Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Quyền giám sát của quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.18 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

CAO MẠNH LINH

QUYỀN GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI ĐỐI VỚI VIỆC
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – NĂM 2006


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong hệ thống tổ chức bộ
máy nhà nước, Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan
quyền lực cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo quy định của Hiến pháp
và Luật tổ chức Quốc hội thì Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp, quyết
định những chính sách cơ bản của đất nước. Đồng thời Quốc hội là cơ quan có quyền giám sát
tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước, trong đó có nội dung giám sát việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân. Quyền giám sát của Quốc hội và việc thực hiện quyền giám sát
của Quốc hội đối với hoạt động của bộ máy nhà nước là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng,
thể hiện vai trò của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung và công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân nói riêng.
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội,
Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, trong thời gian qua, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội,
Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội đã thường xuyên tiến hành giám sát việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo thông qua các phương thức: xem xét các báo cáo của Chánh án Toà án nhân dân
tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, báo cáo của Chính phủ về công tác giải


quyết khiếu nại, tố cáo; thành lập đoàn giám sát thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
của công dân tại các Bộ, ngành, địa phương; giám sát việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố
cáo cụ thể có dấu hiệu vi phạm pháp luật .v.v.
Thông qua các hoạt động này, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc
hội và các đại biểu Quốc hội đã kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy, biên chế,
hoạt động… nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, làm cơ sở để Quốc
hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao kịp thời sửa đổi, bổ
sung những văn bản quy phạm không còn phù hợp với thực tiễn, đề xuất những giải pháp khắc
phục những tồn tại, thiếu sót xảy ra, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song công tác giám sát việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc


hội trong thời gian qua vẫn còn có nhiều hạn chế. Qua công tác giám sát việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo cho thấy, tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn diễn biến phức tạp, số lượng đơn, thư khiếu nại, tố
cáo ngày càng tăng, nhiều đơn, thư gửi vượt cấp, gửi đến các cơ quan không có thẩm quyền giải
quyết và gửi đến nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, số lượng đơn thư khiếu
nại, tố cáo mà Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc
hội chuyển đến các cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu xem xét, giải quyết theo thẩm quyền
còn chiếm một tỷ lệ thấp so với số lượng đơn, thư đã tiếp nhận. Số lượng đơn, thư được xử lý lại
tập trung chủ yếu vào những vụ việc có ý kiến đề nghị của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Việc theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết cũng chưa được chú trọng nên số vụ việc được các
cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xem xét, trả lời cũng đạt tỷ lệ thấp. Ví dụ như : trong năm
2005, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các Ban của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã
tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý 20.250 đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, đã chuyển 1.331
đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết và chỉ nhận được 433 văn bản trả lời, chiếm 32,5% [3].
Vì vậy, cần thiết phải có sự nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về quyền giám sát của
Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
tiễn của hoạt động này trong thời gian qua ở nước ta để có những giải pháp hữu hiệu, sát thực,

nâng cao hiệu quả thực hiện quyền giám sát của Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo của công dân, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tiến tới xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hoạt động giám sát của Quốc hội là vấn đề cấp thiết, được nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu. Tuy nhiên các nghiên cứu thường mới chỉ tập trung vào các vấn đề chung về quyền
giám sát tối cao mà chưa đi sâu vào những hoạt động cụ thể để thực hiện quyền giám sát tối cao
của Quốc hội. Đối với hoạt động tiếp nhận, xử lý và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
của Quốc hội tuy cũng đã được nghiên cứu tại Đề tài "Nghiên cứu thực trạng và những vấn đề
cần đổi mới trong công tác dân nguyện của Quốc hội" do Vụ Dân nguyện, Văn phòng Quốc
hội thực hiện năm 1996 nhưng Đề tài này lại chủ yếu đề cập đến việc cải cách các thủ tục hành
chính trong việc xử lý khiếu nại, tố cáo của công dân mà chưa đi sâu làm rõ các vấn đề lý luận về
quyền giám sát của Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân để có những
giải pháp thực sự hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội. Cũng có nhiều bài
báo, hội thảo, hội nghị được tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà khoa học đã bàn về hoạt động


giám sát của Quốc hội nhưng vẫn chưa chú trọng tới hoạt động giám sát của Quốc hội đối với
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân hoặc nếu có thì chủ yếu chỉ chú ý tới hoạt động
của đại biểu Quốc hội trong việc tiếp công dân, nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo của công dân.
Chính vì vậy, đề tài luận văn "Quyền giám sát của Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo của công dân" là phương hướng nghiên cứu mới đáp ứng nhu cầu lý luận và thực tiễn
bức xúc hiện nay.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về quyền giám sát của Quốc hội đối với việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và thực tiễn thực hiện quyền giám sát của Quốc hội đối với
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, đánh giá thực trạng thực hiện quyền này trong những năm qua,
nêu ra những bất cập, tồn tại, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện quyền giám sát của Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
4. Cơ sở khoa học của đề tài

- Cơ sở lý luận : Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp
luật, về quyền giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ
máy nhà nước ta.
- Cơ sở thực tiễn : Đề tài được thực hiện dựa trên thực tiễn hoạt động giám sát của Quốc
hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội đối với việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, đánh giá những thành tựu và những hạn chế để đưa ra
những giải pháp hoàn thiện.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải, lịch sử, thống kê và so
sánh đối chiếu để nghiên cứu về những vấn đề lý luận của hoạt động giám sát của Quốc hội đối
với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, thực tiễn thực hiện trong thời gian qua và từ
đó đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
6. Điểm mới của đề tài
- Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về
quyền giám sát tối cao của Quốc hội và việc thực hiện quyền giám sát của Quốc hội đối với việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; phân tích và chỉ ra những nhược điểm, vướng mắc cần
khắc phục;


- Đề tài nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quyền giám sát của
Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong thời gian tới như hoàn
thiện hệ thống pháp luật, đổi mới cơ cấu, tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, nâng
cao ý thức pháp luật của nhân dân ...
7. Kết cấu của Luận văn.
Luận văn được kết cấu gồm ba chương và phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài
liệu tham khảo, phụ lục.
Chương 1 - Một số vấn đề lý luận về quyền giám sát của Quốc hội đối với việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân
Chương 2 - Thực trạng hoạt động giám sát của Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu

nại, tố cáo của công dân
Chương 3 - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quyền giám sát của Quốc hội đối
với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật, Văn kiện Đảng
Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Chỉ thị số 09-CT/TW về một số
vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay, Hà Nội.
Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết của Bộ Chính trị về
Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010, định hướng đến
năm 2020, Hà Nội.
Ban Dân nguyện của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2005), Báo cáo công tác dân nguyện năm
2005, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
Đảng đoàn Quốc hội (2004), Báo cáo số 252/BC-ĐĐQH11 về tổng kết thực hiện Chỉ thị 09CT/TW và pháp luật về khiếu nại, tố cáo, Hà Nội.
Hội đồng Nhà nước (1981), Báo cáo công tác của Hội đồng Nhà nước tại kỳ họp thứ 2 của Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, Hà Nội .


Hội đồng Nhà nước (1982), Báo cáo công tác của Hội đồng Nhà nước tại kỳ họp thứ 3 của Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, Hà Nội .
Hội đồng Nhà nước (1988), Báo cáo công tác của Hội đồng Nhà nước tại kỳ họp thứ 4 của Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, Hà Nội .
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Hiến pháp Việt Nam (năm 1946,
1959, 1980 và 1992), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX (1997), Báo cáo công tác của
Quốc hội nhiệm kỳ khóa IX (1992-1997), Hà Nội.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội (1963), Báo cáo công tác của Uỷ ban thường vụ Quốc hội tại kỳ họp

thứ 6 của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa khóa II, Hà Nội .
Uỷ ban thường vụ Quốc hội (1970), Báo cáo công tác của Uỷ ban thường vụ Quốc hội tại kỳ họp
thứ 6 của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa khóa III, Hà Nội .
Uỷ ban thường vụ Quốc hội (1972), Báo cáo công tác của Uỷ ban thường vụ Quốc hội tại kỳ họp
thứ 2 của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa khóa IV, Hà Nội .
Uỷ ban thường vụ Quốc hội (1975), Báo cáo công tác của Uỷ ban thường vụ Quốc hội tại kỳ họp
thứ 2 của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa khóa V, Hà Nội .
Uỷ ban thường vụ Quốc hội (1977), Báo cáo công tác của Uỷ ban thường vụ Quốc hội tại kỳ họp
thứ 2 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI, Hà Nội .
Uỷ ban thường vụ Quốc hội (1997), Báo cáo công tác của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ
Quốc hội khóa IX (1992-1997), Hà Nội.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2002), Báo cáo công tác của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ
khóa X (1997-2002), Hà Nội.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1982), Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, Hà Nội .
Tác phẩm
Ban Dân nguyện của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2005), Kỷ yếu Hội thảo về nâng cao hiệu
quả hoạt động công tác dân nguyện của Đại biểu dân cử, Nam Định.
Ban Dân nguyện của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2006), Hệ thống hóa các quy định của


pháp luật về khiếu nại, tố cáo, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (1999), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Văn kiện Quốc hội toàn tập, tập 1,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Kỷ yếu về công tác dân nguyện của
Uỷ ban thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ Quốc hội Khóa X (1997-2002), Hà Nội.

Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1997),
Một số vấn đề về quyền dân sự và chính trị, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội
nghiên cứu quyền con người Trung Quốc (2003), Quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Trung tâm nghiên cứu khoa học thông tin thanh tra (2002), Thông tin khoa học số 4, Hà Nội.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2005), Kỷ yếu hội thảo “Quốc hội Việt Nam 60 năm hình thành
và phát triển”, Hà Nội.
Văn phòng Quốc hội Việt Nam(1996), Nghiên cứu thực trạng và những vấn đề cần đổi mới
trong công tác dân nguyện của Quốc hội, Hà Nội.
Văn phòng Quốc hội (1996), Về vấn đề khiếu nại, tố cáo của công dân và công tác giám sát
việc giải quyết đơn thư khiếu tố, Hà Nội.
Văn phòng Quốc hội Việt Nam (1997), Báo cáo về Kinh nghiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo
của một số nước trên thế giới, Hà Nội.
Văn phòng Quốc hội Việt Nam (1998), Hiến pháp 1946, sự kế thừa và phát triển trong các
Hiến pháp Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Văn phòng Quốc hội Việt Nam (2000), Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946-1960, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
Văn phòng Quốc hội Việt Nam (2001), Kỷ yếu hội thảo “Quá trình hình thành, phát triển và
vai trò của Quốc hội trong sự nghiệp đổi mới”, Hà Nội.
Văn phòng Quốc hội Việt Nam (2002), Tổ chức và hoạt động của Quốc hội một số nước, Hà
Nội.


Văn phòng Quốc hội Việt Nam, Văn phòng Quốc hội Thụy Điển (2004), Kỷ yếu hội thảo về
tổ chức hoạt động giám sát của Quốc hội, Hà Nội.
Văn phòng Quốc hội Việt Nam (2005), 60 năm Quốc hội Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
Văn phòng Quốc hội Việt Nam (2006), 60 năm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, Hà Nội.
Tạp chí, đề tài, công trình khoa học

TS. Vũ Hồng Anh (2001), Tổ chức và hoạt động của Nghị viện ở một số nước trên thế giới,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Quốc Việt, Đinh Thế Công, Nguyễn Bình (1986), Thuật ngữ pháp lý phổ thông,
Tập1, Nxb pháp lý, Hà Nội.
PGS.TS Trần Ngọc Đường (2004), Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Trương Thị Hồng Hà (2004), “Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của
Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Nhà
nước và pháp luật, 3(191), tr.33- 41.
PTS. Phạm Ngọc Kỳ (2000), Về quyền giám sát tối cao của Quốc hội, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
Nguyễn Văn Kim (Chủ biên)(2001), Tổ chức và hoạt động Thanh tra, kiểm tra, giám sát của
một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Phan Trung Lý, Phạm Văn Hùng (1998), “Sự kế thừa và phát triển những quy định của Hiến
pháp nước ta về chức năng giám sát của Quốc hội”, Nhà nước và pháp luật, 5(121), tr.3-11.
Nguyễn Duy Lãm (Chủ biên)(1999), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
Đỗ Mười (1992), Xây dựng Nhà nước của nhân dân – thành tựu – kinh nghiệm - đổi mới,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
PGS.TS Đinh Văn Mậu (2003), Quyền lực Nhà nước và quyền công dân, Nxb Tư pháp, Hà
Nội.
GS.TS Lê Hữu Nghĩa, TS Nguyễn Văn Mạnh (Đồng chủ biên)(2001), 55 năm xây dựng Nhà
nước của dân, do dân, vì dân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
Nguyễn Quang Minh (2001), “Về tổ chức và hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban


của Quốc hội”, Nghiên cứu lập pháp,(11), tr.27-35.
Hoàng Phê (Chủ biên) (1995), Từ điển Tiếng Việt, Nhà Xuất bản Đà Nẵng-Trung tâm Từ
điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.
Nguyễn Đình Quyền (2003), “Đại biểu Quốc hội : Chuyên trách và kiêm nhiệm”, Nghiên cứu

lập pháp, 7(30), tr.22-27.
GS.TSKH Đào Trí Úc, PGS. TS Võ Khánh Vinh (2003), Giám sát và cơ chế giám sát việc
thực hiện quyền lực Nhà nước ở nước ta hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
Lê Thanh Vân (2006), “Một số vấn đề về đổi mới cơ cấu tổ chức của Quốc hội”, Nghiên cứu
lập pháp, 7(79), tr. 3-9.
PTS. Lê Bình Vọng (1991), Tìm hiểu Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân, Nhà xuất
bản pháp lý, Hà Nội.












×