Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Vị thế chính trị của ASEAN ở khu vực đông á từ năm 1997 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.21 KB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐINH TRUNG KIÊN

VỊ THẾ CHÍNH TRỊ CỦA ASEAN
Ở KHU VỰC ĐÔNG Á TỪ NĂM 1997 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐINH TRUNG KIÊN

VỊ THẾ CHÍNH TRỊ CỦA ASEAN
Ở KHU VỰC ĐÔNG Á TỪ NĂM 1997 ĐẾN NAY

Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60.31.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quang Minh

Hà Nội - 2015




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học Chương trình cao học chuyên ngành Chính trị học tại
trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô trong khoa Khoa học chính trị; các
thầy, cô giáo trong trường và Ban giám hiệu nhà trường. Với sự hướng dẫn, giúp đỡ
tận tình của PGS.TS Phạm Quang Minh và các thầy, cô trong Khoa, đến nay Luận
văn tốt nghiệp chương trình cao học của tôi đã hoàn thành.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Phạm Quang Minh, thầy đã dành
nhiều thời gian, nhiệt huyết để hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô tại Khoa Khoa học
chính trị- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các chuyên gia, đồng
nghiệp và bạn bè, gia đình đã giúp đỡ, ủng hộ tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành Luận văn.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tôi đã có những cố gắng, tuy nhiên
vẫn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự thông cảm, thứ lỗi và chỉ bảo
của các thầy, cô trong Khoa, của thầy hướng dẫn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế
châu Á- Thái Bình Dương

ASCC


Cộng đồng Văn hóa-Xã hội

AEC

Cộng đồng Kinh tế

ASC

Cộng đồng An ninh

APSC

Cộng đồng Chính trị - An ninh

ARF

Diễn đàn khu vực ASEAN

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASEM

Diễn đàn hợp tác Á- Âu

CHDCND

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân


CA-TBD

Châu Á - Thái Bình Dương

CEPT/AFTA

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

DOC

Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông

EAS

Hội nghị cấp cao Đông Á

EU

Liên minh châu Âu

GSM

Tiểu vùng sông Mekong mở rộng

NAFTA

Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ

IAI


Sáng kiến Liên kết ASEAN

SEANWFZ

Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí
hạt nhân

ZOPFAN

Tuyên bố về khu vực hoà bình, tự do, trung lập

HPA

Chương trình hành động Hà Nội

VAP

Chương trình Hành động Viên Chăn

TOR

Thuật ngữ tham chiếu

ACMW

Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của
lao động di cư


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................. 1

1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................1

2.

Tình hình nghiên cứu đề tài ..........................................................................2

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận văn ................................................4

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................5
6. Đóng góp của luận văn ......................................................................................5
7. Kết cấu luận văn ................................................................................................5
Chƣơng 1 .......................................................................................................................................................... 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VỊ THẾ CHÍNH TRỊ CỦA ASEAN .......................................... 7

1.1 Khái niệm chính trị 1 ......................................................................................7
1.2. Khái niệm “vị thế chính trị” ..........................................................................9
1.4 Những tiêu chí phản ánh vị thế chính trị của một chủ thể ........................13
1.5 Tổng quan về ASEAN và những dấu mốc quan trọng ..............................14
Các dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN: ....................16
1.5 Khái quát về Cộng đồng ASEAN .................................................................18
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................ 22
Chƣơng 2. VAI TRÕ VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA ASEAN TRONG ............................................................. 23

NỀN CHÍNH TRỊ ĐÔNG Á ......................................................................................................................... 23

2.1 Đặc trƣng cấu trúc chính trị khu vực Đông Á ............................................23
2.2.Vai trò của ASEAN trong chính trị nội bộ..................................................24
2.2.1 Liên kết nội khối ASEAN và sự hình thành chủ nghĩa khu vực ................................................ 24
2.2.2 ASEAN và các vấn đề khủng bố .................................................................................................. 33
2.2.3 ASEAN và giải quyết vấn đề Biển Đông...................................................................................... 36

2.3 ASEAN trong chính trị quốc tế ....................................................................39
2.3.1 Sự hiện diện của ASEAN vào các diễn đàn quốc tế.................................................................... 39
2.3.2 ASEAN dưới đánh giá của Liên Hiệp Quốc ............................................................................... 43
2.3.3 ASEAN trong hợp tác Á- Âu ........................................................................................................ 46

Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................ 48


Chƣơng 3. VỊ THẾ CỦA ASEAN TRONG TƢƠNG LAI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA VIỆT NAM ............. 49

3.1 Những thành tựu sau 48 năm phát triển của ASEAN ..............................49
3.2 Những thách thức của ASEAN trong tình hình mới ..................................51
3.2.1. Ảnh hưởng của các nước lớn ở khu vực Đông Á ...................................................................... 51
3.2.2. Ảnh hưởng của cuộc đấu tranh quyền lực giữa Mỹ - Trung Quốc với ASEAN................................... 54
3.2.3. ASEAN và những vấn đề còn tồn tại giữa các thành viên ........................................................ 55
3.2.4. Ảnh hưởng của các nước lớn và khối quyền lực khác đến ASEAN ......................................... 57

3.3.Triển vọng của ASEAN .................................................................................63
3.4. Những đóng góp của Việt Nam trong việc gắn kết ASEAN tiến tới xây
dựng Cộng đồng ASEAN ....................................................................................68
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................ 77
KẾT LUẬN .................................................................................................................................................... 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................. 80


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa đang là vấn đề nổi bật của thế giới hiện
nay. Những thành tựu mà các tổ chức, cơ chế hợp tác quốc tế như Liên hợp quốc
(UN), liên minh châu Âu (EU) đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình liên minh,
liên kết giữa các quốc gia trong khu vực và thế giới. Việc ra đời Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967 cũng không nằm ngoài xu hướng tất yếu đó.
ASEAN cùng với các nước lớn như Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,
Nga, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) là những nước và
tổ chức khu vực được coi là tác động trực tiếp đến việc hình thành cục diện chính trị
ở Đông Á hiện nay và trong tương lai. Đồng thời, Đông Á hiện nay đang được xem
như là điểm nóng về các tranh chấp biển, đảo giữa các quốc gia, trong đó nổi lên là
các tranh chấp ở Biển Đông liên quan trực tiếp đến các nước ASEAN, chính vì vậy
vai trò của ASEAN- một đại diện thống nhất của các nước thành viên trong việc
giải quyết các tranh chấp với các nước lớn, duy trì hòa bình và ổn định khu vực là
rất quan trọng.
Trong bối cảnh cục diện chính trị thế giới có nhiều biến chuyển và ở nhiều
quốc gia sự chia rẽ và xung đột đã dẫn tới những bất ổn cho cả khu vực thì sự kiện
các lãnh đạo ASEAN đạt được sự nhất trí về các bước đi cụ thể nhằm xây dựng
Cộng đồng ASEAN mạnh mẽ, thực sự vì người dân là một thông điệp rõ ràng về ý
chí không đổi của một ASEAN gắn kết chặt chẽ; đồng thời là một khối chính trị
thống nhất. Cùng tìm ra các giải pháp củng cố khả năng ứng phó của ASEAN trước
những biến động kinh tế - tài chính quốc tế, trở thành một bộ phận của các giải pháp
xử lý khủng hoảng và đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng cân bằng của kinh tế
thế giới là đích đến quan trọng trong thời đại của liên kết và phụ thuộc lẫn nhau như
hiện nay. Khẳng định sự thịnh vượng không thể tách rời duy trì an ninh và ổn định
tại ASEAN, việc thông qua các sáng kiến, cơ chế xử lý xung đột nội khối và tạo

môi trường thuận lợi cho đối thoại giữa các nước có tranh chấp trong Hội nghị
thượng đỉnh tại Bali năm 2003 một lần nữa cho thấy lập trường kiên quyết nhưng
hòa bình của lãnh đạo ASEAN trước những vấn đề mới nảy sinh.
1


Từ năm 1995 Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN)- một bộ phận quan trọng của khu vực Đông Á, là chủ nhà của
nhiều sự kiện quốc tế quan trọng. Sau 20 năm, cho đến nay, Việt Nam đã trở thành
một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của ASEAN. Vị trí và vai trò
của ASEAN trong khu vực và trên thế giới có ảnh hưởng rất lớn đối với Việt Nam
hiện nay và trong tương lai.
Với tất cả những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Vị thế
chính trị của ASEAN ở khu vực Đông Á từ năm 1997 đến nay làm luận văn thạc
sĩ chính trị học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vị thế chính trị của ASEAN ở khu vực Đông Á từ năm 1997 đến nay là
chủ đề cũng được nhiều học giả, các nhà nghiên cứu chính trị, quan hệ quốc tế trong
và ngoài nước quan tâm. Từ khi Đảng và Nhà nước ta từng bước thực hiện đổi mới
tư duy đối ngoại, xây dựng chính sách đối ngoại mở rộng, tích cực, độc lập, tự chủ,
đa phương hóa, đa dạng hóa quốc tế với mục tiêu hàng đầu là tạo lập môi trường
quốc tế thuận lợi cho sự phát triển của đất nước, đặc biệt là trong việc tạo lập mối
quan hệ chặt chẽ với các nước ASEAN để cùng xây dựng nên một ASEAN thống
nhất thì mối quan tâm đến vị thế của ASEAN trong cục diện chính trị khu vực và
thế giới và tác động đến Việt Nam cũng ngày càng tăng.
Cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố trên các tạp
chí uy tín cả trong và ngoài nước về vị trí, vai trò, vị thế của ASEAN trong mối
quan hệ với các nước lớn, với các tổ chức khác trong khu vực và trên thế giới nói
chung như: Tạp chí nghiên cứu Quốc Tế- Học viện Ngoại Giao, Nghiên cứu Đông
Bắc Á, Nghiên cứu Đông Nam Á, tạp chí Cộng Sản,…Điểm lại một số nghiên cứu

tiêu biểu liên quan đến đánh giá vị thế, vai trò của ASEAN tác giả Lê Linh Lan
trong nghiên cứu Kiến trúc an ninh khu vực châu Á – Thái BìnhDương - thách
thức và triển vọng công bố trên tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 17 (tháng 4/1997) đề
cập đến vai trò và sự ảnh hưởng của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực châu
Á- Thái Bình Dương thông qua những phân tích đánh giá về những nỗ lực của
ASEAN trong việc tăng cường vai trò của mình đối với an ninh khu vực thông qua
2


diễn đàn an ninh ASEAN (ARF). Tác giả Nguyễn Phương Bình đã phân tích vai trò
của ASEAN đối với cả các nước thành viên và khu vực châu Á- Thái Bình Dương
trên cả ba lĩnh vực: kinh tế, chính trị và văn hóa- xã hội trong nghiên cứu “Vai trò
của ASEAN đối với các nƣớc thành viên và với khu vực châu Á- Thái Bình
Dƣơng” công bố trên tạp chí nghiên cứu quốc tế số 34 (2000). Trong đó, tác giả
đánh giá hợp tác chính trị là lĩnh vực hợp tác thành công nhất của ASEAN. Thông
qua hợp tác chính trị, vai trò của Tổ chức đối với các nước thành viên được thể hiện
rõ rệt nhất. Điều được thừa nhận rộng rãi về vai trò của ASEAN đối với các nước
thành viên trong 30 năm đầu tiên của ASEAN là việc xử lý ổn thoả các mối bất
đồng, tranh chấp giữa các nước thành viên, không để dẫn đến xung đột, tạo điều
kiện xây dựng một môi trường hoà bình, ổn định và hợp tác giữa các nước thành
viên để từ đó giúp họ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, và xây dựng một
khu vực Đông Nam Á thống nhất, vững mạnh trước các sức ép từ bên ngoài. Trong
khi đó, tác giả Trần Hữu Trung lại đề cập đến vai trò của ASEAN trong hợp tác
Đông Á dưới quan điểm của Nhật Bản và Trung Quốc, hai tác nhân có vai trò chính
tại Đông Bắc Á trong nghiên cứu “Quan điểm của Nhật Bản và Trung Quốc về
vai trò của ASEAN trong hợp tác Đông Á” công bố trên tạp chí Nghiên cứu
Đông Nam Á số 2 (2010). Với những phân tích của tác giả Trần Hữu Trung,
ASEAN dưới quan điểm của Nhật Bản và Trung Quốc là tác nhân thúc đẩy liên kết
kinh tế khu vực, đồng thời ASEAN có vai trò cầm lái trong các tiến trình hợp tác
trong khu vực và cộng đồng ASEAN sẽ vừa là hình mẫu vừa là nòng cốt của Cộng

đồng Đông Á.
Nhìn nhận đánh giá vai trò, vị thế của ASEAN trên nhiều khía cạnh với các
góc độ và mức độ khác nhau, nhiều các học giả và tạp chí nước ngoài đã đưa ra
những phân tích, khái quát và nhận định sâu sắc về vài trò, vị thế và những đóng
góp của ASEAN đối với khu vực châu Á- Thái Bình Dương, Đông Á và thế giới.
Viện Hoàng gia An ninh quốc phòng Anh (RUSI) đã phân tích vai trò của
ASEAN trong giải quyết vấn đề ở Mi-an-ma (Myanmar) ở bài “Trung Quốc và
ASEAN: hai nhân tố cải cách Mianma” đăng ngày 17/5/2012. Trong bài phân
tích này, ASEAN và “cách thức ASEAN” đã được cho là giải quyết hiệu quả, giúp
3


thúc đẩy tiến trình cải cách ở Mi-an-ma mà vẫn tuân thủ các nguyên tắc không can
thiệp của ASEAN, đã củng cố thêm vị thế của ASEAN và cho thấy tính hiệu quả
trong hoạt động của ASEAN. Phân tích vai trò của ASEAN trong bối cảnh thế giới,
khu vực đang có nhiều biến cố và thay đổi quyền lực, bài viết “ASEAN Centrality:
Year of Big Power Transitions” của Benjamin Ho – Trường Nghiên cứu các vấn
đề quốc tế (RSIS) Singapore được dịch và đăng trên website nghiencuubiendong.vn
ngày 5/3/2011, đã chỉ ra xu hướng tiếp cận vai trò của ASEAN như một trung tâm
trong một cấu trúc khu vực do ASEAN lãnh đạo. Vai trò trung tâm của ASEAN được
chứng minh bởi sức hút của ASEAN đối với các nước lớn trong việc tham gia vào các
tiến trình, diễn đàn do ASEAN dẫn dắt đặc biệt là Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận văn
Mục đích của luận văn là đánh giá một cách khách quan vị thế chính trị của
ASEAN ở khu vực Đông Á từ năm 1997 đến nay, từ đó đề xuất một số gợi ý chính
sách cho hợp tác khu vưc và quan hệ Việt Nam- ASEAN.
Để thực hiện được mục tiêu trên, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Làm rõ khái niệm “vị thế chính trị của ASEAN” ở khu vực Đông Á.
2. Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn xác lập vị thế chính trị của ASEAN ở
khu vực Đông Á.

3. Đánh giá những thành công và hạn chế của ASEAN trong lĩnh vực chính
trị.
4. Đề xuất một số gợi ý chính sách cho hợp tác khu vực và quan hệ Việt
Nam- ASEAN.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: luận văn nghiên cứu Vị thế chính trị của Asean ở khu
vực Đông Á. Luận văn không nghiên cứu Vị thế của ASEAN ở khu vực Đông Á
theo nghĩa rộng mà chỉ nghiên cứu vị thế chính trị của ASEAN trong chính trị nội
tại đó là quan hệ giữa các nước thành viên và giải quyết các vấn đề của khu vực, tạo
lập sự ổn định nội khối; và chính trị quốc tế đó là sự tham gia vào các diễn đàn quốc
tế, hợp tác quốc tế và Liên hợp quốc.

4


Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu khu vực Đông Á mở
rộng, bao gồm Đông Bắc Á, Đông Nam Á và những nhân tố nằm ngoài Đông Á
nhưng có ảnh hưởng lớn đến cục diện chính trị Đông Á như: Mỹ, Úc, Ấn Độ, Nga.
Về giới hạn thời gian nghiên cứu: Luận văn chỉ nghiên cứu vị thế chính trị
của ASEAN ở khu vực Đông Á từ năm 1997 đến năm nay, nhưng cũng sẽ nhìn
xuyên suốt chiều dài lịch sử từ khi ASEAN ra đời năm 1967 đến nay. Mốc thời gian
năm 1997 là mốc thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ASEAN, đó là khi
ASEAN phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, đe dọa sự tồn tại, gắn
kết của ASEAN. Đây là thử thách lớn nhất từ trước tới nay của ASEAN.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác
Lên nin và tư tưởng Hồ Chính Minh về các vấn đề quốc tế và lợi ích quốc gia.
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng một cách tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu như phương pháp lịch sử, so sánh, logic kết hợp với các phương
pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế.

6. Đóng góp của luận văn
Dựa vào nguồn tài liệu chính thống trong và ngoài nước, luận văn khi hoàn
thành hi vọng sẽ góp phần luận giải và làm sáng tỏ thêm vị thế chính trị của Asean
ở khu vực Đông Á từ năm 1997 đến nay. Qua đó, có thể thấy được vị thế ngày càng
quan trọng của ASEAN trong trật tự khu vực và tương quan lực lượng trên bàn cờ
chính trị Đông Á, vai trò của ASEAN trong việc giải quyết những tranh chấp quốc
tế. Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho việc học tập của sinh viên chuyên ngành
quan hệ quốc tế, chính trị học và cho những người quan tâm đến ASEAN, các vấn
đề chính trị, quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Á và thế giới.
7. Kết cấu luận văn
Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, ngoài phần mở đầu,
kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có kết cấu ba chương, cụ
thể là:

5


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VỊ THẾ CHÍNH TRỊ CỦA
ASEAN
Chương này trình bày một số khái niệm cơ bản như “ chính trị”, “vị thế
chính trị” của một tổ chức, trong đó đặc biệt làm rõ những tiêu chí xác lập vị thế
chính trị của một quốc gia, một khu vực trong chính trị quốc tế. Chương này cũng
khái quát vị trí, vai trò của ASEAN từ khi thành lập đến năm 1997.
Chƣơng 2. VAI TRÕ VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA ASEAN TRONG NỀN CHÍNH
TRỊ ĐÔNG Á
Chương này trình bày những đặc trưng cấu trúc chính trị của khu vực Đông
Á, sự hiện diện của các thực thể chính trị và vai trò của nó trong việc hình thành cấu
trúc chính trị khu vực Đông Á. Chương này cũng phân tích vai trò của ASEAN
trong chính trị nội bộ của tổ chức, vai trò trong việc liên kết nội khối và hình thành
chủ nghĩa khu vực, sự hiện diện và phản ứng của ASEAN đối với các vấn đề khủng

bố và vấn đề biển Đông. Đồng thời, chương này cũng phân tích vai trò của ASEAN
trong chính trị quốc tế, sự hiện diện của ASEAN trong các diễn đàn quốc tế, mối quan hệ
giữa ASEAN và Liên Hiệp Quốc và vai trò của ASEAN trong hợp tác Á- Âu.
Chƣơng 3. VỊ THẾ CỦA ASEAN TRONG TƢƠNG LAI VÀ ĐÓNG GÓP
CỦA VIỆT NAM
Chương này đánh giá những thành tựu của ASEAN trong gần 50 năm hình
thành và phát triển, phân tích những thách thức của ASEAN trong bối cảnh cạnh
tranh quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc. Đồng thời, đề xuất một số gợi ý chính
sách

6


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VỊ THẾ CHÍNH TRỊ CỦA
ASEAN
1.1 Khái niệm chính trị
Chính trị hay Chánh trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan
hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm
đó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước.
Platôn, nhà triết học cổ đại Hy Lạp, trong tác phẩm Chính trị đã xem chính
trị là “nghệ thuật cung đình” liên kết trực tiếp các chuẩn mực của người anh hùng
và sự thông minh, sự liên kết đó được thể hiện bằng sự thống nhất tư tưởng và tinh
thần hữu ái. Cũng theo ông, chính trị là nghệ thuật cai trị, cai trị bằng sức mạnh là
độc tài, cai trị bằng thuyết phục mới đích thực là chính trị.
Theo MaxWeber, nhà xã hội học người Đức đầu thế kỷ XX, chính trị là khát
vọng tham gia quyền lực hay ảnh hưởng đến sự phân chia quyền lực giữa các quốc
gia, bên trong quốc gia, giữa các tập đoàn người trong một quốc gia.
Xuất phát từ quan niệm mang tính chức năng của chính trị, một số học giả
khác đã xem chính trị là khả năng của con người đóng những vai trò khác nhau,

hoàn thành những chức năng khác nhau trong khuôn khổ của một thể chế chính trị.
Từ đó, họ cho rằng bản chất chính của chính trị là sự phân chia trách nhiệm và các
thẩm quyền cũng như bảo đảm hiệu quả chính trị và sự bền vững của chính thể. Ở
đây, chính trị được hiểu như sự khôn khéo, khả năng đạt được sự phân chia chức
năng mà vẫn đảm bảo duy trì sự tác động qua lại của chúng.
Tiếp cận từ quan niệm coi chính trị là một hoạt động, trong đó, con người
mong muốn những lợi ích và quan điểm của mình được thực hiện, nếu những lợi ích
và quan điểm đó bị va chạm với người khác thì tìm cách điều chỉnh và thỏa hiệp,
các tác giả của cuốn Chính trị và kinh tế Nhật Bản xem chính trị là hoạt động tìm
kiếm những khả năng áp đặt quyền lực chính trị.
Các quan niệm trên, tuy có chứa một số những nhân tố hợp lý nhất định,
nhưng chưa nêu được nội dung cơ bản nhất của phạm trù chính trị, đó là: chính trị là

7


một thực thể tồn tại trong đời sống với những cấp độ khác nhau (cá nhân, cộng
đồng, giai cấp, dân tộc, nhân loại) liên quan đến công việc của nhà nước.
Khắc phục những hạn chế trên, mặc dù chưa đưa ra được một định nghĩa
hoàn chỉnh về chính trị, song các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin trong
những hoàn cảnh cụ thể đã đưa ra những ý kiến có giá trị định hướng cho việc xác
định đúng đắn về chính trị, có thể kể đến những quan điểm chủ yếu của Lênin về
chính trị như sau:
Chính trị là lợi ích của giai cấp này hay giai cấp khác
Chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, là đấu tranh giai cấp vì lợi ích giai cấp.
Cái căn bản nhất trog chính trị là việc tổ chức quyền lực nhà nước, tổ chức chính
quyền nhà nước.
Chính trị là sự tham gia vào công việc nhà nước, là việc định hướng cho nhà
nước, xác định những hình thức, nội dung, nhiệm vụ của nhà nước
Chính trị là quan hệ giữa người với người, là vận mệnh thực tế của hàng triệu người.

Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, là việc xây dựng nhà nước về
kinh tế.
Chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế.
Chính trị giống đại số hơn hình học và càng giống toán học cao cấp hơn là
toán học sơ cấp.
Chính trị là một khoa học và là một nghệ thuật.
Vậy là, theo Lênin, phạm trù chính trị có thể hiểu với một số nội dung cơ bản
sau: Thứ nhất: Chính trị là lợi ích, là quan hệ lợi ích, là đấu tranh giai cấp trước hết
vì lợi ích giai cấp. Thứ hai: Cái căn bản nhất của chính trị là việc tổ chức chính
quyền, quyền lực nhà nước; là sự tham gia vào công việc nhà nước; định hướng cho
nhà nước, xác định hình thức, nội dung, nhiệm vụ của nhà nước. Thứ ba: Chính trị
là biểu hiện tập trung của kinh tế, là việc xây dựng nhà nước về kinh tế. Đồng thời,
chính trị là không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế. Thứ tư: Chính trị
là lĩnh vực phức tạp nhất, nhạy cảm nhất, liên quan dến vận mệnh hàng triệu người.
Giải quyết những vấn đề chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật.

8


Xuất phát từ quan niệm của Lênin về chính trị, tập thể các tác giả cuốn Từ
điển chính trị rút gọn của Liên Xô (cũ) đã đưa ra định nghĩa: Chính trị là công việc
của xã hội hay công việc của nhà nước, là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các
nhóm xã hội lớn, trước hết là giai cấp, cũng như giữa các dân tộc, giữa các quốc gia.
Từ tất cả các quan niệm trên, có thể xem chính trị là hoạt động trong lĩnh
vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như giữa các dân tộc và các quốc gia với vấn
đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực nhà nước; là sự tham gia của người
dân vào công việc nhà nước và xã hội; là hoạt động chính trị thực tiễn của các giai
cấp, các đảng phải chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực
hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích.
Định nghĩa này đã tiếp cận chính trị từ hai phương diện cơ bản : chính trị với

tư cách quan hệ đặc biệt của các chủ thể chính trị liên quan tới vấn đề quyền lực
chính trị và chính trị với tư cách là hoạt động xã hội đặc thù của các chủ thể chính
trị có liên quan tới vấn đề nhà nước.
1.2. Khái niệm “vị thế chính trị”
“Vị thế” là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi và khá thường xuyên trong
nhiều lĩnh vực ở Việt Nam, mặc dù chưa có một định nghĩa thật rõ ràng hoàn chỉnh.
Thuật ngữ “vị thế” thường đi kèm với thuật ngữ “vị thế xã hội” hoặc “ vị thế cá
nhân”. Theo từ điển tiếng Việt, vị thế xã hội “ là vị trí xã hội với những trách nhiệm
và quyền lợi gắn kèm theo”. Nói cách khác, vị thế xã hội chính là một khái niệm
tổng hợp nhằm chỉ vị trí xã hội cùng với những quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng.
Mỗi cá nhân có nhiều vị trí xã hội khác nhau do đó họ cũng có thể có nhiều vị thế
xã hội khác nhau. Khi vị trí xã hội của họ thay đổi thì vị thế cũng thay đổi. Mặc dầu
có nhiều vị thế xã hội nhưng các cá nhân luôn có một vị thế chủ đạo xác định rõ
chân dung xã hội của họ. Như vậy có thể hiểu thuật ngữ “Vị thế” là vị trí của một
chủ thể gắn liền với trách nhiệm và quyền lợi tương ứng của chủ thể đó trong sự
tương tác với các chủ thể khác.
Đối với một quốc gia, xét trong mối quan hệ tương tác giữa các chủ thể tức
là xem xét vị thế của một chủ thể, một quốc gia trong cục diện của một tổng thể
quan hệ giữa các quốc gia. Trong đó sức ảnh hưởng, vai trò, tiếng nói của các nước
9


không giống nhau. Có những nước có khả năng ảnh hưởng lớn đến các nước khác
và làm chủ được tình hình, có những nước lại chỉ có những ảnh hưởng nhất định
thậm chí là bị ảnh hưởng bởi các nước khác và chịu sự áp đặt ý chí của các nước có
thế và lực mạnh hơn mình. Như vậy, vị thế chính trị của một quốc gia, một khu vực
trong mối quan hệ với các quốc gia trong khu vực hoặc với các thực thể chính trị
trong cùng môi trường tương tác được thể hiện trước hết là ở tầm quan trọng về vị
trí địa lý mà quốc gia hay khu vực đó chiếm giữ. Đồng thời, phát huy vai trò, sức
ảnh hưởng của quốc gia, khu vực đó đối với sự phát triển, ổn định chính trị của khu

vực và của thế giới. Những đóng góp của quốc gia khu vực đó trong giải quyết
những vấn đề quốc tế và hình thành liên kết đa phương, song phương về An ninhchính trị cũng là những nhân tố then chốt làm nên vị thế của một quốc gia, khu vực.
Xét trong tổng thể mối quan hệ giữa các thực thể chính trị khu vực Đông Á
hiện nay, không có quốc gia nào có được sự thừa nhận vị trí lãnh đạo, bá quyền.
Thay vào đó, các mạng lưới chính trị, kinh tế và xã hội ngày càng tăng, các vấn đề
khu vực được giải quyết thông qua hành động chung. Chính vì vậy, các khuôn khổ
khác nhau đã giảm bớt sức mạnh của quy tắc chủ quyền tuyệt đối đã từng thống trị
ASEAN vào thời điểm thành lập những năm 1967. Trong suốt những thập kỷ tiếp
theo, các vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng tăng, đó là nạn rửa tiền, buôn
bán người, suy thoái môi trường, việc phát triển các dòng sông đa quốc gia, các
hình thức vượt biên bằng đường biển, khủng bố và nạn cướp biển. Những vấn đề an
ninh xuyên quốc gia này đòi hỏi việc xây dựng cơ chế đa phương hơn là chính sách
ngoại giao tạm thời. Ít nhất trên lý thuyết thì các tổ chức như ASEAN đã đưa ra
được các thủ tục và quy tắc ra quyết định trong đó tất cả các chính phủ tham gia đều
có tiếng nói.
1.3 Cơ sở lý luận về vị thế chính trị của ASEAN
Để nhìn nhận vai trò, vị thế của ASEAN trong các mối quan hệ này các nhà
lý luận quan hệ quốc tế thường sử dụng ba khung phân tích: chủ nghĩa Tân hiện
thực, chủ nghĩa Tân tự do và chủ nghĩa Kiến tạo. Những nhà chủ nghĩa Tân hiện
thực coi nhẹ vai trò của ASEAN trong an ninh khu vực, bởi vì các tổ chức chỉ có
vai trò phụ trong việc chi phối an ninh khu vưc. Sự ổn định về an ninh chính trị của
10


một khu vực phụ thuộc vào việc phân bổ quyền lực trong khu vực đó, chứ không
phải vào một tổ chức quốc tế của các nước trung bình và nhỏ chỉ giới hạn trong
Đông Nam Á. Điểm thực sự của quyền lực châu Á- TBD, trong đó có Đông Á phụ
thuộc vào mối quan hệ giữa các chủ thể chính: Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản và các
chủ thể khác như Nga, Ấn Độ. Những nhà chủ nghĩa Tân tự do lại cho rằng ASEAN
can dự vào các vấn đề khu vực trong đó có an ninh- chính trị, không phải thông qua

việc cân bằng hay phù thịnh với các cường quốc lớn mà thông qua sự can dự của họ
vào các thể chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và các cơ chế đa phương của mình
(ARF và ASEAN+3). Thông qua việc thúc đẩy hợp tác chính trị và kinh tế với cả ba
cường quốc, ASEAN và các cơ chế của mình đã thúc đẩy sự hòa hợp, nghĩa là hợp
tác mang lại lợi ích lẫn nhau cho tất cả các bên. Tuy nhiên, trường phái Tân tự do đã
bị thụt lùi từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997- 1998. Cả ASEAN, ARF và
diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á- TBD ( APEC) đều không thể giải quyết khó khăn
tài chính ở Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Về vấn đề an ninh, ASEAN cũng
không dàn xếp được cuộc khủng hoảng ở Đông Timo năm 1999. Lợi ích quốc gia
chiếm vị trí áp đảo trong cả hai thách thức này đối với chủ nghĩa Tân tự do. Trường
phái quan hệ quốc tế thứ ba, Chủ nghĩa kiến tạo nhấn mạnh những ý tưởng, quy
chuẩn và bản sắc, tranh luận rằng chất lượng của sự tương tác giữa các quốc gia căn
cứ trên việc các quy tắc có được chia sẻ hay không và chúng thay đổi như thế nào
theo thời gian. Vì thế, những nhà chủ nghĩa kiến tạo tranh luận rằng ASEAN đang
nổi lên như là một cộng đồng an ninh non trẻ bởi cụm từ “tính chúng ta” trở nên
phổ biến giữa các thành viên. Tuy nhiên, những nhà phê bình Chủ nghĩa kiến tạo
nhấn mạnh rằng các quy chuẩn và các biến số văn hóa của ASEAN quá khó để xác
định và đưa vào thực hiện. Hơn nữa, việc liên kết các quy chuẩn không rõ ràng với
các kết quả chính sách thực tế ở ASEAN vẫn phải dựa trên sự thương lượng giữa
các nước thành viên với những lợi ích khác nhau. Những nhà duy lý cho rằng
trường phái Hiện thực và Tân tự do đưa ra bằng chứng thuyết phục hơn về các kết
quả của ASEAN so với chủ nghĩa kiến tạo.
Hướng tiếp cận về mặt lý thuyết hữu ích nhất với hệ thống ASEAN có thể là
quan điểm tổng hòa của Evelyn Goh. Đây là quá trình các quốc gia được cuốn hút
11


vào cùng một hệ thống để đạt được những lợi ích. Tuy nhiên, quá trình tương tác
lẫn nhau trong cùng một hệ thống, những quy chuẩn của các quốc gia cũng có thể bị
thay đổi. Vì vậy, bắt đầu tư những năm 1990, ASEAN mà dẫn đầu bởi Singapore và

Thái Lan đã thúc đẩy một cấu trúc an ninh khu vực (ARF) lôi cuốn càng nhiều
cường quốc càng tốt. Tuy nhiên, dính líu không nhất thiết phải có sự hòa hợp. Từ
quan điểm của Mỹ và Trung Quốc, có thể có sự căng thẳng giữa ARF, một cơ chế
đối thoại an ninh trong đó cả hai đều là thành viên, và ASEAN+3, có Trung Quốc
nhưng không có Mỹ. Chính vì vậy, Mỹ muốn ARF là nơi tổ chức đối thoại an ninh
khu vực trong khi đó Trung Quốc lại muốn dưa thêm các cuộc thảo luận về an ninh
vào ASEAN+3- vốn ban đầu chỉ là một nhóm đối thoại kinh tế, trong đó không có
sự tham gia của Mỹ.
Cả ASEAN và các cơ chế của mình đều không sở hữu các cơ chế tập trung
quan trọng để thực thi những thỏa thuận đạt được bởi các thành viên, giám sát các
sự kiện trong nước ở các quốc gia thành viên, hay dự báo trước các vấn đề đang nổi
lên. “Phương thức Asean” của hiệp hội bản chất là sự thuyết phục về đạo đức- niềm
tin rằng các quốc gia thành viên sẽ làm đúng đắn để không gây khó khăn cho tập
thể. Rõ ràng rằng hi vọngđã không thành hiện thực trong trường hợp của Myanmar
hay Campuchia. Nền chính trị trong nước của họ không chỉ gây khó khăn mà còn
tạo ra nhiều vấn đề cho ASEAN phải giải quyết với châu Âu và Mỹ. Mặt khác, có
môt ví dụ ấn tượng về khả năng của ASEAN trong việc ràng buộc các nước bên
ngoài vào quy chuẩn của ASEAN- một điểm ủng hộ cho quan điểm của những
người theo chủ nghĩa kiến tạo. Trung Quốc, Ấn Độ, Úc, New Zealand, và Nhật Bản
giữa năm 2003 và 2005 đã ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác (TAC) ràng buộc các
nước ký vào một cam kết giải quyết các tranh chấp khu vực một cách hòa bình.
Tuy nhiên, việc giải quyết hòa bình tranh chấp giữa các nước không trực tiếp
chuyển thành hợp tác an ninh đa phương. An ninh khu vực, nếu thực sự không thể
phân chia, đòi hỏi sự tham gia xuyên quốc gia vào các vấn đề nội bộ trong nước dù
vấn đề là nạn khủng bố gây ra bởi các tổ chức khủng bố, khói mù khu vực bắt
nguồn từ đảo Borneo của Indonesia, hay buôn bán vũ khí từ Đông Nam Á lục địa
đến Đông Nam Á hải đảo. Việc ngăn chặn những thách thức này đối với anh ninh
12



khu vực đồi hỏi sự giảm bớt nguyên tắc không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của
nhau. Vì vậy, để hiểu được ASEAN đòi hỏi kết hợp cả ba khuôn khổ lý thuyết
chính, phục thuộc vào vấn đề đang được xem xét là gì.
1.4 Những tiêu chí phản ánh vị thế chính trị của ASEAN
Thực tiễn lịch sử thế giới đã chứng minh các nước lớn tiếp tục có vai trò chủ
đạo trong việc tạo lập trật tự thế giới. Phương cách tạo lập trật tự chủ đạo trong lịch
sử vẫn là bá quyền. Công cụ tạo lập lịch sử chủ yếu vẫn là vũ lực. Tuy nhiên, các
nước vừa và nhỏ vẫn có thể có vai trò đối với trật tự thế giới trong các hoàn cảnh
nhất định. Đó là khi trật tự thế giới không phải là trật tự bá quyền hoặc trật tự hòa
hợp quyền lực giữa các nước lớn. Bằng cách góp phần tạo ra các dạng thức trật tự
phù hợp như cân bằng quyền lực; an ninh tập thể hoặc hội nhập và bằng cách liên
kết lại với nhau, thông qua sức mạnh tinh thần như các ý tưởng, giá trị, chuẩn mực
phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, các nước vừa và nhỏ hoàn toàn có
thể có vai trò đối với trật tự thế giới. Các tiêu chí để đánh giá vai trò các nước vừa
và nhỏ đối với trật tự thế giới là:
- Nhận diện: Các nước vừa và nhỏ tạo ra luật chơi được các nước khác biết
tới và hiểu một cách đầy đủ.
- Thừa nhận: các luật chơi đó được các nước lớn thừa nhận.
- Tuân thủ: Các nước lớn cơ bản tuân thủ các luật chơi này trên thực tế.
- Chế tài: các nước vừa và nhỏ có biện pháp chế tài nếu có một nước lớn
không tuân thủ luật chơi.
Trong trường hợp của ASEAN với tư cách là một tập hợp của các nước vừa
và nhỏ thì vai trò, vị thế phải được thể hiện trước hết ở mức độ gắn kết ASEAN
thành một khối thống nhất, chặt chẽ trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế, xã
hội. Nằm trong khu vực với sự có mặt của nhiều cường quốc và thế lực chính trị
tầm cỡ quốc tế với những lợi ích đan xen nhau, đồng thời những vấn đề nội khối
trong ASEAN cũng đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết để giải quyết một cách hiệu
quả. Do vậy, việc cân bằng các lợi ích, khả năng duy trì sự ổn định an ninh- chính
trị thể hiện ở hiệu quả giải quyết những tranh chấp, thách thức và khủng hoảng
trong và ngoài khu vực thông qua những mối quan hệ chiến lược với các nước lớn

13


và giữa các thành viên là một trong những điểm mấu chốt thể hiện vai trò, vị thế của
ASEAN. Xử lý hiệu quả thách thức trên tất cả các bình diện được nhìn nhận là nhân
tố then chốt để tiến tới mục tiêu tăng cường vai trò quốc tế của ASEAN trong cấu
trúc khu vực và thế giới. Qua đó khẳng định ASEAN không chỉ là một hình mẫu
thành công của hợp tác khu vực mà còn là một tiếng nói thống nhất ngày càng có
giá trị trong nền chính trị Đông Á và thế giới. Vì vậy, việc hình thành vị thế chính
trị của ASEAN thể hiện ở:
-

Là vai trò của ASEAN vào việc hình thành, xác lập hình hài, định hình
quy mô của một vấn đề, một chương trình, diễn đàn trong phạm vi khu
vực và thế giới.

-

Khả năng tác động và ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau đến việc giải
quyết các vấn đề quốc tế, khu vực.

-

Sự thừa nhận và sẵn sàng tham gia của các nước khác đối với ASEAN và
những hoạt động do ASEAN khởi xướng.

-

Tính thống nhất trong ASEAN, sự cố kết trong nội bộ tổ chức và khả
năng tự quyết định của ASEAN đối với các vấn đề nội khối.


1.5 Tổng quan về ASEAN và những dấu mốc quan trọng
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast
Asia Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã
hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập
ngày 8

tháng

8

năm 1967 với

các

thành

viên

đầu

tiên

là Thái

Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các
nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và
bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên ở
Bali năm 1976, tổ chức này bắt đầu chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các hợp
tác bị thất bại vào giữa thập niên 1980. Hợp tác kinh tế chỉ thành công lại khi Thái

Lan đề nghị khu vực thương mại tự do năm 1991. Hàng năm, các nước thành viên
đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để trao đổi hợp tác. Đến năm
1999, ASEAN gồm 10 thành viên ( riêng Đông Timo chưa kết nạp).

14


Trong thập niên1990, khối có sự gia tăng cả về số thành viên cũng như khuynh
hướng tiếp tục hội nhập. Năm 1990, Malaysia đề nghị thành lập một Diễn đàn Kinh
tế Đông Á gồm các thành viên hiện tại của ASEAN và Cộng hoà Nhân dân Trung
Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc, với mục tiêu cân bằng sự gia tăng ảnh hưởng của Hoa
Kỳ tại Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) cũng như tại
vùng châu Á như một tổng thể. Tuy nhiên, đề xuất này đã thất bại bởi nó gặp sự
phản đối mạnh mẽ từ Nhật Bản và Hoa Kỳ. Dù vậy, các quốc gia thành viên tiếp
tục làm việc để hội nhập sâu hơn. Năm 1992, kế hoạch Biểu thuế Ưu đãi Chung
(CEPT) được ký kết như một thời gian biểu cho việc từng bước huỷ bỏ các khoản
thuế và như một mục tiêu tăng cường lợi thế cạnh tranh của vùng như một cơ sở
sản xuất hướng tới thị trường thế giới. Điều luật này sẽ hoạt động như một khuôn
khổ cho Khu vực Tự do Thương mại ASEAN. Sau cuộc Khủng hoảng Tài chính
Đông Á năm 1997, một sự khôi phục lại đề nghị của Malaysia được đưa ra tại
Chiang Mai, được gọi là Sáng kiến Chiang Mai, kêu gọi sự hội nhập tốt hơn nữa
giữa các nền kinh tế của ASEAN cũng như các quốc gia ASEAN+ 3(Trung
Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc).
Sau khi thế kỷ 21 bắt đầu, các vấn đề chuyển sang khuynh hướng môi trường
hơn. Tổ chức này bắt đầu đàm phán các thoả thuận về môi trường. Chúng bao gồm
việc ký kết Thoả thuận về Ô nhiễm Khói bụi Xuyên biên giới ASEAN năm 2002
như một nỗ lực nhằm kiểm soát ô nhiễm khói bụi ở Đông Nam Á. Không may thay,
nó không thành công vì những vụ bùng phát khói bụi Malaysia năm 2005 và khói
bụi Đông Nam Á năm 2006. Các hiệp ước môi trường khác do tổ chức này đưa ra
gồm Tuyên bố Cebu về An ninh Năng lượng Đông Á, the ASEAN-Wildlife

Enforcement Network in 2005, và Đối tác Châu Á Thái Bình Dương về Phát triển
Sạch và Khí hậu, cả hai đều nhằm giải quyết những hiệu ứng có thể xảy ra từ sự
thay đổi khí hậu. Thay đổi khí hậu cũng là vấn đề được quan tâm hiện nay.
Trong Hiệp ước Bali II năm 2003, ASEAN đã tán thành khái niệm hoà bình
dân chủ, có nghĩa là mọi thành viên tin rằng các quá trình dân chủ sẽ thúc đẩy hoà
bình và ổn định trong khu vực. Tương tự, các thành viên phi dân chủ đều đồng ý
rằng đây là điều mà mọi quốc gia thành viên đều mong muốn thực hiện.
15


Các lãnh đạo của mỗi nước, đặc biệt là Mahathir Mohamad của Malaysia,
cũng cảm thấy sự cần thiết hội nhập hơn nữa của khu vực. Bắt đầu từ năm 1997,
khối đã thành lập các tổ chức bên trong khuôn khổ của họ với mục tiêu hoàn thành
tham vọng này. ASEAN+3 là tổ chức đầu tiên trong số đó được thành lập để cải
thiện những quan hệ sẵn có với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tiếp đó là Hội
nghị thượng đỉnh Đông Á còn rộng lớn hơn, bao gồm tất cả các nước trên cộng Ấn
Độ, Australia, và New Zealand. Nhóm mới này hoạt động như một điều kiện tiên
quyết cho Cộng đồng Đông Á đã được lên kế hoạch, dự định theo mô hình
của Cộng đồng châu Âu hiện đã không còn hoạt động nữa. Nhóm Nhân vật Nổi bật
ASEAN đã được tạo ra để nghiên cứu những thành công và thất bại có thể xảy ra
của chính sách này cũng như khả năng về việc soạn thảo một Hiến chương ASEAN.
Năm 2006, ASEAN được trao vị thế quan sát viên của Đại hội đồng Liên hiệp
quốc. Đổi lại, tổ chức này trao vị thế "đối tác đối thoại" cho Liên hiệp quốc. Hơn
nữa, ngày 23 tháng 7 năm 2006, José Ramos-Horta, khi ấy là Thủ tướng Đông
Timor, đã ký một yêu cầu chính thức về vị thế thành viên và hy vọng quá trình gia
nhập sẽ kết thúc ít nhất 5 năm trước khi nước này khi ấy đang là một quan sát viên
trở thành một thành viên chính thức.
Các dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN:
Ngày 8/8/1967: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành
lập trên cơ sở Tuyên bố Bangkok với mục tiêu tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện cho các nước hội nhập sâu hơn với

khu vực và thế giới.
Năm 1976: Sau khi Việt Nam thống nhất và các nước Đông Dương khác
giành độc lập, Hiệp hội đã ra Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN (hay còn gọi là
Tuyên bố Bali 1) thể hiện quyết tâm hợp tác khu vực, đồng thời gửi đi tín hiệu thân
thiện, hợp tác với các quốc gia khác trong khu vực thông qua Hiệp ước thân thiện
và Hợp tác Đông Nam Á (TAC), kêu gọi các quốc gia trong khu vực cùng hợp tác
vì hòa bình, an ninh chung của khu vực, giải quyết xung đột, tranh chấp.
Năm 1992: Cùng với xu thế thế giới sau Chiến tranh lạnh là tập trung vào
phát triển kinh tế và thương mại, ASEAN đã ký Hiệp định khung về chương trình
16


ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(CEPT/AFTA), bắt đầu tiến trình tự do hóa kinh tế khu vực. Cũng trong năm 1992,
ASEAN ra Tuyên bố về Biển Đông xác lập nguyên tắc giải quyết các mâu thuẫn ở
khu vực này bằng biện pháp hòa bình.
Năm 1995: ASEAN có hai bước tiến quan trọng: (1) kết nạp Việt Nam (ngày
28/7/1995), bắt đầu tiến trình mở rộng ASEAN; (2) ký kết Hiệp ước về khu vực
Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), hưởng ứng phong trào giải trừ
quân bị đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới sau Chiến tranh lạnh và hiện thực hóa
Tuyên bố ZOPFAN.
Tháng 12/1997: Trước viễn cảnh ASEAN sẽ sớm hoàn tất việc mở rộng bao
gồm cả 10 nước Đông Nam Á, mở ra trang sử mới cho khu vực, ASEAN đã thông
qua Tầm nhìn ASEAN 2020, vạch ra mục tiêu hướng tới một cộng đồng khu vực
hòa bình, ổn định, hài hòa và phát triển thịnh vượng.
Năm 1998: Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VI tại Hà Nội, ASEAN đã
thông qua Chương trình hành động Hà Nội (HPA) nhằm triển khai thực hiện Tuyên
bố về Tầm nhìn ASEAN 2020 trong 6 năm 1998-2004.
Ngày 30/4/1999: Campuchia được kết nạp vào ASEAN tại Hà Nội, hoàn tất
mục tiêu của ASEAN trở thành một tổ chức khu vực với đầy đủ 10 quốc gia thành

viên Đông Nam Á.
Năm 2002: Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp hoà bình cho vấn đề biển Đông,
ASEAN và Trung Quốc ký bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông
(DOC) tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 8 diễn ra ở Phnom Penh (Campuchia).
Năm 2003: ASEAN tiến một bước nữa trong tăng cường liên kết khu vực khi
cho ra đời Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II), xác định mục tiêu
thành lập một Cộng đồng ASEAN gồm ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị - An ninh,
Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội.
Năm 2005: Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần đầu tiên được tổ chức tại
Kuala Lumpur với sự tham gia của ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Ấn Độ, Autralia và New Zealand.

17


Năm 2007: Hiến chương ASEAN được ký ngày 20/11/2007 là bước phát
triển quan trọng nhất của ASEAN từ khi thành lập, thông qua việc trao tư cách pháp
nhân cho tổ chức ASEAN, tạo nền tảng pháp lý và thể chế để ASEAN xây dựng
Cộng đồng. Hiến chương có hiệu lực ngày 15/12/2008.
Tháng 2/2009: Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại Hua Hin, Thái
Lan, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
bao gồm các kế hoạch tổng thể xây dựng các Cộng đồng trụ cột Chính trị-An ninh,
Kinh tế và Văn hóa-Xã hội ASEAN.
1.5 Khái quát về Cộng đồng ASEAN
Quá trình hình thành:
Tháng 12/1997, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ASEAN và sau khi
Hiệp hội đã bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á, Lãnh đạo các nước ASEAN đã
thông qua văn kiện quan trọng Tầm nhìn ASEAN 2020, với mục tiêu tổng quát là
đưa Hiệp hội trở thành “một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Á, gắn bó trong
một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau”. Để triển khai Tầm nhìn 2020, Hội

nghị Cấp cao ASEAN 6 (Hà Nội, tháng 12/1998) đã thông qua Chương trình Hành
động Hà Nội (HPA) cho giai đoạn 1999-2004, trong đó đề ra các biện pháp/ hoạt
động cụ thể để thúc đẩy hợp tác ASEAN trên các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh
tế, văn hóa-xã hội và quan hệ đối ngoại. Do chịu tác động nặng nề của cuộc khủng
hoảng tài chính khu vực năm 1997-1998, nên hợp tác ASEAN nói chung và việc
thực hiện các dự án trong khuôn khổ HPA nói riêng giai đoạn này chủ yếu tập trung
vào khôi phục và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực cũng như khắc phục
những hậu quả về mặt xã hội của cuộc khủng hoảng đối với các nước thành viên.
Tháng 10/2003, Lãnh đạo các nước ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp
ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Ba-li II), nhất trí đề ra mục tiêu hình thành
Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với ba trụ cột chính: Cộng đồng An ninh (ASC),
Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội (ASCC); đồng thời khẳng
định ASEAN sẽ tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài, vì
mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và hợp tác cùng có lợi ở khu vực. Để triển khai
18


và kế tục Chương trình Hành động Hà Nội, ASEAN đã đề ra Chương trình Hành
động Viên Chăn (VAP) cho giai đoạn 2004-2010 và các Kế hoạch hành động để
xây dựng ba trụ cột Cộng đồng về chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa – xã hội,
trong đó có hợp phần quan trọng là thực hiện Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI)
nhằm giúp thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN với các kế hoạch hành
động và các dự án cụ thể.
Để kịp thích ứng với những chuyển biến nhanh chóng và phức tạp của tình
hình quốc tế và khu vực cũng như trên cơ sở những thành tựu của ASEAN trong 40
năm qua, nhất là kết quả thực hiện Chương trình Hành động Viên Chăn (VAP),
Lãnh đạo các nước ASEAN tháng 1/2007 đã quyết tâm đẩy nhanh tiến trình liên kết
nội khối dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN, nhất trí vì mục tiêu hình
thành Cộng động ASEAN vào năm 2015 (thay vì vào năm 2020 như thỏa thuận
trước đây).

Theo đó, ASEAN đã khẩn trương xúc tiến xây dựng các Kế hoạch tổng thể
(Blueprints) để xây dựng Cộng đồng Chính trị - An ninh (APSC), Cộng đồng Kinh
tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội (ASCC), trong đó đề ra mục tiêu và thời
hạn hoàn thành đối với từng biện pháp/hoạt động cụ thể.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-13 (tháng 11/2007), Lãnh đạo các nước đã ký
Hiến chương ASEAN nhằm tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế cho gia tăng
liên kết khu vực, trước mắt là hỗ trợ mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào
năm 2015. Hiến chương ASEAN đã chính thức có hiệu lực ngày 15/12/2008.
Hội nghị Cấp cao ASEAN-14 (tháng 2/2009) đã thông qua Tuyên bố về Lộ
trình xây dựng Cộng đồng ASEAN kèm theo 3 Kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ
cột Cộng đồng ASEAN và Kế hoạch công tác về IAI giai đoạn 2 (2008-2015). Đây
là một văn kiện quan trọng như một chương trình hành động tổng thể cho giai đoạn
tiếp theo để tiếp tục thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm
2015, kế tục Chương trình Hành động Viên Chăn.
Nội dung chính của Cộng đồng ASEAN:
Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng Hiệp hội thành một
tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ sở
19


×