Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Báo cáo thực tập sở kế hoạch và đầu tư tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.24 KB, 34 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Mỗi sinh viên chúng ta khi sắp bước chân ra khỏi cánh cửa Đại học đều phải trải
qua một thời gian thực tập nhằm mục đích học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu thực tế, áp
dụng kiến thức sách vở vào thực tiễn và chuẩn bi hành trang bước vào cuộc sống, để
thực sự trở hành một người có ích cho toàn xã hội. Là một sinh viên khoa Kế hoạch
của Học Viện Chính sách và Phát triển, tôi đã được trau dồi, học tập kiến thức về
chuyên ngành Kế hoạch rất kỹ, những tất cả chỉ mang tính lý thuyết mà thầy cô đã
cung cấp và trang bị cho tôi trong suốt bốn năm học tập tại Học Viện, chính vì vậy,
theo nguyện vọng của bản thân tôi cũng như được sự đồng ý của ban lãnh đạo Sở kế
Hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa, tôi đã xin phép về thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu
tư Tỉnh Thanh Hóa là cơ quan Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Kế
hoạch và Đầu tư, bao gồm: tham mưu, tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa, về cơ chế chính sách quản lý chung và
một số lĩnh vực cụ thể, về đầu tư trong và ngoài nước, khu công nghiệp, khu chế xuất,
về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA), nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI, đấu thầu, phát triển doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh trên đại bàn toàn
Tỉnh. Trong bốn tuần đầu thực tập tại phòng Kinh tế Công nghiệp và Dịch vụ, tôi được
tìm hiểu và nhận được sự giúp đỡ tận tình của trưởng phòng cùng với các anh chị trong
phòng Kinh tế công nghiệp và Dịch vụ nói riêng và các phòng ban khác nói chung và
tất cả các cán bộ của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt với sự hướng
dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy giáo – Th.S Nguyễn Hữu Xuân, giảng viên Khoa Kế
hoạch phát triển đã giúp tôi hoàn thành tốt báo cáo thực tập lần một về chức năng,
nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động trong những năm gần đây của Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Thanh Hóa

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH
THANHHÓA


.


1.1.

Lịch sử hình thành

Năm 1945, ngay sau khi giành Chính quyền, Chính phủ đã có sắc lệnh về việc
thành lập Ủy ban nghiên cứu kế hoạch tái thiết, giúp Chính phủ soạn thảo kế hoạch giải
quyết những vấn đề bức xúc lúc bấy giờ về quốc tế, dân sinh, củng cố chính quyền
cách mạng trước sự đe dọa của giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
Ngay sau năm 1954, sau khi hòa bình lập lại và một nửa nước đã hòan tòan giải
phóng, hai nhiệm vụ chiến lước đặt ra: Khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc, đưa
miền Bắc tiến lên CNXH đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất
đất nước. Hai nhiệm vụ này đòi hỏi Đàng và Nhà nước ta phải thành lập một cơ quan
kế hoạnh để hoạch định những đề án phát triển Kinh tế- Xã hội của đất nước.
Như vậy, ngày 8 tháng 10 năm 1955, Chính phủ quyết định thành lập Ủy ban
Kế hoạch Quốc gia, khai sinh ra hệ thống Kế hoạch từ Trung ương đến địa phương.
Sau khi Ủy ban kế hoạch Quốc gia ra đời, Tỉnh ủy, Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa
quyết định thàh lập quyết định thành lập bộ phận kế hoạch trực thuộc lãnh đạo của Ủy
ban Hành chính tỉnh, đây chính là tiền thân của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa.

1.2. Cơ cấu tổ chức và Chức năng, nhiệm vụ của sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh
Thanh Hóa
1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức sở Kế hoạch và Đầu tư tinh Thanh Hóa được tổ chức bao gồm
lãnh đạo sở và các phòng ban chức năng thực hiện các nhiệm vụ được giao
Lãnh đạo sở gồm: Giám đốc và các phó giám đốc
-Sở Kế hoạch và Đầu tư có Giám đốc và không quá ba phó giám đốc


Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và trước
pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở, chịu trách nhiệm báo cáo trước Hội đồng Nhân

dân tỉn, Ủy ban Nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định
-Phó giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc
Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của sở gồm có:











Phòng Tổng hợp
Phòng Kinh tế Công nghiệp và Dịch vụ
Phòng Kinh tế Nông nghiệp
Phòng Văn – Xã
Phòng Kinh tế đối ngoại
Phòng Thẩm định
Phòng Quản lý Quy hoạch
Phòng Đăng ký kinh doanh
Thanh tra
Văn phòng

1.3.2. Chức năng
Sở kế hoạch và đầu tư Thanh Hóa là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh
Thanh Hóa,có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về kế hoạch và đầu tư gồm: tổng hợp về quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xă

hội, tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa
bàn tỉnh, đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương, quản lý nguồn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA), nguồn viện trợ phi Chính phủ, đấu thầu, đăng ký kinh doanh
trong phạm vi địa phương, tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp,
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản
lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.


Sở Kế hoạch và Đầu tư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng,
chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh,
đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1.3.3. Nhiệm vụ
1.3.3.1.
Trình Ủy ban nhân dân tỉnh
-Dự thảo quy hoạch tổng thể chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm và hàng năm của tỉnh, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương,kế
hoạch xúc tiến đầu tư của tỉnh, các cân đối chủ yếu của tỉnh về kinh tế - xã hội, trong
đó có cân đối tích lũy và tiêu dùng, cân đối vốn đầu tư phát triển, cân đối tài chính
-Dự thảo chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
theo Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp
tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, 6 thán, năm để báo cáo Ủy Ban Nhân Dân tỉnh
điều hành, phối hợp thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của tỉnh.
-Dự thảo chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà
nước do địa phương quản lý, cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với việc sắp xếp
doanh nghiệp doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các
thành phần kinh tế thuộc địa bàn tỉnh.
-Dự thảo quyết định, chỉ thị chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở
theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

-Dự thảo các văn bản về danh mục các dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước
ngoài cho từng kế hoạch và điều chỉnh trong từng trường hợp cần thiết.
-Phối hợp Sở Nội vụ dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về
tiêu chuẩn chức danh đối với cấp trưởng, cấp phó các đơn vị thuộc Sở. Trưởng, phó
phòng, phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, thành phố sau khi
thống nhất ý kiến với Sở Tài chính theo phân công của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, Chánh
Thanh tra Sở sau khi có ý kiến thỏa thuận với Thanh tra tỉnh.
1.3.3.2.

Trình Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh

-Dự thảo Quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành
của Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh về lĩnh vực quản lý Nhà nước của Sở
-Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các tổ
chức, đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật
-Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền của Ủy Ban
Nhân Dân tỉnh theo phân cấp
1.3.3.3.

Về quy hoạch và kế hoạch


-Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thế phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt theo quy định
-Quản lý và điều hành một số lĩnh vực thực hiện kế hoạch được Ủy Ban Nhân
Dân tỉnh giao.
-Hướng dẫn các Sở, Ban, Ngành, Ủy Ban Nhân Dân các huyện về. Thành phố
xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội chung của tỉnh đã được phê duyệt.
-Phối hợp Sở Tài chính lập dự toán Ngân sách tỉnh và phân bổ ngân sách cho

các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh.
1.3.3.4.

Về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài

-Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và bố trí vốn đầu tư phát
triển cho từng chương trình, dự án thuộc nguồn Ngân sách Nhà nước do tỉh quản lý
phù hợp với tổng mức đầu tư và cơ cấu đầu tư theo ngành và lĩnh vực.
-Chủ trì, phố hợp với Sở Tài chính và các Sở, Ban, Ngành có liên quan thực
hiện, kiểm tra, giám sát, đáng giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của các
chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn Ngân sách trên địa bàn tỉnh, giám sát đầu tư
của cộng đồng theo quy định của pháp luật.
-Làm đầu mối tiếp nhận, thanh tra, kiểm tra, giám sát, thẩm định, thẩm tra các
dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh
-Quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
theo quy định của pháp luật, tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư theo kế hoạch đã được
Ủy Ban Nhân Dân tỉnh phê duyệt, hướng dẫn thủ tục đầu tư theo thẩm quyền.
1.3.3.5.

Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ

-Vân động thu hút, điều phối quản lý nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi
Chính phủ của tỉnh. Hướng dẫn các Sở, Ban, Ngành xây dựng danh mục và nội dung
các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ.
Tổng hợp danh mục các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA, và các nguồn
viện trợ phi Chính phủ trình Ủy Ban Nhân Dân tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch
và Đầu tư.
-Đánh giá thực hiện các chương trình, dự án ODA và các nguồn viện trợ phi
Chính phủ xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh xử lý
những vấn đề vướng mắc trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực hiện các dự án

ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ có liên quan đến nhiều Sở, Ban, Ngành, cấp
huyện và cấp xã, định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng
nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ.


1.3.3.6. Về quản lý đấu thầu
Thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các
dự án hoặc gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh; thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án
hoặc gói thầu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.
Hướng dẫn, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp
luật về đấu thầu và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các dự án đấu thầu đó được
phê duyệt và tình hình thực hiện công tác đấu thầu theo quy định.
1.3.3.7.

Về kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân

Đầu mối tổng hợp, đề xuất các mô hình và cơ chế, chính sách, kế hoạch phát
triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và đánh giá tình
hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể,
kinh tế tư nhân và hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân trên địa
bàn tỉnh;
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các vướng mắc về cơ
chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân có tính chất liên ngành;
Đầu mối phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế nghiên cứu,
tổng kết kinh nghiệm, xây dựng các chương trình, dự án thu hút vốn và các nguồn lực
phục vụ phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh;
Định kỳ lập báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan

về tình hình phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh.
1.3.3.8.

Về hợp tác quốc tế

Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định của
pháp luật và sự phân công hoặc uỷ quyền của UBND tỉnh.
1.3.3.9.

Về chức năng quản lý

Chịu trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực kế hoạch và
đầu tư thuộc phạm vi quản lý của ngành kế hoạch và đầu tư đối với Phòng Tài chính Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố.
Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh
vực được giao.
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; xử


lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền bạn và mối quan hệ công tác của các tổ
chức, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở, quản lý biên chế thực hiện chế độ tiền lương và chính
sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công
chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật và
phân cấp của UBND tỉnh.
Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân công
của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện

nhiệm vụ theo quy định của UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao theo quy định của pháp luật.
1.4. Chức năng, nhiệm vụ các phòng nghiệp vụ
1.4.1. Văn phòng
-Công tác tham mưu tổng hợp: Theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp, báo cáo các nội
dung thuộc lĩnh vực theo dõi, quản lý của Văn phòng Sở: Công tác thi đua khen
thưởng, Công nghệ thông tin... Chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định
cụ thể về chức danh đối với cấp trưởng, cấp phó các đơn vị thuộc Sở; Trưởng, phó
phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
-Công tác tổ chức cán bộ: Tham mưu giúp lãnh đạo Sở công tác tổ chức cán bộ
của cơ quan. Đề xuất đề bạt, sắp xếp tổ chức nhân sự các phòng thuộc Sở. Tuyển dụng,
hợp đồng, cho thôi việc, chuyển đi, chuyển đến và giải quyết các chính sách, chế độ
khác của Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức trong Sở. Quản lý hồ sơ cán
bộ, công chức; quản lý biên chế cán bộ, công chức của Văn phòng. Dự thảo các báo
cáo của cơ quan (báo cáo sơ kết, báo cáo chuyên đề và các báo cáo khác do lãnh đạo
Sở phân công).
-Chức năng tổng hợp tham mưu theo lĩnh vực được phân công:
Tham mưu về quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, đề bạt,
nâng lương, sắp xếp tổ chức bộ máy, giải quyết chế độ chính sách hưu trí, làm sổ Bảo
Hiểm Xã Hội, kiêm thường trực Đảng uỷ.
-Chức năng hành chính:
Là điểm đầu mối thông tin từ ngoài vào cơ quan và từ cơ quan đi ra ngoài và
trong nội bộ cơ quan.
Là bộ phận thường trực đón tiếp, bố trí khách đến làm việc với cơ quan, bố trí
lãnh đạo tiếp và làm việc.


Tổ chức và triển khai thực hiện công tác văn thư, lưu trữ.
Thực hiện thư ký các cuộc họp giao ban Ban Giám đốc và các cuộc họp toàn thể
cơ quan.

Theo dõi công tác thi đua của cơ quan.
Theo dõi công tác Bảo vệ bí mật nhà nước của Sở.
Phối hợp với các phòng chuyên môn, các bộ phận trong Sở hoàn thành nhiệm
vụ chung.
1.4.2. Phòng thanh tra
-Thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong
phạm vi quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư của Sở theo quy định tại Điều 24
Luật Thanh tra năm 2010
-Thực hiện nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
1.4.3. Phòng Tổng hợp
1.4.4. Phòng Văn – xã
-Quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về phát
triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn, xây dựng và tổng hợp quy hoạch và kế hoạch hàng
năm, 5 năm và dài hạn về phát triển ngành kinh tế thuộc lĩnh vực Văn hóa - Xã hội trên
địa bàn tỉnh.
-Chủ trì tham mưu chủ trương đầu tư, phối hợp hướng dẫn nội dung lập dự án và
thẩm định dự án, công tác đấu thầu; Tham gia phối hợp công tác chuẩn bị đầu tư, thực
hiện dự án đối với các dự án ODA và đầu tư trong nước thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội.
-Tham gia chỉ đạo và điều hành việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của các
ngành, các đơn vị trong khối.Đầu mối giao chỉ tiêu kế hoạch thuộc các Sở, ngành quản
lý nhà nước thuộc khối văn hóa xã hội.
-Tham mưu cho Giám đốc Sở về chủ trương đầu tư, phối hợp với phòng Kinh tế
đối ngoại thẩm tra hồ sơ để trình UBND tỉnh cấp Giây chứng nhận đầu tư cho nhà đầu
tư trong tỉnh về ngành và lĩnh vực thuộc phòng được phân công phụ trách.
-Nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển sự nghiệp văn
hóa xã hội.
-Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
1.4.5. Phòng Kinh tế Ngành
-Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của phòng: Tham mưu; tổng hợp; đề xuất; xây
dựng quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách; theo dõi, điều hành, thẩm định, trình



duyệt các quy hoạch, các dự án chuyên ngành, báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch,
kế hoạch các lĩnh vực chủ yếu sau:
+Sản xuất Nông lâm nghiệp, thuỷ sản;
+ Sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp;
+ Điện, Bưu điện, Giao thông nông thôn;
+ Thương mại - Du lịch;
+ Vận tải;
Phòng Kinh tế Công nghiệp và Dịch vụ.
-Phòng Kinh tế Công nghiệp và Dịch vụ tham mưu về công tác kế hoạch, đầu tư,
cơ chế chính sách và các vấn đề liên quan đối với các ngành và lĩnh vực: Công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp; các Khu và cụm công nghiệp, khu Kinh tế; xây dựng, hạ tầng kỹ
thuật đô thị, giao thông vận tải, thương mại, du lịch, bưu chính viễn thông và các
nghành dịch vụ khác.
-Có trách nhiệm xúc tiến, theo dõi, giám sát đánh giá các chương trình, dự án
đầu tư từ các nguồn vốn thuộc các nghành, lĩnh vực trên và thực hiện các nhiệm vụ
khác do Giám đốc giao.
1.4.5. Phòng Kinh tế Nông nghiệp
- Phòng Thẩm định và giám sát dự án đầu tư
-Đầu mối chủ trì trong việc nắm các thông tin, các quy định có liên quan đến
công tác chuẩn bị đầu tư và xây dựng của TW, phổ biến đến các phòng có liên quan
trong cơ quan, chủ trì nghiên cứu, dự thảo các văn bản cụ thể hóa cho phù hợp với điều
kiện của tỉnh.
- Có trách nhiệm thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, kế hoạch đấu
thầu các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh; hồ sơ mời thầu,
kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu thuộc dự án do Chủ tịch UBND tỉnh làm chủ
đầu tư. Tổng hợp công tác giám sát, đánh giá đầu tư; công tác đấu thầu (bao gồm cả
các dự án thực hiện theo hình thức BOT, BT, BTO, PPP; đấu thầu dự án có sử dụng
đất; đấu giá quyền sử dụng đất).

-Chủ trì phối hợp với các phòng chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ thẩm định dự
án đầu tư và đấu thầu theo quy định.
-Chủ trì nghiên cứu, tham mưu báo cáo tình hình thực hiện và đề xuất cải cách
hành chính nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư và đấu thầu.
-Chủ trì, phối hợp với các phòng trong cơ quan, các đơn vị ngoài cơ quan thực
hiện giám sát đánh giá đầu tư; thông qua đó đề xuất kiến nghị về điều chỉnh, bổ sung


kế hoạch đầu tư của các dự án đầu tư theo quy định.
-Chủ trì tổng hợp báo cáo tình thực hiện thẩm định dự án, công tác đấu thầu theo
định kỳ hàng tháng cho UBND tỉnh và lãnh đạo Sở.
-Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc giao
1.4.6. Phòng Quản lý Quy hoạch
-Phòng quản lý Quy hoạch là đầu mối tham mưu trong công tác dự báo, quản lý
nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã gồm: quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội tỉnh, vùng; cấp huyện; quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và
các sản phẩm chủ yếu cấp tỉnh và quy hoạch sử dụng đất.
-Có trách nhiệm chủ trì hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác dự báo,
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; là đầu mối tham mưu trong lĩnh vực tài
nguyên và môi trường, ứng phó với với biến đổi khí hậu và thực hiện các nhiệm vụ
khác do Giám đốc giao.

1.4.8.Phòng Kinh tế đối ngoại
-Phòng Kinh tế đối ngoại là đầu mối tham mưu thưc hiện quản lý Nhà nước về
kinh tế đối ngoại, hoạt động đầu tư theo Luật đầu tư và đầu tư từ nguồn ODA, FDI,
NGO.
-Có trách nhiệm chủ trì tổ chức vận động, xúc tiến các nguồn vốn đầu tư nước
ngoài và vốn đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư trong nước. Tổng hợp tình hình thực
hiện của các dự án đầu tư từ các nguồn ODA, FDI, NGO và theo dõi đánh giá các dự
án thực hiện theo Luật đầu tư.

-Tham mưu giúp lãnh đạo sở vân động thu hút quản lý vốn ODA và các nguồn
viện trợ phi chính phủ của tỉnh; hướng dẫn các sở, ban, ngành xây dựng danh mục và
nội dung các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và các nguồn viện trợ phi chính
phủ. Tổng hợp danh mục các dự án sử dụng ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ,
trình UBND tỉnh phê duyệt và báo cáo bộ kế hoạch và đầu tư
-Tham mưu giúp lãnh đạo sở theo dõi và đánh giá thực hiện các chương trình dự
án ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ của tỉnh; làm đầu mối xử lý theo thẩm
quyền hoặc kiến nghị chủ tịch UBND tỉnh trong việc bố trí sắp xếp vốn đối ứng, giải
ngân thực hiện các dự án ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ có liên quan đến


nhiều sở, ban, ngành, UBND huyện/ thị xã/thành phố và UBND cấp xã định kỳ tổng
hợp báo cáo tình hình và hiệu quả thực hiện thu hút sử dụng ODA và các nguồn viện
trợ phi chính phủ.
-Chủ trì tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư. Tham mưu giúp lãnh đạo sở xây
dựng trình UBND tỉnh danh mục các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho từng kỳ
kế hoạch và đề nghị chương trình điều chỉnh trong trường hợp cần thiết
-Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định của
pháp luật.
-Là đầu mối tham mưu đề xuất chấp thuận địa điểm thực hiện dự án cho các nhà
đầu tư, thẩm định trình cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án thực hiện theo Luật
đầu tư và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
1.4.9. Phòng Đăng ký kinh doanh
-Phòng Đăng ký kinh doanh Thực hiện theo theo quy định tại Điều 163 Luật
Doanh nghiệp năm 2005 và Điều 10 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của
Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
-Đầu mối giúp Giám đốc Sở về công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo
theo thẩm quyền được quy định tại pháp lệnh về khiếu nại tố cáo.
-Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
1.5. Cơ cấu nhân sự của Sở

1.5.1. Cơ cấu cán bộ
Sở Kế hoạch đầu tư có tổng cộng 74 nhân sự bao gồm cán bộ, công chức trong
sở và nhân sự trong Ban quản lý dự án JFPR:


Có tổng số 70 Cán bộ, công chức: trong đó có 21 nữ, 49 nam. Trong đó:

- Lãnh đạo sở: 5 người.
-Ban Dự án JFPR 4 người.

Bảng 1.1: Cơ cấu cán bộ trong Sở phân theo các phòng ban.
Phòng

Nhâ
n
sự
(người)

Nam

Nữ


Phòng Tổng hợp

7

4

3


Phòng Thẩm định

4

3

1

Phòng Kinh tế Nông nghiệp

5

3

2

4

2

2

Phòng Văn xã

6

4

2


Phòng Kinh tế Đối ngoại

5

4

1

Phòng Quản lý quy hoạch

4

2

2

Phòng Đăng ký Kinh doanh

6

4

2

Thanh tra

5

4


1

Văn phòng

19

14

5

Phòng
Kinh
nghiệp&Dịch vụ

tế

Công

(Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thanh Hóa)

1.5.2. Chất lượng cán bộ của Sở
Bảng1.2: Cơ cấu cán bộ Sở Kế hoạch Đầu tư phân theo trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ so với tổng số cán bộ

Tiến sĩ

2,67%


Thạc sĩ trở lên

18,67%

Đại học trở lên

85,33%

Trung cấp và nghề (Văn Phòng)

13,33%

(Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thanh Hóa)
Bảng 1.3: Cơ cấu cán bộ Sở Kế hoạch Đầu tư phân theo chuyên ngành đào tạo
(64 người Đại học trở lên). (Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thanh Hóa)
Chuyên ngành đào tạo

Cán bộ (người)

Cử nhân kinh tế

26

Kiến trúc sư

2

Kỹ sư


21

Xã hội và nhân văn

9

Cử nhân Luật

6


CHƯƠNG II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA ĐƠN VỊ
2.1. Các công tác kế hoạch :
2.1.1. Kế hoạch khôi phục, cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế 1955-1960.
Thời kỳ 1955-1960, Sở kế hoạch Đầu tư lúc này là Ủy ban Kế hoạch đã xây
dựng 2 kế hoạch: Kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1955-1957) và Kế hoạch
cải tạo phát triển kinh tế (1958-1960).
Mục tiêu của hai kế hoạch này khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh, thời gian
đầu là tập trung vào việc hoàn thành cải cách ruộng đất, hình thành quan hệ sản xuất ở
nông thôn và thành thị, khôi phục lại các cơ sở sản xuất, đặc biệt là khôi phục các
tuyến giao thông, thủy lợi chủ yếu, phục hồi hệ thống trường học, bệnh viện và các cơ
sở hạ tầng xã hội. Mục tiêu trong những năm sau là xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa, tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp, củng cố quan hệ sản xuất và áp dụng kỹ
thuật mới để tạo ra cơ sở vật chất, cải tạo kinh tế công, thương nghiệp, hình thành các
hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, các xí nghiệp công tư hợp doanh và xây dựng một số
xí nghiệp quốc doanh.
Hai kế hoạch này đã đem lại nhưng kết quả đáng khích lệ, Về cơ bản đã xóa bỏ
quan hệ sản xuât cũ, đem lại quyền làm chủ cho nhân dân lao động. Sản xuất phát
triển, cơ sở vật chất kỹ thuật khôi phục, sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế cũng như đời
sống nhân dân đều được cải thiện. Cụ thể là:



Giá trị sản lượng công- nông nghiệp tăng năm 1960 tăng 28% so với năm 1955,
trong đó nông nghiệp tăng 20%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 57% năm 165;
nông nghiệp trong cơ cấu công nông ngiệp là 77%, năm 1960 là 72%, công nghiệp từ
23% tăng lên 28%.
Về nông nghiệp, từ một nền sản xuất hầu như độc canh nông nghiệp đã bắt đầu
chuyển hướng tiến bộ. Cơ cấu chăn nuôi từ 18,8% (1955) đã tăng lên 24,25% (1960),
diện tích gieo trồng cây công nghiệp cũng từ 3,1% tăng lên 4,7%. Thu nhập thực tế của
nông dân từ 1958-1960 tăng bình quân hàng năm 3,6%.
Về công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đã bắt dầu phát triển nhưng nhìn chung
chưa đáp ứng được yêu cầu, hàng hóa chưa nhiều, chất lượng còn kém nhữngđã
hình thànhđược khu vực sản xuất công nghiệp của địa phương với mức năm sau tăng
hơn năm trước. Tiểu thủ công nghiệp chiếm 3/4 giá trị sản lượng trong ngành công
nghiệp.
Lưu thông phân phối đã hình thành mạng lưới mậu dịch quốc doanh và hệ thống
các hợp tác xã mua bán từ miền xuôi đến miền núi, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường,
góp phần bình ổn giá cả đối với một số mặt hàng thiết yếu.
Giao thông vận tải đã được tu sửa, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu đi lại, nhiều cầu
phà như Đò Lèn, Hàm Rồng, Ghép,…. Đã được khôi phục và thông xe đúng tiến độ kế
hoạch, các tuyến đường huyết mạch như 15A, Thanh Hóa- Bái Thượng, Vạn MaiMường Lát,… đều được đưa vào kế hoạch nâng cấp, tu sửa.
Nhiều công trình xây dựng, cơ sở sản xuất công nghiệp được hoàn thành như
Đập Bái Thượng và hệ thống nông giang sông Chu, trạm bơm Nam sông Mã, Nhà máy
điện lô cô Hàm Rồng 200kW, nhà máy xay sát gạo Yên Thái công suất 180 tấn
gạo/ngày, lò cao Hàm Rồng, giấy Lam Sơn, gốm, thủy tinh, nung vôi, in Ba Đình,….
Những công trình và sơ sở sản xuất này khi đưa vào hoạt động đã đóng góp một phần
đáng kể cho yêu cầu tiêu dùng của địa phương và cung cấp ra ngoài tỉnh. Đây là nền
tảng đầu tiên của ngành công nghiệp Thanh Hóa.
Bên cạnh đó, sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế và đời sống nhân dân được cải
thiện, công tác xóa nạn mù chữ trên địa bàn toàn tỉnh đạt được kết quả to lớn, công tác

y tế cũng được quan tâm củng cố, mở rộng; các hoạt động văn hóa, văn nghệ được tăng
cường. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, thu nhập thực tế
của nhân dân được tăng lên.
2.1.2. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961-1965.
Trong giai đoạn này, Ủy ban kế hoạch tỉnh Thanh Hóa cũng đã tham mưu cho
tỉnh về việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 3 năm 1958-1960 và đề râ chủ
trương biện pháp thực hiện kế hoạch 5 năm (1961-1965).


Mục tiêu của Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất là được đề ra “Đẩy nhanh sản xuất
nông nghiệp trên cả 3 vùng, chú trọng khu vực miền núi, nâng cao tổng sản lượng
lương thực, thực phẩm tạo điều kiện để phát triển sản xuất hàng công nghiệp, đảm bảo
đủ hàng tiêu dùng cho nhân dân. Đồng thời tích cực phát triển văn hóa, y tế, giáo dục,
đấy nhanh 3 cuộc cách mạng, hoàn thành từng bước mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội
của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất”.
Vào năm 1954, Mỹ bắt đầu đánh phá miền Bắc, quá trình thực hiện kế hoạch
phải chuyển hướng sang thời chiến nên gặp nhiều khó khăn. Nhiều chỉ tiêu không đạt
kế hoạch nhưng vẫn có những bước tăng trưởng khá so với trước, tạo ra những biến đổi
trong kinh tế xã hội. Cụ thể là:
Về nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được tăng cường. Hệ
thống hồ đạp kênh mương, đặc biệt là hệ thống sông Chu, sông Mã được xây dựng,
công cuộc cơ giới hóa nông nghiệp bắt đầu khởi săc, lần đầu tiên điện và nhiều công cụ
cơ giới hiện đại đã đến với nông thôn phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Về công nghiệp, đã xây dựng hàng chục nhà máy: Nhà máy điện Hàm Rồng
hoàn thành năm 1962 và nâng công suất lên 3000KW năm 1964. Đến năm 1965, toàn
ngành công nghiệp đã phát triển với 13 nghành nghề, riêng 2 năm 1964,1965 xây dựng
được 149 điểm cơ khí nhỏ trong nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản
lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 1965 đã nâng lên 31%, tăng 3% so với năm
1960.
Hệ thống đường giao thông miền núi, đường giao thông liên thôn, liên xã, liên

huyện được nâng cấp và mở rộng cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội và quốc phòng.
Các mặt văn hóa- xã hội, công tác giáo dục-đào tạo, y tế,.. cũng được mở rộng
và phát triển. Những thành tích đạt được trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất góp phần
tích cực cho chuyển hướng kế hoạch sang giai đoạn mới, và dù chưa đạt đươc như mục
tiêu trong kế hoạch đề ra, nhưng những thành tích mà kế hoạch đạt được cũng góp
phần không nhỏ trong cải thiện tình hình kinh tế xã hội cũng như cải thiện đời sống
nhân dân.
2.1.3. Kế hoạch trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Mỹ 1965-1975.
Giai đoạn từ cuối kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), cả nước trong tình
trạng có chiến tranh, thành quả kinh tế tỉnh đạt được trong công cuộc phục hồi và phát
triển kinh tế trong giai đoạn trước bị phá hoại nặng nề. Chỉ trong thời gian ngắn, Ủy
ban Kế hoạch (Sở Kế hoạch đầu tư ngày nay) xây dựng và thực hiện kế hoạch sơ tán
được phần lớn các cơ sở công nghiệp, các xí nghiệp, nhà máy,…. Đến nơi sơ tán an
toàn, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do kẻ thù gây ra, bảo toàn được lực lượng các cơ


sở sản xuất công nghiệp và nhiều cơ sở sản xuất mới ra đời như: Vôi Đông Tân, phân
lân Hàm Rồng, cơ khí Sông Chu .
Nhanh chóng khôi phục nguồn điện lưới bị đánh phá, xây dựng thêm 4 cụm điện
với công suất 2.500KW để cung cấp cho sản xuất, phục vụ chiến đấu, giúp mọi hoạt
động sản xuất không bị đình trệ.
Giá trị sản lượng nông nghiệp-công nghiệp năm 1972 của Thanh Hóa tăng
32,7% so với năm 1964. Tốc độ tăng hàng năm đạt 5,72%. Giá trị nông nghiệp năm
1972 tăng 54,3% so với 1964, đưa tốc độ tăng bình quân năm lên 7,3%, nhiều mô hình
sản xuất giỏi xuất hiện.
Trong 10 năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, kế hoạch mà Sở kế
hoạch đầu tư tỉnh luôn bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, kế hoạch
tháng, thậm chí kế hoạch tuần để kịp thời đề xuất giải pháp ứng phó với mọi diễn biến
của tình hình chiến sự. Kết quả là, không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục vụ

chiến đấu, bảo đảm sản xuất ổn định, trên các lĩnh vực giáo dục y tế, văn hóa, xã hội,
chúng ta vẫn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước.
Sau khí ký kết hiệp định Pa-ri về Việt Nam năm 1973, Mỹ buộc phải chấm dứt
cuộc tấn công bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc. Chiến tranh kết thúc
nhưng hậu quả cuộc chiến tranh vô cùng to lớn, hầu như toàn bộ các công trình kinh tế
trong 10 năm 1955-1965 bị tàn phá. Được sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Sở kế
hoạch đầu tư tỉnh lập và thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh, đi từ đổ
nát tro tàn, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục sản xuất của tất cả
các ngành, tạo nguồn của cải vất chất để chi viện cho tiền tuyến lớn, kết thúc chiến
tranh. Thời kỳ này, tỉnh dã đạt được những kết quả đáng kinh ngạc:
Đến năm 1975, nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng đã đạt và vượt năm cao nhất
trước 1965. Sản lượng lương thực toàn tỉnh đạt xấp xỉ 50 vận tấn/năm, cơ cấu giá trị
nông-công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, đó là 76,9%-23,1% vào năm 1972,
đến năm 1975 là 74,6%-25,4%.
Giá trị sản lượng nông-công nghiệp tăng 24,5%, tốc độ tăng bình quân hàng
năm 4,9%. Trong đó: Tốc độ tăng nông nghiệp: 9% (Bình quân 3%/năm). Công nghiệp
thủ công nghiệp tăng 52,4% (Bình quân 7,2%/năm).
Về nông nghiệp, cơ cấu mùa vụ và giống cây trồng nông nghiệp đã có sự thay
đổi, nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày đã được quy hoạch và bố trí
diện tích như lạc, đay, cói, thuốc lá,… Binh quân thu nhập thực tế về nông nghiệp tăng
4,5%/năm, đời sống nhân dân có bước cải thiện, nâng cao hơn trước.
Về công nghiệp, một số xí nghiệp đã được xây dựng mới và ở rộng quy mô sản
xuất như cơ khí Sông Chu, giấy Mục Sơn, Phân lân Hàm Rồng. Lưới điện cao thế đã


từng bước được khôi phục xây dựng để tiếp nhận lưới điện quốc gia, cung cấp cho đời
sống nhân dân. Tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh trong 3 năm 1972-1975 chiếm 70,5%
giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp toàn tỉnh.
Sự nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trong thời kỳ này được quan tâm đúng
mức, hệ thống cầu đường giao thông được sửa chữa, nâng cấp. Đến hết năm 1974, có

95,6% số xã có đường cho xe cơ giới vào đến trung tâm xã. Cảng Lễ Môn với công
suất 22.000 tấn/năm được đầu tư xây dựng, nhằm tăng nhanh khối lượng hàng hóa vận
chuyển. Vì vậy khối lượng hàng hóa vận chuyển năm 1975 tăng 52,9% so với 1972.
Cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, y tế văn hóa xã hội cũng không ngừng được tăng
nhanh.
Có thể nói, tuy thời kỳ này công cuộc đầu tư thực hiện theo kế hoạch đã đề ra bị
ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố bên ngoài đặc biệt là chiến tranh phá hoại của Mỹ, nhưng
bằng việc đặt ra kế hoạch mục tiêu sát với thực tế, cùng với việc chỉ đạo sát sao của Sở
Kế hoạch Đầu tư (Ủy ban Kế hoạch lúc bấy giờ) đã đem lại những kết quả tích cực,
thậm chí mức độ tăng trưởng và sản lượng của một số ngành còn vượt mức kế hoạch
đề ra.
2.1.4. Kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế 1976-1985
Công tác kế hoạch giai đoạn đầu (1975- 1980) tập trung mọi giải pháp khắc
phục hậu quả chiến tranh, ổn định và sắp xếp lại sản xuất. Mục tiêu trong giai đoạn này
là: tập trung mọi khả năng để tạo bước phát triển nông nghiệp, giải quyết vững chắc
vấn đề lương thực và thực phẩm; phát triển mạnh công nghiệp trên cơ sở phục vụ và
cân đối với nông nghiệp, nhanh chóng đưa tỉnh trở thành một tỉnh công-nông nghiệp;
kết hợp đầu tư của Nhà nước với sự đóng góp của nhân dân để đẩy nhanh tốc độ xây
dựng cơ bản, tập trung ưuu tiên phát triển các công trình phục vụ nông nghiệp;thực
hiện phân bổ một bước quan trognj lục lượng lao động theo ngành và nhất là theo vùng
kinh tế; phát triển sự nghiệp văn hóa, thực hiện cải cách giáo dục, phát triển y tế,…
Kế hoạch 5 năm lần thứ II (1976-1980) đã đạt được một số thành công, góp
phần khắc phục một bước hậu quả của chiến tranh, khôi phục dần dần những cơ sở sản
xuất đã bị chiến tranh tàn phá, tạo nên sự chuyển biến ban đầu về mọi mặt trong đời
sống kinh tế-xã hội của tỉnh. Tuy nhiên do chưa đánh giá đúng tình hình thực tế và có
dự báo chính xác về tình hình trong nước cũng như quốc tế nên nhiều mục tiêu đặt ra
trong thời kỳ này còn quá cao so với khả năng thực hiện.
Kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981-1985) đặt ra nhiều mục tiêu: Đảm bảo vững
chắc nhu cầu lương thực trên toàn tỉnh, tiến tới có dự trữ và đóng góp thêm lương thực
cho Trung ương; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải bám sát yêu cầu của nông

lâm, ngư để phục vụ phát triển kể cả cơ khí, điện phân bón và chế biến các mặt hàng
nông, lâm, thủy sản xuất khẩu; Quy hoạch, tổ chức lại hệ thống giao thông vận tải; tăng


nhanh hàng xuất khẩu với các mặt hàng: lạc, cói, thuốc lá, tơ tằm,…; phối hợp, lưu
thông, cải tiến phương thức kinh doanh; giải quyết vấn đề việc làm, giảm tỷ lệ tăng dân
số,….
Nhờ rút được bài học kinh nghiệm từ thời kỳ kế hoạch 5 năm lần trước, trong
quá trình xây dựng kế hoạch lần này đã có nhiều điều chỉnh thích hợp, kế hoạch đã
mang lại nhiều kết quả như:
Về nông nghiệp, sản lượng lương thực có bước phát triển rõ nét, mức bình quân
hàng năm thời kỳ 1976-1980: 51,6 vạn tấn tăng lên 72,7 vạn tấn thời kỳ 1981-1985,
riêng năm 1985 đạt 80 vạn tấn. Bình quân lương thực/đầu người/năm từ 211 kg tăng
lên 280 kg. Cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ đã có sự chuyển hướng theo hướng tiến
bộ: Tỷ trọng cây công nghiệp ngắn ngày từ 3,9% năm 1976 tăng lên 7,8% năm 1985,
từng bước đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính.
Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới hầu hết các công trình thủy điện lớn, các công
trình tiêu như: sông Hoàng, sông Lý. Tam Điệp, cùng hệ thống thủy sông Nam, bắc
sông Mã đã được xây dựng trước đây phục vụ tưới tiêu chủ động, khắc phục được một
phần thiên tai nâng cao năng suất nông nghiệp.
Ngư nghiệp, diêm nghiệp: Đã tận dụng lực lượng cơ giới và huy động lực lượng
thủ công hiện có để đánh bắt tôm, cá. Sản lượng khai thác bình quân năm từ 2,5 đến 3
vạn tấ hải sản và 4-4,5 vạn tấn muối ráo phục vụ nhu cầu đời sống và xuất khẩu.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: đạt được những thành tích ấn tượng, làm
tiền đề cho sự chuyển đổi cơ cấu và phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm sau
này. Kết quả cụ thể là:
Tổ chức và phát triển ngành cơ khí thực sự trở thành ngành then chốt, sản xuất
các công cụ phục vụ cho ngành kinh tế khác. Năm 1978, Tỉnh đã hoàn thành xây dựng
nhà máy cơ khí tỉnh, mở rộng cơ khí sông Chu lên 2000 tấn sản phẩm/năm, xây dựng
xí nghiệp điện cơ.

Về sản xuất vật liệu xây dựng: trong giai đoạn này nhiều nhà máy như: nhà máy
xi măng Bỉm Sơn, xí nghiệp xi măng 3-2 Thanh Hóa và các cơ sở sản xuất xi măng,
gạch, cát, sỏi,… cũng được xây dựng và nâng công suất, đưa vào sản xuất góp phần
làm thay đổi cơ cấu kinh tế trong tỉnh cũng như các ngành nghề khác như vận tải, dịch
vụ, lưu thông phân phối,….
Tiểu thủ công nghiệp cũng được phục hồi và phát triển, hình thành được các
trung tâm cơ khí dọc theo vùng lãnh thổ, các mặt hàng phục vụ chế biến đay, cói tăng
nhanh do có nhu cầu xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu.


Giao thông vận tải, bưu điện: Đầu tư xậy dựng cảng Lễ Môn, cảng Hới, mở
rộng mạng lưới giao thông thủy bộ và mua sắm thêm được nhiều phương tiện vận tải
hàng hóa phục vụ nhu cầu trong tỉnh và Trung ương.
Đầu tư xây dựng cơ bản: Trong 10 năm tỉnh đã thực hiện đầu tư xây dựng với
mức tập trung tương đối lớn là 2,4 tỷ đồng. Bình quân mức đầu tư hàng năm 19761980 là 258 triệu đồng, năm 1981-1985 là 222 triệu đồng, năm 1978 cao nhất là 336
triệu đồng, sau đó liên tục giảm cho đến năm 1982 và lại được điều chỉnh dần vào kế
hoạch.
Xuất nhập khẩu: hầu hết các huyện đã có mặt hàng xuất nhập khẩu, kim ngạch
xuất khẩu 1981-1985 tăng 10 lần so với thời kỳ 1976-1980, riêng năm 1985 tăng 4 lần
so với năm 1981.Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa xã hội được cải cách và mở rộng,
nâng cao đời sống của người dân.
Tóm lại, công tác kế hoạch trong thời kỳ này của Sở kế hoạch đầu tư tuy đã phát
huy được vai trò, giúp công nghiệp và nông nghiệp cũng như nhiều lĩnh vực khác đều
có bước tăng trưởng đáng kể; từ một nền sản xuất nông nghiệp yếu kém,thiếu đói liên
miên đã vươn lên tự cân đối đủ lương thực, xây dựng và cải tạo được những cơ sở vật
chất kỹ thuật đáng kể làm tiền đề cho thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
thời kỳ tiếp theo.Tuy nhiên, do cơ chế kế hoạch hóa tập trung, hệ thống chỉ tiêu kế
hoạch bao gồm nhiều chỉ tiêu pháp lệnh cứng nhắc, cũng như hạn chế về kinh nghiệm
nên nhiều kết quả của thời kỳ này không đạt kế hoạch đề ra,nhiều công trình xây dựng
cơ bản còn bị bố trí phân tán, kéo dài thời gian thi công, nhiều công trình dở dang, gây

lãng phí, chưa hiệu quả; lạm phát cuối thời kỳ này bắt đầu tăng cao,…. Đặt ra nhiều
nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp theo cho ngành Kế hoạch cả nước nói chung và Sở kế
hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
2.1.5. Kế hoạch thời kỳ đổi mới 1986 cho tới nay.
Giai đoạn 1986-1990 là giai đoạn đầu của quá trình đổi mới, chuyển đổi từ nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Trong giai đoạn này, nền
kinh tế nước ta phải đối mặt với nhiều vấn đề như ngân sách nhà nước và viện trợ nước
ngoài bị giảm sút đột ngột, sự đột biến của nạn lạm phát,… ảnh hưởng rất lớn đến việc
thực hiện kế hoạch 5 năm 1986-1990.
Năm 1986, Ngành Kế hoạch đã tham mưu cho tỉnh xây dựng được “Tổng sơ đồ
phát triển và phân bổ lực lượng sản xuất thời kỳ 1986-2000”. Thành tích đạt được của
kế hoạch 5 năm 1986-1990 cùng với những chuyển biến ban đầu của nền kinh tế thị
trường có sự hướng dẫn của kế hoạch đã tạo ra niềm tin cho bước phát triển mới.
Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 3,7%/năm. Trong đó:
Công nghiệp là 6,1%, nông nghiệp là 1,4% và dịch vụ là 5,4%. Lương thực bình quân
đạt xấp xỉ 800.000 tấn/năm, năm 1990 đạt 850.000 tấn/kế hoạch 1 triệu tấn. Hàng tiêu


dùng tuy chưa đạt mục tiêu nhưng đã tăng 1,5 lần so với thời kỳ 1981-1985. Có thể
nói, tuy chưa đạt được như kế hoạch đề ra nhưng kế hoạch 5 năm này cũng đã đem lại
sự tăng trưởng nhất định và những bước chuyển biến trong sự thay đổi trong tư duy,
làm tiền đề cho các kế hoạch ở những năm sau.
Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ V (1990-1995) nền kinh tế cả nước có sự phát
triển tốt, đạt được nhiều kết quả quan trọng tuy nhiên tình hình kinh tế-xã hội vẫn
chưa ổn định, chưa thoát khỏi khủng hoảng, lạm phát.
Từ tháng 9/1993 đến 9/1995, Ủy ban Kế hoach tỉnh đã xây dựng xong “Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 1995-2010”, năm 1996
bản quy hoạch đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, đây là căn cứ quan trọng số
một để tiến hành xây dựng các kế hoạch 5 năm, đồng thời là cơ hội để khẳng định vị
thế của Thanh Hóa đối với nền kinh tế cả nước. Quy hoạch này của tỉnh được Bộ Kế

hoạch và Đầu tư đánh giá là: “Đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về phát triển kinh
tế xã hội trong những năm tới”, “Đã luận chứng về các lợi thế so sánh cũng như hạn
chế của tỉnh, nêu lên các quan điểm, mục tiêu, các phương án phát triển, các chương
trình và dự án ưu tiên đầu tư cùng một hệ thống biện pháp có căn cứ khoa học và khả
thi”.
Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Sở, ngành xây dựng hàng loạt các
chương trình dự án trình Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương. Trong đó, trọng tâm
là các chương trình dự án phát triển nông nghiệp nông thôn, chương trình phát triển
công nghiệp (tron đó có 4 khu công nghiệp trọng điểm là: Lễ Môn thành phố Thanh
Hóa- Sầm Sơn, Nghi Sơn-Tĩnh Gia, Bỉm Sơn-Thạch Thành, Lam Sơn-Sao Vàng) các
chương trình phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng, các chương trình phát triển giáo
dục, y tế và các vấn đề xã hội, đặc biệt là các chương trình xóa đói, giảm nghèo,
chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc,… nhiều dự
án đã được phê duyệt và đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia. Đây là những căn cứ
cơ bản giúp cho việc xây dựng kế hoạch 1996-2000 và các kế hoạch 5 năm cho tới nay.
Kết quả đạt được từ việc thực hiện những kế hoạch 5 năm từ năm 1990 tới nay
chính là sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc, sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng
ngày càng tích cực, đầu tư xây dựng tăng, đời sống người dân được cải thiện đáng kể.
Cụ thể là:
Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm giai đoạn
1990-2000 đạt xấp xỉ 7%, trong đó nông nghiệp đạt 3,7%, công nghiệp-xây dựng trên
12%, dịch vụ 7%. Giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng bình quân là 9,1%/năm và
11,5% giai đoạn 2006-2010; trong đó nông lâm nghiệp thủy sản tăng 4,2%/năm, công
nghiệp-xây dựng tăng 15,8%/năm, dịch vụ tăng 12,2%/năm; điều đáng quan tâm là tốc


độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh có xu hưởng tăng dần vào các năm cuối của kế hoạch 5
năm, tạo đà tăng trưởng thuận lợi cho các kỳ tiếp theo.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, cơ cấu nông-lâm ngư nghiệp,
công nghiệp-xây dựng, dịch vụ năm 1990 là 51,64%, 17,77%, 30,59%, đến năm 2000

là 40,6%, 25,8%, 33,6%; năm 2005 là 31,6%, 35,1%, 33,3% và năm 2012 là 21,6%,
43,6%, 34,8%.
Công nghiệp, xây dựng trong giai đoạn đầu tuy không đạt kế hoạch nhưng tăng
với tốc độ cao, giá trị sản lượng tăng bình quân 14%, riêng năm 2000 tăng gần 50% so
với năm trước, các khu công nghiệp lớn được ra đời, giá trị sản xuất công nghiệp 4 khu
công nghiệp: Lễ Môn, Nghi Sơn; Lam Sơn-Mục Sơn; Bỉm Sơn- Thạch Thành chiếm
70% toàn ngành công nghiệp. Với sự ra đời của các cơ sở công nghiệp lớn như nhà
máy xi măng Nghi Sơn, đường Việt-Đài, đường Lam Sơn, giấy, may mặc, bao bì PP.
Vốn đầu tư toàn xã hội tăng trên 3 lần so với thời kỳ 1991-1995, tập trung cho
xây dựng hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, cho thành phố Thanh Hóa, các vùng kinh tế
trọng điểm, cho nông nghiệp và nông thôn, cho các ngành kinh tế then chốt, nhằm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế-xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao mức sống
của nhân dân.
Cơ cấu đầu tư theo ngành, thể hiện xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế khá rõ:
Công nghiệp: 65% (chủ yếu bằng nguồn vốn nước ngoài), nguồn vốn trong nước tập
trung cho: nông nghiệp 16%, cơ sở hạ tầng phục vụ xã hội 18,6%, đầu tư cho vùng
kinh tế động lực bằng 43% tổng số nguồn vốn.
Dù đã đạt được nhiều mục tiêu như kế hoạch đã đề ra nhưng công tác triển khai
thực hiện vẫn chưa làm được nhiều công việc như: mục tiêu tăng GDP năm 2000 gấp
đôi so với năm 1995 để đuổi kịp mức trung bình cả nước đã không thực hiện được, các
dự án cho đầu tư phát triển sản xuất hiện tại là quá ít, khả năng tích lũy nội bộ của nền
kinh tế còn nhiều hạn chế, tỷ lệ thu ngân sách còn thấp, …. Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh
Thanh Hóa đã và đang tích cực triển khai những kế hoạch 5 năm trong thời gian tới,
thực hiện theo đúng quy hoạch kinh tế xã hội đến năm 2020 để tạo cơ hội bứt phá cho
nền kinh tế-xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
2.2. Thực trạng hoạt động quản lý quy hoạch và quản lý hoạt động đầu
tư của Sở trong giai đoạn 2009-2012
2.2.1. Công tác quy hoạch
Sở thực hiện công tác tham mưu cho UBND tỉnh trong viêc nâng cao chất lượng
công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội các vùng, cấp

huyện và công tác quản lý, thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt; xây dựng dự
thảo Quy trình về trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt các loại quy hoạch, trình
UBND tỉnh quyết định để triển khai thực hiện nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ


trong việc xây dựng quy hoạch trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các Sở, ban, ngành, Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xây dựng quy hoạch phù hợp với
quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội chung của tỉnh được phê duyệt.
Trong năm 2009, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thanh Hóađã chủ trì, phối hợp với
các ngành, các địa phương nghiên cứu xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 114/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009. Với vai trò là thư ký Hội đồng thẩm định
các dự án quy hoạch, Sở đã hướng dẫn các huyện bổ sung, hoàn chỉnh các quy hoạch
trước khi trình Hội đồng thẩm định. Phối hợp với các đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ, trình
UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện: Bá
Thước, Lang Chánh, Nông Cống, Bỉm Sơn, Như Thanh, Như Xuân; Quy hoạch chế
biến thủy sản đến năm 2020; Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp và dạy nghề của tỉnh đến năm 2020; Quy hoạch sự nghiệp y tế đến
năm 2020; tham gia góp ý vào Quy hoạch tổng thể môi trường đến năm 2020, Quy
hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, rà soát Quy hoạch vùng mía Nông Cống, Quy
hoạch phát triển cây cao su và Quy hoạch sử dụng đất các huyện, thị xã, thành phố.
Tăng cường công tác hướng dẫn các ngành, các huyện quản lý quy hoạch tổng thể kinh
tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch sản phẩm chủ yếu trên địa bàn.
Năm 2010, SởKế hoạch Đầu tư tỉnh Thanh Hóa đã tham mưu cho UBND tỉnh
triển khai thực hiện Quyết định 114/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020; phối hợp với các đơn
vị liên quan tiến hành rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển vùng, cấp
huyện, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch các sản phẩm chủ yếu... để phù hợp với
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chủ trì xây dựng quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh,

điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi đến năm 2020;
hướng dẫn các huyện lập và trình duyệt 6 quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
cấp huyện, nâng số quy hoạch cấp huyện được phê duyệt lên 20 đơn vị.
Năm 2011, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì xây dựng 3 dự án quy
hoạch quan trọng của tỉnh, đảm bảo chất lượng, thời gian và đã được UBND tỉnh phê
duyệt, gồm có: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng biển, điều chỉnh quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng miền núi, Quy hoạch phát triển nhân lực;
tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt 4 quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội
cấp huyện, nâng tổng số các huyện có quy hoạch được phê duyệt lên 24/27 huyện, thị
xã, thành phố; hướng dẫn các đươn vị xây dựng danh mục quy hoạch giai đoạn 20112015 và năm 2012, trên cơ sở đó tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế
hoạch quy hoạch giai đoạn 2011-2015 và năm 2012 của tỉnh.


Trong năm 2012, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành danh mục các dự
án quy hoạch năm 2012 để các ngành, địa phương triển khai thực hiện; tổ chức thực
hiện Chỉ thị số 2178/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quy
hoạch và Thông tư số 01/2012/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn
xác định mức phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu; xây dựng dự thảo Quy
định về trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt các loại quy hoạch trình UBND tỉnh ban
hành, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong việc xây dựng quy hoạch trên địa bàn
tỉnh.Bên cạnh đó, trong năm này, Sở cũng đã hướng dẫn 11 huyện, thị xã, thành phố
lập điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; hướng dẫn lập 1 quy
hoạch ngành và 24 quy hoạch lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu, đảm bảo phù hợp với Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020.
2.2.2. Công tác kế hoạch
-Trong công tác kế hoạch, Sở Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ quản lý và điều
hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao; hướng
dẫn các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xây
dựng kế hoạch phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội chung của tỉnh được phê
duyệt, ngoài ra, Sở còn phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân

bố ngân sách cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh.
-Năm 2009, Sở Kế hoạch Đầu tư Thanh Hóa đã tập trung vào việc nghiên cứu
đổi mới công tác kế hoạch hoá theo hướng nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách
khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh và huy động các nguồn lực của các thành
phần kinh tế cho đầu tư phát triển.Các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước; các nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, các cơ chế, chính sách tỉnh ban
hành đã được Sở tập trung nghiên cứu, quán triệt và cụ thể hoá thành những nội dung
cụ thể trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư phát
triển.
-Sở đã phối hợp với các ngành, các địa phương theo dõi, cập nhật, đánh giá tình
hình thực hiện kế hoạch, kịp thời báo cáo, tham mưu cho UBND tỉnh xử lý những vấn
đề phát sinh, bất cập trong quá trình thực hiện kế hoạch, nhất là về đầu tư phát triển.
Kế hoạch năm 2010 đã được Sở phối hợp với các ngành, các địa phương chuẩn bị
sớm, đảm bảo chất lượng và kịp thời phục vụ các kỳ họp của UBND tỉnh, Tỉnh uỷ và
HĐND tỉnh. Bên cạnh đó, Sở đã chủ động phối hợp với 7 huyện nghèo xây dựng Đề án
giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, tổ chức xin ý kiến
các Bộ, ngành Trung ương, hoàn chỉnh, thẩm định và trình Chủ tịch UBND tỉnh phê
duyệt.


-Sở đã trình UBND tỉnh, báo cáo xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và trình
HĐND tỉnh thông qua Đề án rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách hỗ trợ đầu
tư đối với các công trình cấp huyện quản lý; xin ý kiến Thường trực UBND tỉnh Đề án
quy định trình tự giải quyết hồ sơ, thủ tục đầu tư vào địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với
các ngành, các huyện tổ chức rà soát quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội các huyện,
quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm chủ yếu cho phù hợp với Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đề xuất chủ trương xây dựng các quy hoạch phù
hợp với tình hình thực tế. Tham gia góp ý kiến với các ngành, các địa phương trong
việc nghiên cứu, xây dựng các đề án, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên
địa bàn.

-Công tác lập kế hoạch trong năm 2010, Sở Kế hoạch và Đầu tư chú trọng đến
việc nghiên cứu, tham gia xây dựng chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh
doanh và huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Trong quá trình thực hiện công
tác kế hoạch, Sở đã nghiên cứu kỹ lưỡng các đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước, các nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, các chương trình kinh tế
của tỉnh, các cơ chế, chính sách do UBND tỉnh ban hành; để cụ thể hoá thành những
nội dung cụ thể trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch
đầu tư phát triển của tỉnh.
-Cũng trong năm 2010, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho UBND tỉnh
ban hành Chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách
nhà nước năm 2011, kế hoạch 5 năm 2011 - 2015; đồng thời, phối hợp với các cấp, các
ngành tổng hợp báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm 2006 - 2010, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 2015, phục vụ tốt tốt việc xây dựng Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17;
tham gia xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần
thứ 17 về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh giai đoạn 2011-2015; đánh
giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm
2010, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2011
của tỉnh.
-Bên cạnh đó, Sở còn tiến hành tổ chức hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố
triển khai xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và kế hoạch
năm 2011; xây dựng, rà soát, hoàn chỉnh báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh 5 năm 2006 - 2010, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 5 năm 2011 - 2015; đồng thời đóng góp ý kiến
cho các huyện trong quá trình chuẩn bị báo cáo chính trị phục vụ đại hội đảng bộ
huyện; tham gia góp ý vào một số dự thảo báo cáo, nghị định, thông tư hướng dẫn, cơ
chế chính sách của các bộ, ngành Trung ương.


-Theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm
vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, báo cáo UBND tỉnh tại các kỳ họp

của UBND tỉnh; tham mưu cho UBND tỉnh về các giải pháp chỉ đạo, điều hành kinh tế
- xã hội phù hợp và sát với thực tế, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực; chất lượng
các báo cáo ngày càng được nâng lên, đánh giá sát, đúng hơn tình hình thực tế, góp
phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2010 và kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 của tỉnh.
-Ngoài ra, Sở còn chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch thực
hiện kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/4/2010 của
Chính phủ về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao
và đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 13,5% trở lên trong năm 2010; định kỳ hàng tháng
tổng hợp tình hình triển khai thực hiện, báo cáo UBND tỉnh
-Ngay từ đầu năm 2011, Sở đã giao chỉ tiêu kế hoạch hướng dẫn về kinh tế-xã
hội và đầu tư phát triển cho các ngành, các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư.
Trong quá trình thực hiện, Sở phối hợp với các đơn vị có liên quan thường xuyên theo
dõi tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và các mặt văn hóa-xã hội, tháo gỡ
khó khăn hoặc đề xuát với chủ tịch UBND tỉnh giải quyết khó khăn;đồng thời định kỳ
tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội
của tỉnh, tình hình thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP và tham mưu cho UBND tỉnh giải
pháp chỉ đạo, điều hành sát thực tế, có trọng tâm, trọng điẻm, góp phần cùng cả tỉnh
hoàn thành chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2011.
-Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chỉ thị xây
dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012; tổ
chức hướng dẫn các ngành, các huyện xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm
2012; đồng thời, phối hợp với các ngành, các huyện tổng hợp đánh giá tình hình thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011, xây dựng kế hoạch phát triển kinh
tế-xã hội năm 2012 của tỉnh.
-Năm 2012,Thực hiện quyết định ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở đã giao
chỉ tiêu kế hoạch hướng dẫn phát triển kinh tế - xã hội cho các sở, ban, ngành triển khai
thực hiện ngay từ đầu năm; thông báo kế hoạch đầu tư phát triển cho các ngành, các địa
phương và chủ đầu tư ngay sau khi có quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh. Trong quá
trình triển khai thực hiện, Sở đã phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị

xã, thành phố thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, tiến độ thực hiện
các dự án đầu tư, các hoạt động văn hoá, xã hội và đời sống nhân dân; trên cơ sở đó,
tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội hàng tháng, quý, 6 tháng và 9 tháng, cả năm và tình
hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ,
đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp chỉ đạo, điều hành sát thực tế, có


×