Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đánh giá công tác quản lý và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại xã bộc bố huyện pác nặm tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ NGOẠN
Tên đề tài :
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ
THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ BỘC BỐ
HUYỆN PÁC NẶM - TỈNH BẮC KẠN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

:

CHÍNH QUY

Chuyên ngành

:

KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Khoa

:

MÔI TRƢỜNG

Khóa học


:

2011 - 2015

THÁI NGUYÊN - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ NGOẠN
Tên đề tài :
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ
THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ BỘC BỐ
HUYỆN PÁC NẶM - TỈNH BẮC KẠN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
:
CHÍNH QUY
Chuyên ngành
:
KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
Khoa
:
MÔI TRƢỜNG
Lớp
:
K43 – KHMT - N03

Khóa học
:
2011 - 2015
Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. HÀ ĐÌNH NGHIÊM

THÁI NGUYÊN - 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của
mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố
và vận dụng những kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa Môi
Trường, em đã về thực tập tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Pác Nặm –
tỉnh Bắc Kạn. Đến nay em đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp.
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Ban chủ nhiệm khoa và tập thể thầy, cô giáo trong khoa Môi Trường đã
tận tình giúp đỡ và dìu dắt em trong suốt quá trình học tập.
Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên của phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện Pác Nặm, UBND xã Bộc Bố trên địa bàn nghiên cứu đã
tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của
thầy giáo hướng dẫn: Ths. Hà Đình Nghiêm đã giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin được gửi tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên,
giúp đỡ, tạo niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho em trong suốt khoảng thời
qua cũng như vượt qua những khó khăn trong khoảng thời gian thực hiện

khóa luận
Xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày

tháng

năm 2015

Sinh viên

Hoàng Thị Ngoạn


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại (theo quy định của WHO) ..... 8
Bảng 2.2. Bảng phân loại thuốc BVTV theo mức độ bền vững ....................... 9
Bảng 4.1: Cơ cấu các loại đất của xã Bộc Bố ................................................. 25
Bảng 4.2. Cơ cấu sử dụng đất của xã Bộc Bố ................................................. 29
Bảng 4.3: Kết quả hoạt động trồng trọt trên địa bàn xã Bộc Bố năm 2013 .... 30
Bảng 4.4. Kết quả phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn xã Bộc
Bố giai đoạn 2010 – 2013 ............................................................... 31
Bảng 4.5: Danh sách các hộ kinh doanh tại xã Bộc Bố .................................. 35
Bảng 4.6. Tình hình gieo trồng và sử dụng thuốc diệt cỏ trên diện tích trồng
ngô đồi............................................................................................. 37
Bảng 4.7. Tình hình gieo trồng và sử dụng thuốc BVTV ............................... 38
Bảng 4.8. Tình hình gieo trồng và sử dụng thuốc BVTV ............................... 39
Bảng 4.9. Tình hình gieo trồng và sử dụng thuốc BVTV ............................... 40
Bảng 4.10. Số lượng các loại thuốc BVTV được sử dụng nhiều tại xã Bộc Bố. .......42

Bảng 4.11. Người dân và những vấn đề liên quan tới thuốc BVTV............... 43
Bảng 4.13. Thực hành pha thuốc BVTV của người dân trước khi sử dụng ... 47
Bảng 4.14. Thực trạng các triệu chứng cơ năng của người dân khi sử dụng
thuốc BVTV .................................................................................... 50
Bảng 4.15 Tỷ lệ một số bệnh thường gặp tại xã Bộc Bố huyện Pác Nặm...... 51
Bảng 4.16: Hiện trạng môi trường khu vực nghiên cứu ................................. 52


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Bản đồ hành chính huyện Pác Nặm ............................................... 22
Hình 4.2: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân xã Bộc Bố............ 41
Hình 4.3 Tỷ lệ sử dụng bảo hộ lao động của người dân ................................. 44
Hình 4.4. Hiểu biết về điều kiện đảm bảo sức khỏe trong sử dụng thuốc
BVTV của người dân ...................................................................... 46
Hình 4.5. Mức độ tham gia các buổi tập huấn sử dụng thuốc
BVTV, BVMT ............................................................ 49


iv

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BVMT

: Bảo vệ môi trường

BVTV

: Bảo vệ thực vật


DTTN

: Diện tích tự nhiên

FAO

: Tổ chức Liên hiệp và Nông nghiệp thế giới

HCBVTV

: Hóa chất bảo vệ thực vật

KHCN

: Khoa học công nghệ

LD50

: Liều lượng cần thiết để gây chết 50% cá thể thí nghiệm
(chuột bạch) tính bằng đơn vị mg/kg thể trọng

MT

: Môi trường

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn


UBND

: Ủy ban nhân dân

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới

3PAD

: Dự án “ Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông
lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn” được tài trợ bởi Quỹ phát triển nông
nghiệp Quốc tế.


v

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ........................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài ............................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ............................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................ 3
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học..................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ..................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học .................................................................................................... 4
2.1.1. Cở sở lý luận ..................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................... 5

2.1.3. Tổng quan về thuốc BVTV............................................................... 5
2.1.4. Cơ sở thực tiễn ................................................................................ 16
2.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới và ở Việt Nam ......................18
2.2.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới................................. 18
2.2.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam ................................. 18
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................20
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................................20
3.3 Nội dung nghiên cứu..........................................................................................20
3.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................20
3.4.1 Phương pháp kế thừa ....................................................................... 20
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.............................................. 21
3.4.3 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa .......................................... 21


vi

3.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu: ......................... 21
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 22
4.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Bộc Bố .....................22
4.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 22
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................. 27
4.2. Đánh giá công tác quản lý và sử dụng hóa chất BVTV trên địa bàn xã Bộc Bố ......35
4.2.1 Thực trạng quản lý thuốc BVTV tại xã Bộc Bố .............................. 35
4.2.2 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn xã Bộc Bố ........................................................................................... 36
4.3 Những bất cập trong quá trình sử dụng thuốc BVTV của người dân tại xã
Bộc Bố .......................................................................................................................42
4.4 Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới môi trường và sức khỏe của người dân trên
địa bàn xã Bộc Bố.....................................................................................................50

4.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV.. 53
4.5.1.Giải pháp quản lý ............................................................................. 53
4.5.2.Giải pháp về thông tin tuyên truyền ................................................ 54
4.5.3.Biện pháp sử dụng an toàn và hiệu quả ........................................... 55
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 56
5.1. Kết luận ..............................................................................................................56
5.2.Kiến nghị .............................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 . Đặt vấn đề
Nước ta là nước nông nghiệp, nông dân chiếm trên 70% dân số cả nước.
Do vậy, nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Khi nền nông nghiệp càng phát triển, đi vào thâm canh, sản xuất hàng hoá thì
vai trò của công tác bảo vệ thực vật, đặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV
ngày càng quan trọng đối với sản xuất.
Thuốc BVTV đã góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh,
ngăn chặn và dập tắt các đợt dịch bệnh trên phạm vi lớn, bảo đảm được năng
suất cây trồng, giảm thiểu thiệt hại cho nông dân. Tuy nhiên, những năm gần
đây việc sử dụng thuốc BVTV trong thâm canh sản xuất có xu hướng gia tăng
cả về chất lượng lẫn chủng loại. Nếu như trước năm 1985 khối lượng hóa chất
BVTV dùng hàng năm khoảng 6.500 - 9.000 tấn thì trong 03 năm gần đây,
hàng nămViệt Nam nhập và sử dụng từ 70.000 - 100.000 tấn, tăng gấp hơn 10
lần, danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng đến năm 2013 đã lên tới
1.643 hoạt chất. Có một thực tế đáng buồn là hàng năm nước ta phải nhập
khẩu tới 75% thuốc hoặc nguyên liệu để sản xuất thuốc bảo vệ thực vật,trong

đó có tới 91.000 tấn nhập khẩu từ Trung Quốc (Lê Văn, 2013) [18]. Cơ cấu
thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cũng có biến động: Thuốc trừ sâu giảm trong
khi thuốc trừ cỏ, trừ bệnh gia tăng cả về số lượng lẫn chủng loại.
Việc lạm dụng thuốc BVTV trong phòng trừ dịch hại, sử dụng tùy tiện
không tuân thủ các quy trình kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly cho
từng loại thuốc đã dẫn đến hậu quả nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm, mất
vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng ruộng bị ô nhiễm. Theo thống kê của Bộ Y
tế, trong năm 2012 đã xảy ra 112 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 3.000 người


2

mắc phải, trong đó nhiều trường hợp đã tử vong, riêng 6 tháng đầu năm 2013
cả nước đã xảy ra 67 vụ ngộ độc thực phẩm với 1.856 người mắc, 1.649
người nhập viện và 18 trường hợp tử vong. Cũng theo khảo sát của cơ quan
này trong số 200.000 người/năm bị ung thư thì có 35% trong số đó liên quan
đến thực phẩm ô nhiễm chất độc (Bộ Y tế, 2010) [14]. Đồng thời chất lượng
môi trường nước, đất bị suy giảm, tác động xấu tới các loại động vật hoang
dã. Gây độc cho bầu khí quyển và ảnh hưởng tới sức khỏe cho con người.
Xã Bộc Bố là một trong những xã đạt được nhiều kết quả trong chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh của huyện Pác
Nặm. Bên cạnh đó sản xuất nông nghiệp của xã vẫn được chú trọng nhưng
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn cơ bản là quy mô nhỏ, phân tán mang tính
tự phát, với phương thức sản xuất cũ nên việc sử dụng các hoá chất BVTV
còn nhiều bất cập. Thói quen sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật không bảo
đảm vệ sinh an toàn lao động đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ cộng
đồng và làm ô nhiễm môi trường.
Xuất phát từ những vấn đề thực tế nêu trên và sự nhất trí của ban giám
hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa và em đã tiến hành đề tài “Đánh giá
công tác quản lý và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông

nghiệp tại xã Bộc Bố huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng hóa chất BVTV trong khu vực
sản xuất nông nghiệp tại xã Bộc Bố huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công việc quản lý và sử
dụng hóa chất BVTV trong mô hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu, tài liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác.


3

- Các mẫu nghiên cứu phải đại diện cho khu vực lấy mẫu trên địa bàn
nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế, phù hợp với
điều kiện thực tế của mô hình.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
- Là điều kiện để củng cố kiến thức đã học trên lý thuyết , học hỏi thu
thâ ̣p đươ ̣c những kinh nghiê ̣m và bài ho ̣c quý báu từ thực tiễn sản xuấ t.
- Nắm bắt công tác quản lý và khái quát được hiện trạng sử dụng
thuốc BVTV ở xã Bộc Bố để đề xuất được các giải pháp quản lý phù hợp
góp phần vào việc quản lý môi trường ở xã Bộc Bố nói riêng và huyện Pác
Nặm nói chung.
- Sự thành công của đề tài là cơ sở để nâng cao được phương pháp làm
việc có khoa học có cơ sở, giúp sinh viên biết tổng hợp bố trí thời gian hợp lý
trong công việc.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đánh giá được hiện trạng của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

trong sản xuất nông nghiệp tại xã Bộc Bố.
- Đưa ra được các tác động của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực trong
sản xuất nông nghiệp đối với môi trường và sức khỏe con người.
- Tạo cơ sở đề xuất được các biện pháp quản lý và xử lý việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật một cách phù hợp.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường
cho nhân dân địa phương.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cở sở lý luận
* Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan:
- Khái niệm về môi trường và quản lý môi trường:
Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật.
“Quản lý môi trƣờng là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có
tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tác động của hệ
thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có
liên quan đến con người, xuất phát từ quan điểm định lượng hướng tới sự phát
triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên” (Nguyễn Ngọc Nông và cs,
2006) [5].
Quản lý nhà nước về BVMT xác định rõ chủ thể là nhà nước, bằng chức
trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính
sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ môi trường sống và phát

triển bền vững kinh tế quốc gia (Nguyễn Thế Chinh, 2003) [2].
- Khái niệm về hóa chất BVTV: Là danh từ dùng để chỉ một chất hoặc một
hợp chất bất kỳ có tác dụng dự phòng, tiêu diệt hoặc kiểm soát các sinh vật gây
hại kể các vector gây bệnh cho người và động vật, các loại côn trùng hay động
vật có hại trong quá trình sản xuất, chế biến, dự trữ, xuất khẩu, tiếp thị lương
thực, sản phẩm trong nông nghiệp, sản phẩm của gỗ, thức ăn gia súc hoặc phòng
chống các loại côn trùng, ký sinh trùng (Trần Văn Hai, 2008) [15].


5

- Khái niệm về ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm môi trƣờng là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng tới con người và sinh vật
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014.
- Nghị định 179/2013/NĐ - CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Thông tư 03/2013/TT – BTNMT ngày 11 tháng 1 năm 2013 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về Quản lý thuốc BVTV.
-

Thông tư 21/2013/TT – BNNPTNT ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về Danh mục thuốc BVTV
được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.
-

Thông tư 12/2011/TT – BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài


nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
- Quyết định số 63/2007/QĐ-BNN của bộ NN & PTNN về việc sửa đổi
bổ sung một số điều của quy định về quản lý thuốc BVTV ban hành theo
quyết định số 89/2006/QĐ – BNN ngày 02/10/2006.
- Quyết định số 97/2008/QĐ – BNN ngày 6/10/2008 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về việc cấp chứng chỉ hành
nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
2.1.3. Tổng quan về thuốc BVTV
2.1.3.1. Định nghĩa
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên
hay tổng hợp, được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá
hoại của những sinh vật gây hại (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim,
thú rừng, nấm, vi khuẩn, cỏ dại...) (Bộ Nông nghiệp PTNT, 2009)[1].


6

2.1.3.2. Một số thuật ngữ liên quan đến thuốc BVTV
* Tên thuốc
- Tên thương mại: Do Công ty sản xuất hoặc phân phối thuốc đặt ra để
phân biệt sản phẩm giữa Công ty này và Công ty khác. Tên thương mại gồm 3
phần: Tên thuốc, hàm lượng hoạt chất và dạng thuốc. Thí dụ thuốc trừ sâu
Basudin 10H, trong đó Basudin là tên thuốc, 10 là 10% hàm lượng hoạt chất
và H là dạng thuốc hạt.
- Tên hoạt chất: Là thành phần chủ yếu trong thuốc có tác dụng tiêu diệt
dịch hại. Tên hoạt chất của Basudin là Diazinon.
- Phụ gia: Là những chất trơ, không mang tính độc được pha trộn vào
thuốc để tạo thành dạng thương phẩm giúp cho việc sử dụng dễ dàng.
* Dịch hại: Là những sinh vật, vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông

sản, làm thất thu năng suất hoặc làm giảm phẩm chất nông sản. Các loài dịch
hại thường thấy là sâu, bệnh, cỏ dại, chuột, cua, ốc, tuyến trùng, nhện…
* Dư lượng: Là lượng chất độc còn lại lưu trong nông sản hoặc môi
trường sau khi phun thuốc BVTV. Dư lượng được tính bằng µg (microgram)
hoặc mg (miligram) lượng chất độc trong 1 kg nông sản hoặc thể tích không
khí, nước đất…Trường hợp dư lượng quá nhỏ, đơn vị còn được tính bằng
ppm (phần triệu) hoặc ppb (phần tỉ).
- MRL (Maximum Residue Limit): Mức dư lượng tối đa cho phép lưu
tồn trong nông sản mà không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi.
* Nồng độ, liều lượng
- Nồng độ: Lượng thuốc cần dùng để pha loãng với 1 đơn vị thể tích
dung môi, thường là nước (đơn vị tính là %, g hay cc thuốc/số lít nước của
bình phun).
- Liều lượng: Lượng thuốc cần áp dụng cho 1 đơn vị diện tích (đơn vị
tính là kg/ha, lít/ha ).


7

* Độ độc
- LD50: Chỉ số biểu thị độ độc cấp tính của một loại thuốc BVTV đối với
động vật máu nóng (đơn vị tính là mg chất độc/Kg trọng lượng chuột). Chỉ số
LD50 chính là lượng chất độc gây chết 50% số cá thể chuột trong thí nghiệm.
LD50 càng thấp thì độ độc càng cao.
- LC50: Độ độc của một hoạt chất có trong không khí hoặc nước (đơn vị
tính là mg chất độc/thể tích không khí hoặc nước). Chỉ số LC 50 càng thấp thì
độ độc càng cao.
- Ngộ độc cấp tính: Thuốc xâm nhập vào cơ thể một lần, gây nhiễm độc
tức thời biểu hiện bằng những triệu chứng đặc trưng.
- Ngộ độc mãn tính: Khi thuốc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng nhỏ,

nhiều lần trong thời gian dài, thuốc sẽ tích lũy trong cơ thể đến một lúc nào đó
cơ thể sẽ suy yếu, có những bộ phận trong cơ thể bị tổn thương do tác động
của thuốc phát huy tác dụng.
* Thời gian cách ly (PHI: PreHarvest Interval): Là khoảng thời gian từ
khi phun thuốc lần cuối đến khi thu hoạch nông sản nhằm đảm bảo cho thuốc
bảo vệ thực vật có đủ thời gian phân hủy đến mức không còn có thể gây ra
những tác động xấu đến cơ thể của người và gia súc khi tiêu thụ nông sản đó.
2.1.3.3 Phân loại thuốc BVTV
Hóa chất BVTV được sử dụng ngày càng tăng về số lượng lẫn chủng
loại. Theo thông tư 36/2011/TT/-BNNPTNT của bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn thì danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng có 1201 hoạt chất
với 3107 tên thương phẩm, danh mục thuốc BVTV hạn chế sử dụng có 16
hoạt chất với 29 tên thương phẩm, danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng có 29
hoạt chất khác nhau.
Việc phân loại hóa chất BVTV khá đa dạng, với nhiều cách phân loại
khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu:
* Phân loại theo mục đích sử dụng
- Nhóm các chất trừ sâu, trừ nhện, trừ côn trùng gây hại:


8

- Nhóm các chất trừ nấm, trừ bệnh, trừ vi sinh vật gây hại:
- Nhóm các chất trừ cỏ dại, làm rụng lá, kích thích sinh trưởng:
- Nhóm các chất diệt chuột và động vật gặm nhấm: photphua kẽm và
warfarin.
* Phân loại theo nguồn gốc hóa học
- Thuốc có nguồn gốc vô cơ: bao gồm các hợp chất vô cơ có khả năng
tiêu diệt dịch hại.
- Thuốc có nguồn gốc hữu cơ : Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có

khả năng diệt trừ sâu bệnh.
- Thuốc có nguồn gốc sinh học: Gồm các loài sinh vật, các sản phẩm có
nguồn gốc sinh vật có khả năng tiêu diệt dịch hại.
- Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: Bao gồm các thuốc BVTV làm từ cây
cỏ hay các sản phẩm được triết xuất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại
* Phân loại theo tính độc
Các chuyên gia về độc học đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc lên cơ
thể động vật ở cạn đã đưa ra các nhóm độc tố theo tác động của độc tố tới cơ
thể qua miệng nà qua da như sau:
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân chia các loại thuốc thành 5 nhóm độc
khác nhau: Ia (rất độc), Ib (độc cao), II (độc trung bình), III (ít độc), và IV
(rất ít độc).
Bảng 2.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại
(theo quy định của WHO)
Trị số LD50 của thuốc (mg/kg)
Dạng lỏng
Dạng rắn
Qua miệng
Qua da
Qua miệng
Qua da
Rất độc




Độc
20 – 200
40 – 400
5 – 50

10 – 100
Độc trung bình 200 – 2000
400 – 4000
50 – 500
100 – 1000
Ít độc
> 2000
> 4000
> 500
> 1000
(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV, 2007) [6]


9

Trong đó:
- LD50. Liều chất độc cần thiết giết chết 50% chuột thực nghiệm, giá trị
LD50 càng nhỏ, chứng tỏ chất độc đó càng mạnh.
- Liều 5mg/kg thể trọng tương đương một số giọt uống hay nhỏ mắt.
- Liều 5-50mg/kg thể trọng tương đương một thìa cà phê.
- Liều 50-500mg/kg thể trọng tương đương hai thìa súp.
* Phân loại theo mức độ bền vững
Các hóa chất BVTV có độ bền vững khác nhau, nhiều chất có thể đọng
lại trong môi trường đất nước, không khí và trong cơ thể động, thực vật. Do
vậy các hóa chất BVTV có thể gây những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
đến sức khỏe con người. Dựa vào độ bền vững của chúng có thể sắp xếp
chúng vào các nhóm sau:
Bảng 2.2. Bảng phân loại thuốc BVTV theo mức độ bền vững
Các nhóm thuốc
BVTV


Đặc điểm

Nhóm chất không
bền vững

Nhóm này gồm các hợp chất phốt pho hữu cơ,
cacbamat. Các hợp chất nằm trong nhóm này có độ
bền vững kéo dài trong vòng 1-12 tuần

Nhóm chất bền
vững trung bình

Các hợp chất nhóm này có độ bền vững từ 1-18 tháng

Nhóm chất bền
vững

Các hợp chất nhóm này có độ bền vững từ 2-5 năm.
Thuộc nhóm này là các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm sử
dụng ở Việt Nam như là DDT,666... là các hợp chất
clo bền vững.

Nhóm rất bền vững

Là các hợp chất kim loại hữu cơ, loại chất này có chứa
kim loại nặng không bị phân hủy theo thời gian như
thủy ngân(Hg), Asen .. chúng đã bị cấm sử dụng ở
Việt Nam.
(Nguồn: Đặng Quốc Nam, 2014) [17]



10

2.1.3.4. Các dạng thuốc BVTV
Bảng 2.3. Dạng thuốc BVTV
Dạng thuốc

Chữ viết tắt

Thí dụ

Ghi chú

Tilt 250 ND, Basudin 40 Thuốc ở thể lỏng,
Nhũ dầu

Dung dịch

ND, EC

WP, DF,
WDG, SP

Huyền phù

HP,FL, SC

Hạt


H, G, GR

Viên

P

Thuốc phun
bột

trong suốt.

EC

Dễ bắt lửa cháy nổ

Bonanza 100

Hòa tan đều trong

DD, SL, L, AS DD,Baythroid 5

BTN, BHN,
Bột hòa nước

EC, DC-Trons Plus 98.8

nước, không chứa

SL,Glyphadex 360 AS


chất hóa sữa

Viappla 10

Dạng bột mịn,

BTN,Vialphos 80

phân tán trong

BHN,Copper-zinc 85

nước thành dung

WP,Padan 95 SP

dịch huyền phù

Appencarb super 50 FL,

Lắc đều trước khi

Carban 50 SC

sử dụng

Basudin 10 H, Regent

Chủ yếu rãi vào


0.3 G

đất

Orthene 97 Pellet,

Chủ yếu rãi vào

Deadline 4% Pellet

đất, làm bả mồi.
Dạng

BR, D

Karphos 2 D

bột

mịn,

không tan trong
nước, rắc trực tiếp

(Nguồn: Trần Văn Hai, 2008) [15]


11

2.1.3.5. Ưu nhược điểm việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp

Khi dịch hại phát triển làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng xuất cây
trồng nói chung thì việc sử dụng thuốc BVTV là cần thiết. Trong hệ thống
biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp dùng thuốc vẫn là biện pháp giữ vị trí
quan trọng. Ngày nay có nhiều loại thuốc mới được sáng chế. Lượng thuốc sử
dụng ngày càng tăng cùng với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp.
* Thuốc BVTV có những ưu điểm sau:
- Hiệu lực: Diệt trừ dịch hại nhanh.
- Có thể sử dụng trong diện rộng trong thời gian ngắn.
- Có thể sản xuất lượng lớn với chủng loại phong phú.
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ năng suất, giá trị thẩm mĩ của
nông sản.
* Nhược điểm:
Hầu hết thuốc BVTV nhất là thuốc hóa học là những chất độc hại đối với
con người và các sinh vật có ích và môi trường sống.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe người trực tiếp hoặc thông qua nông sản hoặc
môi trường sống bị ô nhiễm.
- Có hại với sinh vật có ích, trong đó có các thiên địch của dịch hại.
- Gây tính quen thuộc, có thể bùng phát dịch hại.
- Tăng chi phí sản xuất.
2.1.3.6. Ảnh hưởng của thuốc BTVT tới con người và môi trường
* Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới con người
Hầu hết các loại thuốc BVTV đều là độc hại đối với con người, có thể là
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, trong đó người lao động nông nghiệp thường
xuyên tiếp xúc với HCBVTV là có nguy cơ nhiễm độc cao nhất. Theo tổ chức
y tế liên Mỹ ước tính khoảng 3% người lao động nông nghiệp tiếp xúc với


12

HCBVTV bị ngộ độc cấp tính, với khoảng 1,3 tỷ người lao động trên thế giới

có nghĩa là khoảng 39 triệu người có thể bị ngộ độc cấp tính hằng năm.
Thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể con người theo nhiều con đường
khác nhau như: Tiếp xúc qua da, qua thức ăn, và qua đường hô hấp do trực
tiếp hít phải thuốc hay do môi trường bị ô nhiễm.
Các biểu hiện nhiễm độc thường thấy như: Đau đầu chóng mặt, mệt
mỏi,chán ăn, buồn nôn...trong một công trình nghiên cứu của mình Cao Thúy
Tạo tiến hành một nghiên cứu ngang, mô tả nguy cơ nhiễm độc HCBVTV trên
người sử dụng tại một số vùng chuyên canh khác nhau. Kết quả cho thấy người tiếp
xúc HCBVTV thường có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, mất ngủ. Nồng độ
HCBVTV/cm da sau khi phun gấp 2 lần trước khi phun (Cao Thúy Tạo, 2003) [7].
Nhiều công trình điều tra nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc BVTV đã
đưa ra các bằng chứng chứng minh rằng các căn bệnh ung thư não, ung thư
phổi, ung thư bằng quang, thận có liên quan tới HCBVTV. Cũng theo điều tra
của cục y tế dự phòng về môi trường Việt Nam, hàng năm có trên 5000
trường hợp nhiễm độc hóa chất do thuốc BVTV phải cấp cứu tại các bệnh
viện và trên 300 trường hợp tử vong. Có thể nói đây là một con số thực sự báo
động và nố đã chỉ ra rằng, thuốc BVTV không chỉ gây hại đến môi trường
đất, nước, hệ sinh thái… Mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người
theo chiều hướng ngày càng tiêu cực hơn.
*Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới môi trường
- Ảnh hưởng tới môi trường đất
Khi phun thuốc trên cây trồng, có hơn 50% thuốc bị rơi vãi xuống đất đó
là chưa kể các biện pháp bón trực tiếp vào đất, ước tính có tới 90% thuốc sử
dụng gây nhiễm độc cho đất. Thuốc xâm nhập vào đất làm thay đổi tính lý
của đất, “chai hóa” đất và tiêu diệt các sinh vật có ích cho đất. Khi nghiên cứu
ảnh hưởng của thuốc BVTV trên cây cà chua và bắp cải tại Hóc Môn củ chi


13


trên 6 động vật không xương sống có trong đất thấy rằng: Thuốc BVTV có
tác động mạnh mẽ, làm giảm số lượng các loài động vật sống trong đất, đặc
biệt là giun đất ở tầng đất 0 -10 cm, trên ruộng phun thuốc theo quy trình an
toàn, sau phun thuốc 15 ngày, số lượng giun đất giảm 46 - 90% (Nguyễn Thị
Hai, 2011) [16].
- Ảnh hưởng tới môi trường nước
Thuốc BVTV vào nước gây ô nhiễm môi trường nước gồm cả nước mặt
và nước ngầm, suy thoái chất lượng nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến các hoạt động sống của các sinh vật thủy sinh.
Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trường nước theo rất nhiều cách:
+ Khi sử dụng cho đất chúng sẽ thấm vào nước thông qua môi trường đất.
+ Dùng trực tiếp thuốc để diệt côn trùng trong nước.
+ Nước chảy qua các vùng đất có sử dụng thuốc BVTV.
+ Do nước thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất thuốc BVTV.
- Ảnh hưởng tới môi trường không khí
Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trường không khí gây mùi khó chịu
khiến cho không khí bị ô nhiễm. Nhất là nhờ các tác nhân bên ngoài như gió
sẽ thúc đẩy quá trình khếch tán của thuốc làm ô nhiễm không khí cả một vùng
rộng lớn. Ô nhiễm không khí do thuốc BVTV sẽ tác động xấu đến sức khỏe
con người và các động vật khác thông qua con đường hô hấp.
Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trường không khí theo nhiều nguồn
khác nhau:
+ Khi phun vãi thuốc sẽ xâm nhập vào không khí theo từng đợt dưới
dạng bụi, hơi. Tốc độ xâm nhập vào không khí tùy loại hóa chất, tùy theo
cách sử dụng và tùy theo điều kiện thời tiết.
+ Do ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết như gió, bão, mưa...bào mòn
và tung các bụi đất có chứa thuốc BVTV vào không khí.


14


+ Do tai nạn hoặc do sự thiếu thận trọng gây rò rỉ hóa chất trong quá
trình sản xuất, vận chuyển thuốc BVTV.
- Ảnh hưởng tới thiên dịch
“Bảo vệ cây diết hại con vật” hiện nay thuốc BVTV thường được triết
xuất từ các hợp chất hóa học khác dùng để tiêu diệt những loài sâu bệnh, sinh
vật có hại cho cây trồng. Vì thế nếu không sử dụng hợp lý thì hoàn toàn có thể
giết hại những sinh vật có lợi khác. Các nghiên cứu cho thấy, việc phun thuốc
trừ sâu, bệnh trên cây dưa leo, bầu bí đã làm giảm đáng kể số lượng các loài
côn trùng thụ phấn vì vậy năng suất các loài rau ở ruộng phun thuốc bị giảm
60% so với ruộng sản xuất theo hướng an toàn. Ngoài ra, các hóa chất BVTV
bị rửa trôi xuống thủy vực làm hại các loài động vật thủy sinh là thiên địch
của sâu hại.
2.1.3.7. Một số nguyên tắc cần lưu ý khi sử dụng thuốc BVTV
An toàn và hiệu quả trong việc sử dụng thuốc BVTV là vấn đề cần được
quan tâm, trong đó người sử dụng thuốc BVTV cần nắm vững 4 nguyên tắc
cơ bản sau:
* Đúng thuốc
Thuốc BVTV được sản xuất thành nhiều chủng loại vì vậy cần căn cứ
vào đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng hoặc nông sản cần được bảo
vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử dụng, tránh gây lãng phí và
ô nhiễm môi trường. Việc xác định tác nhân gây hại cần sự trợ giúp của cán
bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật hoặc khuyến nông.
* Đúng lúc
Phun thuốc đúng lúc kịp thời vào thời điểm dịch hại trên đồng ruộng dễ
bị tiêu diệt và theo dự tính dự báo điều tra của cơ quan chuyên môn BVTV.
Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Không phun thuốc vào những
ngày thời tiết quá nóng, trời nắng gắt, trời có gió to. Hạn chế phun khi cây đang



15

ra hoa. Không phun gần ngày thu hoạch nông sản phải đảm bảo thời gian cách ly
theo khuyến cáo của từng loại thuốc trên từng nông sản. Phun thuốc đúng lúc
nhằm hạn chế một phần tác hại của thuốc đối với sinh vật có ích.
* Đúng liều lượng, nồng độ
Liều lượng là lượng thuốc cần dùng cho một đơn vị diện tích và nồng độ
là độ pha loãng của thuốc trong nước để phun. Pha đúng nồng độ và phun đủ
lượng nước quy định để đảm bảo thuốc chải đều và tiếp xúc với dịch hại
nhiều nhất. Khi dùng thuốc BVTV cần đọc kỹ hưỡng dẫn trước khi dùng. Nên
phun hết lượng thuốc đã tính toán trên ruộng định phun, nếu giảm lượng
thuốc hiệu quả diệt trừ sẽ kém đi, ngược lại nếu tăng sẽ “lợi bất cập hại” có
thể sâu bệnh chết nhiều nhưng cũng diệt luôn thiên địch, mức độ tồn dư của
thuốc cao, làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường.
* Đúng cách
Tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc và những yêu cầu kỹ thuật cũng như
nơi xuất hiện dịch hại mà sử dụng cho đúng cách. Sử dụng thuốc đúng cách
để đảm bảo an toàn cho người phun xịt thuốc và môi trường xung quanh cần
lưu ý:
- Khi phun thuốc cần chuẩn bị đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho người
phun như: Quần áo lao động, mũ, kính, khẩu trang, bao tay ủng, và các dụng
cụ pha thuốc cần thiết. Sử dụng thuốc có bao bì an toàn. Nơi pha thuốc phải
gần ruộng cần phun, xa nguồn nước sinh hoạt, xa chuồng trại và gia súc.
- Khi đang phun thuốc không nên ăn uống hút thuốc, tránh không dùng
tay sờ vào bất cứ nơi nào trên cơ thể nhất là đối với mắt sẽ rất nguy hiểm.
- Sau khi phun thuốc xong quần áo và các dụng cụ lao động phải được
rửa sạch sẽ và phải cất trong kho riêng.
- Không trút nước dư thừa, nước rửa bình bơm ra nguồn nước sinh hoạt.
Tuyệt đối không dùng vỏ chai, bao bì thuốc BVTV đã dùng hết vào bất bì



16

mục đích khác, phải hủy và chôn những bao bì này ở xa khu dân cư và nguồn
nước sinh hoạt.
2.1.4. Cơ sở thực tiễn
* Lịch sử hình thành và phát triển của thuốc BVTV trên thế giới
Các biện pháp phòng trừ dịch hại cũng như thuốc BVTV đã ra đời, hình
thành và phát triển từ xa xưa, cùng với quá trình canh tác nông nghiệp và sự
đấu tranh với dịch hại để bảo vệ mùa màng của con người.
Ban đầu là những phương pháp rất đơn giản là sử dụng các loại lá cây
để chống côn trùng, con người đã biết sử dụng các loại cây độc và lưu huỳnh
trong tro núi lửa để trừ sâu bệnh (Đỗ Hàm và cs, 2007) [3]. Sau đó cùng với
sự phát triển trí thức và công nghệ con người đã sản xuất ra nhiều loại thuốc
BVTV đem lại hiệu quả cao hơn.
Vào thời kỳ năm 2500 BC (trước Công nguyên), hợp chất lưu huỳnh
được sử dụng để diệt côn trùng và nhện.
- Năm 1500 BC, có hợp chất để diệt bọ chết trong nhà.
- Năm 1200 BC, Trung Quốc đã có thuốc xử lý hạt giống.
- Năm 900 AD (sau Công nguyên), người ta dùng arsenic sulfides để trừ
côn trùng trong vườn.
- Thế kỷ IV, người ta đã biết xử lý hạt lúa bằng Arsen trắng.
Giữa thế kỷ XVI người Trung Quốc đã biết dùng các chất thạch tín sau
đó là Nicotin chiết xuất từ cây thuốc lá để bảo vệ cây trồng (Bùi Thanh Tâm
và cs, 2002) [8].
Từ cuối thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX là thời kỳ cách mạng nông
nghiệp ở châu Âu. Sản xuất nông nghiệp tập trung và năng suất cao hơn, đồng
thời tình hình dịch hại ngày càng nhiều hơn xảy ra trong phạm vi toàn thế
giới. Một số thuốc trừ sâu, dịch hại, diệt hại phổ biến ở cuối thế kỷ XIX đến
cuối năm 1930, chủ yếu là chất vô cơ như Asen, Selenium, Antimony,



17

Sulfur...hoặc một số chất thảo mộc vốn có chất độc. Song thời bây giờ chưa ai
biết được đến chất độc hại của nó.
Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1960, HCBVTV hữu cơ ra đời đã làm thay
đổi vai trò của biện pháp hóa học trong sản xuất nông nghiệp. Đó là sự ra đời
của DDT thuộc nhóm Clor hữu cơ vào năm 1939, và liên tục sau đó ra đời các
hợp chất hóa học khác. Biện pháp hóa học được khai thác ở mức tối đa.
Từ cuối những năm 1950 những hậu quả xấu của HCBVTV gây ra cho
con người và môi trường được phát hiện. Sau đó từ 1960 - 1980 việc lạm
dụng HCBVTV đã để lại những hậu quả xấu cho con người và môi trường.
Từ đó nhiều HCBVTV có nguồn gốc sinh học được ra đời. Tuy nhiên lượng
thuốc BVTV không những không giảm mà có chiều hướng ngày càng gia
tăng (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007) [6].
Từ những năm 1980 đến nay có rất nhiều loại HCBVTV được xuất bao
gồm các chất vô cơ, hữu cơ và cả HCBVTV có nguồn gốc sinh học. Đến nay
thế giới đã sản xuất 4,4 triệu tấn /năm với 2537 loại HCBVTV. Những quốc
gia có sản lượng xuất nhập khẩu và sử dụng đứng đầu thế giới là Trung Quốc
và Hoa Kỳ.
 Lịch sử hình thành và phát triển thuốc BVTV ở Việt Nam
Thuốc BVTV bắt đầu sử dụng ở nước ta từ những năm 1950 với khoảng
100 tấn. Sau 40 năm sau lượng thuốc BVTV ở việt nam đã tăng lên gấp 150
lần. Sau khi xóa bỏ sản xuất nông nghiệp tập trung từ đầu những năm 1980
tốc độ tăng trưởng thuốc BVTV càng dữ dội hơn.
Giai đoạn trước năm 1957 thuốc BVTV hầu như không được sử dụng
trong sản xuất nông nghiệp. Đến giai đoạn 1957 - 1975, thời kỳ bao cấp việc
nhập khẩu quản và phân phối HCBVTV hoàn toàn do nhà nước thực hiện.
Lượng HCBVTV dùng không nhiều với hơn 20 chủng loại chủ yếu là thuốc

trừ sâu và thuốc trừ bệnh (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007) [6] .


×