Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

NGHIÊN cứu BIỆN PHÁP CAN THIỆP CHỦ ĐỘNG, TÍCH cực đối VI BỆNH tả, lỵ, THƯƠNG hàn ở KHU vực ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 161 trang )


bộ y tế
viện pasteur thành phố hồ chí minh







báo cáo tổng kết đề tài

nghiên cứu biện pháp can thiệp chủ động,
tích cực đối với bệnh tả, lỵ, thơng hàn
ở khu vực đồng bằng sông cửu long


pgs.ts Nguyễn thị kim tiến














5978
16/8/2006




tp hồ chí minh 07/2005





2
BỘ Y TẾ
VIỆN PASTEUR TP. HCM
167 PASTEUR TP. HỒ CHÍ MINH







BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC – KỸ THUẬT ĐỀ TÀI


NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP CAN THIỆP
CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC ĐỐI VỚI BỆNH
TẢ, LỴ, THƯƠNG HÀN Ở KHU VỰC
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG








PGS. TS. NGUYỄN THỊ KIM TIẾN









TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 07/2005


3


1. Tên đề tài
Nghiên cứu biện pháp can thiệp chủ động, tích cực đối với bệnh tả – lỵ – thương hàn
ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long
2. Mã số KC.10.11
3. Cấp quản lý: Nhà nước
4. Thuộc chương trình : KC.10
5. Thời gian thực hiện: 2001-2004

6. Họ và tên chủ nhiệm đề tài : NGUYỄN THỊ KIM TIẾN
Học hàm, học vò, chuyên môn : Phó Giáo sư, Tiến só y dược
Chức vụ : Viện trưởng
Cơ quan : Viện Pasteur TP HCM
7. Cơ quan chủ trì : Viện Pasteur TP HCM
Đòa chỉ : 167 Pasteur TP.HCM
Điện thoại : (84).(8).8 230.352
Fax : (84).(8).8 231.419
8. Cơ quan phối hợp chính:
∗ Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM
∗ Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Đồng Tháp
∗ Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Kiên Giang
∗ Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Tiền Giang
∗ Trung tâm y tế huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) và Trạm y tế xã Bình Thạnh Trung
∗ Trung tâm y tế huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) và Trạm y tế xã Thạnh Đông B
∗ Trung tâm y tế huyện Tân Phước (Tiền Giang) và Trạm y tế xã Hưng Thạnh

4
9. Danh sách những người thực hiện chính
Họ và tên Học vò Đơn vò công tác
Nguyễn Thò Kim Tiến PGS, TS Viện Pasteur TPHCM
Lê Thế Thự PGS, TS Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM
Lương Chấn Quang Thạc só Viện Pasteur TPHCM
Huỳnh Thu Thủy Thạc só Viện Pasteur TPHCM
Vũ Trọng Thiện Bác só Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM
Lê Văn Tuân Thạc só Viện Pasteur TPHCM
Châu Hoàng Sơn Bác só Viện Pasteur TPHCM
Nguyễn Thò Phương Lan Bác só Viện Pasteur TPHCM
Trần Thò Mỹ Trình Bác só Viện Pasteur TPHCM
Ngô Thu Hương Bác só Viện Pasteur TPHCM

Nguyễn Xuân Mai Bác só Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM
Lê Hoàng San Bác só Viện Pasteur TPHCM
Đặng Ngọc Chánh Kỹ sư Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM
Hồ Thu Thủy Cử nhân Viện Pasteur TPHCM
10. Danh sách những người phối hợp thực hiện
Họ và tên Học vò Đơn vò công tác
Dương Ân Hận Bác só Trung Tâm Y tế dự phòng Đồng Tháp
Nguyễn Thò Lệ Thủy Bác só Trung Tâm Y tế dự phòng Đồng Tháp
Đinh Tấn Tài Bác só Trung Tâm Y tế dự phòng Đồng Tháp
Trần Thò Tài KTV Trung Tâm Y tế dự phòng Đồng Tháp
Bùi Thò Nhanh Kỹ sư Trung Tâm Y tế dự phòng Đồng Tháp
Nguyễn Văn Chuyển Bác só Trung tâm Y tế huyện Lấp Vò
Huỳnh Tấn Dũng Y só Trung tâm Y tế huyện Lấp Vò
Nguyễn Trường Tam Y só Trạm Y tế xã Bình Thạnh Trung
Lê Văn Xanh Bác só Trung Tâm Y tế dự phòng Kiên Giang
Nguyễn Mạnh Cường Bác só Trung Tâm Y tế dự phòng Kiên Giang
Đào Thò Là Cử nhân Trung Tâm Y tế dự phòng Kiên Giang
Trònh Ngọc Cư Bác só Trung Tâm Y tế dự phòng Kiên Giang
Nguyễn Văn Thế Bác só Trung Tâm Y tế Tân Hiệp
Phạm Quang Viễn Y só Trung Tâm Y tế Tân Hiệp
Trương Khánh Thuận Bác só Trạm Y tế xã Thạnh Đông B
Nguyễn Thò Như Mai Bác só Trung Tâm Y tế dự phòng Tiền Giang
Nguyễn Thò Vui Bác só Trung Tâm Y tế dự phòng Tiền Giang
Dương Thúy Hồng Cử nhân Trung Tâm Y tế dự phòng Tiền Giang
Trương Thò Út Lan Bác só Trung Tâm Y tế dự phòng Tiền Giang
Mai Thanh Trung Bác só Trung tâm Y tế Lấp Vò
Trần Thò Vân Y só Trạm Y tế xã Hưng Thạnh


5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CH: Xã chứng
CT: Cầu tiêu
CTV: Cộng tác viên y tế
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long
HVS: Hợp vệ sinh
KAP: Kiến thức, Thái độ, Hành vi (Knowledge, Attitude, Practice)
NC: Xã nghiên cứu
UNICEF : Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (United Nations International
Children’s Emergency Fund)
VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm
VSMT: Vệ sinh môi trường
VX: Vắc xin

6
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Chỉ tiêu chọn lựa các loại cầu tiêu 18
Bảng 2. Đặc điểm chung của các xã triển khai biện pháp bảo vệ khối cảm thụ 49
Bảng 3. Các nguồn nước sử dụng chính trong ăn uống và sinh hoạt 53
Bảng 4. Các hệ thống cấp nước máy sẵn có và tỉ lệ hộ dân đăng ký sử dụng* 54
Bảng 5. Kiến thức của người dân cho rằng nước sông là nguồn nước sạch 55
Bảng 6: Hành vi làm sạch nước sông trước khi sử dụng của người dân 55
Bảng 7. Tình hình sử dụng các loại cầu tiêu ở các cặp xã nghiên cứu – chứng của 3
huyện trước khi can thiệp 57
Bảng 8. Hiểu biết và thái độ của người dân đối với cầu tiêu ao cá 58
Bảng 9. Thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt của người dân 59
Bảng 10. Tình hình vệ sinh chuồng trại của các xã 60
Bảng 11. Tình hình mắc bệnh các bệnh nhiễm trùng đường ruột 5 năm (1996-2000)

tại hai xã nghiên cứu và chứng của huyện Lấp Vò 61
Bảng 12. Tình hình mắc bệnh các bệnh nhiễm trùng đường ruột 5 năm (1996-2000)
tại hai xã nghiên cứu và chứng của huyện Tân Phước 61
Bảng 13. Tình hình mắc bệnh các bệnh nhiễm trùng đường ruột 5 năm (1996-2000)
tại hai xã nghiên cứu và chứng của huyện Tân Hiệp 62
Bảng 14. Thời gian trung bình từ lúc nhận bồn cầu đến lúc được lắp đặt 66
Bảng 15. Tình hình sử dụng cầu tiêu của các hộ gia đình 67
Bảng 16. Kết quả điều tra về ưu điểm và điểm bất lợi của bồn cầu composite 67
Bảng 17. Chi phí trung bình cho lắp đặt bồn cầu và xây nhà cầu (n=33 hộ) 68
Bảng 18. Các mô hình cấp nước sạch cho các vùng đòa bàn khác nhau 70
Bảng 19. Tỉ lệ hộ dân vào cây nước sau một năm can thiệp 72
Bảng 20. Xử lý nước sông bằng Chloramine tại xã nghiên cứu trước và sau NC 74
Bảng 21. Tình hình sử dụng bình lọc nước 75
Bảng 22. Ưu – Khuyết điểm của bình lọc nước (ý kiến người dân) 76

Bảng 23. Số lượng thành viên tham gia ban chỉ đạo và đội ngũ cộng tác viên 78
Bảng 24. Kết quả giám sát bệnh nhân thương hàn tại các xã nghiên cứu 79

7
Bảng 25. Kết quả điều trò và theo dõi các ca thương hàn cấy máu dương tính tại
bệnh viện và cộng đồng của các xã nghiên cứu, năm 2002-2004 80
Bảng 26. Kết quả theo dõi tình trạng mang trùng của người nhà và hàng xóm của
bệnh nhân cấy máu (+) 80
Bảng 27. Kết quả hoạt động của mạng lưới cộng tác viên 84
Bảng 28. Nhân sự tham gia vào đợt uống vắc xin tả của ba xã 86
Bảng 29. Tỉ lệ uống vắc xin tả đủ liều của các xã 86
Bảng 30. Sự thay đổi nguồn nước sử dụng trong ăn uống tại các cặp xã nghiên cứu
– chứng trước và sau nghiên cứu 87
Bảng 31. Sự thay đổi nguồn nước dùng rửa rau và chế biến thực phẩm tại các cặp
xã nghiên cứu – chứng trước và sau nghiên cứu 90

Bảng 32. So sánh kiến thức cho rằng nước sông là sạch tại các cặp xã nghiên cứu –
chứng trước và sau nghiên cứu 91
Bảng 33. So sánh cách xử lý nước sông trước khi sử dụng của người dân tại các cặp
xã nghiên cứu – chứng trước và sau nghiên cứu 92
Bảng 34. Tình hình sử dụng cầu tiêu hợp vệ sinh của người dân tại các xã 94
Bảng 35. Tỉ lệ hộ dân cho rằng cầu tiêu ao cá là loại cầu tiêu hợp vệ sinh 95
Bảng 36. Lý do cho rằng cầu tiêu ao cá là loại cầu tiêu hợp vệ sinh 96
Bảng 37. Tình hình xử lý rác thải tại các cặp xã nghiên cứu - chứng 98
Bảng 38. Tình hình mắc các bệnh nhiễm trùng đường ruột của các cặp xã nghiên
cứu – chứng năm 2002-2004 so sánh với giai đoạn 1996-2000 99
Bảng 39. Tỉ lệ mắc trung bình các bệnh nhiễm trùng đường ruột của các cặp xã
nghiên cứu – chứng giai đoạn 2002-2004 so sánh với giai đoạn 1996-2000 99
Bảng 40. Số ca thương hàn, cấy máu (+) của xã nghiên cứu – chứng 2002-2004 101
Bảng 41. Số lượng cán bộ chuyên trách tối thiểu ở từng tuyến 104
Bảng 42. Nội dung và đối tượng của các lớp tập huấn 106
Bảng 43. Danh mục máy móc dụng cụ trang bò tối thiểu cho tỉnh và huyện 107
Bảng 44. Các biện pháp tổng hợp phòng chống bệnh nhiễm trùng đường ruột 108

Bảng 45. Hình thức giáo dục sức khỏe phòng ngừa bệnh đường ruột 110

8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Sơ đồ dây chuyền lây truyền bệnh nhiễm trùng đường ruột 16
Hình 2. Thiết kế cầu tiêu dội nước sử dụng nước thải nuôi cá 20
Hình 3. Bồn cầu composite khi chưa lắp đặt 20
Hình 4. Quá trình lắp đặt bồn cầu composite 21
Hình 5. Sơ đồ bình lọc nước nhãn hiệu Hồng Phúc 25
Hình 6. Sơ đồ nguyên lý ủ phân dùng men vi sinh đặc biệt 27

Hình 7. Bản đồ các tỉnh đại diện cho từng vùng sinh thái được chọn nghiên cứu 31
Hình 8. Bản đồ các xã nghiên cứu và chứng của huyện Lấp Vò 32
Hình 9. Bản đồ các xã nghiên cứu và chứng của huyện Tân Phước 34
Hình 10. Bản đồ các xã nghiên cứu và chứng của huyện Tân Hiệp 35
Hình 11. Sơ đồ đường truyền nhiễm bệnh nhiễm trùng đường ruột và các biện pháp
can thiệp chính 38
Hình 12. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 40
Hình 13. Diễn tiến theo tháng của lượng mưa và nhiệt độ trung bình 1996-2000 của
khu vực đồng bằng sông Cửu Long 63
Hình 14. Cộng tác viên vãng gia tuyên truyền cho chủ hộ gia đình 83


9
MỞ ĐẦU
1. Tình hình ngoài nước
Trong số các bệnh truyền nhiễm trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát
triển, nổi bật nhất vẫn là nhóm bệnh lây truyền qua đường nước. Trong vòng 5
năm trở lại đây, các bệnh tả, thương hàn thường xuyên gây thành dòch với số ca
mắc tăng dần theo năm trên khắp các châu lục.
Tả thường gây thành đại dòch và là một vấn đề y tế cộng đồng khẩn cấp [ 1].
Bệnh tả đã lan tràn rộng khắp từ năm 1961, và ngày nay tác động đến ít nhất 98
nước. Mỗi năm, dòch tả đã gây ra 120.000 ca tử vong qua các trận dòch lớn. Trong 5
năm qua, các vụ dòch tả liên tục xảy ra ở các nước châu Phi và châu Á như Ấn độ,
Nepal, Apganixtan, Bruney, Phillipin… Và đặc biệt ở Campuchia quốc gia có đường
biên giới với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long của nước ta, trung bình hàng năm
có khoảng 1.500 trường hợp tả và hơn 100 ca chết [ 37].
Đối với bệnh thương hàn, hàng năm, trên thế giới có khoảng 16 triệu ca mắc
với khoảng 600.000 ca tử vong, trong đó trên 80% số ca là thuộc các nước châu Á
[ 6][ 35]. Vấn đề nan giải trong khống chế bệnh thương hàn hiện nay là tình trạng
kháng thuốc ngày một gia tăng, khiến việc điều trò triệt để rất khó khăn.

Còn hội chứng lỵ thì vẫn chưa thể khống chế được, trong đó lỵ trực trùng
thường gây dòch, tập trung nhiều ở khu vực Trung Mỹ, Nam Á và châu Phi. Lỵ trực
trùng đã từng gây ra những vụ dòch lớn ở Trung Mỹ (1968-1973) với hơn 500.000
ca, gây 20.000 ca tử vong và ở châu Phi (1997) [ 33][ 34]. Hậu quả của lỵ là tình
trạng suy dinh dưỡng nặng và các biến chứng nhiễm trùng khác, trong khi đó điều
trò lỵ càng lúc càng khó khăn hơn do tình trạng kháng thuốc cũng gia tăng.
Hiện nay, để phòng chống bệnh lây truyền qua đường nước (tả, thương hàn,
lỵ), có một số biện pháp có thể thực hiện được [ 1][ 9][ 25][ 26]:
1. Đối với khối cảm thụ (người khoẻ): Có thể phòng ngừa bằng vắc xin đối
với bệnh tả và thương hàn. Tuy nhiên, vắc xin chưa thể bảo vệ được
nhiều vùng dân cư, đặc biệt là người nghèo.
2. Đối với nguồn truyền nhiễm (người bệnh, người mang trùng): Bệnh tả,
thương hàn, lỵ đều đã có kháng sinh điều trò đặc hiệu. Tuy nhiên, bệnh

10
thương hàn và lỵ đều có tỉ lệ kháng thuốc khá cao và ngày một gia tăng,
đưa đến tình trạng gia tăng số lượng bệnh nhân mạn tính, người lành
mang trùng trong cộng đồng [ 24][ 27].
3. Đối với đường truyền nhiễm (nước, thực phẩm, phân rác): Giải quyết
đường truyền nhiễm phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng (điều kiện cung
cấp nước sạch, nhà cầu hợp vệ sinh…), điều kiện kinh tế của cộng đồng,
do vậy vượt quá tầm tay của ngành y tế trong giai đoạn hiện nay
[ 25][ 26][ 34]. Nếu ngành y tế có tác động thì cũng chỉ chủ yếu là giáo
dục sức khoẻ (ăn ở vệ sinh, xử lý rác phân) và một số biện pháp kiểm tra
vệ sinh thực phẩm, nguồn nước.
Như vậy, các biện pháp kỹ thuật để phòng chống cần phải thực hiện tổng
hợp các biện pháp bởi vì nếu chỉ thực hiện riêng rẽ từng biện pháp (1) hoặc (2)
hoặc (3) thì hiệu quả vẫn còn hạn chế.
2. Tình hình trong nước
Ở nước ta, bệnh nhiễm trùng xảy ra ở tất cả các khu vực và các lứa tuổi, đến

nay vẫn là gánh nặng trầm trọng cho đất nước. Trong tổng số các loại căn nguyên
gây tử vong, số tử vong do các bệnh nhiễm trùng vẫn cao hơn do các bệnh tim
mạch, ung thư và chỉ đứng sau tai nạn [ 11].
Khu vực Nam Bộ, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh,
là vựa lúa của cả nước với sản lượng lương thực chiếm 40% cả nước, có điều kiện
thời tiết nắng quanh năm, hệ thống sông rạch chằng chòt, hàng năm phải sống với
lũ, nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt chủ yếu là nước sông (75% hộ gia đình)
[ 3][ 4]. Chủ yếu là dùng cầu tiêu ao cá và cầu tiêu trên sông (90%) [ 3][ 4], tỉ lệ cầu
tiêu hợp vệ sinh tại khu vực này là thấp nhất nước: 0% [ 2]. Tỉ lệ hộ tiếp cận với
nước an toàn chỉ đạt 56% [ 2]. Trong khi đó, hiểu biết của người dân còn rất thấp
về việc nhận biết đúng cầu tiêu hợp vệ sinh (2,1%) và nguồn nước sạch (1,2%)
[ 2][ 5][ 8], thấp nhất so với các vùng khác trong cả nước. Do thói quen, tập tục sinh
hoạt như vậy, bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh lây qua đường nước, càng
trở nên trầm trọng hơn so với khu vực khác trong cả nước.
Ở khu vực phía nam, số ca mắc bệnh lây truyền qua đường nước chiếm 60%
tổng số 24 bệnh truyền nhiễm phải báo cáo theo quy đònh của Bộ y tế với tiêu
chảy, lỵ, thương hàn là những bệnh trong số 5 bệnh có số mắc cao nhất [ 31].

11
So với các khu vực trong nước, bệnh tả ở khu vực phía nam chỉ đứng sau
miền Trung. Dòch tả đã xảy ra ở Cà Mau (1995), An Giang (1998, 1999), Kiên
Giang, Đồng Tháp, Bến Tre (2001, 2002) [ 31].
Số ca mắc thương hàn 1995-1998 của khu vực phía nam là cao nhất nước.
Dòch thương hàn xảy ra ở Kiên Giang (1993), ở thành phố Hồ Chí Minh (1995), và
xảy ra tản phát hàng năm ở Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang [ 18][ 31].
Trong khi đó, lỵ vẫn là bệnh lưu hành ở tất cả các đòa phương đồng bằng
sông Cửu long do điều kiện vệ sinh [ 31].
Các bệnh dòch thường gây ra gánh nặng về kinh tế, làm hoang mang xã hội.
Hơn nữa, các bệnh nhiễm trùng nói chung, bệnh lây truyền qua đường nước nói
riêng (tiêu chảy, tả, thương hàn, lỵ) còn để lại hậu quả là tình trạng suy dinh

dưỡng, ảnh hưởng đến việc phát triển thể lực và chiều cao của nhiều thế hệ. Đó là
một điều nhức nhối cho đất nước ta, là mặc dù tổng sản phẩm quốc dân (GDP)
tăng nhanh, nhưng mục tiêu phấn đấu giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em (xuống
dưới 30%) vẫn chưa đạt được.
Mặc dù khu vực đồng bằng sông Cửu long có vò trí quan trọng trong nền
kinh tế của đất nước, dòch bệnh lại thường xuyên hoành hành, ảnh hưởng đến phát
triển sản xuất, du lòch và sức khoẻ của nhân dân. Nhưng công tác phòng chống
dòch lại gặp nhiều khó khăn như dân trí trong khu vực khá thấp; kinh phí dành cho
phòng chống dòch còn quá eo hẹp; cơ sở vật chất và trang thiết bò của các phòng
xét nghiệm vi sinh của tỉnh, huyện và đội ngũ cán bộ chuyên trách phòng chống
dòch chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu hiện nay của công tác này.
Do đó vấn đề giám sát, can thiệp chủ động tích cực bằng biện pháp xã hội
hoá công tác phòng chống dòch với việc thực hiện tổng hợp các biện pháp chuyên
môn kỹ thuật, để khống chế dòch bệnh đường ruột không xảy ra và giảm tỉ lệ mắc
và chết của các bệnh này ở đồng bằng sông Cửu long là cần thiết.

12
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chung:
Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp can thiệp chủ động tích cực khống
chế dòch có hiệu quả bệnh tả, lỵ, thương hàn nhằm giảm số ca mắc và tử vong do
các bệnh này ở đồng bằng sông Cửu long, khống chế không để dòch lớn xảy ra.
2. Mục tiêu cụ thể:
1. Đánh giá thực trạng ở điểm nghiên cứu về:
i. kiến thức thái độ hành vi của người dân về phòng chống các bệnh
kể trên.
ii. tình hình môi trường (nguồn nước, cầu tiêu, xử lý phân, rác và vệ
sinh an toàn thực phẩm).
iii. tình hình mắc, chết các bệnh dòch tả, lỵ, thương hàn.
iv. tình hình cán bộ, trang thiết bò phục vụ phòng chống dòch.

từ đó xác đònh những đặc thù của khu vực Đồng bằng sông Cửu long và đưa
ra biện pháp can thiệp phù hợp khả thi.
2. Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp can thiệp chủ động, tích cực và khả
thi cho đồng bằng sông Cửu long nhằm khống chế dòch, giảm tỉ lệ mắc chết
các bệnh tả, lỵ, thương hàn, bao gồm:
i. Ứng dụng các mô hình can thiệp đường truyền nhiễm (phân, nước,
rác) bằng cách ứng dụng các mô hình cầu tiêu, cung cấp nước sạch
và xử lý rác hợp vệ sinh.
ii. Ứng dụng biện pháp can thiệp trên nguồn truyền nhiễm để điều trò
triệt để nguồn lây.
iii. Ứng dụng biện pháp bảo vệ khối cảm thụ bằng vắc xin tả.
iv. Biện pháp giáo dục truyền thông trên cộng đồng.
v. Biện pháp tổ chức và xã hội hoá.
3. Đánh giá hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp kể trên.


13
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1. Đặc điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long
1.1. Giới thiệu chung
Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm 13 tỉnh thuộc miền Tây
của khu vực phía Nam nước ta: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vónh Long, Trà
Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang,
Kiên Giang. ĐBSCL có vò trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội
vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. Đòa bàn ĐBSCL là vùng trọng điểm
cây lương thực và thủy hải sản lớn nhất nước ta. ĐBSCL là vựa lúa của cả nước
với sản lượng lương thực chiếm 40% cả nước (trong đó gạo chiếm 50%), đưa nước
ta thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới.
Vùng ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 40.000 km
2

, với dân số hơn
17.000 dân (dân số theo báo cáo của Trung tâm y tế dự phòng 13 tỉnh ĐBSCL,
năm 2004).
1.2. Khí hậu, đòa hình
Khí hậu đặc trưng của ĐBSCL là khí hậu nhiệt đới. Hàng năm có hai mùa
rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Đặc biệt, hàng năm, người dân ĐBSCL vẫn phải
sống chung với lũ lụt trong 1-2 tháng cuối năm. Diện tích vùng ngập lũ chiếm 47%
diện tích tự nhiên của 9 tỉnh trong vùng ngập lụt.
Vùng ĐBSCL có mạng lưới sông, kênh, rạch chằng chòt do bò chi phối của
lưu vực hạ lưu sông Cửu long. Do vậy, nguồn nước bề mặt (nước sông, kênh, rạch)
ở đây rất dồi dào.
Do khác biệt về lòch sử hình thành, về độ mặn của nước bề mặt, về đòa hình
đất đai, vùng ĐBSCL được chia thành 6 vùng sinh thái nông nghiệp, bao gồm vùng
phù sa nước ngọt ven sông Tiền sông Hậu, vùng đất trũng Tây sông Hậu, vùng tứ
giác Long xuyên, vùng đất phù sa nhiễm mặn ven biển, vùng bán đảo Cà mau, và
vùng Đồng Tháp Mười [ 14]. Ngoại trừ vùng Đồng Tháp Mười là vùng nhiễm phèn
nặng, các vùng đòa hình còn lại hầu như đã có nước ngọt quanh năm. Đặc biệt
vùng nhiễm mặn và bán đảo Cà mau đã được ngọt hóa hầu như toàn bộ. Do vậy,

14
nếu xét về sự khác biệt của nước bề mặt, có thể chia vùng ĐBSCL thành 3 vùng
sinh thái nước ngọt, nước phèn và nước lợ (ven biển, còn chòu nhiễm mặn).
Đòa hình chằng chòt sông, kênh, rạch ảnh hưởng rất nhiều đến việc giao
thông đi lại và an cư lập nghiệp của người dân vùng ĐBSCL. Phong tục tập quán
của người dân Nam bộ là lập nhà gần nguồn nước và sống bám ruộng vườn. Do
vậy, ở vùng ĐBSCL nổi bật hai cách sống là sống tập trung dọc theo sông, kênh,
rạch và sống rải rác, sâu trong ruộng vườn.
1.3. Tình hình vệ sinh môi trường và ý thức người dân
Theo tổng hợp báo cáo của các tỉnh [ 3] và điều tra của đề tài KHCN.11.02
[ 2] tình trạng sử dụng cầu tiêu hợp vệ sinh của vùng ĐBSCL là thấp nhất nước, có

nơi chỉ là 0% [ 2]. Tỉ lệ hộ gia đình sử dụng cầu tiêu không hợp vệ sinh lên đến gần
90%, bao gồm cầu tiêu ao cá (34,7%), cầu tiêu trên sông (6,3%), cầu tiêu đi nhờ
(46,7%). Trong khi đó, hiểu biết của người dân còn rất thấp về việc nhận biết đúng
cầu tiêu hợp vệ sinh (2%). Chỉ có 4% hộ sử dụng cầu tiêu tự hoại.
Sử dụng cầu tiêu ao cá, cầu tiêu trên sông là thói quen lâu đời của người
dân vùng ĐBSCL. Không những thế, cầu tiêu ao cá còn đem lại nguồn lợi kinh tế
cho hộ dân, do đó, mỗi người dân vùng ĐBSCL còn rất gắn bó với loại cầu tiêu ao
cá này. Các loại cầu tiêu ao cá đều có đường thông ra sông rạch, dễ dàng gây
nhiễm bẩn nguồn nước bề mặt.
Trong các mùa ngập lụt, cầu tiêu ao cá mất khả năng sử dụng, các loại cầu
tiêu tự hoại, dội thấm đều chìm trong nước lũ, người dân chỉ có thể thải trực tiếp
vào nước sông, kênh, rạch, càng gây ô nhiễm trầm trọng nguồn nước bề mặt.
Thiên nhiên ưu đãi cho vùng ĐBSCL một lượng nước ngọt bề mặt khổng lồ.
Chỉ trừ những vùng nhiễm phèn, nhiễm mặn, ĐBSCL nói chung đều có nước ngọt
quanh năm. Người dân có thói quen sử dụng nước sông như một nguồn nước sinh
hoạt, ăn uống chính. Theo báo cáo của các tỉnh [ 3], năm 1995 có 70% người dân sử
dụng nước bề mặt, đến năm 2000, điều tra của đề tài KHCN.11.02 [ 2] cho thấy tỉ
lệ này tăng lên 75%. Đặc biệt khi nước ngọt bề mặt ngày càng được mở rộng diện
đi vào các xã vùng nhiễm mặn, nhiễm phèn theo chủ trương ngọt hóa, tỉ lệ sử dụng
nước bề mặt ngày càng gia tăng.
Với thực trạng sử dụng cầu tiêu không hợp vệ sinh, cộng thêm tình trạng lũ
lụt hàng năm ở vùng ĐBSCL, nước ngọt bề mặt tại đây bò ô nhiễm nặng nề, nhiễm

15
Coli phân, nồng độ chất hữu cơ cao, độ pH giảm. Người dân lại chỉ có thói quen
lóng phèn làm trong nước, không có ý thức diệt khuẩn. Trong khi đó, đây lại là
nguồn nước chủ yếu duy nhất, đặc biệt trong mùa lũ.
Bên cạnh nguồn nước bề mặt, còn có một nguồn nước dồi dào khác từ mạch
nước ngầm sâu. Ở vùng ĐBSCL, đã hình thành nhiều mạng lưới khoan giếng lấy
nước ngầm sâu và phân phối cho các hộ dân sử dụng. Tuy nhiên, hệ thống phân

phối này cần có kinh phí đầu tư lớn và chỉ thích hợp ở vùng dân cư sống tập trung.
Vấn đề vệ sinh môi trường thứ ba là rác thải. Trong khi tình trạng rác thải
của hộ gia đình cá thể ở nông thôn không là vấn đề lớn, thì tình hình rác thải ở các
chợ nông thôn lại là vấn đề phải quan tâm. Rác được tuôn hàng ngày xuống sông
rạch, có khả năng làm ô nhiễm nước bề mặt và tầng trên của nước ngầm.
1.4. Tình hình bệnh truyền nhiễm
Trước tình hình nước bề mặt lại bò ô nhiễm trầm trọng bởi cầu tiêu không
hợp vệ sinh và rác thải chợ nông thôn, thói quen sử dụng nước bề mặt không xử lý
tiệt trùng của người dân vùng ĐBSCL khiến cho tình hình bệnh tật, đặc biệt là các
bệnh lây qua đường nước, càng trở nên trầm trọng hơn so với các khu vực khác
trong cả nước. Mùa mưa, thời điểm người dân có thêm một nguồn nước sạch để sử
dụng là nước mưa, giúp giảm bớt bệnh đường ruột thì lại là mùa của bệnh sốt xuất
huyết. Còn mùa khô và mùa lũ, thời điểm khan hiếm nước sạch sử dụng lại chính
là mùa của các bệnh nhiễm trùng đường ruột.
Ở khu vực phía nam, số ca mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột chiếm 60%
trên tổng số ca mắc 24 loại bệnh truyền nhiễm phải báo cáo theo quy đònh của Bộ
Y tế. Trong giai đoạn 2000-2003, số ca tiêu chảy trung bình vào khoảng 295.062
ca, đứng đầu 24 bệnh truyền nhiễm. Liên tiếp từ thứ hạng 4 trở đi (sau cúm và sốt
xuất huyết) là hội chứng lỵ (40.371 ca), lỵ trực trùng (16.362 ca), lỵ amíp (3.991
ca), thương hàn (3.719 ca) [ 31].
So với các khu vực trong nước, bệnh tả ở khu vực phía Nam chỉ đứng sau
miền Trung. Dòch tả đã xảy ra ở Cà Mau (1995), An Giang (1998, 1999), Kiên
Giang, Đồng Tháp, Bến Tre (2001, 2002) [ 31].
Số ca mắc thương hàn 1995-1998 của khu vực phía Nam là cao nhất nước.
Dòch thương hàn xảy ra ở Kiên Giang (1993), ở thành phố Hồ Chí Minh (1995), và
xảy ra tản phát hàng năm ở Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang [ 18][ 31].

16
Trong khi đó, lỵ vẫn là bệnh lưu hành ở tất cả các đòa phương ĐBSCL do
điều kiện vệ sinh [ 31].

2. Nguyên lý phòng chống dòch bệnh đường ruột
Hình 1. Sơ đồ dây chuyền lây truyền bệnh nhiễm trùng đường ruột
Ở khu vực phía nam, số ca mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột chiếm 60%
tổng số 24 bệnh truyền nhiễm phải báo cáo theo quy đònh của Bộ y tế với tiêu
chảy, lỵ, thương hàn là những bệnh trong số 5 bệnh có số mắc cao nhất [ 31].
Dây chuyền truyền bệnh nhiễm trùng đường ruột nói riêng và bệnh truyền
nhiễm khác đều bao gồm 3 yếu tố nguồn truyền nhiễm, đường truyền nhiễm và
khối cảm thụ [ 1][ 20].
Bệnh nhiễm trùng đường ruột truyền trực tiếp từ người này qua người khác
thông qua đường ăn uống. Do vậy, nguồn truyền nhiễm chủ yếu là bệnh nhân và
người mang trùng (nhiễm bệnh nhưng không có biểu hiện lâm sàng). Vi khuẩn gây
bệnh từ người bệnh thải qua phân ra ngoài môi trường, làm ô nhiễm nguồn nước và
thực phẩm, từ đó lây qua người lành (Hình 1).
Theo lý thuyết, để khống chế bệnh truyền nhiễm, chỉ cần cắt đứt bất kỳ yếu
tố nào trong dây chuyền truyền bệnh, trong đó, quan trọng nhất là yếu tố đường
truyền nhiễm.
Để giải quyết các vấn đề đường truyền nhiễm (phân, nước, rác, thực phẩm),
cộng đồng cần sử dụng nước sạch, cầu tiêu hợp vệ sinh, xử lý rác hợp vệ sinh và
an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, việc giải quyết đường truyền nhiễm còn
NGUỒN LÂY
Người bệnh
Người khỏi mang trùng
Người lành mang trùng
ĐƯỜNG LÂY
Phân
,
nước
,
thưc
p

hẩm
KHỐI CẢM THỤ
Đ
IỀU TRỊ TRIỆT ĐỂ
NGUỒN LÂY
-
N
ƯỚC SẠCH
-CẦU TIÊU HP VỆ SINH
-XỬ LÝ RÁC HP VỆ SINH
-AN TOÀN THỰC PHẨM
-GIÁO DỤC SỨC KHỎE
VẮC XIN

17
gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng (điều kiện cung cấp nước
sạch, nhà cầu hợp vệ sinh…), điều kiện kinh tế của cộng đồng, nhận thức của cộng
đồng, do vậy, cần sự tham gia của nhiều ban ngành, dưới sự chỉ đạo của chính
quyền [ 2][ 25][ 26][ 34]. Trong giai đoạn hiện nay, ngành y tế chỉ có thể tác động
chủ yếu vào giáo dục sức khoẻ (ăn ở vệ sinh, xử lý rác phân) và một số biện pháp
kiểm tra vệ sinh thực phẩm, nguồn nước.
Trong khi đó, việc cắt đứt nguồn truyền nhiễm và bảo vệ người khoẻ mạnh
khỏi nhiễm bệnh cũng có những vấn đề khó khăn. Vắc xin hiện có đối với bệnh tả
và thương hàn chưa thể bảo vệ được nhiều vùng dân cư, đặc biệt là người nghèo.
Và tỉ lệ kháng thuốc các bệnh thương hàn và lỵ khá cao và ngày một tăng, làm gia
tăng số lượng bệnh nhân mạn tính, người lành mang trùng trong cộng đồng, khiến
cho nguồn truyền bệnh vẫn duy trì tồn tại trong cộng đồng [ 24][ 27].
Do vậy, hầu khống chế thành công bệnh nhiễm trùng đường ruột, chỉ có thể
can thiệp tổng hợp vào cả ba yếu tố trong dây chuyền lây truyền bệnh đường ruột
gồm đường truyền nhiễm, nguồn truyền nhiễm và khối cảm thụ.

3. Những nghiên cứu về biện pháp can thiệp đường truyền nhiễm
Đường truyền nhiễm là một mắt xích cơ bản và quan trọng, cần ưu tiên tác
động trong phòng chống bệnh nhiễm trùng đường ruột. Trong thời gian qua, các
ngành các cấp đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình nhằm giải quyết các
vấn đề phân, nước, rác, thực phẩm như chỉ thò 200/TTg về xoá bỏ cầu tiêu trên
sông, cầu tiêu ao cá, chương trình quốc gia an toàn vệ sinh thực phẩm, chương trình
cung cấp nước sạch nông thôn Ngành y tế cũng thực hiện nhiều nghiên cứu tìm
tòi các biện pháp can thiệp đường truyền nhiễm bệnh đường ruột. Tuy nhiên các
nghiên cứu này thường dừng ở mức tìm ra mô hình, nhưng chưa ứng dụng thực sự
vào cộng đồng rộng lớn.
3.1. Các nghiên cứu về mô hình cầu tiêu hợp vệ sinh
Có nhiều loại cầu tiêu hợp vệ sinh được khuyến cáo sử dụng như cầu tiêu
đào, cầu tiêu tự hoại, cầu tiêu dội thấm, cầu tiêu hai ngăn. Xét về các đặc tính hợp
vệ sinh, tính tiện lợi và giá thành thì cầu tiêu dội thấm và cầu tiêu hai ngăn được
xếp hàng đầu ưu tiên lựa chọn sử dụng, tiếp đến là cầu tiêu tự hoại, cầu tiêu đào
(Bảng 1).


18
Bảng 1. Chỉ tiêu chọn lựa các loại cầu tiêu
Chỉ tiêu Tự hoại Dội thấm 2 ngăn Đào
Giá thành 1 2 3 4
Đất đai hạn chế 4 4 4 1
Sản xuất nông nghiệp 1 1 4 1
Nước 1 2 4 4
Hệ thống cống rãnh 1 4 4 1
Mùi hôi 4 4 2 1
Dùng nơi công cộng 4 4 2 1
Dùng trong nhà 4 4 2 1
Tổng điểm 24 25 25 14

Xét trong điều kiện hoàn cảnh của khu vực ĐBSCL, các loại cầu tiêu hợp
vệ sinh kể trên đều phát sinh nhiều bất lợi:
– Cầu tiêu dội thấm và tự hoại có giá thành cao so với thu nhập thấp của
người dân khu vực ĐBSCL.
– Kỹ thuật thực hiện khá phức tạp, đặc biệt là cầu tiêu dội thấm và tự hoại
vì phải xây hầm cầu.
– Bất lợi lớn nhất là các loại cầu tiêu kể trên đều không sử dụng được
trong mùa ngập lũ. Khi bò ngập, các loại cầu tiêu này chẳng những
không sử dụng được mà còn có khả năng gây ô nhiễm cho nguồn nước.
– Các loại cầu tiêu trên không cung cấp được phân cho ao nuôi cá.
Trong khi đó, ĐBSCL lại rất phổ biến loại cầu tiêu ao cá. Loại cầu tiêu này
vừa dễ xây dựng, vừa có thể sử dụng để nuôi cá, tạo ra nguồn lợi kinh tế của gia
đình. Các ao cá có cầu tiêu này thường có ống thông với sông, rạch, kênh bên
ngoài nên dễ dàng theo đường nước lây lan bệnh ra xung quanh. Và hiển nhiên,
mùa ngập lũ, cầu tiêu ao cá là một nguồn bệnh đáng quan tâm cho cộng đồng.
Tóm lại, tìm kiếm một loại cầu tiêu hợp vệ sinh cho vùng ĐBSCL là một
vấn đề nan giải. Nguyên tắc chọn lựa một cầu tiêu hợp vệ sinh là:
– Không gây nhiễm bẩn đất xung quanh, nguồn nước ăn uống và sinh hoạt.

19
– Không để ruồi và các loại gậm nhấm tiếp xúc với phân.
– Bể chứa phân phải kín, không tạo mùi hôi thối.
– Được cộng đồng chấp nhận: phải xử lý đơn giản, giá thành hạ, dễ bảo
quản, dễ sử dụng, phù hợp với phong tục tập quán.
Vậy đâu là cách xử lý phân vừa đúng nguyên tắc hợp vệ sinh, vừa hợp với
mùa lũ, hợp ý dân nuôi cá được?
Giai đoạn 1990-1995, Viện Vệ sinh Y tế công cộng đã nghiên cứu nhiều
loại mô hình cầu tiêu hợp vệ sinh kết hợp với ao cá [ 20][ 21]. Nguyên lý chính của
các loại cầu tiêu này là tạo một bể lắng trung gian giữa cầu tiêu và ao cá, đảm bảo
nước thải ra ao cá là hợp vệ sinh, nhưng vẫn nuôi được cá. Các loại bể lắng được

nghiên cứu bao gồm ao nước có các loại thuỷ sinh hoặc hầm nước lắng giúp hoai
phân trước khi đổ ra tiêu ao cá. Tuy nhiên, những loại bể lắng này không phù hợp
với mùa lũ, khi nước dâng cao. Mặt khác, để thực hiện các bể lắng, phải đào hố,
xây thành bể lắng. Do vậy, UNICEF đã đặt hàng Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam nghiên cứu sản xuất một loại bồn cầu composite, thỏa mãn các điều
kiện: kín, không gây ô nhiễm nguồn nước, sử dụng được trong mùa mưa lũ và nước
thải ra có thể dùng nuôi cá được. Viện Vệ sinh Y tế công cộng đã đánh giá bồn
cầu composite này hợp vệ sinh, đạt tiêu chuẩn nước thải loại B không gây ô nhiễm
cho môi trường [ 22].
Xét theo nguyên tắc cầu tiêu hợp vệ sinh, bồn cầu composite đã đạt hơn ba
tiêu chuẩn, còn những đặc tính về tính chấp nhận của cộng đồng như giá thành,
tính dễ sử dụng, dễ bảo quản thì cần có những nghiên cứu khảo chứng trên thực
đòa. Do vậy, đề tài này triển khai nhằm trả lời cho những vấn đề trên, đồng thời
khẳng đònh khả năng nhân rộng việc sử dụng bồn cầu composite ở ĐBSCL.
Đây là một dạng cầu tiêu dội nước cho gia đình, với hầm cầu được thiết kế
để gắn với một ao cá đã có sẵn, sao cho phần phân hoại rồi sẽ tự động chảy ra ao
do người đi cầu dội nước, ao cá đóng vai trò như hồ ổn đònh và tại đó phân sẽ tiếp
tục tham gia vào các quá trình vật lý và vi sinh khác cũng như có thể là thức ăn an
toàn cho cá. Để lắp đặt bồn cầu, chỉ cần đào hố và chôn bồn cầu xuống , mà không
cần xây thành, hay vách hố; và bồn cầu này có thể di dời sang nơi khác được. Một
số chi tiết quan trọng của bồn cầu composite bao gồm (Hình 2):


20


Hình 2. Thiết kế cầu tiêu dội nước sử dụng nước thải nuôi cá
Hình 3. Bồn cầu composite khi chưa lắp đặt
0.35
0.85 m

1.2 m
Ống nước thải
Ca
ù
c
ta
á
mnga
ê
n
Ống dẫn nước
Bộ phận tách
p
hân và nước
O
Á
ng tho
â
ng hơi
Ao cá
Nhà Vệ
Sinh
Bộ phận bổ sung
men vi sinh

21

Hình 4. Quá trình lắp đặt bồn cầu composite
Nguồn hình ảnh:



Phân viện khoa học vật liệu tại TP.HCM
– Bộ phận tách phân ra khỏi nước ở phần nối giữa bệ ngồi và hầm cầu, chia nước
dội thành hai phần: phần nhỏ theo phân xuống hầm cầu, phần lớn hơn chảy
theo ống ra ngay ao. Dòng nước dội này sẽ tạo một lực đẩy phân đã hoại ra
ngoài ao.
– Đầu ống nước thải thiết kế như van, không để nước trong ao tràn ngược vào
bồn, bảo đảm có thể sử dụng bồn thêm 15-20 ngày trong trường hợp lũ lụt.
– Vật liệu dùng làm hầm cầu là composite, có thể chòu đựng được trong môi
trường a xít với các chất hữu cơ…
– Kết quả phân tích nước thải ra từ bồn cầu do Viện Vệ sinh Y tế Công cộng
TPHCM đánh giá cho thấy:
o Tính chất lý hoá đạt tiêu chuẩn nước thải loại B thích hợp nuôi trồng
thuỷ sản và không gây ô nhiễm môi trường (theo TCVN 5942 –
1995).
o Nồng độ vi sinh trong nước thải ổn đònh suốt thời gian khảo sát, số
colifom giảm mạnh đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế về mặt vi sinh.
o Không tìm thấy trứng ký sinh trùng đường ruột trong nước thải hoặc
trứng đã chết do quá trình phân huỷ sinh học trong các ngăn ủ đã tiêu
diệt hết ký sinh trùng gây bệnh có trong phân.

22
3.2. Những nghiên cứu về mô hình cung cấp nước sạch
Người dân ở vùng ĐBSCL sử dụng các loại nguồn nước sau: nước bề mặt
(nước sông, kênh rạch, ao), nước mưa, nước ngầm (giếng khoan nông, giếng khoan
tầng sâu). Trong đó, nguồn nước sông chiếm tỉ lệ cao 75% [2], kế là nước mưa.
Tuy nước ngọt bề mặt được sử dụng nhiều, nhưng đây lại nguồn nước bò ô
nhiễm nặng nề, nhiễm Coli phân, nồng độ chất hữu cơ cao, độ pH giảm. Người dân
lại chỉ có thói quen lóng phèn làm trong nước, không có ý thức diệt khuẩn. Trong
khi đó, đây lại là nguồn nước chủ yếu duy nhất, đặc biệt trong mùa lũ.

Trước đây, nhằm mục đích cung cấp nước sạch cho khu vực ĐBSCL,
UNICEF đã tài trợ đào giếng nông và thiết lập hệ thống bơm tay để sử dụng nước
giếng ngầm tầng nông này. Sau một thời gian sử dụng, hệ thống giếng bơm tay này
bò hư hỏng nhiều do không được duy tu bảo quản. Mặt khác chất lượng nước giếng
tầng nông cũng không đảm bảo. Dần dần, người dân cũng bỏ giếng bơm tay, quay
về sử dụng nước bề mặt.
Gần đây, tại những vùng sinh thái nước ngọt, xuất hiện hình thức khoan
giếng nước ngầm sâu và phân phối cho hộ dân sử dụng. Nước giếng khoan tầng
sâu là nguồn nước có đều đặn trong năm, lưu lượng dồi dào nhất và ít bò ảnh hưởng
ô nhiễm. Nhược điểm của nước giếng khoan tầng sâu là nhiễm sắt và giá thành
cao. Nhiễm sắt thì có thể khử được, nhưng giá thành cao là một vấn đề nan giải.
Để lấy được nước giếng khoan tầng sâu, cần đầu tư khoan giếng sâu khoảng
300 mét, bơm nước lên bồn nước trên cao, lắp đặt hệ thống ống dẫn nước đến từng
hộ dân. Đó chỉ là chi phí đầu tư ban đầu để thiết lập mạng lưới cấp nước. Hàng
ngày, còn phải chi phí tiền điện bơm nước lên bồn và bơm nước đến từng hộ dân.
Giá thành đầu tư cao khiến không nhiều cá nhân hay tổ chức đầu tư vào lónh vực
cấp nước giếng khoan tầng sâu.
Bên cạnh đó, giá lắp đặt hòa mạng nước và giá nước sử dụng hàng ngày
cao, khiến nhiều người dân còn e ngại chưa sử dụng nước máy. Đây là nguyên
nhân khiến cho cây nước giếng khoan tầng sâu không phát huy tối đa công suất
của nó. Giếng khoan tầng sâu đầu tư mấy trăm triệu đồng, nhưng chỉ có 10-20% hộ
dân sử dụng, chưa được 10% công suất giếng. Vậy giải pháp nào để tăng hiệu suất
của những cây nước giếng khoan tầng sâu đối với vùng dân cư sống tập trung đã
có sẵn giếng khoan?

23
Đối với khu dân cư sống rải rác ở vùng sâu xa, việc khoan giếng và thiết lập
hệ thống ống nước đi xa dẫn đến từng hộ gia đình là đầu tư không hiệu quả và
không khả thi. Tại đây, nguồn nước chủ yếu cho ăn uống sinh hoạt chỉ là nước
sông, đặc biệt trong mùa khô và mùa ngập lũ. Do vậy, biện pháp khử khuẩn bằng

Chloramine đối với nước sông cần được đẩy mạnh tại những vùng này.
Ngoài ra, trường học cũng cần có hệ thống cung cấp nước sạch, vì đây là nơi
tập trung đông học sinh trong thời gian dài 4 giờ đồng hồ. Trẻ em học sinh là đối
tượng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột cao. Tại trường học, nhà trường
không có khả năng cung cấp nước sạch, đun sôi nước để toàn thể học sinh uống.
Các em sẽ uống nước mưa, nước sông chưa xử lý. Việc tìm ra mô hình cấp nước
sạch cho học sinh là một vấn đề quan trọng.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, đề tài đưa vào nghiên cứu ba mô hình
cung cấp nước sạch tùy theo từng vùng đòa hình và dân cư, gồm:
– Mô hình vay vốn mở rộng đường ống nước giếng tầng sâu đến từng hộ dân.
– Mô hình sử dụng Chloramine xử lý nước đối với hộ dân sống rải rác vùng xa.
– Mô hình sử dụng bình lọc nước cung cấp nước uống cho học sinh.
3.2.1. Mô hình vay vốn mở rộng đường ống nước của giếng khoan tầng sâu đến
từng hộ gia đình
Mô hình cung cấp nước sạch dựa vào cộng đồng đã được chính tác giả và
cộng sự thực hiện tại một xã vùng nông thôn huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang từ
2000-2002, nhằm gia tăng việc sử dụng nước sạch cho cộng đồng [ 24]. Qua khảo
sát thực trạng, nghiên cứu này đã nhận thấy rằng xã hội hoá việc cung cấp nước
sạch đang hình thành phát triển rải rác tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với
những đặc điểm sau đây:
– Khai thác nước sạch từ nguồn nước ngầm tầng sâu (khoảng 300m)
– Doanh nghiệp tư nhân tự bỏ vốn đầu tư xây dựng đào giếng, xây bồn trữ nước
và lắp đặt đường ống nước kinh doanh, thường được gọi là cây nước. Các cây
nước này được trang bò hệ thống bơm nước tự động lên các bồn chứa lớn đặt
trên cao, đủ công suất để phân phối nước cho khoảng > 500hộ dân quanh vùng.
– Chỉ cấp nước được cho các hộ dân sống tập trung theo cụm đông dân cư như
dọc theo trục lộ và khu vực chợ. Các cụm dân cư này gồm khoảng 300-500 hộ

24
– Thực tế chỉ khoảng 10% hộ dân quanh vùng có đường ống nước đi qua có đủ

kinh phí để vào đồng hồ nước sử dụng nước sạch. Do đó chỉ những hộ kinh tế
khá mới có điều kiện có nước sạch.
Từ thực trạng này, mô hình đã được hình thành trên cơ sở huy động sự tham
gia của chính quyền đòa phương và chủ doanh nghiệp kinh doanh cây nước để gia
tăng khả năng cung cấp và sử dụng nước sạch cho người dân. Đề xuất chính của
mô hình là hỗ trợ vốn vay không lãi, trả chậm cho các chủ cây nước để mở rộng
mạng lưới cấp nước từ các giếng khoan nước ngầm tầng sâu và tăng công suất bơm
nước. Đồng thờiø người nghèo được vay vốn lắp đồng hồ nước hòa vào các mạng
cấp nước này trả góp hàng quý không tính lãi. Chính quyền có vai trò rất quan
trọng trong việc hỗ trợ và vận động các doanh nghiệp và người dân tham gia, và
đóng vai trò trung gian pháp lý trong việc giúp thu hồi vốn vay đúng hạn. Bên
cạnh đó mô hình còn tích cực tăng cường giáo dục truyền thông về nước sạch và
vệ sinh môi trường để gia tăng nhận thức cho người dân bằng cách giúp đòa phương
nâng cấp hệ thống phát thanh loa xã để mở rộng độ phủ sóng và phát thanh tuyên
truyền giáo dục sức khoẻ hàng ngày về nước sạch và vệ sinh môi trường.
Kết quả sau hai năm áp dụng mô hình, tỉ lệ hộ dân có nước sạch tăng từ
42% lên đến 94%, tỉ lệ cầu tiêu hợp vệ sinh tăng từ 4,8% lên 30,8%. Kiến thức
người dân cũng đã có những thay đổi tích cực. Đặc biệt các trường hợp mắc bệnh
tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn giảm 50% so với trước khi can thiệp. Mô hình đã có
một số kết quả thành công đáng khích lệ, áp dụng thích hợp ở những vùng có đặc
điểm cụm dân dự có sẵn các cây nước tầng sâu nhưng tỉ lệ sử dụng còn thấp [ 24].
3.2.2. Mô hình sử dụng Chloramine xử lý nước đối với hộ dân sống rải rác
Đối với dân cư sống rải rác tại vùng sâu vùng xa, nơi mà hệ thống ống nước
không thể đến được do đòa bàn xa và phức tạp, hoặc những vùng mạch nước ngầm
bò nhiễm mặn, không thể khoan lấy nước giếng tầng sâu được, người dân chỉ có thể
sử dụng nước sông như một nguồn nước chính để ăn uống và sinh hoạt [ 2]. Trong
những mùa ngập nước, ngoài nước sông bò ô nhiễm nặng, người dân không còn
một nguồn sạch nào khác. Biện pháp tiệt trùng nước sông đặc biệt quan trọng cho
những vùng dân cư nói trên, đặc biệt trong mùa ngập lũ.
Tiệt trùng bằng Chlor là một trong những biện pháp đầu tay, thường được sử

dụng đại trà trong các mùa ngập nước, mùa lũ, hoặc vào mùa dòch tả. Loại chlor sử

25
dụng thường là Chloramine B viên nén (25mg/viên) đã được thương mại hoá.
Chlor có tác dụng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh trong nước, tuy nhiên,
nước khử chlor có mùi vò khó chòu nếu không biết cách sử dụng đúng. Truyền
thông giáo dục sức khoẻ sẽ giúp tăng được tính chấp nhận của người dân.
3.2.3. Mô hình sử dụng bình lọc nước cung cấp nước uống
Một biện pháp tiệt trùng khác là lọc nước. Trước đây, đã có nhiều nghiên
cứu tìm ra các mô hình lắng lọc nước qua các tầng đất cát. Các mô hình tuy hiệu
quả, nhưng phức tạp và khó thuyết phục các hộ dân nhỏ thực hiện. Hiện nay, đã có
nhiều doanh nghiệp sản xuất các loại bình lọc nước, sử dụng các cột lọc bằng gốm
cũng có tác dụng lọc được vi khuẩn gây bệnh trong nước. UNICEF đã thực hiện
trong 3 năm 2000 -2003 một mô hình giải quyết nước sạch cho nông thôn vùng lũ
bằng cách cung cấp các bình lọc nước loại này tại 11 xã thuộc tỉnh An Giang và
Đồng Tháp. Đây là loại bình lọc do công ty Hồng Phúc sản xuất (Hình 5), đã được
kiểm đònh chất lượng và cấp phép sử dụng. Bình có dung tích 20 lít với 3 cột lọc
nước bằng sứ có khả năng loại bỏ tạp chất, phèn sắt và các vi sinh như E.coli,
coliform. Nước sau lọc đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép uống không cần đun sôi.

Hình 5. Sơ đồ bình lọc nước nhãn hiệu Hồng Phúc
Viện Pasteur TPHCM là đơn vò tham gia đánh giá tính hiệu quả, khả năng
chấp nhận và duy trì của người dân [ 27]. Kết quả đánh giá cho thấy, sau 3 năm
thực hiện tỉ lệ còn sử dụng bình lọc là 69%. Chất lượng nước sau lọc có 68% đạt

×