Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến quá trình di cư con người tại vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.99 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

--------------------------------------

TRƯƠNG MINH ĐẾN

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU ĐẾN QUÁ TRÌNH DI CƯ CON NGƯỜI
TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Hà Nội – Năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

--------------------------------------

TRƯƠNG MINH ĐẾN

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU ĐẾN QUÁ TRÌNH DI CƯ CON NGƯỜI
TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Môi trƣờng và phát triển bền vững
(Chƣơng trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ VĂN THĂNG

Hà Nội – Năm 2016


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. 1
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC HỘP ............................................................................................. 3
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................... 6
1.1. Tổng quan về di cƣ và di cƣ môi trƣờng của con ngƣời ................................... 6
1.1.1. Tổng quan về di cƣ ..................................................................................... 6
1.1.2. Tổng quan về di cƣ môi trƣờng ................................................................ 10
1.2. Tổng quan nghiên cứu .................................................................................... 10
1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................. 10
1.2.2. Ở Việt Nam .............................................................................................. 10
1.2.3. Tại khu vực nghiên cứu ............................................................................ 10
CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 10
2.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 10
2.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 10
2.3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................. 10
CHƯƠNG 3. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN QUÁ TRÌNH DI
CƯ CON NGƯỜI TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ ............................................................................................................ 10
3.1. Biến đổi khí hậu tại tỉnh Thừa Thiên Huế và vùng nghiên cứu ..................... 10

3.1.1. Tổng quan biến đổi khí hậu tại tỉnh Thừa Thiên Huế .............................. 10
3.1.2. Điều kiện hình thành thiên tai ở tỉnh Thừa Thiên Huế ............................ 10
3.1.3. Biến đổi khí hậu làm tăng các sự cố môi trƣờng tại vùng đồng bằng ven
biển tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................................................. 10
3.1.4. Biến đổi khí hậu tại vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế ...... 10

1


3.2. Tác động của biến đổi khí hậu lên nuôi trồng thủy sản và trồng trọt tại vùng
nghiên cứu.............................................................................................................. 10
3.2.1. Tác động của biến đổi khí hậu lên nuôi trồng thủy sản ........................... 10
3.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu lên trồng trọt............................................ 10
3.3. Di cƣ môi trƣờng tại vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế ........... 10
3.3.1. Đặc điểm di cƣ tại tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................. 10
3.3.2. Đặc điểm di cƣ tại ba xã nghiên cứu ........................................................ 10
3.4. Những bất cập trong di cƣ môi trƣờng tại ba xã nghiên cứu .......................... 11
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 11
1. Kết luận .............................................................................................................. 11
2. Kiến nghị............................................................................................................ 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 11

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) làm gia tăng các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ
hạn hán, bão, lũ lụt,…Ngƣời dân vùng đồng bằng ven biển có sinh kế phụ thuộc vào
tự nhiên và thƣờng xuyên chịu nhiều tác động của BĐKH. Điều này ảnh hƣởng đến

đời sống kinh tế, giáo dục và sức khỏe của họ. Qua thời gian, việc chọn giải pháp
phù hợp để thích ứng với BĐKH là điều không thể tránh.
Di cƣ đƣợc xem là một giải pháp tiềm năng để đối phó và giảm nhẹ tác động
các hiểm họa khí hậu và mang lại những lợi ích cho các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng
[UN - Việt Nam, 2014]. Tuy nhiên sự hiểu biết về chính sách di cƣ an toàn, cũng
nhƣ ảnh hƣởng của BĐKH lên quá trình di cƣ con ngƣời vẫn chƣa nhiều. Điều này
sẽ gây ra những tác hại đến ngƣời dân trong quá trình di cƣ và khó khăn khi đƣa ra
những chính sách liên quan thích ứng với BĐKH.
Hàng năm, vùng đồng bằng ven biển tại tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH) chịu
nhiều tác động của bão, lũ lụt,…Sinh kế chủ yếu là nuôi trồng thủy hải sản và nông
nghiệp nên phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Mất sinh kế sẽ làm nguy cơ di cƣ ngày
càng tăng và có thể tạo áp lực lên chính ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng nếu
nhƣ không có những giải pháp phù hợp nhất.
Trong quá trình nghiên cứu thì tác giả nhận biết rằng 3 huyện đồng bằng ven
biển: Phú Lộc, Phú Vang và Quảng Điền chịu nhiều tác động nhất của BĐKH tại
tỉnh TTH. Đặc biệt hơn, sự di cƣ con ngƣời do tác động của BĐKH đã xuất hiện tại
các xã: Vinh Hiền, huyện Phú Lộc; Phú Xuân, huyện Phú Vang và Quảng Công,
huyện Quảng Điền . Tuy nhiên những nghiên cứu khoa học về tác động của BĐKH
đến di cƣ con ngƣời tại Việt Nam còn rất hạn chế.

3


Từ những vấn đề trên, tác giả đã đƣa ra nghiên cứu: “Nghiên cứu tác động
của biến đổi khí hậu đến quá trình di cư con người tại vùng đồng bằng ven biển
tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm mục đích góp phần giúp hiểu biết hơn về BĐKH tác
động đến di cƣ con ngƣời tại các vùng đồng bằng ven biển tỉnh TTH.
2. Câu hỏi nghiên cứu
- BĐKH có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến quyết định di cƣ của ngƣời dân sống
tại vùng đồng bằng ven tỉnh TTH?

- Giải pháp di cƣ của ngƣời dân sống tại vùng đồng bằng ven biển tỉnh TTH
đƣợc thể hiện nhƣ thế nào?
- Tại sao ngƣời dân tại vùng đồng bẳng ven biển phải chọn giải pháp di cƣ để
thích ứng với BĐKH?
- Chính sách thích ứng với BĐKH liên quan giải pháp di cƣ con ngƣời đƣợc
thể hiện nhƣ thế nào tại tỉnh TTH?
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Góp phần giúp hiểu biết hơn về BĐKH tác động đến di cƣ con ngƣời tại
vùng đồng bằng ven biển tỉnh TTH.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Có đƣợc thông tin về tác động của BĐKH đến vùng đồng bằng ven biển
của tỉnh TTH (cụ thể tại 3 xã nghiên cứu);
- Đánh giá đƣợc tác động của BĐKH ảnh hƣởng đến di cƣ con ngƣời tại
vùng đồng bằng ven biển của tỉnh TTH (cụ thể tại 3 xã nghiên cứu);
- Đề xuất đƣợc những giải pháp nhằm thích ứng tốt hơn với BĐKH từ di cƣ con
ngƣời tại vùng đồng bằng ven biển của tỉnh TTH (cụ thể tại 3 xã nghiên cứu).
4. Nội dung nghiên cứu

4


- Tìm hiểu các đặc điểm kinh tế, xã hội, môi trƣờng, và BĐKH tại vùng đồng
bằng ven biển tỉnh TTH (bao gồm 3 xã tại 3 huyện nhƣ địa điểm nghiên cứu).
- Xác định những tác động của BĐKH đến ngƣời dân sống tại vùng đồng
bằng ven biển tỉnh TTH (bao gồm 3 xã tại 3 huyện nhƣ địa điểm nghiên cứu).
- Tìm hiểu quá trình di cƣ của con ngƣời dƣới tác động của BĐKH tại vùng
đồng bằng ven biển tỉnh TTH (bao gồm 3 xã tại 3 huyện nhƣ địa điểm nghiên cứu).
- Đề xuất những chính sách liên quan di cƣ con ngƣời trong bối cảnh BĐKH
tại tỉnh TTH có liên quan đến vùng đồng bằng ven biển (bao gồm 3 xã tại 3 huyện

nhƣ địa điểm nghiên cứu).
5. Bố cục của luận văn
Luận văn này gồm có 3 chƣơng chính:
Chƣơng 1. Tổng quan những vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2. Địa điểm, thời gian, phạm vi, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp
nghiên cứu
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu
Ngoài ra, luận văn còn có những phần quan trọng khác: mở đầu, kết luận và kiến nghị

5


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về di cư và di cư môi trường của con người
1.1.1. Tổng quan về di cư
Lịch sử tiến hóa của nhân loại đã cho thấy rằng di cƣ là một quy luật của tự
nhiên. Dịch chuyển đến những vùng đất trù phú hơn, rời xa những nơi không an
toàn, muốn đến một nơi có điều kiện để phát triển hơn,….Và di chuyển là bản năng
của con ngƣời.
Tại Việt Nam, di cƣ đƣợc đề cập đến theo nhiều cách hiểu khác nhau từ các
công trình nghiên cứu. Di dân, di trú, chuyển cƣ…là những tên gọi thƣờng gặp và
theo những cách hiểu này thì chúng có thể dùng để thay thế lẫn nhau.
Di cƣ là gì? Câu hỏi này đến nay vẫn còn sự tranh luận giữa các học giả.
Trong tác phẩm A theory of migration xuất bản năm 1996, tác giả Everret S. Lee
cho rằng: “Di cư là sự thay đổi cố định nơi cư trú‖, Mangalam và Morgan cho biết:
“Di cư là sự di chuyển vĩnh viễn tương đối của người di dân ra khỏi tập đoàn đang
sống từ một đơn vị địa lý khác‖. Tại Hoa Kỳ, di cƣ đƣợc hiểu là khi con ngƣời rời
nơi ở của họ và vƣợt ra ngoài biên giới của một Bang nơi họ ở.
Theo tổ chức Liên Hiệp Quốc [UN, 1958], di cƣ là một hình thức di chuyển
trong không gian của con ngƣời từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ

khác, hoặc sự di chuyển với khoảng cách tối thiểu quy định. Sự di chuyển này diễn ra
trong khoảng thời gian di cƣ xác định và đặc trƣng bởi sự thay đổi nơi cƣ trú thƣờng
xuyên.
Theo tổ chức Di cƣ Quốc tế [IOM, 2011], di cƣ là sự di chuyển của một
ngƣời hay một nhóm ngƣời, kể cả qua một biên giới quốc tế hay trong một quốc
gia. Là một sự di chuyển dân số, bao gồm bất kể loại di chuyển nào của con ngƣời,
bất kể độ dài, thành phần hay nguyên nhân; nó bao gồm di cƣ của ngƣời tị nạn,
ngƣời lánh nạn, ngƣời di cƣ kinh tế và những ngƣời di chuyển vì những mục đích
khác, trong đó có đoàn tụ gia đình.

6


Từ những năm 80 của thế kỷ 19 đến nay đã có nhiều học giả nghiên cứu về
vấn đề di cƣ. Trong khuôn khổ của đề tài này, tác giả xin đề cập đến một số quan
điểm chính về lý thuyết di cƣ trên thế giới và Việt Nam.
Quan điểm của Ernest George Ravenstein
E.G. Ravenstein là một trong những nhà lý thuyết di cƣ sớm nhất tạo tiền đề
cho các học giả khác tiếp tục các nghiên cứu của ông. Ông là ngƣời đầu tiên xây
dựng Luật di cƣ vào năm 1885. Hai câu hỏi lớn đƣợc Ravenstein đặt ra trong quá
trình nghiên cứu đó là: Tại sao con ngƣời phải di cƣ? Các yếu tố nào có ảnh hƣởng
đến quá trình di cƣ? [Lê Thị Kim Lan, 2011].
E.G. Ravenstein cho rằng động lực chính của di cƣ là động cơ kinh tế hay phụ
thuộc vào khoảng cách. Tỉ lệ ngƣời tham gia di cƣ có quan hệ thuận với khoảng
cách giữa hai khu vực nơi xuất phát và nơi họ đến. Khoảng cách giữa nơi đi và nơi
đến càng ngắn thì chi phí di chuyển càng thấp [Lê Thị Kim Lan, 2011].
Ý tƣởng về lực đẩy và lực hút trong quá trình di cƣ con ngƣời của E.G.
Ravenstein cũng đƣợc thảo luận nhiều. Lực đẩy bao gồm sự gia tăng dân số, mức
sống thấp, thiếu cơ hội kinh tế và sự đàn áp về chính trị. Lực hút bao gồm nhu cầu
về lao động, đất đai màu mỡ, cơ hội tốt về kinh tế và tự do về chính trị [Castles and

Miller, 1993].
Hiện nay, môi trƣờng đƣợc xem là một lực đẩy – lực hút quan trọng có ảnh
hƣởng đến quá trình di cƣ của con ngƣời. Môi trƣờng sống bị ô nhiễm nghiêm
trọng, thiên tai thƣờng xuyên diễn ra, suy giảm nguồn sống có đƣợc từ các hệ sinh
thái tự nhiên,…đã thúc đẩy con ngƣời phải rời nơi ở cũ.
Lagecrantz và Mad Mound cho rằng lý thuyết di cƣ của E.G. Ravenstein tồn
tại một số hạn chế đó là không tính đến các yếu tố văn hóa, lịch sử và tâm lý.
Những yếu tố này có ảnh hƣởng quan trọng đến quá trình di cƣ của con ngƣời [Lê
Thị Kim Lan, 2011].

7


Quan điểm của Harvey B. King
Harvey B. King đƣa ra lý thuyết về di cƣ dƣới góc độ kinh tế học đƣợc dựa
trên những nghiên cứu của ông tại Canada và một số nƣớc khác. Dòng ngƣời di
chuyển nơi ở thƣờng hƣớng từ vùng có mức tiền công thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao
đến vùng có mức tiền công cao và tỷ lệ thất nghiệp thấp. Trƣớc khi quyết định di
cƣ, ngƣời di cƣ luôn tính toán xem chi phí và lợi ích. Việc di chuyển nơi ở chỉ đƣợc
thực hiện nếu họ có cuộc sống tốt hơn ở nơi đến so với cuộc sống ở nơi đi sau khi
trừ chi phí di chuyển [Lê Thị Kim Lan, 2011].
Theo nhƣ quan điểm của Harvey B. King, có nhiều yếu tố tác động đến quyết
định di cƣ của con ngƣời nhƣ: khác biệt về thu nhập giữa các khu vực, khác biệt
thất nghiệp giữa các vùng, rào cản ngôn ngữ/văn hóa, khoảng cách giữa nơi đi và
nơi đến, chi phí tâm lý, độ tuổi, chính sách xã hội và an sinh xã hội, vị thế của
ngƣời di cƣ trong gia đình. Ngoài ra, thông tin cũng đóng vai trò lớn đối với ngƣời
di cƣ vì họ biết càng nhiều thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội ở nơi đến thì rủi ro
sẽ càng giảm [Lê Thị Kim Lan, 2011].
Một khía cạnh khác đƣợc Harvey B. King đề cập trong quan điểm của ông là
tác động của di cƣ đối với bản thân ngƣời di cƣ và đối với xã hội. Trong giai đoạn

đầu làm việc của ngƣời di cƣ, họ có thể nhận mức lƣơng thấp hơn do sự e ngại của
bên nhận. Tuy nhiên, về sau mức lƣơng của họ sẽ cao hơn và có nhiều nghiên cứu
cho rằng sau nhiều năm làm việc thì mức lƣơng của những ngƣời di cƣ có thể cao
hơn ngƣời bản địa. Mỗi năm có khoảng 22.000 đến 35.000 ngƣời Canada di cƣ sang
Mỹ [Lê Thị Kim Lan, 2011].
Lý thuyết của King vẫn còn một số hạn chế nhƣ: Chƣa chỉ ra những tác động
của di cƣ về mặt tâm lý, kỹ năng sống và làm việc cũng nhƣ con cái và gia đình
ngƣời di cƣ nhƣ thế nào [Lê Thị Kim Lan, 2011]. Ngoài ra, sự đánh đổi về an toàn
và chi phí vẫn chƣa đƣợc đề cập. Trong bối cảnh BĐKH, ngƣời di cƣ có thể sẵn
sàng rời bỏ nơi ở của mình để tìm một nơi đƣợc an toàn hơn.

8


Quan điểm của Arthur Lewis
A. Lewis nhận giải thƣởng Nobel kinh tế năm 1979. Ông tập trung vào vấn đề di
cƣ từ nông thôn ra đô thị ở các nƣớc thuộc thế giới thứ ba và giải thích mối quan hệ
giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình tăng trƣởng kinh tế. Lý thuyết của
ông đƣợc nhiều học giả đặt tên gọi là lý thuyết Nhị Nguyên [Lê Thị Kim Lan, 2011].
A. Lewis phân chia nền kinh tế quốc gia thành hai khu vực là công nghiệp và
nông nghiệp. Khu vực nông nghiệp, kinh tế thƣờng kém phát triển, dân số đông,
phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên. Nếu việc khai thác các tài nguyên ngày càng
tăng quá mức dẫn đến suy kiệt thì lợi nhuận ở khu vực nông nghiệp sẽ giảm dần và
tiến gần về không. Khu vực công nghiệp là nơi tiếp nhận ngƣời di cƣ từ khu vực
nông nghiệp vì: 1) Sự tăng trƣởng kinh tế và sự mở rộng của khu vực công nghiệp
đòi hỏi có thêm nguồn lực; 2) Sự chênh lệch về mức lƣơng hay thu nhập giữa vùng
nông thôn và đô thị đã thúc đẩy ngƣời di cƣ [Lê Thị Kim Lan, 2011].
Lý thuyết của A. Lewis coi trọng yếu tố kinh tế trong quyết định di cƣ của
ngƣời dân ở vùng nông thôn. Các yếu tố nhƣ: hôn nhân, chính trị, sự bất an trong
đời sống cá nhân, nguồn vốn tự nhiên lại không xem xét. Đây là một trong những

hạn chế trong lý thuyết của Lewis [Lê Thị Kim Lan, 2011].
Quan điểm của Everett S. Lee
Everett S. Lee là tác giả của một trong những tác phẩm nổi tiếng về di cƣ đó là
Học thuyết về di cư. Ông chịu ảnh hƣởng lý thuyết di cƣ của Ernest George
Ravenstein. Lee đƣa ra hai nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến di cƣ đó là nhóm yếu tố tiêu
cực và nhóm yếu tố tích cực. Nhóm yếu tố tiêu cực nhƣ nghèo đói, sự thiếu thốn các
cơ hội kinh tế, thiếu đất, mức sống thấp ở quê nhà. Ngƣợc lại, nhóm yếu tố tích cực
gồm có sự thịnh vƣợng, cơ hội, công việc làm ăn, mức sống cao ở nơi đến [Lê Thị
Kim Lan, 2011].
Lee đã phân tích những trở ngại có tính can thiệp vào quá trình di cƣ. Các yếu
tố nhƣ khoảng cách, rào cản chính trị, sự phụ thuộc đã ảnh hƣởng đến quá trình di
cƣ. Quá trình di cƣ đƣợc chọn lọc bởi vì sự khác biệt về tuổi, giới tính, tầng lớp xã
9


hội ảnh hƣởng đến cách ngƣời di cƣ phản ứng với các yếu tố hút – đẩy. Theo Đặng
Nguyên Anh, 2006 cho rằng: “Các đặc điểm cá nhân như: tuổi, giới tính, dân tộc,
trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, mức thu nhập…quyết định tính
chất tuyển chọn của di dân và mong muốn di cư‖.
Quan điểm của Paul Krugman
Paul Krugman là giáo sƣ kinh tế học ngƣời Mỹ, đoạt giải Nobel Kinh tế năm
2008. Ông đƣợc coi là cha đẻ của Lý thuyết Thƣơng mại mới và là ngƣời đi tiên
phong trong ngành Địa lý Kinh tế.
Paul Krugman đã nhấn mạnh đến vai trò của chi phí vận chuyển khi phát triển
lý thuyết về sự lựa chọn địa điểm lao động và hãng kinh doanh. Quá trình đô thị hóa
và di cƣ ở trong lòng các quốc gia đang tiến hành công nghiệp hóa, từ những nơi
dân cƣ thƣa thớt đến nơi có dân cƣ đông bị ảnh hƣởng bởi chi phí vận chuyển.
Sự giảm sút nhanh chóng chi phí vận chuyển nhờ các tiến bộ khoa học công
nghệ trong thế kỷ 20 đã giải thích phần lớn cho quá trình đô thị hóa và sản xuất tập
trung ở các nƣớc trên thế giới. Lý thuyết của Paul Krugman đã giúp giải thích phần

nào về hiện tƣợng dòng ngƣời di cƣ ồ ạt vào các thành phố lớn nhƣ Tp. HCM và Hà
Nội hiện nay [Lê Thị Kim Lan, 2011].
Quan điểm của một số nhà nghiên cứu Việt Nam
Cù Chí Lợi [2004] đã chỉ ra rằng di cƣ từ nông thôn ra đô thị ở Việt Nam là
một quá trình tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Di cƣ đƣợc
xem nhƣ là một quá trình kết hợp nguồn lực ở vùng nông thôn với các cơ sở sản
xuất ở đô thị nhằm tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các yếu tố
về nhà ở, giáo dục cho con cái, chăm sóc sức khỏe đã không tính toán kỹ dẫn đến
những hệ lụy về sự siết chặt và hạn chế nhập cƣ từ chính quyền của nơi đến.
Theo tác giả Nga My [1997], nhóm di dân từ nông thôn ra thành thị có thể
chia làm 4 nhóm: 1) nhóm di dân theo gia đình, thƣờng là những cán bộ Nhà nƣớc.
Họ đƣợc chia nhà tập thể cơ quan hoặc tự mua bán. Do việc di dân này là hợp pháp

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt
1. ADB (2012), Giải quyết BĐKH tại và Di cư tại khu vực Châu Á và Thái Bình
Dương, Ngân hàng Phát triển Châu Á, thành phố Mandaluyong, Philippines.
2. Đặng Nguyên Anh (1997), “Về vai trò của di cƣ nông thôn - đô thị trong sự
nghiệp phát triển nông thôn hiện nay”, Tạp chí xã hội học, Số 1/1997, tr. 36-39.
3. Đặng Nguyên Anh (2006), Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở các tỉnh miền núi, NXB Thế giới, Hà Nội.
4. Lê Huy Bá (2003), Đại cương quản trị môi trường, NXB Đại học quốc gia Tp.
Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
5. Bách khoa toàn thƣ mở (2015), Mozambique, truy cập 23/ 03/2015,
/>6. Bộ NN & PTNT (2010), Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn
2011-2020, Bộ NN&PTNT, Hà Nội.
7. Bộ NN&PTNT (2013), Chiến lược Quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt

Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Dự thảo 2013, Bộ NN&PTNT, Hà Nội.
8. Bộ TN&MT (2012), Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam, NXB Tài
nguyên - Môi trƣờng và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội.
9. Bộ TN&MT (2014), Báo cáo môi trường quốc gia 2014 - Môi trường nông thôn,
Bộ TN&MT, Hà Nội.
10. Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản tỉnh Thừa Thiên Huế (2009), Số liệu quan trắc
chất lượng nước giai đoạn 2006 – 2009, Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế,
Thành phố Huế.
11. Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), Số liệu quan trắc
chất lượng nước 2010, Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, Thành phố Huế.
12. Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế (2014), Báo cáo số lượng hộ
di cư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 2006 – 2013, Sở NN&PTNT tỉnh TTH,
Thành phố Huế.

11


13. Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế (2015), Kế hoạch thực hiện
chương trình di dân 2010 – 2015 và kế hoạch 2016 – 2020, Sở NN&PTNT tỉnh
TTH, Thành phố Huế.
14. Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), Niên giám thống kê năm 2010 tỉnh
Thừa Thiên Huế, NXB Thống kê, Hà Nội.
15. Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2014), Niên giám thống kê năm 2014 tỉnh
Thừa Thiên Huế, NXB Thống kê, Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Cƣ (2005), Điều tra cơ bản tổng hợp có định hướng điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên các huyện tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Khoa học và
Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế, Thành phố Huế.
17. Chun J. và Lê Thanh Sang (2012), Nghiên cứu và Đối thoại chính sách về
BĐKH, di cư và tái định cư tại Việt Nam, Liên hợp quốc tại Việt Nam, Hà Nội.
18. Trần Thị Phƣơng Hà (2012), “Sinh kế thủy sản và thích ứng trong điều kiện

mối đe dọa về bất định sinh thái”, Hội thảo: Thích ứng với BĐKH tại Đồng bằng
sông Cửu Long (CTU, IOM và UNDP), Đại học Cần Thơ, 4-5/6/2012, Thành phố
Cần Thơ.
19. Vũ Minh Hải (2012), “BĐKH, giới và di cƣ”, Hội thảo: Thích ứng với BĐKH
tại Đồng bằng sông Cửu Long (CTU, IOM và UNDP), Đại học Cần Thơ, 45/6/2012, Thành phố Cần Thơ.
20. Tạ Thị Thanh Hƣơng (2010), Tiếp cận tài nguyên và khả năng chống chịu của
sinh kế tại phá Tam Giang, Việt Nam, đề tài tiến sỹ, Việt Tài nguyên, Đại học
Manitoba, Canada.
21. Phan Thanh Hùng và Lê Diên Minh (2013). Nâng cấp và phát triển hệ thống
đê biển và các công trình phòng chống sạt lở bờ sông bờ biển tỉnh TTH ứng
phó với BĐKH, Chi cục Thủy Lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Thừa Thiên
Huế, Thành phố Huế.
22. Mai Quang Huy (2013), ―Quản lý tài nguyên rừng trong bối cảnh biến đổi khí
hậu”, Hội thảo: Cùng hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên
tai tại tỉnh Thừa Thiên Huế, HUEFO và SRD, 6/2013, Thành phố Huế, tr. 66-71.

12


23. Khoa Môi trƣờng (2012), Kết quả điều tra chất thải rắn tại thành phố Huế, Đại
học Khoa học Huế, Đại học Huế, Thành phố Huế.
24. Lê Thị Kim Lan (2011), Lao động di cư ở nông thôn miền Trung Việt Nam thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Đại học Huế, Thành phố Huế.
25. Nga My (1997), “Di dân nông thôn - đô thị với nhà ở, một vấn đề xã hội”, Tạp
chí xã hội học, Số 2/1997, tr. 42-45.
26. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phú Lộc (2015), Báo cáo
tổng hợp tình hình định canh định cư từ năm 2000 đến 2015, Sở NN&PTNT tỉnh
TTH, Thành phố Huế.
27. Phòng NN&PTNT huyện Phú Lộc (2015), Tổng hợp số lượng hộ di cư sống ở
thủy diện, UBND huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

28. Phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền (2015), Tổng hợp số lượng hộ di cư tại
huyện Quảng Điền, Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
29. Lê Bá Phúc (2013), “Tình hình thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”, Hội thảo: Cùng hành động ứng
phó với BĐKH và giảm nhẹ thiên tai tại tỉnh TT Huế, HUEFO và SRD, 6/2013,
Thành phố Huế, tr. 8-17.
30. Quốc hội nƣớc CHXHCNVN (2014), Luật số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06
năm 2014, về ban hành Luật bảo vệ môi trường, Quốc hội, Hà Nội.
31. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, Tập 1, NXB Giáo dục,
Hà Nội, tr. 820.
32. Cao Lệ Quyên, Nguyễn Chu Hồi (2009), Tác động của BĐKH tới nghề cá quy
mô nhỏ ở Việt Nam và biện pháp thích ứng, Báo cáo dự án CD4CCFP, 122 tr.,
MONRE Danida.
33. Võ Thanh Sơn và nnk (2015), “Hƣớng tới một tƣơng lai có sức chống chịu và
bền vững”, Trong: Trần Thục và nnk, Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản lý
rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với BĐKH, NXB
Tài nguyên Môi trƣờng và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội, tr. 305-346.
34. Trần Đức Thạnh và nnk (2005), Những đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái đầm

13


phá Tam Giang - Cầu Hai, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế, Thành
phố Huế.
35. Lê Văn Thăng và nnk (2005), Thách thức từ việc nuôi trồng thủy sản ven đầm
phá tam giang - cầu hai hiện nay và một số giải pháp khắc phục, Viện Tài nguyên
và Môi trƣờng, Đại học Huế, Thành phố Huế.
36. Lê Văn Thăng (2013), Xây dựng mô hình thí điểm giúp nông dân thích ứng với
BĐKH (lũ lụt) tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Đề tài KHCN cấp Tỉnh, Viện Tài nguyên
và Môi trƣờng, Đại học Huế, Thành phố Huế.

37. Nguyễn Văn Thắng và nnk (2010), BĐKH và tác động ở Việt Nam, NXB Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội.
38. Đặng Thu (1994), Di dân của người Việt từ thế kỷ 10 đến giữa thế kỷ 19, Trung
tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn, Viện Sử học, Hà Nội.
39. Trần Thục (2012), BĐKH và ứng phó với BĐKH ở Việt Nam: Nghiên cứu chi
tiết cho tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng,
Hà Nội.
40. Tổ chức Di cƣ Quốc tế (2011), Giải thích thuật ngữ về di cư, Tái bản lần 2,
IOM, Hà Nội.
41. Tổng cục Thống kê (2001), Niên giám thống kê 2000, NXB Thống kê, Hà Nội.
42. Tổng cục Thống kê (2002), Niên giám thống kê 2001, NXB Thống kê, Hà Nội.
43. Tổng cục Thống kê (2003), Niên giám thống kê 2002, NXB Thống kê, Hà Nội.
44. Tổng cục Thống kê (2004), Niên giám thống kê 2003, NXB Thống kê, Hà Nội.
45. Tổng cục Thống kê (2005), Niên giám thống kê 2004, NXB Thống kê, Hà Nội.
46. Tổng cục Thống kê (2006), Niên giám thống kê 2005, NXB Thống kê, Hà Nội.
47. Tổng cục Thống kê (2007), Niên giám thống kê 2006, NXB Thống kê, Hà Nội.
48. Tổng cục Thống kê (2008), Niên giám thống kê 2007, NXB Thống kê, Hà Nội.
49. Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê 2008, NXB Thống kê, Hà Nội.

14


50. Tổng cục Thống kê (2010), Niên giám thống kê 2009, NXB Thống kê, Hà Nội.
51. Tổng cục Thống kê (2011), Niên giám thống kê 2010, NXB Thống kê, Hà Nội.
52. Tổng cục Thống kê (2012), Niên giám thống kê 2011, NXB Thống kê, Hà Nội.
53. Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê 2012, NXB Thống kê, Hà Nội.
54. Tổng cục Thống kê (2014), Niên giám thống kê 2013, NXB Thống kê, Hà Nội.
55. Tổng cục Thống kê (2015), Niên giám thống kê 2014, NXB Thống kê, Hà Nội.
56. Nguyễn Trọng (2013), Khôi phục và phát triển rừng chắn cát ven biển chống gió
bão và xâm thực tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế,

Thành phố Huế.
57. Lê Anh Tuấn (2010a), “Tác động của BĐKH và nƣớc biển dâng lên tính đa
dạng sinh học và xu thế di dân vùng bán đảo Cà Mau, đồng bằng sông Cửu Long”,
Hội thảo khoa học: Bảo tồn các giá trị dự trữ sinh quyển và hỗ trợ cư dân vùng ven
biển tỉnh Cà Mau trước BĐKH, Thành phố Cà Mau, 25/4/2010, 9 tr.
58. Lê Anh Tuấn (2010b), “Tác động của BĐKH lên tính đa dạng sinh học trong các
khu đất ngập nƣớc và bảo tồn thiên nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Diễn đàn
Bảo tồn Đa dạng Sinh học và BĐKH, Thảo cầm viên Saigon, Thành phố Hồ Chí Minh,
22/5/2010, 8 tr.
59. Trần Hữu Tuấn (2012), “Nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH cho ngƣời
dân ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp Chí Khoa học, Tập 72B, Số 3, Đại học
Huế, Thành phố Huế, tr. 379-386.
60. Trần Hữu Tuyên (2006), Động lực và xu thế bồi xói bờ biển, cửa sông dải ven
biển Tư Hiền, TASK 3.5/CCP 2005, Thành phố Huế.
61. UBND huyện Phú Lộc (2014), Báo cáo tình hình thực hiện phát triển kinh tế xã hội năm 2014 và nhiệm vụ, kế hoạch năm 2015, Huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa
Thiên Huế.
62. UBND huyện Phú Lộc (2015), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ

15


huyện Phú Lộc (khóa XIII) trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIV,
nhiệm kỳ 2015 – 2020, Huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
63. UBND huyện Phú Vang (2014), Báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ sản xuất năm 2015, Huyện
Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
64. UBND huyện Phú Vang (2014), Kế hoạch nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5
năm 2016 – 2020, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
65. UBND huyện Quảng Điền (2014), Báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp năm
2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015, Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên

Huế.
66. UBND huyện Quảng Điền (2015), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch 5 năm
2016 – 2020, Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
67. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2013), Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH
tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
68. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2015), Báo cáo thống kê thiệt hại, Ban chỉ huy
phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, Thành phố Huế.
69. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2014), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ
2014. Dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015,Tỉnh Thừa Thiên Huế.
70. UBND xã Phú Xuân (2015), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên
Huế.
71. UBND xã Quảng Công (2014), Báo cáo kế hoạch phát triển kế hoạch kinh tế xã hội thời kỳ 2015 – 2020, Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
72. UBND xã Vinh Hiền (2014), Báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện kinh tế - xã
hội năm 2014 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, Huyện Phú Lộc,

16


Tỉnh Thừa Thiên Huế.
73. UN - Việt Nam (2010), Di cư trong nước: Cơ hội và thách thức đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, Tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, Hà Nội.
74. UN - Việt Nam (2014), Di cư, tái định cư và BĐKH tại Việt Nam: Giảm nhẹ
mức độ phơi bày trước hiểm họa và tổn thương từ khí hậu cực đoan thông qua di cư
tự do và di dân theo định hướng, Tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, Hà Nội.
75. Huỳnh Thị Anh Vân (2013), Vấn đề BĐKH và giảm nhẹ thiên tai nhìn từ góc
độ bảo tồn di sản, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Thành phố Huế.
76. Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng (2010), Các kịch bản nước
biển dâng và khả năng giảm thiểu rủi ro ở Việt Nam: Báo cáo tổng kết, Cơ quan

phát triển quốc tế Đan Mạch, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, Hà Nội.
77. Nguyễn Việt (2013a), Biến đổi khí hậu và ứng phó với BĐKH ở tỉnh Thừa
Thiên Huế, Trung tâm Khí tƣợng Thuỷ văn tỉnh Thừa Thiên Huế, Thành phố Huế.
78. Nguyễn Việt (2013b), Thiên tai ở Thừa Thiên Huế và các biện pháp phòng
tránh tổng hợp, Trung tâm Khí tƣợng Thuỷ văn tỉnh Thừa Thiên Huế, Thành phố
Huế.
79. Trần Thanh Xuân (2010), Đánh giá sơ bộ tài nguyên nước mưa, Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ, Bộ TN&MT, Hà Nội.
80. Trần Thanh Xuân và nnk (2011), Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước Việt
Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
81. Nguyễn Huy Yết và Võ Sĩ Tuấn (2009), Hiện trạng san hô Việt Nam và các
thách thức, BĐKH và các hệ sinh thái ven biển Việt Nam, Vụ Khoa học, Giáo dục,
Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, NXB Lao Động, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
82. Biermann F. and I. Boas (2010), Preparing for a warmer world: Towards a global
governance system to protect climate refugees, Global Governance Working, MIT,

17


USA.
83. Castles S. and M.J. Miller (1993), The age of Migration, Third edition,
Published by Palgrave Macmillan.
84. Chappell L. (2010), Development on the Move: The place of migration in future
development

strategies,

World


Migration

Report

Seminars,

International

Organisation Migration, Geneva.
85. DFID (2001), Sustainable livelihood guidance sheets, Department for
International Development, London.
86. Ravenstein E.G. (1885), "The Laws of Migration", Journal of the Statistical
Society of London, Vol.48, No.2 (Jun.1885), pp. 167-235.
87. Everret S.L (1996), “A theory of Migration”, Demography, Vol.3, No.1 (1996),
Population Association of America, USA, pp. 47-57.
88. IOM (2009a), Short report by IOM about The Activities on Migration, Climate
change and Environment, International Organisation Migration, Geneva.
89. IOM (2009b), Migration, Environment and Climate Change: Assessing the
evidence, International Organisation Migration, Geneva.
90. IOM (2010), Assessing the Evidence: Environment, climate change and
migration in Banladesh, International Organisation Migration, Geneva.
91. IOM (2012), International Dialogue about Climate Change, Environment
recession and Migration, International Organisation Migration, Geneva.
92. IPCC (1990), Climate change: The IPCC impact assessment, Report prepared
for Intergovernmental Panel on Climate Change by Working Group II, Canberra:
Australian Government Publishing Service.
93. IPCC (1996), Climate change 1995: Impacts, adaptations and mitigation of
climate change—Scientific-technical analysis, Contribution of Working Group II to
the second assessment report of the Intergovernmental Panel on Climate Change,


18


Cambridge: Cambridge University Press.
94. IPCC

(2001),

Climate

change

2001:

Impacts,

adaptation,

and

vulnerability, Contribution of Working Group II to the second assessment
report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, Cambridge:
Cambridge University Press.
95. IPCC (2007a), Climate change 2007: Impacts, adaptation and vulnerability,
Contribution of Working Group II to the fourth assessment report of the
Intergovernmental Panel on Climate Change, Cambridge: Cambridge University Press.
96. IPCC (2007b), The Physical Science Basis, Cambridge University Press.
97. IPCC (2012), Managing the Risks of Extreme Events and Disasters to Advance
Climate Change Adaptation, A Special Report of Working Groups I and II of the
Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC), Cambridge University

Press, Cambridge, UK, and New York, USA.
98. Cu Chi Loi (2004), Rural to urban migration in Vietnam, Institute of Development
Economics, Japan External Trade Organization, accessed date: 23/03/2015, www.idejetro.jp/English/Publish/Download/Asedp/pdf/071_7.pdf.
99. McLeman. R and J. Ford (2013), “How Demographic Change and Migration
Influence Community-Level Adaptation to Climate Change: Examples from Rural
Eastern Ontario and Nunavut, Canada”, Into: Faist. Th and Schade. J, Disentangling
Migration and Climate Change: Methodologies, Political Discourses and Human
Rights, Springer Science and Business Media.
100.

Myers. N (1993), “Environmental refugees in a globally warmed world”,

BioScience, Vol.43(11), pp. 752-761.
101. Nelson. V (2010), Climate change and Migration: Analysis framework,
Resources Institute, Greenwich University, London, UK.
102. UNFCCC (2011), The Cancun Agreements: Outcome of the work Ad Hoc
Working Group on Long-term cooperative, FCCC/CP/2010/7/Add.1, United Nations.

19


PHỤ LỤC

20



×