Tải bản đầy đủ (.doc) (146 trang)

Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.71 KB, 146 trang )

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC
PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC
Tác giả: TS. Trần Thị Kim Xuyến

DẪN NHẬP
Để nghiên cứu các hiện tượng xã hội, cần sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau. Việc sử dụng phương pháp
nghiên cứu hay công cụ thu thập thông tin nào, hoặc phối hợp
chúng như thế nào, hoàn toàn tuỳ thuộc vào mục tiêu của cuộc
nghiên cứu.
Trước khi xem xét các phương pháp cụ thể trong phương pháp
hệ nghiên cứu xã hội học, sinh viên cần nắm vững một số vấn đề cơ
bản như vai trò của chương trình nghiên cứu xã hội học, mục đích
và nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu xã hội học; những vấn đề
phương pháp luận của nghiên cứu xã hội học; cách lý giải và thao
tác hóa các khái niệm; cách thức xây dựng kế hoạch - tổ chức kỹ
thuật nghiên cứu xã hội học...
Phần trình bày dưới đây là những phương pháp thu thập thông
tin thường được sử dụng trong những nghiên cứu về xã hội: những
phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng và nghiên
cứu có sự tham gia của người dân.
Ngoài những tông tin trong tập tài liệu này, sinh viên cần tham
khảo thêm các tài liệu khác cũng viết về phương pháp nghiên cứu
như.


G.V.O-xi-pốp. Những cơ sở nghiên cứu xã hội học, nhà xuất
bản khoa học xã hôi và nhà xuất bản tiến bộ, 1988.
L. Therese Beker. Thực hành nghiên cứu xã hội, nhà xuất bản
chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.


Gunter Endruveit. Các lý thuyết xã hội học hiện đại, nhà xuất
bản thế giới, Hà Nội, 1999.
Nhiều tác giả. Nghiên cứu xã hội thực nghiệm, nhà xuất bản
thế giới, Hà Nội, 1999.
Viện tái thiết nông thôn quốc tế Philipin. Các phương pháp
tham gia trong quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng,
trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, đại học quốc gia Hà
Nôi dịch và giới thiệu, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 2000.

Phần 1. ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
Bài 1. XÃ HỘI HỌC LÀ GÌ? VÀI NÉT VỀ XÃ HỘI HỌC VÀ
BẢN CHẤT CỦA NÓ NHƯ LÀ CƠ SỞ CỦA MÔN PPNC
XHH
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Xã hội học.
Sự ra đời của bộ môn này không đồng nhất trên thế giới.
Không đồng nhất trong định nghĩa về nó.
Các nhà Xã hội học thống nhất với nhau ở một điểm: Xã hội
học là một môn khoa học nghiên cứu một cách hệ thống các nhóm
người. Nó tập trung nghiên cứu các mối quan hệ hỗ tương và hành
vi chung của các nhóm người.
Giải thích về các hiện tượng xã hội như thế nào?


Quan điểm của các nhà xã hội học về các hiện tượng xã hội:
không quan tâm tới đặc điểm của cá nhân mà chỉ quan tâm tới các
nhóm người.
- Vì sao?
Khi tham gia vào một một nhóm nào đó, chúng ta luôn có xu
hướng tuân theo khuôn mẫu của nhóm.
Những người thuộc về các nhóm giống nhau thường có những

khuynh hướng tư duy, cảm xúc, ứng xử gần như nhau.
Những hành vi của con người được thực hiện theo khuôn mẫu
mang tính đều đặn, lặp đi lặp lại và có sự phối hợp. Ví dụ khi đi xe
trên đường, chúng ta luôn đi về phía bên phải của đường.
Đời sống xã hội gồm những sự điều chỉnh theo khuôn mẫu.
- Họ kết luận:
Các cá nhân trong thiết chế xã hội giống nhau cũng sẽ có
những hành vi như nhau.
Những hành vi này là sản phẩm của sự tương tác xã hội cụ
thể.
Những kinh nghiệm và các quan hệ xã hội tạo nên đời sống xã
hội con người.
Ý nghĩa của sự ra đời Xã hội học
Sự ra đời của Xã hội học có ý nghĩa quan trọng trong các lĩnh
vực khác nhau.
Nhờ có Xã hội học mà chúng ta có khả năng nhận thức về Xã
hội theo một cách hoàn toàn khác mà trước đó chúng ta chưa hề
biết.


- Xã hội học giúp ta nhìn nhận Xã hội và các hiện tượng Xã hội
một cách khách quan và không thành kiến trong cách đánh giá của
mình.
Nhờ có phương pháp nghiên cứu khoa học Xã hội học đã giúp
chúng ta trong việc tổ chức các quá trình hoạt động Xã hội và xây
dựng các khuôn mẫu Xã hội có hiệu quả, vạch các kế hoạch, các
chính sách trong tương lai.
Do thấu hiểu được bản chất thực sự của sự vật. Những kết
luận, ý tưởng của các nhà Xã hội học mang lại giá trị to lớn cho các
nhà hoạt động thực tiễn (các nhà chính trị, giáo dục, y học, quản lý

kinh doanh, thương mại).
Vì vậy phương pháp nghiên cứu xã hội học có mối quan hệ
chặt chẽ với những cách tiếp cận trong hệ thống lý thuyết xã hội
học:

Bài 2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Các khái niệm khoa học.
Phương pháp khoa học.
- Khoa học?
Đó là một phương pháp phát triển khối lượng kiến thức thông
qua việc sử dụng những kĩ thuật lô-gích và khách quan.
Mục tiêu của phương pháp này là tri thức khoa học.
Nói đến lô gích có nghĩa là nói rằng, mỗi ý kiến hoặc mỗi bước
tiến hành đều gắn liền chặt chẽ với ý kiến hoặc bước đi trước đó.
Một nhận định khoa học không thể chứa đựng những mâu
thuẫn chưa giải quyết


- Tính khách quan?
Phản ánh hiện tượng sự vật như nó vốn có trong hiện thực.
Có nghĩa là nhà khoa học phải dựa vào các thủ thuật có khả
năng giảm thiểu ảnh hưởng của những phỏng đoán, trực giác và
thiên kiến trong lúc quan sát và lý giải.
- Lý thuyết?
Lý thuyết được định nghĩa là một tập hợp những phát biểu
được sắp xếp một cách lô-gích, tập hợp này cố gắng mô tả, dự
đoán, hoặc giải thích một sự kiện. Những trình bày có hệ thống (lôgích) này giúp chúng ta hình thành các ý kiến của chúng ta về sự
kiện đang nghiên cứu.
Mục đích của lý thuyết nhằm gợi lên cho thấy những biến

lượng có ý nghĩa và những phương cách mà những nhân tố này liên
quan với hiện tượng đang được khảo sát.
- Các lý thuyết được hình thành Từ Đâu?.
Các lý thuyết được hình thành từ:
Những giả thuyết.
Những mệnh đề
Những khái niệm.
Giả thuyết?
Các giả thiết là những nhận định đưa tên sự tin tưởng chưa
được trắc nghiệm. Các nhà xã hội học đưa ra những giả thuyết định
về bản chất ứng xử con người, bản chất của xã hội, và cách thức mà
cả hai tác động lẫn nhau.
- Khái niệm?


Khái niệm là những thuật ngữ do nhà lý thuyết sử dụng để đặt
tên cho một tập hợp các ý kiến.
Cần có những định nghĩa rõ ràng cho thấy cách những thuật
ngữ ấy đang được sử dụng như thế nào trong một lý thuyết hay
trong một ngành khoa học. Các khái niệm được sử dụng nhằm tập
trung sự chú ý của công chúng vào một khía cạnh đặc thù của vấn
đề hay hiện tượng nhà NC muốn đề cập tới.
Mệnh đề ?
- Gắn liền chặt chẽ một cách lô-gích với các giả định
Mô tả sự vận động của các nhân tố và cách thức liên hệ giữa
chúng với nhau.
Khái quát về phương pháp nghiên cứu xã hội học
- Điều tra thực tế.
Điều tra thực tế là quá trình thu thập dữ kiện hoặc thông tin.
Việc thu thập dữ kiện có thể được coi là thành phần khách quan của

khoa học (ở đây có phần nào đơn giản hóa quá đáng, bởi lẽ vẫn cần
có khía cạnh lô-gích). Các kĩ thuật thu thập dữ kiện cho phép chúng
ta tìm ra cái gì xảy ra chung quanh ta. Chúng có thể được sử dụng
để kiểm tra một lý thuyết xung hoặc để tiến hành một cuộc khảo
cứu thăm dò.
- Mọi cuộc điều tra điều tra đều có bốn phần chính.
Vân đề nghiên cứu
Phương pháp
Kết quả
Kết luận
a. Vấn đề nghiên cứu


Đây là một nhận định về cái mà nhà điều tra muốn tìm ra.
Nếu đó là việc kiểm tra một lý thuyết, thì có thể đây là một
nhận định tiên đoán với các kết quả.
Một lời tiên đoán như thế được gọi là một giả thuyết.
Mặt khác, những cuộc khảo cứa thăm dò lại có thể chứa đựng
một nhận định về vấn đề.
Cả hai đều có thể nhận biết các nhân tố cần được xem xét.
b. Các phương pháp.
Bản thân các phương pháp phải làm thế nào để cung cấp
thông tin mà vấn đề đòi hỏi. Việc nghiên cứu trả lời các câu hỏi về:
Mẫu điều tra hay là nguồn thông tin - đây là sự mô tả các cá thể
hoặc đối tượng và cách mà chúng được chọn; Các biến lượng hay
các nhân tố cần được đo lường; Các công cụ được sử dụng để đo
lường; và phương cách mà dữ kiện sẽ được phân tích, (chẳng hạn
sử dụng các trắc nghiệm thống kê)...
c. Các kết quả.
Kết quả là sản phẩm của các phương pháp. Chỉ có các dữ kiện

(các sự kiện được quan sát) và các kết quả của mọi trác nghiệm
thống kê mới được đưa vào phần kết quả. Thông tin có thể được
trình bày dưới hình thức nhận định mô tả mà không lý giải, (biểu
bảng và biểu đồ). Phần kết quả chỉ bao gồm những tư liệu thuộc về
sự kiện mà thôi.
d. Các kết luận
Phần kết luận giải thích các kết quả. Chính là điểm này mà
cuộc nghiên cứu đưa ra: Những đánh giá về các phát hiện liên quan
tới vấn đề nghiên cứu. Những vấn đề có thể có do phương pháp cụ
thể gợi lên. Việc lý giải và khái quát hóa, nếu có thể được đưa ra. Về


căn bản, các kết luận trả lời cho câu hỏi "như vậy thì sao?” Đó là
một câu hỏi hết sức quan trọng.

Bài 3. CÁC GIAI ĐOẠN VÀ CÁC BƯỚC TRONG TIẾN TRÌNH
NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC.
Các giai đoạn trong quá trình nghiên cứu. Trong khi tiến hành
nghiên cứu Xã hội học thực nghiệm, chúng ta phải thực hiện rất
nhiều thao tác (các nước) khác nhau. Từ những thao tác đó, có thể
tạm chia tiến trình khảo sát thực tế thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: chuẩn bị.
Giai đoạn 2: tiến hành điều tra.
Giai đoạn 3: xử lý và giải thích thông tin.
Các bước nghiên cứu và các giai đoạn phải được tiến hành sao
cho đảm bảo được tính chỉ đạo và tính xuyên suốt của mục đích và
yêu cầu của cuộc điều tra.
1. Giai đoạn chuẩn bị:
Trong giai đoạn chuẩn bị để tiến hành nghiên cứu một cuộc
nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu cần đảm bảo thực hiện

những công việc sau.
1. Xây dựng đề cương nghiên cứu (hình dung về các bước
nghiên cứu dự kiến về mặt khoa học các công việc phải làm trong
suốt tiến trình của cuộc nghiên cứu)
2. Thiết kế kế hoạch - tiến độ của cuộc nghiên cứu(hình dung
những bước của quá trình thực hiện theo thời gian)
3. Lập bảng dự trù kinh phí (sự hỗ trợ vật chất để công việc
tiến hành tốt đẹp)


Đề cương nghiên cứu thường được trình bày theo các bước của
quá trình nghiên cứu. Dưới đây là các bước trong quá trình thực hiện
nghiên cứu thực nghiệm.
Xác định vấn đề nghiên cứu. Ví dụ: vấn đề cần nghiên cứu (lối
sống, định hướng giá trị, nhu cầu tiêu dùng).
Thu thập và phân tích thông tin sẵn có, tìm hiểu thêm về vấn
đề nghiên cứu làm rõ chủ đề nghiên cứu.
Xác định khách thể nghiên cứu (ai là người được hỏi - những
tiêu chí).
Xác định giả thuyết công tác.
- Giả thuyết là giả định chủ quan của người điều tra.
Giả thuyết là cơ sở để cho biết chúng ta cần phải thu được
những thông tin gì trong cuộc điều tra.
Vì vậy khâu xây dựng giả thuyết cực kì quan trọng. Giả thuyết
đúng hay sai sẽ do chính số liệu của nghiên cứu chứng minh.
Sau cuộc điều tra giả thuyết sẽ được thừa nhận hay bắc bỏ:
Xây dựng mô hình lý luận:
Xây dựng mô hình giúp chúng ta khái quát hóa vấn đề đưa ra
các lý giải có tính khoa học (lí luận Xã hội học chuyên ngành là mô
hình lí luận giúp chúng ta hiểu được bản chất của sự vật).

Mô hình lí luận chính là khuôn mẫu, cái khung để chúng ta có
thể sắp xếp các số liệu rời rạc thành hệ thống thống nhất.
- Thao tác hoá các khái niệm:
Trong khi xây dựng giả thuyết và xây dựng mô hình lí luận,
các nhà Xã hội học phải trình bày một loạt các khái niệm "thao tác


hóa các khái niệm" tức là “làm đơn giản hóa các khái niệm" làm cho
chúng trở thành tiêu chi, những chỉ báo có thể đo lường được.
Xây dựng phương án thu thập thông tin. Ở đây nếu lựa chọn
phương pháp nào sẽ có phương án thu thập thông tin tương ứng
(danh mục các vấn đề phỏng vấn hay bảng hỏi in sẵn).
- Điều tra thử.
Mục đích điều tra thử thử là để chuẩn hóa bảng câu hỏi, điều
chỉnh cho phù hợp với những người dân trong cộng đồng, những
người cung cấp thông tin.
- Tập huấn điều tra viên
Thống nhất các phương án thực hiện và cách thức hỏi từng câu
hỏi, cách ghi nhận thông tin để tránh tình trạng các điều tra viên hỏi
theo những cách thức khác nhau
2. Giai đoạn tiến hành điều tra:
Chọn điểm nghiên cứu
Thủ tục xin phép
Tiếp xúc với những người cung cấp tin,
Thu thập thông tin
3. Xử lý và phân tích thông tin:
Xử tý thông tin
Việc xử lý những số liệu đã thu thập được ngày nay được giao
cho máy tính, nhưng các phương án xử lý phải được chuẩn bị từ
trước (các phân tổ, tương quan giữa các biến...).

- Phân tích tổng kết
So sánh


Nhận xét về những kết quả.
- Báo cáo tổng kết
Kết luận
Kiến nghị.

Bài 4. GIỚI THIỆU VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
XÃ HỘI HỌC THỰC NGHIỆM
1. Phương pháp nghiên cứu tình huống.
Là việc phân tích tỉ mỉ một số trường hợp cụ thề nào đó. Từ đó
giúp nhà nghiên cứu thu được nhiều thông tin từ một số lượng nhỏ
của đối tượng nghiên cứu (ví dụ việc nghiên cứu những hoạt động
nhất định của trẻ em lang thang, các nhóm chích ma túy, đồng tính
phái).
Nghiên cứu tình huống luôn luôn phải gắn với các sự kiện. Điều
tra viên phải thực hiện một loạt các kĩ thuật như quan sát hoàn cảnh
xảy ra tình huống, phỏng vấn, ghi chép, sao chụp lại toàn bộ những
gì có liên quan tới đối tượng.
- Ưu điểm và khuyết điểm của phương pháp NCTH
+ Ưu điểm:
Tài liệu phong phú do cứ liệu thu được nhờ kĩ thuật phỏng vấn,
quan sát bảng hỏi có độ tin cậy tương đối cao.
+ Nhược điểm:
Thông thường những kết luận mà nhà Xã hội học rút ra từ
những nghiên cứu này mang tính cụ thể (nó chỉ đúng cho trường
hợp đó) không thể khái quát nó trên phạm vi rộng lớn hơn được (vì



không ai có thể khẳng định được rằng những kết luận rút ra trong
trường hợp này lại có thể đúng trong các trường hợp khác).
- Mẫu khảo sát thường nhỏ nên tài liệu thu được cũng bị giới
hạn:
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Được tiến hành trong phòng thí nghiệm
Đưa những yếu tố mới (các biến số độc lập) vào trong quá
trình hoạt động của các nhóm quan sát.
Ghi chép lại những gì xảy ra (biến phụ thuộc) khi thao tác
những biến số độc lấp đó.
Tìm sự khác biệt giữa các hoạt động trước và sau khi thao tác
các biến số độc lập.
Vì sự thay đổi những biến số độc lập sẽ kéo theo sự thay đổi
những biến số phụ thuộc, muốn quan sát được quá trình này, các
nhà Xã hội học thường chia làm hai nhóm đối tượng để dễ so sánh:
Nhóm thực nghiệm
Nhóm kiểm tra (nhóm đối chứng)
So sánh hai nhóm để nhận xét về sự khác biệt giữa chúng Ví
dụ: PP tuyên truyền phòng chống HIV cho công nhân xây dựng.
Nhóm tuyên truyền viên là những chuyên gia hoặc sinh viên.
Nhóm tuyên truyền viên là giáo dục viên đồng đẳng (công nhân)
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp NCTN
+Ưu: Các nhà nghiên cứu có thề nắm rõ biến số độc lập,
nghiên cứu số liệu có độ tin cậy cao vì kiểm soát được cả quá trình.
+ Nhược: Nó chỉ có ý nghĩa nội bộ trong một đối tượng. Còn
trong thực tế, khó có thể làm kiểm tra như trong phòng thí nghiệm.


Kết quả nghiên cứu bị giới hạn, và xét về tổng thể, tính giá trị

không lớn lắm.
2. Phương pháp nghiên cứu quan sát:
Có thể trong phòng thí nghiệm
Có thể trong tình huống tự nhiên.
Trong nghiên cứu này, nhà Xã hội học phải ghi nhận khách
quan tất cả những gì đang xảy ra đối vôi đối tượng trong một hoàn
cảnh thực.
Phân loại quan sát:
Quan sát có tham dự: là phương pháp theo đó, người nghiên
cứu thâm nhập vào nhóm hay công đồng thuộc về đối tượng nghiên
cứu và được tiếp nhận như một thành viên của nhóm hay cộng
đồng.
Ví dụ nghiên cứu tập quán, lối sống của một dân tộc nào đó
thu được nhiều thông tin quý báu mà những phương pháp khác khó
cố được.
Quan sát không tham dự: là phương pháp mà trong đó người
quan sát không tham gia vào các hoạt động của các đối tượng. Họ
với tư cách là người quan sát chứ không phải với tư cách là thành
viên của nhóm (có thể quá sát kín hay quan sát công khai).
- Ưu nhược điểm của phương pháp quan sát:
+ Ưu: Có khả năng thu được các thông tin chi tiết về hoạt
động của đối tượng mà không làm gián đoạn quá trình diễn tiến.
+ Nhược: Khả năng khái quát hóa thấp.
Kết quả thu được bị hạn chế bởi kĩ thuật và kinh nghiệm người
quan sát (đòi hỏi phải có chuyên gia).


Phương pháp điều tra (phát bảng hỏi, phỏng vấn bằng bảng
hỏi, anket) Điều tra là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp bằng
lời, dựa trên sự tác động qua lại về mặt tâm lý, mang tính trực tiếp

(phỏng vấn có bảng hỏi) hoặc gián tiếp (bảng ankét, qua điện thoại)
giữa nhà nghiên cứu và người được hỏi. Trong đó, bảng hỏi là một
trong những yếu tố quan trọng của phương pháp điều tra.
Phát bảng hỏi.
Điều tra bằng thư tín.
Phỏng vấn trực tiếp.
Điều tra qua điện thoại.
Bố cục của bảng hỏi.
- Phần phân tích..
Nếu bảng hỏi dưới dạng thư tín thì cần có một bức thư phù hợp
để khuyến khích người trả lời tham gia. Nếu phỏng vấn trực diện
cần trình bày nội dung đó bằng lời.
Khoảng trống xác định.
Để người trá lời tự có thể điền câu trả lời.
Các mã số.
Để thuận lợi cho việc nhập dữ liệu vào vi tính.
Các hướng dẫn..
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi và cách gửi trả bảng hỏi (nếu
phỏng vấn đón tiếp).
Lời cảm ơn.
- Ưu và nhược điểm của phương pháp điều tra
+ Ưu: có khả năng khái quát hoá nhanh


Có thể so sánh chéo các biến số.
+ Nhược điểm: nghiên cứu DT có khuynh hướng chi phí cao và
thường mẫu nghiên cứu lớn.
Do những câu hỏi được xác định trước, người phỏng vấn không
thể đưa vào được những thông tin quan trọng không đoán trước, tỷ
lệ trả lời đặc biệt những bảng hỏi bằng thư thường là thấp.


Bài 5. THAO TÁC HÓA CÁC KHÁI NIỆM VÀ XÂY DỰNG CÁC
CHỈ BÁO TRONG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC
Thao tác hóa các khái niệm là gì?
Những khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu thường rất
trừu tượng, không thể sử dụng những khái niệm đó trong việc thu
thập thông tin.
Thao tác hóa các khái niệm là làm đơn giản hóa các khái niệm
theo các cấp độ khác nhau cho đến khi có thể phân thành như hệ
thống các biến số để có thể đo lường (thu thập thông tin) được.
- Thao tác hóa các khái niệm là gì?
Khi gặp một đề tài nghiên cứu, sau khi xác định hệ thống khái
niệm, người ta tách các khái niệm cơ bản đối với đề tài đó.
Những khái niệm này sẽ được phân tích theo những phương
thức cụ thể đo lường được những thông tin phù hợp: Nếu như không
thể vạch ra được những phương thức đó thì phải làm đơn giản hóa
các khái niệm cơ bản.
Thao tác hóa các khái niệm có thể phân thành nhiều giai đoạn
và trong mỗi một giai đoạn các khái niệm lại được đơn giản hơn một
bậc.


Trong khi thực hiện các bước đó thì các khái niệm sẽ bắt đủ
tượng hơn, khả năng thao tác hoá về thực nghiệm sẽ tăng lên (các
khái niệm sẽ gần với thực tế hơn).
Kết thúc quá trình này là sự hình thành một hệ thống các biến
số.
Hệ thống biến số này vừa được xác định về mặt lý thuyết vừa
có thể được thao tác hoá một cách trực tiếp (tức là có thể vạch ra
cho chúng phương thức cụ thể để thu thập thông tin thực nghiệm).

Vậy là kết quả của việc thao tác các khái niệm cơ bản là áp
dụng một hệ thống được tạo thành từ các chỉ báo khái niệm và các
chỉ báo thực nghiệm.
Tương ứng với mỗi chỉ số khái niệm là một nhóm các chỉ số
khái niệm cấp thấp hơn và mỗi một chỉ số khái niệm cấp thấp đó là
một nhóm các chỉ báo thực nghiệm (phương pháp xây dựng test)
Cùng một biến số có thể được sử dụng để thao tác hóa các chỉ
số khác nhau, đồng thời các khái niệm khác nhau có thể được thao
tác hóa với sự giúp độ của các hệ thống biến số và các chỉ báo giống
nhau.
Việc hệ thống hóa các biến số cần phải được tiến hành tổng
hợp toàn bộ.
Ở đây đòi hỏi không phải chỉ là sự tương ứng pha các biến số
với khái niệm mà phải là giữa hệ thống các biến số với hệ thống các
khái niệm.
Hệ thống các biến số phản ánh tính đa dạng của các mối liên
quan giữa những biến số riêng lẻ và gắn chặt với những phạm trù,
với những khái niệm của một nghiên cứu nhất định.


- Điều này tạo ra khả năng hạn chế nhất những thao tác thừa
trong quá trình chuyển hóa lý thuyết. (VD: "gia đình là như một
thiết chế xã hội hoặc một nhóm xã hội". Trong đó người ta phân ra
các khái niệm cơ bản và giản lược chúng cho đến cấp độ biến số có
thể kiểm tra được bằng thực nghiệm.
Phương pháp diễn dịch
Phương pháp quy nạp
Ví dụ: ví dụ về thao tác hóa khái niệm
Cơ sở lý luận của cuộc nghiên cứu
Sơ đồ 1: bất bình đẳng giới

Thao tác hóa khái niệm trong đề tài:"nghiên cứu thực trạng
hoạt động văn hoá của cư dân TP HCM"
Thành tố của các tổ chức văn hóa xã hội. Muốn có được bức
tranh toàn cảnh về hiện trạng văn hóa của thành phố thì phải tính
đến ba hệ thống vừa kể trên.
Nghiên cứa xem những ứng xử của con người trong ba hệ
thống đó như thế nào? sự tham gia vào văn hóa bao gồm tất cả các
hình thức truyền thông đa dạng hiện có trong xã hội.
Nghĩa là ngoài việc khảo sát thực nghiệm sự tham gia của
quần chúng vào việc tiếp nhận các loại hình thông tin đại chúng.
Cần phải nghiên cứa thêm mảng ứng xử văn hóa trong đời sống
hàng ngày có liên quan đến truyền thống, phong tục tập quán.
- Sự tham gia vào văn hóa của cư dân thành phố Hồ Chí Minh
thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng:


Phần này nghiên cứu những yếu tố tác động đến các phương
cách sử dụng truyền thông đại chúng và tính hiệu quả của truyền
thông đại chúng trong dân cư thành phố Hồ Chí Minh.
- Sự tham gia của quần chúng vào các loại hình văn hóa văn
nghệ có tổ chức và các phương tiện thông tin khác.
Nghiên cứu thái độ của quần chúng đối với các loại hình văn
hóa- nghệ thuật khác nhau có trong thành phố.
Thái độ của nhân dân thành phố đối với các cơ sở văn hóa
công cộng.
Thái độ của các nhom xã hội đối với các phương tiện thông tin
khác (sách, băng, vi deo, cátset, CD.....)
- Sự tham gia vào văn hóa của quần chúng thông qua ứng xử
mang tính phong tục và tập quán ứng xử của dân cư đối với các
ngày lễ (truyền thống và hiện đại)

Những dịp kỷ niệm những ngày quan trọng (cúng giỗ, cưới xin,
ma chay, sinh nhật, ngày cưới v.v...)
Sau khi tổng hợp và phân tích toàn bộ hệ thống các chỉ báo đó
thử phát hiện những nhân tố truyền thống và hiện đại nào có tác
động thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
VD: nghiên cứu các dạng tham gia văn hóa trong quần chúng
trong mối tương quan với việc sử dụng thời gian tự do
Cơ cấu thời gian tự do.
Nội dung hoạt động trong thời gian tự do.
Ô gây nhiều tranh luận
Khái niệm thời gian tự do.


Thời gian tự do không nên hiểu một cách đơn thuần là thời
gian khôi phục về mặt sinh học hoặc sinh lý học của nhưng năng
lượng đã được tiêu phí trong thời gian lao động.
Nếu vậy, thời gian tự do chỉ mang chức năng bổ sung thêm về
mặt "công nghệ” cho lao động.
Thực ra thời gian lao động và thời gian tự đo là hai mặt sinh
hoạt của: con người, có mối quan hệ qua lại. Đều nằm trong cơ cấu
các dạng hoạt động của con người.
Lao động tạo ra những điều kiện để phát triển con người và cả
trong thời gian làm việc lẫn thời gian tự do, đồng thời cũng là nguồn
gốc phát sinh và những tiền đề vật chất để tăng thêm về lượng và
chất cho thời gian tự do vì vậy mà việc hoàn thiện những điều kiện
sử dụng thời gian tự do cần được thực hiện đồng thời với việc thay
đổi điều kiện lao động.
Quan điểm khác nhau về TGTD
Thời gian tự do hoặc thời gian rảnh rỗi là khoảng thời gian mà
con người sau khi đã hoàn thành những công việc theo nghĩa vụ, lao

động theo ngành nghề, hoàn thành nghĩa vụ gia đình và xã hội.
Nhiều người còn loại trừ cả thời gian thỏa mãn những nhu cầu
sinh lý và học tập (3 đơn thuần là tự do lựa chọn)
Thời gian tự do là điều kiện cần thiết cho sự hoạt động của sản
xuất và của hệ thống xã hội hoạ thêm, nâng cao chuyên môn: và
như vậy, xét về khía cạnh đó thì nó lại cũng là "thời gian, làm việc".
Hiểu theo kiểu nào để thao tác?
Những hoạt động ngoài thời gian làm việc và phục hồi thể lực
được coi là các dạng hoạt động trong thời gian tự do.


Như vậy có nghĩa là thời gian đành cho các dạng hoạt động
tham gia vào văn hóa cũng nằm trong thời gian tự do:
Tuy nhiên, không phải tất cả các dạng hoạt động ngoài giờ làm
việc đều nằm trong cơ cấu các hoạt động tham gia vào văn hóa.
Vì mục đích cuộc nghiên cứu thực nghiệm không phải là khảo
sát thời gian tự do trong mối tương qua với quỹ thời gian chung của
con người mà chỉ hướng sự quan tâm vào nghiên cứu sự tham gia
của quần chúng vào văn hóa trong thời gian tự do. Chủ yếu đi sâu
về mặt chất lượng và các nội dung của hoạt động trong thời gian tự
do chứ không chú trọng đến mặt thời lượng của nó.
Vì vậy cần xem xét vị trí của các dạng thức tham gia vào văn
hóa (theo cả 3 hệ thống) trong cơ cấu thời gian tự đo của người dân
thành phố.
Trên đây là những phần trình bày tóm tắt những ý chính của
bài giảng. Chương trình này được soạn chung cho các lớp khác
nhau. Tuỳ theo thời lượng của mỗi lớp, giáo viên sẽ trình bày với
những những nội dung khác nhau sao cho phù hợp với yêu của
chương trình mỗi lớp.
Dưới dây là phần trình bày chi tiết hơn và mở rộng hơn so với

phần đề cương đã được trình bày ở trên.

Phần 2. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Phần này sẽ trình bày một cách chi tiết những vấn đề cơ bản
trong phương pháp nghiên cứa xã hội học. Trình tự của những vấn
đề không luôn tương đồng với phần đề cương sơ bộ ở trên. Tư liệu
đề hình thành phần viết ở dưới là những tư liệu phục vụ bản thảo
của tác giả khi tham gia cùng với các tác giả khác viết cuốn sách


"giới và nghiên cứu giảm nghèo" và cuốn đồng tham gia trong
nghiên cứu nghèo thô thị...

I. CHỌN MẪU
1. Thuật ngữ mẫu
Mẫu là một tập hợp các yếu tố (các đơn vị) đã được chọn từ
một tổng thể các yếu tố. Tổng thể này có thể được liệt kê một cách
đầy đủ nhưng cũng có thể chỉ là giả thiết. Chẳng hạn khi muốn
nghiên cứu định hướng giá trị của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh,
người ta có thể chọn một số lượng sinh viên nào đó trong một số
trường Đại học ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng không nhất thiết
phải liệt kê toàn bộ danh sách sinh viên đó trong thành phố.
Lấy mẫu (chọn mẫu) là quá trình lựa chọn phần đại diện của
khối dân cư Nó trái ngược với quá trình liệt kê đầy đủ (tức là mọi
thành viên trong khối dân cư cần nghiên cứu đều được đưa vào).
Vì sao cần phải chọn mẫu để khảo sát? Bởi vì:
- Thứ nhất: khảo sát theo mẫu nhanh hơn và rẻ hơn. Vì mẫu
bao giờ cũng nhỏ hơn so với toàn khối dân cư, cho nên việc thu thập
số liệu sẽ nhanh hơn chính xác hơn và kinh tế hơn.
- Thứ hai: cũng vì do mẫu nhỏ nên thông tin mà nó đem lại sẽ

cận kẽ hơn, cụ thể hơn trong khi đó chi phí ít hơn nhiều so với
nghiên cứu tổng thể.
- Thứ ba: với mẫu nhỏ hơn thì sự sai sót cũng sẻ ít hơn vì có
khả năng tập trung một nhóm chuyên gia có trình độ. Trong khi đó,
nghiên cứu tổng thể đòi hỏi một lượng cán bộ rất lớn, do vậy ít có
khả năng lựa chọn được nhiều chuyên gia giỏi tập trung cho cuộc
nghiên cứu.


- Thứ tư vì nó kinh tế hơn về mặt tiền bạc và thời gian, khảo
sát mẫu giúp ta có thể nghiên cứu các khối dân cư lớn hơn và biến
động hơn so với cuộc nghiên cứa tổng thể.
- Khối dân cư: khối dân cư là toàn bộ một nhóm các thể loại
hoặc cá nhân liên quan cần nghiên cứu. Trong cuộc nghiên cứu
mẫu, cần phân biệt hai khối dân cư: Đó là khối dân cư mục tiêu và
khối dân cư lấy mẫu.
Khối dân cư mục tiêu là khối dân cư mà nhà nghiên cứu cần có
thông tin đại diện.
Khối dân cư lấy mẫu là khối dân cư mà từ đó một mẫu cụ thể
được chọn ra dựa trên khung mẫu.
Khung mẫu là danh sách các đơn vị lấy mẫu (các cá nhân) đại
diện cho khối dân cư.
Chẳng hạn ta muốn nghiên cứu một cồng đồng dân cư (quận 7
của thành phố Hồ Chí Minh). Trong đó, khối dân cư mục tiêu là tất
cả các hộ dân thuộc quận 7 (kể cả những hộ tạm trú và thường trú).
Danh sách này đã được xác định ở Uỷ ban nhân dân quận từ đầu
năm. Tuy nhiên, một số hộ dân cư ở quận 7 lại chuyển sang nơi
khác ở hoặc những hộ tạm trú lại trở về nơi cư trú củ ở tỉnh. Như
vậy, những hộ còn lại sẽ là khối dân cư lấy mẫu. Danh sách ghi lại
các hộ này được gọi là khung mẫu và những hộ có tên trong khung

mẫu này là đơn vị lấy mẫu.
Như vậy có nghĩa là: Khung mẫu (danh sách) là cái được sử
dụng để đại diện cho tổng thể về mặt thực nghiệm (tức là các thành
viên đã nằm trong khung mẫu sẽ được quan sát, được nghiên cứu là
những người thuộc về tổng thể Khi chúng ta đã chuẩn bị xong
khung mẫu thì có thể chọn ra một mẫu (một tập hợp) từ khung mẫu
đó.


Nên mẫu được lựa choán trực tiếp trong khung.mẫu mà không
cần xem xét các thành phần, các yếu tố trong tổng thể thì mỗi một
lần chọn các thành viên của mẫu sẽ là một đơn vị.
Nếu các đơn vị cần phái được nhóm lại trước khi chọn (theo
một số tiêu chí nào đó) thì các nhóm sẽ trở thành những đơn vị mẫu
cơ bản và các cá nhân sẽ là đơn vị mẫu thứ hai.
Như vậy mối quan hệ giữa tổng thể - khung mẫu - mẫu, đơn vị
được thể hiện trong sơ đồ sau:
đại diện
đại diện
Tổng thể thực tế
Khung mẫu (lên danh sách)
Mẫu
Đơn vị mẫu (các lần chọn)
Đơn vị mẫu cơ bản (chọn sau khi nhóm)
Đơn vị mẫu thứ hai (thứ cấp)
TỔNG THỂ, KHUNG MẪU, MẪU.
Nếu khung mẫu không đại diện thực sự cho tổng thể mà nó
liệt kê, thì mẫu không thể là đại diện của tổng thể. Mẫu chỉ đại diện
cho khung mẫu, cho nên trong quá trình thiết kế mẫu, chúng ta cần
phải xem xét đến khả năng không phù hợp (không tương xứng) có

thể có giữa khung mẫu và tổng thể. Trong thực tế, đôi khi chúng ta
nhận được một danh sách các hộ dân cư được lập trước đó hai ba
năm, trong thời gian đó có rất nhiều người đã không còn nữa, nhiều
người đã chuyển đi và nhiều người chuyển đến.
2. Các phương pháp chọn mẫu:


Các loại mẫu xác xuất.
- Mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản là cách chọn mẫu trong đó các
yếu tố trong khung mẫu được đánh số, sau đó viết những con số lên
mẩu giấy hay những hòn bi cho vào một chiếc hộp sóc lên rồi lần
lượt bốc từ trong hộp ra những mẩu giấy (hay hòn bi) bất kì. Những
con số trong mẩu giấy hay hòn bi nào được chọn cùng với con số
của ai trong danh sách thì người đó được chọn. Cách làm này nếu
thực hiện bằng tay thì cũng giống như Lôtô. Hiện nay phần mềm
SPSS của máy tính có thể giúp chúng ta lấy ra một tập hợp những
số ngẫu nhiên.
Đối với bất kỳ phương pháp chọn mẫu nghiên cứu nào, mỗi số
đều có cơ hội chọn như nhau. Mỗi lần chúng ta chọn một số ngẫu
nhiên thì một người trong danh sách có thể có số thứ tự tương ứng
với số sẽ được đưa vào mẫu. Tuy nhiên, cách chọn này có thể phụ
thuộc vào loại khung mẫu mà ta có thể có. Ví dụ khi chúng ta chọn
mẫu nghiên ngẫu nhiên đơn giản bằng cách dựa vào danh sách của
công an một phường nào đó của thành phố Hồ Chí Minh thì những
người nhập cư khó lòng có thể rơi vào mẫu nghiên cứu của chúng ta
vì đơn giản họ không có trong danh sách của công an phường. Vì
vậy, chọn mẫu này ít được dùng hơn so với các phương pháp khác.
- Mẫu hệ thống:
Cách chọn này qui định rằng chúng ta chọn mẫu những người

thứ n khi đã chọn một số đầu tiên ngẫu nhiên. Chẳng hạn khi chúng
ta có danh sách các chủ hộ do các tổ trưởng cung cấp, tổng số là
5000 người, chúng ta muốn chọn mẫu có dung lượng là 100 người.
Như vậy cứ 50 người trong tổng thể, chúng ta có thể chọn 1 và nếu
muốn người thứ 1/50 xuất hiện trong mẫu thì chúng ta sẽ cần lấy


người đầu tiên bất kỳ trong số 50 người đầu tiên của tổng thể và
sau đó cứ 50 người, chúng ta sẽ lại chọn một người đưa vào danh
sách mẫu, cứ làm như vậy cho đến cuối danh sách, nếu hết đanh
sách ta vẫn chưa chọn xong thì cũng có thể quay trở lại từ đầu bằng
cách đó, mỗi người trong danh sách sẽ đều có cơ hội được chọn như
nhau. Cần lưu ý là chúng ta không nhất thiết phải chọn số đầu tiên
trong danh sách mà có thể chọn bất kì một số ngẫu nhiên nào đó rồi
lấy số thứ 50 tiếp theo. Chẳng hạn, nếu ta chọn số đầu tiên là số 5,
người đầu tiên trong danh sách mẫu là người có số thứ tự 5, người
thứ hai sẽ là người có số thứ tự là 55, người thứ ba là 105.v.v... cho
tới khi ta chọn được 100 người.
Cần lưu ý rằng, khung mẫu phải không được xắp xếp theo một
trật tự nào đó để tạo nên những khoảng cách mang tính hệ thống ví
dụ danh sách các tiểu đội trong quân đội.
- Mẫu phân tầng.
Khi chọn mẫu phân tầng, người chọn mẫu cần phải nắm được
một số đặc điểm của khung mẫu, rồi chia khung mẫu đã có theo
những đặc điểm mà họ quan tâm thành những "tầng” khác nhau. Ví
dụ như đặc điểm về giới tính, trình độ học vấn hay lứa tuổi.v.v...
sau đó chọn mẫu trên cơ sở các tầng. Các nhà xã hội học cho rằng
những yếu tố kể trên có khả năng ảnh hưởng đến câu trả lời vì vậy
nếu chọn được các mẫu xác xuất dựa trên cơ sở các tầng, khi xử lý
kết quả theo các phân tổ như giáo trình, nghề nghiệp, học vấn thì

khả năng đại diện cho mỗi tầng sẽ lớn hơn.
Mẫu phân tầng có thể kết hợp với mẫu ngẫu nhiên đơn giản
hoặc mẫu hệ thống. Ví dụ, trong dự án nâng cao năng lực giảm
nghèo tại cộng đồng đô thị ở Phường 3, Quận 8 ở thành phố Hồ Chí
Minh, các nhà nghiên cứu xác định mẫu gồm những người sống một


×