cây nhưng chỉ tưới nhẹ.
- Thời kỳ sinh trưởng: Cây có thân lá phát triển mạnh, bốc thoát hơi nước
nhiều, hoạt động hút và đồng hóa chất dinh dưỡng mạnh, do đó cần rất nhiều nước.
Thiếu nước trong thời gian này sẽ dẫn đến giảm năng suất.
c) Yêu cầu về ánh sáng
Cà rốt yêu cầu ánh sáng ngày dài, số giờ chiếu sáng dưới 10 giờ thì cây phát
triển kém hơn so với điều kiện chiếu sáng trên 12 giờ. Giai đoạn cây con cần ánh

sáng mạnh. Vì vậy cây con ở giai đoạn này cần làm sạch cỏ và tỉa cây sớm để tập
trung ánh sáng cho cây con phát triển.
d) Yêu cầu về đất
Cà rốt là cây rau ăn củ do đó nên chọn các chân đất có tầng dày, tơi xốp, tốt
nhất là đất cát pha giàu mùn, đất thịt nhẹ, đất bãi bồi ven sông, độ PH: 5,5-7.0, dễ
thoát nước, chủ động tưới tiêu. Không nên trồng cà rốt trên chân đất thịt nặng hoặc
đất sét chưa được cải tạo bởi trồng trên những chân đất này thì dù có bón nhiều phân
hữu cơ đi nữa củ cũng dễ bị biến dạng, bị phân nhánh, nhiều xơ, giá trị dinh dưỡng và
thương phẩm thấp.

9


2.1.3 Vai trò của việc phát triển sản xuất cà rốt
2.1.3.1 Phát triển sản xuất cà rốt hàng hóa góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất
nông nghiệp một cách hiệu quả
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là bộ phận cấu thành rất quan trọng của
nền kinh tế quốc dân, có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước ta. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là tổng thể của kinh tế bao gồm mối
quan hệ tương tác giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thuộc khu
vực kinh tế nông thôn trong những khoảng thời gian và điều kiện kinh tế xã hội nhất
định. Nông thôn nước ta chiếm 80% dân số, nếu chỉ tập trung công nghiệp hóa ở đô thị
thì khó có thể bảo đảm công bằng xã hội. Do vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp để xóa dần khoảng cách thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền ngược.
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là quá trình đưa sản xuất nông
nghiệp từ trình độ thấp kém lên trình độ tiến bộ được thể hiện bởi đặc trưng biến đổi
về tỷ lệ phần trăm giữa các loại sản phẩm nông nghiệp, giữa các bộ phận cấu thành
của ngành và nội bộ từng ngành cụ thể, giữa các yếu tố đầu tư cho sản xuất.Theo đó
nội dung bao gồm:
- Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm hàng hóa trồng trọt và chăn nuôi (khối lượng

và giá trị).
- Chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng cũng như vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu
diện tích đất nông nghiệp, đất canh tác, đất gieo trồng.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động sản xuất nông nghiệp và nội bộ ngành
nông nghiệp.
- Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nội bộ ngành và
các khâu sản xuất…
Muốn cho việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đạt chất lượng mang
tính toàn diện và hiệu quả cần phải đặc biệt quan tâm đến các vấn đề như:
- Vùng và tiểu vùng sinh thái
- Thành phần kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
- Chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

10


- Đầu tư cho sản xuất nông nghiệp theo hướng gia tăng hàm lượng khoa học
công nghệ mới, kỹ thuật tiên tiến và quản lý hiện đại…
Trong những năm qua, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở nước ta
đã đem lại nhiều ý nghĩa thiết thực: Làm thay đổi cơ cấu mùa vụ; làm thay đổi
cơ cấu cây trồng; đặc biệt là cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày; tăng cơ
cấu sản phẩm hàng hóa; hình thành các vùng chuyên môn hóa. Theo số liệu của
Tổng cục Thống kê, năm 2013, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ
trọng 18,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3% và khu vực dịch vụ
chiếm 43,3% trong đó năm 2012 các tỷ trọng tương ứng là: 19,7%; 38,6% và
41,7% (Tổng cục Thống kê, 2013). Bước sang năm 2014, cơ cấu nền kinh tế 6
tháng đầu năm vẫn theo hướng tích cực. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm tỷ trọng 17,69%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,70%; khu
vực dịch vụ chiếm 43,61% trong đó cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2013 là:
18,18%; 38,70%; 43,12% (Tổng cục Thống kê, 2014).

Các địa phương nói chung và huyện Cẩm Giàng nói riêng cũng đẩy mạnh
việc phát triển sản xuất trên cơ sở xây dựng các khu công nghiệp tập trung, hình
thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là vùng chuyên
canh cho sản xuất cà rốt), lâm nghiệp, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các
vùng sản xuất hàng hoá trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng
vùng. Điều này tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến, góp phần tạo nên
xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá,
hướng về xuất khẩu. Cơ cấu nền kinh tế đã chuyển dịch tích cực theo hướng mở
cửa, hội nhập vào kinh tế toàn cầu. Thời điểm trước khi sản xuất cà rốt phát triển
theo hướng tập trung, chuyên canh như hiện nay (trước năm 2000), một phần lớn diện
tích đất bãi ven sông ở hai xã Đức Chính, Cẩm Văn được sử dụng để trồng khoai, ngô
vụ đông nhưng cho năng suất, sản lượng và giá trị không cao như cây cà rốt.
Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế sau gần 30 năm đổi mới là một trong những
nguyên nhân quan trọng và cơ bản nhất đưa đến các kết quả, thành tựu tăng trưởng
kinh tế khả quan, tạo ra những tiền đề vật chất trực tiếp để chúng ta giữ được các cân
đối vĩ mô của nền kinh tế như thu chi ngân sách, vốn tích luỹ, cán cân thanh toán quốc
11


tế... góp phần bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Các
chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, chương trình về đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho các vùng khó khăn, các chương trình tín dụng
cho người nghèo và chính sách hỗ trợ trực tiếp đã mang lại kết quả rõ rệt.
2.1.3.2 Phát triển sản xuất cà rốt đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
Ngày nay, thế giới đang phải đương đầu với nhiều vấn đề hết sức phức tạp và
khó khăn: sự bùng nổ dân số, ô nhiễm và suy thoái môi trường, mất cân bằng sinh
thái. Theo báo cáo của chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc UNEP trong
tạp chí Toàn cảnh môi trường toàn cầu năm 2000, có 50% tổng diện tích đất không
còn khả năng sử dụng để sản xuất nông nghiệp ở các nước Nam Á và Đông Nam Á
do đất bị thoái hóa, là hậu quả của việc áp dụng những biện pháp canh tác không

bền vững trong sản xuất nông nghiệp, tình trạng phá rừng, chăn thả quá mức và sự
thay đổi khí hậu. Hiện tượng thoái hóa đất diễn ra trong điều kiện khí hậu khô hạn
đã thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa và mở rộng diện tích hoang mạc trên thế giới
chiếm trên 30% diện tích đất (Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam,
2013). Việc sử dụng quá nhiều các vật tư hoá học như các loại phân N,P,K, các chất
diệt cỏ, trừ sâu làm cho dư lượng chất hoá học đọng lại trong đất ngày càng nhiều.
Chất thải công nghiệp thải bừa bãi ra sông, ra đầm cũng góp phần làm ô nhiễm đất
và nước nghiêm trọng. Ô nhiễm đất làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm cây
trồng, đe doạ sự sống của các sinh vật và cây trồng trong khu vực bị ô nhiễm.
Hiện nay nhiều nước đã và đang hướng tới phát triển một nền nông nghiệp
bền vững với các yêu cầu của nông nghiệp sinh thái mà trong đó các thành tựu khoa
học kỹ thuật và công nghệ được áp dụng nhằm tạo ra năng suất cao, đáp ứng nhu
cầu về nông sản. Những đặc trưng của nông nghiệp bền vững, những yêu cầu của
gìn giữ cân bằng sinh thái được coi như những ràng buộc của quá trình ứng dụng
các thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về phát triển nông nghiệp bền
vững như:
- Phát triển nông nghiệp bền vững là gia tăng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu
12


lương thực, thực phẩm càng cao và đảm bảo cho giá giảm dần.
- Phát triển nông nghiệp bền vững là duy trì trình độ sản xuất cần thiết đáp
ứng nhu cầu tăng dân số mà không suy thoái môi trường.
- Phát triển nông nghiệp bền vững là duy trì sự cân bằng giữa sự tăng trưởng
và cân bằng sinh thái….
Nhưng theo tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới của Liên hợp quốc
(FAO) năm 1992 quan niệm rằng “Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và
bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày
càng tăng của của con người cả cho hiện tại và mai sau” (Serey Mardy và cs, 2013).

Sự phát triển như vậy của nền nông nghiệp sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường,
không giảm cấp tài nguyên, phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả về kinh tế
và được chấp nhận về phương diện xã hộị.
Như vậy, trên quan điểm phát triển, sự phát triển nông nghiệp bền vững vừa
đảm bảo thoả mãn nhu cầu hiện tại ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp vừa
không giảm khả năng đáp ứng những nhu cầu của nhân loại trong tương lai. Mặt
khác, phát triển nông nghiệp bền vững vừa theo hướng đạt năng suất cao hơn, vừa
bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo sự cân bằng có lợi về môi trường.
(Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 1998).
Phát triển sản xuất cà rốt hàng hóa bền vững phải dựa trên các tiêu chí sau:
- Bền vững về mặt sản xuất: Sản phẩm cà rốt được sản xuất ra không những
phải khai thác lợi thế tự nhiên (đất đai, khí hậu, thời tiết…), lợi thế về mặt kinh tế (
lao động, vốn, trình độ sản xuất, cơ sở hạ tầng hiện có…), về mặt xã hội và môi
trường ( tạo ra được sự liên kết trong nông thôn, xây dựng nông thôn mới và cải tạo
được môi sinh, môi trường…).
- Bền vững về thị trường tiêu thụ: cà rốt sản xuất ra đáp ứng được thị hiếu tiêu
dùng của thị trường trong nước và xuất khẩu về khối lượng, chất lượng và giá cả có
tính cạnh tranh cao. Có thị trường tiêu thụ ổn định và tạo khả năng mở rộng thị trường
mới. Thị trường ở đây được hiểu là thị trường tiêu dùng sản phẩm cà rốt và thị trường
nguyên liệu sản phẩm cà rốt cho công nghiệp chế biến.

13


- Bền vững về môi trường kinh tế - xã hội nông thôn: sản xuất cà rốt hàng hóa
phải đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, phải là sản phẩm cà rốt sạch không gây ô
nhiễm môi trường, phá hoại môi trường, môi sinh.
2.1.3.3 Phát triển sản xuất cà rốt tạo ra thu nhập, giải quyết việc làm cho người
nông dân
Nông thôn nước ta có diện tích rộng, dân số đông, số người trong độ tuổi lao

động chiếm phần lớn, nhưng hiện nay còn thiếu việc làm, hoặc có việc làm nhưng
chưa sử dụng hết thời gian lao động. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, giải quyết tốt việc làm cho lao động
nông thôn hiện nay là vấn đề mang tính chiến lược, là đòi hỏi vừa lâu dài, vừa cấp
thiết đối với sự phát triển bền vững của nước ta. Vấn đề này nếu không được giải
quyết tốt sẽ cản trở đến sự phát triển KT-XH của đất nước, tác động trực tiếp đến
việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Do kinh tế nông thôn về cơ bản
là thuần nông, lao động theo thời vụ, ngành nghề phát triển chậm, nên sau khi thu
hoạch mùa màng, nhiều người không có việc làm, phần lớn phải đi tìm việc ở các
đô thị và khu vực tập trung công nghiệp.
2.1.4 Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất cà rốt
- Về cơ cấu diện tích: phấn đấu mở rộng diện tích cà rốt trên địa bàn huyện
trong đó tập trung chủ yếu ở các xã có đất bãi như Đức Chính, Cẩm Văn. Chuyển đổi
một phần diện tích đất 2 vụ lúa cho năng suất thấp sang trồng 1 vụ lúa 1 vụ cà rốt .
- Về năng suất: tăng năng suất trung bình trên một đơn vị diện tích bằng
việc đưa những giống năng suất cao vào sản xuất. Áp dụng các biện pháp thâm
canh vào sản xuất, sử dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong canh tác góp
phần tăng năng suất.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm: áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật trong
sản xuất cà rốt nhằm đảm bảo độ đồng đều cho các sản phẩm. Áp dụng quy trình kỹ
thuật an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, EuroGap vào sản xuất nhằm đáp ứng các yêu
cầu của các thị trường trên thế giới, tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu cà rốt sang thị
trường Châu Âu..

14


- Phát triển công nghiệp chế biến: xây dựng các cơ sở chế biến các sản phẩm từ
cà rốt trên địa bàn huyện nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của người dân.
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực: tăng cường vai trò của Hợp tác xã và đội

ngũ cán bộ khuyến nông nhằm đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất trong sản xuất. Thực
hiện các chương trình tập huấn về sản xuất cà rốt cho người dân trên địa bàn các xã
có sản xuất cà rốt thường xuyên.
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất cà rốt trên địa bàn huyện,
quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh cà rốt tập trung.
- Tăng cường mối liên kết trong sản xuất: xây dựng và duy trì các mối liên
kết trong sản xuất và tiêu thụ cà rốt. Liên kết với các Trường, các Trung tâm nghiên
cứu trong việc đưa những giống cà rốt có năng suất và chất lượng vào sản xuất,
nghiên cứu quy trình sản xuất và bảo quản sản phẩm hợp lý. Tăng cường mối liên
kết giữa người nông dân với các doanh nghiệp thu mua chế biến cà rốt, đẩy mạnh
hình thức liên kết theo hợp đồng. Chính quyền địa phương tạo các điều kiện thuận
lợi trong quy hoạch sản xuất và các chính sách ưu đãi cho phát triển sản xuất cà rốt
của người dân trên địa bàn huyện.
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cà rốt
2.1.5.1 Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển sản xuất
nông nghiệp nói chung và phát triển sản xuất rau củ nói riêng
Trong những năm qua, nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ra
đời đã khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển sản xuất
rau củ nói riêng. Cụ thể tại Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ:
“Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả
và khả năng cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, gắn sản xuất với chế biến và
mở rộng thị trường xuất khẩu”.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ra Quyết định số 52/2007/QĐ-BNN
ngày 05 tháng 6 năm 2007 về việc:” Phê duyệt quy hoạch phát triển rau quả và hoa
cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” với phương hướng là: “ Tiếp tục
chương trình phát triển rau quả và hoa cây cảnh trên cơ sở khai thác lợi thế về điều

15



kiện khí hậu, sinh thái đa dạng (nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới) của các vùng. Kết hợp
cải tạo vườn tạp, thâm canh vườn cây hiện có với trồng mới theo hướng sản xuất
chuyên canh, sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao và phục vụ xuất khẩu” (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2007).
Chủ trương, chính sách đúng sẽ tạo sự tin tưởng cho người sản xuất, kinh
doanh yên tâm đầu tư. Việc nghiên cứu để thực thi một hệ thống thể chế pháp lý và
chính sách có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, góp phần phát huy được lợi thế so sánh,
nhằm làm tăng các loại sản phẩm, giá trị sản xuất hàng hóa ngành nông nghiệp, thỏa
mãn ngày càng cao về nhu cầu nông sản phẩm cho sản xuất, đời sống và xuất khẩu,
thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng
công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
2.1.5.2 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên
* Đất đai: có ý nghĩa quan trọng và quyết định đối với sản xuất nông nghiệp,
nó quyết định quy mô, cơ cấu và phân bố nông nghiệp, nhất là đối với ngành trồng
trọt. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thiếu được đối với hoạt động sản
xuất nông nghiệp. Số lượng, chất lượng của đất đai qui định lợi thế so sánh của mỗi
vùng, cũng như cơ cấu sản xuất của từng nông trại và cả vùng. Mặc dù hiện nay với
sự phát triển của khoa học công nghệ, có một số loại rau quả sản xuất không dùng
đất, song nhìn chung chúng chỉ được áp dụng trong một số trường hợp cụ thể,
không thể thay thế được đất đai.
Đất đai là một yếu tố phản ánh quy mô của sản xuất, trong điều kiện sản xuất
theo hướng chuyên môn hoá cần phải quy hoạch vùng để sản xuất. Mặt khác đất đai
có đặc điểm là cố định về vị trí, giới hạn về diện tích, chất lượng không đồng đều.
Do vậy, chất lượng sản phẩm và năng suất của các loại rau quả ở các địa điểm là
khác nhau. Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất cần phải liên tục bảo vệ bồi dưỡng
đất, tích cực mở rộng diện tích đất bằng cách khai hoang tăng vụ, đẩy mạnh đầu tư
chiều sâu thâm canh sản xuất, coi thâm canh là con đường phát triển chủ yếu.
* Nguồn nước: sản xuất rau nói chung và sản xuất cà rốt nói riêng cần phải có
nguồn nước ổn định bởi cà rốt có chứa hàm lượng nước cao, chiếm khoảng 75-90%
16



nên trong quá trình chăm sóc cần chú ý đến nguồn nước tưới, đảm bảo nguồn nước
sạch, không bị nhiễm bẩn, nếu có thể thì dùng nước giếng khoan đã qua xử lý.
* Khí hậu: Thời tiết khí hậu là môi trường sống của các loại cây trồng. Vì
vậy nếu khí hậu thời tiết thuận lợi cây trồng sẽ phát triển tốt. Nếu thời tiết không
thuận lợi thì cây trồng không phát triển hoặc kém phát triển.
Việt Nam chúng ta nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh
và mùa hè nóng, thuận lợi cho việc gieo, trồng nhiều loại rau quả nhiệt đới và á
nhiệt đới, một số rau quả gốc ôn đới, mùa vụ thu hoạch kế tiếp nhau nhiều tháng
trong năm. Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa là nắng lắm, mưa nhiều, độ ẩm
trung bình cao là điều kiện rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển các loại thực
vật, là điều kiện tốt để xen canh, gối vụ tăng nhanh vòng quay của đất, thâm canh
tăng năng suất. Nhiệt độ trung bình năm từ 22ºC đến 27ºC. Hàng năm, có khoảng
100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm không khí
trên dưới 80%. Số giờ nắng khoảng 1.500 - 2.000 giờ, nhiệt bức xạ trung bình năm
100kcal/cm² (Tổng cục du lịch Việt Nam, 2014). Với nền thời tiết và khí hậu như
vậy, không những có tác dụng cung cấp nước cho đất mà còn có tác dụng điều hoà
khí hậu và cung cấp cho đất một lượng đạm vô cơ đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh
những thuận lợi nêu trên, sản xuất nông nghiệp nước ta cũng bị ảnh hưởng của một
số hạn chế và bất lợi của khí hậu nhiệt đới gió mùa như: bão, lụt, thời tiết kém ổn
định do gió mùa đông bắc dẫn tới rủi ro về chất lượng vì vậy sản xuất nông nghiệp
có tính bấp bênh.
2.1.5.3 Yếu tố về giống
Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất. Nếu như
đầu tư như nhau nhưng giống khác nhau cho năng suất khác nhau. Giống tốt là giống
có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt
cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt…Ngày nay với sự phát triển của khoa học
kỹ thuật hiện đại nhiều loại giống có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản
xuất. Tuy nhiên muốn phát huy và khai thác được tiềm năng của từng địa phương cần


17


phải bố trí, lựa chọn những giống cây trồng thích hợp với điều kiện của từng vùng,
từng địa phương để nâng cao được hiệu quả sản xuất trên một diện tích đất canh tác.
2.1.5.4 Yếu tố về vốn
Được hiểu là những tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,
kho tàng. Theo nghĩa chung vốn là giá trị của toàn bộ đầu vào bao gồm những tài sản,
vật phẩm, tiền dùng trong sản xuất kinh doanh (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung,
1998). Vốn đối với quá trình phát triển sản xuất là vô cùng quan trọng. Trong điều kiện
năng suất lao động không đổi thì tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản
phẩm hàng hóa. Tuy nhiên trong thực tế việc tăng thêm sản lượng hàng hóa còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác như chất lượng lao động, trình độ khoa học kỹ thuật.
2.1.5.5 Yếu tố về lực lượng lao động
Là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản xuất. Mọi hoạt động sản xuất
đều do lao động của con người quyết định, nhất là lao động có trình độ kỹ thuật, có
kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Là yếu tố sản xuất, là nhân tố quyết định tới sự
phát triển của mọi ngành sản xuất. Nguồn lực lao động có vai trò hết sức quan trọng
đối với sản xuất nói chung. Trong nông nghiệp, nguồn lực lao động bao gồm những
người trong độ tuổi từ 16 tuổi đến 60 tuổi đối với nam, từ 16 tuổi đến 55 tuổi đối
với nữ, những người ngoài độ tuổi trên cũng có thể tham gia vào sản xuất nông
nghiệp. Về chất lượng của nguồn lực lao động bao gồm thể lực và trí lực. Thể lực
được biểu hiện thông qua sức khoẻ, sự dẻo dai của người lao động. Còn trí tuệ thể
hiện thông qua trình độ chuyên môn của người lao động.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, với gần 80% dân số cả nước sống ở
nông thôn và khoảng 70% lực lượng lao động xã hội làm trong lĩnh vực này.
Do vậy, có thể nói lực lượng lao động của nước ta rất dồi dào; nhân dân ta có
truyền thống lao động cần cù, chịu khó, rất thuận lợi cho việc phát triển sản
xuất nông nghiệp.

2.1.5.6 Yếu tố về khoa học công nghệ
Quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Những
phát minh, sáng tạo mới được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng
18


×