Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

NHÀ VĂN LÊ LỰU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.57 KB, 41 trang )

1
Contents – TRAN NGOC HUAN – 7/11/2009 – THOI XA VANG – LE LUU
Contents – TRAN NGOC HUAN – 7/11/2009 – THOI XA VANG – LE LUU...........1
Nhà văn Lê Lựu: Khi nhân vật...“bật” lại tác giả...........................................................1
Chân Dung và đối thoại................................................................................................10
Bài 5..............................................................................................................................10
lê lựu.............................................................................................................................10
Cái nhìn mới về người lính và sự thay đổi quan niệm về đề tài của tiểu thuyết Việt
Nam sau 1975 ..............................................................................................................21
Cái Lê Lựu có mà Sài không có...................................................................................24
Lê Lựu, người thế nào thì văn như thế.........................................................................25
“Thời xa vắng” - một cách nhìn chân thực và cảm thông…........................................28
Thời xa vắng - Lê Lựu..................................................................................................30
Dư luận.........................................................................................................................31
Thời xa vắng - bộ phim đã chắp cánh cho văn học thăng hoa......................................34
Nhân vật trong văn học và điện ảnh:............................................................................37
Nhà văn Lê Lựu: Khi nhân vật...“bật” lại tác giả
Nói nhân vật… "bật" lại tác giả có nghĩa là khi nhà văn muốn độc giả nhìn nhân vật
của mình như thế này, nó lại ra thế nọ. Có khi tác giả tỏ thái độ bất ưng mà người đọc
lại có cách nhìn thân thiện. Điều này chứng tỏ nhân vật đã có sức sống riêng, vượt ra
ngoài ý muốn chủ quan của tác giả.
Và đây là điều mà một số người sáng tác văn xuôi đã từng gặp. Tuy nhiên, "gặp"
nhiều và hầu hết diễn ra với những nhân vật nổi cộm trong các tác phẩm chủ chốt của
mình như trường hợp nhà văn Lê Lựu, âu cũng là một điều … lạ.
Trước tiên, xin kể về một số nhân vật trong tiểu thuyết "Thời xa vắng".
Hẳn nhiều bạn đọc còn nhớ, khi viết về Tuyết (cô vợ đầu của Giang Minh Sài), Lê
Lựu đã không giấu được cái nhìn lạnh lùng, pha lẫn ác cảm. Sự thật, nếu phân tích
một cách thấu đáo thì Tuyết cũng chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh xã hội.
Chính bởi vậy mà khi một cây viết đặt câu hỏi, đại để: Giá như tác giả có thái độ ưu ái
hơn đối với Tuyết, chắc giá trị nhân văn của tác phẩm sẽ cao hơn, Lê Lựu đã thành
thực trả lời: "Đúng là khi viết, tôi vẫn còn vương vấn nỗi niềm riêng tư của anh nông


dân. Khi in tác phẩm ra, bình tĩnh đọc lại, tôi cũng thấy không nên xử sự với Tuyết
như vậy". Và ông "tự dặn mình, nếu tác phẩm được tái bản, tôi sẽ sửa chữa đôi chút ở
phần này" (Báo Văn nghệ, số ra ngày 27/12/1986).
1
Với nhân vật Giang Minh Sài, cũng trên số báo Văn nghệ ra tháng 12-1986, một bạn
viết sau khi đưa ra nhận định: "Lê Lựu phê phán những "dư luận", những hoàn cảnh
đã tạo nên một Giang Minh Sài như vậy, đồng thời, anh cũng phê phán cả nhân cách
của Sài trong cuộc sống", đã tỏ ra không tán thành cách kết truyện của tác giả (cho
Sài về quê làm chủ nhiệm hợp tác xã): "Chẳng lẽ ai cứ không hợp tạng với thành phố
thì đều nên về quê làm chủ nhiệm hợp tác xã như Sài?..
Vả lại, Sài chỉ không gặp may mắn trong tình yêu đôi lứa, chứ trong công tác, học
hành, Sài đâu phải là người không gặp may mắn ở thành thị. Trước đó, Sài còn đủ
điểm thi để đi nghiên cứu ở nước ngoài cơ mà?". Nhà phê bình văn học Thiếu Mai,
trong bài viết có tên gọi "Nghĩ về một "Thời xa vắng" chưa xa" cũng chung quan điểm
này và cho rằng, hướng giải quyết nói trên của tác giả đối với Giang Minh Sài là "bất
hợp lý", còn mang tính "áp đặt". Có thể nói, số người "bênh vực" nhân vật Sài trước
giải pháp Lê Lựu đưa ra ở hồi kết không phải là ít.
Nhân vật Châu (vợ sau của Giang Minh Sài), mặc dù từng được tác giả dành cho
những lời… đay đả, song với một số người đọc, cô vẫn để lại trong họ sự nể phục nhất
định. Như tác giả bài viết trên báo Văn nghệ số ra tháng 12-1986 đã dẫn lời một anh
bạn: "Cái cô Châu ấy, nhiều khi cũng quá đáng, quá thể nhưng mình phục cô ta ở chỗ,
cô ta dám chịu trách nhiệm về hành động của mình, cuộc đời mình. Đã mấy người ở
trước tòa, không khảo mà xưng, đã dám nói với tòa rằng để cô ta nuôi đứa con thứ
nhất vì đứa con ấy "không phải là con của anh Sài".
Cũng trong tiểu thuyết "Thời xa vắng" có một nhân vật phụ là gã thợ điện. Tác giả tạo
dựng nên gã với một thái độ không mấy thiện cảm. Về mặt nào đó có thể nói đây là
một tên… đểu giả. Ấy thế nhưng, theo như lời kể của nhà thơ Trần Đăng Khoa thì có
một thiếu phụ đọc xong cuốn sách đã cho biết cô rất thích nhân vật này: "Đấy là nhân
vật hay nhất trong tiểu thuyết Thời xa vắng. Hắn lưu manh, nhưng phải nói là rất tuyệt
diệu. Đàn ông như thế mới là đàn ông chứ". Với Lê Lựu, đây quả là một ý kiến hết

sức bất ngờ.
Ở tiểu thuyết "Ranh giới", có một nhân vật nữ tên là Ngân. Lê Lựu đã tỏ ra kỳ công
khi tập trung khai thác các diễn biến tâm lý của cô gái này. Nhưng rồi, do diễn biến
khách quan của câu chuyện, nhân vật cứ dần rời xa vòng tay cảm mến của người đọc.
Tác giả Lê Tất Cứ, trong bài báo "Lê lựu và Ranh giới" đã nhận xét: "Lê Lựu đã say
mê với nhân vật Ngân do anh xây dựng đến mức cảm thấy như có một cô Ngân đang
sống thật… Ngòi bút của anh chân tình và xúc động khi nói về hoạt động cao đẹp của
Ngân đã dũng cảm cứu và đưa Xuân - chiến sĩ quân giải phóng bị thương hồi Tết Mậu
Thân - về nhà tên đại tá ngụy chạy chữa cho khỏi, rồi đưa anh trở về đơn vị. Tình yêu
của hai người nảy nở".
1
Nhưng rồi, thật bất ngờ, câu chuyện không phát triển theo chiều hướng ấy "Ngân có
khoảnh khắc nào đấy là sự cảm phục của người đọc. Nhưng rồi càng về sau, cái đáng
giận, sự khinh bỉ lẫn lòng thù ghét nữa cứ hiện ra với người đọc, ấy là khi dấu ấn của
lối sống Mỹ hằn nét rất rõ trong Ngân. Ngân đi tìm những cái đáng yêu của kẻ thù
cách mạng, rồi quan hệ với chúng như một tình nhân, một kẻ đồng hành". Như vậy,
vấn đề được đặt ra trong tác phẩm đã trở nên đa diện và phức tạp hơn…
Làng văn Việt Nam và thế giới từng chứng kiến không ít pha nhân vật "nổi loạn",
hoàn toàn "bật" ra ngoài tầm kiểm soát của tác giả để phát triển theo lôgích tâm lý nội
tại và các tình huống khách quan do cuộc sống đưa lại (chứ không theo áp đặt của
người viết). Đã có nhiều tình huống như vậy xảy ra với Lê Lựu. Điều ấy cho thấy ông
là người rất kỳ công trong việc xây dựng nhân vật, là người luôn tạo dựng cho chúng
một đời sống riêng mang đậm hơi thở cuộc sống.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Ngọc Thiện quả là có lý khi đưa ra khái quát sau khi
đọc tiểu thuyết "Đại tá không biết đùa" của Lê Lựu: "Chủ đích của tác giả, chính kiến
của anh ta và của mỗi nhân vật là rõ ràng, như là muốn khơi lên trong độc giả sự tham
gia tranh luận đúng/ sai; nên/ không nên vv…Chính ở đây, trong sự tự ấn định trước
này lại là một cách mở rộng tính dân chủ trong tiếp nhận văn học đối với người đọc”
Phạm Nhật Linh
Nguồn: CAND

Nhiều người, và ngay cả tác giả cũng coi Thời xa vắng là tiểu thuyết thành công nhất
của tác giả. Trong bài phỏng vấn mới đây, nhà văn Lê Lựu cũng đã bộc lộ sự bồn
chồn của mình trước ngày ra mắt hình ảnh của đứa con tinh thần tâm đắc nhất của
mình, một tác phẩm mà chỉ tháng trước mới được công chúng biết đến do có sự tham
gia của Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền.
Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là nhân vật Sài, Giang Minh Sài. Sài là hiện
thân của một con người sống ở vùng quê: thật thà, cần cù, cầu thị, nhưng tự ti. Xuất
thân trong một gia đình bần cố nông (mẹ làm nông nghiệp, bố là ông giáo làng), 4 đời
đi chân đất, nhưng có ông chú (ông Hà) tham gia vào tiền khởi nghĩa, ông anh (anh
Tính) đi theo chú Hà. Anh là nạn nhân của một hủ tục cũ: ép duyên. Từ khi còn bé lũn
cũn, anh đã bị cha mẹ ép gả con gái của một gia đình địa chủ cỡ bự trong vùng, nhưng
bị hạ bệ trong cải cách ruộng đất. Lúc đầu, tác giả dẫn dắt câu chuyện ép duyên ấy
theo lối hành văn chậm rãi, bình thường, thiếu trọng tâm, nên có thể khiến độc giả có
phán đoán rằng, sau này, anh Sài sẽ chấp nhận mối lương duyên ấy. Tuy nhiên, cuộc
hôn nhân ấy lại là mấu chốt, là điểm nhấn của câu truyện, và từ đó đã nảy sinh ra mọi
việc. Khi lớn lên, với bản chất cần cù, cầu thị, Sài nhanh chóng đi lên trong học tập,
lại cộng với những phẩm chất mà anh em Thái Bình mình vẫn hay hãnh diện rêu rao
(cảnh vật hiền hoà và con người tốt bụng), Sài lọt vào mắt xanh của Hương, bạn cùng
1
lớp, là gái thị xã, tức là đô thị hơn Sài. Mối tình thầm kín ấy được tác giả dẫn dắt
chậm rãi, nhưng bộc lộ chớp nhoáng, và không khiến người đọc bị gò ép. Người đọc
có thể cảm nhận được mối tình ấy một cách tự nhiên dường như là nó vốn có, chứ
không bị cơ cấu theo ý tác giả như nhiều mối tình khác (như của Lara và Iuri trong
Bác sĩ Zhivago, hay mối tình oan nghiệt trong Đồi gió hú và Thằng gù ở Nhà thờ Đức
Bà, là tôi lấy ví dụ minh hoạ như thế, vì tôi diễn tả không hay lắm). Bối cảnh bộc lộ
tình yêu cũng mang tính thời thế, nghĩa là trong trận lụt; và từ đây phát sinh rắc rối: có
người nhìn thấy cảnh tình tự (chính xác là anh Sai đang ấy cô Hương, nhưng vẫn chưa
đến mức ...Z). Việc này lúc đầu gây xôn xao dư luận (cái này ngày xưa sao giống bây
giờ thế, bọn buôn chuyện hoành hành khắp nơi), sau nhờ tài ứng xử khéo léo của ông
Hà mà dập đi được. Sài quẫn chí, bỏ học và xin gia nhập quân đội. Nhập ngũ, anh vẫn

cần cù như thế, miệt mài như thế, nhưng chỉ mắc mỗi tội là không yêu vợ. Do có trình
độ học vẫn, nên Sài trở thành giáo viên trong đơn vị, sau được đề bạt đi học tiếp trung
học (không nhớ rõ là đi học TH hay ĐH). Anh còn được xét kết nạp Đảng nữa, và việc
này gây rắc rối lớn: Sài bị vận động tâm lý là phải yêu vợ. Do không tự chủ được
trước xô đẩy của hoàn cảnh, lại có thêm ông bạn Hưởng (thực ra là cấp trên trực tiếp)
trong đơn vị xúi bẩy, Sài về "ngủ" với vợ. Chính vì việc này, mà vợ anh có bầu, nên
khi Sài được lên HN học, Hương không thèm gặp anh nữa, coi anh là phản bội, là
không xứng với suy nghĩ của cô về anh (là nạn nhân của hủ tục cũ, không yêu gì vợ,
sẵn sàng hy sinh cho true love). Từ đây Sài và Hương xa nhau, Hương tạo hoàn
cảnh là mình đã có bạn trai khiến Sài đau khổ. Sài học xong, lại trở về đơn vị và xin ra
mặt trận, còn Hương, sau khi nhận ra sai lầm, định sửa chữa thì lại có hiểu lầm đối với
Sài, nên quyết đi lấy chồng, trả thù Sài.
Câu chuyện còn kéo dài đến phần Sài ly dị vợ, lấy Châu, và lại ly dị. Nhưng tôi nghe
nói phim lần này chỉ dừng lại ở đoạn trên, nên kể tạm như thế.
Vậy, Thời xa vắng hấp dẫn độc giả ở điểm gì? Trước hết, là cách hành văn cực lôgic
của tác giả. Có thể nói, Lê Lựu đã xây dựng tính cách các nhân vật một cách rất khách
quan, nghĩa là, mỗi nhân vật có một luồng suy nghĩ riêng, không bị chi phối bởi mục
đích của tác giả đối với cốt truyện và với hành xử của nhân vật chính. Đọc truyện, tôi
lại nhớ đến những phân tích của V. Hugo trong Những người khốn khổ: "không nhận
được hồi âm của Sài, Hương nghĩ mãi. Nếu cái anh Hưởng (người đưa tin) không nói
lại với Sài, thì còn đỡ. Nhưng anh Hưởng thì Hương biết rồi, không đời nào anh ấy
làm thế. Nếu Sài đi vắng thì cũng không sao, nhưng cái anh lính vừa này chẳng khẳng
định hùng hồn là Sài đang ở doanh trại là gì: không tin tôi đưa cô đến nhé??? Vậy thì
rõ là Sài không muốn gặp mình rồi, Sài không thể tha thứ cho những lỗi lầm 3 năm
trước cô mắc phải, Sài đã không vượt được mặc cảm và tủi hổ của cái ngày ấy rồi...".
Hoá ra chính vì Hưởng không nói với Sài: "bây giờ là cơ hội tốt nhất để cậu ấy được
đề bạt. Gặp Hương, cậu ấy chắc chắn sẽ không để vuột mất nữa, thì làm sao mà còn
yêu vợ được, làm sao vào Đảng được nữa?...". Cách hành văn cũng gợi mở với những
câu đại loại như "chính vì thế mà sau này...", "điều này đã được ghi vào trong... sau
1

đây 4 năm"... khiến độc giả lôi cuốn hơn, làm cốt truyện được bộc lộ từ từ cũng với
những hoài nghi hợp lý. Tuy nhiên, chính cách gợi mở này đã làm tôi liên tưởng sai
khá nhiều, trong đó, tôi có cảm tưởng là tác giả còn định xây dựng câu chuyên xa và
rộng hơn thế, nhưng kết cục lại không phải.
Từ một mâu thuẫn đơn giản do hủ tục cũ gây ra, cuộ sống của mọi nhân vật trong
truyện bị thay đổi theo chiều hướng bất lợi, không tương thích với cái mà họ lẽ ra
được hưởng, và đó chính là thực tại của cuộc sống khắc nghiệt. Tuy nhiên, câu chuện
kết thúc trong một bối cảnh tối tăm, không phải vì sự giải phóng ở phần cuối, mà vì
những khoảng không gian nhỏ hẹp trong cuộc sống gia đình như đôi đũa lệch giữa
Sài- anh nông dân chính gốc và Châu- cô gái thành thị. Những câu chuyện, tình tiết rất
nhỏ nhặt nhưng rất đời thường, rất thật, kéo độc về với những thực tại của cuộc sống,
trăn trở và lo toan, tù túng và hẹp hòi.
Nói chung, Thời xa vắng là một tác phẩm dễ đọc, dễ đồng cảm, vì đa số chúng ta
mang bản chất ấy, bản chất cũng những người dân VN cần cù, có khát vọng nhưng
luôn bị kìm hãm trong định kiến, trong khuôn khổ lề lối đạo đức xã hội. Hãy đọc
truyện và xem phim để thấy cái triết lý sống ấy của Lê Lựu, để cổ vũ cho nền điện ảnh
thị trường non trẻ của chúng ta!
Một đóng góp vào việc nhận dạng con người Việt Nam hôm nay
31.01.2006
Có những cuốn sách làm cho người đọc căm ghét cuộc sống( chẳng hạn; một số tác
phẩm hiện thực phê phán); có những cuốn sách làm cho người đọc thêm yêu đời nhiều
hơn. Còn qua những trường hợp như Thời xa vắng của Lê Lựu, đọc xong, tự nhiên tôi
cứ thấy tiếc đời.
Có lẽ không chỉ nhân vật trong truyện mà không thiếu người trong chúng ta cũng có
một đời sống trớ trêu vô lý thế chăng ? Vậy phải sống thế nào bây giờ để khỏi xót xa,
ân hận ? Bạn tôi, một người cũng trạc tuổi như nhân vật Sài, sau khi gặp Sài qua
những trang sách của Lê Lựu,tâm sự như vậy. Mà không chỉ riêng anh .ở nhiều người,
ý hướng thiết tha nhìn lại đời mình cứ thấy rộn lên, sau khi đọc Thời xa vắng, người ta
lấy Sài ra để soi vào đời mình, vận vào mình. Bởi vậy sau khi căn bản đồng ý với
nhiều ý phát biểu đây đó về Thời xa vắng, tôi tưởng bàn thêm nữa về cuốn sách này,

nhân vật này cũng không phải thừa. Không gì khác, đấy chính là một cách để " nối dài
" văn học, đưa văn học trở lại với đời sống, như chúng ta hằng mong muốn.
Hai mô-típ thường thấy trong văn học xưa nay là việc lập nghiệp của người ta trong
cuộc đời và việc mưu caàu hạnh phúc ở tuổi thanh niên, nhiều khi hai viẹc ấy chi phối
toàn bộ đời sống con người, nó là động lực để nhiều cá nhân trở lên hết sức năng động
và có dịp bộc lộ hết mình. Có lẽ vì thế mà nhiều tiểu thuyết xưa nay hưóng vào miêu
1
tả hai việc đó, để trình bày " bức tranh thế sự ". Và những tác giả lớn cũng là những
người mà qua mà qua việc miêu tả sự lập nghiệp,và mưu cầu hạnh phúc của con
người, biết chỉ ra rằng : điều quan trọng ở đây là nhận thức ngày một sâu sắc hơn về
đời sống và bản lĩnh của nhân cách - đấy mới là những nhân tố cơ bản để có thể có
được sự nghiệp và hạnh phúc chân chính.
Như Lê Lựu đã bộc bạch ( Văn nghệ số 12,1986) khi miêu tả lại quãng đời Sài, anh
không chủ tâm kể về công việc cụ thể mà chủ yếu đi vào tính cách nhân vật. Thành
thử câu chuyện lập nghiệp của Sài nói chung cũng không được trình bày với tất cả sự
đa dạng của nó. Nó chỉ được lòng vào chuyện hôn nhân của nhân vật lúc ban đầu.
Song không phải vì thế mà phương diện này ở con người Sài không rõ. Sài đi bộ đội
để được xa người vợ tảo hôn và có dịp tự do nghĩ ngợi hơn về một cô gái mà anh yêu
và cũng được anh yêu lại. Nhưng chỉ có thế ! Do yêu cầu của sự phấn đấu trong bộ
đội, anh không dám tiến xa hơn một bứơc trong mối tình chân chính của mình ; rồi
trong một lần về phép, anh lại cầm lòng chung đụng với người vợ tảo hôn cũ để vừa
lòng mọi người - cả hai việc đều cùng một mục đích là cốt giành ưu thế trong phấn
đấu. Khi thuật lại chuyện này, Lê Lựu đã cực tả cái cay đắng trong tâm lý người thanh
niên và những trang trình bày lại lối áp đặt vưà thân ái vừa thô bạo của chung quanh
đối với Sài là những trang thuộc loại hay nhất của tác phẩm. Bởi vậy, ai cũng thấy Sài
chỉ bề ngoài làm theo ý muốn của mọi người, còn trong bụng, anh rất đau khổ, thậm
chí thấy ghê tởm. Song dầu sao, Sài cũng đã chiều ý mọi người, sức khao khát lập
nghiệp nơi anh vẫn mạnh hơn những buồn cá nhân. Chẳng thế mà, sau đấy khi, vì
nhiều lý do khác, tạm thời chưa đạt được mục đích Sài lại sẵn sàng đi xa hơn ra tận
mặt trận để lập công. Không mấy khi, văn học chúng ta miêu tả một nhân vật " ra đi "

theo kiểu này. Song không phải vì thế mà Sài xa lạ với đông đảo bạn đọc. Phần lớn
người ở vào cái tuổi như Sài, lớn lên trong những năm như Sài, đều sống, hành động
như Sài và họ cũng đã thành công như Sài của Lê Lựu. Có điều ý thức lập nghiệp ở
đây rõ ràng chưa đi đôi với nhu cầu nhận thức về đời sống và cũng chưa tạo nên một
sự trưởng thành trong nhân cách. Cũng vì thế mà sau khi yêu cầu lập nghiệp tạm gọi
là xong. Sài lao vào việc mưu cầu hạnh phúc, thì lập tức thất bại.
Ra khỏi cuộc chiến đấu, đồng thời Sài có cái may là được ly hôn, dứt hẳn quan hệ với
người vợ cũ. Và anh ở vào tâm trạng kẻ bị giam hãm giờ được tháo cũi sổ lồng, kẻ
bấy lâu thiệt thòi giờ có cơ đòi nợ. Anh không nhìn thấy gì khác ngoài những bất hạnh
của bản thân. Quá cay cú vì chưa được nếm mùi sung sướng của mọi lạc thú trần gian,
anh chạy thục mạng cốt săn tìm cho được chút hạnh phúc mà anh tưởng trừ mình còn
ai cũng có.Con cá quá đói đớp mồi thế nào thì lúc tìm vợ Sài cùng bộp chộp như vậy !
Đứng ngoài nhìn, dễ thấy sao mà Sài cả tin, nông nổi, khinh suất, giản đơn ! Thậm
chí, phải nói anh có những khía cạnh ích kỷ nữa ! Nhưng kệ ! Với Sài, trước mắt chỉ
có mỗi một việc là truy lĩnh lại tuổi thanh xuân, bù đắp lại chỗ thiệt thòi mình đã phải
chịu. Thêm nữa, có một lý do để Sài càng " thục mạng " trong việc mưu cầu hạnh
phúc: anh đang là người thành đạt. Anh quá tự tin, thậm chí mê đi, tưởng là mình làm
gì cũng được.ở anh không phải chỉ có cái hèn như trước đó tác giả phân tích, mà còn
1
có chút hợm. Hợm hĩnh, kiêu căng, hoắng lên vì khả năng của mình, cho rằng mình đi
đánh nhau còn được, thì bây giờ làm gì cũng được. Về sống ở thành thị, nhưng Sài
không hỏi thành thị là gì, mình cần làm gì để phù hợp với đời sống nơi đó. Bước vào
xây dựng gia đình lần thứ hai,nhưng anh không bao giờ ngẫm nghi xem mình sẽ có
một gia đình như thế nào, hạnh phúc của mình sẽ ở dạng như thế nào, trong thời buổi
này thế nào thì là một thứ hạnh phúc vừa phải mà loại người như mình có thể có được.
Lý tưởng sống của Sài đơn giản, nếu không muốn nói là tầm thường. Thế thì làm sao
mà anh không thất bại được ? Suốt phần hai của cuốn sách, chỉ thấy nhân vật Sài miên
man trong hành động, hét cuống lên vì yêu lại cấp tốc cưới vợ, rồi lo vợ đẻ, rồi cãi
nhau với vợ, rồi trông con ốm v.v...Tất cả những trang này đã được tác giả dựng lại tỉ
mỉ nhưng chỉ là tả hành động ; đâu có lúc nào anh cho nhân vật rỗi rãi để ngẩng đầu

lên mà nghĩ rộng ra về sự đời một chút. Thế thì làm sao có được khát vọng bây giờ !
chỗ bi đát của Sài hình như là chỗ bi đát của nhiều người chúng ta ; tham bát bỏ
mâm ; mải làm việc vặt mà quên cái đại thể. Sau một thời gian khổ hạnh nay ai cũng
sống chết lo làm một việc gì đó kiếm lợi thêm cho gia đình tưởng rằng thế là hạnh
phúc.Còn hạnh phúc thật sự mặt ngang mũi dọc là như thế nào thì không ai biết ! Rồi
mục đích thực dụng liền đẻ ra cách nhìn thiển cận. Đời sống là gì, ý nghĩa của đời
sống là gì, những câu hỏi ấy chúng ta thường lảng tránh, ta bảo nó là siêu hình, trừu
tượng, nghĩ về nó là mất thì giờ, vô bổ, ai băn khoăn về nó là những kẻ ấm đầu dại
dột.
Ta cứ nhắm mắt bước liều, để rồi đến lúc thấy thua thiệt, thấy lỗi lầm thì đã muộn, và
không hiểu sao cả, ta lại hoặc kêu trời hoặc đổ cho số phận. Tóm lại, nói sống vụng
còn là nhẹ, hình như ta không biết sống, đấy mới là điều đau hơn, đáng tiếc hơn.Và
toàn bộ Thời xa vắng là tiếng kêu của cả một lớp người cho tuổi trẻ của mình, cuộc
đời mình; ngay khi thành đạt trong lập nghiệp nữa, họ vẫn bất hạnh, vì không biết
sống. Có thể bản thân Lê Lựu chưa hoàn toàn tâm đắc với điều này và một người như
nhân vật Sài càng không bao giờ nhận ra điều này. Nhưng theo tôi, chính nó mới là cái
ý toát ra qua sự miêu tả của Lê Lựu trong Thời xa vắng. Do đấy, tác phẩm mới gợi lên
ở nhiều người chút động lòng và sự nuối tiếc, như từ đầu chúng tôi đã nói. Sự nuối
tiếc ở đây là cái hích đầu tiên,để người ta nghĩ tiếp và tìm ra cho mình cách sống xác
đáng. Song nghĩ rộng hơn một chút phải thấy nếu như có cách nào đó để làm cho
những người như Sài kia tỉnh táo sớm hơn, nhận ra tình cảm của mình nhanh chóng
hơn và có cách sống hợp lý hơn, sự hỗ trợ của xã hội cho cá nhân như thế mới gọi là
hoàn toàn.
Có một khía cạnh nữa của cuốn sách người ta cũng hay bàn là đoạn kết, khi Lê Lựu
cho nhân vật về nông thôn lo việc hợp tác xã.
Đối chiếu với xu hướng chính của tác phẩm là ca ngợi sự trở về mình, thì đoạn kết đó
là có lý. Hôm qua Sài không dám lấy Hương mà bấm bụng chịu thiệt, chẳng qua là "
không dám là mình ",rồi lúc lấy Châu nữa, anh lại bất hạnh vì không biết mình là ai,
1
vơ quàng vơ xiên, chạy theo những cái mình không có. Đi theo đường hướng như thế,

cả hai phần đầu cuốn sách dường như đã chuẩn bị sẵn để mở ra cách giải quyết mà Lê
Lựu viết trong đoạn cuối.
Nhưng đó mới là cách hiểu, cách cắt nghĩa của chính người viết. Nếu ta có thể mạn
phép tác giả, qua trường hợp của Sài rút ra những bài học khác , thì đoạn cuối ấy lại
chưa chắc đã là hợp lý.
Thật vậy, như trên vừa nói, sở dĩ Sài thất bại trong việc mưu cầu hạnh phúc với Châu
vì ở anh không có sự rút kinh nghiệm thường xuyên về đời sống của mình, không có
sự tự ý thức cần thiết. Tình yêu là lĩnh vực không thể dối trá. Và Sài cũng không dối
trá. Ấy vậy mà trong khi yêu Châu say đắm và sẵn sàng tha thứ cho Châu tất cả thì Sài
vẫn bất hạnh, sự yêu chiều của anh là một cái cớ để Châu coi thường anh, sự nép mình
chịu đựng là một thứ lửa đổ thêm dầu phá vỡ hạnh phúc gia đình anh. Một động cơ tốt
có thể đẻ ra một kết quả tồi tệ không mang lại lợi lộc cho ai ; tác giả đã tỏ ra rất thấu
hiểu tình đời khi làm toát ra từ nhiều tình tiết trong truyện một kết luận như thế.
Nhưng thử hỏi ở phần cuối Lê Lựu cho Sài về nông thôn với cái gì? Không gì khác,
cũng lại một chút ảo tưởng về sự chân thành của mình, một cái gọi là thuộc "đồng đất
con người quê hương " và những thói quen cố hữu của người nông dân mà hôm nay
anh vẫn giữ được. Rồi trong không khí vội vã của đoạn kết, nhà văn cho biết là Sài đạt
nhiều kết quả, trong ba năm anh đã làm thay đổi bộ mặt làng Hạ Vị và chính anh cũng
trở lên khoẻ khoắn hơn, sôi nổi hơn. Đọc đoạn này, chắc bạn không nhận ra ngòi bút
Lê Lựu như phần trước nữa. Vâng nghĩ lại thì thấy nông thôn mà Sài trở về đó tưởng
là nơi nào khác chứ không phải là làng quê rất đáng yêu, nhưng cũng rất lạc hậu, con
người bị cầm tù trong tư tưởng làm thuê và lối sống cổ hủ như nhà văn đã tả. Hình
như Sài đã quên. Chính trong vòng tay của những người thân yêu đó, mà Sài bị ép lấy
vợ tảo hôn và chịu nhiều đau khổ khác. Sau khi nhìn nông thôn thông hôm qua, Lê
Lựu sâu sắc thấu đáo, mà nhìn hôm nay, ngòi bút của anh dễ dãi thế đấy! Đấy là một
lẽ. Một điều nữa phải tính là bản thân con người Sài. ở trên, phần hai của cuốn sách,
tác giả chỉ tập trung khắc hoạ những bất hạnh của Sài trong quan hệ vợ chồng mà
không đả động gì đến công việc Sài làm.
Vậy mà, bây giờ, theo như tác giả miêu tả,Sài tự nhiên như có phép tiên nghĩa là nhìn
mọi vấn đề ở quê hương rất sáng tỏ, làm đâu trúng đấy, thành công của anh không hề

dựa trên một chuyển biến nhận thức nào như thế thì làm sao mà bạn đọc tin được?
Cũng là hình thành lên trong cơn say (lần này là say sưa " trở lại chính mình"), chắc gì
"mối tình" của Sài với làng quê khác mối tình của anh với Châu, nghĩa là mới thoạt
đầu thì rất yên ấm, nhưng sau đầy rẫy lôi thôi, khốn khó!
Mặc dù Sài đã lớn tiếng tuyên bố " đến bây giờ mới biết là mình như thế nào..." (thời
xa vắng tr 319), nhưng chúng ta cứ cảm thấy nhân vật này chưa tiêu hoá hết những
đau khổ trong việc lập nghiệp và mưu cầu hạnh phúc hôm qua, chưa rút đúc nó thành
1
kinh nghiệm sống chắc chắn. Bởi ở Sài ảo tưởng còn nặng nề, nên những đau khổ vẫn
còn chờ ở phía trước,dù anh quay về nông thôn hay ở lại thành thị cũng vậy.
Xét bề ngoài, phải nhận tập tiểu thuyết này của Lê Lựu là một sách yếu về tay viết về
tay nghề : câu chuyện nhiều chỗ không mạch lạc, tác phẩm thiếu sự cân xứng tối
thiểu, hình như lúc viết, tác giả chỉ cắm cúi dồn hết ý mình có lên trang giấy, nên chữ
nghĩa lủng củng, câu cú rối rắm, ý nọ nhằng sang ý kia rất khó theo dõi. Song tại sao
Thời xa vắng vẫn có sức cuốn hút ghê gớm ? Lý do có lẽ ở cái chất sống tươi ròng nơi
tác phẩm.Cách viết cách trình bày hết mình của tác giả khiến cho người ta có cảm
tưởng rằng có lẽ đúng là có một anh Sài như thế " với câu chuyện như thế " trong văn
học, đấy là đầu mối làm nên sức hấp dẫn. Khi ta nhận ra ở Sài có rất nhiều nhược
điểm của con người hôm nay ( chẳng hạn " duy ý chí ", "quá nhiều tham vọng ",
"thiển cận,thiếu sự hỗ trợ cần thiết của văn hoá.." ) cũng là lúc ta cảm thấy rất gần với
nhân vật này. Từ ấy, sự đọc sách có được sự hào hứng, y như được nhìn vào kiếp sống
của một người khác rồi rút kinh nghiệm cho chính mình. Khi nhà văn đã đủ sức làm
cho bạn đọc tin, thì mọi biện pháp kỹ thuật nghề nghiệp có yếu một chút, cũng sẽ
được bỏ qua. " Câu chữ là quan trọng, nhưng trong văn học, yếu tố hàng đầu vẫn là
tâm huyết "- lại một lần nữa,chân lý nghệ thuật đó được khẳng định.
Bằng cách đi sâu vào cuộc đời một cá nhân, Thời xa vắng đồng thời là một tác phẩm
có tính thời sự rõ rệt. Để tạo ra hiệu quả thời sự cho những trang sách của mình, lâu
nay ở một vài tác giả thường thấy có lối viết đi vào các vấn đề xã hội - kinh tế cấp
thiết, nhờ đó gợi được sự chú ý của một lớp bạn đọc nào đó. Lê Lựu không làm thế,
Lê Lựu chỉ nói riêng về con người, những mối quan hệ giữa người với người. Một vấn

đề muôn thuở, mà cũng là vấn đề chúng ta đã nói đi nói lại rất nhiều.Đúng thế. Nhưng
chẳng phải là vào những ngày này, sau khi nhận ra không biết bao nhiêu chuyện thiết
yếu và đòi hỏi được giải quyết cấp bách, thì chúng ta đều nhận thấy vấn đề chiến lược
này lại càng nổi lên hàng đầu, nó là mẫu số chung của hàng loạt hiện tượng, nó là
khâu cơ bản từ đó đóng góp phần gỡ dần ra các khâu khác. Mà trong việc miêu tả,
nhận diện con người, văn học có những ưu thế lớn lao, không nghành nào so sánh
được. Làm thế nào để giúp con người nhận thức về chính mình đầy đủ hơn, từ đó tìm
được cách sống hợp lý hơn, đấy vẫn là một nhiệm vụ thiêng liêng mà mọi nền văn học
chân chính xưa nay muốn đảm nhận. Theo nghĩa ấy, Thời xa vắng nên được xem là
cuốn sách biết làm đúng nhiệm vụ một tác phẩm văn học cần làm.
Vương Trí Nhàn
1
Chân Dung và đối thoại
Bài 5
lê lựu
Cứ xem cái tướng mạo, cái hình dáng, kiểu cách bề ngoài thì chẳng ai nghĩ Lê Lựu là
một nhà văn. Trông anh nhôm nhoam, luộm thuộm và lúc nào cũng tất tả, nhếch nhác
như một gã thợ cày vừa từ một thửa ruộng ngấu bùn nào đó bước lên. Gương mặt, đầu
tóc, quần áo và toàn bộ con người anh như đang toả ra mùi bùn đất, mùi nắng gió, bụi
bặm của một vùng đồng bãi châu thổ sông Hồng. Con người ấy có đắp com-lê, cà vạt,
mũ phớt, kính gọng vàng, giày Mô-ka, nghĩa là tất cả những trang bị, phụ tùng tối tân
nhất của đời sống đô thị, thì trông anh vẫn chẳng ra anh trí thức, cũng chẳng ra người
thành phố. Mặc dù Lê Lựu sống ở Hà Nội, lấy vợ đẻ con ở đất kinh kỳ này, đã từng
nện gót trên nhiều đường phố lớn thế giới, lại ba lần sang Mỹ, nhưng anh vẫn là gã lực
điền của vùng đất bãi Khoái Châu, Hưng Yên. Lê Lựu như hòn gạch xỉ, hay nói đúng
hơn - như một tảng đá hộc. Đó là một tảng đá nguyên khối, xù xì của thiên nhiên
hoang dã mà đời sống hiện đại đô thị và nền văn minh thế giới không thể đẽo gọt
được, eũng không thể tác động vào được. Cái chất quê kiểng đặc sệt này là cái duyên
riêng của Lê Lựu, cũng là cái Lê Lựu hơn người. Tiếp xúc với anh, người ta mến
ngay. Mà đâu phải chỉ mến, còn mê nữa. Lê Lựu thông minh, hóm hỉnh, nói chuyện

có duyên và có sức lôi cuốn. Người ta săn đón anh, mời anh đi nói chuyện ở khắp các
cơ quan, xí nghiệp, trường học. Buổi nào cũng đông nghịt. Người nghe như bị bỏ bùa,
bị thôi miên, bị đánh thuốc lú. Trước hiện tượng ấy, không biết một nhà kinh tế ma
mãnh nào đó đã bí mật kinh doanh Lê Lựu và trúng quả đậm. Buổi nói chuyện được
ghi âm, rồi in ra hàng loạt. Băng Lê Lựu bán chạy không thua bất cứ một thứ nhạc
Rốc, nhạc Pốp, nhạc Điscô, hay nhạc thời thượng nào. Giá bán đắt khét lẹt. Một vài
băng đã tràn sang đất Nga. ở ký túc xá Môgiaixkôiê, có một anh chủ hàng đã quát tôi
với giá 1800 rúp. Không chát đâu ông anh ạ! Có hai đô-la thôi mà. Bằng một gói mì
chính cánh. Cứ nghe đi, rồi ông anh sẽ thấy mì chính cánh rất nhạt. Tôi đã mua sự tò
mò với giá 1.800 rúp, không thể bớt được một xu. Gớm, ông anh cứ làm như chó Nhật
ấy. Loại hàng này đâu có xuống giá mà ông anh đòi bớt... Quả thật, Lê Lựu có biệt tài
trả lời những câu hỏi, phỏng vấn của đồng nghiệp và các hãng thông tấn nước ngoài.
Khi hỏi cảm giác của anh tới Liên Xô và Mỹ, anh cười:Tôi rất ngạc nhiên. Ngạc nhiên
đến kinh ngạc. ở Liên Xô tôi lại tưởng Liên Xô là Mỹ, và khi ở Mỹ thì tôi cứ nghĩ Mỹ
là Liên Xô. Còn hỏi về chuyến đi Mỹ của anh thì anh cười hề hề: Chẳng có gì to tát,
và nghiêm trọng cả. Mình với Mỹ như hai anh láng giềng, có một thời xích mích, gây
ra cãi cọ, dẫn tới choảng nhau, rồi thì rào kín cổng ngõ, không thèm nhìn mặt. Bây giờ
cơn nóng giận qua rồi, cả hai đều muốn ngồi lại với nhau, chơi với nhau, nhưng anh
nào cũng sĩ diện, không muốn làm lành trước, đành nghĩ ra một cái mẹo, là xua chó gà
sang nhà nhau, rồi lấy cớ ấy mà hỏi với qua hàng rào: Này bác ơi, bác có thấy con gà,
1
con chó nhà tôi chạy sang bên đó không?. ấy thế rồi nói chuyện được với nhau đấy
Tôi sang Mỹ cũng là để làm con gà con chó thôi. Có gì ghê gớm đâu cơ chứ.
Lê Lựu lại cười hề hề. Anh có vốn sống phong phú, sự trải đời lọc lõi. Đó là một gã
ma mãnh, quái quỷ nhưng lại mang vẻ mặt xuề xoà, chất phác của một anh nhà quê.
Bởi thế, anh rất dễ thuyết phục người khác. Lê Lựu có nói dối và nói thẳng ra rằng:
Tôi đang nói dối đấy thì người ta cũng vẫn cứ tin, chẳng ai ngờ vực cả. Bởi xưa nay,
người ta chỉ dè chừng những kẻ giảo hoạt, những tay láu cá, chứ mấy ai nghi ngờ thợ
cày.
Đối với người Mỹ, Lê Lựu không chỉ là nhà văn dân tộc xuất sắc, mà còn có một giá

trị có tính khảo cổ học. Anh như một khu rừng nguyên sinh, một hang động hoang dã,
họ chưa từng đặt chân tới. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều, người phiên dịch cuộc hội
thảo văn học Việt - Mỹ kể lại. Có một lần, Lê Lựu đến dự cuộc gặp gỡ, trao đổi với
các nhà văn cựu chiến binh Mỹ, trong một biệt thự sang trọng. Anh ăn mặc lịch sự
như một chính khách. Cuộc gặp gỡ được cả hai bên chuẩn bị chu đáo nhưng Lê Lựu
vẫn băn khoăn, vẫn thấy có một cái gì đó chưa thật ổn thoả. Anh vội bí mật nhìn
trước, nhìn sau, xem có ai tò mò để ý đến mình không, rồi thì thật bất ngờ, anh vắt cả
cái chân còn nguyên giày nguyên tất lên mũi và... ngửi. Cử chỉ lạ lùng, quái đản này
không lọt qua được mắt các nhà văn Mỹ, từng là lính trinh sát trong cuộc chiến tranh
ử Việt Nam, họ mê Lê Lựu ngay từ cái cử chỉ dị mọ rất... Lê Lựu này. Cử chỉ ấy nếu ở
người khác, có thể sẽ gây nên sự khó chịu, nhưng ở Lê Lựu, người ta lại thấy đáng
yêu vì nó xuề xoà, tự nhiên và hợp lý như sự sắp đặt của Chúa. Cũng theo Nguyễn
Quang Thiều, ở cuộc hội thảo này, các nhà văn cựu chiến binh Mỹ chỉ biết Lê Lựu,
chỉ thích ông Lựu thôi. Đối với họ, văn học Việt Nam ngoài ông Lựu ra, chẳng còn ai
nữa:
II
Lê Lựu thuộc lớp nhà văn quân đội, ra đời và trưởng thành trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước. Truyện đầu tiên mà anh trình làng vào năm 1964, có cái tên rất
thật thà: Tết làng Mụa. Rồi sau đó một loạt truyện ngắn ra đời: Trong làng nhỏ ,
Ngườí cầm súng phía mặt trời, Truyện kể từ đêm trước.. Và đến Người về đồng cói thì
Lê Lựu đã là cây bút viết văn kỳ cựu. Có thể coi Người về đồng cói là truyện đặc sắc
nhất của Lê Lựu trong thời kỳ chống Mỹ. Bây giờ đọc lại vẫn còn thấy thú. Và đến
truyện này, văn Lê Lựu đã có mùi tiểu thuyết. Người đọc biết anh sẽ là nhà tiểu thuyết
có tài. Nghề văn cũng như ca hát. Chỉ ớ lên một tiếng đã thấy cái giọng quý rồi. Lê
Lựu có cái giọng quý ấy. Người ta biết anh là người lĩnh xướng, dù lúc đó, anh còn u
ớ đứng trong dàn đồng ca.
Lê Lựu biết cuốn hút người đời bằng một thứ văn đọc không nhạt. Ngay cả ở những
truyện xoàng xoàng, người đọc vẫn thu lượm được một cái gì đấy có khi là một chi
tiết, một đoạn tả cảnh, hoặc một nét phác hoạ tính cách nhân vật. Nghĩa là đọc anh
1

không bị Iỗ trắng. Cũng bởi lẽ Lê Lựu là nhà văn không cháp nhận sự nhạt nhẽo tầm
thường. ở bất cứ tác phẩm nào, dù lớn hay nhỏ, Lê Lựu cung có một vấn đề gì đấy gửi
gắm. Không có cái đó anh không cầm bút viết. Ngay cả khi hình thành tác phẩm rồi,
có vấn đề, có cốt truyện, có nhân vật hẳn hoi rồi, Lê Lựu cũng vẫn viết một cách vất
vả, chật vật. Khi văn tuôn chảy ào ạt, câu chữ trơn tru, nhìn trang bản thảo sạch bong,
ít tẩy xoá là anh dừng lại ngay. Anh bắt đầu nghi ngờ mình. Nhứng lúc ấy anh thường
bỏ viết, quay ra tán chuyện với bạn bè, hoặc tụt tạt qua chợ mua thức ăn, cò kè thêm
bớt từng xu như một mụ đàn bà bủn xỉn, cũng chỉ cốt xem người bán phản ứng ra sao.
Có cô gái đáo để, gắt như mắm thối: Thôi, mua cho con đi, bố già ạ. Có mấy hào bạc
mà cứ vày vò mãi!. Này, thế năm nay con bao nhiêu tuổi? Bố hỏi làm cái gì? Hăm hai.
Thế thì con hơn vợ bố những hai tuổi cơ đấy?
Lê Lựu hay viết về đêm. Trước khi ngồi vào bàn, anh thường đáo qua phố, làm bát
phở nóng gọi là nạp thêm nhiên liệu cho máy móc vận hành. Anh cũng hay rủ tôi đi ăn
đêm. Lê Lựu đặc biệt thích những bát phở mà anh gọi là phở bốc mả. Đó là những. bát
phở cuối cùng trong ngày. Nước phở đậm, đặc ngẫn những... cấn nồi. Bà chủ quán
xem ra đã quá quen khẩu vị Lê Lựu, có lẽ nghĩ anh là ông xế lô, sau một ngày chở
khách mệt nhọc, nên bốc cho anh một đống xương xẩu, cổ cánh không tính tiền, rồi đổ
ào thùng nước rửa bát ra mặt đường, chồng bốn chân ghế lên mặt bàn phủ tấm vải
nhựa xanh, nồng đượm mùi nước mắm, giấm tỏi. Lê Lựu tỏ ra rất khoan khoái. Gương
mặt nhom nhoem những râu bừng bừng sung mãn như một người vửa trúng xổ số. Về
nhà, tôi lăn ra ngủ, còn anh thì vục mặt vào bàn uỳnh uỵch viết. Thỉnh thoảng tỉnh
giấc, tôi vẫn thấy phòng bên có tiếng rít điếu cày òng ọc. Lê Lựu vẫn đang lặn ngụp bì
bõm, xẻ xắn từng khối chữ, vật lên trang giấy. Thấy anh có vẻ bắt được mạch truyện,
tôi đã mừng: Sáng hôm sau tôi lần sang phòng anh, đòi nghe thử. Mắt Lê Lựu đỏ kè:
- Nghe cái quái gì. Tao làm hỏng bố nó rồi! Không ngửi được. Chứ nghĩa bò lổm
ngổm như kiến đen, nhưng chẳng có hồn vía gì. Đọc cứ bở ra. Tức thế chứ?
Rồi Lê Lựu càu nhàu, tiếc bát phở đêm qua đổ vào hang chuột, đổ vào cái lỗ giời ơi
đất hỡi.
Lê Lựu viết chậm, mỗi ngày vẻn vẹn vài trang, có khi chỉ mấy mươi dòng, rồi vạy vó
mãi đến mấy ngày sau mới bắt được vào mạch truyện. Vậy mà năm nào Lê Lựu cũng

có sách. Cuốn tiểu thuyết đầụ tiên của anh ra đời vào năm 1975, có tên là Mở rừng.
Theo tôi, đây là cuốn tiểu thuyết vào loại khá của văn học Việt Nam những năm 70.
Vậy mà không một nhà phê bình nào nhắc đến nó. Bạn đọc cũng không để ý. Cuốn
sách bị quên lãng, tôi nghĩ, một phần cũng vì cái tên gọi. Cái tên gợi chuyện xà beng,
cuốc xẻng. Người ta tưởng đấy là một tập ký viết về làm đường, về một đội thanh niên
xung phong xây dựng kinh tế, mở mang doanh trại. Hơn nữa, chiến thắng Mùa Xuân
năm 1975 choán hết sự chú ý của mọi người. Chẳng ai còn để tâm đến cái gì khác
ngoài sự kiện lịch sử vang dội ấy Mãi sau này, do một tình cờ nào đáy, tôi mới đọc
Mở rừng. Tập sách quả thật đã cuốn hút tôi. Đấy là cuốn tiểu thuyết viết trực tiếp về
1
chiến tranh với cái nhìn không đơn giản và ở thời điểm đó đã có thể coi là mạnh dạn.
Lê Lựu đề cập đến số phận của một lớp người trong chiến tranh. Oai hùng và bi thảm.
Giản đơn và phức tạp. Mỗi người là một cánh rừng âm u rậm rịt, phải tự mở lấy lối mà
đi. Chẳng ai giống ai, bằng những con đường riêng, những số phận riêng, họ đã đến
với cuộc chiến tranh bi tráng. Có thể tóm tắt tiểu thuyết này bằng câu thơ của Phạm
Tiến Duật mà Lê Lựu định lấy làm đề từ:
Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng
Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay.
Bấy giờ, nhân vật chính của Lê Lựu trong các tập sách phần lớn là nông dân, hoặc nếu
không thì cũng là nông dân cầm súng. Mọi vụi buồn của họ đều gắn với những tập tục
ở nơi xóm mạc. Và rồi nương theo cái mạch ấy, Lê Lựu động chạm đến làng quê, có
khi chỉ chấm phá đôì ba nét qua mấy câu đối thoại ngắn gọn của nhân vật, ngòi bút Lê
Lựu bỗng như xuất thần, như động gió và toả hương. Đọc, biết anh tiềm tàng một vốn
sống trù phú về làng mạc quê kiểng, nhưng cái mỏ vàng đầy rưng rức này, ông chủ tư
bản giàu có kếch xù lại chưa hề khai thác lấy một thỏi nhỏ.
Mãi sau này, vào những năm 80, khi tiếng súng của cuộc chiến tranh đã ngưng hẳn
trong tâm trí mọi người, và dư âm dai dẳng của nó cũng tạm lắng xuống, trong lúc
người ta đổ xô ra xem mấy cái Cù lao(*) vừa mới nổi lên vả reo hò ầm ĩ, vì đã tưởng
tìm ra được một vườn địa đàng, chẳng ai còn để ý tới lũ tôm tép, huống hồ bọn rong
rêu, bèo bọt vật vờ Lê Lựu cảm thấy yên tâm. Anh vác xẻng đi đào mỏ. Và rồi cứ từng

khối vàng ròng nguyên chất, Lê Lựu huỳnh huỵch đắp một cái lô-cốt, rồi đặt cho nó
một cái tên rất văn chương, rất thi ca: Thời xa vắng
Với ba trăm trang sách, tiểu thuyết Thời xa vắng đã ôm chứa một dung lượng lớn.
Đấy là một chặng đường lịch sử oai hùng. Chặng đường ba mươi năm, từ buổi lập
nước đến lúc giải phóng xong toàn bộ đất nước. Lịch sử được khái quát bằng tiểu
thuyết, bằng số phận có thể nói là bi thảm của anh nông dân Giang Minh Sài. Đây là
loại tiểu thuyết bám sát số phận một nhân vật. Có thể gọi nôm na là chuyện Anh Sài.
Nhưng cuốn sách có nhiều tầng, nhiều lớp. Người đọc tuỳ theo sự từng trải của bản
thân mình mà tiếp nhận nó theo một cách khác nhau. Riêng đối với một số bạn đọc
thông thường, có thể coi đây là cuốn sách viết về hôn nhân gia đình. Trong chuyện có
tảo hôn, cưới vợ đẻ con, cãi cọ, ra toà ly dị, chia tài sản, con cái. Riêng cái vỉa này
cũng đã đủ là một cuốn sách thú vị. Những chuyện chăn gối, hay cảnh sinh hoạt vợ
chồng thành phố, vợ chồng nhà quê rất sinh động. Có nhứng nhân vật phụ, chỉ thoáng
qua, nhưng Lê Lựu khắc hoạ rất giỏi, rất sống, ví dụ gã thợ điện, một tay tài tử phóng
đãng, chim gái thành thần. Một cô gái, nói đúng hơn là một thiếu phụ trẻ, vừa đọc
xong Thời xa vắng, nói với tôi: Em rất thích gã.thợ điện. Đấy là nhân vật hay nhất
trong tiểu thuyết Thời xa vắng. Hắn lưu manh, nhưng phải nói là rất tuyệt diệu. Đàn
ông thế mới là đàn ông? Em đọc mà giật mình. Hình như em đã gặp hắn ở đâu đó
trong buổi sinh nhật cô bạn. Hắn ngồi lơ đãng hút thuốc. Cái điệu vẩy tàn thuốc của
hắn thì không thể không mê được. Hắn đểu giả, nhưng có sức hút khủng khiếp. Vợ Sài
1
chết là phải. Em đọc mà sợ ông Lựu quá. Ông ấy rất am tường đàn bà, rất lọc lõi.
Nhưng ông ấy cũng phức tạp. Có cảm giác ông ấy vừa sợ đàn bà vừa thích đàn bà, lại
vừa khinh đàn bà, coi đàn bà như cái giẻ chùi chân. Anh cứ đọc lại ông Lựu mà xem.
Anh bảo ông ấy nhà quê á? Chất phác á? Điêu đấy! Giả vờ đấy!
Xem ra, cái lớp phụ diễn ngoài màn này cũng xôm đấy chứ, đâu có nhạt trò. Lại còn
một lớp phụ nữa không kém phần rôm rả, thú vị. ấy là cái cảnh chiến tranh, ồn ào khói
lửa, súng ống. Người đọc được sống lại những năm tháng sôi động hào hùng. Những
năm ấy, người ta có thể xé bỏ giấy triệu tập đi học nước ngoài, lấy máu viết đơn ra
mặt trận. Đó là một giai đoạn lãng mạn có thật mà Thời xa vắng đã đề cập đến một

cách khách quan. Nhưng tất cả những ngón trò ấy chỉ là những lớp phụ. Còn chính
kịch Thời xa vắng lại không diễn ở sân khấu ồn ào náo nhiệt mà ìẩn khuất phía hậu
trường và diễn bằng sự im lặng. Sự im lặng của núi băng trôi chìm dưới nước, chỉ lờ
phờ nhô lên ít chỏm, là những sôi động như đã thấy ở trên kia.
Vậy Thời xa vắng đề cập đến vấn đề gì? Núi băng chìm dưới nước kia chứa cái gì
vậy? Không phải chuyện chiến tranh. Không phải chuyện hôn nhân. Thế thì chuyện
gì? Chuyện Thời xa vắng! Thì Lê Lựu đã nói thẳng ra thế, nói ngay ở ngoài bìa sách.
Anh đâu có bí hiểm đánh đố độc giả. Đây là chuyện của một thời mà Lê Lựu gọi nó là
Thời xa vắng. Xa mà không xa. Nó vẫn ngự trị, vẫn treo lơ lửng đâu đó ở trên đầu mỗi
người như một bóng ma. Nó là nỗi ám ảnh kỳ quái, nhưng lại có sức mạnh thần linh.
Và vì nó tồn tại vô hình, nên người ta mới sợ. Sài sợ. Anh Tính sợ. Cả ông Hà bí thư,
người lãnh đạo cao nhất trong Thời xa vắng cũng sợ nốt. ở cái xứ sở kỳ quái ấy, con
người dường như chỉ tồn tại mà không được sống, không được làm người, Sài đã
chiến đấu quyết liệt để giành lại cho mình cái quyền làm người ấy và anh đã thất bại
thê thảm. Lúc đầu anh phải yêu cái người khác yêu, khi được tự do yêu lại đi yêu cái
mình không có. Lúc thất bại ê chề, lúc đã cạn lực, Sài mới nhận ra mình, nhận ra chỗ
đứng thực sự của đời mình, anh vác ba-lô trở lại vùng quê, trở lại với mấy cái lò gạch,
mấy cái lò đậu phụ lập loè ánh lửa..
Tựa vào cái cốt truyện đơn giản ấy, Lê Lựu đã dựng lên một loạt bức tranh nông thôn
đặc sắc. Có nhiều trang đạt tiêu chuẩn Nam Cao. Có thể nói tắt từ Nam Cao, qua một
chút Kim Lân, đến Nguyễn Khắc Trường và Lê Lựu, chúng ta mới lại có nhà văn
nông thôn thứ thiệt. Lê Lựu không nhìn người quê, cảnh quê bằng con mắt đô thị như
một số nhà văn nổi tiếng khác. Anh là người quê nói giọng quê, với cách cảm nhận
của người dân quê. Có một số mảng Lê Lựu viết rất giỏi, như mảng làm thuê, mảng
lụt lội hay cảnh mâm trên, mâm dưới, cảnh trên nhà dưới bếp, cảnh tiếp khách ở nhà
quê, đọc mà chua xót đến rớt nước mắt. Đoạn đám ma ông đồ Khang, Lê Lựu viết
cũng khá tài. Anh đặc tả những người đến viếng bằng một ngọn bút sắc lẻm, có khi
chỉ phẩy vài nét mà lột được hết hồn vía, tính cách, tâm địa nhân vật. Mỗi người một
vẻ khác nhau, nhưng tựu trung, họ đều là một lũ cơ hội, xu nịnh, một bày quan lại nhà
quê. Có kẻ lảng vảng vòng ngoài, dò hỏi tập quán, phong tục, ý thích của gia đình

1
người chết rồi mới bước vào nhà, và phải đợi đến khi ông bí thư huyện uỷ đứng túc
trực bên linh cữu bố, họ mới đến viếng, mới khấn to tên tuổi mình lên, vì biết trong
cái túi áo đại cán của ông bí thư có cái đơn xin xỏ gì đó của mình. Người ta đã lạm
dụng cái chết của cụ đồ trong sạch để làm những việc bẩn thỉu, ti tiện. Lê Lựu rất có
lý khi anh hạ một câu sắc lẻm: Hình như họ không viếng cụ đồ. mà viếng ông bí thư,
và xun xoe đưa ông bí thư ra nghĩa địa.
Thời xa vắng! ra đời có tiếng vang lớn, vượt quá sức hình dung của người đã đẻ ra nó.
Xét về mặt nghệ thuật, cuốn sách không có gì cách tân, tìm tòi, lối viết rất cũ, tốc độ
truyện chậm, hơi văn ở phần một và phần hai hình như lạc nhau, không liền mạch. Có
cảm giác như đấy là hai cuốn tiểu thuyết cùng một nội dung gộp lại làm một. Câu văn
lùa thùa, không sáng sủa. Nghĩa là người khó tính có thể vạch vọi, chê bôi chỗ này,
chỗ nọ, mà ông trạng nhà quê Lê Lựu cũng khó chối cãi.
Nhưng khi cầm cuốn sách lên, chỉ lật qua vài trang là đã bị nó cuốn hút, nó đánh bùa
ngải. Người ta có thể quên văn mà nhớ chuyện đời. Và chuyện đời diễn ra trong cái
cốt truyện cũng chẳng có gì ly kỳ, nhân vật cũng không rắc rối, chỉ có một tuyến,
không có địch cũng chẳng có nhân vật phản diện. Tất cả đều là những người tốt,
những người trung thành, tận tụy, có lý tưởng cao cả, muốn mang lại hạnh phúc thực
sự cho mọi người. Nhưng kết quả thì ngược lại. Việc thiện lại thành ác. Người ta làm
khổ người khác, tàn hại người khác bằng chính lòng tốt của mình. Có người hoá thân
tàn ma dại, và đau đớn thay, họ lại là nạn nhân của lòng tốt, của những ý tưởng cao cả.
Đấy là nỗi bi thảm của Thời xa vắng. Người đọc nào cũng thấy phảng phất chút ít
bóng dáng của mình trong nhân vật Sài.
Viết cuốn sách này, Lê Lựu đã xổ hết gan ruột mình ra trang giấy, Anh bơ phờ rời bàn
viết, bủn rủn và rệu rạo như một người đàn bà vừa đẻ xong.
Trong bụng rỗng tuếch chẳng còn gì nứa. Ai hiểu đời tư Lê Lựu sẽ có cảm giác Thời
xa vắng như một cuốn tự truyện của tác giả. Lê Lựu đã in quá đậm bóng dáng của đời
mình xuống trang giấy, đến nỗi người ta đã nhầm anh với Sài, còn gọi Lê Lựu là anh
cu Sài.
Đằng thằng ra mà nói, trong cuốn tiểu thuyết rất sáng giá này, cũng vô khối trang tôi

không thích. Ví như cái đoạn Tuyết đến đơn vị thăm chồng chẳng hạn. Mặc dù Lê
Lựu viết cũng rất sinh động, nhưng giọng văn lại bôi bác, lại có gì uất ức bực dọc.
Dường như anh không còn giữ được vẻ khách quan của người kể chuyện. Dưới ngòi
bút Lê Lựu? Tuyết hiện lên dị dạng, quê kệch và thô bỉ, thô bỉ từ hình dáng, cử chỉ
đến lời nói. Thực tình, Tuyết đâu có lỗi, cô cũng như Sài thôi, cũng là nạn nhân của
những ý tưởng tất đẹp. Đó là người đàn bà nhà quê bất hạnh và đáng thương.
Cô có tội tình gì mà bị Lê Lựu khinh miệt đến vậy? Giá ở đây, Lê Lựu cũng nhìn cô
bằng con mắt thương cảm của một nhà văn lớn, giàu lòng nhân ái như ở các trang viết
khác thì hay biết bao. Tôi bảo Lê Lựu:
1
- Thằng Sài ghét vợ nó đã đành, vì nó phải lấy người nó không yêu, nó quẫn mới đậm
ra lẩn thẩn, tàn nhẫn như thế, chứ còn bác thì có gì mà bác cũng căm thù vợ Sài đến
như vậy?Cô ấy có tội tình gì?
- ờ, ờ - Lê Lựu cười hấc hấc, rồi thì đột nhiên anh bỗng im lặng. Gương mặt thoáng
buồn rượi. Trong khoé mắt đã hằn nếp nhăn của anh, ầng ậng một cái gì như là nước
mắt...
III
Sau Thời xa vắng Lê Lựu còn viết tiếp một số bút ký, ký sự, truyện ngắn. Có tác phẩm
vừa được trao giải thưởng báo chí của Bộ Quốc phòng. Tiểu thuyết mới nhất của Lê
Lựu là Chuyện làng Cuội Nếu mỗi cuốn sách ra đời như một người nô bộc trung
thành, một đứa con tinh thần của nhà văn, thì tiếc thay, Chuyện làng Cuội lại là một
đứa con bất hiếu của ông bố chất phác, nhân từ. Nó mang cho Lê Lựu bao điều tai bay
vạ gió. Cuốn sách dày 500 trang, in trân trọng trên giấy trắng, chữ xếp thưa thoáng. ấy
vậy mà đọc lại vất vả, chật vật. Tôi đã mất hơn một tuần liền đánh vật với cái thằng
bất hảo này. Mệt đến rã rời. Tôi có cảm giác mình không đọc sách mà đang bơi. Vâng,
tôi đang vượt đầm làng Cuội bằng hai tay khoả nước. Cái đầm rộng 500 mét nước mà
nhìn mênh mông bốn phía, chẳng thấy đâu là bến bờ. Chỉ một màu đục lờ, đôi chỗ vẩn
chút váng phù sa. Còn lại là rong rêu, củi mục, phân chó và cọng rạ nổi lều phều. Phía
trước mặt, nơi chân trời xa xa, thi thoảng cũng hiện lên một dải nước xanh nõn, mờ ảo
đến nao người. Hy vọng có một vùng mát mẻ trong lành để có thể nằm xoài ra mà

nghỉ ngơi.
Nhưng tới nơi mới hay cái dải nước trong leo lẻo đó chỉ là một ảo giác. Có thể do
mình mệt quá mà sinh ra hoang tưởng và cảm thấy thế. Cũng có thể đó chỉ là một
quầng sáng của vầng mặt trời hắt xuống qua những tầng mây ngũ sắc của cơn giông.
Nhễ nhại lắm, tôi mới ngoi được lên bờ cỏ bên kia đầm. Việc làm đầu tiên là ngồi thở
cái đã. ý nghĩ tiếp theo là cần phải đi tắm. Vâng, chính cái lúc tôi có ý định đi tắm ấy,
một nhà văn vỗ vai tôi:
- Này, có chuyện đấy.
- Chuyện gì bác?
- Chuyện Làng Cuội. Hỏng! Một cuốn sách phản động. Bôi nhọ xã hội. Thật bậy bạ
quá mức. Hình như cha Lê Lựu viết cho ai đó. Không ngờ lão đổ đốn thế.
Tôi giật mình hoảng hốt. Chết chửa! Một sự kiện động giời đến thế, sao mình lại
chẳng hay biết gì. Cần phải tỉnh táo và nghiêm khắc rà xét lại xem sao.
Thế là tôi lại nhao xuống đầm, bơi lộn lại. Lần này, tôi hào hứng lắm. Tôi đã có sẵn
một mục đích rất rõ ràng, là quyết vạch lá tìm sâu. Phải tóm cho được cái thằng phản
động ở làng Cuội. Nhưng công việc của tôi chỉ là công cốc.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×