Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Các tội phạm về mại dâm theo quy định của Luật Hình sự Việt Nam – Thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.43 KB, 20 trang )

Các tội phạm về mại dâm theo quy định của
Luật Hình sự Việt Nam – Thực tiễn xét xử trên
địa bàn tỉnh Hòa Bình
Nguyền Trường An
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số 60 38 01 04
Người hướng dẫn: TS. Cao Thị Oanh
Năm bảo vệ: 2014

Keywords. Tội phạm; Luật hình sự; Hòa bình; Tố tụng hình sự; Mại dâm.

Content
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Mại dâm là một loại tệ nạn đã xuất hiện và tồn tại từ rất lâu trong lịch sử xã hội loài
người. Ngay từ thời xa xưa tệ nạn này đã trở nên phổ biến ở khắp nơi trên thế giới và đã trở
thành vấn đề xã hội nhức nhối ở nhiều quốc gia. Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam
toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đến nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã và đang
tiến hành công cuộc đổi mới. Hơn 25 năm qua những chủ trương, chính sách đúng đắn của
Đảng và Nhà nước, đã thúc đẩy nền kinh tế- xã hội của nước ta phát triển. Đời sống nhân dân
ngày càng được nâng cao rõ rệt. An ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Cùng với sự phát triển xã hội, giao lưu hội nhập với quốc tế, trong những năm qua tệ nạn xã
hội, tội phạm ở nước ta cũng diễn biến vô cùng phức tạp ảnh hưởng xấu đến đời sống và an
toàn của xã hội, ảnh hưởng đến phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, phá vỡ hạnh phúc gia
đình, đe dọa tới tương lai giống nòi của dân tộc. Sau những năm đổi mới nền kinh tế xã hội


đặc biệt những năm gần đây tệ nạn mại dâm đã hoạt động dưới nhiều hình thức công khai, bí
mật thông qua các hình thức kinh doanh trá hình như vũ trường, karaoke, massage, cà phê


vườn, gội đầu thư giãn... không chỉ ở thành thị mà cả vùng nông thôn, không chỉ dừng lại ở
trong nước mà còn biến tấu thành tội phạm có tổ chức buôn bán phụ nữ ra nước ngoài. Báo
cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX đã nhấn mạnh: "Mặc dù có nhiều cố gắng ngăn chặn song tệ nạn xã hội có xu
hướng gia tăng, nhất là tệ nạn nghiện hút, cờ bạc, mại dâm, trộm cướp, tham nhũng và buôn
lậu làm cho nhân dân bất bình, ảnh hưởng niềm tin đối với Đảng và Nhà nước" [11].
Ngày 15/4/2003, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm đã được công bố, quy định những
biện pháp và trách nhiệm của của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc loại trừ mại
dâm. Ngày 10/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 679/QĐ-TTg phê duyệt
Chương trình hành động phòng chống mại dâm giai đoạn 2011- 2015. Điều này khẳng định
quyết tâm của Chính phủ, đồng thời thể hiện tầm quan trọng, tính bức xúc của công tác này
trong bối cảnh dịch HIV/AIDS đang có nguy cơ lan rộng, đe dọa đến sự phát triển bền vững
của các quốc gia trên toàn thế giới.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác phòng chống mại dâm, nhưng tệ nạn này
vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Hoạt động mại dâm kín đáo, tinh vi, tổ chức nhỏ nhưng ở diện
rộng lan tất cả khu vực cả nước. Hoạt động của bọn tội phạm về mại dâm không chỉ xảy ra ở
khu vực thành thị và các khu du lịch nghỉ mát mà còn xảy ra ở vùng nông thôn và miền núi.
Xuất hiện một số đối tượng là người nước ngoài lợi dụng những kẽ hở về mặt quản lý nhà
nước đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, hùn vốn thành lập các công ty, nhà hàng, khách sạn,
karaoke, vũ trường... phục vụ cho người nước ngoài ở các khu chế xuất, khu công nghiệp
nhưng thực chất là tổ chức hoạt động mại dâm.
Một số nguyên nhân khiến nạn mại dâm vẫn tồn tại như một thách thức: đối tượng
nhẹ dạ, cả tin, lười lao động, tâm lý hưởng thụ (thích nhàn hạ, ăn ngon, mặc đẹp); lợi nhuận
thu được từ công việc này không nhỏ.
Trong những năm qua, các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội phạm mại
dâm đã góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này. Tuy nhiên,
xuất phát từ thực tiễn hiện nay, các quy định đó còn chưa thật cụ thể và đầy đủ. Nhận thức về
tội phạm này có nơi, có lúc còn chưa nhất quán. Trong một số trường hợp, các cơ quan bảo vệ



pháp luật vẫn còn lúng túng, chưa có quan điểm thống nhất hoặc mắc phải thiếu sót trong việc
giải quyết các vụ án về tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm hay mua dâm người chưa thành
niên.
Hòa Bình là tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có vị trí địa lý
quan trọng của vùng chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi, điểm trung chuyển sức hút ảnh
hưởng chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội của một trung tâm lớn đó là Thủ đô Hà Nội. Hòa
Bình có diện tích 4.596km2 phía bắc giáp Phú Thọ, phía đông giáp tỉnh Hà Tây cũ, phía tây
giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa. Hòa Bình có 10 huyện và
1 thành phố trực thuộc, trên 80% dân số là người dân tộc thiểu số với 7 dân tộc chính, trình độ dân
trí thấp, kinh tế còn nghèo, còn nhiều xã thuộc diện vùng 135. Hòa Bình có sông Đà, quốc lộ số 6
và 12b đi qua nối liền các tỉnh phía Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ,
thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Tuy nhiên đây cũng là những khó
khăn cho công tác phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương, nhất là tệ nạn mại dâm. Tình hình
tệ nạn mại dâm nói chung và tội phạm mại dâm nói riêng diễn biến vô cùng phức tạp, mức độ,
phương hướng, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Tội phạm về mại dâm được thực hiện dưới nhiều
hình thức như giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động tạo thu nhập cao..để dụ dỗ, lừa gạt những
phụ nữ, trẻ em nhẹ dạ, cả tin, có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, thiếu hiểu biết hoặc do ăn chơi
đua đòi, lười lao động, thích hưởng thụ...đã bị bọn tội phạm lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, tham gia
hoạt động mại dâm; tình trạng gái gọi, gái bao vẫn tiếp tục xuất hiện dẫn đến việc khó khăn
trong công tác kiểm tra, đấu tranh, triệt phá.
Xuất phát từ thực trạng tình hình đấu tranh phòng chống tội phạm mại dâm nói
chung và diễn biến phức tạp của loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hòa bình, tác giả quyết
định chọn đề tài "Các tội phạm về mại dâm theo quy định của luật hình sự Việt Nam - thực
tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình" làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu.
Nghiên cứu về các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói
chung, các tội phạm về mại dâm nói riêng trên các sách báo pháp lý hình sự nước ta thời gian
qua ít nhiều đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các mức độ khác nhau, song đáng chú ý là
một số công trình khoa học sau:
- Luận án tiến sĩ luật học: "Tệ nạn mại dâm- Thực trạng và các giải pháp nâng cao



hiệu quả phòng ngừa" của tác giả Trần Hải Âu bảo vệ năm 2004. Tác giả đã đề cập những
vấn đề lý luận chung về phòng ngừa tệ nạn mại dâm, quan điểm một số nước trên thế giới và
Việt Nam, phân tích làm rõ vấn đề lý luận về hoạt động phòng ngừa tệ nạn mại dâm, tác giả
đã làm rõ thực trạng, tình hình tệ nạn mại dâm, đặc điểm nhân thân người chứa mại dâm. Đây
là công trình khoa học đã đi sâu nghiên cứu về tệ nạn mại dâm và hoạt động phòng ngừa mại
dâm.
- Luận án tiến sĩ luật học: "Điều tra tội phạm về mại dâm có tổ chức" tác giả Nguyễn
Hoàng Minh bảo vệ năm 2010. Tác giả đi sâu làm rõ khái niệm tội phạm về mại dâm và tội
phạm về mại dâm có tổ chức, phân tích làm rõ thực trạng của loại tội phạm này và đưa ra dự
báo cũng như các giải pháp nâng cao hoạt động điều tra loại tội phạm nay.
- Luận văn thạc sĩ "Tội mua dâm người chưa thành niên theo Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 1999 - Lý luận và thực tiễn", Nguyễn Việt Khánh Hòa, Khoa Luật - Đại học Quốc
gia Hà Nội, bảo vệ năm 2010.
- Sách chuyên khảo: "Mại dâm, ma túy, cờ bạc - Tội phạm thời hiện đại", Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội, năm 2003, của GS.TS Nguyễn Xuân Yêm cùng tập thể tác giả. Nhóm
tác giả đã nghiên cứu tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn mại dâm nói riêng dưới góc độ đối
tượng của khoa học xã hội, tội phạm học, đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn đấu
tranh phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm trong trong điều kiện mở cửa của nền kinh tế.
- Sách chuyên khảo: "Phòng chống các loại tội phạm ở Việt Nam thời kỳ đổi mới",
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm. Trong chương XIX - Phòng
chống các tội phạm mại dâm, tác giả đã đề cập đến khái niệm mại dâm và các dấu hiệu đặc
trưng của tội phạm mại dâm, phân tích các đặc điểm tội phạm học của tội phạm mại dâm,
nguyên nhân, điều kiện của tội phạm mại dâm,dự báo tình hình mại dâm ở Việt Nam và đưa
ra giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa. Đây là công trình công phu có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn sâu sắc.
Ngoài ra còn một số bài báo nghiên cứu, công trình khoa học ở cấp độ luận văn cao
học như: Nguyễn Trung tín, "Pháp luật một số quốc gia về chống mại dâm và mua bán phụ
nữ", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7, năm 1998. Nguyễn Văn Trượng, "Thực tiễn áp

dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm liên quan đến mại dâm và những vấn đề
hoàn thiện", Tạp chí tòa án nhân dân, số 24, năm 2007. Đỗ Đức Hồng Hà, "Tội chứa mại


dâm, môi giới mại dâm: Lý luận và thực tiễn", Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 22, năm 2010;
"Tội mua dâm người chưa thành niên: Lý luận và thực tiễn", Tạp chí Tòa án, số 10, năm
2010. Nguyễn Thị Ngọc Hoa, "Về những vướng mắc và hướng hoàn thiện quy định của pháp
luật về tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm", Tạp chí tòa án nhân dân, số 20, năm 2011.
Tuy nhiên, các công trình nêu trên nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học hoặc nghiên
cứu riêng rẽ từng tội trên sự phân tích một số vụ án thực tế điển hình mà chưa có một công
trình khoa học nào ở cấp độ một luận văn thạc sĩ giải quyết một cách tổng thể các tội phạm về
mại dâm, đồng thời tổng kết thực tiễn xét xử để qua đó đề xuất hoàn thiện trên phương diện
lập pháp về nhóm tội phạm này, cũng như đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng, qua đó
góp phần bảo vệ vững chắc hơn nữa các quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân,
và trật tự an toàn xã hội. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay khi mà tội phạm mại dâm đang
bùng phát dưới nhiều hình thức tinh vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng, an
toàn công cộng thì việc nghiên cứu đề tài này là cấp thiết và có ý nghĩa khoa học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu và làm sang tỏ những vấn đề về lý luận, các dấu hiệu pháp lý
các tội phạm về mại dâm trong Bộ luật hình sự và thực tiễn xét xử các loại tội phạm này trên
địa bàn tỉnh Hòa Bình, qua đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng
cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào các dấu hiệu pháp lý đặc trưng và
thực tiễn xét xử các tội phạm về mại dâm tại Hòa Bình từ năm 2008 đến 2013.
4. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống về những vấn đề pháp lý cơ
bản các tội phạm về mại dâm theo luật hình sự Việt Nam như: khái niệm, các dấu hiệu
pháp lý, trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Tổng kết đánh giá thực tiễn xét xử

các loại tội này trên địa bàn tỉnh Hòa Bình từ năm 2008 - 2013. Trên cơ sở đó, luận văn
chỉ ra một số vướng mắc, tồn tại trong công tác xử lý, từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải
pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của


Bộ luật hình sự về các tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
5. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Nhà nước ta về đấu tranh và phòng chống tội phạm, cũng như
thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận về Nhà
nước và pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội phạm học, luật tố tụng hình sự và
triết học, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và
các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học luật hình sự Việt Nam và nước ngoài.
5.2 Các phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: so sánh, phân tích, tổng
hợp... đồng thời, việc nghiên cứu còn dựa vào số liệu thống kê trong các báo cáo của Tòa án
nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình và các vụ án hình sự trong thực tiễn xét xử
của Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình, cũng như các thông tin trên mạng internet để tổng hợp và
làm sáng tỏ các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên
cứu.
6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Đây là công trình chuyên khảo nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống những
vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội phạm mại dâm trong luật hình sự Việt Nam và thực tiễn
xét xử tại một địa phương ở cấp luận văn thạc sĩ luật học. Tác giả đã giải quyết về mặt lý luận
những vấn đề sau:
- Phân tích một cách tương đối có hệ thống những vấn đề lý luận về các tội phạm mại
dâm trong luật hình sự Việt Nam như: khái niệm và các dấu hiệu pháp lý hình sự của các tội
phạm này, mối quan hệ của các tội phạm này với trật tự an toàn công cộng, phân biệt các loại
tội này với nhau và các loại tội phạm khác có liên quan trong luật hình sự;

- Phân tích các dấu hiệu pháp lý hình sự, tình tiết định khung tăng nặng của các tội
phạm này để chỉ ra những vướng mắc, hạn chế nhằm hoàn thiện pháp luật;
- Phân tích thực tiễn xét xử tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong thời gian 6
năm (2008-2013), phân tích các vụ án áp dụng chưa đúng, chưa chính xác và các nguyên nhân


cơ bản của thực trạng này;
- Đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung các tội về mại dâm trong Bộ luật hình sự Việt Nam
1999 hiện hành và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật
về các loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, qua đó nâng cao hiệu quả bảo vệ trật tự
an toàn công cộng nói chung và trật tự công cộng đối với vấn đề mại dâm nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về các tội phạm mại dâm.
Chương 2: Các tội phạm về mại dâm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam và
thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các
quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm mại dâm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Hải Âu, (2004), Tệ nạn mại dâm - Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả
phòng ngừa, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.
2. Phạm Văn Beo (biên soạn) (2008), Luật hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Lê Cảm (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
4. Lê Cảm (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

5. Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học
Luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Lê Văn Cảm, Trịnh Quốc Toản (2004), Định tội danh: Lý luận hướng dẫn mẫu và 350
bài thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại


học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8. Chính phủ (1993), Nghị quyết 05/CP ngày 29/01/1993 về ngăn chặn và phòng chống tệ
nạn mại dâm, Hà Nội.
9. Chính phủ (1996), Nghị định số 49/CP ngày 15/8/1996 quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, Hà Nội.
10. Chính phủ (2011), Quyết định số 679/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt chương trình hành động phòng chống mại dâm giai đoạn 2011- 2015, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính
trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính
trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính
trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Chỉ thị 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về
tiếp tục tăng cường lãnh đạp, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy trong
tình hình mới, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 Hội nghị Trung
ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước, Hà Nội.
19. Khổng Văn Hà (Chủ biên) (2005), Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm,
Tập II, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.
20. Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa, Nxb Tư pháp,
Hà Nội


21. Đỗ Đức Hồng Hà (2010), "Tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm: lý luận và thực tiễn",
Nghiên cứu lập pháp, (22), tr. 8-12,
22. Trần Thị Hiền (2011), Bộ luật hình sự Nhật Bản, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
23. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật Hình Sự Việt Nam, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
24. Nguyễn Hoàng Minh (2010), Điều tra tội phạm về mại dâm có tổ chức, Luận án yiến sĩ
Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.
25. Hoàng Phê (Chủ biên) (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
26. Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Phần các tội phạm, Tập IV:
Các tội phạm về ma túy, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
27. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
28. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
29. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
30. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
31. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
32. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
33. Nguyễn Huy Thuật, (2009), Sổ tay điều tra các tội phạm về trật tự xã hội, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
34. Tòa án nhân dân tối cao (1976), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Tập 1, Hà Nội.
35. Tòa án nhân dân tối cao (1979), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Tập II, Hà Nội.
36. Tòa án nhân dân tối cao (2001), Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/03/2001 của

Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ
luật hình sự, Hà Nội.
37. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định của Bộ luật
hình sự, Hà Nội.
38. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp (2001),
Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BTP ngày 25/12/2001 của
về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV "các tội xâm phạm sở hữu"
của Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội.
39. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Bộ luật hình sự Thụy điển, Nxb Công an nhân dân, Hà


Nội.
40. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
41. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh phòng chống mại dâm, Hà Nội.
42. Viện Khoa học kiểm sát (2002), Luật phòng chống mại dâm Nhật Bản năm 1991, (Tài
liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
43. Viện Khoa học kiểm sát (2002), Luật Phòng, chống mại dâm của Thái Lan ngày
14/10/1996, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
44. Viện Khoa học kiểm sát (2007), Tổng tập luật Liên bang Nga năm 2003, (Tài liệu dịch
tham khảo), Hà Nội.
45. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2009), Cổ luật Việt Nam - Quốc triều Hình luật và
Hoàng Việt luật lệ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
46. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết thực hiện các chương trình
phòng, chống tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, buôn bán phụ nữ và trẻ em năm
2010 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2011, Hà Nội.
47. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2008-2013), Thống kê kiếm sát điều tra án hình sự các từ
năm 2008 đến năm 2013 Hà Nội.
48. Trịnh Tiến Việt (2010), Chế định miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội
phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
50. Nguyễn Xuân Yêm (2005), Phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam thời kỳ hội nhập, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội.


Các tội phạm về mại dâm theo quy định của
Luật Hình sự Việt Nam – Thực tiễn xét xử trên
địa bàn tỉnh Hòa Bình
Nguyền Trường An
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số 60 38 01 04
Người hướng dẫn: TS. Cao Thị Oanh
Năm bảo vệ: 2014

Keywords. Tội phạm; Luật hình sự; Hòa bình; Tố tụng hình sự; Mại dâm.

Content
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Mại dâm là một loại tệ nạn đã xuất hiện và tồn tại từ rất lâu trong lịch sử xã hội loài
người. Ngay từ thời xa xưa tệ nạn này đã trở nên phổ biến ở khắp nơi trên thế giới và đã trở
thành vấn đề xã hội nhức nhối ở nhiều quốc gia. Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam
toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đến nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã và đang
tiến hành công cuộc đổi mới. Hơn 25 năm qua những chủ trương, chính sách đúng đắn của
Đảng và Nhà nước, đã thúc đẩy nền kinh tế- xã hội của nước ta phát triển. Đời sống nhân dân
ngày càng được nâng cao rõ rệt. An ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Cùng với sự phát triển xã hội, giao lưu hội nhập với quốc tế, trong những năm qua tệ nạn xã
hội, tội phạm ở nước ta cũng diễn biến vô cùng phức tạp ảnh hưởng xấu đến đời sống và an
toàn của xã hội, ảnh hưởng đến phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, phá vỡ hạnh phúc gia
đình, đe dọa tới tương lai giống nòi của dân tộc. Sau những năm đổi mới nền kinh tế xã hội


đặc biệt những năm gần đây tệ nạn mại dâm đã hoạt động dưới nhiều hình thức công khai, bí
mật thông qua các hình thức kinh doanh trá hình như vũ trường, karaoke, massage, cà phê
vườn, gội đầu thư giãn... không chỉ ở thành thị mà cả vùng nông thôn, không chỉ dừng lại ở
trong nước mà còn biến tấu thành tội phạm có tổ chức buôn bán phụ nữ ra nước ngoài. Báo
cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX đã nhấn mạnh: "Mặc dù có nhiều cố gắng ngăn chặn song tệ nạn xã hội có xu
hướng gia tăng, nhất là tệ nạn nghiện hút, cờ bạc, mại dâm, trộm cướp, tham nhũng và buôn
lậu làm cho nhân dân bất bình, ảnh hưởng niềm tin đối với Đảng và Nhà nước" [11].
Ngày 15/4/2003, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm đã được công bố, quy định những
biện pháp và trách nhiệm của của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc loại trừ mại
dâm. Ngày 10/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 679/QĐ-TTg phê duyệt
Chương trình hành động phòng chống mại dâm giai đoạn 2011- 2015. Điều này khẳng định
quyết tâm của Chính phủ, đồng thời thể hiện tầm quan trọng, tính bức xúc của công tác này
trong bối cảnh dịch HIV/AIDS đang có nguy cơ lan rộng, đe dọa đến sự phát triển bền vững
của các quốc gia trên toàn thế giới.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác phòng chống mại dâm, nhưng tệ nạn này
vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Hoạt động mại dâm kín đáo, tinh vi, tổ chức nhỏ nhưng ở diện
rộng lan tất cả khu vực cả nước. Hoạt động của bọn tội phạm về mại dâm không chỉ xảy ra ở
khu vực thành thị và các khu du lịch nghỉ mát mà còn xảy ra ở vùng nông thôn và miền núi.
Xuất hiện một số đối tượng là người nước ngoài lợi dụng những kẽ hở về mặt quản lý nhà
nước đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, hùn vốn thành lập các công ty, nhà hàng, khách sạn,
karaoke, vũ trường... phục vụ cho người nước ngoài ở các khu chế xuất, khu công nghiệp
nhưng thực chất là tổ chức hoạt động mại dâm.
Một số nguyên nhân khiến nạn mại dâm vẫn tồn tại như một thách thức: đối tượng

nhẹ dạ, cả tin, lười lao động, tâm lý hưởng thụ (thích nhàn hạ, ăn ngon, mặc đẹp); lợi nhuận
thu được từ công việc này không nhỏ.
Trong những năm qua, các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội phạm mại
dâm đã góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này. Tuy nhiên,
xuất phát từ thực tiễn hiện nay, các quy định đó còn chưa thật cụ thể và đầy đủ. Nhận thức về
tội phạm này có nơi, có lúc còn chưa nhất quán. Trong một số trường hợp, các cơ quan bảo vệ


pháp luật vẫn còn lúng túng, chưa có quan điểm thống nhất hoặc mắc phải thiếu sót trong việc
giải quyết các vụ án về tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm hay mua dâm người chưa thành
niên.
Hòa Bình là tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có vị trí địa lý
quan trọng của vùng chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi, điểm trung chuyển sức hút ảnh
hưởng chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội của một trung tâm lớn đó là Thủ đô Hà Nội. Hòa
Bình có diện tích 4.596km2 phía bắc giáp Phú Thọ, phía đông giáp tỉnh Hà Tây cũ, phía tây
giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa. Hòa Bình có 10 huyện và
1 thành phố trực thuộc, trên 80% dân số là người dân tộc thiểu số với 7 dân tộc chính, trình độ dân
trí thấp, kinh tế còn nghèo, còn nhiều xã thuộc diện vùng 135. Hòa Bình có sông Đà, quốc lộ số 6
và 12b đi qua nối liền các tỉnh phía Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ,
thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Tuy nhiên đây cũng là những khó
khăn cho công tác phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương, nhất là tệ nạn mại dâm. Tình hình
tệ nạn mại dâm nói chung và tội phạm mại dâm nói riêng diễn biến vô cùng phức tạp, mức độ,
phương hướng, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Tội phạm về mại dâm được thực hiện dưới nhiều
hình thức như giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động tạo thu nhập cao..để dụ dỗ, lừa gạt những
phụ nữ, trẻ em nhẹ dạ, cả tin, có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, thiếu hiểu biết hoặc do ăn chơi
đua đòi, lười lao động, thích hưởng thụ...đã bị bọn tội phạm lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, tham gia
hoạt động mại dâm; tình trạng gái gọi, gái bao vẫn tiếp tục xuất hiện dẫn đến việc khó khăn
trong công tác kiểm tra, đấu tranh, triệt phá.
Xuất phát từ thực trạng tình hình đấu tranh phòng chống tội phạm mại dâm nói
chung và diễn biến phức tạp của loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hòa bình, tác giả quyết

định chọn đề tài "Các tội phạm về mại dâm theo quy định của luật hình sự Việt Nam - thực
tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình" làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu.
Nghiên cứu về các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói
chung, các tội phạm về mại dâm nói riêng trên các sách báo pháp lý hình sự nước ta thời gian
qua ít nhiều đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các mức độ khác nhau, song đáng chú ý là
một số công trình khoa học sau:
- Luận án tiến sĩ luật học: "Tệ nạn mại dâm- Thực trạng và các giải pháp nâng cao


hiệu quả phòng ngừa" của tác giả Trần Hải Âu bảo vệ năm 2004. Tác giả đã đề cập những
vấn đề lý luận chung về phòng ngừa tệ nạn mại dâm, quan điểm một số nước trên thế giới và
Việt Nam, phân tích làm rõ vấn đề lý luận về hoạt động phòng ngừa tệ nạn mại dâm, tác giả
đã làm rõ thực trạng, tình hình tệ nạn mại dâm, đặc điểm nhân thân người chứa mại dâm. Đây
là công trình khoa học đã đi sâu nghiên cứu về tệ nạn mại dâm và hoạt động phòng ngừa mại
dâm.
- Luận án tiến sĩ luật học: "Điều tra tội phạm về mại dâm có tổ chức" tác giả Nguyễn
Hoàng Minh bảo vệ năm 2010. Tác giả đi sâu làm rõ khái niệm tội phạm về mại dâm và tội
phạm về mại dâm có tổ chức, phân tích làm rõ thực trạng của loại tội phạm này và đưa ra dự
báo cũng như các giải pháp nâng cao hoạt động điều tra loại tội phạm nay.
- Luận văn thạc sĩ "Tội mua dâm người chưa thành niên theo Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 1999 - Lý luận và thực tiễn", Nguyễn Việt Khánh Hòa, Khoa Luật - Đại học Quốc
gia Hà Nội, bảo vệ năm 2010.
- Sách chuyên khảo: "Mại dâm, ma túy, cờ bạc - Tội phạm thời hiện đại", Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội, năm 2003, của GS.TS Nguyễn Xuân Yêm cùng tập thể tác giả. Nhóm
tác giả đã nghiên cứu tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn mại dâm nói riêng dưới góc độ đối
tượng của khoa học xã hội, tội phạm học, đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn đấu
tranh phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm trong trong điều kiện mở cửa của nền kinh tế.
- Sách chuyên khảo: "Phòng chống các loại tội phạm ở Việt Nam thời kỳ đổi mới",
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm. Trong chương XIX - Phòng

chống các tội phạm mại dâm, tác giả đã đề cập đến khái niệm mại dâm và các dấu hiệu đặc
trưng của tội phạm mại dâm, phân tích các đặc điểm tội phạm học của tội phạm mại dâm,
nguyên nhân, điều kiện của tội phạm mại dâm,dự báo tình hình mại dâm ở Việt Nam và đưa
ra giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa. Đây là công trình công phu có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn sâu sắc.
Ngoài ra còn một số bài báo nghiên cứu, công trình khoa học ở cấp độ luận văn cao
học như: Nguyễn Trung tín, "Pháp luật một số quốc gia về chống mại dâm và mua bán phụ
nữ", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7, năm 1998. Nguyễn Văn Trượng, "Thực tiễn áp
dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm liên quan đến mại dâm và những vấn đề
hoàn thiện", Tạp chí tòa án nhân dân, số 24, năm 2007. Đỗ Đức Hồng Hà, "Tội chứa mại


dâm, môi giới mại dâm: Lý luận và thực tiễn", Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 22, năm 2010;
"Tội mua dâm người chưa thành niên: Lý luận và thực tiễn", Tạp chí Tòa án, số 10, năm
2010. Nguyễn Thị Ngọc Hoa, "Về những vướng mắc và hướng hoàn thiện quy định của pháp
luật về tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm", Tạp chí tòa án nhân dân, số 20, năm 2011.
Tuy nhiên, các công trình nêu trên nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học hoặc nghiên
cứu riêng rẽ từng tội trên sự phân tích một số vụ án thực tế điển hình mà chưa có một công
trình khoa học nào ở cấp độ một luận văn thạc sĩ giải quyết một cách tổng thể các tội phạm về
mại dâm, đồng thời tổng kết thực tiễn xét xử để qua đó đề xuất hoàn thiện trên phương diện
lập pháp về nhóm tội phạm này, cũng như đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng, qua đó
góp phần bảo vệ vững chắc hơn nữa các quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân,
và trật tự an toàn xã hội. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay khi mà tội phạm mại dâm đang
bùng phát dưới nhiều hình thức tinh vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng, an
toàn công cộng thì việc nghiên cứu đề tài này là cấp thiết và có ý nghĩa khoa học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu và làm sang tỏ những vấn đề về lý luận, các dấu hiệu pháp lý
các tội phạm về mại dâm trong Bộ luật hình sự và thực tiễn xét xử các loại tội phạm này trên
địa bàn tỉnh Hòa Bình, qua đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng

cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào các dấu hiệu pháp lý đặc trưng và
thực tiễn xét xử các tội phạm về mại dâm tại Hòa Bình từ năm 2008 đến 2013.
4. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống về những vấn đề pháp lý cơ
bản các tội phạm về mại dâm theo luật hình sự Việt Nam như: khái niệm, các dấu hiệu
pháp lý, trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Tổng kết đánh giá thực tiễn xét xử
các loại tội này trên địa bàn tỉnh Hòa Bình từ năm 2008 - 2013. Trên cơ sở đó, luận văn
chỉ ra một số vướng mắc, tồn tại trong công tác xử lý, từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải
pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của


Bộ luật hình sự về các tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
5. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Nhà nước ta về đấu tranh và phòng chống tội phạm, cũng như
thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận về Nhà
nước và pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội phạm học, luật tố tụng hình sự và
triết học, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và
các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học luật hình sự Việt Nam và nước ngoài.
5.2 Các phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: so sánh, phân tích, tổng
hợp... đồng thời, việc nghiên cứu còn dựa vào số liệu thống kê trong các báo cáo của Tòa án
nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình và các vụ án hình sự trong thực tiễn xét xử
của Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình, cũng như các thông tin trên mạng internet để tổng hợp và
làm sáng tỏ các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên
cứu.
6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn

Đây là công trình chuyên khảo nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống những
vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội phạm mại dâm trong luật hình sự Việt Nam và thực tiễn
xét xử tại một địa phương ở cấp luận văn thạc sĩ luật học. Tác giả đã giải quyết về mặt lý luận
những vấn đề sau:
- Phân tích một cách tương đối có hệ thống những vấn đề lý luận về các tội phạm mại
dâm trong luật hình sự Việt Nam như: khái niệm và các dấu hiệu pháp lý hình sự của các tội
phạm này, mối quan hệ của các tội phạm này với trật tự an toàn công cộng, phân biệt các loại
tội này với nhau và các loại tội phạm khác có liên quan trong luật hình sự;
- Phân tích các dấu hiệu pháp lý hình sự, tình tiết định khung tăng nặng của các tội
phạm này để chỉ ra những vướng mắc, hạn chế nhằm hoàn thiện pháp luật;
- Phân tích thực tiễn xét xử tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong thời gian 6
năm (2008-2013), phân tích các vụ án áp dụng chưa đúng, chưa chính xác và các nguyên nhân


cơ bản của thực trạng này;
- Đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung các tội về mại dâm trong Bộ luật hình sự Việt Nam
1999 hiện hành và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật
về các loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, qua đó nâng cao hiệu quả bảo vệ trật tự
an toàn công cộng nói chung và trật tự công cộng đối với vấn đề mại dâm nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về các tội phạm mại dâm.
Chương 2: Các tội phạm về mại dâm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam và
thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các
quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm mại dâm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trần Hải Âu, (2004), Tệ nạn mại dâm - Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả
phòng ngừa, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.
2. Phạm Văn Beo (biên soạn) (2008), Luật hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Lê Cảm (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
4. Lê Cảm (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5. Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học
Luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Lê Văn Cảm, Trịnh Quốc Toản (2004), Định tội danh: Lý luận hướng dẫn mẫu và 350
bài thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại


học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8. Chính phủ (1993), Nghị quyết 05/CP ngày 29/01/1993 về ngăn chặn và phòng chống tệ
nạn mại dâm, Hà Nội.
9. Chính phủ (1996), Nghị định số 49/CP ngày 15/8/1996 quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, Hà Nội.
10. Chính phủ (2011), Quyết định số 679/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt chương trình hành động phòng chống mại dâm giai đoạn 2011- 2015, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính
trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính
trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính

trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Chỉ thị 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về
tiếp tục tăng cường lãnh đạp, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy trong
tình hình mới, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 Hội nghị Trung
ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước, Hà Nội.
19. Khổng Văn Hà (Chủ biên) (2005), Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm,
Tập II, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.
20. Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa, Nxb Tư pháp,
Hà Nội


21. Đỗ Đức Hồng Hà (2010), "Tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm: lý luận và thực tiễn",
Nghiên cứu lập pháp, (22), tr. 8-12,
22. Trần Thị Hiền (2011), Bộ luật hình sự Nhật Bản, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
23. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật Hình Sự Việt Nam, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
24. Nguyễn Hoàng Minh (2010), Điều tra tội phạm về mại dâm có tổ chức, Luận án yiến sĩ
Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.
25. Hoàng Phê (Chủ biên) (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
26. Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Phần các tội phạm, Tập IV:
Các tội phạm về ma túy, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
27. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
28. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
29. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

30. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
31. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
32. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
33. Nguyễn Huy Thuật, (2009), Sổ tay điều tra các tội phạm về trật tự xã hội, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
34. Tòa án nhân dân tối cao (1976), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Tập 1, Hà Nội.
35. Tòa án nhân dân tối cao (1979), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Tập II, Hà Nội.
36. Tòa án nhân dân tối cao (2001), Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/03/2001 của
Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ
luật hình sự, Hà Nội.
37. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định của Bộ luật
hình sự, Hà Nội.
38. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp (2001),
Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BTP ngày 25/12/2001 của
về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV "các tội xâm phạm sở hữu"
của Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội.
39. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Bộ luật hình sự Thụy điển, Nxb Công an nhân dân, Hà


Nội.
40. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
41. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh phòng chống mại dâm, Hà Nội.
42. Viện Khoa học kiểm sát (2002), Luật phòng chống mại dâm Nhật Bản năm 1991, (Tài
liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
43. Viện Khoa học kiểm sát (2002), Luật Phòng, chống mại dâm của Thái Lan ngày
14/10/1996, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
44. Viện Khoa học kiểm sát (2007), Tổng tập luật Liên bang Nga năm 2003, (Tài liệu dịch
tham khảo), Hà Nội.

45. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2009), Cổ luật Việt Nam - Quốc triều Hình luật và
Hoàng Việt luật lệ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
46. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết thực hiện các chương trình
phòng, chống tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, buôn bán phụ nữ và trẻ em năm
2010 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2011, Hà Nội.
47. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2008-2013), Thống kê kiếm sát điều tra án hình sự các từ
năm 2008 đến năm 2013 Hà Nội.
48. Trịnh Tiến Việt (2010), Chế định miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội
phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
50. Nguyễn Xuân Yêm (2005), Phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam thời kỳ hội nhập, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội.



×