Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

đánh giá nhận thức và sự thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại xã lão hộ, huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.97 MB, 107 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................. iii
Mục lục .................................................................................................................. iv
Danh mục bảng ..................................................................................................... vii
Danh mục hình ..................................................................................................... viii
Danh mục viết tắt .................................................................................................... x
MƠ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................... 3
1.1. Khái quát chung về BĐKH ............................................................................... 3
1.1.1. Các khái niệm ......................................................................................... 3
1.1.2. Nguyên nhân gây ra BĐKH..................................................................... 4
1.2. Lịch sử BĐKH.................................................................................................. 4
1.3. Tình hình BĐKH hiện nay ................................................................................ 5
1.3.1. BĐKH trên thế giới ................................................................................. 5
1.3.2. BĐKH ở Việt Nam .................................................................................. 9
1.4. Tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp .............................................. 14
1.4.1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp trên thế giới ..... 14
1.4.2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam...... 15
1.5. Thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp .......................................... 19
1.5.1. Khái niệm.............................................................................................. 19
1.5.2. Phương pháp xây dựng giải pháp thích ứng với BĐKH ở Việt Nam ...... 19
1.5.3. Giải pháp thích ứng với BĐKH trong nông nghiệp ................................ 20
1.6. Vai trò của nhận thức người dân trong thích ứng với BĐKH trong nông nghiệp........ 22
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 25
2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 25
2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 25
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .................................................... 25


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


2.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp .......................................................................... 26
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 26
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 27
3.1.Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội................................................ 27
3.1.1.Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 27
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 31
3.1.3.Đặc điểm sản xuất nông nghiệp của xã Lão Hộ ...................................... 32
3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Lão Hộ ........... 33
3.2. Xu hướng BĐKH tại địa bàn nghiên cứu ........................................................ 34
3.2.1. Xu hướng BĐKH qua số liệu khí tượng ................................................ 34
3.2.2. Xu hướng biến đổi lượng mưa............................................................... 40
3.2.3. Xu hướng biến đổi của bão.................................................................... 41
3.3. Đánh giá nhận thức của người dân về xu hướng BĐKH tại xã Lão Hộ và
so sánh với số liệu khí tượng ......................................................................... 42
3.3.1. Nhận thức của người dân về xu hướng biến đổi nhiệt độ ....................... 42
3.3.2. Nhận thức của người dân về xu hướng biến đổi lượng mưa ................... 45
3.3.3. Nhận thức của người dân về xu hướng biến đổi của bão ........................ 46
3.4. Ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Lão Hộ ..... 47
3.4.1. Các sự kiện lịch sử về thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp tại xã Lão Hộ .................................................................... 47
3.4.2. Đánh giá nhận thức của người dân về ảnh hưởng của BĐKH đến sản
xuất nông nghiệp tại xã Lão Hộ............................................................. 50
3.5. Khả năng thích ứng của người dân đối với BĐKH trong sản xuất nông
nghiệp tại địa phương .................................................................................... 58
3.6. Những thuận lợi và khó khăn chính của người dân đối với việc thực hiện

các biện pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Lão
Hộ ................................................................................................................. 63
3.7. Đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức và khả năng thích ứng của người
dân với BĐKH trong SXNN trên địa bàn xã Lão Hộ ..................................... 66
3.7.1. Đối với chính quyền địa phương ........................................................... 66

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


3.7.2. Đối với người dân ................................................................................. 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 69
Kết luận ................................................................................................................. 69
Kiến nghị............................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 71
PHỤ LỤC 1........................................................................................................... 73
PHỤ LỤC 2........................................................................................................... 79
PHỤ LỤC 3........................................................................................................... 95
PHỤ LỤC 4........................................................................................................... 98

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC BẢNG
Số bảng
1.1


Tên bảng

Trang

Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các
vùng khí hậu của Việt Nam.......................................................................... 12

1.2

Diện tích có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng ......................... 13

1.3

Diện tích đất đai bị ngập do nước biển dâng của huyện Thái Thụy, tỉnh
Thái Bình ..................................................................................................... 16

3.1

Bảng cơ cấu sử dụng đất tự nhiên xã Lão Hộ (2010 – 2014) ........................ 30

3.2

Xu hướng biến đổi nhiệt độ và lượng mưa trên từng thập kỷ trong giai
đoạn 1965 – 2014 ........................................................................................ 35

3.3

Kết quả phỏng vấn những người có kinh nghiệm lâu năm trong SXNN ........... 48

3.4


Những thuận lợi chính của người dân khi thực hiện các biện pháp thích
ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp (n=60) ...................................... 64

3.5

Những khó khăn chính của người dân khi thực hiện các biện pháp thích
ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp (n=60) ...................................... 65

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

3.1.

Nhiệt độ trung bình của các tháng giai đoạn 1965 – 2014 ............................ 28

3.2.

Lượng mưa trung bình của các tháng giai đoạn 1965 – 2014 ....................... 28

3.3.


Cơ cấu đất nông nghiệp xã Lão Hộ năm 2014 ............................................. 32

3.4.

Xu hướng thay đổi nhiệt độ trung bình tối cao giai đoạn 1965-2014 ............ 36

3.5.

Xu hướng thay đổi nhiệt độ trung bình tối thấp giai đoạn 1965-2014........... 36

3.6.

Xu hướng thay đổi nhiệt độ tối cao trung bình theo giai đoạn (1965 1994, 1995-2014) ........................................................................................ 37

3.7.

Xu hướng thay đổi nhiệt độ tối thấp trung bình theo giai đoạn (1965 1994, 1995-2014) ........................................................................................ 37

3.8.

Xu hướng biến đổi số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt tại địa bàn
nghiên cứu giai đoạn từ năm 1965– 2014 .................................................... 39

3.9.

Xu hướng biến đổi số ngày rét đậm, rét hại tại địa bàn nghiên cứu giai
đoạn từ năm 1965– 2014 ............................................................................. 40

3.10. Xu hướng biến đổi tổng lượng mưa năm, tổng lượng mưa vụ mùa, tổng

lượng mưa vụ chiêm giai đoạn (1965 – 2014) .............................................. 41
3.11. Năng lực thông tin về BĐKH của người dân xã Lão Hộ (n=60)................... 42
3.12. Nhận thức của người dân về xu hướng biến đổi nhiệt độ (n=60) .................. 43
3.13. Nhận thức của người dân về xu hướng thay đổi tần suất các hiện tượng
nhiệt độ bất thường trong năm (n=60) ......................................................... 44
3.14. Nhận thức của người dân về xu hướng thay đổi thời gian xuất hiện các
hiện tượng nhiệt độ bất thường trong năm (n=60) ........................................ 44
3.15. Nhận thức của người dân về xu hướng biến đổi lượng mưa (n=60).............. 45
3.16. Nhận thức của người dân vế xu hường thay đổi số đợt hạn hán và số
ngày mưa to bất thường trong năm (n=60) ................................................... 46
3.17. Nhận thức của người dân về xu hướng biến đổi của bão (n=60)................... 46
3.18. Nhận thức của người dân về những khó khăn gặp phải trong SXNN tại
xã Lão Hộ (n=60) ........................................................................................ 51

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


3.19. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của BĐKH đến diện tích đất
nông nghiệp (n=60) ..................................................................................... 52
3.20. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của BĐKH đến năng suất cây
trồng chủ lực (n =60) ................................................................................... 53
3.21. Năng suất lúa theo vụ chiêm xuân và vụ mùa trong giai đoạn 2005 2014 tại xã Lão Hộ ...................................................................................... 55
3.22. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của BĐKH đến thời vụ gieo
trồng (n =60) ............................................................................................... 56
3.23. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của BĐKH đến sâu hại, dịch
bệnh (n =60) ................................................................................................ 57
3.24. Tỷ lệ nguồn truy cập thông tin thời tiết của hộ dân (n =60) .......................... 59
3.25. Các biện pháp thích ứng với BĐKH trong SXNN tại địa bàn xã Lão Hộ

(n =60) ........................................................................................................ 60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

IPCC

Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu

IMHEN


Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

WB

Ngân hàng thế giới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page x


MƠ ĐẦU
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với
công cuộc phát triển của nhân loại ngày nay. Việt Nam là một trong những nước
chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng.
Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới (WB, 2009), nước ta với bờ biến dài
và hai vùng đồng bằng lớn, khi mực nước biển dâng cao từ 0,2-0,6m sẽ có từ
100.000 đến 200.000ha đất bị ngập và làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nông
nghiệp. Cùng với đó BĐKH làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật,
dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài và ngược lại làm xuất hiện nguy cơ gia
tăng các loài “thiên địch”. Trong thời gian gần đây, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn

lá ở ĐBSH diễn ra ngày càng phức tạp ảnh hưởng đến khả năng thâm canh tăng vụ
và làm giảm sản lượng lúa. Không giống với các ngành nghề khác, ngành nông
nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ BĐKH nhưng lại có thể khắc phục những
hậu quả không đáng có nhờ lựa chọn thích ứng của nông dân, bởi họ là những
người trực tiếp gieo trồng và chăm sóc trên đồng ruộng. Vì vậy có thể nói nhận thức
của họ về khí hậu và đặc điểm cây trồng là vô cùng quan trọng.
Huyện Yên Dũng có địa hình cấu tạo phức tạp, tạo thành độ dốc thấp dần từ
phía Tây sang phía Đông. BĐKH có thể tác động xấu đến một số bộ phận của các
cộng đồng trong tương lai, và biện pháp thích ứng dài hạn tốt nhất cho những cộng
đồng chịu tổn thương là tăng cường khả năng sẵn sàng đối phó với thiên tai và thúc
đẩy việc phát triển sinh kế bền vững cho người dân. Trong bối cảnh mà nông nghiệp
của huyện là hệ thống sản xuất chính, chủ yếu dựa vào nguồn nước (cả số lượng và
chất lượng), những kinh nghiệm tích lũy được trong việc đối phó với thiên tai và
những kiến thức bản địa có vai trò quyết định trong việc duy trì cuộc sống của
người dân cho đến nay. Tuy nhiên, tác động của BĐKH rất có thể làm trầm trọng
hơn tính dễ bị tổn thương của người dân. Do đó, điều quan trọng là cần phải đánh
giá được những hiểu biết và sự thích ứng của người dân trước những diễn biến phức
tạp của các hiện tượng thời tiết để từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm
giảm ảnh hưởng của BĐKH tới SXNN.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


Lão Hộ là một xã thuần nông của huyện Yên Dũng nằm cách trung tâm tỉnh
Bắc Giang 12 km. Với tổng diện tích đất tự nhiên tuy không lớn (355ha) nhưng
phần lớn diện tích dành cho sản xuất nông nghiệp, hình thức sản xuất trong xã chủ
yếu là các hộ nhỏ lẻ với kiến thức cá nhân còn hạn chế. Đồng thời phần lớn người
dân khu vực có thu nhập chính từ nông nghiệp. Trong những năm gần đây khí hậu

thay đổi liên tục ảnh hưởng bất lợi đến cây trồng, đặc biệt là nhiệt độ cực đoan, hạn
hán, bão lũ ..., vì thế việc nâng cao khả năng thích ứng của người dân lại càng thực
sự cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn cần thiết phải nâng cao nhận thức và khả năng thích
ứng của người dân với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp của địa phương, tôi đã
chọn đề tài: “Đánh giá nhận thức và sự thích ứng với biến đổi khí hậu của người
dân trong sản xuất nông nghiệp tại xã Lão Hộ, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”.
Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu nhận thức và sự thích ứng của người dân với BĐKH trong sản
xuất nông nghiệp ở xã Lão Hộ, huyên Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
- Đưa ra những giải pháp nâng cao sự hiểu biết và khả năng thích ứng của
người dân với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp.
Yêu cầu nghiên cứu
- Số liệu trung thực, khách quan để đánh giá nhận thức, sự thích ứng của
người dân trong sản xuất nông nghiệp xã Lão Hộ.
- Các giải pháp đề xuất phù hợp với điều kiện của địa phương, có tính thực
tiễn và khả năng áp dụng thực tế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái quát chung về BĐKH
1.1.1. Các khái niệm
Biến đổi khí hậu: Là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài
thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các

tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của
khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).
Theo Nguyễn Đức Ngữ (2008), các biểu hiện của BĐKH là:
- Nhiệt độ trung bình năm tăng; sự biến đổi và độ khác thường của thời tiết
và khí hậu tăng;
- Nước biển dâng do băng tan từ các cực Trái đất và các đỉnh núi cao;
- Các hiện tượng cực đoan của thời tiết và thiên tai (nóng, rét hại, bão, lũ lụt,
hạn hán, v.v…) xảy ra với tần suất cao hơn, cường độ và độ khác thường lớn hơn.
Khí hậu cực đoan: Ban Liên chính phủ về BĐKH (The Intergoverment
Panel on Climate Change – IPCC, 2007a) định nghĩa “hiện tượng thời tiết cực
đoan” và “hiện tượng khí hậu cực đoan” như sau: Hiện tượng thời tiết cực đoan: là
hiện tượng hiếm ở một nơi cụ thể khi xem xét phân bố thống kê của nó. Hiếm có thể
hiểu là các hiện tượng thời tiết cực đoan thông thường được có tần suất xuất hiện
của nó nhỏ hơn 10%.
Theo định nghĩa này, những đặc trưng của thời tiết cực đoan có thể thay đổi
tùy từng khu vực mà đặc trưng cho khu vực đó, nó phụ thuộc vào các yếu tố địa lý
tự nhiên, bức xạ, địa hình… Hiện tượng khí hậu cực đoan: là trung bình của số các
hiện tượng thời tiết cực đoan trên một khoảng thời gian nhất định, trung bình tự nó
đã là cực đoan. Hiện tượng khí hậu cực đoan có thể xác định từ các yếu tố khí hậu.
Nói cách khác, hiện tượng khí hậu cực đoan phần lớn không được quan trắc trực
tiếp mà người ta căn cứ vào số liệu quan trắc các yếu tố khí hậu để xác định hoặc
quy định một hiện tượng nào đó có xuất hiện hay không.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


1.1.2. Nguyên nhân gây ra BĐKH
Theo tài liệu tổng hợp của Nguyễn Đức Ngữ (2010) thì nguyên nhân của

sự BĐKH hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu đã được khẳng định là do
hoạt động của con người. Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750),
con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nhiên
liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng
các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển,
dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất. Nhằm hạn chế sự BĐKH, Nghị định thư
Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2,
CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6.
- CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn
khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các
hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ
thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
- N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
- HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC23 là
sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC22.
- PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
- SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
Ngoài ra nguyên nhân thứ hai gây ra BĐKH là do nguyên nhân tự nhiên như:
do sự dao động của các nhân tố liên quan đến quỹ đạo chuyển động của trái đất, sự
thay đổi của bề mặt trái đất, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển, hoạt động của núi
lửa, lượng mây, những thay đổi bên trong của trái đất và độ mặn của đại dương.
1.2. Lịch sử BĐKH
Viện khí tượng thủy văn và môi trường (IMHEN, 2010) đã tổng hợp thông
tin về lịch sử BĐKH như sau:
Lịch sử khí hậu trong khoảng hàng triệu năm gần đây:
Trong lịch sử hàng triệu năm gần đây, trái đất đã trải qua những thời kỳ
băng hà rét lạnh và những thời kỳ ấm lên hay còn gọi là thời kỳ không băng hà với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 4


chu kỳ khoảng 100.000 năm. Trong các thời kỳ băng hà nhiệt độ trung bình bề mặt
trái đất lạnh đi khoảng 5 – 70C, có lúc tới 10 – 150C ở các vĩ độ trung bình và vĩ độ
cao. Trong các thời kỳ không băng hà, nhiệt độ trung bình toàn bộ bề mặt trái đất
cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp khoảng 20C.
Lịch sử khí hậu trong khoảng 20.000 năm gần đây:
Cách đây 20.000 năm cho đến khoảng 10.500 năm trái đất vẫn lạnh hơn hiện
nay khoảng 50C. Đó cũng là thời kỳ băng hà cuối cùng trong lịch sử trái đất. Từ
cách đây 10.500 năm trái đất ấm dần lên và đến khoảng 8.000 năm trước đây, nhiệt
độ trái đất trở lại ở mức gần như bình thường, chỉ hơn kém hiện tại không đến 10C.
Lịch sử BĐKH trong khoảng 1.000 năm gần đây:
Từ khoảng năm 1010 cho đến năm 1360, trái đất nóng hơn hiện nay. Từ
khoảng năm 1360 đến năm 1750, trái đất lạnh hơn hiện nay và lạnh nhất vào
khoảng năm 1670, thấp hơn hiện nay khoảng 0,60C.
1.3. Tình hình BĐKH hiện nay
1.3.1. BĐKH trên thế giới
Trong một báo cáo của Uỷ ban hợp tác liên chính phủ về BĐKH (IPPC,
2007a), đã đưa ra cảnh báo rằng trái đất đang bị con người đẩy tới một giai đoạn
nóng ấm ngày càng tăng. Các nhà khoa học kết luận rằng lượng khí thải CO2 đang
tăng nhanh hơn so với một thập kỉ trước đây. Những điểm chính được nêu lên trong
báo cáo cho rằng lượng khí nhà kính do con người thải ra môi trường là nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng BĐKH. Các nước phát thải khí CO2 nhiều nhất
được kể đến: USA, China, Russia, Japan, India, Germany, UK, Canada,S. Korea,
Italy, Ukraine, France,Poland, Mexico, Australia, S. Africa, Brazil ,Saudia, Arabia,
Iran, N. Korea.
1.3.1.1. Nhiệt độ tăng
Theo tổng hợp thông tin của Nguyễn Đức Ngữ (2010):

- Xu thế tăng nhiệt độ trong chuỗi số liệu 100 năm (1906 - 2005) là 0,74°C,
lớn hơn xu thế tăng nhiệt độ 100 năm thời kỳ 1901 - 2000, trong đó riêng ở Bắc cực
nhiệt độ đã tăng 1,50C, gấp đôi tỷ lệ tăng trung bình toàn cầu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


- Xu thế tăng nhiệt độ trong 50 năm gần đây là 0,130C/thập kỷ, gấp gần 2 lần
xu thế tăng nhiệt độ của 100 năm qua. Nhiệt độ tăng tổng cộng từ năm 1850 - 1899
đến năm 2001 – 2005 là 0,760C (0,58 - 0,950C).
- Trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2006 có tới 11/12 năm nằm trong số
12 năm nóng nhất trong chuỗi số liệu quan trắc bằng máy kể từ 1850 Nồng độ khí
nhà kính đã vượt qua ngưỡng tự nhiên suốt 650 nghìn năm qua. Các tảng băng ở
Nam Cực, ở Greenland đang tan chảy với tốc độ ngày càng nhanh. Đại dương xuất
hiện hiện tượng axit hóa. Rừng nhiệt đới bị thu hẹp. Từng hiện tượng riêng hay các
hiện tượng kết hợp với nhau đều đưa thế giới tiến gần tới "điểm tràn". Trong thế kỷ
21, nhiệt độ thế giới có thể tăng thêm 50C, tương đương với sự thayđổi nhiệt độ từ
thời kỳ băng hà, thời kỳ phần lớn châu Âu và Bắc Mỹ còn nằm dưới lớp băng dầy
1km. Trong khi đó, ngưỡng BĐKH nguy hiểm là tăng thêm 20C. Nếu vượt qua
ngưỡng 2 độ này, kết quả phát triển con người sẽ bị đẩy lùi trên quy mô lớn, các
thảm họa sinh thái không thể đảo ngược sẽ xảy ra.
Trong vòng 1.000 năm qua, nhiệt độ bề mặt trái đất có tăng, giảm không
đáng kể và có thể nói là ổn định. Tuy nhiên, trong vòng 200 năm trở lại đây, nhiệt
độ trung bình của Trái đất đã tăng lên tới 0,3-0,40C trong mấy chục năm qua và hiện
đang có xu hướng tăng tiếp. Theo các mô hình nghiên cứu trong thế kỷ 21, nhiệt độ
trung bình của Trái đất có thể tăng từ 1,1-6,00C, khả năng xảy ra từ 1,8-4,00C tùy
thuộc vào sự phát thải khí hiệu ứng nhà kính được cắt giảm đến mức độ nào để
giảm bớt các khi CO2 và các khí khác gây hiệu ứng nhà kính. Nếu con người dừng

phát thải khí nhà kính ngay từ lúc này thì nhiệt độ bề mặt Trái đất vẫn tiếp tục nóng
lên, nước biển vẫn tiếp tục dâng lên trong vòng 50 năm nữa. Vùng chịu ảnh hưởng
của BĐKH lớn nhất của Trái đất là Bắc cực và Nam cực, vì nhiệt độ tăng lên nhanh
nhất. Sau đó đến các vùng núi cao như Himalaya, Tây Tạng,...Theo nghiên cứu,
những vùng lạnh nhất có nhiệt độ tăng lên nhanh nhất.
1.3.1.2. Biến đổi của lượng mưa
Trong báo cáo tổng hợp thông tin của Viện khí tượng thủy văn và môi trường
(IMHEN, 2010), lượng mưa ở một số nơi trên trái đất đã có sự biến động như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Trong thời kỳ 1901 – 2005 xu thế biến đổi của lượng mưa rất khác nhau
giữa các khu vực và giữa các tiểu khu vực trên từng khu vực và giữa các thời đoạn
khác nhau trên từng tiểu khu vực. Ở Bắc Mỹ, lượng mưa tăng lên ở nhiều nơi, nhất
là ở Bắc Canađa nhưng lại giảm đi ở Tây Nam nước Mỹ, Đông Bắc Mexico và bán
đảo Bafa với tốc độ giảm chừng 2% mỗi thập kỷ, gây ra hạn hán trong nhiều năm
gần đây. Ở Nam Mỹ, lượng mưa lại tăng lên trên lưu vực Amazon và vùng bờ biển
Đông Nam nhưng lại giảm đi ở Chile và vùng bờ biển phía Tây. Ở Châu Phi, lượng
mưa giảm ở Nam Phi, đặc biệt là ở Sahen trong thời đoạn 1960–1980. Ở khu vực
nhiệt đới, lượng mưa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi với trị số xu thế là 7,5% cho cả
thời kỳ 1901 – 2005. Khu vực có tính địa phương rõ rệt nhất trong xu thế biến đổi
lượng mưa là Australia do tác động to lớn của ENSO. Ở đới vĩ độ trung bình và vĩ
độ cao, lượng mưa tăng lên rõ rệt ở miền Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu,
Bắc Á và Trung Á. Trên phạm vi toàn cầu lượng mưa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ
độ 300N thời kỳ 1901–2005 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới, kể từ thập kỷ 1990.
Tần số mưa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có
xu thế giảm.

1.3.1.3. Nước biển dâng
Những dự báo về mực nước biển sẽ dâng thường không chắc chắn và có biên
độ dao động rất lớn. Một số nghiên cứu gần đây dự báo mực nước biển sẽ dâng cao
hơn 1 mét trước năm 2100 (Nichols and Cazenave, 2010). Báo cáo đánh giá lần thứ
4 của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007b) dự báo mức tăng trung bình
là 60cm trước năm 2100. Trước 2050, nước biển có thể dâng tối thiểu là 16 cm và
tối đa là 38 cm. Dựa vào phân tích mới nhất do toán Anh quốc-Phần Lan cùng hợp
tác thực hiện, mực nước biển hơn 2000 năm qua đã ổn định. Mức đo cho thấy mực
nước biển dâng cao 2 phân vào thế kỷ 18 và 6 phân vào thế kỷ 19, nhưng rồi tăng
bất ngờ và báo động với 19 phân, hoặc hơn nửa bộ Anh trong thế kỷ vừa qua này.
Điều này rất có thể là do lớp băng đã tan chảy. Mực nước biển dâng cao toàn cầu
trung bình được dự đoán tăng giữa 0,8 mét và 1,5 mét vào cuối thế kỷ. Dựa vào các
dữ liệu vệ tinh cho thấy, mực nước biển mỗi năm dâng cao thêm 3mm, cao hơn
50% so với mức trung bình trong thế kỷ 20, nhấn chìm nhiều thành phố ven biển,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


phá hủy môi trường sống của 600 triệu người ở những khu vực có nền đất thấp và
các đảo quốc. Khoảng 600 triệu người sống ở các vùng đất thấp phải hứng chịu hậu
quả nếu mực nước biển tăng thêm vài cm. Hiện tượng nóng lên của trái đất là
nguyên nhân chính gây ra tan băng ở hai cực và những nước nằm thấp hơn hoặc xấp
xỉ mặt nước biển sẽ là những nơi đầu tiên hứng chịu thảm họa. Các nhà khoa học
phát hiện trong hai mùa hè năm 2007 và 2008, lượng băng bao phủ ở hai cực đã
xuống tới mức thấp nhất kể từ lần vệ tinh ghi được những hinh ảnh đầu tiên vào 30
năm trước. Các nhà khoa học Nga ước tính lượng băng tan này cỡ 1/2 thành phố
Maxcơva của Nga. Dòng sông băng lớn nhất Nam cực Pine Island đang tan ra với
tốc độ nhanh hơn 40% so với năm 1970, trong khi dòng sông băng Smith cũng ở

nam cực đang tan chảy với tốc độ nhanh hơn 82% so với năm 1992. Băng hà trên
vùng lục địa Wilkins diện tích 13.000 km2, thuộc khu vực tây nam bán đảo Nam
Cực, cách Nam Mỹ 1.600 km về phía Nam và vùng Antarktig đã xuất hiện cách đây
ít nhất 1500 năm.
Tính đến tháng 9/2007, khối lượng băng ở sông băng Grin-len (Greenland)
và Bắc Băng Dương đã xuống tới mức thấp nhất từ trước tới nay, lần lượt là 2,9
triệu và 4,4 triệu mét khối. Lượng băng hiện nay đã bị thu hẹp tới 39% so với lượng
băng trung bình giai đoạn từ 1979-2000. Việc băng ở Bắc Băng Dương tan chảy,
tuy không làm tăng mực nước biển, nhưng lại góp phần làm cho khí hậu Trái Đất
nóng lên khi lớp băng vĩnh cửu được thay thế bằng vũng nước tối hấp thụ nhiệt
lượng của Mặt Trời. Bên cạnh đó, lớp băng tồn tại lâu năm ở Bắc cực dễ bị ảnh
hưởng do sự tái diễn các đợt gió xoáy và các dòng hải lưu, một hiện tượng sẽ khiến
cho lớp băng ở khu vực xung quanh Bắc cực bị đẩy về phía Nam, nơi nó sẽ bị tan
chảy bởi các dòng nước ấm hơn. Với tốc độ băng tan nhanh như hiện nay ở Bắc
cực, các nha khoa học lo ngại rằng Trái Đất sẽ phải chịu những hậu quả khó lường.
Sinh tồn các loài gấu trắng Bắc cực ở Canađa, nơi tập trung 2/3 số gấu trắng của thế
giới, đang bị đe dọa. Theo giao sư Steffen, băng ở Greenland mỗi năm tan xuống
biển từ 200-300km3. Một lượng tương đương cũng tan chảy ở tất cả tảng băng của
Nam Cực. Những núi băng này tan chảy sẽ làm cho mực nước biển tăng lên từ 28-

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


43 cm. Nhưng có thể mực nước biển này còn cao hơn nữa tuy theo sự phát thải của
khi hiệu ứng nhà kính và tác động của con người gây ra.
1.3.2. BĐKH ở Việt Nam
Đánh giá của thế giới về nguyên nhân làm cho trái đất nóng lên, thì Việt
Nam không bị xếp vào danh sách nguồn phát thải CO2. Nói một cách dân dã, trong

những “thủ phạm”đang đốt nóng trái đất, “tội” của chúng ta là không đáng kể. Thế
nhưng, trong danh sách những nước bị ảnh hưởng bởi BĐKH, Việt Nam luôn nằm
trong “top” đầu thế giới. Và bây giờ, khi mà những kịch bản về tác động của BĐKH
được xây dựng cho Việt Nam, kịch bản nào cũng rất đáng buồn, thì việc tìm cách để
thích ứng, đối phó với BĐKH, đang cần thiết hơn là tìm ra người để “bắt đền trái
đất”. Nhiều nghiên cứu kết luận rằng Việt Nam là một trong những quốc gia chịu
những tác động nặng nề nhất của BĐKH và nước biển dâng, sau Bangladesh và các
quốc đảo nhỏ khác (Thayer, 2007).
1.3.2.1. Nhiệt độ tăng
Theo Nguyễn Đức Ngữ (2010), trong khoảng 70 năm qua, nhiệt độ trung
bình năm đã tăng lên, trung bình 0,10C/1 thập kỷ (0,07 - 0,150C). Nhiệt độ trung
bình 4 thập kỷ gần đây (1961 - 2000) cao hơn 3 thập kỷ trước đó (1931 - 1960).
Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991 - 2000 ở Hà Nội cao hơn trung bình
nhiều năm (1961 - 1990) 0,70C. Tại Việt Nam, nhiệt độ trung bình hàng năm không
gia tăng trong khoảng thời gian từ 1895 (khi bắt đầu có sở khí tượng) đến 1970, tuy
nhiên nhiệt độ trung bình hàng năm ở Việt Nam gia tăng đáng kể trong ba thập niên
qua, gia tăng khoảng 0,320C kể từ 1970. Từ năm 1900 đến 2000, nhiệt độ trung bình
năm tăng 0,10C một thập kỷ. Mùa hè nóng hơn với nhiệt độ trung bình các tháng hè
tăng từ 0,10C – 0,30C một thập kỷ. Nếu so với năm 1990, nhiệt độ tăng trong
khoảng từ 1,4 – 1,50C vào năm 2050 và 2,5 - 2,80C vào năm 2100, những khu vực
có nhiệt độ tăng cao nhất là Tây Bắc và Việt Bắc. Xu thế tăng nhiệt độ cứ qua 10
năm lại lớn lên. Mùa nóng sẽ khắc nghiệt, và lượng mưa cùng với cường độ mưa sẽ
tăng lên đáng kể ở phía Bắc. Sự biến đổi thất thường của thời tiết còn được thể hiện
qua đợt mưa lớn trái mùa tại các tỉnh miền Bắc và ở Miền Trung, Miền Nam. Mưa
trái mùa đã cứu hạn cho một vài nơi trồng cây công nghiệp như cà phê, nhưng lại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9



làm tan tành các ruộng muối ven biển, làm cây hoa kiểng nở quá sớm dịp Tết. Các
nhà khoa học cũng đã dự tính trong tương lai, các vùng nằm sâu trong lục địa có sự
biến đổi nhiệt độ lớn hơn so với các vùng ven biển Việt Nam có khuynh huớng gia
tăng nhiệt độ đáng kể, các tỉnh Miền Bắc gia tăng nhiều hơn Miền Nam, đặc biệt
trong những tháng mùa hè với biên độ lớn hơn. Nhiệt độ cao nhất khu vực miền
nam xuất hiện tại Phước Long, Đồng Xoài và Xuân Lộc. Theo Viện khí tượng thủy
văn và môi trường (IMHEN, 2012). Tính đến năm 2012, Việt Nam trong 50 năm
qua nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,50C trên phạm vi cả nước và lượng mưa
có xu hướng giảm ở phía Bắc, tăng ở phía Nam lãnh thổ. Nhiệt độ tháng I (tháng
đặc trưng cho mùa đông), nhiệt độ tháng VII (tháng đặc trưng cho mùa hè) và nhiệt
độ trung bình năm tăng trên phạm vi cả nước trong 50 năm qua. Nhiệt độ mùa đông
tăng nhanh hơn so với mùa hè và nhiệt độ vùng sâu trong đất liền tăng nhanh hơn
nhiệt độ vùng ven biển và hải đảo.
Vào mùa đông, nhiệt độ tăng nhanh hơn cả là ở Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ,
Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (khoảng từ 1,3 tới 1,50C/50 năm). Nam Trung
Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có nhiệt độ tháng I tăng chậm hơn so với các vùng khí
hậu phía Bắc (khoảng từ 0,6 tới 0,90C/50 năm). Tính trung bình cho cả nước, nhiệt
độ mùa đông ở nước ta đã tăng lên 1,20C trong 50 năm qua. Nhiệt độ tháng VII tăng
khoảng từ 0,3 đến 0,50C/50 năm trên tất cả các vùng khí hậu của nước ta. Nhiệt độ
trung bình năm tăng từ 0,5 đến 0,60C/50 năm ở Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng
Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ còn mức tăng nhiệt độ trung bình
năm ở Nam Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào khoảng 0,30C/50 năm. Mức thay đổi nhiệt
độ cực đại trên toàn Việt Nam nhìn chung dao động trong khoảng từ -30C đến 30C.
Mức thay đổi nhiệt độ cực tiểu chủ yếu dao động trong khoảng từ -50C đến 50C. Xu
thế chung của nhiệt độ cực đại và cực tiểu là tăng, tốc độ tăng của nhiệt độ cực tiểu
nhanh hơn so với nhiệt độ cực đại, phù hợp với xu thế chung của BĐKH toàn cầu
(Bảng 1.1).
1.3.2.2. Lượng mưa thay đổi
Theo Nguyễn Đức Ngữ (2010), lượng mưa biến đổi không nhất quán, có nơi

tăng, nơi giảm, trong đó ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có xu thế giảm trong 2 thập

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


kỷ gần đây, trong khi ở Đà Nẵng lại tăng. Ở các tỉnh Nam Trung Bộ, lượng mưa có
xu thế giảm, tình trạng khô hạn có phần tăng lên. Lượng mưa lớn nhất trong 24 giờ
cũng có phần tăng lên trong những thập kỷ gần đây. Nghiên cứu của IMHEN (2012)
đưa ra kết luận rằng lượng mưa mùa khô (tháng XI-IV) tăng ít hoặc không thay đổi
đáng kể ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía
Nam trong 50 năm qua. Lượng mưa mùa mưa (tháng V-X) giảm từ 5 đến hơn 10%
trên đa phần diện tích phía Bắc nước ta và tăng khoảng từ 5 đến 20% ở các vùng khí
hậu phía Nam trong 50 năm qua. Xu thế diễn biến của lượng mưa năm tương tự như
lượng mưa mùa mưa, tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng khí
hậu phía Bắc. Khu vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa khô, mùa mưa và lượng
mưa năm tăng mạnh nhất so với các vùng khác ở nước ta, nhiều nơi đến 20% trong
50 năm qua (Bảng 1.1). Lượng mưa ngày cực đại tăng lên ở hầu hết các vùng khí
hậu, nhất là trong những năm gần đây.
- Số ngày mưa lớn cũng có xu thế tăng lên tương ứng, nhiều biến động mạnh
xảy ra ở khu vực miền Trung. Tồn tại mối tương quan khá rõ giữa sự nóng lên toàn
cầu và nhiệt độ bề mặt biển khu vực Đông xích đạo Thái Bình Dương với xu thế
biến đổi của số ngày mưa lớn trên các vùng khí hậu phía Nam.
- Số ngày mưa phùn giảm đi rõ rệt. Ví dụ: ở Hà Nội, trung bình mỗi năm có
29,7 ngày mưa phùn trong thập kỷ 1961 - 1970, giảm xuống còn 14,5 ngày/năm
trong thập kỷ 1991 - 2000.
Mực nước biển trung bình quan trắc được trong khoảng 50 năm qua ở các
trạm Cửa Ông và Hòn Dấu cho thấy, trung bình mỗi thập kỷ tăng lên 2,5 - 3,0cm
Lượng mưa ở vùng giáp vịnh Thái Lan thuộc địa phận Kiên Giang, mũi Cà Mau sẽ

giảm khoảng >20%. Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre giảm từ 10 – 20%. Thời điểm bắt đầu mùa mưa muộn
khoảng hai tuần và lượng mưa sẽ giảm khoảng 20%. Riêng vụ hè thu, lượng mưa sẽ
ít hơn và hạn đầu vụ sẽ gay gắt hơn. Đặc biệt, số ngày mưa với lượng mưa < 5mm
sẽ nhiều hơn trong mùa mưa. Ngược lại, diện tích ngập lũ vùng đầu nguồn sẽ giảm
và vùng hạ lưu phía bán đảo Cà Mau sẽ gia tăng mức ngập.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


Bảng 1.1. Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở
các vùng khí hậu của Việt Nam
Nhiệt độ (0C)
Vùng khí hậu

Lượng mưa (%)

Tháng I

Tháng VII

Năm

Thời kỳ
XI – IV

Thời kỳ
V-X


Năm

Tây Bắc Bộ

1,4

0,5

0,5

6

-6

-2

Đông Bắc Bộ

1,5

0,3

0,6

0

-9

-7


Đồng bằng Bắc Bộ

1,4

0,5

0,6

0

-13

-11

Bắc Trung Bộ

1,3

0,5

0,5

4

-5

-3

Nam Trung Bộ


0,6

0,5

0,3

20

20

20

Tây Nguyên

0,9

0,4

0,6

19

9

11

Nam Bộ

0,8


0,4

0,6

27

6

9

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012)
1.3.2.3. Băng tan – nước biển dâng
Theo nghiên cứu của Trần Thục và cs. (2012): Số liệu mực nước đo đạc từ
vệ tinh từ năm 1993 đến 2010 cho thấy, xu thế tăng mực nước biển trên toàn biển
Đông là 4,7mm/năm, phía Đông của biển Đông có xu thế tăng hiều hơn hơn phía
Tây. Chỉ tính cho dải ven bờ Việt Nam, khu vực ven biển Trung Trung Bộ và Tây
Nam Bộ có xu hướng tăng mạnh hơn, trung bình cho toàn dải ven biển Việt Nam
tăng khoảng 2,9mm/năm.
Đứng thứ 5 về khả năng dễ tổn thương do tác động của BĐKH, Việt Nam đã
được Liên hợp quốc chọn là quốc gia để tiến hành nghiên cứu điển hình về biến đổi
khi hậu và phát triển con người. Là một quốc gia có bờ biên dài hơn 3200 km , với
hơn 75% dân số sống dọc theo bờ biển và có hai đồng bằng lớn là đồng bằng sông
Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Theo IMHEN (2011) đánh giá:
- Trong số không nhiều trạm hải văn ở Việt Nam, có thể - chọn được 3 trạm
đại diện cho 3 vùng bờ biển để nghiên cứu về xu thế mực nước biển đó là trạm Sơn
Trà, Cửa Ông, Hòn Dấu.
- Trong 50 năm qua, mực nước biển trung bình dâng với tốc độ 3 - 4
mm/năm hay 3 - 4 cm/thập kỷ, tương đương nước biển ở Việt Nam dâng lên khoảng
15 – 20 cm trong gần nửa thế kỷ vừa qua.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


- Mực nước biển cao nhất có tốc độ xu thế cao hơn, còn mực nước biển thấp
nhất thì ngược lại, tăng ít hơn thậm chí có nơi thấp so với mực nước biển trung
bình.
- Trong thời kỳ gần đây, mực nước biển cao hơn thời kỳ 1961 – 1990 về trị
số trung bình cũng như trị số cao nhất và trị số thấp nhất.
Bảng 1.2. Diện tích có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng
(% diện tích)
Mực
nước
dâng (m)

Đồng bằng
sông Hồng và
Quảng Ninh

Ven biển
miền Trung

Thành phố
Hồ Chí Minh

Đồng bằng sông
Cửu Long


0,5

4,1

0,7

13,3

5,4

0,6

5,3

0,9

14,6

9,8

0,7

6,3

1,2

15,8

15,8


0,8

8,0

1,6

17,2

22,4

0,9

9,2

2,1

18,6

29,8

1,0

10,5

2,5

20,1

39


(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012)
1.3.2.4. Hiện tượng thời tiết cực đoan
Rét đậm, rét hại:
Rét đậm, rét hại diễn ra với cường độ mạnh. Kéo dài 38 ngày, từ 14 tháng 1
đến 20 tháng 2/2008. Có tính dị thường và cực đoan. Nhiệt độ thấp nhất ở Hà Nội
trong đợt rét là 6,7°C (2/2/2008), Sapa 1,6°C (14/2/2008).
Nắng nóng:
Nắng nóng tăng lên ở nhiều nơi trong thập kỷ 1981-1990 và 1991-2000, chủ
yếu các tỉnh phía Nam. Những đợt nắng nóng hầu hết xỷ ra vào những năm có El
Nino.
Mưa lớn trái mùa
Nhiều đợt mưa lớn trái mùa có tính chất dị thường và còn vượt kỉ lục về
lượng mưa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


1.4. Tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp
1.4.1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp trên thế giới
Ngành sản xuất nông nghiệp hiện nay còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và
là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước tác động của BĐKH. Khi nhiệt độ tăng,
tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu cũng tăng lên sẽ ảnh hưởng rất
lớn tới sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt. Sự bất thường của chu kỳ sinh thái
khí hậu nông nghiệp không những dẫn tới sự tăng dịch bệnh, dịch hại, giảm sút
năng suất - sản lượng nông sản.
(1) Tác động của nhiệt độ cực đoan
Đối với sản xuất nông nghiệp, nhiệt độ tăng và tính biến động của nhiệt độ
lớn hơn, kể cả nhiệt dộ cực đại và cực tiểu, cùng với biến động của các yếu tố thời

tiết và thiên tai làm tăng khả năng phát triển sâu hại, dịch bệnh dẫn đến giảm năng
suất và sản lượng, tăng nguy cơ và rủi ro đối với nông nghiệp và an ninh lương thực
(IMHEN, 2011). Cứ nhiệt độ tối thiểu ở giai đoạn sinh trưởng tăng lên 1°C thì nhu
cầu tưới tiêu cho nông nghiệp tại các khu vực khô cằn và bán khô cằn ở Đông Nam
Á cũng sẽ tăng 10%, điều này hạn chế khả năng gieo trồng 2 vụ mỗi năm.
Do vậy, giá lương thực sẽ tăng cao và nạn đói sẽ gia tăng ở quốc gia hiện
đang phải đối mặt với những vấn đề này. “Ngày nay có một tỷ người đang thiếu
dinh dưỡng. Nếu như xuất hiện bùng nổ dân số ở Trung Quốc hay Ấn Độ vào cuối
thế kỷ này thì một nửa dân số thế giới có thể lâm vào tình trạng thiếu ăn”.
Năm 1899, sự suy yếu hoàn lưu gió mùa ở Ấn Độ đã gây ra hạn hán và nạn
đói ở nước này. Năm 2010, Nga đã phải trải qua đợt nắng nóng gay gắt khiến sản
lượng lúa mì và ngũ cốc sụt giảm tới 20% và nƣớc này đã phải tuyên bố ngừng
xuất khẩu lúa mì và ngũ cốc.
(2)Tác động của sự thay đổi lượng mưa, bão, lũ lụt
Bão lũ là hiểm họa thiên nhiên mang lại nhiều mất mát với sức tàn phá nặng
nề cả về người và của. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, bão lũ gây ra thiệt hại
nặng nề đến năng suất và chất lượng nông sản. Theo Viện Lương thực toàn cầu
(1998), mưa lũ gây ra sạt lở đất ở Braxin, Trung Quốc, Philippines; động đất và
sóng thần ở Nhật Bản, Myanmar, các nước ven biển Thái Bình Dương v.v... Mưa lũ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


cuốn trôi của cải vật chất, mùa màng, làm cho đất bị ngập úng. Năm 1987, mưa lũ
đã gây ra thiếu hụt trên quy mô lớn về năng suất cây trồng ở Ấn Độ, Bangladesh và
Pakistan, khiến cho 2 nước Ấn Độ và Pakistan phải quay trở lại tình trạng nhập
khẩu lúa mì.
Một số quốc gia Đông Nam Á hiện đang xếp hạng trong số các tiếp xúc với

hầu hết các thảm họa khí hậu: các thiệt hại cho ngành nông nghiệp Philippines sau
khi cơn bão Bopha trong năm 2012 được ƣớc tính khoảng 230 triệu USD; trong
năm 2011 - 2012, có 25% sản lượng gạo của Thái Lan đã bị mất do lũ lụt, ảnh
hưởng đến giá lương thực thế giới.
1.4.2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
(1) Ảnh hưởng từ nước biển dâng
Trong số các nước đang phát triển, các nghiên cứu gần đây cho thấy Việt
Nam sẽ là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất của nước biển dâng. Sử
dụng 6 chỉ số đánh giá, Dasgupta (2009) đánh giá tác động của nước biển dâng lên
84 nước đang phát triển vùng duyên hải. Sử dụng các chỉ số về sử dụng đất, dân số,
GDP, quy mô đô thị, quy mô đất nông nghiệp, và diện tích đầm lầy, Dasgupta
(2009) chứng minh Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nhất với kịch bản
1 mét nước biển dâng. Hơn nữa, World Bank (2010b) xếp hạng Việt Nam là một
trong 12 nước vay vốn của ngân hàng thế giới chịu ảnh hưởng lớn nhất đối với nước
biển dâng do BĐKH. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều
nhất trên thế giới do một phần vị trí của các trung tâm thành phố lớn và phần lớn
diện tích trồng trọt nằm ở vị trí thấp. Năm 2010, vùng đồng bằng sông Hồng, bao
bọc thủ đô Hà Nội có dân số chiếm 23% tổng dân số Việt Nam (GSO, 2010). Các
tỉnh trong vùng có mật độ dân số đông đúc nhất ở Việt Nam, ngoại trừ Thành phố
Hồ Chí Minh (GSO, 2010).Vùng đồng bằng sông Hồng cũng là một trong những
vùng đất nông nghiệp chủ yếu của đất nước. Gần 60% hộ gia đình trong vùng thu
nhập phụ thuộc vào hoạt động nông nghiệp (World Bank, 2010a). Một nghiên cứu
dự báo theo phần mềm DSSAT đất đai bị ngập do nước biển dâng ở khu vực Thái
Thụy – Thái Bình cho kết quả như ở Bảng 1.3.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15



Bảng1.3. Diện tích đất đai bị ngập do nước biển dâng
của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
Kịch bản

Phát thải thấp

Phát thải vừa

Phát thải cao

Diện tích đất ngập

Nước biển dâng

(%)

(cm)

2020

2,61

2,7

2050

4,00

6,2


2070

2,90

8,5

2100

6,09

10,8

2020

2,59

6,6

2050

3.96

16,2

2070

4,94

23,9


2100

6,48

37

2020

2,57

11,6

2050

4,27

33,6

2070

5,8

57,1

2100

8,23

101,7


Năm

(Nguồn: Dự báo tác động BĐKH đến sản xuất lúa huyện Thái Thụy tỉnh Thái
Bình - Đoàn Văn Điếm, Trương Đức Trí, Ngô Tiền Giang, 2010)
(2) Ảnh hưởng do bão lũ
Bão lũ gây thiệt hại nặng nề đến năng suất và chất lượng nông sản. Theo
nghiên cứu về tác động của BĐKH tới tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam
(IMHEN, 2012), giữa năm 1954 và 2000, trung bình có 6,9 cơn bão/năm ảnh hưởng
tới đất liền dọc theo bờ biển Việt Nam. Cấp độ gió mạnh và mực nước dâng kết hợp
với các cơn bão gây ra phá hủy lớn đối với vùng duyên hải. Lượng mưa đi kèm với
các cơn bão cũng gây ra lũ lụt rộng lớn trong các vùng thấp hơn một mét so với
mực nước biển. Kết quả các trận lụt phá hủy đáng kể các vùng đất thấp như các tỉnh
trong vùng đồng bằng sông Hồng và gây ngập lụt ruộng lúa.
Có hai cơn bão mạnh nhất ảnh hưởng đến Việt Nam trong vòng 30 năm qua
gây ra lở đất năm 2005 (Mai và cs., 2009). Cơn bão Sao La, cường độ nhỏ hơn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


trong 2 cơn, vào đất liền ngày 31/7, ảnh hưởng chủ yếu đến các tỉnh duyên hải là
Quảng Ninh và Hải Phòng. Sức gió gần mắt bão đạt cấp độ chín theo thang điểm
của Beaufort (75-88 km mỗi giờ). Sao La gây ra nhiều km đê biển bị thiệt hại, đặc
biệt là trên đảo Cát Hải nơi mà đê đã phải thay thế hoàn toàn (Mai và cs., 2009).
Cơn bão Damrey vào đất liền Việt Nam vào ngày 27/9, được biết đến như là một
cơn bão mạnh nhất vào Việt Nam trong vòng 50 năm qua. Damrey ảnh hưởng đến
tất cả các tỉnh duyên hải đồng bằng sông Hồng với cấp độ 12 theo thang điểm
Beaufort (118-133 km/h) ở mắt bão. Bão lớn cùng với triều cường dẫn đến hệ thống
đê biển bị ngập lụt trong vùng. Dâng bão của Bão 81 Damrey đạt đến độ cao từ 3-4

mét và gây ra tình trạng nước biển xâm nhập vào nội địa từ 3-4 km. Lũ quét sau
Damrey phá hủy ít nhất 1.194 ngôi nhà và gây ra hư hỏng 11.576 ngôi nhà khác ở
vùng cao hơn. Hơn 130.000 hecta ruộng lúa bị ngập và hư hỏng, phần lớn ruộng lúa
này chưa được thu hoạch trước khi bão Damrey đến (Mai và cs., 2009). Giữa năm
1976 và 2005, lũ lụt và nước ngập mặn làm hỏng 40.000 hecta đất trồng trọt và phá
hủy trên 100.000 tấn lương thực (Mai và cs., 2009). Tỷ lệ phá hủy có thể tăng do
BĐKH. Bão cũng góp phần làm xói mòn bờ biển nghiêm trọng của Việt Nam, dự
kiến sẽ tồi tệ hơn do BĐKH (Mai và cs., 2009). Việt Nam đã phải chịu cả hai xói
mòn dọc bờ biển không được bảo vệ, và xói mòn đất bồi, dẫn đến đào sâu xói mòn
thêm các bãi biển ở phía trước đê biển (Mai và cs., 2009). Ở Việt Nam, xói mòn dọc
bờ biển ăn sâu vào đất liền từ 10-20 mét/năm, trong khi xói mòn đất bồi xuất hiện
với tỷ lệ từ 0,3-0,6 mét/năm. Trong 100 năm qua, bờ biển tại Việt Nam đã ăn sâu
vào bờ khoảng 3.000 mét và khoảng 18.000 ha đất đã bị mất (Mai và cs., 2009).
(3) Ảnh hưởng của nhiệt độ cực đoan
Đối với sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ có thể bị
thay đổi ở một số vùng, trong đó vụ đông ở miền Bắc có thể bị rút ngắn lại hoặc
thậm chí không còn vụ đông; vụ mùa kéo dài hơn. Nhiệt độ tăng và tính biến động
của nhiệt độ lớn hơn, kể cả các nhiệt độ cực đại và cực tiểu, cùng với biến động của
các yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm tăng khả năng phát triển sâu bệnh, dịch
bệnh dẫn đến giảm năng suất và sản lượng, tăng nguy cơ và rủi ro đối với nông
nghiệp và an ninh lương thực (IMHEN, 2012).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 17


Theo báo cáo của Oxfam (2008) ở miền Bắc, Trung tâm dự báo khí tượng
thủy văn quốc gia ghi nhận trận rét chưa từng có kéo dài trong 38 ngày, phá kỷ lục
trận rét dài 31 ngày xảy ra năm 1989. Nhiệt độ xuống thấp dưới 100C, và xuống đến

-20C ở hai địa phương – đây là điều hiếm khi xảy ra ở Việt Nam. Thời tiết rét đậm,
rét hại đã giết chết hơn 60.000 gia súc, phá hỏng ít nhất 100.000ha lúa, và gây thiệt
hại kinh tế là 30 triệu đô la Mỹ.
(4) Ảnh hưởng của hạn hán
Hạn hán, bao gồm hạn tháng và hạn mùa có xu thế tăng lên nhưng với mức
độ không đồng đều giữa các vùng và giữa các trạm trong từng vùng khí hậu. Hiện
tượng nắng nóng có dấu hiệu gia tăng rõ rệt ở nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là
ở Trung Bộ và Nam Bộ (IMHEN, 2012). Những năm gần đây các tỉnh ĐBSH liên
tục phải đối phó với tình trạng hạn hán gay gắt trong vụ đông xuân do mực nước
sông Hồng liên tục xuống thấp dưới mức lịch sử trong vòng mười năm qua. Tình
trạng hạn hán có thể kéo dài dẫn tới lượng mưa đang có xu thế giảm xuống.
Hội thảo biểu hiện BĐKH vùng cát ven bển tỉnh Quảng Trị (2011), gió phơn
Tây Nam mang theo hơi nóng (thông thường là từ 350C - 370C, và có khi trên 400C)
thường thổi qua tỉnh Quảng Trị vào tháng 4 đến tháng 7 đã làm tăng thêm sự bay
hơi và gia tăng khả năng xảy ra hạn hán. Loại gió này có nhiều thay đổi bất thường
trong những năm gần đây. Trước đây, loại gió này thường xuất hiện vào tháng 4 - 8
nhưng 5 năm gần đây nó đến sớm hơn hoặc kết thúc muộn hơn. Gió phơn Tây Nam
vào tháng 2/2010 là minh chứng cho sự thay đổi thất thường này. Các nguồn thông
tin thu thập được cho thấy hạn hán đã trở nên nghiêm trọng hơn từ năm 1993 đến
nay. Điển hình là các năm 1993, 1998, 2003 và 2005, đặc biệt là hạn năm 1993 và
1998 kéo dài trong hai tháng 7 và 8. Nắng nóng kéo dài gây hạn nặng, dẫn đến nước
biển xâm nhập sâu vào đất liền làm cho đất canh tác bị mặn hóa. Các thông tin thu
thập được cho thấy hạn nặng đã xuất hiện vào các 1993, 1998, 2003 và 2005 tại tỉnh
Quảng Trị làm cho đồng ruộng khô hạn, làm một diện tích lớn lúa mất trắng do
thiếu nước nên lúa không thể ngậm sữa và trổ bông được. Đối với vùng cát, hạn hán
đã trở nên nghiêm trọng do khả năng giữ nước của đất cát kém, kết hợp với biên độ
nhiệt giữa ngày và đêm trong đất lớn làm cây trồng sinh trưởng và phát triển rất khó

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 18


×