LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới là một vấn đề bức thiết để một quốc gia
phát triển về mọi mặt đặc biệt là vấn đề kinh tế. Hiệp định thương mại tự do là một
trong số những loại hình hội nhập kinh tế tiêu biểu trên thế giới. Việt Nam ta đã tham
gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do với nhiều nước và khu vực trên thế giới.
Tiêu biểu phải kể đến là Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với EU (EVFTA).
Sau khi EVFTA chính thức có hiệu lực sẽ có tác động lớn đối với nền kinh tế nước ta.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin chọn đề “Đánh giá tác động đối với nền
kinh tế Việt Nam khi ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU
(EVFTA)”
NỘI DUNG
1. Lịch sử hình thành
Bắt đầu khởi động từ tháng 6/2012, EVFTA đã trải qua 14 vòng đàm phán, kéo
dài suốt từ tháng 10/2012 đến tháng 8/2015. Ngày 4/8 hai bên đã tuyên bố cơ bản
chấm dứt việc đàm phán các nội dung của Hiệp định.
Sau gần 4 tháng giải quyết các vấn đề về kỹ thuật và hoàn thiện văn bản Hiệp
định, ngày 2/12, hai bên đã ký kết Hiệp định theo đúng trình tự dự kiến. Sau khi ký kết
EVFTA sẽ phải trải qua sự phê chuẩn tại Quốc hội trước khi chính thức được áp dụng.
Đây được coi là Hiệp định thế hệ mới, tạo ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ
giữa Việt Nam với EU, có ý nghĩa lớn với thương mại, đầu tư bởi nền kinh tế của hai
bên có tính bổ sung cao, ít cạnh tranh trực tiếp.1
2. Tác động của EVFTA đối với nền kinh tế Việt Nam
Theo cam kết của EVFTA, Việt Nam và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với
hơn 99% số dòng thuế. Đối với rất ít số dòng thuế còn lại hai bên sẽ dành cho nhau
những hạn nghạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế quan một phần. Trong lĩnh vực đầu
tư, cam kết nhằm đảm bảo một môi trường đầu tư, kinh doanh cởi mở, thông thoáng
hơn trong EVFTA được xem là sẽ thúc đẩy luồng vốn đầu tư chất lượng cao của EU và
cả đối tác khác vào Việt Nam. Khi Hiệp định thực hiện, tất cả các mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam như: dệt may, giày dép, thủy sản, nông sản sẽ được hưởng ưu
đãi hơn khi tiếp cận thị trường EU. Và mặt hàng chủ lực của EU như: máy móc, thiết
1 />
bị, ôtô, đồ uống có cồn, nông sản cũng sẽ được hưởng ưu đãi hơn khi tiếp cận thị
trường Việt Nam.2
Qua đó ta thấy EVFTA được kỳ vọng sẽ đem lại nhiều cơ hội về kinh tế đối với
Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với cơ hội thì thách thức của EVFTA đặt lên Việt Nam
cũng không hề nhỏ.
2.1.
Cơ hội
Vấn đề được nhiều người Việt Nam quan tâm nhất sau khi EVFTA có hiệu lực
có lẽ đó chính là những cơ hội cho nền kinh tế nước nhà phát triển. Điều đó không có
gì sai khi EU là một đối tác mạnh, là một liên minh với nền kinh tế hàng đầu thế giới,
không chỉ vậy đó còn là khu vực có khoa học công nghệ tiên tiến, trình độ dân trí cao.
Do đó EVFTA sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam phát triển trong tương
lai.
a. Mở rộng thị trường cho hàng xuất khẩu.
Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ
thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực EU sẽ
xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam
kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là
0%. 3
Qua đó ta có thể thấy Hiệp định EVFTA sẽ giúp mở rộng hơn nữa thị trường
cho hàng xuất khẩu, đặc biệt là những sản phẩm mà ta có thế mạnh, góp phần tạo việc
làm, hỗ trợ tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.
b. Giúp ta thực hiện chủ trương đa dạng hóa kinh tế thương mại
Sau khi EVFTA có hiệu lực chủ trương đa dạng hóa kinh tế sẽ có chiều hướng
phát triển đặc biệt là đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tránh lệ thuộc quá mức
vào một khu vực cụ thể. Để hàng hóa của nước ta có thể xuất khẩu được sang EU –
một thị trường khó tính, yêu cầu ta phải sản xuất ra những mặt hàng đạt yêu cầu về
2 />3 />
chất lượng và đa dạng hóa mẫu mã, mặt hàng. Việc đa dạng hóa mặt hàng, mẫu mã
cũng là một trong những yếu tố đa dạng hóa kinh tế thương mại. Đồng thời Việt Nam
ta có cơ hội nhập khẩu nguồn công nghệ từ EU để điều chỉnh quan hệ thương mại với
các nước trên thế giới theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.
c. Thiết lập cơ chế ưu đãi ổn định cho hàng xuất khẩu của nước ta mà không phụ
thuộc vào chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU
Hiện nay EU vẫn định kỳ xem xét và có thể rút lại ưu đãi GSP theo các tiêu chí
riêng của EU mà ta không can thiệp được. Hiệp định EVFTA cũng sẽ giúp EU đẩy
nhanh công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ, giúp hàng xuất khẩu của
ta không phải chịu sự phân biệt đối xử trong các vụ kiến chống bán phá giá và chống
trợ cấp của EU. Thông qua việc EU công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy
đủ góp phần làm cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ có chỗ đứng nhất
định tại thị trường này. Đồng thời với cơ chế ưu đãi ôn định cho hàng xuất khẩu của
nước ta góp phần to lớn cho việc hàng hóa xuất khẩu của ta dễ thâm nhập thị trường
EU hơn.
d. Thúc đẩy luồng vốn đầu tư chất lượng cao của EU vào Việt Nam
Bên cạnh việc đem lại lợi ích cho Việt Nam từ việc loại bỏ thuế quan khi Hiệp
định có hiệu lực và tiếp cận thị trường cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ, EVFTA còn
tác động lên các nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam. Việc cắt giảm thuế xuất khẩu sang
EU sẽ tạo động lực chuyển luồng đầu tư vào Việt Nam để hướng tới xuất khẩu sản
phẩm cuối cùng chất lượng cao sang EU. Với quy mô và tiềm năng của EU, nước ta có
cơ hội trở thành địa bàn đầu tư mạnh của EU và là điểm trung chuyển, kết nối các
hoạt động thương mại – đầu tư của EU tại khu vực ASEAN.
Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một
số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ
phân phối. Hai bên cũng đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư, đồng
thời thảo luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.
2.2.
Thách thức
Cùng với những cơ hội được cho là vô cùng lý tưởng đối với Việt Nam thì bên
cạnh đó cũng có không ít những thách thức đặt ra cho nước ta.
Thứ nhất, khi ký kết hiệp định FTA với EU, các doanh nghiệp trong nước của
Việt Nam sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh lớn trên sân nhà. Đặc biệt là những doanh
nghiệp sản xuất những mặt hàng cùng chủng loại với mặt hàng nhập khẩu từ EU, khi
đó người tiêu dùng sẽ có suy nghĩ chất lượng hàng của EU sẽ cao hơn chất lượng hàng
của Việt Nam bởi lẽ khoa học kỹ thuật của họ tốt hơn và khi đó người tiêu dùng có xu
hướng thiên về hàng của EU. Điều đó làm bất lợi cho mặt hàng của những doanh
nghiệp trong nước, họ gặp phải áp lực cạnh tranh trên chính sân nhà.
Thứ hai, FTA có thể đặt ra cho Việt Nam những yêu cầu chặt chẽ hơn trong vấn
đề bán phá giá, trợ cấp và sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại. Đối với một thị
trường lớn như EU thì vấn đề chống bán phá giá là rất ngặt, với mục đích không để
hàng hóa thị trường nội địa chịu thiệt hại do hành vi bán phá giá của một quốc gia nào
đó gây ra, EU sẽ có những yêu cầu chặt chẽ hơn trong vấn đề bán phá giá này. Mặt
khác, nếu như vấn đề bán phá giá sảy ra với Việt Nam khi EVFTA có hiệu lực thì đó là
một bất lợi vô cùng lớn cho Việt Nam. EU có thể sẽ không công nhận Việt Nam là một
nền kinh tế thị trường, gây ảnh hưởng đến những mối quan hệ giữa EU và Việt Nam,
khi đó EVFTA sẽ khó diễn ra thuận lợi như những gì chúng ta mong đợi.
Thứ ba, khi ký kết FTA với EU, Việt Nam còn phải đối mặt với vấn đề liên
quan đến chất lượng hàng hóa. EU là một thị trường khó tính, bởi lẽ họ yêu cầu cao về
vấn đề chất lượng hàng hóa. Hàng hóa của Việt Nam muốn được lưu thông tại thị
trường này thì yêu cầu chất lượng hàng hóa phải đặt lên hàng đầu. Trong khi nền khoa
học kỹ thuật của nước ta chưa thực sự tốt, điều đó gây không ít những khó khăn cho
việc sản xuất được những mặt hàng đạt chất lượng với tiêu chuẩn EU.
Thứ tư, ngoài những thách thức nói trên, việc ký kết FTA Vệt Nam – EU cũng
tạo ra nguy cơ các doanh nghiệp Việt Nam bị thôn tính cũng như tăng nguy cơ khiến
Việt Nam rơi vào “bẫy tự do hóa thương mại” nếu kinh tế trong nước không có những
cải cách sâu rộng.
Giải pháp: Để tận dụng tốt thời cơ, hạn chế các thách thức của Việt Nam đối
với Hiệp định EVFTA, Việt Nam cần có những thay đổi như: cần hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường theo các chuẩn mực quốc tế; thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, hoàn thiện tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng trưởng tại các khu vực kinh
tế trọng điểm trong cả nước; cần phải định hướng xây dựng ngành kinh tế mũi nhọn
nhằm tận dụng cơ hội của FTA với EU; Chính phủ cần hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam
bằng các giải pháp xây dựng hệ thống kế toán quản trị cho các doanh nghiệp và
khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng, tăng cường năng lực cạnh tranh, tạo điều
kiện hỗ trợ hợp lý nhằm gia tăng vai trò của các doanh nghiệp, bồi dưỡng khả năng
kinh doanh quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Đàm phán thành công với EU để đi đến đích cuối cùng là ký kết Hiệp định
EVFTA đó có thể được coi là bước đột phá trong quan hệ ngoại giao của nước ta. Bất
kể Hiệp định thương mại nào đều có hai mặt tích cực (cơ hội) và tiêu cực (thách thức)
đối với một quốc gia kém phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên nếu biết tận dụng
những cơ hội và biết cách giải những thách thức thì đó quả là một điều tuyệt vời cho
nền kinh tế quốc gia đó. Đối với Hiệp định EVFTA cũng vậy, khi Hiệp định có hiệu
lực sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam đồng thời cũng đặt ra không ít
thách thức đối với nền kinh tế nước ta (nền kinh tế đang phát triển). Nhưng phải khẳng
định rằng nếu chúng ta có những định hướng đúng đắn, thay đổi cơ chế sản xuất để
đáp ứng được yêu cầu đặt ra từ EU về mọi mặt đối với một mặt hàng khi đó sẽ tạo ra
một nấc thang mới cho nền kinh tế nước ta, là bước đệm để tiến lên nền kinh tế thị
trường và sẽ được nhiều nước có nền kinh tế phát triển công nhận như Hoa Kỳ,
Canada,…
Trên cơ sở nhận diện những cơ hội và thách thức từ EVFTA, Nhà nước cần phải
có những bước đi, những chính sách hợp lý để có thể tối đa hóa những lợi ích mà Hiệp
định mang lại cho Việt Nam và tối thiểu hóa những thách thức mà Hiệp định này đặt
ra.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />