Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty Nhà nước ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.25 KB, 14 trang )

Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty Nhà nước
ở Việt Nam
Phan Vũ Anh
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về một số chủ trương,
chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX ngày
3/2/2000 đã đưa ra một bước đột phá trong chính sách đổi mới và cải cách doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) đó là tiến hành cổ phần hóa (CPH) "kể cả một số tổng công ty và doanh nghiệp lớn trong các
ngành như điện lực, luyện kim, cơ khí, hóa chất, phân bón, xi măng, xây dựng, vận tải đường bộ, đường
sông, hàng không, hàng hải, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm...".
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra theo phương án tổng thể sắp xếp DNNN, tại Quyết định số
84/2004/QĐ-TTg ngày 13/5/2004, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thực hiện thí điểm CPH một số tổng
công ty nhà nước lớn trong năm 2004. Theo quyết định này, ba tổng công ty lớn đầu tiên trong các ngành
xây dựng, giao thông vận tải, công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm CPH gồm:
Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (sau đây gọi là VINACONEX) (Bộ Xây dựng), Tổng
công ty Thương mại - Xây dựng (Bộ Giao thông Vận tải); Tổng công ty Điện tử - Tin học (Bộ Công nghiệp).
Khác với việc CPH một DNNN hoặc bộ phận DNNN đã thực hiện trong thời gian qua, CPH tổng
công ty nhà nước là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ chưa được thực hiện trên thực tế. Nhiều vấn đề như
phương thức thực hiện CPH, xác định giá trị của toàn tổng công ty, tên gọi, mô hình tổ chức và hoạt
động của tổng công ty sau CPH... chưa được xác định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Do vậy, việc
nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về CPH tổng công ty nhà nước ở Việt Nam là
một vấn đề rất cấp thiết, góp phần triển khai CPH thành công các tổng công ty khác. Chính vì vậy, tác
giả quyết định lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở
Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề CPH DNNN đang được sự quan tâm đặc biệt trong lý luận và thực tiễn hiện nay ở nước ta.
Trong hơn 10 năm qua, đã có nhiều văn bản của Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành được ban hành về công tác
CPH. Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều đề tài khoa học, luận án tiến sĩ, thạc sĩ, các bài viết đăng trên các tạp
chí khoa học đề cập và nghiên cứu chuyên sâu về CPH DNNN. Các công trình nghiên cứu đó đều thống


nhất ở sự cần thiết phải thực hiện CPH và hoàn thiện cơ chế chính sách về CPH. Qua nghiên cứu, tìm
hiểu, tác giả có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như sau:
- Trương Văn Bân, Bàn về cải cách toàn diện doanh nghiệp nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1996;


- Công ty cổ phần và chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần, Nxb Thống kê, Hà Nội,
1998;
- Nguyễn Thị Thu Vân, Một số vấn đề về hoàn thiện pháp luật công ty ở Việt Nam hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998;
- Hoàng Kim Huyền, Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
trong công nghiệp Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, 2003;
- PGS. TS Lê Hồng Hạnh, Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước những vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
- Lê Văn Tâm (Chủ biên), Cổ phần hóa và quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 .
Tất cả các công trình nghiên cứu kể trên mới chỉ nghiên cứu việc CPH một DNNN đơn lẻ độc lập,
DNNN trực thuộc tổng công ty hoặc CPH một bộ phận trực thuộc DNNN. Do CPH tổng công ty nhà
nước là một đề tài mới nên cho đến nay, tuy nhiên, chưa có bất kỳ công trình nào nghiên cứu đầy đủ và
toàn diện về đề tài "Hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam" nói trên.
Khác với CPH một doanh nghiệp thông thường, CPH tổng công ty nhà nước có tính chất phức tạp
hơn nhiều. Bởi vì, tổng công ty nhà nước ở Việt Nam là một tổ hợp nhiều doanh nghiệp hạch toán độc
lập, có hình thức pháp lý khác nhau. Nhiều vấn đề rất mới mẻ như nhận diện tổng công ty nhà nước được
CPH, phương thức CPH, quy trình CPH, xác định giá trị doanh nghiệp của tổng công ty, mô hình tổ chức,
quản lý và điều hành doanh nghiệp sau CPH …chưa được nghiên cứu cụ thể. Đây là cơ hội thuận tiện để
tác giả, xuất phát từ thực tiễn công tác của mình, mạnh dạn đề xuất những ý tưởng nhưng cũng đồng thời
là một khó khăn cho tác giả trong quá trình nghiên cứu vì không được kế thừa kết quả nghiên cứu của
những người đi trước nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót.
3. Mục đích đề tài và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc hoàn thiện

pháp luật về CPH tổng công ty nhà nước ở Việt Nam. Do CPH tổng công ty nhà nước là một vấn đề mới
và hiện nay mới chỉ có ba tổng công ty 90 và một tổng công ty nhà nước loại đặc biệt (Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam) được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm CPH, nên phạm vi nghiên cứu của luận
văn tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu thực tiễn thí điểm CPH Tổng công ty VINACONEX (một trong ba
tổng công ty 90 được thí điểm CPH và là tổng công ty hội tụ đầy đủ nhất những điều kiện chín muồi cho
việc CPH tổng công ty nhà nước). Đây cũng là nơi tác giả đang công tác và do vậy sẽ thuận lợi cho tác giả
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Làm rõ khái niệm và các đặc điểm của CPH DNNN;
- Thực trạng các chính sách và pháp luật về CPH tổng công ty nhà nước;
- Thực trạng triển khai thí điểm CPH Tổng công ty VINACONEX (một trong ba tổng công ty được
thí điểm CPH);
- Kinh nghiệm cải cách DNNN trong đó có các DNNN quy mô lớn ở một số nước trên thế giới.
- Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về CPH tổng công ty nhà nước ở Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài


Luận văn được thực hiện trên cơ sở bám sát những chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật
của Nhà nước về đổi mới và phát triển DNNN trong đó có các DNNN quy mô lớn trong nền kinh tế thị
trường của Việt Nam.
Luận văn vận dụng phương pháp luận, các quy luật và phạm trù của triết học Mác - Lênin trong quá
trình nghiên cứu mà hạt nhân là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, các phương pháp
phân tích, so sánh, tổng hợp cũng được vận dụng kết hợp giải quyết những vấn đề mà đề tài tiếp cận
nghiên cứu.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về cổ phần hóa và pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước và tổng công ty nhà nước.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và tổng công ty nhà nước.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước tại Việt Nam và một số kiến

nghị.
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN VĂN
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA
VÀ PHÁP LUẬT VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
Trong chương này, tác giả tập trung làm rõ khái niệm và đặc điểm của CPH DNNN và thí điểm CPH
một số tổng công ty nhà nước ở Việt Nam.
1.1. Những vấn đề chung về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
1.1.1. Khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm tác giả luận văn đã rút ra những nhận xét sau:
Xét về bản chất kinh tế, CPH là việc nhà nước hoặc giữ nguyên vốn hiện có trong doanh nghiệp
nhưng phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn, hoặc bán bớt một phần hay toàn bộ giá trị cổ phần của
mình trong doanh nghiệp cho các đối tượng là tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài nước hoặc cho cán bộ
quản lý và cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp bằng đấu giá công khai hay thông qua thị trường
chứng khoán.
Xét về mặt cấu trúc sở hữu, CPH là quá trình chuyển đổi sở hữu DNNN, chuyển doanh nghiệp thuộc
quyền sở hữu của nhà nước thành doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu với mục đích bảo đảm sự tồn tại và
phát triển không ngừng của doanh nghiệp theo sự phát triển của kinh tế xã hội.
Xét về mặt pháp lý, CPH là việc chuyển đổi DNNN sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
CPH DNNN là quá trình thực hiện đa dạng hóa sở hữu, chuyển các DNNN thuộc sở hữu của nhà nước
thành công ty cổ phần thuộc sở hữu của các cổ đông thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia mua cổ phiếu.
1.1.2. Đặc điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước


Qua khái niệm trên, có thể thấy CPH DNNN có những đặc điểm pháp lý sau:
Thứ nhất, CPH là biện pháp chuyển doanh nghiệp từ sở hữu nhà nước sang sở hữu nhiều thành phần,
hay còn gọi là đa sở hữu.
Thứ hai, CPH là quá trình chuyển đổi hình thức hoạt động từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang
công ty cổ phần.
Thứ ba, quá trình CPH được tiến hành thông qua hình thức nhà nước bán một phần hay toàn bộ vốn

nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
1.2. Thí điểm cổ phần hóa một số tổng công ty nhà nước ở Việt Nam
1.2.1. Sự cần thiết phải cổ phần hóa tổng công ty nhà nước
Các tổng công ty nhà nước được thành lập chủ yếu dựa vào việc tập hợp mang tính chất thu gom các
DNNN có quan hệ ngang theo quyết định hành chính nhằm làm giảm đầu mối quản lý. Do đó, tổng công
ty chưa thực sự thành một thể thống nhất, phát huy được sức mạnh tổng thể của toàn tổng công ty; chưa
đạt được mục tiêu khắc phục sự rời rạc, tạo sự liên kết giữa các đơn vị thành viên gắn bó với nhau về lợi
ích kinh tế, công nghệ, thị trường, chiến lược kinh doanh,...; trong nội bộ cơ quan quản lý và điều hành
tổng công ty còn nhiều vấn đề chưa hợp lý, cản trở quá trình phát triển kinh doanh của tổng công ty.
Đồng thời, các cơ chế, chính sách đầu tư, tài chính đối với tổng công ty, doanh nghiệp thành viên
cũng chưa tạo điều kiện để tổng công ty phát triển thành tập đoàn kinh tế mạnh nhằm tăng cường khả
năng kinh doanh của các đơn vị thành viên. Ngoài ra, các quy định của pháp luật về tổng công ty nhà
nước còn thể hiện nhiều bất cập.
Do những bất cập và hạn chế của các quy định của pháp luật về tổng công ty nhà nước nên trong thời
gian qua, tổng công ty nhà nước đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém và không thể hiện được vai trò đầu tàu
của kinh tế nhà nước, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội mà nhà nước giao. Để có thể đổi mới và phát
triển các tổng công ty nhà nước thì việc nghiên cứu và áp dụng các mô hình mới cho tổng công ty đóng
vai trò rất quan trọng. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã cho phép thí điểm CPH ba tổng công ty nhà nước và
tiến tới CPH tiếp các tổng công ty khác nếu thu được kết quả khả quan từ quá trình thực hiện thí điểm
này.
1.2.2 . Thí điểm cổ phần hóa một số tổng công ty nhà nước
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra theo phương án tổng thể sắp xếp DNNN, tại Quyết định số
84/2004/QĐ-TTg ngày 13/5/2004, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thực hiện thí điểm CPH một số
tổng công ty nhà nước lớn trong năm 2004.
Khác với việc CPH một DNNN thông thường, CPH tổng công ty nhà nước là một vấn đề hoàn toàn
mới mẻ và chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh cụ thể. Nhiều vấn đề như phương thức thực hiện CPH,
xác định giá trị doanh nghiệp, tên gọi, mô hình tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp sau CPH... là
những vấn đề rất mới mẻ cần có sự đúc rút kinh nghiệm từ việc thực hiện thí điểm CPH các tổng công ty
nêu trên.
Trên cơ sở thành công của thí điểm CPH ba tổng công ty nêu trên, Chính phủ sẽ xem xét tiếp tục

CPH các tổng công ty nhà nước khác hội tụ đầy đủ các điều kiện cho việc CPH.


Chương 2
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC VÀ TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC
2.1. Thực trạng các chính sách và quy định của pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, CPH DNNN đã được triển khai thực hiện trong suốt 15 năm qua. Phù hợp với yêu cầu
đổi mới và phát triển kinh tế của từng thời kỳ, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về CPH cũng
khác nhau. Qua nghiên cứu các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về CPH trong thời gian
qua, có thể khái quát xu hướng phát triển của CPH DNNN tại Việt Nam theo các nội dung sau:
2.2.1. Cổ phần hóa được triển khai từ thực hiện thí điểm đến xây dựng thành một chính sách lớn
của Đảng trong việc đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước
Xu hướng này được thể hiện rõ thông qua các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong
thời gian qua. Trong thời gian đầu, CPH được thực hiện chủ yếu là thí điểm. Trong thời gian gần đây,
trong các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều xác định CPH là một chính sách lớn của
Đảng trong việc đổi mới và phát triển DNNN.
2.2.2. Cổ phần hóa được thực hiện từ các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đến cổ phần hóa các
doanh nghiệp có quy mô lớn, thậm chí rất lớn
Trong thời gian đầu cổ phần.hóa chỉ áp dụng đối với các DNNN quy mô nhỏ, tầm ảnh hưởng không
lớn và hầu hết là các doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả. Hiện nay, CPH đã được Thủ tướng Chính
phủ cho phép áp dụng đối với các DNNN quy mô lớn thậm chí rất lớn.
2.2.3. Cổ phần hóa được thực hiện từ việc bán cổ phần nội bộ (cổ phần hóa khép kín) nay được
chuyển sang bán cổ phần công khai hoặc thông qua niêm yết
Trước đây khi bắt đầu thực hiện CPH, việc bán cổ phần chủ yếu được thực hiện trong nội bộ doanh
nghiệp. Hiện nay, pháp luật về CPH quy định cổ phiếu phải được bán công khai hoặc thông qua niêm yết
trên thị trường chứng khoán.
2.2.4. Cổ phần hóa được thực hiện từ việc ấn định giá bán cổ phần nay được chuyển sang cơ chế
bán đấu giá cổ phần thông qua tổ chức tài chính trung gian.

Trước đây, cổ phiếu khi chào bán đều được ấn định giá trước và không thay đổi trong suốt thời gian bán
cổ phần tại doanh nghiệp. Hiện nay, quy định này đã thay đổi, pháp luật về CPH quy định việc bán cổ phần
phải thông qua đấu giá thông qua tổ chức tài chính trung gian.
2.2. Thực trạng thí điểm cổ phần hóa Tổng công ty VINACONEX trực thuộc Bộ Xây dựng
2.2.1. Thí điểm cổ phần hóa Tổng công ty VINACONEX
Là đơn vị được Thủ tướng Chính phủ lựa chọn thí điểm cổ phần hóa theo Quyết định số 84/2004/QĐTTg, VINACONEX đã khẩn trương triển khai nghiên cứu và xây dựng Đề án thí điểm CPH Tổng công ty
trình Bộ Xây dựng và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hiện nay, VINACONEX là một trong các doanh
nghiệp mạnh của Bộ Xây dựng, hoạt động đa doanh đa ngành, thị trường hoạt động rộng trong và ngoài
nước, kinh doanh có hiệu quả và đa số các đơn vị thành viên của VINACONEX đã chuyển đổi sang mô
hình công ty cổ phần.
2.2.2. Thực trạng của VINACONEX trước cổ phần hóa


VINACONEX là một tổng công ty được Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra quyết định thành lập theo ủy
quyền của Thủ tướng Chính phủ (Tổng công ty 90), hoạt động trong các lĩnh vực chính như: Xây lắp,
xuất nhập khẩu, xuất khẩu lao động và đầu tư. Hiện nay, VINACONEX là một trong các tổng công ty
hàng đầu của ngành xây dựng Việt Nam hoạt động kinh doanh có hiệu quả và có đa số các thành viên đã
chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
2.2.3. Phương thức cổ phần hóa tổng công ty
Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật cụ thể quy định về phương thức tiến hành CPH tổng công ty nhà
nước. Do được lựa chọn là một trong ba tổng công ty được lựa chọn thí điểm thực hiện CPH toàn bộ tổng
công ty nên VINACONEX đã lựa chọn phương thức tiến hành CPH của tổng công ty đồng thời hai quá
trình:
(1) Cổ phần hóa chuyển đổi hình thức hoạt động của các đơn vị thành viên là DNNN còn lại.
(2) Hình thành công ty mẹ gồm Văn phòng Cơ quan Tổng công ty, các đơn vị hạch toán phụ thuộc
Tổng công ty như: các trung tâm, Ban quản lý dự án, nhà máy phụ thuộc. Công ty mẹ sẽ hoạt động dưới
hình thức công ty cổ phần.
Sau khi hoàn thành đồng thời hai quá trình nêu trên thì về cơ bản sẽ hoàn thành CPH Tổng công ty.
Các công việc còn lại là tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh, thông báo trên các phương tiện thông
tin đại chúng và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác cho doanh nghiệp cổ phần mới đi vào hoạt động.

2.2.4. Nhận dạng và hoạt động của VINACONEX sau cổ phần hóa theo Đề án thí điểm cổ phần
hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Một số nét chính về tổ chức và hoạt động của VINACONEX sau CPH như sau:
2.2.4.1. Tên gọi sau cổ phần hóa
Tên chính thức tiếng Việt: Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam
Tên chính thức tiếng Anh: Vietnam Construction & Import - Export Joint Stock Corporation
Tên giao dịch quốc tế: VINACONEX Corporation
Tên viết tắt: VINACONEX JSC
2.2.4.2. Mô hình tổ chức của VINACONEX sau cổ phần hóa
Với tính chất đa sở hữu và đa dạng hóa sản phẩm, đa ngành nghề, phạm vi hoạt động rộng và phù
hợp với xu thế phát triển, hoạt động sau CPH, VINACONEX sẽ được tổ chức và hoạt động theo mô hình
công ty mẹ - công ty con.
2.2.4.3. Phương thức hoạt động của VINACONEX trong mô hình công ty mẹ- công ty con
VINACONEX là một tổ hợp kinh tế bao gồm công ty mẹ, các công ty con, công ty liên doanh, liên
kết. Bộ máy tổ chức của VINACONEX cũng chính là tổ chức của công ty mẹ.
Công ty mẹ mang tên VINACONEX tồn tại dưới hình thức một công ty cổ phần có vốn góp chi phối
của nhà nước, có tư cách pháp nhân, được đăng ký và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Công ty mẹ
thực hiện chức năng kinh doanh độc lập, đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết và có các quyền
lợi, nghĩa vụ đối với các công ty này theo điều lệ của công ty mẹ trên cơ sở tuân thủ các quy định của
pháp luật.


Công ty con là các công ty có vốn cổ phần chi phối của công ty mẹ và chịu sự chi phối của công ty
mẹ trên một số lĩnh vực cụ thể như chiến lược đầu tư, phân chia thị trường, bí quyết công nghệ …
Công ty liên kết là công ty thành viên của công ty mẹ, có vốn góp không chi phối của công ty mẹ, có
mối quan hệ với công ty mẹ trên cơ sở các hợp đồng kinh tế, hợp đồng hợp tác kinh doanh và tuân thủ
điều lệ của công ty mẹ.


Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty Nhà nước

ở Việt Nam
Phan Vũ Anh
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về một số chủ trương,
chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX ngày
3/2/2000 đã đưa ra một bước đột phá trong chính sách đổi mới và cải cách doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) đó là tiến hành cổ phần hóa (CPH) "kể cả một số tổng công ty và doanh nghiệp lớn trong các
ngành như điện lực, luyện kim, cơ khí, hóa chất, phân bón, xi măng, xây dựng, vận tải đường bộ, đường
sông, hàng không, hàng hải, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm...".
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra theo phương án tổng thể sắp xếp DNNN, tại Quyết định số
84/2004/QĐ-TTg ngày 13/5/2004, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thực hiện thí điểm CPH một số tổng
công ty nhà nước lớn trong năm 2004. Theo quyết định này, ba tổng công ty lớn đầu tiên trong các ngành
xây dựng, giao thông vận tải, công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm CPH gồm:
Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (sau đây gọi là VINACONEX) (Bộ Xây dựng), Tổng
công ty Thương mại - Xây dựng (Bộ Giao thông Vận tải); Tổng công ty Điện tử - Tin học (Bộ Công nghiệp).
Khác với việc CPH một DNNN hoặc bộ phận DNNN đã thực hiện trong thời gian qua, CPH tổng
công ty nhà nước là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ chưa được thực hiện trên thực tế. Nhiều vấn đề như
phương thức thực hiện CPH, xác định giá trị của toàn tổng công ty, tên gọi, mô hình tổ chức và hoạt
động của tổng công ty sau CPH... chưa được xác định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Do vậy, việc
nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về CPH tổng công ty nhà nước ở Việt Nam là
một vấn đề rất cấp thiết, góp phần triển khai CPH thành công các tổng công ty khác. Chính vì vậy, tác
giả quyết định lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở
Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề CPH DNNN đang được sự quan tâm đặc biệt trong lý luận và thực tiễn hiện nay ở nước ta.
Trong hơn 10 năm qua, đã có nhiều văn bản của Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành được ban hành về công tác
CPH. Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều đề tài khoa học, luận án tiến sĩ, thạc sĩ, các bài viết đăng trên các tạp
chí khoa học đề cập và nghiên cứu chuyên sâu về CPH DNNN. Các công trình nghiên cứu đó đều thống

nhất ở sự cần thiết phải thực hiện CPH và hoàn thiện cơ chế chính sách về CPH. Qua nghiên cứu, tìm
hiểu, tác giả có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như sau:
- Trương Văn Bân, Bàn về cải cách toàn diện doanh nghiệp nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1996;


- Công ty cổ phần và chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần, Nxb Thống kê, Hà Nội,
1998;
- Nguyễn Thị Thu Vân, Một số vấn đề về hoàn thiện pháp luật công ty ở Việt Nam hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998;
- Hoàng Kim Huyền, Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
trong công nghiệp Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, 2003;
- PGS. TS Lê Hồng Hạnh, Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước những vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
- Lê Văn Tâm (Chủ biên), Cổ phần hóa và quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 .
Tất cả các công trình nghiên cứu kể trên mới chỉ nghiên cứu việc CPH một DNNN đơn lẻ độc lập,
DNNN trực thuộc tổng công ty hoặc CPH một bộ phận trực thuộc DNNN. Do CPH tổng công ty nhà
nước là một đề tài mới nên cho đến nay, tuy nhiên, chưa có bất kỳ công trình nào nghiên cứu đầy đủ và
toàn diện về đề tài "Hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam" nói trên.
Khác với CPH một doanh nghiệp thông thường, CPH tổng công ty nhà nước có tính chất phức tạp
hơn nhiều. Bởi vì, tổng công ty nhà nước ở Việt Nam là một tổ hợp nhiều doanh nghiệp hạch toán độc
lập, có hình thức pháp lý khác nhau. Nhiều vấn đề rất mới mẻ như nhận diện tổng công ty nhà nước được
CPH, phương thức CPH, quy trình CPH, xác định giá trị doanh nghiệp của tổng công ty, mô hình tổ chức,
quản lý và điều hành doanh nghiệp sau CPH …chưa được nghiên cứu cụ thể. Đây là cơ hội thuận tiện để
tác giả, xuất phát từ thực tiễn công tác của mình, mạnh dạn đề xuất những ý tưởng nhưng cũng đồng thời
là một khó khăn cho tác giả trong quá trình nghiên cứu vì không được kế thừa kết quả nghiên cứu của
những người đi trước nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót.
3. Mục đích đề tài và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc hoàn thiện

pháp luật về CPH tổng công ty nhà nước ở Việt Nam. Do CPH tổng công ty nhà nước là một vấn đề mới
và hiện nay mới chỉ có ba tổng công ty 90 và một tổng công ty nhà nước loại đặc biệt (Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam) được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm CPH, nên phạm vi nghiên cứu của luận
văn tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu thực tiễn thí điểm CPH Tổng công ty VINACONEX (một trong ba
tổng công ty 90 được thí điểm CPH và là tổng công ty hội tụ đầy đủ nhất những điều kiện chín muồi cho
việc CPH tổng công ty nhà nước). Đây cũng là nơi tác giả đang công tác và do vậy sẽ thuận lợi cho tác giả
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Làm rõ khái niệm và các đặc điểm của CPH DNNN;
- Thực trạng các chính sách và pháp luật về CPH tổng công ty nhà nước;
- Thực trạng triển khai thí điểm CPH Tổng công ty VINACONEX (một trong ba tổng công ty được
thí điểm CPH);
- Kinh nghiệm cải cách DNNN trong đó có các DNNN quy mô lớn ở một số nước trên thế giới.
- Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về CPH tổng công ty nhà nước ở Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài


Luận văn được thực hiện trên cơ sở bám sát những chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật
của Nhà nước về đổi mới và phát triển DNNN trong đó có các DNNN quy mô lớn trong nền kinh tế thị
trường của Việt Nam.
Luận văn vận dụng phương pháp luận, các quy luật và phạm trù của triết học Mác - Lênin trong quá
trình nghiên cứu mà hạt nhân là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, các phương pháp
phân tích, so sánh, tổng hợp cũng được vận dụng kết hợp giải quyết những vấn đề mà đề tài tiếp cận
nghiên cứu.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về cổ phần hóa và pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước và tổng công ty nhà nước.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và tổng công ty nhà nước.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước tại Việt Nam và một số kiến

nghị.
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN VĂN
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA
VÀ PHÁP LUẬT VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
Trong chương này, tác giả tập trung làm rõ khái niệm và đặc điểm của CPH DNNN và thí điểm CPH
một số tổng công ty nhà nước ở Việt Nam.
1.1. Những vấn đề chung về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
1.1.1. Khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm tác giả luận văn đã rút ra những nhận xét sau:
Xét về bản chất kinh tế, CPH là việc nhà nước hoặc giữ nguyên vốn hiện có trong doanh nghiệp
nhưng phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn, hoặc bán bớt một phần hay toàn bộ giá trị cổ phần của
mình trong doanh nghiệp cho các đối tượng là tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài nước hoặc cho cán bộ
quản lý và cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp bằng đấu giá công khai hay thông qua thị trường
chứng khoán.
Xét về mặt cấu trúc sở hữu, CPH là quá trình chuyển đổi sở hữu DNNN, chuyển doanh nghiệp thuộc
quyền sở hữu của nhà nước thành doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu với mục đích bảo đảm sự tồn tại và
phát triển không ngừng của doanh nghiệp theo sự phát triển của kinh tế xã hội.
Xét về mặt pháp lý, CPH là việc chuyển đổi DNNN sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
CPH DNNN là quá trình thực hiện đa dạng hóa sở hữu, chuyển các DNNN thuộc sở hữu của nhà nước
thành công ty cổ phần thuộc sở hữu của các cổ đông thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia mua cổ phiếu.
1.1.2. Đặc điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước


Qua khái niệm trên, có thể thấy CPH DNNN có những đặc điểm pháp lý sau:
Thứ nhất, CPH là biện pháp chuyển doanh nghiệp từ sở hữu nhà nước sang sở hữu nhiều thành phần,
hay còn gọi là đa sở hữu.
Thứ hai, CPH là quá trình chuyển đổi hình thức hoạt động từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang
công ty cổ phần.
Thứ ba, quá trình CPH được tiến hành thông qua hình thức nhà nước bán một phần hay toàn bộ vốn

nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
1.2. Thí điểm cổ phần hóa một số tổng công ty nhà nước ở Việt Nam
1.2.1. Sự cần thiết phải cổ phần hóa tổng công ty nhà nước
Các tổng công ty nhà nước được thành lập chủ yếu dựa vào việc tập hợp mang tính chất thu gom các
DNNN có quan hệ ngang theo quyết định hành chính nhằm làm giảm đầu mối quản lý. Do đó, tổng công
ty chưa thực sự thành một thể thống nhất, phát huy được sức mạnh tổng thể của toàn tổng công ty; chưa
đạt được mục tiêu khắc phục sự rời rạc, tạo sự liên kết giữa các đơn vị thành viên gắn bó với nhau về lợi
ích kinh tế, công nghệ, thị trường, chiến lược kinh doanh,...; trong nội bộ cơ quan quản lý và điều hành
tổng công ty còn nhiều vấn đề chưa hợp lý, cản trở quá trình phát triển kinh doanh của tổng công ty.
Đồng thời, các cơ chế, chính sách đầu tư, tài chính đối với tổng công ty, doanh nghiệp thành viên
cũng chưa tạo điều kiện để tổng công ty phát triển thành tập đoàn kinh tế mạnh nhằm tăng cường khả
năng kinh doanh của các đơn vị thành viên. Ngoài ra, các quy định của pháp luật về tổng công ty nhà
nước còn thể hiện nhiều bất cập.
Do những bất cập và hạn chế của các quy định của pháp luật về tổng công ty nhà nước nên trong thời
gian qua, tổng công ty nhà nước đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém và không thể hiện được vai trò đầu tàu
của kinh tế nhà nước, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội mà nhà nước giao. Để có thể đổi mới và phát
triển các tổng công ty nhà nước thì việc nghiên cứu và áp dụng các mô hình mới cho tổng công ty đóng
vai trò rất quan trọng. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã cho phép thí điểm CPH ba tổng công ty nhà nước và
tiến tới CPH tiếp các tổng công ty khác nếu thu được kết quả khả quan từ quá trình thực hiện thí điểm
này.
1.2.2 . Thí điểm cổ phần hóa một số tổng công ty nhà nước
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra theo phương án tổng thể sắp xếp DNNN, tại Quyết định số
84/2004/QĐ-TTg ngày 13/5/2004, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thực hiện thí điểm CPH một số
tổng công ty nhà nước lớn trong năm 2004.
Khác với việc CPH một DNNN thông thường, CPH tổng công ty nhà nước là một vấn đề hoàn toàn
mới mẻ và chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh cụ thể. Nhiều vấn đề như phương thức thực hiện CPH,
xác định giá trị doanh nghiệp, tên gọi, mô hình tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp sau CPH... là
những vấn đề rất mới mẻ cần có sự đúc rút kinh nghiệm từ việc thực hiện thí điểm CPH các tổng công ty
nêu trên.
Trên cơ sở thành công của thí điểm CPH ba tổng công ty nêu trên, Chính phủ sẽ xem xét tiếp tục

CPH các tổng công ty nhà nước khác hội tụ đầy đủ các điều kiện cho việc CPH.


Chương 2
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC VÀ TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC
2.1. Thực trạng các chính sách và quy định của pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, CPH DNNN đã được triển khai thực hiện trong suốt 15 năm qua. Phù hợp với yêu cầu
đổi mới và phát triển kinh tế của từng thời kỳ, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về CPH cũng
khác nhau. Qua nghiên cứu các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về CPH trong thời gian
qua, có thể khái quát xu hướng phát triển của CPH DNNN tại Việt Nam theo các nội dung sau:
2.2.1. Cổ phần hóa được triển khai từ thực hiện thí điểm đến xây dựng thành một chính sách lớn
của Đảng trong việc đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước
Xu hướng này được thể hiện rõ thông qua các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong
thời gian qua. Trong thời gian đầu, CPH được thực hiện chủ yếu là thí điểm. Trong thời gian gần đây,
trong các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều xác định CPH là một chính sách lớn của
Đảng trong việc đổi mới và phát triển DNNN.
2.2.2. Cổ phần hóa được thực hiện từ các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đến cổ phần hóa các
doanh nghiệp có quy mô lớn, thậm chí rất lớn
Trong thời gian đầu cổ phần.hóa chỉ áp dụng đối với các DNNN quy mô nhỏ, tầm ảnh hưởng không
lớn và hầu hết là các doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả. Hiện nay, CPH đã được Thủ tướng Chính
phủ cho phép áp dụng đối với các DNNN quy mô lớn thậm chí rất lớn.
2.2.3. Cổ phần hóa được thực hiện từ việc bán cổ phần nội bộ (cổ phần hóa khép kín) nay được
chuyển sang bán cổ phần công khai hoặc thông qua niêm yết
Trước đây khi bắt đầu thực hiện CPH, việc bán cổ phần chủ yếu được thực hiện trong nội bộ doanh
nghiệp. Hiện nay, pháp luật về CPH quy định cổ phiếu phải được bán công khai hoặc thông qua niêm yết
trên thị trường chứng khoán.
2.2.4. Cổ phần hóa được thực hiện từ việc ấn định giá bán cổ phần nay được chuyển sang cơ chế
bán đấu giá cổ phần thông qua tổ chức tài chính trung gian.

Trước đây, cổ phiếu khi chào bán đều được ấn định giá trước và không thay đổi trong suốt thời gian bán
cổ phần tại doanh nghiệp. Hiện nay, quy định này đã thay đổi, pháp luật về CPH quy định việc bán cổ phần
phải thông qua đấu giá thông qua tổ chức tài chính trung gian.
2.2. Thực trạng thí điểm cổ phần hóa Tổng công ty VINACONEX trực thuộc Bộ Xây dựng
2.2.1. Thí điểm cổ phần hóa Tổng công ty VINACONEX
Là đơn vị được Thủ tướng Chính phủ lựa chọn thí điểm cổ phần hóa theo Quyết định số 84/2004/QĐTTg, VINACONEX đã khẩn trương triển khai nghiên cứu và xây dựng Đề án thí điểm CPH Tổng công ty
trình Bộ Xây dựng và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hiện nay, VINACONEX là một trong các doanh
nghiệp mạnh của Bộ Xây dựng, hoạt động đa doanh đa ngành, thị trường hoạt động rộng trong và ngoài
nước, kinh doanh có hiệu quả và đa số các đơn vị thành viên của VINACONEX đã chuyển đổi sang mô
hình công ty cổ phần.
2.2.2. Thực trạng của VINACONEX trước cổ phần hóa


VINACONEX là một tổng công ty được Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra quyết định thành lập theo ủy
quyền của Thủ tướng Chính phủ (Tổng công ty 90), hoạt động trong các lĩnh vực chính như: Xây lắp,
xuất nhập khẩu, xuất khẩu lao động và đầu tư. Hiện nay, VINACONEX là một trong các tổng công ty
hàng đầu của ngành xây dựng Việt Nam hoạt động kinh doanh có hiệu quả và có đa số các thành viên đã
chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
2.2.3. Phương thức cổ phần hóa tổng công ty
Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật cụ thể quy định về phương thức tiến hành CPH tổng công ty nhà
nước. Do được lựa chọn là một trong ba tổng công ty được lựa chọn thí điểm thực hiện CPH toàn bộ tổng
công ty nên VINACONEX đã lựa chọn phương thức tiến hành CPH của tổng công ty đồng thời hai quá
trình:
(1) Cổ phần hóa chuyển đổi hình thức hoạt động của các đơn vị thành viên là DNNN còn lại.
(2) Hình thành công ty mẹ gồm Văn phòng Cơ quan Tổng công ty, các đơn vị hạch toán phụ thuộc
Tổng công ty như: các trung tâm, Ban quản lý dự án, nhà máy phụ thuộc. Công ty mẹ sẽ hoạt động dưới
hình thức công ty cổ phần.
Sau khi hoàn thành đồng thời hai quá trình nêu trên thì về cơ bản sẽ hoàn thành CPH Tổng công ty.
Các công việc còn lại là tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh, thông báo trên các phương tiện thông
tin đại chúng và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác cho doanh nghiệp cổ phần mới đi vào hoạt động.

2.2.4. Nhận dạng và hoạt động của VINACONEX sau cổ phần hóa theo Đề án thí điểm cổ phần
hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Một số nét chính về tổ chức và hoạt động của VINACONEX sau CPH như sau:
2.2.4.1. Tên gọi sau cổ phần hóa
Tên chính thức tiếng Việt: Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam
Tên chính thức tiếng Anh: Vietnam Construction & Import - Export Joint Stock Corporation
Tên giao dịch quốc tế: VINACONEX Corporation
Tên viết tắt: VINACONEX JSC
2.2.4.2. Mô hình tổ chức của VINACONEX sau cổ phần hóa
Với tính chất đa sở hữu và đa dạng hóa sản phẩm, đa ngành nghề, phạm vi hoạt động rộng và phù
hợp với xu thế phát triển, hoạt động sau CPH, VINACONEX sẽ được tổ chức và hoạt động theo mô hình
công ty mẹ - công ty con.
2.2.4.3. Phương thức hoạt động của VINACONEX trong mô hình công ty mẹ- công ty con
VINACONEX là một tổ hợp kinh tế bao gồm công ty mẹ, các công ty con, công ty liên doanh, liên
kết. Bộ máy tổ chức của VINACONEX cũng chính là tổ chức của công ty mẹ.
Công ty mẹ mang tên VINACONEX tồn tại dưới hình thức một công ty cổ phần có vốn góp chi phối
của nhà nước, có tư cách pháp nhân, được đăng ký và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Công ty mẹ
thực hiện chức năng kinh doanh độc lập, đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết và có các quyền
lợi, nghĩa vụ đối với các công ty này theo điều lệ của công ty mẹ trên cơ sở tuân thủ các quy định của
pháp luật.


Công ty con là các công ty có vốn cổ phần chi phối của công ty mẹ và chịu sự chi phối của công ty
mẹ trên một số lĩnh vực cụ thể như chiến lược đầu tư, phân chia thị trường, bí quyết công nghệ …
Công ty liên kết là công ty thành viên của công ty mẹ, có vốn góp không chi phối của công ty mẹ, có
mối quan hệ với công ty mẹ trên cơ sở các hợp đồng kinh tế, hợp đồng hợp tác kinh doanh và tuân thủ
điều lệ của công ty mẹ.




×