Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

BA NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TRƯỜNG SƠN - TÂY NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.49 KB, 26 trang )

96

CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

BA NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG VÙNG TRƯỜNG SƠN - TÂY NGUYÊN
GS. TSKH. Phan Đăng Nhật
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Đặt vấn đề
Nhà nước Việt Nam có chính sách nhất quán từ ngày mới ra đời đến
nay trong việc không ngừng nâng cao đời sống tinh thần và vật chất,
văn hoá và kinh tế của nhân dân các dân tộc thiểu số. Từ khẩu hiệu
chiến lược “miền núi tiến kịp miền xuôi”, chủ trương lớn định canh
định cư, khai hoang, cho đến việc giao đất giao rừng... đều nhằm mục
tiêu trên.
Tuy nhiên, cho đến nay các dân tộc thiểu số Trường Sơn – Tây
Nguyên (TS‑TN) tại chỗ1 nhất là vùng sâu, vùng xa vẫn còn rất đói
nghèo, thiếu thốn.
Báo cáo này mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần
đẩy mạnh sự phát triển của các dân tộc thiểu số tại chỗ, xây dựng
một Tây Nguyên đoàn kết, giàu mạnh, yên vui. Biện pháp đó là một
chỉnh thể, gồm ba mặt hữu cơ: “Phát huy cơ chế làng truyền thống, trên
cơ sở lập lại quyền quản lý tài nguyên và đẩy mạnh việc điều hành bằng
luật tục”.
Trên cơ sở đó, báo cáo trình bày các phần chính sau: Phát huy cơ chế
của làng truyền thống; xác lập lại quyền quản lý về tài nguyên của cộng
đồng làng; và đẩy mạnh việc điều hành bằng luật tục.
1. Dân tộc thiểu số tại chỗ là dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời ở Tây Nguyên, như
Êđê, Bana, Giarai, Mnông..., khác với dân tộc thiểu số ở phía Bắc mới di cứ đến Tây
Nguyên như Tày, Nùng, Thái, Mường...




Ba nguyên tắc cơ bản trong việc phát triển bền vững vùng Trường Sơn ‑ Tây Nguyên

97

1. Phát huy vai trò của cơ chế làng truyền thống trong sự nghiệp
phát triển Tây Nguyên
1.1. Làng truyền thống và sự biến đổi của nó
Làng truyền thống (được gọi là buôn ‑ plei) Tây Nguyên đã hình
thành từ lâu đời như một cấu trúc bền vững với tinh thần cộng đồng
cao gồm bốn thành tố:


Một cộng đồng cư trú



Một cộng đồng sở hữu tài nguyên



Một cộng đồng văn hoá gồm văn học nghệ thuật, luật tục, phong
tục tập quán.



Bao trùm lên trên tất cả, đồng thời lan toả trong tất cả các cá thể
hữu sinh và vô sinh là một hệ thống cộng đồng thần linh (được
gọi là yang).


Buôn ‑ plei truyền thống là một cơ cấu kinh tế ‑ văn hoá ‑ xã hội hay
nói như G.Condominas là một không gian ‑ xã hội1. (espace social)
Ngày nay, buôn ‑ plei Tây Nguyên đã biến đổi nhiều, sự biến đổi
này lệ thuộc vào từng dân tộc vào vị trí cư trú của từng buôn và hoàn
cảnh lịch sử cụ thể của buôn.
Có thể tạm chia làm hai vùng:


Vùng gần các trung tâm: thành phần dân tộc, cũng như trình độ
văn hoá nghề nghiệp đa dạng, xuất hiện người nói luật (tiếng Êđê
là pô blũ kdi). Ông là người nhắc lại luật tục “ông bà xưa” để
khuyên răn, hoà giải, kể cả nhắc lại hình thức và mức độ nộp
phạt, nhưng không có việc phạt và nộp phạt.



Vùng xa, hẻo lánh: già làng vẫn có vai trò điều hành mọi công
việc của buôn ‑ plei. Khi phân xử tổ hoà giải chủ trì (gồm thành
viên có đoàn thể, chính quyền thôn, thôn trưởng và già làng).
Thực tế vai trò của già làng vẫn rất quan trọng, mức độ xử phạt
nhẹ hơn trước.

1. Ngô Đức Thịnh, Hội thảo khoa học Luật tục ‑ hương ước và những vấn đề phát triển
kinh tế ‑ xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên.


98

Phan Đăng Nhật


Ngày nay cơ cấu buôn ‑ plei đã chuyển đổi, nhưng vẫn giữ được
những nét ưu điểm cơ bản của truyền thống và vẫn là đơn vị cơ sở có
vai trò thực sự trong xã hội Tây Nguyên, là điểm tựa cho sự phát triển
của Tây Nguyên. Kinh nghiệm cho biết “Những cộng đồng có khả năng
giữ được hệ thống điều hành địa phương của họ, sẽ có khả năng thích
ứng tốt hơn với những thay đổi và bất định của quá trình dân số. Dựa
vào những thiết chế “truyền thống” như vậy, các cộng đồng này cũng có
khả năng tốt hơn trong việc tạo ra hay chấp nhận những tiến bộ kỹ thuật
so với những cộng đồng bị ăn mòn bởi những can thiệp (thường là thất
bại) từ bên ngoài cùng với chính cái ý định muốn đưa các “tiến bộ kỹ
thuật” đó vào cho cộng đồng”1. “Những cộng đồng nào còn giữ được
tính tự chủ và tự tin vào các hệ thống luật tục của địa phương thì có khả
năng tốt hơn trong việc đổi mới các hoạt động nông nghiệp của họ và
thích nghi tốt với những thách thức đặt ra do áp lực dân số”.
Để phát triển bền vững, các cộng đồng buôn ‑ plei phải tự điều chỉnh
và thích nghi trước những biến động to lớn trong thời đại mới. Mà
muốn họ thực hiện được điều này cần tránh sự can thiệp từ bên ngoài
phá vỡ thiết chế truyền thống cần tạo thuận lợi cho sự vận hành của
chính thiết chế này do chính nhân dân các cộng đồng tự giác và chủ
động điều hành.

1.2. Vai trò của cộng đồng làng và già làng ngày nay đối với
phát triển
Ở miền núi Việt Nam, nhất là ở Tây Nguyên, ý thức cộng đồng rất
mạnh, đó là cộng đồng làng.
Mọi hoạt động giúp cho sự phát triển của Tây Nguyên đều phải dựa
vào cộng đồng với năng lực nội tại của cộng đồng. Hiện nay số vốn Nhà
nước và các tổ chức đầu tư cho miền núi Tây Nguyên không ít (như vốn
hỗ trợ người nghèo, vốn tín dụng ngân hàng, vốn hỗ trợ cơ sở hạ tầng,

vốn giao đất giao rừng, vốn nâng cao năng lực...). Nhưng vì không biết
dựa vào cộng đồng do không tin vào năng lực của người dân tộc tại chỗ
nên gặp nhiều khó khăn thậm chí thất bại.
1. Oscar Salemink, Luật tục, quyền sở hữu đất đai và vấn đề di cư, trong sách Luật
tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam (sđd), tr. 828.


Ba nguyên tắc cơ bản trong việc phát triển bền vững vùng Trường Sơn ‑ Tây Nguyên

99

Người đại diện có uy tín, có hiệu lực của các làng là già làng. Dựa
vào cộng đồng làng trước hết là dựa vào già làng. Nói chung già làng
miền núi là người đại diện cho nguyện vọng và tiếng nói chính đáng
của cộng đồng các dân tộc, là người có khả năng đoàn kết, tổ chức và
huy động cộng đồng vì sự phát triển của họ.
Việc đem đến cho các dân tộc thiểu số hoặc là cơ sở vật chất, thuốc
thang, hoặc là văn hoá khoa học kỹ thuật cũng phải quan tâm đến yếu
tố văn hoá tộc người: tâm lý, quan niệm, tập quán truyền thống, văn hoá
ứng xử, văn hoá mưu sinh, văn hoá tâm linh... Không nắm vững văn
hoá tộc người thì chúng ta dầu có hăng hái, nhiệt tình, nhiều tiền của
cũng không nhất thiết có hiệu quả cao. Mà người hiểu biết sâu sắc về
văn hoá tộc người của mình ở miền núi là các già làng. Chúng ta phải
tin tưởng và dựa vào họ nhờ đó mà tạo nên sự vận hành hợp lý và bền
vững của cộng đồng các dân tộc trên đường phát triển.

2. Xác lập lại quyền Quản lý về tài nguyên của cộng đồng buôn - plei
Người Tây Nguyên sống nhờ rừng. Rừng là tất cả cuộc sống tinh
thần và vật chất của họ. Một nhà dân tộc học về Tây Nguyên, nổi tiếng,
Georges Condominas đã viết: “Đơn vị chính trị truyền thống tối cao là

làng (bboon) tức là nhóm các gia đình tạo thành một khối dân cư trong
một khoảng rừng. Chính từ khoảng rừng này mà họ không chỉ lấy ra
các nguyên vật liệu chủ yếu mà họ cần cho ăn mặc, nhà ở, sản xuất công
cụ, mà cả nguồn thực phẩm bằng việc bắt cá, săn bắn, hái rau rừng và
trước hết là bằng trồng trọt... Người ta còn đánh dấu một năm bằng tên
khoảng rừng mà họ đã “ăn”. Ví dụ: năm 1949 ở Sar Luk (Mnông gar) là
năm “Ăn rừng của thần đá Gôô”1. Đúng như nhà văn Nguyên Ngọc đã
viết: “Rõ ràng vấn đề cơ bản ở đây là vấn đề sở hữu đất đai và rừng, là
quyền sống của con người trên không gian sinh tồn thiết yếu ấy”2.
Khoảng chục năm gần đây ở Tây Nguyên có hiện tượng nhiều
người giàu vụt lên nhờ trồng cà phê, cao su, cây điều... với nhà “đúc”,
1. G.Condominas (1977), Không gian xã hội vùng Đông Nam Á, Bản tiếng Việt của Ngọc
Hà và cộng sự, Nxb văn hoá, tr. 377.
2. Nguyên Ngọc (7/2001), Một vài vấn đề đất rừng và làng ở miền núi Quảng Nam,
Hội thảo khoa học Luật tục ‑ hương ước và những vấn đề phát triển kinh tế xã hội
ở buôn làng các dân tộc Tây Nguyên, Pleiku.


100

Phan Đăng Nhật

nhiều tầng, xe máy, ti vi, tủ lạnh, xe càng (xe công nông) nhiều người
sắm ô tô riêng...; với rất nhiều chủ trang trại hàng trăm ha, nhiều nông
lâm trường bát ngát hàng trăm nghìn ha. Sách báo, đài hết sức ca ngợi
sự giàu có đó. Điều này đúng nhưng chưa đủ, nếu như quên mất mặt
trái của hiện tượng trên là sự giàu có ấy liên quan đến hiện tượng bần
cùng của một bộ phận không nhỏ đồng bào các dân tộc tại chỗ do bị
mất đất rừng.


2.1. Quyền quản lý tài nguyên truyền thống
Từ nghìn xưa trong nhân dân Tây Nguyên đã hình thành những
nguyên tắc ổn định về việc quản lý tài nguyên thiên nhiên đã được quy
định trong các bộ luật tục. Các nguyên tắc đó là:
‑ Tài nguyên bao gồm đất, rừng, sông, suối, ao, hồ, bãi chăn nuôi,
đất nghĩa địa... các sản phẩm của đất, rừng và sông suối như cây cối,
hoa quả, ong, thú, tôm cá... kể cả những sản phẩm chung do cộng đồng
làm nên như bến nước, nhà rông, công trình thuỷ lợi... đều thuộc sở hữu
của cộng đồng buôn ‑ plei. Giữa các làng được phân chia bằng các ranh
giới tự nhiên như sông suối, con đường, ngọn núi... với một lễ cúng thần
để thần chứng giám, trong lễ đó có sự thề nguyền không xâm phạm, của
cả hai bên.
Già làng hoặc hội đồng làng là người đại diện cho chủ quyền sở hữu
của mọi thành viên trong làng có nhiệm vụ quản lý về mọi mặt. Có một
số vùng, cùng quản lý với già làng là các chủ họ.
‑ Tài nguyên thiên nhiên được cộng đồng phân phối định kỳ cho các
gia đình trong làng canh tác và khai thác. Thời gian phân phối thường
lệ thuộc vào chu kỳ luân canh.
‑ Chủ làng cùng với các trưởng họ thực hiện chọn đất và chia đất cho
các gia đình.
‑ Các gia đình có quyền sử dụng đất rừng trong thời gian định kỳ
được phân chia không có quyền tự ý nhượng bán. Nếu có người trong
làng có nhu cầu trao đổi quyền sử dụng thì hai bên thoả thuận với nhau,
chủ làng, chủ họ quyết định và nhất thiết phải được thần linh đồng ý
bằng báo mộng. Nếu thần linh phản đối bằng các điềm (hạt gạo quay
đầu, mang thét, rắn bò qua...) thì không được thực hiện việc trao đổi.


Ba nguyên tắc cơ bản trong việc phát triển bền vững vùng Trường Sơn ‑ Tây Nguyên


101

‑ Trong thời gian hưu canh, đất rừng vẫn thuộc về người được phân
chia, không coi đó là đất vô chủ, không ai được xâm phạm.
‑ Những người vi phạm quyền sử dụng tài nguyên phải đưa ra xét
xử và phải phạt theo luật tục. Khi có sự tranh chấp về tài nguyên hai
bên phải tự hoà giải, nếu không, phải đưa ra làng xét xử. Trường hợp
này dẫu giải quyết ra sao thì mỗi bên đều có nộp phạt. Có dân tộc quy
định nếu hai bên không chấp nhận biện pháp của ban luật tục thì làng
thu hồi đất làm của công1.

2.2. Thực trạng hiện nay về quyền quản lý tài nguyên
Sau đổi mới 1986, nhiều chủ trương chính sách mới ra đời, nhằm
thực hiện việc phân quyền quản lý đất cho người lao động như khoán
10 (ở đồng bằng), luật đất đai 1993, luật đất đai 1996 và các văn bản
dưới luật khác. Đối với đất rừng có Nghị định 02 CP ngày 15 tháng 1
năm 1994 về việc giao khoán đất rừng, chủ trương giao đất lâm nghiệp
cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích
lâm nghiệp.
Thực hiện chủ trương trên, Nhà nước đã cắt giảm bớt đất đai của các
nông, lâm trường. Ở ba tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai và Kon Tum có 88 lâm
trường và 57 nông trường vẫn quản lý tới 1.960.000 ha đất rừng chiếm
44% diện tích tự nhiên của tỉnh, so với trước 1986 giảm 26%.
Một nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự căng thẳng của
đất đai Tây Nguyên là dân số tăng đột ngột. Có mấy nguồn tăng:
‑ Dân chuyển từ miền xuôi lên theo kế hoạch của Nhà nước
‑ Dân nhập cư tự do, không có ai quản lý
‑ Dân số tăng cơ học, cũng không quản lý được
Năm 1960, dân số Tây Nguyên khoảng 600.000 người
1. Phan An, Luật tục Stiêng và vấn đề đất rừng ở tỉnh Bình Phước hiện nay, Luật tục

và phát triển nông thôn (sđd), tr 436 ‑ 437.
‑ Sở Tư pháp Kon Tum, Luật tục và việc phát triển nông thôn hiện nay ở Kon Tum,
Luật tục và phát triển nông thôn... (sđd), tr 1041.
‑ Ngô Văn Lý, Luật tục Stiêng và quá trình phát triển nông thôn vùng Stiêng, Luật
tục và phát triển nông thôn... (sđd), tr. 1070.


102

Phan Đăng Nhật

Năm 1985, dân số tăng gấp đôi 1.225.914 người
Năm 1985, dân số Tây Nguyên 2.013.900 người
Riêng tỉnh Đắc Lắc:
Năm 1943: 80.000 người
Năm 1976: 350.000 người
Năm 1995: 1.300.000 người
Tháng 4 năm 2001 dân số các dân tộc tại chỗ 317.176 (17%) di dân tự
do 371.899 (20%)1
Tình hình trên đây đương nhiên dẫn đến tình trạng thiếu đất của các
dân tộc thiểu số tại chỗ.
Ở miền núi Trường Sơn‑Tây Nguyên trong cơ chế thị trường người
lao động còn mất đất một cách oan uổng, xót xa mà không kêu trách ai
được do đổi chác buôn bán một cách ngây thơ. Có trường hợp đổi ba lô
đất lấy một xe phượng hoàng và một bao gạo. Ít lâu sau số đất đó giá
mười cây rưỡi vàng. Lại có trường hợp đổi năm sào đất lấy hai xị rượu,
sau đó 1/4 số đất trên người chủ mới bán được 11 cây vàng2.
Nguyên nhân của tình trạng trên là dân tộc tại chỗ chưa có ý thức
sâu sắc về quyền tư hữu về ruộng đất lại bị tiếp xúc với một bộ phận cư
dân nơi khác đến, lõi đời trong thương trường quen tranh mua, tranh

bán. Bộ phận cư dân này đã dùng các thủ đoạn như:
‑ Nhằm lúc mất mùa cho dân vay nặng lãi, tiền hoặc lương thực, đến
mùa đồng bào không trả được nợ phải gán đất.
‑ Dụ dỗ dân bán đất và xui họ vào rừng khai phá
‑ Mở quán ăn, bán chịu cho một số người nghiện rượu. Sau đó họ
không có tiền trả nợ phải gán đất3.
1. Vương Xuân Tình (7/2001), Tái lập quản lý cộng đồng về đất đai ở các buôn
làng Tây Nguyên, Báo cáo tại Hội thảo khoa học Luật tục và hương ước, Pleiku
(Tây Nguyên).
2. Tư liệu vừa dẫn, tr. 242, 243 ; 1 cây vàng = 38gr
3. Hoàng Xuân Tý (7/2001), Thay đổi sử dụng đất và bảo tồn văn hoá dân tộc ở Tây
Nguyên, Báo cáo tại hội thảo khoa học Luật tục và hương ước tổ chức tại Pleiku.


Ba nguyên tắc cơ bản trong việc phát triển bền vững vùng Trường Sơn ‑ Tây Nguyên

103

Xung quanh vấn đề đất rừng Tây Nguyên có nhiều điều khó khăn,
lộn xộn, không thể không ổn định lại trật tự.

2.3. Cách giải quyết
Ở Việt Nam đã có chủ trương giao đất giao rừng theo Nghị định 02
CP nói trên. Vấn đề là ở Tây Nguyên giao cho ai?
Đất rừng Tây Nguyên vốn đã có truyền thống lâu đời thuộc về cộng
đồng buôn ‑ plei. Cộng đồng đã có đầy đủ kinh nghiệm cùng với một
hệ thống luật tục hợp tình hợp lý để bảo quản tu bổ, khai thác đất rừng.
Người Tây Nguyên lại chưa có truyền thống về tư hữu ruộng đất, dễ
bị xâm phạm trong cơ chế thị trường phức tạp. Giao quyền quản lý đất
rừng cho tư nhân, người lao động dễ bị mất đất như thực tế thời chính

quyền cũ và những năm gần đây đã xảy ra (xem phần 1 ở trên). Trong
thực tế một số địa phương đã giao đất lâm nghiệp thí điểm cho bốn xã
vùng cao thuộc các vùng sinh thái khác nhau. Qua đó ta thấy nhân dân
đã tự nguyện giao 30% diện tích đất rừng cho cộng đồng. Có trường
hợp nhân dân từ chối việc nhận theo hộ gia đình mà đề nghị thực hiện
việc nhận theo buôn ‑ plei (ví dụ xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia
Lai). Tại đây đồng bào tiếp tục sử dụng các tục lệ cũ về rừng cộng đồng
để quản lý phân phối sản phẩm cho các thành viên1.
Việc giao đất rừng cho cộng đồng phải theo nguyên tắc của Luật đất
đai là “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản
lý”2. Việc giao đất cho các cộng đồng buôn ‑ plei là giao quyền sử dụng
“để sử dụng ổn định lâu dài”. Cộng đồng chịu trách nhiệm phân chia
đất cho hộ gia đình. Các hoạt động sử dụng, chuyển nhượng, thừa kế,
thế chấp... phải được sự chỉ đạo của cộng đồng.
Sau khi giao, Nhà nước bàn bạc với địa phương giúp đỡ những
kỹ thuật mới và phương pháp quản lý mới kết hợp với tri thức bản
địa để bảo đảm yêu cầu về sản xuất, bảo vệ môi trường và công bằng
xã hội.
1. Hoàng Xuân Tý, Vai trò của luật tục vùng cao trong công tác giao đất khoán
rừng và quản lý tài nguyên thiên nhiên, Luật tục và phát triển nông thôn... (sđd)
tr. 315.
2. 1988, Luật đất đai: Nxb Pháp lý, Hà Nội, tr. 14.


104

Phan Đăng Nhật

Tất nhiên, đất sẽ không đủ cho phương thức quảng canh trước đây.
Thay vào đó chúng ta phải vận dụng các biện pháp kỹ thuật mới, tri

thức bản địa và chuyển đổi vật nuôi cây trồng. Như vậy số đất còn lại
đủ để nâng cao đời sống của các dân tộc tại chỗ.

3. Tăng cường điều hành bằng luật tục
3.1. Đặc điểm của luật tục Trường sơn‑Tây Nguyên
Nhiều xã hội, nhiều tộc người trên thế giới vẫn tồn tại và thực hành
luật tục, chúng rất đa dạng. Riêng luật tục TS‑TN là luật tục cổ điển, vì
nó ra đời trong xã hội tiêu biểu của luật tục, một xã hội mà trong nội tại
chưa có thống trị giai cấp chưa có chiếm hữu tư nhân, lực lượng sản
xuất là tài sản chung của cộng đồng.
Luật tục Tây Nguyên là một giá trị quý hiếm, không nhiều xã hội
và dân tộc trên thế giới còn lưu giữ được. Nó là một sản phẩm tinh thần
tổng hợp vừa có tính chất văn học nghệ thuật vừa có tính chất giáo dục,
vừa là phong tục tập quán vừa là bài gia huấn ca; vừa là sinh hoạt văn
hoá vừa là sinh hoạt luật pháp với đầy đủ các yếu tố cấu thành của một
hệ thống quy phạm xã hội, với đủ các lĩnh vực pháp lý như hình sự,
dân sự, hành chính, đất đai, hôn nhân, gia đình... Tính tổng hợp này
đã tạo nên sự tác động đồng thời và toàn diện vào tinh thần (tình cảm
và lý trí, cảm xúc và tư duy) nên có sức cuốn hút, thuyết phục người
dân Tây Nguyên nhằm điều chỉnh cho quan hệ xã hội đẹp hơn, con
người tốt hơn.
Bên cạnh tính tổng hợp, toàn diện, luật tục Tây Nguyên còn có tính
quần chúng dân chủ và tư nguyện. Trước khi xét xử, luật tục có cơ chế
điều tra. Việc xét xử được tiến hành trước toàn cộng đồng, dân chủ, công
khai. Lỗi lầm không được coi như là hoàn toàn thuộc về cá nhân mà có
liên quan đến gia đình, dòng họ và có khi cả cộng đồng về hai phương
diện nguyên nhân và hậu quả. Lợi ích tối cao của xét xử là sự hoà hợp
của toàn thể cộng đồng và cả với thần linh, không mưu cầu sự công bằng
tuyệt đối giữa các cá nhân. Kết thúc buổi xét xử có lời thề đoàn kết,
thương yêu nhau, xoá bỏ hận thù và một cuộc liên hoan vui vẻ chứng

minh cho sự gắn kết trở lại của cộng đồng sau khi cộng đồng đã hàn
gắn xong một vết rạn nứt. Sau khi xét xử có cơ chế theo dõi để tiếp tục
giáo dục người lỗi lầm, răn đe các thành viên khác của cộng đồng.


Ba nguyên tắc cơ bản trong việc phát triển bền vững vùng Trường Sơn ‑ Tây Nguyên

105

Những đặc điểm trên đây thích hợp với xã hội truyền thống Tây
Nguyên và hiện nay nói chung vẫn còn thích hợp với mức độ khác nhau
giữa các vùng, các dân tộc và các điều luật. Hơn nữa bản thân luật tục
có sự vận hành và tự điều chỉnh để thích ứng với tình hình mới.
Với một cách nhìn sát với thực tiễn hơn, chúng ta hoàn toàn tin tưởng
ở ảnh hưởng của luật tục đối với sự phát triển Tây Nguyên hiện nay.

3.2. Sự tồn tại của luật tục trong xã hội ngày nay
Cho đến nay, chúng ta, về cơ bản chưa can thiệp sâu vào sự vận hành
của luật tục Tây Nguyên. Tuy nhiên luật tục vẫn tồn tại và đóng vai trò
quan trọng trong việc điều hoà các mối quan hệ ở Tây Nguyên.
Đứng ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Đình Lộc
khẳng định vai trò luật tục hiện nay và sự cần thiết phải kết hợp giữa
pháp luật và luật tục: “Nói luật tục tức là nói đến phong tục tập quán
đã hình thành trong nhiều năm, trong nhiều thế hệ và đến nay, dẫu đã
qua bao biến động, nó vẫn đang còn được nhân dân nhiều dân tộc tôn
trọng, gìn giữ và tồn tại song song bên cạnh pháp luật của Nhà nước.
Đây là một thực tế , vì vậy đòi hỏi chúng ta phải có một sự nghiên cứu
sâu sắc, phải có sự kết hợp giữa pháp luật của Nhà nước và phong tục
tập quán của nhân dân ở các miền”1.
Các Sở Tư pháp và Văn hoá ‑ Thông tin (nay là Sở VH, TT&TT) các

tỉnh Tây Nguyên, quan sát từ thực tế, một lần nữa khẳng định “vị trí
quan trọng” của luật tục: “Đến nay cùng với pháp luật của Nhà nước,
luật tục vẫn tồn tại và nó đóng một vị trí quan trọng trong việc điều
chỉnh các mối quan hệ trong đời sống của người dân tộc thiểu số. Ở mỗi
dân tộc thiểu số khác nhau đều có luật tục riêng, thể hiện bản sắc, đặc
trưng của dân tộc mình”2.
Sở dĩ luật tục được cộng đồng nghiêm chỉnh tự giác tuân theo vì đã
ăn sâu vào mỗi người: “Nhiều luật tục được các thành viên trong cộng
1. Nguyễn Đình Lộc (28/3/1996), hội thảo Chuyên đề về luật tục, Viện Nghiên cứu
khoa học pháp lý, H, tr. 190
2. Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum (7/2001), Luật tục của các dân tộc thiểu số ở Kon Tum và
vai trò của nó trong xây dựng hương ước buôn làng, Hội thảo Luật tục ‑ hương ước
tổ chức ở Pleiku.


106

Phan Đăng Nhật

đồng nghiên chỉnh tuân theo một cách tự giác, điều này có nhiều nguyên
nhân, trong đây có nguyên nhân là luật tục cùng với phong tục tập quán
là đạo đức, tín ngưỡng, tôn giáo... đã ăn sâu bám rễ trong mỗi người”1.
Không ít trường hợp luật tục có hiệu lực hơn pháp luật: “Luật tục
gắn chặt với tiềm thức của đồng bào nên nhiều vụ việc, mặc dù Toà án
nhân dân các cấp đã xét xử, họ vẫn yêu cầu buôn làng xét xử lại và bản
án xét xử theo luật tục được buôn làng chấp nhận hơn bất kỳ một bản
án nào khác”2.
Giữ vai trò nòng cốt trong việc phân xử, trong các tổ hoà giải hay
ban phong tục là già làng. Ở đây có mối quan hệ qua lại gắn bó giữa già
làng, luật tục và thiết chế cộng đồng làng, cộng đồng tộc người: “Già

làng và các tộc trưởng là người có trách nhiệm phân xử các vụ tranh
chấp, kiện tụng... giữa các thành viên trong làng, theo luật tục của làng.
Có thể nói, luật tục là điều kiện tất yếu bảo đảm cho sự sinh tồn và phát
triển của cộng đồng làng. Luật tục nghiêm khắc trừng phạt, loại bỏ các
thói hư, tật xấu trong làng như: trộm cắp, gian dâm, loạn luân,... nhằm
giữ gìn sự an ninh, ổn định trong làng. Luật tục và cơ cấu tổ chức thiết
chế cộng đồng làng có mối quan hệ gắn bó mật thiết, bổ sung hỗ trợ cho
nhau, đảm bảo sự tồn tại của một cộng đồng tộc người”3.
Nếu biết huy động, luật tục có thể góp phần đóng góp tích cực cho
sự phát triển của Tây Nguyên trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều
này cũng đã diễn ra ở Indonexia mà J.Ambler đã tổng kết: “Adat dường
như bao gồm tất cả và hiện nay đang tồn tại sống động ở Indonexia. Mặt
khác cách cư xử của con người không những chỉ được quy định bởi adat.
Sự thay đổi to lớn mà Indonexia đã trải qua, đặc biệt là trong những
thập kỷ gần đây, chứng tỏ rằng adat còn có thể thích ứng và cũng nó
đem lại sự ổn định xã hội tích cực trong một đất nước thay đổi và hiện
đại hoá nhanh chóng”4.
1. Tham luận của Sở Tư pháp Lâm Đồng (28/2/1996), Hội thảo Chuyên đề về luật
tục, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, H, tr. 132.
2. Tham luận của Sở Tư pháp Đắc Lắc (28/3/1996), Hội thảo Chuyên đề về luật tục, Viện
Nghiên cứu khoa học pháp lý, Hà Nội, tr. 65.
3. Tham luận của Sở Văn hoá ‑ Thông tin tỉnh Quảng Ngãi, Hội thảo Chuyên đề về luật
tục (28/3/1996), Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Hà Nội, 1997, tr. 151.
4. J.Ambler (5/1999), Luật tục ở Indonexia, khái quát về chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đa
dạng về luật lệ và sự biến đổi, Tài liệu báo cáo tại Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian, tr. 9.


Ba nguyên tắc cơ bản trong việc phát triển bền vững vùng Trường Sơn ‑ Tây Nguyên

107


3.3. Hai phương hướng tăng cường điều hành bằng luật tục
+ Nói chung trong đại bộ phận các làng buôn cần có chủ trương
khuyến khích tiếp tục sử dụng luật tục truyền thống để điều hoà các
mối quan hệ, đặc biệt là dân sự.
Các cấp chính quyền cần có văn bản hướng dẫn giúp đỡ các già làng,
các tổ hoà giải và ban phong tục phương hướng vận dụng luật tục
truyền thống. Cung cấp các tài liệu về nội dung các điều luật (có lựa
chọn) cho các già làng và tổ hoà giải.
Theo định kỳ có tổng kết rút kinh nghiệm
Phương hướng này giống như ở Malayxia và Indonexia. Hiện nay ở
đây vẫn duy trì hệ thống luật tục (adat) với các hội đồng adat các cấp
làng, xã, huyện, tỉnh. Chúng tồn tại song song với hệ thống pháp luật
Nhà nước, được nhân dân và chính quyền các cấp tôn trọng.
+ Lựa chọn một số làng buôn tiến hành thí điểm việc kế thừa luật tục
truyền thống xây dựng quy ước văn hoá mới.
Chúng tôi có trực tiếp chỉ đạo một số điểm thí nghiệm, qua đó có thể
rút ra một số kinh nghiệm:
‑ Quy ước chỉ giới hạn trong phạm vi điều hoà các quan hệ nội bộ
làng buôn và đứng ở góc độ văn hoá (nghĩa rộng) mà đặt vấn đề. Như
vậy, sẽ bao trùm được những vấn đề quan trọng của đời sống nhân dân
hiện nay. Hơn nữa, qua văn hoá, các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội sẽ
nhẹ nhàng đi vào nhân dân. Do vậy tên gọi nên là “Quy ước văn hoá
pơlây, buôn...”
‑ Những vấn đề đặt ra cần dựa vào các “chương điều” mà luật tục
truyền thống có tập quán can thiệp và điều chỉnh. Ví dụ: Những điều
quy định chung, Giữa gìn trật tự trị an (chống trộm cắp, đánh nhau, gây
ồn ào mất trật tự), Xây dựng tình làng nghĩa xóm, nâng cao tinh thần
đoàn kết cộng đồng, Giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường, Quản lý tài nguyên
thiên nhiên (đất rừng, sản phẩm của rừng, ao hồ, đập nước,...), Hôn

nhân gia đình, quan hệ nam nữ v.v...
‑ Quy ước phải viết bằng hai thứ tiếng, chủ yếu là tiếng dân tộc, đồng
thời chuyển sang tiếng phổ thông. Phải diễn đạt theo thể văn vần của


108

Phan Đăng Nhật

từng dân tộc như: duê (Ê Đê), duây (Mnông), dơp pacắp (Raglai)... Phải
giữ được tính hình tượng, kể cả các cụm từ ổn định thành khuôn mẫu
trong các thể lời nói vần của từng dân tộc.
‑ Vẫn duy trì Ban hoà giải hoặc Ban phong tục như thường có. Trong
Ban, ngoài các già làng có trưởng thôn.
‑ Xử việc cần quán triệt tinh thần công bằng, dân chủ, khoan dung,
hoà giải, giáo dục như truyền thống đã thực hiện. Kết thúc buổi xử việc
nên giữ nghi thức hứa hẹn, cầm vòng, thắt nút... để xoá đi mâu thuẫn
cũ đem lại sự hoà hợp trong xóm làng, theo tinh thần “Từ nay nước lại
chảy đều, mía chuối lại xanh tươi, người người lại thương yêu nhau”. Sau khi
xử việc nên có cuộc vui nhẹ để gây không khí thuận hoà.
Trên đây chúng tôi đã trình bày “biện pháp chung” đối với TS‑TN
gồm ba mặt không cách rời mà gắn bó chặt chẽ với nhau, hỗ trợ thúc
đẩy lẫn nhau: Củng cố vai trò làng truyền thống, trên cơ sở xác định lại
quyền quản lý tài nguyên và tăng cường việc điều hành bằng luật tục. Thực
hiện đúng những điều này chúng tôi tin rằng sẽ tăng cường nội lực để
phát triển Tây Nguyên trong cơ chế thị trường, công nghiệp hoá và hiện
đại hoá.


96


CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

BA NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG VÙNG TRƯỜNG SƠN - TÂY NGUYÊN
GS. TSKH. Phan Đăng Nhật
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Đặt vấn đề
Nhà nước Việt Nam có chính sách nhất quán từ ngày mới ra đời đến
nay trong việc không ngừng nâng cao đời sống tinh thần và vật chất,
văn hoá và kinh tế của nhân dân các dân tộc thiểu số. Từ khẩu hiệu
chiến lược “miền núi tiến kịp miền xuôi”, chủ trương lớn định canh
định cư, khai hoang, cho đến việc giao đất giao rừng... đều nhằm mục
tiêu trên.
Tuy nhiên, cho đến nay các dân tộc thiểu số Trường Sơn – Tây
Nguyên (TS‑TN) tại chỗ1 nhất là vùng sâu, vùng xa vẫn còn rất đói
nghèo, thiếu thốn.
Báo cáo này mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần
đẩy mạnh sự phát triển của các dân tộc thiểu số tại chỗ, xây dựng
một Tây Nguyên đoàn kết, giàu mạnh, yên vui. Biện pháp đó là một
chỉnh thể, gồm ba mặt hữu cơ: “Phát huy cơ chế làng truyền thống, trên
cơ sở lập lại quyền quản lý tài nguyên và đẩy mạnh việc điều hành bằng
luật tục”.
Trên cơ sở đó, báo cáo trình bày các phần chính sau: Phát huy cơ chế
của làng truyền thống; xác lập lại quyền quản lý về tài nguyên của cộng
đồng làng; và đẩy mạnh việc điều hành bằng luật tục.
1. Dân tộc thiểu số tại chỗ là dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời ở Tây Nguyên, như
Êđê, Bana, Giarai, Mnông..., khác với dân tộc thiểu số ở phía Bắc mới di cứ đến Tây
Nguyên như Tày, Nùng, Thái, Mường...



Ba nguyên tắc cơ bản trong việc phát triển bền vững vùng Trường Sơn ‑ Tây Nguyên

97

1. Phát huy vai trò của cơ chế làng truyền thống trong sự nghiệp
phát triển Tây Nguyên
1.1. Làng truyền thống và sự biến đổi của nó
Làng truyền thống (được gọi là buôn ‑ plei) Tây Nguyên đã hình
thành từ lâu đời như một cấu trúc bền vững với tinh thần cộng đồng
cao gồm bốn thành tố:


Một cộng đồng cư trú



Một cộng đồng sở hữu tài nguyên



Một cộng đồng văn hoá gồm văn học nghệ thuật, luật tục, phong
tục tập quán.



Bao trùm lên trên tất cả, đồng thời lan toả trong tất cả các cá thể
hữu sinh và vô sinh là một hệ thống cộng đồng thần linh (được
gọi là yang).


Buôn ‑ plei truyền thống là một cơ cấu kinh tế ‑ văn hoá ‑ xã hội hay
nói như G.Condominas là một không gian ‑ xã hội1. (espace social)
Ngày nay, buôn ‑ plei Tây Nguyên đã biến đổi nhiều, sự biến đổi
này lệ thuộc vào từng dân tộc vào vị trí cư trú của từng buôn và hoàn
cảnh lịch sử cụ thể của buôn.
Có thể tạm chia làm hai vùng:


Vùng gần các trung tâm: thành phần dân tộc, cũng như trình độ
văn hoá nghề nghiệp đa dạng, xuất hiện người nói luật (tiếng Êđê
là pô blũ kdi). Ông là người nhắc lại luật tục “ông bà xưa” để
khuyên răn, hoà giải, kể cả nhắc lại hình thức và mức độ nộp
phạt, nhưng không có việc phạt và nộp phạt.



Vùng xa, hẻo lánh: già làng vẫn có vai trò điều hành mọi công
việc của buôn ‑ plei. Khi phân xử tổ hoà giải chủ trì (gồm thành
viên có đoàn thể, chính quyền thôn, thôn trưởng và già làng).
Thực tế vai trò của già làng vẫn rất quan trọng, mức độ xử phạt
nhẹ hơn trước.

1. Ngô Đức Thịnh, Hội thảo khoa học Luật tục ‑ hương ước và những vấn đề phát triển
kinh tế ‑ xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên.


98

Phan Đăng Nhật


Ngày nay cơ cấu buôn ‑ plei đã chuyển đổi, nhưng vẫn giữ được
những nét ưu điểm cơ bản của truyền thống và vẫn là đơn vị cơ sở có
vai trò thực sự trong xã hội Tây Nguyên, là điểm tựa cho sự phát triển
của Tây Nguyên. Kinh nghiệm cho biết “Những cộng đồng có khả năng
giữ được hệ thống điều hành địa phương của họ, sẽ có khả năng thích
ứng tốt hơn với những thay đổi và bất định của quá trình dân số. Dựa
vào những thiết chế “truyền thống” như vậy, các cộng đồng này cũng có
khả năng tốt hơn trong việc tạo ra hay chấp nhận những tiến bộ kỹ thuật
so với những cộng đồng bị ăn mòn bởi những can thiệp (thường là thất
bại) từ bên ngoài cùng với chính cái ý định muốn đưa các “tiến bộ kỹ
thuật” đó vào cho cộng đồng”1. “Những cộng đồng nào còn giữ được
tính tự chủ và tự tin vào các hệ thống luật tục của địa phương thì có khả
năng tốt hơn trong việc đổi mới các hoạt động nông nghiệp của họ và
thích nghi tốt với những thách thức đặt ra do áp lực dân số”.
Để phát triển bền vững, các cộng đồng buôn ‑ plei phải tự điều chỉnh
và thích nghi trước những biến động to lớn trong thời đại mới. Mà
muốn họ thực hiện được điều này cần tránh sự can thiệp từ bên ngoài
phá vỡ thiết chế truyền thống cần tạo thuận lợi cho sự vận hành của
chính thiết chế này do chính nhân dân các cộng đồng tự giác và chủ
động điều hành.

1.2. Vai trò của cộng đồng làng và già làng ngày nay đối với
phát triển
Ở miền núi Việt Nam, nhất là ở Tây Nguyên, ý thức cộng đồng rất
mạnh, đó là cộng đồng làng.
Mọi hoạt động giúp cho sự phát triển của Tây Nguyên đều phải dựa
vào cộng đồng với năng lực nội tại của cộng đồng. Hiện nay số vốn Nhà
nước và các tổ chức đầu tư cho miền núi Tây Nguyên không ít (như vốn
hỗ trợ người nghèo, vốn tín dụng ngân hàng, vốn hỗ trợ cơ sở hạ tầng,

vốn giao đất giao rừng, vốn nâng cao năng lực...). Nhưng vì không biết
dựa vào cộng đồng do không tin vào năng lực của người dân tộc tại chỗ
nên gặp nhiều khó khăn thậm chí thất bại.
1. Oscar Salemink, Luật tục, quyền sở hữu đất đai và vấn đề di cư, trong sách Luật
tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam (sđd), tr. 828.


Ba nguyên tắc cơ bản trong việc phát triển bền vững vùng Trường Sơn ‑ Tây Nguyên

99

Người đại diện có uy tín, có hiệu lực của các làng là già làng. Dựa
vào cộng đồng làng trước hết là dựa vào già làng. Nói chung già làng
miền núi là người đại diện cho nguyện vọng và tiếng nói chính đáng
của cộng đồng các dân tộc, là người có khả năng đoàn kết, tổ chức và
huy động cộng đồng vì sự phát triển của họ.
Việc đem đến cho các dân tộc thiểu số hoặc là cơ sở vật chất, thuốc
thang, hoặc là văn hoá khoa học kỹ thuật cũng phải quan tâm đến yếu
tố văn hoá tộc người: tâm lý, quan niệm, tập quán truyền thống, văn hoá
ứng xử, văn hoá mưu sinh, văn hoá tâm linh... Không nắm vững văn
hoá tộc người thì chúng ta dầu có hăng hái, nhiệt tình, nhiều tiền của
cũng không nhất thiết có hiệu quả cao. Mà người hiểu biết sâu sắc về
văn hoá tộc người của mình ở miền núi là các già làng. Chúng ta phải
tin tưởng và dựa vào họ nhờ đó mà tạo nên sự vận hành hợp lý và bền
vững của cộng đồng các dân tộc trên đường phát triển.

2. Xác lập lại quyền Quản lý về tài nguyên của cộng đồng buôn - plei
Người Tây Nguyên sống nhờ rừng. Rừng là tất cả cuộc sống tinh
thần và vật chất của họ. Một nhà dân tộc học về Tây Nguyên, nổi tiếng,
Georges Condominas đã viết: “Đơn vị chính trị truyền thống tối cao là

làng (bboon) tức là nhóm các gia đình tạo thành một khối dân cư trong
một khoảng rừng. Chính từ khoảng rừng này mà họ không chỉ lấy ra
các nguyên vật liệu chủ yếu mà họ cần cho ăn mặc, nhà ở, sản xuất công
cụ, mà cả nguồn thực phẩm bằng việc bắt cá, săn bắn, hái rau rừng và
trước hết là bằng trồng trọt... Người ta còn đánh dấu một năm bằng tên
khoảng rừng mà họ đã “ăn”. Ví dụ: năm 1949 ở Sar Luk (Mnông gar) là
năm “Ăn rừng của thần đá Gôô”1. Đúng như nhà văn Nguyên Ngọc đã
viết: “Rõ ràng vấn đề cơ bản ở đây là vấn đề sở hữu đất đai và rừng, là
quyền sống của con người trên không gian sinh tồn thiết yếu ấy”2.
Khoảng chục năm gần đây ở Tây Nguyên có hiện tượng nhiều
người giàu vụt lên nhờ trồng cà phê, cao su, cây điều... với nhà “đúc”,
1. G.Condominas (1977), Không gian xã hội vùng Đông Nam Á, Bản tiếng Việt của Ngọc
Hà và cộng sự, Nxb văn hoá, tr. 377.
2. Nguyên Ngọc (7/2001), Một vài vấn đề đất rừng và làng ở miền núi Quảng Nam,
Hội thảo khoa học Luật tục ‑ hương ước và những vấn đề phát triển kinh tế xã hội
ở buôn làng các dân tộc Tây Nguyên, Pleiku.


100

Phan Đăng Nhật

nhiều tầng, xe máy, ti vi, tủ lạnh, xe càng (xe công nông) nhiều người
sắm ô tô riêng...; với rất nhiều chủ trang trại hàng trăm ha, nhiều nông
lâm trường bát ngát hàng trăm nghìn ha. Sách báo, đài hết sức ca ngợi
sự giàu có đó. Điều này đúng nhưng chưa đủ, nếu như quên mất mặt
trái của hiện tượng trên là sự giàu có ấy liên quan đến hiện tượng bần
cùng của một bộ phận không nhỏ đồng bào các dân tộc tại chỗ do bị
mất đất rừng.


2.1. Quyền quản lý tài nguyên truyền thống
Từ nghìn xưa trong nhân dân Tây Nguyên đã hình thành những
nguyên tắc ổn định về việc quản lý tài nguyên thiên nhiên đã được quy
định trong các bộ luật tục. Các nguyên tắc đó là:
‑ Tài nguyên bao gồm đất, rừng, sông, suối, ao, hồ, bãi chăn nuôi,
đất nghĩa địa... các sản phẩm của đất, rừng và sông suối như cây cối,
hoa quả, ong, thú, tôm cá... kể cả những sản phẩm chung do cộng đồng
làm nên như bến nước, nhà rông, công trình thuỷ lợi... đều thuộc sở hữu
của cộng đồng buôn ‑ plei. Giữa các làng được phân chia bằng các ranh
giới tự nhiên như sông suối, con đường, ngọn núi... với một lễ cúng thần
để thần chứng giám, trong lễ đó có sự thề nguyền không xâm phạm, của
cả hai bên.
Già làng hoặc hội đồng làng là người đại diện cho chủ quyền sở hữu
của mọi thành viên trong làng có nhiệm vụ quản lý về mọi mặt. Có một
số vùng, cùng quản lý với già làng là các chủ họ.
‑ Tài nguyên thiên nhiên được cộng đồng phân phối định kỳ cho các
gia đình trong làng canh tác và khai thác. Thời gian phân phối thường
lệ thuộc vào chu kỳ luân canh.
‑ Chủ làng cùng với các trưởng họ thực hiện chọn đất và chia đất cho
các gia đình.
‑ Các gia đình có quyền sử dụng đất rừng trong thời gian định kỳ
được phân chia không có quyền tự ý nhượng bán. Nếu có người trong
làng có nhu cầu trao đổi quyền sử dụng thì hai bên thoả thuận với nhau,
chủ làng, chủ họ quyết định và nhất thiết phải được thần linh đồng ý
bằng báo mộng. Nếu thần linh phản đối bằng các điềm (hạt gạo quay
đầu, mang thét, rắn bò qua...) thì không được thực hiện việc trao đổi.


Ba nguyên tắc cơ bản trong việc phát triển bền vững vùng Trường Sơn ‑ Tây Nguyên


101

‑ Trong thời gian hưu canh, đất rừng vẫn thuộc về người được phân
chia, không coi đó là đất vô chủ, không ai được xâm phạm.
‑ Những người vi phạm quyền sử dụng tài nguyên phải đưa ra xét
xử và phải phạt theo luật tục. Khi có sự tranh chấp về tài nguyên hai
bên phải tự hoà giải, nếu không, phải đưa ra làng xét xử. Trường hợp
này dẫu giải quyết ra sao thì mỗi bên đều có nộp phạt. Có dân tộc quy
định nếu hai bên không chấp nhận biện pháp của ban luật tục thì làng
thu hồi đất làm của công1.

2.2. Thực trạng hiện nay về quyền quản lý tài nguyên
Sau đổi mới 1986, nhiều chủ trương chính sách mới ra đời, nhằm
thực hiện việc phân quyền quản lý đất cho người lao động như khoán
10 (ở đồng bằng), luật đất đai 1993, luật đất đai 1996 và các văn bản
dưới luật khác. Đối với đất rừng có Nghị định 02 CP ngày 15 tháng 1
năm 1994 về việc giao khoán đất rừng, chủ trương giao đất lâm nghiệp
cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích
lâm nghiệp.
Thực hiện chủ trương trên, Nhà nước đã cắt giảm bớt đất đai của các
nông, lâm trường. Ở ba tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai và Kon Tum có 88 lâm
trường và 57 nông trường vẫn quản lý tới 1.960.000 ha đất rừng chiếm
44% diện tích tự nhiên của tỉnh, so với trước 1986 giảm 26%.
Một nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự căng thẳng của
đất đai Tây Nguyên là dân số tăng đột ngột. Có mấy nguồn tăng:
‑ Dân chuyển từ miền xuôi lên theo kế hoạch của Nhà nước
‑ Dân nhập cư tự do, không có ai quản lý
‑ Dân số tăng cơ học, cũng không quản lý được
Năm 1960, dân số Tây Nguyên khoảng 600.000 người
1. Phan An, Luật tục Stiêng và vấn đề đất rừng ở tỉnh Bình Phước hiện nay, Luật tục

và phát triển nông thôn (sđd), tr 436 ‑ 437.
‑ Sở Tư pháp Kon Tum, Luật tục và việc phát triển nông thôn hiện nay ở Kon Tum,
Luật tục và phát triển nông thôn... (sđd), tr 1041.
‑ Ngô Văn Lý, Luật tục Stiêng và quá trình phát triển nông thôn vùng Stiêng, Luật
tục và phát triển nông thôn... (sđd), tr. 1070.


102

Phan Đăng Nhật

Năm 1985, dân số tăng gấp đôi 1.225.914 người
Năm 1985, dân số Tây Nguyên 2.013.900 người
Riêng tỉnh Đắc Lắc:
Năm 1943: 80.000 người
Năm 1976: 350.000 người
Năm 1995: 1.300.000 người
Tháng 4 năm 2001 dân số các dân tộc tại chỗ 317.176 (17%) di dân tự
do 371.899 (20%)1
Tình hình trên đây đương nhiên dẫn đến tình trạng thiếu đất của các
dân tộc thiểu số tại chỗ.
Ở miền núi Trường Sơn‑Tây Nguyên trong cơ chế thị trường người
lao động còn mất đất một cách oan uổng, xót xa mà không kêu trách ai
được do đổi chác buôn bán một cách ngây thơ. Có trường hợp đổi ba lô
đất lấy một xe phượng hoàng và một bao gạo. Ít lâu sau số đất đó giá
mười cây rưỡi vàng. Lại có trường hợp đổi năm sào đất lấy hai xị rượu,
sau đó 1/4 số đất trên người chủ mới bán được 11 cây vàng2.
Nguyên nhân của tình trạng trên là dân tộc tại chỗ chưa có ý thức
sâu sắc về quyền tư hữu về ruộng đất lại bị tiếp xúc với một bộ phận cư
dân nơi khác đến, lõi đời trong thương trường quen tranh mua, tranh

bán. Bộ phận cư dân này đã dùng các thủ đoạn như:
‑ Nhằm lúc mất mùa cho dân vay nặng lãi, tiền hoặc lương thực, đến
mùa đồng bào không trả được nợ phải gán đất.
‑ Dụ dỗ dân bán đất và xui họ vào rừng khai phá
‑ Mở quán ăn, bán chịu cho một số người nghiện rượu. Sau đó họ
không có tiền trả nợ phải gán đất3.
1. Vương Xuân Tình (7/2001), Tái lập quản lý cộng đồng về đất đai ở các buôn
làng Tây Nguyên, Báo cáo tại Hội thảo khoa học Luật tục và hương ước, Pleiku
(Tây Nguyên).
2. Tư liệu vừa dẫn, tr. 242, 243 ; 1 cây vàng = 38gr
3. Hoàng Xuân Tý (7/2001), Thay đổi sử dụng đất và bảo tồn văn hoá dân tộc ở Tây
Nguyên, Báo cáo tại hội thảo khoa học Luật tục và hương ước tổ chức tại Pleiku.


Ba nguyên tắc cơ bản trong việc phát triển bền vững vùng Trường Sơn ‑ Tây Nguyên

103

Xung quanh vấn đề đất rừng Tây Nguyên có nhiều điều khó khăn,
lộn xộn, không thể không ổn định lại trật tự.

2.3. Cách giải quyết
Ở Việt Nam đã có chủ trương giao đất giao rừng theo Nghị định 02
CP nói trên. Vấn đề là ở Tây Nguyên giao cho ai?
Đất rừng Tây Nguyên vốn đã có truyền thống lâu đời thuộc về cộng
đồng buôn ‑ plei. Cộng đồng đã có đầy đủ kinh nghiệm cùng với một
hệ thống luật tục hợp tình hợp lý để bảo quản tu bổ, khai thác đất rừng.
Người Tây Nguyên lại chưa có truyền thống về tư hữu ruộng đất, dễ
bị xâm phạm trong cơ chế thị trường phức tạp. Giao quyền quản lý đất
rừng cho tư nhân, người lao động dễ bị mất đất như thực tế thời chính

quyền cũ và những năm gần đây đã xảy ra (xem phần 1 ở trên). Trong
thực tế một số địa phương đã giao đất lâm nghiệp thí điểm cho bốn xã
vùng cao thuộc các vùng sinh thái khác nhau. Qua đó ta thấy nhân dân
đã tự nguyện giao 30% diện tích đất rừng cho cộng đồng. Có trường
hợp nhân dân từ chối việc nhận theo hộ gia đình mà đề nghị thực hiện
việc nhận theo buôn ‑ plei (ví dụ xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia
Lai). Tại đây đồng bào tiếp tục sử dụng các tục lệ cũ về rừng cộng đồng
để quản lý phân phối sản phẩm cho các thành viên1.
Việc giao đất rừng cho cộng đồng phải theo nguyên tắc của Luật đất
đai là “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản
lý”2. Việc giao đất cho các cộng đồng buôn ‑ plei là giao quyền sử dụng
“để sử dụng ổn định lâu dài”. Cộng đồng chịu trách nhiệm phân chia
đất cho hộ gia đình. Các hoạt động sử dụng, chuyển nhượng, thừa kế,
thế chấp... phải được sự chỉ đạo của cộng đồng.
Sau khi giao, Nhà nước bàn bạc với địa phương giúp đỡ những
kỹ thuật mới và phương pháp quản lý mới kết hợp với tri thức bản
địa để bảo đảm yêu cầu về sản xuất, bảo vệ môi trường và công bằng
xã hội.
1. Hoàng Xuân Tý, Vai trò của luật tục vùng cao trong công tác giao đất khoán
rừng và quản lý tài nguyên thiên nhiên, Luật tục và phát triển nông thôn... (sđd)
tr. 315.
2. 1988, Luật đất đai: Nxb Pháp lý, Hà Nội, tr. 14.


104

Phan Đăng Nhật

Tất nhiên, đất sẽ không đủ cho phương thức quảng canh trước đây.
Thay vào đó chúng ta phải vận dụng các biện pháp kỹ thuật mới, tri

thức bản địa và chuyển đổi vật nuôi cây trồng. Như vậy số đất còn lại
đủ để nâng cao đời sống của các dân tộc tại chỗ.

3. Tăng cường điều hành bằng luật tục
3.1. Đặc điểm của luật tục Trường sơn‑Tây Nguyên
Nhiều xã hội, nhiều tộc người trên thế giới vẫn tồn tại và thực hành
luật tục, chúng rất đa dạng. Riêng luật tục TS‑TN là luật tục cổ điển, vì
nó ra đời trong xã hội tiêu biểu của luật tục, một xã hội mà trong nội tại
chưa có thống trị giai cấp chưa có chiếm hữu tư nhân, lực lượng sản
xuất là tài sản chung của cộng đồng.
Luật tục Tây Nguyên là một giá trị quý hiếm, không nhiều xã hội
và dân tộc trên thế giới còn lưu giữ được. Nó là một sản phẩm tinh thần
tổng hợp vừa có tính chất văn học nghệ thuật vừa có tính chất giáo dục,
vừa là phong tục tập quán vừa là bài gia huấn ca; vừa là sinh hoạt văn
hoá vừa là sinh hoạt luật pháp với đầy đủ các yếu tố cấu thành của một
hệ thống quy phạm xã hội, với đủ các lĩnh vực pháp lý như hình sự,
dân sự, hành chính, đất đai, hôn nhân, gia đình... Tính tổng hợp này
đã tạo nên sự tác động đồng thời và toàn diện vào tinh thần (tình cảm
và lý trí, cảm xúc và tư duy) nên có sức cuốn hút, thuyết phục người
dân Tây Nguyên nhằm điều chỉnh cho quan hệ xã hội đẹp hơn, con
người tốt hơn.
Bên cạnh tính tổng hợp, toàn diện, luật tục Tây Nguyên còn có tính
quần chúng dân chủ và tư nguyện. Trước khi xét xử, luật tục có cơ chế
điều tra. Việc xét xử được tiến hành trước toàn cộng đồng, dân chủ, công
khai. Lỗi lầm không được coi như là hoàn toàn thuộc về cá nhân mà có
liên quan đến gia đình, dòng họ và có khi cả cộng đồng về hai phương
diện nguyên nhân và hậu quả. Lợi ích tối cao của xét xử là sự hoà hợp
của toàn thể cộng đồng và cả với thần linh, không mưu cầu sự công bằng
tuyệt đối giữa các cá nhân. Kết thúc buổi xét xử có lời thề đoàn kết,
thương yêu nhau, xoá bỏ hận thù và một cuộc liên hoan vui vẻ chứng

minh cho sự gắn kết trở lại của cộng đồng sau khi cộng đồng đã hàn
gắn xong một vết rạn nứt. Sau khi xét xử có cơ chế theo dõi để tiếp tục
giáo dục người lỗi lầm, răn đe các thành viên khác của cộng đồng.


Ba nguyên tắc cơ bản trong việc phát triển bền vững vùng Trường Sơn ‑ Tây Nguyên

105

Những đặc điểm trên đây thích hợp với xã hội truyền thống Tây
Nguyên và hiện nay nói chung vẫn còn thích hợp với mức độ khác nhau
giữa các vùng, các dân tộc và các điều luật. Hơn nữa bản thân luật tục
có sự vận hành và tự điều chỉnh để thích ứng với tình hình mới.
Với một cách nhìn sát với thực tiễn hơn, chúng ta hoàn toàn tin tưởng
ở ảnh hưởng của luật tục đối với sự phát triển Tây Nguyên hiện nay.

3.2. Sự tồn tại của luật tục trong xã hội ngày nay
Cho đến nay, chúng ta, về cơ bản chưa can thiệp sâu vào sự vận hành
của luật tục Tây Nguyên. Tuy nhiên luật tục vẫn tồn tại và đóng vai trò
quan trọng trong việc điều hoà các mối quan hệ ở Tây Nguyên.
Đứng ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Đình Lộc
khẳng định vai trò luật tục hiện nay và sự cần thiết phải kết hợp giữa
pháp luật và luật tục: “Nói luật tục tức là nói đến phong tục tập quán
đã hình thành trong nhiều năm, trong nhiều thế hệ và đến nay, dẫu đã
qua bao biến động, nó vẫn đang còn được nhân dân nhiều dân tộc tôn
trọng, gìn giữ và tồn tại song song bên cạnh pháp luật của Nhà nước.
Đây là một thực tế , vì vậy đòi hỏi chúng ta phải có một sự nghiên cứu
sâu sắc, phải có sự kết hợp giữa pháp luật của Nhà nước và phong tục
tập quán của nhân dân ở các miền”1.
Các Sở Tư pháp và Văn hoá ‑ Thông tin (nay là Sở VH, TT&TT) các

tỉnh Tây Nguyên, quan sát từ thực tế, một lần nữa khẳng định “vị trí
quan trọng” của luật tục: “Đến nay cùng với pháp luật của Nhà nước,
luật tục vẫn tồn tại và nó đóng một vị trí quan trọng trong việc điều
chỉnh các mối quan hệ trong đời sống của người dân tộc thiểu số. Ở mỗi
dân tộc thiểu số khác nhau đều có luật tục riêng, thể hiện bản sắc, đặc
trưng của dân tộc mình”2.
Sở dĩ luật tục được cộng đồng nghiêm chỉnh tự giác tuân theo vì đã
ăn sâu vào mỗi người: “Nhiều luật tục được các thành viên trong cộng
1. Nguyễn Đình Lộc (28/3/1996), hội thảo Chuyên đề về luật tục, Viện Nghiên cứu
khoa học pháp lý, H, tr. 190
2. Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum (7/2001), Luật tục của các dân tộc thiểu số ở Kon Tum và
vai trò của nó trong xây dựng hương ước buôn làng, Hội thảo Luật tục ‑ hương ước
tổ chức ở Pleiku.


106

Phan Đăng Nhật

đồng nghiên chỉnh tuân theo một cách tự giác, điều này có nhiều nguyên
nhân, trong đây có nguyên nhân là luật tục cùng với phong tục tập quán
là đạo đức, tín ngưỡng, tôn giáo... đã ăn sâu bám rễ trong mỗi người”1.
Không ít trường hợp luật tục có hiệu lực hơn pháp luật: “Luật tục
gắn chặt với tiềm thức của đồng bào nên nhiều vụ việc, mặc dù Toà án
nhân dân các cấp đã xét xử, họ vẫn yêu cầu buôn làng xét xử lại và bản
án xét xử theo luật tục được buôn làng chấp nhận hơn bất kỳ một bản
án nào khác”2.
Giữ vai trò nòng cốt trong việc phân xử, trong các tổ hoà giải hay
ban phong tục là già làng. Ở đây có mối quan hệ qua lại gắn bó giữa già
làng, luật tục và thiết chế cộng đồng làng, cộng đồng tộc người: “Già

làng và các tộc trưởng là người có trách nhiệm phân xử các vụ tranh
chấp, kiện tụng... giữa các thành viên trong làng, theo luật tục của làng.
Có thể nói, luật tục là điều kiện tất yếu bảo đảm cho sự sinh tồn và phát
triển của cộng đồng làng. Luật tục nghiêm khắc trừng phạt, loại bỏ các
thói hư, tật xấu trong làng như: trộm cắp, gian dâm, loạn luân,... nhằm
giữ gìn sự an ninh, ổn định trong làng. Luật tục và cơ cấu tổ chức thiết
chế cộng đồng làng có mối quan hệ gắn bó mật thiết, bổ sung hỗ trợ cho
nhau, đảm bảo sự tồn tại của một cộng đồng tộc người”3.
Nếu biết huy động, luật tục có thể góp phần đóng góp tích cực cho
sự phát triển của Tây Nguyên trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều
này cũng đã diễn ra ở Indonexia mà J.Ambler đã tổng kết: “Adat dường
như bao gồm tất cả và hiện nay đang tồn tại sống động ở Indonexia. Mặt
khác cách cư xử của con người không những chỉ được quy định bởi adat.
Sự thay đổi to lớn mà Indonexia đã trải qua, đặc biệt là trong những
thập kỷ gần đây, chứng tỏ rằng adat còn có thể thích ứng và cũng nó
đem lại sự ổn định xã hội tích cực trong một đất nước thay đổi và hiện
đại hoá nhanh chóng”4.
1. Tham luận của Sở Tư pháp Lâm Đồng (28/2/1996), Hội thảo Chuyên đề về luật
tục, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, H, tr. 132.
2. Tham luận của Sở Tư pháp Đắc Lắc (28/3/1996), Hội thảo Chuyên đề về luật tục, Viện
Nghiên cứu khoa học pháp lý, Hà Nội, tr. 65.
3. Tham luận của Sở Văn hoá ‑ Thông tin tỉnh Quảng Ngãi, Hội thảo Chuyên đề về luật
tục (28/3/1996), Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Hà Nội, 1997, tr. 151.
4. J.Ambler (5/1999), Luật tục ở Indonexia, khái quát về chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đa
dạng về luật lệ và sự biến đổi, Tài liệu báo cáo tại Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian, tr. 9.


Ba nguyên tắc cơ bản trong việc phát triển bền vững vùng Trường Sơn ‑ Tây Nguyên

107


3.3. Hai phương hướng tăng cường điều hành bằng luật tục
+ Nói chung trong đại bộ phận các làng buôn cần có chủ trương
khuyến khích tiếp tục sử dụng luật tục truyền thống để điều hoà các
mối quan hệ, đặc biệt là dân sự.
Các cấp chính quyền cần có văn bản hướng dẫn giúp đỡ các già làng,
các tổ hoà giải và ban phong tục phương hướng vận dụng luật tục
truyền thống. Cung cấp các tài liệu về nội dung các điều luật (có lựa
chọn) cho các già làng và tổ hoà giải.
Theo định kỳ có tổng kết rút kinh nghiệm
Phương hướng này giống như ở Malayxia và Indonexia. Hiện nay ở
đây vẫn duy trì hệ thống luật tục (adat) với các hội đồng adat các cấp
làng, xã, huyện, tỉnh. Chúng tồn tại song song với hệ thống pháp luật
Nhà nước, được nhân dân và chính quyền các cấp tôn trọng.
+ Lựa chọn một số làng buôn tiến hành thí điểm việc kế thừa luật tục
truyền thống xây dựng quy ước văn hoá mới.
Chúng tôi có trực tiếp chỉ đạo một số điểm thí nghiệm, qua đó có thể
rút ra một số kinh nghiệm:
‑ Quy ước chỉ giới hạn trong phạm vi điều hoà các quan hệ nội bộ
làng buôn và đứng ở góc độ văn hoá (nghĩa rộng) mà đặt vấn đề. Như
vậy, sẽ bao trùm được những vấn đề quan trọng của đời sống nhân dân
hiện nay. Hơn nữa, qua văn hoá, các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội sẽ
nhẹ nhàng đi vào nhân dân. Do vậy tên gọi nên là “Quy ước văn hoá
pơlây, buôn...”
‑ Những vấn đề đặt ra cần dựa vào các “chương điều” mà luật tục
truyền thống có tập quán can thiệp và điều chỉnh. Ví dụ: Những điều
quy định chung, Giữa gìn trật tự trị an (chống trộm cắp, đánh nhau, gây
ồn ào mất trật tự), Xây dựng tình làng nghĩa xóm, nâng cao tinh thần
đoàn kết cộng đồng, Giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường, Quản lý tài nguyên
thiên nhiên (đất rừng, sản phẩm của rừng, ao hồ, đập nước,...), Hôn

nhân gia đình, quan hệ nam nữ v.v...
‑ Quy ước phải viết bằng hai thứ tiếng, chủ yếu là tiếng dân tộc, đồng
thời chuyển sang tiếng phổ thông. Phải diễn đạt theo thể văn vần của


×