Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

thời xa vắng nhà văn lê lựu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.44 KB, 7 trang )

BÀI TẬP GIỮA KỲ
Phê bình một tác phẩm văn học đương đại (hoặc hiện đại) Việt Nam.
BÀI LÀM
“Nếu trong sáu trăm hội viên Hội nhà văn Việt Nam, cứ mười người chọn
lấy một người tiêu biểu thì Lê Lựu là một trong tổng số sáu mươi nhà văn ấy. Nếu
về văn xuôi hiện đại, chọn lấy ba mươi tác phẩm, thì có mặt “Thời xa vắng”.
(Đinh Quang Tốn)
Khởi đầu sự nghiệp viết văn từ những năm 60 của thế kỷ XX, Lê Lựu thuộc
số ít những nhà văn thế hệ chống Mỹ tiếp tục có những thành tựu nổi bật trong lao
động nghệ thuật từ sau 1975, nhất là từ công cuộc đổi mới văn học từ Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VI tới nay. Sự trình làng của tiểu thuyết Thời xa vắng vào năm
1986 đã làm khuấy động bầu không khí văn học nước nhà. Tiểu thuyết này đã thực
sự trở thành một hiện tượng văn học, làm tốn không ít giấy mực của giới phê bình
và nghiên cứu văn học. Đây là tác phẩm có ý nghĩa bước ngoặt trong văn nghiệp
của Lê Lựu, giúp nhà văn xác định vị thế chắc chắn của mình trong hàng ngũ
những nhà văn tiêu biểu của thời kỳ đổi mới, đồng thời là tác phẩm có ý nghĩa như
một dấu mốc quan trọng trong tiến trình vận động và phát triển của văn xuôi nước
nhà từ sau 1975.
Nhìn nhận tác phẩm trên bình diện nội dung, có thể nhận thấy sự cách tân
của Lê Lựu trên phương diện đề tài, chủ đề và cảm hứng nghệ thuật. “Thời xa
vắng” có một hệ thống đề tài vừa quen vừa lạ. Sự bổ sung đề tài thành thị vào hệ
thống những đề tài quen thuộc của văn học thời đại như đề tài nông thôn, đề tài xây
dựng, đề tài chiến tranh và người lính đã góp phần tạo nên bộ mặt vừa quen vừa lạ
đó của “Thời xa vắng”. Mặt khác, quan sát sự thể hiện các đề tài kể trên trong tác
phẩm, ta cũng nhận thấy tác giả đã xác định vị trí độc lập cho đề tài xây dựng, đã
tách nó khỏi ý nghĩa chức năng soi sáng cho đề tài chiến đấu như thường thấy
trong các tác phẩm văn xuôi giai đoạn trước, và vì thế, nó chỉ mang ý nghĩa là
phạm vi đời sống mà thôi.
Vấn đề trung tâm đặt ra trong tác phẩm là số phận con người, cụ thể hơn là
hạnh phúc của con người. Nếu trong văn xuôi trước đây, hạnh phúc của con người
được hòa vào hạnh phúc chung của dân tộc, hạnh phúc là được cống hiến cho sự


[Type text]

Page 1


nghiệp chung của đất nước, thì giờ đây trong tác phẩm của mình, Lê Lựu lại chú ý
đến hạnh phúc riêng tư, hạnh phúc cá nhân. Trong quan niệm của Lê Lựu, hạnh
phúc của con người trước hết là được ấm no, thứ đến là được yêu thương và cao
hơn hết, hạnh phúc là khi tư tưởng cá nhân được khẳng định, là khi con người xác
định được vị trí của mình trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội. Câu chuyện về
một thời mà Lê Lựu gọi là “thời xa vắng” là một câu chuyện buồn mà suốt một
thời gian dài người ta cố tình không nhắc tới. Trong cái thời ấy, người ta sống hào
hùng, hồn nhiên; người ta thương yêu, đùm bọc và lo lắng cho nhau nhưng lại giản
đơn, ấu trĩ không biết người được yêu thương, quan tâm ấy có thực sự hạnh phúc
hay không. Đó là cái thời mà sự yêu ghét của con người bị định đoạt một cách thô
bạo, khiến người ta muốn tồn tại phải tự gọt đẽo mình, phải “sống hộ ý định người
khác”. Tất cả những sai lầm một thời đó in rõ trong số phận và tính cách của nhân
vật chính Giang Minh Sài.
Nếu ở giai đoạn văn học trước, nhà văn quan tâm, khám phá, khắc họa
những con người của tập thể, của cộng đồng, của dân tộc, của giai cấp nhằm thể
hiện sức mạnh và vẻ đẹp của tập thể thì trước và sau năm 1986 (văn học giai đoạn
đổi mới), mối quan hệ thế sự và đời tư lại nằm trong mối quan tâm đặc biệt của các
tác giả. Chính sự chuyển đổi này đã khiến cho cách nhìn của các nhà văn về than
phận con người có sự thay đổi. Kết cấu của tác phẩm chuyển từ kết cấu sự kiện
sang kết cấu số phận. Nhà văn quan tâm đến dòng đời và tính cách, số phận của
nhân vật theo thời gian. Hòa cùng với xu hướng chung của văn học dân tộc, bút
pháp của Lê Lựu cũng có sự thay đổi như thế. Không còn thật chú ý đến việc xây
dựng những hình tượng nhân vật - tượng đài, mang đậm chất sử thi, được viết theo
khuynh hướng lãng mạn trong thời chiến, nhà văn quan tâm nhiều hơn đến thân
phận con người trong cuộc sống thường nhật, trong bối cảnh chiến tranh cũng như

trong hòa bình. Tác phẩm “Thời xa vắng” thể hiện quan niệm nghệ thuật mới của
Lê Lựu, khẳng định vị trí của nhà văn trong tiến trình đổi mới văn học nước nhà.
Không phải ngẫu nhiên mà Lê Lựu được mệnh danh là “nhà văn của làng
quê”. Sinh ra và trưởng thành ở một làng quê nghèo ở Khoái Châu, Hưng Yên, Lê
Lựu đã trải qua những năm tháng “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”. Ông nếm
trải và thấu hiểu nỗi thống khổ của cuộc sống đói nghèo và khi có đủ điều kiện, đủ
độ lùi để nhìn lại những năm tháng đã qua, ông phần nào đó đưa cuộc sống ấy vào
“Thời xa vắng” như một minh chứng của một thời đã xa, đồng thời đem đến cho
người đọc cách nhìn và lí giải về thân phận con người mới mẻ của tác giả.
[Type text]

Page 2


Tác phẩm này khá đa dạng về nhân vật: có những người nông dân chất phác,
có những người lính kiên cường, có những con người thành thị kiêu kì; có những
con người đầy lí tưởng nhưng cũng không hiếm những kẻ cơ hội… Thông qua số
phận của nhân vật trung tâm Giang Minh Sài và mối quan hệ của nhân vật này với
các nhân vật khác, nhà văn cho ta thấy một cách đa diện hơn về cuộc sống ở nhiều
bối cảnh khác nhau. Đó là bi kịch của con người không được sống đúng những gì
mình mong ước, không được là chính mình, “yêu cái người khác yêu, ghét bỏ cái
người khác ghét bỏ”; bi kịch của những người bị sức nặng của những hủ tục ghì sát
đất không ngóc đầu lên được, bi kịch của những con người đang vùng vẫy để thoát
khỏi nỗi đau của đời mình nhưng không đủ sức lại bị nó chèn ép khốn khổ hơn. Đó
là bi kịch của sự sợ hãi dư luận, im lặng để phải trả giá bằng hạnh phúc cả đời. Cái
kết của tác phẩm, xem như là một cái kết có hậu để an ủi cuwọc đời Sài: anh dốc
hết tài sức để xây dựng quê hương. Cái kết cũng gieo lại niềm tin vào cuộc sống
mới đang mở ra khi con người ta biết đứng dậy sau vấp ngã.
Nhưng cuộc đời Sài vẫn là câu chuyện mang theo một chuỗi những trăn trở.
Nguyên nhân chính khiến cuộc hôn nhân của anh đổ vỡ? Phải chăng vì anh hi sinh

quá nhiều cho gia đình? Hi sinh cho gia đình không bao giờ là điều xấu hổ nhưng
điều đáng nói là Sài làm tất cả điều đó không hẳn xuất phát từ tình yêu mà nó là
biểu hiện của sự yếu hèn, nhu nhược, anh để cho vợ quá vượt quyền, quá lấn lướt.
Mọi sự nín nhịn của anh nhằm để cho gia đình yên ấm nhưng nó phản tác dụng, nó
lại đẩy anh quá xa mong ước của Châu. Có lẽ, anh và Châu ngay từ khi bắt đầu đã
không hợp. Anh không thuộc vào thế giới của Châu nên sự kết hợp như “đôi đũa
lệch ấy” là ngọn nguồn của mọi bi kịch. Anh càng so, càng cố thì sự “lệch pha” ấy
càng thể hiện rõ; anh càng cố, sự bấp bênh càng sâu sắc hơn.
Khi xây dựng nhân vật Giang Minh Sài, Lê Lựu đã rất chú ý miêu tả thế giới
nội tâm của nhân vật. Thế giới nội tâm ấy giúp bộc lộ rõ hơn những ước mơ, mong
ước, khát vọng và cả những trăn trở, dằn vặt, cay đắng trong cuộc đời anh; thể hiện
rõ hơn thân phận con người trong cuộc sống đầy những bừa bộn, ngang trái. Tính
cách của Sài còn được nhìn thấy thông qua lời nhận xét của các nhân vật khác như
ông đồ Khang, anh Tính, Hương, Hiểu, Hiền, Châu… Để rồi cuối cùng người đọc
chia sẻ và đồng ý với kết luận chua chát của Sài khi anh nhận ra cuộc đời của anh:
“Nửa đời người phải yêu cái người khác yêu, nửa còn lại đi yêu cái mình không
có”.
[Type text]

Page 3


Có thể nói tính cách của Giang Minh Sài là kết quả của một thời kì đã qua,
cái thời của những định kiến hẹp hòi, những nguyên tắc chủ quan cứng nhắc, giáo
điều. Sống trong hoàn cảnh đó, Sài phải tự bào mòn, gọt đẽo mọi cá tính cho vừa
với khuôn mẫu chung của cộng đồng xã hội, biến Sài thành kẻ nhu nhược, hèn
nhát, và vì thế, cuộc đời của Sài là cuộc đời bất hạnh, đầy rẫy những bi kịch.
Tính cách nhu nhược, hèn nhát của Sài hình thành từ nhiều nguyên nhân mà
theo Lê Lựu: Một phần do sự áp đặt của hệ tư tưởng gia trưởng, mặt khác nó xuất
phát từ căn nguyên sâu xa là tâm lý cố hữu của người nông dân làm thuê “sẵn cơm

thì ăn, sẵn việc thì làm, chỉ hong hóng chờ chủ sai bảo chứ không dám quyết đoán,
định đoạt một việc gì”.
Xung quanh nhân vật chính Sài là hàng loạt những người phụ nữ. Đó là bà
đồ Khang, chị Tính, cô Kim,… và đặc biệt là ba người vợ của Sài đã góp phần tạo
nên bức tranh đời sống sinh động và chân thực. Ta bắt gặp ở đây, một cô Tuyết
đáng thương khi suốt cuộc đời làm vợ luôn bị chồng hắt hủi, xa lánh. Một cô
Hương yêu hết mình nhưng lại ngậm ngùi cưới người mình không yêu. Một cô
Châu lõi đời cũng không thể có được hạnh phúc khi cuộc hôn nhân bắt nguồn từ
một âm mưu, một sự lừa lọc…
Kết thúc chương XII khi Sài và Châu li hôn người kể chuyện đã thể hiện
một giọng điệu hằn học và lên án với những vấn đề bắt đầu nóng của cuộc sống gia
đình mới, của một cuộc sống đang đô thị hóa, đang văn minh hóa đó chính là rạn
nứt của tình cảm gia đình, đó chính là sự tìm kiếm cuộc sống mới, khát vọng muốn
làm theo ý mình, lối sống ích kỉ và buông thả. Di chuyển qua điểm nhìn của những
người hàng xóm sống xung quanh nhà Sài khi gia đình họ tan vỡ : “Nhìn qua khe
cửa thấy cảnh ba mẹ con kêu khóc trên một chiếc giường, nước mắt ai cũng muốn
rào ra, ai cũng muốn kêu to lên với những chàng trai, cô gái rằng: Các ngừơi hãy
cứ yêu nhau say đắm và mê mẩm rồi lại cắn xé nhau như chó mèo đi. Tất cả đều là
quyền của các ngừơi. Nhưng đừng có kẻ nào dã man tạo ra những đứa trẻ để lại
trút lên cái cơ thể bé bỏng ngây thơ của nó những tội lỗi sinh ra từ lòng ích kỷ
không cùng của các người”.
Số phận người nông dân trong xã hội thời kỳ đổi mới cũng là nội dung đáng
chú ý trong tác phẩm. Sống trong một môi trường khi Đảng, Nhà nước tìm mọi
cách để làm cuộc sống của nhân dân được tăng lên, yên ấm thêm nhưng trong toàn
[Type text]

Page 4


bộ những đường đi và cách thực hiện chính sách ấy không phải đã là hợp lí. Xuất

hiện trong tiểu thuyết là hàng loạt những danh từ “đảng ủy, chính ủy, chi ủy, bí thư,
chính sách, tư tưởng, chủ trương, đường lối” xuất hiện với một giọng điệu khách
quan trung tính nhưng qua cách đặt vấn đề của Lê Lựu ta thấy rằng không khí của
những năm 60 quả thực có những cái bức bối gò bó của thời đại. Chính quyền can
thiệp quá nhiều và quá sâu đến đời sống của cá nhân, bao che, áp đặt, phủ nhận và
răn đe… là một mớ bòng bong mà người nông dân chính là người phải gánh chịu.
Không chỉ thế, tâm lí tiểu nông, lối sống làm nô lệ và an phận của người nông dân
một thời cũng là bóng tối bao trùm sự tiến lên của xã hội.
Trong “Thời xa vắng” có một nhân vật được nhắc đến khá nhiều: đám đông.
Nhân vật đám đông đóng vai trò khá quan trọng trong tác phẩm, tham gia vào đời
sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Nhà văn tỏ ra là người nắm tâm lý đám
đông khá vững. Giọng châm biếm, hài hước toát lên từ đó. Người dân quê mang
trong mình đầy đủ bóng dáng của sự tự ti, hèn nhát. Ai cũng tính toán khôn ngoan,
ai cũng muốn bày tỏ ý kiến nhưng lại chờ đợi người khác nói hộ mình. Dường như
cuộc đời họ đóng khung trong hai chữ “chúng ta”, nếu bứt phá ra để đứng về
phía “cái tôi” thì hẳn là một sự dại dột vô cùng, không khéo mang vạ cũng nên.
Đám đông hay dư luận còn có một đăc tính: gió chiều nào, xoay chiều ấy.
Trong “Thời xa vắng” không chỉ là đám đông nhát sợ, tọc mạch, a dua… mà nó
còn trở thành một áp lực vô hình, một khuôn khổ, giới hạn kìm kẹp con người,
khiến Sài và tất cả các nhân vật khác không thể thoát ra được. Đặt ra vấn đề này,
ngòi bút Lê Lựu không đơn thuần chỉ là hài hước, châm biếm mà hơn thế, tác giả
muốn người đọc phải xót xa, suy ngẫm. Phải chăng đó chính là phần chìm của sáng
tạo nghệ thuật?
Ra đời năm 1984, khi đất nước đang trong quá trình đổi mới và cái tạo cuộc
sống nhưng “Thời xa vắng” lại lấy bối cảnh là những năm 60 của thế kỷ XX. Qua
đó, Lê Lựu đã mang đến cái nhìn mới mẻ, sâu sắc và chân thực. Cách nhìn nhận và
xem xét vấn đề một cách đa chiều, toàn diện khi nhà văn di chuyển điểm nhìn
tương quan với điểm nhìn nhân vật.
Số lượng nhân vật không nhiều, những nhân vât nào cũng được nhà văn gắn
với điểm nhìn riêng. Đó chính là sự di chuyển điểm nhìn từ người kể chuyện sang

nhân vật (tôi, em, anh) gắn với điểm nhìn trần thuật là lời văn của tác giả. Đó là lời
kể chuyện của tác giả (người kể chuyện toàn tri) và lời của nhân vật. Dạng lời nói
[Type text]

Page 5


gián tiếp cuất hiện nhiều trong tác phẩm thông qua cách xử lí của người kể chuyện.
lời văn miêu tả chân dung, miêu tả sinh hoạt, miêu tả thiên nhiên…đó là Sài dưới
con mắt của chính ủy Đỗ Mạnh. Hoặc là những đoạn nhà văn miêu tả cô Tuyết vợ
của mình với một giọng điệu giễu cợt đối với một người phụ nữ vô duyên và luộm
thuộm. Lời văn miêu tả gắn với điểm nhìn của nhân vật, có khi tác giả mượn điểm
nhìn của nhân vật để kể lại. điểm nhìn của Sài, của Hương, của Châu, của anh tính,
của bé hưng, toàn, của anh tính…mỗi một nhân vật đều có một điểm nhìn riêng tạo
cho lời văn kể có tính khách quan, các tình tiết trong mạch chuyện sang rõ và dễ
hiểu.
Bằng sự di chuyển điểm nhìn liên tục kết hợp với giọng điệu khách quan
lạnh lùng như vô can trong tác phẩm. Nhưng bằng việc sử dụng khẩu ngữ, những
từ ngữ thô tục và thông tục đậm chất nông thôn đã hàm chứa thái độ giễu cợt,
châm biếm, giọng hằn học, phê bình, giọng triết lý…thể hiện tư tưởng đóng góp
của tác giả để hướng đến một sự bình giá khách quan từ người đọc.
Giọng điệu trong “Thời xa vắng” cũng có những nét mới mẻ. Khác với
giọng ngợi ca, trang trọng của văn học giai đoạn trước, “Thời xa vắng” phức hợp
nhiều giọng điệu. Có giọng giễu nhại khi nhà văn mô tả những cái lạc hậu, lỗi thời,
những điều kệch cỡm, vô duyên, những kẻ xu nịnh, tùy thời. Giọng điệu này giúp
tác giả đánh vào những cái không còn thích hợp với cuộc sống mới. Tuy vậy,
xuyên suốt tác phẩm vẫn là giọng điệu đồng cảm, xót thương với số phận bất hạnh
của các nhân vật. Đó là tính nhân bản thường trực trong văn học Việt Nam. Trong
tác phẩm còn có giọng điệu suy ngẫm, triết lý đúc kết những trải nghiệm của ông
sau khi chứng kiến số phận, tình yêu, lối sống của mỗi nhân vật, mang đến cho tác

phẩm chiều sâu, chuyển tải được những trăn trở, day dứt của người cầm bút.
Có thể nói, “Thời xa vắng” là một trong những tác phẩm đầu tiên mang
trong mình dấu hiệu của đổi mới văn học, mở đầu cho khuynh hướng nhận thức lại
trong văn học sau 1975, nhìn nhận lại quá khứ để nhận ra những sai lầm ấu trĩ,
những định kiến hẹp hòi… Đặt ra vấn đề ấy, Lê Lựu đã trở thành một trong những
người tiền trạm cho văn học đổi mới.
“Thời xa vắng” đã có sự thay đổi rất căn bản trong quan niệm nghệ thuật về
con người, từ đó dẫn đến những thay đổi trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Xóa
bỏ những nguyên tắc nhận thức cứng nhắc về con người, xóa bỏ cách phân tuyến
[Type text]

Page 6


nhân vật rạch ròi như trong văn xuôi giai đoạn trước, Thời xa vắng đã có sự thay
đổi trong quan niệm về nhân vật văn học. Lê Lựu đã xây dựng được “lịch sử trong
con người”. Trong sự so sánh với văn xuôi Việt Nam trước và sau 1975, “Thời xa
vắng” của Lê Lựu vừa như rất cũ, rất gần gũi với văn xuôi thời kỳ chiến tranh, vừa
như rất mới với những yếu tố cách tân trên cả hai phương diện nội dung và nghệ
thuật. Điều đó xác định tính chất quá độ của tác phẩm trên hành trình đổi mới của
văn xuôi Việt Nam sau 1975. Tuy không phải là sự cách tân toàn diện như các tác
phẩm của một số tác giả khác trong giai đoạn sau, nhưng Thời xa vắng của Lê Lựu
vẫn là tác phẩm có ý nghĩa mở đường, tác phẩm đã đặt dấu mốc quan trọng trong
tiến trình vận động và phát triển của văn xuôi nước nhà, tác phẩm đã đưa Lê Lựu lê
vị trí danh dự của những nhà văn xuất sắc thời kỳ đổi mới.
“Thời xa vắng” là một cái ngoái đầu về quá khứ để thấy được đất nước ta
đang thay da đổi thịt từng ngày, đó là những nỗ lực không phải một sớm một chiều
mà phải qua bao khó khăn thăng trầm của lịch sử. Nước Việt Nam đã giành được
tự do và độc lập, niềm hạnh phúc lớn lao biết bao khi từ kiếp sống nô lệ nhân dân
vươn lên làm chủ trong xã hội tự do. Nhà văn pháp Romand Roland viết “nhìn vào

bất hạnh và cười” cho hay, tiếng cười đó phải là tiếng cười của sự đấu tranh, tiếng
cười của sự từ bỏ chính đáng, tiếng cười của lòng quyết tâm xây dựng một cuộc
sống mới, một tư duy của thời đại mới sau những lần “quay đầu nhìn lại” để hướng
đến tương lai.

[Type text]

Page 7



×