Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện an bình thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
____________

VÕ THỊ VIỆT THÙY
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA BỆNH VIỆN
AN BÌNH – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế Toán
Mẫ số : 60340301

TP. HCM - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
____________

VÕ THỊ VIỆT THÙY
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA BỆNH VIỆN
AN BÌNH – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế Toán
Mẫ số : 60340301
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG

TP. HCM - 2016




CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS.NGUYỄN QUYẾT THẮNG

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 24 tháng 09 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Phan Đình Nguyên

Chủ tịch

2

TS. Trần Văn Tùng

Phản biện 1

3

TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh


Phản biện 2

4

PGS. TS. Lê Quốc Hội

Ủy viên

5

TS. Phan Mỹ Hạnh

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 26 tháng 7 năm 2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên

: VÕ THỊ VIỆT THÙY

Giới tính : Nữ

Ngày, tháng, năm sinh

: 21/12/1981

Nơi sinh

: TP.HCM

Chuyên ngành

: Kế Toán

MSHV

: 1541850050

I- Tên đề tài:
Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ cùa Bệnh viện An Bình
– Thành phố Hồ Chí Minh.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ của
Bệnh viện An Bình – Thành phố Hồ Chí Minh trong các năm 2013 đến năm 2015. Từ
kết quả hồi quy Logit, tác giả đưa ra một số giải pháp có giá trị để giúp các nhà quản lý
có những quyết định chiến lược mang lại hiệu quả cho việc kiểm soát hệ thống kiểm

soát nội bộ tại Bệnh viện An Bình – Thành phố Hồ Chí Minh.
III- Ngày giao nhiệm vụ

: 30/01/2016

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ : 26/07/2016
V- Cán bộ hướng dẫn
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

: TS.NGUYỄN QUYẾT THẮNG
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Công nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh, tôi đã được Quý Thầy, Cô Trường Đại học Công nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh, nhất là Quý Thầy, Cô Khoa Kế toán giảng dạy tận tình giúp tôi
có được những kiến thức quý báu để ứng dụng vào trong công việc chuyên môn
của mình cũng như hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý Thầy, Cô Trường Đại học Công
nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Quý Thầy, Cô Khoa Kế toán đã truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại Trường.
Tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy TS Nguyễn Quyết Thắng, người
thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể hoàn
thành Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Ban Giám đốc các khoa, phòng thuộc
Bệnh viện An Bình đã dành thời gian quý báu để trả lời phỏng vấn và cung cấp
thông tin hữu ích để tôi có thể thực hiện được nghiên cứu này.

TP.HCM, ngày 25 tháng 7 năm 2016
Học viên thực hiện

Võ Thị Việt Thùy


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TP.HCM, ngày 25 tháng 7 năm 2016
Học viên thực hiện

Võ Thị Việt Thùy


iii

TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện với 2 mục tiêu trọng tâm là: (1) Xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ của Bệnh viện An Bình, (2) Đưa ra
những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Bệnh
viện An Bình. Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính
và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách thảo luận nhóm chuyên gia
với các chuyên gia đang công tác tại Sở Y tế TP.HCM và tại bệnh viện An Bình,
qua đó xác định được 7 yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ của Bệnh
viện An Bình (1) Hành vi của lãnh đạo, (2) Cơ cấu tổ chức quản lý, (3) Quy mô của

đơn vị, (4) Hoạt động có nguy cơ rủi ro cao, (5) Các thủ tục kiểm soát, (6) Thông
tin truyền thông, (7) Hệ thống giám sát.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát, sử
dụng phân tích hồi quy Logit thông qua phần mềm LIMDEP phiên bản V8.0 với cỡ
mẫu là 120 quan sát.
Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhân tố Hành vi của lãnh đạo
trong việc triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ và Hệ thống giám sát ảnh hưởng
nhiều nhất đến hệ thống kiểm soát nội bộ của Bệnh viện An Bình và nhân tố Các
thủ tục kiểm soát có tác động thấp nhất.
Điều này được giải thích bởi các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống
kiểm soát nội bộ của bệnh viện. Đối với hệ thống quản lý tại bệnh viện mà cụ thể là
tại các khoa, phòng; Thái độ hành vi của người lãnh đạo và hệ thống giám sát việc
triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ quyết định đến chất lượng, hiệu quả của hệ
thống này.
Bằng việc xây dựng mô hình lý thuyết dựa trên một số lý thuyết: hành vi của
lãnh đạo và các nhân tố tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ của Bệnh viện An
Bình – Thành phố Hồ Chí Minh; kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên
quan, tác giả đã cung cấp một cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề nghiên cứu cần khảo
sát. Do đó, các dữ liệu này sẽ góp phần bổ sung vào kho lý thuyết về thang đo giúp
các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ của Bệnh viện An
Bình – Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, thông qua việc xác định các nhân tố


iv
tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ của Bệnh viện An Bình – Thành phố Hồ
Chí Minh, nghiên cứu đã cung cấp cho các nhà quản lý có một cái nhìn cụ thể hơn
về hệ thống kiểm soát nội bộ của Bệnh viện An Bình – Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu cũng còn một số hạn chế như kích thước mẫu chưa thực sự lớn,
tính đại diện chưa cao nên những đánh giá chủ quan của một nhóm đối tượng có thể
làm sai lệch kết quả nghiên cứu. Các hạn chế này cũng là tiền đề cho những hướng

nghiên cứu tiếp theo.


v

ABSTRACT
This study was conducted with a focus on two objectives: (1) Identify the
factors affecting the internal control system of the An Binh Hospital, (2) Provide
recommendations and solutions to improve the internal control system of the An
Binh Hospital. The study was conducted in two phases is qualitative research and
quantitative research.
Qualitative research was conducted by expert group discussions with
professionals working in the City Health Department and An Binh Hospital, which
identified seven factors that affect the control system internal An Binh Hospital (1)
the behavior of the leadership, (2) organizational management structure, (3) the size
of the unit, (4) Actions with higher risk, (5) control procedures, (6) Information and
communications, (7) monitoring system.
Quantitative research was conducted through a questionnaire survey, using
Logit regression analysis through LIMDEP version V8.0 software with a sample
size of 120 observations.
In addition study results also showed that factors of leadership behavior in
implementing the internal control system and monitoring system most affected to
internal control systems of An Binh Hospital and staff These factors control
procedures have the lowest impact.
This is explained by these factors directly affect the internal control system
of the hospital. For management systems in hospitals that are in specific wards and
divisions; The attitude of the leader behavior and systems monitoring
implementation of internal control system will determine the quality and efficiency
of this system.
By building theoretical models based on several theories: leadership

behavior and the factors that affect the internal control system of the An Binh
Hospital - Ho Chi Minh City; research results at home and abroad are concerned,
the authors have provided a more complete picture of the research problem needs to
be examined. Therefore, this data will contribute to add to the theory of scale helped
researchers better understand the internal control system of the An Binh Hospital Ho Chi Minh City. Besides, through the identification of factors affecting the


vi
internal control system of the An Binh Hospital - Ho Chi Minh City, the research
provides managers with a more specific look the internal control system of the An
Binh Hospital - Ho Chi Minh City.
The study also has some limitations, such as the sample size is not really big,
not so high representative of the subjective evaluation of a group of objects that can
distort results. These restrictions are also a prerequisite for the next research
direction.


vii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... xii
DANH MỤC SƠ ĐỒ .............................................................................................. xiv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................xv
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ...............................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................2
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ..........................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài .................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài....................................................................3
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
.................................................................................................................................3
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................3
1.4.1.1. Nghiên cứu định tính............................................................................3
1.4.1.2. Nghiên cứu định lượng ........................................................................4
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .........................................................................4
1. 5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................4
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ HỆ
THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA BỆNH VIỆN .................................................6
2.1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ .......................................................6
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển kiểm soát nội bộ......................................6
2.1.1.1. Giai đoạn sơ khai .................................................................................6
2.1.1.2. Giai đoạn hình thành ............................................................................6
2.1.1.3. Giai đoạn phát triển ..............................................................................8
2.1.1.4. Giai đoạn hiện đại ................................................................................8
2.1.2. Định nghĩa về kiểm soát nội bộ ................................................................10


viii
2.2 HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA BỆNH VIỆN ................................12
2.2.1 Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ ....................................................12
2.2.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ bệnh viện ...................14
2.2.2.1 Môi trường kiểm soát ..........................................................................14
2.2.2.2 Đánh giá rủi ro ....................................................................................16
2.2.2.3. Hoạt động kiểm soát .........................................................................19
2.2.2.4 Thông tin và truyền thông ...................................................................21

2.2.2.5 Giám sát ..............................................................................................24
2.2.3 Mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ ......26
2.2.4 Mối quan hệ giữa mục tiêu của tổ chức và các bộ phận hợp thành hệ
thống kiểm soát nội bộ .......................................................................................27
2.2.5 Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ...............................................27
2.3 TRÁCH NHIỆM VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ .................................................28
2.3.1 Ban Giám Đốc ..........................................................................................28
2.3.2. Nhà quản lý ...............................................................................................28
2.3.3. Kiểm toán viên nội bộ ..............................................................................28
2.3.4. Nhân viên ..................................................................................................28
2.3.5. Các đối tượng khác ở bên ngoài ...............................................................29
2.4. SỰ CẦN THIẾT VÀ LỢI ÍCH CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
BỆNH VIỆN ..........................................................................................................29
2.5. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA HỆ
THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA MỘT BỆNH
VIỆN ......................................................................................................................30
2.5.1. Khái quát về rủi ro và quản trị rủi ro trong tổ chức .................................30
2.5.2. Mối quan hệ giữa hệ thống kiểm soát nội bộ với quản trị rủi ro bệnh viện
............................................................................................................................33
2.6. KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TẠI SỞ Y TẾ
TP.HCM .................................................................................................................34
2.7. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KIỂM SOÁT NỘI
BỘ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ..........................................................................35
2.7.1. Các nghiên cứu về hệ thống KSNB của các tổ chức, các nhà nghiên cứu


ix
trên thế giới .........................................................................................................35
2.7.2. Các nghiên cứu về hệ thống KSNB tại Việt Nam ....................................38
2.7.3. Điểm mới của đề tài nghiên cứu...............................................................41

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................43
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................44
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU. .......................................................................44
3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................44
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu: .........................................................................44
3.2.1.1. Nghiên cứu định tính: ........................................................................45
3.2.1.2. Nghiên cứu định lượng ......................................................................46
3.2.2 Quy trình nghiên cứu .................................................................................46
3.2.3. Thu thập số liệu ........................................................................................47
3.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .....................................................48
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu: ...........................................................................48
3.3.2. Thu thập dữ liệu. ......................................................................................49
3.3.3. Xử lý và phân tích dữ liệu ........................................................................49
3.4. MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG .......................................................................49
3.4.1. Mô hình kinh tế lượng ..............................................................................49
3.4.2. Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo. .............................52
3.4.3. Giả thuyết mô hình nghiên cứu ................................................................53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................55
CHƯƠNG 4 GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN AN BÌNH – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH VÀ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA BỆNH VIỆN
AN BÌNH – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................................56
4.1. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN AN BÌNH – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
...............................................................................................................................56
4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .............................................................56
4.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng của từng đơn vị .............................57
4.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy .......................................................................57
4.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng đơn vị ............................................58
4.1.3 Tình hình công chức, viên chức của bệnh viện .........................................59



x
4.1.4 Tình hình hoạt động của bệnh viện ...........................................................61
4.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ BỆNH VIỆN AN BÌNH
...............................................................................................................................64
4.2.1 Thực trạng môi trường kiểm soát ..............................................................64
4.2.1.1. Thực trạng đặc thù quản lý ..............................................................65
4.2.1.2.Thực trạng cơ cấu tổ chức ảnh hưởng đến KSNB ..........................68
4.2.1.3. Thực trạng chính sách nhân sự ảnh hưởng đến KSNB ...................69
4.2.2.Thực trạng hệ thống kế toán ......................................................................73
4.2.2.1 Thực trạng hệ thống chứng từ kế toán ..............................................74
4.2.2.2 Thực trạng hệ thống sổ kế toán ..........................................................74
4.2.2.3 Thực trạng hệ thống Báo cáo tài chính................................................75
4.2.3 Thực trạng thủ tục kiểm soát .....................................................................77
4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH ..........................................................81
4.3.1. Chọn biến và tính số mẫu nghiên cứu ......................................................81
4.3.2. Kết quả mô hình hồi quy Logit ................................................................83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4..........................................................................................87
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ CỦA BỆNH VIỆN AN BÌNH ............................................................................88
5.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
CỦA BỆNH VIỆN AN BÌNH ...............................................................................88
5.1.1 Nguyên tắc kế thừa ...................................................................................88
5.1.2 Nguyên tắc tiếp cận hệ thống ....................................................................88
5.1.3 Nguyên tắc hội nhập ..................................................................................89
5.1.4 Nguyên tắc khả thi và hiệu quả ................................................................89
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
CỦA BỆNH VIỆN AN BÌNH ...............................................................................90
5.2.1. Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát .............................................90
5.2.1.1Hoàn thiện đặc thù quản lý ..................................................................90
5.2.1.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức .................................................................91

5.2.1.3 Hoàn thiện chính sách nhân sự ..........................................................92
5.2.1.4 Hoàn thiện công tác kế hoạch ............................................................93


xi
5.2.1.5 Hoàn thiện bộ máy kiểm soát..............................................................94
5.2.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN .............................95
5.2.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán đảm bảo thực hiện kế
toán quản trị ....................................................................................................95
5.2.2.2. Hoàn thiện hệ thống CTKT ...............................................................97
5.2.2.3. Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán ..............................................97
5.2.2.4. Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán .........................................................98
5.2.2.5. Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán ................................................98
5.2.3. Giải pháp hoàn thiện thủ tục kiểm soát ..................................................99
5.2.3.1. Quán triệt các nguyên tắc kiểm soát cơ bản trong xây dựng hệ thống
cơ chế quản lý nội bộ tại các khoa/phòng trong bệnh viện An Bình ..................99
5.2.3.2. Hoàn thiện thủ tục kiểm soát các rủi ro trọng yếu tại các khoa/phòng
trong đơn vị .................................................................................................. 101
5.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI BỘ Y TẾ ................................................................ 102
5.3.1.Kiến nghị đối với UBND Thành phố Hồ Chí Minh ............................... 104
5.3.1.1.Kiến nghị đối với Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh....................... 104
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5..................................................................................... 105
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 107


xii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu


Giải thích

I. Tiếng Việt
BCKT

Báo cáo kế toán

BCTC

Báo cáo tài chính



Giám đốc

KSNB

Kiểm soát nội bộ

HTKSNB

Hệ thống kiểm soát nội bộ

CNTT

Công nghệ thông tin

SKT


Sổ kế toán

KCB

Khám chữa bệnh

BHYT

Bảo hiểm y tế

CC,VC

Công chức, viên chức

RRTC

Rủi ro tài chính

II. Tiếng Anh
AAA

American Accounting Association
Hội kế toán Hoa Kỳ

AICPA

American Institute of Certified Public Acountants
Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ

BCBS


Basle Commettee on Banking Supervision
Ủy ban Balse về giám sát ngân hàng

CAP

Committee on Auditing Procedure
Ủy ban thủ tục kiểm toán

CoBIT

Control Objectives for Information and Related Technology
Các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ thông tin và các
lĩnh vực có liên quan

COSO

Committee of Sponsoring Organization
Ủy ban các tổ chức đồng bảo trợ

ERM

Enterprise Risk Management Framework
Hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp

IAS

International Standard on Auditing



xiii
Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
SAP

Statement Auditing Procedure
Báo cáo về thủ tục kiểm toán

SAS

Statement on Auditing Standard
Chuẩn mực kiểm toán

WHO

World Health Organisation
Tổ chức Y tế thế giới


xiv

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Khái quát khái niệm KSNB theo quan điểm của COSO .........................10
Sơ đồ 2.2 : Quy trình quản trị rủi ro trong tổ chức ...................................................32


xv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................44
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ

của bệnh viện An Bình. .............................................................................................47
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu ..................................................................................54
Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Bệnh viện An Bình.................................................58


xvi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Các thành phần tham gia thảo luận nhóm ................................................45
Bảng 3.2: Thang đo chính thức được mã hóa ...........................................................52
Bảng 4.1 Tình hình nhân sự tại các khoa/phòng của Bệnh viện An Bình ................60
Bảng 4.2 Thống kê trình độ chuyên môn của công chức,viên chức Bệnh viện An
Bình ...........................................................................................................................61
Bảng 4.3: Tình hình khám chữa bệnh của Bệnh viện An Bình các năm 2013, 2014
và năm 2015 ..............................................................................................................62
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp doanh thu của Bệnh viện An Bình năm 2013, 2014 và
năm 2015 ...................................................................................................................62
Bảng 4.5: Báo cáo công tác quản lý, sử dụng quỹ KCB BHYT năm 2015 ..............63
Bảng 4.6 : Hệ số đánh giá hiệu quả công việc của công chức, viên chức tại Bệnh
viện An Bình .............................................................................................................72
Bảng 4.7: Tỷ lệ các biến được chọn trong mô hình Logit ........................................82
Bảng 4.8: Danh sách các biến được sử dụng trong mô hình Logit ...........................83
Bảng 4.9: Khả năng dự báo đúng của mô hình .........................................................84
Bảng 4.10: Một số chỉ số của mô hình Logit ............................................................84
Bảng 4.11: Kết quả ước lượng các hệ số ảnh hưởng đến HTKSNB của hàm Logit 85


1

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu (KSNB) để kiểm soát được
các mục tiêu đề ra là yêu cầu tất yếu khách quan đối với mọi doanh nghiệp trong
nền kinh tế. Trên thế giới, khái niệm kiểm soát nội bộ đã ra đời từ đầu thế kỷ 19,
được bổ sung hoàn thiện nhằm phát hiện và ngăn chặn những gian lận và sai sót của
một tổ chức từ các công ty kiểm toán và cơ quan chức năng. Sau đó, kiểm soát nội
bộ được phát triển thành một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh thông qua Báo
cáo COSO năm 1992.
Tiếp tục phát triển Báo cáo năm 1992, năm 2004 COSO công bố báo cáo
tổng thể dưới tiêu đề: Quản trị rủi ro doanh nghiệp – khuôn khổ hợp nhất. Báo cáo
năm 2004 được xây dựng trên cơ sở phát triển Báo cáo năm 1992 và tích hợp với
quản trị rủi ro tại các đơn vị. Mặt khác Báo cáo COSO năm 2004 cũng đã xác định
được những tiêu chuẩn làm cơ sở để đánh giá rủi ro cũng như đề xuất xây dựng chu
trình quản lý rủi ro hiệu quả trong công tác quản lý.
Ở Việt Nam, KSNB đã tồn tại và phát triển nhưng phần lớn còn tồn tại nhiều
yếu kém, chưa phát huy hết vai trò, công cụ quản lý của Nhà nước. Vì vậy, việc
nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới để vận dụng là điều cần thiết đối
với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Một mặt, giúp doanh nghiệp tiếp cận với
quan điểm hiện đại về rủi ro của các nước tiên tiến để có thể quản lý rủi ro một cách
kế hoạch và hiệu quả. Mặt khác, giúp doanh nhiệp có cách nhìn nhận mới về KSNB
bằng cách “đi tắt đón đầu” những cách thức mới được áp dụng ờ các nước tiên tiến ,
qua đó hoàn thiện hệ thống KSNB của mình để phục vụ tốt hơn trong công tác quản
lý.
Nhà nước ta đã và đang chuyển đổi phương thức quản lý tài chính, biên chế
của các cơ quan quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp công lập.
Trước đây, Nhà nước ban hành tất cả các chế độ, chính sách yêu cầu các đơn
vị phải tuân thủ. Hiện nay, khi Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của
Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh
phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước áp dụng cho các cơ quan quản
lý hành chính và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy



2
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp
công lập ra đời thì các đơn vị sự nghiệp công lập được giao khoán kinh phí, biên
chế để chủ động trong việc điều hành thực hiện nhiệm vụ và khoản kinh phí tiết
kiệm được sử dụng để cải thiện thu nhập cho cán bộ viên chức.
Vì vậy, nhiệm vụ của nhà quản lý trong các cơ quan quản lý hành chính, đơn
vị sự nghiệp công lập ngày càng nhiều, không chỉ làm nhiệm vụ về chuyên môn
nghiệp vụ mà còn phải làm tốt công tác quản lý tài chính, biên chế. Trong khi đó,
cán bộ quản lý tại các đơn vị này thường chỉ được đào tạo về chuyên môn.
Bệnh viện An Bình trong thời gian qua mặc dù đã có nhiều cố gắng trong
công tác quản lý nhưng vẫn còn phát sinh một số tồn tại cần phải khắc phục như:

- Một số khoản tạm ứng quá hạn không thu hồi được.
- Nhân viên y tế lạm dụng trong công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
(BHYT).

- Thất thu viện phí do trốn viện, nhân viên thu viện phí tính sai…
Trong quá trình học tập và làm việc, tôi nhận thấy rằng nếu các đơn vị xây
dựng được hệ thống KSNB tốt thì có thể khắc phục những sai sót trên, chúng giúp
ngăn ngừa và phát hiện những sai phạm, yếu kém, giảm thiểu tổn thất, nâng cao
hiệu quả hoạt động giúp đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hệ thống KSNB là
một công cụ quản lý hữu hiệu để kiểm soát và điều hành hoạt động của đơn vị nhằm
đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất. Xuất phát từ những lý
do trên , hoàn thiện hệ thống KSNB tại Bệnh viện An Bình-Thành phố Hồ Chí
Minh trở thành vấn đề có tính cấp bách trong quản lý, có ý nghĩa cả về lý luận và
thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này,
tác giả đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ

của Bệnh viện An Bình- Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu nhằm các mục tiêu chủ yếu sau:
- Đánh giá thực trạng việc thiết lập và vận hành hệ thống KSNB tại các khoa,
phòng trực thuộc Bệnh viện An Bình-TP.HCM
- Xây dựng, đánh giá và kiểm định mô hình xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến


3
hệ thống KSNB tại các khoa, phòng trực thuộc Bệnh viện An Bình-TP.HCM.
- Nghiên cứu và đề xuất các phương hướng, giải pháp để hoàn thiện hệ thống
KSNB tại các khoa, phòng thuộc Bệnh viện An Bình-TP.HCM trên cả hai phương
diện thiết lập và vận hành hệ thống KSNB nhằm ngăn ngừa, hạn chế tới mức thấp
nhất ảnh hưởng bất lợi của những rủi ro trọng yếu đến các mục tiêu của hệ thống
KSNB.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Là hệ thống KSNB tại các khoa, phòng trong Bệnh viện
An Bình-TP.HCM.
- Đối tượng khảo sát: Là các khoa phòng trong Bệnh viện An Bình, tập trung vào
cán bộ lãnh đạo, nhân viên, chuyên viên các khoa phòng, bác sĩ, y sĩ v.v… có am
hiểu về HTKSNB.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về không gian: là Bệnh viện An Bình-TP.HCM với các khoa, phòng trực thuộc
Bệnh viện An Bình-TP.HCM. Trong đó, đề tài tập trung vào các khoa, phòng có
hoạt động lớn tại Bệnh viện như là Phòng Tài chính kế toán, Khoa Dược, KhoaTim
mạch v.v… trực thuộc Bệnh viện An Bình-TP.HCM.
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp chủ yếu lấy từ năm 2013-2015. Số liệu sơ cấp được
điều tra trong tháng 2 – 6/2016.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ

TÀI
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ sử
dụng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định
lượng.
1.4.1.1. Nghiên cứu định tính
Phỏng vấn các quản lý đang công tác trong Bệnh viện An Bình-TP.HCM
nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến đến hệ thống KSNB tại các khoa, phòng
trực thuộc Bệnh viện An Bình-TP.HCM. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng
phương pháp định tính nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng và đồng thời thẩm


4
định lại các câu hỏi trong bảng câu hỏi phỏng vấn thông qua quá trình phỏng vấn
thử. Mục đích của nghiên cứu này dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo yếu tố
ảnh hưởng KSNB.
1.4.1.2. Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là
phỏng vấn qua bảng câu hỏi đóng dựa trên quan điểm, ý kiến đánh giá hệ thống
KSNB tại các khoa, phòng trực thuộc Bệnh viện An Bình-TP.HCM. Toàn bộ dữ
liệu hồi đáp sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm LIMDEP V 8.0.
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Việc hoàn thành đề tài có ý nghĩa lý luận khoa học và vận dụng thực tiễn.
Về lý luận: Đề tài đã khái quát hóa và phát triển những vấn đề lý luận về hệ
thống KSNB, mối quan hệ giữa hệ thống KSNB với quản trị rủi ro doanh nghiệp
và hệ thống KSNB tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
Về thực tiễn:
- Nghiên cứu các đặc điểm và rủi ro trọng yếu trong lĩnh vực quản lý tại các

khoa, phòng trực thuộc Bệnh viện An Bình-TP.HCM.

-

Khảo sát thực trạng hệ thống KSNB đã được xây dựng, áp dụng tại các Khoa,

Phòng trực thuộc Bệnh viện An Bình, đánh giá mức độ hiệu quả của hệ thống KSNB
hiện hành, đặc biệt là trong việc kiểm soát nhằm giảm thiểu các rủi ro trọng yếu trong
lĩnh vực quản lý cấp phát thuốc BHYT.
-

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, khảo sát và đánh giá, đề tài đề xuất những

phương hướng, giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại các khoa,
phòng trực thuộc Bệnh viện An Bình-TP.HCM với trọng tâm hướng đến kiểm soát
các rủi ro trọng yếu ảnh hưởng đến việc hoàn thành các mục tiêu của đơn vị.
1. 5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Nội dung chính của đề tài được kết cấu trong năm chương như sau:
Chương 1: MỞ ĐẦU
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ HỆ
THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA BỆNH VIỆN.
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
CỦA BỆNH VIỆN.


5
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ CỦA BỆNH VIỆN AN BÌNH – TP.HCM.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



×