Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư thiết kế xây dựng đông cường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
HUỲNH ĐÔNG CƯỜNG

HUỲNH ĐÔNG CƢỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
TƢ VẤN ĐẦU TƢ THIẾT KẾ - XÂY DỰNG
ĐÔNG CƢỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh
KHÓA

Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 8 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRƢƠNG QUANG DŨNG
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sỹ được bảo vệ tại trường Đại học Công nghệ TP.HCM
ngày


tháng

năm 2016

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sỹ gồm:
Họ và tên

STT

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ

2

TS. Nguyễn Đình Luận

Phản biện 1

3

TS. Võ Tuấn Phong

Phản biện 2

4

TS. Trần Anh Minh


Ủy viên

5

TS. Lê Quang Hùng

Ủy viên, Thư ký

Chủ tịch

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÕNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày tháng năm 2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Huỳnh Đông Cường

Giới tính: Nam


Ngày, tháng, năm sinh: 20-02-1980

Nơi sinh: Quảng Ngãi

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV: 1541820021

I- TÊN ĐỀ TÀI: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường.
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng
chuyên ngành tư vấn đầu tư thiết kế xây dựng.
Phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư
vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường.
Đưa ra những giải pháp hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công
ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:
V- CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: TS.Trương Quang Dũng
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi về Một số giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế
Xây dựng Đông Cường.
Nội dung của luận văn này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

HUỲNH ĐÔNG CƢỜNG


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được nhiều sự
giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình. Xin được bày tỏ sự trân trọng và
lòng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ này.
Lời đầu tiên xin được cảm ơn thầy cô giáo của khoa Quản trị kinh doanh
trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và
giúp đỡ cho tôi trong suốt khoá học. Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn
đến thầy TS.Trương Quang Dũng , người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện
luận văn này. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các bạn cùng khoá học và các anh
chị khóa trước đã chia sẻ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Tôi cũng chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận
lợi cung cấp các tài liệu quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin được trân trọng cảm ơn gia đình đã luôn động viên, giúp
đỡ, là hậu phương vững chắc cho tôi trong những năm tháng học tập đã qua.
Học viên

HUỲNH ĐÔNG CƢỜNG


iii

TÓM TẮT
Nghiên cứu về chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng không phải là
vấn đề mới. Tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào mang tính toàn diện,
tổng thể và đầy đủ tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông
Cường (DONG CUONG Co.,Ltd). Vì vậy tác giả chọn đề tài “Một số giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư thiết kế - xây
dựng Đông Cường làm đề tài luận văn thạc sĩ với mục tiêu: Xác định các yếu tố
cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng chuyên ngành tư vấn đầu
tư thiết kế xây dựng; Phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công
ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường; Đưa ra những giải
pháp hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu
tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường.
Từ thực trạng phân tích, tác giả tìm ra các yếu tố nguồn nhân lực, tài chính,
trình độ trang thiết bị và công nghệ, năng lực nghiên cứu và phát triển, năng lực
Marketing và năng lực quản trị là các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Thực tế phân tích, năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn
Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường đạt ở mức khá 3.8719 điểm trên thang
điểm 5 thấp hơn so với đối thủ Công ty TNHH Thiết kế-Xây dựng An Phú Long
(APL CO.,LTD) và cao hơn Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hoa Đất
(HOA DAT JSC).
Từ thực trạng phân tích tác giả đã đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm giúp

công ty phát triển trong tình hình mới.


iv

ABSTRACT
Researching about competition strategy in the field of construction is not a
new issue. However, up to now there has not been any comprehensive and
sufficient research at Dong Cuong Co., Ltd. Therefore, the author has chosen the
topic “Some solutions to enhance the competitiveness of Dong Cuong Co., Ltd” to
be the master’s thesis with an aim of: Determining the elements that constitute
competitiveness in the field of construction, specifically consultation on
construction design investment; Analyzing, assessing the competitiveness facts of
Dong Cuong Co., Ltd; Finding out effective solutions to enhance the
competitiveness of Dong Cuong Co., Ltd.
From analysis facts, the author has found that human resources, finance,
equipment and technology, research and development capacity, marketing
capacity and administration capacity are the elements that affect the
competitiveness of the enterprise. From the analysis findings, the competitiveness
of Dong Cuong Co., Ltd is fair at 3.8719 points out of 5-point benchmark, lower
than that of APL Co., Ltd and higher that of Hoa Dat JSC.
From analysis facts, the author has given practical solutions to help the
company develop in the new situation.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................II

TÓM TẮT ............................................................................................................... III
ABSTRACT ............................................................................................................ IV
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... IX
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... X
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... XI
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài .............................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.....................................................................................3
6. Bố cục của luận văn ................................................................................................3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰCCẠNH
TRANH ......................................................................................................................4
1.1. Khái quát về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh .................................................4
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh .........................................................................................4
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của cạnh tranh .....................................................................5
1.1.3. Lợi thế cạnh tranh .............................................................................................7
1.1.4. Khái niệm năng lực cạnh tranh .........................................................................8
1.1.5. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh .................................11
1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .............................12
1.2.1. Nguồn nhân lực...............................................................................................14
1.2.2. Năng lực tài chính...........................................................................................16
1.2.3. Trình độ trang thiết bị và công nghệ ...............................................................17
1.2.4. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ ...............................................17
1.2.5. Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp .......................................................18


vi


1.2.6. Năng lực nghiên cứu và phát triển ..................................................................20
1.2.7. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu ................................................................21
1.2.8. Năng lực quản trị doanh nghiệp ......................................................................22
1.3. Các công cụ sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh ......................................23
1.3.1. Ma trận đánh giá các yếu tố của môi trường nội bộ doanh nghiệp (IFE) .......23
1.3.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Company Profile Matrix – CPM) ...................24
1.3.3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ....................................................................26
1.4. Tóm tắt chương 1 ...............................................................................................28
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN TƢ VẤN ĐẦU TƢ THIẾT KẾ XÂY DỰNG ĐÔNG CƢỜNG .......30
2.1. Tổng quan về ngành xây dựng Việt Nam ..........................................................30
2.2. Khái quát về Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường
...................................................................................................................................32
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển .....................................................................32
2.2.2. Sản phẩm và dịch vụ của công ty: ..................................................................32
2.2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý ..................................................................................33
2.2.4. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh ...................................................................33
2.2.5. Kết quả hoạt động của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng
Đông Cường trong những năm qua ...........................................................................34
2.3. Thực trạng - Môi trường nội bộ của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế
Xây dựng Đông Cường .............................................................................................36
2.3.1. Phân tích các yếu tố môi trường nội bộ của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư
Thiết kế Xây dựng Đông Cường ...............................................................................36
2.3.1.1. Nguồn nhân lực ............................................................................................36
2.3.1.2. Tài chính .......................................................................................................38
2.3.1.3. Năng lực về máy móc thiết bị. .....................................................................39
2.3.1.4. Năng lực thiết kế và thi công ......................................................................41
2.3.1.5. Hoạt động marketing ....................................................................................42
2.3.1.6. Chất lượng sản phẩm và giá cả ....................................................................42



vii

2.3.1.7. Hoạt động nghiên cứu – phát triển ...............................................................43
2.3.1.8. Hoạt động thông tin ......................................................................................44
2.3.1.9. Năng lực lãnh đạo và quản lý .......................................................................45
2.3.2. Đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư
Thiết kế Xây dựng Đông Cường ...............................................................................46
2.4. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế
Xây dựng Đông Cường và các đối thủ cạnh tranh ....................................................48
2.4.1. Thiết kế khảo sát năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư
Thiết kế Xây dựng Đông Cường với đối thủ cạnh tranh...........................................49
2.4.1.1. Giới thiệu về các đối thủ cạnh tranh .............................................................49
2.4.1.2. Xây dựng thang đo năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực tư vấn đầu tư thiết
kế xây dựng ...............................................................................................................50
2.4.1.3. Xác định mẫu nghiên cứu và Phương pháp xử lý dữ liệu ............................52
2.4.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế
Xây dựng Đông Cường với các đối thủ cạnh tranh ..................................................53
2.4.2.1. Nguồn nhân lực ............................................................................................53
2.4.2.2. Tài chính .......................................................................................................54
2.4.2.3. Trình độ trang thiết bị và công nghệ ............................................................56
2.4.2.4. Năng lực nghiên cứu và phát triển ...............................................................59
2.4.2.5. Năng lực Marketing......................................................................................62
2.4.2.6. Năng lực quản trị doanh nghiệp ...................................................................65
2.4.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế
Xây dựng Đông Cường qua ma trận hình ảnh cạnh tranh ........................................67
2.4.4. Đánh giá tình hình hoạt động trong lĩnh vực xây dựng của Công ty trong
những năm qua. .........................................................................................................69
2.4.4.1. Những thành tựu công ty đạt được...............................................................69
2.4.4.2. Những hạn chế của công ty ..........................................................................70

2.5. Tóm tắt chương 2 ...............................................................................................71


viii

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN ĐẦU TƢ THIẾT KẾ XÂY DỰNG
ĐÔNG CƢỜNG .......................................................................................................73
3.1. Dự báo nhu cầu thị trường xây dựng .................................................................73
3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. ..................75
3.2.1. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ...............................................................75
3.2.2. Giải pháp huy động vốn kinh doanh và quản lý tài chính ..............................78
3.2.3. Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp .....................................................80
3.2.4. Giải pháp phát triển công nghệ và đầu tư thiết bị ...........................................81
3.2.5. Nâng cao hệ thống điều hành và quản lý ........................................................82
3.2.6. Giải pháp Marketing và phát triển thương hiệu ..............................................84
3.2.7. Giải pháp đấu thầu ..........................................................................................85
3.2.8. Giải pháp về liên doanh liên kết......................................................................86
3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước Việt Nam ..............................................................86
3.4. Tóm tắt chương 3 ...............................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................89


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
IFE

: Ma trận đánh giá các yếu tố của môi trường nội bộ doanh nghiệp IFE


CPM

: Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Company Profile Matrix – CPM)

KTTT

: Kinh tế thị trường

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Khung đánh giá ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ doanh nghiệp (IFE) 24
Bảng 1.2: Khung đánh giá các năng lực cạnh tranh ..................................................26
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh và tài sản của Công ty Cổ phần Tư vấn
Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường ...................................................................35
Bảng 2.2: Trình độ lao động của công ty ..................................................................36
Bảng 2.3: Chỉ tiêu thanh toán 2012-2015 của Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư
Thiết kế Xây dựng Đông Cường ...............................................................................38
Bảng 2.4 Bảng tổng hợp máy móc, thiết bị thi công.................................................40
Bảng 2.5: Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) tại Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư
Thiết kế Xây dựng Đông Cường ...............................................................................47

Bảng 2.6: Bảng đánh giá nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết
kế xây dựng Đông Cường...........................................................................................53
Bảng 2.7: Bảng đánh giá năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư
Thiết kế Xây dựng Đông Cường với các đối thủ cạnh tranh ......................................55
Bảng 2.8: Bảng đánh giá trình độ trang thiết bị và công nghệ của Công ty Cổ phần
Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường với các đối thủ cạnh tranh ............57
Bảng 2.9: Bảng đánh giá năng lực nghiên cứu và phát triển của Công ty Cổ phần Tư
vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường với các đối thủ cạnh tranh..................60
Bảng 2.10: Bảng đánh giá năng lực marketing của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư
Thiết kế Xây dựng Đông Cường với các đối thủ cạnh tranh ....................................63
Bảng 2.11: Bảng đánh giá năng lực marketing của Công ty Cổ phầnTư vấn Đầu tư
Thiết kế Xây dựng Đông Cường với các đối thủ cạnh tranh ....................................66
Bảng 2.12 Ma trận hình ảnh cạnh tranh bên ngoài của Công ty Cổ phầnTư vấn Đầu
tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường...........................................................................68


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Quy Trình Xây Dựng Yếu Tố Cấu Thành Năng Lực Cạnh Tranh Trong
Lĩnh Vực Xây Dựng Chuyên Ngành Tư Vấn Đầu Tư Thiết Kế Xây Dựng .............13
Hình 1.2: Các Yếu Tố Cấu Thành Năng Lực Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Xây
Dựng Chuyên Ngành Tư Vấn Đầu Tư Thiết Kế Xây Dựng .....................................14
Hình 2.1: Quy Trình Nghiên Cứu Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Cổ Phần Tư
Vấn Thiết Kế Xây Dựng Đông Cường .....................................................................48
Hình 3.1: Sơ Đồ Tổ Chức Của Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Thiết Kế Xây
Dựng Đông Cường ....................................................................................................83


1


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Đất nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội
chủ nghĩa, cùng với việc tham gia sâu rộng vào kinh tế quốc tế đã đưa đến những
thách thức không nhỏ trong cạnh tranh đối với nhiều ngành nghề kinh doanh cũng
như nhiều doanh nghiệp trong nước.
Quy luật cạnh tranh sẽ khiến những doanh nghiệp yếu kém bị đào thải trong
nền KTTT đầy khốc liệt. Các doanh nghiệp chỉ có thể đứng vững và phát triển nếu
có khả năng cạnh tranh tốt. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải không ngừng nâng
cao năng lực cạnh tranh của mình để đáp ứng các nhu cầu thực tế, tuân theo quy
luật cạnh tranh cũng như phục vụ lợi ích của doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Tư
vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường được thành lập ngày 8/12/2006 có
năng lực chuyên môn về thiết kế, thi công xây dựng, công trình dân dụng và công
nghiệp.
Trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay thì mức độ cạnh tranh trong
ngành thiết kế và xây dựng đang ngày càng gay gắt. Thị phần đã bị chia sẻ với
nhiều doanh nghiệp khác. Nhiều doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân khác
cũng bắt đầu đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh để tham gia vào hoạt động
thiết kế và xây dựng mà trước đây chỉ một số ít công ty được giao thực hiện. Đồng
thời Công ty cũng đã bộc lộ một số hạn chế trong công tác quản lý và khả năng
cạnh tranh với các doanh nghiệp khác khi tham gia đấu thầu tư vấn thiết kế xây
dựng công trình.
Mặt dù doanh thu của công ty trong 10 năm qua là tăng đều, tuy nhiên với sự
cạnh tranh khốc liệt theo KTTT gia nhập TTP sẽ còn trở nên gay gắt hơn. Công ty
sẽ phải đứng trước nhiều áp lực với nhiều thách thức hơn trước. Để Công ty Cổ
phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường có thể tồn tại và phát triển
trong nền KTTT bền lâu thì việc đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh và đề ra
giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết
kế Xây dựng Đông Cường là việc hết sức cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề



2

trên, tác giả chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công
ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường” để thực hiện luận văn
của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng
chuyên ngành tư vấn đầu tư thiết kế xây dựng.
- Phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư
vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường.
- Đề xuất những giải pháp hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh
tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường
Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu của luận văn giới hạn từ năm 2012 đến hết tháng
02/2016.
- Không gian nghiên cứu của luận văn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết
kế Xây dựng Đông Cường về lĩnh vực tư vấn thiết kế và xây dựng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên
cứu định lượng trong quá trình nghiên cứu. Trong đó:
- Nghiên cứu định tính: giúp xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh
tranh và thang đo. Tác giả dựa trên lý thuyết các yếu tố cấu thành năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp và kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp để đề xuất các
yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng chuyên ngành tư
vấn đầu tư thiết kế xây dựng. Sau đó, tác giả tiến hành thảo luận nhóm với 10

chuyên gia để hiệu chỉnh các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh và thang đo để
đảm bảo đầy đủ, phù hợp. Đây là cơ sở xây dựng bảng câu hỏi để phục vụ nghiên
cứu định lượng.


3

- Nghiên cứu định lượng: Từ bảng câu hỏi xây dựng được từ nghiên cứu định
tính, nghiên cứu định lượng được sử dụng để phân tích thực trạng năng lực cạnh
tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường,
phương pháp thống kê sử dụng là thống kê mô tả. Phiếu khảo sát được phát trực
tiếp tới 2 nhóm đối tượng: Nhóm đối tượng chuyên gia và Nhóm đối tượng khách
hàng.
- Ngoài ra, dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng còn dựa vào các số
liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư
Thiết kế Xây dựng Đông Cường.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả muốn thông tin đến các nhà quản lý biết được
thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây
dựng Đông Cường, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của Công ty.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu
tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế Xây dựng Đông Cường



4

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH
1.1. Khái quát về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là quy luật vận hành của nền KTTT. Nó xuất hiện trong mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội mà trong đó hoạt động SXKD là một lĩnh vực quan trọng.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm cạnh tranh và sự cạnh tranh cũng
chia ra các cấp độ khác nhau, có thể ở cấp quốc gia, ngành, doanh nghiệp hay sản
phẩm.
Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành
giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được
lợi nhuận siêu ngạch (Các Mác, 2004), nghĩa là sự tồn tại của các đối thủ cạnh
tranh là mối đe dọa tới lợi nhuận của các nhà kinh doanh. Từ đó dẫn tới việc hình
thành các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh với mục đích
triệt hạ các đối thủ cạnh tranh giành lấy thị trường, khách hàng và lợi nhuận. Khái
niệm cạnh tranh này được nhìn dưới góc độ khá tiêu cực, cạnh tranh không bình
đẳng, nếu một bên có lợi thì bên kia chịu thiệt. Tuy nhiên nó cũng nói lên vai trò
của cạnh tranh là đổi mới sản xuất, phát triển kinh tế thông qua nỗ lực cạnh tranh
của các nhà tư bản.
Theo từ điển bách khoa của Việt Nam (Từ Điển Bách Khoa, 1995) thì cạnh
tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa người sản xuất hàng hóa,
giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền KTTT, chi phối quan hệ cung
cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.
Cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm
kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh
nghiệp đang có (Michael E. Porter, 1980). Kết quả của quá trình cạnh tranh là sự
bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến giá
cả có thể giảm đi.



5

Như vậy, cạnh tranh có tác động thúc đẩy sản xuất, là động lực để tăng
trưởng kinh tế. Trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, buộc các doanh nghiệp
phải thực hiện tốt lợi ích của mình và lợi ích của khách hàng, lợi ích của cộng
đồng, lợi ích của xã hội, chính vì vậy, nền kinh tế không ngừng được đổi mới,
phát triển, nâng cao mức sống cho người dân.
Mỗi tác giả có một khái niệm khác nhau về cạnh tranh nhưng các khái niệm
này đều tập trung một ý tưởng: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh
doanh cùng một loại sản phẩm hàng hóa và cùng tiêu thụ trên một thị trường để
đạt được mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận.
Từ đó, có thể thấy được rằng những đặc trưng cơ bản của cạnh tranh:
Một là, cạnh tranh là hiện tượng xã hội diễn ra giữa các chủ thể kinh doanh.
Hai là, về mặt hình thức, cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các
doanh nghiệp. Nói cách khác, cạnh tranh suy cho cùng là phương thức giải quyết
mâu thuẫn về lợi ích tiềm năng giữa các nhà kinh doanh với vai trò quyết định của
người tiêu dùng.
Ba là, mục đích của các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh là cùng tranh
giành thị trường mua hoặc bán sản phẩm.
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của cạnh tranh
Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản, một xu thế tất yếu khách
quan trong nền kinh tế thị trường và là động lực phát triển của nền kinh tế thị
trường. Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi. Một mặt nó
đào thải không thương tiếc các doanh nghiệp có mức chi phí cao, sản phẩm có
chất lượng kém. Mặt khác, nó buộc tất cả các doanh nghiệp phải không ngừng
phấn đấu để giảm chi phí, hoàn thiện giá trị sử dụng của sản phẩm, dịch vụ đồng
thời tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ để tồn tại và phát triển trên thị
trường. Do vậy, cạnh tranh đã buộc các doanh nghiệp phải tăng cường năng lực

cạnh tranh của mình, đồng thời thay đổi mối tương quan về thế và lực để tạo ra
các ưu thế trong cạnh tranh. Do vậy, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có vai
trò tích cực:


6

Thứ nhất, đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh, cạnh tranh tạo áp lực
buộc họ phải thường xuyên tìm tòi sáng tạo, cải tiến phương pháp sản xuất và tổ
chức quản lý kinh doanh, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,
phát triển sản phẩm mới, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Qua đó
nâng cao trình độ của công nhân và các nhà quản lý các cấp trong doanh nghiệp.
Mặt khác, cạnh tranh sàng lọc khách quan đội ngũ những người thực sự không có
khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường.
Thứ hai, đối với người tiêu dùng, cạnh tranh tạo ra một áp lực liên tục đối
với giá cả, buộc các doanh nghiệp phải hạ giá bán để nhanh chóng bán được sản
phẩm, qua đó người tiêu dùng được hưởng các lợi ích từ việc cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Mặt khác, cạnh tranh buộc các
doanh nghiệp phải mở rộng sản xuất, đa dạng hóa về chủng loại, mẫu mã vì thế
người tiêu dùng có thể tự do lựa chọn theo nhu cầu và thị hiếu của mình.
Thứ ba, đối với nền kinh tế, cạnh tranh làm sống động nền kinh tế, thúc đẩy
tăng trưởng và tạo ra áp lực buộc các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực, qua đó góp phần tiết kiệm các nguồn lực chung của nền kinh tế. Mặt
khác, cạnh tranh cũng tạo ra áp lực buộc các doanh nghiệp phải đẩy nhanh tốc độ
quay vòng vốn, sử dụng lao động có hiệu quả, tăng năng suất lao động, góp phần
thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.
Thứ tư, đối với quan hệ đối ngoại, cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp mở
rộng thị trường ra khu vực và thế giới, tìm kiếm thị trường mới, liên doanh liên kết
với các doanh nghiệp nước ngoài, qua đó tham gia sâu vào phân công lao động và
hợp tác kinh tế quốc tế, tăng cường giao lưu vốn, lao động, khoa học công nghệ

với các nước trên thế giới.
Bên cạnh các mặt tích cực của cạnh tranh, luôn tồn tại các mặt còn hạn chế,
những khó khăn trở ngại đối với các doanh nghiệp mà không phải bất cứ doanh
nghiệp nào cũng có thể vượt qua. Trên lý thuyết, cạnh tranh sẽ mang đến sự phát
triển theo xu thế lành mạnh của nền kinh tế thị trường. Song, trong một cuộc cạnh
tranh bao giờ cũng có “kẻ thắng, người thua”, không phải bao giờ “kẻ thua” cũng


7

có thể đứng dậy được vì hiệu quả đồng vốn khi về không đúng đích sẽ khó có thể
khôi phục lại được. Đó là một quy luật tất yếu và sắt đá của thị trường mà bất cứ
nhà kinh doanh nào cũng biết, song lại không biết lúc nào và ở đâu mình sẽ mất
hoàn toàn đồng vốn ấy. Mặt trái của cạnh tranh còn thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, cạnh tranh tất yếu dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp yếu sẽ bị
phá sản, gây nên tổn thất chung cho tổng thể nền kinh tế. Mặt khác, sự phá sản của
các doanh nghiệp sẽ dẫn đến hàng loạt người lao động bị thất nghiệp, gây ra gánh
nặng lớn cho xã hội, buộc Nhà nước phải tăng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ việc
làm…Bên cạnh đó, nó còn làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội khác.
Thứ hai, cạnh tranh tự do tạo nên một thị trường sôi động, nhưng ngược lại
cũng dễ dàng gây nên một tình trạng lộn xộn, gây rối loạn nền kinh tế xã hội. Điều
này dễ dàng dẫn đến tình trạng để đạt được mục đích một số nhà kinh doanh có
thể bất chấp mọi thủ đoạn “phi kinh tế”, “phi đạo đức kinh doanh”, bất chấp pháp
luật và đạo đức xã hội để đánh bại đối phương bằng mọi giá, gây hậu quả lớn về
mặt kinh tế - xã hội.
1.1.3. Lợi thế cạnh tranh
Theo tác giả Nguyễn Hữu Lam thì lợi thế cạnh tranh là những năng lực phân
biệt của công ty, trong đó những năng lực phân biệt này được khách hàng xem
trọng, đánh giá cao vì nó tạo ra giá trị cao cho khách hàng (Nguyễn Hữu Lam và
cộng sự, 2011).

Vậy lợi thế cạnh tranh là những năng lực phân biệt của doanh nghiệp được
thị trường đánh giá cao, qua đó doanh nghiệp tạo ra được sự vượt trội so với các
đối thủ cạnh tranh khác trong ngành, trong đó năng lực phân biệt là điểm mạnh
của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác.
Lợi thế cạnh tranh xuất phát chủ yếu từ giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra
cho khách hàng, lợi thế đó có thể ở dưới dạng giá cả thấp hơn đối thủ cạnh tranh
(trong khi lợi ích cho người mua là tương đương) hoặc cung cấp những lợi ích
vượt trội so với đối thủ khiến người mua chấp nhận thanh toán một mức giá cao
hơn (Michael E. Porter, 1985).


8

Để tồn tại trong môi trường cạnh tranh, công ty phải tạo ra được lợi thế cạnh
tranh. Theo Micheal E. Porter, tập trung lại có 2 loại lợi thế cạnh tranh mà doanh
nghiệp có thể sở hữu: chi phí thấp hoặc khác biệt hóa.
- Chi phí thấp: tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh, giúp
chiếm lĩnh thị trường rộng, mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả cao hơn và có khả
năng chống lại việc giảm giá bán sản phẩm tốt hơn.
- Khác biệt hóa: sản phẩm có sự khác biệt, làm tăng giá trị cho người tiêu
dùng, hoặc làm giảm chi phí sử dụng sản phẩm, hoặc nâng cao tính hoàn thiện khi
sử dụng sản phẩm. Lợi thế này giúp doanh nghiệp có khả năng buộc thị trường
chấp nhận mức giá cao hơn mức giá của đối thủ.
Khi doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ có cái mà các đối
thủ khác không có, nghĩa là hoạt động tốt hơn đối thủ, hoặc làm được những việc
mà đối thủ không thể làm được. Lợi thế cạnh tranh là nhân tố cần thiết cho sự
thành công và tồn tại lâu dài của doanh nghiệp.
1.1.4. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, người ta đã sử dụng khái niệm
năng lực cạnh tranh. Theo quan điểm của Michael Porter thì năng lực cạnh tranh là

khả năng tạo ra những sản phẩm có quy trình công nghệ độc đáo, tạo ra giá trị tăng
cao phù hợp với nhu cầu của khách hàng, chi phí thấp, năng suất cao nhằm nâng
cao lợi nhuận (Michael E. Porter, 2010). Năng lực cạnh tranh có thể được phân
biệt ở 4 cấp độ như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh ngành, năng
lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ:
- Năng lực cạnh tranh quốc gia: là năng lực của nền kinh tế quốc dân nhằm
đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền
vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác. Như vậy, năng lực cạnh tranh quốc
gia có thể hiểu là việc xây dựng một môi trường cạnh tranh kinh tế chung, đảm
bảo có hiệu quả phân bố nguồn lực, để đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, bền
vững.


9

- Năng lực cạnh tranh ngành: là khả năng ngành phát huy được những lợi
thế cạnh tranh và có năng suất so sánh giữa các ngành cùng loại.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, khả năng tổ chức, quản trị kinh
doanh, 10 áp dụng công nghệ tiên tiến, hạ thấp chi phí sản xuất nhằm thu được lợi
nhuận cao hơn cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và nước
ngoài (Tuấn Sơn, 2006).
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm: là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được
nhanh và nhiều so với những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Năng lực cạnh
tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi
kèm uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua hàng…( Tuấn
Sơn 2006)
Năng lực cạnh tranh quốc gia có thể mở đường cho doanh nghiệp khai thác
điểm mạnh của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Ngược lại,
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao sẽ góp phần quan trọng vào

việc bảo đảm tính bền vững của năng lực cạnh tranh quốc gia. Một nền kinh tế có
năng lực cạnh tranh quốc gia cao đòi hỏi phải có nhiều doanh nghiệp có năng lực
cạnh tranh cao.
Tương tự, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua năng lực cạnh
tranh của các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Trong phạm vi
nghiên cứu của luận văn này, tác giả tập trung vào khái niệm năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp. Đây là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi nhưng cho đến nay
vẫn còn tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực cạnh tranh (hay còn gọi là
sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh) của doanh nghiệp. Mỗi định nghĩa đứng trên
những góc độ tiếp cận khác nhau.
Theo Nguyễn Văn Thanh (2003), năng lực canh tranh là khả năng của một
công ty tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới
dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng sản phẩm cũng như năng lực của
nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh các thị trường mới.


10

Theo Lê Công Hoa (2006), năng lực cạnh tranh thể hiện thực lực và lợi thế
của doanh nghiệp so với đối thủ nên trước hết phải được tạo ra từ thực lực của
doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được
tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh
nghiệp,…một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh
trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Trên cơ sở các so
sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra và có
được các lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể
thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được
khách hàng của đối tác cạnh tranh. Theo Michael E. Porter (1985), cho rằng năng
lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra những sản phẩm có quy trình công nghệ độc
đáo để tạo ra giá trị gia tăng cao, phù hợp với nhu cầu khách hàng, có chi phí thấp,

năng suất cao nhằm tăng lợi nhuận.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực duy trì và mở rộng thị
phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp (Vũ Trọng Lâm, 2006). Quan niệm này khá
phổ biến tại các doanh nghiệp hiện nay, năng lực cạnh tranh theo đó được diễn
giải là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và khả năng thu lợi nhuận của các
doanh nghiệp so với đối thủ.
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát
triển kinh tế (OECD, 2002) định nghĩa năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng
suất lao động, là sức sản xuất cao trên cơ sở sử dụng hiệu quả yếu tố sản xuất để
phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế
tranh của doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ,
thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và
bền vững (Nguyễn Hữu Thắng, 2008).
Tóm lại từ những khái niệm trên thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là
khả năng doanh nghiệp tận dụng những nội lực bên trong cũng như khai thác


11

những thuận lợi của môi trường bên ngoài để tạo ra lợi thế cạnh tranh giúp doanh
nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mang tính tổng hợp của nhiều yếu tố
cấu thành khác nhau và có thể xác định cho nhóm doanh nghiệp hay cho từng
doanh nghiệp, tuy nhiên để phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp thì cần phải xem xét các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.
1.1.5. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh
Cạnh tranh tồn tại như một quy luật khách quan trong nền KTTT và do vậy
việc nâng cao năng lực cạnh tranh luôn được đặt ra đối với các doanh nghiệp giúp

doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt
và quyết liệt, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay.
Hiện nay, đất nước ta đang mở cửa để hội nhập nền kinh tế quốc tế, chính vì
thế mà rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh
trên thị trường Việt Nam, tạo nên một sân chơi rất sôi động. Đó cũng chính là lý
do tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, bản thân doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cũng nhận thấy được những rủi ro khi tham gia
vào lĩnh vực kinh doanh này.
Vì vậy, các doanh nghiệp luôn cố gắng tạo nên một lợi thế cạnh tranh cho
mình và đây cũng là một yêu cầu cấp thiết mà các doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Nâng cao năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ giúp cho bản thân các doanh nghiệp trở
nên tốt hơn, hoàn thiện hơn trong việc thực hiện các chức năng, vai trò của mình
nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, kích thích sản xuất phát triển, luôn
tìm kiếm và cho ra đời những sản phẩm tốt hơn, độc đáo hơn… Trong một thị
trường kinh doanh luôn biến động như hiện nay thì yêu cầu cấp thiết đối với các
doanh nghiệp cần phải thường xuyên đánh giá và nâng cao năng lực cạnh tranh
của mình nhằm tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới để có thể tồn tại bền vững
trong điều kiện cạnh tranh hiện nay.


×