Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đề cương chi tiết môn học Phương pháp dạy học ngữ văn (Đại học Giáo dục)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.35 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG MƠN HỌC

CHƯƠNG TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN

Hà Nội, 2014

1


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC / CHUYÊN ĐỀ

TÊN MÔN HỌC: CHƯƠNG TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN
1. Thơng tin về đơn vị đào tạo
- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN
- Khoa: Sư phạm
- Bộ môn: Khoa học Xã hội
2. Thơng tin về mơn học
- Tên mơn học: Chương trình, Phương pháp dạy học Ngữ Văn
- Mã môn học: TMT1006
- Môn học bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc
- Số lượng tín chỉ: 04
- (Các) mơn học tiên quyết: Lý luận và Công nghệ dạy học
3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành
3.1. Mục tiêu chung:
Học xong môn này, sinh viên hiểu và phân tích được cấu trúc nội dung chương
trình dạy học Ngữ văn ở trường THPT. Trên cơ sở tích hợp tri thức liên ngành
Văn-Ngữ trong dạy học môn học cấu tạo SGK từ ba phân môn Văn học, Tiếng Việt



và Làm văn, sinh viên biết tổng hợp và đánh giá được các mối liên hệ về phương
pháp và kĩ năng dạy-học chương trình Ngữ Văn trung học. Biết tổ chức dạy học Ngữ

Văn ở trường THPT.
3.2. Chuẩn năng lực:
3.2.1. Kiến thức:
- Nắm được nội dung chương trình Ngữ văn THPT
- Hiểu được cách thiết kế, cấu trúc các bài học trong CT Ngữ Văn THPT.
- Kiến thức cụ thể về các phương pháp dạy học các phân môn Văn học, Tiếng
Việt và Làm văn trong Ngữ Văn THPT.
2


- Làm chủ tri thức quy trình tổ chức dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp liên
phân mơn.
3.2.2. Kỹ năng:
- Phân tích cấu trúc chương trình nội dung dạy học Ngữ văn (liên hệ chiều dọc
qua các cấp lớp ở mỗi phân môn và liên hệ chiều ngang giữa các phân môn).
- Tổng hợp và đánh giá được các mối liên hệ về phương pháp và kĩ năng dạy-học
chương trình Ngữ Văn trung học trên cơ sở tích hợp tri thức liên ngành Văn-Ngữ
trong dạy học môn học cấu tạo SGK từ ba phân môn Văn học, Tiếng Việt và Làm
văn.
- Vận dụng được các phương pháp đã học để dạy học các kiểu bài thuộc các
phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm Văn trong chương trình dạy học.
- Tổ chức được các hoạt động sư phạm trong một giờ dạy học Ngữ Văn.
- Hướng dẫn được học sinh tự học, tự nghiên cứu những vấn đề liên quan đến
Văn học, Việt ngữ học và Làm Văn cũng như việc dạy học Ngữ văn ở THPT
3.2.3. Thái độ:
- Có ý thức dạy học theo đặc trưng kiểu bài thuộc ba phân mơn nhưng đồng thời

cũng có ý thức tích hợp tri thức Văn học, Tiếng Việt và Làm Văn
- Có ý thức đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn theo định hướng phát huy
tính tích cực của người học, cập nhật với quy trình, PPDH hiện đại theo chuẩn
quốc tế.
3.2.4. Mục tiêu khác:
Sinh viên vươn lên tầm tích hợp kiến thức Văn học-Ngôn ngữ-Làm văn vào
trong thực tiễn nhận thức và dạy học.
4. Nội dung mơn học
4.1 Tóm tắt
Chương trình, phương pháp dạy học Ngữ Văn là mơn học trang bị cho sinh viên
những kiến thức về nội dung, đặc điểm, kết cấu chương trình Ngữ Văn THPT
và các phương pháp dạy học từng kiểu bài cụ thể thuộc các phân môn VănTiếng Việt- Làm Văn.
3


Phương pháp dạy học Văn học dựa trên đặc trưng tiếp nhận văn học trong
nhà trường để đưa ra những phương pháp dạy học văn hiệu quả nhất; từ đó cung
cấp các phương pháp dạy các bài thuộc các phần: Văn học sử, Tác phẩm văn
học Việt Nam, Lý luận văn học và Văn học nước ngoài.
Phương pháp dạy học Tiếng Việt nhấn mạnh vai trị và tính tích hợp của
môn Tiếng Việt trong trường PT để đề xuất các phương pháp dạy học Tiếng
Việt theo chương trình đổi mới. Phương pháp dạy học Làm văn cung cấp các tri
thức về mơn Làm văn trong chương trình Ngữ văn THPT, trong đó nhấn mạnh
phương pháp dạy 6 kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị
luận và nhật dụng, đặc biệt là văn nghị luận (gồm nghị luận văn học, nghị luận
xã hội).
4.2 Nội dung cụ thể
Thứ
tự


1

Mục tiêu

Nội dung

Thời

Ghi

lượng

chú

Kết thúc chương, SV cần phải Chương 1: Quy trình 2 giờ
hiểu và tiếp cận được chuẩn dạy học Ngữ Văn tiếp tín
quốc tế trong dạy học mơn học. cận chuẩn quốc tế
chí
1.1.Giới thiệu chung về
Cụ thể:
quy trình dạy học Ngữ
- Làm chủ các khâu của hoạt văn tiếp cận chuẩn quốc tế
động dạy học: điều tra hứng thú, 1.2. Giới thiệu quy trình
kiểm tra kiến thức nền của tổ chức dạy học một bài
người học, xác định hệ mục tiêu học cụ thể
và lập kế hoạch dạy học, soạn
giáo án, lựa chọn nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học, kiểm tra đánh giá cải
tiến.

- Lập được kế hoạch dạy học
cho một bài học cụ thể trong
chương trình Ngữ văn THPT.
- Vận dụng vào hoạt động dạy
học bộ môn Ngữ văn từ khâu
chuẩn bị đến khâu tổ chức thực
hiện.
4


- Vận dụng soạn giảng một nội
dung dạy học theo nhiều hình
thức khác nhau: giáo án thường,
giáo án nghiên cứu, giáo án dự
án.
- Đánh giá được việc cải tiến
điều chỉnh nội dung, phương
pháp, hình thức dạy học.
- So sánh, đánh giá được ưu
nhược điểm của dạy học thông
thường, dạy học nghiên cứu, dạy
học theo dự án.
2

Kết thúc chương, SV cần phải:

Chương

- Nhận diện đặc điểm của các
loại văn bản văn học đem vào

làm thành các đơn vị bài học
phân môn Văn trong SGK (văn
bản tác phẩm văn chương/văn
bản văn học nói chung).
- Phân biệt được bài văn học sử
với bài lí luận văn học và bài
văn chính luận hay nghiên cứu
văn học.
- Trên cơ sở đó lập bảng thống
kê và phân tích cấu trúc nội
dung phần Văn trong chương
trình SGK.
- Hiểu được đặc điểm phương
pháp dạy học phần Văn (phương
pháp dạy học tác phẩm văn
chương theo đặc trưng loại thể
và phương pháp dạy học đọc
hiểu văn bản tác phẩm đối với
dạy học các bài về tác phẩm văn

trình và Phương pháp

5

2:

Chương

dạy học Văn học
2.1. Khoa học phương

pháp dạy học Văn
2.2. Phần Văn trong
chương trình Ngữ văn ở
nhà trường phổ thơng
2.2.1.Quan niệm về phần
Văn và việc dạy học Văn
trong nhà trường THPT
2.2.2.Chương trình văn
học THPT
2.2.3.Thực trạng dạy học
Văn hiện nay và yêu cầu
đổi mới PPDH Văn
2.3.Dạy học tác phẩm
văn trong tích hợp Ngữ
văn
2.4.Phương pháp dạy học


chương; phương pháp thuyết
trình đối với các bài về văn học
sử và lí luận văn học; phương
pháp đàm thoại, tích cực hóa
chủ thể người học, phương pháp
dạy học nêu vấn đề dựng chung
cho cả phần Văn.
- Thông hiểu đặc trưng của việc
tiếp nhận (đọc-hiểu) tác phẩm
văn chương nói chung, đặc điểm
tiếp nhận tác phẩm văn chương
trong nhà trường nói riêng.

- Vận dụng tri thức về phương
thức sáng tác và chủ thể sáng tác
để phân biệt văn học dân gian và
văn học văn học viết, từ đó có
phương pháp dạy học thích hợp
các bài học thuộc hai loại hình
sáng tác này.
- Vận dụng tri thức về loại hình
nghệ thuật để phân biệt văn học
kịch (kịch bản) với vở diễn sân
khấu, từ đó có cách dạy các trích
đoạn kịch bản trong chương
trình.
- Trên cơ sở nhận thức ngôn ngữ
như chất liệu và ngôn ngữ như là
công cụ, phân biệt được tác
phẩm văn chương như là sáng
tác nghệ thuật ngôn từ và văn
bản văn học như là bài viết
nghiên cứu lí luận phê bình hay
văn nghị luận chính luận, từ đó
có phương pháp dạy học thích
hợp các tác phẩm văn chương và
6

các kiểu bài cụ thể
2.4.1.Phương pháp dạy
học bài văn học sử
2.4.2.Phương pháp dạy
học bài lý luận văn học

2.4.3.Phương pháp dạy
học tỏc phẩm văn chương
(Văn học dân gian, Kịch
bản Văn học viết gồm văn
học Việt Nam và Văn học
nước ngoài).


các văn bản khoa học văn học.
- Vân dụng ý thức văn học so
sánh, tri thức văn học sử, ngôn
ngữ dân tộc và loại hình văn tự
vào việc tiếp cận phần văn học
nước ngoài được đưa vào
chương trinh SGK.
- Dựa trên tri thức lịch sử văn
học kết hợp với hình dung cấu
tạo của nền văn học và ý thức
phân biệt sáng tác nghệ thuật
ngôn từ với văn bản khoa học
văn học để nhận diện cấu trúc
đồng tâm của phần Văn trong
chương trình SGK.
- Vận dụng tri thức lí luận văn
học nhà văn-tác phẩm-bạn đọc
và giao tiếp văn học để cắt nghĩa
bản chất của tiếp nhận văn
chương, tự mình đánh giá được
hoạt động đọc hiểu văn bản tác
phẩm.

- Giải thích, phân tích được
nguyên do chọn lựa các loại văn
bản văn học đưa vào làm bài học
cho phần Văn trong chương
trình SGK.
- Lí giải được sự phân biệt về
bản chất giữa các loại văn bản
văn học đó như là sự phân biệt
giữa loại hình nghệ thuật sử
dụng chất liệu ngơn từ gọi là văn
chương và các ngành khoa học
nghiên cứu về văn nghệ thuật
văn chương tạo thành khoa học
7


Văn học.
- Giải thích được tính tương
thích giữa phương pháp dạy học
với loại bài học trong phần Văn
của SGK.
- Giải thích được lý do lựa chọn
các phương pháp dạy học trong
một giờ dạy cụ thể.
- So sánh, đánh giá được ưu
nhược điểm của từng phương
pháp.
Kết thúc chương, SV:
3


Chương 3: Chương

- Phân tích được mối quan hệ
giữa mơn Tiếng Việt và phân
mơn khác trong mơn Ngữ văn
nói riêng, các mơn học khác nói
chung.
- Phân tích được 2 đặc điểm của
chương trình tiếng Việt.
- So sánh phương pháp dạy học
Tiếng Việt thể hiện trong
chương trình cũ và chương trình
mới (ít nhất là ở 2 khía cạnh).
- Phân tích được cơ sở của việc
lựa chọn phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học .
- Vận dụng được phương pháp
dạy học Tiếng Việt theo hướng
tích cực để soạn giáo án và
giảng dạy một bài cụ thể.
- Vận dụng được 3 bước trong
quy trình giảng dạy kiểu bài lý
thuyết có cấu tạo 3 phần để soạn
giảng một bài cụ thể.
8

trình và Phương pháp
dạy học Tiếng Việt
3.1.Phần Tiếng Việt trong
chương trình Ngữ văn ở

trường THPT
3.1.1.Vị trí, vai trị của
của phần tiếng Việt trong
chương trình Ngữ văn ở
THPT
3.1.2.Chương trình tiếng
Việt ở trường THPT
3.2.Một số nguyên tắc cơ
bản và những phương
pháp đặc trưng của việc
dạy học tiếng Việt trong
nhà trường
3.2.1.Một số nguyên tắc
cơ bản của việc dạy học
TV
3.2.2.Những phương pháp
đặc trưng của việc dạy


- Vận dụng được quy trình dạy
kiểu bài lý thuyết có cấu tạo 2
phần để soạn giảng một bài cụ
thể.
- Vận dụng được quy trình dạy
kiểu bài thực hành để soạn giảng
một bài cụ thể.
- Đánh giá và lựa chọn được các
phương pháp phù hợp để tích
cực hố hoạt động của học sinh
trong dạy học Tiếng Việt.


học TV.
3.3.Phương pháp dạy học
các loại bài Tiếng Việt ở
THPT
3.3.1.Các loại bài học
tiếng Việt
3.3.2.Quy trình dạy học
các loại bài học TV
3.2.1.Quy trình dạy học
bài lý thuyết
3.2.2.Quy trình dạy bài
thực hành, luyện tập

4

3.3.3.Bài soạn minh hoạ
phần tiếng Việt
Chương 4: Chương

Kết thúc chương, SV:
- Thông hiểu 6 kiểu văn bản
trong CT THPT
- Có cách dạy học VB miêu tả,
tự sự, biểu cảm, thuyết minh
- Hiểu và phân tích được yêu
cầu, phương pháp dạy các kiểu
bài làm văn nghị luận.
- Hiểu và phân tích được đặc
điểm, phương pháp dạy văn bản

nhật dụng.
- Hương dẫn được học sinh cách
viết bài làm văn nghị luận văn
học (với các thể loại và vấn đề
văn học) và các bài văn nghị
luận xã hội.
- Biết ra đề, xây dựng đáp án,

trình và Phương pháp
dạy học Làm văn
4.1.Khái quát chung (2
tiết)
4.1.1.Mục đích, nội dung
của phân môn Làm văn
ở trường THPT theo CT
và SGK hiện hành
4.1.2.Cở sở khoa học của
dạy học Làm văn
4.1.3. Nguyên tắc dạy học
Làm văn ở trường THPT

4.2.Phương pháp dạy học
các kiểu bài làm văn ở
THPT (8 tiết)
4.2. 1.Phương pháp dạy
biểu điểm, thực hành chấm và
học các bài làm văn tự
trả bài cho HS.
sự, miêu tả, biểu cảm ở
9



- Đánh giá được tác dụng của THPT
văn bản tự sự, miêu tả, biểu 4.2. 3.Phương pháp dạy
cảm, thuyết minh trong cuộc học làm văn thuyết minh
và nhật dụng ở THPT
sống. Đánh giá được tầm quan
4.3. Một số kiến thức và
trọng của các loại văn nghị luận. kĩ năng bổ sung (2 tiết)
Đánh giá tầm quan trọng của 4.3.1.Phương pháp dạy
văn bản nhật dụng trong cuộc học kiểu bài Phân tích đề,
lập dàn ý
sống
4.3.3.Phương pháp ra đề,
lập đáp án trong Làm văn
4.4.Chấm và trả bài làm
văn
4.4.1.Yêu cầu chung
4.4.2.Những lưu ý khi
chấm và trả bài
5

Kết thúc chương, SV:
-Thấu hiểu mục đích của kiểm
tra-đánh giá trong dạy học mơn
Ngữ văn.
-Phân tích được nội dung, hình
thức kiểm tra-đánh giá trong dạy
học mơn Ngữ văn ở THPT.
- Phân tích và tổng hợp được

dạng bài kiểm tra Ngữ văn ở
THPT.
- Thấu hiểu quan điểm đánh giá
năng lực trong dạy học Ngữ văn.
- Tổ chức được tiết dạy kiểm tra
viết phân môn Đọc- hiểu, Tiếng
Việt và Làm văn.
-Có phương pháp và kĩ năng
đánh giá năng lực môn Ngữ văn.
10

Chương 5: Phương pháp 2 giờ
kiểm tra-đánh giá trong tín
dạy học Ngữ Văn
chỉ
5.1.Mục đích của kiểm
tra- đánh giá môn Ngữ
văn ở THPT
5.2.Các nội dung kiểm
tra- đánh giá
5.2.1. Kiến thức
5.2.2.Kĩ năng
5.2.3.Thái độ, hứng thú và
các nội dung khác
5.3.Các hình thức kiểm
tra-đánh giá mơn Ngữ văn
5.3.1.Hình thức trình bày
miệng
5.3.2.Hình thức trình bày



viết
5.3.3.Hình thức các hoạt
động ngữ văn
5.4.Các dạng bài kiểm tra
5.4.1.Kiểm tra thường
xuyên
5.4.2.Kiểm tra cuối bài
học
5.4.3.Kiểm tra giữa kì
5.4.4.Thi hết năm học,
khóa học
5.5.Vấn đề đổi mới trong
kiểm tra- đánh giá mơn
Ngữ văn
5.5.1.Kiểm tra- đánh giá
kết quả học tập
5.5.2.Kiểm tra- đánh giá
năng lực

5. Phương pháp, hình thức dạy học
5.1 Phân bổ thời lượng (giờ TC): theo hình thức dạy học
Lý thuyết: 20
Thực hành/làm việc nhóm: 35
Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 5
5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu
Thuyết trình, vấn đáp, tổ chức làm việc nhóm, Seminar, Thực hành
6. Học liệu:
6.1. Tài liệu chính (từ 2 đến 4 tài liệu)
1. ĐHQG Hà Nội-Univercity Cambridge, Tài liệu tập huấn dành cho giáo viên

các trường THPT chuyên (Quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế; thiết kế
dạy học theo quy trình chuẩn quốc tế; thiết kế hồ sơ dạy học môn Ngữ văn), Hà
Nội, 2009.
11


2. Lê A, Nguyễn Quanh Ninh, Bùi Minh Toán, Phương pháp dạy học tiếng Việt
ở phổ thông trung học, NXB Giáo dục, 1996.
3- Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Phạm Minh Diệu, Nguyễn Thành Thi, Giáo
trình Làm văn (Dự án đào tạo GV THCS, Bộ Giáo dục và Đào tạo), NXB.
ĐHSP, Hà Nội, 2008.
4. Lê A, Một số vấn đề dạy và học Làm văn, ĐH Sư phạm Hà Nội, 1990.
5. Phan Trọng Luận, Nguyễn Thanh Hùng, Phương pháp dạy học văn, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội 2003.
6.2. Tài liệu tham khảo (nên tài liệu mới)
+Bắt buộc
1. Lê A, Vương Toàn, Nguyễn Quanh Ninh, Phương pháp dạy tiếng mẹ đẻ,
NXB Giáo dục, 1989.
2. Lê A, “Mấy vấn đề cơ bản của việc dạy học tiếng Việt ở phổ thông”, Tạp chí
NCGD, 12/1990.
3. Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại
thể), NXB ĐHQG, H. 2001.
4. Nguyễn Thị Thanh Hương, Dạy học Văn ở trường phổ thông, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2001.
5. Nguyễn Trọng Hoàn, Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn
chương, NXB Giáo dục, 2002.
6. Nguyễn Thanh Hùng, Đọc và tiếp nhận văn chương, NXB Giáo dục, H.
2004.
7. Phan Trọng Luận, Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường, NXB Giáo
dục 1977.

8. Nguyễn Minh Thuyết, “Về việc dạy tiếng ở trường phổ thơng”, Tạp chí
NCGD, 12/1988.
9. Bùi Minh Toán, “Về quan điểm giao tiếp trong việc dạy tiếng Việt”, Tạp chí
NCGD, 11/1992.
+Lựa chọn
1. M. Arnaudop, Tâm lý học sáng tạo văn học, NXB Văn học, H. 1978.
2. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương, Lý luận văn học vấn đề và suy nghĩ,
NXB Giáo dục, 1995.
12


4. V.A. Nhicônxki, Phương pháp giảng dạy văn học ở trường PT, NXB GD, H.
1978.
5. Phan Trọng Luận, Xã hội-văn học-nhà trường, NXB ĐHQG, H. 1996.
6. Guy Palmade, Các phương pháp sư phạm, NXB Thế giới, H. 2002.
7. Nguyễn Đức Tồn, Mấy vấn đề lý luận và phương pháp dạy học từ ngữ Tiếng
Việt trong nhà trường, NXB Đại học Quốc gia HN, 2003.
7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá
+ Mục đích và trọng số kiểm tra
Hình thức
Mục đích, hình thức KT - ĐG
Đánh giá thường xun Mục đích: đánh giá ý thức học tập, sự
chun cần
Hình thức: câu hỏi, phiếu tự đánh giá,
thảo luận.
Bài tập tuần (cá nhân)

Bài kiểm tra giữa kỳ

Mục đích: Đánh giá việc tự học, thực

hành của sinh viên
Hình thức: Báo cáo trình bày trên lớp/
Sản phẩm: bài trình chiếu
Mục đích: Đánh giá kết quả học tập
½ học kỳ, kỹ năng làm việc nhóm,
lấy thơng tin phản hồi về việc học tập
để cải tiến việc dạy học
Hình thức: Thi dạy theo nhóm, tự
chọn một tác phẩm văn học cụ thể
trong chương trình Ngữ Văn THPT.

Bài thi hết mơn

Trọng số
10%

10%

20%

Mục đích: Đánh giá kết quả học tập
60%
cuối môn học, lấy thông tin phản hồi
về việc học tập để cải tiến chương
trình, đề cương mơn học.
Hình thức: Sản phẩm (Bài thi)
+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT - ĐG.
+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT - ĐG.
- Đánh giá thường xuyên: sự chuyên cần (5 điểm), tham gia thảo luận, ý
kiến trên lớp (5 điểm).

13


- Bài tập tuần (cá nhân): Báo cáo thuyết trình/Bài trình chiếu (có phiếu
đánh giá riêng).
- Bài kiểm tra giữa kỳ: Sản phẩm (có phiếu đánh giá riêng).
- Bài thi hết mơn: Sản phẩm (có phiếu đánh giá riêng).

Tính chất
của nội

Hình thức

dung kiểm

Mục đích kiểm tra

Trọng số

tra

Đánh giá
thường

Lý thuyết

Kiểm tra kiến thức môn học

10 %


xuyên
Bài tập

Lý thuyết

cá nhân

và kỹ năng

Bài tập
nhóm

Kỹ năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào
thực tiễn và các phẩm chất trí tuệ; kỹ năng

10%

viết khoa học
Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của
nhóm và Đánh giá kỹ năng phối kết hợp
trong làm việc nhóm để tạo ra được sản

20%

phẩm có ý nghĩa.
Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn
Bài thi
hết mơn


Tổng hợp

đề của thực tiễn bằng kiến thức chuyên
môn và đưa ra được giải pháp hiệu quả

60%

(thơng qua nghiên cứu)
+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG
Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm
tra đánh giá.
CHỦ NHIỆM KHOA

CHỦ NHIỆM BỘ MƠN

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

14


15



×