Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Ẩn dụ ý niệm của phạm trù ăn uống trong tiếng anh (đối chiếu với tiếng việt) tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.01 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Nguyễn Thị Hƣơng

ẨN DỤ Ý NIỆM CỦA PHẠM TRÙ ĂN UỐNG TRONG TIẾNG ANH (ĐỐI
CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

Chuyên ngành:Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã số: 62.22.02.41

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI – 2017


Công trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội – Viện hàn lâm
KHXH Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Hiệp

Phản biện 1: GS.TS. ĐỖ VIỆT HÙNG
Phản biện 2: GS.TS. NGUYỄN QUANG
Phản biện 3: PGS.TS. PHẠM VĂN TÌNH

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại
……………………………………………………………………………….
.........................................................................................................................
vào hồi……….giờ….…phút, ngày………tháng……….năm …………


Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:
1. Thƣ viện Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
2. Thƣ viện Quốc gia Việt Nam.


DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Ý niệm “ăn”và sự ánh xạ sang các miền ý niệm khác trong tiếng Anh (so sánh
với tiếng Việt), Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thƣ, số 5 (37) tháng 9/2015.
2. Sự chuyển di ý niệm “ăn” sang các miền ý niệm khác trong tiếng Anh (so sánh
với tiếng Việt), Tạp chí Ngôn ngữ, Số 3 (322) tháng 3/2016.
3. So sánh nghĩa của từ eat trong tiếng Anh và từ ăn trong tiếng Việt xét từ góc
độ ngữ nghĩa, Tạp chí Ngôn ngữ số 8 (327) tháng 8/2016.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, xu thế nghiên cứu ngôn ngữ đã chuyển dần từ nghiên cứu ngữ
liệu quan sát trực tiếp, hƣớng đến các mô hình biểu diễn qui tắc ngôn ngữ, sang nghiên cứu những vấn đề
không thể quan sát đƣợc của con ngƣời nhƣ tri thức, ý thức, ý niệm, văn hóa, v.v..
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về ăn uống thƣờng đƣợc tiến hành dƣới góc độ văn hóa. Tuy nhiên, trên
phƣơng diện ngôn ngữ, nhất là nghiên cứu đối chiếu hai ngôn ngữ Anh – Việt về ăn uống lại là vấn đề khá
mới mẻ, chƣa có nhiều nhà nghiên cứu đi sâu khai thác, đặc biệt hƣớng nghiên cứu từ góc nhìn của ngôn ngữ
học tri nhận thì chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách thấu đáo. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài
nghiên cứu “Ẩn dụ ý niệm của phạm trù ăn uống trong tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt)” với mong muốn
có những đóng góp mới và tích cực cho lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ liên văn hóa.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
- Dƣới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, chúng tôi hƣớng tới mục đích tìm hiểu sự tỏa tia ý niệm và
cơ sở nghiệm thân của các từ chỉ ý niệm ăn uống trong tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt.
- Phân tích, làm rõ ý niệm ăn uống ở hai ngôn ngữ trên từ góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, từ đó khái

quát sự tƣơng đồng và khác biệt trong ý niệm về ăn uống giữa hai nền văn hóa.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc những mục đích trên, luận án dự kiến sẽ hoàn thành một số nhiệm vụ chính nhƣ sau:
- Tập hợp có lựa chọn các tài liệu làm cơ sở lý luận cho luận án, tổng thuật tình hình nghiên cứu liên quan
đến đối tƣợng khảo sát.
- Khảo sát các từ chỉ ý niệm ăn uống trong ngôn ngữ tự nhiên cũng nhƣ trong văn học, các ấn phẩm báo
chí..v..v.. của tiếng Anh và tiếng Việt. Trên cơ sở đó tìm hiểu tình hình chuyển di ý niệm và sự hoạt động của
các nghĩa chuyển trong ngữ cảnh.
- Tìm hiểu tình hình chuyển di ý niệm và tìm ra mô hình tri nhận của ẩn dụ ý niệm phạm trù ăn uống
trong tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt dựa trên quan điểm của John Newman (1997) về cách nhìn
nhận ăn uống từ hai góc độ: tác thể và bị thể.
- Xác định mô hình ẩn dụ ý niệm theo công thức A LÀ B, trong đó A là miền đích, B là miền nguồn
(trong tiếng Anh và tiếng Việt). Từ đó tìm ra điểm tƣơng đồng và dị biệt trong ý niệm về ăn uống trong ngôn
ngữ, văn hóa Anh – Việt và giải thích đƣợc sự tƣơng đồng và dị biệt đó từ góc độ tri nhận.
3. Đối tƣợng, phạm vi và tƣ liệu nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là sự chuyển di ý niệm của các từ chỉ ý niệm ăn uống trong tiếng Anh trong sự
đối chiếu với tiếng Việt và các mô hình ánh xạ từ miền ý niệm ăn uống sang các miền ý niệm khác. Chúng
tôi tập trung nghiên cứu ý niệm ăn uống nói chung chứ không chỉ nghiên cứu hai động từ ăn và uống.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chủ yếu tiến hành khảo sát hoạt động của các từ chỉ ý niệm ăn uống trong ngôn ngữ tự
nhiên, các tác phẩm văn học, thành ngữ (trong tiếng Anh) và trong kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ
(trong tiếng Việt). Ngoài ra, một nguồn ngữ liệu quan trọng của luận án là ngôn ngữ báo chí (báo in và báo
điện tử).

1


4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, căn cứ vào ngữ liệu thực tế, chúng tôi sẽ chủ yếu áp dụng một số

phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp thống kê, phân loại: phƣơng pháp này giúp chúng tôi tập hợp và phân loại các ẩn dụ ý
niệm của phạm trù ăn uống từ nguồn biểu thức ngôn ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt; khảo sát văn bản,
xây dựng ngữ liệu làm cơ sở thực tiễn để áp dụng khung lí thuyết.
- Phƣơng pháp phân tích ý niệm: chúng tôi tiến hành phân tích các biểu thức ngôn ngữ gắn với ngữ
cảnh cụ thể, hƣớng đến tìm hiểu các đặc trƣng văn hóa tƣ duy ẩn sau chúng.
- Phƣơng pháp so sánh đối chiếu: đây là phƣơng pháp hỗ trợ giúp chúng tôi đối chiếu sự chuyển di ý
niệm từ phạm trù ăn uống sang các phạm trù đối tƣợng khác trong tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó tìm ra
những nét tƣơng đồng và dị biệt về mặt tƣ duy, văn hóa dân tộc giữa hai cộng đồng ngƣời Việt và ngƣời nói
tiếng Anh.
- Các hƣớng tiếp cận liên ngành: kết hợp tri thức của các ngành khoa học khác với tri thức ngành
ngôn ngữ học để tìm hiểu thấu đáo hơn về đặc trƣng văn hóa – tƣ duy dân tộc.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án là một trong số lƣợng không nhiều những công trình nghiên cứu chuyên sâu tiến hành
nghiên cứu tính hệ thống của ẩn dụ tri nhận trong hai ngôn ngữ Anh – Việt về phạm trù ăn uống. Dó đó việc
đi sâu khảo sát các ẩn dụ ý niệm của phạm trù ăn uống trong tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt) có thể đƣợc
xem là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về vấn đề này.
- Điểm mới của luận án là nghiên cứu phạm trù ăn uống với sự tập trung vào ý niệm ăn uống nhìn từ
2 góc độ: tác thể - tức nhấn mạnh vai trò của đối tƣợng thực hiện hành động ăn uống và bị thể - tức nhấn
mạnh vai trò của đồ ăn/thức uống đƣợc tiêu hóa, thay đổi hay tiêu biến trong quá trình ăn uống.
- Xây dựng nên các mô hình tri nhận của ngƣời nói tiếng Anh thông qua ngôn ngữ sử dụng trong sự
đối sánh với tiếng Việt với mục đích hƣớng đến là cung cấp tri thức mô tả chi tiết về những đặc điểm của ẩn
dụ ý niệm phạm trù ăn uống và những giá trị để khám phá mối quan hệ giữa ngôn ngữ - tƣ duy – văn hóa.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lí luận
- Việc áp dụng khung lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận vào nghiên cứu phạm trù ăn uống sẽ giúp
nhằm tìm ra phƣơng thức tƣ duy và mô hình tri nhận của con ngƣời đƣợc phản ánh trong quá trình nhận thức
về thế giới và tiến hành cấu trúc hóa, ý niệm hóa chúng và biểu trƣng chúng qua biểu thức ngôn ngữ.
- Việc nghiên cứu phạm trù ăn uống trong sự đối chiếu Anh – Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận
là một hƣớng nghiên cứu thú vị, đặc sắc, có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu những đặc trƣng và bản

chất tƣ duy của ngƣời nói tiếng Anh và ngƣời Việt trong quá trình nhận thức thế giới.
- Hƣớng nghiên cứu này đi sâu vào tìm hiểu cơ chế ánh xạ ẩn dụ sẽ góp phần quan trọng vào việc
nghiên cứu ngữ nghĩa của một ngôn ngữ trong sự đối sánh với một ngôn ngữ khác, làm phong phú thêm các
luận đề của ngôn ngữ học tri nhận. Đồng thời, luận án sẽ góp thêm một số quan điểm và nhận thức lí luận
cho việc nghiên cứu đặc trƣng tƣ duy dân tộc, góp phần nghiên cứu về khoa học tri nhận.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua phân tích tri nhận các miền nguồn cũng nhƣ mô hình ánh xạ của chúng trong sử dụng
thực tế trong sự đối sánh giữa hai ngôn ngữ Anh – Việt, chúng tôi hy vọng luận án sẽ mang lại những kết quả
có khả năng ứng dụng trong thực tế dạy và học ngôn ngữ ở Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận án

2


Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án đƣợc tổ chức thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận.
Chƣơng 2: Vấn đề ăn uống và cơ chế chuyển di của ý niệm ăn uống trong tiếng Anh và tiếng Việt
Chƣơng 3: Hệ thống ẩn dụ ý niệm của phạm trù ăn uống trong tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt).

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ý niệm ăn uống trong ngôn ngữ ở nước ngoài
Từ góc độ ngôn ngữ học, phạm trù ăn uống đã đƣợc các nhà nghiên cứu tiếp cận theo nhiều hƣớng
khác nhau. Nhìn chung, các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện với các quan điểm chính là: ngữ pháp chức năng,
cú pháp – ngữ nghĩa, từ vựng – ngữ nghĩa, ý niệm – từ vựng, ngữ nghĩa - tri nhận.
Theo quan điểm ngữ pháp chức năng, tác giả Sally Rice [125], trong nghiên cứu của mình đã tìm
hiểu cấu trúc của các động từ chỉ ăn uống trong ngôn ngữ Athapaskan (thuộc ngữ hệ chiếm phần đa ở khu
vực Bắc Mỹ). Theo tác giả, mỗi ngôn ngữ trong ngữ hệ này đều kiến tạo nên một tập hợp các gốc động từ có
tính phân loại mà về mặt ngữ nghĩa chúng ít tập trung vào việc đánh dấu quan hệ kết cấu chủ vị mà chú trọng
hơn vào một số thuộc tính nổi bật của tham thể.

Tiếp cận từ góc độ cú pháp - ngữ nghĩa, tác giả Jae Jung Song đã đƣa ra những kết quả nghiên cứu
về từ moekta (to eat = ăn) và từ masita (to drink = uống) trong tiếng Hàn trong [128]. Tác giả đã nghiên cứu
đặc điểm cú pháp, ngữ nghĩa của hai động từ này, chỉ ra những điểm tƣơng đồng và dị biệt trong nghĩa sở chỉ
và sở biểu của chúng.
Từ góc độ từ vựng – ngữ nghĩa, Alexandra Y. A (2009) đã thực hiện một nghiên cứu trong ngôn ngữ
Manambu (thuộc nhóm ngữ hệ Ndu, khu vực Sepik, New Guinea). Kết quả đƣợc trình bày trong bài viết
[77]. Theo kết quả của nghiên cứu này thì tiếng Manambu có duy nhất một động từ dùng chung chỉ khái
niệm ăn, uống, hút thuốc và cho con bú (breast-feeding). Việc sử dụng cùng một dạng thức miêu tả tất cả các
quá trình ăn uống là một đặc điểm tƣơng đồng của ngôn ngữ Manambu và nhiều ngôn ngữ khác ở New
Guinea.
Tiếp cận theo hƣớng ngữ nghĩa – tri nhận, nhóm tác giả Zahra Khajeh, Imran Ho-Abdullah và Tan
Kim Hua (2013) tại trƣờng Đại học Kebangsaan (Malaysia) đã có một nghiên cứu đối chiếu xuyên ngôn giữa
động từ xordan (ăn) trong tiếng Ba Tƣ (nay gọi là Iran) với từ “eat” (ăn) trong tiếng Anh áp dụng khung lí
thuyết về ẩn dụ ý niệm của Lakoff và Johnson (1980). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tiếng Ba Tƣ chứa
đựng cấu trúc ngữ nghĩa – cú pháp khá cụ thể xét từ phạm trù xuyên tâm tri nhận với trƣờng hợp cụ thể là
động từ xordan. Các biểu thức ẩn dụ của động từ xordan xuất hiện khá nhiều với hình thức chuyển nghĩa đa
dạng biểu thị cách thức tƣ duy riêng có của dân tộc Ba Tƣ.
Với cách tiếp cận từ hai hƣớng khác nhau là (1) từ góc nhìn tri nhận và (2) từ góc nhìn từ vựng học,
nhóm tác giả Peter E. Hook và Prashant Pardeshi đã tiến hành nghiên cứu hệ ngôn ngữ Indo-Aryan với hai
ngôn ngữ đại diện là tiếng Hindi-Urdu và tiếng Marathi. Kết quả đƣợc trình bày trong bài viết [98]. Các tác
giả đã chứng minh rằng ý niệm ăn uống trong những ngôn ngữ này có thể đƣợc mở rộng sang diễn đạt những
sự tình, trạng thái và trải nghiệm trừu tƣợng.
Cũng từ góc độ tri nhận, tác giả Toshiko Yamaguchi (2009), trong [138] đã trình bày kết quả nghiên
cứu của mình về về nghĩa đen và nghĩa bóng trong cách sử dụng các động từ chỉ ăn/uống trong tiếng Nhật.

3


Với nghiên cứu này tác giả khẳng định các yếu tố nhƣ ánh xạ ý niệm phổ quát, định hƣớng văn hóa có vai
trò quan trọng trong việc hình thành nên sự mở rộng nghĩa ẩn dụ.

Cùng hƣớng với Toshiko Yamaguchi [138], Philip J. Jaggar và Malami Buba trong bài [100] đã trình
bày những kết quả nghiên cứu tiếng Hausa, với đối tƣợng nghiên cứu chính là sự chuyển nghĩa ẩn dụ của từ
ci (to eat = ăn) và từ shaa (to drink = uống) sang miền nghĩa mới. Cụ thể là từ ci (ăn) đƣợc mã hóa thành
nghĩa vượt qua/kiểm soát (overcome/control) một bị thể bởi một tác thể nào đó có chức năng làm chủ ngữ.
Nghĩa của từ shaa (to drink = uống) thƣờng đƣợc chuyển di thành trải qua/chịu đựng (undergo).
Trong tuyển tập [119], tác giả Newman (2009) đã có một hợp các bài viết của nhiều tác giả về vấn
đề ăn uống, đặc biệt là các vị từ mang ý niệm ăn uống. Những bài viết này tập trung thảo luận những vấn đề
liên quan đến cấu tạo và chức năng của các vị từ có nghĩa ăn/uống trong các ngôn ngữ riêng biệt cũng nhƣ
trong phổ quát ngôn ngữ nói chung. Cũng nhƣ nhiều hoạt động khác trong đời sống hàng ngày của con
ngƣời, ăn và uống đóng một vai trò cơ bản, nền tảng và là phổ quát toàn nhân loại. Những thuộc tính ngữ
nghĩa điển hình của ăn và uống kể cả khi chúng đƣợc sử dụng với nghĩa đen, vẫn có thể phản ảnh bản chất
đa diện của hoạt động ấy.
Với tình hình nghiên cứu phạm trù ăn uống trong ngôn ngữ học thế giới nói trên có thể khẳng định
rằng vấn đề ăn uống đã giành đƣợc nhiều sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ý niệm ăn uống trong ngôn ngữ ở Việt Nam
Từ góc độ ngôn ngữ, những nghiên cứu về ý niệm ăn uống mới đƣợc quan tâm trong thời gian gần
đây. Công trình đầu tiên phải kể đến là bài viết Câu chuyện tiếp tục về nghĩa của những từ đơn tiết của
Hoàng Tuệ (1973) trong [71]. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích tính đa nghĩa của từ ăn đồng thời chỉ ra
gần 40 nghĩa của từ này. Theo tác giả thì từ ăn có thể đƣợc phân tích theo 4 dòng ngữ nghĩa cơ bản nhƣ sau:
(i) dòng nghĩa tiếp thu; (ii) dòng nghĩa hƣởng thụ; (iii) dòng nghĩa hài hòa; (iv) dòng nghĩa tiêu hao.
Tác giả Nguyễn Thị Kim Hoàng trong [121] đã tiến hành so sánh, đối chiếu việc sử dụng động từ
EAT và DRINK trong tiếng Anh và động từ ĂN và UỐNG trong tiếng Việt, đồng thời chỉ ra đƣợc điểm
tƣơng đồng và khác biệt trong thực tế sử dụng. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở dạng liệt kê cách
cấu trúc ẩn dụ, so sánh số lƣợng chứ chƣa có những lí giải thấu đáo từ góc nhìn tri nhận, chƣa có những kiến
giải, so sánh về văn hóa, tƣ duy dân tộc.
Từ góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, tác giả Đinh Phƣơng Thảo [58] và tác giả Hà Thị Bình Chi
[5] đã thống kê phân loại các đơn vị của trƣờng từ vựng “thức ăn” và “đồ uống” trong tiếng Việt, nghiên cứu
sự hoạt động của chúng trong ngôn ngữ.
Công bố gần đây nhất phải kể đến luận án của tác giả Nguyễn Thị Bích Hợp [31]. Trong luận án, tác
giả đã nghiên cứu khá sâu và tỉ mỉ về miền ý niệm đồ ăn từ góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận. Tác giả kết

luận rằng thông qua các điển mẫu, sự vận động ý niệm “đồ ăn” đƣợc định hình, các thành tố nghĩa mới có sự
biến chuyển xa dần nghĩa trung tâm, chuyển nghĩa theo kiểu hoán dụ hoặc chuyển miền ý niệm tạo thành ẩn
dụ.
Có thể khẳng định rằng việc nghiên cứu phạm trù ăn uống với sự nhấn mạnh đặc biệt vào ý niệm ăn
uống trong tiếng Anh và tiếng Việt hầu nhƣ chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách thấu đáo và có hệ
thống. Vì vậy, luận án trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu hiện có, tiến hành thống kê, phân tích,
đối chiếu cách sử dụng các từ chỉ ý niệm ăn uống trong hai ngôn ngữ, đặc biệt là tình hình chuyển di ý niệm
từ miền ý niệm ăn uống sang các miền ý niệm khác.
1.2 Ngôn ngữ học tri nhận và một số khái niệm liên quan
1.2.1. Khái lược về ngôn ngữ học tri nhận

4


Hiện nay, “tri nhận” là một từ đƣợc sử dụng với tần suất khá nhiều trong các nghiên cứu ngôn ngữ.
“Tri nhận” trong ngôn ngữ học, theo Triệu Diễm Phƣơng [52], chỉ giới hạn ở những tri nhận có liên quan
đến việc học và vận dụng ngôn ngữ của con ngƣời chứ không phải là sự tri nhận hiểu theo nghĩa truyền
thống là việc nắm vững các quy tắc của hệ thống ngôn ngữ.
NNHTN nghiên cứu sự ảnh hƣởng của các cách thức tri giác về thế giới, kinh nghiệm của con ngƣời
lên việc sử dụng ngôn ngữ của họ, đặc biệt là trong điều kiện cùng phù hợp với các qui phạm ngôn ngữ thì
việc làm thể nào để lựa chọn các từ, các câu khác nhau để biểu đạt các ý nghĩa khách quan lại là điều nhận
đƣợc sự quan tâm đặc biệt của NNHTN.
Tóm lại, NNHTN coi ngôn ngữ là một hoạt động tri nhận với xuất phát điểm là tri nhận để từ đó
nghiên cứu hình thức, ý nghĩa của ngôn ngữ cũng nhƣ qui luật của nó.
1.2.2. Lý thuyết phạm trù và phạm trù tỏa tia
1.2.2.1. Phạm trù và phạm trù hóa
Trong ngôn ngữ học tri nhận, phạm trù là một trong những hình thái nhận thức của tƣ duy con ngƣời,
cho phép khái quát hóa kinh nghiệm để phân loại các sự vật hiện tƣợng trong thế giới khách quan. Điều này
có nghĩa là một phạm trù phải đƣợc dựa trên nhƣng gì mà con ngƣời tri giác và trải nghiệm về sự vật hiện
tƣợng đó chứ không phải chính bản thân nó.

Sơ đồ sau đây chỉ ra khái niệm về quá trình phạm trù hóa theo quan điểm kinh nghiệm luận
(experientialism).

TƢ DUY

Ý niệm tri nhận
Lƣợc đồ hình ảnh

CƠ THỂ

THẾ
GIỚI

Năng lực cảm tri
Trải nghiệm thân
thể
Thực thể trong thế giới thực

Sơ đồ số 1: Quá trình phạm trù hóa theo quan điểm kinh nghiệm luận
Sơ đồ trên cho thấy, phạm trù (categories) không trực tiếp kết nối với thế giới thực (real world) mà
trải nghiệm thế giới thông qua những trải nghiệm cơ thể nhờ năng lực cảm tri của con ngƣời. Chính kinh
nghiệm nghiệm thân của con ngƣời giúp hình thành lƣợc đồ hình ảnh bên trong một hệ thống ý niệm.
1.2.2.2. Phạm trù tỏa tia
Khái niệm lan tỏa hay tỏa tia (radiality) là một khái niệm trọng tâm của ngôn ngữ học tri nhận đƣợc
David Lee (2001) và Evan & Green (2006) đề cập tới trong [90] và [110]. Theo đó, hình thức thể hiện của
phạm trù lan tỏa là các lƣới xuyên tâm (radial network). Các lƣới xuyên tâm này đƣợc cấu thành từ một
thành viên trung tâm mang nghĩa trung tâm, gọi là điển mẫu (prototype), xung quanh là các thành viên phụ
(phạm trù bậc dƣới) với nghĩa chuyển . Phạm trù tỏa tia đƣợc Evan & Green (2006) mô hình hóa duới dạng
lƣới nhƣ trong sơ đồ số 2 dƣới đây.


5


Trong sơ đồ lan tỏa này, mỗi nghĩa đặc trƣng đều đƣợc minh họa bằng một điểm mốc thể hiện bởi
một chấm tròn. Các mũi tên có vai trò liên kết các điểm mốc thể hiện mối liên hệ gần hay xa giữa các nghĩa
thành viên.

Sơ đồ số 2: Sơ đồ mô hình hóa phạm trù tỏa tia
1.2.3. Ý niệm và ý niệm hóa
Ý niệm (concept) đƣợc tƣờng giải trong cuốn “Từ điển tâm lý học Oxford” nhƣ sau: “Ý niệm là một
biểu hiện tinh thần, một ý tưởng, hay một tư tưởng tương ứng với một thực thể riêng biệt hay một lớp các
thực thể, hoặc đó là việc định nghĩa hay là những thuộc tính điển dạng của thực thể hay lớp các thực thể đó,
vốn có thể là cụ thể hay trừu tượng”. Tác giả cuốn từ điển này cũng giải thích “ý niệm hóa” là một quá trình
mà trong đó có một ý niệm đƣợc thụ đắc hay đƣợc học hỏi, thƣờng là nhờ vào các thí dụ của thực thể thuộc
về phạm trù và của các thực thể không thuộc về phạm trù đó. Nói chung, nó bao gồm sự học hỏi để phân biệt
và nhận biết những thuộc tính cần chủ yếu mà theo đó các thực thể đƣợc phân loại cũng nhƣ các qui tắc chế
ƣớc sự kết hợp các thuộc tính cần yếu vẫn có thể tách biệt nhau.
1.2.4. Lược đồ và điển dạng
Langacker (1993) chỉ ra rằng cả lƣợc đồ và điển dạng đều là những yếu tố “vốn có” của cấu trúc
phạm trù. Chúng là những biểu hiện khác nhau của cùng một hiện tƣợng nhất quán và mạch lạc. Mặt khác
ông cũng chỉ ra ràng sự mở rộng của phạm trù sẽ xuất hiện khi ta tiến hành phạm trù hóa một trải nghiệm
mới mà trải nghiệm này lại hơi khác biệt so với những trải nghiệm trƣớc đó cùng một phạm trù. Quan điểm
này đƣợc minh họa qua sơ đồ sau:

SCHEMA (sơ đồ)

EXTENSION(sự mở rộng)

PROTOTYPE (điển dạng)


Sơ đồ số 3: Sơ đồ minh họa sự liên quan tương hỗ giữa điển dạng – hình ảnh – sự mở rộng nghĩa
(theo Langacker, 1993, tr.2)
1.2.5. Tính nghiệm thân
Nghiên cứu của khoa học tri nhận cho rằng các ý niệm của con ngƣời không chỉ là các phản ánh của
thực tại bên ngoài mà cơ bản hình thành từ thân thể và não bộ của chúng ta. Lakoff (1987) đã kế thừa những

6


thành quả đó hình thành nên khái niệm trải nghiệm luận và năm 1999 cho ra đời cuốn Philosophy in the
Flesh (triết lí về thân thể) [108]. Lakoff chỉ ra sự nghiệm thân bao gồm những trải nghiệm thực tế hoặc tiềm
tàng của cá thể hay cộng đồng ngƣời, sự tƣơng tác của cá thể với môi trƣờng vật lí và xã hội, bao gồm sự
cảm tri môi trƣờng, di chuyển cơ thể, phát ra lực và cảm thụ lực.
Ở nhiều nền văn hóa, rất nhiều trải nghiệm cơ bản của con ngƣời đƣợc tạo ra từ tập tục văn hóa bản
địa, do đó, có thể xem tính nghiệm thân của tâm trí đƣợc sản sinh từ mối tƣơng tác giữa con ngƣời với thế
giới khách quan và bị giới hạn trong bối cảnh văn hóa cộng đồng. Vì vậy, khi xem xét kinh nghiệm trải
nghiệm của con ngƣời là phải xem xét cả kinh nghiệm của cá thể và kinh nghiệm cộng đồng của ngƣời nói
cùng ngôn ngữ.
1.2.6. Thuyết ẩn dụ ý niệm
1.2.6.1. Sự ra đời của lí thuyết ẩn dụ ý niệm
Khái niệm ẩn dụ ý niệm (hay còn gọi là ẩn dụ tri nhận) đƣợc nhà ngôn ngữ học ngƣời Mỹ G. Lakoff
và nhà triết học ngƣời Anh M. Johnson đƣa ra năm 1980 khi hai ông cho ra đời cuốn sách Metaphor we live by
[105]. Quan điểm của hai ông cho rằng: ẩn dụ không chỉ là hình thức ngôn ngữ mà quan trọng hơn đó là hình
thức tri nhận phổ biến của nhân loại, là quá trình mà con ngƣời dựa vào một sự vật, một hiện tƣợng nào đó
để nhận thức, hiểu biết, suy nghĩ và diễn đạt một sự vật hay một hiện tƣợng khác.
1.2.6.2. Khái niệm về ẩn dụ ý niệm
Ẩn dụ ý niệm (hay còn gọi là ẩn dụ tri nhận – cognitive metaphor) “là một trong những hình thức ý
niệm hóa, một quá trình tri nhận có chức năng biểu hiện và hình thành những ý niệm mới và không có nó thì
không thể nhận được tri thức mới. Về nguồn gốc, ẩn dụ tri nhận đáp ứng năng lực của con người nắm bắt và
tạo ra sự giống nhau giữa những cá thể và những lớp đối tượng khác nhau” (Trần Văn Cơ [7], tr. 293).

1.2.7. Khái niệm miền, miền nguồn và miền đích
1.2.7.1. Khái niệm miền (domain)
Theo Langacker (1987), “miền là những thực thể tri nhận như trải nghiệm tinh thần, không gian trình hiện, ý niệm,
hoặc phức hợp ý niệm”. Nói cách khác, miền là những thực thể ý niệm của những phức hợp và tổ chức ở những mức độ đa
dạng khác nhau. Điều kiện tiên quyết để một cấu trúc tri thức đƣợc coi là một miền là cấu trúc tri thức đó phải có những
thông tin nền cho một nhóm từ vựng. Ví dụ; những biểu thức nhƣ : hot (nóng), cold (lạnh), lukewarm (âm ấm), warm (ấm
áp), cool (mát) là những đơn vị từ vựng thuộc miền TEMPERATURE (nhiệt độ). Nhƣng, nếu không có những phông kiến
thức về TEMPERATURE và những khái niệm liên quan, thì chúng ta sẽ không thể sử dụng đƣợc những thuật ngữ này.
1.2.7.2. Miền nguồn (source domain ) và miền đích (target domain)
Trong cuốn Metaphor – a practical introduction [104], Kovesces đã có một khảo sát về những miền nguồn
và miền đích chủ yếu trong ẩn dụ ý niệm. Theo đó, có 13 miền nguồn và 13 miền đích phổ biến. Những miền
nguồn này bao gồm các phẩm chất của sự vật nhƣ hình dạng, mầu sắc, kích cỡ, độ cứng, độ sắc, trọng lƣợng
v.v..Các miền đích có thể phân thành 3 nhóm chính là (1) tâm lý, trạng thái tinh thần, sự kiện (cảm xúc, tham
vọng, đạo đức, tƣ duy); (2) nhóm xã hội, quá trình xử lí (xã hội, chính trị, kinh tế, mối quan hệ con ngƣời,
giao tiếp); (3) trải nghiệm cá nhân (thời gian, cuộc đời, cái chết, tôn giáo).
1.3. Hành động ăn uống nhìn từ góc độ tác thể (agent-oriented) và bị thể (patient-oriented) theo quan
điểm của John Newman
John Newman (1997) đã có một nghiên cứu khá sâu về vấn đề ăn uống trong tiếng Anh dƣới góc nhìn
của ngôn ngữ học tri nhận, chủ yếu dựa trên quan điểm của Lakoff và Johnson (1980). Nghiên cứu đã đƣa ra
những ví dụ cụ thể đƣợc trích dẫn từ các tác phẩm văn học cổ điển đƣợc viết bằng tiếng Anh – Anh và tiếng

7


Anh – Mỹ. Theo đó tác giả chứng minh đƣợc rằng ý niệm ăn uống trong tiếng Anh (miền nguồn) đƣợc
phóng chiếu lên những miền ý niệm khác (miền đích). Tác giả nghiên cứu sự lan tỏa nghĩa của ý niệm ăn
uống nhìn từ hai góc độ: từ góc độ tác thể (agent-oriented) và từ góc độ bị thể (patient-oriented). Nhìn từ góc
độ tác thể, ý niệm ăn uống đƣợc phóng chiếu đến sáu miền ý niệm khác nhau là miền hô hấp (respiratory
domain), miền cảm xúc (emotional domain), miền tri thức (intellectual domain), miền trải nghiệm cuộc sống
(domain of life’s experiences) và miền sở hữu (possession domain). Sự mở rộng nghĩa của ý niệm ăn uống

theo hƣớng này nhấn mạnh vào tính “nội tại hóa” (internalization), nhất quán với vai trò của đối tƣợng tạo ra
hành động ăn uống ở miền nguồn. Nhìn từ góc độ bị thể, ý niệm ăn uống đƣợc mở rộng nghĩa với sự phóng
chiếu lên ba miền ý niệm khác là miền địa chất (geological domain), miền cảm xúc (emotional domain), và
miền tâm lí (psychological domain). Theo hƣớng này, phạm trù ăn uống lại miêu tả sự phá hủy (destruction)
nhất quán với những ảnh hƣởng của đồ ăn/đồ uống đƣợc nói đến trong miền nguồn.
Nhƣ vậy, miền ăn uống có thể tạo ra những hình ảnh trên hai phƣơng diện khá khác biệt, phụ thuộc
vào đối tƣợng nào đƣợc nhấn mạnh (tác thể hay bị thể) trong quá trình diễn ra hiện tƣợng ăn uống. Tác giả
khẳng định rằng miền ăn uống là một mảnh đất khá “mầu mỡ” cho những nghiên cứu sâu hơn.
Sự mở rộng nghĩa của những từ chỉ ý niệm ăn/uống dựa trên các nền tảng khác nhau là:
a) Dựa trên tính nội tại hóa, ăn/uống có thể mở rộng nghĩa tới các miền khác nhƣ: sự cảm nhận của tác
thể, sự hít thở không khí, sự thỏa mãn về mặt cảm xúc hoặc tri thức.
b) Dựa trên sự tiêu biến của thức ăn/thức uống, ăn/uống có thể mở rộng nghĩa sang sự phá hủy về mặt
thể chất, sự dằn vặt/giằng xé về tâm lý.
Luận điểm của John Newman đƣợc chúng tôi áp dụng nhƣ kim chỉ nam cho những nội dung nghiên
cứu chính của luận án, đƣợc trình bày trong các chƣơng tiếp theo.
*Tiểu kết chƣơng 1
Chƣơng 1 đã tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến vấn đề ăn uống trong và ngoài nƣớc từ bình
diện ngôn ngữ. Vì ăn uống liên quan mật thiết đến văn hóa từng dân tộc nên việc dùng ngôn ngữ liên quan
đến phạm trù ăn uống lại càng phong phú, đa dạng, đặc thù riêng có theo vùng, miền, quốc gia. Tuy nhiên,
các nghiên cứu về vấn đề ăn uống còn khá mỏng, mang tính nhỏ lẻ. Đặc biệt là chƣa có nghiên cứu nào tiếp
cận nghiên cứu phạm trù này thực sự chuyên sâu đối chiếu hai ngôn ngữ Anh – Việt theo góc nhìn ngôn ngữ
học tri nhận.
Ngoài ra, quan điểm của các nhà khoa học tiên phong của ngành ngôn ngữ học tri nhận nhƣ G.
Lakoff & M. Johnson, R. Langacker, L. Talmy, Z. Kovesces, David Lee đã đƣợc chúng tôi nghiên cứu, phân
tích, so sánh để tìm ra những quan điểm phổ quát nhất của ngành ngôn ngữ học tri nhận, từ đó xây dựng nên
đƣờng hƣớng nghiên cứu, cho các chƣơng triển khai phía sau.
Đặc biệt, quan điểm nhìn nhận hành động ăn uống từ hai góc độ: tác thể và bị thể của John Newman
và nhữnng phân tích nhận định từ khoa học sinh lí đã đƣợc trinh bày cụ thể. Đây là luận điểm mấu chốt,
đƣợc chúng tôi áp dụng xuyên suốt trong các chƣơng sau của luận án.


CHƢƠNG 2. CƠ CHẾ CHUYỂN DI CỦA Ý NIỆM ĂN UỐNG TRONG TIẾNG ANH
(ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)
2.1. Cơ chế sinh học của ăn và uống
Có thể tổng kết các quá trình bậc dƣới tạo nên hành động ăn uống hoàn chỉnh trong sơ đồ sau:

8


Phản xạ sinh học: cảm giác đói/khát

Tiếp thụ đồ ăn/thức uống (chất rắn/lỏng): qua miệng

Cách thức tiếp thụ: nhai, nhá, nghiền, nhào trộn, cắn, xé, gặm, nhấm
trong khoang miệng

Chuyển đổi vị trí đồ ăn/thức uống: nuốt

Chuyển đổi trạng thái đồ ăn/thức uống: tiêu hóa

Tác động:
+ Tích cực (nuôi dƣỡng cơ thể)
+ Tiêu cực (bào mòn cơ thể, gây ngộ độc, suy kiệt)

Cảm giác (phản xạ của cơ thể)
+ Tích cực: ngon miệng, thỏa mãn
+ Tiêu cực: không ngon miệng, ngấy, ngán,
Sơ đồ số 4: Các quá trình tạo nên hành động ăn uống hoàn chỉnh
Sơ đồ số 5: Các quá trình tạo nên hành động ăn uống hoàn chỉnh
2.2. Nghĩa của từ eat (ăn) và từ drink (uống) trong tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt)
2.2.1. Nghĩa của từ eat trong tiếng Anh và ăn trong tiếng Việt

Trong tiếng Anh, từ eat đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “to put food in your mouth, chew it and swallow
it” (Oxford advanced learner’s dictionary) nghĩa là “đưa thức ăn vào miệng, nhai và nuốt”.
Kết hợp với khảo sát ngữ liệu trong tiếng Anh (lấy từ kho ngữ liệu tiếng Anh-Anh và kho ngữ liệu
tiếng Anh – Mỹ trên trang và chúng tôi
đã rút ra đƣợc 13 nghĩa của từ eat trong tiếng Anh.
Căn cứ trên từ điển tiếng Việt [48] và căn cứ trên ngữ liệu thu thập đƣợc, chúng tôi phân loại lại
nghĩa của từ ăn trong tiếng Việt gồm 24 nghĩa.

9


Bảng so sánh nghĩa của từ eat trong tiếng Anh trong sự đối chiếu với từ ăn trong tiếng Việt nhƣ sau:
STT

Nghĩa của từ “ăn”

Nghĩa bậc dƣới (nếu có)

Trong

Trong

TA

TV

+

+


+

+

+

+

-

+

-

+

Thụ hưởng

-

+

7

Tiêu thụ (hàng hóa, nhiên liệu)

+

+


8

Thu nạp (để hưởng)

-

+

9

Phải nhận lấy, chịu lấy (ý tiêu cực)

-

+

10

Giành đoạt, lấn át đối tượng khác

+

+

11

Hấp thu/ngấm/hút vào

-


+

Gắn chặt, dính vào

-

+

Phù hợp, hài hòa

-

+

Phá hủy/tiêu hao đối tượng khác

+

+

15

Mở rộng phạm vi

-

+

16


Là thành phần hoặc thuộc về đối tượng

-

+

+

-

1

Nạp năng lƣợng

Đưa thức ăn vào miệng, nhai nghiền và
nuốt nuôi dưỡng cơ thể
Ăn một bữa ăn (ăn sáng, ăn trưa, ăn tối,

2

ăn đêm...)
Tham dự một bữa cỗ/ tiệc trong một dịp cụ

3

thể (ăn cưới, ăn giỗ, ăn tết, ăn hỏi..)
Một hình thức ăn cụ thể (ăn chay, ăn

4


kiêng, ăn dặm, ăn vặt..)
5

Nhai trầu, hút thuốc
Tiếp nhận

6

12

Hòa hợp

13
14

Lan ra

khác
Chiếm chỗ/ chiếm không gian/ dung lượng

17
18

Tƣơng ứng/ ngang giá

-

+

19


Quan hệ tình dục

+

+

20

Giành đoạt bằng hình

-

+

-``

+

thức xấu
21

Làm việc gì đó nhanh,
trong thời gian ngắn
mang tính thực dụng

22

Kiếm sống


-

+

23

Trục lợi từ đối tƣợng

-

+

khác
24

Thực hiện các hoạt động

-

+

25

Gây chết ngƣời

-

+

26


Hoạt động tâm lí

+

-

27

Hoan nghênh, ca ngợi,

+

-

Buồn rầu/ lo lắng/ dày vò

yêu thích

10


28

Tiếp thu lĩnh hội tri thức

+

-


29

Rút lại lời nói

+

-

30

Nhận lỗi, chịu nhịn nhục

+

-

Bảng 1: So sánh nghĩa của từ “eat” trong tiếng Anh và từ “ăn” trong tiếng Việt
Ghi chú: dấu “+”: có xuất hiện nghĩa, dấu “-” : không xuất hiện nghĩa
Qua bảng so sánh trên ta có thể thấy đƣợc từ eat trong tiếng Anh có 13 nghĩa và từ ăn trong tiếng
Việt có 24 nghĩa. Trong đó hai ngôn ngữ có chung 11 nghĩa, còn lại 22 nghĩa khác nhau. Rõ rằng từ ăn trong
tiếng Viết đa nghĩa hơn từ eat trong tiếng Anh. Đặc biệt khả năng kết hợp của từ ăn trong tiếng Việt với các
từ loại khác khá đa dạng, phong phú, tạo nên khả năng chuyển nghĩa mạnh mẽ. (ăn có thể kết hợp nhiều từ
loại khác nhau nhƣ với tính từ, động từ, danh từ). Từ eat trong tiếng Anh thƣờng đƣợc kết hợp với các giới
từ nhƣ at, up, away tạo nên những cụm từ với nghĩa khác nghĩa gốc.
Từ bảng phân tích nghĩa chuyển của từ eat trong tiếng Anh và từ ăn trong tiếng Việt nói trên, đồng
thời áp dụng lí thuyết về mô hình tỏa tia của David Lee và Evan & Green (đã nói trong phần 1.2.2), chúng
tôi có đƣợc mô hình tỏa tia của từ eat trong tiếng Anh và từ ăn trong tiếng Việt nhƣ sau:

11



1C.Tham gia
một bữa
cỗ/tiệc

1B. Ăn một
bữa ăn cụ
thể

1A. Đƣa
thức ăn vào
miệng
nhai,
nuốt

3A. Phá
hủy/ăn mòn

3B.Chiếm
không gian,
dung lƣợng

1. NẠP NĂNG LƢỢNG

3. LAN
RA

2A. Tiêu thụ

EAT

(ăn)

2. TIẾP NHẬN

4. QUAN HỆ
TÌNH DỤC

2B. Lấn át
/giành
đoạt

5. H/Đ TÂM LÍ

6A. Lo
lắng/dày vò

9. NHẪN LỖI
CHỊU NHỤC

6. HOAN
NGHÊNH/YÊU THÍCH

7.LĨNH HỘI
TRI THỨC

8. RÖT LẠI LỜI NÓI

Sơ đồ số 5: mô hình tỏa tia của từ „eat” trong tiếng Anh

12



3C. Thu nạp

1A. Đƣa
thức ăn vào
miệng

1B. Ăn một
bữa ăn cụ
thể

1C. Ăn một
bữa cỗ, tiệc
1D. Một hình
thức ăn cụ
thể

3B.Tiêu thụ

3D. Hấp
thu/ngấm

2A. Một hình
thức ăn cụ thể

1. NẠP NĂNG
LƢỢNG

2. NHAI TRẦU,

HÖT THUỐC

3A.Thụ
hƣởng

3E. Giành
đoạt

4A. Gắn
chặt/dính
vào

3. TIẾP NHẬN

3F. Phải
chịu

4. HÕA HỢP

4B.Hài hòa,
phù hợp

ĂN
12. GÂY CHÉT
NGƢỜI
11. THỰC HIỆN
HÀNH ĐỘNG

7. QUAN HỆ
TÌNH DỤC


10. TRỤC
LỢI

6. TƢƠNG ÖNG/
NGANG GIÁ
9. KIẾM
SỐNG

5. LAN RA
8. LÀM
TRONG
THỜI GIAN
NGĂN

5A. Phá
hủy/tiêu hao

5C. Thuộc
về đối
tƣợng khác

5B. Mở
rộng phạm
vi

Sơ đồ số 6: mô hình tỏa tia của từ “ăn” trong tiếng Việt

13



2.2.2. Nghĩa của từ drink trong tiếng Anh và uống trong tiếng Việt
Trong tiếng Anh, từ drink đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “to take liquid into your mouth and swallow it”
(Oxford advanced learner’s dictionary) nghĩa là “đưa chất lỏng vào miệng và nuốt”.
Qua khảo sát trên cứ liệu từ điển Oxford [141] và căn cứ trên ngữ liệu thu thập đƣợc, chúng tôi thấy
rằng, ngoài nghĩa gốc là “đưa chất lỏng vào miệng và nuốt”, từ drink trong tiếng Anh còn có một số nghĩa
chuyển, xa dần nghĩa gốc.
Với tiếng Việt, chúng tôi đã tiến hành khảo sát từ điển (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên) và
nguồn ngữ liệu từ báo chí và một số tác phẩm văn học. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau: từ uống trong tiếng Việt
có 8 nghĩa.
Các nghĩa của từ drink trong tiếng Anh và từ uống trong tiếng Việt đƣợc tổng hợp trong bảng so
sánh sau đây:
Nghĩa của từ uống

Trong TA

Trong TV

1)

Đƣa chất lỏng vào miệng, nuốt

+

+

2)

Uống chất có cồn


+

+

3)

Tiêu tốn tiền (vì uống rƣợu)

+

-

4)

Tiếp thụ không khí

+

+

5)

Thấm, hút

+

-

6)


Chúc mừng

+

+

7)

Chú ý lắng nghe, thƣởng thức

+

+

8)

Đƣa đến trạng thái nào đó

+

-

9)

Tiêu thụ nhiên liệu

-

+


10)

Quan hệ tình dục

-

+

11)

Trải nghiệm cuộc sống

-

+

STT

Bảng 2: So sánh nghĩa của từ “drink” trong tiếng Anh và từ “uống” trong tiếng Việt
Qua bảng so sánh trên ta thấy rằng, về mặt số lƣợng nghĩa của từ drink trong tiếng Anh và từ uống
trong tiếng Việt ngang nhau (8 nghĩa trong tiếng Anh, 8 nghĩa trong tiếng Việt). Ngoài các nghĩa riêng, hai
ngôn ngữ có chung 5 lớp nghĩa là: đưa chất lỏng vào miệng và nuốt, uống chất có cồn, tiếp thụ không khí,
chúc mừng, chú ý lắng nghe và thưởng thức.
Từ bảng so sánh nghĩa của từ drink trong tiếng Anh và từ uống trong tiếng Việt, áp dụng lí thuyết về
mô hình tỏa tia của David Lee và Evan & Green (đã nói trong phần 1.2.2), chúng tôi có đƣợc mô hình tỏa tia
của từ drink trong tiếng Anh và từ uống trong tiếng Việt nhƣ sau:

14



1. Đƣa chất
lỏng vào miệng
2. Uống
chất có cồn

8. Đƣa đến một
trạng thái khác

7. Chú ý lắng
nghe,
thƣởng thức

DRINK

3. Tiêu tốn tiền

6. Chúc mừng
4. Tiếp thụ
không khí
5.Thấm, hút
Sơ đồ số 7: mô hình tỏa tia của từ „drink” trong tiếng Anh
3. Tiếp thụ không khí
2. Uống chất
có cồn

4. Chúc mừng

1. Đƣa chất lỏng
vào miệng


UỐNG

5. Chú ý lắng nghe,
thƣởng thức

8. Trải
nghiệm cuộc
sống

6. Tiêu thụ nhiên
liệu

7. Quan hệ tình dục

Sơ đồ số 8: mô hình tỏa tia của từ „uống” trong tiếng Việt

15


Trong 4 mô hình tỏa tia trên, ý niệm ăn trong tiếng Việt có khả năng lan tỏa, vận động mạnh mẽ nhất
với 04 chùm nghĩa phái sinh từ nghĩa gốc, tổng số thành tố nghĩa là 24. Ý niệm ăn trong tiếng Anh, đại diện
là eat có 04 chùm nghĩa phái sinh từ nghĩa gốc, tổng số thành tố nghĩa là 13. Ý niệm uống trong tiếng Anh,
đại diện là drink có 8 thành tố nghĩa, ý niệm uống trong tiếng Việt cũng có số lƣợng thành tố nghĩa tƣơng
đƣơng là 8.
2.3. Nền tảng tri nhận tạo nên cơ chế chuyển di ý niệm của ăn và uống trong tiếng Anh (đối chiếu với
tiếng Việt)
Vận dụng quan điểm của Newman (1997) về cơ chế chuyển nghĩa của ý niệm ăn uống đƣợc nêu ra
trong cuốn “The linguistics of eating and drinking”, chúng tôi khái quát 03 hƣớng chuyển di ý niệm của miền
ăn uống sang các miền ý niệm khác gồm: (i) Chuyển di ý niệm dựa trên sự hoàn thành của hoạt động ăn
uống; (ii) Chuyển di ý niệm dựa trên sự nội tại hóa (nhìn từ góc độ tác thể); (iii) Chuyển di ý niệm dựa trên

sự tiêu biến của đồ ăn/thức uống (nhìn từ góc độ bị thể).
2.3.1. Chuyển di ý niệm dựa trên sự hoàn thành của hoạt động ăn uống
Nhƣ đã nói ở trên, hoạt động ăn uống có những nét giống nhau, tuy nhiên không giống nhau một
cách hoàn toàn. Khi nói đến ăn là chúng ta liên tƣởng tới sự thay đổi về trạng thái của đồ ăn, từ dạng vật chất
thô trải qua quá trình nhai, nghiền chuyển sang dạng vật chất tinh hơn, cuối cùng chuyển hóa thành chất dinh
dƣỡng đi nuôi cơ thể. Nhƣ vậy, hoạt động ăn nói chung và các động từ chỉ sự ăn nói riêng hàm chỉ một quá
trình “hoàn chỉnh”, sự hoàn thành của một chu trình làm việc (perfectivity). Hoạt động uống hơi khác biệt vì
ở đó không diễn ra quá trình chuyển đổi trạng thái vật chất (ở đây là đồ uống) giống nhƣ quá trình ăn. Đồ
uống sau khi đƣợc đƣa vào khoang miệng sẽ trải qua quá trình thay đổi ngay trong đƣờng đi của nó là qua
khoang miệng, ống họng và đi qua các tuyến tiêu hóa. Quá trình này gần nhƣ một “đƣờng thẳng” vì không
xảy ra sự nhai nghiền, nhào trộn thức ăn nào trong khoang miệng cũng nhƣ trong dạ dày. Rõ ràng hoạt động
“ăn” sẽ tạo ra một hình ảnh về một quá trình thay đổi vật chất hoàn chỉnh, còn hoạt động “uống” lại gợi nên
hình ảnh về sự liên tục, lặp lại. Chính nét khác biệt này tạo ra sự phân tách trong khả năng chuyển di
của ý niệm ăn ý niệm uống.
2.3.2. Chuyển di ý niệm dựa trên sự nội tại hóa (nhìn từ góc độ tác thể)
Khi tƣ duy ngôn ngữ, con ngƣời sẽ dựa trên những trải nghiệm thân thể của mình với môi trƣờng
xung quanh để mô hình hóa, khái quát hóa thành những lƣợc đồ hình ảnh, từ đó hình thành nên ý niệm, ý
nghĩa và kết quả cuối cùng là ngôn ngữ. Trƣớc hết với tƣ cách là tác thể (agent), con ngƣời hiểu, trải nghiệm
qua quá trình ăn uống và từ đó tƣ duy sang ngôn ngữ sử dụng. Trong quá trình ăn uống, con ngƣời với vai trò
là tác nhân gây ra hành động tạo ra một hình ảnh rõ nét về tính nội tại hóa (internalization).

2.3.2.1. Chuyển di ý niệm dựa trên trải nghiệm thoải mái, thỏa mãn của chủ thể
2.3.2.2. Chuyển di ý niệm dựa trên trải nghiệm không thoải mái của chủ thể
2.3.2.3. Chuyển nghĩa dựa trên cảm giác do ăn uống mang lại cho chủ thể
2.3.3. Chuyển nghĩa dựa trên sự tiêu biến của đồ ăn/ thức uống (nhìn từ góc độ bị thể)
Ở đây vai trò của đối tƣợng tiếp thụ đồ ăn/thức uống không còn đƣợc chú trọng. Cái đƣợc chú trọng
chính là hiệu ứng tạo nên khi hình ảnh đồ ăn/thức uống phải trải qua một qua trình xử lí cơ học có phần bạo
liệt và bị chuyển hóa thành các chất khác nhau để tham gia vào quá trình tiêu hóa và đào thải. Dựa trên trải
nghiệm này, ngƣời sử dụng ngôn ngữ đã ý niệm hóa sang các miền ý niệm khác, cụ thể chúng tôi đề cập ở
đây là các hiện tƣợng tự nhiên (địa lý, thiên văn, địa chất, sinh học, hóa học v.v..), hiện tƣợng xã hội, hoạt

động kinh tế-xã hội, hoạt động tâm sinh lí.

16


2.3.3.1. Sự tiêu biến các thực thể trong các hiện tượng tự nhiên
2.3.3.2. Hiện tượng đấu tranh trong tự nhiên và xã hội
2.3.3.3. Trải nghiệm cuộc sống
2.3.3.4. Diễn biến về tâm lí, tình cảm
* Tiểu kết chƣơng 2:
Chƣơng 2 đã đƣa ra khái quát về cơ chế sinh học của hoạt động ăn uống gồm các giai đọan cơ bản
của quá trình ăn uống. Nhìn chung hành động ăn uống luôn tuân theo một chu trình chung từ “cảm giác
đói/khát” (hunger/thirst) tạo ra nhu cầu ăn/uống cho con ngƣời, thậm chí bắt buộc con ngƣời phải ăn/uống để
thỏa mãn cảm giác đó. Bắt đầu của chu trình này là phải có một lƣợng chất rắn/ lỏng đƣợc đƣa vào trong
miệng (intake). Tiếp theo là quá trình nhai, nghiền đồ ăn/thức uống diễn ra trong khoang miệng. Đồ ăn/thức
uống phải trải qua một quá trình này gọi là tiêu hóa (digestion). Chức năng của hành vi ăn uống là để nuôi
dƣỡng cơ thể (nourishment). Sau khi ăn, chủ thể sẽ có đƣợc cảm giác từ ăn uống đem lại (taste), đƣợc cảm
nhận thông qua vị giác (gustation). Cơ chế sinh học của quá trình ăn uống là cơ sở quan trọng, là kim chỉ
nam để chúng tôi thực hiện các bƣớc nghiên cứu tình hình chuyển di ý niệm từ miền ăn uống sang các miền
khác.
Căn cứ trên quan điểm của Newman (1997), chúng tôi đã nêu ra và chứng minh bằng các ví dụ cụ
thể cơ sở của hiện tƣợng chuyển di ý niệm của miền ăn uống, cụ thể là hiện tƣợng tỏa tia ý niệm của nhóm từ
chỉ ý niệm ăn uống. Theo đó, quá trình chuyển nghĩa cần phải đƣợc xét từ hai góc nhìn khác nhau: (1) từ góc
độ tác thể tức là chú trọng tính nội tại hóa của chủ thể, (2) từ góc độ bị thể tức là chú trọng vào hình ảnh bị
phá hủy và tiêu biến của đồ ăn/thức uống. Ngoài ra, cảm giác do ăn uống mang lại cũng là một nguồn gốc
quan trọng tạo ra hiện tƣợng chuyển di ý niệm của phạm trù ăn uống.

CHƢƠNG 3: HỆ THỐNG ẨN DỤ Ý NIỆM PHẠM TRÙ ĂN UỐNG TRONG
TIẾNG ANH (ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)
Dựa trên kết quả khảo sát ngữ liệu trong tiếng Anh và trong tiếng Việt, chúng tôi đã có những kết

quả bƣớc đầu về mô hình ẩn dụ ý niệm của miền ăn uống thể hiện trên hai ngôn ngữ Anh – Việt. Chúng tôi
cố gắng xác lập con đƣờng tƣ duy thông qua các ẩn dụ ý niệm xây dựng đƣợc. Con đƣờng tƣ duy ấy phản
ánh nhận thức của con ngƣời từ những trải nghiệm ăn uống sang những trải nghiệm trong các lĩnh vực khác
nhau của đời sống. Các ẩn dụ ý niệm sẽ đƣợc trình bày dƣới dạng biểu thức A LÀ B, trong đó A là miền đích
(các miền ý niệm nhƣ hiện tƣợng tự nhiên, con ngƣời, cảm xúc, hoạt động chính trị xã hội v.v..), B là miền
nguồn (phạm trù ăn uống).
3.1. Mô hình ẩn dụ ý niệm của ý niệm ăn uống trong tiếng Anh nhìn từ góc độ tác thể (đối chiếu với
tiếng Việt)
3.1.1. Hoạt động của con người là ăn uống
3.1.1.1. Hoạt động sinh học của con người là ăn uống
3.1.1.2. Hoạt động xã hội của con người là ăn uống
a) CÓ THÊM CƠ HỘI LÀ ĂN UỐNG
b) CÓ THÊM VẬT CHẤT LÀ ĂN UỐNG
c) HAM THÍCH/ ĐAM MÊ THAM GIA MỘT HOẠT ĐỘNG LÀ ĂN UỐNG
d) THU NHẬN KẾT QUẢ LÀ ĂN UỐNG

17


3.1.1.3. Ứng xử xã hội là ăn uống
a)

LẤN ÁT/GÂY ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỐI TƢỢNG KHÁC LÀ ĂN UỐNG

b) NHẪN NHỊN TRƢỚC ĐỐI TƢỢNG KHÁC LÀ ĂN UỐNG
c) PHẢN BỘI LẠI NGƢỜI KHÁC LÀ ĂN UỐNG
d) HÀNH XỬ THIẾU VĂN HÓA LÀ ĂN UỐNG KHÔNG ĐÖNG CÁCH
3.1.1.4. Trải nghiệm cuộc sống là ăn uống
3.1.1.5. Hoạt động tư tưởng tinh thần là ăn uống
a)


LĨNH HỘI TRI THỨC LÀ ĂN UỐNG

b) GẶP KHÓ KHĂN TRONG LĨNH HỘI TRI THỨC LÀ ĂN UỐNG
c) CHẤP NHẬN Ý KIẾN KHÁC LÀ ĂN UỐNG
d) XỬ LÍ THÔNG TIN LÀ ĂN UỐNG
3.1.1.6. Hoạt động tâm lí là ăn uống
a) NUÔI DƢỠNG CẢM XÖC LÀ ĂN UỐNG
b)
c)
3.1.2.

KÌM NÉN CẢM XÖC LÀ ĂN UỐNG CÓ VẤN ĐỀ
BỘC LỘ CẢM XÖC LÀ ĂN UỐNG
Sự vật hiện tượng khách quan là ăn uống

3.1.2.1. Hoạt động của sự vật khách quan là ăn uống
3.1.2.2.

Cảm giác về sự vật hiện tượng khách quan là ăn uống

a) CẢM GIÁC THIẾU THỐN VỀ SỰ VẬT HIỆN TƢỢNG KHÁC LÀ CẢM GIÁC ĂN UỐNG
KHÔNG ĐẦY ĐỦ
b) CẢM GIÁC THỎA MÃN VỀ SỰ VẬT HIỆN TƢỢNG LÀ CẢM GIÁC ĂN UỐNG ĐẦY ĐỦ
c) CẢM GIÁC DƢ THỪA LÀ CẢM GIÁC ĂN UỐNG QUÁ MỨC
*Đánh giá chung:
Nhƣ vậy, nhìn từ góc độ tác thể với sự tập trung vào hình ảnh của đối tƣợng gây ra hành động chúng
tôi đã tìm ra đƣợc 3 nhóm mô hình ẩn dụ ý niệm, trong đó miền đích là phạm trù con ngƣời, hiện tƣợng tự
nhiên và cảm giác về sự vật hiện tƣợng. Trong đó 2 nhóm tồn tại những mô hình ẩn dụ bậc dƣới là nhóm
hoạt động của con ngƣời và nhóm cảm giác về sự vật hiện tƣợng. Các mô hình ẩn dụ ý niệm đƣợc tổng kết

qua bảng sau:
Mô hình ẩn dụ ý niệm

T.A T.V

Hoạt động của con ngƣời Hoạt động sinh học

+

-

Có thêm cơ hội là ăn uống

+

+

Có thêm vật chất là ăn uống

+

+

Ham thích/ đam mê tham gia một

+

-

Thu nhận kết quả là ăn uống


-

+

Lĩnh hội tri thức là ăn uống

+

+

Gặp khó khăn trong lĩnh hội tri +

+

là hoạt động ăn uống
Hoạt động xã hội

hoạt động là ăn uống
Hoạt động tƣ tƣởng tinh thần

thức là gặp khó khăn trong ăn uống

18

Chấp nhận ý kiến khác là ăn uống

+

-


Xử lí thông tin là ăn uống

+

-


Hoạt động tâm lí

Trải nghiệm cuộc sống

Nuôi dƣỡng cảm xúc là ăn uống

+

+

Kìm nén cảm xúc là ăn uống

+

+

Bộc lộ cảm xúc là ăn uống

+

-


Gặp khó khăn trong cuộc sống là +

+

ăn uống có vấn đề
Ứng xử xã hội

Lấn át/ gây ảnh hƣởng đến đối +

+

tƣợng khác là ăn uống
Nhẫn nhịn trƣớc đối tƣợng khác là +

-

ăn uống
Phản bộ ngƣời khác là ăn uống

+

-

Hành xử thiếu văn hóa là ăn uống -

+

không đúng cách
Sự vật hiện tƣợng (SVHT) Hoạt động của SVHT là ăn


+

+

Cảm giác về SVHT là cảm Cảm giác thiếu thốn về SVHT là +

+

uống

khách quan

giác do ăn uống mang lại

cảm giác ăn uống không đầy đủ
Cảm giác thỏa mãn về SVHT là +

+

cảm giác ăn uống vừa đủ
Cảm giác dƣ thừa về SVHT là cảm +

+

giác do ăn uống quá mức
Bảng 3: Tổng hợp các mô hình ẩn dụ ý niệm phạm trù ăn uống trong tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt)
từ góc độ tác thể
3.2. Mô hình ẩn dụ ý niệm của ý niệm ăn uống trong tiếng Anh nhìn từ góc độ bị thể (đối chiếu với
tiếng Việt)
Khi xét hiện tƣợng ăn uống từ góc độ bị thể, vai trò của đồ ăn thức uống đƣợc quan tâm đặc biệt với

những thay đổi về chất và lƣợng của đồ ăn/ thức uống trong quá trình bị nhai nghiền trong khoang miệng, sự
biến mất sau quá trình nuốt trôi qua ống họng, vào thực quản, và đặc biệt là quá trình nhào trộn và tiêu hóa
diễn ra trong dạ dày. Nét nổi bật nhất là cần đƣợc chú ý là sự tiêu biến của đồ ăn thức uống chứ không phải
là vai trò của tác nhân gây ra hành động ăn uống.
3.2.1. Hiện

tượng tự nhiên là ăn uống

3.2.2. Đấu tranh trong tự nhiên – xã hội là ăn uống

3.2.2.1. Chiếm lĩnh vị trí/không gian/ dung lượng là ăn uống
3.2.2.2. Lấn át/gây ảnh hưởng đến đối tượng khác là ăn uống
3.2.2.3. Phá hủy đối tượng khác là ăn uống
3.2.3. Hoạt động kinh tế xã hội là ăn uống
3.2.3.1. Tiêu thụ thời gian/tiền bạc/năng lượng là ăn uống
3.2.3.2. Đảm nhận công việc là ăn uống
3.2.3.3. Diễn biến kinh tế là ăn uống
*Đánh giá chung
Nhƣ vậy, từ góc độ bị thể chúng tôi đã xác lập đƣợc 03 mô hình ẩn dụ ý niệm của phạm trù ăn uống
trong tiếng Anh, đồng thời đối chiếu với tiếng Việt để tìm ra những mô hình tƣơng đồng cũng nhƣ những mô

19


hình đặc thù ở hai ngôn ngữ. Ba mô hình ẩn dụ này đƣợc chia thành nhiều nhóm nhỏ, với những ẩn dụ bậc
dƣới tồn tại song hành nhƣ đƣợc chúng tôi trình bày trong bảng tổng hợp sau đây:
Mô hình ẩn dụ ý niệm

TA


TV

1. Hiện tƣợng tự nhiên là ăn

+

+

+

+

Lấn át ảnh hƣởng đến đối tƣợng khác là ăn +

+

uống
2. Đấu tranh trong tự nhiên xã Chiếm vị trí/dung lƣợng là ăn uống
hội là ăn uống

uống
Phá hủy đối tƣợng khác là ăn uống

+

+

3. Hoat động kinh tế xã hội là Tiêu thụ thời gian/tiền bạc/năng lƣợng là ăn +

+


ăn uống

uống
Đảm nhận công việc là ăn uống

+

+

Diễn biến kinh tế là ăn uống

+

+

Bảng 4: Tổng hợp các mô hình ẩn dụ ý niệm phạm trù ăn uống trong tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt)
từ góc độ bị thể
Có thể thấy rõ ràng rằng quá trình chuyển di ý niệm từ miền ăn uống sang các miền khác trong cả hai
ngôn ngữ Anh – Việt có khá nhiều điểm tƣơng đồng. Cả 3 miền ý niệm đƣợc ý niệm hóa từ miền ăn uống có
ở tiếng Anh đều có xuất hiện tƣơng đƣơng trong tiếng Việt.
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy nhìn từ góc độ bị thể miền ý niệm ăn uống đã chuyển di sang ba miền
ý niệm lớn là (i) hiện tƣợng tự nhiên; (ii) đấu tranh trong tự nhiên và xã hội; (iii) hoạt động kinh tế xã hội
hình thành nên mô hình ẩn dụ ý niệm:
1. HIỆN TƢỢNG TỰ NHIÊN LÀ ĂN UỐNG
2. ĐẤU TRANH TRONG TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LÀ ĂN UỐNG
3. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI LÀ ĂN UỐNG
Từ những mô hình ẩn dụ này phái sinh thêm các ẩn dụ bậc dƣới là:
1. CHIẾM VỊ TRÍ/DUNG LƢỢNG LÀ ĂN UỐNG
2. LẤN ÁT/GÂY ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỐI TƢỢNG KHÁC LÀ ĂN UỐNG

3. PHÁ HỦY ĐỐI TƢỢNG KHÁC LÀ ĂN UỐNG
4. TIÊU THỤ THỜI GIAN/TIỀN BẠC/ NĂNG LƢỢNG LÀ ĂN UỐNG
5. ĐẢM NHẬN CÔNG VIỆC LÀ ĂN UỐNG
6. DIẾN BIẾN KINH TẾ LÀ ĂN UỐNG
Kêt hợp với những kết quả có đƣợc từ phần 3.1 (nhìn từ góc độ tác thể) và phần 3.2. (nhìn từ góc độ
bị thể), có thể khẳng định rằng tƣ duy ngôn ngữ của ngƣời Anh và ngƣời Việt về ý niệm ăn uống bên cạnh
những điểm khác, có tƣơng đối nhiều điểm giống nhau. Dù ở nền văn hóa nào thì cơ chế ăn uống vẫn tuân
theo qui luật chung và diễn tiến theo những cơ chế chung. Chính vì những điểm chung ấy tạo nên tính tƣơng
đồng trong tƣ duy của nhân loại. Nói nhƣ vậy không phải là chúng tôi muốn xóa mờ những đặc trƣng văn
hóa dân tộc mang tính riêng biệt tồn tại trong chính hoạt động ăn uống của mỗi quốc gia. Mỗi dân tộc sẽ có
những qui định riêng trong cách cách ứng xử văn hóa của mình. Nhƣ đã nói ở phần trên, bên cạnh những
điểm tƣơng đồng, chúng tôi có đƣợc những kết quả chứng minh rằng có tồn tại sự khác biệt nhất định trong
lối tƣ duy về ý niệm ăn uống thể hiện trong hai ngôn ngữ Anh – Việt.

20


*Tiểu kết chƣơng 3:
Bức tranh ngôn ngữ bao giờ cũng là một tấm gƣơng phản chiếu cách nhìn thể giới, cách con ngƣời
tri nhận và mô tả thể giới. Do đó, thông qua ngôn ngữ, chúng ta có thể phát hiện cách tƣ duy giống nhau và
khác nhau của con ngƣời trong cách nhìn thế giới. Điều này giúp chúng ta trở nên nhạy cảm hơn và không võ
đoán khi đánh giá sự vật hiện tƣợng xung quanh mình, đồng thời giúp chúng ta hình dung đƣợc cấu trúc cả
tƣ duy và các con đƣờng nhận thức của chúng ta.
Trong chƣơng 3, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu tổng quát về ẩn dụ ý niệm có liên quan đến ăn
uống trên cơ sở ngữ liệu thu đƣợc trong tiếng Anh và tiếng Việt. Từ đây, chúng tôi đã tiến hành phân loại
ngữ liệu theo qui luật của cơ chế chuyển nghĩa đã nêu ở chƣơng 2, sau đó chúng tôi tiến hành phân tích, đối
chiếu trên cả hai ngôn ngữ.
Kết quả:
+ Đứng từ góc độ tác thể - tức nhấn mạnh vai trò của đối tƣợng thực hiện hành động - chúng tôi
quan sát đƣợc 19 cấu trúc ẩn dụ ý niệm với miền đích chủ yếu là hoạt động của con ngƣời. Các hoạt động

của con ngƣời đƣợc ý niệm hóa từ miền ăn uống bao gồm khá đa dạng các tiểu loại khác nhau từ hoạt động
sinh học, đến hoạt động xã hội, thậm chí cả những hoạt động khó quan sát hơn là hoạt động tƣ tƣởng, tinh
thần, hoạt động tâm lí. Từ góc nhìn này, chúng tôi thấy rằng các hoạt động của sự vật hiện tƣợng tự nhiên
cũng đƣợc con ngƣời ý niệm hóa thông qua lăng kính tri nhận của hoạt động ăn uống. Sự xuất hiện của hình
ảnh hiện tƣợng tự nhiên thông qua ý niệm ăn uống cũng góp phần khẳng định sự phong phú đa dạng và sức
mạnh tuyệt vời của tƣ duy con ngƣời khi phóng chiếu từ miền ý niệm quen thuộc tới các miền ý niệm trừu
tƣợng hơn, rộng hơn để lí giải các hiện tƣợng khách quan quanh mình.
+ Đứng từ góc độ bị thể - tức quan tâm đến việc đồ ăn/thức uống đƣợc tiêu hóa, thay đổi hay tiêu
biến trong quá trình ăn uống – chúng tôi quan sát và thấy rằng ý niệm ăn uống có xu hƣớng chuyển di sang
các miền ý niệm về hiện tƣợng tự nhiên, hoạt động đấu tranh trong tự nhiên – xã hội, hoạt động kinh tế xã
hội. Hình ảnh con ngƣời ít xuất hiện một cách trực tiếp trong miền đích của các ánh xạ này, mà chỉ xuất hiện
thông qua những diễn biến trong tâm lí với điểm nhấn là sự dày vò, sự hủy hoại về mặt tinh thần, sự héo mòn
trong nội tâm. Đây là những quá trình đấu tranh nội tâm hết sức trừu tƣợng đã đƣợc biểu thị một cách sinh
động trong cả hai ngôn ngữ thông qua những từ ngữ, cách diễn đạt vốn đƣợc dùng để biểu thị những trải
nghiệm cụ thể của con ngƣời về ăn uống.

21


KẾT LUẬN
Luận án của chúng tôi hƣớng tới mục tiêu nghiên cứu hiện tƣợng ngôn ngữ dựa trên quan điểm của
khoa học tri nhận. Sau đây là một số kết luận chính đƣợc rút ra dựa trên cơ sở nghiên cứu của luận án.
1. Chúng tôi đã tóm lƣợc, tổng hợp những kiến thức chung nhất, cơ bản nhất về ngôn ngữ học tri
nhận. Những quan điểm của những nhà nghiên cứu tri nhận luận khác nhau cũng đã đƣợc đề cập, đánh giá
chi tiết. Đồng thời chúng tôi cũng nhấn mạnh sự lựa chọn có tính kim chỉ nam cho việc thực hiện các nhiệm
vụ nghiên cứu của luận án. Đó là quan điểm của Lakoff & Johnson (1980) và Kovesces (2010) về ẩn dụ ý
niệm, phân loại miền nguồn, miền đích, các thao tác tri nhận trong nhận thức và cách thức tƣ duy đƣợc biểu
đạt qua ngôn ngữ. Đặc biệt là quan điểm của Lakoff và Johnson cho rằng ngôn ngữ về bản chất có tính ẩn
dụ, và nhiều khái niệm trừu tƣợng đƣợc hình thành nên thông qua các ẩn dụ ý niệm. Đây là quan điểm có
tính chất bƣớc ngoặt, làm thay đổi cơ bản cách nhìn nhận việc nghiên cứu ngôn ngữ từ trƣớc đến nay.

Điểm mới là trong luận án này, chúng tôi đã vận dụng nghiên cứu về phạm trù ăn uống trong ngôn
ngữ của Newman (1997) với cách nhìn nhận quá trình ăn uống từ hai góc độ: tác thể và bị thể, từ đó rút ra
các mô hình ẩn dụ ý niệm và luận giải đƣợc cách thức tƣ duy của con ngƣời.
2. Vận dụng lí thuyết Ngôn ngữ học tri nhận và cách nhìn nhận quá trình ăn uống với sự chú trọng về
tác thể, bị thể liên quan đến phạm trù ăn uống, chúng tôi đã có những phân tích với ví dụ cụ thể để tìm ra cơ
chế chuyển di của miền ý niệm ăn uống. Qua phân tích ngữ liệu chúng tôi đã đi đến những đánh giá khái
quát về tình hình chuyển di ý niệm giữa phạm trù ăn uống sang các miền ý niệm khác. Kết quả phân tích cho
thấy:
(i) nhìn từ góc độ tác thể, miền ý niệm ăn uống có khả năng chuyển di sang 02 miền ý niệm lớn là
miền ý niệm con ngƣời và miền ý niệm hiện tƣợng tự nhiên. Trong đó, miền ý niệm về con ngƣời là miền
đích rộng lớn nhất, đƣợc ý niệm hóa từ miền ăn uống nhiều nhất. Đặc biệt, cảm giác của con ngƣời về sự vật
hiện tƣợng đƣợc ý niệm hóa từ miền ăn uống một các nổi bật và đƣợc thể hiện rõ nét trong cả hai ngôn ngữ
Anh – Việt.
(ii) nhìn từ góc độ bị thể, miền ý niệm ăn uống có khả năng chuyển di sang 03 miền ý niệm khác là
hiện tƣợng tự nhiên, đấu tranh trong tự nhiên – xã hội, và hoạt động kinh tế xã hội. Với sự nhấn mạnh vào sự
tiêu biến/thay đổi của bị thể, từ góc độ nhìn nhận này, quá trình ăn uống đƣợc ý niệm hóa chủ yếu sang hiện
tƣợng tự nhiên, xã hội, còn hình ảnh con ngƣời ít xuất hiện trong những mô hình ẩn dụ mà chúng tôi tìm
đƣợc.
3. Các phân tích ví dụ văn bản điển hình cho thấy rằng kinh nghiệm sinh lí, cơ chế tâm lí, khoa học
thần kinh là những cơ sở quan trọng để con ngƣời có thể khái quát hóa các sự vật hiện tƣợng khác thông qua
các trải nghiệm cơ thể mình. Ví dụ trải nghiệm về cảm giác đói khát tạo nên cảm giác về sự thiếu thốn về
tinh thần, về những thứ trừu tƣợng nhƣ kiến thức, thông tin, sự chiến thắng v.v…hoặc thậm chí khó định
hình hơn nhƣ sự thiếu hụt về tình cảm. Từ đó con ngƣời thể hiện ngay cách hiểu và quan điểm của mình áp
lên việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày.
4. Qua phân tích, đối chiếu hai ngôn ngữ Anh – Việt, chúng tôi thấy rằng ngôn ngữ chịu ảnh hƣởng
từ tƣ duy của con ngƣời. Những trải nghiệm nghiệm thân từ thực tế cuộc sống cũng nhƣ những trải nghiệm
từ cơ chế sinh lí, cơ chế tâm lí góp phần không nhỏ trong quá trình con ngƣời xây dựng và hình thành nên
các nghĩ, cách sống của cá nhân và xa hơn nữa là của cả một cộng đồng dân tộc. Cũng chính vì tuân theo các
qui luật phổ quát và các cơ chế chung nên ngoài những điểm khác nhau cơ bản mang tính riêng có của mỗi
dân tộc thì ngôn ngữ đƣợc sử dụng ở các nền văn hóa khác nhau vẫn có những đặc điểm chung, nhất quán,


22


×