Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Ngữ văn 7 câu rút gọn, câu đặc biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.54 KB, 3 trang )

Bài tập Tiếng Việt về câu đặc biệt và câu rút gọn – Ngữ văn 7
A.
1.
B.
I.

1.

Lý thuyết
Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt
Câu rút gọn: là loại câu vẫn được cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ nhưng bị
lược bỏ đi một số thành phần câu khi nói hoặc viết tạo thành câu rút gọn.
Câu đặc biệt: Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
Bài tập
Cho biết những câu sau đây câu nào là câu rút gọn, câu nào là câu đặc biệt.
Gạch chân dưới những câu đó. Nêu tác dụng của câu đặc biệt, câu rút gọn
trong câu đó.
Các bạn đang làm gì vậy ?
- Dọn vệ sinh lớp.
2. Cậu đã làm bài tập xong chưa ?
- Làm rồi
3. Ôi! Nghèo quá. Tôi khổ đến thế này.
4. Thật đẹp quá! Đà Nẵng là quê hương trong lòng tôi tự bao giờ
5. Hoa hồng! Một loài hoa! Những đóa hoa hồng khoe sắc dưới ánh nắng mặt trời
lung linh.
6. Nga ơi! Nga vẫn ổn chứ ?
- Tôi không sao
7. Mình kiểm tra môn văn vào thứ mấy vậy Sơn ?
- Thứ sáu.
8. Một đêm đông! Từng đợt gió bấc và những cơn mưa phùn lạnh buốt đến thấu
xương. Tôi nằm ngủ trong chăn ấm. Không ra khỏi nhà vì trời còn âm u. Ngủ


thiếp đi khi nào không hay. Tôi chợt thức giấc. Ôi! Nhìn kìa! Một chiếc lá!. Chiếc
lá duy nhất còn sót lại trên cành cây khẳng khiu sau đợt đêm đông dài.
9. Một cơn mưa! Đen kịt. Lộp độp. Những cơn mưa rào vào đầu mùa hạ kéo đến
như rửa sạch cả bầu trời bụi bặm.
10. Đói và lạnh! Mệt và Sợ . Nó hớt hãi chạy băng qua khỏi cánh rừng đầy khói
lửa bom đạn.
11. Một giờ... hai giờ... Hàng giờ đồng hồ trôi qua nhưng nó vẫn chưa làm được
câu nào trong đề.
12. Những con ong chăm chỉ hút mật từ nhuỵ hoa trong vườn. Một phút... hai
phút... ba phút... rồi bốn phút... Nhiều quá!. Ong thợ siêng năng làm việc để đem
đến cái đẹp cho đời, hương thơm cho đời.
13. Thương thay! Những số phận con người bị cuộc đời vùi dậy trong đáy xã hội
cũ.
14. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
15. Uống nước nhớ nguồn.
Dương Thị Thùy Nhung

1


Bài tập Tiếng Việt về câu đặc biệt và câu rút gọn – Ngữ văn 7
16. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
17. Hứa hươu hứa vượn.
18. Ăn không nói có.
19. Hỡi ơi! Cuộc sống muôn ngàn khó khăn nhưng vẫn có chút màu hồng.
1.

II. Đáp án
Các bạn đang làm gì vậy ?
- Dọn vệ sinh lớp.

2. Cậu đã làm bài tập xong chưa ?
- Làm rồi.
3. Ôi! Nghèo quá. Tôi khổ đến thế này.
4. Thật đẹp quá! Đà Nẵng là quê hương trong lòng tôi tự bao giờ
5. Hoa hồng! Một loài hoa! Những đóa hoa hồng khoe sắc dưới ánh nắng mặt
trời lung linh.
6. Nga ơi! Nga vẫn ổn chứ ?
- Tôi không sao
7. Mình kiểm tra môn văn vào thứ mấy vậy Sơn ?
- Thứ sáu.
8. Một đêm đông! Từng đợt gió bấc và những cơn mưa phùn lạnh buốt đến thấu
xương. Tôi nằm ngủ trong chăn ấm. Không ra khỏi nhà vì trời còn âm u. Ngủ
thiếp đi khi nào không hay. Tôi chợt thức giấc. Ôi! Nhìn kìa! Một chiếc lá!
Chiếc lá duy nhất còn sót lại trên cành cây khẳng khiu sau đợt đêm đông dài.
9. Một cơn mưa! Đen kịt. Lộp độp. Những cơn mưa rào vào đầu mùa hạ kéo đến
như rửa sạch cả bầu trời bụi bặm.
10. Đói và lạnh! Mệt và Sợ. Nó hớt hãi chạy băng qua khỏi cánh rừng đầy khói
lửa bom đạn.
11. Một giờ... hai giờ... Hàng giờ đồng hồ trôi qua nhưng nó vẫn chưa làm được
câu nào trong đề.
12. Những con ong chăm chỉ hút mật từ nhuỵ hoa trong vườn. Một phút... hai
phút... ba phút... rồi bốn phút... Nhiều quá!. Ong thợ siêng năng làm việc để
đem đến cái đẹp cho đời, hương thơm cho đời.
13. Thương thay! Những số phận con người bị cuộc đời vùi dậy trong đáy xã hội
cũ.
14. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
15. Uống nước nhớ nguồn.
16. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
17. Hứa hươu hứa vượn.
18. Ăn không nói có.

Dương Thị Thùy Nhung

2


Bài tập Tiếng Việt về câu đặc biệt và câu rút gọn – Ngữ văn 7
19. Hỡi ơi! Cuộc sống muôn ngàn khó khăn nhưng vẫn có chút màu hồng.
- Câu rút gọn là những câu: 1, 2, 7, 14, 15, 16, 17, 18.
+ Tác dụng:
* Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người: câu 14, 15,
16, 17, 18.
* Làm cho câu gọn hơn: 1, 2, 7 (RG chủ ngữ).
- Câu đặc biệt là những câu: 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 19.
* Gọi đáp: câu 6
* Bộc lộ cảm xúc: câu 3, 4, 13, 19, câu 8 (Ôi!)
* Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật:
Câu 8 (Một đêm đông!, Một chiếc lá)
Câu 9 (Một cơn mưa!, Đen kịt. Lộp độp)
Câu 5 (Hoa hồng! Một loài hoa.)
Câu 10 (Đói và lạnh! Mệt và sợ.)
* Xác định thời gian diễn ra của sự vật được nói đến trong đoạn: câu 11, câu 12.

Dương Thị Thùy Nhung

3



×