Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tiểu luận nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền với vấn đề bạo lực gia đình đối với người phụ nữ trong xã hội việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.68 KB, 23 trang )

MỞ ĐẦU
1.Lý do lựa chọn đề
Chúng ta đều biết bạo lực gia đình là một hiện tượng xã hội không mới,
nhưng lại nổi lên như một căn bệnh xã hội hết sức nan giải trong thời gian gần
đây. Vấn đề bạo lực gia đình đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng thu hút đông
đảo chú ý và quan tâm của các tổ chức, các chuyên gia,các nhà nghiên cứu và
toàn thể xã hội. Bạo lực gia đình nhất là đối với phụ nữ không chỉ còn là vấn đề
mang tính chất riêng lẻ của từng địa phương, mỗi quốc gia, dân tộc mà nó đã
“mang tính chất toàn cầu”.Bạo lực gia đình có thể dẫn đến hậu quả rất nghiêm
trọng nó có thể làm đau về thể xác làm cho người ta mất đi khả năng lao
động,tổn thương về tinh thần,tan vỡ hạnh phúc gia đình,kinh tế suy giảm…. .
Hàng ngày, hàng giờ chúng ta thường xuyên bắt gặp những mẩu thông tin ,
những bài viết và những hình ảnh nói về bạo lực gia đình trên viả hè, các sạp
báo, các trang mạng và các phương tiện truyền thông khác như loa đài,tivi,và nó
sảy ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới – từ những nước giàu có văn minh
hay những nước nghèo nàn, lạc hậu.
Có thể nói gia đình là “tế bào” của xã hội, “tế bào ” có tốt thì xã hội mới
tiến bộ. Vì vậy, để xây dựng và phát triển một xã hội văn minh, hiện đại đòi hỏi
mỗi quốc gia, dân tộc phải bắt đầu từ “vấn đề gia đình” – xây dựng gia đình văn
hóa, tiên tiến, đậm sắc dân tộc. Và “chống bạo lực gia đình” được coi là nhiệm
vụ cấp thiết hàng đầu cần được thực hiện. Trong công cuộc chống bạo lực gia
đình đó chúng ta không thể phủ nhận vai trò của công tác tuuyên truyền, công
tác tuyên truyền (CTTT) được coi là công cụ hữu hiệu quyết định sự thành bại
của nó.
BLGĐ là một mảng lớn mà xã hội ai cũng quan tâm và trên thực tế đã có
rất nhiều những công trình, đề tài khoa học nghiên cứu về nó. Xong mỗi công
trình nghiên cứu đó mới chỉ đi vào khai thác dưới dạng những đề tài riêng rẽ và
ở những khía cạnh nhất định. Vì thế, trong khuôn khổ một đề tài tiểu luận nhỏ,
em xin mạnh dạn lựa chọn “Nâng cao hiệu quả của Công tác tuyên truyền với
vấn đề bạo lực gia đình đối với người phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện
nay” làm đề tài nghiên cứu cho mình. Vì nhiều lý do khách quan và do giới hạn


về mặt thời gian nên tiểu luận khó có thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót.
1


Kính mong các thầy cô đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thiện hơn hiểu biết
của mình về vấn đề này và làm nền tảng cho những nghiên cứu sâu hơn sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!

2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về vấn đề:Bạo lực gia đình đối với phụ nữ và
hiệu quả của công tác tuyên truyền với vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ
trong xã hội Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần cung cấp thêm cơ sở lý luận
cũng như thực tiễn về vấn đề bạo lực gia đình đối với người phụ nữ từ đó thông
tin, tuyên truyền sâu rộn trong quần chúng nhân dân để phòng, chống bạo lực
gia đình nhằm làm thay đổi nhận thức hành vi bạo lực, bảo đảm quyền con
người, nhất là đối tượng yếu thế, ưu tiên nhiệm vụ chính đáng của nạn nhân và
xử lý các hành vi vi phạm bạo lực gia đình, tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình và
nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản của Nho giáo và Phong kiến nói về
người phụ nữ đặt trong mối tương quan với nam giới để thấy được nguồn gốc
gây nên bất bình đẳng giới và là nguyên nhân dẫn đến BLGĐ.
- Tìm hiểu quan điểm của Đảng và Bác Hồ đối với vai trò của người phụ
nữa và sự nghiệp giải phóng phụ nữ, xây dựng một xã hội mà ở đó nam - nữ
bình quyền.
- Lý giải một cách học thuật những khái niệm, phạm trù xoay quanh vấn đề
BLGĐ, và CTTT với BLGĐ đối với người phụ nữ.

- Chỉ ra thực trạng của vấn đề BLGĐ trong xã hội Việt Nam thời gian qua
và thực trạng của CTTT đối với vấn đề BLGĐ.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần làm nâng cao hiệu quả của công tác
tuyên tuyền, đồng thời hạn chế và tiến tới xóa bỏ tình trạng BLGĐ ở Việt Nam
trong thời gian tới.
2


3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vấn đề BLGĐ đối với người phụ nữ và
hiệu quả của công tác tuyên truyền với vấn đề BLGĐ đối với người phụ nữ
- Không gian:trong xã hội Việt Nam
- Thời gian: giai đoạn hiện nay
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp CNDV lịch sử
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp thống kê
- Phương Pháp quan sát thực tế
5. Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài làm sáng rõ hơn một số vấn đề lý luận, tư tưởng trong xã hội và
trong lịch sử nói về người phụ nữ, sự bất bình đẳng, bạo lực và CTTT với vấn đề
chống BLGĐ đối với người phụ nữ.
- Những giải pháp mà đề tài đưa ra dựa trên kết quả phân tích thực trạng
BLGĐ đối với người phụ nữ ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Vì thế nó có
tính thực tế cao. Nếu được áp dụng thì những kết quả của đề tài sẽ góp phần tích
cực trong việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền và phòng chống bạo lực
gia đình đối với người phụ nữ.
6. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận có

nội dung được kết cấu 3 chương như sau:
Chương 1: Mấy vấn đề lý luận
Chương 2: Thực trạng về vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt
Nam trong thời gian qua và công tác tuyên truyền chống bạo lực gia đình
Chương 3: Giải pháp khắc phục và những đề xuất cho công tác tuyên
truyền với vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam trong thời gian tới

3


Chương 1: MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Học thuyết Nho giáo và lý thuyết hệ phong kiến Việt Nam
1.1.1. Học thuyết Nho giáo
Nói đến Nho giáo, hẳn chúng ta không ai có thể phủ nhận được vai trò của các
nhà hiền triết như Khổng Tử, Tăng Tử, Mạnh Tử,… và những tư tưởng tiến bộ
của học thuyết này về chính trị, xã hội và những chuẩn mực đạo đức của con
người. Nhưng do nhiều hạn chế về mặt thời đại và là học thuyết giành cho chế
độ quân quyền nên học thuyết Nho giáo cũng hàm chứa ít nhiều hạn chế và là cơ
sở cho những tư tưởng tiêu cực trong xã hội và trong gia đình.
Học thuyết Tam cương, Ngũ thường dạy cho những nhà lãnh đạo và nam
nhi cần phải có được những phẩm chất Nhân – Nghĩa – Lễ - Trí – Tính và phải
luôn giữ hòa khí cũng như tôn ti trật tự trong các mối quan hệ Quân – Thần,
Phụ - Tử, Phu – Phụ, sao cho Quân quân, thần thần, phu phu, phụ phụ, tử tử
(vua cho ra vua, tôi ra tôi, chồng ra chồng, vợ ra vợ, con ra con). Đó là những
đức tính cần thiết của một đấng nam nhi hay của một trang quân tử. Và thâu tóm
lại, đã là quân tử thì phải biết: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Nhưng
chính những tư tưởng này đã trở thành nền tảng cho quan niệm Nam quyền hay
cho một chế độ xã hội phụ hệ - một xã hội mà ở đó người con trai có quyền tối
cao trong cai trị xã hội và gia đình. Ngược lại, với người phụ nữ thì phải có được
những đức tính Tam tòng và Tứ đức. Nghĩa là, trong gia đình người con gái phải

có trách nhiệm và nghĩa vụ với Cha – chồng – con (Tại gia tòng phụ, xuất giá
tòng phu, phu tử tòng tử) và phải hội đủ 4 đức tính Công – dung – ngôn – hạnh.
Như vậy, với người phụ nữ thì không cần gì nhiều, không cần bàn đến chuyện
của chính sự và xã hội, chỉ cần am phận là dâu thảo vợ hiền, nuôi dạy con cái và
thu vén gia đình. Hơn thế, khi bàn đến “quân tử” và “tiểu nhân”, thuyết Nho
giáo coi dân thường là tiểu nhân và phụ nữ cũng được xếp vào hàng tiểu nhân
khi trong sách ‘‘Luận ngữ” có nói: “Chỉ có hạng đàn bà và tiểu nhân là khó
dạy. Gần thì họ nhờn mà xa thì họ oán”. Như vậy trong học thuyết ấy ít nhiều
đã hàm chứa sự bất công bằng về giới và tư tưởng “trọng nam khinh nữ”.
1.1.2. Lý thuyết hệ Phong kiến Việt Nam
4


Có thể nói rằng, học thuyết Nho giáo với sự thống trị lâu dài và tầm ảnh
hưởng sâu rộng của nó đã trở thành quốc giáo trong xã hội phong kiến (PK)
phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Ảnh hưởng sâu sắc từ học
thuyết Nho giáo, dưới chế độ PK Việt Nam (bên cạnh những tư tưởng tiến bộ
nhằm xây dựng một gia đình có tôn ti, trật tự, có trên có dưới, cha mẹ mẫu mực,
con cái thảo hiền, chồng vợ thủy chung…) cũng đã tồn tại nhiều tư tưởng cổ hủ,
lạc hậu và những tư tưởng này đã ăn sâu vào đời sống của các gia đình Việt
Nam cho đến ngày hôm nay. Các quan niệm tồn tại trong xã hội Việt như: “nam
tôn nữ ti”, “nam nội nữ ngoại”, “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô”. Trong hôn
nhân thì có tư tưởng “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “lấy chồng am phận nhà
chồng”, “thuyền theo lái, gái theo chồng”. Trong gia đình thì “chồng bảo vợ
phải nghe”, “phu xướng phụ tùy”, chồng có thể cưới năm thê bảy thiếp nhưng
vợ phải nhất mực chung thủy với chồng,… Những tư tưởng ấy đã tạo cho nam
giới một quyền uy tuyệt đối, chỉ đạo và quyết định mọi công to việc lớn trong
gia đình và ngoài xã hội, còn người phụ nữ thì phải cam chịu, nhẫn nhục, và am
phận. Đây cũng chính là nguồn gốc cơ bản, một phần gây nên tình trạng “trọng
nam khinh nữ”, bất bình đẳng giới và là nguyên nhân gây nên BLGĐ trong xã

hội Việt Nam xưa và nay.
1.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt
Nam về vai trò người phụ nữ và sự nghiệp giải phóng phụ nữ
Giải phóng con người nói chung và giải phóng phụ nữ nói riêng là vấn đề
lớn của nhân loại. Học thuyết Mac-Lênin, xét một cách tổng quát là học thuyết
về con người, giải phóng con người và xây dựng một xã hội tốt đẹp vì con
người. Trong xã hội đó, mọi người đều có quyền bình đẳng với nhau, cùng
chung sống trong một cộng đồng hạnh phúc, không phân biệt đối xử và kỳ thị.
Trong sự nghiệp giải phóng con người và xây dựng xã hội, các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đã rất coi trọng và đề cao vai trò của người phụ
nữ. Lênin từng nói:“nếu không hoàn toàn giải phóng phụ nữ, không hết sức thu
hút phụ nữ tham gia quản lý Nhà nước thì không thể làm cách mạng thắng lợi”.
Vận dụng và phát triển sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác –
Lênin, chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ ra vai trò, tầm
quan trọng của người phụ nữ và xác định sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một
phần quan trọng trong sự nghiệp cách mạng.
5


1.2.1. Người phụ nữ và vai trò quan trọng của người phụ nữ đối với sự
phát triển của xã hội
Trong nhiều bài nói chuyện cũng như trong nhiều bài viết của mình, Chủ tịch
Hồ Chí Minh luôn coi trọng vai trò người phụ nữ. Trong gia đình thì họ là
những người mẹ, người vợ “trung hậu”, “đảm đang”. Trong lao động họ là một
bộ phận của lực lượng sản xuất: “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất định
phải sản xuất ra cho thật nhiều của cải, mà muốn sản xuất ra nhiều của cải phải
có nhiều sức lao động, muốn có nhiều sức lao động phải giải phóng lao động
của phụ nữ”. Trong chiến tranh chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc, họ
đóng góp không nhỏ công lao và sức lực. Người nói: “Xem trong lịch sử cách
mệnh, chẳng có lần nào là không có đàn bà, con gái tham gia”, “An Nam cách

mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công”, và “Phong trào 5 tốt của
phụ nữ miền Nam, phong trào 3 đảm đang của phụ nữ miền Bắc là phong trào
yêu nước nồng nàn và rộng khắp lôi cuốn đông đảo phụ nữ hai miền thi đua sản
xuất, phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến đấu, góp phần to lớn vào sự nghiệp
chống Mỹ, cứu nước của toàn dân”. Trong xây dựng đất nước, họ là những
người thêu dệt nên non song gấm vóc: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ
ta, trẻ cũng như già, ra sức thêu dệt mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Với những vai trò
quan trọng như thế, phụ nữ Việt Nam đã xứng đáng được Bác phong tặng danh
hiệu với 8 chữ vàng: Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang.
1.2.2. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ
Sinh ra và lớn lên ở một đất nước thuộc địa nửa phong kiến, hơn ai hết Hồ
Chí Minh hiểu rõ vị thế và tình cảnh của người phụ nữ Việt Nam. Cùng với tình
cảnh của người dân Việt Nam – “một cổ hai chòng”, người phụ nữ Việt Nam
vừa phải chịu những hủ tục lạc hậu từ tư tưởng PK giành cho phụ nữ lại vừa
phải chịu sự chà đạp, ức hiếp của bọn thực dân. Trong “Bản án chế độ thực dân
Pháp” người viết: “Không một chỗ nào người phụ nữ thoát khỏi những hành
động bạo ngược. Ngoài phố, trong nhà, giữa chợ hay ở thôn quê, đâu đâu họ
cũng vấp phải những hành động tàn nhẫn của bọn quan cai trị, sĩ quan, cảnh
binh, nhân viên nhà đoan, nhà ga…”. Do đó, trong cuộc đời hoạt động cách
mạng của mình Hồ Chí Minh luôn xác định mục tiêu của cách mạng vô sản phải
bao hàm mục tiêu giải phóng phụ nữ. Bác viết: “Nói phụ nữ là nói phân nửa xã
hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người”.
6


Trên nền tảng của học thuyết Mác – Lênin về giải phóng con người, từ việc
xác định vai trò và tầm quan trọng của người phụ nữ, Đảng và Bác Hồ đã đề cao
công cuộc giải phóng phụ nữ như là một mục tiêu, một phần quan trọng của sự
nghiệp cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, sự nghiệp giải phóng phụ nữ phải gắn

liền với sự nghiệp giải phóng loài người, giải phóng xã hội, giải phóng dân tộc:
"nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người",
"nếuphụ nữchưa được giải phóng thì xã hội chưa được giải phóng". Cũng từ
mối gắn kết đó mà sự nghiệp giải phóng phụ nữ gắn liền với công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Người nói: "nếu không giải phóng phụ nữ thì xây dựng
chủ nghĩa xã hội mới chỉ một nửa", và "để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải
thực sự giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ".
Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, Đảng ta chủ trương giải phóng hoàn
toàn phụ nữ, cho họ có cơ hội được khẳng định mình: “phụ nữ nước ta là một
lực lượng quan trọng trong cách mạng và trong sản xuất. Đảng ta có trách
nhiệm lớn đối với sự nghiệp giải phóng và phát huy nguồn lực dồi dào của phụ
nữ để xây dựng xã hội mới. Cần bồi dưỡng tư tưởng, nâng cao trình độ chính
trị, văn hóa của phụ nữ, do đó mà nâng cao không ngừng vai trò của phụ nữ
trong sản xuất và quản lý Nhà nước”.
Quyền bình đẳng toàn diện của phụ nữ với nam giới được Hiến pháp nước
ta quy định:“Phụ nữ nước Việt nam có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt
sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình”.
1.3. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ
1.3.1. Khái niệm
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có
khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác
trong gia đình.
Theo tuyên ngôn của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1993: “bạo lực trên cơ
sở giới đối với phụ nữ bao gồm tất cả những hành động bạo lực như đe dọa,
cưỡng ép, tước đoạt… Dựa trên cơ sở giới gây ra hậu quả hoặc có thể gây ra
hậu quả, làm tổn hại hoặc gây đau khổ cho phụ nữ về thân thể, tình dục hay tâm
lý, kể cả những lời đe dọa hay độc doán tước quyền tự do, dù xảy ra ở nơi công
cộng hay cuộc sống riêng tư”. Như vậy phạm vi của bạo lực trên cơ sở giới đối
7



với phụ nữ là khá rộng, nó bao gồm cả bạo lực về thể xác, tinh thần, bạo lực về
tình dục và bạo lực về kinh tế…
1.3.2. Phân loại bạo lực gia đình
1.3.2.1. Bạo lực thể chất (thể xác)
Bạo lực thể chất (thể xác) là những hành vi bạo lực thường được sử dụng
bằng sức mạnh cơ bắp (tay, chân ), hoặc dụng cụ (thậm chí cả vũ khí) có thể
gây đau đớn về thân thể đối với nạn nhân. Những hành động bạo lực này thường
gây đau đớn về thể xác (cả tinh thần và tình cảm) , có thể để lại dấu vết trên thân
thể nạn nhân,tổn hại rất lớn đến sức khoẻ của nạn nhân,nặng có thể làm mất khả
năng lao động hoặc có thể dẫn đến tử vong và đó là những bằng chứng về hành
vi vi phạm pháp luật. Người gây ra bạo lực về thể chất có thể bị xử lí trước pháp
luật.
1.3.2.2. Bạo lực tinh thần
Bạo lực tinh thần là những hành vi nhằm hành hạ tâm lý và những lời đe
dọa, sỉ nhục hoặc là sự bỏ rơi, lãng quên, không quan tâm. Những hành vi này
không dễ phát hiện và khó được pháp luật can thiệp.
Bạo lực tinh thần thể hiện qua những phương thức và mức độ khác nhau:
Đe dọa, hăm dọa: là hành động đe dọa và lời nói có tính chất đe dọa, khiêu
khích, và so sánh họ với ngườ khác với lời lẽ mạt sát.
Lạnh lùng, bỏ rơi, không quan tam, hỏi han…
Gán nhãn : là hành vi gán cho phụ nữ những từ thiếu tôn trọng họ như “
ngu ngốc, điên dồ, vô dụng, không có giá trị… hoặc quy gán cho phụ nữ không
có năng lực làm mẹ, nội trợ.
Ngăn cản không cho tham gia công tác xã hội, gặp gỡ bạn bè, người thân
1.3.2.3. Bạo lực tình dục
Bạo lực tình dục là những hành vi cưỡng ép phụ nữ làm những việc liên
quan đến tình dục trái với mong muốn của họ.
Một số hình thức của bạo lực tình dục là:
Ép buộc phụ nữ phải quan hệ tình dục, cưỡng hiếp

Tổn hại gây cho phụ nữ trong quá trình quan hệ sinh lý mà họ hoàn toàn
không có quyền từ chối kể cả cấm đoán sử dụng biện pháp tránh thai

8


Mặc dù có nhiều cách phân loại khác nhau nhưng vẫn có thể thấy một số
nét tương đồng trong các cách phân loại này. Bạo lực nhìn thấy được có thể bao
gồm bạo lực thân thể, bạo lực tình dục, trong đó bạo lực thân thể bao gồm nhiều
hành vi như đánh, tát, dùng vũ lực, tạt axit … Bạo lực không nhìn thấy được có
thể bao gồm các hành vi tâm lý tình cảm, tinh thần khác. Tuy nhiên, không có
một ranh giới rõ ràng giữa các loại bạo lực, bởi có những loại bạo lực vừa nhìn
thấy được thể hiện qua những tác động về cơ thể, sức khỏe, vừa không nhìn thấy
được thể hiện qua những tổn thương về tinh thàn, tình cảm. Ví dụ như bạo lực
tình dục. Bạo lực tình dục trong khuôn khổ bạo lực gia đình cũng có nhiều loại,
bạo lực tình dục trong hôn nhân, bạo lực tình dục giữa những người thân, họ
hàng (ngoài hôn nhân). Như thế để thấy rằng vấn đề bạo lực gia đình và các
hành vi bạo lực trong gia đình là vấn đề phức tạp thể hiện ở nhiều góc độ. Trong
thực tế, các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở các hành vi bạo lực “nhìn thấy
được” mà ít có những nghiên cứu, phân tích ở mức độ sâu hơn đối với những
hành vi bạo lực “không nhìn thấy được” trong gia đình.
1.4. Công tác tuyên truyền và vai trò trong công cuộc chống bạo lực gia
đình đối với người phụ nữ
1.4.1. Khái niệm công tác tuyên truyền
Công tác tuyên truyền (CTTT) là một hình thái, một bộ phận cấu thành của
công tác tư tưởng nhằm truyền bá hệ tư tưởng và đường lối chiến lược, sách
lược trong quần chúng, xây dựng cho quần chúng thế giới quan phù hợp với lợi
ích của chủ thể hệ tư tưởng, hình thành và củng cố niềm tin, tập hợp và cổ vũ
quần chúng hành động theo thế giới quan và niềm tin đó.
Trong công tác tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta, CTTT là hoạt động

nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những tinh hoa của dân tộc và nhân
loại…làm cho chúng trở thành nhân tố chi phối, thống trị trong đời sống tinh
thần của xã hội, động viên cổ vũ tính tích cực, tự giác, sáng tạo của nhân dân.
1.4.2. Vai trò của công tác tuyên truyền
Công tác tuyên truyền có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách
mạng cũng như trong tiến trình phát triển của xã hội loài người.Vai trò của
CTTT thể hiện ở chỗ, nó truyền bá, phổ biến hệ tư tưởng cách mạng trong xã
9


hội, trước hết là cho các lực lượng xã hội tiên tiến. Là một bộ phận của công tác
tư tưởng, CTTT đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng Đảng cũng
như góp phần vào xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, xây dựng con người Việt Nam có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công
dân, có tri thức và sức khỏe, sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước
và tinh thần quốc tế trong sáng…
Trong giai đoạn hiện nay, CTTT vẫn là một phương tiện rất quan trọng của
công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Nó giải thích trực tiếp cho cán bộ, đảng
viên, quần chúng nhân dân về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước cũng như tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc
phòng của đất nước và thế giới. Trên cơ sở đó cổ vũ mọi người, mọi tầng lớp
tích cực thực hiện những nhiệm vụ đã đề ra. Phương pháp chủ đạo của CTTT là
bằng những gương điển hình tiêu biểu mà làm cho mọi người thấy rõ sự đúng
đắn về đường lối quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước, đồng thời
trình bày ý nghĩa xã hội của các sự kiện và hiện tượng của đời sống thực tiễn.
Trên cơ sở đó, kêu gọi quần chúng nhân dân, cán bộ, Đảng viên hành động vì lợi
ích của tập thể, của đất nước, vì sự nghiệp chung của cả dân tộc. Chỉ thị
14/CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã khẳng định: “Công cụ quan
trọng hàng đầu trong việc tuyên truyền giáo dục đường lối chính sách, truyền bá

những quan điểm của Đảng về những vấn đề thời sự lớn và những vấn đề mới
đặt ra trong cuộc sống, trong công cuộc xây dựng chế độ mới, nền kinh tế, nền
văn hóa mới….”
Đối với công cuộc chống BLGĐ, CTTT có vai trò quan trọng, đó là:
- Phổ biến thông tin, truyền bá chủ trương, đường lối chính sách, chỉ thị,
nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước về vấn đề phòng chống BLGĐ
tới đông đảo quần chúng nhân dân nhằm nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết
của mọi tầng lớp nhân dân về BLGĐ và các vấn đề liên quan đến BLGĐ đặc
biệt là bạo lực đối với người phụ nữ. Hiện thực hóa luật pháp và đưa pháp luật
về phòng chống BLGĐ đi sâu vào đời sống nhân dân nhằm làm giảm thiểu tối
đa và đi đến xóa bỏ hoàn toàn tình trạng bạo lực, bạo hành đối với người phụ nữ
trong gia đình. Xây dựng một xã hội tiến bộ mà ở đó nam – nữ bình quyền.
- Cổ vũ, khuyến khích quần chúng nhân dân tích cực phát giác và tố giác
đối với những người có hành vi gây ra bạo lực gia đình đồng thời giúp đỡ, động
viên những nạn nhân bị bạo lực gia đình để họ an tâm sớm trở lại với cuộc sống
bình thường và hòa nhập với xã hội.
10


Chương 2 BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN QUA VÀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CHỐNG
BẠO LỰC GIA ĐÌNH
2.1. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam trong thời gian qua
2.1.1. Vài nét về bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên thế giới trong thời
gian gần đây
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ tồn tại không chỉ ở một quốc gia, dưới một
thể chế, hay ở một nền văn hóa, tôn giáo nhất định. Nó cũng không phụ thuộc
vào trình độ học vấn, đẳng cấp xã hội, thu nhập, hay tuổi tác của người phụ nữ.
Từ những nước phát triển như Mỹ, Canada đến những nước đang phát triển như
Trung Quốc, Thái Lan hay nước chậm phát triển như Bangladesh, các nước châu

Phi,… tình trạng BLGĐ đều ở mức độ báo động.
11


Trước năm 1993, hầu hết các quốc gia đều coi bạo lực đối với phụ nữ là
vấn đề giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên bạo lực gia đình ngày càng gia tăng
và người ta nhận thấy rằng “nó như là một sự cản trở đối với sự công bằng và
như là một sự vi phạm không thể chấp nhận được đối với phẩm giá của con
người”. Một nghiên cứu quốc tế cho thấy, bạo lực gia đình ảnh hưởng tới
khoảng 20-50% phụ nữ trên toàn thế giới. Ví dụ ở Mỹ, quốc gia mà sự tôn trọng
quyền cá nhân và bình đẳng đều được biết đến nhiều hơn cả, cứ 15 giây có một
phụ nữ bị đánh đập và mỗi năm có ít nhất có bốn triệu báo cáo tai nạn do bạo
lực trong gia đình chống lại phụ nữ. Ở châu Á, tình trạng bạo lực gia đình xảy ra
ở mức đáng lo ngại hơn. Ở Thái Lan, 50% phụ nữ nghèo khổ sống trong những
ngôi nhà ổ chuột thường xuyên bị chồng hành hạ. Ở Trung Quốc, tỷ lệ phụ nữ
có đơn cầu cứu vì bạo lực năm 2002 cao hơn khoảng 40% so với năm 2001…
Xác định được mức độ nghiêm trọng cũng như hậu quả của vấn đề BLGĐ đối
với phụ nữ, từ năm 1981, công ước CEDAW về xóa bỏ sự phân biệt đối xử với
phụ nữ đã được hội liên hợp quốc ban hành. Điều 5 của công ước quy định sửa
đổi các kiể mẫu văn hóa, các phong tục tập quán dẫn đến sự phân biệt đối xử với
phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình, điều 15 trong
lĩnh vực dân sự, và lĩnh vực hôn nhân gia đình được đề cập trong điều 16. Luật
pháp quốc tế cũng quy định rõ trách nhiệm của các quốc gia thành viên trong
vấn đề chống bạo lực, cụ thể gồm phòng ngừa, điều tra, trừng phạt những hành
động chống lại phụ nữ. Về phía nạn nhân, chính phủ phải có luật đền bù cũng
như tạo điều kiện giúp họ tiếp cận bộ máy tư pháp một cách dễ dàng.
2.1.2. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam trong thời gian qua
2.1.2.1. Những nguyên nhân
Bạo lực gia đình đối với người phụ nữ ở Việt Nam, cũng giống như các
nước khác trên thế giới, nó không phải là một vấn đề mới. Nó nảy sinh và lan

rộng là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình:sau đây tôi xin đưa ra 2
nhóm nguyên nhân đó là nguyên nhân từ phía cá nhân và nguyên nhân từ phía
xã hội

12


Nguyên nhân từ phía cá nhân:phần lớn các hnàh vi bạo lực thường xuyên
diễn ra trong các gia đình có chồng hoặc vợ mắc vào các tệ nạn xã hội(chủ yếu
là chồng) như nghiện hút ma tuý, cờ bạc, rượu chè
Theo điều tra của uỷ ban các vấn đề xã hội cua quốc hội cho thấy,nguyên
nhân trực tiếp làm nảy sinh hành vi bạo lực gia đình là do người chồng nghiện
rượu và say rượu( chiếm 60%). Những gia đình này thường có hoàn cảnh kinh tế
khó khăn,trình độ học vấn của vợ, chồng thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật, công
việc không ổn định. Tuy nhiên cũng nảy sinh một khuynh hướng mới, mà có
người cho rằng nó là “mặt trái của nền kinh tế thị trường”, “là hệ quả tất yếu của
xã hội hiện đại”, đó là hành vi bạo lực tinh thần. Hành vi bạo lực này thường
diễn ra trong những nhóm gia đình không phải khó khăn (thậm chí khá giả,giàu
có). Vợ , chồng và các thành viên khác trong gia đình này có trình độ học vấn
tương đối cao, nghề nghiệp ổn định(phần lớn là các gia đình viên chức Nhà
nước và trí thức)
Nguyên nhân của hiên tượng này chủ yếu là do sự bất đồng về nhận thức,
quan điểm, lối sống, do vợ hoặc chồng ngoại tình… Hệ quả của hành vi bạo lực
này cũng không kém phần quan trọng. Nếu hành vi bạo lực về thể chất là trực
tiếp gây ra những thương tích trên cơ thể con người, thậm chí còn làm thiệt hại
đến tính mạng của người khác thì hành vi bạo lực tinh thần lại tạo ra một sự
khủng hoảng về trạng thái tâm lý kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và
hiệu quả công việc của cả vợ và chồng cũng như sự tồn và phát triển của các
thành viên khác trong gia đình

Mặt khác, biểu hiện của loại hành vi bạo lực này cũng rất đa dạng và phức
tạp như: lăng nhục, ly thân, cưỡng bức quan hệ tình dục, im lăng theo kiểu
“chiến tranh lạnh” vv…nhiều khi những người xung quanh, thậm chí ngay cả
những người ruột thịt cung không hề hay biết. Đây thực sự là vấn đề nan giải và
khó khăn cho công tác phòng chống lực gia đình
Nguyên nhân từ phía xã hội: Trước hết, cần phải thừa nhận trong xã hội ta
hiện nay vẫn còn tồn tại khá phổ biến tình trạng bất bình dẳng giới, đặc biệt là ở
những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Ngưừi phụ nữ vẫn phải chịu đựng
nhiều thiệt thòi so với nam giới trong xã hội. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ”

13


;định kiến giới vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương. Đây chính là
“mảnh đất màu mỡ” để bạo lực gia đình tồn tại và phát triển
Có rất nhiều công việc trong gia đình mà đáng lý cả hai vợ chồng đều phải
cùng gánh vác. Nhưng tiếc thay do đầu óc gia trưởng,do đinh kiến giới mà
người đàn ông, người chồng đứng ngoài cuộc, họ tự cho đó là công việc của
người phụ nữ,của người vợ. Nếu những người phụ nữ, người vợ không hoàn
thành đựơc những công việc ấy thì người đàn ông lại tự cho mình cái “quyền”
được trách móc, sỉ nhục thậm chí còn đánh đập lại
Với nhân thức như vậy, tư tưởng ấy kết hợp với trạng thái tâm lý khôgn
bình thường , trong những hoàn cảnh “điển hình”:như kinh tế khó khăn, thua cờ
bạc, uống rượu, say rượu…thì hành vi bạo lực gia đình xảy ra là tất yếu. Trong
khi đó thiết chế pháp luật vẫn thiếu những quy định pháp lý cụ thể trong phòng
chống bạo lực gia đình
Đồng thời, do tư tưởng của người phụ nữ Việt Nam luôn nhẫn nhục, hy
sinh, cam chịu trước những bạo hành, ngược đãi từ phía chồng con với suy nghĩ
“im lặng chịu đựng cho gia đình êm ấm” hay “xấu chàng hổ ai” đã khiến cho
nạn bạo hành không những không thuyên giảm mà còn ngày càng gia tăng.

Hơn thế, việc các ban ngành, đoàn thể né tránh đề cập đến vấn đề và đánh
giá thấp sự ảnh hưởng của BLGĐ đối với sức khỏe, thể chất và tinh thần của
người phụ nữ cũng đã trở thành một nguyên nhân làm gia tăng nạn BLGĐ. Họ
cho rằng, đó là vấn đề nội bộ của riêng từng gia đình do đó để cho các gia đình
đó tự “đóng cửa bảo nhau” sẽ là điều tốt hơn. Chỉ khi dấu tích của bạo lực trở
nên rõ ràng và hậu quả của bạo lực trở nên nghiêm trọng thì mới có sự quan tâm,
can thiệp của các cơ quan chức năng và đoàn thể…chính vì vậy hành vi bạo lực
gia đình càng có điều kiện diễn ra đằng sau những cánh cửa khép kín.
2.1.2.2. Thực trạng
Xuất phát từ những nguyên nhân sâu xa trên, con số thực tế về bạo lực gia
đình đối với phụ nữ ở Việt Nam sẽ lớn hơn rất nhiều so với số phụ nữ thực sự
lên tiếng. Cũng như vậy, số trường hợp được pháp luật coi là nghiêm trọng và
can thiệp sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với số hồ sơ mà họ nhận được. Chính vì thế, số
liệu báo cáo của các địa phương về tình hình BLGĐ đối với phụ nữ hàng kỳ
14


(năm, quý) chỉ phản ánh được phần nào thực tế (có thể chỉ là phần rất nhỏ). Ở
Việt Nam hiện nay thiếu một số liệu tổng thể về bạo lực giới, trong đó có BLGĐ
đối với người phụ nữ. Cho đến nay vẫn chưa có một cuộc điều tra mang tầm cỡ
Quốc gia nào về bạo lực giới, tỷ lệ và tần xuất bạo lực, các yếu tố gây nên,
nguyên nhân và hậu quả của nó. Một số điều tra nhỏ lẻ cho thấy, bạo lực thân
thể ở mức cao. Theo một kết quả nghiên cứu có tới 70% người chồng đã từng
đánh vợ, một kết quả nghiên cứu khác lại chỉ ra khoảng 40% bà vợ thường
xuyên bị đánh đập.
Nghiên cứu về bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam năm 1998 cho thấy hình thức
chủ yếu của BLGĐ đối với phụ nữ là bị chồng đánh đập, chửi mắng, hành hạ.
Trong đó, 15% các bà vợ bị chồng đánh, 80% bị chồng mắng chửi, hơn 70% bị
chồng bỏ mặc, 10% bị chồng không quan hệ tình dục và gần 20% bị chồng ép
quan hệ tình dục.

Trong gần 3 năm từ đầu năm 2000 đến cuối năm 2002, trung tâm cảnh sát
113 Hà Nội đẫ nhận được hơn 500 tin liên quan trực tiếp đến nạn bạo hành, kể
cả trong gia đình và ngoài xã hội. Số vụ được giải quyết chiếm khoảng 2/3.
Theo báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện luật hôn nhân gia đình do tòa án nhân
dân thành phố Hà Nội (1995) có gần 7.400 vụ ly hôn do phụ nữ bị đánh đập,
ngược đãi, chiếm 30% tổng số vụ ly hôn. Con số báo cáo của tòa án nhân dân
thành phố Hải Phòng cũng tương tự. Tại thành phố Hồ Chí Minh, 10% vụ ly hôn
là do BLGĐ của người chồng đối với người vợ.
Trong 5 năm trở lại đây, Tòa án nhân dân tối cao thống kê được nguyên
nhân các vụ ly hôn do bị chồng ngược đãi chiếm khoảng 60% tổng số vụ. Tại
huyện Xuân Trường - Nam Định, khoảng 80 trong tổng số 100 ca tự tử của bệnh
nhânè bệnh viện huyện do bị chồng ngược đãi, hành hạ.
Nghiên cứu của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam năm 2000 cho thấy, có tới
gần 40% phụ nữ trong mẫu khảo sát đã bị đánh đập, chửi mắng. Còn theo kết
quả nghiên cứu của ngân hàng thế giới (2002) thì hơn 80% phụ nữ trong tổng số
người được hỏi đã từng chịu sự ngược đãi trong 12 tháng trước thời điểm điều
tra, gần 70% bị chồng mắng chửi, 10% bị chồng cấm đoán, 15% bị chồng đánh
đập, 20% bị ép quan hệ tình dục.

15


Những con số trên cho thấy vấn đề bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần và
bạo lực tình dục đối với phụ nữ ở các vùng khác nhau của Việt Nam thực sự là
một vấn đề tồn tại một cách phổ biến ở mức độ báo động đáng được quan tâm
và cần được nghiên cứu rộng hơn.
2.2. Thực trạng của công tác tuyên truyền với vấn đề bạo lực gia đình
đối với người phụ nữ Việt Nam trong thời gian qua
2.2.1. Thành tựu
Công tác tuyên truyền (CTTT) trong công cuộc phòng chống bạo lực gia đình

đối với phụ nữ ở Việt Nam những năm qua có nhiều thành tựu và hiệu quả đáng
khích lệ, cụ thể:
Từ việc thông qua các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà Nước về
phòng chống BLGĐ, CTTT đã đẩy mạnh việc tuyên truyền những quan điểm,
chủ trương này cho người dân đặc biệt là phụ nữ để giúp họ hiểu rõ được những
biểu hiện cụ thể của hành vi bạo lực, từ đó có cách phòng chống hiệu quả. Cán
bộ tuyên truyền là lực lượng nhanh chóng và kịp thời nắm bắt những chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước để từ đó hiện thực hóa chúng và đưa
vào đời sống của nhân dân.
Tiếp đó, công tác tuyên truyền đã làm tốt việc đa dạng hóa các kênh truyền
thông, thông tin, mạng lưới và hoạt động tuyên truyền. Thông qua các kênh này
đã làm cho giữa các cá nhân và các trung tâm tư vấn có mối quan hệ mật thiết
với nhau, tạo tâm lý tốt cho những người phụ nữ để họ có đủ tự tin khi đến
những trung tâm tư vấn trên.
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, internet,
truyền hình, đài phát thanh…đã tư vấn cho phụ nữ những cách làm như thế nào
để hạn chế các biểu hiện của tình trạng trên. Ngoài ra, cán bộ tuyên truyền còn
chủ động tổ chức các chương trình, các buổi nói chuyện nhằm làm cho những
người vợ và người chồng có thể hiểu nhau hơn, từ đó làm giảm tình trạng bạo
lực. Các tình nguyện viên được phân công theo dõi các cặp vợ chồng có bạo lực
để tư vấn, can thiệp kịp thời khi xảy ra bạo lực. Tổ chức tư vấn truyền thông
nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng của cán bộ và quần chúng nhân dân về phòng
chống bạo lực gia đình

16


Cán bộ tuyên truyền tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả và cách xử lý bạo lực
gia đình qua các buổi hội thảo, tập huấn kỹ năng tư vấn phòng chống bạo lực gia
đình về giới và bạo lực do bất bình đẳng giới.

Có sự phối hợp liên nghành trong tuyên truyền phòng chống bạo lực gia
đình giữa cơ sở y tế, sở văn hóa thông tin, ủy ban nhân dân các cấp, bộ giáo dục
và đào tạo bổ sung vào chương trình giáo dục nội dung về phòng chống bạo lực
gia đình phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo, chỉ đạo phổ biến phòng
chống bạo lực gia đình ngay trong trường học
Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc và các tổ chức thành viên, đặc biệt
là hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức xã hội tích cực tuyên truyền
giáo dục hội viên là người dân chấp hành luật về phòng chống bạo lực gia đình
trong phạm vi chức năng của mình, tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật
về phòng chống bạo lực gia đình, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và chính
quyền các cấp tổ chức tuyên truyền, phổ biến luật và các văn bản dưới luật trong
cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý.
Về nguyên nhân: có sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước, sự tham
gia tích cực của các bộ, ban, ngành có liên quan, sự hoạt động tích cực của các
cán bộ tuyên giáo, của từng cá nhân, từng tập thể và đại bộ phận dân chúng quan
tâm đến vấn đề bạo lực gia đình… . Sự phối hợp hoàn hảo này đã mang lại
những hiệu quả nhất định trong công tác tuyên truyền chống bạo lực gia đình đối
với phụ nữ ở Việt Nam thời gian qua.

2.2.2. Hạnh chế
Bên cạnh những thành tựu kể trên, CTTT trong công cuộc phòng chống
BLGĐ đối với phụ nữ ở Việt Nam trong thời gian qua cũng mắc phải nhiều hạn
chế, thiếu sót.
Trên thực tế, một số hoạt động truyền thông chưa triển khai một cách sâu
rộng trong đông đảo người dân, do đây vẫn là một vấn đề nhạy cảm mà khi đưa
ra công khai vẫn vấp phải những định kiến khác nhau do các quan niệm của mỗi
thế hệ, mỗi giai đoạn phát triển. Chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ thường

17



xuyên giữa công tác phòng chống bạo lực gia đình với các phong trào, các cuộc
vận động quần chúng.
Đôi khi công tác này chỉ mang tính hình thức, chung chung, phát động
chưa có biện pháp cụ thể làm cho tình trạng này không có chiều hướng tích cực,
BLGĐ ngày càng gia tăng và thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau so với
thời xưa. Nếu như thời xưa, vấn đề này chỉ dừng lại ở việc nam giới không cho
phụ nữ có quyền hành trong gia đình, chỉ được làm các công việc nội trợ và
chăm sóc chồng con, không được tham gia vào các công việc của xã hội, còn
trong xã hội hiện nay, các hình thức này còn diễn ra đa dạng hơn, nó không chỉ
dừng lại ở việc bạo lực thể xác của người phụ nữ mà còn làm tổn hại ngay chính
về tinh thần của họ, làm cho người phụ nữ có cảm giác không được tôn trọng.
Nguyên nhân là do xuất phát từ thực tế đặc điểm của từng vùng, miền, địa
phương, do nếp sống, cách nghĩ mà từ đó có những quan niệm khác nhau liên
quan đến vấn đề phòng chống bạo lực trong gia đình, điều đó đòi hỏi người cán
bộ cần phải am hiểu phong tục tập quán của từng địa phương để cân bằng sao
cho việc tuyên truyền của mình không mâu thuẫn với những quan niệm vốn có
của từng vùng miền.
Do đội ngũ cán bộ thiếu và hạn chế về năng lực, trình độ nhất là ở cơ sở,
các đồng bào dân tộc nhất là vùng sâu vùng sa, đồng bào dân tộc thiểu số,
phương tiện đi lại và hoạt động gặp nhiều khó khăn nên việc tuyên truyền còn
gặp nhiều hạn chế, chưa đi sâu đi sát, phổ biến đến tận những vùng dân tộc thiểu
số. Đồng thời do thiếu kinh phí hoạt động cũng là một hạn chế khiến cho việc
tuyên truyền chưa đạt được hiệu quả.

Chương 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VỚI VẤN ĐỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI
VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
Trong thời gian gần đây, tìnhg trạng BLGĐ đối với người phụ nữ ở Việt
Nam có chiều hướng gia tăng và mức độ ngày càng trở nên tinh vi hơn. Vì thế,

nhiệm vụ đặt ra cho xã hội và những người làm công tác tuyên truyền cũng ngày
càng trở nên khó khăn và phức tạp. Qua nghiên cứu thực trạng BLGĐ đối với
phụ nữa ở Việt Nam và thực trạng hoạt động của CTTT trong thời gian qua, đề
18


tài xin đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục phát huy những mặt mạnh và khắc
phục những hạn chế cũng như có những đề xuất để công tác tuyên truyền chống
BLGĐ đối với người phụ nữ đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.
3.1. Chú trọng hơn nữa việc xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên,
những người làm công tác tuyên truyền
Sở dĩ trong thời gian qua, CTTT với vấn đề BLGĐ đối với người phụ nữ ở Việt
Nam còn mắc phải nhiều hạn chế, yếu kém, luật phòng chống BLGĐ và các chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước còn chưa thực
sự đi sâu vào đời sống nhân dân, đại bộ phận dân cư còn mơ hồ chưa rõ, thậm
chí nhiều người còn không biết ở Việt Nam có luật phòng chống BLGĐ… là do
lực lượng cán bộ, nhân viên và những người làm công tác tuyên truyền còn quá
mỏng cũng như chất lượng cán bộ còn chưa cao. Hoạt động tuyên truyền chống
BLGĐ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của đội ngũ cán bộ làm CTTT. Vì
thế, muốn đạt hiệu quả trong công cuộc này đòi hỏi Đảng, Nhà nước cần quan
tâm, chú trọng hơn nữa trong việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
tuyên truyền.
3.2. Nâng cao chất lượng của công tác tuyên truyền bằng cách tăng
cường các công cụ, phương tiện truyền thông, mở rộng mạng lưới truyền
thông, thông tin và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền
- Tuyên truyền qua sách, báo, đài, ti vi, mạng internet… Đây là những
phương tiện thông tin phổ thông và phổ biến nhất trên toàn quốc. Nó tác động
đến mỗi người dân thông qua nghe, nhìn, xem, nghĩ.. từ đó khơi dậy ý thức của
họ trong công cuộc phòng và chốn nạn BLGĐ đối với người phụ nữ. Tuy nhiên,
nước ta còn nghèo và có sự chênh lệch kinh tế giữa các vùng, miền trong cả

nước. Ở khu vực thành thị thì công tác này đạt hiệu quả cao, nhưng đối với các
vùng cao, vùng xâu, vùng xa, hải đảo, dân tộc ít người… công tác này còn gặp
nhiều khó khăn. Vì thế, trong thời gian tới đòi hỏi cần có sự quan tâm hơn nữa
của Đảng và chính quyền các cấp trong việc xây dựng và mở rộng hệ thống các
kênh thông tin trên về những vùng miền khó khăn đó. Việc xây dựng các nhà
văn hóa, tủ sách tình thương, cung cấp sách báo miễn phí, trang bị vô tuyến và
internet miễn phí cho các nhà văn hóa ở các vùng miền núi xa xôi, những vùng
khó khăn… là việc làm cần thiết và đáng quan tâm của CTTT.
19


- Loa phường, loa xóm là hình thức truyền thông gần gũi và đạt hiệu quả
cao trong việc đưa thông tin tới từng gia đình, từng người dân, từng thành phần
xã hội không kể già, trẻ, gái, trai, người bận bịu hay kẻ dông nhàn… Từ trước
đến nay, hệ thống loa đài phát thanh của mỗi xã, phường, xóm, làng đã trở nên
quen thuộc trong đời sống sinh hoạt của mỗi người dân. Do vậy, khi đưa vấn đề
này lên để phổ biến và trao đổi cũng là một hình thức đạt hiệu quả cao. Nhờ sự
gần gũi và quen thuộc đó mà nó đi vào suy nghĩ của người dân, ý thức của người
dân cũng dễ dàng và thuận lợi hơn.
- Tuyên truyền qua băng rôn, biển hiệu, áp-phích, pao-nô,… Đây chính là
công tác cổ động trong hệ thống công tác tư tưởng. Do đây là hình thức được
thực hiện trước số đông người, nó mang tính quần chúng rộng rãi, vì vậy mà các
hình thức tuyên truyền trên vừa ngắn gọn, rõ dàng, dễ hiểu, phù hợp với trình độ
quần chúng. Phương pháp này thường là tác động trực tiếp, tác động thẳng vào
cảm xúc, tâm trạng của quần chúng
- Tuyên truyền miệng (được thực hiện bởi các cán bộ tuyên truyền của hội
Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Ban dân vận, ủy ban Mặt trận tổ quốc, công an, quân
đội,…) thực hiện trong các buổi họp (xã, phường, tổ dân phố, thôn, xóm,..) và
qua các buổi sinh hoạt Đảng, Đoàn, Đội, Hội,… Ngoài ra, sự tham gia của các
cơ quan pháp luật như công an, tòa án, của hệ thống bệnh viện, các nhà công tác

xã hội, tham vấn tâm lý và chính quyền các cấp cũng là phương thức tác động có
hiệu quả nhằm phát huy tác dụng của việc phòng chống bạo lực trong gia đình.
- Hướng đối tượng tuyên truyền sang nam giới thay vì chỉ tuyên truyền cho
nữ giới như trước đây. Vì nam giới mới là những nhân vật chính gây ra nạn bạo
hành và BLGĐ.
- Coi trọng CTTT về BLGĐ nói chung và BLGĐ với người phụ nữ nói
riêng trong các trường học các cấp. Học sinh – Sinh viên là thế hệ trẻ, chủ nhân
tương lai của đất nước. Nếu CTTT cho những đối tượng này đạt chất lượng và
hiệu quả cao thì trong tương lai tỷ lệ BLGĐ sẽ có chiều hướng giảm đáng kể.
3.3. Mở ra các trung tâm tư vấn, trung tâm hòa giải và trung tâm giúp
đỡ - cưu mang những nạn nhân của nạn BLGĐ
Đây là những trung tâm được mở ra với mục đích nhân đạo để bảo vệ
những nạn nhân bị bạo hành đặc biệt là những người phụ nữ. Giúp đỡ những
20


phụ nữ bị bạo lực dưới mọi hình thức như: xây dựng nhà tạm trú, tạm lánh cho
những phụ nữ bị bạo hành nghiêm trọng mà họ chưa thể trở lại cuộc sống bình
thường với người chồng bạo hành, hòa giải mâu thuẫn, tư vấn cho phụ nữ về vấn
đề gia đình… Hiện tại ở nước ta có hơn 20 tỉnh thành có nhà tạm lánh được hội
Liên hiệp phụ nữ, các tổ chức xã hội và các cá nhân hảo tâm xây dựng. Những
ngôi nhà này được mang tên “Ngôi nhà bình yên” – là nơi trú chân cho những
phụ nữ bị bạo hành. Ngoài ra, các ngôi đình, chùa… cũng là nơi tạm lánh bất
đắc dĩ cho những người phụ nữ không may mắn.
3.4. Vận động, tuyên truyền, giáo dục cho người dân tích cực tham gia
công cuộc xây dựng đời sống mới, nếp sống mới, tiên tiến đậm đàn bản sắc
dân tộc, hạn chế và đi đến xóa bỏ những phong tục cổ hủ, những tập tục lạc
hậu và những tư tưởng tiêu cực tồn dư từ xã hội cũ, đồng thời khuyến
khích người dân từ bỏ những thói hư tật xấu như rượu chè, cờ bạc, hút hít,
mại dâm...

Hủ tục lạc hậu và thói hư tật xấu là nguyên nhân gốc rễ gây ra nạn bạo hành
và BLGĐ. Xuất phát từ những tư tưởng phong kiến gia trưởng “trọng nam
khinh nữ” đã nảy sinh hàng loạt vấn đề gây ra nạn BLGĐ. Nếu trong gia đình,
người phụ nữ không sinh được con trai thì họ rất dễ bị nhà chồng coi thường,
miệt thị, thậm chí đánh đập, chửi rủa và đuổi đi. Nếu trong gia đình có người
chồng nghiện ngập, say xỉn, thua bạc, không có tiền hút chích, hay quan hệ mại
dâm… đều nảy sinh trong họ tính hung hăng, đánh vợ, chửi con để xả cơn say,
cơn tức. Việc vận động, tuyên truyền giáo dục cho người dân hiểu tác hại và từ
bỏ những hủ tục, thói hư tật xấu đó sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong công
cuộc phòng chống BLGĐ đối với người phụ nữ.
3.5. Quan tâm hơn nữa đến đời sống nhân dân, khuyến khích tăng gia
phát triển sản xuất, tăng thu nhập gia đình, chú trọng công tác xóa đói
giảm nghèo…
Kinh tế là nguồn gốc sâu xa của mọi vấn đề. “Có thực mới vực được đạo”,
“vật chất quyết định ý thức”. Đó là những nguyên lý cơ bản, khoa học và đúng
đắn. Bởi lẽ, khi kinh tế gia đình khó khăn, nghèo túng đeo bám, thất nghiệp tràn
lan, mỗi thành viên trong gia đình phải chật vật sống một cuộc sống đầy thiếu
thốn, lo toan, nợ nần chồng chất, chán nản, bí bức, “cái khó bó cái khôn”, “nhàn
21


cư vi bất thiện”… tất cả là nguyên nhân gây ra những bất đồng, cãi cọ và xô xát
trong gia đình. Vì thế, muốn hạn chế rồi đi đến xóa bỏ BLGĐ thì trước hết phải
chăm lo đời sống cho nhân dân, giải quyết thất nghiệp, lo việc làm cho người lao
động, khuyến khích phát triển sản xuất nhằm tăng thu nhập cho người dân. Một
khi kinh tế gia đình được cải thiện thì đời sống tinh thần của họ cũng được nâng
cao,ý thức về gia đình và BLGĐ cũng được họ nhận thức ngày càng rõ ràng
hơn.
3.6. Tăng cường hoạt động giám sát của các cơ quan chức năng, ban
ngành, đoàn thể, sẵn sàng vào cuộc để giúp đỡ, bênh vực những người bị

nạn và chừng trị thích đáng những kẻ gây ra nạn bạo hành
Bên cạnh những yếu tố về tinh thần tình cảm thì các cơ quan chức năng và
các ban ngành, đoàn thể là chỗ dựa pháp lý duy nhất – nơi mà những người bị
nạn BLGĐ có thể tin tưởng để được che trở và bảo vệ. Vì thế, việc tăng cường
hoạt động giám sát của các cơ quan này là yếu tố quan trọng để có thể kịp thời
phát hiện, can thiệp và giải quyết, tránh đi những hậu quả đau thương không nên
có đối với những người phụ nữ. Ngoài ra, việc chừng trị thích đáng những kẻ
gây ra bạo hành vừa là tiếng chuông cảnh cáo cho những kẻ cuồng phu lại vừa là
tiếng nói công lý bảo vệ quyền cho người phụ nữ.

KẾT LUẬN
Dù xét ở khía cạnh nào đi chăng nữa thì phụ nữa vẫn đóng một vai trò quan
trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Với tư cách giới – họ là một nửa
của xã hội loài người. Bởi vậy, xét về “quyền” – họ phải được hưởng bình đẳng
quền như nam giới. Đó là điều tất-ngẫu-dĩ-nhẽ.
Lịch sử loài người đã và đang trải qua 5 hình thái kinh tế-xã hội. Trong suốt
chiều dài lịch sử ấy, ở mỗi hình thái kt-xh khác nhau thì người phụ nữ được đối
xử và nhìn nhận dưới những vị thế khác nhau. Đã có những giai đoạn họ phải
chịu thiệt thòi trong cung cách cư xử của xã hội. Ngày nay, dưới sự phát triển
như vũ bão của khoa học công nghệ đã đưa thế giới bước sang một giai đoạn
mới – giai đoạn của văn minh và tiến bộ. Trong xu thế khi mà cả thế giới đang
tích cực đấu tranh để giải phóng phụ nữ và xây dựng một xã hội bình quyền thì
22


tình trạng bạo lực đối với người phụ nữ vẫn xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi. Thậm chí
tình trạng này còn có xu hướng gia tăng và ngày càng trở nên tinh vi, phức tạp.
Cũng như các nước khác trên thế giới, ở Việt Nam, tình trạng BLGĐ đối
với người phụ nữ những năm gần đây cũng không có chiều hướng thuyên giảm.
Đây là vấn đề nhức nhối, gây sự quan tâm và lo ngại cho các nhà chức trách,

giới chính quyền, nhân dân và toàn xã hội. Công cuộc phòng, chống BLGĐ đối
với người phụ nữ đang hàng ngày, hàng giờ được các giới chức, đoàn thể và
nhân dân chung tay đẩy lùi. Nhưng nó vẫn còn là một công cuộc vô cùng khó
khăn và phức tạp đòi hỏi phải có thời gian và chiến lược cụ thể.
Hòa chung với công cuộc đấu tranh chống BLGĐ đối với người phụ nữ,
các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà xã hội học… đang tích cực
nghiên cứu để tìm ra những nguyên nhân, nguồn gốc, và giải pháp nhằm khắc
phục, giảm thiểu dần đi đến xóa bỏ hoàn toàn vấn nạn trên. Trong khuôn khổ
một tiểu luận nhỏ, tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra một hướng nghiên cứu về mảng
công tác tuyên truyền với vấn đề BLGĐ đối với phụ nữ. Hi vọng đây sẽ là một
gợi ý đề tài hay để tác giả cũng như các nhà nghiên cứu có những nghiên cứu
sâu và rộng hơn sau này. Vì là một đề tài mới và thời gian nghiên cứu có hạn
nên tiểu luận khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong nhận được sự
quan tâm và đóng góp ý kiến từ phía thầy cô và bạn đọc!
Hà Nội, tháng 06 năm 2009

23



×