Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Các yếu tố tác động đến thù lao hội đồng quản trị tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------

TRỊNH XUÂN HOÀNG

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÙ LAO HỘI
ĐỒNG QUẢN TRỊ TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM
YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã ngành:60340301

TP. HCM, tháng 07 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------

TRỊNH XUÂN HOÀNG

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÙ LAO HỘI
ĐỒNG QUẢN TRỊ TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM
YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã ngành:60340301


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS NGUYỄN TRẦN PHÚC

TP. HCM, tháng 07 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : Tiến Sĩ Nguyễn Trần Phúc
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 24 tháng 09 năm 2016

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS. TS. Phan Đình Nguyên

Chủ tịch

2

TS. Dương Thị Mai Hà Trâm


Phản biện 1

3

PGS. TS. Vương Đức Hoàng Quân

Phản biện 2

4

PGS. TS. Lê Đình Hội

5

TS. Hà Văn Dũng

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 18 tháng 10 năm 2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Trịnh Xuân Hoàng...........................................Giới tính: Nam................
Ngày, tháng, năm sinh: 08/07/1985.............................................Nơi sinh: Ninh Bình ......
Chuyên ngành: Kế toán................................................................MSHV: 1341850068 .....

I- Tên đề tài:
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÙ LAO HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TẠI CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nghiên cứu này nhằm xác định hai nhóm yếu tố tác động đến mức thù lao hội
đồng quản trị, bao gồm: (i) đặc điểm công ty và (ii) đặc điểm hội đồng quản trị.
Nghiên cứu được thực hiện thông qua khảo sát giới hạn trong phạm vi 65 công
ty phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và sở
giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) với 455 quan sát trong giai đoạn từ năm
2008 đến năm 2014. Dữ liệu được xử lý và phân tích bằng mô hình hiệu chỉnh
tổng quát (Generalized Least Squares - GLS) nhằm ước lượng mức độ và chiều
hướng tác động của các yếu tố đến mức thù lao của hội đồng quản trị.


III- Ngày giao nhiệm vụ:
……………………………………………………………………
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 24/09/2016 ....................................................................
V- Cán bộ hướng dẫn: Tiến Sĩ Nguyễn Trần Phúc ...........................................................


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Các yếu tố tác động đến thù lao hội đồng quản trị
tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên
cứu của tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các công tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luân văn
(Ký và ghi rõ họ tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành Tiến sĩ Nguyễn Trần Phúc đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Nhờ sự quan tâm,
chỉ bảo của thầy mà tôi đã hoàn thành luận văn đúng mục tiêu nghiên cứu đề ra.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa sau Đại học trường Đại học Công
Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong
suốt quá trình học cao học vừa qua.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn ở bên chia sẻ,
động viên, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn mà tôi gặp phải trong công
việc, học tập và cuộc sống.
Trân trọng cảm ơn.


iii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố tác động đến mức thù lao hội đồng
quản trị, các yếu tố được phân loại thành 2 nhóm bao gồm: (i) đặc điểm công ty
và (ii) đặc điểm hội đồng quản trị. Nghiên cứu được thực hiện thông qua khảo
sát giới hạn trong phạm vi 65 công ty phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch
chứng khoán TP.HCM (HOSE) và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)
với 455 quan sát trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014. Dữ liệu được xử
lý và phân tích bằng mô hình hiệu chỉnh tổng quát (Generalized Least Squares
- GLS) nhằm ước lượng mức độ và chiều hướng tác động của các yếu tố đến
mức thù lao của hội đồng quản trị.
Bằng chứng thực nghiệm cho thấy, quy mô công ty, hiệu quả hoạt động, quyền
kiêm nhiệm, thành viên hội đồng quản trị độc lập và sở hữu gia đình có tác
động đồng biến đến mức thù lao của hội đồng quản trị. Trong đó, mức độ tác
động đồng biến mạnh mẽ nhấtlà quyền kiêm nhiệm và quy mô công ty.Ngược
lại, các tác động nghịch biến được tìm thấy bao gồm tỷ lệ nợ và tỷ lệ sở hữu cổ
phiếu của hội đồng quản trị. Song, mức độ tác động nghịch biến của hai yếu tố
trên là không đáng kể đến thù lao hội đồng quản trị. Ngoài ra, nghiên cứu
không tìm thấy bằng chứng về mối liên hệ giữa trình độ học vấn và quy mô hội
đồng quản trị đối với thù lao hội đồng quản trị.


iv


ABSTRACT
This study aims to identify factors affecting the Board of directors’s remuneration.
The factors are classified into 2 groups: (i) the firm-specific characteristics and (ii) the
characteristics of the board of directors. The study was conducted through surveys
which limits the extent of 65 non-financial companies listed on Ho Chi Minh Stock
Exchange (HOSE) and Hanoi Stock Exchange (HNX) with 455 observations in the
period from 2008 to 2014. The data were processed and analyzed by Generalized Least
Squares - GLS to estimate the extent and direction of the impact factor to the Board of
directors’s remuneration.
Empirical evidence shows that firm size, firm performance, duality, independent
members of board of directors and family owned impact positively to theremuneration
of board of directors. The most strong positive impacts are firm size and duality . In
contrast, the negative impacts which were found out such as firm leverage and board
members ownership are not significant to the remuneration of board of directors.
Moreover, the study does not find out any evidence of the connection between
educational qualification, the board size and the remuneration of board of directors.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................ii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................................ iii
ABSTRACT ........................................................................................................................ iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. ix
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ......................................................................... 1
1.1.


Đặt vấn đề nghiên cứu ............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3

1.4.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 4

1.5.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4

1.6.

Đóng góp của nghiên cứu ....................................................................................... 5

1.7.

Kết cấu luận văn ...................................................................................................... 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ............................ 8
2.1


Các khái niệm ......................................................................................................... 8

2.1.1

Quản trị công ty ................................................................................................ 8

2.1.2

Hiệu quả công ty ............................................................................................ 10

2.1.3

Hội đồng quản trị ........................................................................................... 11

2.1.4

Vai trò của hội đồng quản trị.......................................................................... 11

2.1.5

Thù lao hội đồng quản trị ............................................................................... 12

2.2

Lý thuyết về quản trị công ty ................................................................................ 13

2.2.1

Lý thuyết người đại diện ................................................................................ 13


2.2.2

Lý thuyết quản trị ........................................................................................... 14

2.2.3

Lý thuyết lệ thuộc nguồn lực ......................................................................... 15

2.3

Nghiên cứu trước .................................................................................................. 16

2.3.1

Đặc điểm công ty ........................................................................................... 16

2.3.1.1 Quy mô công ty .............................................................................................. 16


vi

Kết Luận: .......................................................................................................................... 23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 24
3.1

Mô hình nghiên cứu .............................................................................................. 24

3.2

Định nghĩa và cách xác định các biến................................................................... 25


3.2.1

Biến phụ thuộc (COM)................................................................................... 25

3.2.2

Biến độc lập.................................................................................................... 26

3.2.3

Biến kiểm soát ................................................................................................ 30

3.3

Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................... 32

3.3.1

Hiệu quả công ty ............................................................................................ 32

3.3.2

Tỷ lệ nợ .......................................................................................................... 32

3.3.3

Hiệu quả công ty ............................................................................................ 33

3.3.4


Tỷ lệ sở hữu vốn của hội đồng quản trị.......................................................... 34

3.3.5

Quy mô hội đồng quản trị .............................................................................. 34

3.3.6

Trình độ học vấn của hội đồng quản trị ......................................................... 35

3.3.7

Quyền kiêm nhiệm ......................................................................................... 36

3.3.8

Thành viên hội đồng quản trị độc lập ............................................................ 36

3.3.9

Sở hữu gia đình .............................................................................................. 37

3.4

Phương pháp ước lượng ........................................................................................ 38

3.3.1

Mô hình hồi quy ảnh hưởng cố định (FEM) .................................................. 38


3.3.2

Mô hình hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) ............................................ 39

3.3.3

Mô hình hiệu chỉnh tổng quát (GLS) ............................................................. 41

3.5

Phạm vi và dữ liệu nghiên cứu.............................................................................. 41

3.4.1

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 41

3.4.2

Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................... 42

3.6

Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 44

3.5.1

Thống kê mô tả dữ liệu .................................................................................. 44

3.5.2


Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình........................................ 44

3.5.3

Kiểm định phương sai thay đổi ...................................................................... 45

3.5.4

Kiểm định hiện tượng tự tương quan ............................................................. 45


vii

3.5.5

Lựa chọn mô hình phù hợp ............................................................................ 45

Kết luận ........................................................................................................................... 46
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 47
4.1

Đặc điểm mẫu nghiên cứu .................................................................................... 47

4.1.1

Thống kê mô tả............................................................................................... 47

4.1.2


Ma trận tương quan ........................................................................................ 48

4.1.3

Phương sai thay đổi ........................................................................................ 49

4.2

Kết quả hồi quy ..................................................................................................... 50

4.2.1

Lựa chọn mô hình phù hợp ............................................................................ 50

4.2.2

Kết quả ước lượng bằng phương pháp hiệu chỉnh tổng quát (GLS) .............. 51

4.3

Thảo luận kết quả .................................................................................................. 54

4.3.1

Quy mô công ty .............................................................................................. 55

4.3.2

Tỷ lệ nợ .......................................................................................................... 55


4.3.3

Hiệu quả công ty ............................................................................................ 55

4.3.4

Sở hữu hội đồng quản trị ................................................................................ 56

4.3.5

Quy mô hội đồng quản trị .............................................................................. 57

4.3.6

Trình độ học vấn ............................................................................................ 57

4.3.7

Quyền kiêm nhiệm ......................................................................................... 57

4.3.8

Thành viên hội đồng quản trị độc lập ............................................................ 58

4.3.9

Sở hữu gia đình .............................................................................................. 58

Kết luận............................................................................................................................ 58
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ..................................................... 60

5.1

Đặc điểm của nghiên cứu ...................................................................................... 60

5.2

Kết luận ................................................................................................................. 61

5.3

Khuyến nghị .......................................................................................................... 62

5.3.1

Đối với cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư mới ................................................. 62

5.3.2

Đối với thành viên hội đồng quản trị ............................................................. 63

5.3.3

Cơ quan quản lý ............................................................................................. 64

5.4

Hạn chế và hướng phát triển của nghiên cứu........................................................ 65

5.4.1


Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................. 65


viii

5.4.2

Hướng phát triển nghiên cứu.......................................................................... 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 67
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 72


ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
OECD: tổ chức hợp tác phát triển kinh tế
HOSE: sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
HNX: sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
HĐQT: hội đồng quản trị
Upcom: thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết
Ctg: Các tác giả


x

DANH MỤC BẢNG
Bảng2. 1:Tổng hợp kỳ vọng dấu và nghiên cứu trước ..................................................... 22
Bảng 3.1: Tổng hợp các biến trong mô hình .................................................................... 33
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả các biến quan sát ........................................................... 49

Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến ................................................................... 51
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định phương sai của sai số không đổi ....................................... 52
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Hausman ............................................................................ 53
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định tự tương quan .................................................................... 53
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy hiệu chỉnh tổng quát (GLS) ................................................... 54
Bảng 4.7: Tóm lược kỳ vọng dấu và kết quả ................................................................... 56


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1.

Đặt vấn đề nghiên cứu
Thuật ngữ quản trị công ty ngày càng được nhắc đến nhiều hơn trong các
nghiên cứu gần đây. Điều này xuất phát từ thực tế là nền kinh tế ngày càng cạnh
tranh và phát triển theo hướng chuyên nghiệp hơn. Dễ nhận thấy rằng, không
phải nhà đầu tư nào cũng có đủ khả năng điều hành và thúc đẩy công ty phát
triển trong một môi trường cạnh tranh khắc nghiệt. Do đó, các công ty cần đến
những nhà quản lý chuyên nghiệp để giúp các nhà đầu tư gia tăng tài sản của
mình. Khi quyền sở hữu và quyền điều hành được tách biệt, mâu thuẫn về
quyền lợi có thể phát sinh giữa người chủ sở hữu và người quản lý (Jensen và
Meckling, 1976).Trong điều kiện như vậy, cơ chế quản trị doanh nghiệp bên
trong và cơ chế quản trị doanh nghiệp bên ngoài đóng vai trò quan trọng để
giảm thiểu các mâu thuẫn (Darmadi, 2011).Hội đồng quản trị là cơ chế quản trị
bên trong, đại diện cho sự kết nối giữa nhà đầu tư và nhà quản lý điều hành
(Fama và Jensen, 1983).
Trong khi đặc điểm hội đồng quản trị và thành phần hội đồng quản trị đã thu
hút sự chú ý đáng kể từ các nhà kinh tế thì thù lao chi trả cho hội đồng quản trị

đã không được quan tâm đúng mức (Võ Hồng Đức và ctg, 2013). Một trong
những lý do giải thích cho sự thiếu vắng các nghiên cứu về thù lao hội đồng
quản trị (so với rất nhiều các nghiên cứu về lương giám đốc điều hành) là, trong
khi các giám đốc điều hành có đóng góp và quyết định quan trọng ảnh hưởng
đến hiệu quả và giá trị của công ty, vai trò của hội đồng quản trị chỉ như một
người theo dõi công ty (tầm quan trọng bị giảm sút), ngoại trừ trong các tình
huống nghiêm trọng khi cần đến sự can thiệp của hội đồng quản trị.
Hơn nữa, các thành viên hội đồng quản trị đóng vai trò như người theo dõi hành
vi của ban giám đốc công ty, đồng thời cũng là người đại diện của cổ đông. Do


2

đó, tồn tại khả năng không cân bằng về lợi ích giữa các thành viên hội đồng
quản trị và cổ đông được biết đến như “Vấn đề người đại diện” (Jensen, 1993).
Mặc dù cổ đông rất muốn kiểm soát hội đồng quản trị, song họ không có đủ
thông tin và sự hiểu biết cần thiết để làm được điều này. Do đó, cổ đông có thể
nghĩ đến việc gắn kết thù lao của các thành viên hội đồng quản trị vào thu nhập
của cổ đông với lập luận rằng, khi thù lao phụ thuộc vào giá trị thị trường của
cổ phiếu (hoặc tỷ suất lợi nhuận), hội đồng quản trị có thể có động lực cố gắng
làm việc để cải thiện giá trị (hiệu quả) công ty (Kubo, 2001). Vì vậy, các thoả
thuận ưu đãi cần thiết phải đáp ứng được lợi ích cá nhân thích đáng và hợp lý
cho các thành viên hội đồng quản trị và giám đốc điều hành (Kumar và
Sivaramakrishnan, 2008). Đã có bằng chứng gần đây cho thấy rằng các thành
viên hội đồng quản trị ngày càng được trả lương theo cách thức để giảm thiểu
vấn đề người đại diện (Ertugrul và Hegde, 2008).
Trong điều kiện của Việt Nam cho đến hiện nay, do một vài hạn chế trong việc
tiếp cận các dữ liệu, vẫn chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này. Điều này
thực sự là một thiệt thòi cho các nhà đầu tư, các cổ đông, các nhà quản trị và
điều hành của các công ty tại Việt Nam. Như vậy, trên thực tế các nghiên cứu

vẫn chưa đáp ứng nhu cầu hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng và mức độ các tác
động đến thù lao hội đồng quản trị.
Nghiên cứu này nhằm cung cấp thông tin và bằng chứng khoa học cho nhu cầu
hiểu biết của các đối tượng có liên quan bằng cách phân tích toàn diện các yếu
tố quyết định mức thù lao trả cho hội đồng quản trị. Dựa trên quan điểm người
đại diện và bằng chứng từ các nghiên cứu nước ngoài gần đây của Andreas và
ctg. (2010) và Darmadi (2011), các yếu tố có khả năng tác động đến thù lao hội
đồng quản trị về cơ bản được chia thành hai nhóm sau: (i) đặc điểm công ty và
(ii) đặc điểm hội đồng quản trị.
Về mặt lý thuyết, các yếu tố quyết định sẽ được xem xét dựa trên lý thuyết
người đại diện và các nghiên cứu trước để đưa ra các giả thuyết nghiên cứu.
Thế nhưng, thực tế tại các công ty Việt Nam, thù lao thành viên hội đồng quản


3

trị liệu có được xây dựng để giảm bớt khả năng không cân bằng lợi ích giữa
thành viên hội đồng quản trị và cổ đông hay không, hay còn chịu sự tác động
bởi những yếu tố khác quan trọng hơn. Nghiên cứu này đưa ra lời giải đáp cho
mối quan tâm chưa được làm rõ này.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Hội đồng quản trị đóng vai trò cốt lõi trong việc định hướng phát triển công ty,
và cũng là sợi dây liên kết giữa người sở hữu công ty và người điều hành công
ty. Mặc dù có vai trò quan trọng nhưng thực tế cho đến nay có rất ít các nghiên
cứu tìm hiểu về các yếu tố tác động đến thù lao hội đồng quản trị. Vì vậy,
nghiên cứu thực hiện khảo sát số liệu thực tế các công ty tại Việt Nam để tìm
hiểu rõ hơn vấn đề này, đồng thời giúp cho người sở hữu và hội đồng quản trị
đạt được lợi ích và những mục tiêu tốt nhất đã đề ra cho bản thân và cho công

ty.
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định hai nhóm yếu tố (i) đặc điểm công ty
và (ii) đặc điểm hội đồng quản trị có khả năng tác động đến mức thù lao của
hội đồng quản trị như thế nào. Nghiên cứu sử dụng số liệu thực tế thu thập từ
các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam để kiểm nghiệm mức độ
tác động của các yếu tố đến thù lao hội đồng quản trị nhằm xác định rõ đâu là
các yếu tố có mức độ ảnh hưởng đáng kể đến thù lao hội đồng quản trị.

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu
Vấn đề thù lao hội đồng quản trị ngày càng thu hút sự quan tâm của các công
ty, giới đầu tư (cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư mới) và chính các thành viên
hoặc sẽ là các thành viên trong hội đồng quản trị các công ty. Để làm rõ vấn
đề, nghiên cứu này tiến hành xem xét các lý thuyết và phân tích thực nghiệm
nhằm đưa ra các kết luận để trả lời cho câu hỏi:

-

Các đặc điểm nào của công ty có ảnh hưởng đáng kể đến thù lao hội đồng quản
trị?


4

-

Những đặc điểm nào của hội đồng quản trị có tác động đáng kể đến thù lao hội
đồng quản trị?


1.4.

Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua khảo sát giới hạn trong phạm vi các công
ty phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và sở
giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Khảo sát loại bỏ các công ty thuộc lĩnh
vực tài chính ra khỏi phạm vi nghiên cứu vì các công ty hoạt động trong lĩnh
vực này có những đặc thù riêng. Do đó, việc bao gồm các công ty hoạt động
trong lĩnh vực này trong nghiên cứu có khả năng phá vỡ kết cấu chung và cung
cấp những kết quả không mang tính thuyết phục cao. Các công ty niêm yết trên
HOSE và HNX được lựa chọn vì các công ty này thoả mãn những quy định
khắt khe hơn về vốn điều lệ, rủi ro kinh doanh, sự giám sát từ bên ngoài và
công bố thông tin so với các công ty chưa niêm yết hoặc niêm yết trên sàn giao
dịch Upcom.
Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ sở giao dịch chứng khoán TPHCM và sở giao
dịch chứng khoán Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2014. Nghiên cứu chọn giai
đoạn này vì số lượng các công ty niêm yết tăng lên đáng kể đủ đảm bảo cho
việc chọn mẫu có tính đại diện cao hơn. Đối tượng muốn hướng đến trong
nghiên cứu này là thù lao hội đồng quản trị của các công ty và các yếu tố có liên
quan như đặc điểm công ty và đặc điểm hội đồng quản trị.

1.5.

Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê định lượng với mô hình
hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM – Random Effects Model), ảnh hưởng cố
định (FEM – Fixed Effects Model) và mô hình hiệu chỉnh tổng quát (GLS –
Generalized Least Squares) ước lượng kết quả nghiên cứu. Quá trình nghiên
cứu thực nghiệm được tiến hành lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Xác định các cơ sở dữ liệu có liên quan ( dữ liệu tài chính và phi tài

chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam), tìm


5

kiếm các nghiên cứu trước và các tạp chí học thuật có liên quan tới thù lao hội
đồng quản trị, đặc điểm công ty, đặc điểm hội đồng quản trị. Sau khi có kết quả
tìm kiếm, tiếp tục thực hiện tìm kiếm lặp lại để tập hợp thêm nhiều nguồn dữ
liệu.
Bước 2: Xác định các nghiên cứu có liên quan nếu đáp ứng hai tiêu chí: (i)
nghiên cứu có biến thù lao hội đồng quản trị là biến phụ thuộc (loại bỏ các
nghiên cứu lý thuyết chỉ đơn thuần là mô tả hoặc nghiên cứu chỉ xem xét thù
lao hội đồng quản trị là một biến giải thích); (ii) nghiên cứu đã được công bố
trên một tạp chí chuyên ngành. Tiêu chí (ii) được đưa vào để đảm bảo chất
lượng của việc tham khảo.
Bước 3: Tiến hành khảo sát các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu để
xác định các yếu tố quyết định được sử dụng trong các mô hình thực nghiệm.
Phân loại các yếu tố này thành hai nhóm các yếu tố ảnh hưởng từ các nghiên
cứu thu thập được. Hai nhóm này bao gồm (i) đặc điểm công ty và (ii) đặc điểm
hội đồng quản trị.
Bước 4: Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu.
Bước 5: Sử dụng các phương pháp ước lượng mô hình hồi quy thích hợp và
kiểm soát các khuyết tật (thực hiện bằng phần mềm Stata 12) để cho ra các kết
quả và xem xét các kết quả này.
Bước 6: Sử dụng các kết quả thực nghiệm làm cơ sở để giải thích các mối quan
hệ thông qua việc chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết đã đưa ra.
1.6.

Đóng góp của nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm điều tra tìm kiếm bằng chứng xác định rõ

đâu là yếu tố quyết định và có ảnh hưởng đáng kể đến thù lao hội đồng quản trị.
Thông qua kết quả nghiên cứu để hiểu rõ hơn vấn đề thù lao hội đồng quản trị.
Vì vậy, nghiên cứu mang lại một số đóng góp nhất định. Dựa vào kết quả phân
tích định lượng tìm được về mối quan hệ này, các công ty, nhà đầu tư và chính


6

các thành viên hội đồng quản trị có thể đưa ra các kế hoạch, chiến lược phù hợp
có khả năng mang lại lợi ích cũng như hạn chế các tác động xấu. Cụ thể, các
thành viên hội đồng quản trị đương nhiệm có thể tập trung phát triển các yếu tố
tiềm năng làm tăng thù lao trên tinh thần cân bằng với lợi ích cổ đông. Tương
tự, cổ đông có thể tin tưởng vào sự hiểu biết trong việc thương lượng về chính
sách thù lao hoặc các điều chỉnh khác (quy mô hội đồng quản trị, cơ cấu lại
danh mục và tỷ lệ sở hữu vốn) cho phù hợp để giảm thiểu tới mức thấp nhất các
lợi ích bị mất đi.
1.7.

Kết cấu luận văn
Luận văn dự kiến được chia làm năm chương với nội dung như sau:
Chương một – Giới thiệu tổng quan: Chương này trình bày tóm lược vấn đề
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, mô hình nghiên cứu, những điểm nổi bật của nghiên cứu này và kết cấu
của luận văn.
Chương hai – Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước: Chương này trình bày
cơ sở lý thuyết về quản trị công ty và các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa
các yếu tố quyết định đến thù lao của hội đồng quản trị từ đó tìm kiếm khoảng
trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài.
Chương ba – Phương pháp nghiên cứu: Chương này đề xuất mô hình toán thể
hiện mối quan hệ giữa các biến, định nghĩa các biến, cách xác định và tính toán

của từng biến. Đồng thời, phương pháp lấy số liệu đưa vào nghiên cứu và
phương pháp phân tích số liệu bằng phần mềm phân tích thống kê cũng được
trình bày chi tiết.
Chương bốn – Kết quả nghiên cứu: Chương này trình bày các kết quả phân tích
sau khi sử dụng phần mềm phân tích nguồn dữ liệu đã thu thập và xử lý phù
hợp với mô hình đề xuất. Diễn giải các kết quả từ phần mềm thành các kết quả
mang ý nghĩa kinh tế.


7

Chương năm – Kết luận và một số kiến nghị: Dựa vào kết quả đã tìm ra ở
chương bốn, chương này đưa ra các kết luận và khuyến nghị cho các đối tượng
có liên quan. Đồng thời chỉ ra các mặt hạn chế và hướng nghiên cứu trong
tương lai.


8

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC
Chương này sẽ trình bầy các khái niệm, các lý thuyết có liên quan tới vấn đề
nghiên cứu và các nghiên cứu thực nghiệm đã được các tác giả trong và ngoài
nước thực hiện.Qua đó tìm ra được khoảng trống kiến thức cần nghiên cứu và là
cơ sở để xây dựng câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu phù hợp.
2.1

Các khái niệm
Mặc dù một số thuật ngữ có liên quan đến nghiên cứu này được đề cập khá

nhiều trong thực tế, trên khía cạnh chuyên môn không phải lúc nào chúng cũng
được hiểu đúng.Thậm chí, do cách tiếp cận khác nhau, các định nghĩa cho các
thuật ngữ này cũng gây nhiều tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu kinh tế.Vì vậy,
các khái niệm quan trọng có liên quan sẽ được làm rõ trong phần này nhằm
giúp việc tiếp cận nội dung nghiên cứu được dễ dàng hơn. Các thuật ngữ này
bao gồm: quản trị công ty, hiệu quả công ty, hội đồng quản trị, vai trò hội đồng
quản trị và thù lao hội đồng quản trị.

2.1.1 Quản trị công ty
Có rất nhiều định nghĩa cho khái niệm quản trị công ty do cách tiếp cận khác
nhau cũng như do khái niệm này bao hàm nhiều hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh. Quản trị công ty là tập hợp các đối tượng, mục tiêu và thể chế để đảm
bảo điều tốt đẹp cho cổ đông, nhân viên, khách hàng, chủ nợ và thúc đẩy danh
tiếng, vị thế của nền kinh tế (Maw và ctg, 1994).
Quản trị công ty là cách thức mà các nhà đầu tư vốn cho doanh nghiệp, nhà đầu
tư đảm bảo thu được lợi tức từ các khoản đầu tư của họ (Shleifer và ctg, 1997).
Quản trị công ty là hệ thống được xây dựng để điều khiển và kiểm soát các
doanh nghiệp. Cấu trúc quản trị công ty chỉ ra cách thức phân phối quyền và


9

trách nhiệm trong số những thành phần khác nhau có liên quan tới công ty cổ
phần như hội đồng quản trị, giám đốc, cổ đông và những chủ thể khác có liên
quan. Quản trị công ty cũng giải thích rõ quy tắc và thủ tục để ra các quyết định
liên quan tới vận hành công ty. Bằng cách này, quản trị công ty đưa ra cấu trúc
thông qua đó thiết lập các mục tiêu công ty, và cả phương tiện để đạt được mục
tiêu hay giám sát hiệu quả công việc (OECD, 1999; 2004).
Trên thực tế, quản trị công ty vẫn còn là một khái niệm mới đối với các nhà
quản lý ở Việt Nam và ở một chừng mực nào đó thì khái niệm này hay bị nhầm

lẫn với khái niệm quản lý công ty. Cần phân biệt rõ rằng quản trị công ty và
quản lý công ty là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Quản trị công ty tập chung
vào các cơ cấu và các quy trình của công ty nhằm đảm bảo sự công bằng, tính
minh bạch, tính trách nhiệm và tính giải trình. Trong khi đó, quản lý công ty tập
chung vào các công cụ cần thiết để điều hành doanh nghiệp. Quản trị công ty
được đặt ở một tầm cao hơn nhằm đảm bảo tối đa hoá giá trị vốn chủ sở hữu.
Điểm chung giữa hai lĩnh vực này là mục tiêu chiến lược, một vấn đề được xem
xét cả ở cấp độ quản trị công ty lẫn cấp độ quản lý công ty.
Quản trị công ty là tập hợp các quy trình và chính sách có tác động đến cách
thức kiểm soát một công ty. Điều này đảm bảo rằng một công ty được theo dõi
một cách có trách nhiệm và minh bạch với mục đích thúc đẩy sự thành công lâu
dài của công ty (Dhaouadi, 2012).
Về cấu trúc quản trị công ty bao gồm cơ chế quản trị bên trong và cơ chế quản
trị bên ngoài (Denis, 2001). Cơ chế quản trị bên trong công ty bao gồm: (i) hội
đồng quản trị, (ii) chính sách tài chính công ty, (iii) cổ đông lớn, (iv) thù lao
ban quản lý và (v) tỷ lệ sở hữu cấp quản lý. Cơ chế quản trị bên ngoài công ty
tương ứng với việc quản trị thị trường của công ty và hệ thống pháp lý liên quan
(McColgan, 2001).


10

2.1.2 Hiệu quả công ty
Trong cơ chế thị trường, mục tiêu quan trọng dài hạn của các công ty là tối đa
hoá giá trị vốn chủ sở hữu.Hiệu quả hoạt động công ty đạt được khi các nguồn
lực trong doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả để hoàn thành mục tiêu của công
ty (Draff, 2008, trích bởi Darmadi, 2011).
Để hiểu rõ hơn khái niệm này, chúng ta xem xét khái niệm hiệu quả kinh tế của
một hiện tượng.Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là
một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài

lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Từ định nghĩa này có thể
hiểu hiệu quả công ty là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực để đạt được mục tiêu đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết
quả thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Độ chênh lệch giữa
hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao.Trên góc độ này thì hiệu quả
đồng nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp.
Như vậy, hiệu quả công ty là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn vật lực, tài chính của công ty để đạt được hiệu quả cao nhất.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một trong những biện pháp và yêu cầu rất
quan trọng của công ty để thúc đẩy sự phát triển công ty bền vững. Trên thực tế,
có rất nhiều các tiêu chuẩn khác nhau được sử dụng để đo lường hiệu quả công
ty bao gồm: lợi nhuận trên tài sản – ROA (Ross và ctg., 2008), lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu – ROE (Ross và ctg., 2008), tổng giá trị thị trường chia cho
tổng tài sản – Tobin Q (Morck và ctg., 1988) và thu nhập trên mỗi cổ phiếu –
EPS.


×