Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Chương Trình Phát Triển Hệ Thống Hạ Tầng Kỹ Thuật Khung Đô Thị Vĩnh Phúc Giai Đoạn 2013-2015, Định Hướng Đến Năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 72 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

CHƯƠNG TRÌNH
Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc giai đoạn
2013-2015, định hướng đến năm 2020

Vĩnh Phúc, tháng 5 năm 2013
1


UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

CHƯƠNG TRÌNH
Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2015,
định hướng đến năm 2020

Vĩnh Phúc, ngày
CHỦ ĐẦU TƯ

tháng 5 năm 2013

ĐƠN VỊ TƯ VẤN
VIỆN CHIẾN LƯỢC
TRUNG TÂM NGHIÊN
PHÁT TRIỂN
CỨU TƯ VẤN VÀ DỊCH
VỤ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

2



CHƯƠNG TRÌNH
Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc giai đoạn
2013-2015, định hướng đến năm 2020

Cơ quan phê duyệt: Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
Chủ đầu tư: Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc
Đơn vị tư vấn: Viện chiến lược phát triển
Trung tâm nghiên cứu tư vấn và dịch vụ hỗ trợ phát triển.

Vĩnh Phúc, tháng 5 năm 2013
3


MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................5
Phần 2. HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ
THUẬT KHUNG ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC...........................................................12
Phần 3. CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ
THUẬT KHUNG ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2013-2020...................33
Phần 4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU
TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHUNG ĐÔ THỊ VĨNH
PHÚC..................................................................................................................63
Phần 5. KẾT LUẬN ..........................................................................................67

4


Phần 1. MỞ ĐẦU
I. Khái quát chung về tỉnh Vĩnh Phúc:
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp

tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, Phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đơng và phía
Nam giáp Thủ đơ Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm:
Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc n, các huyện Bình Xun, Lập Thạch, Sơng
Lơ, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Tỉnh có diện tích tự nhiên
1.231,76 km2, dân số trung bình năm 2012 là 1.021 nghìn người.
Sau hơn 16 năm xây dựng và phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế của
tỉnh luôn đạt ở mức cao và tạo sự thay đổi sâu sắc, thúc đẩy nhanh tiến trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Bình qn giai đoạn 1997-2011, tốc độ
tăng trưởng GDP (GTTT theo giá CĐ 1994) đạt 17,2%/năm, trong đó: Giai đoạn
2001-2005, nhịp độ tăng bình qn đạt 15,02%/năm (cả nước tăng 7,51%/năm).
Giai đoạn 2006-2010 nhịp độ tăng bình quân đạt 18,0%/năm (cả nước tăng
7,0%/năm).
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công
nghiệp – dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tỷ trọng
ngành công nghiệp - xây dựng tăng nhanh từ 18,6% năm 1997 lên 53,4% năm
2012; tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản giảm từ 44,1% năm 1997 xuống
cịn 13,5% năm 2012.
GDP bình qn đầu người (theo giá thực tế) liên tục tăng, năm 1997 mới chỉ
đạt 2,13 triệu đồng/người (tương đương khoảng 180 USD/người), đến năm 2007 đã
cao hơn so mức bình quân Vùng Đồng bằng Sơng Hồng và mức bình qn cả
nước; đến năm 2012 đạt 47,4 triệu đồng/người (tương đương trên 2.150
USD/người).
Thu ngân sách đạt kết quả cao, tỉnh đã tự cân đối được ngân sách và là
một trong 13 tỉnh có số thu cao nhất cả nước, năm 2012 thu ngân sách nhà nước
trên địa bàn đạt 13.528,1 tỷ đồng.
Các lĩnh vực giáo dục đào tạo, dân số, việc làm và giảm nghèo, y tế và
chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, các hoạt động văn hoá xã hội khác đều đã đạt
được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững, nâng cao
từng bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tính đến hết năm 2012 tỷ
lệ hộ nghèo còn 6,6%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 57%; Tỷ lệ trẻ em dưới 5

tuổi suy dinh dưỡng còn 13%; Số bác sỹ/1 vạn dân đạt 7,3 bác sỹ;…
Sự phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc trong giai đoạn qua được thực hiện
theo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2001 –
2010” và tiếp theo được triển khai thực hiện theo tinh thần Đề án “Điều chỉnh Quy
5


hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2001 - 2010 và
định hướng đến năm 2020”, được lập và phê duyệt từ năm 2005. Tuy nhiên, đến
nay Quy hoạch trên khơng cịn phù hợp cả về không gian và thời gian. Hơn nữa,
thực tế hiện nay cho thấy tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như của cả
nước, vùng Bắc Bộ (đặc biệt là Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc) và Thủ đơ Hà
Nội đã có những thay đổi lớn.
Bối cảnh phát triển mới đòi hỏi phải triển khai nghiên cứu xây dựng mới
“Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc” cho thời kỳ đến
năm 2020 với tầm nhìn dài hơn (đến năm 2030) làm căn cứ cho việc xây dựng
các kế hoạch phát triển phù hợp cho những năm trước mắt, đáp ứng yêu cầu phát
triển chung của vùng và cả nước, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội ngày
càng cao, thiết thực xây dựng Vĩnh Phúc trở thành một khu vực phát triển năng
động.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV đã xác định mục
tiêu: Đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh cơng nghiệp và hồn thiện hệ thống hạ
tầng khung đơ thị Vĩnh Phúc, tiến tới Vĩnh Phúc trở thành thành phố vào những
năm 20 của thế kỷ XXI.
Mục tiêu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 xác định “Đến năm 2020, về cơ bản
mạng lưới kết cấu hạ tầng đã hoàn chỉnh và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu
hút đầu tư phát triển mạnh mẽ trong các giai đoạn tiếp theo, đẩy nhanh tốc độ đơ
thị hố (bền vững) hướng tới phát triển Vĩnh Phúc trở thành thành phố vào
những năm 20 của thế kỷ XXI”.

Quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 xác
định hình ảnh tương lai của đô thị năm 2030 là “Đô thị loại I, trực thuộc tỉnh tạo
ra sự giàu có bền vững”. Trong đó xác định quy mơ đơ thị Vĩnh Phúc với diện
tích quy hoạch là 318,6 km2, dân số khoảng 660.000 người, bao gồm các đơn vị
hành chính thuộc: Thành phố Vĩnh Yên, 1 phần thị xã Phúc Yên, một phần
huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Yên Lạc, Vĩnh Tường.
Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc hiện tại còn
nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được u cầu phát triển, đặc biệt khi hình thành
đơ thị Vĩnh Phúc với quy mô lõi đô thị rộng 318,6 km2, rất nhiều các tuyến
đường xuyên tâm, hướng tâm, đường vành đai, đường nội thị quan trọng cần
triển khai, các hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, các
cơng trình xử lý rác thải phải được đầu tư theo quy hoạch.
Phát triển hạ tầng khung đô thị là một phần nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ
tầng góp phần từng bước thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020
theo Nghị quyết số 13-NQ/TU4 khóa XI. Đồng thời, việc hồn thiện hệ thống hạ
tầng kỹ thuật khung đơ thị cịn thu hút đầu tư góp phần thực hiện đơ thị hóa,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh trong những năm tiếp theo, phát triển các
lĩnh vực văn hoá, xã hội nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo, rút
ngắn khoảng cách giữa các vùng miền.
Với mục tiêu như vậy, cần có sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong việc
chỉ đạo, triển khai thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng, cũng như cần có các giải
6


pháp huy động vốn linh hoạt đáp ứng được tiến độ đầu tư nhằm đảm bảo cơ bản
hoàn thành hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc vào năm
2015 và hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật đơ thị vào năm 2020.
Mặt khác, để hồn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị theo đúng
quy hoạch cần lượng vốn rất lớn, khoảng trên 37.278 tỷ đồng, trong khi nguồn
ngân sách hạn chế, mỗi năm trung bình nguồn chi đầu tư phát triển của cả tỉnh

khoảng 3.000 tỷ đồng cho tất cả các ngành, lĩnh vực, với nguồn lực như trên sẽ
không đáp ứng được yêu cầu.
Để đảm bảo thực hiện được mục tiêu đã đề ra, cần xác định nhiệm vụ cụ
thể theo từng giai đoạn của q trình hình thành đơ thị. Đến trước năm 2015 cần
cơ bản hoàn thiện hệ thống hạ tầng khung đô thị Vĩnh Phúc, làm tiền đề cho việc
kêu gọi các dự án đầu tư đô thị, nhà ở và các dự án phát triển dịch vụ khác nhằm
từng bước xây dựng đô thị Vĩnh Phúc theo đúng quy hoạch đã đề ra. Do vậy,
cần có một Chương trình tổng thể huy động các nguồn lực cùng các giải pháp
đồng bộ cho đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị, nhằm tạo
động lực thu hút đầu tư phát triển để sớm đưa Vĩnh Phúc trở thành Thành phố
theo mục tiêu đã đề ra.
II. Khái niệm hạ tầng kỹ thuật khung đô thị
Hạ tầng kỹ thuật đô thị: Theo quy định tại Quyết định số 04/2008/TTBXD ngày 3/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành:“ Quy chuẩn
kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng”, Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
gồm: Hệ thống giao thông; Hệ thống cung cấp năng lượng; Hệ thống chiếu sáng
công cộng; Hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước; Hệ thống quản lý các chất
thải, vệ sinh môi trường; Hệ thống nghĩa trang; và Các cơng trình hạ tầng kỹ
thuật khác.
Hạ tầng kỹ thuật khung đô thị: Theo Luật Quy hoạch đô thị được Quốc
Hội khố XII thơng qua tại kỳ họp thứ 5 và được ban hành theo Nghị quyết số
30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009, quy định: “Hạ tầng kỹ thuật khung
là hệ thống các cơng trình hạ tầng kỹ thuật chính cấp đơ thị, bao gồm các trục
giao thơng, tuyến truyền tải năng lượng, tuyến truyền dẫn cấp nước, tuyến cống
thốt nước, tuyến thơng tin viễn thơng và các cơng trình đầu mối kỹ thuật.”
Theo đó, giới hạn nghiên cứu của chương trình này là hệ thống hạ tầng kỹ
thuật khung đô thị của tỉnh Vĩnh Phúc gồm:
- Về giao thông:
+ Giao thông đường bộ: 3 đường vành đai; 10 trục hướng tâm và 2 trục
không gian Đông – Tây và trục không gian Nam - Bắc.
+ Giao thông đường sắt: Xây dựng tuyến đường Sắt nội đô nối Phúc Yên

và Vĩnh Yên.
- Về năng lượng: Hệ thống truyền tải điện năng và cơng trình trạm;
- Về cấp nước: Hệ thống cấp nước;

7


- Về thốt nước và vệ sinh mơi trường: Các tuyến tiêu thốt nước chính;
hệ thống xử lý nước thải khu vực lõi đô thị; Nhà máy xử lý rác thải;
- Thông tin viễn thông: Hệ thống tuyến cáp và cơng trình đầu mối thơng
tin, viễn thơng.
III. Mục đích thực hiện chương trình
Chương trình đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc
giai đoạn 2013-2020 nhằm thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 (được phê duyệt tại Quyết định số 113/QĐTTg ngày 20/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ), Quy hoạch chung xây dựng đơ
thị Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 (được phê duyệt tại Quyết
định số 1883/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ) với mục tiêu
cụ thể như sau:
Đơ thị Vĩnh Phúc trên cơ sở kế thừa hệ thống cơ sở vật chất đã có và tạo
lập mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị theo Quy hoạch xây dựng đã
được Chính phủ phê duyệt.
Tạo khơng gian phát triển mới cho các nhu cầu khác trong các lĩnh vực
như kinh tế, văn hoá – xã hội, y tế, giáo dục,…
Tạo lập không gian liên kết trong nội bộ tỉnh và các địa phương lân cận.
IV. Yêu cầu của chương trình
Việc xây dựng Chương trình đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khung đô
thị tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020 phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Xác định các nhiệm vụ cụ thể đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khung đô
thị tỉnh Vĩnh Phúc cho giai đoạn 2013-2020 (trong đó phân kỳ giai đoạn 20132015 và 2016-2020) theo Quy hoạch chung đô thị thành phố Vĩnh Phúc đã được
phê duyệt;

Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, giải pháp huy động các nguồn lực (đặc
biệt là vốn đầu tư) và kế hoạch phân bổ nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng
khung đô thị giai đoạn 2013-2015 và giai đoạn 2016-2020;
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý và tổ chức thực hiện đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng khung đô thị giai đoạn 2013-2020.
Làm cơ sở triển khai thực hiện các dự án theo đúng định hướng, mục tiêu
đã định;
Hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tạo động lực thu hút đầu tư vào các
các lĩnh vực phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ.
V. Các căn cứ lập chương trình
1.
Cơ sở pháp lý:
- Căn cứ Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm
đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm
2020;
- Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội
khoá XI, kỳ họp thứ IV;
8


- Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 của
Quốc Hội khoá XII;
- Căn cứ Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 phê duyệt quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020;
- Căn cứ Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày 26/10/2011;
- Căn cứ Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8/6/2012 ban hành Chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư ngày 16 tháng 01 năm 2012 của

Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;
- Căn cứ Nghị quyết đại hội Đảng bộ Vĩnh Phúc lần thứ XV “Phấn đấu đến
năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; trở thành tỉnh công nghiệp theo
hướng hiện đại vào năm 2020 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm
20 của thế kỷ XXI”;
- Chương trình hành động số 29-CTr/TU ngày 03/5/2012 của BCH Đảng
bộ tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của
BCH TW Đảng (khoá XI) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm
đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;
- Căn cứ vào các quy hoạch ngành lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.
2.
Cơ sở thực tiễn:
Từ thực tế đang sử dụng hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội và đòi hỏi của
quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, mặt khác nó cịn thu hút đầu
tư góp phần bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh những năm tiếp theo, phát triển
các lĩnh vực văn hoá, xã hội nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo,
rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền.
Vĩnh Phúc là địa phương nằm giáp danh với thủ đô Hà Nội, do vậy việc
thành lập thành phố Vĩnh Phúc sẽ trở thành 1 vệ tinh lớn cho thủ đơ về phía Tây
Bắc, tạo điều kiện để liên kết với các địa phương khác của Tây Bắc và Đồng
Bằng Sông Hồng.
VI. Phạm vi, ranh giới, đối tượng nghiên cứu và thời hạn lập chương
trình.
1.
Phạm vi:
Lõi đơ thị Vĩnh Phúc với diện tích 318,6 km2, bao gồm tồn bộ địa giới
hành chính của thành phố Vĩnh n (9 đơn vị hành chính - 5.071ha), một phần
Thị xã Phúc Yên (9 đơn vị hành chính - 3.976ha) và một phần các huyện Vĩnh
Tường (10 đơn vị hành chính - 2.238ha), Yên Lạc (8 đơn vị hành chính 4.039ha), Tam Dương (13 đơn vị hành chính - 6.261ha), Bình Xuyên (13 đơn vị

hành chính - 9.813ha), Tam Đảo (2 đơn vị hành chính - 454ha).
2.

Ranh giới đơ thị Vĩnh Phúc:

Ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch như sau:
- Phía Bắc giáp các xã thuộc huyện Tam Dương, Tam Đảo
9


- Phía Đơng giáp huyện Mê Linh – Thành phố Hà Nội.
- Phía Nam giáp các xã thuộc huyện Yên Lạc.
- Phía Tây giáp các xã thuộc huyện Vĩnh Tường.
BẢNG THỐNG KÊ DIỆN TÍCH NGHIÊN CỨU LẬP QUY HOẠCH
THEO CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
HUYỆN,
TP, TX

VĨNH
TƯỜNG

XÃ,
PHƯỜNG, TT

YÊN LẬP
TÂN TIẾN
NGHĨA HƯNG
ĐẠI ĐỒNG
THỔ TANG
VĨNH SƠN

BÌNH DƯƠNG
VẠN XUÂN
CHẤN HƯNG
YÊN BÌNH

YÊN LẠC
YÊN ĐỒNG
ĐỒNG VĂN
HỒNG PHƯƠNG
TỀ LỖ
TRUNG NGUN
TT. N LẠC
ĐỒNG CƯƠNG
BÌNH ĐỊNH
TAM
DƯƠNG

HỢP THỊNH
VÂN HỘI
HỒNG LÂU
DUY PHIÊN
HỒNG ĐAN
AN HỊA
TT. HỢP HỊA
ĐẠO TÚ
THANH VÂN
HƯỚNG ĐẠO
KIM LONG
HỒNG HOA
TAM QUAN


TAM ĐẢO
TT. HỢP CHÂU
MINH QUANG

DIỆN TÍCH
QUY HOẠCH (ha)

HUYỆN,
TP, TX

2238
34
245
279
515
64
48
430
11
370
242
4039
12
700
81
406
723
637
694

786
6261
440
397
224
624
92
5
306
701
872
1244
1277
14
64
454
168
286

VĨNH YÊN

XÃ,
PHƯỜNG, TT

P. HỘI HỢP
P. ĐỒNG TÂM
P. TÍCH SƠN
X. ĐỊNH TRUNG
P. LIÊN BẢO
P. KHAI QUANG

P. NGƠ QUYỀN
P ĐỐNG ĐA
X. THANH TRÙ
BÌNH
XUN

PHÚC
N

TT. GIA KHÁNH
THIỆN KẾ
HƯƠNG SƠN
TRUNG MỸ
BÁ HIẾN
TAM HỢP
QUẤT LƯU
TÂN PHONG
TT. HƯƠNG CANH
TT. THANH LÃNG
PHÚ XN
ĐẠO ĐỨC
SƠN LƠI
NGỌC THANH
CAO MINH
P. XN HỊA
P. NAM VIÊM
P. TIỀN CHÂU
P. TRƯNG NHỊ
P. TRƯNG TRẮC
P. HÙNG VƯƠNG

P. PHÚC THẮNG
TỔNG

DIỆN TÍCH
QUY HOẠCH (ha)

5071
807
751
236
749
404
1125
62
243
694
9813
802
1180
791
322
1282
593
496
545
993
814
91
944
959

3976
101
1124
442
586
712
182
83
173
573
31860

3.
Đối tượng nghiên cứu:
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật thuộc lõi đô thị Vĩnh Phúc cơ bản nhất (gồm hệ
thống giao thơng, cấp thốt nước, điện, viễn thơng và xử lý chất thải) với diện
tích 318,6 km2, nằm trong Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 do Nikken sekkei
lập và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1883/QĐ-TTg
ngày 26/10/2011và hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối với các vùng lân cận.
4.
Thời hạn lập Chương trình:
Đến năm 2020, trong đó phân kỳ giai đoạn 2013-2015 và giai đoạn 20162020.
10


VII. Cấu trúc chương trình :
Chương trình được xây dựng thành 5 phần như sau :
- Phần 1 : Mở đầu ;
- Phần 2 : Hiện trạng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung đô

thị Vĩnh Phúc ;
- Phần 3 : Chương trình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung
đô thị Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020
- Phần 4 : Đề xuất các giải pháp thực hiện chương trình đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc.
- Phần 5 : Kết luận.

11


Phần 2. HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ
THUẬT KHUNG ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC
I. Hiện trạng hệ thống kết cấu hạ tầng khung đô thị Vĩnh Phúc:
1.

Thực trạng hạ tầng giao thông:

1.1

Đường bộ:

1.1.1 Đánh giá chung về hệ thống giao thông đô thị
Hạ tầng kỹ thuật khung đô thị về giao thông là hệ thống các trục giao
thông. Như vậy, đối với hạ tầng khung đô thị Vĩnh Phúc, chúng ta tập trung
đánh giá hiện trạng hệ thống các trục giao thông phục vụ cho phát triển đô thị,
cụ thể như sau:
- Các tuyến giao thông đối ngoại:
+ Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai đang thi công giai đoạn 1 với mặt cắt
25,5m, chiều dài 41 km, dự kiến hoàn thành trước năm 2015;
+ Quốc lộ: có 4 tuyến quốc lộ đi qua là Quốc lộ (QL) 2, QL2B, QL2C và

QL23 với tổng chiều dài 105,3 km, cơ bản đã được cứng - nhựa hố, trong đó
chất lượng mặt đường loại tốt và khá là 48km (chiếm 45,6%); trung bình là 45
km (chiếm 42,7%) và 12,25 km mặt đường loại xấu ở cuối QL2C.
Các tuyến đường quốc lộ trong ranh giới quy hoạch đô thị là 62,1km, chi
tiết như sau
STT
1
2
3

Tên đường
Đường quốc lộ 2
Đường quốc lộ
2B
Đường quốc lộ
2C
Tổng

Km
37,2
12,2

Ghi chú
Đang nâng cấp (4 làn xe)
Đã nâng cấp 4 làn xe

12,6

Đang nâng cấp (đến năm 2012
là 2 làn xe)

-

62,1

- Các tuyến giao thông đối nội:
Tổng số Km đường tỉnh trên địa bàn tỉnh là 302km. Trong đó chiều dài
trong khung đơ thị là 113,5 km, cụ thể như sau:
STT
1
2
3
4
5
6

Tên đường
Đường tỉnh lộ 301
Đường tỉnh lộ 302
Đường tỉnh lộ 302B
Đường tỉnh lộ 302C
Đường tỉnh lộ 303
Đường tỉnh lộ 304

Chiều dài (Km)
14,6
10,6
18,2
6,0
15,1
1,0

12


7
8
9
10
11

Đường tỉnh lộ 305
Đường tỉnh lộ 305B
Đường tỉnh lộ 306
Đường tỉnh lộ 309
Đường tỉnh lộ 310
Tổng

12,9
6,9
7,4
1,7
18,6
113,5

- Đường đơ thị: có tổng chiều dài khoảng 100 km tập trung ở thành phố
Vĩnh Yên và Thị xã Phúc Yên, với mật độ đường 1km/km2. Đã cơ bản được
thảm nhựa hoặc bê tông xi măng.
- Kết nối giao thông đối ngoại chủ yếu thực hiện trên tuyến Quốc lộ 2, và
một phần Quốc lộ 2C liên thông với các tuyến giao thông khác trong khu vực
như: Tuyến Quốc lộ 3 (Hà Nội – Thái Nguyên); Quốc lộ 5 (Hà Nội -Hải Phòng).
Và trong tương lai gần khi hoàn thành Đường Xuyên Á (Hà Nội – Lào Cai) qua

Vĩnh Phúc sẽ tạo thành hệ thống giao thông đối ngoại thuận tiện cho phát triển
kinh tế - xã hội nói chung của tỉnh. Song, bên cạnh đó cịn một số tuyến Quốc lộ
chưa được khai thác tốt cho việc lưu thông như Quốc lộ 2C, do chất lượng
đường còn thấp và do chưa xây dựng xong Cầu Vĩnh Thịnh để lưu thơng với
khu vực phía Tây Hà Nội.
Nhìn chung, hệ thống đường bộ đã đang được đầu tư về cơ bản đảm bảo
giao thông thông suốt, đảm bảo lưu thông đối nội và đối ngoại giữa các địa bàn
trên tỉnh. Một số tuyến giao thông quan trọng mới được hình thành tạo tiền đề
cho phát triển công nghiệp và đô thị, đồng thời giúp cho mọi người dân, tổ chức
và doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối trong và ngoài tỉnh cũng như tiếp cận
các hoạt động kinh tế xã hội khác.
Tuy nhiên, chất lượng các tuyến giao thơng đường bộ cịn hạn chế, đầu tư
chưa được đồng bộ, quy mơ cịn nhỏ, nhất là các tuyến giao thông nội thị. Do
vậy, về điều kiện hạ tầng giao thơng vẫn cịn xa mới đáp ứng được nhu cầu phát
triển hướng tới mục tiêu trở thành một tỉnh cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa ở mức
cao.
1.1.2 Tình hình đầu tư xây dựng các tuyến giao thông thuộc hệ thống hạ
tầng khung đô thị theo Quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc
Theo quy hoạch chung xây dựng đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định
số 1883/QĐ-TTg ngày 26/10/2011, và Chương trình phát triển đơ thị được
HĐND tỉnh thơng qua theo Nghị quyết số: 73/NQ-HĐND ngày 21 tháng 12 năm
2012, hệ thống các tuyến giao thông thuộc hạ tầng khung gồm:
a) Đường vành đai:
Trong quy hoạch tổng thể phát triển đô thị tồn tỉnh Vĩnh Phúc, có 5 đường
vành đai. Tuy nhiên, trong vùng lõi đơ thị có 3 vành đai gồm: Vành đai 1 (trong
13


quy hoạch gọi là vành đai trong); Vành đai 2 (trong quy hoạch gọi là vành đai

trung) và Vành đai 3 (trong quy hoạch gọi là vành đai ngoài).
(1) Đường vành đai 1: Điểm xuất phát bắt đầu từ Nút giao Quốc lộ 2 cũ và
Đường vòng tránh Vĩnh Yên tại Quất Lưu -> chạy dọc theo Quốc lộ 2 cũ đến
nút giao Quốc lộ 2C (Phường Đồng Tâm) -> Đường vào khu đơ thị Đầm Cói
(dự kiến xây mới) -> gặp Đường Yên Lạc –Vĩnh Yên-> Đường vòng tránh Vĩnh
n đi xi Hà Nội khép kín đường vành đai 1.
Như vậy, trên vành đai 1 còn 1 dự án đang triển khai dở dang và 1 dự án dự
kiến đầu tư xây mới là:
- Dự án đang đầu tư: Đường Yên Lạc – Vĩnh Yên (đoạn thuộc địa phận
Thành Phố Vĩnh Yên);
- Dự án mới: Đường vào khu đô thị Đầm Cói nối với Đường Yên Lạc –
VĨnh Yên.

(2): Đường vành đai 2: Điểm xuất phát nút giao Đường Quốc lộ 2 vòng
tránh Hương Canh với Đường Hương Canh – Tân Phong: Chạy theo đường
Hương Canh – Tân Phong -> Đường xây dựng mới đi qua Hồ điều hoá nối từ
Tân Phong (Bình Xuyên) – Trung Nguyên (Yên Lạc) gặp Tỉnh lộ 303 bám tuyến
303 đến Quốc lộ 2 -> Đường vành đai 2 Vĩnh Yên (mới quy hoạch) -> gặp và
chạy theo Đường Tơn Đức Thắng -> Bình Xuyên gặp Tỉnh lộ 302, chạy theo
Tỉnh lộ 302 về Hương Canh (trên QL2 vòng tránh Hương Canh).
Các dự án đã, đang và cần xây mới trên vành đai 2 gồm:

14


- Đã hoàn thành: Đường Hương Canh – Tân Phong; QL2 vòng tránh
Hương Canh;
- Dự án đang đầu tư: Đường Tôn Đức Thắng (Vĩnh Yên – TL302);
- Các dự án chưa đầu tư xây dựng:
+ Đường vành đai 2 thành phố Vĩnh Yên (từ Hội Hợp- Đường Tôn Đức

Thắng);
+ Nâng cấp đường tỉnh 302 (đoạn từ Hương Canh – Gia Khánh);
+ Đường quy hoạch mới qua Hồ điều hòa (từ Tân Phong, Bình Xuyên –
Trung Nguyên, Yên Lạc – Hội Hợp, Vĩnh Yên).
(3) Vành đai 3: Điểm xuất phát từ Quốc lộ 2 (Khu cơng nghiệp Bình
Xun) -> Đường vành đai chuỗi cơng nghiệp, đơ thị Bình Xun -n Lạc Vĩnh Tường (quy hoạch mới) -> gặp và chạy theo Quốc lộ 2C đến Quốc lộ 2 ->
Đường Hợp Thịnh - Đạo Tú (quy hoạch mới) -> Tỉnh lộ 310 (Đạo Tú - Đại Lải)
-> Đường vào KCN Bá Thiện -> Quốc lộ 2 (cổng KCN Bình Xuyên).
Các dự án đã, đang và cần xây mới trên vành đai 2 gồm:
- Đã hoàn thành:
+ Quốc lộ 2C (đoạn từ QL2 – Tề Lỗ);
+ Đường KCN Bình Xuyên (Quốc lộ 2 – Tỉnh lộ 310);
- Đang triển khai:
+ Đường tỉnh 310 (KCN Bá Thiện – Đạo Tú);
- Các dự án xây mới:
+ Đường Hợp Thịnh – Đạo Tú
+ Đường trung tâm chuỗi cơng nghiệp đơ thị Bình Xun – n Lạc –
Vĩnh Tường (Đường vinalines).
(4) Đường hướng tâm và liên kết vùng:
* Trục hướng tâm có 10 tuyến, gồm:
- Quốc lộ 2: Đoạn Vĩnh Yên - Nội Bài đã thực hiện xong;
- Quốc lộ 2: Đoạn Vĩnh Yên – Việt Trì chưa được cải tạo, nâng cấp;
- Quốc lộ 2C đi Tuyên Quang: Đang tiến hành cải tạo, nâng cấp Quốc lộ
2C;
- Quốc lộ 2C đi Sơn Tây: Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2C và Cầu Vĩnh
Thịnh (đang tiến hành xây dựng).
Các dự án này đang triển khai bằng nguồn vốn NSTW và ODA do Bộ
Giao thông vận tải làm chủ đầu tư.
- Quốc lộ 2B: Cải tạo, nâng cấp QL2B- cơ bản đã thực hiện xong;
15



- Trục tâm linh phía xuống phía Nam Đầm Vạc: Đường Kim Ngọc kéo
dài qua Cầu Đầm Vạc đến Đường vòng tránh Vĩnh Yên và Cầu Đầm Vạc (trục
tâm linh)- đã phê duyệt dự án nhưng chưa khởi công;
- Đường tỉnh lộ 305 (đoạn từ đường vành đai 1 đến vành đai ngoài);
- Tỉnh lộ 305 (Quán Tiên - Cầu Bến Gạo);
- Đường vành đai 4,5 Hà Nội (đoạn TL301 Đại Lải – Đèo Nhe)- chưa
thực hiện;
- Đường Tôn Đức Thắng kéo dài (địa phận huyện Bình Xuyên) và Đường
Nguyễn Tất Thành (địa phận Bình Xuyên và Phúc Yên)- Đang thực hiện;
* Đường liên kết vùng: Quốc lộ 2 và Đường Xun Á;
1.2

Các loại hình giao thơng khác;

- Giao thơng đường sắt:
Trên địa bàn tỉnh có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua 5/9 đơn
vị hành chính (bao gồm Thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, Thành phố Vĩnh
Yên, các huyện Tam Dương và Vĩnh Tường) với 35 km và 5 nhà ga, trong đó,
có 2 ga chính là Phúc Yên và Vĩnh Yên. Đây là tuyến đường sắt nối thủ đô Hà
Nội qua Vĩnh Phúc tới các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và với Trung
Quốc.
Mặc dù, tuyến đường sắt quốc gia đi qua tỉnh là một thuận lợi tiềm năng,
nhưng do sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung của các địa phương, cũng như
giao thương quốc tế (với Trung Quốc) dọc theo tồn tuyến cịn chậm, hiệu quả
tuyến đường này chưa cao. Ở khía cạnh ngược lại, năng lực (chất lượng) vận tải
đường sắt còn yếu (khổ đường vẫn là 1m, tốc độ vận hành tàu còn chậm) chưa
tạo điều kiện mở đường cho phát triển.
- Đường không: Sân bay quốc tế Nội Bài cách khoảng 30 km, đây là yếu tố

rất quan trọng để kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào tỉnh.
- Hệ thống bến xe và giao thông công cộng:
- Hiện nay tỉnh Vĩnh Phúc có 06 bến xe ơtơ khách đang hoạt động gồm các
bến xe thuộc các thành phố, huyện, thị trấn: Bến xe TP.Vĩnh Yên, bến xe huyện
Vĩnh Tường, bến xe huyện Yên Lạc, bến xe huyện Lập Thạch, bến xe huyện
Tam Đảo, Tam Dương. Trong đó bến xe Đại Đình (huyện Tam Đảo) đạt tiêu
chuẩn loại I, bến xe Vĩnh Yên đạt tiêu chuẩn bến xe loại II, bến xe Thổ Tang
(huyện Vĩnh Tường) đạt tiêu chuẩn trên loại III.
- Giao thông công cộng:
+ Hệ thống xe buýt liên huyện và liên tỉnh (đi Hà Nội), kế nối các đô thị
của tỉnh tương đối phát triển, hiện nay đã có các tuyến xe buýt nối Vĩnh Yên với
các huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Đảo,
Tam Dương, Phúc Yên và nối Vĩnh Yên với Hà Nội.
16


+ Hệ thống đường sắt nội đơ chưa có.
- Về đường thủy: Hệ thống sông thuộc vùng lõi đô thị Vĩnh Phúc chủ yếu
phục vụ việc tiêu thoát nước và đáp ứng yêu cầu sinh thái của các đô thị. Việc
lưu thông trên các tuyến này là chưa thể thực hiện được do các con sông hẹp và
nông.
1.3 Đánh giá tính đồng bộ giữa các loại hình giao thơng và các dịch vụ
giao thông vận tải đa phương thức trên địa bàn.
Nhìn chung các loại hình giao thơng cơ bản phù hợp với các loại hình
dịch vụ giao thơng vận tải. Hệ thống giao thông đường bộ được quy hoạch và
đầu tư xây dựng phù hợp với các loại hình vận tải bằng đường bộ, đường sắt,
đường hàng không. Riêng hệ thống đường thuỷ mặc dù nhiều năm được quan
tâm, hỗ trợ đầu tư và xã hội hoá, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
1.4 Đánh giá quá trình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông:
1.4.1 Công tác quy hoạch:

Công tác quy hoạch giao thông được quan tâm thực hiện theo từng giai
đoạn cụ thể. Hiện tại hệ thống giao thông đang được thực hiện theo Quy hoạch
tổng thể giao thông tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Bên cạnh đó, một số dự án giao thông cũng được triển khai theo quy hoạch
chung đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Tuy nhiên, quá trình triển khai đơi khi cịn chưa có sự phối hợp nhịp
nhàng giữa các quy hoạch nhất là một số tuyến giao thông thuộc hệ thống hạ
tầng khung đơ thị chưa có sự thống nhất về hướng tuyến một cách cụ thể.
1.4.2 Công tác chuẩn bị đầu tư;
Trong những năm vừa qua, công tác chuẩn bị đầu tư các dự án giao thông
của tỉnh được thực hiện tốt, nhất là các dự án giao thơng có tính chất quan trọng,
có quy mơ lớn và đồng thời là các dự án giao thông thuộc hệ thống hạ tầng
khung đơ thị. Đến nay vẫn cịn 7 dự án giao thông thuộc hệ thống hạ tầng khung
đã thực hiện bước chuẩn bị đầu tư với tổng mức đầu tư là 4.345 tỷ đồng.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện chuẩn bị đầu tư còn chưa khoa học, chưa
được kế hoạch hóa theo kế hoạch hàng năm. Nhiều dự án phát sinh trong năm và
thực hiện theo các nhiệm vụ đột xuất. Một số ít phải thực hiện nhanh vì cơng tác
thu hút đầu tư, phục vụ hạ tầng cho các dự án đô thị và công nghiệp. Do vậy, có
những dự án đươc phê duyệt nhưng cịn chưa xác định được nguồn vốn một
cách rõ ràng dẫn tới tình trạng dự án chậm được khởi cơng thực hiện hoặc chậm
tiến bộ.
1.4.3 Huy động nguồn lực cho phát triển giao thông
- Nguồn vốn NSNN: Giao thông là lĩnh vực có nhu cầu vốn đầu tư cao
nhất trong các loại hình hạ tầng kỹ thuật, riêng đối với các dự án vốn NSNN
hàng năm, lĩnh vực giao thông vận tải thường chiếm từ 35-40% tổng nhu cầu
đầu tư phát triển hàng năm của tỉnh.
17


BIỂU ĐỒ ĐẦU TƯ CHO GIAO THÔNG TỪ 2006-2012


Tổng đầu tư cho Giao thông từ năm 2006 -2012 là 6.983 tỷ đồng, cụ thể
từng năm như sau:
BẢNG TỔNG HỢP ĐẦU TƯ NSNN CHO GIAO THÔNG
Đơn vị: tỷ đồng
Tổng
Đầu tư theo năm
số
2006 2007 2008 2009 2010
2011 2012
6984
553
650
913
1033
1181
1250 1404
- Nguồn vốn ODA: Nhìn chung nguồn vốn ODA cho hạ tầng giao thơng
cịn rất thấp, trong những năm vừa qua mức vốn đầu tư có tăng cao hơn do tỉnh
Vĩnh Phúc thu hút được dự án Cải thiện môi trường đầu tư và Bộ GTVT tiến
hành đầu tư dự án Đường xuyên á và Cầu Vĩnh Thịnh trên địa bàn Vĩnh Phúc.

BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG ODA TỪ 2009-2012
18


Qua biểu đồ có thể thấy, nguồn vốn ODA đầu tư cho giao thông tăng đội
biến trong 2 năm trở lại đây. Nguyên nhân có một số dự án đã được ký hiệp định
vay từ giai đoạn 2006-2010, nay đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, do vậy,
mức vốn giải ngân cao những năm gần đây. Các dự án gồm: Đường xuyên Á,

Cầu Vĩnh Thịnh và một phần dự án Cài thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.
BẢNG TỔNG HỢP ĐẦU TƯ VỐN ODA CHO GIAO THÔNG
Đơn vị: tỷ đồng
Tổng
số
3652

2006

2007

Đầu tư theo năm
2008
2009
2010
30
550

2011
1486

2012
1586

- Nguồn vốn huy động theo hợp đồng BOT, BT:
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT chủ yếu tập trung ở các dự án do
Trung ương quản lý, đặc biệt là các tuyến đường quốc lộ. Trong những năm vừa
qua trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai 2 dự án BOT quốc lộ 2 (đoạn Nội
Bài – Vĩnh Yên) và dự án BOT quốc lộ 2 (đoạn vòng tránh Vĩnh Yên) với tổng
mức đầu tư 1.455 tỷ đồng;

Đầu tư theo hình thức BT khơng nhiều, trong những năm qua tỉnh đã triển
khai 6 dự án với tổng mức đầu tư 310 tỷ đồng. Chủ yếu bằng phương thức nhà
đầu tư thực hiện và đối trừ bằng tiền sử dụng đất của các dự án đơ thị do nhà đầu
tư phải nộp cho tỉnh.
Nhìn chung, việc thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT có tính hiệu quả
cao hơn, với nhà đầu tư quan tâm thực sự tới chất lượng sản phẩm đầu ra khi họ
phải tự quản lý, vận hành, khai thác sau này. Bên cạnh đó, hình thức hợp đồng
BT cịn gặp nhiều vấn đề vướng mắc, nhiều bất cập và nhiều tồn tại, hạn chế qua
nhiều dự án. Thực chất, vấn đề thực hiện theo hình thức BT cần có sự quản lý
một cách chặt chẽ hơn từ quy trình đầu tư, quá trình quản lý dự án và chất lượng
đầu ra của sản phẩm.
- Tổng nguồn vốn đầu tư cho giao thơng:
BẢNG TỔNG ĐẦU TƯ CHO GIAO THƠNG TỪ 2006-2012

Nguồn vốn
Tổng số
NSNN
TW
ODA
Doanh nghiệp

Tổng
số
11503
6984
375
3652
492

2006

681
553
5
0
123

Đầu tư theo năm (tỷ đồng)
201
2007 2008 2009 2010
1
773 1086 1241 1866 2831
650 913 1033 1181 1250
0
50
55 135
95
0
0
30 550 1486
123 123 123
0
0

19

2012
3025
1404
35
1586

0


Nhìn chung, đầu tư cho giao thơng theo nguồn vốn có sự chênh lệch nhất
định, tuy nhiên mức độ ổn định khơng cao ở các nguồn vốn ngồi NSNN. Bởi
các nguồn vốn này được đầu tư phụ thuộc nhiều vào điều kiện bên ngoài và theo
thời gian và tiến độ thực hiện của từng dự án.

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO GIAO THÔNG TỪ 2006-2012

1.4.4 Tiến độ, chất lượng đầu tư xây dựng;
Tiến độ các cơng trình giao thông thường chậm, thời gian kéo dài thường
từ 3-5 năm mới xong cơng trình nhóm C; nhóm B thường từ 5-7 năm, thậm chí
có cơng trình kéo dài đến 10 năm mới hồn thành. Có rất nhiều ngun dẫn tới
tình trạng nói trên. Tuy nhiên, có 2 ngun nhân chính: Thứ nhầt: Cơng trình
giao thơng thường có tổng mức đầu tư lớn, nhu cầu đầu tư lớn trong khi nguồn
vốn đầu tư hạn chế, nên một số cơng trình không đáp ứng được nguồn vốn để
triển khai theo tiến độ, thứ hai: Cơng trình giao thơng thường hướng tuyến kéo
dài qua nhiều địa phương nên công tác GPMB gặp rất nhiều khó khăn, khơng
thực hiện dứt điểm nên gây chậm tiến độ thực hiện.
Nhìn chung về chất lượng cơng trình nói chung, trong đó có cơng trình giao
thơng theo báo cáo kết quả đầu tư xây dựng của tỉnh trong những năm vừa qua
cịn chưa tốt. Cơng trình đưa vào khai thác sau một thời gian đã xuất hiện hiện
tượng lún, bị phá vỡ kết cấu mặt đường. Công tác quản lý chất lượng vẫn chưa
được quan tâm đúng mức, nhiều chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát vẫn
chưa làm hết trách nhiệm của mình. Trong khi, trách nhiệm của cơ quan quản lý
nhà nước, các chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn về chất lượng cơng trình cịn
chưa được phân định rõ.
1.4.5 Những vấn đề cần giải quyết trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông.

- Công tác chuẩn bị đầu tư còn thực hiện chưa tốt, chưa thực hiện kế hoạch
hoá đầu tư theo kế hoạch hàng năm. Vẫn cịn nhiều cơng trình phát sinh mang
tính đột xuất;
- Cơng tác quy hoạch chi tiết còn chậm, nhiều dự án giao thơng khi có chủ
trương thực hiện mới tiến hành quy hoạch hoặc phê duyệt hướng tuyến làm căn
cứ triển khai dự án, dẫn tới có sự chồng lẫn về quy hoạch trong quá trình thực
hiện.
20


- Nhu cầu đầu tư lớn, trong khi nguồn vốn đầu tư phát triển cho giao thơng
cịn hạn chế, bên cạnh đó là cơng tác giải phóng mặt bằng cịn chưa tốt, hầu hết
các dự án giao thông đều chậm mặt bằng dẫn tới chậm tiến độ cơng trình.
- Chất lượng cơng trình giao thơng cịn chưa được giám sát chặt chẽ, sản
phẩm đầu ra sau khi nghiệm thu chất lượng khơng cao. Nhiều cơng trình sau
một thời gian ngắn sử dụng đã hư hỏng cục bộ.
2.

Thực trạng hạ tầng cấp nước:

2.1 Thực trạng hệ thống các cơng trình nguồn (khai thác, xử lý nước):
2.1.1 Quy mô công suất; khả năng đáp ứng hiện tại, khả năng tăng công
suất;
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4 nhà máy cấp nước phục vụ vùng lõi đô thị
với tổng công suất là 47.000 m3/ngày đêm, trong đó:
- Nhà máy cấp nước Vĩnh Yên công suất 16.000 m 3/ngày đêm;
- Nhà máy cấp nước Hợp Thịnh công suất 8.000 m 3/ngày đêm;
- Nhà máy cấp nước Phúc Yên công suất 20.000 m 3/ngày đêm;
- Nhà máy cấp nước Yên Lạc công suất 3.000 m 3/ngày đêm;
Đang xây dựng 2 nhà máy cấp nước với công suất 50.000 m 3/ngày đêm

phục vụ phát triển đô thị gồm:
- Nhà máy nước Tam Dương đang xây dựng: 20.000 m3/ngày đêm;
- Nhà máy nước Sông Lô đang xây dựng: 30.000 m3/ngày đêm.
- Nguồn cấp: Hiện nay chủ yếu là nước ngầm, trữ lượng 1 triệu m 3/ngày
đêm (nhưng hiện nay đã có dấu hiệu bị ơ nhiễm), trong tương lai chỉ có thể sử
dụng nguồn nước mặt của Sông Lô;
2.1.2 Thực trạng hệ thống (mạng) đường ống cấp nước (mạng truyền
tải; mạng phân phối):
- Mạng cấp nước, mạng truyển tải: Mạng lưới đường ống cấp nước có tổng
chiều dài 127km, chủ yếu tập trung ở thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên,
huyện Bình Xuyên. Tỷ lệ thất thốt nước sạch hiện tại đơ thị Vĩnh n khoảng
20%, tại đô thị Phúc Yên khoảng 26%.
- Mức độ bao phủ (cho sinh hoạt; cho hoạt động sản xuất kinh doanh);
Trong đó, trong phạm vi khung đơ thị tổng công suất cấp nước đang hoạt
động là 47.000 m3/ngày đêm.
- Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch còn thấp, chủ yếu tập trung ở
Vĩnh Yên và Phúc Yên trong đó Vĩnh Yên là 60% và Phúc Yên là 55%;

21


2.2

Đánh giá quá trình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cấp nước:

2.2.1 Cơng tác quy hoạch:
Trước đây, tồn bộ các hệ thống cấp nước đều được đầu tư bằng nguồn
vốn NSNN, công tác quy hoạch cũng được thực hiện tốt trong giai đoạn 20012010, được thực hiện theo Quy hoạch cấp nước giai đoạn 2006-2010. Tuy nhiên,
từ khi Luật Quy hoạch đơ thị số 30/2009/QH12, thì đồ án quy hoạch chuyên
ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị chỉ được lập đối với thành phố trực thuộc Trung

ương. Do đó, giai đoạn 2011-2020 khơng có quy hoạch cấp nước chun ngành.
2.2.2 Cơng tác chuẩn bị đầu tư;
Do chưa có quy hoạch cấp nước, nên công tác chuẩn bị đầu tư cũng không
được thực hiện tốt. Các dự án cấp nước đều thực hiện theo nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội.Chủ yếu phục vụ phát triển đô thị và cơng nghiệp. Do vậy, chưa
có kế hoạch chuẩn bị đầu tư cụ thể.
2.2.3 Huy động nguồn lực đầu tư phát triển
Trong những năm vừa qua, huy động nguồn lực đầu tư cho cấp nước chủ
yếu ở 3 nguồn vốn : NSNN, ODA và nguồn vốn của các doanh nghiệp, tuy
nhiên mức độ còn thấp.

BIỂU ĐỒ SO SÁNH TỐC ĐỘ ĐẦU TƯ CẤP NƯỚC
TỪ CÁC NGUỒN VỐN KHÁC NHAU

Nhìn chung, vốn đầu tư cho cấp nước từ NSNN rất thấp, chủ yếu đầu tư
theo dạng hỗ trợ theo quy định. Xu hướng đầu tư dưới dạng vốn tự có của doanh
nghiệp ra tăng và vốn vay ODA có những bước tiến dài trong quá trình thực
hiện đầu tư.
BẢNG VỐN ĐẦU TƯ CHO CẤP NƯỚC QUA CÁC NĂM
22


Đơn vị : tỷ đồng
Nguồn vốn
NSNN
ODA
Doanh
nghiệp

Tổng Năm

số
2006
53,187 5,83
440
452

60

2007
8,6

2008
2009
12,657
9,2
20

62

63

65

2010
8,7
20

2011
5,2
200


2012
3
200

72

72

58

2.3 Tiến độ, chất lượng đầu tư xây dựng;
Các dự án cấp nước được đầu tư bằng nguồn NSNN có tiến độ phù
hợp,tuy nhiên một số vẫn bị kéo dài do vướng giải phóng mặt bằng. Riêng các
dự án vốn ODA thường kéo dài, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó
có nguyên nhân thủ tục ODA phức tạp, kéo dài, kết hợp với giá nguyên, nhiên,
vật liệu và nhân công tăng cao trong thời gian thi công nên nhiều dự án phải
chậm tiến độ do nhà thầu bỏ cuộc hoặc mất thời gian điều chỉnh giá. Điển hình
là dự án Cải tạo, mở rộng hệ thống cấp nước Phúc Yên được đầu tư bằng nguồn
vốn ODA (Italia).
Về chất lượng : cơ bản các dự án đáp ứng được yêu cầu, đảm bảo công
suất hoạt động.
Những vấn đề cần giải quyết trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cấp
nước.
Vấn đề lớn trong đầu tư các dự án cấp nước của tỉnh là hiệu quả đầu tư
không cao, nhiều dự án do nhà nước đầu tư xong nhưng không thể vận hành
khai thác do số hộ sử dụng nước thấp hơn mức khảo sát. Mặt khác, một số dự án
được đầu tư theo hướng chỉ đạo đi trước hạ tầng để thu hút đầu tư, nhưng khi
hồn thành khơng có nhà đầu tư vào hoặc số lượng sử dụng nước không như ban
đầu dự kiến dẫn tới dự án không hiệu quả.

Trữ lượng nguồn nước ngầm có xu hướng giảm mạnh, do vậy các dự án
phải chuyển hướng sang khai thác nước mặt, nguồn nước xa trung tâm nên công
suất đầu tư cho hệ thống cấp nước cao, khó thu hút nhà đầu tư quan tâm thực
hiện.
3.

Hạ tầng thoát nước :

3.1 Thực trạng hệ thống thoát nước:
Hệ thống thoát nước chưa được đầu tư đồng bộ và hoàn chỉnh, một số khu
vực đô thị mới chỉ được đầu tư xây dựng cống, rãnh thu gom nước thải, các
cơng trình được đầu tư cịn nhỏ lẻ, mang tính chắp vá, cục bộ. Ngay cả các đô
thị lớn như Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên cho đến nay vẫn chưa có hệ
thống thu gom xử lý nước thải tập trung. Nước thải mới chỉ được xử lý cục bộ
bằng hệ thống bể tự hoại của các hộ gia đình, sau đó thải trực tiếp ra hệ thống
thoát nước mưa và nước thải.
23


- Hệ thống thoát nước mưa và nước thải chưa được đầu tư để tách riêng
hệ thống thoát nước mưa và thốt nước thải. Nước thải sinh hoạt và cơng nghiệp
hiện thu gom được tỷ lệ rất thấp, vẫn xả trực tiếp ra mơi trường. Nước mưa thốt
chậm trên địa bàn tồn Tỉnh, vẫn xảy xa tình trạng úng ngập cục bộ vào những
thời điểm mưa lớn.
Hiện tại có hai dự án thoát nước đang được triển khai tại thành phố Vĩnh
Yên, gồm:
- Dự án thoát nước mưa khu vực phía Nam Vĩnh n: đang triển khai thi
cơng.
- Nhà máy xử lý nước thải và hệ thống thoát nước thải khu vực Vĩnh Yên:
Đang được xây dựng giai đoạn I bằng vốn ODA của dự án cải thiện môi trường

đầu tư, dự kiến hồn thành trong năm 2015 với cơng suất xử lý nước thải
5000m3/ ngày đêm.
3.2 Huy động nguồn lực đầu tư phát triển cho hệ thống thốt nước:
Nhìn chung trong những năm qua huy động nguồn lực cho hệ thống thoát
nước là thấp, giai đoạn 2009-2012 chủ yếu huy động được vốn ODA từ dự án
cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc (hợp phần thoát nước thành phố
Vĩnh Yên).
BẢNG THỐNG KÊ CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO THOÁT
NƯỚC
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn vốn
Tổng số
NSNN
ODA
Vốn doanh
nghiệp

Tổng
số
288,84
18,84

2006

2007

2008
15

0,00


240
30

15

4.

Năm
2009
43
8,00

2010
24,04
4,04

2011
102,6
2,60

2012
104,2
4,20

20

20

100


100

15

0

Hê thống xử lý chất thải rắn:

4.1 Thực trạng hệ thống xử lý chất thải rắn :
- Khoảng 65% chất thải rắn được thu gom được chôn lấp tạm. Hiện nay
chất thải rắn mới chỉ được thu gom, đưa về bãi rác thải tạm, một lượng lớn chất
thải này được tái sử dụng làm nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành khác, một
phần được xử lý đơn giản bằng phương pháp đốt hoặc chôn lấp. Hiện nay chất
thải rắn được xử lý bằng phương pháp tái chế, đốt và chôn lấp chiếm khoảng
70% tổng lượng rác thải. Nguyên nhân do chưa xây dựng nhà máy xử lý rác thải
nên chưa có hệ thống thu gom và vận chuyển rác từ các huyện, thị xã về nhà
máy để xử lý được.
- Đối với rác thải sinh hoạt: tại lõi đô thị: Công tác thu gom, xử lý rác thải
của thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên chủ yếu do 2 đơn vị là Công ty Cổ
24


phần MT&DVĐT Vĩnh Yên và Phúc Yên thực hiện, tại các địa phương, thị trấn
do các đội trật tự môi trường thu gom. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom rác thải vẫn còn
thấp (khoảng 72% lượng rác thải phát sinh), cơng tác xử lý vẫn cịn hạn chế về
kỹ thuật và chỉ là chôn lấp sơ bộ gây ô nhiễm mơi trường. Nhìn chung tỷ lệ rác
thải phát tán ra mơi trường và chơn lấp thủ cơng vẫn cịn cao.
- Về bãi rác tập trung:
Thành phố Vĩnh Yên có 01 bãi rác thải tạm tại khu vực chân núi Mạ thuộc

KCN Khai Quang với quy mô 3 ha. Lưu lượng (chất thải thông thường) khoảng
100 tấn rác mỗi ngày và được xử lý dưới dạng chôn lấp.
Thị xã Phúc Yên: Rác thải cũng được xử lý dưới dạng chôn lấp tại bãi rác
Ngọc Thanh.
4.2 Huy động nguồn lực đầu tư phát triển cho hệ thống xử lý chất thải :
Hệ thống xử lý chất thải rắn : Chưa được đầu tư do chưa có địa điểm xây
dựng.
Hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt : Nhìn chung trong những năm qua huy
động nguồn lực cho hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt là thấp, giai đoạn 20062012 chủ yếu chỉ đầu tư xây dựng hệ thống bãi chôn lấp rác và xây rãnh thoát
nước thải sinh hoạt. Vốn doanh nghiệp đầu tư chủ yếu xử lý môi trường tại các
khu công nghiệp.
BẢNG THỐNG KÊ CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO XỬ LÝ
CHẤT THẢI
Đơn vị: tỷ đồng
Lĩnh vực
Tổng số
NSNN
Vốn doanh
nghiệp

Tổng
số
189,1
39,10

2006
17,5
2,50

2007

15

2008
20

150

15

15

20

Năm
2009
28,2
3,20
25

2010
27,2
2,20

2011
30,2
5,20

2012
51,0
26,00


25

25

25

5.
Thực trạng hạ tầng cấp điện:
Hạ tầng cấp điện bao gồm : Các cơng trình nguồn; hệ thống truyền tải và
phân phối điện, thực trạng đến 31/12/2012 như sau :
5.1 Các cơng trình nguồn:
Trên địa bàn tỉnh có 1 trạm 220KV ở Vĩnh Yên và 5 trạm 110KV ở Vĩnh
Yên, Phúc Yên, Lập Thạch, Thiện Kế và Vĩnh Tường. Trong phạm vi lõi đô thị
Vĩnh Phúc tất cả các trạm điện trên đều có liên quan, thực trạng như sau:
+ Trạm 220kV Vĩnh Yên công suất 2x125MVA được cung cấp điện từ
đường dây 220kV Việt Trì - Sóc Sơn dây dẫn ACSR-520 dài 66,5km.
25


×