Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sản xuất và đời sống của người dân tái định cư thủy điện sơn la tại huyện tủa chùa, tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.71 MB, 96 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các từ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục các hình

viii

MỞ ĐẦU

1

1


Tính cấp thiết của đề tài

1

2

Mục đích nghiên cứu của đề tài

2

3

Yêu cầu nghiên cứu của đề tài

2

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1 Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài

3

1.1.1

Thu hồi đất

3


1.1.2

Di dân

4

1.1.3

Tái định cư

6

1.1.4

Di dân tái định cư trong các công trình thuỷ điện

7

1.1.5

Đời sống, sản xuất

9

1.2 Kinh nghiệm bố trí tái định cư tại các công trình thủy điện trên thế giới

11

2.2.1


Trung Quốc

11

2.2.2

Thái Lan

16

2.2.3

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

17

1.3 Cơ sở thực tiễn và ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng các công
trình thủy điện đến đời sống, sản xuất của người dân tại Việt Nam

18

1.3.1

Thực trạng phát triển các công trình thủy điện ở Việt Nam

18

1.3.2

Thực trạng bố trí tái định cư tại các công trình thủy điện


22

1.3.3

Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây
dựng các công trình thủy điện đến đời sống của người dân tại
Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

29

Page iii


Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

33

2.1 Đối tượng nghiên cứu

33

2.2 Nội dung nghiên cứu

33

2.2.1


Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tủa
Chùa

2.2.2

33

Khái quát về công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư xây dựng thủy điện Sơn La trên địa bàn huyện Tủa
Chùa

2.2.3

33

Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sản xuất, đời
sống của người dân tái định cư huyện Tủa Chùa

2.2.4

33

Đề xuất một số giải pháp nâng cao đời sống, sản xuất cho
người dân tái định cư huyện Tủa Chùa

33

2.3 Phương pháp nghiên cứu

33


2.3.1

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

33

2.3.2

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp

34

2.3.3

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

34

2.3.4

Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu

34

2.3.5

Phương pháp so sánh

35


2.3.7

Phương pháp tổng hợp

35

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

36

3.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tủa Chùa

36

3.1.1

Điều kiện tự nhiên

36

3.1.2

Điều kiện kinh tế - xã hội

40

3.1.3

Hiện trạng sử dụng đất huyện Tủa Chùa


44

3.2 Khái quát về công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư xây
dựng thủy điện Sơn La trên địa bàn huyện Tủa Chùa
3.2.1

44

Khái quát về các đơn vị hành chính bị thu hồi đất để xây dựng
công trình thủy điện Sơn La trên địa bàn huyện Tủa Chùa

3.2.2

44

Công tác thu hồi đất để xây dựng công trình thủy điện Sơn La
trên địa bàn huyện Tủa Chùa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

47

Page iv


3.2.3

Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất xây dựng công trình thủy điện Sơn La trên địa bàn

huyện Tủa Chùa

48

3.3 Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sản xuất và đời sống của
người dân tái định cư huyện Tủa Chùa
3.3.1

Khái quát về hộ điều tra

3.3.2

Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sản xuất và đời sống của
người dân tái định cư huyện Tủa Chùa

3.3.3

56
56
57

Đánh giá chung về ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời
sống, sản xuất của người dân tái định cư huyện Tủa Chùa

71

3.4 Đề xuất một số giải pháp nâng cao đời sống và sản xuất cho người dân
tái định cư huyện Tủa Chùa

74


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

83

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Diễn giải

1

CHDC

Cộng hoà dân chủ

2

DS


Dân số

3

DT

Diện tích

4

ĐVT

Đơn vị tính

5

NĐ-CP

Nghị định - Chính Phủ

6

QĐ-TTg

Quyết định - Thủ tướng Chính phủ

7

STT


Sau thu hồi

8

TĐC

Tái định cư

9

TH

Trường hợp

10

TT

Thứ tự

11

TTH

Trước thu hồi

12

UBND


Ủy ban nhân dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Tăng trưởng kinh tế huyện Tủa Chùa giai đoạn 2010 - 2014

41

3.2
3.3

Hiện trạng dân số và lao động huyện Tủa Chùa năm 2014
Thực trạng thu hồi đất để xây dựng thủy điện Sơn La trên địa

42
48


3.4

bàn huyện Tủa Chùa
Tổng hợp kết quả bồi thường xây dựng dự án thủy điện Sơn La
trên địa bàn huyện Tủa Chùa
Kết quả hỗ trợ thu hồi đất xây dựng thủy điện Sơn La trên
địa bàn huyện Tủa Chùa
Kết quả bố trí tái định cư dự án xây dựng thủy điện Sơn La

50

3.5
3.6

51

trên địa bàn huyện Tủa Chùa

52

3.7
3.8

Hiện trạng sử dụng đất khu TĐC Huổi Lực năm 2014
Hiện trạng sử dụng đất khu TĐC Tả Huổi Tráng - Tà Si Láng

53
54

3.9

3.10

Hiện trạng sử dụng đất khu TĐC Huổi Lóng năm 2014
Thông tin cơ bản về hộ điều tra

55
57

3.11

Diện tích đất của người dân trước và sau thu hồi đất tại các điểm
tái định cư huyện Tủa Chùa

59

Năng suất và sản lượng cây trồng trước và sau thu hồi đất tại các
điểm tái định cư huyện Tủa Chùa

60

Tình hình chăn nuôi của các hộ dân trước và sau thu hồi đất tại
các điểm tái định cư huyện Tủa Chùa

61

3.12
3.13
3.14

Tình hình chi phí cho sản xuất của 1 hộ dân trước và sau thu hồi


3.15

đất tại các điểm tái định cư huyện Tủa Chùa
Hiệu quả sản suất của người dân trước và sau thu hồi đất

64
65

Thu nhập bình quân của người dân trước và sau khi thu hồi đất
tại các điểm tái định cư huyện Tủa Chùa
Chi tiêu hàng năm của người dân trước và sau khi thu hồi đất
các điểm tái định cư huyện Tủa Chùa

66
tại
68

3.16
3.17
3.18

Tài sản của 1 hộ dân trước và sau khi thu hồi đất tại các điểm
69

3.19

tái định cư huyện Tủa Chùa
Điều kiện sinh hoạt của người dân trước và sau khi thu hồi đất
tại các điểm tái định cư huyện Tủa Chùa


71

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hình

Tên hình

Trang

3.1

Sơ đồ hành chính huyện Tủa Chùa

36

3.2

Hiện trạng sử dụng đất huyện Tủa Chùa năm 2014

44

3.3


Sơ đồ vị trí vùng ngập, tái định cư huyện Tủa Chùa

47

3.4

Hình ảnh điểm tái định cư Huổi Lực, xã Mường Báng

53

3.5

Hình ảnh điểm tái định cư Tả Huổi Tráng - Tả Si Láng

54

3.6

Hình ảnh điểm tái định cư Huổi Lóng, xã Huổi Só

55

3.7

Hình ảnh chăn nuôi trâu bò điểm tái định cư Huổi Lóng

62

3.8


Hình ảnh chăn nuôi lợn tại các điểm tái định cư

63

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện khá nhiều dự án thuỷ điện đòi
hỏi phải xây dựng các hồ chứa nước, hình thành đập thuỷ điện, có tác động nhiều
đến sản xuất và ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào. Nhiều vùng trong khu vực
lòng hồ, người dân phải di dời, thay đổi nơi cư trú và tái định cư trên nhiều địa bàn
mới. Theo thống kê chưa đầy đủ thì riêng các công trình thuỷ điện trong nước đã có
hơn 150 ngàn người dân bị ảnh hưởng trước đây và gần 400 ngàn người bị ảnh
hưởng trực tiếp hiện nay (Viện nghiên cứu Quản lý Trung ương, 2014).
Nhà máy thủy điện Sơn La nằm tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Nhà máy được khởi công xây dựng ngày 2 tháng 12 năm 2005. Theo Quy hoạch
tổng thể di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt, tổng số dân di chuyển thuộc Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn
La là 20.340 hộ, 92.301 nhân khẩu. Trong đó, tỉnh Sơn La 12.584 hộ, 58.337 khẩu,
tỉnh Điện Biên 4.459 hộ, 17.010 khẩu và tỉnh Lai Châu 3.297 hộ, 16.954 khẩu.
Tổng số khu, điểm tái định cư tập trung của dự án là 78 khu, 285 điểm theo hai hình
thức là tái định cư xen ghép vào 38 bản thuộc 17 xã và tái định cư tự nguyện. Dự án
được thực hiện với quy mô bố trí tái định cư cho 20.477 hộ bao gồm số dân di
chuyển thuộc Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La và Dự án đường tránh
ngập đường Mường Lay-Nậm Nhùn, giai đoạn 1 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, 2013).

Sau 7 năm xây dựng, Thủy điện Sơn La được khánh thành vào ngày 23 tháng
12 năm 2012, sớm hơn kế hoạch 3 năm, trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất Việt
Nam và cả khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, phần lớn các hộ dân đã được bố trí vào
sinh sống tại các khu tái cư và được hưởng các chính sách của Nhà nước. Tuy
nhiên, một số bộ phận dân cư do phong tục tập quán, tư tưởng chưa quen với cách
chuyển đổi nghề nghiệp ở nơi ở mới nên họ gặp nhiều khó khăn trong đời sống và
sản xuất. Do vậy, đề tài "Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sản xuất
và đời sống của người dân tái định cư thủy điện Sơn La trên địa bàn huyện Tủa
Chùa, tỉnh Điện Biên" là rất cần thiết và có ý nghĩa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá thực trạng sản xuất và đời sống của người dân tái định cư thủy điện
Sơn La trên địa bàn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống cho người
dân tái định cư huyện Tủa Chùa.
3. Yêu cầu nghiên cứu của đề tài
- Các số liệu điều tra, thu thập phục vụ cho nghiên cưu đề tài đảm bảo độ
chính xác, tin cậy.
- Các giải pháp đề xuất nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống cho người dân
tái định cư huyện Tủa Chùa phải phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
1.1.1. Thu hồi đất
Thu hồi là việc lấy lại cái đã đưa ra, đã cấp phát ra hoặc cái bị người khác
lấy. Đối với đất đai, do quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân, do Nhà nước là đại
diện, vì vậy, khái niệm thu hồi đất gắn liền với sự tồn tại của quyền sở hữu toàn dân
về đất đai.
Theo Khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì thu hồi đất là việc Nhà nước
quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng
đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam, 2013). Về bản chất, thu hồi đất chính là việc chuyển
quyền sử dụng đất theo một cơ chế bắt buộc thông qua biện pháp hành chính. Việc
thu hồi đất có những đặc điểm sau đây (Đào Trung Chính, 2014):
- Xảy ra theo một yêu cầu cụ thể (thu hồi đất do nhu cầu vì lợi ích chung)
hoặc trong một hoàn cảnh cụ thể (do vi phạm pháp luật về đất đai; do không còn
nhu cầu sử dụng đất).
- Việc thu hồi đất phải bằng một quyết định hành chính cụ thể, trong đó phải
thể hiện rõ vị trí, diện tích, loại đất bị thu hồi; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có
đất bị thu hồi. Quyết định thu hồi đất được ban hành bởi một cơ quan hành chính có
thẩm quyền theo luật định (UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện).
- Được thực hiện theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ và được quy định riêng
đối với từng trường hợp.
Mỗi trường hợp thu hồi đất có sự khác nhau về căn cứ để thu hồi, về trình tự,
thủ tục thu hồi, về chính sách bồi thường khi thu hồi đất:
- Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng được căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và dự án đầu tư
đã được chấp thuận, cấp phép đầu tư, quyết định đầu tư; Thu hồi đất trong trường
hợp người được trao quyền sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (để đất hoang
hóa, hủy hoại đất, không thực hiện nghĩa vụ tài chính,... ) phải trên cơ sở kết luận


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


thanh tra; Thu hồi đất đối với trường hợp không còn nhu cầu sử dụng đất (tổ chức bị
giải thể, cá nhân bị chết, tự nguyện trả lại đất) phải trên cơ sở quyết định giải thể
của cơ quan có thẩm quyền, giấy chứng tử, đơn trả lại đất,...
- Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng được thực hiện theo một trình tự, thủ tục với thời gian tương đối
dài, bao gồm các bước thông báo thu hồi đất, đo đạc diện tích, kiểm đếm tài sản,
phê duyệt và thực hiện phương án bồi thường, cưỡng chế thu hồi đất và bàn giao đất
trên thực địa; thu hồi đất trong trường hợp người được trao quyền sử dụng đất vi
phạm pháp luật về đất đai gắn liền với thủ tục thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đất đai; thu hồi đất đối với trường hợp không còn nhu cầu
sử dụng đất có trình tự thủ tục đơn giản hơn.
- Tùy từng trường hợp cụ thể và căn cứ vào nguồn gốc sử dụng đất mà người
bị thu hồi đất được bồi thường hoặc không được bồi thường thiệt hại về đất, về tài
sản gắn liền với đất: Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi
ích quốc gia, lợi ích công cộng và thu hồi đất đối với trường hợp không còn nhu cầu
sử dụng đất và đất có nguồn gốc được giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng
đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, thu hồi đất nông nghiệp giao
cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được bồi thường, do tự
nguyện trả lại đất thì được bồi thường; Thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai thì
không được bồi thường nhưng được xem xét trả lại giá trị đã đầu tư vào đất (tiền sử
dụng đất, tiền thuê đất đã trả trước, chi phí san lấp, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây
dựng cơ bản, ...).
1.1.2. Di dân
Năm 1958, Liên hợp quốc đưa ra quan niệm về di dân, đó là sự di chuyển

dân cư trong không gian giữa một đơn vị địa lý hành chính này vào một đơn vị hành
chính khác, kèm theo sự thay đổi về chỗ ở thường xuyên trong khoảng cách di dân
xác định. Năm 1973, Liên hợp quốc đưa ra quan niệm di dân dài hạn và di dân ngắn
hạn. Di dân dài hạn là người di cư đến nơi ở mới trên 12 tháng trở lên. Di dân ngắn
hạn là người di cư đến nơi ở mới dưới 12 tháng (Hoàng Văn Chức, 2004).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Đặng Nguyên Anh (2006) quan niệm: di dân theo nghĩa rộng là sự chuyển
dịch bất kỳ của con người trong không gian và thời gian nhất định, kèm theo thay
đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn; di dân theo nghĩa hẹp là sự di chuyển dân cư
từ một đơn vị lãnh thổ này đến một lãnh thổ khác, nhằm thiết lập nơi cư trú mới,
trong một khoảng thời gian nhất định.
Thực tế cho thấy con người di cư vì nhiều lý do khác nhau và những lý do có
thể hình thành và gây ảnh hưởng ở nơi đi hay nơi đến. Một trong những lý do dẫn
đến sự di dân bắt buộc là do nơi ở cũ bị giải tỏa, di dời nhằm mục đích lấy mặt bằng
xây dựng đường xá, các công trình công cộng, các dự án phát triển và dân sinh
(Đặng Nguyên Anh, 2006).
Di dân sẽ gây ra những tác động lớn đến các vấn đề dân số, kinh tế - xã hội.
Di dân có ảnh hưởng lớn trong việc phân bố lại lực lượng sản xuất, nguồn lao động
theo lãnh thổ và khu vực kinh tế. Mỗi nhóm cư dân, mỗi cộng đồng đều có đời sống
văn hóa, phong tục tập quán khác nhau, nên khi chuyển đến địa điểm mới dễ gây ra
sự xáo trộn, xung đột, phân biệt đối xử trong cộng đồng nơi đến.
Dựa trên những cơ sở khác nhau, có thể phân chia di cư thành các loại hình
khác nhau (Đặng Nguyên Anh, 2006):
- Trên cơ sở thời gian, di dân bao gồm di cư lâu dài, di cư tạm thời và di cư
mùa vụ. “Di cư lâu dài" chỉ người/nhóm người di cư dịch chuyển nơi cư trú trong một

khoảng thời gian tương đối dài và có ý định ở lại nơi đến. “Di cư tạm thời” là sự xác
lập nơi cư trú của người/nhóm người trong một khoảng thời gian ngắn trước khi
quyết định có ở lại định cư tại nơi đó hay không. “Di cư mùa vụ” là hình thức di cư
đặc biệt của di cư tạm thời, nó không chỉ ám chỉ khoảng thời gian di cư trùng với thời
gian thu hoạch mùa vụ, mà còn chỉ khoảng thời gian di cư phục vụ hoạt động kinh tế
mùa vụ (mùa xây dựng, mùa du lịch…), có nghĩa là người di cư dịch chuyển nơi cư
trú theo mùa vụ để tìm kiếm việc làm, không có ý định ở lại lâu dài tại địa bàn nhập
cư, sẽ quay trở lại nơi xuất cư nếu có nhu cầu lao động hoặc công việc gia đình.
- Về hướng di dân, gồm có hai hình thức di dân: Di dân nội địa và di dân
quốc tế - sự dịch chuyển nơi cư trú bên trong biên giới quốc gia hoặc vượt ra ngoài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


biên giới quốc gia tới quốc gia khác.
- Về địa bàn đến, di dân có bốn loại hình: Nông thôn - nông thôn; Nông thôn
- thành thị; Thành thị - thành thị; Thành thị - nông thôn.
- Về pháp lý, có hai hình thức di dân: Có tổ chức và tự do; trong đó, di dân
có tổ chức là loại hình di cư diễn ra trong khuôn khổ các chương trình của Nhà
nước, theo đó, người di cư được nhận sự hỗ trợ ổn định đời sống từ Nhà nước, được
Nhà nước định hướng địa bàn cư trú, công ăn, việc làm, còn di cư tự do bao gồm
những người di cư không nằm trong chương trình di cư của Chính phủ, do người di
cư tự quyết định từ việc lựa chọn địa bàn nhập cư, đến trang trải mọi phí tổn di
chuyển, tìm việc làm…
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, sẽ đề cập đến hình thức di dân có tổ
chức, cụ thể là di dân để thực hiện dự án xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, phục
vụ mục tiêu quốc gia về an ninh năng lượng. Di dân có tổ chức gắn liền với quá
trình tái định cư không tự nguyện (hay tái định cư bắt buộc).

1.1.3. Tái định cư
Vấn đề thu hồi đất, tái định cư là vấn đề chung của các quốc gia, nhất là các
nước đang phát triển. Đây là hậu quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và đô thị hóa. Ở nước ta, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày
càng có nhiều dự án đầu tư được triển khai cần phải thu hồi đất như xây dựng hệ
thống giao thông, bến càng, các khu công nghiệp, khu du lịch, các công trình thủy
điện,... Điều này kéo theo vấn đề phải bố trí tái định cư cho hàng trăm ngàn người
dân và làm thay đổi cuộc sống của họ vốn đã ổn định từ đời này sang đời khác.
Tái định cư được hiểu theo nghĩa rộng là mọi ảnh hưởng, tác động tới tài sản
và tới cuộc sống của những người bị mất tài sản hoặc nguồn thu nhập do dự án phát
triển gây ra, bất kể họ có phải di chuyển hay không. Tái định cư theo nghĩa hẹp chỉ
sự di chuyển của các hộ bị ảnh hưởng tới định cư ở nơi ở mới (Phạm Hồng Hoa và
Lâm Mai Lan, 2000).
Tái định cư bao hàm tất cả những thiệt hại trực tiếp về kinh tế và xã hội gây
ra do thu hồi đất và hạn chế sự tiếp cận, cùng với những biện pháp bồi thường và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


khắc phục. Tái định cư không hạn chế sự di dời vật chất thông thường. Tái định cư
có thể, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bao gồm (a) thu hồi đất và các công
trình trên đất, bao gồm cả doanh nghiệp, cửa hàng; (b) sự di dời vật chất; và (c) sự
phục hồi kinh tế của những người bị ảnh hưởng.
Có nhiều cách phân loại tái định cư. Xét về hình thức tái định cư thì có các
dạng như sau: Di dời dân cư vào khu đô thị; Chuyển dịch nội thành và ngoài thành
từ các chương trình cải tạo đô thị hóa, chuyển dịch theo cơ sở tự nguyện của người
dân; Tái định cư tại chỗ khi chính quyền thực hiện các dự án khu dân cư. Xét về cơ
sở tự nguyện của người dân thì có tái định cư tự giác, tái định cư tự phát và tái định

cư cưỡng bức. Xét về tính chất thì tái định cư có 2 dạng: Tái định cư bắt buộc và tái
định cư tự nguyện.
1.1.4. Di dân tái định cư trong các công trình thuỷ điện
Tái định cư là vấn đề lớn bởi nó liên quan đến vấn đề ổn định cuộc sống, tạo
sinh kế mới và giữ gìn bản sắc văn hóa của cộng đồng cư dân. Vấn đề càng trở nên
quan trọng đối với tái định cư thủy điện bởi nó diễn ra trên một địa bàn rộng, số
lượng người dân phải di dời - chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số - lớn. Việc di
chuyển, tái định cư để thực hiện các dự án thuỷ điện ở miền núi trên thực tế rất khác
với các dự án giải phóng mặt bằng ở miền xuôi, đòi hỏi những chính sách đặc biệt
nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến tài nguyên và con người. Thực hiện mục tiêu
tái định cư, hoạt động cơ bản là đảm bảo điều kiện sống và sản xuất cho người dân.
Có làm tốt hai mắt khâu này thì người dân mới yên tâm ổn định cuộc sống tại nơi ở
mới. Trong những năm gần đây, nhiều công trình thủy điện đã và đang được xây
dựng góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu năng lượng phục vụ cho phát triển kinh
tế xã hội, sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân nhằm mục tiêu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Di dân tái định cư trong các công trình thuỷ điện thường là di dân bắt buộc
để giải phóng mặt bằng, thi công công trình thuỷ điện. Các công trình Thuỷ điện
đều mang tính quan trọng quyết định đối với sự phát triển của địa phương, khu vực
và quốc gia. Tuy nhiên, chúng cũng làm nảy sinh mâu thuẫn giữa mục đích phát

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


triển quốc gia lâu dài với quyền lợi của các cộng đồng và cá nhân - những người
chịu bất lợi trước tiên. Các dự án này đều có thể tác động bất lợi tới những người
đang sử dụng các nguồn tài nguyên như đất đai, nguồn nước, hay các loại tài
nguyên thiên nhiên khác và các phương tiện kinh tế, xã hội, văn hoá và tôn giáo liên

quan. Điều quan trọng là phải cân nhắc lợi ích đạt được với cái giá phải trả cho các
ảnh hưởng này bằng cách xem xét các phương án triển khai hoặc không phải di dân,
hoặc chỉ gây gián đoạn nhỏ về kinh tế, xã hội và tìm ra cách để hoà hợp những
quyền lợi và mâu thuẫn nói trên. Trường hợp không tránh khỏi tái định cư, phải tiến
hành các biện pháp cụ thể nhằm đạt được các nội dung như sau: Bảo vệ quyền lợi
và cuộc sống của những người bị di chuyển do dự án; Giảm và đền bù những thiệt
hại về tiềm năng kinh tế của người bị ảnh hưởng, của nền kinh tế khu vực và địa
phương; Hỗ trợ phát triển tiềm năng kinh tế, xã hội và văn hoá cho các cộng đồng
và người bị ảnh hưởng (Phạm Minh Hạnh, 2009).
Di dân tái định cư trong các dự án thuỷ điện chủ yếu được đầu tư xây dựng ở
bên các con sông có địa hình đồi núi cao. Mục đích xây dựng nhằm lợi dụng địa thế
tự nhiên để hình thành các hồ chứa nhân tạo. Một nhà máy thuỷ điện không chiếm
nhiều diện tích nhưng hồ chứa nước để đảm bảo vận hành nhà máy chiếm diện tích
rất lớn, từ vài km2 đến hàng trăm km2 (diện tích hồ thuỷ điện Hoà Bình là 208 km2 ,
Sơn La là 224 km2). Điều đó cũng có nghĩa là có diện tích đất tương ứng bị mất đi,
hơn nữa, đó chủ yếu là diện tích canh tác đã ổng định lâu đời (do điều kiện đất ở
đây gần nguồn nước, trong thung lũng và được canh tác lâu đời chủ yếu là đất tốt).
Diện tích đất bị thu hồi sử dụng rất lớn tới hàng chục ngàn ha cho việc tạo
lòng hồ, xây dựng các công trình nhà máy, khu phụ trợ và mặt bằng thi công. Phần
lớn đất ngập lại là các thung lũng, vùng đất thấp, đất bằng phẳng màu mỡ, nơi tập
trung đông dân cư. Đời sống chủ yếu của dân cư ở khu vực này là sản xuất nông
nghiệp, làm nương rẫy và khai thác lâm sản phụ. Trình độ sản xuất còn rất thô sơ,
quảng canh, sống phụ thuộc vào thiên nhiên là chính. Bên cạnh đó, trình độ học vấn
và khả năng tiếp thu các yếu tố kỹ thuật, văn hóa bên ngoài rất hạn chế. Nhiều tập
quán hủ tục vẫn còn tồn tại và duy trình trong đời sống cư dân và các bản làng. Do

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8



đó, việc phát triển các công trình thủy điện đã kéo theo vấn đề thu hồi đất và di rời
dân cư làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân trong vùng ngập. Điều kiện và
môi trường sống thay đổi là một vấn đề lớn của con người và cộng đồng nơi đây vì
khả năng thích nghi của họ rất hạn chế. Do vậy các công trình thủy điện có tác động
ảnh hưởng đến nhiều mặt như môi trường sinh thái, đời sống kinh tế - xã hội của
nhân dân vùng bị ảnh hưởng đặc biệt là đối với một số dân phải di dời để giải phóng
mặt bằng cho công trình và lòng hồ.
Trong quá trình xây dựng các công trình thủy điện trong những năm vừa qua,
công tác bố trí tái định cư đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn bộc
lộ nhiều điểm hạn chế. Vấn đề quy hoạch và xây dựng các khu tái định cư cũng gặp
những bất cập trong xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở, tổ chức sản xuất, vấn đề giải
quyết đất đai, tổ chức sản xuất cho người dân tái định cư.
1.1.5. Đời sống, sản xuất
1.1.5.1. Đời sống
Đời sống được hiểu là các điều kiện sinh hoạt phục vụ cuộc sống hàng ngày
của con người. Đời sống ở đây được xem xét trên hai phương diện: đời sống vật
chất và đời sống tinh thần (Tống Văn Đường, 2001).
- Đời sống vật chất: Là phương tiện, phương thức thể hiện đời sống của con
người với tư cách là một sinh vật xã hội. Nói cách khác, đời sống vật chất là phương
tiện đo lường trình độ phát triển của con người xã hội trong xã hội loài người trong
đó nó thể hiện mặt bản thể luận của đời sống tinh thần. Chẳng hạn, những giá trị
tinh thần bao giờ cũng phải được tồn tại, phát triển thông qua một số cơ sở, phương
tiện vật chất như nhà in, đài phát thanh, đài truyền hình, thư viện, viện bảo tàng…
và được vật chất hoá dưới nhiều hình thức như sách báo, tranh ảnh, băng hình, băng
nhạc, tượng đài, đình chùa…. Đời sống vật chất của một nhóm đối tượng cụ thể
thường được đo lường bằng rất nhiều tiêu chí như nguồn sinh sống chính, mức sống
so với tiêu chí cụ thể, điều kiện sống được đo lường bằng các tiêu chí phụ như nhà
ở, nước sạch, vệ sinh, môi trường, giao thông vv. Chất lượng sống với các tiêu chí
như cơ sở giáo dục, chăm sóc y tế, vui chơi giải trí… (Lê Ngọc Hùng, 2009).


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


- Đời sống tinh thần: Đời sống tinh thần được hiểu bao gồm tất cả những gì
liên quan đến lĩnh vực tinh thần: từ những giá trị, sản phẩm tinh thần đến những
hiện tượng, quá trình tinh thần, từ những hoạt động tinh thần (sản xuất tinh thần,
phân phôi, tiêu dùng giá trị tinh thần...) đến những quan hệ tinh thần (trong trao
đổi, giao tiếp tinh thần...). Nói đến đời sống tinh thần là nói đến tính liên tục về
thời gian, tính rộng lớn về không gian của tất cả những hiện tượng, những quá
trình tinh thần.
1.1.5.2. Sản xuất
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt
động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay
để trao đổi trong thương mại. Tùy theo sản phẩm, sản xuất được phân thành ba khu
vực: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản; Khai thác mỏ, công nghiệp chế tạo, xây
dựng; Dịch vụ.
- Sản xuất nông nghiệp: Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của
xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi
làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một
số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm
nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn
bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
- Khai thác mỏ, công nghiệp chế tạo, xây dựng:
+ Khai thác mỏ là hoạt động khai thác khoáng sản hoặc các vật liệu địa chất
từ lòng đất, thường là các thân quặng, mạch hoặc vỉa than. Các vật liệu được khai
thác từ mỏ như kim loại cơ bản, kim loại quý, sắt, urani, than, kim cương, đá vôi, đá
phiến dầu, đá muối và kali cacbonat. Bất kỳ vật liệu nào không phải từ trồng

trọt hoặc được tạo ra trong phòng thí nghiệm hoặc nhà máy đều được khai thác từ
mỏ. Khai thác mỏ ở nghĩa rộng hơn bao gồm việc khai thác các nguồn tài nguyên
không tái tạo (như dầu mỏ, khí thiên nhiên, hoặc thậm chí là nước).
+ Công nghiệp chế tạo: là một bộ phận trong khu vực thứ hai của một nền
kinh tế, bao gồm các ngành sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và có thể sử dụng cũng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


như sản xuất vật liệu xây dựng. Khu vực này thường sử dụng các sản phẩm của khu
vực sơ khai (hay khu vực thứ nhất của nền kinh tế) làm đầu vào để sản xuất ra các
sản phẩm công nghệ tiêu dùng. Khu vực chế tạo có thể phân thành hai tiểu khu vực
là công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.
+ Xây dựng: là một quy trình thiết kế và thi công nên các cơ sở hạ
tầng hoặc công trình, nhà ở. Hoạt động xây dựng khác với hoạt động sản xuất ở chỗ
sản xuất tạo một lượng lớn sản phẩm với những chi tiết giống nhau, còn xây dựng
nhắm tới những sản phẩm tại những địa điểm dành cho từng đối tượng khách hàng
riêng biệt. Hoạt động xây dựng bắt đầu bằng việc lên kế hoạch, thiết kế, lập dự toán
và thi công tới khi dự án hoàn tất và sẵn sàng đưa vào sử dụng.
- Dịch vụ: Trong kinh tế học, dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự
như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu
hình và những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những
sản phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa-dịch vụ.
1.2. Kinh nghiệm bố trí tái định cư tại các công trình thủy điện trên thế giới
Thực tiễn thực hiện chính sách đền bù và tái định cư đối với người dân bị
ảnh hưởng của các dự án phát triển, nhất là dự án thủy điện ở một số nước Châu Á
rất đa dạng. Việc giảm thiểu bất lợi, có kế hoạch và phương án hợp lý cho tái định
cư, xây dựng các chính sach hỗ trợ đồng bộ, phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nhằm cải thiện đời sống của toàn bộ người dân bị ảnh hưởng để
từng bước ổn định cuộc sống,... đang là mối quan tâm và trách nhiệm của Nhà
nước, chính quyền địa phương. Do đó, việc tìm hiểu những kinh nghiệm tái định
cư, đặc biệt là tái định cư các công trình thủy điện ở một số nước Châu Á có điều
kiện tương đồng với Việt Nam là rất cần thiết để rút ra bài học kinh nghiệm, góp
phần tổ chức và thực hiện công tác tái định cư các công trình thủy điện ở nước ta
được tốt hơn.
1.2.1. Trung Quốc
Trung Quốc là nước có số người bị di chuyển là khá lớn. Từ năm 1980 nước
này đã đưa ra nhiều luật và quy định ở các cấp khác nhau theo mọi khía cạnh của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


công tác tái định cư. Luật Quản lý đất đai của Trung Quốc năm 1986 và các điều
sửa đổi, bổ sung năm 1988 đã làm rõ quyền về đất và đảm bảo quyền sử dụng đất
thuộc sở hữu Nhà nước. Cá nhân không thể mua hay bán quyền sở hữu đất. Luật
này hướng dẫn các tỉnh, thành phố, quận, huyện và thị trấn chịu trách nhiệm thực
hiện chiếm dụng đất và tái định cư, chính thức hóa các thủ tục, tham khảo ý kiến và
giải quyết khiếu nại của những người bị ảnh hưởng (Phạm Mộng Hoa và Lâm Mai
Lan, 2000). Những bài học cơ bản của Trung Quốc trong việc triển khai công tác tái
định cư là:
- Trong hoạt động tái định cư khu vực xây dựng thủy điện, thủy lợi, các
chính sách và thủ tục được quy định chi tiết, rõ ràng, ràng buộc chặt chẽ với các
hoạt động khác trong xây dựng, nông nghiệp, giao thông, thương mại,... Mục tiêu
của chính sách là nhằm bảo đảm tái định cư đi liền với sự phát triển của cộng đồng
dân cư. Phương thức tiếp cận cơ bản là nhằm tạo ra các nguồn tài nguyên sản xuất
cho những người tái định cư, bao gồm sự kết hợp tốt giữa đất trồng trọt với sự thích

hợp của cây trồng, vật nuôi mới và các hoạt động tạo thu nhập khác. Trên cơ sở các
chính sách và thủ tục quy định, các kế hoạch tái định cư chi tiết và các biện pháp
phục hồi kinh tế cho từng làng, từng cộng đồng dân cư, hộ gia đình bị ảnh hưởng
được chuẩn bị, lên phương án trước khi thông qua dự án. Việc triển khai công tác
tái định cư và hỗ trợ nó thông qua thiết lập một quỹ phát triển hồ chứa duy trì trong
10 năm, tính từ một phần thu nhập của dự án.
- Trung Quốc có hệ thống chính quyền địa phương và thể chế đồng bộ, có
năng lực, hoạt động hiệu quả, ăn khớp. Cụ thể, chính quyền cấp tỉnh chịu trách
nhiệm hoàn toàn trong việc thực hiện chương trình tái định cư. Chính quyền cấp
huyện chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch cụ thể ở địa phương, người tái định
và dân sở tại nắm được trách nhiệm của chính quyền từng cấp. Bằng cách này,
chính quyền địa phương có thể chủ động, phối hợp và tạo ra các hỗ trợ kỹ thuật và
tài chính khác nhau từ các dự án phát triển, từ nguồn chính phủ cũng như các tổ
chức hỗ trợ khác. Chính sách trợ cấp tài chính, các chính sách ưu đãi, giảm thuế là
những chính sách được áp dụng thí điểm trước khi áp dụng tái định cư.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


- Hình thức sở hữu tập thể về đất đai là một điều kiện rất thuận lợi cho việc
thực hiện tái định cư do không phải tiến hành đền bù cho từng hộ cá thể. Tiền đền
bù đất được sử dụng để tìm kiếm và phát triển các khu vực định cư mới, có thể mua
lại của cộng đồng sở tại. Chính vì vậy nhiều cộng đồng sở tại đã bố trí, sắp xếp lại
đất đai chuyển nhượng cho chính quyền địa phương để đổi lấy khoản tiền đền bù
dưới hình thức tiền mặt và cải thiện cơ sở hạ tầng. Một số trường hợp, các cộng
đồng sở tại đấu thầu để nhận dân tái định cư. Hay nói cách khác, quyền sở hữu đất
tập thể ở các làng tạo điều kiện rất lớn cho quá trình tái định cư.
Tại Trung Quốc, Tam Hiệp là nhà máy thủy điện lớn nhất Trung Quốc và thế

giới hiện nay, được xây dựng trên sông Trường Giang thuộc tỉnh Hồ Bắc. Diện tích
ngập lòng hồ là 632 km2, 24,5 nghìn ha đất canh tác và 17,2 nghìn ha đất ruộng,
liên quan đến 20 huyện thị, 237 ấp xã, 1424 thôn, trong đó có 2 thành phố, 8 huyện
lỵ, 116 thị trấn tập trung đông dân. Tổng số dân phải di chuyển là 844 nghìn người,
có 362 nghìn nông dân. Đến cuối năm 2003, Trung Quốc đã bố trí tái định cư cho
khoảng 75,7 vạn người trong đó có 14 vạn người di chuyển khỏi tỉnh Hồ Bắc và
33,09 triệu m2 nhà cửa được xây dựng. Cơ sở hạ tầng các khu vực định cư mới đã
được hoàn tất. Người dân đã được ổn định và cải thiện đời sống đáng kể ở vùng đất
mới. Kinh nghiệm tái định cư khi xây dựng nhà máy thủy điện Tam Hiệp có nhiều
bài học chúng ta cần học tập như sau (Phạm Mộng Hoa và Lâm Mai Lan, 2000):
- Xác định đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác tái định cư và có
những nguyên tắc chỉ đạo đúng đắn. Công tác tái định cư được Trung Quốc xác
định có vị trí quan trọng ngang công việc xây dựng nhà máy. Do đó các nguyên tắc
nhất quan trong quá trình tái định cư là dân đến nơi ở mới phải sớm ổn định đời
sống, có mức sống bằng và hơn nơi ở cũ; bảo đảm tính bền vững và phát triển trên
cơ sở khai thác tiềm năng lao động và tài nguyên vùng dân cư đến; Bảo đảm nguyên
tắc bình đẳng, công bằng, công khai trong di dân.
- Huy động sự tham gia, ủng hộ của nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa
phương. Trung Quốc đã huy động cả nước tham gia công tác tái định cư và được
thực hiện trên địa bàn 11 tỉnh, ngoài hai tỉnh chủ yếu theo kế hoạch và chính sách

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


chung. Về huy động nguồn lực, ngoài ngân sách đầu tư của nhà nước, các địa
phương, các tổng công ty cũng đóng góp nguồn lực tài chính, vật chất đáng kể, góp
phần san sẻ gánh nặng cho nhà nước.
- Tăng cường sự tham gia và trách nhiệm của nhân dân: Đại bộ phận người

dân đã xác định trách nhiệm phải đóng góp công sức và tiền của cùng với nhà nước
thực hiện công tác tái định cư. Ngoài phần được nhà nước đền bù, chi trả, các hộ
đều đóng góp thêm công sức, tiền để tự làm nhà, mở mang đồng ruộng, ổn định
phát triển sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm, tránh được bao cấp, gây tư tưởng ỷ
lại trong dân.
- Đa dạng hóa các hình thức tái định cư, cụ thể:
+ Tái định cư tại chỗ: ngay trên địa bàn vùng hồ chứa, thực hiện gắn tái định
cư tại chỗ với chủ trương phát triển kinh tế tổng hợp khai thác vùng hồ, trên cơ sở
quy hoạch bố trí lại dân cư, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đầu tư tăng cường
hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, nâng cao điều kiện sống cho người dân, tạo môi trường
thu hút đầu tư. Nhân dân thường ủng hộ tái định cư tại chỗ do không phải di rời
khỏi quê hương lâu đời. Phương án này có thể ổn đinh tới 48% số dân, tiến hành
khá thuận lợi và giảm được rất nhiều chi phí. Có 2 điều kiện áp dụng tái định cư tại
chỗ: Đối với tái định cư nông nghiệp, địa bàn phải bảo đảm còn đủ đất cho sản xuất,
đời sống, đền bù tối thiểu cho người dân. Những hộ đền bù nhiều, không đủ đất thì
phải di rời. Những hộ làm dịch vụ được hỗ trợ để tiếp tục hoạt động dịch vụ tại chỗ;
Nhà nước xây dựng các công trình hạ tầng đường giao thông, điện nước dọc hai bên
bờ sông tạo điều kiện tái định cư tại chỗ.
+ Tái định cư tập trung: hình thức này có thể áp dụng cho tái định cư nông
nghiệp với điều kiện đảm bảo đất sản xuất và tái định cư công nghiệp, dịch vụ áp
dụng cho những nơi gần thành phố, thị trấn có điều kiện tạo công ăn việc làm ổn
định cho người lao động. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong tái định cư tập trung
là: Phải tập trung hết sức cố gắng để tìm tra các phương thức nhằm ổn định cuộc
sống cho người dân, tức là với khả năng cao nhất, tối ưu; Chọn địa điểm phải thật
sự chu đáo, tỉ mỉ, quy hoạch một cách khoa học các vị trí dân cư, khu dân cư; Tổ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14



chức di chuyển phải hết sức chu đáo, cố gắng tạo thuận lợi, tránh phiền hà cho dân;
Khi điều phối đất cho dân phải tạo điều kiện để dân tiến hành sản xuất một cách
thuận lợi (tiêu chuẩn 1,5 mẫu đất canh tác và đất vườn tương đương 1.000 m2 cho
một nhân khẩu).
+ Di dân công nghiệp và đô thị: Đây là chủ trương được Trung Quốc chú
trọng đặc biệt, có đến 60% dân cư được sắp xếp tái định cư theo hình thức di dân
công nghiệp vào các đô thị trên cơ sở đầu tư các doanh nghiệp mới hiện đại, bố trí,
giải thể các cơ sở cũ, lạc hậu, xây dựng các cụm công nghiệp và đô thị mới,..
+ Trung Quốc chú trọng và khuyến khích các hình thức tái định cư tự nguyện
xen ghép vào các vùng dân cư, tái định cư tại các đô thị.
- Xây dựng hệ thống chính sách hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp. Đối với công
trình Tam Hiệp, Trung Quốc đã tập trung vào tái định cư công nghiệp, đô thị bên
cạnh tái định cư nông nghiệp với chính sách điều lệ về di dân Tam Hiệp; khung
chính sách là mức đảm bảo tối thiểu, các địa phương có thể căn cứ vào đó, tùy theo
điều kiện của từng địa phương mà bố trí cao nhất tới mức có thể cho dân. Chính
sách của nhà nước bao gồm: đền bù khi thu hồi đất, di chuyển nhà ở và phần hỗ trợ;
phần hỗ trơ chủ yếu chỉ là lương thực một năm/khẩu tương đương 150kg. Các chính
sách khuyến nông, đào tạo nghề,... cũng có nhưng chưa nhiều. Nhà nước đảm bảo
san ủi mặt bằng xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình giao thông, điện nước
điểm đến định cư.
- Quản lý công tác di dân được phân cấp mạnh mẽ: chủ yếu theo 3 cấp với
nguyên tắc Trung ương lãnh đạo thống nhất, các tỉnh chịu trách nhiệm, lấy huyện
làm cơ sở, xã có bộ máy nhưng không chính thức. Tuy nhiên với các điểm di dân
nông thôn lại được thực hiện theo 5 cấp quản lý, lấy thôn, xã làm chính.
- Làm tốt công tác tư tưởng, chính trị, tuyên truyền, vận động nhân dân và
các tổ chức địa phương trong cả nước tạo nhận thức thống nhất trong toàn thể nhân
dân để có chung hành động thực hiện tốt.
Sau 10 năm triển khai, Trung Quốc đã di chuyển 75,7 vạn người trên tổng số
84,4 vạn người cần di chuyển, chiếm gần 90%; đảm bảo tiến độ xây dựng công


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


trình; đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể; thu nhập tài chính của địa phương
tăng 12%/năm. Quá trình tái định cư thủy điện Tam Hiệp của Trung Quốc đã để lại
cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu nhất là trong công tác tái định cư
của các công trình thủy điện.
2.2.2. Thái Lan
Năm 1963, Thái Lan đã ban hành chính sách quốc gia về tái định cư để xác
định việc đền bù và chính sách tái định cư cho các dự án thủy lợi và phát triển điện
năng. Năm 1978, Chính phủ đã thể chế hóa chính sách: Hướng dẫn chính sách môi
trường đối với việc xây dựng các dư án đập và hồ chứa. Năm 1990, Cơ quan điện
lực Thái Lan (EGAT) xây dựng chính sách riêng về tái định cư và đền bù. Chính
sách này nhằm để đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng một mức sống tốt hơn,
thông qua việc bảo đảm cơ sở hạ tầng nhiều hơn, tốt hơn, thu nhập cao hơn và tham
gia vào quá trình phát triển. Chính sách của EGAT cho phép tái định cư tự quản,
nhờ đó các hộ gia đình đảm nhiệm là một phần của chương trình tự quản nhỏ và đã
thành công. Năm 1997, EGAT đã đưa ra chính sách mới để đảm bảo cải thiện mức
sống và khả năng tạo thu nhập cho tất cả những người bị ảnh hưởng.
Trong vòng 20 năm từ 1964 - 1984, Thái Lan đã xây dựng nhiều công trình
thủy lợi, thủy điện với tổng công suất phát điện khoảng 2,3 triệu KW, tập trung chủ
yếu ở 8 công trình chính. Việc giải quyết vấn đề tái định cư ở Thái Lan cũng được
thực hiện khá tốt. Chính sách cho vấn đề này đã được đề cập xây dựng từ những
năm đầu của thập kỷ 60 thế kỷ 20. Điều này chứng tỏ sự quan tâm cũng như tầm
quan trọng của vấn đề tái định cư ở các công trình thủy lợi, thủy điện đối với chính
sách và sự phát triển quốc gia (Phạm Mộng Hoa và Lâm Mai Lan, 2000).
Đối tượng bị ảnh hưởng được xem xét bao gồm: Người có cả đất và nhà bị

thu hồi; Người bị thu hồi nhà, không bị mất đất; Người bị thu hồi một phần đất;
Người bị thiệt hại hoặc mất nguồn lợi, nguồn sống mặc dù không bị mất đất và nhà.
Với mỗi dự án, Ban đền bù được thành lập, bao gồm đại diện của những
người bị ảnh hưởng. Đền bù dựa trên nguyên tắc các tài sản bị mất phải được định
giá ở mức giá trị thay thế đầy đủ. Chi phí đất thay thể được xây dựng có tham khảo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


giá đất thị trường. Thay vì đền bù tiền mặt, người dân có quyền yêu cầu đồi đất ở
một địa điểm chấp nhận được và chất lượng đất chấp nhận được. Chi phí đền bù nhà
ở và các công trình được tính trên tổng; chi phí dỡ bỏ, hư hỏng gắn với việc di
chuyển; chi phí vận chuyển đến; chi phí xây dựng nhà với vật liệu mới và lao động
đi thuê. Việc phục hồi cuộc sống bao gồm các chi phí đào tạo hướng nghiệp, tạo
việc làm, mở rộng dịch vụ, tín dụng và trợ cấp tạm thời cho đến khi hộ gia đình tự
ổn định được cuộc sống.
Trên thực tế chính sách của EGAT đã vượt lên các quy định về khuôn khổ
chính sách chung hiện hành, mang tính tiến bộ, hướng tới mục tiêu nâng cao mức
sống của những người bị ảnh hưởng. Đây cũng là những kinh nghiệm của Thái Lan
trong công tác tái định cư các công trình thủy điện khiến cho Thái Lan được đánh
giá là một trong 4 quốc gia thực hiện tốt nhất trên thế giới hiện nay.
2.2.3. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, từ năm 1970 vấn đề tái định cư ở
các công trình thủy điện bắt đầu nảy sinh khi xây dựng công trình thủy điện Nậm
Ngừm với 3.200 dân cư bị ảnh hưởng hồ chứa. Do nhu cầu của sự phát triển quốc
gia, Chính phủ Lào đã ban hành chính sách tái định cư vào năm 1998. Trong đó, có
các điểm chính nổi bật như (Phạm Mộng Hoa và Lâm Mai Lan, 2000):
- Coi việc giải quyết tái định cư không tự nguyện là kết quả của dự án phát

triển chứ không phải đơn thuần chỉ là thực hiện đền bù. Nó là một quá trình từ đền
bù, tái bố trí và khôi phục cuộc sống cho những người bị ảnh hưởng của dự án nhằm
đảm bảo cho họ có một cuộc sống tốt hơn, ổn định và bền vững.
- Các dự án phát triển là các dự án đầu tư nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng và tài sản
sản xuất hoặc dự án bảo vệ các tài nguyên quốc gia. Tư nhân cũng có thể tham gia
vào các dự án phát triển như khách sạn, khu du lịch hoặc là dự án công cộng, đường
giao thông hoặc cũng có thể liên doanh công tư như ở trường hợp dự án thủy điện
Nậm Theum 2.
- Đền bù là việc trả bằng tiền hoặc hiện vật cho các tài sản bị thiệt hại trong
trường hợp những nơi không phải tái bố trí. Trong trường hợp phải tái bố trí thì thực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 17


hiện cả việc đền bù và khôi phục.
- Khôi phục là các hoạt động nhằm đảm bảo đem lại một mức sống cao hơn
trước đó thông qua việc tạo ra các hoạt động kinh tế lâu bền cho hộ gia đình bị ảnh
hưởng.
- Tiêu chí dự án: Dự án có từ 100 hộ gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp trở lên
được xếp vào loại dự án quan trọng và phải có dự án tái định cư hoàn chỉnh theo
yêu cầu quy trình. Điểm quy định này rất phù hợp với điều kiện của Lào, nơi mà có
nhiều nhóm dân tộc, bộ tộc sinh sống mang tính đặc thù.
- Đền bù đất bằng giá trị thay thế dựa vào giá thị trường địa phương tại thời
điểm thu hồi đất. Người bị ảnh hưởng có thể yêu cầu bồi thường đất thay thế (cả về
số lượng và chất lượng đất), trường hợp đặc biệt có thể đền bù bằng tiền mặt.
- Đối với nhà ở là thay thế nhà ở cũ bằng nhà ở mới. Dự án chịu trách nhiệm
cung cấp vật liệu và xây dựng. Chủ nhà tham gia làm nhà thì sẽ được thanh toán
tiền công lao động.

Như vậy, có thể thấy trong chính sách tái định của Lào thể hiện nhiều điểm
tiến bộ mà chúng ta nên học tập. Chính sách đó đã đảm bảo quyền lợi cho những
người phải tái định cư không tự nguyện, đồng bào dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng của
các dự án phát triển vì lợi ích quốc gia.
1.3. Cơ sở thực tiễn và ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng các công trình
thủy điện đến đời sống, sản xuất của người dân tại Việt Nam
1.3.1. Thực trạng phát triển các công trình thủy điện ở Việt Nam
Chiến lược Phát triển nguồn điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, định
hướng đến năm 2020 đã xác định: “Ưu tiên phát triển thủy điện, nhất là các công
trình có lợi ích tổng hợp (cấp nước, chống lũ, chống hạn...); khuyến khích đầu tư
các nguồn thủy điện nhỏ với nhiều hình thức để tận dụng nguồn năng lượng sạch,
tái sinh”. Theo đó, trong khoảng 20 năm tiếp theo sẽ xây dựng hầu hết các nhà máy
thủy điện tại những nơi có khả năng. Dự kiến đến năm 2020, Việt Nam sẽ khai thác
hầu hết năng lực thủy điện trên các dòng sông chính (Thủ tướng Chính phủ, 2004).
Với hơn 2.372 sông, suối lớn nhỏ có dòng chảy liên tục và dài hơn 10 km,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 18


tiềm năng thủy điện lý thuyết khoảng 35.000 MW. Tuy nhiên, tiềm năng kinh tế có
thể khai thác được khoảng 26.000 MW (tương đương khoảng 100 tỷ KWh/năm).
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đến 2012, tổng công suất lắp máy của tất
cả các nhà máy thủy điện đã vận hành khai thác đạt 13.509 MW, chiếm đến 50,17%
tổng công suất lắp máy, và sản lượng điện đạt 53,122 tỷ KWh hay 45,18% sản
lượng điện của lưới điện quốc gia. Hiện Việt Nam đã khai thác trên 80% tiềm năng
kinh tế thủy điện toàn quốc. Do chiếm một tỷ lệ lớn trong hệ thống điện quốc gia,
thủy điện đang có một vai trò rất quan trọng trong mạng lưới điện của Việt Nam.
An ninh năng lượng quốc gia hiện tại và trong tương lai gần rõ ràng đang phụ thuộc

rất lớn vào nguồn năng lượng được sản sinh từ nguồn tài nguyên nước này. Tuy
nhiên sự hiện diện rất dày của các công trình thủy điện lớn nhỏ ở khắp các hệ thống
sông suối của Việt Nam là thực tế cần nhìn nhận. Các công trình thủy điện là những
công trình hạ tầng lớn của xã hội, nhưng là công trình đặc biệt có tác động to lớn
đến cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, môi trường sống, sự an toàn của con người trước
và sau công trình thủy điện (Trung tâm Phát triển Sáng tạo xanh, 2014).
Việc xây dựng các công trình thủy điện nhằm tạo nguồn năng lượng để phát
triển kinh tế - xã hội là một nhu cầu đặc biệt quan trọng. Việt Nam là một trong số
14 quốc gia trên thế giới có tiềm năng lớn về thủy điện (Phạm Khánh Toàn, 2010).
Theo báo cáo của Tổng cục Năng lượng - Bộ Công Thương (2013), hiện nay trên cả
nước đã vận hành phát điện 268 dự án thủy điện với công suất 14.240,5 MW; đang
thi công xây dựng 205 dự án với công suất 6.198,8 MW., dự kiến đưa vào vận hành
khai thác từ nay đến năm 2017. Trong đó, khu vực miền Trung Tây Nguyên đã vận
hành khai thác 118 dự án (5.978,2 MW); đang thi công xây dựng 75 dự án (1.945,2
MW), dự kiến đưa vào vận hành khai thác từ nay đến năm 2015. Việc đầu tư xây
dựng các dự án thủy điện đã và đang góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an
ninh năng lượng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Riêng trong năm
2012, các nhà máy thủy điện đã đóng góp tới 48,26% công suất và 43,9% điện
lượng (khoảng 53 tỷ kWh) cho hệ thống điện. Đây là nguồn năng lượng sạch, có
khả năng tái tạo, giá thành rẻ hơn các nguồn điện khác. Việc đầu tư xây dựng các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 19


×