Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Một số vấn đề về lịch sử và pháp lý của đường biên giới Việt Nam – Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.67 KB, 12 trang )

Một số vấn đề về lịch sử và pháp lý của đường
biên giới Việt Nam – Lào
Đinh Thị Thanh Huyền
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60 38 60
Người hướng dẫn: TS Đỗ Hòa Bình
Năm bảo vệ: 2007
Abstract: Nghiên cứu lịch sử hình thành đường biên giới Việt Nam-Lào; Tổng hợp,
hệ thống hóa các sự kiện về biên giới và tiến trình đàm phán giải quyết đường biên
giới Việt Nam-Lào qua các tài liệu, công trình đã xuất bản, từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm về lý luận cũng như thực tiễn trong đàm phán giải quyết biên giới và đưa ra
các biện pháp nhằm tăng cường quản lý, bảo vệ và duy trì đường biên giới hòa bình,
hữu nghị, ổn định lâu dài giữa hai nước
Keywords: Luật Quốc tế, Lào, Việt Nam, Đường biên giới

Content
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biên giới lãnh thổ là vấn đề hệ trọng và hết sức thiêng liêng nên việc bảo vệ sự toàn
vẹn lãnh thổ luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc. Thực tiễn giải
quyết vấn đề biên giới giữa hai quốc gia dù có quan hệ hữu nghị hay đối địch, bao giờ cũng
tồn tại những vấn đề phức tạp do tác động của hàng loạt nhân tố như chính trị, kinh tế, quân
sự, lịch sử, dân tộc, địa lý, văn hoá ... Nếu giải quyết đúng sẽ góp phần bảo vệ và ổn định an
ninh chung trong khu vực và thế giới. Ngược lại, việc giải quyết không tốt sẽ dẫn đến những
tranh chấp thậm chí gây ra xung đột đẫm máu làm tổn hại sinh mạng và thành quả lao động
của nhân dân các nước có liên quan, đe doạ hoà bình và sự ổn định chung. Thực tiễn quốc tế
đã có nhiều sự kiện chứng minh cho vấn đề này.


Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền với ba nước là Trung Quốc, Lào và
Căm-pu-chia với tổng cộng chiều dài khoảng 4.610 km (trong đó với Trung Quốc là 1.406


km, với Lào là 2.067 km, với Căm-pu-chia là 1.137 km) [26]. Là quốc gia có lịch sử hình
thành và phát triển lâu đời, đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và các nước láng
giềng cũng trải qua nhiều biến cố thăng trầm. Quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của
ông cha ta gắn liền với cuộc đấu tranh giữ gìn biên cương của tổ quốc qua nhiều thế hệ. Từ
năm 1975, sau khi đất nước được thống nhất, nước ta đã cùng các nước láng giềng đàm phán
nhằm xác định rõ ràng đường biên giới với tư cách là một quốc gia độc lập có chủ quyền, tạo
điều kiện duy trì và phát triển mối quan hệ hữu nghị với các nước tiếp giáp, góp phần duy trì
môi trường khu vực hoà bình, ổn định để xây dựng đất nước. Tuy nhiên, biên giới đất liền
giữa Việt Nam và các nước láng giềng do lịch sử để lại rất phức tạp. Đến nay, nước ta mới
chỉ giải quyết xong cơ bản đường biên giới với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, nghĩa là
đường biên giới giữa hai nước đã được hoạch định, phân giới trên thực địa và được đánh dấu
bằng hệ thống mốc giới khá vững chắc. Còn trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung
Quốc và Việt Nam - Căm-pu-chia, Việt Nam đang cùng hai nước này triển khai công tác
phân giới và cắm mốc trên thực địa.
Trên thế giới đã có các cuộc hội thảo quốc tế và nhiều công trình của tập thể hoặc cá
nhân các học giả nghiên cứu về vấn đề biên giới Việt Nam - Lào, dưới nhiều góc độ khác
nhau. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp và đầy đủ về
lịch sử và pháp lý của đường biên giới Việt Nam - Lào, nhất là tình hình biên giới hai nước
giai đoạn từ năm 1975 đến nay.
ở nước ta, tình hình cũng diễn ra như vậy. Trước năm 1975, hầu như ở cả hai miền
Nam, Bắc Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu nào về vấn đề này. Từ sau năm 1975
đến nay, các nhà khoa học Việt Nam đã bắt đầu có các công trình nghiên cứu liên quan đến
biên giới Việt Nam - Lào dưới dạng các tài liệu giảng dạy, các bài nghiên cứu đăng trên một
số tạp chí hoặc các tác phẩm in thành sách. Tuy nhiên, các tài liệu này chỉ dừng lại ở mức độ
chuyển tải một số nội dung về xã hội - nhân văn, chưa đi sâu vào vấn đề lịch sử và pháp lý
của đường biên giới Việt Nam - Lào.
Từ tình hình trên, việc thực hiện đề tài “Một số vấn đề lịch sử và pháp lý của đường
biên giới Việt Nam - Lào” là cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1. Nghiên cứu lịch sử hình thành đường biên giới Việt Nam - Lào.

2.2. Tổng hợp, hệ thống các sự kiện quan hệ về biên giới và tiến trình đàm phán giải


quyết đường biên giới Việt Nam - Lào.
2.3. Rút ra bài học kinh nghiệm cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn trong đàm phán giải
quyết biên giới Việt Nam - Lào, kiến nghị các biện pháp nhằm tăng cường quản lý, bảo vệ và
duy trì đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài giữa hai nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến biên giới quốc gia trong pháp luật
và thực tiễn quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các nguyên tắc pháp luật quốc tế, thực tiễn
quốc tế và kết quả đàm phán giải quyết đường biên giới Việt Nam - Lào.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan pháp luật và thực tiễn quốc tế về biên giới quốc gia
qua các tài liệu, công trình đã xuất bản; thực tiễn về đường biên giới Việt Nam - Căm-pu-chia
và đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc; cũng như thực trạng tình hình biên giới Việt
Nam - Lào, sẽ làm sáng tỏ các khía cạnh lịch sử và pháp lý của đường biên giới Việt Nam Lào, rút ra bài học kinh nghiệm thực tiễn và kiến nghị tăng cường củng cố quan hệ về biên
giới giữa Việt Nam và Lào nhằm duy trì đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài
và hợp tác phát triển giữa hai nước.
5. Đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở phân tích những vấn đề về lý luận và thực tiễn, đề tài tập trung làm nổi bật
các nội dung lịch sử và pháp lý của đường biên giới Việt Nam - Lào; đồng thời tổng kết toàn
diện kết quả giải quyết đường biên giới giữa hai nước. Những kết quả đạt được của đề tài có
thể được sử dụng vào công tác nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật quốc tế trong nhà trường,
góp phần củng cố và hoàn thiện pháp luật về quản lý Nhà nước đối với biên giới, lãnh thổ.
6. Kết cấu của luận văn
Nội dung chính của luận văn kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Biên giới quốc gia trong pháp luật và thực tiễn quốc tế.
Chương 2. Đường Biên giới Việt Nam - Lào.
Chương 3. Bài học kinh nghiệm và một số kiến nghị về công tác biên giới Việt Nam Lào.


References
Tiếng Việt


Văn bản pháp quy:
1. Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao, Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa nước
CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào năm 1977, bổ sung năm 1986. Hà Nội.
2.

Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao, Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa nước
CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào năm 1990, bổ sung năm 1997. Hà Nội.

3. Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao, Nghị định thư về phân giới, cắm mốc đường biên
giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào và Nghị định
thư bổ sung (24-01-1986), Hà Nội.
4.

Các văn bản pháp lý về việc giải quyết đường biên giới Việt Nam - Lào (2001),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Công báo (25-8-2002), Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa CHXHCN Việt Nam và
CHND Trung Hoa, ký ngày 30-12-1999, (41), tr.2696.
6. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7.

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi).

8.


Luật Biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam (2004), Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
Sách, giáo trình:

9. Đào Duy Anh, (1984), Nước Việt Nam qua các đời, Nxb Thuận Hoá.
10. Ban Biên giới của Chính phủ (2001), Giáo trình tập huấn về biên giới trên đất liền,
Tập 1.
11. Ban Biên giới của Chính phủ (2000), Giáo trình quản lý nhà nước về biên giới
lãnh thổ, Tập 2.
12. Nguyễn Đức Châu, Nguyễn Tuấn Chung (1994), Ông Cha ta bảo vệ biên giới, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
13. Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật quốc tế, Hà Nội.
14. Đại học Tổng hợp Hà Nội, Khoa luật (1998), Giáo trình Luật quốc tế, Hà Nội.
15. Lưu Văn Lợi (1990), Việt Nam Đất - Biển - Trời, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
16. Hoài Nguyên (1995), Lào - Đất nước - Con người, Nxb Thuận Hoá.
17. Trương Hữu Quýnh (1999), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập I, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
18. Trần Văn Thắng, Lê Mai Anh (2002), Luật quốc tế - Lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
19. Từ điển Tiếng Việt (2004), Nxb Đà Nẵng, tr.544.


Báo, tạp chí:
20. Lưu Văn Lợi (2000), “Từ biên giới ngăn cách đến biên giới hợp tác”, Tập san Biên
giới và Lãnh thổ, số kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Ban Biên giới của Chính phủ.
21. Hoàng Ngọc Sơn (2000), “vấn đề biên giới Việt Nam - Lào”, Tập san Biên giới và
Lãnh thổ (Số 9), tr.
22. “Gia Lai, Đất nước, Con người”, Tạp chí Việt Nam và Đông Nam á ngày nay (51999), tr.52-60.
Tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học:
23. Ban Biên giới của Chính phủ (1999), Tập tài liệu về các thoả thuận cấp cao Việt

Nam - Campuchia, tr. 5-6.
24. Ban Biên giới Bộ Ngoại giao (2001), Chương trình phổ biến pháp luật được sự hỗ
trợ của Bộ Quốc phòng Ôt-trây-li-a, tr.165-172.
25. Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang (22-5-1974), Báo cáo kết quả điều tra biên
giới Việt - Lào, Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao, Hà Nội.
26. Ban Biên giới Bộ Ngoại giao (2005), Tài liệu chương trình tuyên truyền và phổ
biến pháp luật cho cán bộ chiến sỹ bộ đội biên phòng và nhân dân vùng sâu, vùng
xa, nơi biên giới, hải đảo, tr.164-170.
27. Ban Biên giới Bộ Ngoại giao (5-2002), Tập huấn về phân giới và cắm mốc biên
giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
28. Ban Biên giới của Chính phủ (19-10-1993), Thoả thuận về những nguyên tắc cơ
bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung
Hoa.
29. Ban Biên giới của Hội đồng Bộ trưởng (1990), Dự thảo Đại sử ký giải quyết vấn đề
biên giới giữa Việt Nam và Lào.
30. Ban Biên giới của Hội đồng Bộ trưởng (1975 - 1990), Báo cáo tổng kết đàm phán
biên giới Việt Nam - Lào.
31. Ban Biên giới Bộ Ngoại giao (1990 - 2005), Công tác quản lý biên giới Việt Nam Lào.
32. Ban Biên giới Bộ Ngoại giao (2003, 2004, 2005), Tài liệu tập huấn quản lý biên
giới Việt Nam - Lào.
33. Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao, Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc (2005),
Hà Nội.


34. Bộ Ngoại giao, Tư liệu lưu trữ tại Ban Biên giới (02-11-1957), Thư của Ban Bí thư
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam gửi Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
về giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước.
35. Bộ Ngoại giao (12-2002), Sổ tay kiến thức đối ngoại, Hà Nội.
36. Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng (15-02-1958), Đại sử ký giải quyết vấn đề
biên giới Việt Nam - Lào, trích báo cáo số 69/TC/Gl.

37. Bộ Nội vụ (9-1956), Đại sử ký giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam - Lào, quyển 3,
trích báo cáo số 1090.
38. Quốc sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí (1971), Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, tập IV, tr. 307, 308.
39. Vụ Biên giới phía Tây, Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao, Biên niên lịch sử giải quyết
biên giới Việt Nam - Lào, Quyển 1, Quyển 2.
Tiếng Anh
40. Brownlie (1990), Principles of Public International Law, 4th ed.
41. Oppenheim (1955), International Law, vol.1, 8th ed.
42. M. N. Shaw (1994), Internatonal Law, Third Edition.


Một số vấn đề về lịch sử và pháp lý của đường
biên giới Việt Nam – Lào
Đinh Thị Thanh Huyền
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60 38 60
Người hướng dẫn: TS Đỗ Hòa Bình
Năm bảo vệ: 2007
Abstract: Nghiên cứu lịch sử hình thành đường biên giới Việt Nam-Lào; Tổng hợp,
hệ thống hóa các sự kiện về biên giới và tiến trình đàm phán giải quyết đường biên
giới Việt Nam-Lào qua các tài liệu, công trình đã xuất bản, từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm về lý luận cũng như thực tiễn trong đàm phán giải quyết biên giới và đưa ra
các biện pháp nhằm tăng cường quản lý, bảo vệ và duy trì đường biên giới hòa bình,
hữu nghị, ổn định lâu dài giữa hai nước
Keywords: Luật Quốc tế, Lào, Việt Nam, Đường biên giới

Content
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài

Biên giới lãnh thổ là vấn đề hệ trọng và hết sức thiêng liêng nên việc bảo vệ sự toàn
vẹn lãnh thổ luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc. Thực tiễn giải
quyết vấn đề biên giới giữa hai quốc gia dù có quan hệ hữu nghị hay đối địch, bao giờ cũng
tồn tại những vấn đề phức tạp do tác động của hàng loạt nhân tố như chính trị, kinh tế, quân
sự, lịch sử, dân tộc, địa lý, văn hoá ... Nếu giải quyết đúng sẽ góp phần bảo vệ và ổn định an
ninh chung trong khu vực và thế giới. Ngược lại, việc giải quyết không tốt sẽ dẫn đến những
tranh chấp thậm chí gây ra xung đột đẫm máu làm tổn hại sinh mạng và thành quả lao động
của nhân dân các nước có liên quan, đe doạ hoà bình và sự ổn định chung. Thực tiễn quốc tế
đã có nhiều sự kiện chứng minh cho vấn đề này.


Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền với ba nước là Trung Quốc, Lào và
Căm-pu-chia với tổng cộng chiều dài khoảng 4.610 km (trong đó với Trung Quốc là 1.406
km, với Lào là 2.067 km, với Căm-pu-chia là 1.137 km) [26]. Là quốc gia có lịch sử hình
thành và phát triển lâu đời, đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và các nước láng
giềng cũng trải qua nhiều biến cố thăng trầm. Quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của
ông cha ta gắn liền với cuộc đấu tranh giữ gìn biên cương của tổ quốc qua nhiều thế hệ. Từ
năm 1975, sau khi đất nước được thống nhất, nước ta đã cùng các nước láng giềng đàm phán
nhằm xác định rõ ràng đường biên giới với tư cách là một quốc gia độc lập có chủ quyền, tạo
điều kiện duy trì và phát triển mối quan hệ hữu nghị với các nước tiếp giáp, góp phần duy trì
môi trường khu vực hoà bình, ổn định để xây dựng đất nước. Tuy nhiên, biên giới đất liền
giữa Việt Nam và các nước láng giềng do lịch sử để lại rất phức tạp. Đến nay, nước ta mới
chỉ giải quyết xong cơ bản đường biên giới với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, nghĩa là
đường biên giới giữa hai nước đã được hoạch định, phân giới trên thực địa và được đánh dấu
bằng hệ thống mốc giới khá vững chắc. Còn trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung
Quốc và Việt Nam - Căm-pu-chia, Việt Nam đang cùng hai nước này triển khai công tác
phân giới và cắm mốc trên thực địa.
Trên thế giới đã có các cuộc hội thảo quốc tế và nhiều công trình của tập thể hoặc cá
nhân các học giả nghiên cứu về vấn đề biên giới Việt Nam - Lào, dưới nhiều góc độ khác
nhau. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp và đầy đủ về

lịch sử và pháp lý của đường biên giới Việt Nam - Lào, nhất là tình hình biên giới hai nước
giai đoạn từ năm 1975 đến nay.
ở nước ta, tình hình cũng diễn ra như vậy. Trước năm 1975, hầu như ở cả hai miền
Nam, Bắc Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu nào về vấn đề này. Từ sau năm 1975
đến nay, các nhà khoa học Việt Nam đã bắt đầu có các công trình nghiên cứu liên quan đến
biên giới Việt Nam - Lào dưới dạng các tài liệu giảng dạy, các bài nghiên cứu đăng trên một
số tạp chí hoặc các tác phẩm in thành sách. Tuy nhiên, các tài liệu này chỉ dừng lại ở mức độ
chuyển tải một số nội dung về xã hội - nhân văn, chưa đi sâu vào vấn đề lịch sử và pháp lý
của đường biên giới Việt Nam - Lào.
Từ tình hình trên, việc thực hiện đề tài “Một số vấn đề lịch sử và pháp lý của đường
biên giới Việt Nam - Lào” là cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1. Nghiên cứu lịch sử hình thành đường biên giới Việt Nam - Lào.
2.2. Tổng hợp, hệ thống các sự kiện quan hệ về biên giới và tiến trình đàm phán giải


quyết đường biên giới Việt Nam - Lào.
2.3. Rút ra bài học kinh nghiệm cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn trong đàm phán giải
quyết biên giới Việt Nam - Lào, kiến nghị các biện pháp nhằm tăng cường quản lý, bảo vệ và
duy trì đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài giữa hai nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến biên giới quốc gia trong pháp luật
và thực tiễn quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các nguyên tắc pháp luật quốc tế, thực tiễn
quốc tế và kết quả đàm phán giải quyết đường biên giới Việt Nam - Lào.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan pháp luật và thực tiễn quốc tế về biên giới quốc gia
qua các tài liệu, công trình đã xuất bản; thực tiễn về đường biên giới Việt Nam - Căm-pu-chia
và đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc; cũng như thực trạng tình hình biên giới Việt
Nam - Lào, sẽ làm sáng tỏ các khía cạnh lịch sử và pháp lý của đường biên giới Việt Nam Lào, rút ra bài học kinh nghiệm thực tiễn và kiến nghị tăng cường củng cố quan hệ về biên

giới giữa Việt Nam và Lào nhằm duy trì đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài
và hợp tác phát triển giữa hai nước.
5. Đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở phân tích những vấn đề về lý luận và thực tiễn, đề tài tập trung làm nổi bật
các nội dung lịch sử và pháp lý của đường biên giới Việt Nam - Lào; đồng thời tổng kết toàn
diện kết quả giải quyết đường biên giới giữa hai nước. Những kết quả đạt được của đề tài có
thể được sử dụng vào công tác nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật quốc tế trong nhà trường,
góp phần củng cố và hoàn thiện pháp luật về quản lý Nhà nước đối với biên giới, lãnh thổ.
6. Kết cấu của luận văn
Nội dung chính của luận văn kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Biên giới quốc gia trong pháp luật và thực tiễn quốc tế.
Chương 2. Đường Biên giới Việt Nam - Lào.
Chương 3. Bài học kinh nghiệm và một số kiến nghị về công tác biên giới Việt Nam Lào.

References
Tiếng Việt


Văn bản pháp quy:
1. Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao, Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa nước
CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào năm 1977, bổ sung năm 1986. Hà Nội.
2.

Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao, Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa nước
CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào năm 1990, bổ sung năm 1997. Hà Nội.

3. Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao, Nghị định thư về phân giới, cắm mốc đường biên
giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào và Nghị định
thư bổ sung (24-01-1986), Hà Nội.
4.


Các văn bản pháp lý về việc giải quyết đường biên giới Việt Nam - Lào (2001),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Công báo (25-8-2002), Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa CHXHCN Việt Nam và
CHND Trung Hoa, ký ngày 30-12-1999, (41), tr.2696.
6. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7.

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi).

8.

Luật Biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam (2004), Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
Sách, giáo trình:

9. Đào Duy Anh, (1984), Nước Việt Nam qua các đời, Nxb Thuận Hoá.
10. Ban Biên giới của Chính phủ (2001), Giáo trình tập huấn về biên giới trên đất liền,
Tập 1.
11. Ban Biên giới của Chính phủ (2000), Giáo trình quản lý nhà nước về biên giới
lãnh thổ, Tập 2.
12. Nguyễn Đức Châu, Nguyễn Tuấn Chung (1994), Ông Cha ta bảo vệ biên giới, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
13. Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật quốc tế, Hà Nội.
14. Đại học Tổng hợp Hà Nội, Khoa luật (1998), Giáo trình Luật quốc tế, Hà Nội.
15. Lưu Văn Lợi (1990), Việt Nam Đất - Biển - Trời, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
16. Hoài Nguyên (1995), Lào - Đất nước - Con người, Nxb Thuận Hoá.
17. Trương Hữu Quýnh (1999), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập I, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.

18. Trần Văn Thắng, Lê Mai Anh (2002), Luật quốc tế - Lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
19. Từ điển Tiếng Việt (2004), Nxb Đà Nẵng, tr.544.


Báo, tạp chí:
20. Lưu Văn Lợi (2000), “Từ biên giới ngăn cách đến biên giới hợp tác”, Tập san Biên
giới và Lãnh thổ, số kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Ban Biên giới của Chính phủ.
21. Hoàng Ngọc Sơn (2000), “vấn đề biên giới Việt Nam - Lào”, Tập san Biên giới và
Lãnh thổ (Số 9), tr.
22. “Gia Lai, Đất nước, Con người”, Tạp chí Việt Nam và Đông Nam á ngày nay (51999), tr.52-60.
Tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học:
23. Ban Biên giới của Chính phủ (1999), Tập tài liệu về các thoả thuận cấp cao Việt
Nam - Campuchia, tr. 5-6.
24. Ban Biên giới Bộ Ngoại giao (2001), Chương trình phổ biến pháp luật được sự hỗ
trợ của Bộ Quốc phòng Ôt-trây-li-a, tr.165-172.
25. Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang (22-5-1974), Báo cáo kết quả điều tra biên
giới Việt - Lào, Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao, Hà Nội.
26. Ban Biên giới Bộ Ngoại giao (2005), Tài liệu chương trình tuyên truyền và phổ
biến pháp luật cho cán bộ chiến sỹ bộ đội biên phòng và nhân dân vùng sâu, vùng
xa, nơi biên giới, hải đảo, tr.164-170.
27. Ban Biên giới Bộ Ngoại giao (5-2002), Tập huấn về phân giới và cắm mốc biên
giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
28. Ban Biên giới của Chính phủ (19-10-1993), Thoả thuận về những nguyên tắc cơ
bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung
Hoa.
29. Ban Biên giới của Hội đồng Bộ trưởng (1990), Dự thảo Đại sử ký giải quyết vấn đề
biên giới giữa Việt Nam và Lào.
30. Ban Biên giới của Hội đồng Bộ trưởng (1975 - 1990), Báo cáo tổng kết đàm phán
biên giới Việt Nam - Lào.

31. Ban Biên giới Bộ Ngoại giao (1990 - 2005), Công tác quản lý biên giới Việt Nam Lào.
32. Ban Biên giới Bộ Ngoại giao (2003, 2004, 2005), Tài liệu tập huấn quản lý biên
giới Việt Nam - Lào.
33. Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao, Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc (2005),
Hà Nội.


34. Bộ Ngoại giao, Tư liệu lưu trữ tại Ban Biên giới (02-11-1957), Thư của Ban Bí thư
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam gửi Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
về giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước.
35. Bộ Ngoại giao (12-2002), Sổ tay kiến thức đối ngoại, Hà Nội.
36. Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng (15-02-1958), Đại sử ký giải quyết vấn đề
biên giới Việt Nam - Lào, trích báo cáo số 69/TC/Gl.
37. Bộ Nội vụ (9-1956), Đại sử ký giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam - Lào, quyển 3,
trích báo cáo số 1090.
38. Quốc sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí (1971), Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, tập IV, tr. 307, 308.
39. Vụ Biên giới phía Tây, Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao, Biên niên lịch sử giải quyết
biên giới Việt Nam - Lào, Quyển 1, Quyển 2.
Tiếng Anh
40. Brownlie (1990), Principles of Public International Law, 4th ed.
41. Oppenheim (1955), International Law, vol.1, 8th ed.
42. M. N. Shaw (1994), Internatonal Law, Third Edition.



×