I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
* * *
BùI MINH GIANG
TộI ĐáNH BạC THEO LUậT HìNH Sự VIệT NAMVà
THựC TIễN XéT Xử TRÊN ĐịA BàN
TỉNH HòA BìNH
LUN VN THC S LUT HC
H NI - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
* * *
BÙI MINH GIANG
TéI §¸NH B¹C THEO LUËT H×NH Sù VIÖT NAM
Vµ THùC TIÔN XÐT Xö TR£N §ÞA BµN
TØNH HßA B×NH
Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số : 60.38.01.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRỊNH TIẾN VIỆT
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
BÙI MINH GIANG
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
5. Những đóng góp mới về khoa học 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 5
7. Kết cấu 6
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI ĐÁNH BẠC THEO LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM 7
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc quy định tội đánh bạc trong luật hình sự
Việt Nam 7
1.1.1. Khái niệm tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam 7
1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam 11
1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật hình sự Việt Nam về tội
đánh bạc từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến trước khi ban hành Bộ
luật hình sự Việt Nam năm 1999 12
1.2.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước pháp điển hóa
lần thứ nhất luật hình sự - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 12
1.2.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 cho
đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 20
1.3. Tội đánh bạc trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới 24
1.3.1.Tội đánh bạc theo Bộ luật hình sự Nhật Bản 24
1.3.2. Tội đánh bạc theo Bộ luật hình sự Trung Quốc 25
1.3.1.Tội đánh bạc theo Bộ luật hình sự cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 26
Chương 2: TỘI ĐÁNH BẠC THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HÒA BÌNH 28
2.1.Tội đánh bạc theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành 28
2.1.1. Một số điểm mới sửa đổi, bổ sung 28
2.1.2. Những dấu hiệu pháp lý hình sự 31
2.2. Thực tiễn xét xử tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 39
2.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh Hòa
Bình 39
2.2.2 Tình hình xét xử tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 41
2.3. Một số tồn tại, vướng mắc và các nguyên nhân cơ bản 54
2.3.1. Một số tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn xét xử 54
2.3.2. Những vướng mắc trong lập pháp hình sự và thực tiễn khi giải quyết vụ án 57
2.3.3. Các nguyên nhân cơ bản 66
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM VỀ TỘI ĐÁNH BẠC 68
3.1. Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội đánh bạc 68
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về
tội đánh bạc 68
3.1.2. Nội dung sửa đổi, bổ sung cụ thể 70
3.2. Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật về tội
đánh bạc 71
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện một số quy định cụ thể tại Điều 1 Nghị quyết số
01/2010/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 248 Bộ luật hình sự
Việt Nam hiện hành. 72
3.2.2 Về cơ cấu của quy định hướng dẫn Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam
hiện hành 75
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật hình
sự về tội đánh bạc theo Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành. 76
3.3.1. Giải pháp về kinh tế - xã hội 77
3.3.2. Giải pháp về văn hóa, giáo dục 80
3.3.3. Giải pháp về tâm lý - xã hội 85
3.3.4. Giải pháp về nâng cao hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật 87
3.3.5. Giải pháp về quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực 89
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng số vụ, số bị cáo phải xét xử, số bị cáo đã xét xử về tội đánh
bạc trên tổng số vụ án, số bị cáo đưa ra xét xử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
trong thời gian 5 năm (2009 - 2013) 42
Bảng 2.2: Số liệu phát hiện, điều tra, xử lý tội đánh bạc của công an tỉnh Hòa
Bình trong thời gian 5 năm (2009 - 2013) 43
Bảng 2.3: Tổng số vụ, bị cáo bị Tòa án xét xử về tội đánh bạc trong thời gian
5 năm ( 2009 - 2013) trên địa bàn toàn tỉnh Hòa Bình 43
Bảng 2.4: Tổng số vụ án, số bị cáo do Tòa án xét xử về tội đánh bạc trong
tương quan với các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng trong
5 năm (2009 - 2013) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 45
Bảng 2.5: Phân tích hình phạt và các biện pháp tha miễn trách nhiệm hình sự
và áp dụng hình phạt đối với bị cáo bị Tòa án xét xử về tội đánh bạc trong 5
năm (2009 - 2013) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 46
Bảng 2.6: Phân tích đặc điểm nhân thân các bị cáo bị Tòa án xét xử về tội
đánh bạc trong 5 năm (2009 - 2013) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 48
Bảng 2.7: Tỷ lệ số liệu xét xử tội đánh bạc ở tỉnh Hòa Bình trên số liệu xét
xử tội đánh bạc của cả nước trong trong thời gian 5 năm (2009 - 2013) 49
Bảng 2.8: Loại tội và số vụ án thực hiện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình qua
nghiên cứu ngẫu nhiên 100 bản án hình sự. 50
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta, bên
cạnh những thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội đạt được, thì mặt trái của sự
phát triển này cũng đã và đang tác động sâu sắc tới đời sống xã hội của đất
nước. Biểu hiện là các tội, tệ nạn xã hội gia tăng và diễn biến phức tạp, trong
số đó có tội phạm đánh bạc.
Tội đánh bạc là tội phạm phổ biến, làm ảnh hưởng đến nếp sống văn
minh của nhân dân, làm tha hóa đạo đức của một bộ phận dân cư, gây ra thiệt
hại về vật chất, tinh thần cho nhiều gia đình và là nguyên nhân gây ra nhiều
loại tội, tệ nạn xã hội khác. Vì vậy, đấu tranh phòng chống, tiến tới đẩy lùi tội
phạm đánh bạc ra khỏi đời sống xã hội đã và đang đặt ra những nhiệm vụ cấp
bách cho toàn hệ thống chính trị của nước ta. Thực tiễn hoạt động đấu tranh
phòng ngừa tội đánh bạc trong giai đoạn hiện nay luôn là mối quan tâm hàng
đầu của các địa phương trên cả nước, trong đó có tỉnh Hòa Bình.
Nghiên cứu số liệu thống kê những vụ cờ bạc bị phát hiện và xử lý của
Công an tỉnh Hòa Bình cho thấy trong 5 năm qua (2009 - 2013), trung bình
mỗi năm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có khoảng 300 vụ đánh bạc với khoảng
741 người thực hiện hành vi đánh bạc bị phát hiện và xử lý, cao điểm nhất là
năm 2013 con số này lên tới 175 vụ và 340 người tham gia, trong đó có
những vụ có quy mô lớn, điển hình như vụ ngày 25/4/2013, Cục Cảnh sát
điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45- Bộ Công an) đã phối hợp với Cục
Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh Hòa Bình bắt quả tang 59 đối tượng có hành
vi đánh bạc bằng hình thức sóc đĩa trên đồi Võng, xã Hoà Sơn - Lương Sơn -
Hoà Bình do Nguyễn Văn Tài (trú tại huyện Quốc Oai, Hà Nội) và Nguyễn
Đắc Sơn (trú tại Hà Đông, Hà Nội) là 2 đối tượng cầm đầu, thu giữ tại chiếu
bạc và trên người các đối tượng hơn 600 triệu đồng. Ngoài ra, cơ quan chức
năng thu giữ 6 ô tô, 11 xe máy cùng bộ bát đĩa, quân vị.[43].
2
Tuy nhiên, số liệu trên mới chỉ phản ánh được phần nào của thực trạng
của tệ nạn xã hội này. Hiện nay tội, tệ nạn đánh bạc xuất hiện ở mọi nơi trên
địa bàn tỉnh Hòa Bình có xu hướng tăng cao, diễn biến phức tạp đã gây ra
những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội và quá trình phát triển kinh tế của địa
phương.
Thực trạng trên đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải có biện pháp tăng cường
hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm đánh bạc, ngăn chặn những thiệt
hại mà tội phạm gây ra cho xã hội. Do vậy, làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý
của tội đánh bạc, phân tích lịch sử hình thành và phát triển của luật hình sự
Việt Nam về tội đánh bạc từ 1945 đến nay; so sánh với quy định về tội đánh
bạc trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới, đánh giá đúng thực tiễn
xét xử loại tội phạm này tại tỉnh Hòa Bình trong thời gian qua (2009 - 2013),
trên cơ sở đó chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong thực tiễn, lý luận và các
nguyên nhân cơ bản, tìm giải pháp hoàn thiện trên phương diện lập pháp hình
sự và giải pháp về mặt thực tiễn (dưới góc độ tội phạm học) để góp phần
phòng, chống tội phạm đánh bạc, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội có ý
nghĩa chính trị - pháp lý và lý luận - thực tiễn quan trọng. Đây còn là lý do để
chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài:“Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt
Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” làm đề tài luận văn
nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về tội đánh bạc
và được đề cập đến nhiều trong các công trình khoa học, các giáo trình, sách
tham khảo, bài viết, bình luận trên các phương tiện thông tin. Điển hình như
các công trình sau:
1) Dưới góc độ giáo trình, sách tham khảo: GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa,
chương XXV - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, trong
sách "Giáo trình Luật hình sự Việt Nam" của Trường Đại học Luật Hà Nội,
3
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,2000; "Giáo trình luật hình sự Việt Nam"
(Phần các tội phạm) của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2003; "Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999"
(Phần các tội phạm) của PGS. TS Phùng Thế Vắc, PGS.TS.Trần Văn Luyện,
Thạc sĩ Phạm Thanh Bình, TS.Nguyễn Đức Mai, Thạc sĩ Nguyễn Sĩ
Đại, Thạc sĩ Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001;" Bình
luận khoa học Bộ luật hình sự", Phần các tội phạm, tập I (Bình luận chuyên
sâu) của Thạc sĩ Đinh Văn Quế, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 2002; "Bình
luận khoa học Bộ luật hình sự", PGS.TS Trần Minh Hưởng chủ biên, Nxb
Lao động, Hà Nội, 2009; v.v
2) Dưới góc độ các luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ, đề tài nghiên cứu
khoa học: Đề tài KX.04.14 năm 1992 của Tổng cục Cảnh sát - Bộ công an với
nội dung " Đổi mới chính sách xã hội nhằm khắc phục tệ nạn xã hội trong
điều kiện kinh tế thị trường"; đề tài cấp Bộ của Viện nghiên cứu Nhà nước và
pháp luật năm 2000 với nội dung "Những luận cứ khoa học cho các giải pháp
phòng chống các tệ nạn xã hội ở nước ta"; Luận án tiến sĩ Phan Đình Khánh -
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2001 "Tăng cường đấu tranh
phòng chống tệ nạn xã hội bằng pháp luật ở Việt Nam hiện nay"; Luận văn
Thạc sĩ của tác giả Cao Thị Oanh - Đại học Luật Hà Nội với đề tài "Đấu tranh
phòng chống các tội cờ bạc trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2002".
3) Dưới góc độ các bài viết: "Những bất cập và một vài kiến nghị hoàn
thiện đối với hướng dẫn áp dụng tội đánh bạc" của tác giả Thạc sĩ Thái Chí
Bình, Tòa án nhân dân thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang ();
"Những điểm mới của tội đánh bạc theo Luật số 37/2009/QH12 về Sửa đổi và
bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự" của tác giả Thạc sĩ Bùi Ngọc Hà -
Trường Đại học Cảnh sát nhân dân ();v.v
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã nên trên chỉ xem xét tội đánh
bạc với ý nghĩa một tội phạm để bình luận các dấu hiệu pháp lý hình sự và
4
hình phạt, cũng như phân tích việc định tội danh hoặc chỉ xem xét tội phạm
này dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa cả nhóm tội phạm mà chưa có
công trình nào nghiên cứu độc lập, có hệ thống ở cấp độ luận văn thạc sĩ dưới
góc độ pháp lý hình sự và thực tiễn xét xử về tội đánh bạc trên một địa bàn,
cụ thể là địa bàn tỉnh Hòa Bình.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về những vấn đề pháp lý cơ
bản của tội đánh bạc như: Khái niệm, các dấu hiệu pháp lý, hình phạt, so sánh
với quy định về tội đánh bạc trong pháp luật hình sự một số nước trên thế
giới. Đồng thời đi sâu vào phân tích thực tiễn xét xử tội đánh bạc trên địa bàn
tỉnh Hoà Bình.
Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra một số vướng mắc, tồn tại trong công tác
định tội, xử lý để đề xuất những kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật và
các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự
Việt Nam hiện hành về tội đánh bạc.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó "Tội đánh bạc
theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình"
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tội đánh bạc dưới góc độ pháp lý hình sự và thực
tiễn xét xử tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, trong thời gian 05 năm từ
năm 2009 đến năm 2013.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa; những thành tựu của các
5
khoa học: Triết học, tội phạm học, luật hình sự, tâm lý học, xã hội học, những
luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các
bài viết trên các tạp chí trong nước.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định của Tòa án về
tội đánh bạc, các số liệu thống kê, báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân
tỉnh Hòa Bình và Tòa án nhân dân tối cao về tội đánh bạc.
4.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử.
Trong khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp: Lịch sử,
lôgíc, hệ thống, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh pháp luật
5. Những đóng góp mới về khoa học
Đây là công trình chuyên khảo trong khoa học pháp lý Việt Nam ở cấp
độ luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu tương đối toàn diện, hệ thống về tội
đánh bạc trên cả phương diện lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hòa Bình.
Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới về khoa
học của luận văn:
- Xây dựng khái niệm tội đánh bạc và khái quát lịch sử hình thành và
phát triển của luật hình sự Việt Nam về tội phạm này từ sau Cách mạng tháng
8 năm 1945 đến nay.
- Đánh giá đúng thực tiễn xét xử tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình; phân tích, làm rõ nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong lập pháp
và hoạt động xét xử tội đánh bạc.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao
hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội
đánh bạc.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6
Kết quả nghiên cứu và những đề xuất được nêu trong luận văn có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng ngừa
tội đánh bạc và áp dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam trong
thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nói riêng và cả nước nói chung.
Những giải pháp đề cập trong đề tài luận văn giúp các cơ quan có thẩm
quyền xem xét, nghiên cứu áp dụng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu
tranh và phòng ngừa tội đánh bạc.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm
công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật
hình sự, tội phạm học nói riêng và các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các
cơ quan bảo vệ pháp luật
7. Kết cấu
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận
văn gồm 3 chương mục như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam
Chương 2: Tội đánh bạc theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam
hiện hành và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả
áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội đánh bạc.
7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI ĐÁNH BẠC
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc quy định tội đánh bạc trong luật hình
sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam
Tội phạm là hiện tượng tiêu cực trong xã hội, tội phạm "xuất hiện cùng
với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật, cũng như khi xã hội phân chia
thành giai cấp đối kháng" [5, tr 287]. Vì vậy, để bảo vệ đặc quyền của của
giai cấp thống trị, Nhà nước đã quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội
nào là tội phạm và áp dụng trách nhiệm hình sự đối với những người nào thực
hiện các hành vi đó. Do đó, tội phạm mang bản chất là một hiện tượng có tính
chất pháp lý. Với thuộc tính là hiện tượng mang tính xã hội - pháp lý, tội
phạm luôn chứa đựng đặc tính chống lại Nhà nước, chống đối lại xã hội, làm
ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích chung của cộng đồng, xâm phạm tới quyền, tự
do, các lợi ích hợp pháp của con người, xâm phạm tới trật tự an toàn xã hội.
Tội phạm có nguồn gốc xã hội, tồn tại và phát triển cùng với lịch sử tồn
tại và phát triển của xã hội loài người. Cho nên, tội phạm mang tính lịch sử.
Nhìn nhận và đánh giá về tội phạm, nhà luật học Larry J.Siegel đã đưa ra khái
niệm tội phạm như sau:
Tội phạm là một hành vi vi phạm các nguyên tắc xã hội được giải
thích và quy định trong một đạo luật hình sự do những người nắm giữ
quyền lực chính trị và xã hội tạo ra. Những cá nhân vi phạm các
nguyên tắc này là đối tượng sẽ bị trừng phạt bởi các cơ quan có thẩm
quyền [50, tr 20].
Nghiên cứu khái niệm tội phạm dưới góc độ khoa học luật hình sự cho
thấy khái niệm tội phạm được các nhà luật học trong và ngoài nước nghiên
cứu rất kỹ, nhiều quốc gia đã đưa vào Bộ luật hình sự định nghĩa lập pháp của
8
khái niệm này như: Trung Quốc, Liên Bang Nga, Thụy Điển, v.v
Khái niệm tội phạm là một trong những vấn đề quan trọng nhất
của luật hình sự. Chế định tội phạm là chế định trung tâm thể hiện rõ
nét bản chất giai cấp, các đặc điểm chính trị, xã hội cũng như pháp lý
của luật hình sự mỗi nước Vì vậy, nghiên cứu khái niệm tội phạm luôn
luôn là chủ đề nóng hổi trong khoa học pháp lý hình sự trên thế giới
nói chung và ở nước ta nói riêng [17, tr157-158].
Nghiên cứu Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ
sung năm 2009), nhà làm luật nước ta đã ghi nhận định nghĩa tội phạm tại Điều
8 như sau:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ
luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền
văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công
dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ
nghĩa [31, Điều 8].
Tuy nhiên, khái niệm tội phạm trong định nghĩa lập pháp được các nhà
làm luật nước ta ghi nhận trong Bộ luật hình sự hiện hành mới bao gồm bốn
dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, mà theo GS.TSKH Lê Văn Cảm, khái niệm này
còn thiếu một dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản là tội phạm do người đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự thực hiện. Đặc điểm này cùng với các đặc điểm (dấu
hiệu) cơ bản của tội phạm đã được các nhà làm luật nước ta ghi nhận mới thể
hiện được đầy đủ cả ba bình diện tương ứng với năm dấu hiệu (đặc điểm) cơ
bản của tội phạm đó là:1) Bình diện khách quan (nội dung) - tội phạm là hành
vi nguy hiểm cho xã hội (1); 2) Bình diện pháp lý (hình thức) - tội phạm là
9
hành vi trái pháp luật hình sự (2) và ; 3) Bình diện chủ quan - tội phạm là
hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự (3) và đủ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự (4) thực hiện một cách có lỗi (5) [5, tr 289]. Qua nghiên cứu lý
luận và thực tiễn chúng tôi hoàn toàn tán thành với quan điểm này.
Về khái niệm tội phạm cụ thể - Tội đánh bạc là sự cụ thể hóa khái niệm
tội phạm (chung), hiện nay trong khoa học luật hình sự nước ta còn nhiều
quan điểm khác nhau, cụ thể:
Có tác giả cho rằng: “Đánh bạc là tham gia trò chơi có được thua bằng
tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào”[26, tr176]. Quan điểm này chỉ
mới nêu định nghĩa hành vi đánh bạc chứ chưa làm rõ khái niệm tội đánh bạc,
hơn nữa hành vi phạm tội khác tội phạm vì khái niệm tội phạm đòi hỏi phải
đầy đủ như khái niệm quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự hiện hành.
Quan điểm khác lại cho rằng :“Đánh bạc được hiểu là nhiều người (ít
nhất hai người trở lên) cùng tham gia thực hiện hành vi được thua bằng tiền
hay hiện vật dưới bất kỳ hình thức nào [16, tr 295].
Quan điểm này nhìn nhận khái niệm tội đánh bạc ở góc độ chung
chung, chưa nêu bật và đầy đủ được những dấu hiệu đặc trưng của tội phạm.
Có quan điểm, quan niệm:
Đánh bạc là được thua bằng tiền hay lợi ích khác trên cơ sở một
kết quả không hiển nhiên hoặc một biến cố sẽ xảy ra trong tương lai.
Thông thường, các kết quả hay biến cố nói trên sẽ biết được rõ ràng,
trong thời gian ngắn. Ngoài ra, đánh bạc cũng được hiểu khác nhau
tùy thuộc vào bối cảnh văn hóa, lịch sử” [15].
Qua cách nhìn nhận như trên thì quan điểm, quan niệm này cũng chỉ
dừng lại việc định nghĩa khái niệm hành vi đánh bạc dưới góc độ văn hóa – xã
hội mà chưa nêu được cụ thể những dấu hiệu tương ứng và đầy đủ về tội
đánh bạc.
Gần đây, quan điểm khác lại cho rằng:
10
Đánh bạc là (hành vi) tham gia vào trò chơi được tổ chức bất hợp
pháp mà sự được (hoặc thua) kèm theo việc được (hoặc mất) lợi ích vật
chất đáng kể (tiền, hiện vật hoặc các hình thức tài sản khác). Đánh bạc
là hành vi nguy hiểm cho xã hội, không chỉ ảnh hưởng xấu đến gia đình
và cá nhân người chơi mà còn có thể là nguyên nhân của tệ nạn xã hội
và tội phạm khác [46, tr 227].
Chúng tôi cho rằng quan điểm này có ưu điểm là đã nêu bật được khách
thể của tội phạm xâm phạm đến, nhưng vẫn chưa nêu cụ thể hành vi phạm tội
và dấu hiệu chủ thể của tội phạm này.
Tóm lại, dưới góc độ khoa học luật hình sự, khái niệm tội đánh bạc cần
thể hiện được đầy đủ cả ba bình diện tương ứng với năm đặc điểm (dấu hiệu)
tương ứng cơ bản của tội phạm như đã nêu trên. Do đó khái niệm tội phạm
này được định nghĩa như sau:
Tội đánh bạc là hành vi tham gia trò chơi trái phép dưới bất kỳ hình
thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật từ hai triệu đồng trở lên, hoặc
dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội tổ chức đánh bạc
và gá bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Do người có năng lực
trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố
ý trực tiếp,xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng.
Từ khái niệm trên, có thể chỉ ra các đặc điểm cơ bản của tội đánh bạc như
sau:
Một là, tội đánh bạc là hành vi tham gia các trò chơi được thua bằng
tiền hay hiện vật từ hai triệu đồng trở lên dưới nhiều hình thức khác nhau một
cách trái pháp luật, gây thiệt hại cho trật tự an toàn công cộng, hoặc dưới hai
triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội tổ chức đánh bạc và gá bạc,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Hai là, tội đánh bạc do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi với
11
hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Người thực hiện tội đánh bạc trái phép không
có mục đích chống chính quyền nhân dân.
Ba là, tội đánh bạc nằm trong nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng, do
đó xâm phạm đến trật tự công cộng. Trật tự công cộng là một trong những
tiêu chí để đánh giá sự ổn định, phát triển, văn minh, dân chủ của một quốc
gia. Để có trật tự công cộng - một trạng thái xã hội lành mạnh, có tổ chức, có
kỷ luật và ổn định đòi hỏi Nhà nước, các cơ quan, tổ chức và mọi công dân
trong xã hội đều phải có trách nhiệm xây dựng, thực hiện và bảo vệ các quy
tắc của trật tự sinh hoạt chung trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội. Đi ngược lại điều này là xâm phạm đến trật tự công cộng và sẽ bị xử lý
theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam nếu sự vi phạm đó có đủ các
yếu tố cấu thành tội phạm.
1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam
Từ việc quy định tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam có ý nghĩa
quan trọng dưới các góc độ chính sau đây:
Một là, dưới góc độ chính trị - pháp lý: Góp phần cụ thể hóa chính
sách hình sự của Nhà nước ta đối với việc bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn
xã hội; bảo đảm sự hoạt động bình thường và ổn định của xã hội. Bên cạnh
đó còn thúc đẩy xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Việc quy định tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam là cơ sở để
đấu tranh kiên quyết, xử lý nghiêm minh, triệt để, đúng pháp luật các hành
vi xâm phạm tới trật tự, an toàn công cộng ở các mức độ khác nhau và bảo
đảm tính thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa, tính thượng tôn pháp
luật của Nhà nước pháp quyền.
Hai là, dưới góc độ lý luận - thực tiễn: Việc quy định tội đánh bạc
trong luật hình sự Việt Nam bổ sung và góp phần làm hoàn thiện chính
sách pháp luật hình sự của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đồng
thời là cơ sở để các cơ quan bảo vệ pháp luật áp dụng để xử lý nghiêm
12
minh các hành vi vi phạm trật tự, an toàn công cộng, đảm bảo việc điều
tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật hình sự Việt Nam
về tội đánh bạc từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến trước khi
ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999
1.2.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước pháp điển
hóa lần thứ nhất luật hình sự - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985
Sau khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa ra đời. Chính phủ mới được thành lập đã nhận thức rõ sự
nguy hiểm của các hành vi cờ bạc đối với xã hội và sự phát triển bền vững
của chính quyền mới. Trong thời kỳ này một vấn đề đặt ra gắn liền với những
hành vi cờ bạc là quân dịch và những thành phần thuộc giai cấp bóc lột lúc
bấy giờ chưa bị thủ tiêu, chúng lợi dụng cờ bạc để nhằm mục đích phá hoại,
đầu độc bóc lột nhân dân, làm cho một bộ phận nhân dân ta quên đi nhiệm vụ
cách mạng.
Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của các hành vi cờ bạc và để đấu
tranh, xử lý, ngăn chặn những hệ lụy nguy hại cho xã hội và an ninh quốc gia,
Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh số 168/SL ngày
14/4/1948 - Văn bản pháp luật hình sự đầu tiên được Nhà nước ta quy định về
tội cờ bạc. Sắc lệnh này thể hiện đường lối xử lí cứng rắn, thái độ nghiêm
khắc của nhà nước đối với loại tội phạm này, đặc biệt đối với những đối
tượng đánh bạc.
Tại Điều I của Sắc lệnh 168/SL quy định về hành vi đánh bạc như sau:
- Hành vi đánh bạc bao gồm: "Tất cả các trò chơi cờ bạc dù có tính chất
may rủi hay là có dùng trí khôn để tính nước mà được thua bằng tiền đều coi là
tội đánh bạc " [42, tr 497]; hoặc những cuộc đánh đố nhau vì tiền, những cuộc xổ
số vì tiền hay bằng đồ mà không có nhà chức trách có thẩm quyền cho phép trước
thì đều được coi là hành vi đánh cờ bạc không cứ ở nơi nào.
13
- Tại Điều II Sắc lệnh 168/SL cũng quy định hành vi tổ chức đánh bạc
với nội dung là tổ chức một cuộc đánh bài, đánh bạc, một trò chơi đã được nêu
tại điều I của Sắc lệnh mà không phụ thuộc vào địa điểm thực hiện hành vi.
- Sắc lệnh chưa được quy định về hành vi gá bạc nhưng quy định đối
với những người mà cho mượn tiền, mượn địa điểm để tổ chức đánh bạc
không cần biết có thu lợi hay không đều bị xử lý như người tổ chức đánh bạc
- Sắc lệnh 168/SL cũng quy định:
Những người giúp, người khác tổ chức những cuộc chơi nói trên,
những người quản lý người làm cái, lấy hồ, những người làm công
khác giúp việc trực tiếp vào cuộc chơi đều bị coi là tòng phạm của
người tổ chức đánh bạc và bị phạt tù từ 2 - 5 năm tù và phạt bằng tiền
từ 10.000đ đến 100.000đ [42, tr 497].
Bên cạnh việc xác định phạm vi những đối tượng bị xử lý về hình sự
Sắc lệnh 168/SL cũng quy định chế tài xử lý nghiêm khắc được áp dụng đối
với người phạm tội đánh bạc :
- Điều II của Sắc lệnh 168/SL quy định hình phạt đối với người phạm
tội đánh bạc là tù từ 1 năm đến 3 năm và phạt bạc (phạt tiền) từ 5000 đồng
đến 50000 đồng.
- Ngoài hình phạt chính, điều luật còn quy định hình phạt bổ sung có
thể áp dụng đối với người phạm tội là bị quản thúc từ 1 năm đến 5 năm. Văn
bản cũng quy định các dụng cụ dùng vào việc đánh bạc, tiền nong bắt được
trên bàn hay trên chiếu bạc đều bị tịch thu.
Ngoài ra, Điều IV của Sắc lệnh thể hiện thái độ rất nghiêm khắc của
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong việc xử lý những người thực hiện
hành vi cờ bạc.
Dù rằng Tòa án có xét xử tình trạng nên giảm, cũng bắt buộc áp
dụng hình phạt tối thiểu về tù và tiền nói trong Điều II và Điều III trên
đây. Tòa án phải phạt vừa tù và tiền mà không cho bị can hưởng án
14
treo. Nếu có trường hợp tái phạm, các hình phạt sẽ tăng gấp đôi [42, tr
497].
Sắc lệnh số 168/SL ngày 14/04/1948, mặc dù chưa phân biệt rõ các
hành vi cờ bạc, nhưng trong quy định đã có phân hóa để xử lý đối với những
đối tượng tổ chức đánh bạc, gá bạc và những người đánh bạc. Hình phạt được
áp dụng đối với các tội phạm về cờ bạc là rất nghiêm khắc, đặc biệt đối với
những người đánh bạc bao gồm hình phạt chính gồm cả phạt tù và phạt tiền,
hình phạt bổ sung là bị quản thúc từ 1 năm đến 5 năm. Ngoài ra còn áp dụng
biện pháp tịch thu tất cả các đồ vật, tiền dùng để đánh bạc.
Sau khi ra ban hành và áp dụng một thời gian, Sắc lệnh 168/SL là cơ
sở pháp lý quan trọng phục vụ cho việc phòng chống các tội cờ bạc nói chung
và tội đánh bạc nói riêng. Tuy nhiên sự biến đổi sâu sắc của kinh tế, chính trị -
xã hội miền Bắc qua công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, thì một số quy định
của Sắc lệnh đã không còn phù hợp và cần thiết phải tiến hành những sửa đổi.
Thông tư 301/VHH-HS ngày 14/2/1957 và thông tư 2098/VHH-HS
ngày 31/5/1957 của Bộ Tư pháp về việc bài trừ tệ nạn cờ bạc đã giải quyết
một phần những vướng mắc của Sắc lệnh 168/SL.
Tại Thông tư 301/VHH-HS, với phương châm “lấy giáo dục làm
chính” đường lối xử lý các tội cờ bạc của Nhà nước ta đã có sự giảm nhẹ.
Thông tư 301/VHH - HS cũng đưa ra đường lối xử lý của các cơ quan tư pháp
đối với việc đánh bạc, đó là: Không nhất thiết phải bắt được quả tang đánh
bạc mới có thể truy tố được. Có thể việc chứng bằng bất kì hình thức nào để
chứng minh là bị can đã đánh bạc nhưng phải thận trọng trong trường hợp
này. Có bằng chứng rõ ràng thì mới truy tố, không nên suy luận hoặc chỉ dựa
vào lời khai của một vài nhân chứng (Phần B mục I).
Thông tư này cũng xác định chỉ truy tố đối với các đối tượng:
- Bọn tổ chức, bọn chứa gá, bọn sóc cái, bọn hồ lỳ, bọn canh gác
chuyên sống về nghề cờ bạc.
15
- Bọn con bạc chuyên sống về nghề cờ bạc hoặc đã được cảnh cáo rồi
mà vẫn tiếp tục chơi coi thường pháp luật.
Quy định này đã thu hẹp về đối tượng bị xử lý về tội cờ bạc, bao gồm
các đối tượng tham gia vào tổ chức, chứa gá bạc và người đánh bạc là đối
tượng có kèm theo những đặc điểm về nhân thân thì mới xem xét để truy tố.
Thông tư 301/VHH-HS cũng quy định đường lối phân hóa trong chính
sách hình phạt đối với các đối tượng phạm tội. Cụ thể là “đối với những bọn
trên thì xử phạt mức tối thiểu, trường phạt phạm tội nặng mới phạt trên mức tối
thiểu” [2]. So với đường lối xử phạt của Sắc lệnh 168/SL, đường lối xử lý trong
Thông tư này đã giảm nhẹ đáng kể đối với những đối tượng tham gia cờ bạc.
Tại Thông tư số 2098 ngày 31/5/1957 một lần nữa lại nêu ra cách vận
dụng Sắc lệnh 168/SL trong điều kiện và tình hình xã hội mới. Thông tư này
xác định những nội dung chính sau :
- Về mức hình phạt: Đối với những trường hợp phạm tội nhẹ mà nếu
phạt bị can ở mức tối thiểu là 1 năm tù thì nặng quá nhưng nếu chỉ cảnh cáo ở
phòng công tố thì nhẹ quá. Thông tư này cũng nêu đường lối xử lý là phải cân
nhắc kĩ giữa truy tố và không truy tố. Nếu thấy truy tố là cần thiết để làm hậu
thuẫn cho việc giáo dục thì cứ đưa ra truy tố đề nghị với Tòa án xử phạt mức
tối thiểu. Nếu xét thấy không cần thiết phải truy tố thì cảnh cáo ở phòng công
tố rồi tha cho bị can. Mức phạt tiền vẫn giữ nguyên theo quy định của Sắc
lệnh 168/SL.
- Về vấn đề thu tang vật: Thông tư số 2098 ngày 31/5/1957 khẳng định
rõ thêm quy định của Sắc lệnh 168/SL: Chỉ tịch thu số tiền trên bàn hoặc trên
chiếu bạc mà không tịch thu tiền trong túi các con bạc, để tránh tình trạng lạm
dụng tịch thu cả tiền không phải để dùng để đánh bạc hoặc được bạc, cũng
không tịch thu đồ vật do tiền được bạc mua được.
- Về vấn đề quản thúc: Thông tư nêu tinh thần mới là đối với các đối
tượng phạm tội cờ bạc thì không cần thiết xử phạt thêm quản thúc. [3].
16
Kế tiếp sau hai thông tư nói trên, ngày 8/1/1968, Tòa án nhân dân
tối cao đưa ra bản tổng kết số 9/NCPL hướng dẫn đường lối xét xử các tội
cờ bạc.
Nội dung quan trọng mà bản tổng kết số 9/NCPL nêu ra là giới hạn
giữa những hành vi cần thiết phải xử lý bằng chế tài hình sự và những hành vi
không cần thiết phải xử lý bằng chế tài hình sự. Trong phần này khái niệm về
các hành vi cờ bạc được nêu lên: "Hành vi đánh bạc là hành vi chơi có được
thua bằng tiền mặt hay không dùng tiền mặt nhưng thanh toán với nhau bằng
tiền, tuy nhiên phải có động cơ mục đích sát phạt nhau" [42, tr 498].
Qua các khái niệm sơ lược trên đây, bản tổng kết số 9/NCPL đã chỉ rõ
ranh giới những trường hợp cần thiết phải xử lý bằng chế tài hình sự và những
trường hợp không cần thiết phải xử lý bằng chế tài hình sự. Theo đó đối với
hành vi đánh bạc phải có động cơ mục đích sát phạt nhau, có được thua đáng
kể hay tương đối đáng kể thì mới cần thiết phải xử lý về hình sự vì khi đó tính
chất hành vi bóc lột lẫn nhau trái với chế độ xã hội chủ nghĩa, tính chất nguy
hiểm cho xã hội của hành vi đánh bạc mới thể hiện rõ nét.
Có thể nhận thấy rằng, điểm tiến bộ quan trọng trong đường lối xét xử
của bản tổng kết số 9/NCPL là chính sách phân hóa rõ rệt các đối tượng bị xử
lý hình sự theo tinh thần:
Mức độ xử lý nặng nhẹ căn cứ vào tính chất của hành vi và nhân
thân bị cáo; hành vi tổ chức, chứa gá cờ bạc nguy hiểm hơn hành vi
đánh bạc,những đám bạc to nguy hiểm hơn những đám bạc ít sát phạt
nhau. Những người chuyên sống hay gần như chuyên sống về nghề cờ
bạc nguy hiểm hơn những người cờ bạc máu mê, những người cờ bạc
máu mê nguy hiểm hơn những con bạc cơ hội; những phần tử xấu cần
xử lý nghiêm khắc hơn những người thuộc thành phần nhân dân lao
động [42, tr499].
Tại văn bản này lần đầu tiên quy định hình thức xử phạt tù và cho
17
hưởng án treo được quy định đối với những người phạm tội cờ bạc thuộc
những trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng.
Về hình phạt này vẫn dựa trên tinh thần của Sắc lệnh 168/SL, tuy
nhiên có hướng dẫn xử lý đối với hình phạt tiền, xử phạt quản chế và xử lý
tang vật.
Vấn đề phạt tiền: Bản tổng kết số 9/NCPL xác định phạt tiền có thể là
hình phạt chính hoặc phụ, tuy nhiên hình phạt này chỉ nên áp dụng với tư cách
là hình phạt chính trong những trường hợp cá biệt như tội phạm nhẹ, hoàn
cảnh bản thân hoặc gia đình đáng chiếu cố đặc biệt (tuổi già, bệnh tật, vv )
Bản tổng kết cũng đưa ra quan điểm đó là Tòa án phải xử phạt tiền
nặng đối với những đối tượng cờ bạc chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp,
những tên cờ bạc gian lận, những người tổ chức, thu hồ, những tên cờ bạc sát
phạt nhau lớn. Tuy nhiên, mức tiền phạt phải tùy thuộc vào tính chất, hành vi
của đối tượng, đồng thời cần xét đến khả năng kinh tế hiện tại của từng bị cáo
để bản án có thể thi hành được và việc phạt tiền không ảnh hưởng đến sinh
hoạt của gia đình họ:
Cơ sở pháp lý của hình phạt tiền có Điều 2 Sắc lệnh 168 - SL
ngày 14/04/1948 cho phép xử phạt đến 50đ đối với con bạc, đến 100đ
đối với người tổ chức, chứa gá như chỉ thị 1183 của Tòa án nhân dân
tối cao hướng dẫn; lại có §iều 4 của Sắc lệnh ấy cho phạt bạc gấp đôi
trong trường hợp tái phạm.
Ngoài Sắc lệnh số 168- SL và sau sắc lệnh này còn có Nghị định
số 32 ngày 06/04/1952 của Bộ tư pháp quy định tại Điều 7. Riêng tội
đánh bạc, tiền phạt ấn định ở Điều 2 Sắc lệnh 168 - SL bằng giá 200 kg
gạo đến 1000 kg gạo đối với người tổ chức, và bằng 100kg gạo đến
500kg gạo đối với con bạc. Theo giá gạo Nhà nước quy định hiện nay
(40đ/tạ) người tổ chức có thể bị phạt tới 400đ và con bạc có thể bị phạt
đến 200đ. Nếu tái phạm vận dụng thêm Điều 4 Sắc lệnh 168 - SL, người
18
tổ chức có thể bị phạt đến 800đ và con bạc có thể bị phạt đến 400đ [42,
tr501].
Về hình thức xử phạt quản chế, bản tổng kết nêu ra đường lối chung đó
là " không xử phạt quản chế đối với nhân dân lao động và nói chung chỉ xử
phạt hình thức quản chế đối với những người có nhân thân xấu, chỉ vì máu
mê hay cơ hội mà phạm tội cờ bạc." [42, tr 502]. Đồng thời cần phải xử phạt
quản chế đối với các đối tượng địa chủ cường hào có tội nhẹ, bọn đã làm gián
điệp, tham gia các đảng phái nói chung, bọn đã làm tay sai cho địch tội nhẹ
mà nay chưa thực sự hối cải.
Về vấn đề xử lý tang vật, bản tổng kết tiếp tục khẳng định nguyên tắc
tịch thu những phương tiện thường xuyên dùng để đánh bạc, tịch thu toàn bộ
tiền dùng để phạm pháp và tiền do phạm pháp mà có.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 15/3/1976, Hội đồng
Chính phủ Cách mạng lâm thời ban hành Sắc luật số 03- SL/76 quy định các
tội phạm và hình phạt. Văn bản này ra đời trong hoàn cảnh miền Nam đã hoàn
toàn giải phóng, trật tự cách mạng đã được thiết lập, tình hình trị an xã hội
bước đầu đã có chuyển biến tốt nhưng vẫn còn phức tạp. Nhiều loại tội phạm,
trong đó có tội cờ bạc vẫn xảy ra, gây khó khăn cho việc quản lý xã hội. Vì
vậy, những quy định về tội cờ bạc trong Sắc luật 03-SL/76 cũng thể hiện thái
độ nghiêm khắc của Nhà nước đối với các hành vi phạm tội này.
Tại Điều 9 của Sắc luật, tội cờ bạc được quy định với mức hình phạt là
tù từ 3 tháng đến 5 tháng, trường hợp nghiêm trọng thì phạt tù đến 15 năm.
Trong mọi trường hợp, người phạm tội có thể bị phạt tiền đến 1000 đồng
Ngân hàng. Ngoài ra, quy định tại Điều 11 về hình phạt phụ, người phạm tội
có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, trường hợp phạm tội có tính
chất chuyên nghiệp còn có thể bị phạt quản chế hoặc cấm lưu trú ở một số địa
phương từ 1 năm đến 5 năm tù sau khi chấp hành xong hình phạt tù.
Theo tinh thần của Chỉ thị số 54/TATC ngày 6/7/1977 của Tòa án