Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp chế biến gỗ, trang trí nội thất tại khu công nghiệp thuộc huyện đức hòa, tình long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.2 KB, 1 trang )

32

Hình 1.8: Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến năng suất lao động của công
nhân trong ngành CBG&TTNT
Năng suất có nhiều chỉ số đo lường, trong đó NSLĐ là chỉ số đo lường quan
trọng nhất và có tính đại diện cao cho năng suất của tổ chức. Vì vậy, các yếu tố tác
động đến năng suất ở phương diện tổng quát cũng chính là các yếu tố tác động đến
năng suất lao động. Sự khác biệt về ngành nghề kinh doanh cũng ảnh hưởng đến sự
khác biệt về số lượng các yếu tố tác động vì vậy nghiên cứu đặc trưng riêng của
từng yếu tố trong mỗi lĩnh vực là rất cần thiết để đánh giá chính xác về năng suất
của doanh nghiệp trong ngành nghề đó.
Mô hình nghiên cứu đề xuất để đánh giá NSLĐ của công nhân trong ngành
CBG&TTNT gồm 5 nhóm yếu tố tổng quát đó là yếu tố cứng; yếu tố mềm; điều
chỉnh cơ cấu; nguồn lực tự nhiên; chỉnh phủ và cơ sở hạ tầng. Trong mỗi yếu tố
tổng quát (biến tiềm ẩn) sẽ có nhiều yếu tố thành phần (biến quan sát). Phân tích
đánh giá trong chương 2 sẽ tập trung vào đánh giá các biến thành phần tác động đến
NSLĐ của công nhân trong trong ngành CBG&TTNT tại KCN thuộc huyện Đức
Hòa, tỉnh Long An.



×