Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến chính sách cổ tức các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
------------------------------

NGUYỄN THỊ KIM THOA

CÁC NHÂN TỐ QUẢN TRỊ CÔNG TY ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CÁC CÔNG
TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN
TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
------------------------------

NGUYỄN THỊ KIM THOA

CÁC NHÂN TỐ QUẢN TRỊ CÔNG TY ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CÁC CÔNG
TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN
TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN ĐÌNH NGUYÊN



TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS Phan Đình Nguyên
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày … tháng … năm …
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

Chủ tịch

2

Phản biện 1

3


Phản biện 2

4

Ủy viên

5

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Kim Thoa,

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 21/10/1986,


Nơi sinh:Bình Phước

Chuyên ngành: Kế ToánMSHV: 1541850048
I- Tên đề tài:
Các nhân tố quản trịảnh hưởng đến chính sách cổ tức các công ty niêm yết trên
sàn chứng khoán TP.HCM
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nghiên cứu thực trạng những nhân tố của quản trị ảnh hưởng đến các chính sách
cổ tức các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM giai đoạn 2011-2015.
III- Ngày giao nhiệm vụ:

23/01/2016

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 25/07/2016
V- Cán bộ hướng dẫn:PGS.TS Phan Đình Nguyên
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn Ảnh hưởng quản trị công ty đến chính
sách cổ tức các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP. HCM là công trình
của việc học tập và nghiên cứu thật sự nghiêm túc của bản thân. Những kết quả nêu
ra trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố trước đây. Các số
liệu trong luận văn nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, được tổng hợp từ những

nguồn thông tin đáng tin cậy.
Tp.HCM, tháng 06 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Thoa


ii

LỜI CẢM ƠN
Học tập là một quá trình phấn đấu của bản thân kết hợp với sự hướng dẫn dìu
dắt của quý Thầy Cô, cùng với sự hỗ trợ của các bạn học và giá đình.Với tình cảm
chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất, Tôi xin gửi đến quý Thầy Cô ở khoa Kế
toán – Tài chính – Ngân hàng; phòng Quản lý khoa học và đào tạo sau đại học –
Trường Đại học Công nghệ Tp. HCM cùng tất cả giảng viên các bộ môn; tất cả quý
Thầy Cô đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức
quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Đặc biệt tôi chân thành cảm ơn PGS.TS Phan Đình Nguyên đã dành nhiều
thời gian tâm huyết, trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo và tọa điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn. Nếu không có những lời
hướng dẫn tận tình của thầy thì tôi rất khó hoàn thiện được luận văn này.
Mặc dù, tôi đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
luận văn. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinh nghiệm trong
nghiên cứu nên đề tài luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để luận văn của
tôi được hoàn thiện hơn nữa.
Tp.HCM, tháng 07 năm 2016
Tác giả


Nguyễn Thị Kim Thoa


iii

TÓM TẮT
Các yếu tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp tác động như thế nào
đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Trên thực tế các doanh nghiệp niêm yết ở
Việt Nam lựa chọn chính sách cổ tức nào? Những chính sách cổ tức đó có nhất
quán với mục tiêu tối đa hóa tài sản của cổ đông? Trong giai đoạn khó khăn các
công ty có thường cắt giảm cổ tức không?... Ở Việt Nam hiện nay, các công ty
niêm yết nói riêng và các công ty cổ phần nói chung vẫn chưa hình dung rõ nét
chính sách cổ tức là như thế nào và chưa nhận thức đúng mức tầm quan trọng, mức
độ của các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng của chính sách cổ tức và tác động
lên giá trị doanh nghiệp
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là kiểm tra mối quan hệ giữa quản trị công
ty và chính sách cổ tức của các công ty được niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng
Khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể là xác định có tồn tại mối liên hệ giữa quản
trị công ty chính sách cổ tức của các công ty niêm yết tại Tp.HCM, xác định mức
độ ảnh hưởng của quản trị công ty đến chính sách cổ tức các công ty niêm yết
HOSE.
Luận văn tìm được bằng chứng chắc chắn về việc lý thuyết thay thế giải
thích tốt hơn về mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và chính sách cổ tức.
Theo đó, công ty có quản trị doanh nghiệp yếu kém sẽ chi trả cổ tức nhiềuhơn.
Luận văn thấy rằng công ty Quy mô HĐQT (BSIZE), tỷ lệ sở hữu của CEO
(OWN), Đòn bẩy tài chính (LEV) và Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập
(OUTSIDER) có tác động đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp, các biến này
càng lớn sẽ có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp. Bằng chứng này của luận văn đóng góp một
phần nhỏ trong việc ủng hộ quan điểm: ở các quốc gia có hệ thống luật dân sự
(civil law) như Việt Nam, khi mà quyền lợi cổ đông thiểu số thường không được

bảo vệ cao như các quốc gia theo hệ thống luật thông lệ (common law), niềm tin
của cổ đông rất có giá trị.
Nghiên cứu có một số ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực đầu tư tài chính.
Ngoài việc đóng góp vào kho tàng cơ sở lý thuyết nghiên cứu về chính sách cổ tức
với việc nghiên cứu thực nghiệm tại thị trường Việt Nam, nghiên cứu còn có ý
nghĩa thực tiễn nhằm giúp các nhà quản trị doanh nghiệp, những nhà đầu tư tại thị
trường Việt Nam nhận biết được yếu tố nào là quan trọng nhất quyết định chính
sách cổ tức để từ đó đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn


iv

ABSTRACT
The elements inside and outside of the enterprise how to impact the dividend
policy of the enterprise. In fact the listed companies in Vietnam dividend policy
choices yet? The dividend policy which is consistent with the objective of
maximizing shareholder's assets? In difficult times companies often cut dividends
not? ... In Vietnam today, the listed companies in particular, and the joint-stock
company in general has not yet clearly envision dividend policy What is and is not
adequately aware of the importance and seriousness of the corporate governance
factors affecting the dividend policy and the impact on corporate value.Research
objectives of the thesis is to examine the relationship between corporate governance
and dividend policy of the company is listed on the Ho Chi Minh City Stock
Exchange. Specifically, there exists determine the relationship between corporate
governance and dividend policy of listed companies in HCM City, determine the
extent of the impact of corporate governance on the dividend policy of the company
listed.
Thesis find solid evidence about alternative theories to explain better the
relationship between corporate governance and dividend policies. Accordingly,
companies with weak corporate governance will pay dividends nhieuhon.

Thesis that the BOD company size (BSIZE), CEO of Ownership (OWN),
financial leverage (LEV) and Proportion of independent board members (Outsider)
has an impact on dividend policy now, these variables will have greater dividend
payout ratio is low. This evidence of the thesis contribute a small part to support the
view: in countries with civil law systems (civil law) such as Vietnam, where the
minority shareholders' interests are not being protected high as countries practice
civil law (common law), shareholder confidence is valuable.Research has several
important implications in the field of financial investments. In addition to
contributing to the treasure base of theoretical research on dividend policy on
empirical research in Vietnam market, the study also has practical significance to
help corporate executives, the head investment in Vietnam market factors perceived
as the most important policy decisions dividend to thereby make the right
investment decisions.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................................ii
TÓM TẮT ............................................................................................................................................. iii
ABSTRACT.......................................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................................................... v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................................................... x
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................1
1. Lý do hình thành đề tài ..........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................................2

4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu ................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................3
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài .....................................................................................................3
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu .................................................................................................3
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .........................................................4
1.1. Đề tài nghiên cứu nước ngoài .........................................................................................4
1.2

. Đề tài nghiên cứu trong nước ...................................................................................9

1.3 Nhận xét về các công trình nghiên cứu .................................................................... 12
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................................. 14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................................... 15
2.1. Tổng quan về chính sách cổ tức ................................................................................... 15


vi
2.1.1. Các lý thuyết và nghiên cứu về chính sách cổ tức......................................... 15
2.1.2. Khái niệm về cổ tức và chính sách cổ tức ......................................................... 20
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá chính sách cổ tức ............................................................. 21
2.1.3.1. Thu nhập mỗi cổ phần (Earning per share-EPS) .................................. 21
2.1.3.2. Cổ tức mỗi cổ phần (Dividend per share -DPS) ..................................... 21
2.1.3.3.Tỷ lệ chi trả cổ tức ............................................................................................... 21
2.1.2.4.Chỉ số thu nhập giữ lại ....................................................................................... 22
2.2. Tổng quan về quản trị công ty ...................................................................................... 22
2.2.1. Vấn đề đại diện ........................................................................................................... 22
2.2.2. Cổ đông thiểu số - thước đo chi phí đại diện .................................................. 23
2.2.3. Quản trị doanh nghiệp - Cơ chế bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số ở
cấp độ doanh nghiệp............................................................................................................. 23
2.2.4. Khái niệm và vai trò của quản trị công ty....................................................... 24

2.2.5. Lý thuyết về mối quan hệ của quản trị công ty và chính sách công ty . 30
2.3. Các nhân tố nào của quản trị doanh nghiệp tác động đến chính sách cổ
tức ..................................................................................................................................................... 33
2.3.1.

Quy mô HĐQT (BSIZE) ....................................................................................... 34

2.3.2.

Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập (OUTSIDER) ............................................ 36

2.3.3.

Tỷ lệ sở hữu của CEO (OWN) ........................................................................... 37

2.3.4.

Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (MTB) ............................................. 39

2.3.5. Quy mô công ty (SIZE) ............................................................................................ 39
2.3.6. Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) ......................................................... 40
2.3.7. Đòn bẩy tài chính (LEV) ......................................................................................... 40
2.4. Mô hình nghiên cứu ........................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................................. 41
CHUƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 43
3.1. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................................... 43
3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 43


vii

3.3. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................................... 44
3.3.1.Biến nghiên cứu .......................................................................................................... 44
3.3.1.1. Biến phụ thuộc.................................................................................................... 44
3.3.1.2. Biến độc lập .......................................................................................................... 45
3.3.2. Mô hình nghiên cứu ................................................................................................. 47
3.3.3. Các giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 49
3.3.4. Phương pháp kiểm định mô hình ...................................................................... 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................................. 52
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 53
4.1.Mưc đo chi trả cổ tức cua cac oanh nghi p ............................................................... 53
4.1.1. Thong k mo ta ch so PR ....................................................................................... 53
4.1.2. Thong k mo ta cac bi n đoc ap ............................................................................. 53
4.2. Phan t ch moi tương uan giưa cac bi n trong mo h nh........................................ 54
4.3. Phan t ch mo h nh hoi uy tuy n t nh đa bi n ..................................................... 56
4.3.1. Phan t ch mo h nh an 1 .......................................................................................... 56
4.3.1.1. Mo h nh an 1 ....................................................................................................... 56
4.3.1.2. Ki m đinh mo h nh an 1 ................................................................................ 56
4.3.2. Phan t ch mo h nh cac an ti p th o .................................................................. 57
4.3.2.1. Cach oai bo cac bi n va mo h nh an cuoi .............................................. 57
4.3.2.2. Ki m đinh mo h nh hoi uy an cuoi ......................................................... 59
4.3.3 . K t ua nghi n cưu va ban uan v k t ua nghi n cưu ........................ 65
4.3.3.1.K t ua nghi n cưu ............................................................................................ 65
4.3.3.2. Ban uan v k t ua nghi n cưu .................................................................. 66
KẾT LUẬN CHƯƠNG4 .................................................................................................................. 69
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 70
5.1. Kết uận .................................................................................................................................. 70
5.2. Giải pháp gợi ý .................................................................................................................... 71
5.3. Hạn chế của bài nghiên cứu .......................................................................................... 75



viii
KẾTLUẬN ........................................................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................. 79

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HĐQT

: Hội dồng quản trị

QTCT

: Quản trị công ty

HOSE

: Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM

HNX

: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

P/B

: Tiêu chuẩn đánh giá những cơ hội tăng trưởng

CEO

: Giám đốc điều hành

TDI


: Chỉ số minh bạch và công khai

EPS

: Thu nhập mỗi cổ phần

DPS

: Cổ tức mỗi cổ phần

OECD

: Tổ chức hợp tác và phát truyển kinh tế

MTB

: Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách

NYA

: % vốn hoá thị trường của tổng tài sản

NYE

: % vốn hoá thị trường của chủ sở hữu

ROA

: Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản


ROE

: Thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu

LEV

: Đòn bẩy tài chính

OWN

: Tỷ lệ sở hữu cổ phần công ty của CEO

LEV

: Đòn bảy tài chính

SIZE

: Quy mô công ty

BSIZE

: Quy mô hội đồng quản trị

OUTSIDER

: Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập

BCTC


: Báo cáo tài chính


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tổng hợp các nhân tố quản trị doanh nghiệp và các đặc điểm công ty
có tác động đến chính sách cổ tức .......................................................................................... 48
Bang 4.1: K t ua thong k mo ta ch so Mưc đo chi trả cổ tức cac oanh nghi p
ni m y t tr n Sơ Giao ich chưng khoan Tp.HCM: .............................................................. 53
Bang 4.2: Bang k t ua thong k mo ta cac bi n đoc ap.................................................... 53
Bang 4.3: Ma tran tương uan giưa cac bi n trong mo h nh ...................................... 55
Bang 4.4: Đanh gia mưc đo phu hơp cua mo h nh an 1 ............................................... 56
Bang 4.5: Cac thong so thong k trong mo h nh hoi uy bang phương phap
Enter .................................................................................................................................................... 57
Bang 4.6:Đanh gia mưc đo phu hơp cua mo h nh an 2 ................................................ 58
Bang 4.7: Cac thong so thong k trong mo h nh hoi uy an 2 bang phương
phap Ent rCo

ici ntsa .............................................................................................................. 58

Bang 4. : Bang ma tran tương uan giưa bi n phu thuoc va cac bi n đoc ap .. 63
Bảng 4.9: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến lần
cuoi ....................................................................................................................................................... 64
Bảng 4.10: Các thông số thống kê trong mô hình hồi qui an cuoi bằng phương
pháp Enter......................................................................................................................................... 65


x


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Các cấp độ và lợi ích tiềm năng của QTCT hiệu quả .......................................... 27
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................. Error! Bookmark not defined.
Hình 3.1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 47
Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa mức độ CBTT và phần dư từ hồi qui ............................... 60
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa ..................................................... 61
Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa ................................................. 62


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do hình thành đề tài
Trong tài chính doanh nghiệp có 3 quyết định cơ bản: quyết định đầu tư, quyết
định tài trợ, và quyết định chi trả cổ tức. Cả ba quyết định trên đều phải nhất quán với
mục tiêu nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Ta cần phải thấy rằng, các quyết định
này liên quan với nhau theo một cách nào đó. Thí dụ, các đầu tư của một doanh
nghiệp ấn định mức lợi nhuận tương lai và tiềm năng cổ tức tương lai; cấu trúc vốn
ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn, và đến lượt mình, chi phí sử dụng vốn ấn định
một phần đến số cơ hội đầu tư có thể chấp nhận được; và chính sách cổ tức ảnh hưởng
đến số lượng vốn cổ phần thường trong cấu trúc vốn của một doanh nghiệp (qua lợi
nhuận giữ lại), và mở rộng ra, ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn. Khi lập các quyết
định tương quan lẫn nhau này, mục tiêu là tối đa hóa tài sản của cổ đông. Nhưng nếu
chỉ xem xét 1 cách cô lập thì chính sách cổ tức có tác động thế nào đến giá trị doanh
nghiệp? Một doanh nghiệp lựa chọn một chính sách cổ tức dựa vào đâu? Có chính
sách nào tối ưu cho tất cả các doanh nghiệp? Các yếu tố bên trong và bên ngoài của
doanh nghiệp tác động như thế nào đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Trên
thực tế các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam lựa chọn chính sách cổ tức nào?

Những chính sách cổ tức đó có nhất quán với mục tiêu tối đa hóa tài sản của cổ đông?
Trong giai đoạn khó khăn các công ty có thường cắt giảm cổ tức không?... Ở Việt
Nam hiện nay, các công ty niêm yết nói riêng và các công ty cổ phần nói chung vẫn
chưa hình dung rõ nét chính sách cổ tức là như thế nào và chưa nhận thức đúng mức
tầm quan trọng, mức độ của các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng của chính sách cổ
tức và tác động lên giá trị doanh nghiệp. Việc chi trả cổ tức của các công ty còn mang
nặng tính tự phát, chưa có tính chiến lược dài hạn.
Chính trong tình hình đó, chúng ta rất cần thiết phải có những công trình nghiên
cứu làm rõ về chính sách cổ tức, cách thức xây dựng chính sách cổ tức tối ưu, cũng
như việc đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố quản trị công ty tác động đến chính
sách cổ tức. Xuất phát từ những nhu cầu cấp thiết trên, tôi xin đi vào nghiên cứu “Các
nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Tp.HCM” làm đề tài nghiên cứu.


2
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Mục tiêu chung:

Nghiên cứu các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các
công ty được niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
-

Mục tiêu cụ thể:

+ Xác định các nhân tố của quản trị công ty ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của
các công ty niêm yết tại Tp.HCM.
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến

chính sách cổ tức các công ty niêm yết HOSE.
+ Đề xuất các kiến nghị phù hợp nhằm tối ưu hóa chính sách cổ tức để nâng cao
giá trị công ty.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài và các kết quả nghiên cứu trước đây, câu hỏi
cần nghiên cứu:
-

Các nhân tố nào của quản trị công ty tác động đến chính sách cổ tức công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán TP. HCM?

-

Mức độ tác động của các nhân tố của quản trị công ty tác động đến chính sách
cổ tức công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP. HCM là như thế nào?

-

Các giải pháp nào từ quản trị công ty nhằm tối ưu hóa chính sách cổ tức để
nâng cao giá trị công ty?

4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng các nhân tố của quản trị công ty đến chính
sách cổ tức các công ty niêm yết.
 Phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu: Tác giả chỉ nghiên cứu đến các công ty cổ phần niêm yết
trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm các lĩnh
vực kinh doanh trừ ngân hàng và chứng khoán do các ngành này có đặc thù
riêng.

 Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu, khảo sát được tiến hành từ 2011 2015.


3
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận nghiên cứu định lượng để kiểm tra các nhân
tố quản trị công ty ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty được niêm yết
trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Dựa trên các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả đã tổng hợp, xây dựng lại
mô hình nghiên cứu sao cho phù hợp với thực tế tại Việt Nam cũng như phù hợp với
điều kiện của nghiên cứu này.
Các kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề ra bao gồm các công việc như chọn
mẫu, lọc dữ liệu và phân tích dữ liệu. Nguồn tài liệu chủ yếu là dữ liệu thứ cấp do tác
giả thu thập dựa vào các báo cáo thường niên của các công ty niêm yết đã được công
bố. Cùng với sự hỗ trợ của các phần mềm như SPSS, Microsoft Excel để thống kê,
kiểm tra mối quan hệ giữa quản trị công ty và chính sách cổ tức của các công ty niêm
yết.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Tổng kết các lý thuyết về quản trị công ty, chính sách cổ tức trong nước và trên
thế giới.
Định lượng được các nhân tố của quản trị công ty ảnh hưởng đến chính sách cổ
tức công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP. HCM năm 2015.
Đánh giá tác động của các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến với chính
sách cổ tức công ty và đưa ra những giải pháp từ quản trị công ty nhằm tối ưu hóa
chính sách cổ tức để nâng cao giá trị công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.
HCM nói riêng cũng như góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế cả nước
nói chung.
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


4

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày các nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được thực hiện
trên Thế giới và Việt Nam từ đó đưa ra những nhận xét và hướng nghiên cứu tiếp theo
của đề tài.
1.1. Đề tài nghiên cứu nước ngoài
Jonh Lintner (1956),bằng cách tiến hànhnghiên cứu hơn 600 công ty ở Mỹ
trong những năm 1950. John Lintner đã khảo sát hàng loạt các quan điểm cổ điển của
các Giám đốc về chính sách phân phối cổ tức; nghiên cứu các yếu tố quyết định sự
phân phối thu nhập của các doanh nghiệp cho cổ tức, lợi nhuận giữ lại và thuế và tóm
lượt lại một cách ngắn gọn gồm 4 mô hình :
- Các doanh nghiệp có các tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu dài hạn. Với thu
nhậptương đối ổn định, các doanh nghiệp sung mãn thường có tỷ lệ chi trả cổ tức cao,
cácdoanh nghiệp tăng trưởng chi trả cổ tức thấp.
- Các giám đốc thường tập trung nhiều vào những thay đổi cổ tức hơn là so
vớimức chi trả tuyệt đối. Như vậy, nếu cổ tức của năm vừa qua là 1$ thì thanh toán
cổtức là 2$ trong năm nay sẽ là một quyết định tài chính ấn tượng (tăng 100% so
vớinăm qua), nhưng sẽ không là gì cả nếu cổ tức năm vừa qua cũng là 2$ (tăng
trưởng0%).
- Cổ tức thay đổi theo sau những thay đổi trong lợi nhuận ổn định và kéo
dài,những thay đổi trong lợi nhuận tạm thời sẽ không có tác động gì đến chi trả cổ tức.
- Các giám đốc tài chính đặc biệt lo lắng về việc phải hủy bỏ chính sách chi trả
cổtức cao trước đây do những tác động ngược của quyết định này. Trong trường

hợpnày, họ rất miễn cưỡng đưa ra những quyết định về thay đổi chính sách cổ tức.
Mô hình của Lintner xác nhận rằng cổ tức phụ thuộc một phần vào lợi nhuậnhiện
tại của doanh nghiệp và một phần vào cổ tức của năm trước đó. Đến lượt mình,cổ tức
của năm trước lại phụ thuộc vào lợi nhuận của năm đó và cổ tức năm trước đó.
Miller and Modigliani (1961), cho rằng trong thị trường tài chính, được giả định
là không thuế, không có chi phí mua bán, không có thông tin bất cân xứng và không
có chi phí đại diện thì chính sách cổ tức của công ty không có tương quan đến giá trị
cổ phiếu. Do đó, các nhà quản lý không thể thay đổi giá trị công ty bằng việc thay đổi
chính sách cổ tức.


5
Fazzari, Hubbard and Petersen (1988), kết luận rằng quyết định cổ tức của
công ty bị ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền tự do của công ty. Ngoài ra, Fama and
French (1997) nghiên cứu về chính sách cổ tức và quyết định vay nợ của các công ty ở
Mỹ và có kết luận “Nợ, đầu tư và chính sách cổ tức có mối quan hệ với nhau”.
DeAngelo et al. (2006), nghiên cứu lý thuyết chi phí đại diện và kết luận rằng
chính sách cổ tức được xác định bằng chi phí đại diện- chi phi phát sinh do mâu thuẫn
giữa nhà quản lý và cổ đông công ty. Nhà quản lý không phải lúc nào cũng thực hiện
theo chính sách cổ tức tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông nhưng họ sẽ chọn chính sách
cổ tức tối đa hóa quyền lợi các nhân. Ngoài ra, còn có các nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng đến chính sách cổ tức. Farsio et al., (2004) kết luận rằng có mối quan hệ
nhân quả giữa lợi nhuận công ty và cổ tức trong ngắn hạn. Dhanani, (2005) thực hiện
khảo sát các nhà quản lý và kết luận rằng chính sách cổ tức sẽ làm gia tăng giá trị công
ty.
Các nghiên cứu mở rộng của Fama và Babiak (1968) đã xác nhận giả thiết này.
Cáckiểm định của họ về mô hình Lintner cho thấy rằng mô hình này đưa ra một lời
giảithích đáng tin cậy về việc các doanh nghiệp quyết định tỷ lệ cổ tức như thế nào
nhưngnó vẫn chưa giải thích hết toàn bộ. Sự thật là không có một phương pháp chung
nào đểgiải thích cho chính sách cổ tức.

Những phát hiện tiếp theo sau Lintner được công bố bởi DeAngelo và Skinner
(1990). Cụ thể, trong thời điểm khó khăn về tài chính, các nhà quản lý thường thích
giảm chi trả cổ tức hơn là ngừng hẳn việc chi trả. Ngoài ra, với lịch sử chi trả cổ tức
trong thời gian dài nên họ có khuynh hướng không muốn cắt giảm hoặc loại bỏ nhằm
duy trì cái nhìn triển vọng phát triển công ty của các nhà đầu tư.
Fama & Frech (2001) nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ
tức của những công ty ở Mỹ giai đoạn 1926 đến 1999, sử dụng dữ liệu CRSP và
Compustat kèm theo phương pháp hồi quy và thống kê. Nghiên cứu kết luận những
yếu tố ảnhhưởng đến việc chi trả cổ tức của các công ty là: quy mô, lợi nhuận và cơ
hội đầu tư.
Cụ thể, khả năng chi trả cổ tức có tương quan cùng chiều với quy mô doanh
nghiệp vàkhả năng sinh lợi; tương quan nghịch chiều với tỷ số giá trị thị trường trên
giá trị sổ sáchP/B (tiêu chuẩn đánh giá những cơ hội tăng trưởng). Những công ty có
khuynh hướngtrả cổ tức khi chúng có quy mô lớn, có lợi nhuận và ít cơ hội đầu tư.


6
Những công ty màchưa bao giờ trả cổ tức thì có quy mô nhỏ, lợi nhuận thấp và có
nhiều cơ hội đầu tư.
DeAngelo & Stulz (2006) mở rộng phân tích của Fama & French bằng cách
thêm vào thước đo giai đoạn phát triển của doanh nghiệp (được đánh giá bằng tỷ số
thu nhập giữ lại trên giá trị sổ sách của vốn cổ phần (RE/BE)). Nghiên cứu dựa trên số
liệu CRSP và Compustat từ năm 1973 đến năm 2002, sử dụng phương pháp phân tích
đơn biến và hồi quy logit, cho thấy xu hướng chi trả cổ tức có mối quan hệ với Tỷ lệ
RE/BE, Tăng trưởng, Lợi nhuận, Quy mô doanh nghiệp, Tổng số vốn chủ sỡ hữu,
Số dư tiền mặtvà Cổ tức quá khứ, kết hợp với lý thuyết vòng đời.
David Denis & Igor Osobov (2007) tiếp tục mở rộng nghiên cứu của Fama
&French bằng cách kiểm tra các chỉ số theo thời gian tại các thị trường ở Mỹ, Canada,
Anh, Đức, Pháp, Nhật từ năm 1989 đến 2002. Nghiên cứu sử dụng phương trình hồi
quy, cho thấy chính sách cổ tức có tương quan rất mạnh với lợi nhuận, lợi nhuân giữ

lại/vốn chủ sỡ hữu và quy mô. Cổ tức tập trung chủ yếu ở các công ty lớn và sinh lời,
các yếu tố như khả năng sinh lợi, quy mô, tỷ lệ lợi nhuận giữ lại ở cả 6 nước đều ảnh
hưởng đến chính sách chi trả cổ tức. Ngoài Canada, các nước còn lại có sự gia tăng
cổtức từ năm 1990 đến năm 2002.
Ho (2003) sử dụng phương pháp bình phương bé nhất OLS để so sánh các chính
sách cổ tức tại Úc và Nhật Bản. Nghiên cứu tiến hành 2235 quan sát từ 332 công ty
trong khoảng thời gian 1992-2001 đã kết luận rằng: tất cả các biến lợi nhuận, quy mô,
tính thanh khoản, đòn bẩy, rủi ro và tăng trưởng có ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ
tức ở 2 quốc gia. Các kết quả này được hỗ trợ bởi các lý thuyết chi phí đại diện và
thuyết tín hiệu, cho thấy rằng tỷ lệ chi trả cổ tức ở Úc cao hơn ở Nhật Bản. Ở Úc,
chính sách cổ tức có quan hệ cùng chiều với quy mô công ty còn ở Nhật Bản, chính
sách cổ tức có quan hệ cùng chiều với khả năng thanh khoản và nghịch chiều với rủi
ro.
G Ramesh, Badar Khalid Al Shabibi (2011) nghiên cứu số liệu của 90 công ty
phitài chính ở Vương quốc Anh trong năm 2007. Điều đặc biệt trong nghiên cứu này
phảikể đến việc xem xét mức độ mà các yếu tố quản trị doanh nghiệp ảnh hưởng đến
chínhsách cổ tức của công ty. Các yếu tố được phân thành 2 lọai:
- Yếu tố quản trị doanh nghiệp bao gồm quy mô ban quản trị, hội đồng quản trị
độclập và loại kiểm toán.


7
- Yếu tố đặc điểm công ty bao gồm quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận, các khoản
nợ,tăng trưởng, rủi ro, loại ngành công nghiệp.
Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS, xây dựng nhiều mô hình hồi quy để phân
tíchsự tương quan và đa công tuyến của các yếu tố trên đến chính sách cổ tức. Kết luận
chỉra rằng yếu tố hội đồng quản trị độc lập là một trong những yếu tố quan trọng tác
độngđến chính sách trả cổ tức. Ngoài ra, một số nhân tố trong những đặc điểm của
công tycũng đã ảnh hưởng đến quyết định chi trả cổ tức như lợi nhuận, rủi ro và quy
môdoanh nghiệp.

Eriotis (2005) nghiên cứu sự ảnh hưởng của chính sách chi trả cổ tức đối với quy
môcông ty và những thay đổi trong phân phối thu nhập. Nghiên cứu tiến hành trên
149công ty trên thị trường chứng khoán Hy Lạp từ năm 1996 đến năm 2001 bằng
phươngpháp hồi quy bảng. Kết luận của nghiên cứu cho thấy rằng, các công ty thiết
lập chínhsách cổ tức không chỉ bởi phân phối lợi nhuận ròng mà còn bởi sự thay đổi
cổ tức nămtrước, sự thay đổi của phân phối thu nhập năm trước và quy mô của công
ty.
Kania & Bacon(2005),sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS nghiên
cứu dữ liệu của hơn 10.000 công ty và đưa ra kết luận: chính sách chi trả cổ tức ảnh
hưởng nhiều bởi lợi nhuận (lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu), tốc độ tăng trưởng (tăng
trưởng doanh số bán hàng), rủi ro (hệ số β), tính thanh khoản (tỷ số thanh toán hiện
hành), kiểm soát (quyền sở hữu nội bộ).
Malkawi (2007),sử dụng hồi quy Tobit nghiên cứu 160 công ty ở bốn lĩnh vực:
công nghiệp, dịch vụ, bảo hiểm và ngân hàng ở Jordan từ năm 1989 đến năm 2000.
Đây lànghiên cứu hỗ trợ mạnh mẽ cho giả thuyết chi phí đại diện. Quy mô, thời gian
thànhlập và lợi nhuận được xem là yếu yố quyết định đến chinh sách cổ tức của các
công ty.
Anil Kapoor (2008) sử dụng phương pháp thống kê, tương quan và hồi quy
nghiên cứu các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin ở Ấn Độ từ năm 2000 đến
năm 2006.Nghiên cứu đi đến kết luận: dòng tiền, thuế doanh nghiệp, tăng trưởng
doanh thu…không giải thích các mô hình thanh toán cổ tức của ngành công nghệ
thông tin. Chỉ cóthanh khoản và hệ số biến đổi trong thu nhập (hệ số β) là yếu tố
quyết định đáng chúý.


8
Ahmed & Javid (2009) sử dụng mô hình Lintner nghiên cứu 320 công ty ở
Karachitừ 2001 đến 2006. Nghiên cứu chứng minh các công ty có lợi nhuận cao và thu
nhập ổnđịnh sẽ có dòng tiền lớn, đủ khả năng trả cổ tức cao hơn. Lợi nhuận, tính
thanh khoảnvà quyền sở hữu có tác động cùng chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức trong khi

quy mô của các công ty có quan hệ nghịch chiều cho thấy rằng các công ty muốn đầu
tư vào tài sảncủa họ chứ không phải là chi trả cổ tức cho các cổ đông.
Mondher Kouki (2009) nghiên cứu thực nghiệm lý thuyết chi phí đại diện giải
thíchcho chính sách cổ tức từ 1995 đến 2001 của 29 công ty ở Tunisia. Những yếu tố
quyếtđịnh tỷ lệ chi trả cổ tức là lợi nhuận, rủi ro tài chính, cơ hội đầu tư, quy mô
công ty,áp lực từ các cổ đông và cơ quan quản lý. Bằng chứng thực nghiệm cho
thấy có mốiliên hệ giữa quy mô doanh nghiệp và chính sách cổ tức, đồng thời, nghiên
cứu chỉ rarằng các doanh nghiệp với các cơ hội đầu tư tốt hơn có nhiều khả năng trả cổ
tức thấphơn, các công ty có đòn bẩy cao có xu hướng chi trả cổ tức thấp hơn.
Kashif Imran (2011) nghiên cứu dữ liệu của 36 công ty niêm yết trên Sàn giao
dịchchứng khoán Karachi từ năm 1996 đến năm 2008. Nghiên cứu sử dụng các bảng
dữ liệuvới phương pháp ảnh hưởng cố định, ảnh hưởng ngẫu nhiên và hồi quy bình
phương bénhất OLS, kết quả cho thấy: cổ tức quá khứ, thu nhập trên mỗi cổ phiếu,
lợi nhuận,dòng tiền, tăng trưởng doanh số và quy mô của công ty có mối quan hệ
cùng chiềuvới chính sách cổ tức. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ
nghịch chiều giữachính sách trả cổ tức và dòng tiền mặt ở Pakistan và tính thanh
khoản không liên quanđến chính sách chi trả cổ tức.
Dr. Faris Nasif AL – Shubiri (2011) xác định chính sách cổ tức của 60 công
tycông nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Amman từ năm 2005 đến năm
2009.Nghiên cứu sử dụng hồi quy Tobit và phân tích hồi quy logit, cho thấy khả năng
chi trảcổ tức tăng lên khi tỷ lệ nợ, quyền sở hữu của tổ chức, rủi ro kinh doanh và
tài sảnhữu hình giảm trong khi tính thanh khoản và dòng tiền tự do không ảnh
hưởng đếnkhả năng chi trả cổ tức. Nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ nghịch chiều giữa
đòn bẩy vàquyết định thanh toán cổ tức, và mối quan hệ cùng chiều giữa lợi nhuận, tỷ
lệ tăngtrưởng tiềm năng, quy mô doanh nghiệp và chi trả cổ tức. Cơ hội tăng trưởng
giữ vaitrò quan trọng trong quyết định chính sách cổ tức.
Yordying Thanatawee (2008),xem xét chính sách cổ tức của 287 công ty phi
tàichính ở Thái Lan giai đoạn 2002-2008. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ma trận



9
tươngquan và hồi quy bình phương bé nhất OLS với các biến độc lập: vòng đời, dòng
tiền,khả năng sinh lợi, quy mô, cơ hội tăng trưởng, đòn bẩy của công ty. Nghiên cứu
chỉ rarằng các công ty lớn với dòng tiền và lợi nhuận giữ lại trên vốn cổ phần cao hơn
có xuhướng trả cổ tức nhiều hơn, ngoài ra, các doanh nghiệp với các cơ hội tăng
trưởng caohơn có xu hướng trả cổ tức thấp hơn.
Okpara, Godwin Chigozie (2010),thực hiện nghiên cứu ở Nigeria. Nghiên cứu
sửdụng phương pháp phân tích nhân tố và phân tích hồi quy với các biến: thanh
khoản,quy mô, doanh thu, vòng quay tài sản, khả năng thanh toán hiện hành, vòng
quay hàngtồn kho, lợi tức đầu tư, cổ tức trong năm trước, thu nhập và lợi nhuận sau
thuế. Kết quảchỉ ra 3 yếu tố thu nhập, tỷ lệ cổ tức hiện tại, tỷ lệ cổ tức năm trước tác
động đáng kểđến tỷ lệ thanh toán cổ tức và tỷ suất cổ tức tại Nigeria. Trong khi đó, thu
nhập tác độngtiêu cực đến tỷ lệ chi trả cổ tức đã chỉ ra rằng lợi nhuận tạo ra được giữ
lại cho sự pháttriển của công ty.
Anupam Mehta (2012) thực hiện nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tốquan
trọng ảnh hưởng đến quyết định chi trả cổ tức của các công ty trong các lĩnh vựcbất
động sản, năng lượng, xây dựng, viễn thông, y tế và các ngành công nghiệp (trừngân
hàng và mối quan tâm đầu tư) được niêm yết trên thị trường chứng khoán AbuDhabi ở
Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) từ năm 2005 đến năm 2009.Nghiên cứu
chỉ ra lợi nhuận và quy mô là những yếu tố quan trọng nhất của quyết địnhchi trả cổ
tức, còn rủi ro của các doanh nghiệp được đo bằng hệ P/E có mối liên hệ cùngchiều
với tỷ lệ chi trả cổ tức của các doanh nghiệp ở đây.
1.2 . Đề tài nghiên cứu trong nước
Nguyễn Trọng Nguyên (2007), “Những định hướng về quản trị công ty nhằm
nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng
khoán TP Hồ Chí Minh”. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về quản trị công ty và bằng
chứng về sự tác động của quản trị công ty đến báo cáo tài chính qua các nghiên cứu
trước, tác giả nghiên cứu đưa ra một số định hướng quản trị công ty nhằm nâng cao
chất lượng báo cáo tài chính. Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, đối chiếu
giữa lý luận và thực tiễn, dựa trên phương pháp thống kê điều tra, ngoài ra sử dụng

một số phương pháp dùng bảng biểu để đánh giá vấn đề. Tác giả đưa ra mô hình với 6
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính : Hội đồng quản trị, Ban điều


10
hành, Kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập, Các cơ quan quản lý, Người sử dụng báo
cáo tài chính.
Kết quả cho thấy chất lượng báo cáo tài chính bị ảnh hưởng bởi chất lượng của
cuộc kiểm toán. Từ đó tác giả đưa ra những định hướng về ngăn ngừa và sai sót để
nâng cao chất lượng trên báo cáo tài chính.
Trần Thị Huyền Trang (2013): “Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ
tức của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE”. Bài nghiên cứu là một góc nhìn về
chính sách chi trả cổ tức các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán
HOSE và HNX trong giai đoạn 2008- 2012. Dựa vào các nghiên cứu ở các thị trường
phát triển cũng như các thị trường mới nổi để chọn các nhân tố ảnh hưởng đến chính
sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình Tobit các
nhân tố ảnh hưởng ngẫu nhiên thay cho mô hình OLS. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
các biến có ý nghĩa thống kê tại độ tin cậy 90% là tỷ lệ sở hữu nhà nước (H1), quy mô
công ty (H3), rủi ro thị trường beta (H6) và lợi nhuận công ty (H7). Dòng tiền tự do
(H2), tốc độ tăng trưởng doanh thu (H4) và giả thuyết H5 cho rằng có mối tương quan
giữa đòn bẩy tài chính của công ty và tỷ lệ chi trả cổ tức, không được hỗ trợ bởi dữ
liệu của 297 công ty trong mẫu quan sát.
Chế Cường Thịnh (2013),“Những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức
của các doanh nghiệp Việt Nam”. Với mong muốn xem xét vấn đề này tại thị trường
Việt Nam, bài nghiên cứu tiến hành xác định và xây dựng mô hình những yếu tố tác
động đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Bài nghiên cứu xây
dựng mô hình hồi quy theo 3 phương pháp: hồi quy bình phương bé nhất trong dữ liệu
bảng (Pooled), mô hình những ảnh hưởng cố định (Fix Effects Model – FEM), và mô
hình những ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM), kết hợp với phân
tích dữ liệu bảng (data pannel) để tìm ra mô hình phù hợp. Mô hình ban đầu đưa ra 6

yếu tố giải thích cho cổ tức của doanh nghiệp gồm: quy mô công ty, khả năng sinh lợi,
rủi ro của công ty, đòn bẩy tài chính, cơ hội đầu tư và cổ tức trong quá khứ. Kết quả
cuối cùng cho thấy, chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam chịu tác động
bởi 2 yếu tố là khả năng sinh lợi và cổ tức trong quá khứmặc dù rất nhiều nghiên cứu
trước đây của các tác giả trên thế giới khẳng định rằng chính sách cổ tức chịu tác động
bởi các nhân tố quy mô công ty, rủi ro công ty, đòn bẩy tài chính, cơ hội đầu tư nhưng
ở Việt Nam thì ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam khi ra quyết định phân phối cổ


11
tức không dựa vào các đặc điểm của công ty như quy mô của công ty, mức độ rủi ro
công ty đang gánh chịu, tỷ lệ đòn bẩy tài chính công ty đang sử dụng và những cơ hội
đầu tư.
Nguyễn Anh Tuấn(2013): “Quảntrị công ty, vấn đề đại diện của các công ty
đại chúng tại Việt Nam”. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và kinh doanh, Tập
29,SỐ 1 (2013) 1-10. Phân tích về quản trị công ty, khảo sát 100 công ty niêm yết lớn
nhất trên hai sàn HNX và HOSE cho thấy vấn đề quản trị công ty về từng lĩnh vực.
Nghiên cứu này tập trung vào lý thuyết nền tảng của QTCT là lý thuyết đại diện. Lý
thuyết này làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng vấn đề đại diện, cụ thể là hội đồng
quản trị. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập tài liệu và số liệu thứ cấp
để phân tích thực trạng của các công ty đại chúng niêm yết, từ đó đưa ra một số giải
pháp .
Kết quả nghiên cứu cho thấy trách nhiệm của các thành viên HĐQT có ảnh
hưởng lớn đến QTCT. Tuy nhiên sự minh bạch và công bố thông tin cũng có vai trò
không kém phần quan trọng trong cải thiện chất lượng QTCT.
Nguyễn Minh Hằng (2013), “Quản trị công ty và chính sách cổ tức ở Việt
Nam”. Nghiên cứu này nhằm làm sáng tỏ sự ảnh hưởng của quản trị công ty và các
yếu tố khác (quy mô, lợi suất trên tài sản, tobin’s q, đòn bẩy tài chính, v.v…) lên chính
sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
Tác giả đã sử dụng chỉ số Minh Bạch và Công Khai (TDI) để đo lường mức độ quản

trị công ty, sau đó kiểm định sự tương quan giữa chỉ số này và chính sách cổ tức của
doanh nghiệp. Mẫu quan sát bao gồm 100 công ty niêm yết trên Sàn chứng khoán
TP.Hồ Chí Minh và thời gian quan sát là 5 năm (từ năm 2008 đến 2012). Kết quả cho
thấy có sự tương quan thuận đáng kể giữa quản trị công ty và chính sách cổ tức của
các doanh nghiệp trong mẫu quan sát. Nói cách khác, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, ở
Việt Nam, chính sách cổ tức là minh chứng cho việc quyền lợi của cổ đông được đảm
bảo. Ngoài ra, kết quả của bài nghiên cứu cũng cho thấy tác động thuận chiều của chỉ
số tobin’s q, nghịch chiều của tỷ suất sinh lời trên tài sản và của đòn bẩy tài chính lên
quyết định chi trả cổ tức của doanh nghiệp.Mặt khác, bài nghiên cứu này không tìm
được bằng chứng thực nghiệm cho việc các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng duy
trì một tỷ lệ cổ tức ổn định qua các năm như một số lý thuyết về cổ tức đã đề cập.


×