Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Sáng kiến đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa theo nghiên cứu bài học tại trường Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.87 MB, 32 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO NỘI DUNG SÁNG KIẾN
BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN TẠI NHÀ TRƯỜNG THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DỰA THEO
NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
Họ và tên tác giả: Ninh Thị Hà
Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Việt Ấn, xã Na Mao, huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên.
1. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến:
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại trường Tiểu học thông qua hoạt
động sinh hoạt chuyên môn dựa theo nghiên cứu bài học.
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Hoạt động chủ yếu trong nhà trường là hoạt động dạy và học mà lực lượng
quyết định chính trong việc có thành công hay không thành công trong hoạt
động này chính là đội ngũ giáo viên, vậy trong mỗi nhà trường muốn hướng tới
sự thành công và đạt được những thành công nhất định thì nhất thiết phải quan
tâm tới việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ thì trước hết nhà trường cần phải quan
tâm tới việc bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
và khi một giáo viên có năng lực về chuyên môn mà được nhà trường quan tâm
thì thường năng lực đó nó được phát huy kèm theo với sự hứng thú, say mê nghề
nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao, sự nhiệt tình tâm huyết và thái độ tích cực
trong mọi hoạt động của nhà trường.
Về thực trạng đội ngũ giáo viên ở các nhà trường thường không đồng đều
về năng lực chuyên môn, người nhìn nhận đánh giá một cách chính xác điều đó
1




chính là các đồng chí cán bộ quản lý trong nhà trường, chính vì vậy việc bồi
dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tại nhà trường là việc làm cần thiết,
có tính khả thi cao, có nhiều thuận lợi về thời gian, về nhân lực.
Trong nhà trường có nhiều hình thức để bồi dưỡng chuyên môn nhưng hình
thức sinh hoạt chuyên môn dựa theo nghiên cứu bài học là một hình thức có thể
đáp ứng được việc bồi dưỡng nâng cao năng lực huyên môn cho đội ngũ giáo
viên một cách có hiệu quả nhất, áp dụng thực tế nhất.
Mục đích của việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên thông qua
hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa theo nghiên cứu bài học tại trường là tạo
cơ hội bồi dưỡng chuyên môn cho tất cả giáo viên, là từng giáo viên được rèn kỹ
năng sư phạm thông qua thực hành để nâng cao năng lực chuyên môn. Tạo cơ
hội học tập cho tất cả học sinh và đổi mới văn hóa nhà trường.
Bản thân tôi trực tiếp lãnh đạo, quản lý nhà trường và cùng tổ chức thực
hiện sinh hoạt chuyên môn dựa theo nghiên cứu bài học tại nhà trường, tôi nhận
thấy cần phải thực hiện sáng kiến về lĩnh vực này để tài liệu hóa các giải pháp
sáng tạo đã áp dụng hiệu quả trên thực tế, tìm ra những giải pháp để thực hiện có
hiệu quả nhiệm vụ bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tại nhà trường
và có thể được phổ biến trên phạm vi rộng hơn.
3. Mô tả nội dung của sáng kiến:
3.1. Tính mới:
Sinh hoạt chuyên môn dựa theo nghiên cứu bài học là một hình thức sinh
hoạt chuyên môn mới được ngành giáo dục triển khai thực hiện trong các trường
phổ thông từ năm học 2013 - 2014. Đây là cách sinh hoạt chuyên môn có hình
thức thay đổi hoàn toàn thói quen sinh hoạt chuyên môn truyền thống, thay đổi
từ cách quan sát nhìn nhận của người dự giờ chủ yếu tập trung vào giáo viên để
đánh giá giáo viên như trước kia chuyển sang việc quan sát hoạt động học của
học sinh để phân tích nhận định vấn đề giúp cho cả người dự, người dạy và
những người tham gia buổi sinh hoạt chuyên môn rút ra bài học cần phải làm gì,

làm như thế nào? Khi nào làm để giúp học sinh học được và tất cả học sinh được
2


học trong mỗi tiết học, từ đó kỹ năng sư phạm của mỗi giáo viên được rèn luyện
và trải nghiệm thực tế, năng lực chuyên môn của giáo viên được nâng cao hơn,
chất lượng dạy và học của nhà trường cũng được nâng lên.
Những đổi mới cơ bản về hình thức SHCM được tóm tắt như sau:
SHCM truyền thống
- Người dự quan tâm:

SHCM dựa theo NCBH
- Người dự quan tâm:

Kiến thức bài dạy, ngôn ngữ, cử chỉ, Học sinh học tập thế nào, khi nào
điệu bộ của giáo viên, kỹ thuật dạy học, học sinh học thực sự, khi nào học
quy trình khâu bước, có thiếu hay thừa sinh không tập trung vào việc học,
kiến thức không, trình bày bảng như thế HS nào gặp phải khó khăn gì, GV
nào…..

giúp HS vượt qua như thế nào?
(Người dự quan tâm tới việc học của
học sinh)

- Vị trí quan sát: Cuối lớp

- Vị trí quan sát: Phía trên hoặc hai
bên lớp.

- Ghi chép: Nội dung, tiến trình giờ dạy - Ghi chép: Tình huống học tập của

và những sai sót của giáo viên.

HS diễn ra trong giờ học.

- Quan tâm tới những học sinh nổi bật

- Quan tâm tới tất cả mọi học sinh,

(HS khá giỏi)

phát hiện các tình huống học tập của

- Đánh giá tiết dạy dựa vào việc dạy HS.
của Giáo viên:

- Phân tích tiết học dựa vào hoạt

- Đưa ra cách dạy chủ quan, ít có căn cứ. động học của học sinh.
- Đánh giá

- Suy ngẫm thực tế, có minh chứng

- Nặng về phê bình

thực tế.
- Nghiên cứu
- Lắng nghe lẫn nhau, học hỏi lẫn
nhau.

Thay đổi hình thức sinh hoạt chuyên môn đã kèm theo đó có rất nhiều thói

quen phải thay đổi theo, nhiều kỹ năng mới được hình thành như kỹ năng biết
chờ đợi, chấp nhận học sinh, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng quan sát, kỹ
3


năng ghi chép, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng tạo môi trường an toàn thân thiện, kỹ
năng thiết kế kế hoạch bài học, kỹ năng thể hiện bài dạy trên lớp… và từ việc
thực hiện sinh hoạt chuyên môn dựa theo nghiên cứu bài học đến việc nâng cao
chất lượng đội ngũ cũng là một vấn đề mới mà cần phải có một lập trình khoa
học, cẩn thận, tỉ mỉ, tế nhị, kỹ lưỡng, rất cần sự quyết tâm của các nhà quản lý
và giáo viên thì mới đạt được hiệu quả.
Qua thực tế áp dụng sinh hoạt chuyên môn dựa theo nghiên cứu bài học ở
một số trường Tiểu học tại huyện Đại Từ thì kết quả ở mỗi trường lại có sự khác
nhau, có trường thì thành công nhưng có trường thì còn gặp rất nhiều khó khăn.
Trường Tiểu học Việt Ấn huyện Đại Từ là một trong những trường thực hiện
thành công hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa theo nghiên cứu bài học,
nguyên nhân của sự thành công chính là nhà trường đã có những giải pháp khoa
học, những kỹ thuật cần thiết khi tổ chức thực hiện, chính vì vậy những giải
pháp được áp dụng tại sáng kiến này là những giải pháp được tìm ra trong quá
trình nhà trường áp dụng sinh hoạt chuyên môn dựa theo nghiên cứu bài học,
qua thực tế trải nghiệm, qua thành công và cả những thất bại nhà trường đã gặp
phải, tất cả đều dựa trên những bài học từ thực tế nên chưa hề có trên bất kỳ tài
liệu nào, đây là lần đầu tiên áp dụng tại trường Tiểu học Việt Ấn huyện Đại Từ
tỉnh Thái Nguyên và đã đem lại hiệu quả cao trong việc bồi dưỡng chuyên môn
cho đội ngũ giáo viên thông qua hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa theo
nghiên cứu bài học.
3.2. Tính khoa học:
Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là một
trong những nội dung trọng tâm trong Kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm
học của ngành thể hiện trong các văn bản: Hướng dẫn số 4119/BGDĐT- GDTH,

ngày 6 tháng 8 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ Giáo dục Tiểu học năm học 2014 - 2015; Hướng dẫn số 968/HDSGDĐT, ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái
Nguyên về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 - 2015; Căn cứ vào kế hoạch
4


thực hiện nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học 2014 - 2015 số 1416/PGDĐTGDTH, ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Phòng Giáo dục và Đào Tạo Đại Từ.
Sinh hoạt chuyên môn dựa theo nghiên cứu bài học là hoạt động trong đó
giáo viên học tập lẫn nhau, học tập trong thực tế, là nơi thử nghiệm và trải
nghiệm những cái mới, là nơi kết nối lý thuyết với thực hành, giữa ý định và
thực tế.
Sinh hoạt chuyên môn dựa theo nghiên cứu bài học nhằm đảm bảo cơ hội
học tập cho từng em học sinh; Đảm bảo cơ hội phát triển chuyên môn cho mọi
giáo viên; Xây dựng cộng đồng học tập để đổi mới nhà trường; Mỗi học sinh
đến trường đều phải được học và học được; Giáo viên phải chấp nhận mọi em
học sinh với đặc điểm riêng của từng em, nghiên cứu bài học để thay đổi cả
người dạy và người học, tạo ra một cộng đồng học tập.
Sinh hoạt chuyên môn dựa theo nghiên cứu bài học chính là một công đoạn
áp dụng khoa học để thực hiện cụ thể hóa việc đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng dạy học tích cực, trong năm học 2014-2015 trường Tiểu học Việt Ấn
đã có các giải pháp thực hiện như sau:
- Thực hiện có hiệu quả, chắc chắn từng bước trong quy trình sinh hoạt
chuyên môn dựa theo nghiên cứu bài học.
- Tổ chức các hội thảo về Sinh hoạt chuyên môn, tháo gỡ những khó khăn
khi thiết kế kế hoạch bài học và thể hiện bài dạy trên lớp.
- Bồi dưỡng đội ngũ hiểu sâu về lý thuyết SHCM dựa theo nghiên cứu bài học.
- Thực hiện tốt việc định hướng tư tưởng cho đội ngũ và sự kiên định của
Hiệu trưởng
- Hiệu trưởng cần phải tích cực trong bồi dưỡng chuyên môn và đổi mới
công tác quản lý.

- Coi trọng vai trò của người chủ trì buổi sinh hoạt chuyên môn.
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải vào cuộc cùng với giáo viên để thực
hiện, là chỗ dựa cho giáo viên về kỹ thuật SHCM.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán.
5


- Duy trì số lượng các buổi SHCM ít nhất 2 buổi/ tháng.
- Tổ chức tốt hoạt động thư viện, hoạt động ngoại khóa và đẩy mạnh phong
trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" trong nhà
trường.
3.3. Tính thực tiễn:
Năm 2011 trường Tiểu học Việt Ấn được Phòng Giáo dục và Đạo tạo Đại
Từ chọn là trường thực hiện điểm mô hình sinh hoạt chuyên môn dựa theo
nghiên cứu bài học, là một trường trong tốp khoảng 20 trường trong cả nước áp
dụng hình thức sinh hoạt chuyên môn mới này.
Một thách thức rất lớn đối với nhà trường là cả giáo viên và cán bộ quản lý
đã quá quen với cách sinh hoạt chuyên môn truyền thống nên việc thay đổi hoàn
toàn thói quen đó là vô cùng khó khăn.
Nhà trường đã kiên trì thực hiện mô hình sinh hoạt chuyên môn dựa theo
nghiên cứu bài học từ năm học 2012 - 2013 và năm học 2013 - 2014 nhưng sự
thay đổi của giáo viên rất chậm, cách quan sát để nhận ra tình huống học tập của
học sinh còn hạn chế, cách chia sẻ khi phân tích tiết học còn hay nhầm lẫn sang
cách nhận xét người dạy của sinh hoạt chuyên môn truyền thống, kết quả vận
dụng vào thực tế dạy học chưa cao nên chất lượng các tiết học cũng như kết quả
đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học còn thấp cụ thể:
- Kết quả đánh giá giáo viên về Lĩnh vực Kỹ năng sư phạm dầu năm học
2014-2015 (Theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học)
Đánh giá về
Kết quả đánh giá

Năm vào
Lĩnh vực:
giáo viên theo
TT Họ và tên giáo viên
ngành
Kỹ năng sư chuẩn nghề nghiệp
phạm
GV Tiểu học
1

Trịnh Thị Loan

1987

Tốt

Xuất sắc

2

Trần Thái Hường

2010

Khá

Khá

3


Lê Thị Hồi

2011

Khá

Khá

4

Nguyễn Thị Hạnh

2015

Khá

5

Nguyễn Thị Ngọc

1994

Tốt

Khá
Xuất sắc

6



6

Trần Thị Quyên

2011

Khá

Khá
Xuất sắc

7

Ngô Thị Thắm

1993

Tốt

8

Lường Thị Hoài

2011

Khá

9

Ninh Thị Nga


1996

Tốt

Khá
Xuất sắc

10

Đặng Thị Hằng

2012

Khá

Khá

11

Vũ Thị Thu

2011

Khá

12

Hoàng Thị Tho


1990

Tốt

Khá
Xuất sắc

13

Hoàng Văn Lực

2011

Khá

Khá

14

Đinh Thị Vân

2002

Khá

Khá

Kết quả đánh giá mức độ tương tác trong học tập của học sinh tại các
lớp( Các giờ học tự nhiên, học sinh hứng thú, giờ học đạt hiệu quả cao):
Các mối quan Các mối quan

Các mối quan hệ
TT Tên lớp
hệ trong học
hệ trong học
trong học tập Trung
tập tốt
tập khá
bình
1
1A
X
2
1B
X
3
2A
X
4
2B
X
5
3A
X
6
3B
X
7
4A
X
8

4B
X
9
5A
X
10
5B
X
Trước tình hình đó năm học 2014 - 2015, cùng với việc thực hiện các
nhiệm vụ chung của nhà trường tôi đã nghiên cứu và có những giải pháp đã áp
dụng vào thực tế tại nhà trường để nâng cao hiệu quả việc bồi dưỡng nâng cao
năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên thông qua sinh hoạt chuyên môn
dựa theo nghiên cứu bài học cụ thể như sau:
- Thực hiện có hiệu quả, chắc chắn từng bước trong quy trình sinh
hoạt chuyên môn dựa theo nghiên cứu bài học.
Bước 1: Chuẩn bị bài học minh họa
- Khuyến khích giáo viên tự nguyện đăng ký tự chọn môn, bài học để dạy
minh họa làm cho người tham dự sẽ học tập được nhiều hơn. Nếu không có
giáo viên tự nguyện thì hiệu trưởng lựa chọn giáo viên, môn, bài học và lớp dạy
7


minh họa, các giáo viên trong trường cần được cử quay vòng, để lần lượt ai cũng
được dạy minh họa.
- Nhất thiết hiệu trưởng phải yêu cầu để tất cả các giáo viên được tham gia
vào sinh hoạt chuyên môn và cùng phối hợp với nhau khi soạn bài và thực hiện
bài học minh họa. Đặc biệt, đối với những giáo viên còn tự ti, càng nên được
giúp đỡ, hỗ trợ trực tiếp. Nhóm, tổ chuyên môn cũng có thể chọn môn, chọn bài
dạy, chọn giáo viên thực hiện dạy bài học minh họa và cùng trao đổi về kế
hoạch bài học.

- Bài học minh họa cần phải thể hiện tính sáng tạo, áp dụng các phương
pháp dạy học và kỹ thuật dạy học mới để cùng nghiên cứu thông qua dự giờ, suy
ngẫm, chia sẻ. Ví dụ như điều chỉnh mục tiêu bài học; chọn nội dung thú vị cho
bài học; thiết kế các hoạt động theo tiến trình linh hoạt; bố trí chỗ ngồi của học
sinh, giáo viên chủ động sáng tạo; đặt câu hỏi hay, đào sâu suy nghĩ của học
sinh, để học sinh hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh...
- Tôn trọng và khuyến khích sự tự chủ, sáng tạo của giáo viên khi soạn bài
với ý tưởng mới. Mục tiêu, nội dung và phương pháp của giờ học do giáo viên
dạy minh họa chủ động lựa chọn phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài
học, môn học và lớp học. Do đó, giáo viên dạy minh họa cần tự quyết định mục
tiêu bài học, lựa chọn nội dung, thiết bị dạy học, kết cấu và tiến trình bài học.
- Hiệu trưởng luôn khuyến khích sự chủ động tìm tòi, sáng tạo của tất cả
các giáo viên khi chuẩn bị bài học minh họa và áp dụng vào việc dạy học hàng
ngày. Giáo viên phải tích cực, chủ động tự đọc, tự học, nghiên cứu tài liệu mới;
nghiên cứu và thử nghiệm các bài dạy với thiết kế bài học sáng tạo, mới mẻ khi
chuẩn bị bài học minh họa hoặc trong khi tiến hành bài học hàng ngày. Điều
quan trọng là xem xét sự sáng tạo đó có phù hợp việc học của học sinh không và
đem lại hiệu quả như thế nào. Giáo viên nên thảo luận kế hoạch bài học với các
đồng nghiệp dạy cùng khối và thậm chí là khác khối khác.
- Trong sinh hoạt chuyên môn cũng như trong dạy học hàng ngày giáo viên
không bám vào mô hình lý tưởng nhất định mà phải biết đưa ra tiến trình dạy
8


học thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác phù hợp với tình huống học
thực tế của học sinh.
Bước 2: Tiến hành dạy bài học minh họa và dự giờ
- Tiến hành dạy tiết học minh họa và tổ chức dự giờ là bước để giáo viên
dạy minh họa tiến hành bài học và các giáo viên khác dự giờ, thu thập thông tin
để chuẩn bị cho việc suy ngẫm và chia sẻ.

- Việc bố trí dự giờ là khâu quan trọng trong sinh hoạt chuyên môn, là cơ
sở để giáo viên có cách nhìn mới, nhận ra các vấn đề liên quan đến công việc
của bản thân và đồng nghiệp. Để đảm bảo hiệu quả việc dự giờ cần lưu ý làm tốt
các bước chuẩn bị bài học, tiến hành dạy minh họa của người dạy minh họa, tổ
chức dự giờ theo quan sát mới và quay phim video bài học. Các bước cụ thể như
sau:
- Chuẩn bị lớp dạy minh họa và bố trí người dự giờ: Bố trí lớp dạy minh
họa có đủ chỗ ngồi hoặc đứng cho người quan sát thuận lợi. Nếu lớp học quá
chật hẹp, không đủ chỗ cho người dự, nên chia giáo viên dự giờ theo nhóm, tổ,
khối.
- Điều chỉnh số lượng người dự giờ vừa mức. Nếu quá đông, giáo viên sẽ
không quan sát tốt và học sinh bị ảnh hưởng khi học. Việc suy ngẫm, phản hồi
của giáo viên dự giờ cũng bị hạn chế vì không đủ thời gian cho mọi người phát
biểu, không tạo ra được mối quan hệ lắng nghe.
- Việc dự giờ cần đảm bảo không làm ảnh hưởng đến việc học của học
sinh, không gây khó khăn cho giáo viên dạy minh họa.
- Thực hiện tốt nguyên tắc khi dự giờ phải tập trung vào việc học của học
sinh. Sinh hoạt chuyên môn dựa theo nghiên cứu bài học khác so với cách làm
truyền thống ở đối tượng quan sát (dự giờ truyền thống là quan sát việc dạy của
giáo viên, dự giờ mới là quan sát việc học của học sinh).
- Người dự giờ phải chuyển đối tượng quan sát từ giáo viên sang học sinh
và quan sát kỹ xem các em cảm nghĩ thế nào trong giờ học, không nên quá chú
9


trọng vào ghi chép hay những hành động của giáo viên dạy, vì như thế sẽ
không quan sát được học sinh - những nhân vật trung tâm của giờ dạy. Nếu
giáo viên chỉ quan tâm ghi chép tiến trình, nội dung giờ học thì không quan sát
được việc học của học sinh một cách tỉ mỉ, đầy đủ và sẽ không có đủ thông tin
để suy ngẫm và chia sẻ, chỉ ghi chép khi nào thật sự cần thiết.

- Cần quan sát thái độ, nét mặt, hành vi, lời nói, cử chỉ và điệu bộ, lời nói,
sự quan tâm của học sinh với bài học, mối quan hệ giữa các em học sinh, việc
làm và sản phẩm học tập của học sinh... Đặc biệt chú ý đến sự thay đổi của các
em trước hành vi của giáo viên và bạn bè kể cả khi thay đổi hoạt động học tập.
- Người dự giờ có thể kết hợp bao quát toàn cảnh lớp học và chọn tìm
những học sinh tiêu biểu nhất, điển hình nhất để tập trung chú ý, thu thập thông
- tin. Cố gắng lắng nghe những câu trả lời, có ý kiến của học sinh hoặc nhìn xem
kết quả bài làm của học sinh ra sao? Kết hợp với những thông tin thu được đó,
suy nghĩ xem tình hình đó xảy ra ở số đông hay số ít học sinh ? Nguyên nhân tại
sao lại như vậy?
- Vị trí quan sát rất quan trọng, người dự giờ muốn có nhiều thông tin và
thông tin chính xác về việc học của học sinh thì cần chọn vị trí ngang lớp học
hoặc phía trên lớp học (đối diện với học sinh) để có thể quan sát nét mặt của học
sinh càng nhiều càng tốt. Giáo viên không nên ngồi phía cuối lớp, sau lưng học
sinh. Vì chỗ quan sát ở phía trên có hạn, giáo viên dự giờ có thể đứng cạnh lớp
để bao quát lớp học, đôi khi có thể quan sát được cụ thể việc làm, sản phẩm học
tập của học sinh. Khi học sinh ngồi theo nhóm hoặc trong khi hoạt động nhóm
hay hoạt động cá nhân thì giáo viên dự giờ có thể đến gần các em để quan sát
nhưng đảm bảo không che khuất tầm nhìn của giáo viên đứng lớp, có thể cúi
người thấp xuống ngang hàng cùng các em học sinh.
- Quan sát việc học của từng học sinh một cách tỉ mỉ giúp giáo viên có
thông tin phong phú để suy ngẫm và chia sẻ. Dần dần, sau một thời gian sẽ hình
thành thói quen và năng lực quan sát tinh tế, nhạy cảm về học sinh - một phẩm

10


chất và năng lực mới, đặc biệt quan trọng để giáo viên cải tiến việc dạy học của
mình.


Hình ảnh vị trí dự giờ của giáo viên trong buổi sinh hoạt chuyên môn
- Qua dự giờ mỗi giáo viên có cái nhìn và cách nhìn khác nhau, có suy nghĩ
cảm nhận khác nhau về học sinh và bài học của các em. Khi các ý kiến khác
nhau đó được chia sẻ cho mọi người cùng thấy sẽ làm cho việc phân tích bài học
trở nên phong phú, sâu sắc, đa chiều, đa dạng. Từ đó, giáo viên có cái nhìn toàn
cảnh, phong phú và rõ nét hơn về tất cả các vấn đề liên quan đến việc dạy và
việc học và các cách giải quyết chúng trong một tiết học.
- Đặc biệt, khi từ bỏ thói quen quan sát việc dạy của giáo viên, người dự và
người dạy sẽ thấy tất cả cùng nhau hướng về một điểm chung là việc học của
học sinh. Họ không còn để ý đến những khoảng cách về năng lực giữa các giáo
viên, thoải mái hơn khi trao đổi và chia sẻ ý kiến. Từ đó họ dễ dàng chấp nhận
lẫn nhau và họ sẽ chỉ quan tâm đến những khó khăn của người giáo viên trước
sự thay đổi phức tạp trong học tập của học sinh.
Bước 3: Suy ngẫm, thảo luận về bài học

11


- Suy ngẫm và chia sẻ ý kiến của các giáo viên về bài học sau khi dự giờ là
đặc biệt quan trọng, là công việc có ý nghĩa nhất trong sinh hoạt chuyên môn, là
yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của sinh hoạt chuyên môn. Vì suy
ngẫm gắn liền với thảo luận và chia sẻ ý kiến. Các ý kiến đưa ra nhiều hay ít,
tinh tế và sâu sắc hay hời hợt và nông cạn sẽ quyết định hiệu quả học tập, phát
triển năng lực của tất cả những người tham gia vào sinh hoạt chuyên môn. Tuy
nhiên, đây là khâu khó và phức tạp nhất nhưng đặc biệt thú vị, rất cần có tinh
thần cộng tác, xây dựng của người tham gia và đặc biệt vai trò, năng lực của
người chủ trì.
- Suy ngẫm khác đánh giá ở chỗ không có tiêu chuẩn và tiêu chí cụ thể nào.
Suy ngẫm là những phán đoán về những thực tế vừa xảy ra trong giờ dự và đã
từng xảy ra với bản thân người dự giờ (dựa vào năng lực, hiểu biết, kinh nghiệm

vốn có để suy ngẫm).
- Khi suy ngẫm và chia sẻ, cần đảm bảo ai cũng phải có ý kiến riêng, phải
lắng nghe và tôn trọng các ý kiến của nhau, không xếp loại giờ dạy, không phê
bình, chỉ trích giáo viên và học sinh. Người dự giờ phải có suy ngẫm sâu sắc vể
việc học của học sinh và các vấn đề liên quan để đưa ra ý kiến riêng càng cụ thể,
tỉ mỉ càng tốt, không nói chung chung. Giáo viên phải đặt mình vào hoàn cảnh
của giáo viên dạy minh họa; đồng cảm với khó khăn và chia sẻ thành công với
giáo viên dạy minh họa. Không nên quan tâm đến các tiêu chuẩn truyền thống
của một giờ dạy như thời gian, nội dung kiến thức, sự hoàn hảo về tiến trình lên
lớp.
- Cần quan tâm đến thái độ, hành vi, suy nghĩ, sản phẩm học tập, thực tế
việc học của các em học sinh và mối quan hệ của chúng với ý định tiến hành của
giáo viên, không nên rút ra kết luận thống nhất chung. Tuy nhiên có thể nhấn
mạnh lại các vấn để nổi bật, đáng quan tâm và chú ý trong buổi sinh hoạt chuyên
môn. Tuyệt đối không xếp loại giờ dạy minh họa trong sinh hoạt chuyên môn
(kể cả trong suy nghĩ). Bởi vì giờ dạy là của chung mọi người khi tham gia sinh
hoạt chuyên môn (không của riêng giáo viên dạy minh họa). Thực tế, không có
12


giờ dạy hoàn hảo, giờ dạy chính là giờ học dành cho học sinh, không phải dành
cho giáo viên. Hơn nữa, việc học của học sinh không cố định và muốn thay đổi
cái cũ, áp dụng cái mới cần một quá trình lâu dài.
Bước 4: Áp dụng cho thực tế dạy học hàng ngày
- Đây là bước làm gián tiếp, không nằm trực tiếp trong quy trình sinh hoạt
chuyên môn. Tuy nhiên nó không tách rời việc sinh hoạt chuyên môn vì sau các
buổi sinh hoạt chuyên môn, giáo viên sẽ nghiên cứu vận dụng, kiểm nghiệm
những gì đã học và tự đúc rút thêm những vấn đề thắc mắc, băn khoăn. Trên cơ
sở đó tiếp tục tìm tòi trong sinh hoạt chuyên môn (giáo viên có thể dạy lại bài
học đó, chuẩn bị bài minh họa tiếp theo) hoặc áp dụng các giờ dạy hàng ngày

của mình. Việc làm này giúp giáo viên trở thành những "nhà nghiên cứu thực
hành". Việc sinh hoạt chuyên môn suy cho cùng là để giáo viên có năng lực
mới, vận dụng trong công việc hàng ngày. Ý nghĩa đích thực của sinh hoạt
chuyên môn là giúp giáo viên không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn để
đảm bảo tốt việc nâng cao chất lượng từng bài học.
Một số hình ảnh áp dụng các bài học qua SHCM vào thực tế dạy học

Hình ảnh giáo viên thể hiện bài dạy trên lớp

13


Học sinh hứng thú, say mê, khám phá trong hoạt động nhóm

14


Học sinh tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức

15


- Tổ chức buổi hội thảo về Sinh hoạt chuyên môn, tháo gỡ những khó
khăn khi thiết kế kế hoạch bài học và thể hiện bài dạy trên lớp.
Vào đầu năm học để thống nhất, định hướng và tháo gỡ những khó khăn
cho nhà trường và từng giáo viên khi tổ chức và tham gia các buổi sinh hoạt
chuyên môn thì nhà trường đã tổ chức một buổi hội thảo chia sẻ ý kiến về các
vấn đề trên, qua đó giữa nhà trường và giáo viên, giữa giáo viên và giáo viên sẽ
hiểu nhau hơn và từ đó việc giao nhiệm vụ, tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm
vụ, hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ và phản hồi kết quả thực hiện nhiệm vụ, chia sẻ

các bài học giữa giáo viên và cán bộ quản lý sẽ tiến gần đến thực tế hơn và đạt
hiệu quả bền vững hơn.
- Bồi dưỡng đội ngũ hiểu sâu về lý thuyết sinh hoạt chuyên môn dựa theo
nghiên cứu bài học.
Nhà trường tổ chức bồi dưỡng về lý thuyết sinh hoạt chuyên môn dựa theo
nghiên cứu bài học cho 100% giáo viên để trang bị cho giáo viên những hiểu biết
về bản chất của sinh hoạt chuyên môn dựa theo nghiên cứu bài học, nắm chắc các
nguyên tắc trong sinh hoạt chuyên môn, nhận ra sự khác biệt giữa sinh hoạt
chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn dựa theo nghiên cứu bài học.
- Coi trọng việc định hướng tư tưởng cho đội ngũ và sự kiên định của
Hiệu trưởng.
Sinh hoạt chuyên môn là một quá trình các giáo viên tham gia vào các khâu
từ chuẩn bị, thiết kế bài học sáng tạo, dạy thể nghiệm, dự giờ, suy ngẫm và chia
sẻ các ý kiến sâu sắc về những gì đã diễn ra trong việc học của học sinh qua đó
giáo viên sẽ học được nhiều điều để phát triển năng lực chuyên môn mới.
Cần coi sinh hoạt chuyên môn là trụ cột, là chính sách quan trọng nhất để
đổi mới nhà trường, nâng cao chất lượng việc học của học sinh. Từ đó giúp giáo
viên hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn và cùng nhau
nhất trí quyết tâm thực hiện sinh hoạt chuyên môn mới, hiểu rõ sinh hoạt chuyên

16


môn theo hướng tiếp cận mới là trụ cột, là chính sách quan trọng nhất để đổi
mới nhà trường.
Cán bộ quản lý và giáo viên phải có quyết tâm cao trong việc đổi mới nhà trường
thông qua kiên trì thực hiện sinh hoạt chuyên môn dựa theo nghiên cứu bài học, cần
tránh để giáo viên có suy nghĩ coi đó chỉ là việc sinh hoạt chuyên môn thông thường
mà họ đã và đang thực hiện từ trước đến nay và không học tập được nhiều. Cần tạo
cho họ có động lực tham gia sinh hoạt chuyên môn theo hướng tiếp cận mới để học tập

lẫn nhau, nâng cao năng lực chuyên môn. Cần cho giáo viên thấy được sinh hoạt
chuyên môn theo hướng tiếp cận mới có mục đích chính là nâng cao chất lượng các
bài học của học sinh.
- Hiệu trưởng cần phải tích cực trong bồi dưỡng chuyên môn và đổi mới
công tác quản lý.

Hiệu trưởng luôn kiên định trong sinh hoạt chuyên môn, tích cực tham gia
các buổi sinh hoạt chuyên môn, xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động sinh
hoạt chuyên môn, chia sẻ ý tưởng, ý định tổ chức sinh hoạt chuyên môn với
đồng nghiệp, tạo sự cân bằng về tâm lý cho giáo viên, học hỏi cùng giáo viên tạo
sự thân thiện gần gũi, xây dựng môi trường an toàn, tôn trọng giáo viên, trân
trọng các ý tưởng của từng giáo viên, bố trí sắp xếp các công việc trong nhà
trường khoa học, đúng quy định, đảm bảo các quyền lợi chính đáng hợp pháp và
đảm bảo các chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên.
Quan tâm tới năng lực chuyên môn của từng giáo viên, quan tâm tới từng
hoạt động học tập của học sinh, hỗ trợ giáo viện những kỹ thuật dạy học cụ thể,
tỉ mỉ, lắng nghe ý kiến của giáo viên để giữa hiệu trưởng và giáo viên hiểu nhau
thực sự, có những đồng cảm về chuyên môn.
Xây dựng văn hóa lắng nghe trong nhà trường cho cán bộ quản lý, giáo
viên và học sinh và rèn tính kiên chì cho giáo viên và người chủ trì trong các
buổi sinh hoạt chuyên môn.
Tin tưởng vào giáo viên, mạnh dạn giao nhiệm vụ cho giáo viên vì trong
thực tế có những giáo viên mà cán bộ quản lý thường không tin tưởng vào năng
17


lực của họ, thường họ không được giao những việc chính, không được tham gia
dạy các tiết học có nhiều người dự hoặc không được lựa chọn tham gia các cuộc
thi, chính vì thế mà những giáo viên đó ngày càng rơi vào tình trạng mất tự tin,
là người luôn đứng ngoài lề để xem những đồng nghiệp xuất sắc thực hiện các

nhiệm vụ quan trọng của nhà trường.
Qua thực tế thể nghiệm ở trường Tiểu học Việt Ấn thì những giáo viên đó
luôn được cán bộ quản lý và đồng nghiệp đặt niềm tin vào họ, giao nhiệm vụ
cho họ và giúp đỡ họ một cách chân thành để họ đạt được những thành công ban
đầu dù chỉ là nhỏ bé nhưng họ được động viên khích lệ, được đồng nghiệp cổ
vũ, trân trọng từ những thành công ban đầu. Tạo cho họ nhận thấy vai trò quan
trọng của mình đối với đồng nghiệp và đối với nhà trường, từ đó tạo sự hứng
thú, khơi dạy sự tâm huyết, đề cao lòng tự trọng nên giáo viên mới có động cơ
để tự học hỏi nâng cao năng lực chuyên môn của chính mình mà tự học là
phương pháp bồi dưỡng tốt nhất của mỗi giáo viên để nâng cao năng lực chuyên
môn và đổi mới phương pháp dạy học, bởi chính họ mới là người biết họ đang
cần gì, cần ở ai, học ở đâu và họ mới là người có thể tạo cơ hội tự học cho chính
mình một cách thường xuyên, trên mọi lĩnh vực, học trên thực tế trải nghiệm,
học qua đồng nghiệp học qua tài liệu… mà không lớp tập huấn, hay khóa đạo
tạo bồi dưỡng nào có thể đem lại đầy đủ như vậy được.
- Vai trò của người chủ trì buổi sinh hoạt chuyên môn
Người chủ trì quyết định sự thành công hay không thành công trong buổi
chia sẻ, phân tích tiết học. Người chủ trì luôn phải duy trì được bầu không khí
thân thiện, văn hóa lắng nghe, tôn trọng các ý kiến của mọi người tham gia.
Người chủ trì phải có khả năng gợi mở các vấn đề dựa trên các tình huống
học tập trong tiết học minh họa.
Qua quan sát tiết học thì người chủ trì phải chuẩn bị được các ý định để gợi
mở, khai thác các ý kiến và đào sâu suy nghĩ của giáo viên để rút ra các bài học.
Người chủ trì luôn phải tuyệt đối bình tĩnh và lắng nghe, thấu hiểu các ý
kiến chia sẻ của giáo viên.
18


Người chủ trì phải có kỹ năng quan sát, có sự cảm nhận tinh tế để phán
đoán được cảm xúc của giáo viên qua các tình huống chia sẻ, luôn phải là

"người giữ lửa" cho buổi phân tích tiết học, tránh để buổi sinh hoạt chuyên môn
bị nhàm chán.
Người chủ trì phải cảm nhận được qua ánh mắt, ngôn ngữ cơ thể của giáo
viên để không bỏ lỡ cơ hội chia sẻ ý kiến của bất kỳ giáo viên nào, tránh để cho
một số giáo viên nói quá nhiều, một số giáo viên chưa mạnh dạn thì không có cơ
hội nói.
Người chủ trì phải giữ vai trò là người "cầm lái" định hướng chuẩn xác để
buổi phân tích tiết học đi đúng hướng tránh lan man hoặc quay về cách sinh hoạt
chuyên môn truyền thống, hay cách nói đối đáp, thanh minh…

Hình ảnh buổi chia sẻ, phân tích tiết học trong buổi SHCM cấp trường
do đồng chí tổ phó tổ 1 chủ trì.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn thường xuyên luân phiên người chủ
trì và người chủ trì lúc đầu là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng vì để chủ trì được
một buổi sinh hoạt chuyên môn thì người chủ trì phải chắc về chuyên môn, am
hiểu các nguyên tắc, kỹ thuật về sinh hoạt chuyên môn dựa theo nghiên cứu bài
19


học, có kỹ năng định hướng và duy trì không khí nhẹ nhàng thân thiện trong
buổi chia sẻ, người chủ trì có vai trò rất lớn trong việc quyết định sự thành công
hay không thành công trong buổi phân tích tiết học.
Vậy việc luân phiên người chủ trì tới các tổ trưởng, tổ phó và giáo viên
nhằm mục đích để mọi người tự rèn luyện những kỹ năng như trên nếu có thể thì
không chỉ định người chủ trì trước mà lấy tinh thần tự nguyện hoặc chỉ định sau
khi đã quan sát tiết học minh họa, chỉ định người chủ trì sau khi quan sát tiết học
thì giúp cho mọi người khi quan sát tiết học có trách nhiệm hơn và có những tư
duy tốt hơn, ai cũng phải suy nghĩ tới những định hướng tích cực để rút ra bài
học thì buổi chia sẻ phân tích tiết học sẽ sâu và hiệu quả hơn.
Lưu ý: Dùng phương pháp chỉ định người chủ trì sau khi quan sát tiết học

chỉ thực hiện khi hoạt động sinh hoạt chuyên môn đã đi vào nề nếp, nhà trường
đã rèn được đội ngũ giáo viên tự tin khi điều hành sinh hoạt chuyên môn, còn
khi mới thực hiện hoặc giáo viên chưa sẵn sàng mà áp dụng phương pháp này sẽ
gây áp lực cho giáo viên, có thể làm cho giáo viên mặc cảm, sợ tham gia sinh
hoạt chuyên môn dẫn đến kết quả ngược lại.
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải vào cuộc cùng với giáo viên để thực
hiện, là chỗ dựa cho giáo viên về kỹ thuật SHCM.
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng vừa phải lãnh đạo chỉ đạo vừa phải đặt mình
vào vị trí người cùng làm, luôn dành thời gian để giúp đỡ giáo viên, dự giờ hoặc
quan sát một vài hoạt động học của học sinh trong một buổi để kịp thời giúp đỡ
giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp.
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải là người thường xuyên giúp giáo viên
kết nối những bài học rút ra từ sinh hoạt chuyên môn vào thực tế dạy học thông
qua đội ngũ tổ trưởng, thông qua dự giờ thăm lớp, thông qua nghiên cứu kế
hoạch bài dạy của giáo viên cũng như việc trao đổi thường xuyên với giáo viên,
nếu không làm tốt việc này thì việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn không đạt
được mục đích.

20


- Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán
Ngay từ đầu năm học hiệu trưởng cần quan tâm, bồi dưỡng và thành lập
nhóm giáo viên cốt cán hỗ trợ cho Ban giám hiệu bồi dưỡng chuyên môn cho
nhóm giáo viên còn khó khăn hơn về chuyên môn.
Trao quyền tự chủ trong bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ tổ khối
trưởng, giáo viên cốt cán và thậm trí cho tất cả giáo viên đều có trách nhiệm
giúp đỡ, hỗ trợ chuyên môn cho đồng nghiệp. Mọi giáo viên đều có quyền can
thiệp, đề xuất những thay đổi của đồng nghiệp để giúp cho các buổi sinh hoạt
chuyên môn, giúp cho việc đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng các bài học

rút ra qua sinh hoạt chuyên môn vào thực tế đạt hiệu quả cao nhất.
Trong khi giúp đỡ đồng nghiệp thì người được giúp đỡ sẽ học được điều
mình mong muốn, còn người giúp sẽ hiểu sâu hơn nội dung mình đã giúp đỡ
đồng nghiệp vì muốn giúp được đồng nghiệp thì phải tư duy, đào sâu suy nghĩ về
vấn đề đồng nghiệp đề cập giúp đỡ, vậy việc giúp đỡ lẫn nhau giữa các nhóm giáo
viên sẽ giúp cho năng lực chuyên môn của các nhóm đồng thời được nâng lên.
- Tổ chức tốt hoạt động thư viện, hoạt động ngoại khóa và đẩy mạnh
phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực"
trong nhà trường.
Thực tế tại trường Tiểu học Việt Ấn thì hoạt động thư viện thân thiện đã hỗ
trợ rất nhiều cho hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa theo nghiên cứu bài học
và chất lượng các giờ học hàng ngày của học sinh.
Rất nhiều thông tin, kiến thức, những chia sẻ đem đến sự thành công trong
các giờ học là các kiến thức các em tìm kiếm được thông qua hoạt động thư
viện, tham gia làm công tác viên thư viện, hoạt động thư viện mở, các tiết đọc và
các hội thi, hoạt động ngoại khóa của thư viện giúp cho các em rèn được nhiều
kỹ năng mở rộng hiểu biết tạo mối quan hệ bạn bè, thầy cô, tạo sự tự tin, hứng
thú, tạo cảm giác chân thành giúp các em sẵn sàng mở lòng chia sẻ trong các tiết
học…
21


Về phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực có
rất nhiều nội dung bổ ích trong đó các trò chơi dân gian giáo viên hướng dẫn
học sinh chơi, cùng chơi với học sinh, học sinh cùng chơi với bạn đã thiết lập
được sự gắn kết gần gũi thân thiện giữa cô và trò, trò với trò từ những mối quan
hệ được hình thành trong các trò chơi đã tạo được các mối quan hệ tương tự
trong giờ học phá bỏ được mọi khoảng cách, rào cản trong học tập vì những mối
quan hệ ấy được xuất phát từ cảm xúc tình cảm của các em, tự các em cảm nhận.
3.4. Tính hiệu quả:

3.4.1 Đối với nhà trường
Nhà trường đã duy trì đều đặn có nề nếp các buổi sinh hoạt chuyên môn.
Các buổi sinh hoạt chuyên môn đã giúp cán bộ quản lý, giáo viên rút ra bài học
bổ ích để áp dụng vào thực tế, các bài học rất phong phú, thiết thực và sinh động
không những giúp cho người tham gia buổi sinh hoạt chuyên môn nâng cao
được năng lực chuyên môn mà còn giúp cho mọi người nhận ra những mối quan
hệ giữa giáo viên với học sinh, giữa người dự với người dạy minh hoạ, giữa cán
bộ quản lý với giáo viên nhân viên…
Qua sinh hoạt chuyên môn giáo viên được rèn kỹ năng lắng nghe, kỹ năng
biết tôn trọng, chấp nhận ý kiến của người khác, cách ứng xử thân thiện, kỹ năng
tư duy, suy đoán và nhìn nhận vấn đề một cách tinh tế.
Chất lượng dạy và học của nhà trường được nâng lên rõ rệt, môi trường
thân thiện được bao trùm trong mọi hoạt động của nhà trường, mối quan hệ về
chuyên môn của các giáo viên rất chặt chẽ đặc biệt là nhóm giáo viên cốt cán
với nhóm giáo viên mới, thể hiện qua sự chia sẻ ý tưởng, giúp đỡ lẫn nhau trong
việc thực hiện nhiệm vụ.
Sinh hoạt chuyên môn tác động đến việc đổi mới văn hóa nhà trường, các
buổi sinh hoạt chuyên môn diễn ra với không khí thoải mái, thân thiện và hiệu
quả, ngoài các buổi sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ của nhà trường thì trong
năm học nhà trường đã được đón rất nhiều đoàn cán bộ quản lý và giáo viên
trong và ngoài tỉnh về thăm và dự sinh hoạt chuyên môn cùng với nhà trường,
22


trong các buổi đó thì các đoàn bạn cũng đánh giá rất cao về chất lượng buổi sinh
hoạt chuyên môn của nhà trường.
Chất lượng đội ngũ của nhà trường năm học 2014-2015 được nâng lên rõ
rệt, thể hiện qua các hoạt động dạy và học hàng ngày, thể hiện qua sự đánh giá
của phòng giáo dục, các trường bạn trong các buổi về dự tại trường. Đặc biệt
chất lượng chuyên môn được khẳng định qua kết quả các cuộc thi của giáo viên

do ngành tổ chức: Nhà trường đạt giải Đoàn Nhất trong hội thi Làm đồ dùng dạy
học cấp huyện, Đoàn Ba trong cuộc thi Viết chữ đẹp cấp huyện, 5 giáo viên đạt
giải cao trong Hội thi Dạy học tích cực do Ban quản lý dự án Plan Phòng Giáo
Dục& Đào tạo Đài Từ tổ chức.

Hình ảnh Hội thi làm đồ dùng dạy học cấp trường của Giáo viên
có sự tham gia của học sinh và phụ huynh học sinh

23


Giáo viên đang thuyết minh đồ dùng tự làm
trong Hội thi làm đồ dùng dạy học cấp trường

Các hoạt động của nhà trường luôn hướng tới chất lượng học của tất cả học
sinh: Đây là hình ảnh phần giao lưu khán giả trong hội thi làm đồ dùng dạy học
đối với giáo viên
24


Với năng lực chuyên môn luôn được quan tâm bồi dưỡng, các thầy cô đã thể
hiện được nhiều ý tưởng sáng tạo, nhiều đồ dùng đã đạt giải cao trong hội thi
cấp trường (phần trao giải hội thi làm đồ dùng dạy học cấp trường)

Hình ảnh bộ đồ dùng của nhà trường
trong Hội thi làm đồ dùng dạy học cấp huyện
25



×