Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN HỘ NÔNG DÂN CỦA CHI NHÁNH NHNoPTNT HUYỆN MỘ ĐỨC TỈNH QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.72 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN HỘ NÔNG DÂN
CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN
MỘ ĐỨC TỈNH QUẢNG NGÃI

HUỲNH THỊ HOA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Hoạt Động
Cho Vay Vốn Hộ Nông Dân Của Chi Nhánh NHNo&PTNT Huyện Mộ Đức, Tỉnh
Quảng Ngãi” do Huỳnh Thị Hoa, sinh viên khóa 31, ngành kinh tế Nông Lâm, đã bảo
vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ .

LÊ VŨ
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

________________________
Ngày
tháng
năm 2009



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký
Họ tên)

Ngày

tháng

năm 2009

(Chữ ký
Họ tên)

Ngày

tháng

năm 2009


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn thành kính nhất đến ba mẹ đã sinh thành,
nuôi nấng tôi đến ngày hôm nay, xin cảm ơn anh, chị trong gia đình đã luôn che chở,
chỉ dạy cho tôi nhiều điều bổ ích. Hình ảnh ba mẹ tảo tần một nắng hai sương với
ruộng đồng và vùng đất quê hương đất mẹ ngoan cường – Quảng Ngãi luôn là nguồn
động lực thôi thúc tôi phải phấn đấu và phấn đấu hơn nữa.

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Lê Vũ, người đã động viên và hướng dẫn tận
tình trong những ngày tôi thực hiện đề tài. Xin gởi lời cảm ơn đến tất cả các quý thầy
cô trong khoa Kinh Tế, trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM đã truyền đạt cho chúng
tôi những vốn kiến thức quý báu làm hành trang cho tương lai.
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc, cùng các cô, chú, anh,
chị trong NHNo&PTNT Mộ Đức – Quảng Ngãi đã tạo điều kiện cho tôi được hoàn
thành tốt đề tài.
Và cuối cùng, xin cảm ơn người bạn thân yêu đã luôn bên cạnh, chia sẻ những
niềm vui và nỗi buồn cùng tôi trong những năm qua.
Sinh viên
Huỳnh Thị Hoa


NỘI DUNG TÓM TẮT
HUỲNH THỊ HOA. Tháng 6 năm 2009. Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Vốn
Hộ Nông Dân Của Chi Nhánh NHNo&PTNT Huyện Mộ Đức, Tỉnh Quảng Ngãi.
HUỲNH THỊ HOA. June 2009. Analysing The Loan Activity To Farmer
Household Of Agricultural And Rural Development Bank Branch In Mo Duc
Distric, Quang Ngai Province.
Đề tài: “Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Vốn Hộ Nông Dân Của Chi Nhánh

NHNo&PTNT Huyện Mộ Đức, Tỉnh Quảng Ngãi” được thực hiện thông qua thu thập
số liệu thứ cấp tại ngân hàng, các phòng ban của huyện Mộ Đức, những thông tin có
liên quan trên các báo, tạp chí và thu thập số liệu sơ cấp từ điều tra ngẫu nhiên 50 hộ
nông dân có vay vốn tại ngân hàng. Với phương pháp phân tích thống kê mô tả, so
sánh, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng, phương pháp thang đo đã làm rõ các
vấn đề sau:
Tình hình họat động tín dụng của ngân hàng qua 2 năm
Tình hình cho vay vốn hộ nông dân qua 2 năm và tìm hiểu nhu cầu vay vốn
cũng như đánh giá của các hộ nông dân có vay đối với hoạt động cho vay vốn hộ nông

dân của ngân hàng.
Kết quả đề tài cho thấy, mặc dù trong năm 2008 khủng hoảng kinh tế xảy ra trên
toàn thế giới cũng là năm hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đương đầu với bao thử
thách, khó khăn nhưng nhìn chung, hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn tốt. Đối với
hoạt động cho vay hộ nông dân, dư nợ hộ nông chiếm khoảng 70%/ tổng dư nợ cho
vay của ngân hàng, khoảng 40% hộ nông dân trên địa bàn huyện có quan hệ vay vốn
với ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành nông nghiệp đều nhỏ hơn 2%, ngân hàng
có nhiều nổ lực trong hoạt động của mình và được các hộ đánh giá là thân thiện, gần
gủi.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU


1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Đối tượng và địa bàn nghiên cứu

2

1.3.2. Thời gian nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc luận văn

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4


2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

4

2.2. Khái quát về huyện Mộ Đức

5

2.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

5

2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

5

2.3. Giới thiệu về chi nhánh NHNo&PTNT huyện Mộ Đức
2.3.1. Cơ cấu tổ chức

8
9

2.3.2. Nguyên tắc hoạt động của chi nhánh

11

2.3.3. Tình hình nhân viên chi nhánh

11


CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

14

3.1. Cơ sở lý luận

14

3.1.1. Khái quát tín dụng

14

3.1.2. Hộ nông dân và đặc điểm cho vay hộ nông dân

16

3.1.3. Điều kiện, thủ tục và quy trình xét duyệt cho vay hộ nông dân của
19

chi nhánh NHNo Mộ Đức
3.2. Phương pháp nghiên cứu

21

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
v

21



3.2.2. Phương pháp phân tích thông tin
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

21
24

4.1. Tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Mộ Đức
24
4.1.1. Tình hình nguồn vốn

24

4.1.2. Tình hình huy động vốn

25

4.1.3. Tình hình doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ

30

4.1.4. Điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi , khó khăn, thời cơ và đe dọa 36
4.1.5. Mục tiêu và giải pháp kinh doanh năm 2009

38

4.2. Phân tích hoạt động cho vay vốn hộ nông dân

40


4.2.1. Số lượt hộ nông dân vay vốn

41

4.2.2. Doanh số cho vay hộ nông dân

42

4.2.3. Tình hình thu nợ hộ nông dân

45

4.2.4. Tình hình dư nợ hộ nông dân

46

4.2.5. Tình hình dư nợ xấu cho vay hộ nông dân

48

4.3. Tìm hiểu nhu cầu vay vốn và một số đánh giá của hộ nông dân có vay đối
với hoạt động cho vay của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Mộ Đức

50

4.3.1. Thông tin về mẫu điều tra

50

4.3.2. Tìm hiểu về nhu cầu vay vốn


52

4.3.3. Phân tích một số đánh giá của các hộ nông dân vay về hoạt động
cho vay của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Mộ Đức

57

4.4. Một số ý kiến đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay vốn hộ nông
63

dân
4.4.1. Tăng cường hoạt động huy động vốn

63

4.4.2. Đẩy mạnh công tác vay vốn thông qua tổ vay vốn

64

4.4.3. Tăng cường hợp tác và tranh thủ sự giúp đỡ của các ban, ngành,
các cấp chính quyền, các hội, đoàn thể ở địa phương

65

4.4.4. Một số giải pháp khác

66

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


67

5.1. Kết luận

67

5.2. Đề nghị

68
vi


TÀI LIỆU THAM KHẢO

70

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBNV

Cán bộ nhân viên

CKH

Có kỳ hạn


DN

Doanh nghiệp

ĐTB

Điểm trung bình

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (gross domestic product)

KH

Kế hoạch

KKH

Có kỳ hạn

KT – NQ

Kế toán ngân quỹ

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHNo


Ngân hàng Nông nghiệp

NHNo&PTNT

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NHTM

Ngân hàng thương mại

NQLT

Nghị quyết liên tịch

NVKD

Nghiệp vụ kinh doanh

PGD

Phòng Giao dịch

TCKT

Tổ chức kinh tế

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


Tr.đ

Triệu đồng

TTTH

Tính toán tổng hợp

TVV

Tổ vay vốn

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

UTĐT

Ủy thác đầu tư

WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Cơ Cấu Nhân Viên của Chi Nhánh

12

Bảng 4.1: Tình Hình Nguồn Vốn Hoạt Động tại Ngân Hàng

24

Bảng 4.2: Nguồn Vốn Huy Động Phân theo Thời Gian

26

Bảng 4.3: Doanh Số Cho Vay, Thu Nợ, Dư Nợ và Dư Nợ Xấu

31

Bảng 4.4: Tỷ Lệ Thu Nợ

33

Bảng 4.5: Dư Nợ Cho Vay theo Thành Phần Kinh Tế

35

Bảng 4.6: Tỷ Lệ Nợ Xấu

36

Bảng 4.7: Số Lượt Hộ Nông Dân Vay Vốn


41

Bảng 4.8: Doanh Số Cho Vay Hộ Nông Dân

42

Bảng 4.9: Doanh Số Thu Nợ Hộ Nông Dân

45

Bảng 4.10: Tỷ Lệ Thu Nợ Hộ Nông Dân

46

Bảng 4.11: Tình Hình Dư Nợ Cho Vay Hộ Nông Dân

47

Bảng 4.12: Dư Nợ Xấu Hộ Nông Dân

48

Bảng 4.13: Tỷ Lệ Dư Nợ Xấu Hộ Nông Dân Phân theo Ngành

49

Bảng 4.14: Tỷ Lệ Dư Nợ Xấu Hộ Nông Dân

50


Bảng 4.15: Những Thông Tin Chung về Hộ Điều Tra

51

Bảng 4.16: Số lần Vay của Các Hộ Điều Tra

52

Bảng 4.17: Vốn Tự Có và Vốn Vay Ngân Hàng

53

Bảng 4.18: Mức Đáp Ứng của Vốn Vay

55

Bảng 4.19: Nơi Vay Vốn Khác khi Vay ở NHNo Mộ Đức Không Đủ

55

Bảng 4.20: Đánh Giá về Lãi Suất Cho Vay

57

Bảng 4.21: Đánh Giá về Thời Gian Vay Để Sản Xuất

58

Bảng 4.22: Đánh Giá về Hoạt Động Phổ Biến, Tuyên Truyền Chính Sách Tín Dụng 60
Bảng 4.23: Đánh Giá về Thủ Tục và Qui Trình Xét Duyệt Cho Vay


61

Bảng 4.24: Đánh Giá về Thái Độ Phục Vụ của Cán Bộ Tín Dụng và Nhân Viên Các
62

Phòng Ban

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Biểu Đồ Cơ Cấu Làm Việc Phân theo Nghành của Mộ Đức

6

Hình 2.2: Biểu Đồ Cơ Cấu Giá Trị Các Nghành của Mộ Đức

7

Hình 2.3: Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Chi Nhánh NHNo&PTNT Huyện Mộ Đức

10

Hình 3.1: Sơ Đồ Quy Trình Cho Vay

20

Hình 4.1: Biểu Đồ Giá Trị Nguồn Vốn Huy Động Phân theo Tính Chất


29

Hình 4.2: Biểu Đồ Doanh Số Cho Vay Phân theo Thời Hạn

32

Hình 4.3: Biểu Đồ Dư Nợ Cho Vay theo Thời Hạn

34

Hình 4.4: Biểu Đồ Doanh Số Cho Vay Hộ Nông Dân trong Tổng Doanh Số Cho Vay
44
Hình 4.5: Biểu Đồ Dư Nợ Cho Vay Hộ Nông Dân trong Tổng Dư Nợ Cho Vay

46

Hình 4.6: Biểu Đồ Cơ Cấu Mục Đích Sử Dụng Vốn Vay

54

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 2. Mục Đích Vay Vốn Của Hộ Nông Dân
Phụ lục 3. Bảng Câu Hỏi Điều Tra

xi



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Năm 1986, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, chuyển từ nền kinh tế tập
trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Theo đó, các thành phần kinh tế, trong đó có
kinh tế cá thể, hộ sản xuất, tiểu chủ, tư bản tư nhân... đều được khuyến khích phát
triển, bình đẳng trước pháp luật và được tiếp cận vốn ngân hàng.
Để hoàn thành mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, Việt Nam
đang tập trung vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là sau
khi gia nhập WTO vào năm 2006, trước hết là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn. Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng
trưởng cao và tương đối ổn định, đời sống người dân cũng ngày càng được cải thiện
hơn.
Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp. Trên
phạm vi cả nước, có đến 1/3 hộ nông dân sản xuất nhỏ, không có khả năng tái sản xuất
mở rộng, thiếu khả năng tiếp cận với thị trường, khoa học và công nghệ. Kinh tế nông
thôn Việt Nam vẫn nặng về nông nghiệp, tới 79% cơ cấu kinh tế hộ, trong đó 50% từ
trồng trọt, đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Mộ Đức – Một huyện đồng
bằng, nằm ở Đông - Nam tỉnh Quảng Ngãi cũng không nằm ngoại lệ.
Kinh tế thị trường hiện đại cần một lượng tiền khổng lồ để đáp ứng hoạt động
chu chuyển của khối lượng hàng hóa lớn nên tín dụng ngân hàng trở nên phổ biến,
quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Trong bối cảnh đất nước ta hiện nay, tín dụng nông
nghiệp, nông thôn trở nên cần thiết và NHNo&PTNT là ngân hàng luôn đi đầu trong
việc cho vay, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, góp phần rất lớn vào
sự phát triển chung của đất nước.



Với đặc thù riêng của miền đất duyên hải miền trung và nền sản xuất nông
nghiệp, liệu rằng hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT, đặc biệt hoạt động tín dụng
hộ nông dân của ngân hàng có thực hiện tốt, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của bà con
nông dân nơi đây hay không nên tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Phân Tích
Hoạt Động Cho Vay Vốn Hộ Nông Dân Của Chi Nhánh NHNo&PTNT Huyện
Mộ Đức, Tỉnh Quảng Ngãi”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính: phân tích hoạt động cho vay vốn hộ nông dân và nêu ra một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay vốn hộ nông dân của chi nhánh
NHNo&PTNT huyện Mộ Đức – Quảng Ngãi.
Mục tiêu cụ thể:
Tìm hiểu tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng qua hai năm 2007 - 2008
Phân tích hoạt động cho vay vốn hộ nông dân của ngân hàng qua 2 năm 2007 2008
Tìm hiểu nhu cầu vay vốn và đánh giá của các hộ nông dân có vay đối với hoạt
động cho vay của NHNo&PTNT Mộ Đức
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay vốn hộ nông dân
của ngân hàng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng và địa bàn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chi nhánh NHNo&PTNT huyện Mộ Đức – Quảng
Ngãi và 50 hộ nông dân có vay vốn tại NHNo&PTNT Mộ Đức.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ ngày 2/3/2009 đến ngày 16/5/2009.
1.4. Cấu trúc luận văn
Chương 1: mở đầu
Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: tổng quan
Giới thiệu tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan; địa bàn nghiên cứu:
các điều kiện tự nhiên - xã hội của huyện Mộ Đức; chi nhánh NHNo&PTNT huyện
Mộ Đức – Quảng Ngãi.

2


Chương 3: nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những khái niệm cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và
những phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài.
Chương 4: kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phân tích tất cả các vấn đề đã đưa ra trong phần mục tiêu nghiên cứu, qua đó
đưa ra một số nhận xét, đánh giá.
Chương 5: kết luận và kiến nghị
Đưa ra kết quả, nhận xét chung đối với vấn đề nghiên cứu, kết quả mà đề tài đã
thực hiện đồng thời đề xuất một số kiến nghị, giải pháp, chính sách nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động tín dụng hộ nông dân của ngân hàng.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Để phân tích về hoạt động cho vay vốn hộ nông dân của NHNo&PTNT Mộ
Đức, đề tài có sử dụng và tham khảo một số tài liệu cho bài nghiên cứu:
Sử dụng niên giám thống kê của huyện Mộ Đức và những thông tin có liên
quan đến huyện Mộ Đức trên các trang báo điện tử của tỉnh Quảng Ngãi để khái quát
về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện.
Nhằm để hiểu rõ hơn về NHNo&PTNT Việt Nam đề tài có tham khảo một số
thông tin về quá trình thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ cũng như định hướng phát triển
của ngân hàng trong tương lai. Tại NHNo Mộ Đức, ngoài thu thập số liệu thứ cấp như
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động tín dụng của hộ sản xuất và

cá nhân năm 2007, 2008; bảng lãi suất tiền vay, tiền gửi năm 2008 của ngân hàng,...Đề
tài còn tiến hành lấy ý kiến của mọt số chuyên gia là Giám đốc, Trưởng phòng Tín
dụng, các cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn và có thu thập ý kiến của 50 hộ dân có vay
vốn và tìm hiểu nguyên nhân của một số hộ không vay hoặc không được vay vốn tại
ngân hàng để làm rõ hơn về vấn đề nghiên cứu.
Tham khảo một số cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của các đề tài tốt
nghiệp của nghành kinh tế nông lâm các khóa trước như các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
hoạt động tín dụng (Nông Mộng Huỳnh Trân, 2008), phương pháp thu thập thông tin
và xử lý thông tin (Nguyễn Thị Thúy Hằng, 2006), định nghĩa hộ nông dân và vai trò
của tín dụng hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Thị Ngọc Oanh, 2004),
tham khảo cách xây dựng bảng câu hỏi của các đề tài trên và một số đề tài khác,..Khi
tham khảo đề tài có sử dụng linh hoạt phương pháp nghiên cứu phù hợp với địa bàn và
đối tượng nghiên cứu nơi đây. Các đề tài về hoạt động tín dụng nông hộ của các khóa
trước tập trung vào phân tích cả 2 đối tượng được vay và không vay. Vì vậy, vấn đề


phân tích sẽ không được sâu đối với hộ có vay. Trong đề tài này giới hạn trong các hộ
có vay và tập trung phân tích hoạt động cho vay nông hộ của ngân hàng.
Đề tài còn tham khảo một số cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu thông
qua một số tài liệu có liên quan đến tín dụng ngân hàng như: tiền tệ ngân hàng của
Nguyễn Minh Kiều, lý thuyết tài chính – tiền tệ của nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia
TP.HCM,...
Ngoài ra, để làm sáng tỏ hơn về vấn đề nghiên cứu đề tài còn thu thập một số
thông tin liên quan trên các báo, internet.
2.2. Khái quát về huyện Mộ Đức
2.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Mộ Đức là một huyện đồng bằng, nằm ở Đông - Nam tỉnh Quảng Ngãi. Có ranh
giới hành chính được xác định như sau:
Phía Bắc giáp huyện Tư Nghĩa
Phía Nam giáp huyện Đức Phổ

Phía Tây giáp huyện Nghĩa Hành
Phía Đông giáp biển Đông.
Tổng diện tích tự nhiên 213,81 km2; tổng chiều dài bờ biển là 23 km; nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới, biên độ dao động thấp, nhiệt độ trung bình hàng năm là
27,5oC; thời tiết luôn biến đổi bất thường, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát
triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, đặc biệt là nông nghiệp.
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Dân số - lao động
Theo thống kê năm 2007, Mộ Đức có 146.401 người, mật độ 685 người/km2;
toàn huyện có 13 đơn vị hành chính (12 xã, 1 thị trấn), 69 thôn và tổ dân phố.
Nếu phân theo nghành, số lao động đang làm việc trong nghành nông, lâm
nghiệp và thủy sản là 75.269 người, công nghiệp và xây dựng có 4.686 người và dịch
vụ là 10.253 người.

5


Hình 2.1: Biểu Đồ Cơ Cấu Làm Việc Phân theo Nghành của Mộ Đức

5%
84%

Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng

11%
Thương mại, dịch vụ

Nguồn: phòng Thống kê Mộ Đức
Với biểu đồ 2.1, trong năm 2007, số lượng lao động làm việc trong nghành

nông, lâm nghiệp và thủy sản rất cao, chiếm 84%, nghành dịch vụ 11%, nghành công
nghiệp và xây dựng chỉ 5%, rất ít bởi với đặc điểm là huyện thuần nông, hơn 80% dân
số sinh sống ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, tiến trình phát triển kinh tế - xã hội
của huyện ở điểm xuất phát thấp, trong khi đó tiềm năng đất đai, lao động của huyện
chưa được khai thác có hiệu qủa.
b) Giá trị của các nghành
Nền kinh tế huyện Mộ Đức chưa phát triển, các khu công nghiệp chưa hình
thành, tỉ lệ thu nhập công nghiệp và thương nghiệp dịch vụ còn rất khiêm tốn, tỉ lệ thu
nông nghiệp vẫn còn chiếm tỉ trọng cao.
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Về nông nghiệp, sản lượng lương thực toàn huyện năm 2007 là 65.833 tấn, sản
lượng lương thực bình quân đầu người 449,7 kg. Cây trồng phổ biến: lúa, mía, mì,
bắp, khoai lang, đậu phộng, đậu tương, dâu tằm. Chăn nuôi chủ yếu là heo, trâu, bò,
gà, vịt.
Về lâm nghiệp, sản phẩm chủ yếu là: trồng rừng, nuôi rừng bao gồm trồng rừng
tập trung, trồng rừng phân tán, chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh; khai thác lâm sản
bao gồm gỗ, chủ yếu là gỗ bạch đàn, củi.

6


Về thủy sản, có 289 hộ tham gia đánh bắt thủy sản với tổng số lao động là 423
người; 218 hộ nuôi trồng thủy sản với tổng số lao động 360 người; phương tiện khai
thác thủy sản chủ yếu: tàu đánh cá – 84 tàu với tổng công suất 2.545 CV và thuyền
không động cơ; diện tích nuôi trồng thủy sản 222,7 hecta, trong đó, nuôi tôm chiếm tới
100 hecta; sản lượng hải sản khai thác đạt 1500 tấn; sản lượng nuôi trồng 2.902,5
hecta.
Tổng giá trị của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá 2007 là 490.175
triệu đồng.
Công nghiệp và xây dựng

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên toàn huyện theo giá 2007 là194.600 triệu
đồng. Trong đó, chủ yếu là kinh tế ngoài Nhà nước, không có kinh tế Nhà nước Trung
ương, tỉnh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Có 2.047 cơ sở sản xuất công nghiệp
cá thể trên địa bàn.
Thương mại, dịch vụ
Thành phần kinh tế tham gia chủ yếu là kinh tế ngoài Nhà nước. Có 5.548 lao
động tham gia trong kinh doanh thương mại, dịch vụ cá thể với tổng mức bán lẻ đạt
260.000 triệu đồng và doanh thu từ ngành bưu điện 16.440 triệu đồng. như vậy, tổng
giá trị của nghành thương mại, dịch vụ năm 2007 là 276.440 triệu đồng.
Hình 2.2: Biểu Đồ Cơ Cấu Giá Trị Các Nghành của Mộ Đức

29%

Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
51%

Thương mại, dịch vụ

20%

Nguồn: phòng Thống kê Mộ Đức
7


Với 84% lao động tham gia ở nghành nông, lâm nghiệp và thủy sản nên giá trị
ở nghành này cao nhất so với nghành công nghiệp và xây dựng và nghành dịch vụ.
Tuy nhiên, với lực luợng lao động rất đông trong nghành nông, lâm nghiệp và thủy sản
thì tỉ lệ gía trị trong nghành này còn rất thấp nguyên nhân do các hộ sản xuất với qui
mô nhỏ, bị ảnh huởng nhiều bởi sự biến động thất thường thời tiết khu vực miền trung,

thiếu kỹ thuật và vốn.
c) Giáo dục, văn hóa, y tế và đời sống xã hội
Về giáo dục, toàn huyện có 18 truờng mẫu giáo, 21 trường tiểu học, 15 trường
trung học cơ sở và 4 trường phổ thông trung học. Hoạt động giáo dục của huyện rất
được chú trọng
Về y tế, mỗi xã, thị trấn có một trạm y tế; có một bệnh viện tuyến huyện. Tuy
nhiên, hoạt động y tế ở Mộ Đức còn nhiều hạn chế: cơ sở vật chất còn nhiều thiếu
thốn, đội ngũ y, bác sĩ còn thiếu về số lượng lẫn trình độ nghiệp vụ chuyên môn.
Về đời sống xã hội, là một huyện còn nghèo, thu nhập trung bình của người dân
còn thấp, đa số người dân làm nông nghiệp, người dân sống gần gữi, gắn bó với nhau,
có tinh thần đoàn kết, chịu thương, chịu khó,…
Như vậy, Mộ Đức là một huyện nằm trong khu vực thời tiết biến động thất
thường, các điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Mộ
Đức cơ bản vẫn là huyện thuần nông, qui mô sản xuất của các nông hộ nhỏ, lẻ, giá trị
ngành nông nghiệp chưa cao.
2.3. Giới thiệu về chi nhánh NHNo&PTNT huyện Mộ Đức
NHNo&PTNT Việt Nam là NHTM quốc doanh lớn, lớn nhất Việt Nam cả về
vốn, tài sản, đội ngũ CBNV, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng, hoạt động
kinh doanh đa năng, giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn và nông dân.
Ngày thành lập: 26/3/1988
Gọi tắt là ngân hàng Nông nghiệp, viết tắt NHNo
Tên tiếng Anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, gọi tắt
Agribank, viết tắt VBARD.
Vốn điều lệ: 2.275 tỷ đồng

8


NHNo&PTNT huyện Mộ Đức - tỉnh Quãng Ngãi là một chi nhánh cấp II trực

thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, được hình thành từ chi nhánh ngân hàng Nhà
nước huyện Mộ Đức vào tháng 8 năm 1988.
Hội sở: tại tổ dân phố I, thị trấn Mộ Đức, huyện Mộ Đức, Tỉnh Quảng Ngãi.
NHNo có 2 chi nhánh cấp III đã được đưa vào hoạt động vào ngày 1/8/1996, đó là:
Phòng Giao dịch Thi Phổ: tại Thi phổ, xã Đức Thạnh
Phòng Giao dịch Thạch Trụ: tại Thạch Trụ, xã Đức Lân.
Với thời gian hoạt động hơn 20 năm rất nhiều biến cố xảy ra nhưng với tinh
thần cố gắng vươn lên, đến nay NHNo&PTNT huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi được
đánh giá là một trong những ngân hàng họat động tương đối hiệu quả, uy tín, đã khẳng
định được bước tiến cả về quy mô lẫn về hiệu quả kinh doanh với việc tăng số lượng
và chất lượng các mặt hoạt động của ngân hàng. Điều đó khẳng định được vị trí, uy tín
của NHNo&PTNT Mộ Đức ngày càng nâng cao thể hiện qua lượng khách ngày càng
tăng, một mạng lưới các phòng Giao dịch được mở rộng tại các trọng điểm kinh tế của
huyện để tăng cường hoạt động kinh doanh.
2.3.1. Cơ cấu tổ chức
NHNo&PTNT Việt Nam hoạt động dưới hình thức tổng công ty hạch toán kinh
doanh trong lĩnh vực tiền tệ thống nhất từ trụ sở chính đến các phòng Giao dịch.
Hội đồng quản trị có : chủ tịch hội đồng quản trị và các thành viên.
Tổng Giám đốc và các phó Tổng Giám đốc.
Các ban, vụ tại trụ sở chính.
Các công ty thuộc trụ sở chính.
Các chi nhánh cấp I tại các tỉnh, thành phố.
Các chi nhánh cấp II ở các huyện - quận, liên huyện.
Các phòng Giao dịch.
NHNo&PTNT huyện Mộ Đức là chi nhánh cấp II trực thuộc NHNo&PTNT Việt
Nam, được điều hành trực tiếp bởi NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ngãi. Hiện NHNo Mộ
Đức có 1 trụ sở chính và 2 phòng Giao dịch.

9



Hình 2.3: Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Chi Nhánh NHNo&PTNT Huyện Mộ Đức
Giám đốc

Phó Giám đốc

Phòng NVKD

Phòng KT-NQ

PGD Thi Phổ

PGD Thạch Trụ

: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
Nguồn: phòng NVKD
NHNo&PTNT chi nhánh Mộ Đức được tổ chức gồm 1 Giám đốc, 1 phó Giám
đốc, 1 phòng NVKD, 1 phòng KT-NQ, và 2 phòng Giao dịch.
Ban Giám đốc gồm có: 2 người.
Giám đốc: phụ trách tổ chức, kế hoạch và điều hành chung .
Phó Giám đốc: phụ trách kế toán - ngân quỹ.
Phòng Nghiệp vụ kinh doanh: có 1 Trưởng, 1 Phó phòng phụ trách.
Phòng Kế toán - ngân quỹ: có 1 Trưởng, 1 Phó phòng phụ trách.
Phòng Giao dịch Thi Phổ: do 1 Giám đốc cấp III phụ trách, đảm trách 4 xã:
Đức Hòa, Đức Chánh, Đức Hiệp và Đức Thạnh.
Phòng Giao dịch Thạch Trụ : do 1 Giám đốc cấp III phụ trách, đảm trách 2 xã:
Đức Lân và Đức Phong
Công tác kiểm tra kiểm soát tại chi nhánh được thực hiện bởi phòng kiểm soát
của NHNo tỉnh.

Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước ngân hàng cấp trên về công tác tổ chức
và điều hành, chỉ đạo các phòng lập, thực hiện kế hoạch kinh doanh, tài chính cho toàn
đơn vị, trực tiếp điều hành các chi nhánh trực thuộc.
Phó Giám đốc trực tiếp chỉ đạo phòng Kế toán - ngân quỹ.
10


Phòng Nghiệp vụ kinh doanh lập kế hoạch kinh doanh, tham mưu cho Giám đốc
giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho các chi nhánh và từng bộ phận, phụ trách cho vay,
thu nợ, xử lý nợ 7 xã - thị trấn.
Phòng Kế toán ngân quỹ trực tiếp lập kế hoạch tài chính, tham mưu cho Giám
đốc giao kế hoạch tài chính cho các chi nhánh và thực hiện công tác kế toán và ngân quỹ
tại hội sở. Phòng NVKD và phòng KT-NQ phối hợp với nhau để lập kế hoạch kinh
doanh tài chính cho toàn đơn vị, tổ chức triển khai, tập huấn các văn bản nghiệp vụ cho
toàn chi nhánh.
Các chi nhánh cấp III độc lập trong hoạt động đầu tư tín dụng trong phạm vi phán
quyết của mình, tự cân đối thu, chi theo chỉ tiêu thông báo của Giám đốc NHNo&PTNT
huyện Mộ Đức, Giám đốc phòng Giao dịch chịu trách nhiệm trước Giám đốc cấp trên về
hoạt động của chi nhánh.
2.3.2. Nguyên tắc hoạt động của chi nhánh
Việc tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của NHNo huyện Mộ
Đức được thực hiện theo những nguyên tắc sau đây :
Thống nhất về tổ chức: là mô hình tổ chức, tuy chi nhánh ngân hàng huyện có 2
chi nhánh cấp III nhưng vẫn là là một pháp nhân duy nhất. Do vậy, mọi công việc từ tổ
chức bộ máy, điều hành kinh doanh, quản lý mọi hoạt động cũng như việc thực hiện chế
độ - chính sách phải thống nhất trong toàn hệ thống.
Thống nhất quản lý tập trung: là một đơn vị hoạch toán phụ thuộc, thực hiện
các chỉ tiêu cho vay, huy động vốn trong kế hoạch phân bổ của NHNo tỉnh và thống
nhất trong toàn hệ thống NHNoViệt Nam, thực hiện nhận khoán tài chính theo đơn giá
khoán với ngân hàng cấp trên. Ngân hàng huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện kinh

doanh và tự chủ về tài chính theo đơn giá được khoán và thực hiện khi quyết toán được
duyệt. Giám đốc ngân hàng huyện điều hành công việc theo sự ủy quyền của Giám đốc
ngân hàng tỉnh, Giám đốc phòng Giao dịch thực hiện điều hành công việc theo sự ủy
quyền của Giám đốc ngân hàng huyện.
2.3.3. Tình hình nhân viên chi nhánh
Chi nhánh NHNo huyện Mộ Đức được thành lập và phát triển từ sự tiếp thu
toàn bộ cơ sở vật chất và con người của ngân hàng Nhà nước huyện Mộ Đức. Nguồn

11


nhân sự hiện có của chi nhánh chiếm trên 70% đã có thời gian công tác trên 20 năm
làm việc tại ngân hàng Mộ Đức.
Bảng 2.1: Cơ Cấu Nhân Viên của Chi Nhánh
Số lượng (người)
Tổng cán bộ công nhân viên

Cơ cấu (%)

30

100,00

- Nam

18

60,00

- Nữ


12

40,00

19

63,33

1. Phân theo giới

2. Phân theo trình độ văn hóa
- Đại học
- Trung cấp

9

- Sơ cấp

2

30
6,67
Nguồn: phòng NVKD

Phân theo giới thì tỉ lệ nam nhiều hơn nữ, chiếm 60% trong tổng cán bộ công
nhân viên. Phân theo trình độ văn hóa, rõ ràng số lượng cán bộ công nhân viên trình
độ đại học chiếm tương đối cao, tới 63,33% trong tổng số 30 người. Đây là một lợi thế
rất lớn đối với chi nhánh Mộ Đức trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, góp phần
tích cực và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Cơ cấu nguồn nhân lực của các bộ phận phù hợp là tác nhân để hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp tốt hơn. Chi nhánh NHNo Mộ Đức có 2 bộ phận trực tiếp
tham gia vào hoạt động kinh doanh:
Bộ phận tín dụng là bộ phận lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh của đơn vị,
trực tiếp cho vay, thu nợ, xử lý nợ. Lực lượng tín dụng có 14 nhân viên chiếm 46,7%
số CBNV trong đơn vị. Trình độ đại học có 8 người. Ngân hàng đã xác nhận bộ phận
này là “mũi nhọn” của đơn vị, là bộ phận tạo ra thu nhập nhiều nhất và quyết định kết
quả kinh doanh của toàn chi nhánh.
Bộ phận kế toán ngân quỹ là bộ phận quản lý thu nhập, chi phí của đơn vị, là bộ
phận tổ chức và thực hiện việc huy đông vốn. Số lượng nhân viên ở bộ phận này là 11
người được bố trí thành 3 nơi làm việc. Bộ phận kế toán - ngân quỹ trực tiếp giao dịch
với khách hàng, là bộ mặt của ngân hàng, là bộ khóa giữ thu nhập của toàn đơn vị.

12


Ngoài hai bộ phận trên, cán bộ quản lý, điều hành là: Giám đốc, phó Giám đốc
và Giám đốc phòng Giao dịch trực thuộc gồm 4 người. Đây là bộ phận quyết định toàn
bộ hoạt động của chi nhánh.
Tóm lại nguồn nhân lực của ngân hàng NHNo&PTNT huyện Mộ Đức đảm bảo
hoạt động kinh doanh của đơn vị, có trình độ chuyên môn, có tinh thần và kinh
nghiệm, được tổ chức phù hợp có kế hoạch đào tạo toàn diện để nâng cao năng lực
hoạt động, đảm bảo chức năng được phân công, đạt hiệu suất công tác tốt nhất.

13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái quát tín dụng
a) khái niệm tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế đã tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội,
đựơc biểu hiện dưới dạng tiền tệ hay hiện vật. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tín dụng là
sự vay mượn trong đó, người đi vay phải trả cho người cho vay cả vốn lẫn lãi sau thời
gian nhất định. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì tín dụng là sự vận động của các nguồn
vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Hoạt động tín dụng chủ yếu dựa trên cơ sở lòng tin đối
với nhau qua việc chuyển giao giá trị cho bên kia sử dụng.
Quan hệ tín dụng giữa người đi vay và người cho vay là một quá trình gồm 3
giai đoạn:
Giai đoạn 1: giá trị tín dụng chuyển từ người cho vay sang người đi vay.
Giai đoạn 2: giá trị tín dụng vận động trong tay người đi vay, còn gọi là quá
trình sử dụng vốn.
Giai đoạn 3: hoàn trả tín dụng, giá trị tín dụng từ người đi vay trả trở về người
cho vay. Đây là giai đoạn quan trọng, kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng,
mang rõ nét nhất bản chất của tín dụng là phải hoàn trả.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn về vốn tiền tệ giữa ngân hàng, các tổ
chức tín dụng với các đơn vị kinh tế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và các
tầng lớp dân cư theo nguyên tắc có hoàn trả.
Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức trung gian. Tức là
quan hệ tín dụng, ngân hàng vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người
cho vay. Tín dụng ngân hàng giữ vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị


×