Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

đánh giá tập đoàn giống lúa nhập nội và nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất giống lúa lh12 tại an khánh, hoài đức, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 95 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ........................................................................................................ iii
Mục lục ............................................................................................................ iv
Danh mục bảng ................................................................................................ vii
Danh mục hình .................................................................................................. ix
Danh mục viết tắt ................................................................................................x
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ............................................................................2
2.1 Mục đích: .....................................................................................................2
2.2 Yêu cầu: .......................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..........................................................3
3.1. Ý nghĩa khoa học ..........................................................................................3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..........................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................4
1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam ...................4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa gạo trên thế giới .......................4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa gạo tại Việt Nam ......................7
1.2. Kết quả nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần ở Việt Nam.........................9
1.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đối với cây
lúa .....................................................................................................9
1.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa............... 11
1.2.3. Chất lượng lúa gạo............................................................................ 13
1.2.4. Các hướng nghiên cứu và chọn tạo giống mới .................................. 14
1.3. Nghiên cứu về mật độ đối với cây lúa trong và ngoài nước ......................... 16
1.3.1. Nghiên cứu về mật độ đối với cây lúa trên thế giới ........................... 16
1.3.2. Nghiên cứu về mật độ đối với cây lúa tại Việt Nam .......................... 18
1.4. Các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm đến sinh trưởng và
năng suất lúa .............................................................................................. 21


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


1.4.1. Vai trò của đạm ................................................................................ 21
1.4.2. Các dạng phân đạm dùng bón cho lúa ............................................... 23
1.4.3. Một số kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng đạm cho cây lúa .............. 24
1.5. Nghiên cứu về mối tương quan giữa phân bón và mật độ cấy ..................... 27
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 29
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................................... 30
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 31
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 31
2.4.1. Công thức thí nghiệm: Đề tài nghiên cứu gồm 02 thí nghiệm ........... 31
2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm .......................................................... 31
2.4.3. Các biện pháp kỹ thuật ..................................................................... 32
2.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................... 33
2.5. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 35
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................. 36
3.1. Đánh giá sinh trưởng, năng suất và chất lượng tập đoàn giống lúa
nhập nội ..................................................................................................... 36
3.1.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các giống lúa
nhập nội vụ Xuân năm 2014 ............................................................ 36
3.1.2. Kết quả đánh giá yếu tố cầu thành năng suất của các giống lúa
nhập nội tại vụ xuân......................................................................... 39
3.1.3. Một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống lúa
nhập nội tại vụ mùa ......................................................................... 41
3.1.4. Một số đặc điểm về hình thái của các giống lúa nhập nội .................. 43
3.1.5. Một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống

nhập nội ........................................................................................... 46
3.1.5. Mức độ nhiễm và khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của các
giống nhập nội ................................................................................. 49
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh
trưởng và năng suất giống lúa thuần LH12 ................................................. 51

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến thời gian
sinh trưởng, phát triển của giống lúa thuần LH12 ............................ 51
3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến tăng trưởng
chiều cao cây của giống lúa thuần LH12 .......................................... 52
3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến tăng trưởng
số lá/cây của giống thuần LH12 ....................................................... 55
3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến tăng trưởng
số nhánh của giống lúa thuần LH12 ................................................. 57
3.2.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến chỉ số diện
tích lá (LAI) của giống lúa thuần LH12 ........................................... 59
3.2.6. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến khối lượng
chất khô tích lũy của giống lúa thuần LH12 ..................................... 63
3.2.7. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến mức độ
nhiễm sâu bệnh hại của giống lúa thuần LH12. ................................ 65
3.2.8. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến các yếu tố
cấu thành năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
củagiống lúa thuần LH12, ................................................................ 68
3.2.9. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến năng suất
thực thu của giống lúa thuần LH12. ................................................. 71

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 74
1. Kết luận ......................................................................................................... 74
2. Đề nghị .......................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 76

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

1.1.

Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới................................................... 4

1.2.

Sản xuất lúa gạo của các quốc gia đứng đầu thế giới ............................... 5

1.3.

Tình hình sản xuất lúa gạo những năm qua tại Việt Nam ........................ 8

2.1.


Danh sách các giống nghiên cứu và nguồn gốc ..................................... 29

3.1:

Phân nhóm giống theo chiều cao cây (vụ xuân năm 2014) .................... 36

3.2:

Phân nhóm các giống theo độ cứng cây (vụ xuân năm 2014) ................ 37

3.3:

Phân nhóm giống theo độ thoát cổ bông (vụ xuân năm 2014) ............... 37

3.4:

Phân nhóm giống theo thời gian sinh trưởng (vụ xuân năm 2014) ......... 38

3.5:

Phân nhóm giống theo năng suất cá thể ................................................. 39

3.6:

Phân nhóm giống theo độ hữu dục của bông ......................................... 40

3.7:

Một số đặc điểm về sinh trưởng và phát triển của các giống nhập

nội tại vụ Mùa ....................................................................................... 41

3.8:

Một số đặc điểm về hình thái của các giống lúa nhập nội ...................... 44

3.9:

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống nhập
nội......................................................................................................... 46

3.10:

Mức độ chống chịu sâu, bệnh của các giống nhập nội ........................... 49

3.11.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến thời gian sinh
trưởng, phát triển của giống lúa thuần LH12 ......................................... 52

3.12:

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến tăng trưởng
chiều cao cây của giống lúa LH12......................................................... 54

3.13:

Ảnh hưởng của mật độ cấy đến lượng đạm bón đến tăng trưởng số
lá trên cây của giống lúa thuần LH12 .................................................... 56


3.14.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến số nhánh của
giống lúa thuần LH12 ........................................................................... 58

3.15.

Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ cấy đến chỉ số diện tích
lá (LAI) của giống lúa LH12 ................................................................. 60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


3.16.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đmạ bón đến khối lượng chất
khô tích lũy của giống lúa thuần LH12.................................................. 63

3.17.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến mức độ gây hại
của một số loại sâu bệnh hại trên giống lúa thuần LH12........................ 67

3.18.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến năng suất và
các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa LH12 .............................. 69


3.19:

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đền năng suất thực
thu của giống lúa Lh12.......................................................................... 72

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


DANH MỤC ĐỒ THỊ
STT

Tên đồ thị

Trang

3.1: Biểu đồ thể hiện NSLT và các yếu tố cấu thành năng suất ..................................... 49
3.2: Biểu đồ biểu diễn LAI vụ Xuân ............................................................................... 62
3.3: Biểu đồ biểu diễn LAI vụ Mùa ................................................................................ 62
3.4: Biểu đồ thể hiện khả năng tích lũy chất khô vụ Xuân ............................................. 64
3.5: Biểu đồ thể hiện khả năng tích lũy chất khô vụ Mùa .............................................. 64
3.6: Đồ thị thể hiện năng suất thực thu ........................................................................... 73

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

IRRI

Viện nghiên cứu lúa Quốc tế - International Rice Research Institute

FAO

Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc – Food and

Agriculture

Organizatione

LAI

Chỉ số diện tích lá

LHQ

Liên hợp quốc

OECD

Hợp tác và phát triển kinh tế - Organizatione for Economic Co-

operation and Development
WTO

Tổ chức thương mại thế giới – World Trade Organization

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page x


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây Lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực quan trọng của nhiều quốc
gia, là nhân tố quyết định đảm bảo an ninh lương thực, quyết định các chính sách
phát triển nông nghiệp bền vững. Với thành tựu của cuộc cách mạng xanh hàng
loạt các giống mới có năng suất cao được đưa vào gieo trồng đã cải thiện cơ bản
về sự thiếu hụt lương thực cho mỗi quốc gia.
Trên thế giới, ở những nước sử dụng lúa gạo làm lương thực thì việc phát
triển cây lúa được coi là chiến lược quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tại
Việt Nam, với điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho việc sản xuất lúa, nông dân có
nhiều kinh nghiệm trồng lúa với nền văn hóa lúa nước từ lâu đời, cây lúa luôn là
cây lương thực chính trong mục tiêu phát triển nông nghiệp để đảm bảo vững
chắc an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. Từ một nước còn thiếu đối lương
thực thường xuyên, đến nay Việt Nam trở thành nước đứng thứ 2 trên thế giới về
sản lượng lúa gạo xuất khẩu đạt 7,72 triệu tấn (2012)
Những năm gần đây, việc đầu tư vào nghiên cứu giống lúa mới được quan
tâm và chú trọng nhiều hơn. Các cơ quan nghiên cứu, chọn tạo giống lúa cùng
với các doanh nghiệp giống cây trồng đã tham gia tích cực vào công tác chọn tạo
giống lúa mới, góp phần làm phong phú bộ giống lúa trong cơ cấu sản xuất của
các địa phương. Với xu hướng chủ đạo là sử dụng các giống lúa ngắn ngày, chất
lượng cao, năng suất cao phù hợp với cơ cấu mùa vụ, né tránh điều kiện bất
thuận, giảm chi phí đầu vào, đạt giá trị và hiệu quả kinh tế cao hơn.
Ở nước ta, các vùng sinh thái khác nhau có sự khác biệt về việc sử dụng
giống lúa trong sản xuất. Vùng đồng bằng sông Hồng có các giống như: LT2,
RVT, AC5, BT7, Nàng xuân… Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có các giống
chủ đạo: OM 4900, 0M 6976, VND 95-20, OM2717, OM 6162, OM 2514; OM

4218, OM 5451, OM 6073, OM 7347 và OM 5472 (nhóm năng suất, chất lượng
cao (gạo trắng, hạt dài, không bạc bụng) đáp ứng xuất khẩu và chiếm khoảng 6070% diện tích); Jasmine 85, VĐ20, ST3, ST5, OM3536, Tài Nguyên, Nàng Hoa
9, nếp IR4625, nếp bè và Nàng thơm chợ Đào...(nhóm lúa thơm, đặc sản).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


Mặc dù điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất lúa gạo nhưng các
vấn đề về nghiên cứu, chọn tạo trong nước vẫn chưa khai thác hết tiềm năng
năng suất cây trồng. Vì vậy, nhập nội giống cây trồng nói chung và giống lúa nói
riêng là vấn đề cần làm hiện nay với mục đích tuyển chọn được giống lúa mới
phù hợp với điều kiện sinh thái của Việt Nam, có năng suất và chất lượng tốt,
chống chịu được một số sâu, bệnh hại chính như: đạo ôn, rầy nâu và bạc lá... bổ
sung giống mới vào bộ sưu tập giống cây trồng của nước ta.
Trong điều kiện canh tác hiện nay, nghề trồng lúa vẫn chưa mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Nông dân vẫn sử dụng nhiều phân
bón với mục đích tăng năng suất nhưng hiệu quả chưa cao, mặt khác còn làm
tăng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản… Các kết quả
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã cho thấy vai trò của đạm là rất quan
trọng trong việc phát huy hiệu quả sử dụng phân bón cho cây trồng. Để có
thêm cơ sở khoa học cho công tác khuyến cáo, triển khai ngoài thực tiễn và
các bước tiếp theo trong công tác chọn giống, chúng tôi tiến hành thực tiện đề
tài: Đánh giá tập đoàn giống lúa nhập nội và nghiên cứu ảnh hưởng của
mật độ, lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất giống lúa LH12 tại
An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội”
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1 Mục đích:
- Đánh giá tập đoàn giống nhập nội nhằm tuyển chọn được giống lúa triển
vọng, có năng suất cao, chất lượng tốt và chống chịu một số sâu, bệnh hại chính.

- Xác định mật độ cấy và lượng phân đạm bón thích hợp cho giống lúa
LH12 đạt năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao.
2.2 Yêu cầu:
- Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, phát triển, đặc điểm nông sinh học,
đặc điểm hình thái, năng suất, chất lượng và mức độ nhiễm sâu bệnh của các
giống lúa nhập nội
- Đánh giá được ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ cấy đến sinh
trưởng phát triển và năng suất của giống lúa LH12.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Tuyển chọn được giống lúa năng suất cao, phẩm chất tốt; nghiên cứu ảnh
hưởng của phân bón và mật độ cấy trong sản xuất lúa ở huyện Hoài Đức góp
phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học trong việc quyết định đến năng suất và chất
lượng lúa.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài xác định được bộ giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt
phục vụ cho tiêu dùng và sản xuất lúa gạo.
Xác định được công thức bón phân và mật độ hợp lý nhất phục vụ cho
việc nâng cao hiệu quả sản xuất giống lúa chất lượng LH12.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3



Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa gạo trên thế giới
Cây lúa được trồng và phân bố rộng khắp trên thế giới. Theo thống kê thì
hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 quốc gia trồng và sản xuất lúa gạo,
trong đó tập trung nhiều ở các nước Châu Á, 85% sản lượng lúa trên thế giới phụ
thuộc vào 8 nước Châu Á: Việt Nam Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,
Banglades, Myanma và Nhật Bản.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2008

159,9

43,0

688,4

2009


158,2

43,2

684,8

2010

161,6

43,3

701,0

2011

163,1

44,3

722,5

2012

163,1

43,9

718,3


2013

166,1

44,8

745,2

Năm

(Nguồn FAOSTAT, 2013)
Năm 2013, tổng diện tích lúa trên thế giới là 166,1 triệu ha, năng suất
trung bình đạt 44,8 tạ/ha và tổng sản lượng lúa là 745,2 triệu tấn. Nước có năng
suất lúa cao nhất là Nhật Bản 67,3 tạ/ha, tiếp đến Trung Quốc có năng suất đạt
67,2 tạ/ha. Điều đó có thể lý giải vì Trung Quốc là nước đi tiên phong trong lĩnh
vực lúa lai và sản xuất với trình độ thâm canh cao (ICARD, 2003). Còn Nhật Bản
là nước có trình độ khoa học cao, đầu tư lớn (Nguyễn Hữu Hồng, 1993).
Có thể nói tình hình sản xuất lúa trên thế giới có xu hướng tăng dần
nhưng chậm, sản lượng 2008 là 688,4 triệu tấn đến năm 2013 là 745,2 triệu
tấn. Với tốc độ tăng dân số như hiện nay cần phải nâng cao hơn nữa năng suất,
sản lượng cũng như chất lượng lúa gạo mới đảm bảo được vấn đề an ninh
lương thực thế giới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Bảng 1.2. Sản xuất lúa gạo của các quốc gia đứng đầu thế giới


TT

Tên nước

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2010


2013

2010

2013

2010

2013

1.

Ấn Độ

43,770

43,500

33,0

36,6

144,570 159,200

2.

Trung Quốc

30,179


30,846

60,2

67,2

197,297 205,015

3.

Indonexia

12,476

13,835

47,1

51,5

57,157

71,279

4.

Banglades

10,732


11,770

41,1

43,8

43,057

51,500

5.

Thái Lan

10,669

12,373

30,1

31,3

32,099

38,788

6.

Myanma


8,200

7,500

39,8

37,3

32,610

28,000

7.

Việt Nam

7,513

7,899

53,2

55,8

29,988

44,076

8.


Philippin

4,270

4,746

39,8

39,8

16,240

18,439

9.

Braxin

2,890

2,349

38,0

50,1

11,061

11,759


10.

Nhật Bản

1,673

1,599

65,1

67,3

10,893

10,758

(Nguồn: FAOSAT, 2013)
Qua số liệu trên, xét về sản lượng lúa năm 2013 thì Trung Quốc là nước
đứng đầu đạt 205,015 triệu tấn, tiếp đó là Ấn Độ đạt 159,200 triệu tấn. Việt Nam
cũng là nước có sản lượng lúa cao đứng vào hàng 3 trong 10 nước trồng lúa
chính, năng suất đạt 55,8 tạ/ha, sản lượng đạt 44,076 triệu tấn. Thái Lan tuy là
nước xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới trong nhiều năm liên tục, song năng
suất chỉ đạt 31,3 tạ/ha, bởi vì Thái Lan chú trọng nhiều hơn đến canh tác những
giống lúa dài ngày, chất lượng cao.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, gạo là loại lương thực quan trọng trong bữa
ăn hàng ngày. Tại Châu Á, gạo là nguồn cung cấp Calori chủ yếu, đóng góp 56%
năng lượng và 42,9% lượng protein hàng ngày, đặc biệt quan trọng đối với những
quốc gia có tỷ lệ dân số nghèo cao và sống chủ yếu dựa vào nguồn năng lượng
của cây lương thực. Tuy nhiên, tùy theo truyền thống ẩm thực và thu nhập của


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


các quốc gia, các bộ phận dân cư khác nhau mà yêu cầu về chất lượng gạo cũng
khác nhau.
Những nơi mà gạo là nguồn lương thực thứ yếu như Châu Âu, thì họ yêu
cầu loại gạo tốt. Gạo 5 – 10% tấm được tiêu thụ nhiều ở các nước Tây Âu và 10
– 13% tấm được tiêu thụ nhiều ở các nước Đông Âu. Ngày nay, loại gạo hạt dài
được tiêu thụ nhiều ở các nước Tây Âu. Một số nước như Thụy Sỹ, Hà Lan, Bỉ,
Anh và một số vùng nước Pháp có chiều hướng tăng các món ăn phương Đông
nên sử dụng nhiều loại gạo hạt dài. Trong khi đó ở các nước Đông Âu lại thích
dùng loại gạo hạt tròn hơn. Gần 90% dân số Banglades và phần lớn dân Ấn Độ,
Pakistan và các nước thuộc Châu Phi tiêu dùng loại gạo hạt đồ, còn gạo nếp được
tiêu thụ chính ở Lào, Campuchia và một số vùng ở Thái Lan (FAO, 1998).
Trong những năm gần đây giá lương thực trên thế giới liên tục tăng cao,
đẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Nguyên nhân chính
của tình trạng này là do điều kiện thời tiết khí hậu ngày càng trở lên khắc nhiệt,
hạn hán, lũ lụt kéo dài làm mất mùa và sản lượng lương thực giảm mạnh, đồng
thời các nước tiên tiến trên thế giới sử dụng một lượng lương thực khổng lồ vào
sản xuất nhiên liệu làm kho dự trữ lương thực của thế giới đang ở mức thấp nhất
kể từ 30 năm nay trong khi giá gạo không ngừng gia tăng trong vòng 5 năm qua.
Theo ghi nhận của Liên Hiệp Quốc (LHQ), giá lương thực toàn cầu vào tháng
1/2008 đã tăng 35% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ tính năm 2007 giá
gạo đã tăng 42%. Theo dự báo của tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)
và Liên Hiệp Quốc đưa ra vào tháng 2/2008, giá ngũ cốc có thể tăng 27% và giá
gạo tăng thêm 9% trong 10 năm tới.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thị trường xuất nhập gạo
trên thế giới trong những năm gần đây như sau:

- Xuất khẩu: giai đoạn 1995 – 2004, lượng gạo xuất khẩu trên thé giới
hàng năm khoảng 23 – 25 triệu tấn/năm (chiếm 6% tổng sản lượng gạo), bình
quân tăng 3%/ năm. Năm 2007, xuất khẩu gạo đạt 30,2 triệu tấn (tăng 3,4% so
với năm 2006). Châu Á chiếm 77% lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Có trên
20 nước tham gia xuất khẩu gạo chủ lực gồm: Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, Ấn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Độ, Pakistan, Trung Quốc, Myanma chiếm 85% tổng khối lượng gạo trên toàn
thế giới.
- Nhập khẩu: Hiện nay có khoảng 80 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
nhập khẩu gạo, trong đó chủ lực là các nước thuộc Châu Á như Phlippin,
Indonesia, Banglades; khu vực Châu Phi, Trung Đông và một số nước khu vực
Trung Mỹ nhập khẩu lượng gạo khá lớn.
- Tiêu dùng gạo trên thế giới tiếp tục tăng do tăng dân số, đặc biệt ở Chấu
Á, Châu Phi là khu vực sử dụng nhiều lúa gạo, khu vực Tây bán cầu và Trung
Đông tăng mức tiêu thụ gạo trên đầu người
- Nhiều quốc gia xuất khẩu gạo lớn sẽ giảm lượng gạo xất khẩu, trong khi
nhu cầu nhập khẩu gạo tăng, nguồn cung thị trường gạo sẽ thiếu hụt so với nhu
cầu, giá gạo trên thị trường thế giới giữ ở mức khá cao. Dự báo lượng gạo thương
mại trên thế giới sẽ tăng bình quân 2,4%/năm và sẽ đạt 35 triệu tấn vào năm
2017. Tuy nhiên, trước nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu, để đảm bảo an
ninh lương thực trong nước, một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan,
Mỹ… sẽ giảm lượng gạo xuất khẩu, trong khi nhiều nước lại có nhu cầu tăng
lượng gạo nhập khẩu như Philippin, Indonexia, Banglades và tiểu vùng Sahara
của Châu Phi, Trung Đông, một số nước Tây bán cầu thiếu hụt nguồn cung cấp
sẽ làm cho giá gạo trên thế giới duy trì ở mức cao trong trung và dài hạn.

Thái Lan luôn là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, hơn hẳn Việt Nam
cả về số lượng lẫn giá trị, do có thị trường truyền thống rộng hơn và chất lượng
gạo cao hơn. Mỹ, Ấn Độ, Pakistan cũng là nước xuất khẩu gạo quan trọng sau
Việt Nam.Theo Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI), lúa gạo sản xuất ra chủ yếu
là để tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 6 – 7% tổng sản lượng lúa gạo trên thế giới
được lưu thông trên thị trường quốc tế.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa gạo tại Việt Nam
Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Châu Á, có khí hậu nhiệt đới gió mùa,
đặc biệt là lượng bứ xạ mặt trời rất cao, rất thích hợp với sự phát triển của cây
lúa. Với nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn có lượng phù sa bồi đắp hàng năm,
tương đối bằng phẳng và màu mỡ từ Bắc tới Nam (Đồng bằng Sông hồng, Đồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


bằng sông Cửu Long…) cùng một loạt châu thổ hẹp ở ven sông, ven biển miền
Trung. Cũng giống như các đồng bằng của các nước Đông Nam Á khác, đồng
bằng Châu thổ Việt Nam đều được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp mà chủ
yếu là trồng lúa. Chính vì thế mà Việt Nam là cái nôi hình thành cây lúa nước, từ
lâu nó đã trở thành cây lương thực chủ yếu và có ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế
nước ta.
Nhờ việc ứng dụng và phát triển của khoa học kỹ thuật, kết hợp với sử
dụng các giống lúa mới năng suất cao, thay đổi cơ cấu mùa vụ phù hợp, cải tạo
đất, xây dựng hệ thống thủy lợi…nên năng suất lúa của nước ta đã tăng lên đáng
kể trong những năm gần đây. Đảng và Nhà nước ta đã xác định, lúa là một trong
những cây trồng quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta, nó
không chỉ cung cấp lương thực cho người dân mà còn là cây trồng có giá trị xuất
khẩu cao, đóng góp tỷ trọng lớn giá trị trong nền kinh tế quốc dân.

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa gạo những năm qua tại Việt Nam
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Lượng xuất

Giá trị

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

khẩu (triệu tấn)

(triệu USD)

2008

7,400

52,3

38,729


4,72

2.902

2009

7,437

52,4

38,950

6,10

2.664

2010

7,489

53,4

40,006

6,73

2.912

2011


7,655

55,4

42,398

7,10

3.500

2012

7,753

56,3

43,662

7,72

3.450

2013

7,899

55,8

44,076


6,61

2.950

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 2013)
Số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2008 đến năm 2013 năng suất và sản
lượng lúa ở nước ta ngày càng tăng. Cụ thể là năm 2008 diện tích trồng lúa ở
nước ta là 7,4 triệu ha, đến năm 2013 diện tích tăng lên 7,899 triệu ha. Năng suất
lúa tăng từ 52,3 tạ/ha năm 2008 lên 55,8 tạ/ha năm 2013. Sản lượng lúa năm
2008 đạt 38,729 triệu tấn tăng lên 44,076 triệu tấn năm 2013. Xuất khẩu gạo ở
nước ta là nguồn thu nhập đáng kể của nền kinh tế quốc dân với 4,72 triệu tấn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


năm 2008 và 6,61 triệu tấn năm 2013, tương đương giá trị 2.902 triệu USD (năm
2008) và 2.950 triệu USD (năm 2013).
Trong những năm trước đổi mới, nước ta là quốc gia triền miên thiếu
lương thực. Năm 1986, cả nước sản xuất đạt 18,37 triệu tấn lương thực, sang năm
1987 giảm còn 17,5 triệu tấn trong khi dân số tăng thêm 1,5 triệu người, do vậy,
năm 1987 ở miền Bắc. Nhà nước đã phải nhập khẩu 1,28 triệu tấn để cân đối
lương thực nhưng vẫn không đủ, vẫn có đến 9,3 triệu người bị đói gay gắt. Cho
đến năm 1989 chúng ta mới giải quyết được vấn đề thỏa mãn nhu cầu lương thực
trong nước và bắt đầu tham gia vào thị trường xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam là
nước xuất khẩu lúa gạo lớn thứ 2 thế giới. Tuy nhiên chất lượng gạo của ta còn
thấp do bị bạc bụng, độ dài hạt trung bình, hương vị kém… nguyên nhân là do
chúng ta chưa có được bộ giống lúa chất lượng cao, trong khi xu hướng về gạo

phẩm chất cao trên thị trường châu Á và châu Mỹ ngày càng lớn. Cùng với việc
hội nhập WTO, nhiều loại gạo chất lượng của Thái Lan, Ấn Độ đã và đang tràn
vào Việt Nam, nên mục tiêu lớn đặt ra cho Việt Nam là phải có thêm nhiều giống
lúa chất lượng cao có thương hiệu đủ khả năng cạnh tranh về chất lượng và giá
cả. Điều đó chỉ có thể giải quyết được bằng một giải pháp tổng hợp từ nghiên
cứu tuyển chọn giống, canh tác bền vững, công nghệ sau thu hoạch, xây dựng
thương hiệu và phát triển thị trường.
1.2. Kết quả nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đối với cây lúa
Khí hậu, thời tiết là yếu tố quan trọng nhất của điều kiện sinh thái, có ảnh
hưởng lớn nhất và thường xuyên đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây
lúa. Dựa trên quan điểm sinh lý thực vật, các đặc tính sinh lý, sinh hóa cũng như
năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây lúa đều chịu ảnh hưởng của
yếu tố khí hậu và thời tiết.
Trong quá trình sinh trưởng, nếu gặp nhiệt độ cao cây lúa nhanh chóng
đạt được tổng tích ôn tương đối sẽ trỗ bông, vào hạt, chín sớm, rút ngắn thời
gian sinh trưởng. Ở nước ta, các giống lúa chiêm xuân, lúa ngắn ngày là
những giống mẫn cảm với nhiệt độ (giống cảm ôn) nên thời gian sinh trưởng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


biến động theo nhiệt độ hàng năm và theo thời vụ cấy sơm hay muộn (Nguyễn
Đình Giao, 2001).
Theo Nguyễn Văn Hoan (2002), điều kiện thời tiết tối ưu cho vụ lúa mùa
trỗ bông với nhiệt độ trung bình 28 – 300C, biên độ ngày đêm 5 – 60C, ẩm độ
không khí 80 – 85%, mưa rào nhỏ, kết thúc nhanh, phơi màu không gặp mưa,
không có bão và không có gió mùa Đông Bắc.

Cây lúa yêu cầu nhiệt độ khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng. Ở thời kỳ
nảy mầm nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình này là 30 – 350C. Nhiệt độ thích
hợp cho mạ phát triển là 25 – 300C, thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng từ 25 – 300C.
Thời kỳ trỗ bông, làm hạt yêu cầu nhiệt độ tối ưu là 28 – 300C, nếu nhiệt độ thấp
dưới 170C hoặc cao hơn 400C đều không có lợi cho quá trình làm bông, trỗ hạt.
Nước là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cây lúa.
Nước tạo điều kiện cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa một cách thuận lợi nhất.
Ngoài ra nước có tác dụng làm giảm nồng độ muối, phèn, đất độc và cỏ dại
trong ruộng lúa.
Lúa nước yêu cầu lượng mưa từ 900 – 1.100 mm cho mỗi vụ lúa (nếu dựa
hoàn toàn vào nước trời). Tuy nhiên, có những năm lượng mưa không phân bố
đều giữa các tháng trong năm, giữa các vùng miền. Vì vậy, cần chủ động cung
cấp đủ nước cho quá trình sinh trưởng của cây lúa.
Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới nên lúa là cây ưa sáng và mẫn cảm với
quang chu kỳ (độ dài ngày). Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động quang hợp và tạo năng suất cho cây lúa. Chu kỳ chiếu sáng lại có tác dụng
rõ rệt đến quá trình phân hóa đòng và trỗ bông ở một số giống lúa địa phương
trung và dài ngày.
Lúa thuộc nhóm cây ngắn ngày nên thời gian chiếu sáng 9 – 10 giờ/ngày
có tác dụng rõ rệt đối với việc xúc tiến quá trình phân hóa đòng và trỗ bông. Tuy
nhiên mức độ phản ứng quang chu kỳ còn phụ thuộc vào giống và vùng canh tác.
Các giống lúa trồng vùng ôn đới thường là những giống chín sớm, chịu được
nhiệt độ thấp và ít mẫn cảm với độ dài ngày. Các giống lúa trồng ở vùng nhiệt
đới thường mẫn cảm với nhiệt độ hơn độ dài ngày. Những giống lúa dài ngày lại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10



phản ứng khá chặt với quang chu kỳ, chúng chỉ trỗ bông trong điều kiện ngày
ngắn của vụ mùa.
1.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa
*Đặc điểm hình thái của cây lúa
Khả năng đẻ nhánh là một đặc điểm phát triển của cây lúa. Sau khi cấy,
cây lúa bén rễ hồi xanh rồi bước vào thời kỳ đẻ nhánh. Đây là thời kỳ có ý nghĩa
trong toàn bộ đời sống của cây lúa và quá trình tạo năng suất sau này. Các giống
lúa khác nhau thì thời gian đẻ nhánh, số lượng nhánh cũng khác nhau.
Theo Bùi Huy Đáp (1999), giống lúa Tám vụ mùa, cấy 1 dảnh nghạch trê
và cấy thưa có thể đẻ 232 nhánh và có 198 nhánh thành bông.
Qua nghiên cứu các tổ hợp lai, Nguyễn Văn Hiển (1992), nhận xét: kiểu
đẻ nhánh chụm là lặn, kiểu đẻ nhánh xòe là trội.
Đinh Văn Lữ (1978) cho rằng: những giống đẻ nhánh rải rác thì trỗ bông
không tập trung, bông không đều, không có lợi cho quá trình thu hoạch và năng
suất thấp. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào phạm vi mắt đẻ và điều
kiện ngoại cảnh. Tuy nhiên trong điều kiện quần thể, do gieo cấy dày nên số
nhánh đẻ thực tế có hạn. Sau một thời gian đẻ nhánh, số nhánh tăng lên có hiện
tượng tự điều tiết do sự cạnh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng, vì thế số nhánh sẽ
không tăng lên nữa.
Bộ lá lúa là một đặc trưng hình thái, giúp phân biệt các giống lúa khác
nhau, đồng thời lá lúa còn là cơ quan quang hợp tạo chất hữu cơ. Vì vậy, màu sắc
lá, kích thước lá, độ dày lá, góc lá có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tạo năng
suất sau này. Thông thường trên cây lúa có khoảng 5 – 6 lá xanh cùng hoạt động.
Tốc độ ra lá thay đổi theo thời gian và điều kiện ngoại cảnh. Tổng số lá
trên cây nhiều hay ít có liên quan đến thời gian sinh trưởng và diện tích lá của
quần thể (Nguyễn Đình Giao, 2001)
Ở nước ta, nhóm giống lúa ngắn ngày có khoảng 12 - 15 lá, nhóm trung
ngày có khoảng 16 – 18 lá và nhóm dài ngày có 20 – 21 lá. Số lá còn lại thay đổi
tùy theo từng vụ cấy, phân bón và tưới nước. Khi số lá thay đổi thì thời gian sinh
trưởng của cây lúa cũng thay đổi theo.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


Theo Nguyễn Công Tạn (2002) chiều rộng lá di truyền ổn định hơn và
tương quan không chặt với năng suất. Độ dày lá có tương quan chặt với năng
suất theo tỷ lệ thuận.
* Thời gian sinh trưởng
Nguyễn Hữu Tề và cs (1997) cho rằng: thời gian sinh trưởng của cây lúa
được tính từ lúc nảy mầm cho đến chín thay hổi từ 90 – 180 ngày, tùy theo giống
lúa và điều kiện ngoại cảnh. Các giống ngắn ngày ở nước ta có thời gian sinh
trưởng 90 – 120 ngày, trung ngày từ 140 – 160 ngày, dài ngày là các giống có
thời gian sinh trưởng lớn hơn 160 ngày. Ngoài ra, thời gian sinh trưởng của cây
lúa còn phụ thuộc vào thời vụ. Trong điều kiện nhiệt độ thấp ở vụ xuân, các
giống lúa có thời gian sinh trưởng dài hơn trong điều kiện vụ mùa.
Tuy nhiên các giống cực sớm của Mỹ như: Belle Patna, Blue Belle…tính
chín sớm được kiểm tra bởi một cặp gen trội. Tính cảm quang chu kì mạnh được
kiểm tra bởi một cặp gen trội hoặc 2 cặp gen (Lê Vĩnh Thảo, 1994) hoặc do hoạt
động của nhóm gen II (Vũ Tuyên Hoàng, 1977). Tính phản ứng quang chu kỳ
yếu do nhiều gen kiểm tra, vì vậy ở các giống có số gen khác nhau thì mức phản
ứng quang chu kỳ cũng khác nhau. Cũng theo tác giả này thì sự nhạy cảm của
các giống lúa với độ dài ngày bị ảnh hưởng rất nhiều của các gen khống chế hoạt
động của ARN-polymerase
* Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Năng suất được hình thành bởi 04 yếu tố:
- Số bông hữu hiện/đơn vị diện tích,
- Số hạt/bông,
- Tỷ lệ hạt chắc,

- Khối lượng 1000 hạt.
Trong các yếu tố trên thì số bông hữu hiệu/đơn vị diện tích có tính quyết
định và hình thành sớm nhất. Yếu tố đó phụ thuộc vào mật độ cấy, khả năng đẻ
nhánh, khả năng chịu phân bón. Các giống lúa mới thấp cây, lá đứng, đẻ khỏe,
chịu phân bón có thể cấy dầy để tăng số bông hữu hiệu/đơn vị diện tích.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


Số hạt/bông bằng hiệu số của hoa phân hóa trừ đi số hoa thoái hóa. Yếu tố
này phụ thuộc nhiều vào đặc tính giống và điều kiện ngoại cảnh. Các giống lúa
mới hiện nay đều có số hạt/bông cao.
Giống có tỷ lệ hạt chắc cao sẽ cho năng suất cao. Tỷ lệ chắc của hạt được
quyết định ở thời kỳ trước và sau trỗ bông. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ lép ở lúa
cao là do thời kỳ phân hóa hoa gặp nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp hoặc quá cao
làm cho hạt phấn mất sức này mầm hoặc trước đó vòi nhụy phát triển không bình
thường, tế bào mẹ hạt phấn bị ảnh hưởng…Do vậy, để có tỷ lệ hạt chắc cao phải
bố trí thời vụ sao cho khi lúa làm đòng và trỗ gặp được điều kiện thuận lợi.
Khối lượng 1000 hạt là yếu tố quan trọng cấu thành năng suất lúa. Yếu tố
này chủ yếu phụ thuộc vào giống mà ít chịu sự tác động của điều kiện ngoại
cảnh. Giai đoạn từ khi lúa trỗ cho đến chín sữa có ảnh hưởng lớn đến khối lượng
1000 hạt.
1.2.3. Chất lượng lúa gạo
*Hình dạng dạt
Theo Nguyễn Thị Trâm (1998) cho rằng: hình dạng hạt gạo là đặc tính của
giống và tương đối ổn định. Nó ít bị thay đổi dưới điều kiện ngoại cảnh. Sau khi
nở hoa, nhiệt độ môi trường hạ thấp có thể làm giảm chiều dài hạt gạo nhưng
không nhiều.

* Độ bạc bụng của hạt gạo
Có rất nhiều nghiên cứu về di truyền tính bạc bụng. Sự di truyền tính
trạng này chịu sự chi phối của điều kiện ngại cảnh nhưng không nhiều. Theo
Lê Doãn Diên (1990), độ bạc bụng của hạt gạo do nhiều gen điều khiển. Vì
thế, ngoài tác động cộng tính còn có tác động tương hỗ giữa các gen (Nguyễn
Trọng Khanh, 2002).
Vũ Quốc Trung và Bùi Huy Thanh (1979) khi nghiên cứu về nội nhũ của
hạt cho biết: các giống lúa có hạt dài thì có nội nhũ trắng trong, các dòng hạt bầu
thường có nội nhũ trắng đục. Các tác giả còn cho biết: lúa cấy ở ruộng quá nhiều
nước hay ruộng bị hạn khi chín gạo dễ bị bạc bụng. Kỹ thuật phơi thóc cũng ảnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


hưởng đến độ trong, đục của nội nhũ. Thóc phơi nắng quá sẽ làm hạt gạo đục hơn
thóc phơi khô từ từ trong nắng nhẹ.
* Độ phá hủy kiềm và nhiệt độ hóa hồ
Nhiệt độ hóa hồ là nhiệt độ cần thiết để gạo biến thành cơm và không
hoàn nguyên. Nhiệt độ hóa hồ biến thiên từ 55 – 79 0C và phân theo ba mức sau:
Nhiệt độ hóa hồ thấp: 55 – 69 0C,
Nhiệt độ hóa hồ trung bình: 70 – 74 0C,
Nhiệt độ hóa hồ cao: 75 – 790C.
Thường thì gạo có nhiệt độ hóa hồ cao khi nấu cơm lâu chín, cơm cứng
không ngon bằng gạo có nhiệt độ hóa hồ thấp và trung bình.
* Mùi thơm
Mùi thơm là một tính trạng số lượng, nó dễ bị mất đi sau một thời gian
bảo quản trong kho. Mùi thơm do các hợp chất hóa học tạo nên như: este,
aldehyt.. (Lê Doãn Diên, 1984)

Trần Đình Long và Hoàng Văn Phần (1996) quan sát thấy tính thơm do
cặp gen lặn điều khiển hoạt động ở các lá và hạt.
Khi nghiên cứu mùi thơm các giống lúa đặc sản Nguyễn Hữu Nghĩa, Lê
Vĩnh Thảo (2006) thấy rằng không có sự chênh lệch mùi thơm trên lá và mùi
thơm trên hạt của các giống đặc sản địa phương. Tuy nhiên, cũng có những giống
lúa chỉ thể hiện mùi thơm trên lá nhưng không có mùi thơm trên hạt và ngược lại.
1.2.4. Các hướng nghiên cứu và chọn tạo giống mới
Để tăng sản lượng lúa, khả năng mở rộng diện tích không nhiều mà càng
giảm và còn gây ảnh hưởng không tốt đến hệ sinh thái, do đó chủ yếu vẫn dựa
vào tăng năng suất. Trong hệ thống các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất thì
giống là biện pháp quan trọng và có hiệu quả nhất. Từ năm 1992, Việt Nam đã
nhập nội nhiều giống lúa tốt từ Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tiếp
thu những thành tựu nghiên cứu và thực hiện phương châm “đi tắt đón đầu” tiến
bộ kỹ thuật về lúa lai thông qua hệ thống khuyến nông để mở rộng ra sản xuất.
Lúa lai đã góp phần tăng năng suất lúa, tăng thu nhập cho nông dân thông qua
xuất khẩu gạo trong hơn 15 năm qua.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


Tính tới thời điểm này đã có hàng trăm giống lúa chất lượng cao được
nhập nội vào nước ta qua nhiều con đường. Thông qua hệ thống đánh giá khảo
nghiệm trên toàn quốc, một số giống tỏ ra rất thích ứng với điều kiện sinh thái
của Việt Nam và được sản xuất đại trà như Bắc thơm 7, Hương thơm số 1,
Myson, Basmati, ĐS20, Jasmin, Nàng thơm bảy núi,…đây là nguồn vật liệu
phong phú cho công tác chọn tạo giống của chúng ta. (Hoàng Đình Ngà, 2008)
Từ Kết quả tuyển chọn và khảo nghiệm giống lúa mới Hương Cốm cho
thấy; Hương cốm 4 (HC4) là giống lúa thuần được chọn lọc cá thể phân ly từ


quần thể giống lúa nhập nội MHV. HC4 là giống lúa cảm ôn, có thời gian sinh
trưởng ngắn (105 – 110 ngày vụ mùa, 125 – 140 ngày vụ xuân), kiểu hình đẹp,
kiểu cây bán lùn, thân cứng, bông dài…HC4 kháng bệnh bạc lá, nhiễm nhẹ bệnh
đạo ôn, khô vằn, rầy nâu, có thể gieo cấy trong vụ xuân muộn, mùa sớm, hè – thu
ở các tỉnh phía Bắc. kết quả khảo nghiệm giống HC4 có năng suất cao hơn giống
Bắc Thơm 7, đạt 4,5 – 7,0 tấn/ha. Chất lượng cơm ngon, thơm nhẹ, có vị ngọt
đậm với hàm lượng amylase trung bình (17,9-18,5%), protein 7,9-8,2%. (Phạm
Thị Ngọc Yến và cs., 2014)
Theo kết quả đánh giá các tổ hợp lúa lai ba dòng nhập nội từ Trung
Quốc trong vụ xuân 2012 đã chọn được 04 tổ hợp lai có thời gian sinh trưởng
140 – 147 ngày, kiểu cây đẹp, khả năng đẻ nhánh cao, năng suất khá, chất
lượng tốt và nhiễm nhẹ sâu bệnh hại. Tiếp tục đánh giá tại vụ mùa, kết quả
chọn được tổ hợp 33F1 (Vĩnh ưu 366) có thời gian sinh trưởng ngắn (115
ngày), năng suất cao 6,8 tấn/ha, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên cao, cơm
mềm… (Tô Hữu Sỹ và cs., 2015)
Nguyễn Thị Trâm và Nguyễn Văn Hoan (1995) cho rằng: một nguyên
nhân hạn chế năng suất lúa là do các giống lúa cải tiến đã đạt tới năng suất tới
hạn. Chọn tạo giống lúa mới có năng suất đạt 80 – 100 kg/ha/ ngày hay cao hơn
nữa là mục tiêu cần vươn tới của các nhà tạo giống.
Theo Nguyễn Văn Hiển thì công tác chọn giống cần hướng vào các mục
tiêu sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


+ Giống mới phải có năng suất cao hơn các giống cũ trong cùng điều kiện
mùa vụ, đất đai, chế độ canh tác.

+ Giống mới phải có chất lượng cao hơn, có giá trị dinh dưỡng cao, chất
lượng nấu nướng cao hơn.
+ Giống phải có khả năng chống chịu cao hơn.
+ Giống phải thích ứng tốt với điều kiện sinh thái, khí hậu, đất đai, tập
quán canh tác…
Khi nghiên cứu tương tác giữa sức chứa và nguồn cây lúa, Đào Thế Tuấn
đưa ra kết luận: những giống lúa có năng suất cao phải có đủ các điều kiện sau:
+ Có chỉ số diện tích lá cao từ khi trỗ để có sức chứa lớn, vì vậy phải có
bộ lá đứng thẳng và hẹp
+ Có hệ số quang hợp sau trỗ cao để tạo ra được bông to, hạt mảy…
Theo phương pháp lai tạo truyền thống và ứng dụng công nghệ sinh học,
một số Viện, Trung tâm đã có một số những kết quả như:
Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long đã chọn tạo được một số giống lúa có
thời gian sinh trưởng ngắn từ 90 – 100 ngày, có khả năng chống chịu sâu bệnh,
chất lượng cao như: OM1490, OM3536, OM576.
Các nghiên cứu chọn tạo giống lúa mới có hàm lượng protein cao của
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm trong những năm qua đã thu được một số
thành tựu nhất định, các giống P1, P4, P6 cho năng suất trung bình 50 – 60 tạ/ha,
hàm lượng protein 10 – 11%. Các giống này đã được công nhận là những giống
quốc gia, hiện đang được canh tác phổ biến tại các tỉnh phía Bắc.
Viện Di truyền Nông nghiệp cũng đã có nhiều thành tựu trong công tác
chọn tạo giống lúa, trong đó có các giống lúa chất lượng cao được công nhận
quốc gia như: DT122, DT16, Tám thơm đột biến và nếp DT21…
1.3. Nghiên cứu về mật độ đối với cây lúa trong và ngoài nước
1.3.1. Nghiên cứu về mật độ đối với cây lúa trên thế giới
Mật độ cấy là một biện pháp kỹ thuật quan trọng, phụ thuộc vào điều kiện
tự nhiên, dinh dưỡng, đặc điểm của giống… Khi nghiên cứu vấn đề này Sasato
(1996) đã kết luận: Trong điều kiện canh tác, lúa mọc tốt thì nên cấy mật độ thưa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 16


và ngược lại phải cấy dày. Giống có nhiều bông, cấy dày không có lợi bằng
giống to bông. Vùng lạnh nên cấy dày hơn so với vùng nóng ẩm, mạ dảnh to nên
cấy thưa hơn mạ dảnh nhỏ, lúa cấy muộn nên cấy dày hơn lúa cấy sớm.
Nghiên cứu và khả năng đẻ nhánh Yoshida đã khẳng định: Trong ruộng
lúa khoảng cách thích hợp cho lúa đẻ nhánh sớm và khỏe thay đổi từ 20 x 20 cm
đến 30 x 30 cm. Theo ông, sự đẻ nhánh chỉ xảy ra đến mật độ 300 cây/m2, nếu
tiếp tăng số dảnh cấy lên thì chỉ có những dảnh chính cho bông. Năng suất hạt
tăng lên khi mật độ cấy tăng lên từ 182 – 242 dảnh/m2, số bông/đơn vị diện tích
cũng tăng theo mật độ nhưng lại giảm số hạt/bông. Mật độ cấy là vấn đề tương
quan giữa số dảnh cấy và sự đẻ nhánh. Thường khi cấy thưa lúa để nhánh nhiều
còn khi cấy dầy lúa đẻ nhánh ít.
Theo Matsumo and Togari (1997) các giống khác nhau phản ứng với mật
độ khác nhau, giống thấp cây khi cấy dày cho năng suất tăng lên rõ rệt và giống
cao cây ngược lại. Vấn đề quan hệ giữa mật độ và năng suất lúa có rất nhiều tác
giả nước ngoài nghiên cứu và đề cập. Nói chung, các tác giả đều đưa ra chung
một kết luận rằng việc tăng mật độ ở một giới hạn nhất định thì năng suất tăng
nhưng vượt quá giới hạn đó năng suất sẽ không tăng mà giảm đi.
Kết quả nghiên cứu của Holiday thấy rằng: Quan hệ giữa mật độ cấy và
năng suất hạt là quan hệ Parabol, tức là mật độ lúc đầu tăng năng suất tăng, tiếp
tục tăng mật độ quá lớn năng suất sẽ giảm đi.
Qua thực tế thí nghiệm nhiều ăm qua đối với các giống lúa khác nhau
Yoshida S. (1981) cho rằng: Trong phạm vi khoảng cách 50 x 50 cm đến 10 x 10
cm khả năng đẻ nhánh có ảnh hưởng đến năng suất. Năng suất hạt của giống lúa
IR 154 – 451 (một giống đẻ nhánh ít) tăng lên khi giảm khoảng cách cấy xuống
còn 10 x 10 cm, còn IR8 (giống đẻ nhánh khỏe) năng suất đạt cực đại ở khoảng
cách cấy là 20 x 20 cm.

Một nghiên cứu khác của Benito (1990), Vergana (1990), nghiên cứu về
khoảng cách cấy có ảnh hương đến sự đẻ nhánh, khi cấy với khoảng cách 50 x 50
cm thì số nhánh đạt được trêm 1 m2 là 122 nhánh, với khoảng cách 10 x10 cm thì
số nhánh đạt được là 300 nhánh/m2, từ đó ông đưa ra kết luận:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 17


- Khả năng đẻ nhánh có thể đạt được bằng cách cấy thưa trên đất giàu dinh
dưỡng, nhưng trong thực tế không thể đạt được số nhánh tối đa,
- Số nhánh trên một cây tăng cùng với việc tăng khoảng cách giữa các cây,
- Số nhánh có thể giảm do khoảng cách quá thưa.
1.3.2. Nghiên cứu về mật độ đối với cây lúa tại Việt Nam
Mật độ là số khóm cấy/m2 (lúa cấy được tính bằng khóm, lúa gieo thẳng
được tính bằng số hạt mọc), là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng quang
hợp của cá thể và quần thể ruộng lúa, ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận ánh
sáng, diện tích lá và chỉ số diện tích lá thích hợp cho cá thể và quần thể ruộng
lúa, ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh và số nhánh hữu hiệu/khóm, khả năng
chống chịu sâu bệnh... từ đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng suất lúa. Về nguyên
tắc thì mật độ cấy càng cao, số bông càng nhiều. Trong giới hạn nhất định, khi
tăng số bông không làm giảm số hạt/bông, vượt quá giới hạn đó số hạt/bông và
khối lượng hạt bắt đầu giảm đi do lượng dinh dưỡng phải chia sẻ cho nhiều bông.
Theo Nguyễn Thị Trâm thì mật độ cấy càng cao, số bông càng nhiều, cấy thưa
quá đối với giống ngắn ngày khó đạt được số bông/đơn vị diện tích theo dự tính.
Theo Nguyễn Văn Hoan, các kết quả thí nghiệm về mật độ thực hiện ở các
giống Bắc ưu 64 cho thấy ở mật độ 35 khóm/m2 thì số bông đạt được 320
bông/m2 và số hạt trung bình 1 bông là 130 hạt. Khi tăng mật độ lên 70 khóm/m2
thì cũng chỉ đạt 400 bông/m2, khi đó số hạt trên bông cũng chỉ đạt 73 hạt, như

vậy nếu tăng mật độ lên gấp đôi thì chỉ tăng được 1,25 lần. Vì vậy, để xác định
được mật độ cấy phù hợp thì cần căn cứ vào hai thông số, số bông cần đạt/m2 và
số bông hữu hiệu/khóm.
Số bông/ m2
Mật độ (khóm/m2)

=
Số bông hữu hiệu/ khóm

Nhiều kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học với các giống lúa khác
nhau đều kết luận rằng khi các khâu kỹ thuật khác được duy trì thì chọn một mật
độ vừa phải là phương án tối ưu để đạt được số lượng hạt thóc nhiều nhất trên
một đơn vị diện tích gieo cấy.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 18


×