Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở hạt kiểm lâm hiệp đức, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.11 MB, 84 trang )

LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm
Huế và sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn Thạc sĩ Nguyễn Duy Phong, tôi
đã thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng ở Hạt kiểm lâm Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam”.
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cám ơn Ban giám
hiệu nhà trường, khoa Lâm Nghiệp và các thầy cô giáo đã tận tình hướng
dẫn, giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở
trường.
Đặc biệt cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo
Nguyễn Duy Phong, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo, cán bộ
Hạt Kiểm lâm Hiệp Đức - tỉnh Quảng Nam, Ủy Ban nhân dân huyện Hiệp
Đức, Uỷ ban nhân dân và người dân các xã Hiệp Hòa, Phước Gia, Phước
Trà đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp tôi thu thập số liệu ngoại nghiệp
cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, gia đình và người thân
đã hết lòng giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện vật chất và tinh thần để
tôi hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù đã nỗ lực hết mình trong quá trình thực hiện đề tài nhưng do
thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu
sót nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, xây dựng của
thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Trần Thị Lan

1



MỤC LỤC

Trang

Phần 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO

\DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 4.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo đơn vị hành chính........37
Bảng 4.2. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp phân theo ba loại rừng.......39
Bảng 4.3. Phân tích SWOT đối với QLBVR trên địa bàn huyện..............42
Bảng 4.4. Tổng hợp các vụ vi phạm xử lý hành chính (2010 - 2014).......48
Bảng 4.5. Tổng hợp các vụ vi phạm xử lý hình sự (2010 - 2014).............49
Bảng 4.6. Thống kê dụng cụ, phương tiện PCCCR..................................54
2


Bảng 4.7. Tình hình cháy rừng trên địa bàn huyện (2010 - 2014)............57
Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả công tác phát triển rừng giai đoạn 2010 2014...........................................................................................................60
Bảng 4.9. Tổng hợp công tác tuyên truyền QLBVR, PCCCR (2010 2014)..........................................................................................................62
Bảng 4.10. Mức độ tham gia của các bên liên quan vào công tác quản lý
bảo vệ và phát triển rừng ở Hiệp Đức.......................................................66

3


DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


Trang
BẢN ĐỒ
Bản đồ 4.1. Bản đồ hành chính huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.........26
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tổng hợp số vụ vi phạm trong những năm 2010 - 2014......50
Biểu đồ 4.2. Tổng hợp số vụ cháy rừng và diện tích thiệt hại qua các năm
...................................................................................................................58
Biểu đồ 4.3. Mức độ tham gia của các bên liên quan................................67
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hạt kiểm lâm Hiệp Đức.........................45
Sơ đồ 4.2. Sơ đồ Venn về vai trò của các bên liên quan trong quản lý bảo
vệ và phát triển rừng ở Hạt kiểm lâm Hiệp Đức.......................................64

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCĐ BV&PTR:

Ban chỉ đạo bảo vệ và phát triển rừng

BCĐ BVR&PCCCR:

Ban chỉ đạo bảo vệ rừng và phòng cháy
chữa cháy rừng

BVR:

Bảo vệ rừng


KLĐB:

Kiểm lâm địa bàn

KNBVR:

Khoanh nuôi bảo vệ rừng

NN&PTNT:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PCCCR:

Phòng cháy chữa cháy rừng

QLBVR:

Quản lý bảo vệ rừng

RPH:

Rừng phòng hộ

RSX:

Rừng sản xuất

UBND:


Ủy ban nhân dân

5


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
* Giới thiệu đề tài
Với những giá trị to lớn của rừng và tình hình khai thác, vận chuyển, mua
bán lâm sản trái phép diễn ra ngày càng nhiều thì quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng là một công tác rất quan trọng hiện nay. Thế nhưng, công tác quản lý còn
kém hiệu quả, thủ đoạn vi phạm tinh vi, việc chấp hành pháp luật còn thiếu
nghiêm túc, ý thức của người dân chưa cao, đội ngũ cán bộ bảo vệ rừng còn
non kém đã làm cơ sở cho những hành vi vi phạm diễn ra, xâm hại đến tài
nguyên rừng ngày càng nghiêm trọng. Hiệp Đức là một huyện miền núi, đời
sống của người dân hầu như phụ thuộc vào rừng thì xâm hại rừng là không thể
tránh khỏi. Đứng trước tình hình đó, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng
ở Hạt kiểm lâm Hiệp Đức được đặc biệt quan tâm. Đề tài: “Đánh giá thực
trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở Hạt kiểm lâm Hiệp Đức,
tỉnh Quảng Nam” đã thể hiện rõ tình hình hoạt động, công tác quản lý bảo vệ
và phát triển rừng ở Hạt kiểm lâm Hiệp Đức, từ đó đưa ra các giải pháp để nâng
cao hiệu quả.
* Mục tiêu của đề tài
- Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng ở Hạt kiểm lâm Hiệp Đức nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Hạt kiểm lâm Hiệp Đức.
- Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu hoạt động của Hạt kiểm lâm Hiệp Đức; đánh
giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Hạt kiểm lâm
Hiệp Đức; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản
lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu:
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập thông tin từ sách, báo, báo
cáo, các chủ trương, chính sách, quyết định liên quan đến quản lý bảo vệ và phát
triển rừng ở Hạt kiểm lâm Hiệp Đức.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Phỏng vấn cán bộ kiểm lâm, cán bộ
xã, người dân; sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích những thuận
lợi, khó khăn trong công tác QLBVR ở Hiệp Đức; sử dụng sơ đồ Venn để phân
tích vai trò và ảnh hưởng của các bên liên quan trong công tác QLBVR; điều tra
6


thực địa nắm rõ hơn về hiện trạng rừng cũng như công tác quản lý, bảo vệ rừng
ở Hạt kiểm lâm Hiệp Đức.
- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được thu thập qua bảng phỏng vấn
được xử lý và phân tích định lượng bằng phần mềm Excel. Kết quả xử lý được
thể hiện theo dạng phân tích, mô tả bảng và biểu đồ. Ngoài ra các kết quả thảo
luận, các thông tin định tính được phân tích theo phương pháp định tính.
* Kết quả nổi bật
Hiệp Đức có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên phong phú, trong năm qua
huyện đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế, xã hội.
Diện tích rừng tự nhiên nhiều nhưng đang bị xâm hại, tình hình vi phạm trong
những năm qua có xu hướng giảm xuống nhưng số vụ ở từng năm vẫn cao; công
tác xử lý vi phạm của Hạt kiểm lâm Hiệp Đức theo đúng quy định pháp luật;
công tác PCCCR, tuyên truyền được quan tâm, Hạt đã phát hiện, ngăn chăn và
xử lý kịp thời các vụ cháy rừng nhưng vẫn chưa xác định được đối tượng vi
phạm; công tác trồng rừng được quan tâm, nâng cao diện tích rừng trồng; các
bên liên quan có vai trò quan trọng trong công tác QLBVR, phát triển rừng của
Hạt kiểm lâm Hiệp Đức là: KLĐB, Tổ BVR, người dân, chính quyền địa
phương, tuy nhiên mức độ tham gia của các bên còn hạn chế, chưa chặt chẽ. Từ

những tồn tại, đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả.
* Kết luận
Huyện Hiệp Đức có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội với nhiều thuận lợi,
khó khăn, cần nâng cao đời sống người dân và thực hiện tốt công tác QLBVR.
Tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn Hạt quản lý vẫn
đang diễn ra, hành vi vi phạm tinh vi, lực lượng kiểm lâm còn mỏng, thực hiện
đúng chức năng, nhiệm vụ, công tác xử lý vi phạm đúng pháp luật nhưng vẫn
chưa thật sự răn đe; công tác PCCCR được triển khai thực hiện thường xuyên,
phát hiện và xử lý kịp thời các vụ cháy nên hạn chế tối đa hậu quả gây ra; công
tác trồng rừng được thực hiện tốt.
* Kiến nghị
Các ban, ngành liên quan tăng cường phối hợp chặt chẽ trong công tác
quản lý bảo vệ và phát triển rừng, quan tâm hỗ trợ kinh phí, mua sắm các trang
thiết bị để tăng cường cho Hạt kiểm lâm; huy động các lực lượng tham gia tích
cực vào công tác QLBVR và PCCCR; tiến hành giao đất giao rừng, đẩy mạnh
công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức.
7


Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là một công tác rất quan trọng hiện nay,
quản lý bảo vệ rừng tốt chính là đang bảo vệ cuộc sống tốt đẹp của chúng ta.
Bản chất của công tác này chính là sự tuần tra bảo vệ nghiêm ngặt của các tổ
chức bảo vệ rừng, đặc biệt là lực lượng kiểm lâm, thường xuyên theo dõi diễn
biến rừng, kịp thời phát hiện, xử lý các vụ xâm hại rừng và đưa ra những biện
pháp để bảo vệ, phát triển vốn rừng. Như chúng ta đã biết, rừng có vai trò vô
cùng quan trọng, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Rừng
không những có vai trò trong bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu,… mà còn

đem lại giá trị kinh tế rất cao, phục vụ nhiều mặt cho đời sống của con người.
Trước những giá trị nhiều mặt về kinh tế và nhu cầu đời sống ngày càng
nhiều, sự phụ thuộc vào rừng của chúng ta cũng không ngừng tăng lên. Trong
những năm vừa qua, việc khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép diễn
ra ngày càng một nhiều hơn. Chính vì thế rừng đang bị suy giảm cả về số lượng
và chất lượng. Tài nguyên rừng không phải lúc nào cũng có sẵn để con người
khai thác và sử dụng. Thực tế cho thấy rằng, cuộc sống của chúng ta phụ thuộc
rất nhiều vào rừng, con người đã khai thác và sử dụng một cách quá mức làm
cho tài nguyên rừng ngày càng bị cạn kiệt, diện tích rừng bị khai thác rất nhiều
nhưng diện tích rừng được trồng lại thì không đủ bù vào diện tích rừng đã mất.
Mất rừng cũng đồng nghĩa với việc cuộc sống của chúng ta sẽ có nhiều thay đổi,
chuyển biến theo chiều hướng xấu đi, chất lượng cuộc sống cũng theo đó mà
giảm xuống. Rừng mất đi không những chỉ dừng lại ở việc làm giảm cuộc sống
con người mà còn tác động xấu đến tự nhiên. Bên cạnh những tác động tích cực
thì đã có không ít hành vi làm cho tài nguyên này ngày càng rơi vào tình trạng
khó có thể phục hồi.
Trên thực tế, nước ta và các nước có rừng trên thế giới và trong khu vực
đã có rất nhiều chính sách và chủ trương trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
Một số chương trình như phủ xanh đất trống đồi núi trọc, năm triệu ha rừng…
cũng được áp dụng thực hiện nhằm mục đích khôi phục và phát triển diện tích
rừng, hoạt động của các lực lượng bảo vệ rừng cũng ngày càng tích cực hơn.
Thế nhưng, công tác quản lý còn kém hiệu quả, thủ đoạn vi phạm tinh vi, việc
chấp hành pháp luật còn thiếu nghiêm túc, ý thức của người dân chưa cao, đội
ngũ cán bộ bảo vệ rừng còn non kém, thiếu tinh thần trách nhiệm đã làm cơ sở
cho những hành vi vi phạm diễn ra, xâm hại đến tài nguyên rừng ngày càng
nghiêm trọng.
8


Đứng trước tình hình đó một yêu cầu đặt ra là phải thực hiện một cách có

hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển diện tích rừng hiện có, tích cực
trồng mới, khoanh nuôi tái sinh rừng cũng như tiến hành giao đất giao rừng cho
người dân quản lý, sử dụng. Để làm tốt công tác này rất cần sự quan tâm chỉ đạo
và triển khai thực hiện của các cơ quan có thẩm quyền. Hạt kiểm lâm là một cơ
quan có chức năng quản lý, bảo vệ rừng, kịp thời ngăn chặn những vụ phá rừng
xảy ra và góp phần thực hiện các hoạt động phát triển rừng.
Trên thực tế, trên địa bàn huyện Hiệp Đức cũng gặp phải không ít những
khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Đặc biệt Hiệp Đức là
một huyện miền núi, đời sống của người dân hầu như phụ thuộc vào rừng thì
khai thác rừng là không thể tránh khỏi. Với những khó khăn từ chính những điều
kiện hiện tại của địa bàn huyện và diện tích rừng ngày càng suy giảm thì công
tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở đây cần được quan tâm chú trọng. Để
hiểu rõ hơn về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, tình hình hoạt động,
công tác tuần tra bảo vệ,… của các lực lượng kiểm lâm trên địa bàn huyện cũng
như từ đó đưa ra được các giải pháp để bảo vệ, phát triển rừng hiệu quả thì em
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ và
phát triển rừng ở Hạt kiểm lâm Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam”.

9


Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Các khái niệm liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
2.1.1. Khái niệm về rừng
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi
sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa
hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1
trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng

phòng hộ, đất rừng đặc dụng [9].
Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối quan hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm
vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển (Morozov 1930).
Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể
các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển
của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn
cảnh bên ngoài (M.E. Tcachenco 1952).
Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh
quyển địa cầu (I.S. Mêlêkhôp 1974).
2.1.2. Khái niệm về quản lý, bảo vệ rừng
Đến nay chưa có một khái niệm đầy đủ nào về bảo vệ rừng. Bảo vệ rừng
được hiểu là tổng thể các hoạt động nhằm bảo tồn, phát triển hệ sinh thái rừng
hiện có, bao gồm thực vật, động vật rừng, đất lâm nghiệp và các yếu tố tự nhiên
khác; phòng chống những tác động gây thiệt hại đến đa dạng sinh học của rừng,
bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái. Như vậy, bảo vệ rừng bao gồm
những hoạt động sau:
- Tổ chức phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại đến rừng
như: phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệp; khai thác, mua bán,
vận chuyển lâm sản; xuất nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng; săn bắn động
vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái quy định của pháp luật.
- Thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy; phòng trừ sâu bệnh hại.
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng.
10


Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân. Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm nguyên tắc quản lý
rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát
huy hiệu quả tài nguyên rừng; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi

tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết
hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và ngư nghiệp; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế
gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng cao giá trị sản
phẩm rừng [9].
2.1.3. Khái niệm về phát triển rừng
Phát triển rừng là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác,
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp
dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá
trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá
trị khác của rừng [9].
2.1.4. Khái niệm Kiểm lâm
Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ
rừng, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch
UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành
pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Tổ chức lực lượng kiểm lâm cũng được xác định rõ là được tổ chức theo hệ
thống thống nhất, bao gồm: kiểm lâm trung ương; kiểm lâm tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương; kiểm lâm huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [9].
2.2. Cơ sở thực tiễn liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
2.2.1. Tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên thế giới
Có thể nói rằng tài nguyên rừng trên trái đất ngày càng bị thu hẹp về diện
tích và trữ lượng trong những năm qua. Đầu thế kỷ 20 diện tích rừng trên thế
giới là 6 tỷ ha [1].
Hàng năm thế giới mất đi 12,4 triệu ha rừng nhiệt đới tại các nước đang
phát triển. Tỷ lệ phá rừng của Indonesia là 2 triệu ha mỗi năm, bằng khoảng 1/3
tổng số nạn phá rừng trên thế giới, tương đương với lượng 2 tỉ tấn cacbon thải
vào khí quyển [6]. Từ năm 2000 đến năm 2005, Indonesia là nước có tỷ lệ phá
rừng cao nhất thế giới; có tới 1,8 triệu ha rừng bị phá hủy mỗi năm, tương
đương với khoảng 2% diện tích rừng của Indonesia. Nói cách khác, mỗi ngày
đất nước này mất 51km2 rừng bị chặt phá. Hiện nay, Indonesia đã mất hơn 72%

11


rừng nguyên sinh. Diện tích rừng còn lại đang bị đe dọa bởi nạn đốn gỗ phục vụ
mục đích thương mại và việc phá rừng để lập các đồn điền trồng cọ lấy dầu
(Theo TerraDaily, 03/05/2007)
Từ năm 2000 đến 2012, toàn thế giới đã mất đi 2,3 triệu km 2 rừng; diện tích
đó lớn hơn cả diện tích nước Mông Cổ. Cũng trong thời gian đó đã hình thành
800.000km2 rừng mới trồng. Brazil là nước đã thành công trong việc bảo vệ
rừng. Trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến 2004, nước này đã phá khoảng
40.000km2 rừng, đến năm 2011, mức độ tàn phá rừng đã giảm một nửa.
Tại Indonesia tỷ lệ rừng bị tàn phá ngày càng tăng, từ năm 2011 đến năm
2012 đã biến mất gần 20.000km2 rừng mưa nhiệt đới - tăng lên gấp đôi so với
thời kỳ bắt đầu tiến hành quan sát. Bất chấp một lệnh cấm của chính phủ ban
hành năm 2011, những tháng sau đó việc tàn phá rừng đã diễn ra mạnh mẽ hơn.
Sự mất mát rừng ngày càng tăng còn diễn ra ở các nước Malaysia, Paraguay,
Bolivia, Sambia và Angola,…. Tính đến nay, hơn 32% diện tích rừng bị giảm
trên toàn thế giới là rừng nhiệt đới. Cũng trong giai đoạn từ 2000 - 2012, vùng
Đông Nam Mỹ đã khai thác 31% diện tích rừng đồng thời song song là việc
trồng lại rừng. Diện tích rừng ở vùng ôn đới chỉ giảm nhẹ, ở đây cũng có nhiều
diện tích trồng mới rừng.
Tại Đức trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2012, theo nghiên cứu, đã có
4.980km2 rừng bị biến mất; trong khi diện tích trồng mới là 2.585km2 [14].
Tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc (FAO) vừa công bố một con số khiến
nhiều người quan tâm đó là mỗi năm 130.000km 2 rừng trên thế giới bị biến mất
do nạn phá rừng. Điều này khiến cho môi trường sống của 2/3 loài trên trái đất
bị thu hẹp, đa dạng sinh học bị suy giảm và với đà này trong tương lai không xa,
chúng ta sẽ phải nói lời chia tay với 100 loài. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi đất
rừng sang đất nông nghiệp, đất định cư, thu hoạch gỗ không bền vững, quản lý
đất đai không hiệu quả,… cũng là những lý do phổ biến nhất cho sự thất thoát

rừng ở nhiều khu vực trên thế giới.
Nghiên cứu mới nhất của Chương trình Môi trường Liên Hiệp quốc
(UNEP) công bố cho biết: Nạn phá rừng trên quy mô toàn cầu vẫn tiếp tục ở
mức báo động, mỗi năm thế giới mất tới 13 triệu ha rừng, tương đương với
diện tích của đất nước Bồ Đào Nha. Nghiên cứu của UNEP xác định rừng có
thể hỗ trợ giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá 20ºC, mức tăng nhiệt độ an
toàn để biến đổi khí hậu không đe dọa cuộc sống nhân loại vào cuối thế kỷ này,
nếu giảm được 50% diện tích rừng bị mất vào năm 2030. Để đáp ứng mục tiêu
12


này, thế giới cần đầu tư từ 17 - 33 tỷ USD mỗi năm để trồng rừng và khôi phục
các diện tích rừng bị mất. Theo số liệu của ITTO (Tổ chức gỗ rừng nhiệt đới
quốc tế), diện tích rừng nhiệt đới bị mất từ năm 2000 đến năm 2005 đã tăng tới
8,5% so với thập kỉ 90 của thế kỷ trước. Diện tích rừng nguyên sinh bị mất
trong khoảng thời gian từ 2000 - 2005 đã tăng 24% so với cả thập kỉ cuối của
thế kỉ 20 [12].
Để ngăn chặn tình trạng mất rừng, bảo vệ và phát triển vốn rừng, bảo tồn
đa dạng sinh học trên phạm vi toàn thế giới, cộng đồng quốc tế đã thành lập
nhiều tổ chức, tiến hành nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều công ước về
bảo vệ và phát triển rừng như: Tổ chức Gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO, 1983), Hội
nghị quốc tế về môi trường và phát triển (UNCED, 1992), Công ước đa dạng
sinh học (CBD, 1992), Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật quý
hiếm (CITES), Hiệp định quốc tế về gỗ nhiệt đới ( ITTA, 1997)... Những năm
gần đây, các hội nghị và hội thảo quốc tế và quốc gia về QLBVR đã liên tục
được tổ chức [5].
2.2.2. Tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam
Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi, dân số lại đông và tăng nhanh nên tài
nguyên rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên trong những năm gần
đây do việc khai thác quá mức của con người cùng với thiên tai, tài nguyên rừng

của nước ta đã bị suy giảm đến mức báo động cả về số lượng và chất lượng. Vì
vậy, vấn đề bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng đang là vấn đề đặt ra hàng đầu
đối với nước ta hiện nay [7].
* Tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng:
Từ năm 1998 đến quý II năm 2005, cả nước đã phát hiện và xử lý 425.588
vụ vi phạm các quy định của nhà nước về bảo vệ rừng, tịch thu gần 137,4
nghìn m3 gỗ tròn và gần 163 nghìn m 3 gỗ xẻ, trên 151 nghìn cá thể động vật
hoang dã, trên 45.596 phương tiện các loại, tổng số tiền thu từ xử lý vi phạm
gần 829 tỷ đồng. Như vậy, bình quân mỗi năm đã phát hiện và xử lý 53.198 vụ
vi phạm [4].
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, sáu tháng đầu năm 2003, cả nước đã
xảy ra khoảng 15.000 vụ vi phạm, hàng chục vụ kiểm lâm bị lâm tặc tấn công.
Do giá trị mang lại từ lâm sản lớn, cho nên bọn lâm tặc không từ một thủ đoạn
nào để đối phó, hành hung người thi hành công vụ [13]. Tổng hợp từ đầu năm
2013 đến ngày 12/12/2013 cả nước đã phát hiện 24.241 vụ vi phạm các quy định
về QLBVR, giảm 9% về số vụ so với cùng kỳ năm 2012. Tổng số vụ vi phạm đã
13


xử lý: 20.723 vụ. Trong đó, xử phạt vi phạm hành chính 20.473 vụ; xử lý hình
sự, khởi tố 250 vụ, trong đó:
+ Phá rừng trái phép: Đã phát hiện 2.001 vụ phá rừng trái phép, giảm
38% về số vụ; diện tích rừng bị phá trái pháp luật là 804ha rừng, giảm 24ha
(giảm 23%) so với cùng kỳ năm 2012, trong đó, rừng sản xuất bị phá là
695ha, chiếm 86%.
+ Khai thác gỗ trái phép: Diễn ra ở những địa phương còn nhiều rừng tự
nhiên còn nhiều gỗ có giá trị thương mại cao; lâm tặc lợi dụng việc tận thu, tận
dụng gỗ; những khu vực thuận lợi về giao thông, vùng giáp ranh. Địa bàn trọng
điểm khai thác gỗ trái pháp luật hiện nay là: Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên,
Sơn La, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu,

Quảng Nam. Đặc biệt là tình trạng phá rừng trái pháp luật và buôn lậu gỗ nghiến
qua biên giới diễn biến phức tạp ở 3 tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn gây
hậu quả nghiêm trọng cả về tính chất và mức độ xâm hại với số lượng lớn người
tham gia phá rừng; có tổ chức đường dây từ khai thác, vận chuyển, thu gom, tiêu
thụ, xuất lậu qua biên giới.
+ Tình hình mua bán, vận chuyển và chế biến gỗ, lâm sản khác trái pháp
luật: Cả nước đã phát hiện 13.318 vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về
mua bán, vận chuyển, chế biến gỗ và lâm sản, giảm 5% so với cùng kỳ năm
2012; đã tịch thu 30.320m3 gỗ các loại, bao gồm: 13.312m3 gỗ tròn (gỗ quý
hiếm 662m3); 17.008m3 gỗ xẻ (gỗ quý hiếm 1.903m3). Tổng số tiền thu nộp ngân
sách là 241,021 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2012 [2].
Theo số liệu thống kê, tổng hợp từ các địa phương, từ đầu năm đến hết
tháng 11 năm 2014, cả nước đã phát hiện 23.060 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ
và phát triển rừng, giảm 9% về số vụ so với cùng kỳ năm 2013. Tổng số vụ vi
phạm đã xử lý: 20.409 vụ. Trong đó, xử phạt vi phạm hành chính 20.191 vụ, xử
lý hình sự 218 vụ. Tuy nhiên, số vụ đưa ra xét xử còn thấp, chỉ mới xét xử được
12 vụ (chiếm 6%). Một số hành vi vi phạm chủ yếu là:
+ Vi phạm phá rừng trái phép: Đã phát hiện 1.944 vụ phá rừng trái pháp
luật, giảm 5%; diện tích rừng bị phá là 610,31 ha rừng, giảm 77,45ha (tương ứng
giảm 11%) so với cùng kỳ năm 2013. Loại rừng chủ yếu bị phá trái pháp luật là
rừng sản xuất: 497,7ha.
+ Vi phạm khai thác lâm sản trái pháp luật: Đã phát hiện và xử lý 2.087
vụ khai thác lâm sản trái pháp luật, tăng 49 vụ (tương ứng 2%) so với cùng kỳ
năm 2013.
14


+ Vi phạm mua, bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật: Đã phát hiện
11.269 vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về mua bán, vận chuyển, chế
biến gỗ và lâm sản, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2013; đã tịch thu 22.358m 3

gỗ các loại, bao gồm: 11.330m3 gỗ tròn (gỗ quý hiếm 863m3); 11.028 m3 gỗ xẻ
(gỗ quý hiếm 1.380m3). Tổng số tiền thu nộp ngân sách là 232,418 tỷ đồng,
giảm 14% so với cùng kỳ năm 2013. Các địa phương phát hiện, xử lý nhiều nhất
là: Đăk Lăk, Lâm Đồng, Gia Lai, Ninh Thuận, Nghệ An, Bắc Kạn, Vườn quốc
gia Yokdon, Đắk Nông, Thanh Hóa, Quảng Nam,... [3].
* Phòng cháy chữa cháy rừng:
Tình hình cháy rừng trong giai đoạn từ 1998 - 2005 diễn biến rất phức tạp,
cả nước xảy ra 7.229 vụ cháy rừng, gây cháy 52.188 ha rừng, bình quân mỗi
năm bị cháy 6.524ha. Trong mùa khô 2004 - 2005 mặc dù đã tăng cường công
tác PCCCR nhưng tình hình cháy rừng vẫn diễn ra, cả nước xảy ra 1.053 vụ
cháy rừng. Rừng bị cháy chủ yếu là thông, tràm, bạch đàn, keo và rừng non
khoanh nuôi tái sinh (chiếm 97% diện tích rừng bị cháy) [4].
Từ đầu năm 2013 đến hết tháng 11/2013, số vụ cháy rừng là 241 vụ, giảm
145 vụ so với cùng kỳ năm 2012; thiệt hại 932ha (cùng kỳ năm 2012 là
1.323ha). Diện tích bị thiệt hại do cháy rừng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây
Nguyên và Nam Trung Bộ. Số vụ cháy và thiệt hại do cháy rừng giảm trong
năm là do hầu hết các vụ cháy rừng đều được phát hiện và dập tắt kịp thời; đã
huy động lực lượng Quân đội, Công an, Kiểm lâm, Ban quản lý, Lâm trường và
nhân dân địa phương tham gia chữa cháy rừng [2].
Từ đầu năm 2014 các tỉnh miền núi phía Bắc xảy ra rét đậm, rét hại làm
thảm thực bì khô, gia tăng vật liệu cháy, các tỉnh Tây Nguyên và Tây Nam bộ
tình trạng nắng nóng, khô hạn kéo dài, cháy rừng đã xảy ra ở nhiều địa phương,
làm thiệt hại đến tài nguyên rừng. Trong năm 2014, cả nước đã xảy ra 419 vụ
cháy rừng, làm thiệt hại 1.722ha rừng các loại, tăng 73% về số vụ và 83% về
diện tích so với cùng kỳ năm 2013. Đặc biệt có nơi công chức kiểm lâm và
người BVR hy sinh tính mạng khi tham gia chữa cháy rừng. Theo nhận định của
ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 2020 và dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia trong thời gian tới,
tình trạng nắng nóng, khô hạn tiếp tục xảy ra tại nhiều địa phương Bắc Bộ, nguy
cơ xảy ra cháy rừng rất lớn, trọng điểm là khu vực Tây Bắc bộ gồm các tỉnh Sơn
La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái; phía Đông Bắc Bộ và đồng bằng

sông Hồng gồm các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc
15


Giang, Bắc Ninh, Hải Dương và thành phố Hà Nội. Để chủ động triển khai các
biện pháp PCCCR, giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra, Cục kiểm lâm đề nghị Chi
cục kiểm lâm các địa phương trên tập trung tổ chức lực lượng, phương tiện,
trang thiết bị PCCCR đảm bảo kịp thời xử lý các tình huống cháy rừng xảy ra,
sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng. Đồng thời
tăng cường kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn chủ rừng thực hiện nghiêm túc
phương án PCCCR; chú trọng kiểm soát việc sử dụng lửa trong và gần rừng của
người dân; hướng dẫn nhân dân canh tác nương rẫy đúng quy hoạch, quy định
cụ thể khu vực nghiêm cấm đốt nương làm rẫy và những hành vi dùng lửa khác.
Tăng cường kiểm lâm tại các địa bàn trọng điểm về cháy rừng để kịp thời tham
mưu cho cấp chính quyền cơ sở thực hiện công tác PCCCR. Tăng cường quản lý
các hoạt động canh tác nương rẫy. Đặc biệt, kiên quyết ngăn chặn và xử lý
nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về PCCCR,
nhằm răn đe, giáo dục phòng ngừa chung, đề xuất khen thưởng kịp thời những
tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác PCCCR. Bên cạnh đó, rà soát, bổ
sung phương án, kế hoạch PCCCR mùa khô năm 2014 - 2015 của các cấp ngành
và chủ rừng. Chú trọng việc thực tập phương án sát với tình hình thực tế tại địa
phương, tăng cường đào tạo, huấn luyện kỹ năng, kỹ thuật chữa cháy rừng, đảm
bảo tuyệt đối an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân và người tham gia chữa
cháy rừng [8].
* Bảo vệ rừng:
Từ năm 1998 - 2005, chưa xảy ra dịch bệnh làm mất rừng với quy mô
lớn. Ở một số tỉnh như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế, đã xảy ra dịch sâu róm thông. Ngành lâm nghiệp đã áp
dụng nhiều biện pháp phòng trừ có hiệu quả như sử dụng thuốc sinh học, tuy
nhiên, việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, kĩ thuật trong công tác này còn

rất hạn chế [4].
Trong năm 2013, Chính phủ, các Bộ, Ngành, chính quyền địa phương đã
quan tâm chỉ đạo đối với công tác BVR, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển
các dịch vụ môi trường và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt
nhận thức về rừng của toàn xã hội được nâng cao, chủ trương xã hội hóa bảo
vệ rừng đã được triển khai thực hiện có hiệu quả. Bên cạnh việc đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò của rừng,
về trách nhiệm quản lý và BVR, ngành lâm nghiệp đã chủ động triển khai
nhiều biện pháp đồng bộ nhằm tạo chuyển biến tích cực trong lĩnh vực BVR và
PCCCR, ngăn chặn tình trạng khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép, đặc
16


biệt tập trung vào khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng, điểm nóng
về phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật như Tây Nguyên, Tây Bắc, Bắc
Trung Bộ và Tây Nam Bộ. Công tác QLBVR năm 2013 có nhiều chuyển biến
tích cực trên tất cả các mặt: bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng; mua
bán, vận chuyển và chế biến lâm sản; quản lý động vật hoang dã; chuyển đổi
mục đích sử dụng rừng [3].
* Phát triển rừng:
Tại nhiều tỉnh miền núi đã có những thành công trong việc trồng rừng,
nhiều mô hình trồng rừng phối hợp với phát triển nông nghiệp đạt kết quả rất
đáng khích lệ. Các hình thức giao đất, khoán rừng cũng được tổ chức thực hiện.
Ngoài ra, trong những năm qua, một hình thức BVR khác cũng đã được thực
hiện ở một số nơi, đó là việc "nhận khoán BVR". Đây là hình thức hợp đồng dài
hay ngắn hạn giữa "chủ rừng" với cá nhân, hộ gia đình, tập thể hay các cơ quan,
đơn vị của Nhà nước để tăng cường công tác BVR. Tới nay đã có 918.326ha
rừng được nhận khoán quản lý bảo vệ và 214.000ha rừng được các cộng đồng
địa phương quản lý theo hình thức truyền thống [13].
Đến ngày 31 tháng 12 năm 2005, diện tích rừng toàn quốc là 12,61 triệu ha,

trong đó khoảng 10,28 triệu ha rừng tự nhiên và 2,33 triệu ha rừng trồng; độ che
phủ rừng là 37%. Tổng trữ lượng gỗ là 813,3 triệu m 3 (rừng tự nhiên chiếm
94%) và khoảng 8,5 tỷ cây tre nứa. Tuy diện tích rừng có tăng, nhưng chất
lượng rừng tự nhiên cũng như rừng trồng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu sản
xuất và phòng hộ. Hiện trạng diện tích đất chưa sử dụng toàn quốc còn 6,76
triệu ha, trong đó đất trống đồi núi trọc là 6,16 triệu ha, chiếm 18,59% diện tích
tự nhiên của cả nước, chủ yếu là đất bị thoái hoá; đây là nguồn tiềm năng nhưng
đồng thời cũng là thách thức cho phát triển lâm nghiệp. Công tác bảo vệ và phát
triển rừng trên phạm vi toàn quốc đã đạt được bước tiến bộ, ngăn chặn được tình
trạng suy thoái về diện tích và chất lượng rừng, diện tích rừng tăng từ 9,30 triệu
ha năm 1995 lên 11,31 triệu ha năm 2000 và 12,61 triệu ha năm 2005 (bình quân
tăng 0,3 triệu ha/năm). Hiện nay bình quân mỗi năm trồng mới được khoảng
200.000ha rừng [10].
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong 9 tháng năm 2014 tiến độ trồng
rừng tăng so với cùng kỳ năm trước do thời tiết tại miền Bắc tương đối thuận
lợi, thêm vào đó là một số chính sách phát triển lâm nghiệp được triển khai, điển
hình là chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Bên cạnh đó, công tác giao
khoán BVR và khai thác các loại lâm sản chủ yếu tăng khá so với cùng kỳ năm
17


trước. Tính đến 24/9/2014, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 165,1
nghìn ha, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trồng mới rừng phòng
hộ, đặc dụng đạt 11,9 nghìn ha, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm trước; trồng
mới rừng sản xuất đạt 153,2 nghìn ha, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 3.939 nghìn m3, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm
trước [11]. Cụ thể:
- Miền Bắc: Tính đến ngày 20/9/2014, các tỉnh miền Bắc đã trồng được
138,6 nghìn ha rừng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó Bắc Trung
Bộ là vùng có tiến độ trồng rừng nhanh nhất, đạt 33,9 nghìn ha tăng 54,6% so

với cùng kỳ năm trước, tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng đạt 16,9 nghìn ha
(tăng 32,5%), Trung du và miền núi phía Bắc đạt 87,9 nghìn ha (giảm 6%).
- Miền Nam: Đến ngày 20/9/2014 các địa phương trồng được 26 nghìn ha.
Trong đó: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trồng đạt 13,9 nghìn ha, Đông Nam
Bộ đạt 1,87 nghìn ha, Tây Nguyên đạt hơn 10 nghìn ha và Đồng bằng sông Cửu
Long đạt 0,3 nghìn ha. Một số địa phương có diện tích trồng rừng khá là Bình
Định đạt 8,5 nghìn ha, Lâm Đồng 3,5 nghìn ha, Đắk Lắk 3 nghìn ha.
Bên cạnh việc trồng rừng mới tập trung, các địa phương tiếp tục chăm sóc
cây giống phục vụ cho kế hoạch trồng rừng mới tập trung năm 2014 [11].
2.3. Cơ sở lý luận liên quan đến việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng
2.3.1. Luật và các chính sách liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
* Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004: Luật này quy định về bảo vệ
và phát triển rừng. Cụ thể như sau:
+ Điều 7. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng
Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và
phát triển rừng.
Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch,
kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương.
Tổ chức điều tra, xác định, phân định ranh giới các loại rừng trên bản đồ và
trên thực địa đến đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
Thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất để
phát triển rừng.
Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng.

18


Lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để phát triển rừng; tổ
chức đăng ký, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, quyền sử
dụng rừng.

Cấp, thu hồi các loại giấy phép theo quy định của pháp luật về bảo vệ và
phát triển rừng.
Tổ chức việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, quan
hệ hợp tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng.
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Giải quyết tranh chấp về rừng.
+ Điều 10: Quy định chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng
Nhà nước đầu tư cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng,
rừng phòng hộ, rừng giống quốc gia; bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng,
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu
khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và
phát triển rừng; xây dựng hệ thống quản lý rừng hiện đại, thống kê rừng, kiểm
kê rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; xây dựng lực lượng chữa cháy
rừng chuyên ngành; đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang bị phương tiện phục
vụ chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật gây hại rừng.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất là
rừng tự nhiên nghèo, trồng rừng sản xuất gỗ lớn, gỗ quý, cây đặc sản; có chính
sách hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng rừng nguyên liệu; có chính
sách khuyến lâm và hỗ trợ nhân dân ở nơi có nhiều khó khăn trong việc phát
triển rừng, tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản.
Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát triển
rừng ở những vùng đất trống, đồi núi trọc; ưu tiên phát triển trồng rừng nguyên
liệu phục vụ các ngành kinh tế; mở rộng các hình thức cho thuê, đấu thầu đất để
trồng rừng; có chính sách miễn, giảm thuế đối với người trồng rừng; có chính
sách đối với tổ chức tín dụng cho vay vốn trồng rừng với lãi suất ưu đãi, ân hạn,
thời gian vay phù hợp với loài cây và đặc điểm sinh thái từng vùng.
Nhà nước khuyến khích việc bảo hiểm rừng trồng và một số hoạt động sản
xuất lâm nghiệp.
* Luật đất đai năm 2003: Quy định về quản lý và sử dụng đất đai.

19


2.3.2. Các văn bản pháp luật của nhà nước liên quan đến việc quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng
2.3.2.1. Nghị quyết, nghị định do Chính phủ ban hành
- Nghị định 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 Về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 Quy định về phòng cháy
và chữa cháy rừng.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 về thi hành Luật Bảo vệ và
Phát triển rừng.
- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
- Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ về tổ
chức và hoạt động của kiểm lâm.
- Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, BVR và quản lý lâm sản.
- Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ
Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, BVR và quản lý lâm sản.
- Nghị định 74/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ quy định về
phối hợp hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng công an xã,
phường, thị trấn, lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác trong công tác giữ
gìn an ninh chính trị, trật tự.
- Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính
sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ
chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng.

- Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ Quy định
xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản.

20


2.3.2.2. Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng chính phủ
- Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai
thác rừng trái phép.
- Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Quy chế quản lý rừng.
- Chỉ thị số 1685/CT-TTg, ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp BVR, ngăn chặn tình trạng phá
rừng và chống người thi hành công vụ.
- Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng chính phủ về
phê duyệt kế hoạch BV&PTR giai đoạn 2011 - 2020.
- Quyết định số 1938/QĐ-TTg ngày 28/10/2014 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn
2014 - 2020.
2.3.2.3. Các văn bản do Bộ ban hành
- Quyết định số 127/2000/QĐ-BNN-KL của Bộ NN& PTNT ban hành quy
định về cấp dự báo, báo động và các biện pháp tổ chức thực hiện PCCCR.
- Quyết định 59/2005/QĐ-BNN ngày 10/10/2005 của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT về việc ban hành quy định việc kiểm tra kiểm soát lâm sản.
- Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA-VKSNDTCTANDTC, ngày 08/3/2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự
về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, BVR và quản lý lâm sản.
- Thông tư số 90/2008/TT-BNN của Bộ NN&PTNT ngày 28/8/2008 về
việc hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu.

- Thông tư số 35/2011/TT-BNN&PTNT ngày 20/5/2011 về việc hướng dẫn
việc khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
- Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ
NN&PTNT Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày
24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
- Thông tư liên tịch số 100/2013/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 26/7/2013
Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày
01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư rừng đặc dụng giai
đoạn 2011 - 2020.
- Thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/11/2014 hướng dẫn về phương
án quản lý rừng bền vững.
21


2.3.3. Các văn bản của tỉnh Quảng Nam liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng
- Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 04/6/2010 của Tỉnh ủy Quảng Nam và
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết về tăng cường các biện pháp
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Chỉ thị số 25/CT-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam về việc tiếp tục
triển khai quyết liệt các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng.
- Chỉ thị số 33/CT-UBND ngày 12/12/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam về
tăng cường công tác quản lý, BVR đầu nguồn trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ thị số 20/2012/CT-UBND ngày 21/8/2012 của UBND tỉnh về tăng
cường các biện pháp quản lý phương tiện, dụng cụ đưa vào rừng trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam.
- Quyết định số 2462/QĐ-UBND ngày 22/8/2013 của UBND tỉnh Quảng
Nam về phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai
đoạn 2011 - 2020.
- Kế hoạch số 2202/KH-SNN&PTNT ngày 27/12/2013 của Sở NN&PTNT

Quảng Nam “Kế hoạch kiểm tra, truy quét các địa bàn trọng điểm về phá rừng,
khai thác lâm sản trên đất có rừng và vận chuyển, mua bán trái phép lâm sản
trước, trong và sau Tết nguyên đán Giáp Ngọ 2014”.
- Công văn số 609/UBND-KTN ngày 26/02/2014 của UBND tỉnh Quảng
Nam về việc tăng cường kiểm soát, bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp
quý hiếm.
2.3.4. Các văn bản của huyện Hiệp Đức liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng
- Chương trình hành động số 01-CTr/HU ngày 11/10/2010 của Huyện ủy
Hiệp Đức thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 04/6/2010 của Tỉnh ủy
Quảng Nam về tăng cường các biện pháp quản lý, BVR và phát triển rừng.
- Quyết định số 153/QĐ-UBND ngày 22/4/2014 về thành lập Tổ công tác
kiểm tra, xử lý các trường hợp phá rừng và chiếm đất lâm nghiệp trái phép tại
địa bàn huyện Hiệp Đức.
- Phương án số 01/PA-UBND ngày 06/01/2014 của UBND huyện Hiệp
Đức “Phương án tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách quản lý rừng,
BVR, phát triển rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn huyện Hiệp Đức năm
22


2014”; Phê duyệt phương án số 01/PA-HKL ngày 02/01/2014 “Phương án bảo
vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng năm 2014”.
- Quyết định số 55/QĐ-UBND ngày 25/02/2014 của UBND huyện Hiệp
Đức về việc củng cố BCĐ BV&PTR giai đoạn 2012 - 2020 huyện Hiệp Đức.
- Quyết định số 90/QĐ-UBND ngày 17/3/2014 của UBND huyện Hiệp
Đức về ban hành Quy chế làm việc của BCĐ BV&PTR giai đoạn 2012 - 2020
huyện Hiệp Đức.
- Thông báo số 55/TB-BCĐ ngày 17/3/2014 của BCĐ BV&PTR giai đoạn
2012 - 2020 về phân công nhiệm vụ của thành viên Ban chỉ đạo về Kế hoạch
bảo vệ và phát triển rừng huyện Hiệp Đức giai đoạn 2012 - 2020.

- Công văn số 61/BCĐBV&PTR ngày 28/4/2014 của Ban chỉ đạo về việc
tăng cường công tác QLBVR trên địa bàn huyện.
- Công văn số 122/BCĐBV&PTR ngày 18/3/2014 của Ban chỉ đạo về
việc tăng cường công tác QLBVR và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa
bàn huyện.
- Quyết định số 153/QĐ-UBND ngày 22/4/2014 về thành lập Tổ công tác
kiểm tra, xử lý các trường hợp phá rừng và chiếm đất lâm nghiệp trái phép tại
địa bàn huyện Hiệp Đức; Phê duyệt Kế hoạch số 01/KH-HKL ngày 25/4/2014
của Hạt kiểm lâm Hiệp Đức về kiểm tra, xử lý tình trạng phá rừng và chiếm đất
lâm nghiệp trái phép trên địa bàn huyện.
- Chỉ thị số 23-CT/HU ngày 11/7/2014 của Huyện ủy về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa
bàn huyện.

23


Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Rừng và đất rừng trên địa bàn do Hạt kiểm lâm Hiệp Đức quản lý.
Cộng đồng dân cư thuộc 3 xã: Phước Gia, Phước Trà, Hiệp Hòa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về thời gian
Đề tài được thực hiện trong thời gian từ ngày 5 tháng 1 năm 2015 đến ngày
8 tháng 5 năm 2015.
3.2.2. Về địa điểm
Tiến hành nghiên cứu ở Hạt kiểm lâm Hiệp Đức và các hộ gia đình tại 3 xã:

Phước Gia, Phước Trà, Hiệp Hòa.
3.3. Mục tiêu nghiên cứu
3.3.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Hạt
kiểm lâm Hiệp Đức nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản
lý, bảo vệ và phát triển rừng.
3.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu hoạt động của Hạt kiểm lâm Hiệp Đức.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Hạt
kiểm lâm Hiệp Đức.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng bền vững.
3.4. Nội dung nghiên cứu
3.4.1. Tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu
3.4.2. Thực trạng chung về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên
địa bàn huyện Hiệp Đức
24


3.4.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại Hạt
kiểm lâm Hiệp Đức
3.4.4. Vai trò của các bên liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng ở Hạt kiểm lâm Hiệp Đức
3.4.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo
vệ phát triển rừng ở Hạt kiểm lâm Hiệp Đức
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập thông tin, số liệu từ sách báo, các báo cáo tổng kết hàng năm
của các ban ngành, UBND huyện Hiệp Đức, Hạt kiểm lâm Hiệp Đức, Trạm
kiểm lâm trên địa bàn Hạt quản lý.

- Thu thập thông tin thông qua các chính sách, các chủ trương, quyết định
liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Hạt kiểm lâm
Hiệp Đức.
3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn cán bộ của Hạt Kiểm lâm Hiệp Đức và các bộ các Trạm kiểm
lâm trên địa bàn thuộc sự quản lý của Hạt kiểm lâm Hiệp Đức.
- Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA)
với sự tham gia của tổ QLBVR, người dân và các trưởng thôn,…
- Sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích những thuận lợi, khó
khăn trong công tác QLBVR ở Hiệp Đức.
- Sử dụng sơ đồ Venn để phân tích vai trò và ảnh hưởng của các bên liên
quan trong công tác QLBVR.
- Điều tra thực địa kết hợp với thảo luận, bàn bạc với người dân để nắm rõ
hơn về hiện trạng rừng cũng như công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn.
3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được thu thập qua bảng phỏng vấn được xử lý và phân tích định
lượng bằng phần mềm Excel. Kết quả xử lý được thể hiện theo dạng phân tích,
mô tả bảng và biểu đồ. Ngoài ra các kết quả thảo luận, các thông tin định tính
được phân tích theo phương pháp định tính.

25


×