Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

tội mua bán trái phép chất ma túy (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.91 KB, 36 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
LỜI NÓI ĐẦU
Trong 3 năm qua, lớp Đại học Luật liên thông K54 đã được các thầy cô giáo
trường Đại học Vinh dìu dắt, truyền đạt những kiến thức, trang bị những hành trang
cơ bản để thực hiện công việc dễ dàng và hiệu quả hơn. Để hoàn thành đề tài thực
tập cuối khoá, trước tiên em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Luật Đại học Vinh đã không quản ngại đường xá xa xôi để đến với chúng em trong suốt
năm qua. Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Nguyễn Thị Mai
Trang đã quan tâm, hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình, giúp đỡ em suốt quả trình làm đề
tài thực tập cuối khoá này.
Mặc dù có nhiều cố gắng tìm tòi nghiên cứu, tuy nhiên do khuôn khổ về thời
gian, phạm vị nghiên cứu và hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên đề tài
thực tập cuối khoá không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của quý thầy, cô và những người quan tâm đến đề tài để kịp thời bổ
sung, nghiên cứu trong thời gian tới, làm cho đề tài có giá trị về mặt lý luận cũng
như thực tiễn./.
SINH VIÊN THỰC HIỆN

MỤC LỤC
1


LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................1
Trong 3 năm qua, lớp Đại học Luật liên thông K54 đã được các thầy cô giáo
trường Đại học Vinh dìu dắt, truyền đạt những kiến thức, trang bị những hành trang
cơ bản để thực hiện công việc dễ dàng và hiệu quả hơn. Để hoàn thành đề tài thực
tập cuối khoá, trước tiên em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Luật Đại học Vinh đã không quản ngại đường xá xa xôi để đến với chúng em trong suốt
năm qua. Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Nguyễn Thị Mai
Trang đã quan tâm, hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình, giúp đỡ em suốt quả trình làm đề
tài thực tập cuối khoá này..........................................................................................1
Mặc dù có nhiều cố gắng tìm tòi nghiên cứu, tuy nhiên do khuôn khổ về thời gian,


phạm vị nghiên cứu và hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên đề tài thực
tập cuối khoá không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của quý thầy, cô và những người quan tâm đến đề tài để kịp thời bổ sung,
nghiên cứu trong thời gian tới, làm cho đề tài có giá trị về mặt lý luận cũng như
thực tiễn./....................................................................................................................1
SINH VIÊN THỰC HIỆN........................................................................................1
....................................................................................................................................1
....................................................................................................................................1
MỤC LỤC..................................................................................................................1
DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT..........................................................................4
Thành phố: Tp...................................................................................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................4
Bảng 1: Tổng số vụ án về ma tuý và tổng số bị cáo đã đưa ra xét xử...............4
Bảng 2: Số vụ phạm tội và tang vật thu giữ......................................................4
Biểu đồ 3: Tỷ lệ tội phạm mua bán chất ma túy trái phép theo cơ cấu học vấn
............................................................................................................................4
Biểu đồ 4: Cơ cấu nghề nghiệp.........................................................................4
Biểu đồ 5: Tỷ lệ tội phạm mua bán chất ma túy trái phép theo cơ cấu giới tính
............................................................................................................................4
A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................4
1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................4
3.1. Mục đích nghiên cứu...................................................................................8
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................8
1.1. Một số khái niệm cơ bản...........................................................................10
1.1.1. Khái niệm tội phạm................................................................................10
1.1.2. Khái niệm ma túy..................................................................................11
1.1.3. Khái niệm tội phạm ma túy....................................................................12
Nằm bên bờ sông Mã, thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, chính trị
của tỉnh Thanh Hóa, phía bắc và đông bắc giáp huyện Hoằng Hóa, phía nam
giáp huyện Quảng Xương, phía tây giáp huyện Đông Sơn, phía đông giáp thị

2


xã Sầm Sơn. Thành phố có vị trí, cảnh quan sinh thái rất thuận lợi, khí hậu khá
ôn hòa...............................................................................................................16
Năm 2016, tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố tăng 16,2%; thu ngân sách
trên địa bàn 1.546 tỷ đồng. Tp Thanh Hóa có 3 khu công nghiệp là: Lễ Môn,
Hoàng Long, FLC Hoàng Long...........................................................................17
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CỦA CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM MUA BÁN....................30
TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TP THANH HÓA.....................30
3.1. Một số giải pháp phòng chống tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trên
địa bàn TP Thanh Hóa..........................................................................................30
3.1.1. Các giải pháp về kinh tế.........................................................................30
3.1.2. Tăng cường vai trò nghiệp vụ của Công An Tp Thanh Hóa..................31
3.1.3. Phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trên địa bàn.........................31
3.1.4. Các biện pháp khác................................................................................31
3.2. Một số kiến nghị đối các cấp chính quyền Tp Thanh Hóa về công tác đấu
tranh, phòng chống tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn..........32
3.2.1. Về kinh tế...............................................................................................32
3.2.2. Về năng lực, phẩm chất cán bộ Công an Tp Thanh Hóa........................33
3.2.3. Về công tác tuyên truyền, giáo dục........................................................33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................36

3


DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT
Thành phố: Tp
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Tổng số vụ án về ma tuý và tổng số bị cáo đã đưa ra xét xử
Bảng 2: Số vụ phạm tội và tang vật thu giữ
Biểu đồ 3: Tỷ lệ tội phạm mua bán chất ma túy trái phép theo cơ cấu học vấn
Biểu đồ 4: Cơ cấu nghề nghiệp
Biểu đồ 5: Tỷ lệ tội phạm mua bán chất ma túy trái phép theo cơ cấu giới tính

A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm qua cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình giao lưu
hội nhập Quốc tế và khu vực, tình hình kinh tế xã hội của nước ta đã có những
bước phát triển vượt bậc, đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh
4


những những thành tựu đã đạt được, đất nước ta còn đang phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn và thử thách. Một trong những khó khăn đó là tình trạng gia tăng
các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm mua bán chất ma tuý. Loại tội phạm này đã
và đang trở thành nỗi nhức nhối của cả Quốc gia, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới
đời sống kinh tế, chính trị và là nguyên nhân gây mất trật tự an toàn xã hội.
Ma tuý là nguồn gốc dẫn đến tội phạm, là nguyên nhân của sự bần cùng hoá
gia đình, làm băng hoại sức khoẻ, đạo đức, nhân cách, là bạn đồng hành của thảm
hoạ HIV/AIDS, đồng thời nó còn tác động xấu tới an ninh, trật tự, sự ổn định và sự
phát triển bền vững của xã hội. Ma tuý như là một thứ dịch bệnh nguy hiểm. Nó có
sức cuốn hút, cám dỗ và lây lan rất nhanh đến mọi tầng lớp trong đó có thanh thiếu
niên, làm xuống cấp nền văn hoá, đạo đức và lối sống tốt đẹp, đẩy lùi sự phát triển
của xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ, trí tuệ và nhân cách, tương lai,
nòi giống con người. Ma tuý đã và đang trở thành đề nhức nhối không chỉ của
riêng Việt Nam mà còn là của toàn thế giới.
Mặc dù đã có nhiều biện pháp ngăn chặn, song tệ nạn ma tuý vẫn đang ra hết
sức đa dạng, phức tạp và có chiều hướng gia tăng, trở thành hiểm hoạ lớn đối với

sự phát triển lành mạnh của dân tộc. Đi liền với tệ nạn ma tuý sự phát sinh của tội
phạm giết người, cướp của, trộm cắp, cưỡng đoạt, lừa đảo tham ô chiếm đoạt tài
sản của nhà nước và công dân.
Những năm gần đây, các cơ quan điều tra truy tố đã tập trung đánh mạnh,
đánh trúng nhiều đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy và tổ chức
truy quét nhiều tổ chức nghiện hút. Tuy nhiên, địa hình nước ta tiếp giáp với vùng
“tam giác vàng” nơi sản xuất ra 70% lượng ma túy lớn trên thế giới, đường biên
tiếp giáp Lào - Campuchia - Trung Quốc dài và hiểm trở gây nhiều khó khăn trong
công tác quản lí an ninh chính trị, trật tự xã hội.
Tp Thanh Hóa là một là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh. Được sự
quan tâm của Đảng và nhà nước tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đã và đang có sự
chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được nâng cao. Nhưng bên cạnh đó vẫn
5


còn nhiều vấn đề nổi lên đáng quan tâm cả về kinh tế và trong lĩnh vực trật tự an
toàn xã hội. Do sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường những mặt tiêu cực
du nhập vào Việt nam nói chung và Tp Thanh Hóa nói riêng đã làm cho trật tự an
ninh xã hội ngày càng phức tạp. Xuất hiện ngày càng nhiều loại hình tội phạm, đặc
biệt là tội phạm ma túy. Cốc Hạ, Lò Chum, Mật Sơn... trước đây là điểm nóng về
hoạt động tội phạm ma túy và tệ nạn nghiện hút chất ma túy. Trong một vài năm
gần đây, hoạt động của tội phạm ma túy đã được kiềm chế nhưng vẫn diễn biến
phức tạp, khó lường.
Tp Thanh Hóa có nhiều khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ là nơi các đối tượng
nghiện ma túy thường thuê trọ để giao dịch, buôn bán ma túy. Nhiều đối tượng đến
thuê trọ, ăn ở sinh sống trên địa bàn, không khai báo tạm trú nên công tác quản lý
của cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, trình độ dân trí ở một bộ
phận người dân còn thấp, đời sống khó khăn. Chính vì trình độ nhận thức còn thấp,
cùng với việc không am hiểu pháp luật khi thấy việc buôn bán ma túy có thể làm
giàu lên một cách chóng vánh nên những đối tượng này đã bất chấp Pháp luật, bất

chấp những tác hại nguy hiểm mà ma túy đem đến, chúng tìm mọi thủ đoạn, mọi kẽ
hở để mua bán kiếm lời.
Trong năm 2016, các cán bộ chiến sĩ Công an thành phố đã bắt, xử lý 126 vụ,
145 đối tượng mua bán, vận chuyển, tàng trữ, tổ chức sử dụng trái phép chất ma
túy. Trong đó khởi tố 102 vụ, 110 bị can. Triệt phá hàng chục tụ điểm tệ nạn ma
túy, thu giữ 46,37 gam heroin, 196,06 gam ma túy dạng đá, 354 viên thuốc lắc.
Tính đến tháng 6 năm 2016 toàn Tp Thanh Hóa có 1.367 người nghiện ma túy
trong danh sách quản lý, trong đó, 205 người đang cai nghiện tại các cơ sở Nhà
nước, còn lại đang quản lý tại gia đình, cộng đồng…
Trước thực trạng trên, công tác đấu tranh phòng chống ma túy là vấn đề cấp
bách được Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành
nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy lùi đồng thời tiến tới xóa bỏ tệ nạn ma túy.
Các hành vi phạm tội liên quan đến ma túy đã bị xử lý bằng những hình phạt rất
6


nghiêm khắc. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy các tội phạm về ma túy nói chung, tội
phạm mua bán trái phép chất ma túy nói riêng vẫn không ngừng diễn biến phức tạp
với nhiều thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm.
Với tình hình như vậy, tôi đã mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực
trạng tội phạm mua bán ma túy ở địa bàn Tp Thanh Hóa” nhằm góp một phần
bé nhỏ trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán ma túy trên địa
bàn quận Tp Thanh Hóa nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Với đề tài nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu đã vận dụng kiến thức xã hội
học nói riêng và các ngành khoa học xã hội nói chung. Ở nhiều góc độ khác nhau,
mua bán ma túy cũng là đối tượng của nhiều ngành khoa học: Khoa học Quản lý,
tâm lý học, công tác xã hội, tội phạm học, luật học... Qua đó chúng ta có thể thấy
được tính chất liên ngành của đề tài. Đề tài này, còn sử dụng nhiều thuật ngữ của

xã hội học đại cương và các chuyên ngành xã hội học như: Xã hội học Quản lý,
chính sách xã hội... và cách tiếp cận về tệ nạn ma tuý nhìn dưới góc độ sai lệch xã
hội. Qua đó, đề tài góp phần làm phong phú thêm kho tàng tri thức và lý luận khoa
học của khoa học xã hội nói chung và xã hội học nói riêng.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu về thực trạng tội phạm mua bán chất ma túy trái phép có ý nghĩa
thực tiễn quan trọng. Kết quả nghiên cứu giúp nâng cao nhận thức của người dân về
tác hại của ma tuý, từ đó có những thay đổi trong ý thức và hành động, nâng cao tinh
thần trách nhiệm, tích cực tham gia ủng hộ phong trào đấu tranh phòng chống ma túy.
Bên cạnh đó, đề tài cũng phần nào giúp các nhà quản lý xã hội có cách nhìn
đúng đắn và toàn diện hơn về tệ nạn mua bán chất ma tuý trái phép để từ đó có
những biện pháp kiến nghị để giải quyết những khó khăn đang tồn đọng và đưa ra
những khuyến nghị thúc đẩy công việc phòng chống tệ nạn xã hội nói chung và tệ
nạn mua bán chất ma tuý nói riêng. Ngoài ra, đề tài còn nhằm răn đe những kẻ đã
7


và đang có ý định phạm tội về ma túy.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc sử dụng các kiến thức đại cương, chuyên ngành và kết quả
nghiên cứu Xã hội học thực nghiệm để phân tích và làm rõ các mục tiêu sau: Thực
trạng tội phạm mua bán chất ma tuý trên địa bàn Tp Thanh Hóa về mặt lý luận và
thực tiễn. Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng và thực tiễn tội phạm mua
bán ma túy, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm này ở giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu khái quát lịch sử về các tội phạm ma túy nói chung, tội phạm
mua bán trái phép ma túy nói riêng.
- Phân tích tình hình tội phạm, thực tiễn tội mua bán trái phép chất ma túy. Từ

đó, đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống tội phạm.
- Dự báo loại hình tội phạm ma túy trong tương lai.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng tội phạm mua bán trái phép chất ma túy.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Nhóm tội phạm bị bắt giữ vì tội mua bán chất ma túy năm 2014 đến năm 2016.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Địa bàn quận Tp Thanh Hóa.
- Thời gian: Từ năm 2014 đến năm 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê
Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh
phòng chống tội phạm, có sử dụng các văn bản pháp luật, các báo cáo tổng kết xét
8


xử, các tài liệu trong nước có liên quan.
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, để
thực hiện nhiệm vụ của đề tài.
6. Giả thiết nghiên cứu
- Tội phạm mua bán chất ma túy đang là vấn đề nhức nhối ở Tp Thanh Hóa.
- Điều kiện địa lí tiếp giáp nhiều huyện, thị, lại nằm trên trục Quốc lộ 1A với
nhiều tuyến đường liên tỉnh, liên huyện; trình độ nhận thức hạn chế của nhân dân là
nguyên nhân phát triển loại hình tội phạm này.
- Sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, các cá nhân tập thể ở Tp Thanh Hóa trong
việc phòng chống tội phạm mua bán ma túy lên cao đã đạt được nhiều thành tựu.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài bao gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung

Chương 2: Thực trạng tội phạm mua bán chất ma túy trái phép ở Tp Thanh Hóa
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
phòng chống tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn Tp Thanh Hóa

9


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm tội phạm
Khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8, Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi,
bổ sung năm 2009:
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cổ ý
hoặc vô ý xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ
quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích
hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp
luật xã hội chủ nghĩa.
2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được
quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng,
tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng.
3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội
mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm
nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất là của
khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội

phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối
với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây
nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội
ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
4. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tỉnh chất nguy hiểm cho xã
10


hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lỷ bằng các biện pháp khác.
1.1.2. Khái niệm ma túy
Đã từ lâu ma tuý là vấn đề toàn cầu, tác động lên hều hết các quốc gia và khu
vực trên thế giới ở nhiều cấp độ khác nhau, gây những thiệt hại lớn cả về kinh tế
chính trị và xã hội. Có rất nhiều ý kiến, quan điểm đưa ra về khái niệm ma tuý,
song có thể khái quát ma tuý là một chất có từ trong tự nhiên hoặc nhân tạo, có khả
năng gây nghiện khi con người sử dụng không đúng, không hợp lý. Nó có tác động
và ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định và phát triển của cộng đồng.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “Ma tuý” xuất hiện ban đầu có nghĩa là thuốc phiện.
Bởi vì lúc bấy giờ người ta mới biết đến một chất có hoạt tính sinh học và gây
nghiện được sử dụng đó là thuốc phiện. Ngày nay những chất gây nghiện có hoạt
tính sinh học ngày càng tăng nhiều, đa dạng, phong phú. Ngoài thuốc phiện còn có
cần sa, côcain, mocfin, và nhiều loại thuốc gây nghiện khác.
Theo từ điển Hán Việt thì ma tuý được dùng chỉ các chất mà khi sử dụng cỏ
trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng lâu thành nghiện.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): "Ma tuý là thực thể hoá học hoặc thực thể
hỗn hợp; khác với tất cả những cái được đòi hỏi để duy trì tình trạng bình thường của
cơ thể, việc sử dụng những chất đó sẽ làm thay đổi chức năng sinh học của con người.

Theo các chuyên gia nghiên cứu của Liên hiệp quốc: “Ma túy là các chất hoá
học có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ có
tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm cho con người lệ thuộc vào

chúng và cuối cùng sẽ gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng. ”
Trong Bộ luật Hình sự nước ta, lần đầu tiên thuật ngữ “ma tuý ” được quy
định tại điều 203 của Bộ luật Hình sự 1985 tại mục: “Tội tổ chức dùng các chất ma
tuý”. Ngày 21/12/1999, Bộ luật Hình sự mới được thông qua thì“ma tuý” là các
chất đã được xác định và có tên gọi riêng trong khoa học. Danh mục các chất ma

11


tuý (bao gồm danh mục quy định tại công ước Quốc tế 1961-1971-1981) gồm 225
chất ma tuý và 22 tiền chất để sản xuất ra ma tuý.
Có thể nói ma tuý gây tác hại nhiều về mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội
và đã trở thành hiểm hoạ chung của nhân loại. Tại diễn đàn Liên hợp quốc đã đánh
giá: Trong những năm gần đây, tình trạng nghiện hút ma tuý đã trở thành hiểm hoạ
lớn của nhân loại. Không một quốc gia, dân tộc nào thoát ra ngoài vòng xoáy
khủng khiếp của nó để tránh khỏi những hậu quả do nghiện hút và buôn lậu ma tuý
gây ra. Ma tuý đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt cạn kiệt nhân
lực, tài chính, huỷ diệt những tiềm năng quý báu khác mà lẽ ra phải được huy động
cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho mọi người. Ma
tuý đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui gia đình,
gây xói mòn đạo lý, kinh tế, xã hội... Nghiêm trọng hơn, ma tuý còn là tác nhân
chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS phát triển.
1.1.3. Khái niệm tội phạm ma túy
Tội phạm ma túy là hành vi cố sản xuất, chế xuất, pha chế, chào hàng, phân
phối, mua bán, trao đổi, tàng trữ ma túy dưới bất kì hình thức nào, trồng hoặc tàng
trữ các loại cây có chất ma túy, tổ chức, chỉ đạo, hoặc tài trợ cho những hành vi
phạm tội đó, chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài sản đó thu được
từ những hành vi phạm tội - Điều 3 công ước của Liên hợp quốc năm 1988 về
chống mua bán các chất ma túy, hướng thần (8, 55).
1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội mua bán trái phép chất ma túy

Tội mua bán trái phép các chất ma tuý là hành vi cố ý trao đổi các chất ma tuý
bằng tiền hay hiện vật trái với các quy định của Nhà nước. Việc phân tích các dấu
hiệu của cấu thành tội phạm mua bán trái phép chất ma tuý một mặt cho thấy tính
chất nguy hiểm cho xã hội của tội này. Mặt khác, việc phân tích cũng làm rõ sự
giống nhau và khác nhau giữa tội mua bán trái phép các chất ma túy với một số tội
phạm khác như tội vận chuyển trái phép các chất ma tuý, tội tàng trữ trái phép các
chất ma túy.
12


1.2.1. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ và bị
tội phạm xâm hại. Có thể nói, trong bất cứ chế độ xã hội có giai cấp nào, Nhà nước
cũng đều xác lập, bảo vệ, củng cố và thúc đẩy sự phát triển của những quan hệ xã
hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Ở các chế độ xã hội khác nhau thì các
quan hệ xã hội được bảo vệ cũng khác nhau. Hệ thống quy phạm pháp luật hình sự
luôn là công cụ hữu hiệu để Nhà nước bảo vệ các quan hệ xã hội phù hợp với lợi
ích của giai cấp mình.
Như vậy, tội mua bán trái phép chất ma túy xâm phạm chế độ độc quyền quản
lý của Nhà nước về ma túy, trực tiếp là chế độ quản lý của Nhà nước về việc trao
đổi chất ma túy.
Việc mua bán trái phép chất ma túy không chỉ vi phạm chế độ độc quyền quản
lý của Nhà nước về ma túy mà còn góp phần tạo ra một lớp người nghiện trong xã
hội, đe dọa nghiêm trọng đến an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe và sự phát triển
lành mạnh của xã hội.
Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị
hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những
quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Đối tượng tác động của tội mua bán trái phép chất ma túy là các chất ma túy.
1.2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố cơ bản cấu thành tội
phạm, không có mặt khách quan thì sẽ không có các yếu tố khác của tội phạm và
do vậy không có tội phạm. Mặt khách quan được hiểu là mặt bên ngoài của tội
phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới
khách quan.
Mặt khách quan bao gồm các yếu tố:
- Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội;
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội;
13


- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả;
- Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ,
phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội...)
Trong mặt khách quan của tội phạm, hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản,
những biểu hiện của mặt khách quan chỉ có ý nghĩa khi có hành vi khách quan,
không có hành vi khách quan thì không có tội phạm.
Mua bán dân sự là quyền của mỗi công dân. Song, ma túy là loại hàng hóa
Nhà nước độc quyền quản lý nên mọi hành vi trao đổi ma túy trái với các quy định
của pháp luật đều bị coi là mua bán ma túy trái phép, bị coi là tội phạm.
Hành vi mua bán ma túy được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:
- Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc
ma tuý do đâu mà có).
- Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.
- Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.
- Dùng chất ma túy nhằm trao đổi, thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào
nguồn gốc ma tuý do đâu mà có).
- Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán... lấy chất ma tuý
nhằm bán lại trái phép cho người khác.
- Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép.

- Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép.
Nếu một người đã có hành vi chào bán trái phép chất ma tuý, đã thoả thuận về
giá cả, địa điểm giao hàng nhưng trên đường mang ma tuý đến địa điểm giao hàng thì
bị bắt, thì bị định tội mua bán trái phép chất ma tuý ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi kể
trên.
1.2.3. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm là thể thống nhất của mặt khách quan và mặt chủ quan. Mặt khách
quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, mặt chủ quan là hoạt động tâm
14


lý bên trong của người phạm tội. Mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại một
cách độc lập mà luôn luôn gắn liền với mặt khách quan của tội phạm. Hoạt động
tâm lý bên trong của người phạm tội luôn luôn gắn liền với các biểu hiện bên ngoài
của tội phạm.
1.2.4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi
luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.
Năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện cần thiết để xác định con người có
lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ có người có năng lực trách
nhiệm hình sự mới có thể là chủ thể của tội phạm.
Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi của mình và có khả năng điều khiển hành vi ấy. Ở đây là khả năng kiềm
chế được hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện và khả năng lựa chọn xử sự
khác không nguy hiểm cho xã hội.

15



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỘI PHẠM MUA BÁN
TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY

2.1. Khái quát về thành phố Thanh Hóa
Tp Thanh Hóa rộng 146,77 km², với 20 phường, 17 xã, dân số 435.298 người
(năm 2016). Thành phố là một trong những đô thị trực thuộc tỉnh có quy mô dân
số, diện tích và có số đơn vị hành chính lớn nhất trong các đô thị trực thuộc tỉnh
của Việt Nam.
Quốc lộ 1A chạy qua địa giới hành chính thành phố dài gần 20 km, cảng Lễ
Môn, Sầm Sơn ở phía Ðông, đường sắt Bắc - Nam chạy ở phía Tây, tạo thành một
mạng lưới giao thông đa dạng và thuận tiện. Nhờ đó, thành phố Thanh Hóa đã trở
thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh Thanh Hóa, đồng thời ở vào vị
thế thuận lợi trong việc giao thương với tất cả các tỉnh trong nước.
2.1.1. Vị trí địa lý
Nằm bên bờ sông Mã, thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, chính trị của
tỉnh Thanh Hóa, phía bắc và đông bắc giáp huyện Hoằng Hóa, phía nam giáp huyện
Quảng Xương, phía tây giáp huyện Đông Sơn, phía đông giáp thị xã Sầm Sơn.
Thành phố có vị trí, cảnh quan sinh thái rất thuận lợi, khí hậu khá ôn hòa.
2.1.2. Lao động
Tp Thanh Hóa là địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh
Hóa; tỷ lệ lao động nông thôn chiếm 27%.
2.1.3. Kinh tế - Xã hội

16


Năm 2016, tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố tăng 16,2%; thu ngân sách
trên địa bàn 1.546 tỷ đồng. Tp Thanh Hóa có 3 khu công nghiệp là: Lễ Môn, Hoàng
Long, FLC Hoàng Long.

2.2. Tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma tuý ở địa bàn Tp
Thanh Hóa
2.2.1. Thực trạng về mức độ của tội mua bản chất ma túy trái phép trên địa
bàn Tp Thanh Hóa trong những năm gần đây
Trong những năm qua, cuộc đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma tuý đã
và đang diễn ra rất quyết liệt tuy đã làm cho tinh hình hoạt động của tội phạm ma
túy có xu hướng giảm từ 186 vụ (2014) xuống còn 126 vụ (2016). Nhưng do tác
động của tình hình ma tuý trong khu vực và trên thế giới, tình trạng mua bán trái
phép chất ma tuý ở địa bàn Tp Thanh Hóa tuy có giảm nhưng không đáng kể. Tội
phạm về ma túy là một trong những tội phạm phát triển với tốc độ mạnh nhất ở
quận Ngô Quyền. Có thể thấy rõ điều này qua bảng số liệu sau:
Bảng 1. Tổng số vụ án về ma tuý và tổng số bị cáo đã đưa ra xét xử
Năm

Tổng số vụ án

Tổng số bị cáo

2014

174

182

2015

157

165


2016

126

145
(Nguồn : Công an quận Tp Thanh Hóa)

Theo báo cáo thống kê của tòa án nhân dân Tp Thanh Hóa, từ năm 2013 đến
năm 2015, TAND đã xét xử sơ thẩm 757 vụ án về ma túy với 491 bị cáo. Do tình
hình tội phạm về ma túy gia tăng và diễn biến phức tạp nên số lượng các vụ án về
ma túy mà ngành tòa án phải thụ lý, giải quyết cũng nhiều và chiếm tỷ lệ khá cao
trong tổng số các vụ án hình sự.
Tp Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, chính trị của cả tỉnh, có Quốc lỗ 1A chạy
qua, là cửa ngõ ra Bắc, vào Nam. Với địa hình đó, ma túy từ các tỉnh khác có nhiều
17


điều kiện thuận lợi để buôn bán, vận chuyển trái phép vào Tp Thanh Hóa. Chính vì
vậy, tình hình mua bán trái phép chất ma túy ở địa bàn Tp Thanh Hóa trở nên phức
tạp hơn rất nhiều.
Qua bảng thống kê, tổng số vụ án mua bán trái phép chất ma túy ta thấy số vụ
án có xu hướng giảm xuống đáng kể, từ 174 vụ năm 2016 xuống còn 126 vụ năm
2016, giảm 48 vụ trong 3 năm. Có thể nói trong năm 2016 Thành ủy, Ủy ban nhân
dân Tp Thanh Hóa đã đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng chống tội phạm và phòng
chống ma túy, đặc biệt là loại tội phạm mua bán chất ma túy trái phép ở các cấp cơ
sở, các khu dân cư, công tác này tác động mạnh vào những kẻ có ý đồ phạm tội,
góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Hiện nay, trên địa bàn Tp Thanh Hóa tỉ lệ các vụ án về mua bán trái phép chất
ma túy đã có xu hướng giảm dần nhưng số vụ nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm
trọng vẫn còn cao.

Bảng 2. Số vụ phạm tội và tang vật thu giữ
Số vụ tội

Năm

Số vụ tội

phạm

phạm

mua bán

ma túy

chất ma
túy trái

Ma túy

(gam)

dạng đá

dạng

(gam)

viên


157,05

phép
2014
2015
2016

174
157
126

125
107
82

Tang vật
Ma túy

Hêroin

32,15
41,21
46,37

186,15
196,06

Tiền VND

Xilanh


(nghìn)

(chiếc)

(viên)
206

171.150.00

45

312

0
192.030.00

38

354

0
189.000.00

27

0

(Nguồn: Công an Tp Thanh Hóa)
Qua bảng thống kê trên, ta thấy rất rõ biểu hiện của sự giảm xuống số vụ án về

tội phạm ma túy và đặc biệt là tội phạm mua bán chất ma túy trái phép. Qua từng
năm chúng ta thấy giảm xuống một cách rõ nét, thể hiện: Trong năm 2014 có 174
18


vụ án về ma túy nói chung, trong đó có 125 vụ án về mua bán chất ma túy trái
phép. Đến năm 2015 giảm xuống còn 157 vụ và cho đến năm 2016 xuống còn
126vụ về ma túy, trong đó có 82 vụ mua bán ma túy. Như vậy, từ năm 2013 - 2014
số vụ án ma túy nói chung đã giảm xuống từ 175 xuống còn 126 vụ. Cùng với sự
gia tăng của các vụ án kéo theo số lượng của các tang vật cũng tăng lên mạnh mẽ.
Khối lượng ma túy tăng mạnh, đặc biệt là những năm đầu do chưa thâm nhập nhiều
vào địa bàn, chủ yếu là heroin.Điều đặc biệt là khối lượng hêroin, ma túy dạng đá,
dạng viên không ngừng tăng.
Trong những năm gần đây, số vụ án có xu hướng giảm đi, nhưng mức độ
phạm tội nghiêm trọng lại tăng cao.

Biểu đồ 1: Mức độ nghiêm trọng của tội phạm mua bán chất ma túy trái phép
2.2.2. Thực trạng về tính chất của tội mua bán chất ma túy trái phép trên
địa bàn Tp Thanh Hóa
Khi nghiên cứu về con người C.Mác đã viết: “Bản chất của con người không
phải là cái gì trừu tượng, sẵn có của từng cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực
19


của nó, bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”.
Như vậy, đặc điểm cá nhân của người phạm tội gồm những đặc điểm về tâm
sinh lí, về bản chất xã hội, điều kiện sống cũng như hành vi lối sống riêng của
người phạm tội.
- Đặc điểm cá nhân của người phạm tội được nghiên cứu trên những nội dung:
Các thông tin nhân khẩu của người phạm tội: Tên, tuổi, giới tính, dân tộc...

Các thông tin về bản chất xã hội của người phạm tội: Trình độ văn hóa, nghề nghiệp...
Các thông tin về điều kiện sống của người phạm tội: Mức độ thu nhập, điều
kiện ăn ở, làm việc.
Các thông tin về trạng thái tâm lí: Năng lực trách nhiệm hình sự, sức khỏe.
Các thông tin về hành vi lối sống. Tuy nhiên, do giới hạn của đề tài nên tác
giả chỉ đi vào nghiên cứu: Tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, học vấn
2.2.2.1. Cơ cấu học vấn
Tp Thanh Hóa là quận trung tâm của tỉnh Thanh Hóa. Do điều kiện dân cư
đông đúc, giao thông đi lại đi lại thuận lợi, nên có điều kiện phát triển so với một số
vùng trung tâm khác. Dân cư phần lớn là người sinh sống lâu năm ở thành phố, đời
sống nhân dân cao, trình độ học vấn cao, một bộ phân dân từ các huyện khác đến
sinh sống do điều kiện kinh tế khó khăn, không có điều kiện để chăm lo cho con em
học hành nên trình độ dân trí thấp.

20


Biểu đồ 3: Tỷ lệ tội phạm mua bán chất ma túy trái phép theo cơ cấu học vấn
Qua biểu đồ trên ta có thể đánh giá về trình độ dân trí càng hạn chế thì con
người rất dễ lao vào những việc làm mà chỉ vì lợi ích trước mắt chứ không nhìn xa
về hậu quả của những việc làm trái pháp luật của mình. Kết quả nghiên cứu cho
thấy có đến 1% đối tượng mù chữ trong tổng 575 vụ. Những đối tượng mù chữ này
hầu hết là chỉ hoạt động sản xuất nông nghiệp đơn thuần, do trình độ nhận thức
thấp nên dễ bị dụ dỗ, mua chuộc, hoa mắt trước những siêu lợi nhuận. Họ chỉ cho
rằng đây là việc làm nhẹ nhàng, không vất vả như việc làm ruộng, làm nương
nhưng lại nhận được những khoản tiền rất lớn.
Tỉ lệ những đối tượng ở trình độ tiểu học cao hơn đáng kể so với trình độ
THCS và THPT(Tiểu học: 38,7%,THCS: 32,4%,THPT: 17,7%).
Do trình độ còn hạn chế chưa hiểu biết hết về pháp luật và ý thức tuân thủ
pháp luật còn kém. Đây là những khó khăn trong công tác tuyên truyền giáo dục

pháp luật. Những đối tượng này thường liều lĩnh, chúng làm ngơ, bỏ qua trước sự
răn đe nghiêm khắc của pháp luật.
Tp Thanh Hóa tuy đã có sự phát triển các huyện. Nhưng vẫn còn rất nhiều
phường mới sáp nhập vào thành phố còn phát triển chậm, đặc biệt là những xã,
phường mới được thành lập. Để đẩy mạnh sự phát triển nơi đây Đảng và Nhà nước
21


cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa. cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng đủ mạnh để có
thể phát triển tương xứng với những tiềm năng có sẵn trong vùng.
2.2.2.2. Cơ cấu nghề nghiệp

Biểu đồ 4: Cơ cấu nghề nghiệp
Như đã phân tích ở cơ cấu học vấn chính vì trình độ của nhân dân Tp Thanh
Hóa nói chung và tội phạm mua bán chất ma túy nói riêng còn rất thấp do vậy họ
làm nghề tự do là chủ yếu. Do họ chưa có việc làm ổn định để đáp ứng cuộc sống
của mình và gia đình nên đã liều lĩnh lao vào làm những việc trái với pháp luật và
chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Qua nghiên cứu cho thấy, những đối tượng tội phạm mua bán ma túy có đến
91,1% không có công việc ổn định, thất nghiệp chiếm 6%. Như vậy, ta thấy tội
phạm này chỉ chủ yếu tập trung ở những đối tượng có đời sống bấp bênh, không đủ
ăn, đủ mặc. Tuy đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm nhưng chỉ cải thiện
được một phần chứ chưa toàn diện, nền sản xuất nông nghiệp mang tính chất tự
cung tự túc là cơ bản.
2.2.2.3. Cơ cấu giới tính
Mua bán chất ma túy là loại tội phạm nguy hiểm không chỉ với cộng đồng xã
hội mà ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân những kẻ phạm tội, và khi không thoát
22



khỏi lưới pháp luật thì họ phải chịu mức án rất cao trong khung hình phạt. Và
thường thì những việc làm mạo hiểm này thì nam giới mới dám làm, nhưng vào
những năm gần đây cho thấy nữ giới phạm tội có xu hướng tăng cao.

Biểu đồ 5: Tỷ lệ tội phạm mua bán chất ma túy trái phép theo cơ cấu giới tính
Qua biểu đồ trên, cho thấy trong 757 vụ án có đến 93,6% tội phạm là nam
giới, và với con số 5,4% thì nữ giới cũng đã là chủ đề được bàn luận rất nhiều. Tuy
họ là phái yếu, phái mà tưởng chừng chỉ biết nội trợ, chăm lo cho chồng con,
khuyên chồng, dạy con không sa vào những tệ nạn mà họ lại chính là đối tượng
nhúng tay vào làm những việc làm trái pháp luật này.
Những con số tỉ lệ nữ giới tăng lên theo năm ngày càng nhiều và với độ tuổi
còn rất trẻ. Điều này chứng minh cho thấy sự gia tăng mức độ gia tăng của loại tội
phạm này. Do là nữ nên họ thường dễ ngụy trang hơn nam giới họ dễ dàng qua mắt
được lực lượng điều tra. Thông thường thì nữ thường thực hiện công đoạn là chia
ra bán lẻ, vừa thu lợi nhuận cao, vừa ít nguy hiểm hơn.
Theo nghiên cứu không có đối tượng nữ nào phạm vào tội án đặc biệt nguy
hiểm nhưng phần lớn lại ở mức rất nguy hiểm. Như vậy, đối tượng là nữ cũng hết
sức nguy hiểm nên công tác điều tra đòi hỏi phải khéo léo để những đối tượng này
sa lưới.
2.2.2.4. Mùa vụ và tội phạm mua bán ma túy
23


Trong quá trình nghiên cứu đề tài ngoài việc nghiên cứu thông tin nhân khẩu,
đề tài còn nghiên cứu thời gian tội phạm gây án. Hành vi phạm tôi xảy ra trong thời
gian không gian, địa điểm nhất định và kéo dài trong khoảng thời gian nào đó. Do
vậy, nghiên cứu thời gian diễn ra hành vi phạm tội về ma túy nói chung và hành vi
mua bán chất ma túy nói riêng có ý nghĩa trong hoạt động phát hiện, điều tra tội
phạm này.
Tội phạm được xác định từ khi có những hành vi chuẩn bị phạm tội đến quá

trình tiến hành phạm tội, kết thúc hành động phạm tội và che dấu tội phạm.
Qua nghiên cứu 575 vụ, số liệu cho thấy thời gian trong năm không phân biệt
rõ ràng, bọn tội phạm thường xem xét tình hình và thời cơ. Khi có thời cơ thuận lợi
là bọn chúng lợi dụng ngay để thực hiện hành vi phạm tội. Và khi nào có đợt truy
quét của lực lượng Công an thì chúng tạm ngưng hoạt động và chờ xem xét tình
hình rồi chúng chớp lấy thời cơ khi thuận lợi. Thông thường bọn chúng thường
hoạt động về đêm hay rạng sáng để tránh sự phát hiện của lực lượng tuần tra, kiểm
soát. Nếu bị phát hiện cũng dễ dàng lẩn trốn, phi tang.
Địa điểm diễn ra hành vi mua bán thường ở nơi ít dân, ít người qua lại, địa
hình phức tạp giúp cho bọn chúng dễ dàng lẩn trốn.
2.3. Nguyên nhân và điều kiện tồn tại của tội phạm mua bán trái phép
chất ma túy
Trước tình hình tội phạm về ma túy và đặc biệt là tội phạm mua bán chất ma
túy trái phép đang diễn ra ngày càng gia tăng, Nhà nước đã đầu tư nhiều công sức,
tài chính để đấu tranh ngăn chặn loại tội phạm này, thế nhưng tình hình chuyển
biến chậm và còn nhiều diễn biến phức tạp. Một câu hỏi đặt ra là tại sao tội phạm
ma túy bị pháp luật xử lí nghiêm khắc như vậy mà tình trạng phạm tội vẫn gia
tăng? Để có cơ sở đề ra những giải pháp ngăn chặn tội phạm này, chúng ta cần phải
tìm ra được những nguyên nhân những điều kiện của nó.
Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm là tổng hợp những ảnh
hưởng và quá trình xã hội xác định tội phạm và hậu quả của chúng. Đó là toàn bộ
24


những hiện tượng quá trình xã hội làm phát sinh tình hình tội phạm. Nguyên nhân
của tình hình tội phạm là tập hợp những ảnh hưởng, quá trình xã hội trực tiếp làm
phát sinh tình hình tội phạm. Điều kiện của tình hình tội phạm là những ảnh hưởng
của quá trình xã hội tạo ra những hoàn cảnh thuận lợi cho sự tồn tại của tình hình
tội phạm.
Ngoài những nguyên nhân điều kiện của tội phạm nói chung các tội phạm về

ma túy nói riêng, đặc biệt là tội phạm mua bán chất ma túy trái phép ở địa bàn Tp
Thanh Hóa còn do những nguyên nhân, điều kiện đặc thù sau:
2.3.1. Nguyên nhân kinh tế
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến
nay đã đem lại nhiều biến đổi trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhưng khi
chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như các địa phương khác trong cả
nước, Tp Thanh Hóa đã phát huy những mặt tích cực do nền kinh tế hàng hoá đem
lại bên cạnh đó cũng chịu sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đó là tình
trạng phân hóa giàu nghèo, tình trạng thiếu công ăn việc làm thu nhập bấp bênh cho
nên một bộ phận cán bộ nhân dân tìm kiếm lợi nhuận bất hợp pháp, vi phạm quy
chuẩn pháp luật và đạo đức bị đồng tiền cuốn hút làm những việc sai trái. Ma tuý là
mặt hàng siêu lợi nhuận ở bất kì quốc gia nào trên thế giới, chuỗi mắt xích từ sản
xuất đến tiêu thụ ma tuý là những hoạt động kinh doanh béo bở nhất. Chính vì vậy,
bọn buôn lậu ma tuý đã tìm cách lôi kéo những con mồi thậm chí một bộ phận cán
bộ sĩ quan hoạt động trong lĩnh vực phòng chống và kiểm soát ma tuý đã tham gia
vào đường dây buôn bán ma tuý. Bên cạnh đó, còn có những người nghiện để thoả
mãn cơn nghiện của mình cũng tham gia vận chuyển buôn bán, tàng trữ ma tuý.
2.3.2. Nguyên nhân xã hội và gia đình
Trước tiên, chúng ta khẳng định tệ nạn ma tuý là một hiện tượng xã hội. Lý
luận chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra mọi hiện tượng trong xã hội không phải ở trạng
thái tĩnh tại, bất biến mà luôn có sự thay đổi nên khi xem xét nguyên nhân xã hội
25


×