Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

đặc điểm sinh trưởng, năng suất của một số giống thuốc lá sợi và nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật cho giống k326 tại hữu lũng lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.51 MB, 108 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ........................................................................................................ iii
Mục lục ............................................................................................................ iv
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................... viii
Danh mục bảng ................................................................................................. ix
Danh mục biểu đồ.............................................................................................. xi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài: ..................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu của đề tài........................................................................................ 2
1.4. Ý nghĩa khoa học của đề tài ......................................................................... 2
1.5. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................ 3
1.2. Nguồn gốc cây thuốc lá ............................................................................... 4
1.3 Đặc điểm của cây thuốc lá ........................................................................... 5
1.3.1 Đặc điểm thực vật học ........................................................................ 5
1.3.2 Phân loại thực vật học ........................................................................ 5
1.4 Tầm quan trọng của cây thuốc lá trên thế giới và Việt Nam .................. 5
1.4.1 Giá trị kinh tế cây thuốc lá trên thế giới và Việt Nam ................. 5
1.4.2. Giá trị sử dụng cây thuốc lá ............................................................... 8
1.5 Tình hình sản xuất thuốc lá nguyên liệu trên thế giới và ở Việt Nam ............ 9
1.5.1 Tình hình sản xuất thuốc lá nguyên liệu trên thế giới .......................... 9
1.5.2. Tình hình sản xuất thuốc lá nguyên liệu ở Việt Nam........................ 11
1.6 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về cây thuốc lá ................. 13
1.6.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................... 13
1.6.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ................................................... 19
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 29
2.1. Địa điểm nghiên cứu: Xã Vân Nham, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn ....... 29


iv


2.2. Thời gian nghiên cứu: Vụ Xuân 2015 ( Từ tháng 2 – 7/2014) .................... 29
2.3. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................... 29
2.4. Vật liệu nghiên cứu. ................................................................................... 29
2.5. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 29
2.6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 30
2.7. Phân tích hiệu quả kinh tế .......................................................................... 34
2.8. Phương pháp xử lý số liệu: ........................................................................ 34
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 35
3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất của một số giống thuốc lá
sợi tại Hữu Lũng - Lạng Sơn .................................................................... 35
3.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của các giống thuốc lá sợi tại Hữu Lũng Lạng Sơn .......................................................................................... 35
3.1.2.Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống thuốc lá sợi tại
Hữu Lũng - Lạng Sơn ...................................................................... 36
3.1.3. Sự tăng trưởng bộ lá của các giống thuốc lá sợi tại Hữu Lũng - Lạng
Sơn ................................................................................................... 38
3.1.4. Đặc trưng hình thái của các giống thuốc lá sợi tại Hữu Lũng Lạng Sơn .......................................................................................... 39
3.1.5. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các giống thuốc lá sợi tại
Hữu Lũng - Lạng Sơn ...................................................................... 40
3.1.6. Đánh giá chất lượng của các giống thuốc lá sợi tại Hữu Lũng Lạng Sơn .......................................................................................... 41
3.1.7.Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống thuốc lá sợi tại Hữu
Lũng - Lạng Sơn .............................................................................. 45
3.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng năng suất và chất lượng
của giống thuốc lá sợi K326. ..................................................................... 47
3.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian sinh trưởng của cây
thuốc lá K326 .................................................................................. 47
3.2.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây thuốc lá K326 ...................................................................... 49


v


3.2.3. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến dộng thái tăng trưởng số lá của
giống thuốc lá K326 ......................................................................... 50
3.2.4. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của
g i ố n g thuốc lá K326 ...................................................................... 52
3.2.5. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất giống thuốc lá K326. ... 53
3.2.6. Ảnh hưởng của thời vụ đến phân cấp của giống thuốc lá
K326 ................................................................................................ 56
3.3. Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn đến sinh trưởng năng suất của
giống thuốc lá sợi K326. ........................................................................... 57
3.3.1. Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn đến thời gian sinh trưởng
của cây thuốc lá K326 ...................................................................... 57
3.3.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật ngắt ngọn, diệt chồi đến động thái tăng
trưởng chiều cao của giống thuốc lá K326 ........................................ 58
3.3.3. Ảnh hưởng của kỹ thuật ngắt ngọn đến động thái tăng trưởng số
lá của giống thuốc lá K326 ............................................................... 59
3.3.4. Ảnh hưởng của kỹ thuật ngắt ngọn đến kích thước lá của giống
thuốc lá K326 ................................................................................... 60
3.3.5. Ảnh hưởng của kỹ thuật ngắt ngọn đến các yếu tố cấu thành
năng suất của giống thuốc lá K326 ................................................... 61
3.3.6. Ảnh hưởng của kỹ thuật ngắt ngọn đến tỷ lệ sâu bệnh hại của
giống thuốc lá K326 ......................................................................... 62
3.3.7. Ảnh hưởng của kỹ thuật ngắt ngọn đến phân cấp lá sấy của
giống thuốc lá K326 ......................................................................... 63
3.4. ảnh hưởng bổ sung phân Super Ten đến sinh trưởng năng suất và chất
lượng của giống thuốc lá sợi K326. ........................................................... 64
3.4.1. Thời gian sinh trưởngcủa giống thuốc lá K326 ................................ 64

3.4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao ...................................................... 65
3.4.3. Động thái ra lá ................................................................................. 67
3.4.4.Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của thuốc lá K326 .......68
3.4.5. Ảnh hưởng của phân Super Ten đến năng suất thuốc lá .................. 70

vi


3.4.6. Ảnh hưởng của phân Super Ten đến chất lượng thuốc lá ................. 72
3.4.7. Ảnh hưởng của phân Super Ten đến hiệu quả sản xuất thuốc lá K326 ......75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 78
1. KẾT LUẬN .................................................................................................. 78
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 80

vii


DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT
TGST

: Thời gian sinh trưởng

CV%

: Hệ số biến động

TMV : Tobacco Mosaic Virus
CMV : Cucumber Mosaic Virus


viii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

2.1:

Khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây thuốc lá ..................................... 15

3.1.

Thời gian sinh trưởng của các giống thuốc lá tham gia thí nghiệm ........ 36

3.2:

Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống trong thí nghiệm .......... 37

3.3:

Động thái tăng trưởng số lá của các giống trong thí nghiệm .................. 38

3.4:

Đặc điểm nông sinh học của các giống trong thí nghiệm ....................... 39


3.5:

Mức độ sâu bệnh hại các giống trong thí nghiệm .................................. 40

3.6:

Tỷ lệ cấp loại thuốc lá của các giống thuốc lá trong thí nghiệm ............. 42

3.7:

Thành phần hoá học chính trong lá sấy của các giống thuốc lá .............. 43

3.8:

Kết quả bình hút cảm quan lá sấy của các giống thuốc lá trong thí nghiệm........ 44

3.9:

Một số yếu tố cấu thành năng suất của các giống trong thí nghiệm ....... 45

3.10:

Năng suất của các giống thuốc lá trong thí nghiệm................................ 46

3.11:

Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian sinh trưởng của giống
thuốc lá K326........................................................................................ 48

3.12:


Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây thuốc lá K326 ................................................................................. 49

3.13:

Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến động thái tăng trưởng số lá giống
thuốc lá K326........................................................................................ 51

3.14:

Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của giống
thuốc lá K326........................................................................................ 52

3.15:

Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến một số yếu tố cấu thành năng suất
cây thuốc lá K326 ................................................................................. 54

3.16:

Ảnh hưởng của thời vụ trồng năng suất của giống thuốc lá K326 .......... 55

3.17:

Ảnh hưởng của thời vụ đến kết quả phân cấp lá sấy các giống thuốc
lá K326 ................................................................................................. 57

3.18 : Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn, diệt chồi đến thời gian sinh
trưởng giống thuốc lá K326 .................................................................. 58

3.19:

Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn, diệt chồi đến động thái tăng
trưởng chiều cao của giống thuốc lá K326 ............................................ 58

ix


3.20:

Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn, diệt chồi đến động thái tăng
trưởng số lá của giống thuốc lá K326 .................................................... 59

3.21.

Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn, diệt chồi đến kích thước lá
của giống thuốc lá K326 ...................................................................... 60

3.22.

Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn, diệt chồi đ ế n khối lượng
lá, đường kính thân và năng suất của giống thuốc lá K326.............. 61

3.23:

Ảnh hưởng của biện pháp bẻ chồi đến tỷ lệ sâu bệnh hại giống
thuốc lá K326........................................................................................ 62

3.24:


Ảnh hưởng của biện pháp diệt chồi đến kết quả phân cấp lá sấy của
giống thuốc lá K326 trong thí nghiệm ................................................... 63

3.25 : Ảnh hưởng của mức phân bón đến thời gian sinh trưởng giống
thuốc lá K326........................................................................................ 65
3.26:

Ảnh hưởng của mức phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây giống thuốc lá K326 ....................................................................... 66

3.27:

Ảnh hưởng của mức phân bón đến động thái tăng trưởng số lá của
giống thuốc lá K326 .............................................................................. 67

3.28:

Ảnh hưởng của mức phân bón đến tỷ lệ sâu bệnh hại giống thuốc lá
K326 ..................................................................................................... 69

3.29

Ảnh hưởng của phân bón đến đến một số yếu tố cấu thành năng
suất của thuốc lá.................................................................................... 70

3.30:

Ảnh hưởng của phân bón Super Ten đến năng suất của giống thuốc
lá K326 ................................................................................................. 71


3.31:

Ảnh hưởng của phân bón Super Ten đến kết quả phân cấp lá sấy
các giống thuốc lá K326 ........................................................................ 73

3.32:

Ảnh hưởng của phân Super Ten đến thành phần hoá học của thuốc
lá nguyên liệu........................................................................................ 73

3.33:

Ảnh hưởng của phân Super Ten đến tỷ lệ cấp loại và điểm bình hút
của thuốc lá nguyên liệu ........................................................................ 75

3.34:

Ảnh hưởng của phân Super Ten đến hiệu quả kinh tế của các công
thức thí nghiệm ..................................................................................... 76

x


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Tên biểu đồ

Trang


1.1.

Tình hình sản xuất thuốc lá vàng từ năm 2003-2013................................. 10

3.1:

Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống trong thí nghiệm vụ Xuân
2015 ............................................................................................................... 37

3.2:

Động thái tăng trưởng số lá của các giống tham gia thí nghiệm

3.3:

Năng suất của các giống thuốc lá trong thí nghiệm .......................................... 47

3.4:

Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây thuốc
lá K326 ........................................................................................................... 49

3.5:

Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến động thái tăng trưởng số lá giống thuốc lá
K326 ............................................................................................................... 51

3.6:

Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến một vài chỉ tiêu lá bộ trung châu và năng

suất của giống thuốc lá K326 .......................................................................... 56

3.7:

Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn, diệt chồi đến động thái tăng trưởng
chiều cao của giống thuốc lá K326 .................................................................. 59

3.8:

Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn, diệt chồi đến động thái tăng trưởng số
lá của giống thuốc lá K326.............................................................................. 60

3.9:

Ảnh hưởng của phân Super Ten đến động thái tăng trưởng chiều cao của
thuốc lá K326 ................................................................................................. 66

3.10: Ảnh hưởng của phân Super Ten đến động thái tăng trưởng số lá của thuốc
lá K326 ........................................................................................................... 68
3.11: Ảnh hưởng của phân Super Ten đến năng suất của giống thuốc lá K326 .... 72

xi


MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây thuốc lá (Nicotiana tabacum L.), đặc biệt là thuốc lá vàng sấy lấy sợi
là một cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Trong sản xuất thuốc lá nguyên liệu,
ngoài yếu tố giống, cần phải nghiên cứu đồng bộ các biện pháp kỹ thuật khác
như: thời vụ, mật độ - khoảng cách, phân bón, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, để

khai thác tối đa điều kiện sinh thái và tránh được những điều kiện bất thuận của
môi trường nhằm đạt năng suất và chất lượng thuốc lá tốt nhất, đem lại hiệu quả
kinh tế cao cho người nông dân.
Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là ở huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng
Sơn cây thuốc lá đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Hằng năm
diện tích trồng thuốc lá ổn định là 1500 ha/năm. Tuy nhiên trong những năm gần
dây cây thuốc lá được trồng ở huyện Hữu Lũng với diện tích trên 2000 ha/năm,
năng suất đạt bình quân 19,44 tạ/ha. Thu nhập từ trồng cây thuốc lá đạt khoảng
100 triệu đồng/ha/vụ. Nếu so sánh với cây trồng khác gấp 3 - 4 lần. Vì vậy, cây
thuốc lá đã được xác định là cây mũi nhọn xóa đói, giảm nghèo, năm 2011
UBND huyện Hữu Lũng đã xây dựng đề án phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá
nhằm nâng cao diện tích, năm suất, chất lượng thuốc lá nguyên liệu, phát huy sự
liên kết 4 nhà trong sản xuất thuốc lá nguyên liệu trên địa bàn.
Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, rét hạn kéo dài vào đầu vụ
trồng đã làm giảm thấp tới mức ngừng sinh trưởng của cây thuốc lá vụ Xuân
được xem là vụ chính của tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh miền núi phía Bắc, dẫn đến
cây sinh trưởng yếu trong thời kỳ đầu và các quá trình sinh trưởng tiếp theo, xu
thế giảm và không ổn định về năng suất, chất lượng thuốc lá nguyên liệu.
Để có sản lượng cao, đặc biệt là chất lượng thuốc lá tốt, đáp ứng được nhu
cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tăng thu nhập cho người dân trồng thuốc
lá, việc nghiên cứu và chọn ra giống tốt phù hợp, áp dụng các biện pháp kỹ thuật
tiên tiến để nâng cao sản lượng và chất lượng thuốc lá vụ Xuân trên địa bàn
huyện Hữu Lũng nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung là hết sức cần thiết. Chính

1


vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm sinh trưởng, năng suất của một
số giống thuốc lá sợi và nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật
cho giống K326 tại Hữu Lũng - Lạng Sơn”

1.2. Mục tiêu của đề tài:
+ Xác định được giống thuốc lá phù hợp để giới thiệu cho việc sản xuất
thuốc lá sợi Hữu Lũng, Lạng Sơn.
+ Xác định một số biện pháp kỹ thuật (thời vụ, lượng phân bón, kỹ thuật bẻ
ngọn) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thuốc lá nguyên liệu tại địa phương.
1.3. Yêu cầu của đề tài
+ Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất, năng
suất và một số chỉ tiêu chất lượng của một số giống thuốc lá sợi.
+ Đánh giá ảnh hưởng của thời vụ, kỹ thuật bẻ ngọn, phân bón đến:
- Một số chỉ tiêu sinh trưởng
- Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Một số chỉ tiêu chất lượng với giống K326 tại Hữu Lũng, Lạng Sơn
1.4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả của đề tài làm tài liệu tham khảo cho chọn giống và nghiên cứu
biện pháp kỹ thuật tăng năng suất thuốc lá sợi.
1.5. Ý nghĩa thực tiễn
+ Kết quả nghiên cứu góp phần giới thiệu giống tốt cho sản xuất
+ Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định thời vụ trồng, biện pháp diệt
chồi và liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh thích hợp cho giống thuốc lá K326
trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Hiệu quả sản xuất thuốc lá nguyên liệu không những phụ thuộc vào năng
suất mà còn phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng sản phẩm. Mật độ trồng, kỹ thuật
diệt chồi và liều lượng bón phân là những biện pháp kỹ thuật quan trọng trong

sản xuất thuốc lá nhằm tăng năng suất và chất lượng nguyên liệu.
Nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển cũng
có sự khác nhau đáng kể. Sau trồng 20 ngày cây bắt đầu hút mạnh đạm và kali,
mạnh nhất là sau trồng 40 ngày. Sau ngày thứ 50 nhu cầu đạm và kali sẽ giảm.
Mỗi giống thuốc lá có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Có tương quan giữa
năng suất với lượng hấp thu dinh dưỡng đa lượng và trung lượng. Cây thuốc lá
vàng sấy có lượng hấp thu kali lớn hơn nhiều so với nguyên tố đa lượng khác
như Đạm, Lân, Mage và Canxi. Hàm lượng, thành phần dinh dưỡng của lá có
liên quan với tình trạng và nhu cầu dinh dưỡng của cây thuốc lá.
Ngoài mật độ trồng và phân bón thì kỹ thuật ngắt ngọn, diệt chồi cũng có
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của thuốc lá đặc biệt là hàm lượng nicotine
trong lá thuốc. Theo kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học trên lĩnh vực
thuốc lá thời điểm ngắt ngọn thích hợp nhất là khi có khoảng 40 -50% số cây trên
ruộng xuất hiện nụ. Số lá để lại sau khi ngắt ngọn có ảnh hưởng đến chất lượng
của lá, để lại càng ít lá thì hàm lượng nicotine trong lá càng cao. Tùy thuộc vào
chủng loại thuốc lá, sức sinh trưởng của cây và yêu cầu chất lượng nguyên liệu
của khách hàng mà người trồng thuốc lá quyết định số lá để lại cho hợp lý.
Như vậy, cần căn cứ vào điều kiện thời tiết, khí hậu, tính chất đất, đặc tính
sinh trưởng của giống, nhu cầu dinh dưỡng, thời vụ, phương pháp canh tác, yêu
cầu sản phẩm ....để xác định mật độ trồng, các biện pháp diệt chồi và chế độ phân
bón hợp lý nhằm tăng năng suất, chất lượng nguyên liệu và đạt mục tiêu nâng
cao tối đa hiệu quả sản xuất.

3


1.2. Nguồn gốc cây thuốc lá
Thuốc lá (Nicotiana tabacum L.) là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới
nhưng đến nay đã được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Theo các nghiên cứu
khảo cổ học thì thuốc lá là loại cây mọc hoang dại ở châu Mỹ từ khoảng 6.000

năm trước. Người châu Âu đầu tiên khám phá ra thuốc lá chính là Christopher
Columbus, người đã tìm ra châu Mỹ vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI. Trong
lịch sử, cây thuốc lá được trồng đầu tiên ở châu Mỹ từ hơn 6.000 năm trước công
nguyên và được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo, làm thuốc chữa bệnh
(Akehur, 1981; Daryl et al., 2000).
Loài Nicotiana tabacum L. được trồng đầu tiên ở Trung, Nam Mỹ
và Nicotiana rustica được trồng ở Bắc Mỹ. Khi các thuỷ thủ Bồ Đào Nha và
Tây Ban Nha phát hiện ra Châu Mỹ (ngày 11 tháng 10 năm 1492), họ đã là
những người đầu tiên ngoài Châu Mỹ nhìn thấy các thổ dân tại đây sử dụng
thuốc lá. Họ đã đưa thuốc lá về trồng trên vườn nhà ở Bồ Đào Nha và Tây Ban
Nha. Thuốc lá được đưa vào Châu Âu khoảng 1496 - 1498 do nhà truyền
đạo người Tây Ban Nha là Roman Pano mang từ Châu Mỹ về; Andre Teve
mang hạt từ Brazin về trồng ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha năm 1556;
Jean Nicot mang hạt thuốc lá từ Bồ Đào Nha về Pari năm 1560; Petro
Valeski đã mang hạt thuốc lá từ Anh về trồng ở Nga năm 1697; Vua
Suleman cho trồng thuốc lá ở Bungaria năm 1687... và khoảng những năm
1600, thuốc lá còn được coi như tiền, vàng trong trao đổi hàng hóa trên thế
giới. Thuốc lá được trồng ở Châu Á, Châu Phi vào cuối thế kỷ 16 (Collins
and Hawks, 1993; Daryl et al., 2000)
Tại Việt Nam, cây thuốc lá đã xuất hiện từ thời Vua Lê Thần Tông
(Khoảng năm 1660) nhưng thực sự cây thuốc lá được trồng ở Biên Hoà, Gò
Vấp, Thủ Dầu Một vào năm 1876; trồng ở Khánh Hòa năm 1895; trồng ở
Tuyên Quang năm 1899... Thuốc lá vàng sấy lò Giống Virginia blight
gold dollar được trồng thử ở Việt Nam năm 1934 tại An Khê. Năm 1940,
giống Virginia blond cash được trồng thử tại Cao Bằng, Lạng Sơn (Lê Đình
Thụy và Bùi Văn Tài, 1987).

4



1.3 Đặc điểm của cây thuốc lá
1.3.1 Đặc điểm thực vật học
Cây thảo, sống hàng năm, phần gốc thân hóa gỗ ít nhiều, thân mọc đứng,
có nhiều lông, phần cành ở ngọn, các lá ở phía trên bé hơn, hình lưỡi mác. Phiến
lá to có thể dài 60-70cm, rộng 30-50cm, không cuống, một mẫu lá phía dưới ôm
vào thân.
Hoa nhiều, tập hợp thành chùy ở ngọn. Đài có lông, tràng màu trắng hay
hồng hoặc tím nhạt. Quả nang có 2 ô, có đài tồn tại bọc ngoài, hát bé, nhiều, màu
đen: 1ml có thể chứa tới 6.000 hạt.
1.3.2 Phân loại thực vật học
Loài Nicotiana tabacum L. Có hoa màu hồng hay đỏ tươi. Đây là loại phổ
biến nhất chiếm 90% diện tích thuốc lá trên cả nước.
Loài Nicotiana rustica L. Có màu hoa vàng, chiếm 10% diện tích thuốc lá
trên thế giới.
Loài Nicotiana petunioide L. có hoa màu trắng, phớt hồng hay tím thường
chỉ có trong vườn thực vật phục vụ lưu giữ nguồn gen cho lai tạo, ít được dùng
trong sản xuất.
Loài Nicotiana polidiede L. có hoa màu trắng. Loài này cũng ít được dùng
trong sản xuất, chủ yếu chỉ có trong vườn thực vật của một số quốc gia.
1.4 Tầm quan trọng của cây thuốc lá trên thế giới và Việt Nam
1.4.1 Giá trị kinh tế cây thuốc lá trên thế giới và Việt Nam
Thuốc lá là một loại cây công nghiệp ngắn ngày có tầm quan trọng bậc
nhất về kinh tế trên thị trường thế giới không chỉ đối với trên 33 triệu nông
dân của trên 120 quốc gia (những người coi cây thuốc lá là nguồn thu nhập
chính) mà còn cho cả toàn bộ nền công nghiệp, từ các nhà máy chế biến, cuốn
điếu, sản xuất phụ gia, phụ liệu đến cả hệ thống phân phối tiêu thụ, thậm chí
cả một phần ngành sản xuất các vật tư nông nghiệp phục vụ cho cây thuốc lá
như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Cây thuốc lá đã trở thành động lực
phát triển kinh tế của cả các quốc gia có nền công nghiệp phát triển cũng
như các quốc gia đang phát triển, chậm phát triển. Cùng với sự tăng trưởng


5


của ngành thuốc lá, nhiều quốc gia và bộ máy chính quyền địa phương của
nhiều nước đang gặt hái lợi nhuận qua các loại thuế: từ thuế doanh thu, thuế
môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt...
Cây thuốc lá nếu không muốn nói là nhất thì cũng vẫn là một trong số
rất ít cây trồng được nghiên cứu nhiều nhất cả về mặt khoa học sinh vật,
khoa học thực vật, sinh lý, hóa sinh, kỹ thuật và công nghệ sinh học. Thuốc
lá được coi là đối tượng nghiên cứu khoa học truyền thống và thông qua cây
thuốc lá, nhiều phát minh khoa học đã đóng góp những hiểu biết cho khoa học
sinh vật. Đặc biệt Garner and Allard (1932) đã phát hiện ra hiện tượng quang
chu kỳ ở thực vật. Theo số liệu của hội thuốc lá Zimbabwe thì tại đây, cây
thuốc lá sử dụng tới 7% tổng số lao động, 12% lao động công nghiệp, 30% lao
động nông nghiệp, trồng thuốc lá đem lại lợi nhuận cao gấp 8 - 10 lần đỗ
tương; 6 lần ngô; 4,5 lần bông; Hệ số thu nhập/chi phí rất cao (khoảng 3,6 lần).
Mặc dù diện tích thuốc lá tại nước này chỉ chiếm 3 % tổng diện tích đất nông
nghiệp nhưng đã đóng góp 38 % tổng sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu và đem
lại 30 % tổng số ngoại tệ xuất khẩu cho đất nước có giá trị trên 500 triệu
USD/năm (Sarris, 2003).
Tại Vân Nam - Trung Quốc, doanh thu về thuốc lá hàng năm đạt tới trên
100 tỷ nhân dân tệ chiếm 72% doanh thu thuế toàn tỉnh. Tại Trung Quốc,
ngành thuốc lá đã đóng góp cho nhà nước hàng trăm tỷ nhân dân tệ hàng
năm, chiếm trên 10% doanh thu nhà nước và đứng đầu các ngành công nghiệp
ở Trung Quốc (Sarris, 2003 )
Tại Mỹ, thuốc lá là một trong 5 loại cây trồng mang lại cho nông dân
Mỹ trên 1 tỷ USD hàng năm. Ngành công nghiệp thuốc lá Mỹ sử dụng trên
100.000 công nhân và nếu tính hết các loại thuế, phí... thì thu nhập từ cây thuốc
lá là 12,7 tỷ USD (Tso, 1990).

Các nước Tây Âu có 1/6 nguồn thu quốc gia là từ thuốc lá. Mặc dù cây
thuốc lá chỉ chiếm diện tích gieo trồng ít nhưng lại có đóng góp lớn, chẳng hạn
ở Hy Lạp, thuốc lá chỉ chiếm 4 - 5% diện tích nhưng đóng góp 13 % tổng giá trị
nông nghiệp và nuôi sống 1 2 % d â n s ố .

6


Bungaria, thuốc lá chiếm 40 % tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp và
đóng góp 13 % tổng giá trị xuất khẩu (Sarris, 2003).
Ở nước ta việc trồng thuốc lá chỉ mới phát triển sau Cách mạng tháng tám,
vì trước đây hồi thuộc Pháp, việc trồng thuốc lá, thuốc lào bị hạn chế, phải xin
phép. Thuốc lào thường chỉ trồng tập trung ở một số tỉnh như Lạng Sơn, Bắc
Giang, Hải Phòng (Tiên Lãng)… những năm gần đây thuốc lá được trồng ở các
tỉnh Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tây (Ba Vì), Gia Lai Kon Tum, Đắc
Lắc… Ở Việt Nam, thuốc lá được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc,
duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với diện tích trung bình
hàng năm từ 18 - 20 ngàn ha thuốc lá các loại, thu được 30 - 45 ngàn tấn thuốc lá
nguyên liệu và nộp cho ngân sách Nhà nước trên 10 nghìn tỷ đồng mỗi năm,
tạo công ăn việc làm, góp phần đáng kể xoá đói giảm nghèo cho nông dân các
dân tộc vùng núi phía Bắc, Tây nguyên (Hiệp hội thuốc lá Việt Nam, 2013).
Việc trồng cây thuốc lá ở nước ta mang lại giá trị kinh tế cao, sử dụng
hiệu quả đất đai, góp phần tạo công ăn việc làm, tận dụng được nguồn lao động
của địa phương, tăng thu nhập cho người lao động. Lợi nhuận cao từ sản xuất
thuốc lá đã được sự quan tâm của nhiều cấp chính quyền trong cả nước, tại một
số tỉnh miền núi phía bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn... cây thuốc lá đã nằm trong
danh mục cây trồng chủ lực, thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tại An Giang
nhờ vào cây thuốc lá nên giải quyết được khoảng 200 lao động với thu nhập
trung bình 30.000 – 40.000 đồng/ngày. Năm 2010, tổng công ty thuốc lá Việt
Nam đạt kim ngạch xuất khẩu lên trên 175 triệu USD, tăng 17% so với năm

2009. Xuất siêu gần 54 triệu USD, nộp ngân sách vượt mốc 5.000 tỷ đồng, tăng
6% so với năm 2009. Đời sống, việc làm và thu nhập của người lao động được
đảm bảo ổn định.
Mặc dầu thuốc lá là một chất độc, nhưng thế giới hiện nay vẫn trồng thuốc
lá chủ yếu để hút, một số ít dùng làm thuốc trừ sâu bệnh cho cây trồng, một số ít
nữa dùng làm thuốc chữa bệnh

7


1.4.2. Giá trị sử dụng cây thuốc lá
Mặc dầu biết hút thuốc lá là một chất độc, nhưng việc tiêu thụ thuốc lá trên
thế giới ngày càng tăng. Người ta đã ước tính bình quân một đầu người, một năm ở
Thụy Sĩ dùng tới 5kg thuốc lá, tại Mỹ mỗi người mỗi năm tiêu thụ 4,8kg, tại Pháp
2,3kg.
Hiện nay thuốc lá, thuốc lào ít dùng làm thuốc cho người: trong nhân dân,
người ta dùng thuốc lào, thuốc lá để đắp vào những nơi đứt tay chân, chảy máu
để cầm máu, dùng chữa rắn rết con trùng cắn. Thuốc lá hay dược dùng để chữa
bệnh cho gia súc và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng (bảo vệ thực vật).
Đối với cây trồng người ta dùng bột vụn thuốc lá (dư phẩm công nghiệp
thuốc lá), dịch chiết thuốc lá hay dư phẩm công nghệ thuốc lá có chứa mỗi lít từ
10 đến 20g sunfat nicotin. Khi dùng người ta pha loãng thành dung dịch chứa 1%
nicotin rồi phun lên cây có sâu bọ, nicotin không độc với cây trồng, nhưng sâu bọ
hoặc tiếp xúc, hoăc hút nước có nicotin hoặc hít thở hơi thuốc sẽ bị ngộ độc. Tuy
nhiên vì đây là chất độc nên việc sử dụng phải theo đúng những quy định để
tránh ngộ độc cho người sử dụng.
Đối với súc vật người ta dùng thuốc lá thuốc lào pha nước để chữa ghẻ,
chấy rận, bọ chó: dùng dung dịch chứa 1% nicotin, tránh bôi lên những nơi da bị
sây sát để tránh ngộ độc.
Đôi khi người ta dùng trị giun sán bò, dê với liều 5-6ml đối với bò, 1-2ml đối với

dê, cao thuốc lá có chứa 40% nicotin
Đối với ngành công nghệ sinh học cây thuốc lá được sử dụng như thực vật
mô hình cho những nghiên cứu cơ bản cũng như ứng dụng nhờ khả năng dễ dàng
tiến hành nuôi cây invitro và chuyển gen.
Trong y học người ta chiết suất từ thuốc lá để làm thuốc chữa bệnh. Ngày
nay, giá trị sử dụng của thuốc lá không chỉ giới hạn trong việc hút thuốc mà còn
được sử dụng ở một số lĩnh vực khác.
Loại hình thuốc lá thuộc nhóm giống Nicotiana rustica L. thường có
hàm lượng nicotine rất cao (4 – 5%), hoặc là tận dụng các loại phế thải thân lá,
người ta sản xuất ra sulfate nicotine, có tác dụng tốt trong việc trừ sâu bệnh trên

8


đồng ruộng. Từ thân và lá thuốc, giáo sư R.L.Wain ( Anh) đã chiếu tách được
sclareol và 13 – epi sclareol có tác dụng phòng trừ gỉ sắt trên cây họ Đậu.
Ở Liên bang Nga và Moldova, thân cây thuốc lá được tận dụng để chế
biến thành thức ăn gia súc có giá trị dinh dưỡng cao (thu được 3,0 – 3,5 tấn/ha).
Các nước thuộc Nam Tư cũ, Hy Lạp người ta thu được 12-15% protein cao cấp
từ cây thuốc lá để sử dụng làm thực phẩm. Ngoài ra, các phế phẩm của thuốc lá
trong quá trình chế biến gồm có vụn, bụi đã được tận dụng làm thuốc lá folio.
Về mặt nghiên cứu, cây thuốc lá được coi là mô hình lý tưởng để thử
nghiệm các nghiên cứu sinh học đối với cây trồng. Các nghiên cứu về nuôi cấy
mô ( công nghệ sinh học ở cập độ thấp), về sinh học phân tử đã thành công ở cây
thuốc lá. Hiện nay ở Mỹ, Pháp, Canada, việc ứng dụng cây thuốc lá chuyển gen
đang được mở rộng để đạt năng suất cao và hạn chế tác hại của các hóa chất trừ
cỏ và trừ sâu bệnh.
1.5 Tình hình sản xuất thuốc lá nguyên liệu trên thế giới và ở Việt Nam
1.5.1 Tình hình sản xuất thuốc lá nguyên liệu trên thế giới
Cây thuốc lá có nguồn gốc nhiệt đới nhưng ngày nay được trồng rộng

rãi từ 40 vĩ độ Nam đến 60 vĩ độ Bắc. Theo thống kê của Universal Leaf
Tobacco Company ( 2012), hàng năm toàn thế giới có tổng diện tích trồng
thuốc lá khoảng 2,5 - 3,0 triệu ha với tổng sản lượng khoảng 4,9 - 5,6 triệu tấn.
Thuốc lá Vàng sấy hiện nay chiếm tỷ trọng lớn tới 70 - 80% sản lượng, tiếp
đến là thuốc lá Burley chiếm khoảng 10%, thuốc lá Oriental đứng thứ ba với
5% và còn lại là các chủng loại khác. Số liệu này cho thấy thuốc lá Vàng
sấy ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các chủng loại thuốc lá khác
(tăng 60% từ những năm trước năm 2000 lên trên 80% tổng sản lượng thuốc
lá nguyên liệu hiện nay).
Tổng sản lượng thuốc lá/năm giai đoạn 2005 - 2012 trên toàn thế giới đạt
khoảng 5,5 – 6 triệu tấn
Có thể thấy thuốc lá vàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đó là thuốc
lá nâu, thuốc lá oriental.

9


ĐVT:1.000 tấn

Hình 1.1. Tình hình sản xuất thuốc lá vàng từ năm 2003-2013
Nguồn: Universal Leaf Tobacco, 2013. (E: ước; P: Dự báo)
Hình 1.1 cho thấy trong 11 năm (từ năm 2003 đến 2013) Trung quốc là
quốc gia sản xuất thuốc lá vàng sấy lò tới trên ½ sản lượng toàn thế giới.
Những quốc gia có sản lượng lớn tiếp theo là Brazil, Ấn Độ, Mỹ, Zimbabue...
Mặc dù thế giới luôn nhắc tới hạn chế hút thuốc lá nhưng rõ ràng trong 10 năm
qua, tốc độ tăng sản lượng bình quân trung bình xấp xỉ 3%/năm phản ánh mức
độ tăng trưởng của ngành công nghiệp thuốc lá. Ngoài thuốc lá vàng, trong sản
xuất thuốc lá Burley, Malawi đã vượt qua Mỹ để trở thành nước sản xuất nhiều
nhất. Các nước có sản lượng lớn tiếp theo là Mỹ, Brazil, Argentina,
Mozambique, Thái Lan, Ý, Trung Quốc, Ấn Độ. Các nước trên sản xuất khoảng

85% lượng nguyên liệu Burley của thế giới.
Đối với thuốc Oriental và semi-oriental, bốn nuớc sản xuất chính gồm
Thổ Nhỹ Kỳ, Hy Lạp, Bungaria, Macedonia chiếm trên 60% sản lượng toàn
cầu. Do đặc thù của công nghiệp sản xuất thuốc lá điếu là một số khẩu vị (gout)
thuốc lá phải sử dụng nhiều loại nguyên liệu của nhiều vùng lãnh thổ khác
nhau nên hàng năm có tới khoảng 30% lượng nguyên liệu được trao đổi trên thị

10


trường. Zimbabwe và Malawi sản xuất nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu. Các
nước Nga, Đức, Anh, Nhật và một vài quốc gia khác sử dụng khối lượng
nguyên liệu lớn, được nhập từ nước ngoài. Hầu hết các thành viên của Hiệp hội
các nước Đông Nam Á (ASEAN) đều sản xuất thuốc lá. Đặc điểm chung của
sản xuất thuốc lá trong khối ASEAN là sử dụng nguyên liệu nội địa để sản xuất
thuốc lá điếu nhãn hiệu trong nước, các mác thuốc sản xuất theo giấy phép
nước ngoài cũng có sử dụng một phần nguyên liệu nội địa. Ngoài việc tự túc
một phần nguyên liệu trong nước, các nước trong khu vực còn có nhu cầu nhập
khẩu nguyên liệu chất lượng cao, ước tính vào khoảng 70.000 tấn/năm. Trong
đó, Indonesia hàng năm nhập khoảng 21.000 tấn, Philippines: 20.000 tấn,
Thái Lan: 8.000 tấn (Universal Leaf Tobacco, 2012). Về tiêu thụ thuốc lá điếu,
với mức tiêu thụ năm 2011 là 6.293 tỷ điếu, Trung Quốc sản xuất và tiêu thụ
gần 40% tổng lượng thuốc lá điếu.
1.5.2. Tình hình sản xuất thuốc lá nguyên liệu ở Việt Nam
Có một số tài liệu cho rằng thuốc lá được trồng ở nước ta từ thời vua Lê
Thánh Tông (1660) với nguồn giống từ các thương nhân Tây Ban Nha. Nghề
trồng thuốc lá chính thức phát triển vào năm 1876 tại Gia Định, 1899 tại Tuyên
Quang. Thuốc lá vàng sấy lò (Virginia) được trồng ở nước ta tương đối muộn.
Năm 1935 trồng thử ở An Khê, năm 1940 trồng ở các tỉnh miền Bắc với giống
ban đầu là Virginia Blond Cash.

Trước năm 1954 sản xuất thuốc lá ở nước ta mang tính tự cấp, tự túc một
phần nhỏ mang tính hàng hóa trong tiêu dùng nội bộ. Từ năm 1945 đến năm
1975, tại miền Bắc, một số vùng chuyên canh thuốc lá đã được hình thành tại các
tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Hà Tây. Sản Lượng thuốc lá đạt
khoảng 10.000 tấn/năm với các giống thuốc lá Vàng sấy chủ yếu của Trung quốc
như Đại Kim Tinh, Trung Hoa Bài , Bắc Lưu 1,… Trong thời gian này, thuốc lá
nguyên liệu được sản xuất chủ yếu theo kinh ghiệm và tập quán, với mức đầu tư
hạn chế nên năng suất thấp, chất lượng không đáp ứng được yêu cầu sản xuất
thuốc lá điếu. Mỗi năm, các nhà máy thuốc điếu phải nhập khẩu hàng nghìn tấn
nguyên liệu thuốc lá Vàng sấy từ Trung Quốc và Triều Tiên.

11


Giai đoạn từ 1976 – 1987
Trong giai đoạn này, sản xuất thuốc lá nguyên liệu ở cả hai miền tương
đối phát triển cả về diện tích lần năng suất. Tại các tỉnh phía Bắc, thuốc lá Vàng
sấy đạt đỉnh cao về diện tích 15.000 ha với sản lượng 14.000 tấn vào năm 1988.
Các tỉnh phía Nam chủ yếu trồng thuốc lá Nâu phơi – nguyên liệu sử dụng cho
thuốc lá điếu cấp thấp không đầu lọc với sản lượng biến động từ 10.000 đến
11.000 tấn/năm.
Giai đoạn từ 1988 đến nay
Từ năm 1988, do thị hiếu của người tiêu dùng đã có sự thay đổi từ khẩu vị
thuốc điếu thơm nhẹ, nóng của Trung Quốc sang khẩu vị thơm nổi, đậm đà, kiểu
Anh, Mỹ. Chất lượng nguyên liệu đòi hỏi cao hơn nên Tổng công ty Thuốc lá
Việt Nam đã có các biện pháp để tạo ra những chuyển biến tích cực trong công
tác sản xuất thuốc lá nguyên liệu như tuyển chọn giống, cải tiến kỹ thuật canh
tác, xây dựng chính sách đầu tư phù hợp,… Kết quả là nhiều giống thuốc lá mới
được tuyển chọn hoặc lai tạo thích nghi tốt với điều kiện canh tác tại Việt Nam
đã được công nhận giống quốc gia.

Ngoài ra, kỹ thuật canh tác mới, phù hợp đã giúp cải thiện đáng kể, năng
suất thuốc lá đạt 1,6 – 1,8 tấn/ha ở phía Bắc và 2,3 – 2,5 tấn/ha tại nhiều vùng
phía Nam. Chất lượng nguyên liệu cũng được nhiều khách hàng trên thế giới
chấp nhận.
Với sản lượng hiện nay ở mức 4,5 – 5 tỷ bao thuốc lá/năm, các nhà máy
thuốc điếu trong nước cần 60.000 – 70.000 tấn nguyên liệu. Để có đủ nguyên liệu
cho sản xuất, mỗi năm các nhà máy phải nhập khẩu hàng chục ngàn tấn lá thuốc
nguyên liệu. Với những nỗ lực của ngành thuốc lá, nguyên liệu sản xuất trong
nước đã dần dần thay thế lượng nguyên liệu nhập khẩu. Việc xuất khẩu thuốc lá
nguyên liệu cũng đã được xúc tiến từ năm 1996 và đã có hướng phát triển tốt.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuốc lá điếu và thuốc lá nguyên liệu ngày càng tăng
và đạt gần 85 triệu USD trong năm 2008. Việc thành lập liên doanh giữa Tổng
công ty Thuốc lá Việt Nam và tập đoàn thuốc lá Anh Mỹ (BAT) về sản xuất giữa
xuất khẩu thuốc lá nguyên liệu là yếu tố đảm bảo và thúc đấy hướng xuất khẩu

12


sản phẩm này (Tổng cục thống kê, 2014).
1.6 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về cây thuốc lá
1.6.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
a. Các dạng thuốc lá hiện trồng trên thế giới
Cho đến nay có rất nhiều kiểu phân loại các dạng thuốc lá trồng theo các
nguyên tắc khác nhau: Đặc điểm sinh học, vùng sinh thái, phương thức sử dụng,
phương thức sấy, mầu sắc lá sau khi sấy. Tuy nhiên không có nguyên tắc phân
loại nào trong các nguyên tắc kể trên bao hàm hết sự đa dạng của các loại thuốc
lá trồng. Thực tế cho thấy chỉ một số dạng thuốc lá đạt yêu cầu về khía cạnh kinh
tế và kỹ thuật. Trên thế giới có khoảng 10 – 12 dạng thuốc lá khác nhau theo
nghĩa thương mại, kỹ thuật [14]. Một số dạng chính là
+ Thuốc lá vàng sấy (Flue – cured hay Virginia)

Là dạng thuốc lá phổ biến nhất trên thế giới. Được trồng nhiều ở các nước:
Trung Quốc, Mỹ, Braxin, Ấn Độ, Zimbabuê, Nhật, Canada, Hàn Quốc,….Thuốc
lá Virginia thuộc nhóm lá lớn, độ dài trung bình lá đạt hơn 50 cm. Ở những vùng
trồng khác nhau lá thay đổi hình dạng, ở vùng có điều kiện tương đối khô, hình
dạng lá hẹp và kích thước lá trung bình, ở vùng có khí hậu nóng ẩm, kích thước
lá lớn và có dạng hình trứng hoặc elip. Cuống lá có tai và thường sát vào thân
chính. Gân chính thường dầy và thô. Điều kiện trồng thích hợp: nhiệt độ 25 – 27
0

C, ẩm độ không khí khoảng 70%, đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn

nhỏ hơn 2%. Thuốc lá Virginia được sấy gián tiếp bằng hơi nóng trong lò. Phẩm
chất lá thuốc trên cùng một cây khác nhau rõ rệt và được sắp xếp theo trình tự: lá
giữa > lá nách trên > lá nách dưới > lá ngọn> lá gốc. Thuốc lá vàng Virginia là
thành phần chính của thuốc lá điếu, thường có mầu vàng chanh, vàng nhẫn, vàng
cam. Độ cháy tốt, vị ngọt đặc trưng, khói có phản ứng axit, độ nặng sinh lý vừa
phải, hàm lượng nicotin 1,2 – 3%.
+ Thuốc lá Burley
Burley thuộc nhóm lá lớn trung bình (chiều dài 40 – 60 cm). Thích hợp với
những vùng có ẩm độ không khí cao, đất tốt, tơi xốp, ải, có hàm lượng mùn cao
(>2,5%) và cung cấp nước tốt. Burley được trồng nhiều ở các nước Mỹ, Braxin,

13


Mêhicô, Nhật, Hàn Quốc, Achentina,… Thuốc lá nguyên liệu Burley có khả
năng hấp phụ hương liệu rất tốt và giữ hương liệu được lâu do cấu trúc xốp của
mô lá. Vì thế dạng thuốc lá này đang được sử dụng nhiều để sản xuất các mác
thuốc điếu khẩu vị hỗn hợp (gu Mỹ). Ngoài ra chúng còn tham gia vào thành
phần ruột thuốc xì gà và một số sản phẩm khác. Thuốc lá Burley được sấy theo

kiểu hong gió trong bóng mát. Có thể thu hoạch và hong phơi từng lá một hay cả
cây. Lá thuốc sấy khô có màu cà phê sáng đến màu sôcôla.
+Thuốc lá Oriental
Thuốc lá oriental hay còn gọi là thuốc lá thơm là loại thuốc lá đặc sản của
vùng Bancan. Ngày nay việc sản xuất đã mở rộng ở dọc bờ biển Địa Trung Hải
và Hắc Hải. Thuốc lá oriental thích nghi với vùng khí hậu á nhiệt đới của Địa
Trung Hải: lượng mưa thấp (500 – 600 mm/năm), nhiệt độ thấp ở giai đoạn đầu
và tăng dần ở giai đoạn sau, biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn, ẩm độ không khí
thấp 60 – 65%. Thuốc lá oriental thường được trồng trên đất có độ phì thấp.
Dạng thuốc lá oriental có lá bé (<30 cm), lá mịn, gân chính nhỏ. Thuốc lá
oriental được sấy khô bằng cách phơi nắng, lá thuốc sấy có màu vàng chanh đến
vàng cam hoặc vàng có ánh đỏ. Thuốc lá nguyên liệu oriental có vị ngọt dễ chịu,
hương thơm mạnh và sắc, khói thuốc có phản ứng axit. Do có hương vị độc đáo
nên người ta dùng làm nguyên liệu phối trộn cho thuốc lá điếu gu hỗn hợp của
Mỹ. Người vùng Địa Trung Hải dùng để sản xuất thuốc điếu khẩu vị oriental.
+ Thuốc lá nâu
Được trồng ở rất nhiều nước và có rất nhiều loại giống. Thuốc lá nâu thích
hợp với đất có độ phì cao, ẩm độ đất và không khí cao. Được sản xuất nhiều ở
Trung và Nam Mỹ, Ấn Độ, Pakistan, Nhật, Châu Phi. Ở nước ta thuốc lá nâu
được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung. Thuốc lá nâu thuộc nhóm lá lớn trung
bình, được sấy khô bằng cách phơi nắng hoặc hong trong bóng mát. Thuốc lá sau
khi sấy khá chắc, có màu nâu sáng nếu phơi nắng hoặc màu nâu tối nếu hong
trong bóng mát. Thuốc lá nâu có hàm lượng nicotin cao, hàm lượng gluxit hoà
tan rất thấp và độ nặng sinh lý cao, được dùng để sản xuất một số loại thuốc lá
điếu sợi đen hoặc tham gia vào một số mác thuốc hỗn hợp hoặc để hút tẩu.

14


Ngoài ra còn một số dạng thuốc lá khác như Maryland, thuốc lá nhai (chewing

tobacco), xì gà….
b. Kết quả nghiên cứu về phân bón trên thế giới
Phân bón là yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói
chung và trong sản xuất thuốc lá nói riêng. Nó là nguồn cung cấp chủ yếu dinh
dưỡng cây thông qua quá trình hấp thu của bộ rễ.
Thuốc lá là cây trồng ngắn ngày. Việc bón lót đầy đủ, bón thúc sớm và kết
thúc trước 35 ngày sau trồng là một yếu tố quyết định đến năng suất và chất
lượng của thuốc lá nguyên liệu.
Hiện nay có rất nhiều nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu về ảnh
hưởng của hàm lượng dinh dưỡng trong phân bón đến cây trồng nói chung và cây
thuốc lá nói riêng. Theo tài liệu của Sở nghiên cứu thuốc lá Trung Quốc: hàm
lượng N, P, K trong thân cây thuốc lá gồm N: 2,5%; P2O5: 0,52%; K2O:
3,24%, chứng tỏ cây thuốc lá cần N, P, K trong đó đặc biệt là N và K. Tuy
vậy trong các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây, nhu cầu dinh dưỡng của
cây lại rất khác nhau.
Bảng 2.1: Khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây thuốc lá
Sau trồng (ngày)

N

P2O5

K2O

30

3,30

0,75


4,45

60

1,98

0,59

4,70

90

1,82

0,59

3,64

120

1,85

0,57

1,83

Nguồn: Sở nghiên cứu thuốc lá Trung Quốc
Qua đó chứng tỏ cây thuốc lá hấp thu nhiều N nhất ở giai đoạn 35 – 40
ngày sau trồng, hấp thu K nhiều nhất ở giai đoạn 35 – 60 ngày sau trồng. Còn yêu
cầu P ít hơn và rải đều quá các thời kỳ.

Theo kết quả nghiên cứu của Crafts Brandner. et al (1987); Crafts
Brandner. et al (1987) cho thấy năng suất của các giống thuốc lá vàng sấy lò là
tương đương với thuốc lá Burley mặc dù bón lượng N ít hơn 4 lần đó là do khả
năng tích lũy tinh bột của thuốc lá vàng là tốt hơn. Thuốc lá Burley nhạy cảm

15


hơn ở mức đạm thấp so với thuốc lá vàng. Sự khác nhau về hiệu quả sử dụng
đạm giữa các giống thuốc lá vàng với nhau cũng được thấy trong kết quả nghiên
cứu của Sisson et al (1987).
Theo dẫn giải của Nguyễn Văn Biếu (2005): ở Mỹ, mức bón đạm từ 50 80 kg N/ha, tuỳ thuộc vào độ sâu và cấu trúc của tầng canh tác, cây trồng trước,
giống thuốc lá được trồng và kinh nghiệm của người trồng. Lượng bón lót
không quá 40 kg N/ha. Mức bón lân từ 0 - 45 kg P2O5/ha (phụ thuộc vào kết
quả phân tích đất trước khi trồng), lân thường được bón lót toàn bộ.
Lượng kali bón tùy thuộc vào khuyến cáo theo kết quả phân tích đất, nếu bón
lót không hết thì có thể sử dụng phân N, K để bón thúc, nhưng N và K2O phải
cân bằng nhau.
Ở Zimbabuê, thuốc lá vàng sấy trồng trên đất cát và cát pha có mức bón
đạm từ 15 - 40 kg N/ha đối với đất cày sớm và 35 - 70 kg N/ha đối với đất cày
muộn; mức bón lân từ 100-110 kg P2O5/ha; mức bón kali từ 90 - 110 kg K2O/ha.
Trường hợp có mưa lớn rửa trôi dinh dưỡng trong giai đoạn 3 - 8 tuần sau trồng
bón bổ sung 25 kg N/ha. Trên đất thịt nhẹ và đất giàu sét hơn, áp dụng mức bón
10 - 30 kg N/ha đối với đất cày sớm và 20 - 55 kg N/ha đối với đất cày muộn.
Mức bón lân và kali cho loại đất này là 140 - 160 kg P2O5/ha và 90 - 110 kg
K2O/ha. Tương tự, khi mưa lớn xuất hiện trong giai đoạn 3 - 8 tuần sau trồng, cần
bón bổ sung 15 - 25 kg N/ha.
Còn tại Trung Quốc, mức bón phân cho giống thuốc lá vàng sấy địa
phương Hồng Hoa Đại Kim Nguyên là 75 - 90 kg N: 100 - 180 kg P2O5: 150 180 kg K2O/ha, tuỳ theo đất trồng. Đối với các giống như NC89, K326, G28
mức bón phân được xác định là 60 - 90 kg: 60 - 180 kg P2O5: 120 - 180 kg

K2O/ha, tuỳ theo đất trồng.
Fan Su et al (2006) tiến hành thí nghiệm đối với giống thuốc lá vàng
trồng ở mật độ 15000 cây/ha trên đất luân canh với cây lúa mỳ tại
Qujing, Vân Nam, Trung Quốc, với 10 công thức phân bón NPK trong vòng 6
năm từ 2000 - 2006. Kết quả cho thấy công thức bón 135 kgN : 195 kg P2O5 :
240 kg K2O/ha là phù hợp nhất.

16


Tác giả Ju Xiao Tang et al (2008) tiến hành thí nghiệm đồng ruộng để
nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình khoáng hóa đạm ở các giai đoạn sinh
trưởng đối với năng suất, hàm lượng nicotin của thuốc lá vàng sấy lò giống K
326 tại Fenggang và Jinsha tỉnh Guizhon, Trung Quốc. Năng suất và hiệu quả
kinh tế của thuốc lá vàng tại Fenggang luôn thấp hơn nhiều so với tại Jinsha
tuy nhiên lượng nicotine tích lũy trong lá trung châu và lá ngọn ở
Fenggang lại cao hơn nhiều so với ở Jinsha khi bón cùng một lượng phân đạm, đó
là do khả năng cung cấp đạm ở Fenggang cao hơn. Chính vì vậy quá trình khoáng
hóa đạm vào giai đoạn sinh trưởng muộn của cây là một nhân tố quan trọng ảnh
hưởng tới tích lũy đạm làm cho hàm lượng nicotin trong lá ngọn cao, qua đó
làm giảm phẩm cấp của thuốc lá nguyên liệu.
Như vậy qua kết quả nghiên cứu chúng ta có thể thấy rằng đối với
thuốc lá vàng sấy lò nên bón đạm sớm, kết thúc trước 5 tuần sau trồng, với
lượng đạm bón ít hơn so với bón cho thuốc lá Burley thì sẽ đảm bảo được năng
suất và chất lượng thuốc lá nguyên liệu.
Phân khoáng có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, tuy
nhiên việc bón phân khoáng với một thời gian dài liên tục có thể làm thay đổi
tính chất sinh hóa học của đất. Việc chỉ sử dụng phân bón vô cơ trong sản xuất
nông nghiệp mà không có biện pháp cải tạo đã phần nào làm đất bị thoái hóa. Để
cải tạo độ màu mỡ của đất các nhà khoa học đã đưa các loại phân bón vi sinh có

nguồn gốc hữu cơ vào trong sản xuất.
Gu Yun Fu et al (2008) cho thấy việc bón kết hợp giữa phân khoáng với
phân chuồng h ợ p l ý sẽ làm tăng một lượng lớn số lượng vi sinh vật đất, hệ
vi sinh vật nitrat hóa cũng đa dạng hơn so với công thức chỉ bón phân khoáng.
b. Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật diệt chồi
Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất thuốc lá nhằm
mục đích tăng năng suất và chất lượng nguyên liệu thuốc lá đang là vấn đề cấp
bách và được nhiều tổ chức, cá nhân ở trong ngành quan tâm. Theo kết quả
nghiên cứu của một số nhà khoa học trên lĩnh vực thuốc lá cho thấy nếu ngắt
ngọn diệt chồi triệt để có thể làm tăng từ 20 – 30% năng suất và hiệu quả kinh tế

17


×