Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

NHẬN DIỆN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2007 - 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.51 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
----------

MƠN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG:

NHẬN DIỆN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SÀN
CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN 2007 - 2011

GVHD

: TS. VÕ THỊ QUÝ

Hệ
HVTH

: Sau đại học
: Nhóm TC04
1/Trương Thiết Hà
2/Phan Thị Vân Hà
3/Trần Hồng Hạnh
4/Bùi Nhật Hạnh
5/Trương Thúy Hằng

TP Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2014



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................


DANH SÁCH NHÓM TC04

1/Trương Thiết Hà
2/ Phan Thị Vân Hà
3/Trần Hồng Hạnh
4/Bùi Nhật Hạnh
5/Trương Thúy Hằng


MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................................................1
II.MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...............................1
2.1. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................1
2.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2
2.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................................2
III.CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................................................2
IV.MƠ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU..............................................................7
4.1. Giả thuyết nghiên cứu...............................................................................................7
4.2. Mơ hình nghiên cứu..................................................................................................7

V.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................................8
5.1. Phương pháp.............................................................................................................8
5.2. Chọn mẫu..................................................................................................................8
VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................9
PHỤ LỤC............................................................................................................................11


I.

GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đại hội VI - Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật,
đánh giá đúng sự thật, Đảng ta đã đề ra đường lối Đổi Mới toàn diện, trong đó, đổi mới kinh tế
được đặt lên hàng đầu, với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN.
Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả hoạt động sẽ quyết định sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Do đó, đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như
xem xét các yếu tố tác động lên hiệu quả của doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết.
Nhân tố đầu tiên phải kể đến là cấu trúc vốn. Bất cứ doanh nghiệp nào khi vận hành
cũng đều có một cấu trúc vốn nhất định dù họ có ý thức xây dựng nó hay khơng. Việc tài trợ
như thế nào là vấn đề quan trọng đối với cả nhà quản trị và người cung cấp vốn bởi vì cấu trúc
vốn khơng hợp lý sẽ tác động đến giá trị doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải xây dựng cho
mình một cấu trúc vốn mục tiêu mà tại đó giá trị cơng ty là lớn nhất, hay nói cách khác là chi
phí tài chính là nhỏ nhất và do vậy cũng làm tối đa hóa doanh thu của doanh nghiệp. Cấu trúc
vốn ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính cũng như khả năng phá sản của doanh nghiệp, từ đó tác
động lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
Ngồi cấu trúc vốn còn rất nhiều các nhân tố khác tác động đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp như: quy mơ doanh nghiệp, tỷ lệ vốn góp nhà nước, tài sản cố định, tỷ lệ vốn lưu
động cũng có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đã có nhiều nghiên cứu trên
thế giới xem xét đến vấn đề này.
Nghiên cứu của Kinsman và Newman (1999), Abor (2005), Zeitun và Tian (2007),

Ibrahim El-Sayed Ebaid (2009), Bokpin (2010), San và Heng (2011), Abdul Ghafoor Khan
(2011), đã chứng minh được tồn tại mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp.
Mối tương quan thuận chiều giữa quy mô doanh nghiệp cũng được làm rõ trong các
nghiên cứu của Penrose (1959), Shepherd (1989), Shergill và Shakaria (1999), Zeitun và Tian
(2007) . Mặt khác, Singh & Whittington (1968), Banz (1981) cho rằng quy mơ có tương quan
ngược chiều với hiệu quả hoạt động của công ty với lý do là những cơng ty càng lớn thì càng
khó duy trì hiệu quả hoạt động tốt.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã tìm ra mối quan hệ đồng biến giữa tài sản cố định và
cấu trúc vốn như nghiên cứu của Rajan và Zingales (1995), Shenoy và Koch (1996), Akintoye
(2008)
Một tỷ lệ vốn lưu động cao giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả hoạt động tốt hơn, điều đó
được chứng minh trong nghiên cứu của Johnson (1982), Gup (1983) và Martin (1991).
Mối quan hệ giữa cổ phần hóa và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã được trình
bày trong nghiên cứu “Cổ phần hóa và hoạt động doanh nghiệp : Thực trạng Việt Nam”
(Equitization and Firm Performance: The Case of Vietnam - Truong Dong Loc & Nguyen Huu
Dang & Nguyen Van Ngan, 2007). Nghiên cứu cho thấy, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
đã góp phần gia tăng lợi nhuận, doanh thu thực cũng như thu nhập nhân viên.
Hiện tại ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề trên. Vì vậy, nghiên cứu này
sẽ tiến hành nghiên cứu các nhân tố tác động lên hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2007 - 2011
II.

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
II.1. Câu hỏi nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi cố gắng trả lời các câu hỏi sau:
(1) Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn
Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2007– 2011 được đánh giá như thế nào?
(2) Những yếu tố nào tác động lên hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói trên?
1



II.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm giải quyết 3 mục tiêu:
(1) Xem xét hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2007– 2011.
(2) Nhận diện các yếu tố tác động lên hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói trên.
(3) Đo lường mức độ tác động của các nhân tố này.
II.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của bài nghiên cứu: hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn thành
phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2007– 2011
III. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Lý thuyết tài chính doanh nghiệp hiện đại nhấn mạnh đến việc tối đa hóa giá trị cổ
đơng. Nguyên tắc này cung cấp cơ sở để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Giá
trị của cổ đông được xác định như giá trị thị trường của doanh nghiệp phụ thuộc vào một số
nhân tố. Bốn nhân tố quan trọng tác động đến giá trị thị trường của doanh nghiệp là lợi nhuận
hiện tại, rủi ro, tăng trưởng và sự hiện diện của bong bóng thị trường (Fruhan, 1979; Branch &
Gale, 1983). Tuy nhiên, cũng có những tranh luận cho rằng giá trị về mặt kế toán về hiệu quả
tài chính của doanh nghiệp là những chỉ báo có giá trị của giá trị thị trường của doanh nghiệp
(Brief &Lawson, 1992; Pasnell, 1996).
Theo Murphy (1996), khi đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nên đo lường
cả về mặt tài chính và mặt tổ chức. Về mặt tài chính, giá trị cốt lõi của hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa tài sản, tối đa hóa giá trị của cổ đông
(Chakravarthy, 1986). Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp còn được đo lường bằng tốc độ
tăng trưởng trong bán hàng, tốc độ tăng trưởng trong giá trị cổ phiếu (Hoffer and Sandberg,
1987).
Theo Barbosa & Louri (2005), hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có thể được đo
lường bởi các biến liên quan tới năng suất, lợi nhuận, sự tăng trưởng hay thậm chí là sự hài

lịng của khách hàng và những đo lường này có mối liên quan với nhau. Những đo lường tài
chính là một cơng cụ để chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp.
Những công cụ này là lợi nhuận trên đầu tư (ROI), thu nhập khả dụng (RI), thu nhập trên vốn
cổ phần (EPS), tỷ suất cổ tức, chỉ số giá thu nhập, tăng trưởng doanh số, mức vốn hóa thị
trường,…
Nhìn chung, về mặt tài chính, cách đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phổ
biến nhất là sử dụng các tỷ số tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA - Đo lường bằng tỷ số của
lợi nhuận ròng so với tổng tài sản của doanh nghiệp), tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE –
Đo lường bằng tỷ số của lợi nhuận ròng so với tổng vốn cổ phần của doanh nghiệp) và tỷ suất
sinh lợi đầu tư (ROI). Bên cạnh đó, những cách đo lường khác cũng được sử dụng như tỷ số
P/E (Abdel Shahid, 2003), giá trị sổ sách so với giá trị thị trường của chứng khoán (Morck,
Shleifer, và Vishny, 1988, McConnel và Serveas, 1990), và chỉ số Tobin’s Q kết hợp giữa giá
trị sổ sách và giá trị thị trường.
Cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Cấu trúc vốn là hỗn hợp nợ vay của một doanh nghiệp (bao gồm nợ dài hạn và ngắn
hạn), vốn cổ phần thường và vốn cổ phần ưu đãi. Cấu trúc vốn cho thấy cách thức một doanh
nghiệp tài trợ cho các hoạt động và sự phát triển của mình bằng việc sử dụng những nguồn tài
trợ khác nhau (Muhammad Mahmud, Gobind M. Herani A.W Rajar và Wahidm Farooqi,
2009).
2


Cấu trúc vốn trong từng thời điểm ngụ ý cách mà một doanh nghiệp tài trợ cho những
tài sản của nó thơng qua sự kết hợp giữa vốn cổ phần, nợ vay và chứng khoán ngoại lai (hybrid
securities) (Saad, 2010).
Tầm quan trọng của lý thuyết cấu trúc vốn đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
được đề cập đến lần đầu tiên bởi Modigliani và Miller (MM) vào năm 1958. MM chứng minh
rằng quyết định về cấu trúc vốn của một doanh nghiệp khơng có ảnh hưởng đến giá trị của
doanh nghiệp đó trong mơi trường khơng có thuế, khơng có bất cân xứng thơng tin, khơng có
chi phí phá sản, chi phí giao dịch và thị trường hồn hảo với những kỳ vọng thuần nhất. Dưới

những giả định khắt khe này, cấu trúc vốn khơng có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong thực tế, các thị trường trên thế giới không hoạt động theo những giả
định như vậy. Những nghiên cứu tiếp theo của MM và nhiều nghiên cứu sau này cho rằng tồn
tại một cấu trúc vốn tối ưu nếu tấm chắn thuế tương đương với chi phí phá sản phát sinh từ
việc sử dụng nợ. Cấu trúc vốn tối ưu là cấu trúc vốn mà tại đó chi phí sử dụng vốn là nhỏ nhất
tương ứng với giá trị lớn nhất của doanh nghiệp. Vì vậy, những nhà quản trị nên nhận diện và
duy trì cấu trúc vốn tối ưu đó. Khi đó, chi phí sử dụng vốn bình qn được tối thiểu hóa làm
gia tăng giá trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Brigham và Gapenski (1996)). Những
lý do trên đã tạo tiền đề cho việc tiến hành nhiều nghiên cứu để tìm hiểu mối quan hệ giữa các
lý thuyết về cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Lý thuyết đề cập đến mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp rõ nét nhất là lý thuyết về chi phí đại diện được phát triển đầu tiên bởi Berle và Means
(1932). Theo lý thuyết chi phí đại diện, ưu tiên hàng đầu của những nhà quản trị là quản lý
doanh nghiệp theo hướng tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông, làm gia tăng lợi nhuận và dòng tiền
(Elliot và Elliot, 2002). Tuy vậy, Jensen và Meckling (1976), Jensen và Ruback (1983) cho
rằng các nhà quản trị không phải lúc nào cũng quản lý doanh nghiệp theo hướng tối đa hóa giá
trị của các cổ đơng. Các nhà quản trị có thể thực hiện những dự án không mang lại lợi nhuận
thậm chí là gây thua lỗ cho doanh nghiệp. Các nhà quản trị có xu hướng sử dụng dịng tiền tự
do để thỏa mãn những mục đích cá nhân hơn là đầu tư vào những dự án sinh lời. Theo Jensen
(1986), nợ vay thường được sử dụng như một cách thức kiểm sốt vì nó buộc các doanh
nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ mang tính hợp đồng của nó là chi trả lãi và vốn theo kỳ
hạn, do đó sẽ giúp doanh nghiệp khơng lãng phí dịng tiền vào các đầu tư tồi. Grossman và
Hart (1982) chứng minh rằng việc sử dụng nợ tạo động lực cho các nhà quản trị làm việc hiệu
quả hơn, ra những quyết định đầu tư tốt hơn vì nếu để xảy ra tình trạng phá sản, danh tiếng và
lợi nhuận của họ sẽ bị ảnh hưởng. Những nghiên cứu này chỉ ra rằng các cơng ty có mức độ sử
dụng nợ cao được kỳ vọng có chi phí đại diện thấp và do đó làm cải thiện hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp (Jensen (1986, 1988), Kochhar (1996), Aghion, Dewatripont và Rey (1999),
Akintoye (2008)).
Kinsman và Newman (1999) đã đưa ra những lý do cần phải nghiên cứu mối quan hệ
giữa các quyết định cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Những lý do này là:

thứ nhất, tỷ lệ nợ trong các doanh nghiệp có khuynh hướng tăng lên theo thời gian, điều này
đòi hỏi một sự lý giải về tác động của mức nợ vay đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp,
vì vậy các doanh nghiệp có thể thực hiện quyết định về cấu trúc vốn tối ưu trong những tình
huống đặc biệt. Thứ hai, mục đích của các nhà quản lý và nhà đầu tư là khác nhau, sự cạnh
tranh quyền lực này có những tác động đặc biệt đến mức nợ, vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng này
đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là điều cần thiết. Cuối cùng, lý do quan trọng nhất để
nghiên cứu mối quan hệ giữa mức nợ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là đánh giá mối
quan hệ giữa mức nợ và tài sản của cổ đông, bởi vì tối đa hóa tài sản của cổ đơng là mục tiêu
chính của những nhà quản lý doanh nghiệp.
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu định lượng đã được thực hiện để tìm hiểu mối quan hệ
giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
3


Nghiên cứu của Abor (2005) về sự tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận của các
công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Ghana trong thời gian năm năm đã tìm thấy mối liên hệ
giữa nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SDA – Short term Debt to Asset) và tỷ suất sinh lợi trên
vốn cổ phần (ROE). Nghiên cứu chỉ ra rằng những doanh nghiệp có nhiều lợi nhuận hơn sẽ sử
dụng nhiều nợ ngắn hạn hơn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của họ. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, nợ ngắn hạn là một nguồn tài trợ chủ yếu cho các công ty Ghana và chiếm tới 85%
tổng nợ. Bên cạnh đó, nghiên cứu tìm thấy tương quan nghịch giữa nợ dài hạn trên tổng tài sản
(LDA – Long term Debt to Asset) và ROE, tương quan thuận giữa tổng nợ trên tài sản (DA –
Debt to Asset) và ROE. Điều này chỉ ra rằng những cơng ty có lợi nhuận cao phụ thuộc vào nợ
như một nguyên tắc lựa chọn nguồn tài chính của họ.
Zeitun và Tian (2007) tìm thấy bằng chứng cho rằng cấu trúc vốn có tương quan ngược
chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng chỉ ra tương quan cùng
chiều giữa khủng hoảng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể là hiệu quả hoạt động
và mức độ sử dụng nợ của các doanh nghiệp tăng trong giai đoạn khủng hoảng. Nghiên cứu
của Onaolapo, Adekunle A và Kajola, Sunday O về cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của
các doanh nghiệp Nigieria, sử dụng mẫu dữ liệu của 30 công ty niêm yết ở Nigieria trong giai

đoạn 2001-2007, cũng tìm được kết quả phù hợp với lý thuyết về chi phí đại diện khi có bằng
chứng cho thấy cấu trúc vốn là yếu tố quan trọng tác động đến thành quả công ty được đo
lường bằng ROA và ROE.
Nghiên cứu của Ibrahim El-Sayed Ebaid (2009) dựa trên mẫu các doanh nghiệp niêm
yết trên sàn chứng khoán Ai Cập trong giai đoạn 1997 – 2005 cũng cho thấy cấu trúc vốn (đặc
biệt là tỷ lệ nợ dài hạn và tổng nợ) có tương quan nghịch với hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp đo lường bằng hiệu suất sử dụng tài sản (ROA). Mặt khác, cấu trúc vốn (tỷ lệ nợ ngắn
hạn, nợ dài hạn và tổng nợ) khơng có tác động có ý nghĩa đến hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp này khi đo lường bởi hiệu suất sử dụng tài sản (ROE) hoặc lợi nhuận biên (GM).
Tương tự, Bokpin (2010) đã tìm thấy sự khác biệt trong tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp
thuộc những ngành công nghiệp khác nhau khi nghiên cứu về quan hệ giữa cấu trúc vốn và
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Ghana. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, những doanh nghiệp này sử dụng một tỷ lệ nợ cao trong cấu trúc vốn và
thích sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho các hoạt động của họ. Nghiên cứu cũng tìm ra mối
quan hệ nghịch biến giữa chi phí phá sản và cấu trúc vốn. Sự tăng lên trong chi phí phá sản sẽ
dẫn đến sự cắt giảm tỷ lệ nợ của một doanh nghiệp. Trong khi đó, nghiên cứu khơng tìm thấy
mối tương quan có ý nghĩa giữa quy mô tài sản của những doanh nghiệp này và tỷ lệ nợ.
San và Heng (2011) cũng nghiên cứu về mối liên hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng của Malaysia trước và trong
suốt khủng hoảng tài chính 2007 – 2008, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng này đã có những
tác động xấu đến hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Malaysia. Nghiên cứu tập
trung vào các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên sàn Bursa Malaysia từ năm 2005 – 2008.
Tất cả 49 doanh nghiệp xây dựng được chia thành những nhóm cơng ty lớn, vừa và nhỏ dựa
trên vốn điều lệ. Kết quả chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động
của các doanh nghiệp này và khơng có mối liên hệ giữa các biến được điều tra. Đối với những
doanh nghiệp lớn, lợi nhuận trên vốn cổ phần với giá trị thị trường của nợ và vốn cổ phần
(ROC với DEMV) và thu nhập trên vốn cổ phần với nợ dài hạn trên nguồn vốn (EPS với LDC)
có tương quan thuận, trái lại thu nhập trên vốn cổ phần và tỷ lệ nợ trên vốn (EPS và DC có)
tương quan nghịch. Trong thời gian đầu sau khủng hoảng, nghiên cứu chỉ tìm thấy giữa tỷ lệ
thu nhập từ hoạt động trên doanh thu thuần với tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn cổ phần thường (OM

với LDCE) có tương quan thuận trong những công ty vừa và thu nhập trên vốn cổ phần với tỷ
lệ nợ trên tổng vốn (EPS với DC) có tương quan nghịch trong những doanh nghiệp nhỏ.
Abdul Ghafoor Khan (2011) nghiên cứu về mối quan hệ giữa những quyết định cấu trúc
vốn với hiệu quả hoạt động của các công ty trong lĩnh vực công nghệ của Pakistan. Mẫu dữ
4


liệu bao gồm các công ty trong lĩnh vực công nghệ được niêm yết trên sàn chứng khoán
Karachi (Karachi Stock Exchange KSE) trong giai đoạn từ 2003 – 2009. Mẫu dữ liệu gồm 36
công ty trong 9 lĩnh vực công nghệ, đây là một ngành cơng nghiệp địi hỏi vốn đầu tư lớn, có
chu kỳ kinh tế rộng và quay vịng vốn lâu hơn so với các ngành cơng nghiệp khác. Kết quả
nghiên cứu cho thấy những doanh nghiệp ở Pakistan sử dụng mức địn bẩy tài chính cao và
52% tài sản doanh nghiệp được tài trợ bởi nợ ngắn hạn trong khi chỉ 9% được tài trợ bởi nợ dài
hạn. Nghiên cứu chỉ ra rằng địn bẩy tài chính được đo lường bằng tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng
tài sản và tỷ lệ tổng nợ so với tổng tài sản có một mối tương quan nghịch và có ý nghĩa so với
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp được chọn khi đo lường bởi tỷ suất sinh lợi trên tổng
tài sản (ROA), lợi nhuận biên (GM) và chỉ số Tobin’s Q. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính
và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đo lường bằng tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần
(ROE) có mối quan hệ nghịch biến nhưng khơng có ý nghĩa. Quy mơ tài sản của cơng ty có
một mối quan hệ khơng có ý nghĩa với hiệu quả hoạt động của công ty đo lường bằng ROA và
GM nhưng có mối quan hệ nghịch biến và có ý nghĩa tồn tại trong mối quan hệ với Tobin’Q.
Quy mô và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp (Đo lường bằng logarith tự nhiên của tổng tài sản) được coi là
một biến quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, độ lớn của quy mơ có tác
động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp về mặt tài chính. Những doanh nghiệp lớn có
lợi thế về quy mơ (Penrose, 1959) và có khả năng khuếch đại sức mạnh thị trường (Shepherd,
1989), do đó tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Quy mơ doanh nghiệp có tương quan
cùng chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vì những doanh nghiệp lớn có thể dễ
dàng thu được những lợi ích từ thị trường vốn cũng như thị trường sản phẩm (Mathur &
Kenyon, 1998).

Các nghiên cứu của Sharma và Kesner (1996), Mitchel (1994) cũng cho thấy một sự hỗ
trợ mạnh mẽ cho tác động của quy mô đến sự tồn tại và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Họ tranh luận rằng quy mô doanh nghiệp tạo ra một sự thuận lợi căn bản trong cạnh tranh, do
đó, những doanh nghiệp lớn thường có hiệu quả hoạt động cao hơn những doanh nghiệp cùng
ngành có quy mơ nhỏ. Ngồi ra, các doanh nghiệp lớn thường có nhiều thuận lợi hơn trong
việc tiếp cận những nguồn tài trợ để tồn tại trong thời kỳ suy thoái kinh tế.
Các doanh nghiệp với quy mơ lớn thường có rủi ro phá sản thấp và chi phí phá sản thấp.
Ngồi ra, các doanh nghiệp này cịn có chi phí đại diện thấp, chi phí kiểm sốt thấp, ít bất cân
xứng thơng tin hơn so với các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ. Những doanh nghiệp lớn có thể
gia nhập thị trường vốn một cách dễ dàng và có thể tiếp cận những yếu tố đầu vào quan trọng
quá trình sản xuất bao gồm các yếu tố nhân sự và phi nhân sự (Hill, 1985). Điều này đặc biệt
có ý nghĩa đối với hiệu quả hoạt động của công ty trong những thị trường đang phát triển và
chưa hoàn hảo như Việt Nam. Rajan và Zingales (1995) đã tìm thấy mối tương quan thuận
mạnh mẽ giữa quy mô và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Shergill và Shakaria (1999) cũng tìm thấy mối tương quan thuận giữa quy mô công ty
và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu này ủng hộ quan
điểm cho rằng những doanh nghiệp lớn hơn thường có sự đa dạng hóa cao, thuận lợi trong tiếp
cận những tiến bộ khoa học cơng nghệ và dễ tiếp cận nguồn vốn có chi phí thấp.
Nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007) chỉ ra rằng quy mơ doanh nghiệp có tương quan
cùng chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vì những cơng ty lớn thường có chi phí
phá sản thấp hơn. Nói cách khác, chi phí phá sản tăng khi quy mơ doanh nghiệp giảm, vì vậy,
chi phí phá sản có tương quan ngược chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên
cứu của Onaolapo, Adekunle A và Kajola, Sunday O cũng cho thấy quy mô doanh nghiệp là
một biến quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nigieria đo lường
bằng ROA. Yana Safarova (2010) nghiên cứu mẫu dữ liệu gồm 76 doanh nghiệp New Zealand
được niêm yết trong suốt thời kỳ 1996 – 2007 cũng tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa giữa quy
5


mô và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này khi đo lường bằng lợi nhuận kinh tế và

chỉ số Tobin’s Q
Tài sản cố định và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Tài sản cố định cung cấp cho chủ nợ một cơ chế bảo vệ trước rủi ro đạo đức là kết quả
của sự mâu thẫn giữa cổ đơng và chủ nợ (Jensen và Mekling, 1976). Do đó, những cơng ty có
tài sản cố định lớn sẽ có khuynh hướng có địn bẩy tài chính cao hơn. Theo Wessel và Titman
(1988), tồn tại một mối tương quan nghịch chặt chẽ giữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
và tài sản cố định. Doanh nghiệp với tài sản cố định cao có thể kỳ vọng một tỷ lệ nợ cao hơn
do chi phí vỡ nợ thấp và ít gặp các vấn đề về chi phí đại diện liên quan đến nợ. Nhiều nghiên
cứu thực nghiệm đã tìm ra mối quan hệ đồng biến giữa tài sản cố định và cấu trúc vốn (Rajan
và Zingales, 1995; Shenoy và Koch, 1996). Cơ cấu vốn lại liên quan đến hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp, do đó sẽ tồn tại mối quan hệ giữa tài sản cố định và hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp. Những cơng ty có nhiều tài sản cố định có chi phí kiệt quệ tài chính thấp hơn
những cơng ty có nhiều tài sản vơ hình (Akintoye, 2008). Mặt khác, việc gia tăng đầu tư cho
tài sản cố định thường thể hiện rằng công ty hiện đang kinh doanh có hiệu quả và cần mở rộng
sản xuất để gia tăng lợi nhuận trong tương lai.
Nghiên cứu của Yana Safarova (2010) về những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp New Zealand được niêm yết trong giai đoạn 1996-2007 cho thấy
một mối tương quan thuận có ý nghĩa giữa tài sản cố định và hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp khi đo lường bằng chỉ số Tobin’Q. Tuy nhiên, chỉ tìm thấy một mối tương quan yếu
giữa tài sản cố định và hiệu quả hoạt động của những doanh nghiệp này khi đo lường bằng
ROA hay lợi nhuận kinh tế.
Nghiên cứu của Onaolapo, Adekunle A và Kajola, Sunday O sử dụng dữ liệu gồm 30
doanh nghiệp niêm yết ở Nigieria trong giai đoạn 2001-2007 để xem xét mối quan hệ giữa cấu
trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này cũng cho thấy tài sản cố định có
tương quan thuận chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tính bằng ROA
Tỷ lệ vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Khả năng thanh toán trong dài hạn của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp thực
hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tài trợ cho tăng trưởng bằng những tài sản có
tính thanh khoản cao. Khả năng thanh toán dài hạn được đo lường bằng chỉ số vốn lưu động
(Đo lường bằng (tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn)/doanh thu). Nếu một doanh nghiệp có thể

quay vịng tiền nhanh, doanh nghiệp đó tạo ra nhiều tiền mặt hơn. Do đó, doanh nghiệp có thể
cắt giảm lãi vay và có dịng tiền tự do tăng thêm để tài trợ cho tăng trưởng và đầu tư. Bên cạnh
đó, doanh nghiệp cũng có thể thương lượng các điều khoản với nhà cung cấp để tài trợ có hiệu
quả hơn cho hoạt động kinh doanh (Johnson, 1982 và Gup, 1983). Khi đang tăng trưởng và mở
rộng hoạt động, doanh nghiệp đối mặt với việc giảm khả năng thanh toán. Mở rộng càng
nhanh, doanh nghiệp càng cần nhiều tiền cho vốn lưu động và đầu tư (Martin, 1991). Dựa vào
những lý thuyết trên, tỷ số vốn lưu động được đưa vào mơ hình như một biến tác động đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tỷ lệ vốn góp Nhà nước và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta
trong nhiều năm trở lại đây, bởi cổ phần hóa là tạo điều kiện để không ngừng nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và góp phần vào tiến trình cơng nghiệp
hóa và hiện đại hóa của Việt Nam.
Nghiên cứu của Truong Dong Loc, Nguyen Huu Dang và Nguyen Văn Ngan về thực
trạng cổ phần hóa của doanh nghiệp Việt Nam cho thấy cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
đã góp phần gia tăng lợi nhuận, doanh thu thực cũng như thu nhập của nhân viên ở các doanh
6


nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ ra tác động của cổ phần hóa đưa đến sự gia
tăng địn bẩy và việc làm khơng có ý nghĩa về mặt thống kê.
IV.

MƠ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
IV.1. Giả thuyết nghiên cứu
(H1) Khi tỷ lệ nợ vay thấp, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và tỷ lệ nợ vay có mối
quan hệ dương (+). Khi mức nợ vay quá cao, hiệu quả hoạt động và tỷ lệ nợ vay sẽ có mối
quan hệ âm (-)
(H2) Có mối quan hệ dương (+) giữa quy mô và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
(H3) Có mối quan hệ âm (-) giữa tỷ lệ vốn góp nhà nước và hiệu quả hoạt động của

doanh nghiệp
(H4) Có mối quan hệ dương (+) giữa tài sản cố định và hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp
(H5) Có mối quan hệ âm (-) giữa tỷ lệ vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp
IV.2. Mô hình nghiên cứu
Dựa vào những giả thuyết nghiên cứu ở trên, ta xây dựng các mơ hình nghiên cứu như
sau:
Mơ hình 1: PROF = f(Leverage1, Size, State, Tang, Turn)
Mơ hình 2: PROF = f(Leverage2, Size, State, Tang, Turn)
Trong đó:
• PROF: lợi nhuận đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ở đây, ta sử
dụng giá trị ROA (tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản) và ROE (tỷ suất sinh lợi trên
vốn cổ phần).

• Leverage1: địn bẩy tài chính của doanh nghiệp, đo lường bằng giá trị sổ sách
của nợ dài hạn/tổng tài sản (LTD)
• Leverage2: địn bẩy tài chính của doanh nghiệp, đo lường bằng giá trị sổ sách
của nợ ngắn hạn/tổng tài sản (STD)
• Size: quy mơ doanh nghiệp, đo lường bằng giá trị logarithm của tổng tài sản
Thơng thường có hai cách đo lường quy mơ doanh nghiệp là lấy logarith của tổng tài
sản hoặc doanh số bán. Tuy nhiên, doanh số bán khó đảm bảo tính xác thực trong thực tế hơn
tài sản do đặc tính của cấu trúc tài sản (Green và Murinde, 2008). Do đó, nghiên cứu chọn
cách đo lường quy mơ doanh nghiệp như sau:
Quy mô doanh nghiệp = ln(giá trị sổ sách của tổng tài sản)
• State: sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp, đo lường bằng tỷ lệ vốn góp của nhà
nước.
Đây là biến giả, biến này (State) có giá trị là 1 nếu là doanh nghiệp Nhà nước theo luật
doanh nghiệp 2005 (có tỷ lệ vốn nhà nước chiếm từ 51% trở lên), ngược lại thì có giá trị là 0.
• Tang: tài sản cố định, đo lường bằng tổng giá trị tài sản cố định/tổng tài sản

• Turn: tỷ lệ vốn lưu động

Ta có được 4 mơ hình cụ thể:
7


(1) ROA = f(Leverage1, Size, State, Tang, Turn)
(2) ROE = f(Leverage1, Size, State, Tang, Turn)
(3) ROA = f(Leverage2, Size, State, Tang, Turn)
(4) ROE = f(Leverage2, Size, State, Tang, Turn)
Cách thực hiện: Để xác định mối quan hệ giữa cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động,
đồng thời xét ảnh hưởng của các biến cấu trúc vốn, quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ vốn góp của
nhà nước, tài sản cố định, tỷ lệ vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, ta thực
hiện lần lượt các bước sau:
 Đầu tiên, kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu sử dụng trong ba mơ hình
thực nghiệm bằng phương pháp ADF (Augmented Dickey – Fuller) và kiểm định
PP (Phillips Peron). Nếu các chuỗi này khơng dừng, hay có nghiệm đơn vị, ta sẽ
thực hiện lấy sai phân cho đến khi nó có tính dừng trước khi đưa vào mơ hình. Lí
do phải thực hiện bước này bởi lẽ một trong các giả thiết của mơ hình hồi quy cổ
điển là các biến độc lập phi ngẫu nhiên, chúng có các giá trị xác định. Nếu như
chúng ta ước lượng một mơ hình trong đó các biến độc lập khơng dừng thì
giả thiết của OLS bị vi phạm. (Hồng Ngọc Nhậm (2008), Giáo trình Kinh
tế lượng, Trường ĐHKT TPHCM, trang 265). Một chuỗi được gọi là dừng nếu
kỳ vọng, phương sai và hiệp phương sai không đổi theo thời gian
 Bước hai, ta thực hiện sử dụng phương pháp đồng tích hợp Engle – Granger
(1987) và Johansen (1990) nhằm xác định khả năng tồn tại mối quan hệ dài hạn
giữa các biến.
 Cuối cùng, ta thực hiện ước lượng mối quan hệ động trong ngắn hạn giữa các
biến bằng phương phap OLS. Mơ hình điều chỉnh sai số (ECM) có thể được sử
dụng nếu tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến

Bên cạnh đó, để xét tính đúng đắn của ba mơ hình được xây dựng, ta thực hiện một số
kiểm định sau:
1/ Kiểm định giả thiết đối với các hệ số hồi qui
2/ Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
3/ Kiểm định White để phát hiện hiện tượng phương sai thay đổi
4/ Kiểm định Breusch – Godfrey để phát hiện hiện tượng tự tương quan
V.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
V.1. Phương pháp
Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận định lượng để kiểm định lý thuyết khoa học dựa vào
qui trình suy diễn. Từ mơ hình và giả thiết nghiên cứu đã đưa ra, ta tiến hành thu thập dữ liệu
thứ cấp từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của mẫu các doanh nghiệp niêm yết trên
sàn chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2007 - 2011. Trong đó, ta lưu ý quan
tâm đến việc thu thập dữ liệu thứ cấp về tỷ lệ sở hữu vốn của nhà nước từ những doanh nghiệp
nay. Từ các biến đã được thu thập được, ta sử dụng nghiên cứu tương quan và các mơ hình hồi
qui để xét tác động của cấu trúc vốn, quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ vốn góp của nhà nước, tài sản
cố định, tỷ lệ vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
V.2. Chọn mẫu
- Xác định đám đông nghiên cứu: tất cả các doanh nghiệp (ngoại trừ các tổ chức tài
chính) được niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khốn TP.Hồ Chí Minh từ trước năm 2007 và
hiện vẫn còn đang được giao dịch trên thị trường (nhằm đáp ứng yêu cầu thu thập dữ để
nghiên cứu trong giai đoạn 2007 – 2011).
- Xác định khung mẫu: danh sách liệt kê các doanh nghiệp (ngoại trừ các tổ chức tài
chính) được niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khốn TP.Hồ Chí Minh trước năm 2007 cùng
8


với các thông tin liên quan cho việc chọn mẫu: mã chứng khốn, vốn kinh doanh, bản báo cáo
tài chính đã qua kiểm tốn…

- Xác định kích thước mẫu : 70
- Phương pháp chọn mẫu: sử dụng phương pháp ngẫu nhiên đơn giản để chọn phần tử
cho mẫu từ đám đông nghiên cứu đã được xác định như trên.
-Tiến hành chọn: Theo thống kê, hiện có 85 doanh nghiệp phi tài chính được niêm yết
trên sàn chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh từ trước năm 2007 và hiện vẫn còn đang giao
dịch (phụ lục), ta sẽ chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để có được 70 quan sát
VI.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Abdel Shahid, S. (2003), “Does Ownership Structure Affect Firm Value? Evidence
from The Egyptian Stock Market”, Working Paper
2) Abdul G.K (2011), “The relationship of capital structure decisions with firm
performance: a study of the engineering sector of Pakistan”
3) Abor, J. (2005), “The effect of capital structure on profitability: an empirical analysis of
listed firms in Ghana”, Journal of Risk Finance, Vol. 6, pp. 438-47
4) Hồng Ngọc Nhậm (2008), Giáo trình Kinh tế lượng , Trường ĐHKT TPHCM, trang
265
5) Banz, R.W., “The Relationship Between Return and Market Value of Common Stocks”,
Journal of FinancialEconomics, Vol. 9, 1981, pp. 3-18.
6) Barbosa, N, and Louri, H. (2005), “The Performance of State-Owned Enterprises
Revisited”, Financial Accountability & Management, 18 (4), pp 383 – 407
7) Batra, G. (1999). “Job Reallocation, the Export Market, and Firm Performance:
Microeconomic Evidence”.“World Bank Policy and Research; Business Environment
Unit”; Ref,683-26; 10(1), in Liargovas,p and Skandalis,k (2008).
8) Brief, R. P. & Lawson, R. A. (1992), “The role of the accounting rate return in financial
statement Analysis”, Accounting Review, 67 (2)
9) Brigham, E.F. and L.C. Gapenski, 1996. “Intermediate Financial Management”. 5th
Edn. The Dryden Press, Port Worth, ISBN: 0-03-015714-5
10)Chakravarthy, B. (1986), “Measuring strategic performance”, Strategic Management

Journal, 7(5), pp 437–458.
11)Gup, Benton (1983); “Principles of Financial Managemen”t; John Wiley & Sons: New
York
12)Ibrahim El-Sayed Ebaid (2009), “The impact of capital-structure choice on firm
performance: empirical evidence from Egypt”, Journal of Risk Finance, Vol.10 No.5,
pp.477-487
13)Jensen, M.C. and Meckling, W.H. (1976), “Theory of the firm: managerial behavior,
agency costs and ownership structure”, Journal of Financial Economics, Vol. 3, pp.
305-60.
14)Jensen, M.C. (1986), “Agency costs of free cash flow, corporate finance, and
takeovers”, American Economic Review, Vol. 76, pp. 323-9.
15)Johnson, James M., David R. Campbell, and James L. Wittenbach (1982), “Identifying
and resolving problems in corporate liquidity”; Financial Executive; May 1982; pp. 4146
16)Kinsman M. and Newman J. (1999), "Debt Level and Corporate performance: An
Empirical Analysis", Proceedings of the 28th Annual Meeting of the Western Decision
Sciences Institute, April 6-10, 1999, Puerto Vallarta, Mexico.
17)Mahmud, Muhammad & Herani, Gobind M. & Rajar, A.W. & Farooqi, Wahid (2009),
“Economic Factors Influencing Corporate Capital Structure in Three Asian Countries:
9


Evidence from Japan, Malayxia and Pakistan”, MPRA Paper 15003, University Library
of Munich, Germany.
18)Lazear, E.P., K.J. Martin. 1991, “Corporate performance, corporate takeovers, and
management turnover”, Journal of Finance 46 671-688.
19)Lumpkin, G., &. Dess, G. (1999). “Linking two dimensions of entrepreneurial
orientation to firm performance: The moderating role of environment, firm age, and
industry life cycle”, Journal of Business Venturing; Forthcoming
20)Mathur, S.S., Kenyon, A. (1998), “Creating value. Shaping tomorrow’s business”.
Oxford: Butterworth Heinemann

21)Murphy, G. B., Trailer, J. W., & Hill, R. C. (1996). “Measuring Research Performance
in Entrepreneurship”. Journal of Business Research , 36,15-23
22)Onaolapo, Adekunle A and Kajola, Sunday O (2010), “Capital Structure and Firm
Performance: Evidence from Nigeria”, ISSN 1450-2275 Issue 25
23)Peasnell, K. V. (1996), “Using accounting data to measure the economic performance
of firms”; Journal of Accounting and Public Policy, 15
24)Penrose ET. 1959, “The Theory of the Growth of the Firm”. Oxford University Press:
New York.
25)Rajan, R. and Zingales, L., 1995, “What do we know about capital structure? Some
evidence from international data”, Journal of Finance, Vol. 50, pp. 1421- 1460
26)Ram Kumar Kakani, Biswatoch Saha and V.N Reddy (2001), “Determinants of
Financial Performance of Indian Corporate Sector in the Post-Liberalization Era: An
Exploratory Study”, NSE Research Initiative, Paper No.5
27)Saad, N. M. (2010). “Corporate Governance Compliance and the Effects to capital
Structure”, International Journal of Economics and Financial , 2(1),105-114.
28)San, O.T. and Heng, T.B. (2011), “Capital Structure and Corporate Performance of
Malaysian Construction Sector”, International Journal of Humanities and Social
Science, Vol.1 No.2, pp.28-36
29)Sandberg, W.R and Hofer, C.W. (1987), “Improving New Venture Performance: The
Role of Strategy, Industry Structure and the Entrepreneur”, Journal of Business
Venturing, 2 (1), pp. 5-28
30)Shenoy, C. and Koch, P.D., 1996, “The firm’s leverage-cash flow relationship”, Journal
of Empirical Finance, Vol. 2, pp. 307-331
31)Shergill, G. S.& Sarkaria, M.S. (1999).” Determinants of Firm Performance: The role of
Industry Type and Firm Specific Variables”.The Indian Journal of Economics , Vol
LXXX(317), pp. 219-233.
32)Singh, A. & Whittington, G. (1968), “Profitability and Valuation”, Cambridge
Univ.Press, Cambridge
33)Stinchcombe, A. L. (1965). “Social Structure and Organizations”. In: J. G. March (Ed.),
Handbook of Organization, Chicago, IL: Rand McNally & Company, pp. 142–193

34)Trần Hùng Sơn (2008), “ Cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp của các cơng
ty niêm yết trên sàn chứng khốn TPHCM”.
35)Truong Dong Loc & Nguyen Huu Dang & Nguyen Van Ngan (2007), Equitization and
Firm Performance: The Case of Vietnam, Vietnam, Can Tho City
36)Yana Safarova (2010), "Factors that Determine Firm Permance of NZ Listed
Companies", School of Business
37)Zeitun, R and Tian, G.G (2007): Capital structure and corporate performance: evidence
from Jordan. Australasian Accounting, Business & Finance Journal, 1(4), pp 40- 61

10


1

PHỤ LỤC
DANH SÁCH CƠNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN TPHCM TRƯỚC NĂM 2007

Ngày giao dịch đầu
Tên công ty
Ngành nghề
CK
tiên
ABT Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre
Chế biến thủy sản
25/12/2006

2

AGF


Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

3

BBC

Công ty Cổ phần Bibica

4

BHS

Cơng ty Cổ phần Đường Biên Hịa

5

BMC

Cơng ty cổ phần Khống sản Bình Định

6

BMP

Cơng ty cổ phần nhựa Bình Minh

7

BT6


Công ty cổ phần Beton 6

8

CII

Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

9

CLC

Cơng ty Cổ phần Cát Lợi

10

COM

Công ty cổ phần Vật Tư - Xăng Dầu

11

CYC

Công ty cổ phần Gạch Men Chang Yih

12

DCT


13

STT

Chế biến thủy sản

05/02/2002

Bánh kẹo

19/12/2001

Mía đường

20/12/2006

Khai thác khống sản

28/12/2006

Nhựa xây dựng

07/11/2006

Bê tông

18/04/2002

Bất động sản


18/05/2006

Thuốc lá

16/11/2006

Dịch vụ xăng dầu

08/07/2006

Gạch men & Đá ốp lát

31/07/2006

Công ty cổ phần Tấm lợp Vật liệu Xây dựng Đồng Nai

Vật liệu xây dựng tổng hợp

10/10/2006

DHA

Công ty Cổ phần Hố An

Vật liệu xây dựng tổng hợp

14/04/2004

14


DHG

Cơng ty cổ phần Dược Hậu Giang

Dược phẩm

21/12/2006

15

DIC

Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC

Vật liệu xây dựng tổng hợp

28/12/2006

16

DMC

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco

Dược phẩm

25/12/2006

17


DRC

Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng

Săm lốp

29/12/2006

18

DTT

Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Đơ Thành

Bao bì - Đóng gói

22/12/2006

19

FMC

Cơng ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

Chế biến thủy sản

12/07/2006

11



20


CK
FPC

Xây dựng

Ngày giao dịch đầu
tiên
25/07/2006

21

FPT

22

GIL

23

GMC

Công ty cổ phần FPT
Công ty Cổ phần Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Bình
Thạnh
Cơng ty Cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gịn


Cơng nghệ và Truyền thông

13/12/2006

Thương mại

01/02/2002

May mặc & Giày dép

22/12/2006

24

GMD

Công ty cổ phần Đại lý Liên hiệp vận chuyển

Hạ tầng cảng biển

22/04/2002

25

HAI

Công ty Cổ phần Nông dược H.A.I

Vật tư nông nghiệp tổng hợp


27/12/2006

26

HAP

Cơng ty cổ phần Tập đồn HAPACO

Giấy - Lâm sản
Công nghệ và thiết bị viễn
thông
Dịch vụ tiêu dùng

08/04/2000

27

HAS

Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội

28

HAX

Công ty cổ phần Dịch vụ Ơ tơ Hàng Xanh

29

HBC


Cơng ty cổ phần Xây Dựng và Kinh Doanh Địa ốc Hịa Bình

Xây dựng

27/12/2006

30

HMC

Cơng ty Cổ phần Kim khí TP Hồ Chí Minh

Sản xuất & kinh doanh Thép

21/12/2006

31

HRC

Cơng Ty Cổ Phần Cao su Hịa Bình

Cao su tự nhiên

26/12/2006

32

HTV


Cơng ty cổ phần vận tải Hà Tiên

Vận tải

01/05/2006

33

ICF

Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản

Chế biến thủy sản

18/12/2006

34

IFS

Công ty Cổ phần Thực phẩm Quốc Tế

Bia rượu & Nước giải khát

17/10/2006

35

IMP


Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm

Dược phẩm

12/04/2006

36

ITA

Công ty cổ phần Đầu tư – Công nghiệp Tân Tạo

Bất động sản

15/11/2006

37

KDC

Công ty cổ phần Kinh Đô

Bánh kẹo

12/12/2005

38

KHA


Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Khánh Hội

Dịch vụ tiêu dùng

19/08/2002

STT

Tên công ty

Ngành nghề

Công ty cổ phần Full Power

12

19/12/2002
26/12/2006


39


CK
KHP

Phân phối điện năng

Ngày giao dịch đầu

tiên
11/02/2005

Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hịa

40

LAF

Cơng ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An

Sản phẩm nông nghiệp

15/12/2000

41

LBM

Công ty cổ phần Khoáng sản và Vật liệu xây dựng Lâm Đồng

Vật liệu xây dựng tổng hợp

20/12/2006

42

LGC

Cơng ty cổ phần Cơ khí - Điện Lữ Gia


Cơ khí

27/12/2006

43

MCP

Cơng Ty Cổ Phần In và Bao bì Mỹ Châu

Bao bì - Đóng gói

28/12/2006

44

MCV

Cơng Ty Cổ Phần Cavico Việt Nam Khai thác mỏ và Xây dựng

Khai khống

12/11/2006

45

MHC

Cơng ty cổ phần hàng hải Hà Nội


Vận tải biển

21/03/2005

46

MPC

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú

Chế biến thủy sản

27/12/2006

47

NAV

Công ty Cổ phần Nam Việt

Vật liệu xây dựng tổng hợp

22/12/2006

48

NSC

Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung Ương


Vật tư nông nghiệp tổng hợp

21/12/2006

49

PAC

Công ty Cổ phần Pin Ắc quy miền Nam

Hàng gia dụng

12/12/2006

50

PAN

Công ty Cổ phần Xuyên Thái Bình

Dịch vụ Phụ trợ Kinh doanh

22/12/2006

51

PGC

Cơng ty Cổ Phần Gas Petrolimex


Kinh doanh khí đốt

24/11/2006

52

PJT

Cơng Ty Cổ Phần Vận tải Xăng dầu Đường Thủy Petrolimex

Vận tải

28/12/2006

53

PNC

Cơng ty cổ phần văn hố Phương Nam

Văn hóa phẩm

07/11/2005

54

PPC

Cơng ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại


Sản xuất và kinh doanh điện

19/05/2006

55

PTC

Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện

Hàng công nghiệp

25/12/2006

56

PVD

Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí

Dịch vụ xăng dầu

12/05/2006

57

RAL

Cơng ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông


Hàng gia dụng

12/06/2006

58
59

REE
SAM

Công ty cổ phần Cơ điện lạnh
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển SACOM

Tổ hợp công nghiệp
Công nghệ và thiết bị viễn

28/07/2000
28/07/2000

STT

Tên công ty

Ngành nghề

13


STT



CK

Tên công ty

Ngành nghề

Ngày giao dịch đầu
tiên

thông
60

SAV

Công ty cổ phần Hợp tác kinh tế và Xuất nhập khẩu SAVIMEX

Giấy - Lâm sản

05/09/2002

61

SCD

Công ty Cổ phần Nước Giải khát Chương Dương

Bia rượu & Nước giải khát


25/12/2006

62

SFC

Công Ty Cổ Phần Nhiên Liệu Sài Gịn

Dịch vụ xăng dầu

21/09/2004

63

SFI

Cơng ty cổ phần Đại lý Vận tải SAFI

Vận tải

29/12/2006

64

SJD

Sản xuất và kinh doanh điện

25/12/2006


65

SJS

Bất động sản

07/06/2006

66

SMC

Công Ty Cổ Phần Thủy Điện Cần Đơn
Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông
Đà
Công ty cổ phần đầu tư thương mại SMC

Sản xuất & kinh doanh Thép

30/10/2006

67

SSC

Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam

Vật tư nông nghiệp tổng hợp

03/01/2005


68

TAC

Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An

Phụ gia thực phẩm

26/12/2006

69

TBC

Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà

Sản xuất và kinh doanh điện

29/08/2006

70

TCR

Công ty cổ phần Công Nghiệp Gốm sứ Taicera

Gạch men & Đá ốp lát

29/12/2006


71

TDH

Công ty Cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức

Bất động sản

14/12/2006

72

TMS

Công ty cổ phần Kho vận Giao nhận Ngoại thương TP.HCM

Dịch vụ Logistics

08/04/2000

73

TNA

Công ty Cổ Phần Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Thiên Nam

Thương mại

20/07/2005


74

TRI

Công ty cổ phần Nước giải khát Sài Gịn-TRIBECO

Bao bì nhựa

28/12/2001

75

TS4

Cơng ty cổ phần Thủy sản số 4

Chế biến thủy sản

08/08/2002

76

TTP

Công ty cổ phần bao bì Nhựa Tân Tiến

12/05/2006

77


TYA

Cơng ty Cổ phần Dây và Cáp điện Taya Việt Nam

Bao bì nhựa
Cơng nghệ và thiết bị viễn
thông

14

15/02/2006


78


CK
VFC

Công ty cổ phần Vinafco

79

VID

Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Thương mại Viễn Đông

80


VIP

Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu VIPCO

81

VIS

Công ty Cổ phần Thép Việt Ý

82

VNM

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

83

VPK

Công ty Cổ phần bao bì dầu thực vật

84

VSH

Cơng ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh

85


VTB

Công Ty Cổ Phần Điện tử Tân Bình

STT

Vận tải

Ngày giao dịch đầu
tiên
24/07/2006

Giấy - Lâm sản

25/12/2006

Vận tải

21/12/2006

Sản xuất & kinh doanh Thép

25/12/2006

Sản phẩm sữa

19/01/2006

Bao bì - Đóng gói


21/12/2006

Sản xuất và kinh doanh điện

11/02/2005

Điện tử gia dụng

Tên công ty

27/12/2006

Ngành nghề

15



×