Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm tại các cụm công nghiệp của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.26 MB, 99 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

viii

Danh mục chữ viết tắt

ix

MỞ ĐẦU

1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU


3

1.1 Thực trạng môi trường khu, cụm công nghiệp

3

1.2 Công tác quản lý môi trường ở Việt Nam

9

1.2.1 Hệ thống quản lý môi trường cấp trung ương

9

1.2.2 Cấp tỉnh

11

1.2.3 Cấp huyện

11

1.2.4 Cấp xã

11

1.2.5 Đánh giá chung về bộ máy quản lý môi trường

12


1.3 Khung pháp lý và thể chế kiểm soát ô nhiễm công nghiệp

13

1.4 Các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý và bảo vệ môi trường khu,
cụm công nghiệp hiện được áp dụng

16

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

21

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

21

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

21

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

21

2.2 Địa điểm và thời gian tiến hành

21

2.3 Nội dung nghiên cứu


21

2.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Bắc
Giang, tỉnh Bắc Giang

21

2.3.2 Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất tại các cụm công nghiệp trên
địa bàn Thành phố Bắc Giang
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

21

Page iii


2.3.3 Đánh giá hiện trạng quản lý và chất lượng môi trường tại các cụm
công nghiệp của thành phố Bắc Giang

21

2.3.4 Đề xuất các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường tại các cụm
công nghiệp của Thành phố Bắc Giang

21

2.4 Phương pháp nghiên cứu

21


2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp

21

2.4.3 Phương pháp khảo sát

22

2.4.4 Phương pháp lấy mẫu

22

2.4.5 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

26

2.4.6 Phương pháp so sánh

28

2.4.7 Phương pháp xử lý số liệu

28

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

29

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Bắc Giang


29

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

29

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

31

3.1.3 Hiện trạng sử dụng đất Thành phố Bắc Giang

35

3.2 Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất tại các CCN trên địa bàn Thành
phố Bắc Giang

37

3.3 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý và chất lượng môi trường tại các
cụm công nghiệp của thành phố Bắc Giang

48

3.3.1 Hiện trạng công tác quản lý môi trường

48

3.3.2 Hiện trạng chất lượng môi trường tại các CCN trên địa bàn thành

phố Bắc Giang

61

3.4 Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường tại các cụm công nghiệp của
Thành phố Bắc Giang.

66

3.4.1 Xác định các điểm thuận lợi và nguồn lực cho ngăn ngừa ô nhiễm
môi trường tại các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố

66

3.4.2 Đề xuất quy hoạch sử dụng, bố trí đất công nghiệp

67

3.4.3 Giải pháp công nghệ

68

3.4.4 Cải thiện hệ thống quản lý môi trường tại các cụm công nghiệp

68

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv



3.4.5 Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý

74

3.4.6 Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo
vệ môi trường trong cộng đồng
3.4.7 Giải pháp xử lý ô nhiễm
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

75
76
77

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC BẢNG

Số bảng

Tên bảng

Trang


1.1 Tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ
các khu công nghiệp của 4 vùng kinh tế trọng điểm

4

1.2 Thải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các KCN của 4 vùng Kinh tế
trọng điểm

6

1.3 Khối lượng chất thải rắn từ các KCN phía Nam

8

2.1 Các vị trí lấy mẫu phân tích

23

2.2 Các chỉ tiêu quan trắc và phương pháp phân tích

26

3.1 Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (0C)

30

3.2 Lượng mưa các tháng trong năm (mm)

30


3.3 Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm (%)

30

3.4 Diện tích, dân số và đơn vị hành chính Thành phố Bắc Giang

32

3.5 Hiện trạng sử dụng đất thành phố Bắc Giang năm 2014

36

3.6 Ngành nghề sản xuất kinh doanh và đặc trưng chất thải của các doanh
nghiệp trong cụm công nghiệp Xương Giang 1

38

3.7 Ngành nghề sản xuất kinh doanh và đặc trưng chất thải của các doanh
nghiệp trong cụm công nghiệp Dĩnh Kế

39

3.8 Ngành nghề sản xuất kinh doanh và đặc trưng chất thải của các doanh
nghiệp trong cụm công nghiệp Thọ Xương

41

3.9 Ngành nghề sản xuất kinh doanh và đặc trưng chất thải của các doanh
nghiệp trong cụm công nghiệp Xương Giang 2


43

3.10 Ngành nghề sản xuất kinh doanh và đặc trưng chất thải của các doanh
nghiệp trong cụm công nghiệp Dĩnh Kế

45

3.11 Ngành nghề sản xuất kinh doanh và đặc trưng chất thải của các doanh
nghiệp trong cụm công nghiệp Tân Mỹ - Song Khê

47

3.12 Tổng hợp hiện trạng thực hiện thủ tục môi trường tại các cụm công
nghiệp trên địa bàn TP Bắc Giang
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

49

Page vi


3.13 Tổng hợp hiện trạng thực hiện thủ tục môi trường của các doanh nghiệp
tại các cụm công nghiệp trên địa bàn TP Bắc Giang

51

3.14 Kết quả phân tích khí thải tại các cơ sở sản xuất công nghiệp

53


3.15 Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các cơ sở sản xuất

56

3.16 Tổng hợp hiện trạng thực hiện thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải
nguy hại của các doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp trên địa bàn
TP Bắc Giang

61

3.17 Chất lượng không khí tại một số CCN tại Thành phố Bắc Giang

62

3.18 Kết quả phân tích mẫu đất

63

3.19 Kết quả phân tích mẫu nước mặt

64

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC HÌNH

STT

3.1

Tên hình
Tình hình thực hiện các thủ tục môi trường trong các CCN.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Trang
52

Page viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCL

: Bãi chôn lấp

BTNMT

: Bộ tài nguyên môi trường

BVM

: Bảo vệ môi trường

BYT

: Bộ y tế


CCN

: Cụm công nghiệp

CN

: Công nghiệp

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

CK

: Cam kết bảo vệ môi trường

CNH - HDH

: Công ngiệp hóa – hiện đại hóa

CTR

: Chất thải rắn

DV

: Dịch vụ

ESRI


: Viện nghiên cứu hệ thống môi trường

HTX

: Hợp tác xã

KCN

: Khu công nghiệp

KCX

: Khu chế xuất

KD

: Kinh doanh

KTTD

: Kinh tế trọng điểm

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

QLMT

: Quản lý môi trường


QLTN

: Quản lý tài nguyên

QTMT

: Quan trắc môi trường

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TP

: Thành phố

TSKH

: Tiến sĩ khoa học

UBND

: Uỷ ban nhân dân

XLKT


: Xử lý khí thải

XLNT

: Xử lý nước thải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng gắn liền với
bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững là lĩnh vực được nghiên cứu một
cách có hệ thống và được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia phát triển trên thế giới.
Kinh nghiệm từ các nước công nghiệp cho thấy quá trình xây dựng chiến lược phát
triển và quy hoạch phát triển kinh tế khu vực luôn phải kết hợp chặt chẽ với quy
hoạch môi trường. Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu
và trở thành vấn đề có tính pháp lý trong chiến lược bảo vệ môi trường hoặc trong
các bộ luật bảo vệ môi trường của nhiều quốc gia.
Ở Việt Nam nói chung và Thành phố Bắc Giang nói riêng, quá trình công
nghiệp hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ trong một vài thập niên gần đây. Tuy
nhiên việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp chỉ mới chú
trọng đến khía cạnh tăng trưởng kinh tế và còn xem nhẹ vấn đề ô nhiễm công
nghiệp. Hậu quả của ô nhiễm công nghiệp đã xuất hiện ngày càng rõ rệt, gây ảnh
hưởng không nhỏ đến môi trường và sức khỏe của người dân, tác động trực tiếp đến
sự tăng trưởng kinh tế do chi phí thời gian, tiền của và công sức để giải quyết xử lý
những sự cố môi trường do ô nhiễm công nghiệp gây ra. Những năm gần đây, rút
kinh nghiệm từ nhiều bài học trước và nhận thấy tầm quan trọng của công tác quy

hoạch môi trường, địa phương đã đầu tư xây dựng quy hoạch môi trường, lồng ghép
với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và bước đầu mang lại kết
quả khả quan. Công tác dự báo và ngăn ngừa ô nhiễm ngày càng được các nhà quản
lý quan tâm nhiều hơn, hứa hẹn một lộ trình “phát triển bền vững” trong tiến trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta.
Trên thực tết, tại các Cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố có nhiều dự án
được triển khai phù hợp với quy hoạch phát triển. Nhưng khi các nhà quản lý môi
trường tiến hành thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường mới thấy rằng các dự
án này hoàn toàn không có lợi về mặt môi trường, thậm chí còn gây ra nhiều tác động

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


xấu. Mâu thuẫn giữa quy hoạch phát triển với các vấn đề môi trường của địa phương
được thể hiện rõ. Hay nói cách khác, trong bản quy hoạch phát triển dường như chưa
có sự cân nhắc tới các yếu tố môi trường. Điều đó cũng cho thấy chúng ta chỉ có một
cái nhìn cục bộ về tác động tới môi trường của một bản quy hoạch phát triển, chưa giải
quyết triệt để mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trong tương lai.
Trên cơ sở những phân tích trên, đề tài “Đánh giá hiện trạng quản lý môi
trường và đề xuất biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm tại các cụm công nghiệp của
thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang” được chọn để thực hiện.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại các cụm công nghiệp trên địa
bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất các biện pháp quản lý môi trường tại các cụm công nghiệp của
Thành phố Bắc Giang.
3. Yêu cầu của đề tài
- Chỉ rõ các đặc điểm và tình hình sản xuất của các cụm công nghiệp trên địa

bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
- Chỉ rõ hiện trạng công tác quản lý và chất lượng môi trường tại các cụm
công nghiệp.
- Đề xuất giải pháp quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thực trạng môi trường khu, cụm công nghiệp
Tính đến tháng 9 năm 2013, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả
nước đã có 283 khu công nghiệp (bao gồm cả khu chế xuất) được thành lập với
tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 80.000 ha trên phạm vi 58 tỉnh, thành phố,
trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 52.000 ha, chiếm
khoảng 65% tổng diện tích đất tự nhiên. Kế hoạch 5 năm 1991-1995 là giai đoạn
đầu và thí điểm phát triển khu công nghiệp, số lượng các khu công nghiệp được
thành lập trong giai đoạn này là 12 khu công nghiệp với tổng diện tích tự nhiên
2.360 ha. Sau giai đoạn này, việc thành lập các khu công nghiệp được đẩy nhanh.
Bên cạnh đó, còn có khoảng 878 Cụm công nhiệp do địa phương thành lập, trong
đó 614 Cụm công nghiệp đang hoạt động. Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, trong thời gian qua, việc phát triển các khu công nghiệp cũng diễn ra
mạnh mẽ.
Tuy nhiên, công tác quy hoạch phát triển các khu công nghiệp hiện tại
không tuân theo một quy hoạch thống nhất, một số nơi thiếu cơ sở khoa học chưa
được giải quyết đồng bộ với việc đầu tư cơ sở hạ tầng về môi trường. Nhiều khu,
cụm công nghiệp vừa thu hút đầu tư, vừa xây dựng cơ sở hạ tầng, không tuân thủ
thiết kế dự án đầu tư, dẫn đến không xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung,
việc đầu tư cho hệ thống thoát nước còn manh mún, chắp vá, không hiệu quả.

Hầu hết các địa phương đều có khu công nghiệp riêng với các chức năng giống
nhau, tạo ra sự cạnh tranh không cần thiết. Nhiều khu công nghiệp đã giảm mức
đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp bao gồm cả hệ thống thu gom
và xử lý nước thải tập trung. Việc lựa chọn địa điểm cho khu công nghiệp thường
không tuân thủ theo những quy định liên quan. Quá trình thiết kế và thực hiện các
quy hoạch phát triển công nghiệp có nhiều đơn vị cùng tham gia, nhưng còn thiếu
sự điều phối chung và chịu trách nhiệm đến cuối cùng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


Trong giai đoạn phát triển hiện nay, sự phát triển của khu công nghiệp đã
tạo sức ép không nhỏ đối với môi trường, đặc biệt gây ra ô nhiễm môi trường
nước, môi trường không khí, ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn.
Ô nhiễm môi trường nước do nước thải Khu công nghiệp: Theo số liệu
thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỷ lệ các khu công nghiệp có trạm xử
lý nước thải tập trung chỉ chiếm khoảng 66%, nhiều khu công nghiệp đã đi vào
hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hạng mục này. Nhiều khu công
nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng tỷ lệ đấu nối của các cơ sở
còn thấp. Nhiều nơi doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ
nhưng không vận hành, vận hành không hiệu quả hoặc xuống cấp. Ước tính, có
khoảng 70% trong tổng số hơn 1 triệu m3 nước thải/ngày đêm phát sinh từ các
khu công nghiệp xả thẳng ra nguồn tiếp nhận không qua xử lý. Thực trạng trên
dẫn đến một khối lượng lớn nước thải của các khu công nghiệp khi xả thải ra môi
trường đều có các thông số ô nhiễm cao hơn nhiều lần QCVN, cụ thể: hàm lượng
cặn lơ lửng trong nước thải khu công nghiệp thường xuyên vượt ngưỡng cho
phép, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước thải khu công nghiệp thường
không đạt yêu cầu QCVN, đặc biệt hàm lượng coliform trong nước thải khu công
nghiệp rất cao, có nơi vượt QCVN từ 4.500 đến 210.000 lần.

Bảng 1.1. Tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải
từ các khu công nghiệp của 4 vùng kinh tế trọng điểm
TT
1
2
3
4
5

Khu vực
Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ
Vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung
Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam
Vùng kinh tế trọng
điểm ĐBSCL
Tổng cộng

Tổng lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)

Lượng
nước thải
(m3/ngày)

TSS

BOD


COD

Tổng N

Tổng P

155.055

34.112

21.243

49.463

8.993

12.404

58.808

12.937

8.057

18.760

3.411

4.705


413.300

90.948

56.636

131.87

23.977

33.072

13.700

3.014

1.877

4.3770

795

1.096

640.963

141.012

87.812


204.46

37.176

51.277

(Nguồn: Báo cáo Môi trường quốc gia, 2009)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Tổng lượng nước thải từ các khu nghiệp của 4 vùng kinh tế trọng điểm nói
trên là 640.963 m3/ngày, trong đó, các chất ô nhiễm trong nước thải là: các chất lơ
lửng (SS) - 141.012 kg/ngày, chất hữu cơ (BOD) - 87.812kg/ngày, chất hữu cơ
(COD) - 204.467 kg/ngày, chất dinh dưỡng (tổng Nitơ) - 37.176 kg/ngày, chất dinh
dưỡng (tổng Phốt pho) - 51.277 kg/ngày.
Bảng trên cho thấy, lượng nước thải từ các khu công nghiệp rất lớn, tập trung
chủ yếu ở các khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
(4113,400m3/ngày, gần gấp đôi lượng nước thải của các khu công nghiệp thuộc 3
vùng kinh tế trọng điểm còn lại, 227.563 m3/ngày). Hơn nữa, tổng lượng các chất ô
nhiễm trong nước thải ở các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
cũng là lớn nhất. Chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp phụ thuộc chủ yếu
vào việc nước thải có được xử lý không và xử lý như thế nào. Hiện nay, các khu
công nghiệp đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải chỉ chiếm 43%, còn hơn
57% chưa có cơ sở xử lý. Nước thải đã qua xử lý chỉ đạt khoảng 30%, còn 70% của
hơn 1 triệu m3 nước thải/ngày từ các khu công nghiệp được xả thẳng ra các nguồn
tiếp nhận (không qua xử lý), chỉ có 4,26% nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi
trường, còn hơn 25% xử lý qua loa không bảo đảm tiêu chuẩn môi trường. Tình
hình trên dẫn đến ô nhiễm nặng không chỉ môi trường nước mặt, mà cả môi trường

nước ngầm. Kết quả phân tích mẫu nước thải từ các khu công nghiệp cho thấy:
nước thải có hàm lượng các chất lơ lửng (SS) cao hơn QCVN từ 2 đến hàng chục
lần, thậm chí có nơi cao hơn đến hàng trăm lần. Giá trị các thông số BOD, COD,
tổng N và tổng P cũng cao hơn nhiều lần QCVN.
Ô nhiễm môi trường không khí: Không khí ở các khu công nghiệp, đặc biệt
là các khu công nghiệp cũ, đang bị ô nhiễm, do các nhà máy trong khu công
nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ thống xử lý khí
thải trước khi thải ra môi trường. Ô nhiễm không khí tại khu công nghiệp chủ yếu
bởi bụi, một số khu công nghiệp có biểu hiện ô nhiễm CO, SO2 và tiếng ồn. Các
khu công nghiệp mới với các cơ sở có đầu tư công nghệ hiện đại và hệ thống
quản lý tốt thường có hệ thống xử lý khí thải trước khi xả ra môi trường nên
thường ít gặp các vấn đề về ô nhiễm không khí hơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


Tải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các khu công nghiệp thuộc 4 vùng
kinh tế trọng điểm là: 91.659kg bụi/ngày, 172.034kg NO2/ngày, 26.536kg CO/ngày
và 1.644.711kg SO2/ngày.
Bảng 1.2. Thải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các KCN
của 4 vùng Kinh tế trọng điểm
TT

Tải lượng (kg/ngày)

Khu vực

Bụi


NO2

CO

SO2

1

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

22.173

41.617

6.419

397.872

2

Vùng kinh tế trọng điểm miền trung

8.409

15.784

2.435

150.900


3

Vùng kinh tế trọng điểm phía nam

59.116

110.957

17.115

1.060.785

4

Vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL

1.959

3.677

567

35.154

91.658

172.034

26.536


1.644.711

Tổng cộng

(Nguồn: Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2009)
Chất lượng môi trường không khí, nhất là ở các khu công nghiệp cũ, công
nghệ sản xuất lạc hậu và các khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý khí thải đã và
đang suy giảm nghiêm trọng. Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí ở các khu
công nghiệp đều vượt QCVN. Đặc biệt là ở khu công nghiệp Hòa Khánh (Đà
Nẵng): nồng độ khí CO vượt từ 67 đến 100 lần QCVN; nồng độ khí NO2 vượt từ 2
đến 6 lần QCVN và nồng độ chì (Pb) vượt từ 40 đến 65,5 lần QCVN.
Theo đánh giá của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc, ở hầu hết các
khu công nghiệp và đô thị Việt Nam, môi trường không khí đều bị ô nhiễm, nồng
độ bụi vượt trên chuẩn cho phép từ 1, 3 đến 3 lần; thậm chí ở một số khu công
nghiệp và đô thị nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần đến 20 lần. Trong
đó, các cơ sở sản xuất xi măng, cơ khí, luyện kim, hóa chất, phân bón, nhiệt điện,
vật liệu xây dựng… có mức độ gây ô nhiễm nặng nề. Kết quả điều tra của Viện
Nghiên Cứu quản lý kinh tế trung ương năm 2008 trên 275 doanh nghiệp (các
ngành vật liệu xây dựng, hóa chất, luyện kim, cơ khí) cho thấy: 23% cơ sở sản xuất
này có nồng độ khí thải độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 50 lần. Như
vậy, mức độ ô nhiễm không khí ở hầu hết các khu công nghiệp trong nước (nhất là
nồng độ bụi, khí NO2, CO và SO2) đều vượt mức tiêu chuẩn cho phép; thậm chí một

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


số khu công nghiệp vượt rất nhiều lần. Điều này gây hậu quả nghiêm trọng tới sức
khỏe của người lao động tại các khu công nghiệp và người dân sống trong vùng;

đồng thời làm suy giảm môi trường.
Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn của khu công nghiệp: Hoạt động
sản xuất tại các khu công nghiệp đã phát sinh một lượng không nhỏ chất thải
rắn và chất thải nguy hại. Thành phần, khối lượng chất thải rắn phát sinh tại
mỗi khu công nghiệp tùy thuộc vào loại hình công nghiệp đầu tư, quy mô đầu
tư và công suất của của các cơ sở công nghiệp trong khu công nghiệp. Theo số
liệu tính toán, chất thải rắn phát sinh từ các khu công nghiệp phía Nam chiếm
tỷ trọng lớn nhất so với các vùng khác trong toàn quốc, lên tới gần 3.000
tấn/ngày. Lượng chất thải nguy hại phát sinh ở vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam nhiều gấp 3 lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ và nhiều gấp khoảng 20 lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Do hầu hết các khu công nghiệp chưa có điểm tập trung thu gom chất
thải rắn nên các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thường ký hợp đồng với
các Công ty môi trường đô thị tại địa phương hoặc một số doanh nghiệp có
giấy phép hành nghề để thu gom và xử lý. Việc đăng ký chủ nguồn thải chất
thải nguy hại cũng do các doanh nghiệp chủ động đăng ký với các Sở Tài
nguyên và Môi trường.
Tổng lượng chất thải rắn trung bình của cả nước đã tăng từ 25 nghìn
tấn/ngày (năm 1999) lên tới 30 nghìn tấn/ngày (năm 2005). Trong những năm
gần đây, lượng chất thải rắn công nghiệp tăng nhanh (từ 1 triệu tấn/năm vào năm
2005 lên gần 2.500.000 tấn/năm vào năm 2008). Trong đó, lượng chất thải rắn
độc hại cũng tăng khá cao (từ 200.000 tấn/năm vào năm 2005 tăng lên 500.000
tấn/năm 2008).
Lượng chất thải rắn từ hoạt động công nghiệp tăng nhanh phần lớn tập trung
ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt là ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Chất thải rắn từ các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm tỉ
trọng lớn nhất so với các vùng khác (3.000 tấn/ngày). Đồng thời, lượng chất thải rắn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 7


độc hại ở đây cũng chiếm tỉ trọng lớn nhất: nhiều gấp 3 lần lượng chất thải rắn độc
hại ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và gấp 20 lần lượng chất thải rắn độc hại ở
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Bảng 1.3. Khối lượng chất thải rắn từ các KCN phía Nam
Khối lượng chất thải rắn công
Stt

nghiệp (tấn)

Tỉnh thành phố

Không nguy hại

Nguy hại

1

Đồng Nai

392

55

2

Bình Dương


155

41

3

TP. HCM

1.618

191

4

Long An

102

26

5

Bình Phước

45

11

6


Bà Rịa – Vũng Tàu

288

72

7

Tây Ninh

5

1

8

Tiền Giang

26

6

9

11 tỉnh ĐBSCL (không kể Long An)

371

93


Tổng cộng

2.939

496

(Nguồn: Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2009)
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có thể phải chịu tổn thất
do ô nhiễm môi trường lên tới 5,5% GDP hàng năm. Như vậy, nền kinh tế mất
khoảng 3,9 tỉ USD trong 71 tỉ USD của GDP trong năm 2007 và khoảng 4,2 tỉ
USD trong ước tính 76 tỉ USD của GDP trong năm 2008. Cũng theo đánh giá của
Ngân hàng Thế giới, mỗi năm ở Việt Nam thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh
vực sức khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi trường (Nguồn: Bộ Công Thương - Ô
nhiễm môi trường ở Việt Nam: Tổn thất chiếm tới 5,5% GDP -Trang thông tin
điện tử Thương mại & Môi trường, 2012).
Theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ cùng với đà phát triển của các khu công nghiệp, tổng lượng
nước thải phát sinh từ các khu công nghiệp sẽ tăng tương ứng. Nếu công tác xử lý
nước thải của các khu công nghiệp trong nước chú trọng thì các chất ô nhiễm
được thải ra môi trường sẽ rất cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


1.2. Công tác quản lý môi trường ở Việt Nam
Hệ thống quản lý Nhà nước về môi trường được tổ chức theo chiều dọc và
chiều ngang. Theo chiều dọc, được tổ chức theo 3 cấp: (1) cấp Trung ương (Bộ
TN&MT); (2) cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (các Sở TN&MT); và (3)
cấp quận/huyện (Phòng TN&MT). Theo chiều ngang, tại cấp trung ương hệ thống

quản lý được thực hiện thông qua các đơn vị quản lý chuyên trách và kiêm nhiệm
về môi trường tại các bộ/ngành.
Năm 2008, tại Nghị định 25 /2008/NĐ-CP đã hợp nhất các đơn vị chuyên
trách về môi trường ở cấp Trung ương thành Tổng Cục Môi trường.
Theo ngành dọc, tại các địa phương Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương
cũng đang thành lập Chi cục Bảo vệ Môi trường.
Theo ngành/lĩnh vực, Quyết định 81/2007/NĐ-CP đã cho phép 6 Bộ: Công
nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Xây dựng, Giao thông Vận tải,
Thuỷ Sản thành lập vụ môi trường. Tuy nhiên, đa phần các Bộ thành lập Cục Môi
trường thay vì thành lập vụ. Một số Bộ cùng lúc duy trì Vụ Khoa học, công nghệ và
Môi trường và Cục Môi trường chuyên ngành.
1.2.1. Hệ thống quản lý môi trường cấp trung ương
- Bộ TN&MT, tổng cục môi trường
Bộ TN&MT được thành lập năm 2002. Theo Nghị định số 91/2002/NĐ-CP
ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ TN&MT: Bộ TN&MT là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,
môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ trong phạm vi cả nước; quản lý
nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước
tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước,
tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ theo quy
định của pháp luật.
Theo Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định
Tổng cục Môi trường thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quản lý nhà nước về môi trường và thực hiện các dịch vụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9



công theo quy định của pháp luật. Tổng cục Môi trường được thành lập dựa trên 3
đầu mối: Vụ Môi trường, Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Cục Bảo
vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tổng cục Môi trường được giao 18 nhiệm vụ và quyền hạn, trong đó có
những nhiệm vụ chuyên môn đặc thù như: Kiểm soát ô nhiễm; quản lý chất thải và
cải thiện môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường lưu vực sông,
vùng ven biển; thẩm định và đánh giá tác động môi trường; quan trắc và thông tin
môi trường...
- Các đơn vị quản lý môi trường tại các bộ, ngành và tổ chức khác
Đến nay, tại các Bộ, ngành cũng đã hình thành tổ chức cấp vụ/cục hoặc bộ
phận chịu trách nhiệm về quản lý môi trường thuộc ngành, lĩnh vực quản lý. Hầu
hết công tác quản lý môi trường ở các Bộ do Vụ Khoa học và Công nghệ đảm nhận,
như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Xây
dựng, Bộ Thuỷ sản, Bộ Bưu chính - Viễn thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế,
v.v... Một số Bộ khác, đơn vị này có tên gọi khác do tính chất quản lý ngành, như
Vụ Quản lý Công nghệ và Chất lượng sản phẩm (Bộ Công nghiệp), Vụ Khoa học,
Giáo dục, TN&MT (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Vụ Khoa học Xã hội – Tự nhiên (Bộ
Khoa học và Công nghệ). Riêng Bộ Quốc phòng có Cục Khoa học, Công nghệ và
Môi trường thực hiện chức năng quản lý môi trường trong lĩnh vực quốc phòng.
Như vậy, có thể thấy rõ ở các Bộ chuyên ngành hiện nay tên cơ quan, đơn vị
thực hiện chức năng quản lý môi trường đều không có tên gắn với môi trường.
Ban quản lý các khu công nghiệp/Khu chế xuất, cơ sở sản xuất, kinh
doanh lớn cũng đã thành lập phòng, ban, bộ phận hoặc cử các cán bộ chuyên
trách quản lý môi trường.
Qua thực tế cho thấy, công tác phối hợp quản lý môi trường giữa Bộ TN&MT
với các Bộ, ngành hiện nay còn thiếu sự gắn kết, phối hợp trong quản lý. Kể từ khi Bộ
TN&MT được thành lập cho đến nay, các Bộ, ngành hầu như chưa tiến hành rà soát,
xem xét chức năng về quản lý môi trường của Bộ, ngành mình. Vì thế mà các cơ quan,
đơn vị thực hiện chức năng quản lý môi trường ở các Bộ chuyên ngành đều không có
tên gắn với Hệ thống quản lý môi trường cấp địa phương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


1.2.2. Cấp tỉnh
Sở TN&MT ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các Sở TN&MT
thuộc UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, được thành lập trên cơ sở hợp
nhất tổ chức của Sở Địa chính (hoặc Sở Địa chính - Nhà đất) và các tổ chức thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi
trường thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công nghiệp, Sở Khoa
học Công nghệ và Môi trường.
Thực hiện sắp xếp lại cơ cấu tổ chức theo Nghị định số 81/2007/NĐ-CP, các
Tỉnh/Thành phố đã triển khai lập Chi cục BVMT. Đến nay, các tỉnh/thành đã có Chi
cục BVMT.
Nhiệm vụ và quyền hạn trong lĩnh vực quản lý môi trường của Sở như sau:
− Trình UBND cấp tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu
chuẩn môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn theo
phân cấp.
− Tổ chức lập báo cáo hiện trạng môi trường, xây dựng và tăng cường tiềm
lực trạm quan trắc và phân tích môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi
trường tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ TN&MT.
− Thẩm định báo cáo ĐTMcủa các dự án cơ sở theo phân cấp.
− Tổ chức thu phí BVMT theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Cấp huyện
Ở cấp quận/huyện có phòng TN&MT. Phòng TN&MT là cơ quan chuyên
môn, được thành lập ở tất cả các quận/huyện, là cơ quan tham mưu giúp UBND cấp
quận/huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên
nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường.
1.2.4. Cấp xã

Hiện nay, trong công tác quản lý TN&MT ở cấp xã/phường (cấp cơ sở) mới
chỉ có cán bộ địa chính xã. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 114/2003/NĐ-CP
ngày 10/10/2003 về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, trong đó quy định cán
bộ địa chính - xây dựng là công chức cấp xã. Họ là những người được giao nhiệm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


vụ giúp UBND xã/phường thực hiện quản lý nhà nước về BVMT, song chưa nêu rõ
nội dung, nhiệm vụ và hầu như chưa qua đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên
môn nghiệp vụ quản lý BVMT.
1.2.5. Đánh giá chung về bộ máy quản lý môi trường
Tổ chức và bộ máy quản lý nhà nước về môi trường tại các địa phương trong
những năm qua đang dần được tăng cường. Trong đó nhiều tỉnh/thành phố hoạt
động quản lý môi trường đã được sự quan tâm về nhiều mặt của các cấp lãnh đạo.
Cùng với sự hình thành Bộ TN&MT, ở các tỉnh/thành phố đã hình thành Sở
TN&MT, Chi cục BVMT. Trên cơ sở cơ cấu mới, Sở đã chỉ đạo hình thành đơn vị
quản lý môi trường cấp quận/huyện và công tác môi trường ở cấp phường/xã.
Tuy nhiên, đến nay bộ máy quản lý nhà nước về môi trường tuy còn thiếu về
số lượng và năng lực còn hạn chế; sự phối hợp liên ngành, liên vùng còn kém hiệu
quả dẫn đến chồng chéo chức năng trong khi lại bỏ trống nhiệm vụ quản lý. Tổ
chức và năng lực của hệ thống quản lý, quan trắc, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử
lý môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu.
Một thực tế dễ nhận thấy là các địa phương thay vì đưa ra quy chế chặt chẽ về
quản lý môi trường thì mới chỉ chú tâm vào việc thu hút đầu tư công nghiệp, các chính
sách ưu đãi của các địa phương hiện nay chủ yếu tập trung cho vấn đề kêu gọi đầu tư.
Các điều kiện môi trường tạm thời chưa được đặt ra hoặc đặt ra chỉ là hình thức, không
mang tính chất bắt buộc (trừ một số thành phố trực thuộc Trung ương quản lý).

Hệ thống phân cấp quản lý môi trường của Việt Nam vẫn còn bị phân tán,
chồng chéo. Trên thực tế, các bộ, các ngành cũng mới chỉ quản lý khu vực công
nghiệp quốc doanh, khu vực ngoài quốc doanh bị buông lỏng phó mặc cho các địa
phương quản lý. Theo Luật doanh nghiệp mới ban hành, các doanh nghiệp thành lập
mới đều ký lập cam kết BVMT, nhưng do quy mô đa phần là vừa và nhỏ, sản xuất
phân tán lẫn với dân cư nên rất khó khăn trong quản lý và kiểm soát ô nhiễm.
Năng lực quản lý môi trường tại các doanh nghiệp còn hạn chế. Đa phần các
doanh nghiệp chưa có bộ phận quản lý môi trường chuyên trách, cán bộ thiếu và
không được đào tạo chuyên môn, mà chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


1.3. Khung pháp lý và thể chế kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
Pháp luật và các quy định liên quan đến lĩnh vực công nghiệp do Chính phủ
Việt Nam ban hành đã được phân tích chi tiết trong báo cáo riêng, được thực hiện
bởi các chuyên gia phân tích pháp chế. Trong nội dung của chương này, báo cáo
cung cấp một cái nhìn tổng quan về khung pháp lý áp dụng tại Việt Nam, tập trung
vào pháp luật, chỉ thị, quy định, cho kiểm soát ô nhiễm công nghiệp.
* Cấp Trung ương
Chỉ thị số 36 CT/TW đã xây dựng một nền tảng cho việc kiểm soát ô nhiễm
công nghiệp cũng như góp phần xem xét và đánh giá tiềm năng, các vấn đề và thách
thức của sản xuất sạch hơn tại Việt Nam, áp dụng cho cơ sở tư nhân và các KCN.
Luật về bảo vệ môi trường ban hành năm 2005 là công cụ chính sách môi trường
trong quản lý ngành công nghiệp, ban hành tiêu chuẩn, hệ thống quản lý môi trường,
hệ thống các quy định toàn diện cho kiểm toán các ngành công nghiệp hiện có.
Trong giai đoạn phát triển công nghiệp bền vững tại Việt Nam, các hoạt
động bảo vệ môi trường và các hệ thống quan trắc chất lượng môi trường mở rộng,
đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đề án cung cấp và phân tích dữ liệu cho việc lập

kế hoạch, quản lý cũng như bảo vệ môi trường công nghiệp. Chính phủ Việt Nam
đã phê duyệt Kế hoạch quốc gia về kiểm soát ô nhiễm đến năm 2010 cho KCN và
đô thị, như là một định hướng chính trong chính sách môi trường được áp dụng
trong ngành công nghiệp. Trong đó, Luật cũng phân loại các ngành công nghiệp gây
ô nhiễm nghiêm trọng như hóa chất, dệt may, thuộc da, giấy, chế biến thực phẩm,
khai thác mỏ, y tế, giao thông vận tải; và các khu vực có nồng độ các chất độc hoá
học cao, là hậu quả của chiến tranh và sử dụng thuốc trừ sâu (Điều 1). Theo nội
dung đề ra trong Kế hoạch quốc gia, nguyên tắc quan trọng trong kiểm soát ô nhiễm
công nghiệp là phòng ngừa ô nhiễm (Điều 2).
Ngày 15 tháng 07 năm 2009, Bộ TN& MT đã ban hành Thông tư
08/2009/BTNMT và năm 2011 ban hành Thông tư 48/2011 về Quy chế quản lý và
bảo vệ môi trường trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm
công nghiệp. Đối với các cụm công nghiệp, và khu công nghiệp, thẩm quyền trực
tiếp chịu trách nhiệm quản lý về bảo vệ môi trường ủy quyền cho Bộ, ngành, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh và Ban Quản lý KCN.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


Theo khung pháp lý này, nhiều văn bản pháp luật và kỹ thuật được xây dựng
bởi các tổ chức Chính phủ và quốc tế, đặc biệt các nội dung về hỗ trợ tài chính.
Các văn bản lập pháp chính để kiểm soát ô nhiễm công nghiệp được liệt kê
như sau:
* Văn bản chung
- Thông tư 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/05/2015 quy định đề án bảo vệ
môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản;
- Thông tư 27/2015/BTNMT ngày 29/05/2015 về đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường về kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định về quy hoạch bảo vệ

môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế
hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định chi tiết thi hành một
số điều của luật bảo vệ môi trường;
- Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã được Quốc hội phê duyệt vào ngày 23
tháng 06 năm 2014;
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29/03/2013 về cải tạo, phục hồi
môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác
khoáng sản;
- Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2011 về phí bảo vệ môi
trường đối với khai thác khoáng sản;
- Quyết định số 16/2007/QĐ - TTg ngày 29 tháng 1 năm 2007 của Chính phủ
phê duyệt "Quy hoạch tổng thể quốc gia về mạng lưới quan trắc môi trường đến
năm 2020”.
- Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2006 phê duyệt kế hoạch
phát triển các KCN tại Việt Nam vào năm 2015 và định hướng cho năm 2020.
- Luật Tiêu Chuẩn và Quy Chuẩn Kỹ Thuật số 68/2006/QH11 ban hành
vào ngày 29/06/2006 và Nghị định 127/2007/ NĐ-CP thực thi luật trên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


- Thông tư số 36/2005/TT-BNV ngày ngày 4 tháng 6 năm 2005 về về xếp
hạng Ban quản lý Khu Công nghiệp, Ban quản lý Khu Kinh tế, Ban quản lý Khu
Kinh tế mở, Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu, Ban quản lý Khu Kinh tế - Thương
mại, Ban quản lý Khu Công nghệ cao và các Ban quản lý có tên gọi khác.
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 12 tháng 2 năm 2003 do Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định
hướn năm 2020.
* Quản lý tài nguyên nước
Quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam được quy định bởi Luật Tài nguyên
nước (luật số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012) và Nghị định số 201/2013/NĐ – CP
ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước.
Đặc biệt, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày
01/12/2008 về quản lý lưu vực sông nhằm mục đích bảo vệ môi trường nước, đối
phó với sự cố môi trường nước, điều tiết và phân phối nước, v.v. Sau đó, Thủ tướng
Chính phủ đã thành lập chính Ủy ban lưu vực sông để quan trắc và điều phối việc
thực hiện các chương trình bảo vệ tài nguyên nước (Điều 30).
Ngoài ra, khung pháp lý đã được bổ sung thêm với thông tư 27/2014/TTBTNMT ngày 30/05/2014 quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ
sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước, và các quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia (QCVN) liên quan tới quản lý chất lượng nước và nguồn cấp nước.
* Chất lượng không khí
Điều 07 của Luật Bảo vệ môi trường nghiêm cấm các hành vi phát thải khói
bụi hay khí có chất độc hoặc có mùi vào không khí, phát tán bức xạ, phóng xạ và
các chất bị ion hóa ở nồng độ vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép. Các tiêu
chuẩn khí thải quy định các ngưỡng chất gây ô nhiễm cũng như các thông số chất
lượng không khí chính là QCVN 19: 2009/BTNMT, QCVN 20: 2009/BTNMT,
QCVN 21: 2009/BTNMT, QCVN 22: 2009/BTNMT, QCVN 23: 2009/ BTNMT.
* Chất thải rắn thông thường
Theo nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 quy định về quản lý chất
thải và phế liệu chất thải sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người, chất thải rắn là chất thải ở thể rắn

hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc các hoạt động khác. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược quản
lý tổng hợp chất thải rắn quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2050. Mục
tiêu của chiến lược này là định hướng đến năm 2025 tất cả các loại chất thải rắn
phát sinh được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý thông qua các công nghệ tiên
tiến thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi tỉnh cũng như
hối lượng chất thải rắn chôn lấp tại bãi rác sẽ được giảm thiểu. Hơn nữa, chính sách
khuyến khích và trợ cấp đầu tư về quản lý chất thải rắn đã được phê duyệt bởi Bộ
trưởng Bộ Tài chính thông qua Thông tư số 121/2008/TT-BTC, trong đó khuyến
khích các doanh nghiệp nhằm thay đổi hành vi về sản xuất đối với công nghệ hiên
* Chất thải nguy hại
Bộ TN&MT đã ban hành một danh mục các chất thải nguy hại được quy
định trong Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 về quản lý
chất thải nguy hại. Ở một số tỉnh, chính quyền địa phương cũng đã ban hành hướng
dẫn chi tiết về quản lý chất thải nguy hại và không nguy hại. Theo quy định của
Việt Nam, ngành công nghiệp phát sinh chất thải nguy hại phải đăng ý quản lý chất
thải nguy hại.
- Nghị định số 104/2009/NĐ-C ngày 09 tháng 11 năm 2009 quy định danh
mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông
cơ giới đường bộ;
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về quản lý chất nguy hại.
1.4. Các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý và bảo vệ môi trường khu, cụm
công nghiệp hiện được áp dụng
a. Phát triển cụm CN phải tuân thủ theo quy hoạch đã được phê duyệt
Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp sau khi được phê duyệt sẽ là căn cứ
để xem xét, quyết định thành lập cụm công nghiệp, kêu gọi đầu tư xây dựng hạ
tầng, lập kế hoạch di dời các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang gây ô nhiểm hoặc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 16


có nguy cơ gây ô nhiểm ra khỏi làng nghề, khu dân cư và vận động, thu hút đầu tư
sản xuất, kinh doanh tại các cụm công nghiệp trên địa bàn.
Đối với các cụm công nghiệp đã hình thành
Thực hiện việc chuyển đổi theo đúng quy định của Quy chế quản lý cụm công
nghiệp và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Tập trung thu hút đầu tư để lấp đầy các cụm công nghiệp đã được hình thành.
Thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình triển khai thực tế, đề xuất phương án xử
lý đối với các cụm công nghiệp:
- Trường hợp cụm công nghiệp triển khai thuận lợi: thu hút đầu tư tốt, triển
khai xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo đúng tiến độ và tại khu vực còn quỹ đất
để phát triển, ngoài việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp hoạt động có thể xem xét mở rộng cụm công nghiệp.
- Đối với cụm công nghiệp gặp khó khăn trong quá trình triển khai, cần tập
trung giải quyết các vướng mắc để tiếp tục triển khai. Nếu cụm công nghiệp không
có triển vọng, cần kiên quyết xem xét việc rút giấy phép đầu tư, quyết định phê
duyệt dự án hoặc đổi mục đích sử dụng, tránh tình trạng dự án được phê duyệt
nhưng không triển khai gây dư luận không tốt trong xã hội.
Đối với các cụm công nghiệp dự kiến thành lập mới
Ngoài đáp ứng các điều kiện theo quy định, phải lập Báo cáo đầu tư thành lập
cụm với các nội dung chủ yếu:
- Sự cần thiết phải thành lập cụm công nghiệp;
- Nhu cầu thực tế và sự phù hợp với các quy hoạch liên quan đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt (quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp, quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựngv.v...);
- Hiện trạng sử dụng đất và định hướng bố trí các ngành nghề, cơ cấu sử dụng
đất và dự kiến thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp;

- Dự kiến ranh giới, diện tích đất, khả năng đấu nối công trình hạ tầng kỹ thuật
trong và ngoài hàng rào; báo cáo đánh giá tác động môi trường của cụm công
nghiệp; định hướng sơ bộ, phân tích và lựa chọn giải pháp đầu tư các công trình hạ
tầng cụm công nghiệp;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 17


- Dự kiến phương án giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư;
- Dự kiến hiệu quả kinh tế - xã hội của cụm công nghiệp;
- Xác định sơ bộ nguồn vốn đầu tư, chủ đầu tư và phương thức thực hiện,
phương thức quản lý đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng cụm công nghiệp;
- Dự kiến khả năng cho thuê đất sau khi thành lập;
- Các giải pháp và tiến độ thực hiện.
Đối với cụm công nghiệp dự kiến mở rộng
Cụm công nghiệp dự kiến mở rộng, ngoài đáp ứng các điều kiện theo quy
định, phải lập Báo cáo đầu tư mở rộng cụm với các nội dung chủ yếu:
- Sự cần thiết mở rộng cụm công nghiệp;
- Đánh giá hiện trạng phát triển cụm công nghiệp hiện có;
- Định hướng mở rộng cụm công nghiệp: ranh giới, diện tích, hiện trạng sử
dụng đất, việc đấu nối công trình hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào; phương
án giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư;
- Xác định sơ bộ nguồn vốn đầu tư và phương thức thực hiện;
- Các giải pháp và tiến độ thực hiện;
- Dự kiến khả năng cho thuê đất và hiệu quả về kinh tế, xã hội của cụm công
nghiệp sau khi mở rộng.
b. Xây dựng cụm công nghiệp phải gắn với đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ
thuật khu vực
Quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp phải gắn liền và phải tính đến khả năng

cung ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào như hệ thống giao thông, cấp điện,
cấp nước, thông tin liên lạc ở hiện tại cũng như trong tương lai. Ngoài việc dùng
ngân sách nhà nước để hỗ trợ đầu tư các công trình này, cần có cơ chế, chính sách
thu hút các nguồn vốn khác nhau tham gia đầu tư xây dựng.
- Lồng ghép có hiệu quả với các chương trình mục tiêu quốc gia và địa
phương với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngoài hàng rào cụm
công nghiệp, các dự án phát triển vùng nguyên liệu tập trung ở các địa bàn khó khăn
về kinh tế - xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và hoạt động
hiệu quả các cụm công nghiệp của tỉnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 18


×