Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

xác định một số đặc điểm sinh học của virus lở mồm long móng type a phân lập ở lợn tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.7 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
............

............

TRƯƠNG THỊ KHA

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA VIRUS LỞ MỒM LONG MÓNG TYPE A
PHÂN LẬP Ở LỢN TẠI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ : 60.64.01.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ VĂN PHAN

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng đượccông bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

Học viên

Trương Thị Kha

ii

năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của quý thầy cô, các anh chị và các bạn. Với
lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa
Thú y, các thầy cô giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã chia sẻ tri thức và
tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới người thầy kính mến TS. Lê
Văn Phan, Bộ môn Vi sinh vật - Truyền nhiễm, Khoa Thú y, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình chỉ bảo, luôn giúp đỡ hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh chị,
các bạn trong Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn (RTD), đặc biệt là
các anh chị tại phòng R&D Lab nơi tôi công tác đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo,
chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, các bạn trong
tập thể lớp CH22 TYB, những người luôn động viên, giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó
khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn này.
Hà Nội, ngày


tháng

Học viên

Trương Thị Kha

iii

năm 2015


MỤC LỤC
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh sách các chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng


viii

Danh mục hình

ix

MỞ ĐẦU

1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1. Tình hình bệnh LMLM trên thế giới và tại Việt Nam

3

1.1.1. Thông tin chung về bệnh lở mồm long móng

3

1.1.2. Lịch sử bệnh lở mồm long móng

4

1.1.3. Tình hình nghiên cứu bệnh LMLM trên thế giới

4


1.1.4. Tình hình nghiên cứu bệnh lở mồm long móng tại ViệtNam

5

1.2. Đặc điểm sinh học của virus lở mồm long móng

11

1.2.1. Căn bệnh

11

1.2.2. Sự phân bố các chủng virus gây bệnh

13

1.2.3. Dịch tễ học

14

1.2.4. Triệu chứng ở lợn

16

1.2.5. Bệnh tích

16

1.2.6. Các phương pháp chẩn đoán


17

1.2.7. Phòng bệnh

19

1.2.8. Điều trị

20

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

21

2.1. Thời gian và địa điểm

21

2.1.1. Thời gian

21

2.1.2. Địa điểm

21

2.2. Đối tượng nghiên cứu

21


2.3. Nội dung nghiên cứu

21

iv


2.3.1. Ứng dụng phương pháp RT-PCR trong chẩn đoán nhanh các chủng
virus LMLM gây bệnh.

21

2.3.2. Phân lập các chủng virus gây bệnh LMLM type A ở lợn từ các
mẫu bệnh phẩm thu thập được.

21

2.3.3. Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của chủng virus LMLM type
A phân lập được

21

2.3.4. Giải mã, phân tích gen VP1 và xác định các type, phân type của các
chủng virus LMLM gây bệnh. Xác định nguồn gốc tiến hóa, sự biến đổi
di truyền của các chủng virus LMLM type A gây bệnh.

21

2.4. Vật liệu nghiên cứu


21

2.4.1. Mẫu bệnh phẩm

21

2.4.2. Sinh phẩm, hóa chất dùng cho tách chiết RNA

21

2.4.3. Cặp mồi (primer) và kit PCR

22

2.4.4. Tế bào, hóa chất dùng cho nuôi cấy tế bào và phân lập virus

22

2.5. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm

22

2.5.1. Dụng cụ

22

2.5.2. Trang thiết bị

23


2.6. Phương pháp nghiên cứu

24

2.6.1. Phương pháp thu thập và xử lý mẫu

24

2.6.2. Phương pháp tách chiết RNA từ mẫu bệnh phẩm

24

2.6.3. Phương pháp One-step RT-RCR

24

2.6.4. Phương pháp phân lập virus LMLM trên môi trường tế bào BHK21

26

2.6.5. Phương pháp xác định hiệu giá virus trên môi trường tế bào

29

2.6.6. Phương pháp giải trình tự gen

30

2.6.7. Phương pháp xử lý số liệu


30

2.7. Phương pháp giải trình tự gen

30

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

31

3.1. Kết quả chẩn đoán các chủng virus LMLM bằng sinh học phân tử

31

3.1.1. Kết quả thu thập mẫu

31

3.1.2. Kết quả RT- PCR chẩn đoán định tính virus LMLM

32

v


3.1.3. Kết quả chẩn đoán định type A virus LMLM
3.2. Kết quả phân lập virus LMLM type A

32

34

3.2.1. Kết quả phân lập virus LMLM trên môi trường tế bào BHK-21

34

3.2.2. Kết quả RT-PCR kiểm tra 7 mẫu virus LMLM type A đã phân lập được

39

3.3. Kết quả nghiên cứu đặc tính sinh học của 7 chủng virus LMLM type A
phân lập được.

39

3.4. Kết quả giải trình tự gen VP1

40

3.4.1. Kết quả về so sánh mức độ tương đồng về Nucleotide giữa 7 chủng
virus LMLM type A và với các chủng tham chiếu khác của Việt Nam

41

3.4.2. Kết quả so sánh mức độ tương đồng về amino acid của gen VP1
của 7 chủng virus LMLM với các chủng tham chiếu

45

3.5. Kết quả xây dựng cây phát sinh chủng loại


48

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

52

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
µl

Microlit

cDNA

Complement Deoxynucleotide Acid

CPE

Cytophathogenic Effect

ELISA

Enzyme Linked Immunosorbent Assay


FBS

Fetal Bovine Serum

LMLM

Lở mồm long móng

PBS

Phosphate Buffered Saline

PCR

Polymerase Chain Reaction

RNA

Ribonucleotide Acid

RT-PCR

Reverse Transcription- Polymerase Chain Reaction

SN

Serum Neutralizing

TBE


Tris Borate EDTA

TCID50

50% The Tissue Culture Infectious Dose

DMEM

Dulbecco's Modified Eagle's Medium

vii


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

1.1

Sự phân bố các type virus LMLM trên thế giới giai đoạn 2010 - 2015

14

2.1

Trình tự cặp mồi dùng trong chẩn đoán và định type virus Lở


22

2.2

Thành phần phản ứng RT-PCR

25

2.3

Chu trình nhiệt của phản ứng RT-PCR

25

3.1

Thông tin mẫu bệnh phẩm

31

3.2

Kết quả chẩn đoán định tính và định type virus LMLM

33

3.3

Kết quả gây nhiễm 7 mẫu virus LMLM trên môi trường tế bào

BHK-21

35

3.4

Thông tin các chủng virus LMLM type A tham chiếu được sử

41

3.5

Tỷ lệ tương đồng (%) về gen VP1 của 7 chủng virus LMLM type A với
nhau và với các chủng virus LMLM tham chiếu khác của Việt Nam

3.6

42

Tỷ lệ tương đồng (%) về amino acid của gen VP1 của 7 chủng
virus LMLM type A với nhau và với các chủng virus LMLM tham
chiếu khác của Việt Nam

46

viii


DANH MỤC HÌNH
STT


Tên hình

Trang

1.1

Hình thái và cấu tạo virus Lở mồm long móng

11

1.2

Sơ đồ cấu trúc hệ gen của virus LMLM

13

3.1

Kết quả chẩn đoán định tính virus LMLM đối với 15 mẫu bệnh
phẩm bằng phản ứng RT-PCR

32

3.2

Kết quả định type virus LMLM bằng phản ứng RT-PCR

33


3.3

Kết quả theo dõi gây nhiễm của 7 chủng LMLM trên tế bào BHK-21

38

3.4

Kết quả RT-PCR kiểm tra 7 chủng virus LMLM type A phân lập

39

3.5

Đường cong sinh trưởng của 7 chủng virus LMLM theo thời gian

40

3.6

So sánh Nucleotide của 7 chủng phân lập với các chủng tham chiếu

44

3.7

So sánh trình tự amino acid của protein VP1 của 7 chủng phân lập
với các chủng tham chiếu khác của Việt Nam

3.8


47

Cây phát sinh chủng loại của các chủng FMDV type A phân lập tại
Việt Nam

48

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là một loại bệnh truyền nhiễm cấp
tính cực kỳ nguy hiểm do virus gây ra trên động vật móng guốc chẵn như lợn,
bò, trâu, hươu, dê... Bệnh lây lan rất nhanh qua nhiều con đường khác nhau
như tiếp xúc trực tiếp giữa động vật với nhau, qua con đường hô hấp, tiêu hóa,
sinh dục (Kiều Mạnh Hùng, 2012). Chính vì vậy mà Tổ chức Thú y thế giới
(OIE) xếp thứ hạng bệnh LMLM đầu tiên trong danh mục bảng A gồm 15
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của gia súc. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng về
kinh tế và ảnh hưởng đến thương mại đặc biệt là việc buôn bán động vật và
sản phẩm có nguồn gốc động vật. Việc phòng chống bệnh LMLM ở nhiều
nước là chính sách rất quan trọng, nhất là trong nền kinh tế thị trường, có hay
không có bệnh LMLM là một tiêu chí quan trọng trong quan hệ buôn bán quốc
tế và mọi quốc gia đều sử dụng nó như là một vũ khí thương mại (Nguyễn
Tiến Dũng, 2000).
Virus gây bệnh lở mồm long móng có tên tiếng anh là Foot and Mouth
Disease Virus (FMDV) là một picornavirus thuộc giống Aphthovirus, họ
Picornavirus. Hiện nay FMDV gồm 7 type huyết thanh là O, A, C, Asia 1,
SAT1, SAT2 và SAT3 (C. Carrillo, 2005). Trong một type lại chia thành các

subtypes khác nhau và hiện nay trên thế giới người ta đã phân lập được ít nhất
70 subtype khác nhau (Tô Long Thành, 2000). Trong 7 type huyết thanh đang
tồn tại của FMDV thì type A có sự thay đổi cấu trúc kháng nguyên của virus
là nhiều nhất vì vậy việc phòng bệnh bằng vacxin gặp nhiều khó khăn (Le Van
Phan, Nguyen Tung et al. 2010), nhiều khi ổ dịch đã tiêm phòng vẫn mắc đi
mắc lại (Tô Long Thành, 2000).
Ở Việt Nam, LMLM xuất hiện từ năm 1898 (Phan Đình Đỗ và Trần Văn
Thịnh, 1958) và từ đó đến nay bệnh liên tục xảy ra khi rải rác bùng phát bệnh
thành dữ dội gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi.. Một trong những mục
tiêu quan trọng nhất của ngành thú y phấn đấu thực hiện là: khống chế một số

1


bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, mà đặc biệt là bệnh LMLM. Do đó,
việc phân lập virus LMLM mà đặc biệt là type A từ thực địa tại một số tỉnh có
dịch là một việc rất cần thiết cho việc sản xuất vacxin phòng bệnh LMLM có
hiệu quả tại Việt Nam. Xuất phát từ thực tế này, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Xác định một số đặc điểm sinh học của virus lở mồm long móng type A
phân lập ở lợn tại Việt Nam”.
2. Mục tiêu của đề tài
Các chủng virus LMLM type A phân lập được sẽ là một nguồn vi sinh
vật quan trọng phục vụ các nghiên cứu khác như nghiên cứu bảo tồn quỹ gen,
nghiên cứu sản xuất vaccine, nghiên cứu tạo kit chẩn đoán…
Những thông tin về nguồn gốc tiến hóa, sự biến đổi di truyền của các
chủng virus LMLM type A phân lập được sẽ là những thông tin hữu ích giúp
cho việc lựa chọn được vaccine phòng bệnh thích hợp cũng như giúp cho việc
định hướng sản xuất vaccine trong tương lai.

2



Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình bệnh LMLM trên thế giới và tại Việt Nam
1.1.1. Thông tin chung về bệnh lở mồm long móng
Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính
cực kỳ nguy hiểm do virus LMLM có tên tiếng anh là Foot and Mouth Disease
Virus (FMDV) gây ra trên động vật móng guốc chẵn như lợn, bò, trâu, hươu,
dê..(Thomson, Vosloo et al. 2003). Bệnh lây lan rất nhanh qua nhiều con đường
khác nhau như tiếp xúc trực tiếp giữa động vật với nhau, qua con đường hô hấp, tiêu
hóa, sinh dục... Chính vì vậy mà Tổ chức Thú y thế giới (OIE) xếp bệnh LMLM là
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm ở động vật
(Belsham, Jamal et al. 2011) .
Bệnh được gây ra bởi 1 trong 7 type vi rút: Type A, O, C, Asia1, SAT1,
SAT2, SAT3, với hơn 60 phân type, ở Việt Nam đã phát hiện bệnh gây ra bởi 3
type A, O và Asia1. Bệnh LMLM lây lan qua đường tiếp xúc giữa động vật khoẻ
với động vật, sản phẩm động vật, thức ăn, nước uống, không khí, chất thải, dụng
cụ, phương tiện vận chuyển, có mang mầm bệnh. Bệnh lây lan từ vùng này sang
vùng khác, tỉnh này sang tỉnh khác, nước này sang nước khác theo đường vận
chuyển động vật, sản phẩm động vật ở dạng tươi sống (kể cả thịt ướp đông, da,
xương, sừng, móng, sữa, lông,... ). Động vật mắc bệnh LMLM là các loài động
vật có móng guốc chẵn như: trâu, bò, lợn, dê, cừu, hươu nai,... . Mặc dù xuất hiện
như một loại bệnh nhẹ, có tỷ lệ tử vong thấp ngoại trừ những con vật non, từ 25% đối với gia súc trưởng thành và 20-50% ở đàn gia súc như bê, nghé, lợn con.
Ở gia súc sinh sản, bệnh LMLM làm sảy thai khoảng 25% động vật có chửa, sản
lượng sữa giảm 50% do viêm vú và lượng sữa thu được phải trải qua nhiều khâu
khử trùng phức tạp mới sử dụng được. Điều này cho thấy sự thiệt hại về kinh tế
do bệnh LMLM gây ra là rất trầm trọng (Knowles, 2001).

3



1.1.2. Lịch sử bệnh lở mồm long móng
Bệnh LMLM được mô tả lần đầu tiên bởi Hieronymi Fracastorii (1546)
trên gia súc tại miền bắc nước Italy năm 1514. Vào năm 1780 ở Nam Phi Le
Vaillant (1795) đã mô tả bệnh trên bò, tác nhân gây bệnh gây nên những vết
sưng, mưng mủ và thậm chí móng bị long. Năm 1893 Hutcheon (1894) đã báo
cáo về việc bùng phát dịch bệnh LMLM ở Nam Phi.
Ở Đức sự xuất hiện của bệnh LMLM được báo cáo lần đầu tiên bởi Adami
năm 1754 trong khi đó bệnh xuất hiện lần đầu tiên ở Anh vào tháng 8 năm 1839.
Đến cuối năm 1839 thì bệnh đã lan ra khắp các tỉnh thành của nước Anh và một
vài khu vực của Scotland. Bệnh tiếp tục xuất hiện trong suốt năm 1840 và 1841
nhưng trong khoảng thời gian từ năm 1842- 1844 bệnh LMLM không xảy ra.
Đến cuối năm 1845 và năm 1846 sự xuất hiện trở lại của bệnh LMLM và giảm
dần cho đến năm 1851. Đến năm 1869 bệnh LMLM lại bùng phát mạnh có đến
27.254 ca mắc bệnh năm 1870 và số ca mắc bệnh lên tới 52.164 ca trong năm
1871. Trong gia đoạn này bệnh bùng phát khắp châu Âu và có báo cáo lần đầu
tiên xuất hiện bệnh ở Canada và nước Mỹ. Ở Nam Mỹ ghi nhận ca mắc bệnh
LMLM đầu tiên vào cuối những năm 1860 và đầu những năm 1870 nguyên nhân
là do đàn bò nhập cư từ Châu Âu (Machado, 1969).
Bệnh tiếp tục lan đến Brazil năm 1895 đến Uruguay, Peru và Chile năm
1910. Virus LMLM type A được phát hiện sau năm 1951.
Năm 1992, Tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã thành lập nhóm phối hợp
khống chế bệnh LMLM của khu vực Đông Nam Á; đến năm 1994 nâng lên thành
tiểu ban phòng chống bệnh LMLM khu vực thuộc OIE bao gồm 7 nước:
Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Malaysia và Phillipin.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu bệnh LMLM trên thế giới
Virus gây bệnh Lở mồm long móng (LMLM) được hai nhà khoa học
Đức là Loefler và Frosch phân lập lần đầu tiên vào năm 1897. Virus LMLM
được xác định có 7 type chính là O, A, C, Asia 1, SAT1, SAT2, SAT3 (Carrillo,

Tulman et al. 2005)

4


Dựa vào phân tích cây phát sinh chủng loại của trình tự gen VP1, type O
được chia thành 10 genotype, ký hiệu Europe-South America (Euro-SA), Middle
East-South Asia (ME-SA), Southeast Asia (SEA), Cathay (CHY), West Africa
(WA), East Africa 1 (EA-1), East Africa 2 (EA-2), East Africa 3 (EA-3),
Indonesia-1 (ISA-1), và Indonesia-2 (ISA-2) (Knowles, Samuel et al. 2005).
Type Asia 1 được chia thành 6 genotypes (I–VI)(Valarcher, Knowles et al.
2009). Ngoài 7 type virus cơ bản trên thì người ta đã thừa nhận có khoảng 70
phân type của virus LMLM (Sobrino, Sáiz et al. 2001).
Ở khu vực Đông Nam Á, những năm gần đây virus LMLM serotype O, A,
và Asia 1 được cho là nguyên nhân chính gây ra các trận đại dịch ở Campuchia,
Lào, Malaysia, Myanma, Philippine, Thái Lan và Việt Nam. Những nghiên cứu
về virus LMLM cho thấy các chủng virus LMLM phân lập được tại những nước
này có tính tương đồng cao về trình tự nucleotide (Gleeson 2002; Knowles,
Samuel et al. 2005; Valarcher, Knowles et al. 2009; Nguyen, Lee et al. 2010)
Trên thế giới, vắc-xin phòng bệnh LMLM đã được nghiên cứu sản xuất từ
đầu những năm 1900 và được coi là yếu tố quyết định trong công tác phòng
chống dịch bệnh. Ngày nay vắc-xin phòng bệnh LMLM được sản xuất tại nhiều
nước trên thế giới như Hà Lan, Pháp, Nga, Trung Quốc.Từ đầu thế kỷ 21 các
phương pháp sản xuất vắc-xin vô hoạt phòng bệnh LMLM đã được cải tiến
nhiều.Thành phần virus kháng nguyên của vắc-xin có thể là một hoặc nhiều
serotype được trộn với các chất bổ trợ (Doel, 2003). Nhiều nước trên thế giới đã
thanh toán được bệnh dịch LMLM như Australia, New Zealand, các nước thuộc
quần đảo Thái Bình Dương, các nước thuộc EU, các nước thuộc vùng Bắc Trung
Mỹ. Ở khu vực Đông Nam Á bao gồm Thái Lan, Indonesia, Philippines.Các
nước trên đều phải thực hiện một chương trình quốc gia về tiêm phòng nhiều

năm, kiểm dịch và các biện pháp khác theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới
(Valarcher, Knowles et al. 2009).
1.1.4. Tình hình nghiên cứu bệnh lở mồm long móng tại ViệtNam
Bệnh LMLM được phát hiện lần đầu ở Nha Trang năm 1898 (Đào Trọng
Đạt, 2000), sau đó lây rộng ra cả nước.

5


Năm 1999, dịch xảy ra ở Cao Bằng, sau đó lây lan xuống Bắc Ninh và Hà
Nội. Đến đầu năm 2000, dịch đã lây lan khắp 58/61 tỉnh, thành phố với 297.808
trâu bò và 36.530 lợn bị bệnh, gây thiệt hại lớn về kinh tế xã hội.Năm 2004, dịch
xảy ra ở cả 3 vùng miền, tăng hơn nhiều so với năm 2003 cả về diện dịch và số
thiệt hại. Số tỉnh có dịch LMLM là 24 tỉnh , trong đó có 9 tỉnh do virus LMLM
type A, 12 tỉnh do virus LMLM type O và 3 tỉnh do cả hai virus LMLM type O
và A. Năm 2005, số tỉnh có dịch LMLM là 37 tỉnh, trong đó có 3 tỉnh do virus
LMLM type A, 13 tỉnh do virus LMLM type O, 3 tỉnh do cả hai virus LMLM type
O và A, 2 tỉnh do virus LMLM type Asia 1. Năm 2006, hầu hết các tỉnh thành
thông báo có dịch LMLM nguyên nhân chính là do type O (Hoang, 2009)
Theo số liệu ghi nhận được gần đây nhất từ Cục Thú y thì từ tháng 9/2010
đến tháng 6/2011, dịch lở mồm long móng đã xảy ra ở 2.063 xã, phường thuộc
279 huyện của 39 tỉnh là Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Hà Giang, Cao Bằng,
Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Ninh,
Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hoá, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon
Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng
Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng.Tổng số
gia súc mắc bệnh 150.986 con trâu bò lợn, dê trong đó có 72.163 con trâu,
26.311 con bò và 48.626 con lợn, 1.097 con dê. Tổng số gia súc bị chết và tiêu
hủy là 45.107 con trong đó 5.120 con trâu, 938 con bò, 37.760 con lợn và 329

con dê phải tiêu hủy.
Theo số liệu tổng hợp năm 2010 số trâu bò bị mắc bệnh LMLM là 12.826
con, so với năm 2009 tăng 5.595 con. Tuy nhiên số bị chết, xử lý là 225 con,
giảm 183 con so với năm ngoái. Tổng số lợn bị LMLM năm 2010 là 1.472 con,
tăng 973 con so với năm ngoái; số lợn bị chết, xử lý là 818 con, tăng 389 con.
Dịch đã xảy ra ở 297 xã thuộc 103 huyện của 28 tỉnh, thành phố là Bắc Ninh, Hà
Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Quảng
Ninh, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắc Lắc, Bình Phước, Bà Rịa Vũng

6


Tàu, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Phú Thọ và Thái Nguyên với tổng số
16.333 con trâu, bò mắc bệnh, 419 con trâu bò tiêu hủy, trong đó có 16 tỉnh,
thành phố có lợn bị mắc bệnh LMLM, với tổng số 1,675 con lợn mắc bệnh, 848
con phải tiêu hủy. Dịch xảy ra trên quy mô rộng vào tháng 12/2010 với trên 98 ổ
dịch và tháng 11/2010 là 56 ổ dịch xuất hiện trong tháng, các tháng khác dịch
xảy ra ít hơn và rải rác tại nhiều địa phương. Các ổ dịch LMLM từ đầu năm 2010
đến nay là do vi rút LMLM chủng O gây ra (Bộ NN $ PTNT, 2010)
Từ đầu năm 2011 đến nay dịch xảy ra ở 35 tỉnh thành trên toàn quốc. Tổng
số gia súc mắc bệnh là 140.979 con trâu bò lợn, dê trong đó có 74.256 con trâu,
22.965 con bò và 42.134 con lợn; 1.624 con dê. Tổng số gia súc bị chết và tiêu
hủy là 39.228 con trong đó 6.217 con trâu, 805 con bò, 31.993 con lợn và 213
con dê phải tiêu hủy (Bộ NN & PTNT, 2011).
Theo báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 12 tháng năm 2012 ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn, ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nông Nghiệp
và Phát triển nông thôn thì năm 2012 dịch lở mồm long móng đã xuất hiện ở 59
xã/ phường, thuộc 29 huyện của 12 tỉnh: Đắk Lắc, Đăk Nông, Hà Giang, Hà Nam,
Hải Dương, Nam Định, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Thái

Bình, và Thanh Hóa. Tổng số gia súc mắc bệnh là 226 trâu, 112 bò và 2979 lợn; số
gia súc chết và tiêu hủy là 12 trâu, bò và 1222 lợn (Bộ NN & PTNT, 2012).
Năm 2013 dịch LMLM xảy ra tại 145 xã của 44 huyện thuộc 9 tỉnh, tập
trung vào các tỉnh Bắc trung bộ, số gia súc mắc bệnh là 5.648 con, tiêu hủy là
1.193 con (Cục thú y, 2013) Từ tháng 3 - 9/2013 dịch Lở mồm long móng
(LMLM) gia súc xảy ra, dây dưa, kéo dài và đã có 61 xã, phường thuộc 9 huyện,
thành phố của tỉnh Hà Tĩnh có dịch, gồm có: Thị xã Hồng Lĩnh, thành phố Hà
Tĩnh và các huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Hương Khê, Lộc Hà, Kỳ
Anh, Cẩm Xuyên; tổng số gia súc bị mắc bệnh là 1.095 con gia súc (gồm có: 239
trâu, 831 bò, 25 lợn); số gia súc phải tiêu hủy là 58 con (gồm có: 5 trâu, 42 bò, 11
lợn). Đặc biệt, cơ quan thú y đã phát hiện có sự xuất hiện vi rút LMLM týp A
(typ mới) tại các huyện Nghi Xuân, Can Lộc, thị xã Hồng Lĩnh (tháng 3/2013) và

7


tại các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên (tháng 9/2013); điều này làm cho công tác
phòng chống dịch LMLM gặp rất nhiều khó khăn.
Từ đầu tháng 10/2013 đến nay, dịch LMLM đã xảy ra tại 27 xã, thuộc 04
huyện Kỳ Anh (10 xã), Cẩm Xuyên (12 xã), Thạch Hà (05 xã) và Nghi Xuân (01
xã) và đang có chiều hướng lây lan diện rộng; tổng số gia súc mắc bệnh là 626
con (gồm có: 108 trâu, 495 bò và 23 lợn), số gia súc phải tiêu hủy là 23 con lợn;
có khả năng dịch còn xảy ra ở nhiều địa bàn khác, nhưng chưa được phát hiện và
báo cáo; mặt khác, vi rút LMLM phát hiện được tại các huyện nêu trên đều thuộc
typ A, gây lây lan nhanh và thiệt hại lớn về kinh tế, vì vắc xin sử dụng để tiêm
phòng rất đắt (gấp hơn 2 lần so với vắc xin typ O đang sử dụng hiện nay (Bộ NN
và PTNT,2013).
Năm 2014 bệnh LMLM đã xuất hiện 81 ổ dịch tại 81 xã thuộc 31 huyện,
thị xã của 13 tỉnh, đã làm 2.978 con gia súc mắc bệnh, số gia súc chết và tiêu hủy
là 172 con (Cục Thú y, 2014) .

Năm 2015 theo báo cáo thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn từ tháng 01 đến tháng 11 năm 2015, dịch bệnh LMLM xuất hiện dai dẳng
trong hầu hết các tháng trừ hai tháng 4 và tháng 5 là không có dịch xuất hiện.
Trong ba tháng đầu năm từ tháng 01/2015 đến tháng 3/2015 dịch bệnh LMLM
xuất hiện ở Sơn La, Bắc Kạn, và 2 huyện của tỉnh Quảng Nam. Theo số liệu
thống kê của Bộ NN và PTNT thì từ tháng 6/2015 đến tháng 12/2015 dịch bệnh
xảy ra ở 32 hộ của 05 thôn thuộc địa bàn xã Hương An, huyện Quế Sơn và xã
Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. 01 ổ dịch xảy ra trên địa bàn thôn Phố
Cũ, xã Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai. thôn Phố Cũ, xã Si Ma Cai,
huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai, 16 hộ chăn nuôi tại xã Phương Điền, huyện
Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh .
Tính đến ngày 22/9/2015 cả nước còn 10 hộ chăn nuôi của 02 xã Thanh
Chi, huyện Thanh Chương và xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An; 02
hộ chăn nuôi của xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương , 22 hộ
chăn nuôi thuộc phường Thành Nhất và xã Cư Ebur, thành phố Buôn Ma Thuột,
tỉnh Đắk Lắk

8


Tính đến ngày 22/10 cả nước có các tỉnh là Phú Yên, Hà Tĩnh, Đăk Nông,
Yên Bái và Tiền Giang có dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày.
Tính đến ngày 23/11, cả nước có 12 ổ dịch LMLM xảy ra tại 08 huyện của
07 tỉnh chưa qua 21 ngày, cụ thể: Phú Yên có 03 ổ dịch xảy ra tại, xã Xuân
Quang 2, huyện Đồng Xuân và xã Cà Lúi, huyện Sơn Hòa; Yên Bái có 01 ổ dịch
tại xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu; Ninh Thuận có 04 ổ dịch tại xã Lương Sơn, thị
trấn Tân Sơn, xã Ma Nới và xã Lâm Sơn; Sơn La có 01 ổ dịch tại phường Chiêng
Sinh, thành phố Sơn La; Hà Tĩnh có 01 ổ dịch tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh;
Quảng Trị có 01 ổ dịch tại xã Cam Thuỷ, huyện Cam Lộ; Thành phố Cần Thơ có
01 ổ dịch tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Về chủng vi rút gây bệnh: hầu hết các ổ dịch LMLM xảy ra trong năm
2009 là do chủng O; chủng A xuất hiện ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Bắc Giang,
Kon Tum và Long An.
Bệnh LMLM xuất hiện sớm ở nước ta, đã tồn tại và phát triển hơn một thế
kỷ qua. Từ đó đến nay bệnh thường xuyên xảy ra với qui mô khác nhau, có khi
tạm lắng xuống trong vài năm, sau đó lại bùng phát.
Đặc biệt là từ khi chuyển đổi cơ chế kinh tế, quá trình lưu thông động vật
và sản phẩm động vật cả trong nước và qua biên giới phát triển, dịch bệnh có
chiều hướng gia tăng kể cả về phạm vi, số lượng gia súc mắc bệnh, tốc độ lây lan
và số loài gia súc mắc bệnh (thêm hươu và dê).
Về chủng virus LMLM ở Việt Nam: từ năm 1995 đến cuối năm 2001, Cục
Thú y đã xác định virus gây bệnh LMLM chỉ có chủng O và hàng năm đều lấy
mẫu gửi Phòng Thí nghiệm Tham chiếu Thế giới (Pirbright, Anh) để xác định lại
chủng virus. Do vậy, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã quyết định chỉ sử dụng vắcxin LMLM đơn giá chủng O trong thời gian này.
Tháng 8 năm 2004, kết quả xét nghiệm của Trung tâm Thú y vùng VI TP.
Hồ Chí Minh đã phát hiện virus LMLM chủng A trên các mẫu bệnh phẩm được
lấy từ các tỉnh: Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận và Long An. Nguyên nhân
của sự xuất hiện virus LMLM chủng A có thể là do việc nhập lậu bò từ
Cămpuchia.

9


Từ tháng 10 năm 2005, Trung tâm thú y vùng VI TP Hồ Chí Minh đã phát
hiện virus LMLM chủng Asia 1 tại tỉnh Khánh Hoà, Trung tâm Chẩn đoán Thú y
Trung ương đã phát hiện virus chủng Asia 1 tại tỉnh Lào Cai năm 2006 do vận
chuyển trái phép từ Trung Quốc. Trâu bò được tiêm vắc-xin LMLM chủng O, A
ở các tỉnh Trung Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc không
được bảo vệ phòng bệnh với virus LMLM chủng Asia 1 nên vẫn bị bệnh.
Năm 2008, hầu hết các ổ dịch LMLM xảy ra là do chủng O. Riêng tháng

12/2008 vi rút chủng A đã xuất hiện tại Nghệ An. Năm 2009, hầu hết các ổ dịch
LMLM xảy ra là do chủng O, chủng A xuất hiện ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La,
Bắc Giang, Kon Tum và Long An. Năm 2010, dịch LMLM tập trung ở các tỉnh
Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung Tây nguyên và một số tỉnh miền núi phía
Bắc, dịch xảy ra chủ yếu ở những nơi gia súc không tiêm phòng vắc-xin, kể các
những tỉnh trong chương trình quốc gia khống chế và thanh toán bệnh LMLM
giai đoạn 2006 – 2010.
Trong những nghiên cứu gần đây, khi giải mã và phân tích gen VP1 của
các chủng virus LMLM type O và Asia 1 phân lập được tại Việt Nam vào những
năm 2005, 2006 và 2007 thấy type O phân lập được thuộc phân type Southeast
Asia (SEA) và chi Mya-98 trong tổng số 10 phân type được ghi nhận trên thế
giới. Chủng virus LMLM type Asia1 được xác định thuộc nhóm IV và V và có
độ tương đồng rất cao với chủng virus gây đại dịch LMLM ở Trung Quốc và
Mông Cổ năm 2005 (Le, Nguyen et al. 2010). Chủng virus LMLM type A được
xác định là thuộc genotype IX trong tổng số 10 genotype chính của thế giới,
chủng type A của Việt Nam phân lập có độ tương đồng rất cao về aa với các
chủng virus phân lập được từ Lào,Thái Lan và Malaysia(Le, Lee et al. 2010)
Tương tự năm 2011 và 2012, Lê Văn Phan và cs cũng đã phát triển thành
công phương pháp One-step multiplex RT-PCR để nhanh chóng chẩn đoán và
định type virus gây bệnh LMLM type O, A, Asia 1 đang lưu hành và gây bệnh
trên đàn gia súc nuôi tại Việt Nam.

10


1.2. Đặc điểm sinh học của virus lở mồm long móng
1.2.1. Căn bệnh
1.2.1.1 Các đặc tính sinh học chung của virus LMLM
Virus lở mồm long móng có kích thước vô cùng nhỏ bé phải quan sát dưới
kính hiển vi điện tử. Đây là loại vi sinh vật ký sinh nội bào tuyệt đối, nó chỉ có

thể sống và nhân lên trong môi trường tế bào sống. Virus không có cấu tạo tế
bào, người ta chia nó theo một giới riêng độc lập, nó chỉ gồm vỏ capsid (protein)
bên trong là nhân (acid nucleic) được tạo thành từ ARN.
1.2.1.2 Hình thái, cấu tạo của virus LMLM
Virus LMLM thuộc loại virus nhỏ nhất trong các virus qua lọc, thuộc họ
Picornaviridae, chi Aphthovirus. Hạt virus gồm phần trung tâm là acid nuleic
31%, được bao bọc bởi một capside (là protein) gồm 60 capsomere, không vỏ
bọc. Dưới kính hiển vi điện tử, virus thường có dạng hình cầu hay hình dâu,
đường kính 20-28 nm, gồm 20 mặt đối xứng, 30 cạnh 10 đỉnh.

Hình 1.1. Hình thái và cấu tạo virus Lở mồm long móng
(Nguồn: />
11


Ở virus có vỏ bọc, acid nucleic chiếm một phần nhỏ 1-2% và ở virus trần
là 25-50% so với cơ chất. Trong quá trình nhiễm vào vật chủ, hệ gen của virus
thoát khỏi vỏ protein và vào trong tế bào.
Nhân của virus LMLM là một sợi RNA đơn dương chứa khoảng 8.200
nucleotide mã hóa cho 4 loại protein cấu trúc VP1, VP2, VP3, VP4 (Racaniello
2001; Mason, Grubman et al. 2003) và các protein không cấu trúc của virus. Các
đoạn gen S và L thể hiện vị trí và việc dự đoán cấu trúc bậc 2 của UTRs. Đầu 5’
UTR bao gồm đoạn S-fragment, poly C, đoạn pseudoknot, cấu trúc cre và IRES
(Internal Ribosome Entry Site) và đầu 3’ UTR với một đoạn poly A.
Đầu 5’của sợi RNA được gắn với một khối protein nhỏ (VPg) có khối
lượng khoảng 3 kDa đầu 3’là 1 chuỗi poly (A) (Cavanagh, Sangar et al. 1977;
Grubman 1980). Vùng không đọc mở UTR (untranslated region) ở đầu 5’có
khoảng 1300 nucleotit bao gồm đoạn S chiếm khoảng 360 nucleotit, chức năng
của đoạn này chưa được làm rõ (người ta cho rằng nó có thể liên quan tới việc
duy trì sự ổn định RNA của virus khi xâm nhập vào tế bào vật chủ (Belsham

2005). Tiếp theo là đoạn poly (C) có khoảng 80-200 nucleotit (Harris and Brown
1976) cũng có trường hợp có tới 400 nucleotit đó là do đoạn poly (C) sẽ dài ra
trong quá trình nuôi cấy tế bào (Escarmís, Toja et al. 1992). Tiếp đến là đoạn L
chiếm khoảng 700 nucleotit với bộ ba mã mở đầu là AUG cho phép Ribosom gắn
vào để bắt đầu quá trình phiên mã. Theo Chatarjee và cs. (1976); Saiz và cs.
(2001) đoạn UTR ở đầu 3’ có nhiệm vụ báo hiệu sự kết thúc của quá trình chép
hoàn chỉnh, có khoảng 190 nucleotit và đuôi poly (A) có 10-100 nucleotit. Trong
bộ gen của virus LMLM quan trọng nhất là khung đọc mở ORF gồm 6996
nucleotit mã hóa cho các protein cấu trúc và không cấu trúc của virus (Forss,
Strebel et al. 1984). Phần này được chia ra thành 3 đoạn gen là P1, P2, và P3 (lần
lượt từ đầu 5’ tới 3’). Trong đó, đoạn P1 bao gồm các đoạn gen 1A, 1B, 1C, 1D
mã hóa cho các protein cấu trúc tương ứng là VP4, VP2, VP3, và VP1 (MartínezSalas, Ortín et al. 1985). Theo Vakharia và cs (1987), đoạn gen P2, P3 bao gồm
các vùng gen mã hóa cho các protein không cấu trúc tương ứng là 2A, 2B, 2C và
3A, 3B, 3C, 3D. Trong đó, vùng gen 2A có tính ổn định cao ở tất cả các serotype,
vùng gen 2C có liên quan tới quá trình hoàn thiện hạt virus (Saunders, King et al.
1985), vùng gen 3B mã hóa cho protein VPg (Pfaff, Thiel et al. 1988).

12


Hình 1.2.Sơ đồ cấu trúc hệ gen của virus LMLM
(Nguồn />1.2.1.3. Tính chất nuôi cấy
-

Có thể nuôi cấy virus trên tổ chức da của thai lợn, thai bò còn sống.

-

Nuôi cấy trên tổ chức lưỡi bò trưởng thành.


-

Nuôi cấy trên môi trường tế bào thận bê, thận cừu, hoặc thận chuột BHK-21
(Baby Hamster Kidney dòng 21).

1.2.1.4. Sức đề kháng của virus LMLM
-

Virus có sức đề kháng mạnh:

+ Ở 600C tồn tại 5-15 phút, ở 1000C virus chết ngay lập tức.Từ 040C tồn tại 425 ngày.
+ Trong đất ẩm virus sống hàng năm, gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và gây bệnh.
+ Trong thịt ướp lạnh virus tồn tại khá lâu.
+ Trong phân ủ thành đống virus tồn tại 7 ngày.
+ Nước tiểu virus tồn tại 39 ngày.
1.2.2. Sự phân bố các chủng virus gây bệnh
Các type virus gây bệnh có sự phân bố khác nhau trên toàn cầu.Type O, A
được nhận biết ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới.

13


Bảng 1.1. Sự phân bố các type virus LMLM trên thế giới
giai đoạn 2010 - 2015
Thứ tự

VÙNG

TYPE


1

Châu Á

O, A, Asia 1

2

Vùng Trung Đông

O, A, Asia 1

3

Vùng Đông Phi

4

Tây và Trung Phi

5

Bắc Phi

{O, A}*, SAT 1, SAT 2, SAT 3

6

Bắc Mỹ


O, A

O, A, SAT 1, SAT 2, SAT 3
O, A, SAT 1, SAT 2

Theo báo cáo hàng tháng (tháng 8 năm 2015) về tinh hình dịch bệnh LMLM
trên thế giới của tổ chức Nông lương thế giới (FAO){KASSIMI, 2015 #31}
Các type SAT1, SAT2, SAT3 được giới hạn ở một số nước thuộc Châu Phi.
Type huyết thanh Asia 1 được tìm thấy ở nhiều nước thuộc Châu Á. Theo báo
cáo của OIE và các tài liệu của Cục thú y, chủng virus gây bệnh LMLM trên gia
súc ở Việt Nam thuộc type O, gần đây có xuất hiện virus type Asia 1 ở các tỉnh
miền núi phía bắc, type A ở một số tỉnh miền trung như: Nghệ An, Hà Tĩnh…
1.2.3. Dịch tễ học
1.2.3.1. Loài vật mắc bệnh
Trong tự nhiên virus gây bệnh chủ yếu cho trâu, bò, dê, cừu, lợn và các
động vật hoang dã như: Trâu, bò, lợn rừng, lạc đà, sơn dương, voi. Loài vật ăn
thịt ít mắc và thường ở thể nhẹ. Động vật guốc lẻ như ngựa, lừa la không mắc
bệnh. Loài chim cũng không cảm nhiễm.
Trong phòng thí nghiệm: chuột lang rất cảm thụ, phương pháp gây nhiễm
tốt nhất là tiêm trong da hoặc khía da hay tiêm nội bì gan bàn chân. Sau 12-24
giờ chỗ tiêm có nổi mụn nhỏ, màu đỏ, có thủy thũng, sau 2-3 ngày có thể nhiễm
trùng toàn thân và có nhiều mụn ở miệng, lưỡi và lợi (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh
Thị Mỹ Lệ, 2013)

14


1.2.3.2. Chất chứa virus
Trong cơ thể mắc bệnh, virus có nhiều trong các mụn nước, ở hạch lympho,
trong máu và các cơ quan nội tạng và bắp thịt. Sau khi nhiễm bệnh 18 giờ virus

có trong máu và tồn tại khoảng 3-5 ngày, máu mất độc lực khi các mịn nước
được hình thành.
Virus còn có trong các chất bài xuất của vật bệnh như nước bọt, nước tiểu,
phân, sữa, nước mắt và nước mũi. Sự lan tràn của virus trong chất bài xuất có
trước khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.(Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ
Lệ, 2013)
1.2.3.3. Đường xâm nhập và cách truyền bệnh
Đường xâm nhập chính là tiêu hoá, virus có thể vào cơ thể qua niêm mạc
miệng, và niêm mạc ống tiêu hoá. Ngoài ra, các vết trầy ở da, đầu vú cũng là nơi
virus xâm nhập vào cơ thể. Đường sinh dục và hô hấp được coi là đường xâm
nhập phụ.
Quá trình lây lan bệnh diễn ra theo các cách thức sau:
+ Lây trực tiếp qua nước bọt hoặc các chất bài tiết do nhốt chung hoặc chăn
thả chung gia súc bệnh với gia súc khoẻ mạnh.
+ Lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, các dụng cụ chăn nuôi, chân tay,
giầy dép của người chăn nuôi, người tham gia điều trị bệnh hoặc lây lan do việc
bán chạy các gia súc mắc bệnh, mổ lậu gia súc mắc bệnh, không xử lý đúng mức
thịt gia súc mắc bệnh hoặc vận chuyển gia súc mắc bệnh.
+ Virus có thể theo gió phát tán ra không khí trong cự ly 10km.
1.2.3.4. Cơ chế gây bệnh
Thời kì nung bệnh thường từ 1 – 3 ngày khi gây bệnh thực nghiệm: 2 – 7
ngày hoặc 11 ngày khi gây bệnh trong tự nhiên (Tô Long Thành, 2005).
Virus LMLM xâm nhập vào động vật chủ theo đường hô hấp hoặc theo vết
xước trên da, đầu tiên chúng nhân lên với số lượng nhỏ tại nơi xâm nhập
(Sobrino và cs., 2001).

15


Vùng yết hầu của động vật nhai lại được coi như vùng sinh bệnh ban đầu

của virus LMLM, sau đó virus LMLM xâm nhập vào tổ chức lympho vùng hầu
hay các hạch liên quan rồi đi vào máu (Donalsson A.I, 2000).
Sau khi vào máu, virus LMLM được đưa đến các vị trí thứ cấp gồm các cơ
quan tuyến, hạch lympho khác và biểu mô quang mồm, chân, nơi phát sinh các
mụn nước (Donalsson A.I, 2000). Mụn nước dày đặc xuất hiên ở viền móng,
vòm khẩu cái, mõm lưỡi, đầu vú (Brown C., 2001).
Virus LMLM có thể qua đường sinh dục, qua các niêm mạc khác, qua da
của vành móng (Văn Đăng Kỳ, 2002)
1.2.4. Triệu chứng ở lợn
-

Thời gian nung bệnh từ 2-12 ngày.

-

Lợn sốt cao, kém ăn hoặc bỏ ăn, thở nhiều.
Chân:

-

Nặng hơn ở trâu, bò

-

Có biểu hiện què, đi khập khiễng; bệnh nặng hơn do nhiễm tạp khuẩn, lợn có
thể bị loét móng và long móng.

-

Hình thành mụn nước ở mõm.


-

Ít hình thành mụn nước ở miệng, do đó không có hiện tượng chảy nước dãi.

-

Lợn con đang bú hoặc mới cai sữa thường bị ỉa chảy hoặc chết đột ngột.

1.2.5. Bệnh tích
Theo Nguyễn Bá Hiên và cộng sự (2011), bệnh tích đặc trưng của bênh
LMLM là: Hình thành các mụn nước riêng lẻ hoặc tập trung thành đám, có kích
thước từ 2mm dến 10cm, tiến triển ở các giai đoạn khác nhau: Đám có màu trắng
, hình thành mụn nước. Sau khi vỡ, để lại vết đỏ rớm máu, trên có phủ bựa fibrin
màu xám.
Cơ tim biến chất, mềm, dễ nát, có vết trắng xám nhạt hay vàng nhạt. Màng
bao tim sưng to, trong chứa màu vàng. Tâm nhĩ có lốm đốm xuất hiện từng
mảng. Bệnh tích ở tim thường thấy ở con vật mắc bệnh thể nặng.
Mụn nước mọc ở kẽ móng, xung quanh móng và dễ làm long móng.Các
trường bị hợp vật bệnh biến chứng nhiễm khuẩn, thường chân móng bị thối loét

16


×