Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng bón phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, năng suất của giống nếp cẩm đh6 tại gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 138 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan .......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................................... vi
Danh mục bảng .................................................................................................................... vii
Phần 1. Mở đầu .................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1

1.2.

Mục đích và yêu cầu của đề tàı .................................................................................. 2

1.2.1. Mục đích của đề tàı .................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................................... 2
1.3.

Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................................... 3

1.3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................................ 3
Phần 2. Tổng quan tài liệu .................................................................................................. 4
2.1.

Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và ở việt nam .............................................. 4

2.1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới .................................................................... 4
2.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam ..................................................................... 8
2.1.3. Nghiên cứu, chọn tạo giống lúa Nếp cẩm ................................................................ 13


2.2.

Những nghiên cứu về mật độ cấy lúa trên thế giới và ở việt nam ........................... 14

2.2.1. Những nghiên cứu về mật độ lúa cấy trên thế giới .................................................. 14
2.2.2. Những nghiên cứu về mật độ lúa cấy ở Việt nam ................................................... 16
2.3.

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đối với lúa .................................................... 19

2.3.1. Cơ sở lý luận của việc bón phân cho cây lúa ........................................................... 19
2.3.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón vô cơ cho lúa trên thế giới .................. 20
2.3.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón vô cơ cho lúa ở Việt Nam .................. 24
2.4.

Tình hình nghiên cứu, sử dụng phân hữu cơ vi sinh cho lúa.......................... 29

2.4.1. Khái niệm phân hữu cơ vi sinh ................................................................................ 29
2.4.2. Vai trò của phân hữu cơ vi sinh đối với dinh dưỡng của đất và cây trồng .............. 29
2.4.3. Tình hình nghiên cứu, sử dụng phân hữu cơ vi sinh cho lúa trên thế giới .............. 30
2.4.4. Tình hình nghiên cứu, sử dụng phân hữu cơ vi sinh cho lúa ở Việt Nam ............... 30
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 33
3.1.

Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu .......................................................... 33


3.1.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 33
3.1.2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 33
3.2.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 33

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 34

3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ................................................................................ 34
2.3.2. Các biện pháp kỹ thuật............................................................................................. 35
3.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi...................................................................... 36
3.4.

Phương pháp tính toán và xử lý số liệu ................................................................... 39

Phần 4. Kết Quả Và Thảo Luận ....................................................................................... 40
4.1.

Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh và mật độ cấy đến số chỉ
tiêu sinh trưởng, phát triển của giống nếp cẩm đh6 tại gia lâm, hà nội ................... 40

4.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh và mật độ cấy đến thời
gian sinh trưởng của giống Nếp cẩm ĐH6 .............................................................. 40
4.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh và mật độ cấy đến động
thái tăng chiều cao cây của giống Nếp cẩm ĐH6 .................................................... 43
4.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh và mật độ cấy đến động
thái tăng số lá của giống Nếp cẩm ĐH6 .................................................................. 46

4.1.4. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh và mật độ cấy đến khả
năng đẻ nhánh của giống Nếp cẩm ĐH6 ................................................................. 48
4.1.5. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh và mật độ cấy đến hệ số
đẻ nhánh và tỷ lệ nhánh hữu hiệu của giống Nếp cẩm ĐH6 ................................... 51
4.2.

Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh và mật độ cấy đến một
số chỉ tiêu sinh lý của giống nếp cẩm đh6 tại gia lâm, hà nội ................................. 53

4.2.1. Ảnh hưởng giữa liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh và mật độ cấy khác
nhau đến chỉ số diện tích lá của giống nếp cẩm ĐH6 .............................................. 53
4.2.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh đến tích
lũy chất khô của giống Nếp cẩm ĐH6 ..................................................................... 57
4.2.3. Ảnh hưởng giữa liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh và mật độ cấy khác
nhau đến chỉ số spad của giống nếp cẩm ĐH6 ........................................................ 60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


4.3.

Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh và mật độ cấy đến khả
năng chống chịu sâu bệnh của giống nếp cẩm đh6 tại gia lâm. Hà nội ................... 62

4.4.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng bón phân hữu cơ vi sinh đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất của giống nếp cẩm đh6 ....................................... 63


4.4.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng bón phân hữu cơ vi sinh đến các yếu tố
cấu thành năng suất của giống Nếp cẩm ĐH6 ......................................................... 63
4.4.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng bón phân hữu cơ vi sinh đến năng suất
của giống Nếp cẩm ĐH6 .......................................................................................... 66
4.5.

Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh và mật độ cấy khác nhau
đến năng suất sinh vật học và hệ số kinh tế của giống nếp cẩm đh6 ...................... 69

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ........................................................................................... 71
5.1.

Kết luận .................................................................................................................... 71

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................. 72

Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 73
Phụ lục ................................................................................................................................. 79

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt


Nghĩa viết tắt

CS

Cộng sự

CCCCC

Chiều cao cây cuối cùng

CT

Công thức

ĐVT

Đơn vị tính

LAI

Chỉ số diện tích lá

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu


NXB

Nhà xuất bản

M

Mật độ cấy

P

Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh

SLCC

Số lá cuối cùng

SNHH

Số nhánh hữu hiệu

TGST

Thời gian sinh trưởng

TSC

Tuần sau cấy

VM


Vụ mùa

VSV

Vi sinh vật

VX

Vụ xuân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của các châu lục (năm 2012) .................. 4
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới (năm 2000 - 2013) .............. 6
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam (năm 2000-2013) ............. 9
Bảng 2.4. Xuất khẩu gạo của Việt Nam mùa vụ 2011/2012 ............................................. 11
Bảng 2.5. Lượng phân bón được nông dân sử dụng cho lúa trên một số loại đất ở
miền Bắc ........................................................................................................... 27
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh và mật độ cấy đến
thời gian sinh trưởng của giống Nếp cẩm ĐH6 ................................................ 42
Bảng 4.2a. Ảnh hưởng riêng rẽ của liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh với mật độ
cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao cây vụ xuân của giống Nếp
cẩm ĐH6 ........................................................................................................... 44
Bảng 4.2b. Ảnh hưởng riêng rẽ của liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh với mật độ
cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao cây vụ mùa của giống Nếp cẩm

ĐH6 ................................................................................................................... 44
Bảng 4.2c. Ảnh hưởng tương tác của liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh với mật độ
cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống Nếp cẩm ĐH6 ........... 46
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh với mật độ cấy đến
động thái ra lá của giống Nếp cẩm ĐH6 ........................................................... 47
Bảng 4.4a. Ảnh hưởng riêng rẽ của liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh với mật độ
cấy đến động thái đẻ nhánh ở vụ xuân của giống Nếp cẩm ĐH6 ..................... 49
Bảng 4.4b. Ảnh hưởng riêng rẽ của liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh với mật độ
cấy đến động thái đẻ nhánh ở vụ mùa của giống Nếp cẩm ĐH6 ...................... 49
Bảng 4.4c. Ảnh hưởng tương tác của liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh với mật độ
cấy đến động thái đẻ nhánh ở vụ xuân của giống Nếp cẩm ĐH6 ..................... 50
Bảng 4.4d. Ảnh hưởng tương tác của liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh với mật độ
cấy đến động thái đẻ nhánh ở vụ mùa của giống Nếp cẩm ĐH6 ...................... 50
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh với mật độ cấy đến
hệ số đẻ nhánh và tỷ lệ nhánh hữu hiệu của giống Nếp cẩm ĐH6 ................... 52
Bảng 4.6a. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chỉ số diện tích lá của giống Nếp cẩm
ĐH6 ................................................................................................................... 54
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


Bảng 4.6b. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh đến chỉ số diện tích
lá của giống Nếp cẩm ĐH6 ............................................................................... 55
Bảng 4.6c. Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và liều lượng bón phân hữu cơ vi
sinh đến chỉ số diện tích lá của giống Nếp cẩm ĐH6 ....................................... 55
Bảng 4.7a. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến tích lũy chất khô của giống Nếp cẩm
ĐH6 ................................................................................................................... 57
Bảng 4.7b. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh đến tích lũy chất khô
của giống nếp cẩm ĐH6 .................................................................................... 58

Bảng 4.7c. Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và liều lượng bón phân hữu cơ vi
sinh đến tích lũy chất khô của giống Nếp cẩm ĐH6......................................... 59
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh đến
chỉ số SPAD của giống Nếp cẩm ĐH6 ............................................................. 61
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh với mật độ cấy đến
khả năng chống chịu sâu bệnh của giống Nếp cẩm ĐH6 ................................. 62
Bảng 4.10a. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất của
giống Nếp cẩm ĐH6 ......................................................................................... 64
Bảng 4.10b. Ảnh hưởng của lượng bón phân hữu cơ vi sinh đến các yếu tố cấu
thành năng suất của giống Nếp cẩm ĐH6 ......................................................... 64
Bảng 4.10c. Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng bón phân hữu cơ vi sinh
đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống Nếp cẩm ĐH6 .......................... 65
Bảng 4.11a. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến năng suất của giống Nếp cẩm ĐH6 .............. 67
Bảng 4.11b. Ảnh hưởng của lượng bón phân hữu cơ vi sinh đến năng suất của giống
Nếp cẩm ĐH6 ................................................................................................... 68
Bảng 4.11c. Ảnh hưởng tương tác của liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh với mật
độ cấy đến năng suất của giống Nếp cẩm ĐH6 ................................................ 68
Bảng 4.12. Ảnh hưởng lượng bón phân hữu cơ vi sinh và mật độ cấy đến hệ số kinh
tế của giống Nếp cẩm ĐH6 ............................................................................... 69

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THİẾT CỦA ĐỀ TÀİ
Cây lúa là cây trồng quan trọng của nhiều quốc gia, không những đảm bảo
cung cấp lương thực chính mà còn là nguồn hàng hóa xuất khẩu có giá trị kinh tế
cao. Lúa gạo được gieo trồng trên 120 nước trên thế giới. Bên cạnh những thành

tựu về nghiên cứu các giống lúa tẻ để phục vụ nhu cầu hàng ngày của con người,
thì hướng chọn tạo và sử dụng nguồn gen lúa nếp cũng được nhiều nhà khoa học
quan tâm. Nhu cầu lớn của nội địa cộng với thị trường xuất khẩu đã dẫn tới sự
khác biệt rõ ràng về giá cả giữa giống cổ truyền với các giống lúa khác. Do vậy,
việc gieo trồng các giống lúa cổ truyền đã đem lại lợi nhuận ngày càng cao. Tương
lai của các giống lúa đặc sản ngày càng trở nên có tiềm năng. Nếp cẩm hay nếp
Than được tạo nên từ nhiều giống lúa nếp khác nhau và được trồng chủ yếu ở
vùng núi Tây Bắc như: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, rải rác ở các vùng
khác như: Thanh Hóa, Phú Thọ, Ninh Bình và vùng Đồng bằng sông Cửu Long
với 2 tỉnh Long An và Cần Thơ. Nguồn gen Nếp cẩm của các tỉnh miền núi phía
Bắc nước ta có mức đa dạng cao nhất cả nước nhưng đang bị mai một nghiêm
trọng cần khai thác, phát triển và bảo tồn nguồn gen quý hiếm phục vụ phát triển
nông nghiệp của đất nước.
Nếp cẩm là loại lúa nếp vỏ màu đen, đỏ hoặc tía được trồng và tiêu thụ ở
nhiều nước châu Á, mặc dù Nếp cẩm không chiếm tỷ lệ lớn trong sản xuất lúa,
nhưng những hộ nông dân quy mô nhỏ ở vùng núi sản xuất như là một loại sản
phẩm đặc sản cho tiêu dùng tại địa phương và thị trường bên ngoài. Sản phẩm Nếp
cẩm sử dụng rất đa dạng như kẹo, thực phẩm chức năng, đồ uống và mỹ phẩm. Nếp
cẩm đã được báo cáo có hàm lượng protein, chất béo, chất xơ cao hơn lúa thường,
Nếp cẩm cũng rất giàu lysine, vitamin B1, canxi, sắt, kẽm và phospho. Yếu tố quan
trọng nhất và tạo nên thương hiệu cho Nếp cẩm bởi giá trị dinh dưỡng của nó.
Trong Nếp cẩm có chứa khoảng 70% tinh bột và chứa nhiều axít amin mà đặc biệt
trong vỏ Nếp cẩm có chứa lượng lớn anthocyanin có khả năng chống oxi hoá, chống
viêm nhiễm hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư (Chen et al., 2006; Yao et al.,
2013; Sompong et al., 2015). Ngoài ra, ăn gạo Nếp cẩm kết hợp với một số thức ăn
như rau xanh, hoa quả, thịt nạc sẽ có thể tăng sự hấp thu sắt cho cơ thể.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1



Thực tiễn của nước ta cho thấy, việc nghiên cứu sử dụng các sản phẩm từ
gạo Nếp cẩm chưa nhiều chủ yếu bó hẹp trong khuôn viên gia đình. Hiện nay, nhu
cầu sử dụng thực phẩm sạch, an toàn và có giá trị dinh dưỡng cao đang ngày một
tăng. Để góp phần vào việc mở rộng, phát triển giống Nếp cẩm và làm phong phú
thêm các sản phẩm từ giống nếp này, thì việc tạo ra những giống Nếp cẩm có thời
gian sinh trưởng ngắn, không cảm quang, năng suất khá sẽ làm tiềm năng để phát
triển và khai thác nguồn thực phẩm này ngày càng tốt hơn. Giống Nếp cẩm ĐH6 là
giống lúa nếp mới, cảm ôn có thời gian sinh trưởng ngắn 127 ngày vụ xuân, 115
ngày vụ mùa. Giống có kiểu hình cây nửa lùn cải tiến, thân cứng có mầu tím đặc
trưng, năng suất khá cao từ 5,2 - 6,08 tấn/ha là giống chịu thâm canh và phù hợp với
nhiều vùng sinh thái khác nhau (Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, 2013).
Trong kỹ thuật thâm canh lúa, việc xác định mật độ và chế độ bón phân hợp
lý có ý nghĩa hết sức quan trọng. Mật độ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình
thành số bông, quyết định trực tiếp tới năng suất còn phân bón, trong đó có phân
hữu cơ vi sinh có vai trò quyết định tới sinh trưởng phát triển, cuối cùng ảnh hưởng
đến năng suất của cây. Chính vì vậy việc nghiên cứu mật độ thích hợp, lượng phân
vi sinh bón hợp lý có vai trò rất quan trọng trong sản xuất lúa.
Xuất phát từ thực tế trên để có thể nâng cao năng suất, sản lượng lúa đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng và nâng cao hiệu quả thâm canh giống Nếp cẩm ĐH6,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng bón
phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, năng suất của giống Nếp cẩm ĐH6 tại
Gia Lâm, Hà Nội”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Xác định lượng bón phân hữu cơ vi sinh và mật độ cấy thích hợp đến sự
sinh trưởng, năng suất của giống Nếp cẩm ĐH6, từ đó đề xuất quy trình kỹ thuật
canh tác hợp lý cho giống Nếp cẩm ĐH6 tại Gia Lâm, Hà Nội và các vùng có
điều kiện tương tự.

1.2.2. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀİ
- Theo dõi, đánh giá được các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của giống lúa
Nếp cẩm ĐH6;
- Đánh giá được mức độ sâu bệnh hại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học về lượng
bón phân hữu cơ vi sinh và mật độ cấy thích hợp cho giống lúa Nếp cẩm ĐH6 trồng
trên đất Gia Lâm, Hà Nội. Kết quả đề tài là tài liệu tham khảo phục vụ công tác
giảng dạy và nghiên cứu về sử dụng phân hữu cơ vi sinh cho giống Nếp cẩm ĐH6
để cho năng suất, chất lượng cao.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Giống lúa mới Nếp cẩm ĐH6 đang được gieo cấy khảo nghiệm và dần mở
rộng tại các địa phương là giống lúa có khả năng sản xuất tập trung và sản xuất hàng
hóa đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với canh tác các giống lúa khác. Kết quả
nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc xây dựng quy trình thâm canh là cơ sở mở
rộng phát triển sản xuất giống Nếp cẩm ĐH6 ở Gia Lâm, Hà Nội và các địa phương
khác có điều kiện tương tự.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Lúa là loại ngũ cốc làm lương thực quan trọng cho khoảng ½ dân số của thế
giới, đặc biệt là ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ. Lúa có sản lượng đứng hàng thứ ba
trên thế giới sau ngô và lúa mì. Góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho con người
và ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói trên thế giới.
Lúa là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và có khả năng thích nghi rộng với
các vùng khí hậu. Theo thống kê của Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO, 2013)
hiện nay có 115 nước trồng lúa ở các châu lục, với tổng diện tích trồng lúa là
163,19 triệu ha, năng suất bình quân toàn thế giới là 4,41 tấn/ha và tổng sản lượng
lúa là 719,67 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở các nước châu Á nơi chiếm tới gần
90% diện tích gieo trồng và sản lượng vì vậy cây lúa gạo không thể thiếu với
người châu Á.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của các châu lục (năm 2012)
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

Thế giới


163,19

4,41

719,67

Châu Á

145,26

4,48

650,76

Châu Phi

10,53

2,54

26,75

Châu Mỹ

6,63

2,17

14,39


Châu Âu

0,68

6,30

4,28

Châu Đại Dương

0,10

8,66

0,86

Khu vực

Nguồn: FAOSTAT (2013)

Các nước sản xuất gạo chính ở châu Á như là: Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ,
Trung Quốc. Trong đó Thái Lan và Việt Nam là hai nước có sản lượng xuất khẩu
lúa gạo cao nhất, chiếm gần khoảng nửa tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Một
số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Bangladesh, Srilanka…
nhu cầu tiêu dùng gạo sẽ tăng lên nhiều hơn so với khả năng sản xuất lúa gạo ở các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4



nước này. Chính vì thế, sản xuất lúa gạo phải được tăng lên để đáp ứng nhu cầu
lương thực cho các nước. Đặc biệt phải chú trọng đến đảm bảo an ninh lương thực
và nhu cầu tiêu dùng của người dân, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Năm 2012, châu Á là nơi có diện tích lớn nhất 145,26 triệu ha, sản lượng lúa
cao nhất đạt 650,76 triệu tấn, tiếp sau đó là châu Phi diện tích 10,53 triệu ha với sản
lượng 26,75 triệu tấn, châu Mỹ diện tích 6,63 triệu ha với sản lượng 14,39 triệu tấn,
châu Âu diện tích 0,68 triệu ha với sản lượng 4,28 triệu tấn và châu Đại Dương có
diện tích thấp nhất 0,1 triệu ha với sản lượng 0,86 triệu tấn. Diện tích trồng lúa của
thế giới là 163,19 triệu ha với tổng sản lượng đạt 719,67 triệu tấn.
Theo thống kê của Tổ chức Nông Lương thế giới thì châu Á chiếm tới 90%
diện tích gieo trồng và sản lượng của cả thế giới. Năng suất lúa cao tập trung chủ
yếu ở các quốc gia Á nhiệt đới có biên độ ngày và đêm cao hơn và trình độ canh
tác, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tốt hơn. Các nước nhiệt đới có năng suất bình
quân thấp hơn do chế độ nhiệt và ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát
triển, gây hại cùng với trình độ canh tác còn nhiều hạn chế (dẫn theo Nguyễn Ngọc
Đệ, 2008).
Hiện nay, châu Á chiếm 85% sản lượng lúa trên thế giới, trong đó có các
nước có sản lượng cao như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan,
Việt Nam, Myanma và Nhật Bản. Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới
(FAO, 2014) diện tích trồng lúa trên thế giới có nhiều biến động và có xu hướng
giảm dần từ năm 2000 đến năm 2005 còn ở mức 154,98 triệu ha. Từ năm 2005, diện
tích trồng lúa có xu hướng tăng nhẹ lên 160,00 triệu ha năm 2008, năm 2009 giảm
xuống 158,3 triệu ha sau đó tăng lên 164,72 triệu ha năm 2013.
Diện tích trồng lúa qua các năm tăng không nhiều nhưng sản lượng lúa thế
giới đều tăng dần qua các năm, từ 596,21 triệu tấn năm 2000 lên đến 724,84 triệu
tấn vào năm 2011. Năm 2012, sản lượng lúa có sự giảm nhẹ xuống ở mức 719,67
triệu tấn do biến đổi khí hậu, thời tiết, mùa vụ ảnh hưởng đến năng suất, năm 2013
sản lượng tăng lên 744,53 triệu tấn.
Bên cạnh diện tích trồng lúa, năng suất lúa bình quân trên thế giới cũng tăng,

nhờ áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới nhất là giống mới, kỹ thuật thâm canh tiên
tiến được áp dụng rộng rãi trong sản xuất đã góp phần làm năng suất lúa tăng đáng
kể, được cải thiện và đạt 4,52 tấn/ha vào năm 2013 (FAO, 2014).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới
(năm 2000 - 2013)
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

154,06
151,94
147,62
148,50
150,55
154,98
155,58
155,04
160,00
158,30
161,64
163,62
163,19
164,72

3,87
3,93
3,85
3,93
4,02
4,07

4,10
4,22
4,28
4,33
4,34
4,43
4,41
4,52

596,21
597,12
568,34
583,61
605,21
630,77
637,88
654,27
684,8
685,44
701,52
724,84
719,67
744,53

Nguồn: FAOSTAT (2014)
Trung Quốc là nước có diện tích lúa lớn thứ hai thế giới sau Ấn Độ với diện
tích 30,557 triệu ha, Trung Quốc áp dụng các thành tựu khoa học- công nghệ trong
việc cải tiến các giống lúa đặc biệt là sử dụng ưu thế lai đã làm cho năng suất lúa
bình quân đạt 67,443 tạ/ha, sản lượng đạt 206,085 triệu tấn , cao nhất thế giới. Tiêu
thụ gạo của Trung Quốc trong 2013-2014 ước tính khoảng 147 triệu tấn. Trong khi

đó, nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Quốc dự kiến đạt 3,2 triệu tấn năm 2013, tăng
khoảng 200.000 tấn hay khoảng 6% so với ước tính trước đây. Năm 2014, con số
này dự báo đạt khoảng 3,4 triệu tấn, tăng khoảng 400.000 hay 13% so với dự báo
trước đó (Childs, 2014).
Năm 2014 dự báo Trung Quốc và các nước Đông Nam Á vẫn là thị trường
xuất khẩu gạo chủ lực.
Thái Lan với diện tích 12,6 triệu ha, năng suất bình quân 30,0 tạ/ha, sản
lượng 37,8 triệu tấn. Thái Lan đã xuất khẩu trên 2,1 triệu tấn gạo, tăng khoảng 29%
so với cùng kỳ năm trước, nước xuất khẩu gạo số 2 thế giới (sau Ấn Độ) và là nước
xuất khẩu gạo chủ chốt ở châu Á. Thái Lan là nước duy nhất có khả năng xuất khẩu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


với khối lượng lớn và giá giảm thêm nữa trong năm nay bởi lượng dự trữ của nước
này lên tới khoảng 13-15 triệu tấn quy gạo, chưa kể khoảng 7 triệu tấn nữa đang
được bổ sung ra thị trường.
Ấn Độ nước có diện tích lúa lớn nhất thế giới 42,5 triệu ha, sản lượng lúa của
Ấn Độ là 152,6 triệu tấn, chiếm 21,24% tổng sản lượng của thế giới. Sản lượng gạo
năm 2012-2013 đạt 105,24 triệu tấn, giảm nhẹ so với 105,31 triệu tấn năm 20112012. Năm 2012 và 2013 Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới
sau khi chính phủ bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo non-basmati kéo dài 4 năm. Năm
tài khóa 2013-2014, xuất khẩu gạo của Ấn Độ đạt 10.5 triệu tấn, tăng 3% so với
10.2 triệu tấn năm 2012 - 2013 (Childs, 2014).
Những chuyển động của thị trường gạo thế giới 2014: Mặc dù những bất lợi
về thời tiết đe dọa đến các quốc gia sản xuất lúa gạo lớn trong vài năm qua nhưng
tổng sản lượng lúa gạo thế giới năm nay có thể đạt 751 triệu tấn, tăng 0,8% so với
năm 2013. Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO, 2014),
lượng gạo dự trữ toàn cầu trong năm 2014 có thể đạt 180,5 triệu tấn do nhiều quốc

gia thuộc khối các nước đang phát triển gia tăng lượng dự phòng. Trợ lý Tổng giám
đốc FAO tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ông Hiroyuki Konuma cho biết,
con số thống kê cho thấy hầu hết các nước sản xuất nhiều lúa gạo trong niên vụ
2013 đều đạt sản lượng vượt dự báo như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và
Philippines. Ngoài ra, sản lượng lúa gạo tại một số nước như Colombia, Indonesia,
Iran, Nhật Bản, Nepal, Sri Lanka và Tanzania cũng được cải thiện. Chỉ có
Campuchia, Lào và Nga bị sụt giảm đáng kể do bất lợi thiên tai.
Về xuất khẩu, FAO (2014) cho biết lượng gạo xuất ra thị trường thế giới
trong niên vụ 2013/14 ước chừng khoảng 48,4 triệu tấn. Ấn Độ vẫn nhiều khả năng
là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, có thể đạt 9,5 triệu tấn; kế đến là Thái Lan
(8,7 triệu tấn) và Việt Nam (7,2 triệu tấn). Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng các loại
gạo trên thế giới dự báo tiếp tục tăng, đặc biệt là gạo tẻ.
Năm 2012-2013 thế giới sản xuất khoảng 476,6 triệu tấn gạo. Năm 2013-2014
dự báo thế giới sản xuất khoảng 489,0 triệu tấn gạo. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi
thì khu vực Đông Nam Á sẽ có sản lượng tiếp tục tăng cao trong đó sản lượng tăng từ
các nước Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Bangladesh và Ấn Độ. Tỷ lệ
phần trăm tăng sản lượng lúa gạo của vụ 2012/2013 và 2013/2014 là 0,9%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Gạo tồn kho: Theo FAO, vào cuối năm 2012 gạo tồn kho thế giới đạt 161,3
tấn hay tăng lên 11% so với năm 2011. Năm 2013, gạo tồn kho thế giới còn tiếp tục
tăng lên 174,7 tấn hay tăng 8,3%. Theo dự đoán của FAO, số lượng gạo tồn kho thế
giới có thể tăng cao hơn nữa ở mức 183 tấn trong 2014. Số lượng tồn kho hiện nay
tương đương với 36% nhu cầu quốc tế, một tỉ số cao nhất trong nhiều năm gần đây.
FAO dự báo sản lượng gạo thế giới sẽ tăng lên kỷ lục 497 triệu tấn trong
niên vụ 2013-14, tăng khoảng 1,3% so với khoảng 491 triệu tấn niên vụ 2012-2013.

Hầu hết sản lượng tăng sẽ đến từ châu Á.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã hạ dự báo sản lượng gạo toàn cầu 20132014 xuống 473,2 triệu tấn gạo, giảm khoảng 3,6 triệu tấn so với dự báo trước đó
nhưng vẫn tăng gần 1% so với năm 2012-2013. Dự báo tiêu thụ gạo toàn cầu 20132014 cũng đã được hạ 1,4 triệu tấn xuống 473,1 triệu tấn, vẫn là mức cao kỷ lục
(Childs, 2014).
2.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Cây lúa là cây trồng quan trọng trong nông nghiệp nước ta. Với điều kiện khí
hậu nhiệt đới, Việt Nam cũng có thể là cái nôi hình thành lúa nước. Đã từ lâu đời
cây lúa đã trở thành cây lương thực quan trọng chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng trong
nền kinh tế, xã hội và đời sống người dân Việt Nam (Bùi Huy Đáp, 1999).
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có khoảng 75% dân số sản xuất nông
nghiệp và từ lâu cây lúa đã ăn sâu vào tiềm thức người dân, nó có vai trò quan trọng
trong đời sống con người. Sản xuất lúa gạo không chỉ giữ vai trò trong việc cung
cấp lương thực cho người dân trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu đóng góp
không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, do có điều kiện tự nhiên thuận lợi
phù hợp cho cây lúa phát triển nên lúa được trồng trên khắp mọi miền của đất nước.
Trong quá trình sản xuất đã hình thành hai vùng sản xuất lúa rộng lớn đó là đồng
bằng sông Hồng và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trong thời gian chiến tranh, diện tích trồng lúa cả nước dao động trong
khoảng 4,40 - 4,90 triệu ha, năng suất có tăng nhưng rất chậm, chỉ khoảng 700 kg
thóc/ha trong vòng hơn 20 năm. Sản lượng lúa tổng cộng của cả 2 miền chỉ trên
dưới 10 triệu tấn.
Sau ngày giải phóng (1975), cùng với phong trào khai hoang phục hóa, diện
tích lúa tăng lên khá nhanh và ổn định ở khoảng 5,5 - 5,7 triệu ha. Năng suất bình
quân trong cuối thập niên 1970 giảm sút nghiêm trọng do đất đai mới khai hoang
chưa được cải tạo, thiên tai và sâu bệnh đặc biệt là những năm 1978 - 1979 cộng với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8



cơ chế quản lý nông nghiệp trì trệ không phù hợp. Bước sang thập niên 1980, năng
suất lúa tăng dần do các công trình thủy lợi trong cả nước, đặc biệt ở đồng bằng
sông Cửu Long đã bắt đầu phát huy tác dụng. Cơ chế quản lý nông nghiệp thay đổi
với chủ trương khoán sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp.
Theo Tổng cục Thống kê (2014), diện tích trồng lúa của nước ta liên tục tăng
từ năm 1960 đến năm 2000 từ 4,42 triệu ha tăng đến 7,67 triệu ha với năng suất
trung bình từ 1,44 đến 4,24 tấn/ha và tổng sản lượng lúa đạt được 32,53 triệu tấn.
Tuy nhiên diện tích trồng lúa từ năm 2001 có xu hướng giảm dần, đặc biệt
giai đoạn từ năm 2006 - 2007 thì diện tích trồng lúa đã giảm mạnh từ 7,32 triệu ha
giảm xuống còn 7,20 triệu ha chủ yếu do xây dựng những khu công nghiệp và phát
triển đô thị trên đất lúa. Từ đó Chính phủ có chủ trương bảo vệ diện tích trồng lúa
hiện có. Do đó mà từ năm 2008 trở đi diện tích trồng lúa đang có dấu hiệu phục hồi
và đang dần được tăng lên, đạt 7,90 triệu ha vào năm 2013. Không chỉ phục hồi và
mở rộng diên tích trồng lúa mà năng suất cũng ngày càng được nâng cao, đạt 5,57
tấn/ha (năm 2013), đã góp phần đáng kể cho sản lượng lúa gạo của cả nước đồng
thời mở rộng thị trường tiêu thụ gạo Việt Nam trên thế giới.
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam
(năm 2000-2013)

2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009


Diện tích
(triệu ha)
7,67
7,49
7,50
7,45
7,45
7,33
7,32
7,21
7,42
7,44

Năng suất
(tấn/ha)
4,24
4,29
4,59
4,64
4,86
4,89
4,89
4,99
5,22
5,24

Sản lượng
(triệu tấn)
32,53

32,11
34,45
34,57
36,15
35,83
35,85
35,94
38,73
38,95

2010
2011
2012
2013

7,49
7,65
7,75
7,90

5,34
5,53
5,63
5,57

40,01
42,32
43,66
44,03


Năm

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2014)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Năm 1989, nước ta đã chuyển từ nước phải nhập khẩu gạo hàng năm sang tự
túc được lương thực. Tiếp theo đó là một loạt chính sách về sử dụng đất và đổi mới
nền kinh tế theo cơ chế thị trường, nông dân được giao quyền sử dụng ruộng đất
nên quan tâm, phấn khởi hơn và có toàn quyền quyết định trong các quá trình sản
xuất của họ, năng suất tăng lên nhanh chóng. Năng suất lúa đã gia tăng vượt bậc từ
dưới 3 tấn/ha trong những năm của thập niên 1980, lên đến 4,88 tấn/ha vào năm
2005 và đạt 5,34 tấn/ha năm 2010.
Kể từ khi gạo Việt Nam tái nhập thị trường thế giới năm 1989 thì năm 1990
đã đứng vị trí xuất khẩu gạo thứ 4 sau Thái Lan, Pakistan và Mỹ, đến năm 1991 lên
ở vị trí thứ 3 và tiếp tục lên hạng vào năm 1995 ở vị trí xuất khẩu gạo thứ hai thế
giới sau Thái Lan. Từ năm 1997 đến nay, hàng năm nước ta xuất khẩu trung bình
trên dưới 4 triệu tấn, đem về một nguồn thu ngoại tệ rất đáng kể. Hiện nay, Việt
Nam đứng hàng thứ 7 về diện tích và đứng hàng thứ 5 về sản lượng lúa.
Hiện nay, để thích ứng với biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất lúa, các
cơ quan nghiên cứu đã và đang tích cực chọn tạo các giống lúa có chất lượng cao,
chống chịu sâu bệnh nhưng cũng phải có khả năng thích ứng với các điều kiện khó
khăn như phèn, mặn, khô hạn hay ngập úng. Hướng nghiên cứu này giúp việc canh
tác lúa trong những vùng có điều kiện khó khăn được ổn định (Phạm Văn Dư và Lê
Thanh Tùng, 2011)
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong Mùa vụ 2011/12 được trình bày
ở bảng 2.4 (Cục Xúc tiến thương mại, 2013). Mùa vụ 2011/2012, nước ta xuất khẩu

7,72 triệu tấn gạo trong tổng sản lượng 27,15 triệu tấn, tiếp tục giữ vị trí thứ hai trên
thế giới về xuất khẩu gạo, sau Ấn Độ. Tổng kim ngạch xuất khẩu gạo nước ta đạt
3,45 tỷ đô la Mỹ. Năm 2012 Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất của
Việt Nam với kim ngạch hơn 2 triệu tấn. Xuất gạo của Việt Nam sang thị trường
này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2013. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự
cạnh tranh mạnh mẽ từ Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và Myanmar khi xuất khẩu gạo
sang Trung Quốc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


Bảng 2.4. Xuất khẩu gạo của Việt Nam mùa vụ 2011/2012
ĐVT: tấn

Châu lục

Châu Á

Gạo
Gạo 5%
10%
2.684.815

-

Châu Phi

821.826


-

Châu Âu và
các nước CIS

39.828 24.699

Châu Mỹ

32.014

Châu Úc

19.235

Tổng

Gạo
15%

Gạo
25%

Các
Gạo
Glutinous Jasmine loại Tổng số
100%
khác


1.505.767 793.317 15.925 309.434 433.707 5.832 5.748.797
75.947

98.407 365.61

-

104.162 52.356 1.518.308

756

-

-

-

24.564

-

89.847

-

213.09

2.901

55.883


-

25.445

-

329.333

-

-

-

-

-

11.036

-

30.271

3.597.718 24.699 1.795.560 894.625 437.418 309.434 598.914 58.188 7.716.556
Nguồn: Cục Xúc tiến thương mại (2013)

Năm 2012 xuất khẩu gạo của Việt Nam 8,02 triệu tấn gạo, thu về 3,67 triệu
USD (tăng 12,71% về lượng và tăng nhẹ 0,45 về kim ngạch so với năm 2011).

Trung Quốc là thị trường lớn nhất tiêu thụ gạo của Việt Nam với 2,09 triệu tấn,
tương đương 898,43 triệu USD. Thị trường lớn thứ 2 là Philipines, đạt 1,11 triệu
tấn, trị giá 475,26 triệu USD, chiếm 12,94% tổng kim ngạch, tiếp đến là Indonesia
đạt 929,905 tấn, trị giá 458,39 triệu USD chiếm 12,48% tổng kim ngạch.
Năm 2013, cả nước đã xuất khẩu gần 6,6 triệu tấn gạo, giảm hơn 1,4 triệu tấn
(tức giảm 17,76%) so với năm 2012, kim ngạch đạt gần 2,93 tỷ USD, giảm 20,36%,
đây là mức xuất khẩu thấp nhất trong 3 năm qua. Với kết quả này Việt Nam đã giảm
xuống xếp thứ 3 sau Ấn Độ và Thái Lan trên bảng tổng xếp xuất khẩu gạo không đáp
ứng được mục tiêu xuất khẩu gạo đã đề ra 7,5 triệu tấn hồi đầu năm 2013. Xuất khẩu
gạo Việt Nam sụt giảm là do áp lực cạnh tranh cao và sụt giảm nhu cầu của các thị
trường truyền thống như Malaysia, Philippines và Indonesia. Năm 2014, Việt Nam
phấn đấu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo. Các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam
trong năm 2013 gồm Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Hồng Kông và
Bờ biển Ngà. Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong
năm 2013. Trong năm 2013, Trung Quốc nhập khẩu hơn 2,15 triệu tấn gạo, với trị giá
901,86 triệu USD, tăng 3,21% về khối lượng và 0,38% về giá trị, chiếm 30,83% tổng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam. Lượng gạo xuất khẩu sang Bờ biển Ngà
đứng thứ 2 thị trường, với 561.333 tấn, trị giá 228,53 triệu USD (tăng trên 17% về
lượng và tăng 12,37% về kim ngạch so cùng kỳ); tiếp đến là xuất sang Philippines
504.558 tấn, trị giá 225,44 triệu USD (giảm mạnh trên 50% cả về lượng và kim
ngạch); xuất sang Malaysia 465.977 tấn, trị giá 231,43 triệu USD (giảm 40% cả về
lượng và kim ngạch so năm 2012) (Cục Xúc tiến thương mại, 2013).
Năm 2014, áp lực lớn nhất cho xuất khẩu là gạo tồn kho Thái Lan còn quá
lớn. Nếu nước này còn hạ thấp giá gạo như đã làm với gạo 5% tấm hiện nay sẽ tiếp
tục ảnh hưởng không ít đến người trồng lúa ở Việt Nam và các nước xuất khẩu

khác, do sức cạnh tranh đè nặng và giá lúa gạo còn xuống thấp hơn nữa. Xuất khẩu,
tiêu thụ lúa gạo hàng hóa sẽ khó khăn hơn, kế hoạch xuất khẩu có thể chỉ tương
đương năm 2013, khoảng 6,5 - 7 triệu tấn. Năm 2014 sẽ tiếp nối những khó khăn
của năm 2013 nhưng áp lực nhiều hơn đối với các nguồn xuất khẩu do cung cấp dư
thừa, cạnh tranh quyết liệt. Tình hình thị trường gạo thế giới tiếp tục chịu áp lực bán
hạ giá của Thái Lan và cạnh tranh xuất khẩu từ các nguồn cung cấp chính ở châu Á
nên xu hướng giá còn tiếp tục sút giảm trong thời gian tới.
Châu Á là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 77,7%
tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (tương đương 6 triệu tấn). Năm 2012,
Indonesia, Phillipines và Malaysia vẫn tiếp tục là ba thị trường nhập khẩu truyền
thống. Tiềm năng tiêu thụ gạo của các thị trường này vẫn còn khá lớn. Tuy nhiên,
trong vài năm tới, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này sẽ bị
thu hẹp dần.
Đối với thị trường châu Phi, Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với Ấn Độ và
Pakistan nhất là với loại gạo tấm 5%; nhưng lại phải đối mặt với sức ép cạnh tranh
gay gắt từ Thái Lan vì các nhà xuất khẩu Thái Lan có thể hạ thấp giá bán để cạnh
tranh tại thị trường quan trọng này. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Ấn Độ và
Pakistan lại có lợi thế rất cạnh tranh đối với thị trường gạo chất lượng thấp (đặc biệt
là gạo tấm 25%) (dẫn theo Cục Xúc tiến thương mại, 2013).
Giá lúa gạo ở Việt Nam chưa thể giúp nông dân Việt Nam cải thiện mức thu
nhập hiện nay. Ngoài ra, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, nước có nền kinh tế số một
thế giới giảm bớt mua trái phiếu của mình và tăng lãi suất sẽ tăng áp lực giá đô la
(USD) lên cao và giá dầu thô thấp hơn, làm giá ngũ cốc bản xứ và thế giới, gồm lúa
gạo giảm theo, dưới áp lực gạo tồn kho lớn của Thái Lan và gạo giá thấp ở Ấn Độ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12



Nhập khẩu gạo Trung Quốc còn cao trong 2013-2014, nhưng có thể giảm nếu giá
gạo toàn cầu tăng; hơn nữa, nước này sẽ nhập 1,2 triệu tấn gạo từ Thái Lan trong
năm 2014 làm ảnh hưởng không ít số lượng xuất khẩu của Việt Nam vào
Trung Quốc.
Vì vậy, việc xuất khẩu gạo của nước ta trong 2014 còn gặp nhiều khó khăn. Để
duy trì và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo trong tình hình hiện nay, các doanh
nghiệp trong nước không nên chạy theo số lượng mà phải chú ý đầu tư nâng cao
chất lượng sản phẩm để nâng giá trị, đồng thời chú ý khai thác các thị trường mới,
nhất là các thị trường tiêu thụ gạo cấp cao (Cục Xúc tiến thương mại, 2013).
2.1.3. Nghiên cứu, chọn tạo giống lúa Nếp cẩm
Lúa nếp là dạng lúa trồng chính và có vai trò quan trọng ở châu Á, một đột
biến gen waxy dẫn đến thay đổi tinh bột ở nội nhũ. (Kenneth et al., 2002) đã nghiên
cứu locus waxy để xác định nguồn gốc tiến hóa của kiểu hình này. Nghiên cứu thực
hiện trên 105 giống bản địa nội nhũ nếp và lúa thường đã thu thập qua các vùng
khác nhau ở châu Á đã nhận thấy rằng lúa nếp có nguồn gốc ở Đông Nam châu Á.
Xác đinh đa dạng nucleotide chỉ ra rằng nguồn gốc lúa nếp liên quan đến chọn lọc
giảm biến dị di truyền tại locus waxy, sự so sánh với một locus không liên kết
RGRC2 khẳng định đây là phương thức đặc thù của waxy. Lúa nếp được tiến hóa
và thuần hóa từ loài phụ japonica, theo Yamanaka, S. et al. (2004), các giống lúa
thường mang 2 alleles khác nhau trong locus waxy, xác định là Wxa và Wxb mã hóa
mức độ khác nhau của tinh bột mạch nhánh và điều khiển tổng hợp hàm lượng
amylose trong nội nhữ. Allele Wxa ưu thế trong các giống lúa thường indica, nhưng
alelle Wxb phổ biến trong lúa thường japonica. Gần đây những nghiên cứu phân tử
của hai allele này được đặc điểm hóa chính xác hơn, một cấu trúc khác nhau giữa 2
allele này bởi sự thay đổi xắp xếp các đơn vị base nitơ (AGGT thành AGTT) tại
một điểm đầu tiên của vùng gen Wx. Trong trường hợp lúa nếp (wx) không thể phân
biệt allel Wxa hoặc Wxb bằng phân tích kiểu hình. Các tác giả đã phát triển chỉ thị
(dCAPS) để dò tìm độ biến đã thay đổi một base sử dụng mồi liên kết với allel Wxa
(AGGT) và allele Wxb (AGTT). Nghiên cứu trên 153 con cái lúa nếp ở khắp châu Á
đã nhận thấy các giống lúa nếp có cả 2 allel Wxa và Wxb, nhưng Wxb chiếm ưu thế,

nó đóng góp độc lập của indica-japonica khác nhau. Mối quan hệ lúa dại và lúa
trồng là đều có allel AGGT. Kết quả nghiên cứu có thể kết luận rằng đột biến waxy
là từ japonica xảy ra trong quá trình thuần hóa và tiến hóa của lúa và được người
dân ở châu Á chọn lọc (Yamanaka, S. et al., 2004).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


Nếp cẩm là loại lúa nếp vỏ màu đen, đỏ hoặc tía được trồng và tiêu thụ ở
nhiều nước châu Á, mặc dù Nếp cẩm không chiếm tỷ lệ lớn trong sản xuất lúa,
nhưng những hộ nông dân quy mô nhỏ ở vùng núi sản xuất như là một loại sản
phẩm đặc sản cho tiêu dùng tại địa phương và thị trường bên ngoài. Sản phẩm Nếp
cẩm sử dụng rất đa dạng như kẹo, thực phẩm chức năng, đồ uống và mỹ phẩm. Nếp
cẩm đã được báo cáo có hàm lượng protein, chất béo, chất xơ cao hơn lúa thường.
Tại Việt Nam, giống Nếp cẩm mới ĐH6 được Viện Nghiên cứu và Phát triển
cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chọn lọc và làm thuần từ giống Nếp
cẩm Căm pẹ thu thập ở Thanh Hóa từ năm 2009. Sau khi chọn lọc các cá thể biến dị
tự nhiên, đi vào chọn dòng ưu tú và làm thuần từ vụ mùa năm 2010 đến vụ xuân
năm 2012 bắt đầu gửi khảo nghiệm Quốc gia. Giống Nếp cẩm ĐH6 có phổ thích
ứng rộng, có thể gieo cấy được cả 2 vụ/năm ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung,
giống đã được gieo cấy và cho kết quả tốt ở các tỉnh như Điện Biên, Hà Giang,
Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Nghệ
An, Thanh Hóa. Giống cũng được gieo cấy trong Sóc Trăng và có khả năng thích
nghi được ở cả vụ đông xuân và hè thu.
2.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ MẬT ĐỘ CẤY LÚA TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM
2.2.1. Những nghiên cứu về mật độ lúa cấy trên thế giới
Mật độ cấy là số khóm cấy/m2. Lúa được tính bằng khóm, lúa gieo thẳng
được tính bằng số hạt mọc. Về nguyên tắc thì mật độ gieo cấy càng cao thì số bông

càng nhiều. Trong một giới hạn nhất định, việc tăng số bông không làm giảm số hạt
trên bông, nhưng vượt quá giới hạn đó thì số hạt trên bông bắt đầu giảm đi do lượng
dinh dưỡng phải chia sẻ cho nhiều bông. Theo tính toán thống kê cho thấy tốc độ
giảm số hạt trên bông mạnh hơn tốc độ tăng của mật độ cấy. Tuy nhiên, nếu cấy quá
thưa đối với giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì khó đạt số bông tối ưu cần thiết
theo dự định.
Mật độ cấy là một biện pháp quan trọng, nó phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên, dinh dưỡng, đặc điểm của giống. Lúa khi cấy ở mật độ thưa, mỗi cây sẽ có
lượng dinh dưỡng lớn, khả năng hút đạm và cung cấp cho hạt cao hơn đã làm tăng
lượng protein trong hạt của lúa nhưng lại làm giảm lượng lipit trong hạt (De Datta
et al, 1981).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


Qua thực tế thí nghiệm nhiều năm đối với nhiều giống lúa khác nhau.
Yoshida (1985) cho rằng: Trong phạm vi khoảng cách 50 x 50 cm đến 10 x 10 cm
khả năng đẻ nhánh có ảnh hướng đến năng suất. Năng suất hạt của giống IR-154451 (một giống để ít nhánh) tăng lên so với việc giảm khoảng cách 10 x 10cm. Còn
IR8 (giống đẻ nhánh khỏe) năng suất đạt cực đại ở khoảng cách cấy là 20 x 20cm.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa mật độ và khả năng đẻ nhánh của lúa lai
Yoshida (1977, 1985) đã khẳng định: Trong ruộng cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa
đẻ nhánh khỏe và sớm thay đổi từ 20×20 cm đến 30×30 cm. Theo ông việc đẻ nhánh
chỉ xảy ra đến mật độ 300 cây/m2, nếu tăng số dảnh cấy lên nữa thì chỉ có những dảnh
chính cho bông. Năng suất hạt tăng lên khi mật độ cấy tăng lên 182-242 dảnh/m2. Số
bông trên đơn vị diện tích cũng tăng theo mật độ nhưng lại giảm số hạt trên bông. Mật
độ cấy thực tế là vấn đề tương quan giữa số dảnh cấy và sự đẻ nhánh. Thường gieo cấy
thưa thì lúa đẻ nhánh nhiều còn cấy dày thì đẻ nhánh ít.
“Các tác giả sinh thái học đã nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất và quần

thể ruộng cây trồng và đều thống nhất rằng: các giống khác nhau phản ứng với các
mật độ khác nhau, việc tăng mật độ ở một giới hạn nhất định thì năng suất tăng, còn
tăng quá năng suất giảm xuống" (Yoshida, 1985). Holiday (1960) cho rằng: Quan
hệ giữa mật độ và năng suất cây lấy hạt là quan hệ parabol, tức là mật độ lúc đầu
tăng thì năng suất tăng nhưng nếu tiếp tục tăng mật độ quá thì năng suất lại giảm
(dẫn theo Nguyễn Thị Thu, 2011).
Theo Yuan (1993), cấy mạ non, 1 dảnh/khóm, cần phải cấy thưa và cấy theo ô
vuông với khoảng cách từ 25 × 25 cm đến 50 × 50 cm là một phần cốt yếu của SRI
nhưng cấy thưa như thế nào thì cần được xác định theo kinh nghiệm. Trước hết phải
quan tâm đến các giống khác nhau. Nếu giống cao cây, có thời gian sinh trưởng dài,
chịu phân bón và khả năng đẻ nhánh khỏe hơn thì có thể cấy thưa (25 × 25 cm hoặc
hơn), những giống khác thì có thể cấy dầy hơn sẽ cho năng suất cao. Thứ hai, mật độ
cấy phụ thuộc vào dinh dưỡng và điều kiện tưới. Điều kiện này luôn luôn phải xác
định theo kinh nghiệm.
Tác giả Yuan et al. (2003) đã sử dụng tổ hợp lai 2 dòng PA 64S/9311 để
nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của tổ hợp lai. Các tác giả sử dụng hai công thức cấy thưa (90.000 khóm/ha) và
công thức cấy truyền thống ở Trung Quốc (30.000 khóm/ha). Kết quả nghiên cứu
cho thấy:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


+ Số nhánh đẻ ở công thức cấy thưa giảm đáng kể so với công thức cấy dầy vào
thời điểm trước 10/5, nhưng đến sau 25/5 thì sự sai khác chỉ còn rất nhỏ.
+ Kích thước nhánh đẻ ở công thức cấy thưa hơn công thức cấy dầy 8,86%,
tỷ lệ hạt thấp hơn 2,35% và khối lượng 100 hạt cũng thấp hơn 0,86g. Năng suất của
công thức cấy thưa giảm 17-19%.

Mật độ trồng thích hợp quần thể ruộng lúa sẽ sử dụng tốt nước và dinh
dưỡng để tạo ra năng suất cao nhất. Mật độ sản xuất giống đảm bảo tạo ra 400 - 500
bông/m2, có nghĩa là 70 - 100 cây mạ/m2 là tốt nhất. Mật độ thưa sẽ tăng khả năng
đẻ nhánh và có thể gây ra biến động lớn về độ chín đồng đều của các bông, ảnh
hưởng đến chất lượng hạt giống. Tuy nhiên, mật độ thưa cũng đồng thời làm tăng
cỏ dại, giảm chất lượng hạt giống. Mật độ trồng quá cao làm giảm năng suất và chất
lượng hạt giống vì tăng sự cạnh tranh nước và dinh dưỡng, che khuất lẫn nhau, dễ
đổ và giảm kích thước hạt.
2.2.2. Những nghiên cứu về mật độ lúa cấy ở Việt nam
Ở Việt Nam, từ xa xưa bà con nông dân đã quan tâm đến mật độ cấy, đã có
nhiều tranh cãi về hai quan niệm: “cấy thưa, thừa thóc” với “cấy dầy, thóc đầy kho”.
Cho đến nay, sau rất nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã cho thấy:
cấy dầy hợp lý làm tăng năng suất rõ rệt. Tuỳ theo chân ruộng, mạ tốt - xấu, tuổi
mạ, giống lúa, tập quán canh tác, thời vụ mà xác định mật độ cấy cho phù hợp. Bố
trí mật độ cấy, khoảng cách cấy, số dảnh/khóm, số khóm/m2 phù hợp nhằm tạo cấu
trúc quần thể với số lượng bông thích hợp thì đạt được số hạt nhiều, năng suất cao.
Mật độ cấy là số cây, số khóm được trồng cấy trên một đơn diện tích. Với lúa
cấy mật độ được tính bằng số khóm/m2, còn với lúa gieo thẳng thì mật độ được tính
bằng số hạt mọc/m2. Về nguyên tắc thì mật độ gieo cấy càng cao, số bông càng
nhiều. Nhưng trong giới hạn nhất định, khi tăng số bông không làm giảm số
hạt/bông, vượt quá giới hạn đó số hạt/bông và khối lượng 1000 hạt bắt đầu giảm.
Mật độ thích hợp tạo cho cây lúa phát triển tốt, tận dụng dinh dưỡng và ánh sáng.
Xác định mật độ cấy phù hợp là yêu cầu cần thiết, phải dựa trên cơ sở về tính di
truyền của giống, điều kiện tự nhiên, dinh dưỡng và các biện pháp kỹ thuật khác.
Theo tác giả Bùi Huy Đáp (1970) để xác định mật độ cấy hợp lý có thể căn cứ
vào hai thông số: số bông cần đạt trên một m2 và số bông hữu hiệu trên khóm. Diện
tích dinh dưỡng càng lớn thời gian đẻ nhánh càng dài. Ngược lại, diện tích dinh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16



dưỡng càng nhỏ thì thời gian đẻ nhánh càng ngắn. Cấy dầy ở mật độ cao cây lúa sẽ
không đẻ nhánh và một số nhánh bị lụi dần.
Về mối quan hệ giữa mật độ và năng suất lúa, tác giả Đinh Văn Lữ (1978)
cho rằng các yếu tố cấu thành năng suất có liên quan chặt chẽ với nhau, muốn năng
suất cao phải phát huy đầy đủ các yếu tố mà không ảnh hưởng lẫn nhau. Theo đó, số
bông tăng lên đến một phạm vi mà số hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc giảm ít thì năng
suất đạt cao, nhưng nếu số bông tăng quá cao, số hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc giảm
nhiều thì năng suất thấp. Trong 3 yếu tố cấu thành năng suất gồm số bông/m2, số hạt
chắc/bông và khối lượng 1000 hạt thì 2 yếu tố đầu giữ vai trò quan trọng và thay đổi
theo cấu trúc quần thể còn khối lượng 1000 hạt của mỗi giống ít biến động.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của số dảnh và mật độ cấy đến khả năng sinh
trưởng, phát triển và năng suất của lúa. Cho thấy, mật độ cấy ảnh hưởng không
nhiều đến thời gian sinh trưởng, số lá và chiều cao cây. Nhưng mật độ có ảnh hưởng
đến khả năng đẻ nhánh, hệ số đẻ nhánh (hệ số đẻ nhánh giảm khi tăng mật độ cấy).
Mật độ cấy tăng thì diện tích lá và khả năng tích luỹ chất khô tăng lên ở thời kỳ đầu,
đến giai đoạn chín sữa khả năng tích luỹ chất khô giảm khi tăng mật độ cấy (Đinh
Văn Lữ, 1978).
Theo Nguyễn Hữu Tề và Nguyễn Đình Giao (1997), với lúa thuần thì giống lúa
nhiều bông nên cấy 200 - 250 dảnh cơ bản/m2; đối với giống to bông, cấy 180 - 200
dảnh/m2. Số dảnh cấy/khóm là 3 - 4 dảnh ở vụ mùa và 4 - 5 dảnh là ở vụ chiêm xuân.
Đối với lúa cấy, số lượng tuyệt đối về số nhánh thay đổi nhiều qua các mật
độ nhưng tỷ lệ nhánh có ích giữa các mật độ lại là không thay đổi nhiều. Các nhánh
đẻ của cây lúa không phải nhánh nào cũng cho năng suất mà chỉ những nhánh đạt
được thời gian sinh trưởng và số lá nhất định mới thành bông (Bùi Huy Đáp, 1999).
Về ảnh hưởng của mật độ cấy đến khối lượng 1000 hạt, Bùi Huy Đáp (1999)
đã chỉ ra rằng khồi lượng 1000 hạt ở các mật độ từ cấy thưa đến cấy dày không thay
đổi nhiều. Tác giả Trương Đích (1999) cho rằng, mật độ cấy còn phụ thuộc vào mùa
vụ và giống: vụ xuân hầu hết các giống cải tiến cấy mật độ thích hợp là 45 - 50

khóm/m2 nhưng vụ mùa thì cấy 55 - 60 khóm/m2.
Theo Nguyễn Văn Hoan (1999) thì trên một đơn vị diện tích nếu mật độ
càng cao thì số bông càng nhiều, song số hạt trên bông càng ít. Tốc độ giảm số
hạt/bông mạnh hơn tốc độ tăng của mật độ, vì thế cấy quá dầy sẽ làm cho năng
suất giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu cấy mật độ quá thưa đối với các giống có
thời gian sinh trưởng ngắn rất khó hoặc không đạt được số bông tối ưu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 17


Tác giả Nguyễn Như Hà (1999) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và
liều lượng đạm tới sinh trưởng của giống lúa ngắn ngày thâm canh đã kết luận: mật
độ cấy tăng làm cho việc đẻ nhánh trên một khóm giảm. So sánh số dảnh/khóm của
mật độ cấy thưa 45 khóm/m2 với mật độ cấy dầy 85 khóm/m2 thì thấy số dảnh đẻ
trong một khóm lúa ở công thức cấy thưa lớn hơn 0,9 dảnh (14,8%) ở vụ xuân, còn
ở vụ mùa lên tới 1,9 dảnh/khóm (25%). Về dinh dưỡng đạm của lúa tác động đến
mật độ cấy, tác giả kết luận: tăng bón đạm ở mật độ cấy dầy có tác dụng làm tăng tỷ
lệ dảnh hữu hiệu. Tỷ lệ dảnh hữu hiệu tăng tỷ lệ thuận với tăng mật độ cho đến mật
độ 65 khóm/m2 ở vụ mùa và 75 khóm/m2 ở vụ xuân.
Theo Nguyễn Thị Trâm và cs. (2002) thì mật độ cấy lúa lai càng cao thì số
bông càng nhiều. Tuy nhiên cấy quá thưa đối với giống ngắn ngày thì khó đạt được
số bông/đơn vị diện tích theo dự định, các giống lúa lai có thời gian sinh trưởng
trung bình có thể cấy thưa, ví dụ: Bắc ưu 64 có thể cấy 35 khóm/m2. Các giống có
thời gian sinh trưởng ngắn ngày như Bồi tạp sơn thanh, Bồi tạp 77 cần cấy dầy 4045 khóm/m2.
Mối quan hệ giữa mật độ cấy và tuổi mạ được tác giả Nguyễn Công Tạn và
cs. (2002) nghiên cứu đã kết luận: khi sử dụng mạ non để cấy (mạ chưa đẻ nhánh),
lúa thường đẻ nhánh sớm và nhanh. Nếu cần đạt 9 bông hữu hiệu/khóm với mật độ
40 khóm/m2 chỉ cần cấy 3 - 4 dảnh, mỗi dảnh đẻ 2 nhánh là đủ. Nếu cấy nhiều hơn,
số nhánh đẻ có thể tăng nhưng tỷ lệ hữu hiệu giảm. Khi sử dụng mạ thâm canh, mạ

đã đẻ 2 - 5 nhánh thì số dảnh cấy phải tính cả nhánh đẻ trên mạ. Loại mạ này già
hơn 10 - 15 ngày so với mạ chưa đẻ. Vì vậy, số dảnh cấy cần phải bằng số bông
dự định hoặc ít nhất cũng phải đạt trên 70% số bông dự định. Sau khi cấy các
nhánh đẻ trên mạ sẽ tích luỹ, ra lá, lớn lên và thành bông. Thời gian đẻ nhánh hữu
hiệu chỉ tập trung vào khoảng 8 - 15 ngày sau cấy. Vì vậy, cấy mạ thâm canh cần
có số dảnh cấy/khóm nhiều hơn cấy mạ non.
Tác giả Nguyễn Văn Cường và cs. (2005) cho rằng, lúa lai có khả năng đẻ
nhánh mạnh nên khi cấy dầy lúa lai gây giảm năng suất nhiều hơn so với lúa
thường, nhưng nếu cấy quá thưa với giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì khó đạt
số bông tối ưu cần thiết. Về mối quan hệ giữa mật độ cấy và dinh dưỡng cho lúa,
nhiều tác giả cho rằng ở điều kiện phân nhiều thì việc xác định mật độ cấy phải dựa
vào khả năng đẻ nhánh, ngược lại ở điều kiện phân ít thì phải dựa vào số thân chính.
Trên đất giàu dinh dưỡng, mạ tốt cần chọn mật độ thưa, nếu mạ xấu cộng với đất
xấu nên cấy dày.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 18


Theo Nguyễn Văn Hoan (2006), thì tùy từng giống để chọn mật độ thích hợp
vì cần tính đến khoảng cách đủ rộng để làm hàng lúa đủ thông thoáng, các khóm lúa
không chen nhau. Cách bố trí khóm lúa theo hình chữ nhật (hàng sông rộng hơn
hàng con) là phù hợp nhất vì như thế mật độ trồng được đảm bảo nhưng lại tạo ra sự
thông thoáng trong quần thể, tăng khả năng quang hợp, chống bệnh tốt và tạo ra
hiệu ứng rìa sẽ cho năng suất cao hơn.
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng đạm tới sinh trưởng của
lúa ngắn ngày thâm canh, tác giả Nguyễn Như Hà (2006) cho rằng: tăng mật độ cấy
làm cho việc đẻ nhánh của một khóm giảm. So sánh số dảnh trên khóm của mật độ
cấy thưa 45 khóm/m2 và mật độ cấy dầy 85 khóm/m2 thì thấy số dảnh đẻ trong một
khóm lúa ở công thức cấy thưa lớn hơn 0,9 dảnh - 14,8% ở vụ xuân, còn ở vụ mùa

lên tới 1,9 dảnh/khóm - 25%. Về dinh dưỡng đạm của lúa có tác động đến mật độ
cấy tác giả kết luận rằng: Tăng bón đạm ở mật độ cấy dầy có tác dụng tăng tỷ lệ
dảnh hữu hiệu. Tỷ lệ dảnh hữu hiệu tăng tỷ lệ thuận với mật độ cho đến 65 khóm/m2
ở vụ mùa và 75 khóm/m2 ở vụ xuân. Tăng bón đạm ở mật độ cao trong khoảng 55 65 khóm/m2 làm tăng tỷ lệ dảnh hữu hiệu.
Theo Nguyễn Ích Tân và Nguyễn Thị Thu (2012), mật độ cấy thích hợp cho
vụ mùa là 45 khóm/1m2; cho vụ xuân là 40 - 45 khóm/m2 đối với giống lúa
Japonica J02 tại Hưng Yên.
Theo Tăng Thị Hạnh và cs. (2014) kết luận: đạm và mật độ cấy khác nhau
không ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ hạt chắc, khối lượng 1.000 hạt ở cả hai vụ, tuy
nhiên tỷ lệ hạt chắc ở vụ xuân có xu hướng cao hơn so với vụ mùa và ngược lại,
khối lượng 1.000 hạt ở vụ mùa lại có xu hướng cao hơn so với vụ xuân.
2.3. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐỐI VỚI LÚA
2.3.1. Cơ sở lý luận của việc bón phân cho cây lúa
Đối với sản xuất nông nghiệp, phân bón đóng một vai trò quan trọng trong
việc tăng năng suất. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, Việt Nam đã sử dụng phân
bón vô cơ trong Nông nghiệp và ngày càng tiến bộ. Đặc biệt trong những năm gần
đây, có rất nhiều giống lúa lai được đưa vào sử dụng, có khả năng chịu phân tốt, là
tiền đề cho việc thâm canh cao, nhằm không ngừng nâng cao năng suất lúa. Đối với
cây lúa, đạm (N) là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất nó giữ vai trò quan trọng
trong việc tăng năng suất. Với lúa lai, vai trò của phân kali (K) cũng có vai trò quan
trọng tương đương với N.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 19


×