i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
TRƯƠNG VĂN HIỆU
NHẬN DẠNG CÁC YẾU TỐ RỦI RO
TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI
HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐĂKLĂK
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kỹ thuật xây dựng công trình DD & CN
Mã số ngành : 60580208
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2016
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
TRƯƠNG VĂN HIỆU
NHẬN DẠNG CÁC YẾU TỐ RỦI RO
TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐĂKLĂK
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kỹ thuật xây dựng công trình DD & CN
Mã số ngành : 60580208
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGÔ QUANG TƯỜNG
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2016
i
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS. TS. NGÔ QUANG TƯỜNG
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 27 tháng 8 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT
Họ và tên
Chức danh Hội đồng
1
PGS.TS Nguyễn Thống
Chủ tịch
2
PGS.TS Phạm Hồng Luân
Phản biện 1
3
TS. Đinh Công Tịnh
Phản biện 2
4
TS. Chu Việt Cường
Uỷ viên
5
TS. Nguyễn Anh Thư
Uỷ viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
ii
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng…. năm 2016.
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Trương Văn Hiệu
Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 22/04/1990
Nơi sinh: ĐăkLăk
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD&CN
MSHV: 1441870004
I- Tên đề tài:
NHẬN DẠNG CÁC YẾU TỐ RỦI RO TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐĂKLĂK
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nhiệm vụ : Phân tích các yếu rủi ro trong việc thực hiện dự án xây dựng nông thôn mới
huyện Krông Pắc tỉnh Đắc Lắc .
Nội dung
- Tìm hiểu thực trạng của các dự án xây dựng nông thôn mới ở huyện Krông Pắc
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong việc thực hiện dự án bằng phương pháp
định tính
- Kiểm định và phân tích PCA để tìm ra các nhóm yếu tố rủi ro trong đề tài nghiên cứu
- Bằng phương pháp phân tích và phỏng vấn các chuyên gia từ đó đưa ra biện pháp khắc
phục và đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo
III- Ngày giao nhiệm vụ: Ngày 23 tháng 1 năm 2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: Ngày 23 tháng 7 năm 2016
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Ngô Quang Tường
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS. TS Ngô Quang Tường
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trương Văn Hiệu, tác giả đề tài nghiên cứu Nhận dạng các yếu tố rủi ro
trong việc thực hiện các dự án xây dựng Nông thôn mới huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk
Lăk. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực, tác giả đã nghiên cứu, tìm
hiểu vấn đề, vận dụng kiến thức đã học và trao đổi với giảng viên hướng dẫn, đồng
nghiệp, bạn bè...
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
thông tin được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm với nội dung cam kết trên
Học viên thực hiện Luận văn
Trương Văn Hiệu
iv
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là tổng hợp kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu kết hợp với
kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác và sự nỗ lực cố gắng của bản thân.
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quí thầy (cô)
giáo, và các cán bộ công chức Trường Đại học công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã
nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến
Thầy Phó giáo sư - Tiến sĩ Ngô Quang Tường là người trực tiếp hướng dẫn khoa học.
Thầy đã dày công giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến lãnh đạo Sở xây dựng, sở Kế hoạch và đầu tư,
các đồng nghiệp, các sở - ban - ngành, các Ban quản lý dự án, đơn vị thi công trong lĩnh
vực XDCB trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện thành công
luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và những tình cảm yêu mến nhất đến
gia đình, những người thân của tôi đã tạo điều kiện, động viên tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện luận văn này.
Tuy đã có sự nỗ lực, cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những khiếm
khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý Thầy (Cô) và đồng nghiệp
để luận văn này được hoàn thiện hơn !
Xin chân thành cám ơn !
v
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong những năm gần đây nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới trong phạm vi cả nước, nhưng trong quá trình
thực hiện dự án còn có nhiều rủi ro. Để một dự án hoàn thành cần phải hiểu biết được các
rủi ro có thể ảnh hưởng đến dự án là một điều hết sức quan trọng. Đã có rất nhiều nghiên
cứu về rủi ro trong đầu tư xây dựng trong và ngoài nước nhưng rủi ro về đầu tư xây dựng
nông thôn mới thì chưa có nghiên cứu nào đi vào cụ thể ở huyện Krông –Pắc. Vì vậy, mục
tiêu nghiên cứu của luận văn này là “Nhận dạng các yếu tố rủi ro trong việc thực hiện
các dự án xây dựng nông thôn mới huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk“
Đề tài nghiên cứu này được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu tổng hợp,
bao gồm việc ứng dụng lý thuyết và nghiên cứu trước, phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia,
thu thập và xử lý dữ liệu.
Mục tiêu chính của đề tài là xác định các nhân tố rủi ro trong việc thực hiện dự án ở
Krông Pắc để từ đó đề xuất một số giải pháp để giải quyết những tác động nhằm giảm
thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến các dự án công trình hạ tầng xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk.
Đề tài nghiên cứu 145 mẫu khảo sát với 25 yếu rủi ro trong việc thực hiện dự án nông
thôn mới ở Krông Pắc. Qua thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát và nhờ phương pháp
phân tích nhân tố chính (PCA) với phép xoay Varimax tác giả đã xác định được 17 yếu tố
và chia thành 5 nhóm có khả năng rủi ro trong việc thực hiện dự án nông thôn mới: (1)
Nhóm các yếu tố liên quan đến Chủ đầu tư và cơ chế chính sách Nhà nước; (2) Năng lực
của Nhà thầu; (3) Năng lực và trách nhiệm của các bên tham gia; (4) Điều kiện không
lường trước; (5) Thiết kế. Từ 5 nhóm nhân tố đó tác giả đã đưa ra các đề xuất nhằm mục
đích khắc phục rủi ro cho dự án.
Tóm lại, với những gì đã đạt được trong nghiên cứu, Luận văn đã đưa ra một góc nhìn
tổng quát cho Chủ đầu tư, các đơn vị quản lý, tư vấn, thi công xác định được các yếu tố
quan trọng rủi ro trong việc thực hiện dự án nông thôn mới để từ đó đưa ra biện pháp
tránh tình trạng trên.
vi
ABSTRACT
In recent years the state implement national target programs invest in building rural
infrastructure in the country new, but in the process of implementing the project, there
are many risks. For a complete project need to understand the risks that may affect the
project is a very important thing. There have been many studies on the risk of investment
in construction and foreign investment, but the risk of new rural construction, the study
does not go into detail in Krong Pac. So the research objectives of this thesis is
"Identification of risk factors in the implementation of the project to build a new
countryside Krong - Pac, Dak Lak"
This research project was based on research synthesis methods, including the
application of theory and previous work, interviews, expert opinions, collection and data
processing.
The main objective of this research is to identify the risk factors in the implementation
of projects in Krong Pac so that proposed a number of solutions to address the impacts
in order to minimize the negative impact on public projects social infrastructure projects
in the province of Dak Lak.
145 research projects with 25 major survey of risk in the implementation of the new
rural project in Krong Pac. Through collecting, analyzing survey data and analysis
through a major factor (PCA) with Varimax rotation authors identified 17 factors divided
into 5 groups and capable of risk in the implementation of projects new rural projects:
(1) Group of factors related to the investor and the main mechanism handbag State; (2)
The capacity of the contractor; (3) The power and responsibilities of the parties; (4)
unforeseen conditions; (5) Design. 5 groups of factors which the author made
recommendations aimed at overcoming the risk of the project.
In short, what has been achieved in the research, thesis gave a general perspective
for the investor, the management unit, consulting, construction and identify important
factors risk the implementation of new rural projects from which to take action to avoid
thissituation
vii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................xi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................................. xii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG .................................................................................................1
1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................2
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................3
1.3.1 Mục tiêu tổng quát .................................................................................................. 3
1.3.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 3
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................4
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KỸ THUẬT ÁP DỤNG ................................5
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 5
1.5.2 Kỹ thuật áp dụng .................................................................................................... 5
1.6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................................5
CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ....................................6
2.1 CÁC KHÁI NIỆM ........................................................................................................6
2.1.1 Các khái niệm và lý thuyết về Rủi ro ...................................................................... 6
2.2. Phân loại rủi ro .......................................................................................................... 7
2.1.3 Xác định rủi ro ...................................................................................................... 14
2.1.5. Phân tích định lượng rủi ro ................................................................................... 18
2.1.6. Các khái niệm về dự án đầu tư xây dựng ............................................................. 22
2.1.7. Các khái niệm về nông thôn mới.......................................................................... 24
2.1.8 Đặc trưng của nông thôn mới ................................................................................ 25
2.1.9 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới ................................................................... 25
2.1.10 Trình tự các bước triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới .................. 25
2.1.11 Nội dung cơ bản về xây dựng nông thôn mới (Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông
thôn mới, 2010) .............................................................................................................. 26
viii
2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HIỆN TẠI....................................................................27
2.2.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài ........................................................................ 27
2.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG .............................................................................................29
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẢNG HỎI .................................................30
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................................................30
3.2 QUY TRÌNH THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI.............................................................32
3.3 NỘI DUNG BẢNG CÂU HỎI ..................................................................................33
3.3.1 Giới thiệu chung ................................................................................................... 33
3.3.2 Thang đo ............................................................................................................... 33
3.3.3 Các yếu tố khảo sát và mã hóa dữ liệu bảng hỏi .................................................. 34
3.4 THÔNG TIN CHUNG ..............................................................................................40
3.5 XÂY DỰNG BẢNG CÂU HỎI CHÍNH THỨC ......................................................41
3.6 THU THẬP DỮ LIỆU...............................................................................................42
3.6.1 Xác định kích thước mẫu ..................................................................................... 42
3.6.2 Lựa chọn kỹ thuật lấy mẫu .................................................................................... 43
3.6.3 Phân phối và thu thập dữ liệu ............................................................................... 44
3.7 CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU ..........................................44
3.7.1 Đánh giá thang đo................................................................................................. 44
3.7.2 Kiểm định khác biệt trung bình tổng thể .............................................................. 45
3.7.3 Lý thuyết về phân tích nhân tố chính ................................................................... 46
3.7.4 Phần mềm áp dụng ............................................................................................... 50
3.8 KẾT LUẬN CHƯƠNG .............................................................................................50
4.1 QUY TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ..................51
4.2.1 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới .......................................................................62
4.2.2 Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. ...........................................................................62
4.2.4 Giảm nghèo và An sinh xã hội.................................................................................63
4.2.5 Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn ......64
4.2.6 Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn ................................................................ 64
4.2.7 Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cư dân nông thôn ..............................................64
ix
4.2.8 Xây dựng đời sống văn hoá, thông tin và truyền thông nông thôn .........................64
4.2.9 Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ....................................................65
4.2.10 Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên
địa bàn ...........................................................................................................65
4.2.11 Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn ...........................................................66
4.3 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PẮC ...................................................................................66
Kết luận chương ...............................................................................................................67
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ RỦI RO TRONG VIỆC THỰC HIỆN
CÁC DỰ ÁN NÔNG THÔN MỚI HUYỆN KRÔNG – PẮC .................67
5.1 QUY TRÌNH PHÂN TÍCH SỐ LIỆU .......................................................................69
5.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ .................................................................................................70
5.2.1 Kết quả trả lời bảng câu hỏi .................................................................................. 70
5.2.2 Kinh nghiệm của người tham gia dự án ................................................................ 71
5.2.3 Chức vụ của người tham gia dự án ...................................................................... 72
5.2.4 Lĩnh vực hoạt động............................................................................................... 73
5.2.5 Nguồn vốn ............................................................................................................ 74
5.2.6 Quy mô dự án ....................................................................................................... 75
5.3 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO ........................................................................................76
5.4 ĐÁNH GIÁ ĐỘC LẬP MỨC ĐỘ XẢY RA, MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG .................80
5.4.1 Quy trình đánh giá độc lập từng loại mức độ ....................................................... 80
5.4.2 Đánh giá mức độ ảnh hưởng ................................................................................ 82
5.4.3 Kiểm định khác biệt về trị trung bình mức độ xảy ra giữa các nhóm .................. 83
5.5 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ CHÍNH PCA (PRINCIPAL COMPONENT ANALYSIS)
..........................................................................................................................................85
5.6 CÁC NHÓM NHÂN TỐ GÂY RỦI RO VỀ VIỆC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN
NÔNG THÔN MỚI ..........................................................................................................93
5.6.1 Phân tích các nhân tố ............................................................................................ 93
5.6.2 Kết quả và bàn luận .............................................................................................. 94
5.6.2.1. Nhóm các yếu tố liên quan đến Chủ đầu tư và cơ chế chính sách Nhà nước ... 94
x
5.6.2.2. Năng lực của Nhà thầu ...................................................................................... 95
5.6.2.4. Điều kiện không lường trước ............................................................................ 98
5.6.2.5 Thiết kế ............................................................................................................... 99
CHƯƠNG 6 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................100
6.1 KẾT LUẬN..............................................................................................................100
6.2 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................100
6.3 CÁC HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ..................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................105
PHỤ LỤC 107
xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQLDA
: Ban quản lý dự án
CĐT
: Chủ đầu tư
QLDA
: Quản lý dự án
TVTK
: Tư vấn thiết kế
TVGS
: Tư vấn giám sát
NSNN
: Ngân sách nhà nước
xii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng
Trang 20
Bảng 2.2. Đánh giá tác động của rủi ro đến các mục tiêu chính của dự án (Trịnh Thùy
Anh, 2004)
Bảng 3.1: Tổng hợp và mã hóa dữ liệu
Trang 21
Trang 37
Bảng 4.1: Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trong quy hoạch hạ tầng nông thôn mới
Trang 59
Bảng 5.1: Bảng tổng hợp kết quả người trả lời
Trang 70
Bảng 5.2: Bảng tổng hợp người trả lời theo kinh nghiệm làm việc
Trang 71
Bảng 5.3: Bảng tổng hợp người trả lời theo vị trí chức danh
Trang 72
Bảng 5.4: Bảng tổng hợp người trả lời theo lĩnh vực hoạt động
Trang 73
Bảng 5.5: Bảng tổng hợp người trả lời theo quy mô nguồn vốn
Trang 74
Bảng 5.6: Bảng tổng hợp người trả lời theo quy mô dự án
Trang 75
Bảng 5.7: Kết quả khảo sát chính thức giá trị mean
Trang 76
Bảng 5.8: Bảng tính hệ số Cronbach’s Alpha
Trang 78
Bảng 5.9: Bảng tính hệ số tương quan biến tổng
Trang 79
Bảng 5.10: Trị trung bình và xếp hạng các yếu tố theo mức độ xảy ra
Trang 82
Bảng 5.11: So sánh kết quả kiểm định One – way ANOVA và Kruskal Wallis
Trang 84
Bảng 5.12: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett lần 1
Trang 85
Bảng 5.13: Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 1
Trang 86
Bảng 5.14: Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 2
Trang 87
Bảng 5.15: Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 3
Trang 88
Bảng 5.16: Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 4
Trang 89
Bảng 5.17: Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 5
Trang 90
xiii
Bảng 5.18: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett lần 5
Trang 91
Bảng 5.19: Kết quả tổng phương sai giải thích
Trang 91
Bảng 5.20: Kết quả đặt tên 6 nhân tố chính
Trang 92
xiv
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Phân loại rủi ro (Nguồn: Phạm Thị Trang 2010)
Trang 13
Hình 2.2: Ma trận định lượng rủi ro (Đỗ Thị Thu 2012)
Trang 20
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu bảng câu hỏi
Trang 31
Hình 3.2: Quy trình thiết kế bảng câu hỏi Trang 32
Hình 4.1: Sơ đồ trình tự các bước xây dựng nông thôn mới
Trang 51
Hình 5.1: Quy trình phân tích số liệu khảo sát
Trang 69
Hình 5.2: Thống kê kết quả trả lời bảng hỏi
Trang 71
Hình 5.3: Phân loại người trả lời theo kinh nghiệm làm việc
Trang 72
Hình 5.4: Phân loại người trả lời theo vị trí chức danh
Trang 73
Hình 5.5: Phân loại người trả lời theo lĩnh vực hoạt động
Trang 74
Hình 5.6: Phân loại người trả lời theo quy mô nguồn vốn
Trang 75
Hình 5.7: Phân loại người trả lời theo quy mô dự án
Trang 76
Hình 5.8: Quy trình đánh giá độc lập từng loại mức độ
Trang 81
1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG
Sau hơn hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam có những bước tiến vượt
bậc, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, được sự đánh giá cao của dư luận trong nước và bạn
bè quốc tế công nhận. Nền kinh tế tăng trưởng liên tục, trong đó ngành xây dựng đã có
nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của ngành kinh tế. Bên cạnh đó, do tính
chất đặc thù của ngành xây dựng nên trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, ngành
xây dựng phải đương đầu với không ít rủi ro và thử thách. Chẳng hạn như khó khăn
trong công tác đền bù giải tỏa, lạm phát, tăng giá, thay đổi chính sách pháp luật ….xuất
hiện trong các dự án mà nó cần có nhiều thời gian mời khắc phục được. Do đó các nhà
quản lý dự án phải luôn nhìn thấy được rủi ro do các yếu tố tiềm ẩn ảnh hưởng xấu tới
hiệu quả của dự án và sớm tiến hành các hoạn động kiểm soát, phòng ngừa các nguy cơ
này một cách hiệu quả.
Krông Pắc là huyện nằm phía Đông tỉnh Đăklăk. Là huyện có tiềm lực kinh tế, là
nơi thuận lợi để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế. Được Ủy ban Tỉnh chọn làm nơi
thực hiện đề án nông thôn mới. Krông Pắc có 16 xã thị trấn thì trong đó có Xã Hòa
Đông được chọn làm mô hình thí điểm nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2013-2015, và
trong năm 2015 tỉnh đã phê duyệt quyết định đề án nông thôn mới cho 11 xã của huyện.
Hiện nay các dự án đã tiến hành xong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và đang tiến hành giai
đoạn thực hiện đầu tư. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao hiệu quả dự án thực hiện các dự
án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông Pắc đang là câu hỏi mang tính
cấp bách, là yêu cầu hết sức quan trọng nó quyết định sự thành công hay thất bại của dự
án nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.
Việc nhận dạng yếu tố rủi ro, phân tích, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm để có biện
pháp khắc phục xử lý và đề phòng các rủi ro để tránh ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của
các dự án rất được sự quan tâm của ban quản lý dự án nông thôn mới trên địa bàn huyện
nói riêng và toàn tỉnh nói chung.
Nội dung nghiên cứu của đề tài là: Tổng hợp, phân tích những yếu tố rủi ro đến
tính hiệu quả của dự án nông thôn mới, đánh giá thực trạng tình hình những công trình
2
đã và đang thực hiện thuộc dự án nông thôn mới huyện Krông Pắc, đề xuất một số giải
pháp nhằm khắc phục những rủi ro ảnh hưởng đến tính hiệu quả của dự án.
1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trước đây đã có nhiều nghiên cứu về rủi ro trong các dự án xây dựng. Các nghiên
cứu đã cung cấp một cơ sở lý thuyết khá đầy đủ về quản lý rủi ro cũng như đưa ra những
biện pháp cụ thể để đối phó, phòng ngừa và hạn chế rủi ro có thể xảy ra đối với dự án.
Tuy nhiên rủi ro trong việc thực hiện các dự án xây dựng Nông thôn mới thì có ít nghiên
cứu nào đi vào cụ thể. Trong khi đó, loại dự án này có rất nhiều đặc điểm mang tính đặc
thù mà do đó có thể dẫn đến những rủi ro khác biệt với những rủi ro thường gặp trong
một dự án thông thường như:
Dự án xây dựng nông thôn mới được triển khai trên địa bàn cấp xã nhằm phát
triển nông thôn toàn diện, bao gồm nhiều nội dung liên quan đến hầu hết các lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hệ thống chính trị cơ sở, có những yêu cầu riêng
đối với từng vùng sinh thái, vùng kinh tế - xã hội khác nhau và được nêu tại Quyết định
800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 phê duyệt chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới 2010-2020.
Ban giám sát cộng đồng đây là đặc trưng của dự án thực hiện các dự án xây dựng
nông thôn mới được thành lập để giám sát xây dựng các công trình nông thôn mới trên
địa bàn, Ban giám sát cộng đồng có tối đa 9 thành viên và do cộng đồng người dân nơi
có công trình đầu tư cử ra. Trưởng ban giám sát xây dựng do các thành viên của Ban
giám sát bầu và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân chuẩn y bằng văn bản.
Giải phóng mặt bằng: Chủ yếu thực hiện chủ trương vận động nhân dân hiến đất,
tháo dỡ công trình để lấy đất xây dựng công trình. Trường hợp xây dựng các công trình
cơ sở hạ tầng có phát sinh việc giải phóng mặt bằng gây thiệt hại về tài sản của nhân dân,
Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần
chúng tổ chức họp dân nơi có công trình để thống nhất giải quyết hợp tình, hợp lý.
Nguồn vốn cũng rất phức tạp và bao gồm 5 nguồn chủ yếu như: Đóng góp của
cộng đồng (bao gồm cả công đóng góp và tài trợ của các tổ chức, cá nhân); Vốn đầu tư
của doanh nghiệp;Vốn tín dụng (bao gồm cả đầu tư phát triển và thương mại); Hỗ trợ từ
3
ngân sách nhà nước (có bao gồm cả trái phiếu Chính phủ); Vốn tài trợ khác.
Triển khai dự án: Tùy vào tổng mức đầu tư đã được duyệt tại đề án xây dựng
nông thôn mới mà chia ra đơn vị nào là cấp phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, nếu
tổng mức đầu tư công trình dưới 3 tỷ Ủy ban nhân dân cấp xã là đơn vị phê duyệt báo
cáo kinh tế kỹ thuật, còn tổng mức đầu tư lớn hơn 3 tỷ thì cấp phê duyệt báo cáo kinh tế
kỹ thuật là Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Chính bởi những đặc điểm mang tính chất đặc thù ở trên mà dự án thực hiện các
dự án xây dựng nông thôn mới luôn tồn tại những rủi ro tiềm ẩn ngoài những rủi ro
thường gặp trong dự án thông thường. Những rủi ro xuất hiện làm dự án không hiệu quả.
Kinh nghiệm thực tiễn triển khai dự án nông thôn mới ở xã Hòa Đông cho thấy
hầu hết cán dự án đầu tư đều gặp phải khó khăn vướng mắc. Như công tác lập và thẩm
định báo cáo kinh tế kỹ thuật lúng túng, công tác bàn giao mặt bằng chậm trễ, hồ sơ thiết
kế thiếu sót thiếu công năng, thanh toán chậm trễ, nghiệm thu thanh quyết toán công
trình ỳ ạnh…..
Nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu cấp bách trên Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng trong giai đoạn thực hiện đầu tư các dự án thực hiện các dự án xây dựng nông
thôn mới huyện Krông Pắc. Nhằm đánh giá, phân tích các tác động tiêu cực và đưa ra
giải pháp nhằm hạn chế các rủi ro gây ảnh hưởng xấu trong giai đoạn thực hiện đầu tư
các dự án thực hiện các dự án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông Pắc.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của việc nghiên cứu là “Nhận dạng, phân tích các yếu tố rủi ro trong
việc thực hiện các dự án xây dựng nông thôn mới huyện Krông Pắc tỉnh Đắk Lăk” tìm
hiểu các vấn đề gây rủi ro về tiến độ về chi phí và chất lượng của dự án nông thôn mới.
Từ đó đề xuất các nguyên nhân chính gây rủi ro trong việc đầu tư dự án.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu chi tiết được thực hiện để đạt được mục đích nghiên cứu trong luận văn
này gồm:
4
- Mục tiêu thứ 1: Xác định các yếu tố rủi ro trong việc đầu tư xây dựng dự án nông
thôn mối ở Krông Pắc;
- Mục tiêu thứ 2: Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha kiểm tra độ
tin cậy, Xác định các nhân tố chính bằng phương pháp PCA
- Mục tiêu thứ 3: Phỏng vấn sâu các chuyên gia đã từng làm dự án nông thôn mới
để từ đó đưa ra các giải pháp khuyến nghị quản lý tốt hơn trong thời gian tới.
- Mục tiêu thứ 4: Đề xuất các biện pháp và đưa ra các giải pháp để nâng cao chất
lượng quản lý cho công trình
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Các đối tượng tham gia khảo sát bao gồm những người đã
và đang trực tiếp làm việc trong ban quản lý, nhà thầu, nhà tư vấn của các dự án nói
chung và các dự án nông thôn mới nói riêng, các cán bộ làm việc trong cơ quan có chức
năng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, các nhà nghiên cứu về dự án đầu tư xây
dựng.
Trong nghiên cứu này sẽ chủ yếu khảo sát các dự án xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Krông Pắc.
Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tính hiệu
quả của dự án nhưng trong phạm vi Ban quản lý xây dựng nông thôn mới và các nhà
thầu tham gia thực hiện dự án.
Quan điểm phân tích: Phân tích đánh giá dự án thực hiện các dự án xây dựng
nông thôn mới trên góc độ của chủ đầu tư, cụ thể là Ban quản lý xây dựng nông thôn
mới.
Về thời gian nghiên cứu: trong khoảng thời gian năm 2013 và đến quý I năm
2016.
5
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KỸ THUẬT ÁP DỤNG
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính: sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính (Qualitative methods), nghiên cứu định lượng (Quantitative
methods), kết hợp kỹ thuật thu thập thông tin và phân tích dữ liệu:
1.5.2 Kỹ thuật áp dụng
Các phần mềm ứng dụng : SPSS 16, Excel...
1.6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đóng góp về học thuật: Nghiên cữu sẽ khảo sát hầu hết những yếu tố rủi ro
trong việc thực hiện các dự án xây dựng nông thôn mới, trong đó có cả những yếu tố rủi
ro chung của một dự án xây dựng thông thường và những yếu tố rủi ro mà các dự án
xây dựng nông thôn mới mới có. Qua đó đóng góp một cơ sở lý thuyết đầy đủ hơn về rủi
ro trong thực hiện các dự án xây dựng.
Đóng góp thực tiễn: Cung cấp cho các nhà quản lý dự án cũng như các nhà
hoạch định chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng cho nông thôn mới những yếu tố rủi ro
có thể mắc phải. Từ những yếu tố rủi ro đã nhận dạng được, phân tích, đánh giá tới đối
phó và kiểm soát với các yếu tố rủi ro cơ bản của một dự án xây dựng nông thôn mới.
Căn cứ vào đó các nhà quản lý có thể thẩm định và đưa ra một kế hoạch đối phó với rủi
ro của mình một cách hiệu quả, hạn chế tối đa tác dộng rủi ro, góp phần đem lại thành
công cho dự án.
6
CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Nội dung của Chương 2 sẽ trình bày trình bày sơ lược các nghiên cứu trước đã
công bố trong và ngoài nước. Từ đó nêu ra các điểm khác biệt với các Luận văn và các
nguyên cứu trước để hình thành hướng nguyên cứu sau này. Tóm tắt nội dung Chương 2
được trình bày ở Hình 2.1.
2.1 CÁC KHÁI NIỆM
2.1.1 Các khái niệm và lý thuyết về Rủi ro
Trong cuộc sống, tất cả chúng ta đều phải đương đầu với những rủi ro, đó là điều
không thể tránh khỏi. Rủi ro là những bất trắc xảy ra ngoài mong muốn của đối tượng
sử dụng và gây ra những thiệt hại về thời gian, vật chất, tiền của, sức khỏe, tính mạng con
người.
Có rất nhiều loại rủi ro khác nhau và do rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây
ra. Có những rủi ro do môi trường tự nhiên như rủi ro do lũ lụt, động đất, khô hạn, gây
thiệt hại lớn về của cải, vật chất và tính mạng con người; có những rủi ro do môi trường
kinh tế – xã hội, chính trị gây ra như lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế, chiến
tranh làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của con người; có những rủi ro do bản thân hoạt
động của con người gây ra như rủi ro do tai nạn hoặc rủi ro thua lỗ do trình độ quản lý,
trình độ kinh doanh yếu kém; có những kỹ thuật lạc hậu dẫn đến hậu quả là năng suất lao
động thấp, giá thành sản phẩm cao hoặc có những rủi ro do tiến bộ khoa học kỹ thuật gây
rồi như rủi ro hao mòn vô hình quá lớn, không kịp thu hồi vốn đầu tư trong trang thiết bị
máy móc thiết bị và tài sản cố định, các rủi ro này thường xuất hiện trong lĩnh vực sản
xuất đặc biệt là lĩnh vực sản xuất xây dựng. Hầu hết các rủi ro xảy ra đều nằm ngoài ý
muốn chủ quan của con người.
Theo một số nhà khoa học, rủi ro là tình trạng xảy ra một số biến cố bất lợi nhưng
có thể đo lường được bằng xác suất. Cụ thể: (diendan.xaydungkientruc.vn/)
- Theo Frank Knight, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.
- Theo Irving Pfeffer, rủi ro là những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng
xác suất.
7
- Theo Marilu Hurt McCarty, rủi ro là tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong
tương lai có thể xác định được.
Bên cạnh những khái niệm kể trên, một số nhà khoa học khác lại định nghĩa rủi ro
với sự chú trọng đến kết quả được mà không chú ý đến xác suất xảy ra. Cụ thể:
- Theo Allan Willet, rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một
biến cố không mong đợi .
- Theo A.HrThur Williams, rủi ro là sự biến động tiền ẩn ở kết quả.
- Theo Georges Hirsch, khái niệm rủi ro gắn liền với khả năng xảy ra của một số
biến cố không lường trước hay đúng hơn là một biến cố mà ta hoàn toàn không chắc chắn
(xác suất xảy ra <1). Nói cách khác, rủi ro ứng với khả năng có sai lệch giữa một bên là
những gì xảy ra trong thực tế và một bên là những gì được dự kiến từ trước hoặc được
dùng làm hệ quy chiếu, mà sai lệch nào lớn đến mức khó chấp nhận được hoặc không
chấp nhận được.
Rủi ro là là khả năng sảy ra sự khác biệt giữa kết quả thực tế và kết quả kỳ vọng
theo kế hoạch. Nếu tích cực ngiên cứu rủi ro, nhận dạng, đo lường rủi ro, người ta có thể
tìm ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế nó. Cao Hào Thi (2008)
Trên cơ sở các khái niệm kể trên, có thể đưa ra một khái niệm về rủi ro như sau:
Rủi ro là một kỹ thuật chính xác để xác định những mối đe dọa đến sự thành công của dự
án, tập trung sự chú ý các hoạt động để loại bỏ những rủi ro và triển khai các kế hoạch
để làm giảm bớt hoặc giảm thiểu những ảnh hưởng và tăng khả năng thành công của dự
án.
2.2. Phân loại rủi ro
Để có thể nhận biết và quản lý các rủi ro một cách có hiệu quả, người ta thường
phân biệt các rủi ro tuỳ theo mục đích sử dụng trong phân tích các hoạt động kinh tế.Theo
tính chất khách quan của rủi ro, người ta thường chia ra: rủi ro thuần tuý và rủi ro suy tính
(rủi ro suy đoán) (Pure Risks and Speculative Risks).
Rủi ro thuần tuý là loại rủi ro tồn tại khi có nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ
hội kiếm lời, đó là loại rủi ro xảy ra liên quan tới việc tài sản bị phá huỷ. Khi có rủi ro
thuần tuý xảy ra thì hoặc là có mất mát tổn thất nhiều, hoặc là có mất mát tổn thất ít và
khi rủi ro thuần túy không xảy ra thì không có mất mát tổn thất. Hầu hết các rủi ro chúng
8
ra gặp phải trong cuộc sống và thường để lại những thiệt hại lớn về của cải vật chất và có
khi cả tính mạng con người đều là rủi ro thuần tuý. Thuộc loại rủi ro này có rủi ro do hoả
hoạn, lũ lụt, hạn hán, động đất….
Rủi ro suy tính (rủi ro suy đoán) là rủi ro tồn lại khi có một nguy cơ tổn thất song
song với một cơ hội kiếm lời. Đó là loại rủi ro liên quan đến quyết định lựa chọn của con
người. Thuộc loại này là các rủi ro khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh trên thị trường.
Người ta có thề dễ dàng chấp nhận rủi ro suy tính nhưng hầu như không có ai sẵn
sàng chấp nhận rủi ro thuần tuý.
Việc phân chia rủi ro thành rủi ro thuần tuý và rủi ro suy tính có ý nghĩa quan
trọng trong việc lựa chọn kỹ thuật để đối phó, phòng tránh rủi ro. Đối với rủi ro suy tính,
người ta có thể đối phó bằng kỹ thuật Hedging (rào cản) còn rủi ro thuần tuý được đối
phó bằng kỹ thuật bảo hiểm.
Tuy nhiên, hầu hết trong các rủi ro đều chứa cả hai yêu tố: thuần tuý và suy tính và
trong nhiều trường hợp ranh giới giữa hai loại rủi ro này còn mơ hồ.
Theo hậu quả để lại cho các hoạt động của con người, người ta chia thành rủi ro số
đông (rủi ro toàn cục, rủi ro cơ bản) và rủi ro bộ phận (rủi ro riêng biệt).
Rủi ro số đông là các rủi ro gây ra các tổn thất khách quan theo nguồn gốc rủi ro
và theo kết quả gây ra. Những tổn thất này không phải do cá nhân gây ra và hậu quả của
nó ảnh hưởng đến số đông con người trong xã hội. Thuộc loại này bao gồm các rủi ro do
chiến tranh, lạm phát, thất nghiệp, động đất, lũ lụt....
Rủi ro bộ phận là các rủi ro xuất phát từ các biến cố chủ quan của từng cá nhân
xét theo cả về nguyên nhân và hậu quả. Tác động của loại rủi ro này ảnh hưởng tới
một số ít người nhất định mà không ảnh hưởng lớn đến tòan xã hội. Thuộc loại này bao
gồm các rủi ro do tai nạn (tai nạn giao thông, tai nạn lao động, hoả hoạn,…) do thiếu thận
trọng trong khi làm việc cũng như trong cuộc sống (rủi ro do mất trộm....).
Việc phân biệt hai loại rủi ro này có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức xã hội,
nó liên quan đến việc có thể hay không thể chia sẻ bớt những rủi ro trong cộng đồng xã
hội. Nếu một rủi ro bộ phận xảy ra, các tổ chức hay cá nhân khác có thể giúp đỡ bằng
những khoản đóng góp vào các qũy trợ giúp nhằm chia sẻ bớt những rủi ro nhưng khi rủi
ro số đông xảy ra thì việc chia sẻ rủi ro bằng cách trên là không có tác dụng.
Tuy nhiên, việc phân loại rủi ro theo cách này cũng chưa được rõ ràng lắm vì rủi
ro có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác tuỳ theo sự thay đổi của khoa học kỹ thuật
và khung cảnh xã hội. Ví dụ lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng ở một quốc gia nào đó là rủi
ro số đông đối với quốc gia đó nhưng lại là rủi ro bộ phận đối với phạm vi toàn thế giới.
Theo nguồn gốc phát sinh các rủi ro, có các loại rủi ro sau:
9
+ Rủi ro do các hiện tượng tự nhiên: đây là nguồn rủi ro cơ bản dẫn đến các rủi ro
thuần tuý và để lại những hậu quả rất nghiêm trọng đối với con người. Nước lũ, nắng
nóng, hoạt động của núi lửa,... Việc nhận biết các nguồn rủi ro này tương đối đơn giản
nhưng việc đánh giá khả năng xảy ra cũng như mức độ xảy ra của các rủi ro xuất phát từ
nguồn này lại hết sức phức tạp bởi vì chúng phụ thuộc tương đối ít vào con người, mặt
khác khả năng biểu biết và kiểm soát các hiện tượng tự nhiên của con người còn hạn
chế.
+ Rủi ro do môi trường vật chất: các rủi ro xuất phát từ nguồn này là tương đồi
nhiều, chẳng hạn như hoả hoạn do bất cẩn, cháy nổ....
+ Rủi ro do các môi trường phi vật chất khác: Nguồn rủi ro rất quan trọng và làm
phát sinh rất nhiều rủi ro trong cuộc sống chính là môi trường phi vật chất hay nói cụ thể
đó là các môi trường kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật hoặc môi trường hoạt động của
các tổ chức,... Đường lối chính sách của mỗi người lãnh đạo của quốc gia có tốc ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế (ban hành các
chính sách kinh tế, áp dụng các quy định và thuế, cắt giảm hoặc xóa bỏ một số ngành
nghề…). Quá trình hoạt động của các tổ chức có thể làm phát sinh nhiều rủi ro và bất
định. Việc thay đổi tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lãi suất tín dụng, quan hệ cung - cầu trên thị
trường, giá cả thị trường diễn biến bất ổn,... đều có thể đem lại rủi ro cho các tổ chức sản
xuất kinh doanh. Có rất nhiều rủi ro xuất phát từ môi trường phi vật chất này và các rủi
ro cứ nối tiếp nhau diễn ra, rủi ro này được bắt nguồn từ rủi ro khác, rủi ro bắt nguồn từ
môi trường chính trị dẫn đến các rủi ro về mặt kinh tế hay xã hội (chẳng hạn rủi ro do
môi trường chính trị không ổn định dẫn đến rủi ro về mặt tinh tế (sản xuất đình đốn,
hàng hoá đắt đỏ) và sau đó dẫn đến rủi ro về mặt xã hội (thất nghiệp). Để nhận biết các
nguồn rủi ro này cần có sự nghiên cứu, phân tích tỷ mỷ, chi tiết và thận trọng. Mặt khác,
việc đánh giá khả năng và mức độ xảy ra của các rủi ro xuất phát từ nguồn rủi ro phi vật
chất cũng hết sức khó khăn với độ chính xác khác nhau, nó phụ thuộc rất nhiều vào trình
độ của người đánh giá.
Các tổn thất phát sinh từ các nguồn rủi ro là rất nhiều và rất đa dạng. Một số tổn
thất có thể phát sinh từ cả hai nguồn rủi ro khác nhau, chẳng hạn rủi ro cháy một ngôi