Tải bản đầy đủ (.pdf) (338 trang)

BÁO CÁO HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐỊNH LƯỢNG VÀ ĐỊNH TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.93 MB, 338 trang )

1


Tầng 9, Toà Nhà Minexport, 28 Bà Triệu, Hà Nội, Việt Nam
Tel: 04 62702158 Fax: 04 62702138
Email: ; Website: www.mutrap.org.vn



BÁO CÁO
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH
CHÂU ÂU: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐỊNH LƯỢNG VÀ ĐỊNH TÍNH

MÃ HOẠT ĐỘNG: FTA-9 EU

Nhóm chuyên gia: Jean Marc Philip
Eugenia Laurenza
Federico Lupo Pasini
Đinh Văn Ân
Nguyễn Hoài Sơn
Nguyễn Lê Minh
Phạm Anh Tuấn




Hà Nội, 09/2011

Báo cáo này được xây dựng với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu. Quan điểm trong báo cáo
là của các tác giả, không phải là ý kiến chính thức của Liên minh châu Âu hay của Bộ Công Thương
2



LỜI NÓI ĐẦU

Sau gần hai thập kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao, đặc biệt là từ khi Hiệp định khung về hợp tác
EC – Việt Nam được ký kết năm 1995, Liên minh châu Âu (EU) đã trở thành một đối tác
chiến lược của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, trong đó thương mại và đầu tư là những lĩnh
vực nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU.

Trong năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng 37,9%, đạt mức trên 9 tỷ Euro, đem
lại cho Việt Nam 4,9 tỷ Euro thặng dư trong quan hệ thương mại song phương. EU tiếp tục là
thị trường nước ngoài quan trọng nhất của Việt Nam cho các mặt hàng giày dép, thuỷ sản, cà
phê, và đồ gỗ. Theo rất sát Mỹ, EU là thị trường nước ngoài lớn thứ 2 cho tất cả hàng hoá
xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2010, tiêu thụ gần 20% tổng số hàng xuất khẩu của Việt
Nam, tương đương 9,03 tỷ Euro. EU cũng là thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam.

Về đầu tư, tuy năm 2010 Việt Nam phải đối mặt với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) suy
giảm (17,8% so với 2009) nhưng các nhà đầu tư đến từ EU vẫn có mức FDI cam kết trị giá
2,25 tỷ USD, chiếm hơn 12% tổng vốn FDI cam kết 18,6 tỷ USD Việt Nam nhận được trong
năm 2010. Với mức vốn này, năm 2010 EU là đối tác đầu tư lớn thứ 2 Việt Nam chỉ sau
ASEAN có tổng FDI cam kết ở mức 4,89 tỷ USD.

Thực tế này cho thấy tiềm năng to lớn trong phát triển thương mại và đầu tư giữa Việt Nam –
EU. Chính vì vậy, ngoài Hiệp định khung về hợp tác ký năm 2005, Việt Nam và EU đã tiếp
tục có những kế hoạch, chương trình tăng cường hợp tác. Năm 2010, hai bên đã hoàn thành
đàm phán và ký tắt Hiệp định đối tác toàn diện (PCA). Hiện nay, Việt Nam và EU đang xem
xét khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA). Với tính chất là một cam kết mở
cửa thị trường mạnh và sâu trong hầu hết các lĩnh vực thương mại (hàng hóa, dịch vụ, đầu tư,
sở hữu trí tuệ…), FTA dự kiến này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Tuy nhiên, cần phải có
những đánh giá nghiên cứu tác động của hiệp định để có những góc nhìn đúng về thách thức
cũng như cơ hội mà hiệp định nay mang lại, đồng thời để chuẩn bị tốt cho công tác đàm phán

cũng như việc thực thi hiệu quả những cam kết của hiệp định.
Báo cáo này là kết quả nghiên cứu do các chuyên gia trong nước và quốc tế thực hiện trong
khuôn khổ hoạt động của Dự án MUTRAP III nhằm phân tích tác động có thể của hiệp định
3

FTA Việt Nam-EU tương lai. Dựa trên phương pháp định lượng sử dụng mô hình cân bằng
tổng thể (CGE) và phương pháp định tính, báo cáo phân tích tác động đối với những ngành
quan trọng như may mặc, giày dép, ô tô, điện tử, ngân hàng và lĩnh vực đầu tư. Báo cáo cũng
đưa ra những kiến nghị, biện pháp cụ thể để Việt Nam có thể lựa chọn cho tăng trưởng kinh tế
bền vững.
Ban Đặc trách Dự án MUTRAP III xin trân trọng giới thiệu và hy vọng rằng báo cáo này sẽ là
tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và toàn thể bạn đọc
4

MỤC LỤC
1. TÌM HIỂU NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 21
1.1. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 21
1.2. Cơ cấu GDP 22
1.3. Lương và việc làm 24
1.4. Cán cân thanh toán và số liệu thương mại chung 25
1.5. Tài chính công và Thâm hụt ngân sách 27
1.6. Chính sách tiền tệ và lạm phát 27
2. CHẾ ĐỘ THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM 29
2.1. Thương mại hàng hóa 29
2.2. Thương mại dịch vụ 30
2.3. Thương mại tự do và hội nhập ASEAN 31
2.4. Cơ cấu thương mại của Việt Nam 37
2.5. Thương mại EU-Việt Nam 39
3. QUY CHẾ THƯƠNG MẠI CỦA EU VÀ TRIỂN VỌNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG
MẠI TỰ DO EU-VIỆT NAM 44

3.1. Chính sách và đối tác thương mại của EU 44
3.2. Khung khổ thể chế của EU 44
3.3. Các công cụ chính sách thương mại của EU 45
3.4. Các chính sách về ngành của EU 47
3.5. Các nguyên tắc của FTA tương lai giữa EU-Việt Nam 48
3.6. Các vấn đề trong đàm phán FTA EU-Việt Nam 49
4. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA FTA EU-VIỆT NAM
ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ 52
4.1. Các xu hướng và mức đầu tư vào Việt Nam 52
4.2. Tác động của FTA EU-Việt Nam đối với Đầu tư 59
4.3. Quan điểm đầu tư trong tương lai: hướng tới phát triển lấy dịch vụ làm lực đẩy? 70
5. TÁC ĐỘNG CỦA CẮT GIẢM THUẾ ĐỐI VỚI KINH TẾ VIỆT NAM 72
5.1. Giới thiệu 72
5.2. Hai mô hình về tự do hoá thương mại của Việt Nam 74
5.3. Phân tích kết quả mô phỏng 78

5

6. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH TÁC ĐỘNG TỰ DO HOÁ ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT VỚI MỘT SỐ
NGÀNH 107
6.1. Ngành ô tô 107
6.2. Ngành điện tử 113
6.3. Ngành cơ khí 118
6.4. Ngành ngân hàng 122
7. TÁC ĐỘNG CẮT GIẢM THUẾ NHẬP KHẨU CỦA EU VỚI XUẤT KHẨU CỦA VIỆT
NAM 137
7.1. Tác động định lượng từ cắt giảm thuế nhập khẩu đối với xuất khẩu của Việt Nam dựa
trên phương pháp hệ số co giãn theo giá 137
7.2. Tác động định lượng từ cắt giảm thuế nhập khẩu đối với xuất khẩu của Việt Nam dựa
trên các mô hình định lượng 138

7.3. Lợi ích định tính từ FTA giữa Việt Nam và EU 143
8. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG VỀ TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ NGÀNH,
LĨNH VỰC CỦA VIỆT NAM 146
8.1. Dệt may 146
8.2. Ngành giày dép 150
9. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH FTA EU-VIỆT NAM: GIẢI QUYẾT CÁC BIỆN PHÁP PHI
THUẾ QUAN THÔNG QUA ĐÀM PHÁN 182
9.1. Thuế chống bán phá giá và đối kháng của EU 188
Tình hình hàng nhập khẩu của Việt Nam vào EU 189
9.2. Rà soát thuế chống bán phá giá và đối kháng trong các FTA do EU đàm phán 197
9.3. Thống kê về việc sử dụng các thuế chống bán phá giá và đối kháng của EU với các nước
mà khối này có ký hiệp định thương mại tự do 204
9.4. Kết luận về tác động tiềm năng của FTA giữa EU và Việt Nam đối với việc sử dụng các
biện pháp chống bán phá giá và đối kháng 206
9.5. Tác động của FTA EU-Việt Nam đối với các quy định về SPS và TBT 209
9.6. Quy định SPS và TBT tại EU và các rào cản mà nhà xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt 210
9.7. Thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại: khung khổ pháp lý của WTO 216
Thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại: Các quy định về SPS và TBT gắn liền với các FTA hiện tại
của EU 222
9.8. Kết luận về tác động của FTA đối với SPS và TBT 239
9.9. Kết luận và khuyến nghị 241

6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACP
(Các nước) vùng châu Phi, Caribê và Thái Bình Dương
CGE
Mô hình cân bằng tổng thể
CIF

Giá CIF - giá bao gồm tiền hàng + phí bảo hiểm + cước phí
EC
Ủy ban châu Âu
EPA
Hiệp định đối tác kinh tế
EU
Liên minh châu Âu
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FOB
Giá FOB - giá giao lên tàu
FTA
Hiệp định thương mại tự do
GATT
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
GTAP
Dự án phân tích thương mại toàn cầu
HS
Biểu HS – Hệ thống hài hoà về phân loại và mô tả hàng hoá
IEPA
Hiệp định đối tác kinh tế tạm thời
IMF
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
LDC
Nước kém phát triển
M&A
Mua bán và sáp nhập
MFN
Đối xử tối huệ quốc
MNE

Công ty đa quốc gia
MRA
Thỏa thuận công nhận lẫn nhau
RoW
Các nước còn lại
SAM
Ma trận hạch toán xã hội
SPS
Vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật
TBT
Hàng rào ky thuật đối với thương mại
TNC
Tập đoàn đa quốc gia
ToR
Điều khoản tham chiếu
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
7

TÓM TẮT BÁO CÁO

1. Quan hệ thương mại EU-Việt Nam
Báo cáo khẳng định Việt Nam là nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu với giá trị kim ngạch
lên đến 69% GDP vào năm 2008 (64% năm 2009 và 61% năm 2005); 16% GDP được xuất
khẩu sang EU, với tổng giá trị đạt 14,9 tỉ USD (vào năm 2009 các con số này lần lượt là 14%
GDP và 12,6 tỉ USD), chiếm khoảng 17% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam (giữ nguyên
không thay đổi từ 2005).
Năm nhóm mặt hàng xuất khẩu hàng đầu vào EU (giày dép – 4,5 tỉ, quần áo và dệt may 2,3 tỉ,
cà phê 1,4 tỉ, thủy sản 1,1 tỉ và đồ gỗ 1 tỷ) chiếm tới 70% tổng giá trị xuất khẩu vào EU trong
năm 2008 (con số này đạt 68% năm 2009), với chỉ số thể hiện mức độ tập trung thương mại

(Chỉ số Herfindahl–Hirschman) là 0,12 (thể hiện mức độ tương đối cao): do vậy xuất khẩu
vào EU có thể chịu rủi ro từ các cú sốc ngành tương tự như cú sốc giảm xuất khẩu 15% vào
EU năm 2009 (-20% giày dép, -26% cà phê, -20% đồ gỗ còn quần áo và dệt may giảm ở mức
thấp hơn là 10%).
Thuế nhập khẩu bình quân giản đơn của EU áp dụng với hàng nhập khẩu từ Việt Nam trong
năm 2009 là 4,1% (giảm xuống từ mức 4,5% trong 2005). Tuy nhiên, thuế suất bình quân gia
quyền (lấy trọng số là thương mại) là 7%, các con số này cho thấy hàng xuất khẩu của Việt
Nam vào EU thường rơi vào các dòng thuế có mức thuế suất cao (như: quần áo và dệt may:
11,7%, thủy sản: 10,8% và giày dép: 12,4%) bao gồm cả một số dòng thuế đỉnh có mức thuế
rất cao (cao trên 57%). Như vậy, việc xóa bỏ thuế quan đối với hầu hết các mặt hàng xuất
khẩu của Việt Nam sẽ tạo ra lợi thế quan trọng cho Việt Nam khi cạnh tranh với các đối thủ
khác trên thị trường EU. Về thuế nhập khẩu, Việt Nam đã thực hiện cắt giảm đáng kể thuế
nhập khẩu sau khi gia nhập WTO và hiện nay thuế suất bình quân giản đơn là 9,3% (giảm
xuống từ mức 13,7% năm 2005); thuế áp dụng đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu từ EU
vào Việt Nam hiện đã khá thấp, ngoại trừ ô tô 24,2%, điện tử: 8,9%, cơ khí: 3,4%, dược
phẩm: 2%, sắt thép: 2%, thiết bị quang học và y học: 1,3%, máy bay: 0%. Tuy nhiên, trong tất
cả các nhóm mặt hàng trên, ngoại trừ máy bay, thì vẫn có các dòng thuế đỉnh có thuế suất cao
(từ mức 10% đối với dược phẩm và lên tới 90% đối với ô tô).

8

2. Có thể mong đợi gì từ FTA với EU: các bài học từ các FTA gần đây của EU
Trong những FTA ký kết gần đây của mình, EU xóa bỏ thuế quan với hầu hết các sản phẩm
và tiến hành tự do hóa trên phạm vi rộng đối với thương mại dịch vụ theo mọi phương thức
cung cấp. Các hiệp định này có các quy định về đầu tư đối với cả lĩnh vực dịch vụ và công
nghiệp với các nguyên tắc quan trọng áp dụng với nhiều lĩnh vực, như bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ, mua sắm của Chính phủ, cạnh tranh, minh bạch hóa và phát triển bền vững (gồm môi
trường và các quyền dân sự). Các quy định khác cũng có mặt trong các hiệp định này, theo đó
các bên đưa ra các cam kết cụ thể đối với một số ngành về xóa bỏ các rào cản phi thuế đối với
thương mại (ví dụ: trong hiệp định với Hàn Quốc có các ngành như ô tô, dược phẩm và điện

tử được đưa vào cam kết). Thông thường, các bên đối tác của EU cũng cam kết cắt giảm thuế
quan theo lộ trình dưới 10 năm, có thể có ngoại lệ đối với một số ngành cụ thể. Về các hàng
rào kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ, đàm phán FTA là cơ hội để thảo luận và giải quyết các vấn đề
bất cập mà các nhà xuất khẩu Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu sang EU.
3. Tác động của hiệp định: phương pháp luận
Báo cáo thực hiện phân tích tác động của hiệp định FTA tương lai trên cơ sở sử dụng phương
pháp sau: đánh giá định lượng về tác động sau khi cắt giảm thuế nhập khẩu trong mô hình
CGE (Mô hình cân bằng tổng thể) kết hợp với đánh giá định tính đối với 3 ngành/lĩnh vực
xuất khẩu (giày dép, quần áo, đồ gỗ) và 3 ngành/lĩnh vực nhập khẩu (ô tô, điện tử và máy
móc và ngành ngân hàng) là những ngành/lĩnh vực quan trọng của Việt Nam. Phân tích định
lượng được thực hiện với 2 kịch bản khác nhau, đó là: cắt giảm thuế nhanh, trong đó 90%
dòng thuế hiện đang được áp dụng của Việt Nam sẽ được xóa bỏ đối với hàng nhập khẩu từ
EU, kịch bản thứ 2 là cắt giảm thuế từng bước (có mức khả thi cao hơn), theo đó thuế nhập
khẩu được cắt giảm từng bước theo lộ trình tùy thuộc theo mức độ nhạy cảm của từng nhóm
sản phẩm. Cụ thể như các sản phẩm không nhạy cảm (hóa chất hoặc máy móc) sẽ dự kiến có
lộ trình cắt giảm là 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực; các sản phẩm nhạy cảm sẽ có lộ
trình dài hơn là 8 năm, còn các sản phẩm nhạy cảm cao (như ô tô, xe máy) thì sẽ được đưa
vào ngoại lệ không đưa vào cắt giảm. Điểm đáng lưu ý đó là phân tích định lượng về các tác
động có thể chưa đánh giá đầy đủ các tác động do còn chưa tính đến hiệu ứng lan truyền (hiệu
ứng đô-mi-nô) từ cải cách thể chế, quy định quản lý sau khi hiệp định đi vào thực hiện.


9

4. Phân tích định lượng
Mô hình CGE cho kết quả tích cực đối với tất cả các biến số phân tích, trong cả 2 kịch bản (cả
cắt giảm nhanh cũng như cắt giảm từng bước theo lộ trình).
Thu ngân sách sẽ tăng đáng kể do nguồn thu tăng do nhập khẩu tăng lên tăng cao hơn so với
tác động sụt giảm thu do giảm thuế (với mức tăng hàng năm là 529 tỉ đồng ngay trong năm
đầu khi thực hiện theo kịch bản cắt giảm nhanh; theo kịch bản cắt giảm từng bước, mức này

sẽ tăng dần từ 0 đồng trong năm đầu tiên lên 6.305 tỉ đồng sau 15 năm thực hiện).
Xuất khẩu sẽ tăng lên trung bình khoảng 4%/năm, riêng các lĩnh vực/ngành mà Việt Nam
hiện đang chịu thuế cao khi xuất khẩu vào EU sẽ đạt mức cao nhất khoảng 6%/năm, còn các
ngành, lĩnh vực khác sẽ tăng khoảng 3% (ngoài ra một số sản phẩm cụ thể sẽ có mức tăng cao
hơn). Nếu lấy năm 2008 làm gốc so sánh, thì kết quả này tương đương với giá trị kim ngạch
xuất khẩu sang EU sẽ tăng hơn 3,2 tỉ USD sau 5 năm và hơn 7,1 tỉ USD sau 10 năm.
Nhập khẩu sẽ tăng trung bình khoảng 3,1%; trong số các mặt hàng nhập khẩu chủ chốt từ EU,
các mặt hàng điện tử và máy móc tăng 2,7%, hóa chất tăng 2,5% và các ngành khác, bao gồm
dược phẩm sẽ tăng 3%. Đối với các sản phẩm có mức nhạy cảm cao nhất (giày dép, quần áo
và dệt may) chúng tôi cho rằng kịch bản hợp lý để tính toán là cắt giảm từng bước, vì thuế
nhập khẩu áp dụng với các ngành hàng này nhiều khả năng là sẽ được cắt giảm cuối cùng: sau
10 năm, nhập khẩu giày dép dự kiến sẽ tăng lên hơn 6%/năm (10% sau 15 năm) còn nhập
khẩu quần áo và dệt may thì sẽ tăng ít hơn (2% và 4,5% trong các khoảng thời gian tương
ứng là 10 và 15 năm).
Áp dụng mô hình này với lĩnh vực nông nghiệp: cho các kết quả (nhập khẩu tăng 6,8% với động
vật sống, 6,9% với rau quả và 6,3% đối với thực phẩm) đáng lưu ý, kết quả này cần được xem xét
trên cơ sở đánh giá là lĩnh vực nông nghiệp sẽ tham gia tự do hóa một cách hạn chế hơn.
Thặng dư cán cân thương mại với EU tăng lên trong cả 2 kịch bản (tăng lên 10000 tỉ đồng
theo kịch bản cắt giảm nhanh); cũng cần lưu ý rằng kết quả cải thiện cán cân thanh toán với
EU cũng sẽ chỉ đủ để bù đắp phần thâm hụt gia tăng với các đối tác khác như Trung Quốc và
Hàn Quốc do phải gia tăng lượng nhập khẩu các mặt hàng là nguyên liệu, phụ tùng đầu vào
dùng để sản xuất thành phẩm xuất đi EU.
Tác động đối với GDP về cơ bản sẽ khá tích cực: tăng khoảng 2,7%/năm theo kịch bản cắt
giảm thuế nhanh; theo kịch bản cắt giảm có lộ trình, GDP cũng sẽ tăng dần kể từ năm thứ hai
và đạt mức 3,7% sau 15 năm.
10

Tiêu dùng của Chính phủ và tiêu dùng tư nhân dự kiến sẽ tăng trên 2% theo cả 2 kịch bản còn
đầu tư sẽ tăng tương ứng là 2,3-2,6% trong trường hợp cắt giảm nhanh và tăng dần lên đến
mức 3,4% vào năm thứ 15 theo kịch bản cắt giảm theo lộ trình.

Giá cả hàng nhập khẩu, và kéo theo là mặt bằng giá chung hay giá tổng hợp (kết hợp giá trong
nước và giá nhập khẩu) dự kiến sẽ giảm đối với tất cả các nhóm hàng nhập khẩu (giảm ít hơn
đối với máy móc và đồ điện tử, vốn là những mặt hàng nhập khẩu quan trọng nhất từ EU) và
dẫn đến hệ quả tất yếu là làm gia tăng tiêu dùng trong nước (tăng 2% đối với cả tiêu dùng của
hộ gia đình và Chính phủ).
Tiền lương dự kiến sẽ tăng trong các ngành, lĩnh vực hiện nay không được bảo hộ nhiều (máy
móc, đồ điện tử, hóa chất và các ngành công nghiệp nói chung). Trong những ngành được bảo
hộ nhiều của Việt Nam, dự kiến cũng sẽ gia tăng giá trị xuất khẩu ở mức đáng kể, tác động
cuối cùng có thể vẫn làm tăng tiền lương do lượng xuất khẩu có khả năng tăng cao hơn so với
lượng nhập khẩu. Nhìn một cách tổng quát về chiến lược tự do hóa, mô hình phân tích cho
thấy kịch bản cắt giảm thuế từng bước sẽ đem lại các kết quả tích cực hơn trong dài hạn so
với kịch bản cắt giảm thuế ngay.
5. Đầu tư
Thị trường Việt Nam là một trong những đích đến hấp dẫn nhất đối với đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) và hiện Việt Nam đang tiếp nhận một lượng lớn FDI. Trên thực tế, tổng mức FDI
năm 2010 được ước tính lên tới 11 tỉ USD, tăng lên 10% so với năm 2009. Tuy nhiên, có dấu
hiệu cho thấy chất lượng của các dự án này còn nhiều khiếm khuyết.
Việt Nam có thể thu được nhiều lợi ích từ việc tham gia một hiệp định thương mại tự do với
EU, xét cả từ góc độ thương mại cũng như góc độ tăng thu hút đầu tư. Phân tích định tính cho
thấy Việt Nam sẽ thu được lợi ích đáng kể nhất từ việc tự do hóa khu vực dịch vụ (xét cả về
giá trị và chất lượng của FDI, cũng như cả về lợi ích kinh tế chung). Có thể thấy cơ sở của
nhận định này thể hiện qua tỷ trọng tiềm năng về xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam, qua sự
mong muốn của EU về mở cửa hơn nữa lĩnh vực dịch vụ trong các FTA, cũng như qua nhu
cầu cấp bách với Việt Nam phải tăng cường sức cạnh tranh của khu vực dịch vụ.
Không nghi ngờ gì về việc khu vực sản xuất hàng công nghiệp chế tạo ở Việt Nam có khả
năng cạnh tranh nhất định. Sự kết hợp lao động giá rẻ với quyền tiếp cận thị trường ASEAN+
một cách tự do đang tạo điều kiện cho Việt Nam trở thành trung tâm chung chuyển xuất khẩu
sang toàn khu vực. Có FTA với EU sẽ không chỉ giúp tăng cường thu hút đầu tư của EU vào
11


Việt Nam mà còn đem lại thêm các lợi ích khác đối với nền kinh tế Việt Nam. Lợi ích này
được thể hiện rõ qua việc Việt Nam có thể tận dụng để tăng cường hơn nữa vị thế là cơ sở sản
xuất và xuất khẩu (hàng hóa chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn từ EU; thị trường lớn hơn với 3,5
tỷ người; tăng chuyển giao công nghệ sang Việt Nam), từ đó sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư
hơn, có chất lượng đầu tư tốt hơn từ cả bên trong và bên ngoài khu vực FTA.
Mặc dù FDI có thể tăng cao đối với khu vực công nghiệp, nhưng lợi ích lớn nhất với Việt
Nam có khả năng đến từ việc tự do hóa đối với các lĩnh vực dịch vụ. Lợi ích này không chỉ
thể hiện thông qua các tác động kinh tế lớn từ việc tự do hóa dịch vụ mà còn thông qua thu
hút đầu tư từ EU. Tỷ trọng xuất khẩu lớn của các ngành dịch vụ của EU hoàn toàn có thể đáp
ứng được nhu cầu đang gia tăng của Việt Nam, đang đòi hỏi phải tăng cường năng lực sản
xuất và xây dựng một khu vực dịch vụ năng động. Mặc dù có những lợi ích lớn như vậy,
nhưng khi xét đến yếu tố quyết tâm chính trị thì cũng có thể thấy rằng tự do hóa dịch vụ là
quyết định khó khăn trong các khung khổ FTA. Khó khăn này đi liền với tính chất đặc thù của
nhiều ngành dịch vụ được coi là dịch vụ công ích (đặc biệt như viễn thông, năng lượng, vận
tải), đòi hỏi quá trình tự do hóa các lĩnh vực này phải được chuẩn bị trước thông qua cải cách
trong nước và giải quyết vấn đề lợi ích của các bên có lợi ích liên quan ở trong nước. Theo
như kinh nghiệm đã có trong các FTA giữa một bên là nước phát triển và một bên là nước
đang phát triển, thì một giải pháp chính để xử lý vấn đề này đó là sử dụng FTA để ràng buộc
các chương trình cải cách về quản lý nhà nước cũng như cải cách kinh tế trong nước.
6. Một số ngành/lĩnh vực nhập khẩu
Ngành ô tô của Việt Nam hiện vẫn đang ở giai đoạn phát triển sơ khai ban đầu với sản lượng
chỉ đạt 25.480 chiếc tính tại thời điểm năm 2009. Nếu so với mức xuất xưởng 13.790.994 xe
năm 2009 của Trung Quốc, có thể thấy ngành ô tô hiện chưa đóng vai trò quan trọng trong
phát triển công nghiệp ở Việt Nam. Đối với ngành ô tô, việc cắt giảm thuế quan và các hàng
rào phi thuế quan của Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến nhập khẩu phụ tùng từ châu Âu và có tác
động nhất định đến lượng FDI. Xét từ góc độ nhập khẩu, do chi phí vận chuyển và do khoảng
cách rất gần với các cơ sở sản xuất cạnh tranh, nên việc cắt giảm thuế nhập khẩu với ngành
này có thể sẽ làm gia tăng nhập khẩu các xe đã lắp ráp sẵn từ châu Âu, Nhưng kết quả cuối
cùng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng ô tô của người tiêu dùng ở Việt Nam cũng như phụ
thuộc vào chính sách trong nước của Chính phủ có thuận lợi hay không. Tương tự như vậy,

phụ tùng và thiết bị thay thế có thể được nhập khẩu số lượng lớn từ các nhà sản xuất châu Âu.
Mặt hàng phụ tùng, thiết bị thay thế trong ngành ô tô có độ co giãn về giá khá lớn, vì vậy theo
12

lý thuyết thì việc cắt giảm thuế nhập khẩu có thể có tác động đối với xuất khẩu. Tuy vậy, nếu
ngành trong nước không thực sự mạnh trong khi các nhà đầu tư châu Âu không đặt cơ sở sản
xuất ở Việt Nam, nên không tạo thêm nhu cầu đối với hàng phụ tùng, linh kiện ở Việt Nam,
thì việc giảm thuế cũng chỉ tạo ra ảnh hưởng rất nhỏ đối với nhập khẩu linh kiện mà thôi. Đối
với hàng phụ tùng, linh kiện thì yếu tố ảnh hưởng chính là nhu cầu còn nhỏ và lượng đầu tư
vào ngành ô tô Việt Nam còn thấp. Chính những yếu tố này làm hạn chế tối đa tác động của
cắt giảm thuế trong ngành này. FTA sẽ có ảnh hưởng rất ít đối với FDI vào ngành ô tô. Các
nhà sản xuất ô tô châu Âu chưa coi Việt Nam là công xưởng sản xuất để phục vụ khu vực thị
trường ASEAN. Chỉ xét riêng thuế nhập khẩu, mức bảo hộ cao được dành cho các nhà sản
xuất trong nước, kết hợp với lộ trình giảm thuế song song tại các thành viên ASEAN và các
thành viên ASEAN+ khác, thì có thể thấy được rằng thị trường Việt Nam có khả năng xuất
khẩu ô tô với mức giá hết sức rẻ sang khu vực châu Á. Ngoài ra, lao động giá rẻ sẵn có ở Việt
Nam cũng được coi là một nhân tố quan trọng. Song, trong thực tế, ưu đãi thuế và lao động
giá rẻ vẫn chưa đủ để thu hút đầu tư vào ngành sản xuất chế tạo ô tô. Những điểm yếu phân
tích ở trên (cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu công nghiệp phụ trợ, thiếu công nghệ) đã hạn chế các
nhà đầu tư nước ngoài, làm họ không chọn Việt Nam là địa điểm đầu tư. Theo đó, việc cắt
giảm thuế nhập khẩu với máy móc và phụ tùng, linh kiện sẽ có thể tạo thuận lợi cho dòng đầu
tư của châu Âu vào Việt Nam, nhưng riêng yếu tố này thôi thì cũng chưa đủ.
Trong giai đoạn 2004-2009 kim ngạch nhập khẩu hàng năm của Việt Nam đối với hàng điện
tử tăng lên ở mức trung bình là 33,6%. Từ mức kim ngạch 2,6 tỉ USD năm 2005, sau 5 năm
kim ngạch mặt hàng này đã tăng gấp 3 lần vào năm 2008 với giá trị đạt 7,6 tỷ USD. Từ khía
cạnh xuất khẩu, năm 2009 Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 2,6 tỉ mặt hàng máy tính và
linh kiện. Thị trường xuất khẩu chính trong năm 2009 gồm: các nước EU (47%), Ả-rập Xê-út
(14%), Bra-xin (8%), Tiểu vương quốc Ả-rập (7%), Ca-na-đa (5%), Đài Loan (4%) và Hàn
Quốc (2%). Đối với ngành điện tử, kết quả phân tích ngành một lần nữa khẳng định lập luận
là cắt giảm thuế sẽ có tác động đáng kể đối với cả lượng và giá cả của các mặt hàng điện tử và

linh kiện nhập khẩu từ châu Âu. Cụ thể, cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ tương đương với cắt hẳn
chi phí vận chuyển từ châu Âu và tạo ra lợi thế cho các nhà xuất khẩu châu Âu khi cạnh tranh
với các đối thủ từ châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc là những nước hiện đang
có lợi thế từ khoảng cách gần và thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có mức thấp hơn.
Trong một thời gian dài Việt Nam liên tục gia tăng nhu cầu đối với máy móc có chất lượng
cao, hay nói cách khác là đã phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu mặt hàng này. Trong 2008,
13

Việt Nam đã nhập khẩu 11,1 tỷ USD hàng máy móc. Hàng máy móc nhập khẩu từ EU có giá
trị 1,5 tỉ USD, chiếm 14% tổng nhập khẩu vào Việt Nam. Trung Quốc có thị phần hàng nhập
khẩu lớn nhất với giá trị 2,75 tỉ USD xuất khẩu sang Việt Nam. Trong lĩnh vực máy móc, việc
cắt giảm hơn nữa thuế suất vốn đã rất thấp sẽ không làm gia tăng kim ngạch nhập khẩu một
cách đáng kể. Xét từ khía cạnh khác, Việt Nam có thể thu lợi từ FDI tăng lên từ phía các nhà
sản xuất châu Âu khi họ quyết định đầu tư sản xuất máy móc ở Việt Nam. Ngành công nghiệp
máy móc trong nước phát triển kèm theo tốc độ tăng trưởng kinh tế chung khá cao ở Việt
Nam có thể tạo nên tác động lan truyền đối với các ngành công nghiệp phụ trợ, vốn là những
ngành hiện còn đang còn thiếu. Chất lượng cao của các sản phẩm châu Âu sẽ giúp các sản
phẩm này có chỗ đứng quan trọng tại thị trường Việt Nam, và có khả năng mở rộng ra cả các
nước láng giềng khác như Lào và Căm-pu-chia.
Hiện nay, ngành ngân hàng của Việt Nam bao gồm 5 ngân hàng thương mại nhà nước
(Vietcombank, VietInBank, BIDV, Agribank, và Ngân hàng nhà Mêkông), 40 ngân hàng
thương mại cổ phần (có 11 ngân hàng có nhà đầu tư nước ngoài), 6 ngân hàng 100% vốn đầu
tư nước ngoài (HSBC, Standard Chartered, ANZ, Shinhan Vietnam Bank Ltd và Hong Leong
Bank Vietnam Ltd), 45 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 55 văn phòng đại diện của các ngân
hàng nước ngoài, và 5 ngân hàng liên doanh. Ngành ngân hàng được coi là một trong những
ngành trọng tâm được yêu cầu tự do hóa, mở cửa dịch vụ hơn nữa trong FTA với EU. Ít khả
năng xảy ra trường hợp có xuất khẩu lớn hoặc FDI từ châu Âu tăng nhanh vào ngành ngân
hàng, đặc biệt là trong phân đoạn dịch vụ ngân hàng bán lẻ mà hiện nay các ngân hàng Việt
Nam đã chiếm lĩnh. Lý do chính để có nhận định này là do Việt Nam không phải là thị trường
hấp dẫn đối với các ngân hàng châu Âu, vốn là các ngân hàng không có hiện diện thương mại

phổ biến trong khu vực, với tư cách là các ngân hàng có mặt sau thì các ngân hàng châu Âu
cũng sẽ không thể cạnh tranh được với các ngân hàng nội địa, vốn có lợi thế vì đã có mặt tại
mọi địa bàn ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự hiện diện của các văn phòng đại diện hoặc các chi
nhánh của các ngân hàng châu Âu nhằm phục vụ các khách hàng châu Âu có thể sẽ gia tăng.
Mặt khác, tự do hóa hơn nữa giao dịch dịch vụ ngân hàng qua biên giới (Phương thức 1),
không tạo ra các tác động đáng kể nào, đồng thời điều này cho phép các cá nhân và tổ chức
Việt Nam tiếp cận được với thị trường ngân hàng châu Âu mà không cần đến các loại hình
hiện diện thương mại của các ngân hàng châu Âu thành lập tại Việt Nam. Trong bối cảnh thực
hiện tự do hóa trong khung khổ ưu đãi đặc biệt trong FTA giữa Việt Nam với EU, EU có thể
yêu cầu Việt Nam tuân thủ theo các chuẩn mực quốc tế về ổn định tài chính. Việc nâng cao
14

khung khổ quy định quản lý nhà nước của Việt Nam theo yêu cầu của EU có thể sẽ tạo ra tác
động quan trọng nhất từ FTA này, tương tự như Hiệp định BTA với Hoa Kỳ ký 10 năm trước
đây, được coi là đã mở ra cánh cửa để Việt Nam gia nhập WTO. Cũng có thể phát sinh những
tác động tiêu cực nhất định nếu thực hiện tự do hóa tài khoản vốn trong khi chưa thực hiện các
quy định quản lý thận trọng cần thiết hay xây dựng hệ thống an toàn tài chính để ngăn chặn
khủng hoảng. Lý thuyết kinh tế chính trị cũng như kinh nghiệm thực tiễn đã cho thấy nếu thực
hiện mở cửa hoàn toàn lĩnh vực dịch vụ tài chính cho cạnh tranh bên ngoài và với luồng vốn
nước ngoài thì Việt Nam sẽ trở nên mẫn cảm hơn với các cú sốc tài chính bên ngoài, và các tác
động này chỉ có thể được triệt tiêu nếu Việt Nam có một hệ thống khung khổ quản lý và chính
sách vĩ mô thực sự mạnh mà thôi. Như vậy, trong khung khổ FTA nên suy nghĩ sâu sắc về việc
cân đối giữa mức độ cho phép di chuyển vốn tự do với tiến độ thực hiện các chương trình nâng
cao hệ thống an toàn tài chính tiền tệ tại các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
7. Một số ngành xuất khẩu
Ngành dệt may, một trong những ngành có quy mô lớn nhất ở Việt Nam (sử dụng hơn 2 triệu
lao động, các doanh nghiệp hầu hết là doanh nghiệp nhà nước, tập trung ở khu vực Đông Nam
Bộ - 58% - và ở vùng đồng bằng sông Hồng – 27%) có tỷ trọng xuất khẩu cao: trên 65% sản
lượng được xuất khẩu sang thị trường EU và Nhật Bản. Xuất khẩu quần áo có mức tăng ổn
định trong giai đoạn 2005-2008 (tăng hàng năm 32%) và chịu sụt giảm đáng kể vào 2009

(giảm 10%) do sụt giảm nhu cầu (và giảm giá) diễn ra sau khủng hoảng kinh tế. Giá vật liệu
và lãi suất tăng cao đã làm suy giảm sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. Khó khăn
gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường EU và Hoa Kỳ đã buộc các nhà sản xuất Việt Nam
phải tìm đến các thị trường chuyên biệt như Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông, châu Phi và Đông Âu.
Ngoài ra, do thuế nhập khẩu của Nhật Bản áp dụng với hàng nhập khẩu từ Việt Nam giảm
xuống theo cam kết thực thi FTA ASEAN-Nhật Bản, nên trong 2009 hàng dệt may xuất khẩu
của Việt Nam sang Nhật Bản tăng tới 25%. FTA ASEAN với các đối tác cộng cũng giúp
giảm tác động tăng giá chi phí nguyên liệu đầu vào được nhập khẩu từ Nhật Bản và Hàn
Quốc. Ngoài những tác động tiêu cực từ quốc tế, ngành dệt may cũng gặp nhiều thách thức từ
phía xuất khẩu: trong thời gian tới sự hiện diện ngày càng gia tăng của hàng dệt may có xuất
xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-kít-xtan và Băng-la-đét có lẽ sẽ là thách thức quan trọng đối
với Việt Nam. Bên cạnh những lợi thế khác, việc ký kết FTA với EU sẽ làm giảm thuế nhập
khẩu hiện hành là 12% về 0% do EU áp dụng với hàng xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực
này. Việc cắt giảm thuế này sẽ đem lại lợi ích lớn nhất đối với 5 mặt hàng xuất khẩu (Bộ quần
15

áo nam và nữ - tương ứng là 285 triệu USD và 233 triệu USD; áo choàng nam và nữ - tương
ứng 211 triệu USD và 207 triệu USD; và áo len với trị giá 166 triệu USD). Dựa trên số liệu
2009, việc EU xóa bỏ thuế quan sẽ giúp tăng xuất khẩu 5 nhớm mặt hàng nêu trên với mức
tăng trên 20%.
Ngành giày dép có sản lượng chiếm 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp (với hơn 500
doanh nghiệp và 1 triệu lao động) đồng thời cũng là ngành hàng xuất khẩu chủ chốt của Việt
Nam (10% tổng kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu
mặt hàng này trên thế giới). Tại EU, Việt Nam là đối tác xuất khẩu lớn thứ 2, đứng sau Trung
Quốc (4,5 tỷ USD năm 2008; năm 2009 giá trị xuất khẩu đạt 3,6 tỷ, giảm xuống 20%; Trung
Quốc xuất khẩu 10,5 tỷ, Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a đều có giá trị xuất khẩu khoảng 1,5 tỷ); xuất
khẩu của Việt Nam chủ yếu tập trung vào da chất lượng cao (48%, 2,3 tỷ USD năm 2008) và
giày thể thao sản xuất cho các thương hiệu của Hoa Kỳ và EU; gần đây một số doanh nghiệp
Việt Nam đã tập trung vào đáp ứng thị trường trong nước thông qua đầu tư thành lập nhiều
phòng thiết kế mẫu chuyên nghiệp. Đồ thị về tỷ trọng nhập khẩu hàng giày dép của EU từ

Việt Nam trong giai đoạn 2004-2008 có hình “chữ U” (11% năm 2004, 9,3% năm 2006 và
10,5% năm 2008). Sự sụt giảm trong những năm 2005 và 2006 nhiều khả năng là hậu quả của
việc EU áp thuế chống bán phá giá với giày mũ da (ngay cả trong trường hợp thuế chống bán
phá giá chỉ áp dụng cho năm 2006 thì từ năm cũng đã chịu ảnh hưởng từ “tác động tuyên bố”
vì thủ tục này đã diễn ra từ 2005); trong giai đoạn này, hàng xuất khẩu của Việt Nam một
phần được chuyển hướng sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này Trung Quốc và các
đối thủ cạnh tranh khác đã gia tăng được thị phần của họ tại EU (Trung Quốc: từ 12,1% năm
2004 lên 21,1% năm 2009; Ấn Độ tăng 0,6%, In-đô-nê-xi-a tăng 0,5%): năm 2009 khủng
hoảng kinh tế tác động đến thị phần của Việt Nam (giảm 1,1% thị phần tại EU) tiêu cực hơn
nhiều so với Trung Quốc (tăng 1,5% thị phần). Xuất khẩu giày dép da của Việt Nam dễ chịu
tác động từ các cú sốc bên ngoài hơn so với hàng xuất khẩu của Trung Quốc: điều này được
chứng minh qua xu hướng xuất khẩu từ 2006 đến 2009 là giai đoạn tiếp nối sau giai đoạn áp
dụng thuế chống bán phá giá. Thuế suất bình quân gia quyền EU áp dụng với hàng giày dép
của Việt Nam hiện tại là 12,4%: tuy nhiên, thuế nhập khẩu giày dép da sau khi đã cộng thuế
chống bán phá giá là 17%. Đánh mất thị phần và khả năng chịu tác động còn kém từ cú sốc
bên ngoài chính là những vấn đề quan trọng liên quan đến hàng giày dép xuất khẩu của Việt
Nam có thể giải quyết được bằng việc ký kết FTA: theo kết quả mô phỏng bằng SMART
(Ngân hàng Thế giới), thì xuất khẩu các sản phẩm giày dép sẽ có các mức tăng trưởng từ 7%
16

đến 21%; ngoài ra còn phải tính thêm tác động từ việc chấm dứt áp dụng thuế chống bán phá
giá cũng sẽ giúp tăng khoảng 14-16%.
8. Các biện pháp phòng vệ thương mại và các vấn đề đàm phán khác
Đàm phán FTA với EU dự kiến sẽ thúc đẩy cắt giảm và xóa bỏ thuế quan của EU, đồng thời
sẽ giúp hạn chế việc áp dụng các hàng rào, biện pháp phi thuế. Thách thức lớn nhất từ góc độ
phi thuế có ảnh hướng lớn đến xuất khẩu của Việt Nam đó là việc EU sử dụng các công cụ
như phòng vệ thương mại, chống phá giá và các biện pháp vệ sinh dịch tế cũng như hàng rào
kỹ thuật (SPS và TBT).
Liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại hiện còn chưa rõ quan điểm đàm phán của
EU về vấn đề này. Trong các FTA đã có của EU, các điều luật về chống bán phá giá và chống

trợ cấp có đưa ra các nguyên tắc về tăng cường hợp tác và một số quy định ngoài phạm vi
WTO hoặc chỉ đặt ra nghĩa vụ đơn giản về thông báo và nhắc lại quyền và nghĩa vụ của các
bên theo Hiệp định WTO. Ít khả năng là EU sẽ nhân nhượng đối với các vấn đề về thuế chống
bán phá giá và chống trợ cấp đối với Việt Nam và FTA này nhiều khả năng sẽ chỉ tạo thêm
quyền hạn để EU có thể sử dụng các biện pháp chống phá giá, chống trợ cấp mà thôi – từ góc
độ ngược lại, có thể Việt Nam sẽ được yêu cầu tuân thủ các quy định chặt chẽ hơn về phá giá,
trợ cấp và sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại của mình – trừ phi, trong quá trình đàm
phán FTA này EU đồng ý công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trước thời hạn cam
kết theo WTO. Từ phía Việt Nam, việc yêu cầu công nhận ngay là nền kinh tế thị trường có
thể coi là một nội dung ưu tiên đàm phán trong bối cảnh FTA với EU. Nếu Việt Nam không
được EU công nhận ngay là nền kinh tế thị trường, thì Việt Nam cũng có thể đàm phán với
EU về khung thời gian phù hợp đối với việc công nhận kinh tế thị trường này để đảm bảo
không bị chênh lệch so với thời điểm Trung Quốc được công nhận là nền kinh tế thị trường
theo cam kết trong WTO.
Về khía cạnh các biện pháp SPS và TBT, dự kiến cắt giảm các hàng rào SPS và TBT là gần
như không khả thi. Ngay cả sau khi chính sách “châu Âu toàn cầu” đã thông qua thì EU vẫn
chưa hề thay đổi quan điểm: tập trung vào giải quyết các hàng rào phi thuế, nhưng chủ yếu là
nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu EU. Kịch bản khả thi hơn là FTA giữa
EU-Việt Nam sẽ tạo ra khung khổ cho hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, thảo luận và tăng cường hợp
tác về các vấn đề SPS và TBT. Cần đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đàm phán
các quy định hợp tác toàn diện như thế này. Thực tiễn FTA của EU với các nước ACP có thể
17

được sử dụng làm thước đo để so sánh, từ đó xác định mức độ hợp tác mà Việt Nam muốn có
với EU đối với các vấn đề SPS và TBT. Trong các FTA này, hợp tác bao gồm cả hỗ trợ kỹ
thuật và đào tạo, và các biện pháp nhằm khuyến khích chuyển giao kiến thức và củng cố dịch
vụ công. Việt Nam có thể cân nhắc kinh nghiệm thực tiễn và kết quả đạt được của các nước
ACP để điều chỉnh quan điểm của mình cho phù hợp và yêu cầu các hỗ trợ kỹ thuật có trọng
điểm từ EU trong khung khổ đàm phán FTA với khối này.
Ngoài ra, để giảm thiểu chi phí tuân thủ với các quy định về SPS và TBT của EU, Việt Nam

cần chủ động đề xuất tiến tới các thỏa thuận công nhận lẫn nhau và hiệp định chuẩn mực
tương đương với EU. Trong khung khổ đàm phán FTA, mục tiêu tiến tới các công cụ thuận
lợi hóa thương mại như thế này cần được ưu tiên, mà chưa cần cân nhắc đến mức độ phức tạp
của các thỏa thuận, hiệp định loại này. Việc ký kết được các thỏa thuận, hiệp định như vậy đối
với các lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sẽ giúp tạo nên năng lực và cơ hội tiếp cận
thị trường tiềm năng cũng như thực tế tại EU, tạo ra lợi thế so sánh đáng kể cho các doanh
nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu và thương mại của Việt Nam, đây cũng là điều kiện
tiếp cận thị trường “ưu đãi” có tầm quan trọng ít nhất là tương đương hay thậm chí quan trọng
hơn so với các ưu đãi thuế trong FTA. Những công cụ thuận lợi hóa thương mại này sẽ cho
phép Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thực phẩm hoặc sản xuất xuất khẩu sang EU, qua
đó tận dụng được lợi thế về năng lực tuân thủ với các chuẩn mực của EU và các ưu đãi của
FTA với EU này trong tương lai.
Do xuất khẩu của Việt Nam sang EU thường xuyên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc EU áp
dụng các hàng rào phi thuế (NTB), nên Việt Nam cũng cần cân nhắc đưa cơ chế giải quyết
tranh chấp vào trong FTA, theo đó cơ chế này cần có tác dụng xử lý và đối phó với NTB, ví
dụ như “Cơ chế Hòa giải đối với các Biện pháp Phi thuế” được quy định tại Chương 14A
FTA EU-Hàn Quốc.
Điểm hết sức quan trọng đó là Việt Nam cần chuẩn bị thật kỹ các quan điểm đàm phán của
mình, thông qua tăng cường sự tham gia góp ý của khối cộng đồng doanh nghiệp và các bên
có lợi ích, đồng thời đảm bảo rằng: các lợi ích cụ thể sẽ được tiếp tục được tăng cường và sự
chênh lệch phát triển giữa Việt Nam và EU cần được phản ánh và cụ thể hóa trong quá trình
đàm phán.

18

PHẦN GIỚI THIỆU
Kể từ khi áp dụng chính sách Đổi mới vào năm 1986, Việt Nam, sau 25 năm thực hiện, đã
chuyển đổi hoàn toàn cơ cấu nền kinh tế. Từ nền kinh tế tập trung thuần túy dưới sự kiểm soát
của nhà nước phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, Việt Nam dần dần chuyển thành nền kinh
tế định hướng thị trường với cơ cấu ngày càng hướng tới sự cân đối giữa sản xuất chế tạo và

dịch vụ.
Tới năm 1986, kinh tế Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp và một vài
ngành chế tạo. Chính sách thương mại của Việt Nam trước quá trình đổi mới gắn liền với
Liên Xô cũ và các nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế (COMECON) và chủ yếu dựa
vào hạn ngạch xuất nhập khẩu, không có đầu tư nước ngoài. Chế độ đa tỷ giá và hạn ngạch
xuất khẩu áp dụng trên nhiều loại mặt hàng đã khiến giá cả tại Việt Nam tách biệt hẳn với thị
trường thế giới.
Sự sụp đổ của Liên Xô cũ đã thúc đẩy Việt Nam tiến hành quá trình cải cách kinh tế theo hướng
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình tự do hóa nhanh chóng đạt bước tiến
quan trọng trong năm 1995 khi Việt Nam gia nhập ASEAN và khởi động giai đoạn gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới. Mặc dù khi bắt đầu thực hiện, các cam kết thương mại của Việt
Nam ít được so sánh với các đối tác phát triển hơn tại Đông Nam Á, tuy nhiên việc hội nhập
kinh tế bước đầu với các quốc gia láng giềng đã cho các nền kinh tế lớn khác trên thế giới thấy
dấu hiệu Việt Nam sẵn sàng và quyết tâm tham gia thực sự vào kinh tế toàn cầu.
Năm 1995, Việt Nam tăng cường quan hệ với các đối tác hàng đầu trong hệ thống kinh tế thế
giới, ký hiệp định hợp tác với Cộng đồng châu Âu, đối tác đơn phương cho Việt Nam được
hưởng quy chế MFN. Năm năm sau đó, Hoa Kỳ tham gia hiệp định song phương với Việt
Nam, cho hàng hóa Việt Nam được hưởng ưu đãi cũng như tạo thuận lợi cho các luồng đầu tư
của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Các yêu cầu nghiêm ngặt do phía Hoa Kỳ nêu ra khi ký kết hiệp
định này buộc Việt Nam phải theo đuổi quá trình cải cách hơn nữa về chính trị, chính sách và
kinh tế, thúc đẩy việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Đồng thời, Việt Nam tiếp tục
thực hiện đường lối thương mại, đầu tư và hội nhập chính trị tích cực trong phạm vi ASEAN
với việc tham gia vào những cam kết mới có tính tham vọng hơn về thương mại hàng hóa,
dịch vụ và đầu tư.
Năm 2007, sau 12 năm đàm phán, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, điều
này thể hiện nỗ lực đỉnh điểm và được coi là thành quả quan trọng nhất của chính sách Đổi
19

mới. Những yêu cầu nghiêm ngặt áp dụng khi gia nhập WTO đã tạo chuyển biến đáng kể về
môi trường chính sách và kinh tế của Việt Nam nhằm làm phù hợp với các quy định cơ bản

của WTO. Điều này dẫn tới bước ngoặt hoàn toàn trong chính sách thương mại Việt Nam và
mang lại luồng đầu tư nước ngoài lớn đổ vào nền kinh tế.
Trong mấy năm gần đây, trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam bắt đầu hội nhập kinh tế theo
khung khổ ưu đãi đặc biệt với một số đối tác, với việc Việt Nam tham gia vào năm hiệp định
thương mại tự do (FTA): ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Ấn Độ, ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-
Nhật Bản và ASEAN-Úc-Niu Di-lân. Gần đây, nhờ có sức hút về kinh tế, Việt Nam đã bắt đầu
đàm phàn FTA với một số đối tác tiềm năng khác, như Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.
Sau 25 năm đổi mới, Việt Nam hiện là một trong những nước tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) lớn nhất, xếp thứ 11 trên thế giới về thu hút đầu tư nước ngoài. Tự do hóa thương
mại hàng hóa và dịch vụ cùng với cải thiện đáng kể trong quy định về quyền sở hữu trí tuệ
(IPR) cũng làm thay đổi cơ cấu thương mại. Từ năm 1986, Việt Nam tăng xuất khẩu lên 4 lần,
hiện được coi là động lực tăng trưởng, chiếm 75% GDP, đồng thời cải thiện việc mở cửa
thương mại. Trên thực tế, tỷ trọng nhập khẩu trong GDP năm 2008 là 94,7%, cao nhất trong
số tất cả các nước thành viên ASEAN.
Liên minh châu Âu (EU) và các nước ASEAN dự định ký hiệp định đặt FTA làm trọng tâm
của các mối quan hệ thương mại giữa hai khối. FTA cần tuân thủ các quy định của WTO
nhưng cũng nhằm thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam.
Việt Nam là nước thành viên của tổ chức khu vực ASEAN, đối tác hiện cũng đang đàm phán
FTA song phương với EU. Trong điều kiện cả khối ASEAN lẫn từng nước thành viên
ASEAN riêng lẻ đều chưa hình thành FTA với EU, Việt Nam đã quyết định chấp nhận đối
mặt với các vấn đề phát sinh từ tự do hóa thương mại và đàm phán hiệp định thương mại tự
do song phương với EU.
Khuôn khổ đàm phán dự kiến sẽ tự do hóa 90% kim ngạch nhập khẩu của cả hai bên trong
khung thời gian từ 10 đến 15 năm. Như vậy, việc tự do hóa toàn diện thương mại song
phương sẽ đạt yêu cầu 90% luồng thương mại theo quy định WTO. Số sản phẩm còn lại bao
gồm các hàng hóa nhạy cảm sẽ tham gia sau, tùy thuộc vào quá trình đàm phán.
Báo cáo này nhằm đánh giá tác động của FTA Việt Nam-EU đối với kinh tế Việt Nam và xác
định các biện pháp cụ thể cần thực hiện để đảm bảo kinh tế Việt Nam đi theo con đường tăng
trưởng kinh tế bền vững.
20


Nghiên cứu này được chia làm bốn phần chính sau:
 Quan hệ thương mại EU-ASEAN;
 Tổng quan kinh tế Việt Nam;
 Đánh giá định lượng tác động của FTA;
 Kết luận và đề xuất.
21

TÌM HIỂU NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
1.1. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Việt Nam là một nền kinh tế đang trỗi dậy, liên tục đạt tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao
trong vòng 20 năm qua. Mức tăng trưởng GDP trung bình là từ 8,2% trong thập niên 1990 tới
7-7,5% trong giai đoạn 2000-2009
Sau suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2009, kinh tế Việt Nam trải qua giai đoạn suy giảm, mức
tăng trưởng GDP giảm xuống còn 3,14% trong quý một năm 2009 (mức tăng thấp nhất trong
vòng 20 năm qua), và phục hồi chậm trong những tháng sau đó, ở mức 6,9% trong quý cuối
năm 2009. GDP trung bình của Việt Nam năm 2009 tăng 5,3% trong đó nông lâm nghiệp tăng
1,83%; công nghiệp và xây dựng tăng 5,52%, dịch vụ tăng 6,63%.
Ngoại trừ một số thời điểm đặc biệt, kinh tế Việt Nam luôn giữ vững và đạt tăng trưởng khá
cao so với các nền kinh tế khác trong khu vực và bên ngoài thế giới. Đánh giá chung về tăng
trưởng GDP của Việt Nam là mặc dù đạt mức tăng khá cao, GDP của Việt Nam vẫn thấp hơn
so với các nước có cùng trình độ phát triển. Điều này cho thấy kinh tế Việt Nam vẫn chưa
khai thác hết tiềm năng của mình, chủ yếu do mức hiệu quả thấp trong khu vực tư nhân và
thiếu cơ sở vật chất và kỹ thuật phù hợp.
Bảng 1: Phân tích tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Việt Nam: Đóng góp của Chi tiêu vào tăng trưởng GDP, 2004-2009 (tính theo %)

Nguồn: Tổng Cục Thống kê và Ước tính của cán bộ IMF


Tiêu dùng
Đầu tư
Xuất khẩu ròng
Tăng trưởng GDP thực

(%)
22

1.2. Cơ cấu GDP
1

Tăng trưởng GDP của Việt Nam đang chuyển đổi theo hướng cân đối giữa công nghiệp và
dịch vụ. Năm 2009, cơ cấu GDP theo ngành cho thấy cơ cấu kinh tế của đất nước, trong đó
nông nghiệp chiếm 8,8% GDP, trong khi công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ lần lượt là
46,5% và 44,7%.
Đóng góp vào tăng trưởng GDP của các ngành thuộc khối công nghiệp theo nhiều xu hướng
khác nhau. Công nghiệp khai khoáng liên tiếp có mức tăng trưởng âm. Các ngành chế tạo
chiếm 32% tăng trưởng GDP. Các ngành sản xuất và phân bổ điện, ga và nước chiếm từ 3-4%
tăng trưởng GDP. Ngành xây dựng trong 5 năm qua chiếm 10,7% GDP trong giai đoạn 2006-
2009, tăng trưởng ở mức từ 7,8% trong giai đoạn 2001-2005. Nhìn chung, vai trò của công
nghiệp và xây dựng trong nền kinh tế Việt Nam giảm từ 50% trong những giai đoạn trước
xuống còn 46,5% trong giai đoạn 2006-2009.
Bảng 2: Các xu thế tăng trưởng theo ngành thời gian gần đây

Nguồn: Phạm Hoàng Hà, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW (CIEM) 2010


1
Phần này chủ yếu được phác thảo theo nguồn thông tin của Ông Phạm Hoàng Hà, Một số đặc điểm của Cơ cấu ngành của Việt Nam 2010.
6.5

3.0
7.0
7.6
6.5
3.6
7.1
7.2
6.2
4.1
6.1
7.2
3.1
0.4
1.5
5.4
3.9
1.3
3.5
5.5
4.6
1.6
4.5
5.9
5.32
3
7.6
11
0.0
2.0
4.0

6.0
8.0
10.0
12.0
Growth rate (%)
6 months
2008
9 months
2008
12 months
2008
3 months
2009
6 months
2009
9 months
2009
12months
Period
Whole country
Agri Forestry-Fishing
Indus Construction
Services
Cả nước
Nông-Lâm-Ngư nghiệp
Công nghiệp-Xây dựng
Dịch vụ
Giai đoạn
6T/2008 9T/2008 12T/2008 3T/2009 6T/2009 9T/2009 12T/2009
(T: tháng)


Tỷ lệ tăng trưởng (%)
23

Trái lại, ngành dịch vụ liên tục có mức tăng khoảng 6,6%. Đóng góp của các hoạt động dịch
vụ lớn vào tăng trưởng GDP có xu hướng tăng lên. Các hoạt động thương mại có đóng góp
lớn nhất, khoảng 18,4% tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2006-2009. Các dịch vụ khác có
đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP là viễn thông, khoảng 6,3%, nhà hàng 4,5%, giáo
dục và đào tạo 3,8%. Dịch vụ ngân hàng và tài chính duy trì đóng góp ở mức hơn 2,4% cho
tăng trưởng GDP, đã tăng trưởng đáng kể từ 37,9% và 35% trong những thời kỳ trước. Dịch
vụ ngân hàng và tài chính vẫn tiếp tục đóng góp trên 2,4% tăng trưởng GDP, tăng lên từ mức
37.9% và 35% trong giai đoạn trước.
Bảng 3: Đóng góp của các ngành kinh tế và công nghiệp vào mức tăng GDP (theo tỷ lệ %
trong tổng tăng GDP)

1996-2000
2001-2005
2006-2009
Nông, Lâm, Ngư nghiệp
15,9
11,0
8,8
Nông nghiệp
13,9
8,0
6,0
Lâm nghiệp
0,2
0,1
0,2

Ngư nghiệp
1,8
2,9
2,6
Công nghiệp và Xây dựng
49,1
51,1
46,5
Các ngành khai khoáng
10,4
3,7
-0,1
Các ngành chế tạo
27,2
31,7
31,9
Sản xuất và Phân phối Điện, Ga và Nước
3,8
4,1
4,1
Xây dựng
7,8
11,5
10,7
Dịch vụ
35,0
37,9
44,7
Thương mại
14,1

16,2
18,4
Khách sạn, Nhà hàng
2,7
3,9
4.5
Giao thông, Kho bãi và Truyền thông
3,7
3,8
6,3
Trung gian tài chính
2,2
2,1
2,4
Các hoạt động khoa học và công nghệ
0,5
0,7
0,6
Các hoạt động kinh doanh bất động sản
3,2
2,2
1,5
24

Quản trị công
1,2
2,1
2,8
Giáo dục và Đào tạo
2,8

3,3
3,8
Y tế và Xã hội
1,2
1,4
1,6
Các hoạt động Giải trí, Văn hóa và Thể thao
0,6
0,5
0,6
Các hoạt động của các cơ quan, đoàn thể
0,2
0,1
0,1
Dịch vụ cộng đồng, xã hội và cá nhân
2,3
1,6
1,9
Hộ gia đình kinh doanh có thuê nhân công
0,2
0,1
0,2
Nguồn: Phạm Hoàng Hà, CIEM, 2010
1.3. Lương và việc làm
2

Năm 2008, khu vực tư nhân đã tạo ra 87,2% tổng số việc làm, trong khi khu vực nhà nước chỉ
đóng góp 9,1% và khu vực đầu tư nước ngoài là 3,7% trong lĩnh vực này. Trong giai đoạn
2001-2008, khu vực tư nhân đã đóng góp 74,4% việc làm mới, trong khi khu vực nhà nước
chỉ đóng góp 7,8%. Khu vực đầu tư nước ngoài cung cấp tỷ lệ đáng kể là 17,8% số lượng việc

làm mới. Con số này cho thấy chính sách thúc đẩy mở rộng khu vực tư nhân và đầu tư nước
ngoài sẽ có tác động hiệu quả và trực tiếp nhất tới tạo ra công ăn việc làm ở Việt Nam.
Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 52,6% tổng số việc làm trong toàn kinh tế năm 2008, mặc dù tỷ
lệ này đang giảm dần. Ngành dịch vụ tạo ra 26,5%, công nghiệp và xây dựng 20,9% số lượng
việc làm. Lượng việc làm trong hai ngành này đang tăng dần. Các ngành chế tạo, tạo ra
31,3% việc làm mới trong giai đoạn 2001-2008, trong khi thương mại tạo ra 16,6%, xây dựng
15,3%, quản trị công, giáo dục và hộ gia đình kinh doanh 4,6-5,5%.
Bảng 4: Chuyển đổi về việc làm trong các ngành kinh tế (tính theo ‘nghìn người’)

2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008









Nông, Lâm, Ngư nghiệp
-11
-14
-12

-13
-148
-288
-183
-177
Nông Lâm nghiệp
-105
-213
-57
-91
-226
-361
-262
-227


2
Phần này chủ yếu được phác thảo theo nguồn thông tin của Ông Phạm Hoàng Hà, theo Một số đặc điểm của Cơ cấu ngành của Việt Nam
2010.
25

Ngư nghiệp
94
199
44
78
78
73
79
50

Công nghiệp và Xây dựng
626
530
586
546
524
596
490
530
Khai khoáng
16
12
13
28
17
29
28
34
Sản xuất chế tạo
337
273
400
272
417
407
308
343
Cung cấp Điện, Ga và Nước
21
11

11
11
14
22
24
28
Xây dựng
251
235
162
235
76
138
131
126
Dịch vụ
339
429
493
479
565
504
528
389
Thương mại
166
218
251
235
166

181
178
80
Quản trị công
20
42
45
52
113
69
76
74
Giáo dục và Đào tạo
42
53
55
39
50
67
57
45
Hộ gia đình kinh doanh
32
25
28
39
123
75
83
83

Nguồn: Phạm Hoàng Hà, CIEM, 2010
1.4. Cán cân thanh toán và số liệu thương mại chung
“Tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam không bị coi là nghiêm trọng vì một số lý do. Lý
do thứ nhất là nợ ngắn hạn của Việt Nam có thể được trả đúng hạn. Mức dự trữ hiện nay cao
hơn các năm trước và nghĩa vụ thanh toán nợ ngắn hạn không lớn, nên không có nhu cầu lớn
về dự trữ quốc tế trong ngắn và trung hạn. Dự trữ cũng đủ để trang trải nhập siêu và tình trạng
bất cân đối thương mại đã có dấu hiệu cải thiện trong năm 2009. Ngoài ra, luồng vốn quốc tế
sẽ tiếp tục xu thế tăng trưởng như trước đây khi kinh tế thế giới phục hồi vào năm 2010. Quan
trọng là Việt Nam phải giữ vững được niềm tin vào nền kinh tế đất nước để tình trạng rút vốn
được giảm thiểu tới mức thấp nhất. Điều đó đòi hỏi không chỉ nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô
của Việt Nam, mà còn phải đảm bảo môi trường đầu tư hấp dẫn.
Trong tương lai xa, cán cân thanh toán của Việt Nam sẽ bền vững chỉ khi nước này có thể trả
nợ nước ngoài thông qua thặng dư thương mại. Một số bất cân đối về cơ cấu tồn tại cần được
giải quyết để đảm bảo cán cân thành toán không bị rơi vào tình trạng báo động. Để làm được
điều này, cần giải quyết các vấn đề về cơ cấu liên quan đến thâm hụt thương mại. Lý do chính
gây thâm hụt thương mại lớn là Việt Nam nhập số lượng lớn đầu vào và nguyên vật liệu phục
vụ xuất khẩu. Thông qua cải thiện các ngành phụ trợ và tăng giá trị gia tăng của sản xuất

×