Tải bản đầy đủ (.doc) (190 trang)

Nghiên cứu cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 190 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.............................................................................................................3
4. Những luận điểm bảo vệ......................................................................................................................4
5. Những điểm mới của đề tài.................................................................................................................4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................................................................5
7. Cấu trúc luận án...................................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN PHỤC VỤ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG BÌNH.....................................................................6
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về lý luận và phương pháp luận nghiên cứu cảnh quan, sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường..........................................................6
1.1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu cảnh quan trên thế giới...................................................6
1.1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Cảnh quan ở Việt nam...................................................18
1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến cảnh quan tỉnh Quảng Bình...........21
1.2. Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu cảnh quan..............................................24
1.2.1. Quan niệm Cảnh quan và Cảnh quan học..............................................................................24
1.2.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cảnh quan..................................................26
1.3. Vấn đề sử dụng hợp lý TNTN và bảo vệ môi trường......................................................................41
1.3.1. Một số vấn đề về sử dụng hợp lý TNTN và BVMT..................................................................41
1.3.2. Mối quan hệ giữa cảnh quan và sản xuất lãnh thổ...............................................................43
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ THÀNH TẠO

CẢNH QUAN TỈNH QUẢNG BÌNH.....................47

2.1. Đặc điểm các yếu tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Bình........................................47
2.1.1. Vị trí địa lý ..............................................................................................................................47
2.1.2. Đặc điểm địa chất – kiến tạo..................................................................................................48
2.1.3. Đặc điểm địa hình...................................................................................................................51
2.1.4. Nhân tố khí hậu......................................................................................................................55


2.1.5. Nhân tố thuỷ văn....................................................................................................................63
2.1.6. Nhân tố thổ nhưỡng..............................................................................................................66
2.1.7. Nhân tố sinh vật .....................................................................................................................70
2.2. Đặc điểm các yếu tố kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Bình......................................................................77
2.2. 1. Dân cư và lực lượng lao động................................................................................................77
2.2.2. Các ngành kinh tế...................................................................................................................78
2.2.3. Hiện trạng sử dụng tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Bình............................................81
2.3. Vai trò các nhân tố tự nhiên và kinh tế-xã hội trong thành tạo cảnh quan tỉnh Quảng Bình .......86
2.3. 1. Các nhân tố tự nhiên trong thành tạo Cảnh quan tỉnh Quảng Bình.....................................86
2.3.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội trong thành tạo Cảnh quan Quảng Bình...................................92

i


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ĐA DẠNG CẢNH QUAN

TỈNH QUẢNG BÌNH......................................97

3.1. Hệ thống phân loại cảnh quan Tỉnh Quảng Bình ...........................................................................97
3.1.1. Cơ sở, nguyên tắc và phương pháp xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Quảng
Bình...................................................................................................................................................97
3.1.2. Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Quảng Bình cho bản đồ cảnh quan tỉnh Quảng Bình tỷ lệ
1:100.000........................................................................................................................................102
3.1.3. Bản đồ cảnh quan tỉnh Quảng Bình tỷ lệ 1:100.000.............................................................104
3.2. Đặc điểm đa dạng cảnh quan tỉnh Quảng Bình ...........................................................................106
3.2.1. Đa dạng cấu trúc cảnh quan tỉnh Quảng Bình......................................................................106
3.2.2. Đa dạng chức năng và động lực cảnh quan tỉnh Quảng Bình..............................................118
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỤC ĐÍCH ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG BÌNH.................................................................126
4.1. Đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Bình cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch......126

4.1.1. Nguyên tắc, đối tượng, mục tiêu đánh giá cảnh quan Quảng Bình....................................127
4.1.2. Hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá..................................................................................127
4.1.3. Kết quả đánh giá...................................................................................................................140
4.2. Định hướng sử dụng hợp lý nguồn TNTN và BVMT tỉnh Quảng Bình...........................................149
4.2.1. Quan điểm và cơ sở của việc định hướng sử dụng TNTN và BVMT Tỉnh Quảng Bình ........149
4.2.2. Định hướng và giải pháp phát triển các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, du lịch tỉnh
Quảng Bình.....................................................................................................................................161
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................................. 175
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................... iii

ii


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Để phát triển kinh tế xã hội của một lãnh thổ lâu dài và bền vững thì vấn đề sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và khai thác các
nguồn lực, sử dụng có hiệu quả là những vấn đề hết sức quan trọng.
Cảnh quan của một lãnh thổ luôn có những thay đổi và phân hoá phức tạp.
Các thành phần cấu tạo cảnh quan có tính độc lập tương đối, song giữa chúng có
mối quan hệ chặt chẽ tạo thành một hệ thống động lực. Hệ thống đó tồn tại trong
trạng thái cân bằng động, một thành phần nào đó trong hệ thống thay đổi có thể sẽ
dẫn đến sự thay đổi của các thành phần khác và phá vỡ hệ thống cũ tạo nên một hệ
thống mới. Nếu khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên tức là tác động vào
hệ thống tự nhiên một cách phù hợp với đặc điểm, quy luật phát sinh, phát triển của
chúng thì sẽ bảo vệ, tái tạo được nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo được sự
phát triển bền vững của lãnh thổ. Ngược lại, nếu con người khai thác, sử dụng tự
nhiên không tuân theo những quy luật thì sẽ mang lại những hậu quả lâu dài và
không lường trước được. Vì thế, việc nghiên cứu để tìm ra những đặc trưng, quy

luật phát sinh, phát triển của một lãnh thổ tự nhiên là rất quan trọng, giúp cho việc
sử dụng lãnh thổ một cách hợp lý, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi
trường, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững.
Trong những năm gần đây, để giải quyết những vấn đề thực tế mang tính tổng
hợp cao, hướng nghiên cứu cảnh quan (NCCQ), đánh giá cảnh quan (ĐGCQ) đã trở
thành hướng nghiên cứu quan trọng, đáp ứng được nhiều vấn đề thực tế đặt ra và là
cơ sở khoa học của việc lựa chọn các mục tiêu sử dụng thích hợp lãnh thổ. Dựa vào
kết quả nghiên cứu, đánh giá đặc điểm các thành phần tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên; phân tích tính đa dạng của cảnh quan trên cơ sở làm rõ cấu trúc, chức năng
và động lực phát triển cảnh quan có xem xét đến yếu tố nhân tác là những cơ sở
khoa học đầy đủ và đáng tin cậy để hoạch định phát triển kinh tế của mỗi một vùng
lãnh thổ.
Quảng Bình là cửa ngõ của miền Trung Trung Bộ, nơi hẹp nhất của lãnh thổ
nước ta. Quảng Bình nằm trong vùng giao thoa của các điều kiện tự nhiên và kinh tế
xã hội giữa miền Bắc và miền Nam, vì thế sự phân hoá của tự nhiên cũng như kinh
tế xã hội là hết sức phức tạp. Đây cũng là một trong những tỉnh nghèo, kinh tế xã

1


hội phát triển chậm so với các tỉnh khác trong khu vực và cả nước. Quảng Bình có
rừng núi, có đồng bằng duyên hải và giáp với biển, vì thế với tiềm năng vốn có
Quảng Bình có thể phát triển một nền kinh tế toàn diện gồm cả công, nông, lâm,
ngư nghiệp và du lịch. Tuy nhiên tiềm năng để phát triển kinh tế của Tỉnh còn rất
lớn nhưng vấn đề khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực mang tính bền vững
lâu dài và đồng bộ trên toàn lãnh thổ thì vẫn đang là vấn đề cấp bách, cần được
quan tâm. Nhiều hoạt động kinh tế xã hội như phát triển công nghiệp, xây dựng đô
thị, du lịch ở Quảng Bình trong những năm gần đây ít nhiều đã ảnh hưởng không tốt
đến môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Bình.
Trên thực tế ở Quảng Bình các công trình đã được nghiên cứu, ứng dụng vào

phát triển kinh tế xã hội chỉ dừng lại ở mức độ phục vụ cho từng mục tiêu cụ thể,
chưa có công trình nghiên cứu, đánh giá một cách tổng hợp về điều kiện tự nhiên,
tài nguyên thiên nhiên trên toàn tỉnh. Để có một cách nhìn nhận tổng thể và hoàn
thiện hơn về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Bình, nhằm
xây dựng những luận cứ khoa học phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển kinh
tế xã hội bền vững lâu dài, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tự nhiên và
tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường trên toàn lãnh thổ thì có thể thấy rằng vấn
đề nghiên cứu, đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Bình là vấn đề hết sức cần thiết.
Bên cạnh đó, tác giả hiện đang là giảng viên, giảng dạy Địa lý tại trường Đại
học Quảng Bình, vì vậy vấn đề vận dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên
cứu vào thực tiễn nghiên cứu địa lý địa phương là một hướng nghiên cứu vừa có ý
nghĩa khoa học vừa mang ý nghĩa thực tiễn lớn.
Xuất phát từ những nhìn nhận trên tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu
cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường tỉnh Quảng Bình” để thực hiện nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Xác lập được những luận cứ khoa học trên cơ sở phân tích, đánh giá cảnh
quan phục vụ cho việc phát triển bền vững kinh tế-xã hội nhằm sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:

2


1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận của cảnh quan học, cảnh quan ứng dụng,
đánh giá cảnh quan và sử dụng hợp lý nguồn tài tài nguyên thiên nhiên, những cơ sở
lý luận về phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường và việc vận dụng vào
nghiên cứu cảnh quan tỉnh Quảng Bình.

2. Phân tích đặc điểm và vai trò của các yếu tố thành tạo cảnh quan trên lãnh
thổ Quảng Bình để thấy được đặc điểm phân hóa, các quy luật tự nhiên và mối quan
hệ của các thành phần tự nhiên trong tổng thể tự nhiên, cũng như mối quan hệ giữa
tự nhiên và kinh tế xã hội.
3. Xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan và thành lập Bản đồ cảnh quan tỉnh
Quảng Bình tỷ lệ 1:100.000. Phân tích tính đa dạng trong cấu trúc, chức năng và
động lực cảnh quan tỉnh Quảng Bình.
4. Thực hiện đánh giá cảnh quan, xác định mức độ thích nghi của các đơn vị
cảnh quan đối với mục đích phát triển các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp và du
lịch tỉnh Quảng Bình.
5. Xây dựng các cơ sở, nguyên tắc, phương pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu
cảnh quan trong việc sử dụng hợp lý (SDHL) nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN)
và bảo vệ môi trường (BVMT). Nghiên cứu đề xuất một số định hướng và các giải
pháp phát triển kinh tế xã hội nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và
bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Không gian nghiên cứu:
Phạm vi lãnh thổ đất liền tỉnh Quảng Bình, kéo dài từ 17005’02” đến
18005’12” vĩ độ Bắc và từ 105036’55” đến 106059’37” kinh độ Đông.
3.2. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận nghiên cứu cảnh quan, phân tích
vai trò của các nhân tố thành tạo Cảnh quan tỉnh Quảng Bình. Đây là những cơ sở
lý luận và thực tiễn để tác giả xây dựng hệ thống phân loại và bản đồ cảnh quan của
tỉnh Quảng Bình.
- Phân tích đa dạng cấu trúc, chức năng và động lực của cảnh quan, tìm ra
những đặc trưng của từng đơn vị cảnh quan, quy luật phân hoá của cảnh quan trên
toàn lãnh thổ nghiên cứu.

3



- Trên cơ sở hệ thống các đơn vị cảnh quan đã được phân chia, tiến hành đánh
giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với các mục đích phát
triển kinh tế nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Quảng Bình. Đồng thời căn cứ thực
tiễn phát triển kinh tế-xã hội và định hướng phát triển kinh tế tỉnh Quảng Bình trong
thời gian tới đề tài nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế trên lãnh thổ
nghiên cứu nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh
Quảng Bình.
4. Những luận điểm bảo vệ
- Tiếp cận cảnh quan học, phân tích tính đa dạng và phức tạp trong cấu trúc,
chức năng của cảnh quan - kết quả sự tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên
và kinh tế - xã hội có ý nghĩa khoa học, tính hiệu quả và sự phù hợp cao trong sử
dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường lãnh thổ nghiên cứu.
- Quảng Bình có tiềm năng lớn về tự nhiên, tài nguyên và kinh tế-xã hội, có sự
phân hóa đa dạng, phức tạp của các cảnh quan tự nhiên. Đánh giá tổng hợp điều
kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, xác định mức độ thích nghi của các đơn vị
cảnh quan đối với các mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch là cơ sở khoa
học và thực tiễn tin cậy để đề xuất các định hướng, các giải pháp phát triển kinh tếxã hội theo hướng phát triển bền vững lãnh thổ tỉnh Quảng Bình.
5. Những điểm mới của đề tài
- Đánh giá vai trò các nhân tố trong quá trình thành tạo cảnh quan tỉnh Quảng
Bình, làm rõ tính thống nhất và quy luật phân hóa của các yếu tố thành tạo cảnh
quan lãnh thổ.
- Xác lập được hệ thống phân loại cảnh quan và xây dựng bản đồ cảnh quan
tỉnh Quảng Bình tỷ lệ 1:100.000.
- Phân tích đa dạng cấu trúc, chức năng cảnh quan tỉnh Quảng Bình, làm rõ
những đặc trưng và quy luật phân hóa cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu.
- Đánh giá và xác lập được mức độ thích nghi của các đơn vị cảnh quan đối
với sự phát triển các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp và du lịch trên địa bàn lãnh thổ
Quảng Bình.
- Nghiên cứu, đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển kinh tế nông, lâm

nghiệp và du lịch nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường tỉnh Quảng Bình.

4


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ứng dụng lý luận, phương pháp luận về nghiên cứu cảnh quan vào việc đánh
giá cảnh quan trên lãnh thổ cụ thể. Kết quả nghiên cứu chứng minh được sự phân
hoá đa dạng, phức tạp của tự nhiên, tính đặc trưng và tính quy luật của cảnh quan.
- Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá Cảnh quan tỉnh Quảng Bình, đề tài đưa ra
một số định hướng và giải pháp phát triển kinh tế nhằm sử dụng một cách hợp lý
nguồn TNTN và BVMT tỉnh Quảng Bình. Đây là những luận cứ khoa học quan
trọng giúp cho việc hoạch định để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình
lâu dài bền vững.
7. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án trình bày trong 4 chương gồm 181
trang, có 15 bản đồ, 2 lát cắt, 10 sơ đồ, biểu đồ và 27 bảng số liệu. Ngoài ra còn có
phần phụ lục minh hoạ.
Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiên cứu cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý Tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình
Chương 2: Nghiên cứu các yếu tố thành tạo cảnh quan tỉnh Quảng Bình
Chương 3: Phân tích đa dạng cảnh quan tỉnh Quảng Bình
Chương 4: Đánh giá cảnh quan phục vụ cho mục đích sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên, bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình.

5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN

PHỤC VỤ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN,
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG BÌNH
Đây là chương đầu tiên của luận án, trình bày những vấn đề về cơ sở lý luận,
phương pháp luận nghiên cứu cảnh quan và hướng ứng dụng vào việc sử dụng hợp
lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường gồm: Tổng quan các công
trình đã nghiên cứu ở trên thế giới và ở Việt Nam, các công trình ở Quảng Bình có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu và lãnh thổ nghiên cứu; Quan điểm tiếp cận,
phương pháp và quy trình nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý
TNTN và BNMT tỉnh Quảng Bình .
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về lý luận và phương pháp luận
nghiên cứu cảnh quan, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ
môi trường.
Cảnh quan học là một bộ môn khoa học về địa lý tự nhiên tổng hợp. Cảnh
quan học là sự kế tục của địa lý tự nhiên đại cương, giữa chúng không có ranh giới
rõ rệt, những kiến thức cơ sở của địa lý tự nhiên đại cương là điều kiện để nghiên
cứu cảnh quan học. Cảnh quan học có ý nghĩa thực tiễn lớn lao về nhiều mặt và có
quan hệ trực tiếp tới vấn đề sử dụng tổng hợp và bảo vệ TNTN. Chính vì lẽ đó Cảnh
quan học đã phát triển một cách nhanh chóng và trở thành một ngành quan trọng
của địa lý tự nhiên hiện đại nghiên cứu về các thể tổng hợp địa lý tự nhiên.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam Cảnh quan học ngày càng gắn bó với nhu
cầu thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội, các xu hướng ứng dụng ngày càng rộng rãi,
đồng thời ngày càng hoàn thiện về cả lý luận, phương pháp nghiên cứu và ứng dụng
công nghệ hiện đại.
1.1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu cảnh quan trên thế giới
1.1.1.1. Các tiền đề phát triển của học thuyết cảnh quan
Sự xuất hiện của bất kỳ học thuyết mới nào đều được chuẩn bị từ những phát
triển của nhiều ngành khoa học và nó ra đời khi có những tiền đề nhất định.
Trong giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, hướng nghiên cứu các
tổng hợp thể địa lý tự nhiên lãnh thổ đã ở vào giai đoạn phân tích các lượng thông
tin địa lý, khái niệm về tổng hợp thể địa lý tự nhiên đã được hình thành nhờ sự tiến

bộ trong phương pháp nghiên cứu từ phân tích đến tổng hợp của khoa học tự nhiên.
Khi đó học thuyết Dacuyn xuất hiện trong sinh vật với sự ra đời của hai môn khoa

6


học: sinh địa học và thổ nhưỡng học. Các nhà sinh vật học và thổ nhưỡng học là
những người đầu tiên đề cập đến mối quan hệ tương hỗ, phức tạp giữa giới vô sinh
và giới hữu sinh. Điều đó, làm cho các khoa học bộ phận tiến dần đến sự tổng hợp
của địa lý. Đây là tiền đề thứ nhất cho sự phát triển của khoa học cảnh quan.
Tiền đề thứ hai là những đòi hỏi của hoạt động KT-XH. Vào thời kỳ này, thực
tiễn sản xuất chỉ ra rằng: muốn giải quyết những vấn đề nóng bỏng trong quá trình
khai thác tự nhiên cần phải hiểu biết rõ ràng, đầy đủ các mối quan hệ giữa các hợp
phần tự nhiên và các tổng hợp thể địa lý tự nhiên lãnh thổ cụ thể.
Hai tiền đề cơ bản trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành khoa học
cảnh quan. Tuy nhiên, nguồn gốc ra đời của học thuyết sâu xa hơn, gốc rễ của nó ăn
sâu vào kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân và sự phát triển của nó liên quan đến
những vấn đề về kinh tế - xã hội.
1.1.1.2. Những luận điểm cơ bản áp dụng để nghiên cứu cảnh quan
Cơ sở triết học của lý luận cảnh quan học coi tự nhiên là một hệ thống hoàn
chỉnh, trong đó các đối tượng, hiện tượng đều phát sinh, phát triển trong mối quan
hệ, tác động qua lại vô cùng mật thiết. Tự nhiên mà rộng nhất là lớp vỏ địa lý bao
gồm nhiều thành phần xâm nhập vào nhau (thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng
quyển, sinh quyển, khí quyển) và được cấu tạo từ các khu vực lớn, nhỏ được phân
hóa ra trong lịch sử phát triển hàng trăm triệu năm của Trái Đất.
Các khu vực lớn nhỏ này là các địa tổng thể hay các tổng hợp thể lãnh thổ tự
nhiên, chúng là các khu vực địa lý khác nhau về hình dạng bên ngoài và tính chất
bên trong. Đây là đối tượng nghiên cứu của cảnh quan học.
Cảnh quan học có nhiệm vụ nghiên cứu các địa tổng thể, tìm hiểu mối quan hệ
biện chứng giữa các thành phần vật chất và năng lượng cấu tạo nên mỗi địa tổng thể

và cả những mối quan hệ biện chứng giữa các địa tổng thể với nhau. Để hoàn thành
nhiệm vụ này, cảnh quan học phải giải quyết hàng loạt các cặp phạm trù biện
chứng, với nhiều mâu thuẫn phức tạp.
Những ý tưởng về cảnh quan học thực tế có từ trong sự phát triển của các khoa
học tự nhiên bắt đầu vào thời kỳ giữa, cuối thế kỷ XIX. Trong thực tiễn khai thác tự
nhiên phục vụ sản xuất, những từ ngữ như: đài nguyên, rừng lá nhọn, thảo nguyên,
sa mạc…được dùng để chỉ những kiểu cảnh quan khác nhau đã xâm nhập vào trong
khoa học. Đến một giai đoạn nhất định, việc xem xét một cách toàn diện và đầy đủ
các ĐKTN, TNTN của một vùng trong tiến hành sản xuất đòi hỏi cần quan tâm đến
công tác phân vùng lãnh thổ, vào cuối thế kỷ XIX công tác này càng được tăng

7


cường. Có rất nhiều công trình phân vùng địa lý tự nhiên nước Nga đóng vai trò
quan trọng đối với sự phát triển của khoa học cảnh quan trong suốt cả thế kỷ, song
các công trình này chủ yếu còn mang tính chất thực nghiệm, thiếu cơ sở lý luận và
học thuyết cảnh quan chính là cơ sở lý luận đó [50, 59, 61].
Bất cứ một khoa học nào cũng phải được chuẩn bị bằng những bước phát triển
của các khoa học trước đó và chỉ xuất hiện một cách có quy luật khi có những điều
kiện chín muồi nhất định, khoa học Cảnh quan cũng không nằm ngoài quy luật này.
Khi mà các ngành địa lý bộ phận (địa chất học, khí hậu học, địa mạo học…) đã
được kiện toàn một cách sâu sắc, địa sinh vật và thổ nhưỡng học đã trở thành các
lĩnh vực khoa học độc lập, vào cuối thế kỷ XIX địa lý tự nhiên hiện đại mới thực sự
được bắt đầu mà khoa học cảnh quan là một khoa học bộ phận.
Nền móng cảnh quan học được ra đời vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở 2
chiếc nôi lớn trên thế giới là Châu Âu và Bắc Mỹ với các công trình nghiên cứu về
sự phân chia tự nhiên bề mặt đất của nhiều nhà Địa lý Nga như: V.V. Docutraev,
L.S. Berge, G.N.Vưxotxki, G.F.Môrôzov,...ở Đức có Z.Passarge, A.Hettner... và
một số nhà địa lý ở Anh, Pháp, Mỹ.

Vào những năm 60 của thế kỷ XX, cảnh quan học hiện đại bắt đầu phát triển
mạnh. Những nghiên cứu cấu trúc thiên về xác định định tính các tính chất CQ đã
sử dụng các biện pháp liên ngành, nhiều bộ môn khoa học cảnh quan mới ra đời
như: Địa hóa học cảnh quan, địa vật lý cảnh quan, trạng thái học cảnh quan, sinh
thái học cảnh quan,…Trong quá trình sử dụng các biện pháp nghiên cứu liên ngành
thì việc sử dụng tiếp cận hệ thống, tiếp cận điều khiển, tiếp cận sinh thái,…cũng
như việc nghiên cứu các tác động kỹ thuật vào CQ đã tạo nên một bước ngoặt từ
nghiên cứu cấu trúc sang nghiên cứu chức năng, động lực trong nghiên cứu CQ.
Trong những năm gần đây, nhờ sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã giúp
cho địa lý cảnh quan có những công cụ nghiên cứu hữu hiệu như công nghệ viễn
thám, công nghệ GIS... Hiện nay việc NCCQ đã được mở rộng về cả phương pháp
nghiên cứu, tiếp cận, vì vậy các kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng rộng rãi trong
phát triển kinh tế xã hội, tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý TNTN, BVMT
và phát triển bền vững kinh tế xã hội.
1.1.1.3. Sự phát triển của Cảnh quan và Cảnh quan sinh thái.
a) Sự phát triển của Cảnh quan học ở Nga và các nước Đông Âu.
Cơ sở của địa lý tự nhiên hiện đại gắn liền với tên tuổi và các công trình
nghiên cứu của nhà thổ nhưỡng học người Nga V.V. Docutsaev (1846 - 1903). Học

8


thuyết về đất của ông là nhân tố khởi đầu về tổng hợp thể địa lý tự nhiên. Theo V.V.
Docutsaev thì “đất là kết quả của sự tác động qua lại giữa đá gốc, địa hình, nước,
nhiệt và sinh vật, nó dường như là sản phẩm của CQ và đồng thời cũng là tấm
gương của nó, phản ánh một cách cụ thể hệ thống phức tạp các mối quan hệ qua lại
trong tổng thể tự nhiên”; “đất là tấm gương của cảnh quan”. Trong các nghiên cứu
của mình, Ông cho rằng phải có một khoa học mới về quan hệ và tác động qua lại
giữa các hợp phần tự nhiên và về các quy luật phát triển chung của chúng. Ông đã
cống hiến cho nền khoa học địa lý một công trình lớn lao là học thuyết về các Đới

thiên nhiên. Ông là người đầu tiên trình bày về tính đới như một quy luật thế giới,
quan niệm mỗi đới thiên nhiên hay còn gọi là đới lịch sử - tự nhiên là một tổng hợp
thể thiên nhiên có quy luật, quan điểm này không tìm thấy ở các nhà khoa học trước
đó và bản thân Ông cũng không nêu lên được tên gọi cho môn khoa học mới này,
song quan niệm của Ông đã được các học trò của Ông tiếp tục nghiên cứu về cả lý
thuyết lẫn thực tiễn và mang lại những kết quả đáng kể.
A.A.Iarilôv ngay sau đó cũng đã hiểu và cho rằng, chính quan điểm trên của
Đôcutsaev đã tạo nên bản chất của địa lý học hiện đại, của cảnh quan học.
Tiếp theo Đôcutsaev, một nhà bác học, nhà nghiên cứu địa lý Nga nổi tiếng
khác là L.S.Becgơ cũng đã khẳng định: các đới lịch sử-tự nhiên của Đôcutsaev
không có gì khác với các đới CQ và khoa học tương quan mà ông đã cố gắng tìm ra
cơ sở cho nó, đó chính là Cảnh quan địa lý. Ông cũng cho rằng chính Đôcutsaev với
những công trình nghiên cứu rất lớn, rất sâu sắc của Ông cả về lý thuyết và thực tiễn
chính là người đã đặt nền móng, người đã sáng lập ra địa lý học hiện đại, sáng lập ra
cảnh quan học.
A.N.Kraxnôv một trong những người học trò gần gũi của Dôcutsaev đã đưa ra
nhiều ý kiến và nhận thấy môn địa lý cũ thực tế đã tan rã thành nhiều môn khoa học
độc lập, vì vậy cần phải thành lập môn địa lý mới trên cơ sở của những thành tựu
mới về khoa học tự nhiên và kỹ thuật để nghiên cứu các mối liên hệ nhân quả và
những liên hệ phát sinh giữa các hiện tượng trên trái đất. Năm 1895 Kraxnôv đi tới
quan điểm cho rằng, địa lý phải nghiên cứu các thể tổng hợp địa lý. Sau đó, đến
năm 1910 ông đã nêu lên đặc trưng của những thể tổng hợp lớn ở trên trái đất.
G.F.Môrôdôv là một trong những đại biểu xuất sắc của trường phái
Đôcutsaev, chính ông là người đầu tiên suy nghĩ đến vấn đề địa lý ứng dụng.
Học thuyết về CQ là bước tiếp theo có tính chất tự nhiên của sự phát triển học
thuyết về thể tổng hợp địa lý và học thuyết về các đới tự nhiên của Đôcutsaev. Sự

9



xuất hiện của cảnh quan học là một giai đoạn có tính quy luật trong lịch sử phát
triển của khoa học địa lý tự nhiên. Quan niệm khoa học về CQ dần dần được trình
bày dưới nhiều hình thức khác nhau bởi các nhà bác học trong thời kỳ từ năm 1904
đến 1914.
Năm 1904, với nhiều công trình nghiên cứu ở các bộ môn địa lý khác nhau
G.I.Vưsôtxki đã đưa ra định nghĩa CQ một cách độc đáo, ông gọi CQ là “địa
phương” hay “châu tự nhiên”. Ông nêu lên mức độ phong phú bên trong của các
điều kiện sinh thành chính là dấu hiệu của từng địa phương, các địa phương khác
biệt nhau bởi đặc điểm kết hợp của các kiểu sinh thành (tức các bộ phận hình thái
CQ). Ông cũng có ý nghĩ thành lập các bản đồ về các kiểu sinh thành (tức bản đồ
cảnh quan), đây là cơ sở quan trọng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp [50, 59].
Năm 1913, L.S.Becgơ đã nêu lên rằng, chính CQ là đối tượng nghiên cứu của
địa lý học. Ông cũng xác định các đới tự nhiên chính là các đới cảnh quan, nó bao
gồm nhiều vùng tự nhiên hay còn gọi là các cảnh quan địa lý và trong mỗi CQ có
thể thấy mối quan hệ hài hòa giữa các dạng địa hình, khí hậu, nước, đất và các quần
hợp sinh vật. Công lao to lớn của Ông là đã sáng lập nên trường phái cảnh quan học
[50, 60].
Bên cạnh đó G.F.Môrôdôv đã dựa trên cơ sở quan điểm về cảnh quan địa lý
của Becgơ để sáng lập ra môn Lâm học, ông còn cho rằng kết quả cuối cùng của
việc nghiên cứu lãnh thổ phải là sự phân chia chúng thành “một loạt các cảnh quan
toàn vẹn hay còn gọi là các đơn vị địa lý cá thể”, chính quan điểm này có ảnh
hưởng rất lớn đến sự hình thành quan điểm của Becgơ.
Sau năm 1917, sự phát triển của bộ môn Địa lý Nga bước vào giai đoạn mới.
Mặc dù trong giai đoạn đầu Cảnh quan học Xô Viết chưa có những tổng hợp lý luận
lớn, song CQ đã xâm nhập sâu vào thực tế nghiên cứu lãnh thổ. Những bản đồ CQ
đầu tiên do B.B.Pôlưnôp, I.V.Larin, R.I.Abôlin thành lập là thành tựu quan trọng
của những cuộc nghiên cứu thực địa, chủ yếu được xây dựng ở tỷ lệ lớn và trung
bình, phân chia lãnh thổ các địa phương trên cơ sở các yếu tố đá mẹ, địa hình, đất
và thực vật; những bản đồ này thành lập một cách ngẫu nhiên do nhu cầu thực tiễn
do đó thiếu thống nhất, nhưng đã đưa ra được lập luận rằng: Những biện pháp cải

tạo thiên nhiên phải dựa trên bản đồ cảnh quan [50, 51].
Vào những năm 30, 40 có nhiều công trình mở rộng tìm hiểu các đồng cỏ tự
nhiên ở Liên Xô, dựa trên đó L.G.Ramenxki đã nêu hàng loạt những khái niệm mới
trong lĩnh vực lý thuyết CQ, những quan điểm cơ bản trong học thuyết cảnh quan

10


được áp dụng nghiên cứu ở các miền thảo nguyên, đài nguyên, sa mạc...Có nhiều
nhà địa lý đã chú ý tới nghiên cứu về lý luận và phương pháp luận của khoa học
CQ. Đáng chú ý là công trình nổi tiếng của L.S.Becgơ năm 1931,“Các đới cảnh
quan địa lý Liên Xô”, ông đã trình bày một cách có hệ thống cơ sở học thuyết cảnh
quan, chỉnh lý, bổ sung lại định nghĩa đầu tiên của mình và đưa ra những ví dụ về
CQ, nhận xét về sự tác động tương hỗ giữa các cảnh quan và giữa các thành phần
của nó, ông cũng chỉ ra nguồn gốc của cảnh quan học. Tiếp sau đó các công trình
của một số nhà cảnh quan học, trong đó có A.N. Panômarep, M.A. Pecvukhin đã
quan niệm về kiểu cảnh quan, họ quan niệm CQ hay là “kiểu lãnh thổ” là tất cả
những bộ phân lãnh thổ cùng loại tương tự với nhau. Trong khi đó L.G. Ramenxki
lại có quan điểm rằng CQ là một hệ thống lãnh thổ phức tạp bao gồm những thể
tổng hợp tự nhiên cơ bản khác nhau, chúng liên hệ với nhau một cách có quy luật và
phát triển toàn vẹn, ông gọi đó là các Bì diện ; Ông cũng đưa ra các khái niệm Cảnh
khu là sự tập hợp các cảnh diện thích nghi với các dạng địa hình độc lập, các khái
niệm của ông đã đề cập đến động lực CQ. Cũng trong thời kỳ này, A.A.Grigôriep,
Kalexnik đã phát triển quan điểm rằng mỗi CQ có những đặc điểm không lặp lại và
phải được phân chia ở ngoài thực địa. Tuy vậy về phương pháp nghiên cứu cảnh
quan vẫn chưa có những bước tiến đáng kể.
Từ sau những năm 1945, Cảnh quan học Xô Viết mở rộng mạnh mẽ công tác
thực địa thành lập bản đồ cảnh quan cũng như tăng cường nghiên cứu về lý luận.
Năm 1947 N.A.Xôlntxev đã trình bày những tổng hợp lý luận đầu tiên, ông phát
triển các quan niệm về CQ trong các công trình trước đó của Ramenski, Kalexnik,

đưa ra một nghĩa mới, rõ ràng hơn về hình thái CQ. Từ đó bắt đầu có nhiều công
trình nghiên cứu về lý luận CQ và các vấn đề liên quan như quần hệ sinh vật, địa
hoá học cảnh quan, phân vùng địa lý tự nhiên.
Bên cạnh đó hướng nghiên cứu định lượng trong CQ cũng được quan tâm,
đầu tiên là các nghiên cứu của B.B. Pôlưnôp, tiếp đó A.I. Perelmen đã nghiên cứu
về sự di động của các nguyên tố hoá học trong CQ và yếu tố hoá học trong phân
chia CQ. Tác giả M.A.Glazôpxkaia đã tiến hành xây dựng những nguyên tắc phân
loại địa hoá các CQ một cách cụ thể hơn và đưa ra hệ thống phân loại các CQ địa
phương [60]. Hướng nghiên cứu địa vật lý cảnh quan do A.L.Armand đề xuất, Ông
đã sử dụng các phương pháp Vật lý hiện đại để nghiên cứu mối tác động qua lại
giữa các thành phần cấu tạo nên CQ.
Năm 1955, Hội nghị chuyên đề cảnh quan học được triệu tập ở Lêningrat và
liên tiếp sau đó là các Hội nghị khoa học về các vấn đề cảnh quan học được tổ chức

11


gần như hàng năm. Từ đó các nhà nghiên cứu cảnh quan học Xô Viết đã dần hoàn
thiện lý luận, phương pháp nghiên cứu và ứng dụng cảnh quan học, mở rộng các
công trình nghiên cứu và thành lập bản đồ CQ ở nhiều tỷ lệ khác nhau, nghiên cứu
về nguyên tắc, phương pháp xây dựng bản đồ cảnh quan, phân loại CQ, vấn đề sử
dụng học thuyết CQ trong thực tiễn qua các công trình của N.I.Mikhailôv (1955),
V.B.Xôtsava (1956), N.A.Gvozdexki (1963), X.V.Kalexnik (1964), A.G.Ixatsenko
(1965), P.N.Minkov, V.X.Preobrazenxki (1966), N.A.Xôlnxev, V.I.Prôkaev...
Theo A.E.Phedina trong những năm 1960 ở Liên Xô hàng năm đã có vài trăm
công trình nghiên cứu về các vấn đề phân vùng địa lý tự nhiên, phân vùng ứng dụng
và nghiên cứu về cảnh quan học. Những công trình này đã có những nghiên cứu sâu
về các vấn đề ứng dụng CQ, đáng chú ý nhất là các công trình phân loại CQ của
A.G.Ixasenko (1961), N.A.Gvozdexki (1963), V.A.Nhicolaev (1970). Khoa học
Cảnh quan từ nghiên cứu cấu trúc sang nghiên cứu chức năng, động lực cảnh quan

(Ixasenko, 1991) trên cơ sở địa lý học.
Trong quá trình sử dụng các phương pháp liên ngành, cách tiếp cận hệ thống
nghiên cứu quá trình trao đổi vật chất, năng lượng giữa các thành phần cảnh quan,
nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần vật chất sống với môi trường
đã xuất hiện một hướng nghiên cứu mới Sinh thái cảnh quan.
Từ những năm 1990 trở lại đây hướng nghiên cứu CQ ứng dụng được các nhà
địa lý Nga và các nước Đông Âu quan tâm nghiên cứu và ngày càng có nhiều ứng
dụng vào thực tế phát triển KT-XH của các vùng, quốc gia, lãnh thổ trên thế giới.
Các công trình nghiên cứu CQ, CQST của Nga và một số nước như Ucraina,
Belorutxia, Litva, Ba Lan, Tiệp Khắc…đều dựa trên cảnh quan học cơ bản và thống
nhất quan điểm trong nghiên cứu CQ ứng dụng cho các mục đích khác nhau.
Có thể kể đến một số tác giả và công trình nghiên cứu tiêu biểu từ những năm
1990 trở lại đây như sau:
- Hướng nghiên cứu Phân vùng CQ lãnh thổ Liên Bang Nga có công trình của
GS.Viện sỹ I.P.Geraximov, phân chia Liên Bang Nga thành 17 miền CQ khác nhau
và được các nhà nghiên cứu Nga sử dụng để tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng trong
các mục đích xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
- Vào cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, GS. Viện sỹ Bacglanov tiến hành
nghiên cứu, đánh giá tính đa dạng của CQ vùng Viễn Đông Liên Bang Nga, đưa ra
những cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn phục vụ phát triển kinh tế -xã hội và đảm
bảo an ninh quốc phòng của đất nước.

12


- Ở Ucraina từ những năm 1990 trở lại đây, do nhu cầu thực tiễn phát triển
kinh tế-xã hội nên hướng CQ ứng dụng phát triển mạnh. Có các công trình của Viện
sỹ Marinhich nghiên cứu phân vùng CQST Ucraina, làm rõ quy luật, đặc điểm, quy
luật phát sinh, phát triển, đặc thù từng vùng, miền CQ cho phát triển KT-XH. GS.
Viện sỹ Sisenko đã tiếp tục thiết kế CQ lãnh thổ Ucraina, chú trọng CQ đồng cỏ

Nam Ucraina. Các ứng dụng trong tổ chức và quy hoạch lãnh thổ đều dựa trên bản
đồ cảnh quan.
- Ở Ba Lan sự quan tâm về các vấn đề CQ xuất hiện do sự ảnh hưởng của các
nhà nghiên cứu CQ Liên Xô. Năm 1959, giáo sư E.Cônđratxơki đã xây dựng hệ
thống phân loại và thành lập bản đồ Cảnh quan Ba Lan ở tỷ lệ 1/1.000.000. Xu
hướng này cũng được các nhà địa lý Tiệp Khắc vận dụng để nghiên cứu lãnh thổ
Tiệp Khắc [52].
Cũng như các nước khác trên thế giới, ở Nga và các nước Đông Âu khoa học
Cảnh quan nói chung, nghiên cứu CQ và STCQ nói riêng ngày càng đi sâu vào
nghiên cứu đa dạng cấu trúc, chức năng và động lực phát triển của CQ. Bằng các
phương pháp nghiên cứu và hỗ trợ của công nghệ hiện đại, với nhiều cách tiếp cận
khác nhau tuy nhiên không ngoài mục đích NCCQ để ứng dụng vào các vấn đề phát
triển kinh tế-xã hội của đất nước, các vùng miền và lãnh thổ nhằm sử dụng hợp lý
TNTN, BVMT và phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.
b) Sự phát triển của Cảnh quan học ở các nước khác.
Quan niệm về cảnh quan đã được nêu lên bởi một vài nhà Địa lý từ đầu thế kỷ
XX như: Nhà địa lý người Anh A.Ghebecxơn năm 1905 cho rằng nhiệm vụ của Địa
lý học là sự phân chia và hệ thống hoá những thể tổng hợp và đưa ra các kiểu khu
vực thiên nhiên cơ bản của đất liền bằng cách xem xét những sự khác biệt chung
nhất về địa hình, khí hậu và thực vật; phổ biến hơn là quan điểm của A.Ghetne và
một số nhà địa lý khác nhưng thường là quan điểm duy tâm.
Có thể nói một trong những nhà lý luận cảnh quan đầu tiên người Đức là
Z.Passarge (1866-1958), Ông đã có những công trình về các đới cảnh quan trên trái
đất. Sau đó các nhà Địa lý người Đức cũng đã tiến hành thành lập bản đồ cảnh quan
và phân chia CQ chủ yếu dựa trên nghiên cứu cấu tạo hình thái CQ, lấy các đơn vị
sinh cảnh để phân chia.
Ở các nước tư bản nói chung khoa học CQ không phát triển, chủ yếu nghiên
cứu theo hướng Môi trường địa lý tự nhiên. Các nhà địa lý Mỹ như: Khactơxo,
D.Uittơlxli chú ý tới địa lý khu vực nhưng quan điểm không có gì chung với các


13


nhà địa lý Xô Viết. Tuy nhiên sau đó họ cũng đã chú ý tới lý luận địa lý của các nhà
nghiên cứu Xô Viết về các vấn đề NCCQ và xây dựng bản đồ CQ. Nhìn chung ở
các nước TBCN, quá trình nghiên cứu tiến tới cảnh quan học xảy ra chậm, mang
tính chất tự phát, chủ quan và duy tâm.
Từ sau những năm 1980 Cảnh quan học đã có sự kết hợp với Sinh thái học
xuất hiện một hướng nghiên cứu mới là Sinh thái cảnh quan. Đây là hướng nghiên
cứu phát triển mạnh mẽ và ứng dụng vào thực tiễn bắt đầu từ các nước ở Tây Âu và
Bắc Mỹ.
c) Sự phát triển của Sinh thái cảnh quan trên thế giới.
Sinh thái học cảnh quan là một khoa học liên ngành nghiên cứu về CQ, đặc
biệt là về thành phần, cấu trúc, chức năng của CQ. Sinh thái học cảnh quan nghiên
cứu các mô hình cảnh quan, mối quan hệ tác động giữa các yếu tố trong mô hình
đó, và cách thức thay đổi của mô hình cảnh quan theo thời gian, cũng như các
nguyên tắc ứng dụng trong quá trình con người cải biến cảnh quan.
Theo các nghiên cứu của Wu.J và R.Hobbs, sinh thái học cảnh quan là khoa
học nghiên cứu và cải thiện các mối quan hệ giữa quá trình phát triển đô thị và hệ
sinh thái trong môi trường và các hệ sinh thái đặc trưng. Hai ông cũng chỉ rõ đặc
điểm nổi bật nhất của hệ sinh thái cảnh quan là sự nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa
các quá trình, mô hình và quy mô, cũng như tập trung vào các vấn đề sinh thái và
môi trường trên quy mô rộng. Các chủ đề nghiên cứu quan trọng trong hệ sinh thái
cảnh quan bao gồm sự thay đổi của hệ sinh thái trong cảnh quan, sử dụng đất và
thay đổi độ che phủ đất, nhân rộng, mô hình phân tích cảnh quan có liên quan với
quá trình sinh thái, bảo tồn cảnh quan và tính bền vững cảnh quan [152, 153].
Thuật ngữ Sinh thái cảnh quan được Carl Troll nhà địa lý học người Đức đưa
ra năm 1939, trong công trình này Ông đã phát triển nhiều khái niệm cơ sở cho
khoa học Sinh thái cảnh quan từ việc phân tích ảnh hàng không để nghiên cứu
tương tác giữa môi trường và thảm thực vật [149].

Từ năm 1939 đến 1970, Sinh thái cảnh quan nghiên cứu trên nền tảng của Địa
lý học dựa trên việc nghiên cứu các thành phần địa lý, phát triển mạnh ở Đông Âu,
Canađa và Úc, được sử dụng để nghiên cứu sinh thái các khu vực rộng lớn ở Nga và
Canađa, thành lập bản đồ hệ sinh thái, xây dựng các hệ thống cảnh quan ở Nga.
Sau năm 1970, Sinh thái cảnh quan phát triển mạnh mẽ ở Châu Âu với các
công trình nghiên cứu về phân loại thực vật và địa lý khu vực. Tuy nhiên các nghiên
cứu này chỉ mới tập trung nghiên cứu sự tác động của con người đối với cảnh quan

14


ở những khu vực nhỏ. Những công trình nghiên cứu của các tên tuổi nổi tiếng thuộc
trường phái châu Âu như Carl Troll, Izaak Zonneveld, M.Godron hay Richard
Forman đều bắt nguồn từ địa lý học, chủ yếu dựa trên phân tích ảnh hàng không,
nhấn mạnh chủ thể con người trong sinh thái cảnh quan ở quy mô nhỏ và vai trò của
văn hóa cảnh quan. Ngoài ra, quan niệm về sinh thái học cảnh quan của trường phái
châu Âu còn tích hợp cả khoa học sử dụng đất đai. Trường phái này phân loại cảnh
quan dựa trên các hệ thống “nhân tạo” được xây dựng sẵn. Trường phái châu Âu
cũng xuất hiện từ lâu đời, gắn liền với khoa học sinh thái hơn là khoa học cảnh quan
[134, 139, 149].
Trong khi đó, trường phái Sinh thái học cảnh quan của trường phái châu Mỹ
lại có nhiều điểm tiến bộ hơn khi sử dụng các phương pháp định lượng trong nghiên
cứu của mình như công nghệ viễn thám, GIS hoặc số liệu thống kê không gian. Đối
lập với trường phái châu Âu, đối tượng nghiên cứu của trường phái châu Mỹ là các
hệ thống tự nhiên hoặc bán tự nhiên, như các công viên quốc gia. Các lý thuyết và
mô hình cũng được đầu tư phát triển. Trường phái này chỉ phát triển mạnh vào cuối
những năm 80 của thế kỷ trước [150, 151].
Đến những năm 1980 Sinh thái cảnh quan mới phát triển như một khoa học
thực sự và được đánh dấu bởi sự ra đời của Hiệp hội quốc tế về Sinh thái cảnh quan
(IALE-The International Assosiation of Landscape Ecology) năm 1982. Từ những

năm 1985 trở lại đây Sinh thái cảnh quan học phát triển một cách nhanh chóng, có
tầm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội với một số lượng lớn các công
trình nghiên cứu cả lý thuyết và ứng dụng trong các ngành sản xuất. Lý thuyết Sinh
thái cảnh quan nhấn mạnh vai trò của các tác động của con người trong cấu trúc và
chức năng cảnh quan. Đồng thời cũng đề xuất các phương pháp để khôi phục lại
cảnh quan bị suy thoái và nhận thức một cách rõ ràng Cảnh quan sinh thái bao gồm
cả con người như những thực thể gây ra sự thay đổi trong cảnh quan [139, 145].
Từ việc nghiên cứu các đặc trưng quan trọng của Sinh thái cảnh quan là cấu
trúc và chức năng (Forman và Godron năm 1986), đến nghiên cứu xây dựng các
cách phân loại chức năng cảnh quan (De Groot năm 1992), xây dựng bản đồ các
vùng sinh thái ở các nước Hà Lan, Hoa Kỳ, Mêxicô, Canađa,… đến nay Sinh thái
học cảnh quan đi sâu vào nghiên cứu đánh giá cảnh quan, tìm ra các mối liên hệ
trong cấu trúc và chức năng cảnh quan, phân tích tính đa dạng và đánh giá giá trị sử
dụng của các đơn vị cảnh quan (Troy và Wilson năm 2006, Meyer và Grabaum năm
2008), Sinh thái cảnh quan ngày nay gắn liền nghiên cứu với ứng dụng thực tiễn
[129,131,134,138].

15


Có thể điểm qua một vài cột mốc đáng nhớ của sinh thái học cảnh quan thế
giới như sau [157]:
- Năm 1972: Tổ chức khoa học đầu tiên về sinh thái cảnh quan được thành
lập ở Hà Lan mở đầu cho việc thành lập các diễn đàn trao đổi của các nhà khoa học
về CQ.
- Năm 1981: Các bài viết về sinh thái cảnh quan Bắc Mỹ của Forman và
Gordon lần đầu xuất hiện trên tạp chí Bioscience.
- Năm 1982: Hiệp hội quốc tế về sinh thái học cảnh quan (IALE) được thành
lập tại hội thảo quốc tế lần thứ 6 về nghiên cứu sinh thái ở Piestany, Tiệp Khắc cũ.
- Năm 1983: Cuộc hội thảo về sinh thái cảnh quan mang tên Allerton Park

được tổ chức bởi diễn ra tại Illinois, Mỹ với 25 người tham gia.
- Năm 1984: Ẩn phẩm đầu tiên về sinh thái cảnh quan học được xuất bản
Landscape Ecology: Theory and Application của hai tác giả Naveh và Lieberman.
- Cũng trong năm 1984: Phiên họp đầu tiên về sinh thái học cảnh quan được
diễn ra tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội sinh thái học Hoa Kỳ.
- Năm 1986: Hội nghị sinh thái học cảnh quan Bắc Mỹ được diễn ra rại
trường đại học Georgia với 100 thành viên tham gia, do hai nhà khoa học Monica
Turner và Frank Golley chủ trì.
- 1986: Cuốn Landscape Ecology (Forman và Godron) được xuất bản, đây là
một trong những công trình nền tảng của lý thuyết nghiên cứu Sinh thái cảnh quan
học đầu tiên trên thế giới. Hầu hết các nghiên cứu sau đó đều vận dụng mô hình này
để phát triển.
- 1986: Hiệp hội quốc tế về sinh thái học cảnh quan Hoa Kỳ được thành lập.
- 1987: Tạp chí Landscape Ecology được xuất bản, tổng biên tập là Frank
Golley.
Từ những năm 1990 trở lại đây: Nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng của Sinh
thái cảnh quan tiếp tục phát triển mạnh mẽ theo xu hướng ứng dụng cảnh quan và
bảo vệ môi trường dựa trên công nghệ nghiên cứu tiên tiến và hiện đại như Viễn
thám, GIS, các mô hình không gian để thành lập Bản đồ cảnh quan, bản đồ đánh giá
cảnh quan. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng trong phân tích, đánh
giá cảnh quan mang lại các kết quả chính xác về các dữ liệu đất, các yếu tố khí hậu,
thảm thực vật có giá trị thực tiễn lớn [146, 147, 148].

16


Việc phát triển lý thuyết Sinh thái cảnh quan gần đây đã nhấn mạnh mối quan
hệ giữa mô hình không gian và quá trình biến đổi cảnh quan. Một số nghiên cứu
cho thấy rằng Cảnh quan có những ngưỡng quan trọng mà nếu tại đó quá trình Sinh
thái sẽ có những thay đổi lớn, ví dụ sự thay đổi nhiệt độ và chuyển đổi hoàn toàn

một số loài do yêu cầu của môi trường sống. Bên cạnh đó Sinh thái cảnh quan còn
có những nghiên cứu ứng dụng quan trọng hình thành nên các phương pháp, khái
niệm, quy trình phân tích cảnh quan trong nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ
sản nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa cảnh quan và tác động của các ngành sản
xuất giúp chúng ta quản lý các mối đe doạ đối với môi trường và có biện pháp bảo
tồn, sử dụng cảnh quan [130, 137, 143].
Có thể kể đến một số hướng nghiên cứu cơ bản về Sinh thái cảnh quan của các
tác giả trên thế giới và các công trình nghiên cứu của họ từ những năm 1990 đến
nay như sau [140]:
Bảng 1.1. Tổng hợp các công trình nghiên cứu Sinh thái cảnh quan
Nội dung nghiên cứu
Nhóm lý thuyết:
- Cảnh quan bền vững
- Nghiên cứu thực trạng hệ thống
sinh thái

Quốc gia

Tác giả nghiên cứu

Anh
Thụy Sỹ

Haines – Young (2000)
Poschin và Haines – Young (2001)
Karr (2000)
Pimentel et al (2001)
Barkamann et al (2001)
Kutsch et al (2001)
Potschin và Haines – Young (2001)

Luz (2001)
Katter et al (2000)
Lefroy et al (1991)
Dilworth et al (2000)

Mỹ
Đức

- Ứng dụng của cảnh quan trong
dự án
Nhóm phương pháp:
- Phương pháp phân tích trạng
thái cảnh quan dựa trên các
nghiên cứu “base line survey”
- Định lượng phi chức năng

Đức
Áo
Úc
Đức

Leser và Klink (1988)
Zepp và Mũller (1999)

Đức

- Định lượng đa chức năng

Đức


- Đánh giá môi trường cảnh quan

Anh

Bastian và Schreiber (1999)
Grabaum (1996)
Syrbe (1996)
Treweek (1999)
Hobbs và Sauders (1993)

- Phân tích sự tác động của các
thành phần chính hay tiểu
hệ thống trong cảnh quan
- Nghiên cứu đánh giá cảnh quan
đa chức năng
Nhóm nghiên cứu sự thay đổi và
quá trình phát triển:
- Lịch sử cảnh quan học

Úc
Thụy sỹ

Waffenshmidt và Postchin (1998)
Brandt et al (2000)

Châu Âu

Brandt và Vejre
Tress et al (2001)


Thụy điển
Phần Lan

Skanes (1996)
Vuorela (2001)

17


Nội dung nghiên cứu
- Cảnh quan và các yếu tố phá vỡ
cảnh quan

Quốc gia
Đức
Mỹ

Tác giả nghiên cứu
Konold (1996)
Turner (1989)
Turner et al (2001)

Nhóm ứng dụng:
- Dịch vụ hệ thống cảnh quan và
khái niệm “natural capital”

Hà Lan
Úc
Anh
Mỹ

Hà Lan
Slovakia
Thụy Điển

De Groot (1992)
De Groot et al (2001)
CSIRO (2001)
Turner et al (2001)
Costanza (2000)
Harm et al (1993)
Miklos (1988)
Mortberg và Wallentius (2000)

Mỹ

Lindsey (1999)

New Zealand
Anh
Pháp/Anh
Mỹ
Đức

Viles và Rosier (2001)
Barr và Petit (2001)
Baudry et al (2000)
Forman (1995)
Blaschke (2000), Blaschke và Petch
(1999), Jaeger (2001)
Opdam et al. (1995)


- Nghiên cứu thiết kế cảnh quan
- Mạng lưới đa chức năng cây
xanh
- Xây dựng các khu vực nông
thôn “hedgerows”
- Bảo tồn đa dạng sinh học tự
nhiên
- Các ảnh hưởng của sự phá vỡ
cảnh quan và sự biến động dân số

Hà Lan

Tóm lại, có thể thấy Cảnh quan học trên thế giới được hình thành, phát triển ở
Nga và Đông Âu vào cuối thế kỷ XIX gắn liền với việc nghiên cứu phân vùng địa lý
tự nhiên. Sau đó NCCQ được xuất hiện ở các nước khác như Đức, Tiệp Khắc, Ba
Lan... và phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới 2 cùng với nhiều khái niệm
mới trong NCCQ ra đời. Đồng thời Cảnh quan học đi sâu vào nghiên cứu các yếu tố
thành tạo, thành lập bản đồ CQ. Bên cạnh đó xu hướng nghiên cứu các quần xã sinh
thái phổ biến ở các nước Tây Âu, xu hướng Sinh thái hoá đã xâm nhập vào CQ và
xuất hiện 2 trường phái nghiên cứu về Sinh thái cảnh quan ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
Từ những năm 1980 trở lại đây, khoa học Cảnh quan và Sinh thái cảnh quan
đã phát triển một cách nhanh chóng về cả phương pháp nghiên cứu và ứng dụng
thực tiễn cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Cảnh quan học ngày càng đi
sâu nghiên cứu đa dạng cấu trúc, động lực, chức năng, mối quan hệ giữa cảnh quan
và sản xuất lãnh thổ, vận dụng quan điểm ứng dụng và nghiên cứu cảnh quan theo
hướng sinh thái góp phần giải quyết các vấn đề sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
thiên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững kinh tế xã hội.
1.1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Cảnh quan ở Việt nam.
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu cảnh quan chủ yếu dựa trên nền tảng

lý luận khoa học cảnh quan của các nhà khoa học Xô Viết, tùy vào từng giai đoạn

18


phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mà khoa học Địa lý nói chung và nghiên cứu
cảnh quan nói riêng có sự vận dụng để đáp ứng với nhu cầu thực tiễn.
Trong giai đoạn đầu tiên (từ 1954 đến 1980), các công trình chủ yếu phát hiện
sự phân hóa lãnh thổ theo hướng phân vùng địa lý tự nhiên: Trước tiên là công trình
phân chia Địa lý tự nhiên Việt Nam của T.N.Sêglova (1957) đã sử dụng hệ thống
phân vị đơn giản chỉ cấp vùng và á vùng. Năm 1961, V.M.Fridlan đã tiến hành phân
vùng địa lý tự nhiên với hệ thống phân chia gồm 5 cấp trong Thiên nhiên miền Bắc
Việt Nam theo dấu hiệu của quy luật phi địa đới.
Các công trình của các tác giả trong nước giai đoạn này trước hết phải kể đến
“Địa lý tự nhiên Việt Nam” của Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập năm 1963. Các tác
giả đã đưa ra hệ thống phân vị Địa lý tự nhiên Việt nam gồm 6 cấp dựa trên cả 2
quy luật phân hoá địa đới và phi địa đới nhưng chưa có chỉ tiêu cho từng cấp phân
vị vì thế nên không thể áp dụng rộng rãi. Năm 1970, Uỷ Ban Khoa học và Kỹ thuật
Nhà nước đã nghiên cứu và tiến hành Phân vùng địa lý Tự nhiên lãnh thổ Việt Nam
với hệ thống gồm 7 cấp phân vị, ngắn gọn và tương đối hoàn chỉnh, có chỉ tiêu cho
từng cấp phân vị, đây là công trình có ý nghĩa lớn trong công tác điều tra và sử dụng
lãnh thổ. Cũng trong giai đoạn này đáng chú ý là công trình “Cảnh quan địa lý miền
Bắc Việt Nam” năm 1976 của Vũ Tự Lập đã tìm ra những đặc điểm, quy luật phân
hoá của địa lý Tự nhiên Việt Nam. Đây là công trình có giá trị về mặt lý luận, trong
đó tác giả cũng đưa ra một hệ thống phân vị mà mỗi cấp có một chỉ tiêu riêng xác
định, đưa ra khái niệm Cảnh địa lý và vận dụng quan điểm tổng hợp trong NCCQ
lãnh thổ Việt Nam, phản ánh được sự thống nhất biện chứng trong các quy luật
phân hoá Địa đới và Phi địa đới trong tự nhiên lãnh thổ Việt Nam [58,65,102, 126].
Có thể nói trong giai đoạn này cơ sở lý luận về khoa học cảnh quan đã được
các nhà Địa lý Việt Nam tiếp thu có hệ thống, vận dụng một cách linh hoạt phù hợp

điều kiện cụ thể của thiên nhiên Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu bước đầu đã
đáp ứng phần nào đối với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước lúc bấy giờ
và đặt nền móng cho nghiên cứu cảnh quan ở nước ta sau này.
Từ sau 1980 cho đến nay, có rất nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu CQ về cả
những vấn đề lý luận và vận dụng vào thực tiễn các vùng, miền lãnh thổ Việt Nam.
Những năm 1992 Hội Địa lý Việt nam đã có nhiều Báo cáo khoa học về quan
điểm và phương pháp luận nghiên cứu Sinh thái cảnh quan như: Nguyễn Thế Thôn
Bàn về Sinh thái cảnh quan và Cảnh quan sinh thái (1993), Nguyễn Trần Cầu với
Cảnh quan học- Sinh thái học và việc nghiên cứu thành lập bản đồ Cảnh quan sinh

19


thái (1992)...Các báo cáo khoa học của Hội Địa lý Việt Nam năm 1995, 1996 đã
nghiên cứu về vấn đề tổ chức lãnh thổ và phân vùng lãnh thổ; Nguyễn Thế Thôn
năm 2000 tiếp tục nghiên cứu “Về lý thuyết cảnh quan sinh thái”, năm 2001 đưa ra
“Nguyên tắc và phương pháp thiết kế mô hình kinh tế - môi trường trên cơ sở lý
thuyết cảnh quan sinh thái và cảnh quan sinh thái ứng dụng”.
Song song với việc nghiên cứu về lý luận là các công trình nghiên cứu và vận
dụng các vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu cảnh quan vào thực tiễn
cảnh quan Việt Nam. Năm 1991, Trương Quang Hải Phân kiểu cảnh quan Miền
Nam Việt Nam; Năm 1993, Nguyễn Thành Long và nnk thuộc Trung tâm Địa lý tự
nhiên đã Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan lãnh thổ Việt Nam; Nguyễn Cao
Huần đã nghiên cứu các đơn vị phân loại cảnh quan Việt Nam vào năm 1996; Phạm
Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997) đã nghiên cứu xây
dựng Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
lãnh thổ môi trường Việt Nam; Nguyễn Cao Huần và Trần Anh Tuấn đã nghiên cứu
Phân loại cảnh quan nhân sinh Việt Nam (2000); Phạm Hoàng Hải Nghiên cứu về
các nguyên tắc và hệ thống phân vị cảnh quan Việt Nam (2000)…v.v. Theo hướng
nghiên cứu này Phạm Hoàng Hải đã tiếp tục "Nghiên cứu đa dạng cảnh quan Việt

Nam, phương pháp luận và một số kết quả thực tiễn nghiên cứu" năm 2006 và
“Phân vùng sinh thái cảnh quan ven biển Việt Nam để sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường”. Các công trình này đã đưa ra các hệ thống phân loại khác nhau
phù hợp với từng phạm vi lãnh thổ và mục đích nghiên cứu, đồng thời đã cung cấp
những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu cảnh quan Việt Nam ở nhiều
khía cạnh khác nhau.
Bên cạnh đó, việc NCCQ phục vụ SDHL tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường nhằm phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững ngày càng được các nhà
khoa học quan tâm. Trong những năm gần đây xu hướng nghiên cứu cảnh quan đi
vào cụ thể cho một vùng lãnh thổ của vùng, miền, tỉnh ở nước ngày càng phổ biến.
Năm 1990, Phạm Hoàng Hải Đánh giá tổng hợp các ĐKTN và TNTN lãnh thổ nhiệt
đới ẩm gió mùa dải ven biển Việt Nam cho mục đích phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp và bảo vệ môi trường; Năm 1993, tiếp tục Đánh giá tổng hợp các
ĐKTN và TNTN lãnh thổ nhiệt đới ẩm gió mùa Việt Nam cho mục đích phát triển
sản xuất và bảo vệ môi trường. Đồng thời hướng nghiên cứu Sinh thái hoá cũng
phát triển mạnh mẽ, có thể kể đến công trình của Nguyễn Văn Vinh (1996), nghiên
cứu sinh thái cảnh quan vùng gò đồi Quảng Bình; Phạm Thế Vĩnh (2002), nghiên
cứu cảnh quan sinh thái dải ven biển Đồng bằng Sông Hồng; Hà Văn Hành (2002),

20


nghiên cứu cảnh quan vùng A Lưới tỉnh Thừa Thiên-Huế; Nguyễn Cao Huần,
Nguyễn An Thịnh (2004) nghiên cứu, đánh giá sinh thái cảnh quan Sapa tỉnh Lào
Cai; Nguyễn Xuân Độ (2005), nghiên cứu cảnh quan Đăklăk; Trương Quang Hải
(2008), Nghiên cứu và xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên và phát triển bền vững vùng núi đá vôi Ninh Bình... Bên cạnh đó có
nhiều công trình ứng dụng công nghệ Viễn thám, GIS để nghiên cứu, đánh giá cảnh
quan phục vụ các mục đích khác nhau trong phát triển các ngành kinh tế xã hội.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu sự phân hóa
lãnh thổ, các công trình nghiên cứu cảnh quan ứng dụng hiện nay ở nước ta có xu

hướng vận dụng cho từng vùng lãnh thổ cụ thể vì thế đã xây dựng nhiều hệ thống
phân loại cảnh quan khác nhau. Các công trình này chủ yếu tiến hành theo hướng
phân loại cảnh quan không dựa vào cá thể địa tổng thể. Hệ thống phân vị của hầu
hết các công trình này đều sử dụng các cấp Hệ →Phụ hệ→ Lớp→ Phụ lớp→
Kiểu→ Phụ kiểu →Hạng, Loại cảnh quan. Đây là những hệ thống phân loại Cảnh
quan có những điểm chung, trong đó các tác giả cũng đã sử dụng các cấp phân vị
chung như: Hệ, Phụ hệ, Lớp, Phụ lớp, Kiểu, Phụ kiểu và Loại cảnh quan, đồng thời
cũng là những cấp phân vị phù hợp trong quá trình nghiên cứu một vùng lãnh thổ cụ
thể ở Việt Nam như một vùng, miền, khu vực hoặc phạm vi lãnh thổ một tỉnh và tác
giả cũng đã vận dụng các cấp phân vị này cho việc nghiên cứu cảnh quan tỉnh
Quảng Bình.
1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến cảnh quan tỉnh
Quảng Bình.
Quảng Bình là tỉnh có điều kiện tự nhiên đa dạng và khắc nghiệt. Trước đây
việc nghiên cứu về lãnh thổ Quảng Bình còn rất hạn chế, chỉ có các công trình
nghiên cứu cho các lãnh thổ rộng hơn về Địa lý tự nhiên Việt Nam, dải ven biển
Việt Nam, miền Bắc Việt Nam, Bắc Trung Bộ, khu vực Bình Trị Thiên... và các
công trình có liên quan gần với nghiên cứu về ĐKTN và TNTN lãnh thổ Quảng
Bình như: Nghiên cứu Đất Bình Trị Thiên và hướng dẫn sử dụng của Tôn Thất
Chiểu (1986); Chương trình Đánh giá tổng hợp ĐKTN và TNTN, kinh tế xã hội tỉnh
Bình Trị Thiên của Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (1989).
Từ ngày tái lập Tỉnh trở lại đây (năm 1989), Quảng Bình được Nhà nước quan
tâm đầu tư phát triển kinh tế xã hội, khai thác tiềm năng vốn có để xoá đói giảm
nghèo tiến kịp với các tỉnh, thành khác trong cả nước. Vì vậy đã có nhiều đề tài, dự
án cấp Tỉnh, cấp Nhà nước nghiên cứu các vấn đề về điều kiện tự nhiên và TNTN
phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế xã hội. Đa số các công trình nghiên cứu xây

21



dựng luận cứ khoa học để phục vụ cho một mục đích sử dụng lãnh thổ cụ thể nào
đó, cũng có những công trình điều tra về các nguồn lực tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu và phát triển các ngành
kinh tế. Có thể tổng hợp một số công trình tiêu biểu từ 1990 đến nay theo bảng sau:
Bảng 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan về Quảng Bình
Thời
gian
1991
1992

1995

1997
1998
1998
2000
2003

2003
2003
2003
2004

2005

2006

Tên công trình nghiên cứu

Tác giả


Nghiên cứu tổng hợp điều kiện tự nhiên
vùng cát ven biển Quảng Bình tạo cơ sở
để giải quyết vấn đề cát di động.
Đặc điểm khí hậu, bản đồ sinh khí hậu
tỉnh Quảng Bình và đánh giá mức độ
thích hợp của điều kiện khí hậu 3 vùng
dự án cho một số cây trồng và đời sống
con người
Nghiên cứu về việc xây dựng luận cứ
khoa học cho việc lập quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội Quảng Bình giai
đoạn 1996-2010
Xây dựng luận cứ khoa học cho việc quy
hoạch các khu Công nghiệp tỉnh Q. Bình
Nghiên cứu về trữ lượng và chất lượng
mỏ khoáng sản ở Bố Trạch;
Điều tra môi trường nước nội thuỷ phục
vụ nuôi trồng thuỷ sản Quảng Bình
Điều tra cơ bản xây dựng bản đồ đất
Quảng Bình 2005, 2010
Xây dựng luận cứ Khoa học để quy hoạch
và phát triển kinh tế miền Tây Quảng
Bình sau khi xây dựng đường mòn Hồ
Chí Minh
Điều tra nghiên cứu tổng hợp địa chất
khoáng sản phục vụ phát triển kinh tế và
bảo vệ môi trường Quảng Bình
Nghiên cứu Di sản Thiên nhiên Thế giới
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

Nghiên cứu Quy hoạch phát triển kinh tế
xã hội hành lang quốc lộ 12A tỉnh Quảng
Bình
Nghiên cứu đánh giá phân hạng đất đai
tỉnh Quảng Bình theo phương pháp của
FAO-UNESCO bằng phần mềm ALES
phục vụ quy hoạch Nông-Lâm-Ngư
nghiệp bền vững
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
nuôi tôm trên cát và giải pháp khắc phục
Nghiên cứu về tuyến du lịch mạo hiểm
Phong Nha – Kẻ Bàng

22

Lê Đức An

Đối tượng nghiên
cứu
ĐKTN dải cồn cát

Nguyễn Thị Hiền, Khí hậu Quảng Bình
Nguyễn
Khanh
Vân - Viện Địa lý
Nguyễn Văn Phú, Quy hoạch lãnh thổ
Viện chiến lược
Lê Văn Tuấn, Sở Quy hoạch các khu
Kế hoạch đầu tư
Công nghiệp

Trần Ngọc Soạn
Điều tra TN Khoáng
sản ở Bố trạch
Sở Thuỷ sản
Điều tra MT nước
nội thuỷ
Sở Tài nguyên và Điều tra TN Đất
môi trường
Lại Vĩnh Cẩm và Quy hoạch miền Tây
các tác giả Viện Quảng Bình
Địa lý
Lê Dũng và nnk,
Đại Học Mỏ Địa
Chất
Trần Nghi, Đặng
Văn Bào và nnk
Nguyễn Bá Ân và
nnk, Viện chiến
lược phát triển
Nguyễn
Anh
Hoành,
Nguyễn
Đình Kỳ - Viện
Địa lý

Điều tra Địac chất,
Khoáng sản

Trần Như Ý,

Nguyễn
Xuân
Tặng và nnk, Viện
Địa Lý
Trương
Quang
Hải

nnk,
Trường ĐHKH Tự

Điều kiện nuôi tôm
trên dải cồn cát

Vườn QG Phong
Nha-Kẻ Bàng
Quy hoạch quốc lộ
12A
Đánh giá đất đai

Du lịch mạo hiểm
Vườn QG Phong
Nha-Kẻ Bàng


2006

Thu thập và chỉnh lý số liệu khí tượng
thủy văn Quảng Bình từ năm 1956 đến
năm 2005


2006

Đánh giá sức chịu tải tới hạn của hệ sinh
thái môi trường tự nhiên - xã hội khu di
sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ
Bàng tỉnh Quảng Bình, đề xuất mô hình
phát triển bền vững kinh tế du lịch

nhiên
Nguyễn
Đại,
Trung tâm Dự báo
KTTV
Quảng
Bình
Trần Nghi và nnk,
Trường ĐHKH Tự
nhiên

Số liệu về Khí tượng,
thuỷ văn
NC hệ sinh thái phụ
vụ PT Du lịch Vườn
QG Phong Nha-Kẻ
Bàng

Các công trình nghiên cứu về ĐKTN, TNTN tỉnh Quảng Bình và một số vấn
đề ứng dụng trong việc khai thác tài nguyên để phát triển các ngành kinh tế - xã hội
của Tỉnh là những nguồn tài liệu quan trọng trong quá trình tác giả nghiên cứu về

các yếu tố thành tạo nên CQ tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên lãnh thổ Quảng Bình vẫn
chưa có công trình nào đánh giá một cách đầy đủ các ĐKTN và nguồn tài nguyên
thiên nhiên làm cơ sở khoa học cho việc SDHL toàn bộ lãnh thổ tỉnh Quảng Bình.
Công trình nghiên cứu cảnh quan đáng lưu ý đối với Quảng Bình là đề tài
Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan sinh thái và phương hướng sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên vùng gò đồi Quảng Bình của tác giả Nguyễn Văn Vinh, Viện
Địa lý năm 1996. Đây là một trong những tài liệu được tác giả sử dụng tham khảo
về cơ sở phương pháp nghiên cứu và ứng dụng đối với lãnh thổ nghiên cứu. Năm
1999, tác giả cũng đã thực hiện đề tài luận văn Thạc sỹ Nghiên cứu điều kiện tự
nhiên dải cồn cát ven biển Nam Quảng Bình đề xuất định hướng cải tạo và sử dụng
cho vùng đất khắc nghiệt này.
Bên cạnh đó các tài liệu nghiên cứu quan trọng cần được kể đến là nguồn báo
cáo, số liệu được các Sở, Ban ngành trong tỉnh nghiên cứu, bổ sung, cập nhật hàng
năm như: Báo cáo hiện trạng môi trường, Báo cáo tình hình sử dụng đất, Quy hoạch
các loại rừng...UBND tỉnh Quảng Bình, Sở kế hoạch và đầu tư năm 2009 đã tiến
hành Đánh giá môi trường chiến lược, phục vụ cho dự án quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình đến 2020 là những nguồn thông tin đáng tin
cậy mà tác giả đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
Trong xu hướng chung ngày càng sử dụng công nghệ hiện đại trong nghiên
cứu địa lý tổng hợp, năm 2010 tác giả đã cùng tham gia với tập thể tác giả Viện Tài
nguyên - Môi trường và phát triển bền vững Huế tiến hành nghiên cứu đề tài Ứng
dụng Công nghệ GIS và Viễn thám điều tra, đánh giá tổng hợp ĐKTN và TNTN
phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Bình. Đối với đề tài này tác giả đã thừa
kế một số kết quả biên hội về ĐKTN, TNTN, các kết quả khảo sát, thực địa và phân

23


×