Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Lựa chọn chính sách kế toán nhằm thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

HOÀNG HẢI YẾN

LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN NHẰM
THỰC HIỆN HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI
NHUẬN TRONG CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

HOÀNG HẢI YẾN

LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN NHẰM
THỰC HIỆN HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI
NHUẬN TRONG CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán


Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VÕ VĂN NHỊ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS VÕ VĂN NHỊ

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
ngày 24 tháng 09 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. Phan Đình Nguyên

Chủ tịch

2. TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

Phản biện 1

3. PGS.TS. Vương Đức Hoàng Quân

Phản biện 2

4. PGS.TS Lê Quốc Hội

Ủy viên

5. TS. Hà Văn Dũng


Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 15 tháng 07 năm 2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên

: HOÀNG HẢI YẾN

Ngày, tháng, năm sinh : 15/10/1986

Giới tính: Nữ
Nơi sinh: Quảng Bình

Chuyên ngành
: Kế toán

MSHV: 1341850084
ITên đề tài: “Lựa chọn chính sách kế toán nhằm thực hiện hành vi điều chỉnh
lợi nhuận trong các công ty cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam”.
IINhiệm vụ và nội dung
1.
Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm lý luận về chính sách kế toán và
điều chỉnh lợi nhuận. Tổng kết các mô hình lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm
về các yếu tố liên quan đến lựa chọn chính sách kế toán nhằm thực hiện hành vi
điều chỉnh lợi nhuận.
2.
Phân tích thực trạng điều chỉnh lợi nhuận của các công ty cổ phần
niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam; nhận diện các yếu tố tác động đến hành vi
điều chỉnh lợi nhuận thông qua lựa chọn chính sách kế toán;
3.
Phân tích, đánh giá, luận giải thông qua xây dựng một mô hình biểu
diễn mối quan hệ giữa các yếu tố khi lựa chọn chính sách kế toán để thực hiện hành
vi điều chỉnh lợi nhuận trong các công ty cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán
Việt Nam.
4.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả cung cấp thêm một góc nhìn cụ thể
trong việc nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty cổ phần niêm yết
trên sàn chứng khoán Việt Nam
5.
Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các giải pháp và kiến
nghị nhằm hạn chế tình trạng điều chỉnh lợi nhuận, nâng cao chất lượng thông tin
trên các Báo cáo tài chỉnh của các công ty niêm yết.
: 20/08/2015
III- Ngày giao nhiệm vụ
IV- Ngày hoàn thành nhiệm
vụ

V- Cán bộ hướng dẫn
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ

: 20/07/2016
: PGS. TS. VÕ VĂN NHỊ
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


[i]

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài “Lựa chọn chính sách kế toán nhằm thực hiện hành vi
điều chỉnh lợi nhuận trong các công ty cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán Việt
Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu có tính độc lập
riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung
này ở bất cứ đâu. Các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích
nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2016
Học viên thực hiện Luận văn

Hoàng Hải Yến


[ii]

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tôi trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
PGS.TS Võ Văn Nhị – thầy trực tiếp và nhiệt tình hướng dẫn trong suốt quá trình

hoàn thành luận văn này. Hội đồng khoa học – Viện đào tạo sau đại học trường Đại
học Công nghệ TP. HCM đã nhận xét và góp ý quý báu để luận văn hoàn chỉnh
hơn. Ban giám hiệu đã tạo môi trường học tập tốt nhất, quý thầy cô nhiệt tình giảng
dạy, hướng dẫn và truyền đạt các kiến thức quý báu đến học viên. Các anh chị học
viên lớp cao học Kế toán nhiệt tình hỗ trợ, góp ý giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tập và nghiên cứu.
Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ, tạo mọi điều kiện để
tôi hoàn thành Luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2016
Học viên thực hiện Luận văn

Hoàng Hải Yến


[iii]

TÓM TẮT
Nội dung nghiên cứu của luận văn này đề cập đến lựa chọn chính sách kế
toán nhằm thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các nhà quản trị trong các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dựa trên quan điểm của lý
thuyết người đại diện, lý thuyết thông tin bất cân xứng và lý thuyết kế toán thực
chứng, tác giả tìm ra động cơ của các nhà quản trị trong việc lựa chọn chính sách kế
toán nhằm thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
trong nước và nước ngoài tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu, vận dụng kết hợp mô
hình ước lượng OLS; thu thập, xử lý dữ liệu ban đầu trên Báo cáo tài chính đã kiểm
toán của 94 công ty niêm yết trong giai đoạn 2013-2015 bằng Excel, sử dụng phần
mềm STATA để phân tích mối tương quan giữa lựa chọn các chính sách kế toán và
hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các nhà quản trị. Kết quả hồi quy cho thấy mô
hình phù hợp với số liệu thực tế, các biến lựa chọn có ý nghĩa thống kê. Các chính

sách kế toán được nhà quản trị quan tâm lựa chọn nhằm thực hiện hành vi điều
chỉnh lợi nhuận trong các công ty niêm yết gồm có (1) Lựa chọn phương pháp trích
khấu hao TSCĐ; (2) Lựa chọn chính sách ghi nhận các khoản dự phòng. Ngoài ra,
kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng, hành vi điều chỉnh lợi nhuận còn chịu sự tác
động bởi khả năng sinh lời(ROA) và chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm
toán.
Từ khóa: Chính sách kế toán, điều chỉnh lợi nhuận.


[iv]

ABSTRACT
The thesis’s research content refers to the accounting policies selection that
administrator perform the actions to adjust profit of companies who listed on the
Vietnam’ stock market. Based on the representation Agency Theory, Asymmetric
Information Theory, and Positive Accounting Theory, author find out the motives
of administrators in selecting the accounting policies to earning management.
The author have proposed the research scheme since reviewing of domestic
and international studies, by applying the integrated estimated OLS model;
Collecting, processing the initial data in audited financial statements that came from
94 listed companies from 2013 to 2015 by using Excel, STATA software to analyse
the relationship between the selecting of accounting policies and the actions of
administrors’ adjusted profit.
The regression results show that the model fit the actual data, the selected
variables have statistical significant. The accounting policies that were selected by
administrators to perform the actions of earning management in the listed
companies, including: (1) Selecting of Fixed assets depreciation exiled method; (2)
Selecting of recognition policy of reserves. Furthermore, this research investigated
that behavior of this profit adjustment was affected by return on asset(ROA) and
audit quality of audit firms.


Keywords: Accounting Policies , Earning Management.
ies,


[v]

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ............................................................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ...................................................................................... x
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.Đặt vấn đề nghiên cứu .............................................................................................. 1
2.Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2
2.1.Mục tiêu tổng quát ................................................................................................ 2
2.2.Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 3
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
3.1.Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3
3.2.Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 4
4.Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
5.Những đóng góp của Luận văn ................................................................................ 5
6.Kết cấu của Luận văn. .............................................................................................. 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .................................... 6
1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài. .............................................. 6
1.2.Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước .............................................. 10
1.3.Nhận xét và đưa ra khe hổng .............................................................................. 11

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 13
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................... 14
2.1.Chính sách kế toán .............................................................................................. 14
2.1.1.Chính sách kế toán ghi nhận doanh thu ........................................................... 15
2.1.2.Chính sách kế toán về ghi nhận và đánh giá chi phí khấu hao TSCĐ ............. 16
2.1.3.Chính sách kế toán liên quan đến xác định giá vốn của hàng xuất kho .......... 17


[vi]

2.1.4.Chính sách kế toán về ghi nhận chi phí trả trước ............................................ 19
2.1.5.Chính sách kế toán về trích lập chi phí dự phòng ........................................... 20
2.1.6.Chính sách kế toán về ghi nhận chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp ........................................................................................................................ 21
2.2.Điều chỉnh lợi nhuận và mối quan hệ giữa chính sách kế toán và điều chỉnh lợi
nhuận. ........................................................................................................................ 22
2.2.1.Điều chỉnh lợi nhuận: ....................................................................................... 22
2.2.1.1.Khái niệm điều chỉnh lợi nhuận .................................................................... 22
2.2.1.2.Mục đích và động cơ của điều chỉnh lợi nhuận ............................................ 23
2.2.1.3.Phương thức thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận ................................... 25
2.2.1.4.Cơ sở của việc điều chỉnh lợi nhuận ............................................................. 28
2.2.1.5.Nhận diện điều chỉnh lợi nhuận. ................................................................... 29
2.2.2.Mối quan hệ giữa lựa chọn chính sách kế toán và điều chỉnh lợi nhuận. ........ 31
2.3.Các lý thuyết liên quan ........................................................................................ 32
2.3.1.Lý thuyết đại diện (Agency Theory) ................................................................ 32
2.3.2.Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymetric information Theory) ................. 32
2.3.3.Lý thuyết kế toán thực chứng (Positive Accounting Theory) .......................... 32
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 34
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 35
3.1.Quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ............................................. 35

3.1.1.Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 35
3.1.2.Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................ 37
3.2.Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................. 37
3.3.Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ................................................... 39
3.3.1.Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 39
3.3.2.Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 41
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 45
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................... 46
4.1.Kết quả nghiên cứu định tính .............................................................................. 46


[vii]

4.1.1.Thực trạng về hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong các công ty cổ phần niêm yết
trên sàn chứng khoán Việt Nam ................................................................................ 46
4.1.1.1.Tổng quan về thực trạng điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2013. ........................................................... 46
4.1.1.2.Tổng quan về thực trạng điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2014 ............................................................ 49
4.1.1.3.Tổng quan về thực trạng điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2015 ............................................................ 53
4.1.2.Nhận diện về hành vi lựa chọn chính sách kế toán nhằm điều chỉnh lợi nhuận
trong các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ......................... 55
4.1.2.1.Biểu hiện về hành vi lựa chọn chính sách kế toán nhằm điều chỉnh lợi nhuận
trong các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. ......................... 55
4.1.2.2. ....... Nguyên nhân lựa chọn chính sách kế toán nhằm điều chỉnh lợi nhuận57
4.2.Kết quả nghiên cứu định lượng ........................................................................... 57
4.2.1.Thống kê mô tả các biến .................................................................................. 57
4.2.2.Phân tích tương quan........................................................................................ 59
4.2.3.Kết quả hồi quy ................................................................................................ 60

4.3.Một số bàn luận. .................................................................................................. 67
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 69
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 70
5.1.Kết luận: .............................................................................................................. 70
5.2.Kiến nghị ............................................................................................................. 70
5.3.Hạn chế của đề tài và hướng giải quyết. ............................................................. 72
5.3.1.Hạn chế của đề tài ............................................................................................ 72
5.3.2.Hướng giải quyết .............................................................................................. 73
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................ 74
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 77


[viii]

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 BCĐKT

Bảng cân đối kế toán

2 BCKQHĐKD

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

3 BCLCTT

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

4 BCTC


Báo cáo tài chính

5 DA

Dicretionary Accruals

6 DN

Doanh nghiệp

7 DNNY

Doanh nghiệp niêm yết

8 FIFO

First in First out (nhập trước xuất trước)

9 GVHB

Giá vốn hàng bán

10 HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

11 HOSE

Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh


12 HTK

Hàng tồn kho

13 LIFO

Last in first out (nhập sau xuất trước)

14 LNST

Lợi nhuận sau thuế

15 NDA

Non Dicretionary Accruals(Biến kế toán dồn tích kh)

16 OLS

Ordinary Least Square

17 ROA

Return on total Assets

18 TA

Total Accruals

19 TNDN


Thu nhập doanh nghiệp

20 TSCĐ

Tài sản cố định


[ix]

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Mô tả các biến...........................................................................................42
Bảng 4.1: Trình bày thống kê mô tả các biến. ..........................................................58
Bảng 4.2 : Ma trận hệ số tương quan giữa các biến thuộc mô hình ..........................59
Bảng 4.3 : Kết quả hồi quy theo mô hình hồi quy Pooled – OLS ............................61
Bảng 4.4 : Kết quả hồi quy theo mô hình hồi quy FEM ...........................................62
Bảng 4.5 : Kết quả hồi quy theo mô hình hồi quy REM...........................................64
Bảng 4.6.Bảng kiểm định Hausman ..........................................................................65
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy theo Pooled OLS, FEM, REM của mô hình ..................66


[x]

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 3.1. Thống kê DN điều chỉnh LNST sau kiểm toán của DNNY năm 2013 ....47
Hình 3.2. Thống kê các doanh nghiệp có thay đổi từ lãi sang lỗ ..............................48
Hình 3.3: LNST trước và sau kiểm toán của một số DN chênh lệch tăng đáng chú ý
năm 2013 ...................................................................................................................49
Hình 3.4.Top DNNY tăng lãi và thoát lỗ sau kiểm toán 2014 ..................................50
Hình 3.5.Top DNNY giảm lãi và tăng lỗ sau kiểm toán 2014 ..................................52
Hình 3.6.Tổng số doanh nghiệp sai lệch lợi nhuận sau kiểm toán qua các năm ......54

Hình 3.7. Top 20 DN có LNST cổ đông công ty mẹ biến động liên tục sau kiểm
toán qua nhiều năm ...................................................................................................55
Sơ đồ 3.1: Các bước trong quy trình nghiên cứu ......................................................35


[1]

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Điều chỉnh lợi nhuận luôn là chủ đề nóng và nhận được nhiều tranh luận
trong thời gian gần đây, liên quan đến vấn đề này đã có nhiều mô hình lý thuyết và
thực nghiệm của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Theo Joshua Ronen, Varda Yaari
(2008) [31] tùy thuộc vào động cơ và mục tiêu công bố thông tin để các nhà quản trị
điều chỉnh thu nhập theo ý muốn chủ quan của mình. Theo Scott, William
R.(1997)[38]điều chỉnh lợi nhuận phản ảnh hành động của nhà quản trị trong việc
lựa chọn các phương pháp kế toán để mang lại lợi ích cho họ hoặc làm gia tăng
giá trị thị trường của công ty. Cần lưu ý rằng, việc lựa chọn phương pháp kế
toán áp dụng để thực hiện điều chỉnh lợi nhuận luôn nằm trong khuôn khổ của
chuẩn mực kế toán. Theo số liệu thống kê của Vietstock từ năm 2012 đến 6 tháng
năm 2015 cho thấy mỗi năm tỷ lệ doanh nghiệp niêm yết có điều chỉnh sau kiểm
toán đều trên mức 70%, còn 6 tháng đầu năm 2015 tỷ lệ này cũng chiếm quá bán
52%[6]. Điều này là một cảnh báo rất lớn về chất lượng báo cáo tài chính và độ minh
bạch về số liệu kế toán do doanh nghiệp tự lập.
Đối với vấn đề này, một kiểm toán viên cho biết nếu một doanh nghiệp
thường xuyên để chênh lệch số liệu lãi lỗ qua các năm thì có 2 nguyên nhân chủ
yếu, thứ nhất là do kế toán yếu hoặc thứ hai là do doanh nghiệp cố tình làm như
vậy. Vấn đề nằm ở chổ dù là nguyên nhân nào thì chênh lệch lãi lỗ sau soát xét thực
sự rất nguy hiểm. Nếu kiểm toán không phát hiện được các vấn đề ở trong đó thì sẽ
ảnh hưởng đến lợi ích của các đối tượng có liên quan đến doanh nghiệp như cổ
đông, chủ nợ, nhà cung cấp hay các nhà đầu tư tiềm năng.

Trong câu chuyện của tập đoàn Đại Dương(OGC) và nhóm doanh nghiệp
dầu khí như PVX, PVL, PXL từ lãi trăm tỷ đột nhiên quay sang lỗ ngàn tỷ, Kiểm
toán đưa ra hàng loạt ý kiến ngoại trừ, cổ đông vẫn loanh quanh với câu hỏi bi quan
đâu là con số thực thể hiện đúng tình cảnh của doanh nghiệp hiện tại? Nhà đầu tư
hoang mang khi lợi nhuận nhảy múa lên xuống hàng trăm tỷ đồng khi qua tay kiểm
toán, điển hình là màn phù phép trên báo cáo tài chính tự lập của các doanh nghiệp


[2]

như OGC từ lỗ hơn 2,000 tỷ đồng thành lãi 400 tỷ đồng. Câu hỏi lớn đặt ra là vì đâu
các doanh nghiệp niêm yết có thể vẽ ra được như vậy? Theo kết quả từ các báo cáo
kiểm toán, nguyên nhân chủ yếu là do lựa chọn linh hoạt chính sách kế toán trong
khuôn khổ chuẩn mực cho phép của các doanh nghiệp niêm yết. Những số liệu
kiểm toán thường phải điều chỉnh là các khoản mục liên quan đến lựa chọn chính
sách kế toán như trích lập dự phòng, khấu hao Tài sản cố định, phân bổ chi phí trả
trước, hàng tồn kho và lựa chọn thời điểm ghi nhận doanh thu, chi phí không đúng
niên độ. Điều này dẫn đến các báo cáo tài chính sai lệch sau kiểm toán phải điều
chỉnh hàng loạt yếu tố, từ giá vốn, chi phí quản lý đến các khoản dự phòng.
Trong một nghiên cứu thực nghiệm trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
của Ths Phạm Thị Bích Vân[3] , kết quả cho hay việc lựa chọn chính sách kế toán
trong việc ghi nhận doanh thu, phương pháp khấu hao TSCĐ hay thay đổi phương
pháp tính giá xuất kho của hàng tồn kho có tác động đến hành vi điều chỉnh lợi
nhuận theo ý muốn chủ quan của các nhà quản trị. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đánh
giá hết mức độ ảnh hưởng của các chính sách kế toán lên hành vi điều chỉnh lợi
nhuận
Nắm bắt tình hình thực tiễn, kế thừa kết quả nghiên cứu từ mô hình thực
nghiệm của Phạm Thị Bích Vân(2012)[11] và các nghiên cứu ngoài nước, tác giả
nghiên cứu, áp dụng và phát triển đề tài “Lựa chọn chính sách kế toán nhằm thực
hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong các công ty cổ phần niêm yết trên sàn

chứng khoán Việt Nam” làm đề tài Luận văn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.

Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông qua lựa chọn chính sách kế

toán của các nhà quản trị trong các công ty cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán
Việt Nam nhằm cung cấp thêm cho các nhà đầu tư một góc nhìn cụ thể hơn trong
việc nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết cũng
như đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hạn chế tình trạng điều chỉnh lợi nhuận và
nâng cao chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính.


[3]

2.2.

Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm lý luận về chính sách kế toán và điều

chỉnh lợi nhuận. Tổng kết các mô hình lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm về
ảnh hưởng của lựa chọn chính sách kế toán nhằm thực hiện hành vi điều chỉnh lợi
nhuận.
Phân tích thực trạng điều chỉnh lợi nhuận của các công ty cổ phần niêm yết
trên sàn chứng khoán Việt Nam; nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông qua
lựa chọn chính sách kế toán;
Phân tích, đánh giá, luận giải thông qua xây dựng một mô hình biểu diễn
mối quan hệ giữa các yếu tố khi lựa chọn chính sách kế toán để thực hiện hành vi
điều chỉnh lợi nhuận trong các công ty cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán Việt

Nam.
Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra quan điểm và đề xuất giải
pháp, kiến nghị nhằm hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận và nâng cao chất lượng
thông tin công bố trên Báo cáo tài chính của các công ty cổ phần niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu được cụ thể hóa thông qua các câu hỏi nghiên cứu được
trình bày như sau:
1) Những công ty niêm yết nào có hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông qua
lựa chọn chính sách kế toán?
2) Việc lựa chọn chính sách kế toán có tác động như thế nào đến hành vi
điều chỉnh lợi nhuận trong các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng
khoán?
3) Các giải pháp nào cần thực hiện nhằm hạn chế hành vi điều chỉnh lợi
nhuận và nâng cao chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các
doanh nghiệp này?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu


[4]

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là điều chỉnh lợi nhuận thông qua lựa
chọn chính sách kế toán
3.2.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là 94 công ty niêm yết trên hai sàn giao


dịch chứng khoán Việt Nam là Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE) và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn nghiên cứu từ
năm 2013 đến năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
1)

Phương pháp liệt kê, phân tích, diễn dịch nhằm làm sáng tỏ về mặt lý

luận chính sách kế toán và điều chỉnh lợi nhuận
2)

Phương pháp tổng hợp, kế thừa lý luận kế thừa kết quả nghiên cứu từ

các mô hình trên thế giới về tác động của lựa chọn chính sách kế toán đến hành vi
điều chỉnh lợi nhuận, qua đó vận dụng để kiểm định thực tế tại các công ty niêm yết
trên sàn chứng khoán Việt Nam.
3)

Phương pháp thống kê nhằm điều tra, thu thập số liệu trên Báo cáo tài

chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam qua các chỉ
tiêu liên quan.
4)

Phương pháp toán kinh tế: Luận văn ứng dụng phương pháp toán kinh

tế để nhận diện và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố khi lựa chọn chính
sách kế toán đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sàn
chứng khoán Việt Nam.

5)

Phương pháp mô hình hóa và phương pháp qui nạp: trên cơ sở phân

tích, đánh giá, luận văn mô hình hóa mối quan hệ giữa các biến, sử dụng mô hình
kinh tế lượng để phân tích mối quan hệ giữa lựa chọn chính sách kế toán và điều
chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
6)

Phương pháp nghiên cứu ứng dụng: dựa trên kết quả nghiên cứu, luận

văn ứng dụng mô hình nghiên cứu để nhận diện có hay không hành vi điều chỉnh lợi


[5]

nhuận thông qua lựa chọn chính sách kế toán tại các công ty niêm yết, từ đó đề xuất
các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính.
5. Những đóng góp của Luận văn
Luận văn có những đóng góp mới cụ thể như sau:
1)

Thứ nhất, luận văn đã tập hợp đầy đủ và có hệ thống những lý luận

căn bản nhất về chính sách kế toán và điều chỉnh lợi nhuận; Hệ thống hóa và làm
sáng tỏ các mô hình lý thuyết trên thế giới liên quan đến lựa chọn chính sách kế
toán và điều chỉnh lợi nhuận.
2)

Thứ hai, thông qua việc thống kê, tổng hợp các chỉ tiêu trên báo cáo


tài chính của gần 100 công ty niêm yết qua các năm 2013, 2014 và 2015 Luận văn
đã cung cấp thông tin về tình hình tài chính của các công ty này giúp các đối tượng
có nhu cầu sử dụng thông tin có nguồn dữ liệu để so sánh, đánh giá phục vụ nhu cầu
của mình.
3)

Thứ ba, thông qua mô hình kinh tế lượng, kết quả thực nghiệm cho

thấy các nhà quản trị đã sử dụng một số chính sách kế toán để thực hiện hành vi
điều chỉnh lợi nhuận. Cụ thể, nhà quản trị có lựa chọn trong việc áp dụng phương
pháp trích khấu hao tài sản cố định và ghi nhận các khoản dự phòng nhằm thực hiện
hành vi điều chỉnh lợi nhuận theo mong muốn.
4)

Thứ tư, luận văn đã đề xuất các kiến nghị phù hợp với thực tiễn cho

các đối tượng sử dụng thông tin tài chính của công ty niêm yết như: các nhà đầu tư,
kiểm toán viên hay cơ quan quản lý nhà nước.
6. Kết cấu của Luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 5 chương
Chương 1. Tổng quan các nghiên cứu trước
Chương 2. Cơ sở lý thuyết
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5. Kết luận và kiến nghị


[6]


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
1.1.

Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài.
Quá trình nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp được một số công trình nghiên cứu

trên thế giới làm nền tảng lý luận cho đề tài như sau:
(1). Healy(1985)[29] đã nghiên cứu trên 94 công ty ở US trong giai đoạn
1930-1980 để nghiên cứu. Theo cách tiếp cận của Healy, phần không thể điều chỉnh
chính là trung bình tổng biến dồn tích của các năm trước
∑𝒕
NDAit =

𝑻𝑨𝒊𝒕
𝑨𝒊𝒕−𝟏

𝒏

DA it = TA it /A it-1 – NDA it
Chú thích:
n: số năm trong kỳ ước tính
t: năm sự kiện (năm nghiên cứu hành động điều chỉnh lợi nhuận)
i: công ty i cần nghiên cứu hành động điều chỉnh lợi nhuận
Theo mô hình của Healy, khi không có hành động điều chỉnh lợi nhuận của
nhà quản trị, DA bằng 0 và TA chính là NDA. NDA chính là giá trị trung bình của
TA. Hay nói cách khác, NDA không thay đổi từ năm này sang năm khác.
(2). DeAgelo(1986)[23]. Kế thừa từ mô hình của Healy, Mô hình DeAngelo so
sánh tổng biến kế toán dồn tích (TA) giữa thời kỳ t với TA thời kỳ t-1 và chênh lệch
giữa hai thời kỳ này chính là các biến kế toán được điều chỉnh (DA). Mô hình của
DeAngelo giả định rằng các thành phần biến kế toán không thể điều chỉnh (NDA)

sinh ra là ngẫu nhiên và bằng với tổng số biến kế toán dồn tích (TA) của thời kỳ t-1
hay nói cách khác NDA không đổi qua hai năm, do đó sự thay đổi trong tổng số
biến kế toán dồn tích (TA) giữa thời kỳ t và thời kỳ t-1 được giả định là do việc thực
hiện các điều chỉnh kế toán.


[7]

Cụ thể: Phần không thể điều chỉnh của công ty i năm sự kiện:
NDAit

=

TAit-1
Ait-2

Phần có thể điều chỉnh của công ty i năm sự kiện:
DAit

=

TAit
Ait-1

- NDAit

(3). Dechow và Sloan (1991)[24] nghiên cứu trên 91 công ty cùng ngành, mô
hình loại bỏ giả thuyết về tính ổn định của biến kế toán không thể điều chỉnh NDA
theo thời gian. Mô hình này cho rằng phần NDA là chung cho các doanh nghiệp
cùng ngành. Từ đó, NDA được xác định thông qua nghiên cứu thực tế hoạt động

của ngành. Mô hình ngành như sau:
TAit
TA NDAit =β1 +β2medianj

Ait−1
Trong đó: β1, β2: ước tính qua OLS trong kỳ ước tính
Như vậy sau khi xác định phần biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh
NDA, các nhà nghiên cứu sẽ xác định biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh DA và
tuỳ thuộc vào kết quả tính toán các nhà nghiên cứu có thể đưa ra kết luận:
Nếu

DAt > 0: Điều chỉnh tăng lợi nhuận
DAt <0: Điều chỉnh giảm lợi nhuận
DAt =0 : Không điều chỉnh lợi nhuận

(4). Theo Jones(1991)[32], tiếp tục khắc phục các hạn chế của các mô hình
trước, Jones xác định biến kế toán dồn tích không tự định(NDA) theo phương trình
sau:
NDAt / At-1 = α1/At-1 + α2ΔREVt /At-1 + α3 PPEt /At-1
Chú thích:
NDAit: Biến dồn tích không điều chỉnh được năm t


[8]

At-1: Tổng tài sản cuối năm t -1
∆REVt: Biến động doanh thu thuần kỳ t so với doanh thu thuần kỳ t-1
PPEt : Nguyên giá tài sản cố định hữu hình năm t
t: kỳ nghiên cứu hành động điều chỉnh lợi nhuận
Trong đó, α1;α2; α3 là các tham số ước lượng bằng phương pháp bình phương bé

nhất (OLS) của các hệ số a1; a2; a3 trong mô hình:
TAt / At-1 = a1/ At-1 + a2ΔREVt / At-1 + a3 PPEt /At-1 + εt
Phần dư ε trong mô hình trên đại diện cho biến chưa nhận diện được, bao gồm
cả biến dồn tích có thể điều chỉnh được (TAt)
Sau khi ước lượng biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh (NDA), từ
phương trình:
TAt = DAt+ NDAt
Suy ra, DAt = TAt - NDAt
Để giảm thiểu rủi ro do phương sai không thuần nhất, Jones chia 2 vế của
phương trình trên cho At-1( tài sản cuối năm t-1). Từ đó xác định được biến kế toán
dồn tích có thể thay đổi được DAt
DAt / At-1 = TAt / At-1 - a1/ At-1 - a2ΔREVt / At-1- a3 PPEt / At-1
Với mô hình này, Jones(1991) đưa vào phương trình hồi quy chỉ có hai biến
là REV và PPE. Jones cho rằng giá trị REV thể hiện sự biến động doanh thu thuần
của doanh nghiệp trong kỳ kế toán, nó phản ánh tình hình và môi trường hoạt động
kinh doanh và là khoản mục mang tính khách quan không bị nhà quản lý lợi dụng
để điều chỉnh lợi nhuận trong kỳ. Còn giá trị PPE thể hiện nguồn lực nội tại của
đơn vị trong việc tạo ra doanh thu, đồng thời khoản mục chi phí khấu hao là một
khoản chi phí dồn tích không tự ý lớn ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận trong kỳ. Tuy
nhiên, khi chọn REV làm biến nghiên cứu thì có thể doanh thu thuần cũng bị tác
động thông qua các khoản doanh thu bị ghi nhận không đúng niên độ và các khoản


[9]

này có thể là doanh thu khống của doanh nghiệp. Và đây chính là hạn chế cần khắc
phục của mô hình Jones(1991).
(5). Xuất phát từ hạn chế kể trên, nhóm tác giả Dechow, Sloan và Sweeney
(1995)[25] đã cải tiến mô hình Jones(1991) bằng cách đưa thêm biến Phải thu khách
hàng để hạn chế ảnh hưởng của các khoản doanh thu. Mô hình Jones sau cải tiến

được viết lại.
NDAt / At-1 = α/ At-1 + β1 (ΔREVt - ΔRECt )/ At-1 + β2 PPEt / At-1
Trong đó, ΔRECt là sự thay đổi trong tài khoản phải thu khách hàng.
(6). Kothari, Leone and Wasley(2005)[33] tiếp tục phát triển mô hình của
Jones (1991) và Dechow, Sloan and Sweeney (1995),Kothari, Leone and Wasley
(2005) đã bổ sung thêm biến về kết quả hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản
(ROA) vào mô hình gốc của Jones (1991) nhằm xem xét mối quan hệ tuyến tính
giữa biến kế toán dồn tích và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Mô hình Kothari,
Leone and Wasley (2005) đề xuất như sau:
NDAt / At-1 = α/ At-1 + β1 (REVt - RECt) / At-1 +β2 PPEt / At-1 + β3 ROAtTrong đó: ROAt-1 là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của năm t-1
(7). Aziatul[40] và các cộng sự (2015) đã sử dụng mô hình dồn tích của dồn
tích Kothari (2005). Nghiên cứu với một mẫu gồm 1166 quan sát của các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán Malaysia từ năm 2010-2012. Nghiên cứu này
phân tích các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán Malaysia như: Z-Score (khủng hoảng tài
chính), FCF (dòng tiền tự do), LEV (đòn bẩy tài chính), ROA (khả năng sinh lời) và
Size (quy mô doanh nghiệp). Và kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có biến FCF và
ROA là có tác động cùng chiều đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh
nghiệp vì các nhà quản lý sẽ tham gia thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi
công ty có tình hình tài chính lành mạnh và có lợi nhuận cao, các yếu tố còn lại như
Z-Score, LEV và SIZE không có ý nghĩa trong việc điều chỉnh lợi nhuận.


[10]

(8) Archambault (2003)[41] trong nghiên cứu của mình, tác giả đã phân định
chất lượng các công ty kiểm toán thành 2 nhóm, nhóm công ty kiểm toán Big 4 và
nhóm còn lại là các công ty kiểm toán không phải Big 4. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng,
chất lượng kiểm toán có tác động thuận chiều đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận
1.2.


Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước
(1).Huỳnh Thị Vân (2012)[14] tiến hành nhận diện hành vi điều chỉnh lợi

nhuận trong phạm vi là 43 công ty cổ phần năm đầu niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010. Kết quả nghiên cứu đi đến kết luận có
71% tổ chức niêm yết điều chỉnh tăng lợi nhuận, 29% tổ chức niêm yết điều chỉnh
giảm lợi nhuận trên sàn HOSE. Với cùng phương pháp nghiên cứu, kết quả đánh
giá gần tương tự cho sàn HNX với 73% tổ chức niêm yết trên sàn HNX điều chỉnh
tăng lợi nhuận, 27% tổ chức niêm yết trên sàn HNX điều chỉnh giảm lợi nhuận.
(2). Phạm Thị Bích Vân(2012)[11] trong nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi
nhuận của 60 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HNX tiến hành năm 2010,
dựa trên nền tảng lý thuyết của mô hình Jones cải tiến (1995), nghiên cứu đã đi đến
kết luận mô hình Jones thực sự không phù hợp để nhận diện hành vi điều chỉnh lợi
nhuận của các công ty niêm yết trên sàn HNX. Với những lập luận và chứng cứ cụ
thể, Phạm Thị Bích Vân đã đề xuất mô hình ứng dụng cho nghiên cứu. Sử dụng
công cụ SPSS phiên bản 16.0, kết quả hồi quy cho thấy mức độ phù hợp và có ý
nghĩa của các biến tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận gồm (1) Biến chi phí
khấu hao; (2) Chi phí dự phòng; (3) Giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, quản lý
doanh nghiệp.
(3). Bùi Thị Mai Hoài, Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2015)[2] trong nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh thu nhập nhằm làm giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp trong các công ty niêm yết trên thị chứng khoán Việt Nam
giai đoạn 2008- 2012, với dữ liệu thu thập liên quan đến 211 công ty, tác giả đã xây
dựng mô hình ước lượng kết hợp với phần mềm thống kê stata để phân tích, kiểm
định và đi đến kết luận có 4 biến ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh thu nhập với
mục đích làm giảm thuế TNDN phải nộp bao gồm (1) Hưởng chính sách ưu đãi


[11]


thuế; (2)Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện, doanh thu theo tiến độ; (3)Ghi nhận số
lượng các khoản dự phòng và (4)Ghi nhận chi phí thuế TNDN hoãn lại.
1.3.

Nhận xét và đưa ra khe hổng
Với việc nghiên cứu các lý thuyết nền, tổng quan các công trình nghiên cứu

trên thế giới và trong nước, tác giả rút ra một số vấn đề sau:
Thứ nhất, các mô hình nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên thế giới
đều tập trung giải quyết các nhân tố tác động lên biến kế toán dồn tích không thể
điều chỉnh (NDA), cụ thể như Healy (1985)[29] nghiên cứu tác động của tổng biến
dồn tích, phát triển mô hình này, các nghiên cứu về sau như Dechow và Sloan
(1991)[24]; Jones(1991)[32]; Dechow, Sloan và Sweeney (1995)[25]; Kothari, Leone
and Wasley(2005)[33] cũng chỉ tập trung giải quyết các biến tác động như Tổng
doanh thu, nợ phải thu, tài sản cố định hay tỷ suất sinh lời.
Tuy nhiên, việc nhận diện và xem xét mức độ điều chỉnh lợi nhuận theo các
nhà nghiên cứu có thể thực hiện thông qua 2 cách. Một là, xem xét sự lựa chọn
chính sách kế toán và hai là tính toán biến NDA. Tổng quan các nghiên cứu, tác giả
nhận thấy rằng đã có các nghiên cứu xem xét sự lựa chọn của từng chính sách kế
toán tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận như Bartov (1993)[34] đề cập đến
chính sách ghi nhận doanh thu; Neill, Pourciau, và Schaefer (1995)[36] hoặc Bishop
và Eccher (2000)[22] xem xét tác động khi lựa chọn phương pháp trích khấu hao hay
Hughes, Schwartz, và Fellingham (1988)[30] hoặc Neill, Pourciau, và Schaefer
(1995)[36] nghiên cứu tác động khi lựa chọn phương pháp tính giá xuất hàng tồn
kho....Tuy nhiên, theo ý kiến chủ quan của tác giả, các nghiên cứu này còn rời rạc
cho từng lựa chọn chính sách kế toán. Việc nghiên cứu và tổng hợp ảnh hưởng của
các lựa chọn chính sách kế toán lên hành vi điều chỉnh lợi nhuận là cần thiết nhằm
cung cấp thông tin tổng hợp và đầy đủ
Thứ hai, môi trường pháp lý chi phối hoạt động của các công ty niêm yết trên

thế giới và Việt Nam khá chênh nhau. Việc nhận diện và xem xét tác động của từng
lựa chọn trong môi trường Việt Nam là cần thiết để đánh giá ý nghĩa và mức độ phù
hợp của từng lựa chọn.


×